Ngày 16-04-2024 13:47:54
 


Mọi chi tiết xin liên hệ với trường chúng tôi theo mẫu dưới :
Họ tên
Nội dung
 

Lượt truy cập : 6682420
Số người online: 10
 
 
 
 
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN VẬT LÝ HKII LỚP 10, 11 VÀ 12 - 2019
 



Tài liệu ôn kiểm tra HKII




LÝ THUYẾT & TRẮC NGHIỆM

VẬT LÝ 12




Giáo viên : Lê Thị Phương Uyên

Điện thoại   :  0935 323 343

Nơi ở           : 21 Nguyễn Dữ - Khuê Trung – Cẩm Lệ - ĐN


1. Mạch dao động: là một mạch kín gồm một tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp với một cuộn cảm có độ tự cảm L.

2. Mạch dao động lí tưởng là mạch dao động có điện trở của mạch bằng không và mạch không bức xạ sóng điện từ.

3. Định luật biến thiên điện tích, cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong mạch dao động lí tưởng.

- Sự biến thiên điện tích của một bản tụ điện: q = q0cos(ωt + ϕ).

- Sự biến thiên cường độ dòng điện trong mạch: i = -I0sin(ωt + ϕ) = I0cos(ωt + ϕ + ).




- Sự biến thiên hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện: u = U0cos(ωt + ϕ). (Với )

q0 : điện tích cực đại trên một bản tụ điện (đơn vị C).

I0 : cường độ dòng điện cực đại trong mạch (đơn vị A).

U0 : hiệu điện thế cực đại giữa hai bản tụ điện (đơn vị V).

: tần số góc riêng của mạch dao động LC (đơn vị rad/s).

: chu kì riêng của mạch dao động LC (đơn vị s).

: tần số riêng của mạch dao động LC (đơn vị Hz).

Nhận xét: i nhanh pha so với q, và so với u. Và q cùng pha với u.











Nhận xét:

  • Năng lượng trong mạch dao động gồm năng lượng điện trường tập trung ở tụ điện và năng lượng từ trường tập trung ở cuộn cảm.

  • Mạch dao động có tần số góc ω, tần số f và chu kỳ T thì năng lượng điện trường và năng lượng từ trường cùng biến thiên tuần hoàn với tần số góc 2ω, tần số 2f và chu kỳ .

  • Tại mọi thời điểm, tổng năng lượng điện trường và năng lượng từ trường luôn luôn không đổi. Nói cách khác, năng lượng điện từ trường của mạch dao động luôn bảo toàn.

  • Năng lượng điện trường cực đại = năng lượng từ trường cực đại = năng lượng điện từ trường.

(Lưu ý thêm rằng )

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Chọn câu trả lời ĐÚNG.

Trong mạch dao động LC, năng lượng điện trường (tập trung ở tụ điện C) ở thời điểm t được tính theo công thức :A. . B. .          C. . D. .

Câu 2: Chọn cầu trả lời ĐÚNG.

Trong quá trình hoạt động của mạch dao động LC lí tưởng :

A. Năng lượng điện trường tập trung ở cuộn cảm L.   

B. Năng lượng từ trường tập trung ở tụ điện C.

C. Năng lượng điện trường và năng lượng từ trường đều biến thiên tuần hoàn cùng tần số, cùng pha.

D. Tại mọi thời điểm, tổng năng lượng điện trường và từ trường luôn không đổi.

Câu 3: Chọn phát biểu ĐÚNG.

Trong mạch dao động LC, điện tích trên tụ điện có biểu thức : q = q0cosωt (C), thì cường độ dòng điện qua cuộn cảm có biểu thức:

A. i = I0cosωt (A). B. i = I0cos(ωt - ) (A).

C. i = I0cos(ωt + ) (A). D. i = I0cos(ωt + π) (A).

Câu 4: Một mạch dao động LC gồm cuộn thuần cảm có độ tự cảm L = H và một tụ điện có điện dung C = μF. Chu kì dao động của mạch là :

A. 0,04 s. B. 0,004 s. C. 0,01 s. D. 0,001 s.

Câu 5: Chọn câu trả lời ĐÚNG.

Trong mạch dao động LC, biện pháp để duy trì dao động là :

A. mắc thêm vào mạch một cuộn cảm. B. mắc thêm vào mạch một tụ điên.

C. dùng máy phát dao động điều hòa dùng tranzito.      D. dùng mạch khếch đại.

Câu 6: Chọn câu trả lời ĐÚNG.

Trong mạch dao động điện từ LC :

A. điện tích trên bản tụ biến thiên điều hòa cùng tần số, cùng pha với cường độ dòng điện trong mạch.

B. điện tích trên bản tụ biến thiên điều hòa cùng tần số, sớm pha so với cường độ dòng điện trong mạch.

C. điện tích trên bản tụ biến thiên điều hòa cùng tần số, trễ pha so với cường độ dòng điện trong mạch.

D. Cả A, B, C đều sai.

Câu 7: Trong mạch dao động LC, chu kì dao động của mạch được tính theo công thức :

A. . B. . C. . D. .

Câu 8: Chọn câu trả lời ĐÚNG.

A. Năng lượng của mạch dao động LC gồm năng lượng điện trường tập trung ở tụ C, năng lượng từ trường tập trung ở cuộn cảm L.

B. Năng lượng điện trường và năng lượng từ trường đều biến thiên tuần hoàn cùng tần số.    C. Tại mỗi thời điểm, tổng năng lượng điện trường và từ trường luôn không đổi, tức là được bảo toàn.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 9: Trong mạch dao động LC, năng lượng từ trường trong cuộn cảm L :

A. biến thiên tuần hoàn theo thời gian với chu kì 2T.

B. biến thiên tuần hoàn theo thời gian với chu kì T.

C. biến thiên tuần hoàn theo thời gian với chu kì .

D. không biến thiên điều hòa theo thời gian.  ( Với chu kì T = 2π )

Câu 10: Chọn câu trả lời ĐÚNG.

Đại lượng nào dưới đây của một mạch dao động thực (không phải lí tưởng) có thể coi là không đổi đối với thời gian ?

A. Biên độ. B. Tần số dao động riêng.

C. Năng lượng dao động. D. Pha dao động.

Câu 11: Chọn câu SAI.

Điện trường và từ trường trong mạch dao động LC biến thiên tuần hoàn :

A. cùng tần số. B. cùng chu kì.     C. cùng biên độ. D. cùng pha.

Câu 12: Trong mạch dao động LC, cường độ dòng điện qua cuộn cảm biến thiên điều hòa theo thời gian với chu kì :

A. 2T   B. T  C. .D. Không biến thiên theo thời gian.   (với chu kì T =2π )

Câu 13: Chọn câu trả lời ĐÚNG.

Trong mạch dao động LC, điện tích trên bản tụ điện C và cường độ dòng điện qua cuộn cảm L biến thiên điều hoà :

A. cùng tần số. B. cùng biên độ.   C. cùng pha ban đầu. D. cả A, B, C đều đúng.

Câu 14: Chọn câu trả lời ĐÚNG.

Một mạch dao động LC gồm cuộn thuần cảm có độ tự cảm L = 640 μH và một tụ điện có điện dung C biến thiên từ 36 pF đến 225 pF. Lấy π2 = 10.

Chu kì dao động riêng của mạch có thể biến thiên từ :

A. 960 ms – 2400 ms. B. 960 μs – 2400 μs.

C. 960 ns – 2400 ns. D. 960 ps – 2400 ps.

Câu 15: Chọn câu trả lời SAI.

Dao động điện từ trong mạch dao động lí tưởng có những tính chất sau :

A. Năng lượng của mạch dao động gồm có năng lượng điện trường tập trung ở tụ điện và năng lượng từ trường tập trung ở cuộn cảm.

B. Sự biến thiên điện tích trong mạch dao động có cùng tần số với năng lượng tức thời của cuộn cảm và tụ điện.

C. năng lượng điện trường và năng lượng từ trường cũng biến thiên tuần hoàn cùng biên độ.

D. Tại mọi thời điểm, tổng của năng lượng điện trường và năng lượng từ trường được bảo toàn.

Câu 16: Chọn câu trả lời ĐÚNG.

Trong mạch dao động LC năng lượng điện từ trường của mạch dao động :

A. biến thiên điều hòa theo thời gian với chu kì 2T.

B. biến thiên điều hòa theo thời gian với chu kì T.

C. biến thiên điều hòa theo thời gian với chu kì .

D. không biến thiên theo thời gian.     (trong đó T = 2π).

Câu 17: Trong mạch dao động điện từ, nếu điện tích cực đại trên tụ điện là q0 và cường độ dòng điện cực đại trong mạch là I0 , thì tần số dao động điện từ trong mạch là :

A. . B. .

C. . D. .

Câu 18: Một mạch dao động LC có điện tích cực đại trên một bản tụ là q0 = 4.10-8 C, cường độ dòng điện cực đại trong mạch là I0 = 10 mA. Chu kì dao động điện từ trong mạch là :

A. 4 s. B. 0,4 s. C. 0,04 s. D. 0,004 s.

Câu 19: Một mạch dao động LC có L = 0,1 H và cường độ dòng điện cực đại trong mạch là I0 = 0,1 A. Năng lượng dao động của mạch là :

A. 5.10-3 J. B. 5.10-4 J. C. 5.10-5 J. D. 5.10-6 J.

Câu 20: Phát biểu nào sau đây SAI khi nói về năng lượng của mạch dao động điện từ LC có điện trở thuần không đáng kể ?

A. Năng lượng điện từ của mạch dao động bằng năng lượng điện trường cực đại ở tụ điện.

B. Năng lượng điện từ của mạch dao động bằng năng lượng từ trường cực đại ở cuộn cảm.

C. Năng lượng điện từ của mạch dao động biến đổi tuần hoàn theo thời gian.

D. Năng lượng điện trường và năng lượng từ trường cùng biến thiên theo một tần số chung.

Câu 21: Nhận định nào sau đây SAI khi nói về mạch dao động LC với điện trở thuần không đáng kể ?

A. Năng lượng điện trường biến đổi tuần hoàn theo thời gian.

B. Năng lượng từ trường tỉ lệ với bình phương cường độ dòng điện trong mạch.

C. Năng lượng điện trường tỉ lệ với điện tích cực đại trên tụ điện.

D. Năng lượng của mạch dao động không đổi theo thời gian.

Câu 22: Điện tích cực đại của tụ điện và biên độ của dòng điện trong một mạch dao động LC tương ứng là 2 nC và 2 mA. Lấy π = 3,14. Chu kì của dao động điện từ trong mạch là : A. 6,28 μs. B. 3,14 μs. C. 6,28 ms. D. 3,14 ms.

Câu 23: Một mạch dao động điện từ LC gồm tụ điện có điện dung C và cuộn cảm thuần có độ tự cảm L. Biết điện trở của dây dẫn không đáng kể và trong mạch có dao động điện từ riêng. Năng lượng điện từ trong mạch

A. biến thiên tuần hoàn. B. biến thiên điều hòa.

C. không đổi theo thời gian. D. biến thiên nhưng không tuần hoàn.

Câu 24: Ở thời điểm ban đầu t = 0 , thì điện tích của tụ điện của mạch dao động có giá trị là q = q0 (q0>0) và dòng điện qua mạch i = 0. Biểu thức của q(t) và i(t) là :

A. q = q0cos(ωt +) (C)   và    i = -q0ωcos(ωt +) (A).

B. q = q0cosωt (C)   và    i = +q0ωsinωt (A).

C. q = q0sin(ωt -) (C)   và    i = +q0ωcos(ωt -).

D. q = q0cosωt (C)   và    i = -q0ωsinωt.

Câu 25: Trong mạch dao động LC có điện trở thuần bằng không thì :

A. Năng lượng điện trường tập trung ở cuộn cảm và biến thiên với chu kì bằng chu kì dao động riêng của mạch.

B. Năng lượng từ trường tập trung ở cuộn cảm và biến thiên với chu kì bằng chu kì dao động riêng của mạch.

C. Năng lượng điện trường tập trung ở tụ điện và biến thiên với chu kì bằng nửa chu kì dao động riêng của mạch.

D. Năng lượng từ trường tập trung ở tụ điện và biến thiên với chu kì bằng nửa chu kì dao động riêng của mạch.

Câu 26: Một mạch dao động LC có điện trở thuần không đáng kể. Dao động điện từ riêng (tự do) của mạch LC có chu kì 2,0.10-4 s. Năng lượng điện trường trong mạch biến đổi điều hòa với chu kì là :

A. 2,0.10-4 s. B. 1,0.10-4 s. C. 4,0.10-4 s. D. 0,5.10-4 s.

Câu 27: Một mạch dao động LC có điện trở thuần không đáng kể, gồm một cuộn dây có hệ số tự cảm L và một tụ điện có điện dung C. Trong mạch có dao động điện từ riêng (tự do) với giá trị cực đại của điện áp ở hai đầu bản tụ điện bằng U0. Giá trị cực đại I0 của cường độ dòng điện trong mạch được tính bằng biểu thức :

A. . B. . C. . D. .

Câu 28: Một mạch dao động LC có điện trở thuần không đáng kể đang thực hiện dao động điện từ tự do. Năng lượng điện trường của tụ điện trong mạch luôn luôn

A. không đổi. B. giảm dần theo thời gian.

C. biến thiên tuần hoàn. D. bằng nửa năng lượng của mạch.



I. ĐIỆN TỪ TRƯỜNG (TRƯỜNG ĐIỆN TỪ):

1. Giả thuyết của Mắc-xoen về mối quan hệ giữa điện trường và từ trường.

- Khi một từ trường biến thiên theo thời gian, nó sinh ra một điện trường xoáy, là điện trường có các đường sức điện là đường cong kín, bao quanh các đường sức từ.

- Khi một điện trường biến thiên theo thời gian, nó sinh ra một từ trường, có các đường cảm ứng từ bao quanh các đường sức điện.

2. Điện từ trường là trường có hai thành phần biến thiên theo thời gian, liên quan mật thiết với nhau là điện trường biến thiên và từ trường biến thiên.

II. SÓNG ĐIỆN TỪ:

1. Sóng điện từ là điện từ trường lan truyền trong không gian.

2. Những tính chất (đặc điểm) của sóng điện từ.

  • Sóng điện từ truyền được trong tất cả các môi trường vật chất, kể cả chân không. Vận tốc lan truyền sóng điện từ trong chân không bằng vận tốc ánh sáng trong chân không : c = 3.108 m/s. Trong chân không, sóng điện từ tần số f thì có bước sóng là                 

  • Sóng điện từ là sóng ngang. Trong quá trình truyền sóng, tại một điểm bất kì trên phương truyền, vecto và vecto luôn vuông góc với nhau và vuông góc với phương truyền sóng . Ba vecto , , tạo thành một tam diện thuận.

  • Trong sóng điện từ, điện trường và từ trường luôn biến thiên tuần hoàn theo không gian và thời gian, và luôn cùng pha với nhau.

  • Sóng điện từ cũng tuân theo các định luật phản xạ, khúc xạ; cũng có thể giao thoa, nhiễu xạ ... như ánh sáng.

  • Sóng điện từ mang năng lượng.

  • Sóng điện từ có bước sóng từ vài mét đến vài kilômét được dùng trong thông tin liên lạc vô tuyến và được gọi là sóng vô tuyến.

3. Sóng điện từ và thông tin vô tuyến.

Sóng vô tuyến được chia thành : sóng dài, sóng trung, sóng ngắn và sóng cực ngắn.

  • Sóng dài: Bước sóng λ khoảng trên 103 m (f khoảng dưới 3.105 Hz). Ít bị nước hấp thụ, dùng để thông tin dưới nước. Năng lượng sóng dài nhỏ, không truyền được đi xa nên ít dùng để thông tin trên mặt đất.

  • Sóng trung: Bước sóng khoảng từ 102 m đến 103 m (f khoảng từ 3.105 Hz  đến 3.106 Hz). Truyền được theo bề mặt của Trái Đất. Ban ngày, sóng trung bị tầng điện li hấp thụ mạnh nên không truyền được đi xa. Ban đêm, tầng điện li, mặt đất, nước phản xạ tốt sóng trung nên chúng truyền đi xa được. (Ban đêm nghe đài bằng sóng trung rõ hơn ban ngày)

  • Sóng ngắn: Bước sóng khoảng từ 10 m đến 102 m (f khoảng từ 3.106 Hz đến 3.107 Hz). Bị tầng điện li, mặt đất và nước phản xạ tốt. Nhờ vậy mà sóng ngắn truyền đi xa được. Sóng ngắn có năng lượng lớn hơn sóng trung, nên một đài phát sóng ngắn với công suất lớn có thể truyền sóng đi khắp mọi nới trên mặt đất.

  • Sóng cực ngắn: Bước sóng khoảng từ 10-2 m đến 10 m (f khoảng từ 3.107 Hz đến 3.1010 Hz). Có năng lượng lớn nhất, không bị tầng điện li hấp thụ hoặc phản xạ, có khả năng truyền đi rất xa theo phương truyền thẳng và được dùng trong thông tin vũ trụ. (Vô tuyến truyền hình dùng sóng cực ngắn không truyền đi xa trên mặt đất. Muốn truyền hình đi xa, người ta phải làm các đài tiếp sóng trung gian; hoặc dùng vệ tinh nhân tạo để thu sóng của đài phát rồi phát trở lại về Trái Đất theo một phương nhất định).

=========================================

Bài mẫu : Mạch chọn sóng của một máy thu gồm một cuộn cảm có độ tự cảm 1 mH và một tụ điện có điện dung 10 pF. Tốc độ sóng điện từ trong chân không c = 300000 km/s. Máy thu này có thể thu được sóng điện từ có bước sóng bằng bao nhiêu?

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Câu 29: Đặc điểm nào trong số các đặc điểm sau không phải là đặc điểm chung của sóng cơ học và sóng điện từ :

A. mang năng lượng. B. là sóng ngang.

C. bị nhiễu xạ khi gặp vật cản. D. truyền được trong chân không.

Câu 30: Chọn câu trả lời ĐÚNG khi nói về các tính chất của sóng điện từ :

A. Truyền được trong mọi môi trường vật chất kể cả chân không.

B. Vận tốc truyền trong chân không nhỏ hơn vận tốc truyền trong một môi trường vật chất. C. Là sóng dọc.

D. Sóng điện từ mang theo năng lượng. Năng lượng sóng điện từ tỉ lệ với bình phương cường độ sóng.

Câu 31: Chọn câu SAI khi nói về tính chất của sóng điện từ :

A. Truyền được trong mọi môi trường vật chất kể cả chân không.

B. Vận tốc truyền trong chân không bằng vận tốc ánh sáng c = 3.108 m/s.

C. Là sóng ngang. Tại mỗi thời điểm trên phương truyền sóng, các vecto và tạo thành một tam diện thuận.

D. Sóng điện từ mang theo năng lượng. Năng lượng sóng điện từ tỉ lệ với bình phương cường độ sóng.

Câu 32: Chọn câu SAI khi nói về sóng điện từ.

A. Ở đâu có điện tích ở đó có sóng điện từ.  B. Do các điện tích dao động bức xạ ra.

C. Là một điện từ trường biến thiên điều hoà lan truyền trong không gian.

D. Trong chân không có vận tốc truyền sóng bằng c = 3.108 m/s.

Câu 33: Khi một điện tích điểm dao động điều hoà sẽ sinh ra :

A. sóng điện từ. B. sóng siêu âm.    C. sóng cơ học.    D. sóng âm.

Câu 34: Khi cho một dòng điện xoay chiều chạy trong một dây dẫn thẳng bằng kim loại, xung quanh dây dẫn sẽ có :

A. điện trường. B. từ trường. C. điện từ trường. D. trường hấp dẫn

Câu 35: Điện trường xoáy là điện trường

A. của các điện tích đứng yên.

B. có các đường sức bao quanh các đường sức của từ trường biến thiên. C. có các đường sức không khép kín.

D. giữa hai bản tụ điện có điện tích không đổi.

Câu 36: Phát biểu nào sau đây ĐÚNG ?

A. Cũng giống như sóng âm, sóng điện từ có thể là sóng ngang hoặc sóng dọc.

B. Sóng điện từ là sóng ngang và lan truyền được trong mọi môi trường.

C. Sóng điện từ khi gặp sóng âm trong điều kiện thích hợp thì giao thoa với nhau.

D. Sóng điện từ mang theo năng lượng không bị môi trường hấp thụ khi lan truyền.

Câu 37: Mạch dao động LC có điện trở không đáng kể. Trong mạch có sự biến đổi qua lại giữa

A. điện tích và điện trường. B. hiệu điện thế và cường độ dòng điện.

C. điện tích và dòng điện. D. năng lượng điện trường và năng lượng từ trường.

Câu 38: Chỉ ra câu phát biểu SAI.

Xung quanh một điện tích dao động

A. có điện trường.    B. có từ trường. C. có điện từ trường.D. không có trường nào cả.

Câu 39: Khi nói về dao động điện từ trong một mạch dao động, điều khẳng định nào sau đây là SAI ?

A. Điện tích trên các bản tụ điện biến thiên điều hòa theo thời gian.

B. Cường độ dòng điện trong mạch biến thiên điều hòa theo thời gian.

C. Hiệu điện thế giữa hai bản của tụ điện biến thiên điều hòa theo thời gian.

D. Năng lượng điện trường và năng lượng từ trường là đại lượng không đổi.

Câu 40: Một mạch dao động gồm một cuộn dây có hệ số tự cảm L = 10-6 H và một bộ tụ điện mà điện dung thay đổi được từ 6,25.10-10 F đến 10-8 F. Lấy π = 3,14. Tần số nhỏ nhất của mạch dao động này bằng

A. 2 MHz. B. 1,6 MHz. C. 2,5 MHz. D. 4,1 MHz.

Câu 41: Chọn câu trả lời ĐÚNG.

Dao động điện từ nào dưới đây chắc chắn không có sự toả nhiệt do hiệu ứng Jun - Lenxơ

A. Dao động riêng lí tưởng. B. Dao động cưỡng bức.

C. Dao động duy trì. D. Cộng hưởng dao động.

Câu 42: Để tìm sóng có bước sóng λ trong máy thu vô tuyến điện, người ta phải điều chỉnh giá trị của điện dung C và độ tự cảm L trong mạch dao động của máy. Giữa λ, L, và C phải thỏa mãn hệ thức

A. 2π. B. 2π.      C. 2π.     D. .

Câu 43: Một mạch dao động điện từ có tần số f = 0,5.106 Hz, tốc độ sóng điện từ trong chân không c = 3.108 m/s. Sóng điện từ do mạch đó phát ra có bước sóng là :

A. 0,6 m. B. 6 m.

C. 60 m. D. 600 m.

Câu 44: Sóng điện từ

A. không bị phản xạ. B. không bị khúc xạ.

C. là sóng dọc. D. truyền được trong chân không.

Câu 45: Mạch chọn sóng gồm một cuộn cảm có độ tự cảm 0,0025 mH và một tụ điện có điện dung C = 1 pF. Lấy π = 3,14; tốc độ ánh sáng trong chân không c = 3.108 m/s. Sóng điện từ mà máy thu được có bước sóng là :

A. 942 m. B. 314 m. C. 2,98 m. D. 31,4 m.

Câu 46: Sóng điện từ

A. là sóng dọc.

B. truyền đi với một vận tốc trong mọi môi trường.

C. luôn không bị phản xạ, khúc xạ khi gặp mặt phân cách giữa hai môi trường. D. mang năng lượng.

Câu 47: Một mạch dao động gồm một tụ điện có điện dung C biến thiên và một cuộn cảm có độ tự cảm L cũng biến thiên được. Điều chỉnh L và C để có thể bắt được sóng vô tuyến điện có bước sóng 25 m, biết L = 10-6 H. Điện dung C của tụ điện là :

A. 17,6.10-10 F. B. 1,76.10-12  F. C. 1,5.10-10 F. D. 1,76.10-10 F.

Câu 48: Phát biểu nào SAI khi nói về sóng điện từ ?

A. Sóng điện từ là sự lan truyền trong không gian của điện từ trường biến thiên theo thời gian.

B. Trong sóng điện từ, điện trường và từ trường luôn dao động lệch pha nhau .

C. Trong sóng điện từ, điện trường và từ trường biến thiên theo thời gian với cùng chu kì.

D. Sóng điện từ dùng trong thông tin vô tuyến gọi là sóng vô tuyến điện.

Câu 49: Hiện tượng nào dưới đây giúp ta khẳng định kết luận “ Xung quanh một điện trường biến thiên xuất hiện một từ trường” ?

Đó là sự xuất hiện

A. từ trường của dòng điện thẳng.     B. từ trường của dòng điện tròn.

C. từ trường của dòng điện dẫn.           D. từ trường của dòng điện dịch.

Câu 50: Chọn câu phát biểu ĐÚNG.

A. Trong sóng điện từ, dao động của điện trường sớm pha so với dao động của từ trường.

B. Trong sóng điện từ, dao động của điện trường trễ pha so với dao động của từ trường.

C. Trong sóng điện từ, dao động của điện trường trễ pha π so với dao động của từ trường.

D. Tại mỗi điểm trên phương truyền của sóng điện từ thì dao động của cường độ điện trường đồng pha với dao động của cảm ứng từ .

Câu 51: Tìm phát biểu SAI về sóng vô tuyến điện.

A. Trong thông tin vô tuyến, người ta sử dụng những sóng có tần số hàng nghìn héc trở lên, gọi là sóng vô tuyến, có khả năng truyền đi xa.

B. Sóng dài có bước sóng trong miền 105 m ÷ 103 m.

C. Sóng trung có bước sóng trong miền 103 m ÷ 102 m.

D. Sóng ngắn có bước sóng trong miền 10 m ÷ 1 cm.

Câu 52: Tìm kết luận ĐÚNG về điện từ trường.

A. Điện trường trong tụ biến thiên sinh ra một từ trường như từ trường của một nam châm.

B. Sự biến thiên của điện trường giữa các bản tụ điện sinh ra một từ trường tương đương như từ trường do dòng điện trong dẫn tạo ra.

C. Dòng điện dịch ứng với sự dịch chuyển của các điện tích trong lòng tụ.

D. Vì trong tụ không có dòng điện nên dòng điện dịch và dòng điện dẫn bằng nhau về độ lớn nhưng ngược chiều.

Câu 53: Những sóng nào sau đây không phải là sóng điện từ ?

A. Sóng của đài phát thanh (sóng radio).    B. Sóng của đài truyền hình (sóng tivi).

C. Sóng phát ra từ loa phóng thanh.     D. Ánh sáng phát ra từ ngọn nến đang cháy.

Câu 54: Sự hình thành dao động điện từ tự do trong mạch dao động là do hiện tượng nào sau đây ?

A. Hiện tượng cảm ứng điện từ. B. Hiện tượng cộng hưởng điện.

C. Hiện tượng tự cảm. D. Hiện tượng từ hóa.

Câu 55: Điều nào sau đây là ĐÚNG khi nói về mối liên hệ giữa điện trường và từ trường ?A. Từ trường biến thiên làm xuất hiện điện trường biến thiên và ngược lại điện trường biến thiên là xuất hiện từ trường biến thiên.

B. Điện trường biến thiên đều thì từ trường biến thiên cũng đều.

C. Từ trường biến thiên càng nhanh làm điện trường sinh ra có tần số càng lớn.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 56: Dao động điện từ thu được trong mạch chọn sóng là :

A. Dao động tự do với tần số bằng tần số riêng của mạch.

B. Dao động tắt dần có tần số bằng tần số riêng của mạch.

C. Dao động cưỡng bức có tần số bằng tần số riêng của mạch.

D. Cả ba câu trên đều sai.

Câu 57: Nhận định nào sau đây ĐÚNG khi nói về sóng điện từ ?

A. Tại mọi điểm bất kì trên phương truyền sóng, vectơ cường độ điện trường và vectơ cảm ứng từ luôn vuông góc với nhau và cùng vuông góc với phương truyền sóng.

B. Vectơ cường độ điện trường có thể hướng theo phương truyền sóng và vectơ cảm ứng từ vuông góc với vectơ .

C. Vectơ cảm ứng từ có thể hướng theo phương truyền sóng và vectơ cường độ điện trường vuông góc với vectơ .

D. Trong quá trình lan truyền của sóng điện từ, cả hai vectơ cảm ứng từ và vectơ cường độ điện trường đều không đổi.

Câu 58: Điện trường xoáy không có đặc điểm nào dưới đây ?

A. Các đường sức không khép kín.

B. Làm phát sinh từ trường biến thiên.

C. Khi lan truyền, vectơ cường độ điện trường luôn vuông góc với vectơ cảm ứng từ .

D. Không tách rời từ trường trong điện từ trường.

Câu 59: Câu nào dưới đây là ĐÚNG khi nói về mối liên hệ giữa năng lượng điện trường và năng lượng từ trường trong mạch dao động có dao động điện từ tự do ?

A. biến thiên tuần hoàn với cùng chu kì, cùng biên độ, cùng pha.

B. biến thiên tuần hoàn với cùng chu kì, cùng biên độ, ngược pha.

C. biến thiên tuần hoàn với cùng chu kì, khác biên độ, ngược pha.

D. cả ba kết luận trên đều sai.

Câu 60: Tốc độ lan truyền của sóng điện từ

A. không phụ thuộc vào môi trường truyền sóng, nhưng phụ thuộc vào tần số của nó.

B. phụ thuộc vào môi trường truyền sóng, nhưng không phụ thuộc vào tần số của nó.

C. không phụ thuộc vào cả môi trường truyền sóng và tần số của nó.

D. phụ thuộc vào cả môi trường truyền sóng và tần số của nó.

Câu 61: Tìm phát biểu SAI về điện từ trường.

A. Một từ trường biến thiên theo thời gian sinh ra một điện trường xoáy biến thiên ở các điểm lân cận.

B. Một điện trường biến thiên theo thời gian sinh ra một từ trường xoáy biến thiên ở các điểm lân cận.

C. Điện trường và từ trường xoáy có các đường sức xoáy đường trôn ốc.

D. Đường sức của điện trường xoáy là các đường cong kín bao quanh các đường sức từ của từ trường biến thiên.

Câu 62: Với c là tốc độ ánh sáng trong chân không, công thức xác định bước sóng của dao động điện từ tự do trong mạch dao động LC là :

A. λ = 2πc. B. λ = 2π. C. λ = 2πc. D. λ = .

Câu 63: Một mạch dao động gồm một cuộn cảm thuần và một tụ điện phẳng. Khi khoảng cách giữa các bản tụ giảm đi 2 lần thì chu kì dao động trong mạch

A. tăng 2 lần. B. giảm 2 lần. C. tăng lần. D. giảm lần.

Câu 64: Mạch dao động bắt tín hiệu của một máy thu vô tuyến điện gồm cuộn cảm với độ tự cảm biến thiên từ 0,3 μH đến 12 μH và một tụ điện có điện dung biến thiên từ 20 pF đến 800 pF. Máy có thể bắt được các sóng vô tuyến điện nào trong các dải sóng sau ?

A. Dải sóng từ 6,41 m đến 400 m. B. Dải sóng từ 14,5 m đến 900 m.

C. Dải sóng từ 4,61 m đến 639 m. D. Dải sóng từ 4,61 m đến 184 m.

Câu 65: Chọn câu trả lời ĐÚNG.

Dao động điện từ và dao động cơ học

A. có cùng bản chất vật lí.

B. được mô tả bằng những phương trình toán học giống nhau.

C. có bản chất vật lí khác nhau.    D. Cả câu B và C đều đúng.

Câu 66: Trong các thiết bị điện tử nào sau đây, thiết bị nào có cả máy phát và máy thu vô tuyến ?

A. Máy vi tính. B. Điện thoại cố định.

C. Điện thoại di động. D. Dụng cụ điều khiển tivi từ xa.

Câu 67: Chọn câu trả lời ĐÚNG.

Để truyền các tín hiệu truyền hình bằng vô tuyến người ta đã dùng các sóng điện từ có tần số khoảng

A. kHz. B. MHz. C. GHz. D. mHz.

Câu 68: Chọn câu trả lời ĐÚNG.

Sóng được các đài phát có công suất lớn có thể truyền đi mọi điểm trên mặt đất là sóng

A. dài và cực dài.     B. trung. C. ngắn. D. cực ngắn.

Câu 69: Nguyên tắc hoạt động của mạch chọn sóng trong máy thu sóng vô tuyến là dựa vào hiện tượng A. giao thoa sóng điện từ. B. cộng hưởng sóng điện từ.

C. nhiễu xạ sóng điện từ. D. Phản xạ sóng điện từ.

Câu 70: Chọn câu trả lời ĐÚNG.

Tần số của một sóng điện từ có cùng bước sóng với một sóng siêu âm trong không khí có tần số 105 Hz có giá trị vào khoảng

A. 105 Hz. B. 107 Hz. C. 109 Hz. D. 1011 Hz.

Câu 71: Chọn câu trả lời ĐÚNG.

Nguyên tắc của mạch chọn sóng trong máy thu thanh dựa trên hiện tượng

A. giao thoa sóng.  B. sóng dừng.C. cộng hưởng điện. D. một hiện tượng khác.

Câu 72: Chọn câu trả lời ĐÚNG.

Cho một dòng điện xoay chiều chạy qua một dây dẫn thẳng bằng kim loại, xung quanh dây dẫn sẽ có

A. điện trường. B. từ trường.  C. điện từ trường. D. trường hấp dẫn.

Câu 73: Chọn câu trả lời ĐÚNG.

Để thông tin liên lạc giữa các phi hành gia trên vũ trụ với chạm điều hành dưới mặt đất người ta đã sử dụng sóng vô tuyến có bước sóng trong khoảng

A. 3 km – 200 m. B. > 3 km.  C. 200 m – 10 m. D. 10 m – 0,01 m.

Câu 74: Chọn câu trả lời SAI.

Sự giống nhau giữa sóng điện từ và sóng cơ học là

A. truyền được trong mọi môi trường vật chất.       B. có mang năng lượng.

C. năng lượng sóng tỉ lệ với f4 , với f là tần số sóng.

D. có đầy đủ tính chất sóng như: phản xạ, khúc xạ, giao thoa, sóng dừng ...

Câu 75: Chọn câu trả lời ĐÚNG.

Máy phát dao động điều hòa dùng tranzito

A. là thiết bị để duy trì dao động của mạch.      B. là hệ tự dao động.

C. phát ra dao động điện từ có tần số .     D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 76: Chọn câu trả lời ĐÚNG.

Trong việc thông tin liên lạc bằng vô tuyến

A. sóng vô tuyến đóng vai trò “sóng mang” sóng âm đi xa.

B. phải trộn sóng âm tần với sóng vô tuyến trước khi truyền đi.

C. phải tách sóng âm tần với sóng vô tuyến trước khi đưa ra loa.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 77: Chọn câu trả lời ĐÚNG.

Trong dao động cưỡng bức của mạch dao động LC, tác nhân để duy trì dao động cưỡng bức của mạch là

A. hiệu điện thế u = U0cos(ωt + ϕ).

B. cường độ dòng điện trong cuộn cảm i = I0cos(ωt + ϕ).

C. điện tích của tụ điện q = q0cos(ωt + ϕ).    D. Cả A, B, C đều sai.

Câu 78: Mạch chọn sóng của một máy thu thanh là mạch dao động LC gồm một cuộn cảm có độ tự cảm L = 5 μH và một tụ điện có điện dung C biến đổi từ 50 pF đến 500 pF. Bước sóng lớn nhất mà mạch đó có thể thu được là

A. 29,8 m. B. 298 m. C. 2 980 m. D. 29 800 m.

Câu 79: Chọn câu trả lời SAI.

Sóng điện từ:

A. truyền được trong mọi môi trường vật chất kể cả chân không.

B. vận tốc truyền trong chân không bằng vận tốc ánh sáng c = 3.108 m/s.

C. vận tốc truyền trong một môi trường vật chất là v > c.

D. vận tốc truyền trong một môi trường vật chất là v < c.

Câu 80: Trong các loại sóng điện từ thì sóng ít phản xạ ở tầng điện li nhất là sóng nào ?

A. sóng dài. B. sóng ngắn. C. sóng trung. D. sóng cực ngắn.

Câu 81: Điều nào sau đây là SAI khi nói về nguyên tắc phát và thu sóng điện từ ?

A. Để phát sóng điện từ, người ta mắc phối hợp một máy phát dao động điều hòa với một anten.

B. Để thu sóng điện từ, người ta phối hợp một anten với một mạch dao động.

C. Dao động điện từ thu được từ mạch chọn sóng là dao động tự do với tần số bằng tần số riêng của mạch.

D. Dao động điện từ thu được từ mạch chọn sóng là dao động cường bức có tần số bằng tần số riêng của sóng.

I. SỰ TÁN SẮC ÁNH SÁNG

1. Thí nghiệm

- Cho chùm áng sáng mặt trời đi qua lăng kính thủy tinh, chùm sáng sau khi qua lăng kính bị lệch về phía đáy, đồng thời bị tách ra thành một dãy màu liên tục có 7 màu chính: đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím.

- Sự phân tách một chùm sáng phức tạp thành các chùm sáng đơn sắc gọi là sự tán sắc ánh sáng.

2. Ánh sáng đơn sắc : ánh sáng có một màu nhất định và không bị tán sắc khi qua lăng kính gọi là ánh sáng đơn sắc.

* Chú ý: Mỗi ánh sáng đơn sắc có một tần số xác định (trong một môi trường nhất định thì mỗi ánh sáng đơn sắc có một bước sóng xác định)

II. GIẢI THÍCH HIỆN TƯỢNG TÁN SẮC

- Ánh sáng trắng là hỗn hợp của nhiều ánh sáng đơn sắc có màu biến thiên liên tục từ màu đỏ đến màu tím.

- Chùm sáng màu đỏ bị lệch ít nhất,chùm sáng màu tím lệch nhiều nhất ( góc khúc xạ đỏ lớn nhất, tím nhỏ nhất )

- Chiết suất của thủy tinh đối với các ánh sáng đơn sắc khác nhau thì khác nhau. Chiết suất có giá trị nhỏ nhất đối với ánh sáng đỏ và tăng dần khi chuyển sang màu da cam, màu vàng,…và có giá trị lớn nhất đối với ánh sáng tím. Đặc điểm này là chung cho mọi chất trong suốt ()

III. ỨNG DỤNG

  Hiện tượng tán sắc giúp ta giải thích được một số hiện tượng như cầu vồng, ứng dụng trong máy quang phổ…

- Bước sóng và màu sắc ánh sáng:

Màu ánh sáng

Khoảng bước sóng λ(μm)

(trong chân không hoặc không khí)

Đỏ

Da cam

Vàng

Lục

Lam

Chàm

Tím

0,640 ÷ 0,760

0,590 ÷ 0,650

0,570 ÷ 0,600

0,500 ÷ 0,575

0,450 ÷ 0,510

0,430 ÷ 0,460

0,380 ÷ 0,440

- Trong chân không (hoặc không khí), bước sóng của ánh sáng đơn sắc : , với c là vận tốc sóng điện từ hay vận tốc ánh sáng trong chân không, và c = 3.108 m/s ; f là tần số ánh sáng.Trong môi trường có chiết suất n, bước sóng của ánh sáng đơn sắc là , với v là vận tốc ánh sáng trong môi trường chiết suất n đó.

Câu 1: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về ánh sáng đơn sắc ?

A. Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng có tần số xác định.

B. Chiết suất của một lăng kính đối với các ánh sáng đơn sắc khác nhau là khác nhau.

C. Ánh sáng đơn sắc không bị khúc xạ khi đi qua lăng kính.

D. Ánh sáng đơn sắc bị khúc xạ khi đi qua lăng kính.

Câu 2: Biết vận tốc ánh sáng trong chân không c = 3.108 m/s. Biết một ánh sáng có tần số f = 6.1014 Hz thì bước sóng của nó trong chân không là

A. 5.10-5 mm. B. 5.10-7 m. C. 5 μm. D. 5.10-5 m.

Câu 3. Ánh sáng đơn sắc khi truyền trong môi trường nước có bước sóng là 0,4 m. Biết chiết suất của nước n = 4/3. Ánh sáng đó có màu      

A. vàng.                        B. tím.   C. lam. D. lục.

Câu 4:  Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng bị tán sắc khi đi qua lăng kính.

B. Ánh sáng trắng là hỗn hợp của vô số ánh sáng đơn sắc có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím.

C. Chỉ có ánh sáng trắng mới bị tán sắc khi truyền qua lăng kính.

D. Tổng hợp các ánh sáng đơn sắc sẽ luôn được ánh sáng trắng.

Câu 5: Khi cho ánh sáng đơn sắc truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác thì

A. tần số thay đổi và vận tốc thay đổi   B. tần số không đổi và vận tốc thay đổi.

C. tần số không đổi và vận tốc không đổi. D. tần số thay đổi và vận tốc không đổi.

Câu 6: Trong một thí nghiệm đo bước sóng ánh sáng của ánh sáng đơn sắc thu được kết quả λ = 0,526 μm. Ánh sáng dùng trong thí nghiệm là ánh sáng màu

A. Tím B. Lục C. Vàng D. đỏ

Câu 7: Chiết suất của thủy tinh tăng dần khi chiếu các ánh sáng đơn sắc theo thứ tự là    A. tím, vàng, lam, đỏ. B. đỏ, vàng, lam, tím.

C. đỏ, lam, vàng, tím. D. tím, lam, vàng, đỏ.

Câu 8 : Bước sóng của một trong các bức xạ màu lục có trị số là

A. 0,55 nm. B. 0,55 mm. C. 0,55 μm. D. 55 nm.

Câu 9: Từ không khí người ta chiếu xiên tới mặt nước nằm ngang một chùm tia sáng hẹp song song gồm hai ánh sáng đơn sắc: màu vàng, màu chàm. Khi đó chùm tia khúc xạ

A. gồm hai chùm tia sáng hẹp là chùm màu vàng và chùm màu chàm, trong đó góc khúc xạ của chùm màu vàng nhỏ hơn góc khúc xạ của chùm màu chàm.

B. vẫn chỉ là một chùm tia sáng hẹp song song.

C. gồm hai chùm tia sáng hẹp là chùm màu vàng và chùm màu chàm, trong đó góc khúc xạ của chùm màu vàng lớn hơn góc khúc xạ của chùm màu chàm.

D. chỉ là chùm tia màu vàng còn chùm tia màu chàm bị phản xạ toàn phần.

Câu 10:Trong các phát biểu sau đây, phát biều nào là sai ?

A. Ánh sáng trắng là tổng hợp (hỗn hợp) của nhiều ánh sáng đơn sắc có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím.

B. Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng không bị tán sắc khi đi qua lăng kính.

C. Hiện tượng chùm sáng trắng, khi đi qua một lăng kính, bị tách ra thành nhiều chùm sáng có màu sắc khác nhau là hiện tượng tán sắc ánh sáng.

D. Ánh sáng do Mặt Trời phát ra là ánh sáng đơn sắc do nó có màu trắng.

Câu 11: Câu phát biểu nào sau đây không đúng ?

Sự phân tích chùm ánh sáng trắng đi qua lăng kính thành các tia sáng màu là do

A. vận tốc của các tia màu trong lăng kính khác nhau.

B. năng lượng của các tia màu khác nhau.

C. tần số sóng của các tia màu khác nhau.

D. bước sóng của các tia màu khác nhau.

Câu 12: Từ hiện tượng tán sắc ánh sáng, kết luận nào sau đây đúng khi nói về chiết suất của một môi trường ?

A. Chiết suất của môi trường như nhau đối với mọi ánh sáng đơn sắc.

B. Chiết suất của môi trường lớn đối với những ánh sáng có bước sóng dài.

C. Chiết suất của môi trường lớn đối với những ánh sáng có bước sóng ngắn.

D. Chiết suất của môi trường nhỏ khi môi trường có nhiều ánh sáng truyền qua.

Câu 13: Khi một chùm ánh sáng đơn sắc truyền từ nước chiết suất n1 = vào thủy tinh có chiết suất n2 = 1,6 thì :

A. tần số tăng, bước sóng ánh sáng giảm.  B. tần số giảm, bước sóng ánh sáng tăng.

C. tần số không đổi, bước sóng ánh sáng giảm.

D.tần số không đổi, bước sóng ánh sáng tăng.

Câu 14: Chọn câu trả lời đúng.

Trong hiện tượng tán sắc của ánh sáng trắng khi qua một lăng kính :

A. tia màu vàng bị lệch nhiều hơn tia màu lục.

B.tia màu cam bị lệch nhiều hơn tia màu vàng.

C. tia tím có góc lệch nhỏ nhất.D. tia màu tím bị lệch nhiều hơn tia màu chàm.

Câu 15 : Chọn phát biểu sai.

Ánh sáng đơn sắc thấy được là ánh sáng

A. có một màu sắc nhất định. B. không bị tán sắc khi đi qua lăng kính.

C. bị khúc xạ khi đi qua lăng kính.

D. Có vận tốc không đổi khi truyền từ môi trường này sang môi trường khác.

Câu 16: Một chùm ánh sáng đơn sắc truyền xiên góc từ không khí vào nước thì có thể xảy ra hiện tượng

A. tán sắc. B. giao thoa.    C. khúc xạ.   D. ánh sáng truyền thẳng.

Câu 17: Chọn câu phát biểu không đúng.

Trong chân không, các tia sáng đơn sắc khác nhau sẽ có

A. tần số khác nhau. B. chiết suất khác nhau.

C. vận tốc khác nhau. D. bước sóng khác nhau.

Câu 18: Một ánh sáng đơn sắc được đặc trưng bởi yếu tố nào ?

A. Tốc độ truyền. B. Cường độ sáng.       C. Tần số. D. Phương truyền.

Câu 19: Chiết suất (tuyệt đối) của một môi trường là một đại lượng

A. chỉ phụ thuộc bản chất của môi trường.B. chỉ phụ thuộc tần số của ánh sáng.

C. phụ thuộc bản chất môi trường và tần số ánh sáng

D. phụ thuộc bản chất môi trường, không phụ thuộc tần số ánh sáng.

Câu 20: Khi xác định bước sóng của một bức xạ màu da cam, một học sinh đã tìm được giá trị đúng là

A. 0,6 mm. B. 0,6 μm. C. 0,6 nm. D. 0,6 cm.

Câu 21: Một ánh sáng đơn sắc có tần số 4.1014 Hz. Biết rằng bước sóng của nó trong nước là 0,5 μm. Vận tốc của tia sáng này trong nước là

A. 0,5.108 m/s. B. 2.108 m/s. C. 2.107 m/s. D. 4.107 m/s.

Câu 22: ( Đề đại học 2014 chính thức của bộ ) Gọi nđ, nt và nv lần lượt là chiết suất của một môi trường trong suốt đối với các ánh sáng đơn sắc đỏ, tím và vàng. Sắp xếp nào sau đây là đúng?

A. nđ < nv < nt.      B. nv > nđ > nt.        C. nđ > nt > nv.           D. nt > nđ > nv.

Câu 23: ( Đề đại học 2014 chính thức của bộ ) Trong chân không, bước sóng ánh sáng lục bằng

A. 546 mm. B. 546 μm . C. 546 pm. D. 546 nm.

Câu 24: ( Đề đại học 2014 chính thức của bộ ) Hiện tượng chùm ánh sáng trắng đi qua lăng kính, bị phân tách thành các chùm sáng đơn sắc là hiện tượng

A. phản xạ toàn phần. B. phản xạ ánh sáng. C. tán sắc ánh sáng. D. giao thoa ánh sáng.


1. Hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng: là hiện tượng ánh sáng không tuân theo định luật truyền thẳng, quan sát được khi ánh sáng truyền qua lỗ nhỏ hoặc gần mép những vật trong suốt hoặc không trong suốt.

Hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng được ứng dụng trong máy quang phổ cách tử để phân tích một chùm ánh sáng đa sắc thành các thành phần đơn sắc.

2. Giao thoa ánh sáng là sự tổng hợp của hai sóng ánh sáng kết hợp.

Hai sóng ánh sáng kết hợp do hai nguồn sáng kết hợp phát ra.

Hai sóng ánh sáng kết hợp là hai sóng ánh sáng có cùng phương dao động, cùng tần số (cùng màu sắc), và có độ lệch pha không đổi theo thời gian.

3. Các hiện tượng tán sắc ánh sáng, nhiễu xạ ánh sáng, giao thoa ánh sáng ... là những bằng chứng thực nghiệm quan trọng khẳng định ánh sáng có tính chất sóng.

4. Thí nghiệm young (y-âng) về giao thoa ánh sáng.

4.1. Giao thoa với ánh sáng đơn sắc.

  • S1, S2 : gọi là hai khe Y-âng. Và S1S2 = a : khoảng cách hai khe Y-âng.

  • OI = D: khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát.

  • S1A = d1 ; S2A = d2

  • x = OA : khoảng cách từ vân sáng trung tâm đến điểm A đang xét.

a) Hiệu đường đi

b) Vị trí các vân sáng trong vùng giao thoa.

(k nguyên)

  • k = 0 : vân sáng trung tâm (tại vị trí điểm O).

  • k =  1 : vân sáng bậc 1 (ở hai bên vân trung tâm).

  • k =  2 : vân sáng bậc 2 (ở hai bên vân trung tâm) . . . .

c) Vị trí các vân tối trong vùng giao thoa.        (k nguyên)

  • Vân tối thú nhất (tính từ vân sáng trung tâm): ứng với k = 0 (theo nữa phần +), hoặc k = - 1 (theo nữa phần -).

  • Vân tối thứ hai : ứng với k = 1 (theo nữa phần +), hoặc k = -2 (theo nữa phần -).

  • Vân tối thứ ba : ứng với k = 2 (theo nữa phần +), hoặc k = -3 (theo nữa phần -) . . . .   

d) Lưu ý: Trong vùng giao thoa, số vân sáng luôn là số lẻ, số vân tối luôn là số chẵn.

e) Khoảng vân: kí hiệu i, là khoảng cách giữa hai vân sáng hoặc hai vân tối liền kề.

  Suy ra bước sóng Từ biểu thức này, người ta ứng dụng hiện tượng giao thoa để đo bước sóng ánh sáng ( bằng cách đo i, D, a rồi suy ra bước sóng λ ).

  • Vị trí các vân sáng được viết lại là:  (k nguyên).

  • Vị trí các vân tối được viết lại là:  (k nguyên).

I. Bài tập mẫu:

Bài 1. Hai khe young cách nhau 1mm. Nguồn sáng đơn sắc có bước sóng 0,6 cm cách đều hai khe. Tính khoảng cách giữa hai vân sáng (hai vân tối) liên tiếp nhau ở trên màn được đặt song song và cách hai khe một khoảng 0,2 cm.

Bài 2. Trong thí nghiệm young khoảng cách giữa hai khe là 1mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là 2m. khoảng cách đo được là 1,2mm. Tính bước sóng của ánh sáng.

Bài 3. Trong thí nghiệm young về giao thoa ánh sáng , các khe được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc. Khoảng cách giữa hai khe là 1mm. khoảng cách giữa hai khe đến màn quan sát là 3mm. Khoảng cách giữa hai vân sáng liên tiếp là 1,5mm.

a. Tìm bước sóng của ánh sáng

b. Xác định vị trí vân sáng thứ 3

Bài 4. Hai khe young cách nhau một khoảng 2,5mm được chiếu bởi một ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,5μm. Màn ảnh E đặt song song và cách hai khe một khoảng 2,5m.

a. Xác định khoảng vân

b. Tại điểm M cách vân trung tâm một khoảng 4mm là vân sáng hay vân tối.

II. Trắc nghiệm:

Câu 25:Nguyên tắc hoạt động của máy quang phổ lăng kính dựa trên hiện tượng

A. phản xạ ánh sáng. B. giao thoa ánh sáng. C. tán sắc ánh sáng. D. khúc xạ ánh sáng.

Câu 26: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là a, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là D, khoảng vân i. Bước sóng ánh sáng chiếu vào hai khe là

A. B. C. D.

Câu 27: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là a = 0,5 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là D = 2 m. Hai khe được chiếu sáng bằng ánh sáng có bước sóng λ = 0,6 μm. Trên màn quan sát thu được hình ảnh giao thoa. Vị trí của vân sáng bậc 2 cách vân trung tâm là

A. 2,4 mm. B. 4,8 mm. C. 9,6 mm. D. 1,2 mm.

Câu 28: Trong thí nghiệm về giao thoa ánh sáng của Y-âng, khoảng cách giữa hai khe a = 1 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát D = 2 m. Hai khe được chiếu bằng bức xạ có bước sóng λ = 0,5 μm. Trên màn thu được hình ảnh giao thoa có khoảng vân i bằng

A. 0,1 mm. B. 2,5 mm. C. 2,5.10-2 mm. D. 1,0 mm.

Câu 29: Trong thí nghiệm về giao thoa ánh sáng của Y-âng, khoảng cách giữa hai khe hẹp a = 0,75 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát D = 1,5 m. Trên màn thu được hình ảnh giao thoa có khoảng vân i = 1,0 mm. Ánh sáng chiếu vào hai khe có bước sóng bằng

A. 0,45 μm. B. 0,75 μm. C. 0,60 μm. D. 0,50 μm.

Câu 30: Trong thí nghiệm về giao thoa ánh sáng của Y-âng, hai khe hẹp cách nhau một khoảng a, ánh sáng chiếu vào hai khe có bước sóng λ xác định, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là D (D >> a). Trên màn thu được hệ vân giao thoa. Khoảng cách x từ vân trung tâm đến vân sáng bậc k trên màn quan sát là

A. B. C. D.

Câu 31: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng đơn sắc, hai khe hẹp cách nhau 1 mm, mặt phẳng chứa hai khe cách màn quan sát 1,5 m. Khoảng cách giữa 5 vân sáng liên tiếp là 3,6 mm. Bước sóng của ánh sáng dùng trong thí nghiệm này bằng

A. 0,48 μm. B. 0,40 μm. C. 0,60 μm. D. 0,76 μm.

Câu 32: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng đơn sắc, hai khe hẹp cách nhau một khoảng a = 0,5 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là D = 1,5 m. Hai khe được chiếu bằng bức xạ có bước sóng λ = 0,6 μm. Trên màn thu được hình ảnh giao thoa. Tại điểm M trên màn cách vân sáng trung tâm (chính giữa) một khoảng 5,4 mm có vân sáng bậc

A. 3. B. 6. C. 2. D. 4.

Câu 33: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe Y-âng là 2 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là 2 m, ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,64 μm. Vân sáng thứ 3 tính từ vân sáng trung tâm cách vân sáng trung tâm một khoảng bằng

A. 6,48 mm. B. 1,92 mm. C. 1,66 mm. D. 1,20 mm.

Câu 34: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe Y-âng là 2 mm khoảng cách từ hai khe đến màn là 2 m. Bước sóng đơn sắc dùng trong thí nghiệm là λ = 0,50 μm. Khoảng cách từ vân sáng bậc 1 đến vân sáng bậc 10 là

A. 4,0 mm. B. 5,5 mm. C. 4,5 mm. D. 5,0 mm.

Câu 35: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe Y-âng là 2 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn quan sát là 2 m. Vân sáng thứ 3 tính từ vân sáng trung tâm nằm cách vân sáng trung tâm 1,8 mm. Bước sóng ánh sáng đơn sắc dùng trong thí nghiệm là

A. 0,5 μm. B. 0,55 μm. C. 0,6 μm. D. 0,4 μm.

Câu 36: Trong một thí nghiệm giao thoa ánh sáng, đo được khoảng cách từ vân sáng thứ 4 đến vân sáng thứ 10 ở cùng một phía đối với vân sáng trung tâm là 2,4 mm, khoảng cách giữa hai khe Y-âng là 1mm, khoảng cách từ màn chứa hai khe tới màn quan sát là 1m. Bước sóng ánh sáng dùng trong thí nghiệm là

A. 0,4 μm. B. 0,45 μm. C. 0,68 μm. D. 0,72 μm.

Câu 37: Hai khe Y-âng cách nhau 3 mm được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,60 μm. Các vân giao thoa được hứng trên màn cách hai khe 2 m. Tại điểm M cách vân trung tâm 1,2 mm có

A. vân sáng bậc 2. B. vân sáng bậc 3.

C. vân tối thứ 2 tính từ vân trung tâm.  D. vân tối thứ 3 tính từ vân trung tâm.

Câu 38: ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ = 500 nm được chiếu vào hai khe hẹp cách nhau 1 mm. Khoảng cách giữa hai vân tối liên tiếp trên màn hứng đặt cách hai khe 2 m bằng bao nhiêu ?

A. 0,25 mm. B. 0,5 mm. C. 1 mm. D. 1,2 mm

Câu 39: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, cho a = 0,6 mm; D = 2 m. Trên màn quan sát được 21 vân sáng. Khoảng cách giữa hai vân sáng nằm hai đầu là 40 mm. Bước sóng của ánh sáng đó bằng

A. 0,75 μm. B. 0,60 μm. C. 0,55 μm. D. 0,65 μm.

Câu 40: Trong thí nghiệm Y-âng, ánh sáng được dùng là ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ = 0,6 μm, khoảng cách giữa hai khe a = 0,6 mm. Trên màn quan sát, tai vị trí cách vân trung tâm 3 mm ta có vân tối thứ hai (tính từ vân trung tâm). Khoảng cách D từ mặt phẳng hai khe đến màn là

A. 0,5 m. B. 1 m. C. 1,5 m. D. 2 m.

Câu 41 : Ứng dụng của hiện tượng giao thoa ánh sáng là để đo :

A. tần số ánh sáng. B. bước sóng ánh sáng.

C. chiết suất của một môi trường. D. vận tốc của ánh sáng.

Câu 42: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng vân đo được trên màn quan sát là i = 1,5 mm. Vị trí vân tối thứ năm trên màn là

A. 6,75 mm. B. 8,25 mm. C. 9,75 mm. D. 7,25 mm.

Câu 43: Trong thí nghiệm giao thoa với ánh sáng trắng, nếu xét trên một dải quang phổ cùng bậc thì ánh sáng bị lệch nhiều nhất (so với vân sáng trắng trung tâm) là

A. ánh sáng đỏ. B. ánh sáng xanh. C. ánh sáng tím. D. ánh sáng vàng.

Câu 44: Trong thí nghiện Y-âng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc; khoảng vân trên màn quan sát là i. Khoảng cách giữa hai vân sáng bậc một nằm hai bên vân sáng trung tâm là

A. i. B. i. C. i. D. 2i.

Câu 45: Điều kiện để có giao thoa ánh sáng là hai nguồn sáng

A. cùng bước sóng. B. đồng pha.

C. đơn sắc và có độ lệch pha thay đổi chậm.  

D. có cùng tần số và độ lệch pha không đổi.

Câu 46: Chiếu một chùm ánh sáng trắng vào hai khe Y-âng để thực hiện thí nghiệm giao thoa. Thì trên màn quan sát, vân sáng gần vân trung tâm nhất là vân bậc một có màu gì ?

A. Màu tím. B. Màu đỏ. C. Màu vàng. D. Màu xanh.



I. MÁY QUANG PHỔ

  • Là dụng cụ dùng để phân tích chùm ánh sáng phức tạp tạo thành những thành phần đơn sắc

  • Máy quang phổ gồm có 3 bộ hận chính:

+ Ống chuẩn trực: để tạo ra chùm tia song song

+ Hệ tán sắc (gồm các lăng kính): để tán sắc ánh sáng

+ Buồng tối: để thu ảnh quang phổ


II. QUANG PHỔ PHÁT XẠ.

  • Quang phổ phát xạ của một chất là quang phổ của ánh sáng do chất đó phát ra khi được nung nóng đến nhiệt độ cao.

  • Quang phổ phát xạ được chia làm hai loại là quang phổ liên tục và quang phổ vạch.

* Quang phổ liên tục:

a) Định nghĩa: Quang phổ liên tục là một dãi màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím.

b) Nguồn phát:

 - do các chất rắn, chất lỏng hoặc chất khí có áp suất lớn, phát ra khi bị nung nóng

c) Đặc điểm:

  - Quang phổ liên tục gồm một dãi có màu thay đổi một cách liên tục.

  - Quang phổ liên tục không phụ thuộc thành phần cấu tạo nguồn sáng chỉ phụ thuộc nhiệt độ.

d) Ứng dụng: dùng để đo nhiệt độ của các vật có nhiệt độ cao và các thiên thể ở rất xa chúng ta.

* Quang phổ vạch phát xạ:

a) Định nghĩa: Quang phổ vạch phát xạ là một hệ thống những vạch màu riêng lẻ, ngăn cách nhau bởi những khoảng tối.

b) Nguồn phát:

 - do các chất khí ở áp suất thấp phát ra, khi bị kích thích bằng nhiệt hay bằng điện.

c) Đặc điểm:

 - Quang phổ vạch của các nguyên tố khác nhau thì rất khác nhau về số lượng vạch, về vị trí (hay bước sóng) và độ sáng tỉ đối giữa các vạch.

 - Quang phổ vạch của mỗi nguyên tố hóa học thì đặc trưng cho nguyên tố đó.

d) Ứng dụng: dùng để xác định thành phần cấu tạo của nguồn sáng.


III. QUANG PHỔ HẤP THỤ

a) Định nghĩa: Quang phổ vạch hấp thụ là các vạch hay đám vạch tối nằm trên nền của một quang phổ liên tục.

b) Nguồn phát:  do các chất nung nóng ở áp suất thấp đặt trên đường đi của nguồn phát quang phổ liên tục phát ra.

c) Đặc điểm: Quang phổ hấp thụ của các chất khí chứa các vạch hấp thụ và đặc trưng cho chất khí đó.

Điều kiện để thu được quang phổ vạch hấp thụ là nhiệt độ của các chất phải nhỏ hơn nhiệt độ của nguồn phát quang phổ liên tục.

d) Ứng dụng: dùng để xác định thành phần cấu tạo của nguồn sáng.

* Chú ý: Chất rắn, chất lỏng, chất khí đều cho được quang phổ hấp thụ. Quang phổ hấp thụ của chất khí chỉ chứa các vạch hấp thụ, còn quang phổ của chất lỏng, chất rắn chứa các đám vạch (đám vạch gồm nhiều vạch hấp thụ nối tiếp với nhau một cách liên tục).

Câu 47: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về hiện tượng tán sắc ánh sáng ?

A. Quang phổ của ánh sáng trắng có bảy màu cơ bản: đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím.

B. Chùm ánh sáng trắng không bị tán sắc khi đi qua lăng kính.

C. Chùm sáng đơn sắc không bị tán sắc khi đi qua lăng kính.

D. Các tia sáng song song gồm các màu đơn sắc khác nhau chiếu vào mặt bên của một lăng kính thì các tia ló ra ở mặt bên kia có góc lệch khác nhau so với phương ban đầu.

Câu 48: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về quang phổ liên tục

A. Quang phổ liên tục là quang phổ gồm nhiều dải sáng, màu sắc khác nhau, nối tiếp nhau một cách liên tục.

B. Quang phổ liên tục của một vật phát sáng chỉ phụ thuộc nhiệt độ của vật đó.

C. Các chất khí hay hơi có khối lượng riêng nhỏ (ở áp suất thấp) khi bị kích thích (bằng nhiệt hoặc điện) phát ra quang phổ liên tục.

D. Quang phổ của ánh sáng trắng là quang phổ liên tục

Câu 49: Hiện tượng đảo sắc của vạch quang phổ (đảo vạch quang phổ) cho phép kết luận rằng

A. trong cùng một điều kiện về nhiệt độ và áp suất, mọi chất đều hấp thụ và bức xạ các ánh sáng có cùng bước sóng.

B. ở nhiệt độ xác định, một chất chỉ hấp thụ những bức xạ nào mà nó có khả năng phát xạ và ngược lại, nó chỉ phát những bức xạ mà nó có khả năng hấp thụ.

C. các vạch tối xuất hiện trên nền quang phổ liên tục là do giao thoa ánh sáng.

D. trong cùng một điều kiện, một chất chỉ hấp thụ hoặc chỉ bức xạ ánh sáng.

Câu 50: Quang phổ liên tục của một nguồn sáng J

A. phụ thuộc vào cả thành phần cấu tạo và nhiệt độ của nguồn sáng J.

B. không phụ thuộc vào cả thành phần cấu tạo và nhiệt độ của nguồn sáng J.

C. không phụ thuộc vào thành phần cấu tạo của nguồn sáng J, mà chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn sáng đó.

D. không phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn sáng J, mà chỉ phụ thuộc vào thành phần cấu tạo của nguồn sáng đó.

Câu 51: Ở một nhiệt độ nhất định, nếu một đám hơi có khả năng phát ra hai ánh sáng đơn sắc có bước sóng tương ứng λ1 và λ2 (với λ1 < λ2) thì nó cũng có khả năng hấp thụ

A. mọi ánh sáng đơn sắc có bước sóng nhỏ hơn λ1.

B. mọi ánh sáng đơn sắc có bước sóng trong khoảng từ λ1 đến λ2.

C. hai ánh sáng đơn sắc đó.

D. mọi ánh sáng đơn sắc có bước sóng lớn hơn λ2.

Câu 52: Quang phổ liên tục của một nguồn sáng

A. không phụ thuộc vào bản chất và nhiệt độ của nguồn sáng.

B. phụ thuộc vào bản chất và nhiệt độ của nguồn sáng.

C. chỉ phụ thuộc vào bản chất của nguồn sáng.

D. chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn sáng.

Câu 53: Quang phổ liên tục của một nguồn sáng

A. chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn sáng.

B.chỉ phụ thuộc vào bản chất của nguồn sáng.

C. phụ thuộc vào bản chất và nhiệt độ của nguồn sáng.

D. không phụ thuộc vào bản chất và nhiệt độ của nguồn sáng.

Câu 54: Phát biểu nào sau đây về mối liên hệ giữa quang phổ vạch hấp thụ và quang phổ vạch phát xạ là đúng ?

A. Ở một nhiệt độ nhất định, một đám hơi có khả năng phát ra những ánh sáng đơn sắc nào thì cũng có khả năng hấp thụ những ánh sáng đơn sắc đó.

B. Ở một nhiệt độ nhất định, một vật rắn có khả năng phát ra những ánh sáng đơn sắc nào thì cũng có khả năng hấp thụ những ánh sáng đơn sắc đó.

C. Ở một nhiệt độ nhất định, một chất lỏng bị kích thích có khả năng phát ra những ánh sáng đơn sắc nào thì cũng có khả năng hấp thụ những ánh sáng đơn sắc đó.

D. Ở một nhiệt độ nhất định, một đám mây electron có khả năng phát ra những ánh sáng đơn sắc nào thì cũng có khả năng hấp thụ những ánh sáng đơn sắc đó.

Câu 55: Phát biểu nào sau không đúng ?

Cho các chùm sáng sau: trắng, đỏ, vàng, tím.

A. Ánh sáng trắng bị tán sắc khi đi qua lăng kính.

B. Chiếu ánh sáng trắng vào máy quang phổ sẽ thu được quang phổ liên tục.

C. Mỗi chùm sáng trên đều có một bước sóng xác định.

D. Ánh sáng tím bị lệch về phía đáy lăng kính nhiều nhất nên chiết suất của lăng kính đối với nó lớn nhất.

Câu 56: Để thu được quang phổ vạch hấp thụ thì

A. nhiệt độ của đám khí hay hơi hấp thụ phải lớn hơn nhiệt độ của nguồn sáng trắng.

B. nhiệt độ của đám khí hay hơi hấp thụ phải nhỏ hơn nhiệt độ của nguồn sáng trắng.

C. nhiệt độ của đám khí hay hơi hấp thụ phải bằng hơn nhiệt độ của nguồn sáng trắng.

D. áp suất của đám khí hấp thụ phải rất lớn.

Câu 57: Khẳng định nào sau đây đúng ?

A. Vị trí vạch tối trong quang phổ hấp thụ của một nguyên tố trùng với vị trí vạch sáng màu trong quang phổ vạch phát xạ của nguyên tố đó.

B. Trong quang phổ vạch hấp thụ các vân tối cách đều nhau.

C. Trong quang phổ vạch phát xạ các vân sáng và các vân tối cách đều nhau.

D. Quang phổ vạch của các nguyên tố hóa học đều giống nhau ở cùng một nhiệt độ.

Câu 58 : Quang phổ của ánh sáng do Mặt Trời phát ra là

A. quang phổ liên tục. B. quang phổ vạch phát xạ.

C. quang phổ vạch hấp thụ. D. một loại quang phổ khác.

Câu 59: Khi nhiệt độ tăng, quang phổ liên tục của một vật phát ra mở rộng về vùng có A. tần số nhỏ. B. bước sóng lớn.

C. năng lượng phôtôn lớn. D. nhiệt độ cao.

Câu 60: Quang phổ vạch được phát ra khi nung nóng

A. một chất rắn, lỏng hoặc khí. B. một chất lỏng hoặc khí.

C. một chất khí ở điều kiện tiêu chuẩn. D. một chất khí ở áp suất rất thấp.

Câu 61: quang phổ vạch phát xạ là quang phổ

A. thu được khi chiếu sáng qua khe máy quang phổ bằng ánh sáng phát ra từ một nguồn.

B. gồm toàn những vạch sáng.

C. gồm nhiều vạch màu riêng lẻ ngăn cách nhau bằng những khoảng tối.

D. gồm các vạch tối trên một nền sáng.

Câu 62: Khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào máy quang phổ đặt ở Mặt Đất thì ta thu được quang phổ

A. liên tục. B. vạch. C. vạch phát xạ. D. vạch hấp thụ.

Câu 63: Quang phổ gồm một dải màu từ đỏ đến tím là quang phổ gì ?

A. Quang phổ vạch phát xạ. B. Quang phổ vạch hấp thụ.

C. Quang phổ liên tục.

D. Quang phổ đám (gồm nhiều vạch nối tiếp nhau một cách liên tục trong một đám).


1. Tia hồng ngoại.

1.1. Định nghĩa. Tia hồng ngoại là những bức xạ không nhìn thấy, có bước sóng dài hơn bước sóng ánh sáng đỏ (0,76 μm) đến khoảng vài milimét.

1.2 Nguồn phát. Mọi vật, dù ở nhiệt độ thấp, đều phát ra tia hồng ngoại.

Ở nhiệt độ cao, ngoài tia hồng ngoại, vật còn phát ra các bức xạ nhìn thấy.

Nguồn phát tia hồng ngoại thông dụng là lò than, lò điện, đèn điện dây tóc, . . .(Trong ánh sáng Mặt Trời có khoảng 50% năng lượng thuộc về tia hồng ngoại).

1.3. Bản chất. Tia hồng ngoại có bản chất là sóng điện từ.

1.4. Tính chất, tác dụng.

  • Tính chất nổi bậc của tia hồng ngoại là tác dụng nhiệt (vật hấp thụ tia hồng ngoại sẽ nóng lên)

  • Gây ra một số phản ứng hoá học

  • Tác dụng lên một số loại phim ảnh đặc biệt (loại phim chụp ảnh ban đêm, . . .)

  • Tia hồng ngoại có thể biến điệu như sóng điện từ cao tần.

  • Gây ra hiện tượng quang điện trong, ở một số chất bán dẫn.

  • Bị hơi nước hấp thụ mạnh.

1.5. Ứng dụng.

  • Ứng dụng quan trọng nhất là dùng để sấy khô, sưởi ấm.

  • Được sử dụng trong các bộ điều khiển từ xa để điều khiển hoạt động của tivi, thiết bị nghe nhìn . . .

  • Dùng để chụp ảnh bề mặt của Trái Đất từ vệ tinh.

  • Ứng dụng nhiều trong quân sự: tên lửa tự động tìm mục tiêu dựa vào tia hồng ngoại do mục tiêu phát ra; camera hồng ngoại để chụp ảnh, quay phim ban đêm; ống nhòm hồng ngoại để quan sát ban đêm . . .

2. Tia từ ngoại.

2.1. Định nghĩa. Tia tử ngoại là bức xạ không nhìn thấy có bước sóng ngắn hơn bước sóng ánh sáng tím (0,38 μm) đến cỡ 10-9.

2.2. Nguồn phát. Những vật bị nung nóng đến nhiệt độ cao (trên 2 0000C) đều phát tia tử ngoại.

Nguồn tia tử ngoại phổ biến là đèn hơi thuỷ ngân.

Hồ quang điện có nhiệt độ trên 3 0000C là nguồn phát tia từ ngoại mạnh.

Trong ánh sáng Mặt Trời có khoảng 9% năng lượng thuộc về tia tử ngoại.

2.3. Bản chất. Tia tử ngoại cũng có bản chất là sóng điện từ (nhưng có bước sóng ngắn hơn tia hồng ngoại và ánh sáng khả kiến).

2.4. Tính chất, tác dụng.

  • Tác dung rất mạnh lên kính ảnh.

  • Làm ion hoá không khí và một số chất khí khác.

  • Làm phát quang nhiều chất (như kẽm sunfua, cadimi sunfua).

  • Gây ra một số phản ứng quang hoá và phản ứng hoá học.

  • Bị thuỷ tinh, nước . . . hấp thụ rất mạnh.(Tia tử ngoại có bước sóng từ 0,18 μm đến 0,4 μm truyền qua được thạch anh).

  • Có một số tác dụng sinh lí: huỷ diệt tế bào da, làm da rám nắng, làm hại mắt. diệt khuẩn, diệt nấm mốc, . . .

  • Có thể gây ra hiện tượng quang điện (ngoài).

2.5. Ứng dụng.

  • Khả năng làm phát quang được dùng để tìm vết nứt, vết xước trong kĩ thuất chế tạo máy.

  • Tác dụng sinh học được ứng dụng để khử trùng nước, thực phẩm và dụng cụ y tế; dùng chữa bệnh (như còi xương ...) . . .

Câu 64: ( Đề đại học chính thức 2013 ) Đặc điểm nào dưới đây là đúng cho cả ba tia: Hồng ngoại, tử ngoại và tia X ?

A. Bị nước hấp thụ mạnh. B. Truyền cùng một tốc độ trong chân không.

C. Hủy diệt tế bào. D. Có thể gây ra hiện tượng quang điện ở hầu hết kim loại.

Câu 65: Tia tử ngoại không có tính chất nào sau đây ?

A. Không bị nước hấp thụ. B. Làm ion hóa không khí.

C. Tác dung lên kính ảnh. D. Có thể gây ra hiện tượng quang điện.

Câu 66: Tính chất nào sau đây không phải của tia tử ngoại ?

A. Không bị nước hấp thụ. B. Làm ion hóa không khí.

C. Có thể gây ra hiện tượng quang điện.D. Tác dụng lên kính ảnh.

Câu 67: Tia tử ngoại không có tính chất nào sau đây ?

A. Tác dụng lên kính ảnh. B. Có thể gây ra hiện tượng quang điện.

C. Không bị nước hấp thụ. D. Làm ion hóa không khí.

Câu 68 : Bước sóng của tia hồng ngoại nhỏ hơn bước sóng của

A. ánh sáng tím. B. tia Rơn-ghen. C. ánh sáng đỏ. D. sóng vô tuyến.

Câu 69: Tia tử ngoại là bức xạ không nhìn thấy được, có bước sóng

A. nằm trong khoảng từ 0,38 μm đến 0,76 μm.

B. dài hơn bước sóng của ánh sáng đỏ.

C. dài hơn bước sóng của ánh sáng tím.

D. ngắn hơn bước sóng của ánh sáng tím.

Câu 70: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về tia hồng ngoại ?

A. Tia hồng ngoại là một bức xạ đơn sắc có màu hồng.

B. Tia hồng ngoại là sóng điện từ có bước sóng nhỏ hơn 0,38 μm.

C. Tia hồng ngoại do các vật có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ môi trường xung quanh phát ra. D. Tia hồng ngoại bị lệch trong điện trường và từ trường.

Câu 71: Phát biểu nào sau đây là đúng về tia hồng ngoại ?

A. Tia hồng ngoại có khả năng đâm xuyên rất mạnh.

B. Tia hồng ngoại có thể kích thích cho một số chất phát quang.

C. Tia hồng ngoại chỉ được phát ra từ các vật bị nung nóng có nhiệt độ trên 5000C.

D. Tia hồng ngoại mắt người không nhìn thấy được.

Câu 72: Phát biểu nào sau đây không đúng ?

A. Vật có nhiệt độ trên 30000C phát ra tia tử ngoại rất mạnh.

B. Tia tử ngoại là sóng điện từ có bước sóng nhỏ hơn bước sóng của ánh sáng đỏ.

C. Tia tử ngoại không bị thủy tinh hấp thụ.

D.Tia tử ngoại có tác dụng nhiệt.

Câu 73: Phát biểu nào sau đây không đúng ?

A. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều có bản chất là sóng điện từ.

B. Tia hồng ngoại có bước sóng nhỏ hơn tia tử ngoại.

C. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều là những bức xạ không nhìn thấy.

D. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều có tác dụng nhiệt.

Câu 74: ( Đề chính thức 2012 )Khi nói về tính chất của tia tử ngoại, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Tia tử ngoại làm iôn hóa không khí.

B. Tia tử ngoại kích thích sự phát quang của nhiều chất.

C. Tia tử ngoại tác dụng lên phim ảnh.

D. Tia tử ngoại không bị nước hấp thụ.


V. TIA X (TIA RƠN-GHEN).

1. Địng nghĩa. Tia X (Tia Rơn-ghen) là bức xạ có bước sóng từ 10-8 m đến 10-11 m.

2. Bản chất. Tia X có bản chất là sóng điện từ, nhưng có bước sóng ngắn hơn bước sóng tia tử ngoại.

3. Cơ chế tạo ra tia X. Chùm tia catốt (chùm electron có vận tốc lớn) được tăng tốc trong điện trường mạnh, thu được động năng lớn, cho đập vào một miếng kim loại có nguyên tử lượng lớn (như platin hoặc vonfam), làm phát ra một bức xạ không nhìn thấy, có bước sóng rất ngắn, đó là tia X (tia Rơn-ghen). (Nhà bác học Rơn-ghen là người đầu tiên tạo ra được tia X (năm 1895))

4. Tính chất và ứng dụng.

  • Tính chất nổi bật là khả năng đâm xuyên mạnh. Tia X xuyên qua được những vật thông thường như giấy, vải, gỗ, thậm chí cả kim loại.

Các kim loại có khối lượng riêng càng lớn thì có thể cản tia X càng mạnh. (Tia X dễ đi xuyên qua tấm nhôm dày vài cm, nhưng lại bị lớp chì dày vài mm chặn lại

* Nhờ khả năng đâm xuyên mạnh mà tia X

+ được dùng nhiều nhất trong y học : để chiếu điện, chụp điện (vì nó bị xương và các chỗ tổn thương trong cơ thể cản mạnh hơn da thịt) ; để chẩn đoán bệnh hoặc tìm chỗ xương gãy, mảnh kim loại trong người . . . ; để chữa bệnh (như ung thư).

+ được dùng trong công nghiệp, để kiểm tra các lỗ hổng khuyết tật nằm bên trong các sản phẩm đúc ; nghiên cứu cấu trúc vật rắn ; tìm các vết nứt, các bọt khí bên trong các vật bằng kim loại ; kiểm tra hành lí của hành khách đi máy bay . . .

  • Có tác dụng rất mạnh lên kính ảnh. Nên nó được dùng để chụp điện.

  • Có khả năng ion hóa không khí và các chất khí khác. Tính chất này được ứng dụng để làm các máy đo liều lượng tia Rơn-ghen.

  • Có tác dụng làm phát quang nhiều chất. Nên được ứng dụng để quan sát màn hình trong việc chiếu điện (Màn huỳnh quang dùng trong việc chiếu điện là màn có phủ một lớp kẽm sunfua hoặc bari platinocyanua, lớp này phát quang màu xanh lục dưới tác dụng của tia X)

  • Có thể gây ra hiện tượng quang điện ở hầu hết các kim loại.

  • Có tác dụng sinh lí mạnh: hủy diệt tế bào, diệt vi khuẩn, . . .Vì thế tia X được dùng để tiệt trùng trong nước máy; dùng để diệt tế bào ung thư ở da.

IV. TỔNG QUÁT VỀ SÓNG ĐIỆN TỪ. THANG SÓNG ĐIỆN TỪ.

1. Các sóng vô tuyến, tia hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy, tia tử ngoại, tia X, và tia gamma đều có cùng bản chất là sóng điện từ. Chúng đều không mang điện nên không bị lệch đường đi trong điện trường và từ trường. Chúng đều là sóng ngang.

2. Điểm khác cơ bản của chúng là chúng có tần số (bước sóng) khác nhau, nên chúng có những tính chất rất khác nhau (có thể nhìn thấy hoặc không, có khả năng đâm xuyên khác nhau, cách phát khác nhau).

* Các tia có bước sóng càng ngắn (tia gamma, tia Rơn-ghen) có tính đâm xuyên càng mạnh, dễ tác dụng lên tấm ảnh, dễ làm phát quang các chất và dễ ion hóa không khí.

* Các tia có bước sóng càng dài, ta càng dễ quan sát hiện tượng giao thoa của chúng.

Giữa các vùng tia không có ranh giới rõ rệt.  

     3. Thang sóng điện từ theo thứ tự bước sóng giảm dần, hay theo thứ tự tần số tăng dần:  

Miền sóng điện từ

Bước sóng λ(m)

Tần số f(Hz)

Sóng vô tuyến điện

3.104 ÷ 10-4

104 ÷ 3.1012

Tia hồng ngoại

10-3 ÷ 0,76.10-6

3.1011 ÷ 4.1014

Ánh sáng nhìn thấy

0,76.10-6 ÷ 0,38.10-6

4.1014 ÷ 8.1014

Tia từ ngoại

0,38.10-6 ÷ 10-9

8.1014 ÷ 3.1017

Tia X

10-8 ÷ 10-11

3.1016 ÷ 3.1019

Tia gamma

Dưới 10-11

Trên 3.1019


Câu 75: Bước sóng của tia hồng ngoại nhỏ hơn bước sóng của

A. sóng vô tuyến. B. tia Rơn-ghen. C. ánh sáng tím. D. ánh sáng đỏ.

Câu 76: Phát biểu nào trong các phát biểu sau đây về tia Rơn-ghen là sai ?

A. Tia Rơn-ghen truyền được trong chân không.

B. Tia Rơn-ghen không bị lệch hướng đi trong điện trường và từ trường.

C. Tia Rơn-ghen có bước sóng lớn hơn bước sóng tia hồng ngoại.

D. Tia Rơn-ghen có khả năng đâm xuyên.

Câu 77 : Tia Rơn-ghen (tia X) có

A. cùng bản chất với tia tử ngoại.

B. tần số nhỏ hơn tần số của tia hồng ngoại.

C. điện tích âm nên nó bị lệch trong điện trường và từ trường.

D. cùng bản chất với sóng âm.

Câu 78: Tia tử ngoại, tia hồng ngoại, tia Rơn-ghen có bước sóng lần lượt là λ1 , λ2 , λ3 . Biểu thức nào sau đây là đúng ?

A. λ2 > λ1 > λ3. B. λ3 > λ2 > λ1. C. λ1 > λ2 > λ3. D. λ2 > λ3 > λ1.

Câu 79: Tia Rơn-ghen có bước sóng

A. nhỏ hơn bước sóng của tia gamma. B. nhỏ hơn bước sóng của tia tử ngoại.

C. lớn hơn bước sóng của tia tử ngoại.D. lớn hơn bước sóng của ánh sáng tím.

Câu 80: Phát biểu nào trong các phát biểu sau đây về tia Rơn-ghen là sai ?

A. Tia Rơn-ghen truyền được trong chân không.

B. Tia Rơn-ghen có khả năng đâm xuyên.

C. Tia Rơn-ghen có bước sóng lớn hơn bước sóng tia hồng ngoại.

D. Tia Rơn-ghen không bị lệch hướng đi trong điện trường và từ trường.

Câu 81 : Các bức xạ có bước sóng trong khoảng từ 3.10-9 m đến 3.10-7 m là

A. tia tử ngoại. B. ánh sáng nhìn thấy.

C. tia hồng ngoại. D. tia Rơn-ghen.

Câu 82: Tia hồng ngoại và tia Rơn-ghen đều có bản chất là sóng điện từ, có bước sóng dài ngắn khác nhau nên

A. chúng bị lệch khác nhau trong từ trường đều.

B. có khả năng đâm xuyên khác nhau.

C. chúng bị lệch khác nhau trong điện trường đều.

D. chúng đều được sử dụng trong y tế để chụp X-quang (chụp điện).

Câu 83: Một dải sóng điện từ trong chân không có tần số từ 3,95.1014 Hz đến 7,9.1014 Hz. Biết vận tốc ánh sáng trong chân không c = 3.108 m/s. Dải sóng trên thuộc vùng nào trong thang sóng điện từ ?

A. Vùng tia Rơn-ghen. B. Vùng tia tử ngoại.

C. Vùng ánh sáng nhìn thấy. D. Vùng tia hồng ngoại.

Câu 84: Nếu sắp xếp các tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia Rơn-ghen và ánh sáng nhìn thấy theo thứ tự giảm dần của tần số thì ta có dãy sau:

A. tia hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy, tia tử ngoại, tia Rơn-ghen.

B. tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia Rơn-ghen, ánh sáng nhìn thấy.

C. tia Rơn-ghen, tia tử ngoại, ánh sáng nhìn thấy, tia hồng ngoại.

D. tia tử ngoại, tia hồng ngoại, tia Rơn-ghen, ánh sáng nhìn thấy.

Câu 85: Nếu sắp xếp các tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia Rơn-ghen và ánh sáng nhìn thấy theo thứ tự giảm dần của tần số thì ta có dãy sau:

A. tia hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy, tia tử ngoại, tia Rơn-ghen.

B. tia tử ngoại, tia hồng ngoại, tia Rơn-ghen, ánh sáng nhìn thấy.

C. tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia Rơn-ghen, ánh sáng nhìn thấy.

D. tia Rơn-ghen, tia tử ngoại, ánh sáng nhìn thấy, tia hồng ngoại.

Câu 86: Phát biểu nào dưới đây không đúng ?

A. Những vật bị nung nóng đến nhiệt độ trên 3 0000C phát ra tia tử ngoại rất mạnh.

B. Tia tử ngoại có tác dụng đâm xuyên mạnh qua thủy tinh.

C. Tia tử ngoại là bức xạ điện từ có bước sóng dài hơn bước sóng của tia Rơn-ghen.

D. Tia tử ngoại có tác dụng nhiệt.

Câu 87: Hiệu điện thế giữa anốt và catốt của một ống Cu-lit-giơ là 15 kV. Coi rằng electron bật ra từ catốt có vận tốc ban đầu bằng không thì bước sóng ngắn nhất của tia Rơn-ghen mà ống có thể phát ra là

A. 3,5.10-9 m. B. 7,13.10-9 m. C. 2,87.10-10 m. D. 8,28.10-11 m.

Câu 88: Chọn phát biểu không đúng về tia X ?

A. Tia X là sóng điện từ có bước sóng nhỏ hơn bước sóng của tia tử ngoại.

B. Tia X có tác dụng mạnh lên kính ảnh.

C. Tia X là bức xạ có thể trông thấy được vì nó làm cho một số chất phát quang.

D. Tia X là bức xạ có hại đối với sức khỏe con người.

Câu 89: Thân thể con người bình thường có thể phát ra bức xạ nào dưới đây?

A. Tia X. B. Ánh sáng nhìn thấy.    C. Tia hồng ngoại. D. Tia tử ngoại.

Câu 90: Phát biểu nào sau đây không đúng ?

A. Tia X và tia tử ngoại đều có bản chất là sóng điện từ.

B. Tia X và tia tử ngoại đều tác dụng mạnh lên kính ảnh.

C. Tia X và tia tử ngoại đều kích thích một số chất phát quang.

D. Tia X và tia tử ngoại đều bị lệch khi đi qua một điện trường mạnh.

Câu 91: Chọn câu phát biểu sai.

Trong thang sóng điện từ, theo chiều giảm dần của bước sóng thì

A. tính chất sóng càng mờ nhạt. B. năng lượng phôtôn càng tăng.

C. khả năng đâm xuyên càng mạnh. D. hiện tượng giao thoa sóng càng rõ nét.

Câu 92: Bức xạ có bước sóng λ = 0,2 μm thuộc vùng ánh sáng nào dưới đây ?

A. ánh sáng nhìn thấy.   B. tia hồng ngoại. C. tia tử ngoại. D. tia Rơn-ghen.

Câu 93: Nhận định nào sau đây sai ?

A. Vật được nung nóng đến 5000C bắt đầu phát ra ánh sáng màu đỏ.

B. Tia X có bước sóng nhỏ hơn tia tử ngoại.

C. Ánh sáng nhìn thấy có bước sóng trong khoảng 0,38.10-6 m đến 0,76.10-6 m.

D. Chiết suất của môi trường đối với ánh sáng có bước sóng lớn hơn thì lớn hơn.

Câu 94: Nhận xét nào sau đây là đúng ?

Sóng vô tuyến, tia hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy, tia tử ngoại, tia Rơn-ghen và tia gamma đều là

A. sóng cơ có bước sóng khác nhau.B. sóng vô tuyến điện có bước sóng khác nhau.

C. sóng điện từ có bước sóng khác nhau.

D. sóng ánh sáng có bước sóng giống nhau.

Câu 95: ( Đề chính thức 2012 )Khi nói về tính chất của tia tử ngoại, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Tia tử ngoại làm iôn hóa không khí.

B. Tia tử ngoại kích thích sự phát quang của nhiều chất.

C. Tia tử ngoại tác dụng lên phim ảnh.

D. Tia tử ngoại không bị nước hấp thụ.

******************************


A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT:

I. HIỆN TƯỢNG QUANG ĐIỆN. (Hiện tượng quang điện ngoài)

1. Định nghĩa hiện tượng quang điện (ngoài). Là hiện tượng ánh sáng làm bật các electron ra khỏi bề mặt kim loại.

2. Định luật về giới hạn quang điện.

Hiện tượng quang điện chỉ xảy ra khi ánh sáng kích thích chiếu vào kim loại có bước sóng nhỏ hơn hoặc bằng bước sóng λ0. λ0 được gọi là giới hạn quang điện của kim loại đó: .

(Các kim loại khác nhau có giới hạn quang điện λ0 khác nhau).

II. THUYẾT LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG.

1. Giả thuyết  Plăng.

Lượng năng lượng mà mỗi lần một nguyên tử hay phân tử hấp thụ hay phát xạ có giá trị hoàn toàn xác định, gọi là lượng tử năng lượng. Lượng tử năng lượng, kí hiệu ε, có giá trị bằng:              ε = hf.

( f là tần số ánh sáng bị hấp thụ hoặc được phát xạ; h = 6,625.10-34 J.s : gọi là hằng số Plăng).

2. Thuyết lượng tử ánh sáng (Thuyết phôtôn).

* Năm 1905, Albert Einstein (An-be Anh-xtanh) phát triển giả thuyết của Plăng, và đề xuất ra thuyết lượng tử ánh sáng (hay thuyết phôtôn) có nội dung cơ bản sau đây:

  • Chùm ánh sáng là một chùm các phôtôn (các lượng tử ánh sáng). Mỗi phôtôn có năng lượng xác định ε = hf, chỉ phụ thuộc vào tần số f của sóng ánh sáng đơn sắc tương ứng, mà không phụ thuộc khoảng cách từ đó đến nguồn sáng.

Mỗi ánh sáng đơn sắc có tần số f, các phôtôn đều giống nhau, mỗi phôtôn mang năng lượng bằng hf.

  • Phân tử, nguyên tử, electron . . . phát xạ hay hấp thụ ánh sáng, cũng có nghĩa là chúng phát xạ hay hấp thụ phôtôn.

  • Các phôtôn bay dọc theo tia sáng với tốc độ c = 3.108 m/s trong chân không.

3. Giải thích định luật về giới hạn quang điện.

Theo công thức Anh-xtanh, muốn cho hiện tượng quang điện xảy ra (nghĩa là muốn các electron bật ra khỏi bề mặt kim loại dùng làm catốt), thì phôtôn của chùm ánh sáng chiếu vào catốt phải có năng lượng lớn hơn hoặc ít nhất phải bằng công thoát A: hf ≥ A. Hay: h ≥ A. Suy ra: λ ≤ . Đặt: . Ta có: .      : chính là giới hạn quang điện của kim loại làm catốt.

Biếu thức: biếu thị định luật quang điện thứ nhất.

III. LƯỠNG TÍNH SÓNG – HẠT CỦA ÁNH SÁNG.

Nếu chỉ thừa nhận tính chất sóng của ánh sáng, thì không giải thích được hiện tượng quang điện. Còn nếu chỉ thừa nhận tính chất hạt của ánh sáng, thì không giải thích được hiện tượng giao thoa ánh sáng. Ánh sáng có hai tính chất đối nghịch nhau, ta nói ánh sáng có lưỡng tính sóng - hạt.

IV. HIỆN TƯỢNG QUANG ĐIỆN TRONG.

1. Hiện tượng quang điện trong. Là hiện tượng tạo thành các electron dẫn và lỗ trống trong chất bán dẫn, do tác dụng của ánh sáng có bước sóng thích hợp.

Muốn xảy ra hiện tượng quang điện trong thì ánh sáng kích thích phải có bước sóng nhỏ hơn hoặc bằng một giá trị λ0 nào đó, gọi là giới hạn quang điện của bán dẫn.

2. Chất quang dẫn. Là một số chất bán dẫn như Ge, PbS, PbSe, PbTe, CdS, CdSe, CdTe, . . . có tính chất đặc biệt là: chúng dẫn điện kém khi không bị chiếu sáng, và chúng dẫn điện tốt khi bị chiếu ánh sáng thích hợp.

  Hiện tượng quang dẫn. Là hiện tượng giảm điện trở suất, tức là tăng độ dẫn điện của chất bán dẫn, khi có ánh sáng thích hợp chiếu vào.

3. Quang điện trở (LDR: Ligh dependant resistor – điện trở phụ thuộc ánh sáng). Là một điện trở làm bằng chất quang dẫn. (Hay: đó là một tấm bán dẫn có giá trị điện trở thay đổi khi thay đổi cường độ chùm sáng chiếu vào nó)

4. Pin quang điện (Pin Mặt Trời). là nguồn điện chạy bằng năng lượng ánh sáng, trong đó quang năng được biến đổi trực tiếp thành điện năng.

V. MẪU NGUYÊN TỬ BO (Bohr).

1. Các tiên đề của Bo về cấu tạo nguyên tử.

1.1. Tiên đề về các trạng thái dừng.

* “ Nguyên tử chỉ tồn tại trong một số trạng thái có năng lượng xác định En, gọi là các trạng thái dừng. Khi ở trạng thái dừng, nguyên tử không bức xạ.

* Hệ quả của tiên đề trên: Trong các trạng thái dừng của nguyên tử, electron chuyển động quanh hạt nhân trên các quỹ đạo có bán kính hoàn toàn xác định, gọi là các quỹ đạo dừng.

  • Bo đã tìm được công thức tính bán kính quỹ đạo dừng của electron trong nguyên tử Hiđrô:

Với n là số nguyên; r0 = 5,3.10-11 m, gọi là bán kính Bo (là bán kính của quỹ đạo electron, ứng với trạng thái cơ bản của nguyên tử)

  • Tên các quỹ đạo dừng của electron ứng với n khác nhau như sau:

n

1

2

3

4

5

6

. . .

Tên quỹ đạo

K

L

M

N

O

P

. . .

Bán kính

r0

4 r0

9 r0

25 r0

36 r0

49 r0

. . .

1.2. Tiên đề về bức xạ và hấp thụ năng lượng của nguyên tử.

* “ Khi nguyên tử chuyển từ trạng thái dừng có năng lượng En sang trạng thái dừng có năng lượng Em nhỏ hơn thì nguyên tử phát ra một phôtôn có năng lượng đúng bằng hiệu En – Em ”.                                                  

(h = 6,625.10-34 J.s: hằng số Plăng;  fnm : là tần số của sóng ánh sáng ứng với phôtôn đó;
n, m là những số nguyên).

  “ Ngược lại, nếu nguyên tử đang ở trạng thái dừng có năng lượng Em mà hấp thụ được một phôtôn có năng lượng hf đúng bằng hiệu En – Em thì nó chuyển sang trạng thái dừng có năng lượng En lớn hơn ”.

VII. HIỆN TƯỢNG QUANG – PHÁT QUANG:

1. Định nghĩa sự phát quang. Là hiện tượng ở một số chất (ở thể rắn, lỏng, hoặc khí) khi hấp thụ năng lượng dưới một dạng nào đó, thì có khả năng phát ra các bức xạ điện từ trong miền ánh sáng nhìn thấy.

  • Những ví dụ điển hình về sự phát quang: Sự phát quang của đom đóm, sự phát sáng của phốtpho bị ôxi hóa trong không khí, sự phát quang của một số chất hơi hoặc chất rắn khi được chiếu sáng bằng tia tử ngoại, . . .

2. Đặc điểm khác biệt của sự phát quang với các hiện tượng phát ánh sáng khác.

  • Bức xạ phát quang là bức xạ riêng của vật: mỗi vật phát quang có một quang phổ riêng đặc trưng cho nó.

  • Sau khi ngừng kích thích, sự phát quang của một số chất còn tiếp tục kéo dài thêm một khoảng thời gian nào đó, rồi mới ngừng hẳn.

Khoảng thời gian từ lúc ngừng kích thích cho đến lúc ngừng phát quang gọi là thời gian phát quang. Tùy theo chất phát quang mà thòi gian phát quang có thể kéo dài từ 10-10 s đến vài ngày.

3. Hiện tượng quang-phát quang.

3.1. Hiện tượng quang-phát quang là hiện tượng một số chất hấp thụ ánh sáng kích thích có bước sóng này để phát ra ánh sáng có bước sóng khác.

Người ta thường gọi sự phát quang là sự phát sáng lạnh, để phân biệt với sự phát quang của vật khi bị nung nóng.

3.2. Các dạng quang-phát quang: huỳnh quang và lân quang.

- Có hai loại quang-phát quang, tùy theo thời gian phát quang: đó là huỳnh quang và lân quang.

  • Huỳnh quang: là sự quang-phát quang có thời gian phát quang ngắn (dưới 10-8 s)

+ Nghĩa là khi tắt ánh sáng kích thích, thì ánh sáng phát quang hầu như tắt ngay.

+ Huỳnh quang thường xảy ra với chất lỏng và chất khí.

+ Ví dụ: Chất lỏng fluorexein khi được chiếu sáng bằng tia tử ngoại thì phát ánh sáng màu lục và ngừng phát sáng rất nhanh sau khi ngừng chiếu sáng.

  • Lân quang: là sự phát quang có thời gian phát quang dài (10-8 s trở lên)

+ Lân quang thường xảy ra với chất rắn.

+ Các chất rắn phát quang loại này gọi là chất lân quang.

+ Ví dụ: Các loại sơn vàng, xanh, đỏ, . . . quét trên một số biển báo giao thông, hoặc ở đầu các cọc chỉ giới đường có thể là chất lân quang có thời gian kéo dài khoảng vài phần mười giây.

3.3. Định luật Xtốc về sự phát quang.

- Nội dung. “ Ánh sáng huỳnh quang có bước sóng  dài hớn bước sóng của ánh sáng kích thích  : λhq > λkt ”.

IX. SƠ LƯỢC VỀ LAZE.

- Laze là thuật ngữ phiên âm từ tiếng Anh LASER, đó là từ ghép các chữ cái đầu của cụm từ “ Light Amplification by Stimulated Emission of Radiation ” , có nghĩa là : máy khuếch đại ánh sáng bằng sự phát xạ cảm ứng.

1. Laze là một nguồn sáng phát ra chùm ánh sáng cường độ lớn dựa trên ứng dụng hiện tượng phát xạ cảm ứng.

- Chùm sáng phát ra cũng gọi là chùm tia laze.

- Đặc điểm của chùm tia laze, khác hẳn với các chùm sáng thông thường.

  • Tia laze có tính đơn sắc rất cao.

  • Tia laze là chùm sáng kết hợp (các phôtôn trong chùm có cùng tần số và cùng pha).

  • Tia laze là chùm sáng song song, nên có tính định hướng cao.

  • Tia laze có cường độ lớn.

* Nguyên tắc phát quang của laze dựa trên việc ứng dụng hiện tượng phát xạ cảm ứng.

2. Laze rubi (laze hồng ngọc).- Tùy vào vật liệu phát xạ, người ta đã chế tạo ra laze khí, laze rắn, và laze bán dẫn.

- Laze được chế tạo đầu tiên là laze rubi (laze hồng ngọc). Laze rubi là laze rắn.

  • Rubi (hồng ngọc) là Al2O3 có pha Cr2O3. Ánh sáng đỏ của hồng ngọc do ion crôm phát ra khi chuyển từ trạng thái kích thích về trạng thái cơ bản. Đó cũng là màu của laze.

3. Một vài ứng dụng của laze.

- Trong y học, người ta dùng tia laze như một dao mổ trong các phẫu thuật tinh vi như mắt, mạch máu, . . . .

- Trong thông tin liên lạc vô tuyến, tia laze có ưu thế đặc biệt nhờ có tính định hướng và tần số rất cao, như vô tuyến định vị, liên lạc vệ tinh, điều khiển các con tàu vũ trụ, . . . Tia laze được sử dụng rất tốt trong việc truyền thông tin bằng cáp quang (nhờ có tính kết hợp và cường độ cao).

- Trong công nghiệp, tia laze được dùng trong các công việc như cắt, khoan, tôi, . . .chính xác trên nhiều chất liệu khác nhau như kim loại, compôzit, . . .(nhờ có cường độ lớn và tính định hướng cao). Người ta còn có thể khoan được những lỗ có đường kính rất nhỏ, và rất sâu mà không thể thực hiện được bằng các phương pháp cơ học.

- Trong trắc địa, laze được dùng trong các công việc như đo khoảng cách, tam giác đạc, ngắm đường thẳng, . . .

- Ngoài ra, laze còn được dùng trong các đầu đọc đĩa CD, trong các bút chỉ bảng, bản đồ, trong các bút thí nghiệm quang học ở trường phổ thông, . . .Các laze này thuộc laze bán dẫn.

================================

B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về hiện tượng quang điện?

A. Là hiện tượng êlectrôn bứt ra khỏi bề mặt tấm kim loại khi có ánh sáng thích hợp chiếu vào nó.

B. Là hiện tượng êlectrôn bứt ra khỏi bề mặt tấm kim loại khi tấm kim loại bị nung nóng đến nhiệt độ rất cao.

C. Là hiện tượng êlectrôn bứt ra khỏi bề mặt tấm kim loại khi tấm kim loại bị nhiễm điện do tiếp xúc với một vật đã bị nhiễm điện khác.

D. Là hiện tượng êlectrôn bứt ra khỏi bề mặt tấm kim loại khi tấm kim loại do tác dụng của từ trường

Câu 2: Trong các trường hợp nào sau đây êlectrôn được gọi là êlectrôn quang điện?

A. Êlectrôn trong dây dẫn điện thông thường

B. Êlectrôn bứt ra từ catốt của tế bào quang điện

C. Êlectrôn tạo ra trong chất bán dẫn    

D. Êlectrôn bứt ra khỏi tấm kim loại do nhiễm điện tiếp xúc

Câu 3: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về thuyết lượng tử ánh sáng?

A. Những nguyên tử hay phân tử vật chất không hấp thụ hay bức xạ ánh sáng một cách liên tục mà theo từng phân riêng biệt, đứt quãng.

B. Chùm sáng là dòng hạt, mỗi hạt là một phôtôn.

C. Năng lượng của các phôtôn ánh sáng là như nhau, không phụ thuộc vào bước sóng của ánh sáng.

D. Khi ánh sáng truyền đi, các lượng tử ánh sáng  không bị thay đổi, không phụ thuộc vào khoảng cách tới nguồn sáng.

Câu 4: Điều khẳng định nào sau đây là sai khi nói về bản chất của ánh sáng?

A. Ánh sáng có lưỡng tính sóng - hạt

B. Khi bước sóng có bước sóng càng ngắn thì thì tính chất hạt càng thể hiện rõ, tính chất sóng càng ít thể hiện.   

C. Khi tính chất hạt thể hiện rõ nét, ta dễ quan sát hiện tượng giao thoa của ánh sáng.

D. Khi ánh sáng có bước sóng càng ngắn thì khả năng đâm xuyên càng mạnh.

Câu 5: Trong hiện tượng quang điện, khi có ánh sáng thích hợp chiếu vào catốt của tế bào quang điện thì êlectron............................ Vì vậy, hiện tượng này còn gọi là hiện tượng quang điện ngoài.

Hãy chọn các cụm từ sau đây điện vào chỗ trống?

A. sẽ bị bật ra khỏi catốt B. phá vỡ liên kết để trở thành electrôn dẫn

C.chuyển động mạnh hơn D. chuyển lên quỹ đạo có bán kính lớn hơn

Câu 6: Hiện tượng các êlectrôn................... để cho chúng trở thành các êlectron dẫn gọi là hiện tượng quang điện bên trong. Hãy chọn các cụm từ sau đây điện vào chỗ trống?

A. bị bật ra khỏi catốt B. phá vỡ liên kết để trở thành electrôn dẫn

C.chuyển động mạnh hơn D. chuyển lên quỹ đạo có bán kính lớn hơn

Câu 7: Điều nào sau đây là sai khi nói về quang trở?

A. Bộ phận quan trọng của quang trở là một lớp bán dẫn có gắn hai điện cực.

B. Quang trở thực chất là một điện trở mà giá trị điện trở của nó có thể thay đổi theo nhiệt độ C. Quang trở có thể dùng thay thế cho các tế bào quang điện

D. Quang trở chỉ hoạt động khi ánh sáng chiếu vào nó có bước sóng ngắn hơn giói hạn quang dẫn của quang trở.

Câu 8: Điều nào sau đây là đúng khi nói về pin quang điện?

A. Pin quang điện là một nguồn điện trong đó nhiệt năng biến thành điện năng.

B. Pin quang điện là một nguồn điện trong đó quang năng biến đổi trực tiếp thành điện năng.

C. Pin quang điện hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ.

D. A, B và C đều đúng

Câu 9: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về hiện tượng phát quang?

A. Sự huỳnh quang của chất khí, chất lỏng và sự lân quang của các chất rắn gọi là sự phát quang.

B. Sự phát quang còn gọi là sự phát sáng lạnh.

C. Hiện tượng phát quang của các chất rắn đã được ứng dụng trong việc chế tạo các đèn huỳnh quang. D. A, B và C đều đúng

Câu 10: Phát biểu nào sau đây là sai với nội dung hai giả thuyết của Bo?

A. Nguyên tử có năng lượng xác định khi nguyên tử đó ở trạng thái dừng.

B. Trong các trạng thái dừng, nguyên tử không bức xạ hay hấp thụ năng.

C. Khi chuyển từ trạng thái dừng có năng lượng thấp sang trạng thái dừng có năng lượng cao nguyên tử sẽ phát ra phôtôn.

D. Ở các trạng thái dừng khác nhau năng lượng của các nguyên tử có giá trị khác nhau.

Câu 11: Phát biểu nào sau đây là đúng với quan điểm của Bo về mãu nguyên tử Hiđrô?

A. Trong các trạng thái dừng, elêctrôn trong nguyên tử Hiđrô chỉ chuyển động quanh hạt nhân theo những quỹ đạo tròn có bán kính hoàn toàn xác định.

B. Bán kính các quỹ đạo dừng tăng tỉ lệ với bình phương các số nguyên liên tiếp.

C. Quỹ đạo có bán kính lớn ứng với năng lượng lớn, bán kính nhỏ ứng với năng lượng nhỏ. D. A, B và C đều đúng.

Câu 12: Sự phát sáng của các tinh thể khi bị kích thích bằng ánh sáng thích hợp gọi là sự lân quang. Ánh sáng lân quang có thể tồn tại rất lâu sau khi tắt ánh sáng kích thích.

Hãy chọn các cụm từ sau đây điện vào chỗ trống?

A. Các tinh thể; tồn tại rất lâu B. Các chất khí; tắt rất nhanh

C. Các tinh thể; tắt rất nhanh     D. Các hơi; tồn tại rất lâu

Câu 13: Các phản ứng quang hóa là các phản ứng hoá học xẩy ra dưới tác dụng của

A. nhiệt B. ánh sáng C. điện D. từ

Câu 14: Nguyên tử chỉ tồn tại trong những...................... xác định, gọi là các trạng thái dừng. Trong các trạng thái dừng, nguyên tử .................

Hãy chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống?

A. trạng thái có năng lượng xác định; không bức xạ

B. trạng thái có năng lượng xác định; bức xạ

C. trạng thái cơ bản; bức xạ D. trạng thái cơ bản; không bức xạ

Câu 15: Chiếu một chùm tia hồng ngoại vào lá kẽm tích điện âm thì:

A. Điện tích âm của lá kẽm mất đi B. Tấm kẽm sẽ trung hoà về điện

C. Điện tích của tấm kẽm không thay đổi C. Tấm kẽm tích điện dương

Câu 16: Chọn các cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống cho hợp nghĩa:

“ Theo thuyết lượng tử: Những nguyên tử hay phân tử vật chất.................ánh sáng một cách .............mà thành từng phần riêng biệt mang năng lượng hoàn toàn xác định...........ánh sáng”

A. Không hấp thụ hay bức xạ, liên tục, tỉ lệ thuận với bước sóng

B. Hấp thụ hay bức xạ, không liên tục, tỉ lệ thuận với tần số

C. Hấp thụ hay bức xạ, không liên tục, tỉ lệ nghịch với bước sóng

D. Không hấp thụ hay bức xạ, liên tục, tỉ lệ nghịch với tần số

Câu 17: Chọn các câu đúng sau:

A. Hiện tượng quang điện chứng tỏ ánh có tính chất sóng  

B. Hiện giao thoa chứng tỏ ánh sáng có tính chất hạt

C. Tia hồng ngoại, tia tử ngoại không có tính chất hạt

D. Hiện tượng quang điện chứng tỏ ánh sáng có tính chất hạt

Câu 18: Chọn câu sai:

Các hiện tượng liên quan đến tính chất lượng tử của ánh sáng là:

A. Hiện tượng quang điện B. Sự phát quang của các chất

C. Hiện tượng tán sắc ánh sáng D. Hiện tượng giao thoa

Câu 19:  Một nguyên tử  chuyển từ trạng thái dừng có năng lượng EM=-1,5 eV sang trạng thái dừng có năng lượng E1 =-3,4 eV. Tìm bước sóng của bức xạ được phát ra.

Cho biết h=6,625.10-34 J.s, c=3.108 m/s, 1eV = 1,6.10-19J

     A) 0.902 mm B) 0,654mm       C) 0.203 mm D) 0.364 mm

Câu 20:  Các mức năng lượng của nguyển tử hiđrô ở trạng thái dừng được xác định bằng công thức En = -(eV) với n là số nguyên; n = 1 ứng với mức cơ bản K; n = 2,3,4 … ứng với các mức kích thích L, M, N …   Cho 1eV = 1,6.10-19 J ; h = 6,625.10-34 Js ; c = 3.108 m/s.

Tính ra Jun năng lương ion hoá của nguyên tử hiđrô.

A) 1,176.10-18J            B) 2,176.10-18J C) 3,176.10-18J         D)4,176.10-18J

Câu 21: Với nguyên tử hiđrô, bán kính quỹ đạo dừng L là 21,2.10-11m. Bán kính quỹ đạo dừng N là: A. 84,8.10-11m B.  84,8.10-15m C.  80,8.10-11m D. 84.10-11m

Câu 22: Khi e trong nguyên tử hiđrô chuyển từ quỹ đạo dừng có mức năng lượng En = -0,85eV sang quỹ đạo dừng có mức năng lượng Em = -13,6eV thì nguyên tử phát ra bức xạ điện từ có bước sóng

A. 0, 4340µm. B. 0, 0974µm C. 0, 340µm D. 0, 7340µm

23. Hiện tượng quang điện được Hertz phát hiện bằng cách nào?

A. Chiếu một chùm ánh sáng trắng đi qua lăng kính.

B. Cho một dòng tia catôt đập vào một tấm kim loại có nguyên tử lượng lớn.

C. Chiếu một nguồn sáng giàu tia tử ngoại vào một tấm kẽm tích điện âm.

D. Dùng chất pônôli 210 phát ra hạt α để bắn phá lên các phân tử nitơ.

24. Điều kiện nào sau đây sẽ xảy ra hiện tượng quang điện?

A. Bước sóng ánh sáng kích thích phải lớn hơn giới hạn quang điện.

B. Bước sóng của ánh sáng kích thích tùy ý, nhưng cường độ ánh sáng phải mạnh.

C. Bước sóng của ánh sáng kích thích phải nhỏ hơn giới hạn quang điện.

D. Ánh sáng kích thích phải là ánh sáng nhìn thấy.

25. Giới hạn quang điện của mỗi kim loại được hiểu là:

A. bước sóng của ánh sáng chiếu vào kim loại.     

B. công thoát của êlectron đối với kim loại đó.

C. một đại lượng đặc trưng của kim loại tỉ lệ nghịch với công thoát A của êlectron đối với kim loại đó.                   D. bước sóng riêng của kim loại đó.

26. Catôt của một tế bào quang điện làm bằng vônfram. Biết công thoát của êlectron đối với vônfram là 7,2.10-19 J. Giới hạn quang điện của vônfram là bao nhiêu?

A. 0,276μm

B. 0,375μm

C. 0,425μm

D. 0,475μm

27. Giới hạn quang điện của Bạc là λ0 = 0,25μm. Muốn bứt một ra khỏi Bạc cần tốn năng lượng tối thiểu là bao nhiêu?

A. 9.10-19 J

B. 7,95.10-19 J

C. 9,36.10-19 J

D. 1,6.10-19 J

28. Chiếu một bức xạ có bước sóng λ = 0,18μm vào bản âm cực của một tế bào quang điện. Kim loại dùng làm âm cực có giới hạn quang điện λ0 = 0,3μm.

Tìm công thoát của điện tử ra khỏi kim loại.

A. 1,41eV

B. 4,14eV

C. 2,56eV

D. 3,14eV

29. Catôt của một tế bào quang điện làm bằng kim loại có giới hạn quang điện λ0 = 0,275μm. Tìm công thoát êlectron đối với kim loại đó.

A. 1,41eV

B. 4,14eV

C. 2,56eV

D. 4,52eV

30. Nhận định nào dưới đây thể hiện các quan điểm hiện đại về bản chất của ánh sáng?

A. Ánh sáng là sóng điện từ có bước sóng ở trong giới hạn từ 0,4μm đến 0,75μm

B. Ánh sáng là chùm hạt được phát ra từ nguồn sáng và truyền đi theo đường thẳng với tốc độ lớn.

C. Sự chiếu sáng chính là quá trình truyền năng lượng bằng những “khẩu phần” nhỏ xác định, được gọi là các phôtôn.

D. Ánh sáng có bản chất phức tạp, trong một số trường hợp nó biểu hiện các tính chất của sóng và trong một số trường hợp khác, nó lại biểu hiện như những hạt (phôtôn).

31. Nếu trong một môi trường, ta biết được bước sóng của lượng tử năng lượng ánh sáng (phôtôn) hf bằng λ, thì chiết suất tuyệt đối của môi trường đó bằng bao nhiêu? (h - hằng số Planck, c - vận tốc ánh sáng trong chân không và f - tần số).

A.

B.

C.

D.

32. Hiện tượng quang điện là quá trình dựa trên:

A. Sự giải phóng các êlectron từ mặt kim loại do tương tác của chúng với các phôtôn.

B. Sự tác dụng của các êlectron lên kính ảnh.

  C. Sự giải phóng các phôtôn khi kim loại bị đốt nóng.

D. Sự phát sáng do các êlectron trong các nguyên tử nhảy từ những mức năng lượng cao xuống các mức thấp hơn.

33. Nguyên tắc hoạt động của quang trở dựa vào hiện tượng nào?

A. Hiện tượng quang điện. B. Hiện tượng quang điện trong.

C. Hiện tượng quang dẫn. D. Hiện tượng phát quang của các chất rắn.

34. Điều nào sau đây là sai khi nói về quang điện trở?

A. Bộ phận quan trọng của quang điện trở là một lớp chất bán dẫn có gắn hai điện cực.

B. Quang điện trở thực chất là một điện trở mà giá trị của nó có thể thay đổi theo nhiệt độ.

C. Quang điện trở có thể dùng thay thế cho các tế bào quang điện.

D. Quang điện trở là một điện trở mà giá trị của nó thay đổi theo cường độ ánh sáng chiếu vào.======================================


I. CẤU TẠO HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ.

1. Cấu tạo hạt nhân. Nuclôn.

- Hạt nhân dược cấu tạo từ những hạt nhỏ hơn, là các hạt proton và nơtron. hai loại hạt này có tên gọi chung là nuclôn.

- Số khối A: là tổng số hạt nuclôn trong hạt nhân.

- Hạt prôtôn (p):

  • Số hạt prôtôn trong hạt nhân = Z = số electron ở lớp vỏ nguyên tử = vị trí của nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn (HTTH).

Z : gọi là nguyên tử số (còn gọi là điện tích hạt nhân, có giá trị bằng số điện tích nguyên tố trong hạt nhân).

  • Khối lượng của một hạt prôtôn : mp = 1,67262.10-27 kg.

  • Prôtôn mang điện tích dương, điện tích một hạt prôtôn = +e = +1,6.10-19  C.

- Hạt nơtron:

  • Số hạt nơtron trong hạt nhân: N = A – Z.

  • Khối lượng một hạt nơtron: mn = 1,67493.10-27 kg.

  • Nơtron không mang điện.

2. Kí hiệu hạt nhân.

Hạt nhân của nguyên tử của nguyên tố X được kí hiệu là : . Trong đó: A là số khối của nguyên tử, Z là nguyên tử số.

3. Kích thước hạt nhân.

Có thể coi hạt nhân như một quả cầu bán kính R được tính theo công thức gần đúng sau:

(m)

4. Đồng vị.

- Định nghĩa. Đồng vị là những nguyên tử mà hạt nhân chứa cùng số prôtôn Z (cùng vị trí trong bảng HTTH), nhưng khác nhau số nơtron N (khác số khối A).

- Ví dụ.

+ Hiđrô có 3 đồng vị:

  • (hiđrô thường), chiếm 99,99% hiđrô thiên nhiên.

  • (hay ): Đơtêri (hiđrô nặng), chiếm 0,015% hiđrô thiên nhiên.

  • (hay ): Triti (hiđrô siêu nặng), hạt nhân này không bền, thời gian sống của nó khoảng 10 năm.

+ Cacbon có 7 đồng vị: , , , , , , .

- Phân loại. Có hai loại đồng vị: Đồng vị bền và đồng vị phóng xạ (không bền).

5. Đơn vị khối lượng nguyên tử.

- Định nghĩa. Đơn vị khối lượng nguyên tử, kí hiệu u, có trị số bằng khối lượng nguyên tử của đồng vị bền (đôi khi đơn vị này còn gọi là đơn vị cacbon).

- Cụ thể: 1u = .≈ 1,66055.10-27 kg.

- Chú ý: Nói chung một nguyên tử có số khối A, thì khối lượng của nó xấp xỉ bằng A u.

- Năng lượng của khối lượng 1u là: E = m.c2 = 1u.c2 = 1,66055.10-27 . (3.108)2 = 931,5 MeV.

Vậy,        ; hay     ; hay .

II. LỰC HẠT NHÂN.

- Định nghĩa: Lực hạt nhân là lực tương tác giữa các nuclôn trong hạt nhân, có tác dụng liên kết các nuclôn với nhau tạo nên hạt nhân bền vững.

- Bán kính tác dụng: Lực hạt nhân chỉ phát huy tác dụng trong phạm vi kích thước hạt nhân, bán kính tác dụng của lực hạt nhân khoảng 10-15 m. Nếu khoảng cách giữa các nuclôn lớn hơn kích thước hạt nhân thì lực hạt nhân giảm nhanh xuống không.

III. ĐỘ HỤT KHỐI. NĂNG LƯỢNG LIÊN KẾT CỦA HẠT NHÂN VÀ NĂNG LƯỢNG LIÊN KẾT RIÊNG.

1. Độ hụt khối.

- “ Khối lượng của một hạt nhân luôn nhỏ hơn tổng khối lượng của các nuclôn tạo thành hạt nhân đó”.

- Độ hụt khối của hạt nhân là: .

Trong đó: mp = khối lượng 1 hạt prôtôn = 1,007276u.

mn = khối lượng 1 hạt nơtron = 1,008665u.

mX = (= khối lượng hạt nhân ).

2. Năng lượng liên kết của hạt nhân và năng lượng liên kết riêng.

- Năng lượng tỏa ra khi tạo thành một hạt nhân là : .

- Năng lượng liên kết của hạt nhân là : .

- Năng lượng liên kết riêng Wr : : .

  • Năng lượng liên kết riêng là đại lượng đặc trưng cho độ bền vững của hạt nhân: hạt nhân có năng lượng liên kết riêng càng lớn thì càng bền vững.

3. Phản ứng hạt nhân.

- Định nghĩa. Phản ứng hạt nhân là mọi quá trình dẫn đến biến đổi hạt nhân.

- Phân loại PƯHN. Có hai loại :

+ PƯHN tự phát : là sự tự phân rã của một hạt nhân không bền thành các hạt khác. Ví dụ : sự phóng xạ.

+ PƯHN kích thích : là sự tương tác của các hạt nhân với nhau dẫn đến sự biến đổi chúng thành các hạt nhân khác. Ví dụ : phản ứng phân hạch, và phản ứng nhiệt hạch.

- Phản ứng hạt nhân có thể tạo nên đồng vị phóng xạ nhân tạo.

Phương trình PƯHN đầy đủ :

4. Các định luật bảo toàn trong phản ứng hạt nhân.  

Xét phản ứng hạt nhân : .

a) Định luật bảo toàn số nuclôn (số khối A). A1 + A2 = A3 + A4.

Trong phản ứng hạt nhân, tổng số nuclôn của các hạt tương tác bằng tổng số nuclon của các hạt sản phẩm.

b) Định luật bảo toàn điện tích (số prôtôn hoặc nguyên tử số Z). Z1 + Z2 = Z3 + Z4.

Tổng đại số điện tích của các hạt tương tác bằng tổng đại số điện tích của các hạt sản phẩm.

c) Định luật bảo toàn năng lượng toàn phần. (Năng lượng toàn phần của vật bao gồm năng lượng nghỉ và động năng của vật).

Tổng năng lượng toàn phần của các hạt tương tác bằng tổng năng lượng toàn phần của các hạt sản phẩm.

d) Định luật bảo toàn động lượng . (Chú ý : Động lượng là đại lượng vectơ)

Vectơ tổng động lượng của các hạt tương tác bằng vectơ tổng động lượng của các hạt sản phẩm.

* Chú ý : Trong PƯHN không có sự bảo toàn khối lượng nghỉ của các hạt nhân trước và sau phản ứng.

    Nguyên nhân : do các hạt nhân trước và sau phản ứng có độ hụt khối khác nhau.

5. Năng lượng của phản ứng hạt nhân.

 Khối lượng nghỉ của các hạt nhân trước phản ứng : m0 = mtrước = mA + mB.

 Khối lượng nghỉ của các hạt nhân sau phản ứng : m = msau = mC + mD.

- Năng lượng của phản ứng hạt nhân :


+ Nếu W > 0 (hay mtrước > msau) thì PƯHN tỏa năng lượng

+ Nếu W < 0 (hay mtrước < msau) thì phản ứng thu năng lượng

- Có hai loại phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng : phản ứng phân hạch và phản ứng nhiệt hạch.

IV. PHÓNG XẠ.

1. Hiện tượng phóng xạ. Là hiện tượng một hạt nhân không bền vững tự phát phân rã, phát ra các tia phóng xạ và biến đổi thành hạt nhân khác.

- Quy ước gọi hạt nhân phóng xạ là hạt nhân mẹ, và hạt nhân sản phẩm phân rã là hạt nhân con.

2. Các loại tia phóng xạ.- Có 3 loại tia  chính: tia anpha (α); tia bêta (β), tia gamma (γ).

- Phân loại phóng xạ: có 3 loại phóng xạ: phóng xạ α (hay phân rã α), phóng xạ β (hay phân rã β), phóng xạ γ (hay phân rã γ).

3. Bản chất các tia phóng xạ.

a) Tia anpha (α).               - Bản chất: là các hạt nhân .

- Tốc độ: các hạt α phóng ra khoảng 2.107 m/s.

- Tính chất:

  • Tia α ion hóa mạnh các nguyên tử trên đường đi của nó. Nên năng lượng của tia α mất rất nhanh.

  • Tia α chỉ đi được tối đa 8 cm trong không khí, không xuyên qua được tờ bìa dày 1 mm, xuyên qua vật rắn dày chừng vài μm.

b) Tia bêta (β).

- Tốc độ: các tia β phóng ra cỡ vận tốc ánh sáng trong chân không (c).

- Tính chất:

  • Tia β cũng làm ion hóa các nguyên tử trên đường đi của nó, nhưng yếu hơn tia α.

  • Tia β có thể đi được vài m trong không khí, xuyên qua được lá nhôm dày cỡ mm.

- Phân loại tia β. Có hai loại tia β: tia và tia .

+ Tia : (là loại hiếm gặp)

  • Bản chất: tia là các hạt pôzitron ( hay electron dương), kí hiệu hoặc , có cùng khối lượng với electron nhưng mang điện tích nguyên tố dương.

  • Trong phóng xạ , có xuất hiện một hạt sơ cấp mới là hạt nơtrinô, kí hiệu .

Ví dụ:      ;   .

+ Tia : (là loại phổ biến hơn)

  • Bản chất: tia là các hạt electron ( hoặc ).

  • Trong phóng xạ , có xuất hiện một hạt sơ cấp mới là phản nơtrinô, kí hiệu .

Ví dụ: .

c) Tia gamma (γ).

- Bản chất: Tia γ là các bức xạ điện từ có bước sóng rất ngắn (dưới 10-11 m) (ngắn hơn cả tia X), tức là các hạt phôtôn có năng lượng cao.

- Tính chất: Tia γ có khả năng đâm xuyên mạnh hơn so với tia α, và tia β. Tia γ có thể đi được vài m trong bêtông, và vài cm trong chì.

- Chú ý: Tia γ có thể tạo ra đồng thời trong phóng xạ α, và phóng xạ β.

4. Quy tắc chuyển dịch trong hiện tượng phóng xạ.

a) Phóng xạ α ().    

So với hạt nhân mẹ, hạt nhân con ở vị trí tiến 2 ô về đầu bảng hệ thống tuần hoàn và có số khối nhỏ hơn 4 đơn vị.

b) Phóng xạ ().               

So với hạt nhân mẹ, hạt nhân con ở vị trí lùi một ô về cuối bảng hệ thống tuần hoàn và có cùng số khối.

c) Phóng xạ ().                    

So với hạt nhân mẹ, hạt nhân con ở vị trí tiến một ô về đầu bảng hệ thống tuần hoàn và có cùng số khối.

d) Phóng xạ γ.                   

Trong phóng xạ γ không có sự biến đổi hạt nhân của nguyên tố này thành hạt nhân của nguyên tố kia, chỉ có sự giảm năng lượng của hạt nhân đó.

5. Định luật phóng xạ. Độ phóng xạ.

- Định luật phóng xạ. “ Trong quá trình phóng xạ, số hạt nhân (và khối lượng) phóng xạ giảm theo thời gian theo định luật hàm số mũ ”.

     ;

Trong đó: N, m: số hạt nhân và khối lượng của chất phóng xạ còn lại sau thời gian t.

N0, m0: số hạt nhân và khối lượng ban đầu của chất phóng xạ.

: gọi là hằng số phóng xạ (đặc trưng cho từng chất phóng xạ).

- Độ phóng xạ H (hạy hoạt độ phóng xạ). “ Độ phóng xạ của một lượng chất phóng xạ tại thời điểm t bằng tích của hằng số phóng xạ và số lượng hạt nhân phóng xạ chứa trong lượng chất đó ở thời điểm t ”.

Trong đó: H: độ phóng xạ ở thời điểm t.

N: số hạt nhân còn lại của chất phóng xạ ở thời điểm t.

+ Theo định luật phóng xạ: .  Suy ra:  

Với : : gọi là độ phóng xạ ban đầu.

+ Ý nghĩa độ phóng xạ H. Là đại lượng đặc trưng cho tính phóng xạ mạnh hạy yếu của một lượng chất phóng xạ. Độ phóng xạ H đặc trưng cho tốc độ phân rã.

+ Đơn vị: Beccơren (Bq) : 1Bq = 1 phân rã/giây.

Ngoài ra còn dùng đơn vị Curi (Ci) : 1Ci = 3,7.1010 Bq.

V. PHẢN ỨNG PHÂN HẠCH.

1. Phản ứng phân hạch.

- Định nghĩa. Phản ứng phân hạch là PƯHN trong đó một hạt nhân nặng vỡ thành hai mảnh nhẹ hơn (có khối lượng cùng cỡ).

- Năng lượng phân hạch. Là năng lượng tỏa ra của phản ứng phân hạch.

2. Sự phân hạch của Urani.

- Cách kích thích : dùng nơtron nhiệt (còn gọi là nơtron chậm) có động năng dưới 0,1 eV bắn vào . Khi hạt nhân hấp thụ nơtron, nó chuyển sang trạng thái kích thích (thành ), trạng thái này không bền, và kết quả xảy ra phân hạch.

- Thực nghiệm cho thấy, phản ứng phân hạch có thể xảy ra theo nhiều cách vỡ khác nhau.

- Phản ứng phân hạch có phương trình như sau :

+ Các hạt nhân X1 và X2 là các hạt nhân có số khối A thuộc loại trung bình (từ 80 đến 160) và hầu hết là các hạt nhân phóng xạ.

+ k : là số hạt nơtron trung bình được sinh ra.

+ Phản ứng phân hạch tỏa ra năng lượng khoảng 200 MeV dưới dạng động năng của các hạt.

- Ví dụ một phản ứng phân hạch của  là : .

Hạt nhân là chất phóng xạ γ , hạt nhân là chất phóng xạ β-.

3. Đặc điểm chung của các phản ứng phân hạch.

- Sau mỗi phản ứng đều có hơn 2 nơtron phát ra.

- Mỗi phản ứng phân hạch đều giải phóng ra năng lượng lớn, thường gọi là năng lượng hạt nhân.

4. Phản ứng phân hạch dây chuyền.

- Ta phải xét đến số hạt nơtron trung bình k còn lại sau mỗi phân hạch ( gọi là hệ số nhân nơtron).

- Muốn có phản ứng phân hạch dây chuyền ( phải giảm thiểu số nơtron bị mất mát nhằm đảm bảo k ≥ 1 ) thì khối lượng nhiên liệu hạt nhân phải có một giá trị tối thiểu, gọi là khối lượng tới hạn mth.

VI. PHẢN ỨNG NHIỆT HẠCH.

1. Phản ứng nhiệt hạch.

- Định nghĩa. Phản ứng nhiệt hạch là phản ứng trong đó hai hay nhiều hạt nhân nhẹ (có số khối A ≤ 10) tổng hợp lại thành hạt nhân nặng hơn.

- Ví dụ điển hình :

Ngoài ra, người ta cũng quan tâm đến các phản ứng nhiệt hạch :

2. Năng lượng nhiệt hạch. Là năng lượng tỏa ra bởi các phản ứng nhiệt hạch.

- Năng lượng nhiệt hạch lớn hơn rất nhiều so với năng lượng phân hạch : Năng lượng phân hạch khi tổng hợp 1 gam Heli gấp 10 lần năng lượng phân hạch 1 gam Urani, và gấp 200 triệu (200 000 000) lần năng lượng tỏa ra khi đốt 1 gam Cacbon.

3. Điều kiện thực hiện phản ứng nhiệt hạch.

- Điều kiện 1 : Nhiệt độ rất cao, cỡ 108 K (cỡ 100 triệu độ K)

- Điều kiện 2. Mật độ hạt nhân n trong plasma phải đủ lớn.

- Điều kiện 3. Thời gian Δt duy trì trạng thái plasma ở nhiệt độ cao phải đủ dài.

Hệ thức Lo-sơn (Lawson) : nêu lên điều kiện cơ bản để xảy ra phản ứng nhiệt hạch.

4. Phản ứng nhiệt hạch trong vũ trụ. Phản ứng nhiệt hạch trong lòng Mặt trời và các ngôi sao là nguồn gốc năng lượng của chúng.

5. Phản ứng nhiệt hạch trên Trái Đất.

- Trên Trái Đất, con người đã thực hiện được phản ứng nhiệt hạch không kiểm soát được : đó là sự nổ của bom nhiệt hạch ( hay bom hiđrô H hay bom khinh khí). Và đang nghiên cứu tạo ra phản ứng nhiệt hạch điều khiển được.

- Tính ưu việt của phản ứng nhiệt hạch so với phản ứng phân hạch.

  • Phản ứng nhiệt hạch tỏa ra năng lượng lớn hơn nhiều so với năng lượng phân hạch.

  • Phản ứng nhiệt hạch sạch (không gây ô nhiễm môi trường) so với phản ứng phân hạch.

  • Nhiên liệu nhiệt hạch có thể coi là vô tận trong thiên nhiên.



Câu 1 . Chọn câu đúng .

  A. Trong phóng xạ hạt nhân con lùi 1 ô trong bản tuần hoàn so với hạt nhân mẹ .

B. Trong phóng xạβ+hạt nhân con tiến 1 ô trong bản tuần hàn so với hạt nhân mẹ

C. Trong phóng xạ gama hạt nhân không biến đổi nhưng chuyển từ mức năng lượng thấp lên mức năng lượng cao.

D. Trong phóng xạβ-số nuclôn của hạt nhân không đổi và số nơtrôn giảm 1.

Câu 2  Chọn câu đúng: Hạt nhân phóng xạ . Hạt nhân con được sinh ra có

A. 6 prôtôn và 7 nơtron. B. 7 prôtôn và 7 nơtron.

C. 5 prôtôn và 6 nơtron. D. 7 prôtôn và 6 nơtron.

Câu 3. Chọn câu sai . Trong phản ứng hạt nhân các đại lượng được bảo toàn là:

A.  Điện tích              B. Số khối      C. Khối lượng         D. Năng lượng

Câu 4 .Xác định các hạt x và y trong các phản ứng:

                               

A.  x là nơtrôn,y là prôtôn B.  x là electrôn,y là nơtrôn

C.  x là nơtrôn,y là electrôn D.  x là hạt α, y là prôtôn

Câu 5. Cho phản ứng hạt nhân: α + → X + n . Hạt nhân X là

A. . B. . C. . D. .

Câu 6.  Hạt nhân chì Pb 214 phóng xạ β - để biến thành hạt nhân X theo phản ứng:

     + X     Hạt nhân X là

A.          B.         C.         D.

Câu 7  Hạt nhân phân rã phóng xạ theo phương trình sau:           + X

Cho biết loại phóng xạ và hạt nhân con X  nào sau đây là đúng:

A. Phóng xạ  β+  và X  là                   B. Phóng xạ β-  và X  là

C. Phóng xạ α và X  là                      D. Phóng xạ β-  và X  là

Câu 8  Cho các tia phóng xạ , , , đi vào một điện trường đều theo phương vuông góc với các đường sức. Tia không bị lệch hướng trong điện trường là

A. tia. B. tia. C. tia. D. tia.

Câu 9 Hat nhân phân rã phóng xạ theo phương trình sau:        +

Loại phóng xạ và các giá trị  Z’ và A’ tương ứng của hạt nhân con Y là:

A. Phóng xạ  α; Z’ = 14 và A’ = 30         B. Phóng xạ β-;  Z’ = 14 và A’ = 30

C. Phóng xạ  β+;  Z’ = 14 và A’ = 30        D. Phóng xạ β+;  Z’ = 16 và A’ = 30

Câu 10. Trong phương trình phản ứng hạt nhân : . Ở đây là hạt nhân nào?A. B. C. D.

Câu 11. Gọi N0 là số hạt nhân của một chất phóng xạ ở thời điểm t = 0 và λ là hằng số phóng xạ của nó. Theo định luật phóng xạ, công thức tính số hạt nhân chưa phân rã ( số hạt nhân còn lại)của chất phóng xạ đó ở thời điểm t là

A. N = N0. B. N = N0ln(2). C. N = N0. D. N = N0.

Câu 12. Hạt nhân nguyên tử của nguyên tố bị phân rã và kết quả là xuất hiện hạt nhân nguyên tố ?

A. B. C. D.

Câu 13  Đồng vị chuyển thành đã phóng ra ?

A. Hạt B. Hạt Pôzitrôn C. Hạt prôtôn D. Hạt nơtrôn .

Câu 14. Cho năng lượng liên kết của hạt nhân là 28,3 MeV. Năng lượng liên kết riêng cho hạt nhân đó là 

A. 7,075 MeV/nuclôn.   B. 4,72 MeV/nuclôn. C. 14,15 eV/nuclôn.    D. 14,15 MeV/nuclôn.

Câu 15:Hạt nhân có khối lượng là mX. Khối lượng của prôtôn và của nơtron lần lượt là mp và mn. Độ hụt khối của hạt nhân

A. Δm = mX – (mp + mn). B. Δm = [ Z.mn + (A – Z).mp ] – mX.

C. Δm = [ Z.mp + (A – Z).mn ] – mX. D. Δm = (mp + mn) - mX.

Câu 16: Một chất phóng xạ có chu kì phân rã là T. Ban đầu có 80 mg chất phóng xạ này. Sau khoảng thời gian t = 2T, lượng chất này còn lại là

A. 40 mg. B. 60 mg. C. 20 mg. D. 10 mg.

Câu 17:  Hạt nhân có độ hụt khối bằng 0,03038 u. Biết 1uc2 = 931,5 MeV. Năng lượng liên kết của hạt nhân

A. 32,29897 MeV. B. 28,29897 MeV. C. 82,29897 MeV. D. 25,29897 MeV.

Câu 18: Với c là vận tốc ánh sáng trong chân không, hệ thức Anh-xtanh giữa năng lượng nghỉ E và khối lượng m của vật là

A. E = mc2. B. E = 2mc2. C. E = mc2. D. E = m2c.

Câu 19: Chất phóng xạ Iốt có chu kì phân rã là 8 ngày. Lúc đầu có 200 g chất này. Sau 24 ngày, số gam Iốt phóng xạ biến thành chất khác là

A. 50 g. B. 25 g. C. 150 g. D. 175 g.

Câu 20: Các nguyên tử được gọi là đồng vị khi hạt nhân của chúng có

A. cùng khối lượng.  B. cùng số nơtron C. cùng số nuclôn. D. cùng số prôtôn.

Câu 21: Kí hiệu của hạt nhân mà nó có chứa 11 prôtôn và 13 nơtron

A. . B. . C. . D. .

Câu 22: Chọn câu sai.

Năng lượng liên kết riêng của hạt nhân có khối lượng m

A. là năng lượng liên kết tính cho một hạt nhân.

B. đặc trưng cho sự bền vững của hạt nhân.

C. được tính bởi công thức Wlk = [ Zmp + (A-Z)mn – m ].c2.

D. Hạt nhân nào có năng lượng liên kết riêng càng lớn thì càng bền vững.

Câu 23: Biết khối lượng của hạt nhân = 15,999u ;

1u = 931 MeV/c2 = 1,66055.10-27 kg. Năng lượng nghỉ của hạt nhân

A. 1,49.104 MeV. B. 1,49.1010 MeV. C. 2.10-10 J. D. 4.10-10 J.

Câu 24: Trong phân rã , ngoài pôzitrôn () được phát ra còn có

A. hạt α ().   B. hạt prôtôn ().    C. hạt nơtron ().    D. hạt nơtrinô (ν).

Câu 25: Becơren (Bq) là đơn vị của:

A. khối lượng phân tử. B. năng lượng hạt nhân.

C. hằng số phóng xạ. D. độ phóng xạ.

Câu 26: phóng xạ và biến đổi thành lưu huỳnh (S). Cấu tạo của hạt nhân lưu huỳnh gồm:

A. 14 hạt proton, 18 hạt nơtron B.  16 hạt proton, 16 hạt nơtron

C. 15 hạt proton, 16 hạt nơtron C. 15 hạt proton, 18 hạt nơtron

Câu 27. Chọn phát biểu sai khi nói về phản ứng hạt nhân nhân tạo?

  A. Một phương pháp gây phản ứng hạt nhân nhân tạo là dùng hạt nhẹ bắn phá những hạt nhân khác.

B. Trong phản ứng hạt nhân nhân tạo, các hạt nhân tạo thành sau phản ứng luôn là những đồng vị của các hạt nhân trước phản ứng.

  C. Trong phản ứng hạt nhân nhân tạo các định luật bảo toàn số khối, bảo toàn điện tích luôn nghiệm đúng.

D. Phản ứng hạt nhân nhân tạo là những phản ứng hạt nhân do con người tạo ra.

Câu 28   Phản ứng nào sau đây không phải là phản ứng hạt nhân nhân tạo?

 A. .                        B. .

 C. .                  D. .

Câu29. Chọn ứng dụng đúng của các đồng vị phóng xạ trong các ứng dụng sau:

  A. Phương pháp dùng cacbon 14.

  B. Chất côban phát ra tia dùng để tìm khuyết tật các chi tiết máy.

C. Phương pháp các nguyên tử đánh dấu.      D. Cả A, B và C đều đúng.

Câu 30. Chọn phát biểu đúng khi nói về hệ thức Anhstanh giữa năng lượng và khối lượng:

A. Trong vật lí hạt nhân khối lượng của các hạt nhân còn có thể đo bằng đơn vị MeV.

  B. Nếu một vật có khối lượng m thì nó có năng lượng E tỉ lệ với m gọi là năng lượng nghỉ : .

C. 1 kg bất kì chất nào cũng chứa một năng lượng rất lớn bằng 25 triệu kWh.

D. Năng lượng nghỉ và năng lượng thông thường là hai dạng khác biệt nhau, không thể biến đổi qua lại lẫn nhau được.

Câu31 : Hạt nhân đơtêri có khối lượng 2,0136 u . Biết khối lượng của prôtôn là 1,0073 u và khối lượng của nơtrôn là 1,0087 u . Năng lượng liên kết của hạt nhân

A. 0,67 MeV . B.1,86 MeV   C. 2,02 MeV    D. 2,23 MeV .

Câu 32: Hạt nhân phóng xạ và biến thành . Biết = 209,937303u ; = 205,929442u, = 4,001506 u ; u = 1,66055. 10-27 kg . Năng lượng cực đại toả ra hay thu vào của phản ứng trên là

A. E = 5,9196825 MeV B.E = 4,918367 MeV

C. E = 5,9196825 eV D. E = 4,918367 eV                   

Câu 33 : Cho phản ứng hạt nhân : .

Biết mp = 1,007276u ; mNa = 22,983734u ; mNe = 19,986959u ; mα = 4,001506u ;

1u = 931 MeV/c2. Năng lượng tỏa ra trong phản ứng này :

A. 2,370 MeV. B. 3,021 MeV.     C. 1,980 MeV. D. 2,982 MeV

Câu 34 : Bắn phá hạt nhân nhôm bằng hạt α để gây phản ứng theo phương trình : . Cho mAl = 26,97u ; mP = 29,97u ; mα = 4,0015u ; mn = 1,0087u ; 1u = 931 MeV/c2. Bỏ qua động năng của các hạt được tạo thành. Năng lượng tối thiểu để phản ứng xảy ra là :

A. 2,8 MeV. B. 4,48.10-13 J. C. 6,7 MeV. D. 4,66 MeV.

Câu36 : Chọn câu phát biểu đúng về tia .

A. là các nguyên tử Heli bị ion hóa. B. là các electron.

C. là sóng điện từ có bước sóng ngắn. D. là các hạt nhân nguyên tử Hiđrô.

Câu37 : Cho phản ứng hạt nhân . Biết số A-vô-ga-đrô NA = 6,02.1023. Năng lượng tỏa ra khi tổng hợp được 1 g Heli là bao nhiêu ?

A. ΔE = 423,808.103 J. B. ΔE = 503,272.103 J.

C. ΔE = 423,808.109 J. D. ΔE = 503,272.109 J.

Câu 38: Chu kì bán rã T của một chất phóng xạ là khoảng thời gian

A. sau đó, chất ấy mất hoàn toàn tính phóng xạ.

B. bằng quãng thời gian không đổi, sau đó, sự phóng xạ lặp lại như ban đầu.

C. sau đó, số nguyên tử phóng xạ giảm đi một nửa.

D. sau đó, độ phóng xạ của chất đó giảm đi 4 lần.

Câu 39 Điều kiện để có phản ứng dây chuyền là:

A. Phải làm nhanh nơtrôn      B. Hệ số nhân nơtrôn phải nhỏ hơn hoặc bằng 1

C. Khối lượng U235 phải lớn hơn hoặc bằng khối lượng tới hạn

D. Khối lượng U235 phải nhỏ hơn hoặc bằng khối lượng tới hạn

Câu 40: Chọn câu trả lời sai

A. Phản ứng nhiệt hạch là sự tổng hợp các hạt nhân nhẹ thành hạt nhân trung bình

B. Hạt nhân có độ hụt khối càng lớn thì càng kém bền vững

C. Phản ứng phân hạch là phản ứng toả năng lượng

D. Sự phân hạch là hiện tượng một hạt nhân nặng hấp thụ một nơtron chậm và vỡ thành 2 hạt nhân trung bình

Câu 42: Chọn câu trả lời sai

A. Hai hạt nhân rất nhẹ như Hiđrô, hêli kết hợp lại với nhau là phản ứng nhiệt hạch

B. Phản ứng hạt nhân sinh ra các hạt có tổng khối lượng bé hơn khối lượng của các hạt nhân ban đầu là phản ứng toả năng lượng

C. Urani là nguyên tố thường được dùng trong phản ứng phân hạch

D. Phản ứng nhiệt hạch toả năng lượng lớn hơn phản ứng phân hạch

Câu 43: Giả sử sau 3 giờ phóng xạ (kể từ thời điểm ban đầu) số hạt nhân của một đồng vị phóng xạ còn lại bằng 25% số hạt nhân ban đầu. Chu kì bán rã của đồng vị phóng xạ đó bằng :

A. 0,5 giờ. B. 1 giờ. C. 1,5 giờ. D. 2 giờ.

Câu 44: Hằng số phóng xạ và chu kì bán rã T liên hệ nhau bỡi hệ thức

A. T = ln2 B. = T.ln2 C. = T/0,693 D. = - 0,693/T

Câu  45  Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về phản ứng phân hạch?

A. Tạo ra hai hạt nhân có số khối trung bình.

B. Xảy ra do sự hấp thụ nơtrôn chậm.

C. Chỉ xảy ra với hạt nhân nguyên tử .

D. Là phản ứng tỏa năng lượng.

Câu 46:  Ban đầu một mẫu chất phóng xạ có khối lượng m0. Chu kì bán rã của chất này là 3,8 ngày. Sau 15,2 ngày, khối lượng của chất phóng xạ đó còn lại là 2,24 g. Khối lượng m0 là :

A. 35,84 g. B. 5,60 g. C. 8,96 g. D. 17,92 g.

Câu  47:  Côban phóng xạ với chu kì bán rã T = 5,27 năm. Thời gian để 75% khối lượng của một khối chất phóng xạ phân rã hết là :

A. 2,635 năm. B. 2,570 năm. C. 7,905 năm. D. 10,54 năm

Câu 48: Mẫu phóng xạ sau 105 giờ, độ phóng xạ của nó giảm đi 128 lần. Chu kì bán rã của chất phóng xạ

A. 5 giờ.       B. 15 giờ. C. 105 giờ.       D. 735 giờ.

Câu  49: Một lượng chất phóng xạ Radon có chu kì bán rã 3,8 ngày. Độ phóng xạ ban đầu H0 = 1 Ci. Sau 7,6 ngày thì độ phóng xạ của nó bằng

A. 0,25 Ci. B. 0,5 Ci. C. 1 Ci. D. 4 Ci.

 Câu  50:     Cho phản ứng hạt nhân toả năng lượng sau:

Năng lượng toả ra từ phản ứng trên khi tổng hợp được 2g

A. 6,32.1022 MeV. B. 6,32.1023 MeV. C. 1,01.1010 J. D. 1,01.1012 J.

Câu 51: ( Đề thi đại học chính thức của bộ 2011 ) Giả sử trong một phản ứng hạt nhân, tổng khối lượng của các hạt trước phản ứng nhỏ hơn tổng khối lượng các hạt sau phản ứng là 0,02 u. Phản ứng hạt nhân này

A. thu năng lượng 18,63 MeV. B. thu năng lượng 1,863 MeV.

C. tỏa năng lượng 1,863 MeV. D. tỏa năng lượng 18,63 MeV.


A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT

1. Vật chất tồn tại dưới hai dạng: chất và trường

2. Các hạt sơ cấp gồm:

a) Phôtôn

b) Các leptôn ( các hạt nhẹ: có khối lượng từ 0 đến 200me) gồm:

nơtrinô, êlectrôn, pôzitron, mêzôn μ

c) Các hạt hađrôn: gồm các hạt có khối lượng trên 200me

+ Mêzôn л, K ;               + Nuclôn p, n ;   + Hipêron;

3. Mỗi hạt sơ cấp có một phản hạt tương ứng có cùng khối lượng nhưng điện tích trái dấu

4. Các loại tương tác:

 - Tương tác điện từ      - Tương tác mạnh - Tương tác yếu    - Tương tác hấp dẫn

5. Hệ Mặt Trời gồm: Mặt Trời ở trung tâm, 8 hành tinh, rất nhiều các tiểu hành tinh, các sao chổi và thiên thạch. Các thành viên này đều quay xung quanh Mặt Trời dưới tác dụng của lực hấp dẫn.

- Tám hành tinh: Thuỷ tinh, kim tinh, trái đất, hoả tinh, mộc tinh, thổ tinh, thiên vương tinh, hải vương tinh.

6. Các số liệu về Mặt Trời

- Bán kính Mặt Trời: R = 6,96.105km.

- Khối lượng Mặt Trời là :M=2,0.1030kg.

- Nhiệt độ ở bề mặt của Mặt Trời gần 6000K

- Mặt Trời là một quả cầu khí nóng sáng với khoảng 75% là hiđro và 23% là Hêli

- Công suất phát xạ của Mặt Trời 3,9.1026W

- Khoảng cách giữa Mặt Trời và Trái Đất là :D = 150 triệu km.(1 đơn vị thiên văn)

7. Các số liệu của Trái Đất

- Bán kính 6400km                 - Khối lựợng: 5,98.1024 kg

- Chu kì tự quay quanh trục của Trái Đất là 23 giờ 56 phút 4 giây

- Góc nghiêng của trục quay của Trái Đất trên mặt phẳng quỹ đạo là 23o27’

- Có một vệ tinh nhân tạo là Mặt Trăng.

8. Các sao

a. Là một khối khí nóng sáng như Mặt Trời.

b. Nhiệt độ ở trong lòng các sao lên đến hàng chục triệu độ trong đó xảy ra các phản ứng     hạt nhân.

c. Khối lượng của các sao trong khoảng từ 0,1 đến vài chục lần (đa số là 5 lần) khối lượng Mặt Trời.

- Bán kính các sao biến thiên trong khoảng rất rộng.

d. Có những cặp sao có khối lượng tương đương nhau, quay xung quanh một khối tâm chung, đó là những sao đôi.

e. Ngoài ra, còn có những sao ở trạng thái biến đổi rất mạnh.

- Có những sao không phát sáng: punxa và lỗ đen.

f. Ngoài ra, còn có những “đám mây” sáng gọi là các tinh vân.

9. Thiên hà là một hệ thống gồm các sao và các tinh vân

- Đa số các thiên hà có dạng đường xoắn ốc

- Đường kính của thiên hà vào khoảng 100 000 năm ánh sáng

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Người ta phân loại các hạt sơ cấp dựa vào yếu tố nào?

A. Cấu tạo của các hạt sơ cấp B. Khối lượng và đặc tính tương tác

C. Thời gian sống trung bình D. Quá trình xuất hiện

Câu 2: trong phạmvi kích thước và cấu tạo xét trong bài này thì hạt nào cóp thể xem là hạt sơ cấp?

A. hạt nhân heli He4 B. nguyên tử hiđro H1

C. hạt nhân hiđro H1 D. Hạt nhân cacbon C12

Câu 3: phóng xạ β- thuộc loại tương tác nào?

A. Tương tác điện từ B. Tương tác mạnh

C. Tương tác yếu D. Tương tác hấp dẫn

Câu 4:  hạt sơ cấp nào nhẹ nhất hiện nay mà người ta biết đến không kể hạt phôtôn

A. Electron B. Pôzitron C. Mêzôn D. Nơtrinô

Câu 5: Công cụ chủ yếu trong việc nghiên cứu các hạt sơ cấp là gì?

A. Kính hiển vi B. Máy quang phổ C. Máy gia tốc D. Kính lúp

Câu 6: Trong hệ Mặt trời có bao nhiêu hành tinh?

A. 6 B. 7 C. 8 D. 9

Câu 7: hãy chỉ ra cấu trúc không phải là thành viên của một thiên hà?

A. Quaza B. Punxa C. lỗ đen D. Siêu sao mới

Câu 8: Nhiệt độ bề ngoài của Mặt Trời vào khoảng:

A. 3000 K B. 6000 K C. 10000 K D. 30000 K

Câu 9: một đơn vị thiên văn bằng bao nhiêu km?

A. 15 .107 km B. 15.106 km C. 15.105 km D. 15.108km

Câu 10: Đặc điểm của lỗ đen là:

A. hút được các phôtôn ánh sáng và không cho thoát ra ngoài

B. là sao phát sóng điện từ rất mạnh

C. là một loại thiên hà mới được hình thành

D. là một sao phát sáng rất mạnh

Câu 11: Mặt Trời thuộc loại sao nào dưới đây:

A. Sao chất trắng B. Sao kềnh đỏ

C. Sao nơtron D. Sao trung bình giữa chất trắng và kềnh đỏ

Câu 12: Đường kính của một thiên hà vào cỡ:

A. 10000 năm ánh sáng B. 100000 năm ánh sáng

C. 1000000 năm ánh sáng D. 10000000 năm ánh sáng

Câu 13: Trong các hành tinh trong hệ Mặt Trời thì hành tinh nào có khối lượng lớn nhất?

A. Trái Đất B. Mộc tinh C. Thổ tinh D. Hải vương tinh

Câu 14: Trái Đất có bao nhiêu vệ tinh tự nhiên

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 15: Hành tinh nào có bán kính quỹ đạo lớn nhất?

A. Thiên vương tinh B. Hải vương tinh C. Thổ tinh D. Mộc tinh

Câu 16: Trục quay của Trái Đất quanh mình của nó nghiêng trên mặt phẳng quỹ đạo của nó quanh mặt Trời một góc bao nhiêu?

A. 20027 B. 21027’ C. 22027’ D. 23027’

Câu 17: Sao chổi được cấu tạo từ:

A. Các nơtron B. Những tảng đá lớn

C. Khối khí đóng băng lẫn với đá D. Các đám bụi khổng lồ

Câu 18: punxa và lỗ đen có chung đặc điểm là:

A. là các sao phát ra sóng vô tuyến rất mạnh

B. là các sao không phát sáng được cấu tạo từ nơtron

C. có khả năng hút một thiên thể ở gần nó

D. Là các sao rất sáng







Tài liệu ôn tập




LÝ THUYẾT & TRẮC NGHIỆM

VẬT LÝ 11




Giáo viên : Lê Thị Phương Uyên

Điện thoại   :  0935 323 343

Nơi ở           : 21 Nguyễn Dữ - Khuê Trung – Cẩm Lệ - ĐN

A.



A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT

  1. Từ trường.

Xung quanh nam châm và xung quanh dòng điện tồn tại từ trường. Từ trường có tính chất cơ bản là tác dụng lực từ lên nam châm hay lên dòng điện đặt trong nó.

-Vectơ cảm ứng từ là đại lượng đặc trưng cho từ trường về mặt tác dụng lực từ. Đơn vị cảm ứng từ là Tesla (T).

  2. Từ trường của dòng điện trong dây dẫn thẳng, dài đặt trong không khí:

Vectơ cảm ứng từ tại điểm M cách dây dẫn một đoạn r:

- Điểm đặt: Tại điểm M                                            

- Phương: Vuông góc với mặt phẳng (M. I).

- Chiều: Tuân theo quy tắc vặn đinh ốc.           - Độ lớn:

  3. Từ trường tại tâm của dòng điện trong khung dây tròn:

Vectơ cảm ứng từ tại tâm khung dây tròn có:

- Điểm đặt: Tại tâm                                          

- Phương: Vuông góc với mặt phẳng vòng dây.

- Chiều: Theo quy tắc vặn đinh ốc (hoặc vào mặt nam S ra bặt bắc N của vòng dây)

Mắt S: dòng điện cùng chiều kim đồng hồ, mặt N: dòng điện ngược chiều kim đồng hồ

- Độ lớn:              

R là bán kính của khung dây, N là số vòng dây trong khung, I là cường độ dòng điện trong mỗi vòng.

  4. Từ trường của dòng điện trong ống dây:

Vectơ cảm ứng từ tại một điểm trong lòng ống dây

- Điểm đặt: Tại điểm đang xét.                        

- Phương: Vuông góc với mặt phẳng vòng dây

- Chiều: Vào mặt nam(S) ra mặt bắc (N) của ống dây

- Độ lớn:      

n là số vòng dây trên một đơn vị dài của ống.

l chiều dài của ống;       N tổng số vòng dây trên ống

  5. Nguyên lý chồng chất từ trường:                      

Xét trường hợp :                                          

     a. Khí cùng hướng với :         cùng hướng với ,                  B = B1 + B2

     b. Khi ngược hướng với :  .     cùng hướng với

c. Khi              ; hợp với một góc xác định bởi:     

d. Khi B1 = B2         ;                 hợp với một góc

II. Lực từ tác dụng lên dòng điện – lực lorenxơ

1. Lực từ tác dụng lên dây dẫn có dòng điện:    

- Điểm đặt: Tại trung điểm của đoạn MN.

- Phương: Vuông góc với mặt phẳng ()

- Chiều: Xác định theo quy tắc bàn tay trái: Đặt bàn tay trái duỗi thẳng để cho các đường cảm ứng từ hướng vào lòng bàn tay chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa là chiều dòng điện, thì chiều ngón tay cái choãi ra 900 là chiều của lực từ tác dụng lên đoạn dây.

- Độ lớn:       F = BIlsin      là góc hợp bởi đoạn dòng điện và vectơ cảm ứng từ.)

2. Lực từ tác dụng lên hai dòng điện thẳng song song:  

- Điểm đặt: Trung điểm của đoạn dây

- Chiều: Là lực hút nếu dòng điện cùng chiều, lực đẩy nếu hai dòng điện ngược chiều

- Độ lớn:                               r là khoảng cách giữa hai dòng điện.

3. Mômen ngẫu lực từ

Mômen ngẫu lực từ tác dụng lên khung dây có dòng điện:          M = IBS.sin

Trong đó S là diện tích phần mặt phẳng giới hạn bởi khung, là góc hợp bởi vectơ pháp tuyến của khung và vectơ cảm ứng từ

4. Lực Lorenxơ

- Điểm đặt: Tại điện tích                            

- Phương: Vuông góc với mặt phẳng ()

- Chiều: Xác định theo quy tắc bàn tay trái: Đặt bàn tay trái duỗi thẳng sao cho cảm ứng từ đâm xuyên vao lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngón tay là chiều của vận tốc, ngón tay cái choãi ra 900 là chiều của lực lorenxơ nếu q >0, và chiều ngược lại nếu q <0

- Độ lớn:                       

Trong đó q là điện tích của hạt, là góc hợp bởi vectơ vận tốc của hạt và vectơ cảm ứng từ

B. BÀI TẬP TỰ LUẬN

Bài 1: Một đoạn dây dẫn thẳng MN dài 6 (cm) có dòng điện I = 5 (A) đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,5 (T). Lực từ tác dụng lên đoạn dây có độ lớn F = 7,5.10-2(N). Tính góc hợp bởi dây MN và đường cảm ứng từ.                                    ĐS:  300

Bài 2: Dòng điện I = 1 (A) chạy trong dây dẫn thẳng dài. Cảm ứng từ tại điểm M cách dây dẫn 10 (cm) có độ lớn bằng bao nhiêu?                  ĐS:  2.10-6(T)

Bài 3: Một dòng điện thẳng, dài có cường độ 20 (A), cảm ứng từ tại điểm M cách dòng điện 5 (cm) có độ lớn bằng bao nhiêu?                      ĐS:  8.10-5 (T)

Bài 4: Hai dây dẫn thẳng, dài song song cách nhau 32 (cm) trong không khí, dòng điện chạy trên dây 1 là I1 = 5 (A), dòng điện chạy trên dây 2 là I2 = 1 (A) ngược chiều với I1. Điểm M nằm trong mặt phẳng của hai dây và cách đều hai dây. Tính cảm ứng từ tại M.       

ĐS: 7,5.10-6 (T)

Bài 5: Một ống dây dài 50 (cm), cường độ dòng điện chạy qua mỗi vòng dây là 2 (A). cảm ứng từ bên trong ống dây có độ lớn B = 25.10-4 (T).  Tính số vòng dây của ống dây.           

ĐS: 497

Bài 6: Khi tăng đồng thời cường độ dòng điện trong cả hai dây dẫn thẳng song song lên 3 lần thì lực từ tác dụng lên một đơn vị dài dây thay đổi như thế nào?           ĐS:  9 lần

Bài 7: Một khung dây cứng hình chữ nhật có kích thước 2 (cm) x 3 (cm) đặt trong từ trường đều. Khung có 200 vòng dây. Khi cho dòng điện có cường độ 0,2 (A) đi vào khung thì mômen ngẫu lực từ tác dụng vào khung có giá trị lớn nhất là 24.10-4 (Nm). Tính độ lớn cảm ứng từ của từ trường .                                                    ĐS: 0,10 (T)

Bài 8: Tính độ tự cảm của một ống dây dài 30cm, đường kính 2cm, có 1000 vòng dây. Cho biết trong khoảng thời gian 0,01s cường độ dòng điện chạy qua ống dây giảm đều đặn từ 1,5A đến 0. Tính suất điện động cảm ứng trong ống dây.              

ĐS: L ≈ 2,96.10-3H ≈ 3.10-3H ; e = 0,45V.

Bài 9: Tính độ tự cảm của cuộn dây biết sau thời gian Δt = 0,01s, dòng điện trong mạch tăng đều từ 2A đến 2,5A và suất điện động tự cảm là 10V.                   ĐS: L = 0,2H.

Bài 10: Một ống dây dài  = 31,4cm có 100 vòng, diện tích mỗi vòng S = 20cm2, có dòng điện I = 2A chạy qua.                       

a.  Tính từ thông qua mỗi vòng dây.

b. Tính suất điện động tự cảm trong cuộn dây khi ngắt dòng điện trong thời gian Δt=0,1s. Suy ra độ tự cảm của ống dây.                              

ĐS: a. Φ = 1,6.10-5 Wb ; b. e = 0,16V ; L = 0,008H.

Bài 11: Hai dây dẫn thẳng song song dài vô hạn đặt cách nhau d = 14cm trong không khí. Dòng điện chạy trong hai dây là I1 =  I2 = 1,25A. Xác định vecto cảm ứng từ tại M cách mỗi dây r = 25cm trong trường hợp hai dòng điện:

a. Cùng chiều   b. Ngược chiều  

ĐS: a.// O1O2, B = 1,92.10-6T;   b. O1O2, B = 0,56.10-6T

Bài 12: Cuộn dây tròn bán kính R = 5cm (gồm N = 100 vòng dây quấn nối tiếp cách điện với nhau) đặt trong không khí có dòng điện I qua mỗi vòng dây, từ trường ở tâm vòng dây là B = 5.10-4T. Tìm I?                      ĐS: 0,4A

Bài 13: Một dây thẳng chiều dài 18,84cm được bọc bằng một lớp cách điện mỏng và quấn thành một cuộn dây tròn. Cho dòng điện có cường độ I = 0,4A đi qua vòng dây. Tính cảm ứng từ trong vòng dây.                            ĐS: 0,84.10-5 T

Bài 14: Một hạt mang điện tích q = 3,2.10-19C bay vào từ trường đều, cảm ứng từ B = 0,5T. Lúc lọt vào trong từ trường vận tốc hạt là v = 106m/s và vuông góc với . Tính lực Lorenxo tác dụng lên hạt đó.         ĐS: 1,6.10-13N

Bài 15: Một electron bay vào trong từ trường đều, cảm ứng từ B = 1,2T. Lúc lọt vào từ trường, vận tốc của hạt là v0 = 107m/s và vecto làm thành với một góc  = 300. Tính lực Lorenxo tác dụng lên electron đó.               ĐS: 0,96.10-12N

Bài 16:  Xác định lực từ trong các trường hợp sau:






Bài 17: Xác định chiều của vector cảm ứng từ và cực của nam châm trong các hình sau:

                              

Bài 18: Một đoạn dây dẫn có chiều dài l = 15cm, đặt trong từ trường có cảm ứng từ B = 2.10-4 T. Góc giữa dây dẫn và cảm ứng từ là 300. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn I = 10A. Tính lực từ tác dụng vào dây dẫn.                                ĐS: F = 1,5.10-4N

Bài 19: Một dòng điện cường độ I = 0,5A đặt trong không khí

a. Tính cảm ứng từ tại điểm M cách dòng điện 4cm.

b. Cảm ứng từ tại N bằng 10-6 T. Tính khoảng cách từ N đến dòng điện.

ĐS: a. BM = 0,25. 10 – 5 T b. rN = 10cm

Bài 20: Một dòng điện có cường độ 5A chạy trong dây dẫn thẳng, dài. Cảm ứng từ tại điểm M có giá trị là B = 4.10-5T. Hỏi điểm M cách dây một khoảng bằng bao nhiêu?          

ĐS: 2,5cm

Bài 21: Một vòng dây tròn bán kính 5cm, xung quanh là không khí. Dòng điện trong dây có cường độ là I, gây ra từ trường tại tâm vòng tròn có B = 2,5.10-6 T. Tính cường độ dòng điện chạy trong vòng dây ?                                ĐS : 0,2A

Bài 22: Một khung dây tròn bán kính 30cm gồm 10vòng dây. Cường độ dòng điện qua khung là 0,3A. Tính cảm ứng từ tại tâm của khung dây ?              ĐS : 6,28.10-6T

Bài 23: Hai dây dẫn thẳng dài vô hạn d1 ; d2 đặt song song trong không khí cách nhau khoảng 10 cm, có dòng điện cùng chiều I1 = I2 = I = 2,4A đi qua. Tính cảm ứng từ tại:             

a.M cách d1 và d2 khoảng r = 5cm.  

b. N cách d1 20cm và cách d2 10cm.

ĐS : a. BM = 0 ;            b. BN = 0,72.10 – 5 T

Bài 24: Cho hai dòng điện I1, I2 có chiều như hình vẽ,

có cường độ :I1 = I2 = I = 2A ; các khoảng cách từ M đến hai

dòng điện là a = 2cm ; b = 1cm.  Xác định vector cảm ứng từ tại M.       

. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Câu 1:Phương của lực từ tác dụng lên dây dẫn mang dòng điện không có đặc  điểm nào sau đây?

A. Vuông góc với dây dẫn mang dòng điện;    

B. Vuông góc với vectơ cảm ứng từ;

C Vuông góc với mặt  phẳng chứa vectơ cảm ứng từ và dòng điện;    

D. Song song với các đường sức từ.

Câu 2:Một dây dẫn mang dòng điện có chiều từ trái sang phải nằm trong một từ trường có chiều từ dưới lên thì lực từ có chiều

A. từ trái sang phải.    C. từ trong ra ngoài.

B. từ trên xuống dưới. D. từ ngoài vào trong.

Câu 3:Một dây dẫn mang dòng điện được bố trí theo phương nằm ngang, có chiều từ trong ra ngoài. Nếu dây dẫn chịu lực từ tác dụng lên dây có chiều từ  trên xuống dưới thì cảm ứng từ có chiều

A. từ phải sang trái. C. từ trên xuống dưới.

B. từ trái sang phải. D. từ dưới lên trên.

Câu 4:Nếu lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn mang dòng điện tăng 2 lần thì độ lớn cảm ứng từ

A. vẫn không đổi. B. tăng 2 lần. C. tăng 2 lần. D. giảm 2 lần.

Câu 5:Khi độ lớn cảm ứng từ và cường độ dòng điện qua dây dẫn tăng 2 lần  thì độ lớn lực từ tác dụng lên dây dẫn

A. tăng 2 lần.   B. không đổi. C. tăng 4 lần. " D. giảm 2 lần.

Câu 6:Một đoạn dây dẫn dài 1,5 m mang dòng điện 10 A, đặt vuông góc trong một từ trường đều có độ lớn cảm ứng từ 1,2 T. Nó chịu một lực từ tác dụng là

A. 18 N. B. 1,8 N. C. 1800 N. D. 0 N.

Câu 7:Đặt một đoạn dây dẫn thẳng dài 120 cm song song với từ trường đều có độ lớn cảm ứng từ 0,8 T. Dòng điện trong dây dẫn là 20 A thì lực từ có độ lớn là

A. 19,2 N. B. 1920 N. C. 1,92 N. D. 0 N.

Câu 8:Cảm ứng từ sinh bởi dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài không có đặc điểm nào sau đây?

A. Vuông góc với dây dẫn; B. Tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện;

C Tỉ lệ nghịch với khoảng cách từ điểm đang xét đến dây dẫn;             

D. Tỉ lệ thuận với chiều dài dây dẫn.

Câu 9:Cho dây dẫn thẳng dài mang dòng điện. Khi điểm ta xét gần dây hơn 2 lần và cường độ dòng điện tăng 2 lần thì độ lớn cảm ứng từ

A. tăng 4 lần.   B. tăng 2 lần. C. không đổi. D. giảm 4 lần.

Câu 10:Độ lớn cảm ứng từ tại tâm vòng dây dẫn tròn mang dòng điện không  phụ thuộc

A. bán kính  tiết diện dây dây. B. bán kính vòng dây.

C cường độ dòng điện chạy trong dây. D. môi trường xung quanh.

Câu 11:Nếu cường độ dòng điện trong dây tròn tăng 2 lần và đường kính dây tăng 2 lần thì cảm ứng từ tại tâm vòng dây

A. không đổi. B. tăng 4 lần. C. tăng 2 lần. D. giảm 2 lần.

Câu 12:Độ lớn cảm ứng từ sinh bởi dòng điện chạy trong ống dây hình trụ tròn phụ thuộcA. chiều dài ống dây. B. số vòng dây của ống.

C đường kính ống. D. số vòng dây trên một mét chiều dài ống.

Câu 13:Khi cường độ dòng điện giảm 2 lần và đường kính ống dây tăng 2 lần nhưng số vòng dây và chiều dài ống không đổi thì cảm ứng từ sinh bởi dòng án trong ống dây

A. giảm 2 lần. B. không đổi. C. tăng 2 lần. D. tăng 4 lần.

Câu 14:Khi cho hai dây dẫn song song dài vô hạn cách nhau a, mang hai dòng dòng điện cùng độ lớn I nhưng cùng chiều thì cảm ứng từ tại các điểm nằm trong mặt phẳng chứa hai dây và cách đều hai dây có giá trị là

A. 0. B. l0-7.I/a. C. 10-7I/4a. D. 10-7I/2a.

Câu 15:Khi cho hai dây dẫn song song dài vô hạn cách nhau a, mang hai dòng điện cùng độ lớn I và ngược chiều thì cảm ứng từ tại các điểm nằm trong mặt phẳng chứa hai dây và cách đều hai dây có giá trị là

A. 0. B. l0-7.I/a. C. 4.10-7I/a. D. 8.10-7I/a.

Câu 16:Một dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài vô hạn có độ lớn 10 A đặt trong chân không sinh ra một từ trường có độ lớn cảm ứng từ tại điểm cách dây dẫn 50 cm là

A. 4. 10-6 T. B. 2. 10-7/5 T. C. 5. 10-7 T. D. 3.10-7 T.

Câu 17:Một điểm cách một dây dẫn dài vô hạn mang dòng điện 20 cm thì có độ lớn cảm ứng từ 1,2µT. Một điểm cách dây dẫn đó 60cm chỉ có độ lớn cảm ứng là

A. 0,4 µT. B. 0,2 µT. C. 3,6 µT. D. 4,8 µT.

Câu 18:Tại một điểm cách một dây dẫn thẳng dài vô hạn mang dòng điện 5A cảm ứng từ 0,4 µT. Nếu cường độ dòng điện trong dây dẫn tăng thêm 10A  cảm ứng từ tại điểm đó có giá trị là

A. 0,8 µT . B. 1,2 µT . C. 0,2 µT   D. 1,6 µT .

Câu 19:Một dòng điện chạy trong một dây tròn 10 vòng đường kính 20cm với cường độ 10 A thì cảm ứng từ tại tâm các vòng dây là

A. 0,2π mT . B. 0,02π mT . C. 20πµT   D. 0,2mT

Câu 20:Một dây dẫn tròn mang dòng điện 20A, tâm vòng dây có cảm ứng từ  0,4πµT. Nếu dòng điện qua vòng dây giảm 5A so với ban đầu thì cảm ứng từ tại tâm vòng dây là

A. 0,3πµT. B. 0,5πµT. C. 0,2πµT. D. 0,6πµT.

Câu 21:Một ống dây dài 50cm chỉ có 1000 vòng dây mang một dòng điện là 5 A. Độ lớn cảm ứng từ trong lòng ống là

A. 8 πmT B. 4πmT C. 8 mT. D. 4 mT.

Câu 22:Một ống dây được cuốn bằng loại dây tiết diện có bán kính 0,5mm sao cho các vòng sát nhau. Số vòng dây trên một mét chiều dài ống là

A. 1000. C. 5000. B. 2000. D. chưa thể xác định được.

Câu 23:Một ống dây được cuốn bằng loại dây mà tiết diện có bán kính 0,5 mm sao cho các vòng sát nhau. Khi có dòng điện 20 A chạy qua thì độ lớn cảm ứng từ trong lòng ống dây là

A. 4 mT. B. 8 mT. C. 8π mT. D. 4π  mT.

Câu 24:Mét dßng ®iÖn th¼ng dµi v« h¹n I = 10A trong kh«ng khÝ. C¶m øng tõ do nã g©y ra t¹i ®iÓm M c¸ch dßng ®iÖn 5cm b»ng

A. 5.10-5T B. 2.10-5T C. 1.10-5T D. 4.10-5T.

Câu 25:Trong tõ trường do dßng ®iÖn th¼ng dµi g©y ra tại M, tËp hîp nh÷ng ®iÓm cã vect¬ c¶m øng tõ gièng vect¬ c¶m øng tõ t¹i M lµ

A. mét ®iÓm B. mét đường th¼ng C. mét mÆt trô D. hai đường th¼ng

Câu 26:Hai dßng ®iÖn vu«ng gãc cïng cường ®é I = 10A, c¸ch nhau 2cm trong kh«ng khÝ. C¶m øng tõ tæng hîp t¹i ®iÓm c¸ch ®Òu hai d©y mét ®o¹n 1cm b»ng

A. 0 B. 2,83.10-4T C. 2.10-4T D. 2,0.10-4T

Câu 27:T×m ph¸t biÓu sai vÒ c¶m øng tõ cña tõ trường do dßng ®iÖn th¼ng dµi v« h¹n g©y ra t¹i mét ®iÓm.

A. phô thuéc vÞ trÝ ®ang xÐt.            B. phô thuéc cường ®é dßng ®iÖn.

C. phô thuéc m«i trường ®Æt dßng ®iÖn.            D. ®é lín tØ lÖ thuËn víi kho¶ng c¸ch tõ ®iÓm ®ã ®Õn dßng ®iÖn.

Câu 28:T×m ph¸t biÓu sai vÒ c¶m øng tõ cña tõ trường do dßng ®iÖn ch¹y trong vßng d©y trßn g©y ra t¹i tâm:

A. phô thuéc vµo vÞ trÝ ®iÓm ta xÐt. B. phô thuéc vµo cường ®é dßng ®iÖn.

C. phô thuéc vµo b¸n kÝnh dßng ®iÖn.

D. ®é lín lu«n b»ng 2π.10-7I/R nÕu ®Æt trong kh«ng khÝ.

Câu 29:T×m ph¸t biÓu sai vÒ c¶m øng tõ t¹i mét ®iÓm trong lßng èng d©y dµi cã dßng ®iÖn ch¹y qua.

A. phô thuéc vÞ trÝ ®iÓm  xÐt.             

B. §é lín tØ lÖ thuËn víi cường ®é dßng ®iÖn.

C. cã chiÒu tõ cùc nam ®Õn cùc b¾c cña èng d©y.             

C. §é lín phô thuéc sè vßng d©y cña èng d©y.

Câu 30:Mét d©y dÉn th¼ng dµi cã dßng ®iÖn 5A. C¶m øng tõ t¹i M cã ®é lín 4.10-5T. §iÓm M c¸ch d©y mét ®o¹n r b»ng:A. 2,5cm B. 5cm C. 10cm D. 15cm

Câu 31:Mét khung d©y trßn b¸n kÝnh 3,14cm cã 10 vßng d©y. Cường ®é dßng ®iÖn qua mçi vßng d©y lµ 0,1A. C¶m øng tõ t¹i t©m cña khung d©y cã ®é lín:

A. 2.10-3T B. 2.10-4T C. 2.10-5T D. 2.10-6T

Câu 32:Dßng ®iÖn 10A ch¹y trong vßng d©y dÉn trßn cã chu vi 40cm ®Æt trong kh«ng khÝ. C¶m øng tõ t¹i t©m vßng d©y cã ®é lín xÊp xØ

A. 10-5T. B. 10-4T. D. 1,57.10-5T. D. 5.10-5T.

Câu 33:Mét dßng ®iÖn ch¹y trong èng d©y dµi cã sè vßng d©y trªn mét mÐt dµi lµ 4000vßng/mÐt. C¶m øng tõ t¹i mét ®iÓm trong lßng èng d©y b»ng 4.10-3T. Cường ®é dßng ®iÖn qua èng d©y cã gi¸ trÞ b»ng bao nhiªu?

A. 0,4A. B. 0,8A. C. 1,0A. D. 1,2A.

Câu 34:Mét èng d©y dµi 25cm cã 500 vßng d©y cã I = 0,318A ch¹y qua. C¶m øng tõ t¹i mét ®iÓm trong lßng èng d©y cã ®é lín:

A. 4.10-5T B. 4.10-4T C. 8.10-4T  D. 8.10-5T

Câu 35:Hai d©y dÉn th¼ng dµi, song song, c¸ch nhau 10cm. Dßng ®iÖn qua hai d©y ngược chiÒu, cïng cường ®é 10A. C¶m øng tõ t¹i ®iÓm c¸ch ®Òu hai d©y ®o¹n 5cm cã ®é lín:A. 2.10-5T B. 4.10-5T C. 8.10-5T D. 0

Câu 36:Mét èng d©y dµi 20cm cã 1200 vßng d©y. Tõ trường trong lßng èng d©y cã ®é lín 7,5.10-3T. Cường ®é dßng ®iÖn trong èng d©y lµ:

A. 0,2A B. 0,4A C. 0,5A D. 1A

Câu 37:Hai vßng d©y dÉn trßn cã cïng b¸n kÝnh, được ®Æt trong cïng mÆt ph¼ng vµ ®ång t©m. Cường ®é dßng ®iÖn ch¹y trong vßng d©y nµy gÊp ®«i cường ®é dßng ®iÖn ch¹y trong vßng d©y kia. TØ sè ®é lín c¶m øng tõ tæng hîp t¹i t©m hai vßng d©y trong trường hîp hai dßng ®iÖn cïng chiÒu so víi trường hîp hai dßng ®iÖn ngược chiÒu b»ng

A. 2. B. 0,5. C. 3. D. gi¸ trÞ kh¸c.

Câu 38:T×m ph¸t biÓu sai vÒ tương t¸c gi÷a hai dßng ®iÖn th¼ng dµi v« h¹n ®Æt song song trong hk«ng khÝ

A. Hai dßng ®iÖn cïng chiÒu th× hót nhau       

B. lùc t¸c dông lªn mét ®o¹n dßng ®iÖn tØ lÖ víi chiÒu dµi ®o¹n ®ã.

C. lùc tương t¸c gi¶m nÕu kho¶ng c¸ch 2 dßng ®iÖn t¨ng      

D. lùc tương t¸c ®æi chiÒu nÕu hai dßng ®iÖn cïng ®æi chiÒu.

Câu 39:Hai d©y dÉn th¼ng dµi song song c¸ch nhau 4cm. Dßng ®iÖn ch¹y trong hai d©y cã cïng cường ®é I. Lùc tõ t¸c dông lªn mét ®o¹n d©y dµi 20cm cña mçi d©y cã ®é lín 10-4N. Cường ®é I b»ng:

A. 10A B. 25A C. 50A D. 100A.

Câu 40:Lùc tõ do tõ trường ®Òu B = 4.10-3T t¸c dông lªn dßng ®iÖn I = 5A, dµi l = 20cm, ®Æt hîp víi tõ trường gãc 1500 cã ®é lín lµ

A. 2.10-3N B. 5.10-4N C. π.10-4N D. 2π.10-4N


A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT

1. Từ thông

- Xét một đường cong kín ( C ) có diện tích mặt S đặt trong từ trường đều . Dựng vecto pháp tuyến . Gọi α là góc tạo bởi , Từ thông qua mặt S được định nghĩa

Φ = BS cosα

- Đơn vị từ thông là Wb

2. Hiện tượng cảm ứng điện từ

- Hiện tượng cảm ứng điện từ là hiện tượng xuất hiện dòng điện cảm ứng trong một mạch kín khi từ thông qua mạch đó biến thiên

3. Định luật Len xơ về chiều dòng điện cảm ứng

- Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong mạch kín có chiều sao cho từ trường cảm ứng có tác dụng chống lại sự biến thiên của từ thông ban đầu qua mạch kín.

4. Suất điện động cảm ứng

4.1. Định nghĩa

- Suất điện động cảm ứng sinh ra dòng điện cảm ứng trong mạch kín

4.2. Định luật Farađây

- Độ lớn của suất điện động cảm ứng xuất hiện trong mạch kín tỷ lệ với tốc độ biến thiên từ thông qua mạch kín đó

- Công thức : eC =

5. Từ thông riêng của một mạch kín

- Từ thông do từ trường của dòng điện cảm ứng i gây ra gọi là từ thông riêng.

Trong đó:

L: là độ tự cảm của ống dây, chỉ phụ thuộc vào cấu tạo và kích thước của ống dây.

- Độ tự cảm L có đơn vị là Henry kí hiệu là H.

- Độ tự cảm của ống dây

;N: số vòng dây; l: chiều dài của ống dây (m);  S: tiết diện của ống (m2)

6. Hiện tượng tự cảm

6.1. Định nghĩa

- Hiện tượng tự cảm là hiện tượng cảm ứng điện từ xảy ra trong một mạch có dòng điện mà sự biến thiên từ thông qua mạch được gây ra bởi sự biến thiên của cường độ dòng điện trong mạch.

6.2. Suất điện động tự cảm

-  Phát biểu: Suất điện động tự cảm có độ lớn tỉ lệ với tốc độ biến thiên của cường độ dòng điện trong mạch.

-  Biểu thức: chỉ xét độ lớn thì

6.3. Năng lượng từ trường của ống dây         

II. Bài tập

Bài 1. Một vòng dây phẳng giới hạn bởi diện tích S = 5cm2 đặt trong một từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,1T. Mặt phẳng cuộn dây làm thành với véc tơ một góc α = 300. Tính từ  thông qua diện tích S.

Bài 2. Một cuộn dây phẳng có 100 vong, bán kính mỗi vòng dây là 0,1m. Cuộn dây đặt trong từ trường đều và mặt phẳng vòng dây vuông góc với các đường cảm ứng từ. Lúc đầu cảm ứng từ của cuộn dây có giá trị 0,2T. Tìm suất điện động cảm ứng trong cuộn dây nếu trong khoảng thời gian 0,1s:

a. cảm ứng từ của từ trường tăng đều đặn gấp đôi

b. cảm ứng từ của từ trường giảm đều đặn đến không

Bài 3. Một mạch kín hình vuông cạnh a = 10cm đặt vuông góc với một từ trường đều có độ lớn thay đổi theo thời gian. Tính tốc độ biến thiên từ trường, biết cường độ dòng điện cảm ứng qua mạch i = 2A và điện trở mạch r = 5Ω.

Bài 4.Một ống dây dài 50cm, có 1000 vòng dây. Diện tích tiết diện của ống dây là 20cm2. Tính độ tự cảm của ống dây

Bài 5 .Trong một mạch điện có độ tự cảm L = 0,6H có dòng điện giảm đều đặn Từ 0,2A đến 0 trong khoảng thời gian 0,2 phút. Tính suất điện động tự cảm trong mạch trong khoảng thời gian có dòng điện I trong mạch

Bài 6 . Tính độ tự cảm của ống dây dài 30cm có đường kính 2cm, có 1500 vòng dây. Cho biết trong khoảng thời gian 0,01s dòng điện chạy qua ống dây giảm đều từ 1,5A đến không, tính suất điện động cảm ứng trong ống dây.

Bài 7. Một ống dây dài 40cm, bán kính 2cm, có 2000 vòng dây. Tính năng lượng từ trường bên trong ống dây khi có dòng điện 2A chạy qua.

Bài 8. Cho một ống dây dài có độ tự cảm L =0,5H, điện trở thuần R = 2Ω. Khi cho dòng điện có cường độ I chạy qua ống dây thì năng lượng từ trường tích lũy trong ống dây là W = 100J. Tính

a. cường độ dòng điện

b. công suất tỏa nhiệt

DẠNG 1: XÁC ĐỊNH CHIỀU DÒNG ĐIỆN CẢM ỨNG

.PHƯƠNG PHÁP

 -Xác định chiều vectơ cảm ứng từ xuyên qua khung dây.

-Xét từ thông qua khung dây: tăng hay giảm

       + Nếu tăng, Bc ngược chiều B

        + Nếugiảm, Bc cùng chiều B

-Sau khi xác định chiều của Bc, dễ dàng xác định được chiều của ic theo quy tắc nắm bàn tay phải hoặc quy tắc mặt nam , bắc.

 

DẠNG 2: TÍNH TỪ THÔNG

SUẤT ĐIỆN ĐỘNG CẢM ỨNG VÀ CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN CẢM ỨNG

PHƯƠNG PHÁP

  Theo ñònh luaät Len-xô thì trong heä SI suaát ñieän ñoäng caûm öùng ñöôïc vieát döôùi daïng :

  Tröôøng hôïp trong maïch ñieän laø moät khung daây coù N voøng daây thì

Nếu B biến thiên thì

Nếu S biến thiên thì

Nếu α biến thiên thì

Nếu đề bài bắt tính dòng cảm ứng thì ic=ec/R

DẠNG 3: HIỆN TƯỢNG TỰ CẢM

Từ thông riêng:

L: Heä soá töï caûm (Henry: H)

. Suaát ñieän ñoäng töï caûm:   

II. Bài tập

Câu hỏi 1: Hình vẽ nào sau đây xác định đúng chiều dòng điện cảm ứng khi cho nam châm dịch chuyển lại gần hoặc ra xa vòng dây kín:








Câu hỏi 2: Hình vẽ nào sau đây xác định đúng chiều dòng điện cảm ứng khi cho vòng dây dịch chuyển lại gần hoặc ra xa nam châm:





Câu hỏi 3: Hình vẽ nào sau đây xác định đúng chiều dòng điện cảm ứng khi cho nam châm dịch chuyển lại gần hoặc ra xa vòng dây kín:





Câu hỏi 4: Hình vẽ nào sau đây xác định đúng chiều dòng điện cảm ứng khi cho vòng dây dịch chuyển lại gần hoặc ra xa nam châm:






Câu hỏi 5: Hình vẽ nào sau đây xác định đúng chiều dòng điện cảm ứng khi cho nam châm rơi thẳng đứng xuống tâm vòng dây đặt trên bàn:





Câu hỏi 6: Hình vẽ nào sau đây xác định đúng chiều dòng điện cảm ứng ngay khi nam châm đang đặt thẳng đứng tại tâm vòng dây ở trên bàn thì bị đổ:




Câu hỏi 7:Một khung dây phẳng có diện tích 12cm2 đặt trong từ trường đều cảm ứng từ B = 5.10-2T, mặt

phẳng khung dây hợp với đường cảm ứng từ một góc 300. Tính độ lớn từ thông qua khung:

A. 2.10-5Wb   B. 3.10-5Wb C. 4 .10-5Wb    D. 5.10-5Wb   

Câu hỏi 8: Một hình chữ nhật kích thước 3cm 4cm đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 5.10-4T,

véc tơ cảm ứng từ hợp với mặt phẳng một góc 300. Tính từ thông qua hình chữ nhật đó:

A. 2.10-7Wb    B. 3.10-7Wb C. 4 .10-7Wb    D. 5.10-7Wb   

Câu hỏi 9: Một hình vuông cạnh 5cm đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 4.10-4T, từ thông qua

hình vuông đó bằng 10-6Wb. Tính góc hợp bởi véctơ cảm ứng từ và véc tơ pháp tuyến của hình vuông đó:

A. 00    B. 300    C. 450    D. 600

Câu hỏi 10: Một khung dây phẳng diện tích 20cm2 gồm 100 vòng đặt trong từ trường đều B = 2.10-4T,

véc tơ cảm ứng từ hợp với mặt phẳng khung một góc 300. Người ta giảm đều từ trường đến không

trong khoảng thời gian 0,01s. Tính suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung trong thời gian từ

trường biến đổi: A. 10-3V    B. 2.10-3V    C. 3.10-3V    D. 4.10-3V   

Câu hỏi 11: Một khung dây cứng phẳng diện tích 25cm2 gồm 10 vòng dây, đặt trong từ trường đều, mặt phẳng khung vuông góc với các đường cảm ứng từ. Cảm ứng từ biến thiên theo thời gian như đồ thị hình vẽ. Tính độ biến thiên của từ thông qua khung dây kể từ t = 0 đến t = 0,4s:

A. ΔΦ = 4.10-5Wb   B. ΔΦ = 5.10-5Wb  C. ΔΦ = 6.10-5Wb   D.ΔΦ = 7.10-5Wb

Câu hỏi 12: Một khung dây cứng phẳng diện tích 25cm2 gồm 10 vòng dây, đặt trong từ trường đều, mặt phẳng khung vuông góc với các đường cảm ứng từ. Cảm ứng từ biến thiên theo thời gian như đồ thị hình vẽ. Tính suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung kể từ t = 0 đến t = 0,4s:

A. 10-4V    B. 1,2.10-4V   C. 1,3.10-4V   D. 1,5.10-4V  

Câu hỏi 13: Một vòng dây phẳng có diện tích 80cm2 đặt trong từ trường đều B = 0,3.10-3T véc tơ cảm

ứng từ vuông góc với mặt phẳng vòng dây. Đột ngột véc tơ cảm ứng từ đổi hướng trong 10-3s. Trong Thời gian đó suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung là:

A. 4,8.10-2V   B. 0,48V    C. 4,8.10-3V    D. 0,24V

Câu hỏi 14: Dòng điện Phucô là:

A. dòng điện chạy trong khối vật dẫn  

B. dòng điện cảm ứng sinh ra trong mạch kín khi từ thong qua mạch biến thiên.

C. dòng điện cảm ứng sinh ra trong khối vật dẫn khi vật dẫn chuyển động trong từ trường

D. dòng điện xuất hiện trong tấm kim loại khi nối tấm kim loại với hai cực của nguồn điện

Câu hỏi 15: Chọn một đáp án sai  khi nói về dòng điện Phu cô:

A. nó gây hiệu ứng tỏa nhiệt   

B. trong động cơ điện chống lại sự quay của động cơ làm giảm công suất của động cơ

C. trong công tơ điện  có tác dụng làm cho đĩa ngừng quay nhanh khi khi ngắt thiết bị dùng điện

D. là dòng điện có hại

Câu hỏi 16: Chọn một đáp án sai khi nói về dòng điện Phu cô:

A. Hiện tượng xuất hiện dòng điện Phu cô thực chất là hiện tượng cảm ứng điện từ

B. chiều của dòng điện Phu cô cũng được xác định bằng định luật Jun – Lenxơ

C. dòng điện Phu cô trong lõi sắt của máy biến thế là dòng điện có hại

D. dòng điện Phu cô có tính chất xoáy

Câu hỏi 17: Đơn vị của từ thông là:

A. vêbe(Wb)    B. tesla(T)    C. henri(H)   D. vôn(V)

Câu hỏi 18: Một vòng dây diện tích S đặt trong từ trường có cảm ứng từ B, mặt phẳng khung dây hợp với đường sức từ góc α. Góc α bằng bao nhiêu thì từ thong qua vòng dây có giá trị Φ = BS/:

A. 1800    B. 600    C. 900   D. 450

Câu hỏi 19: Theo định luật Lenxơ, dòng điện cảm ứng:

A. xuất hiện khi trong quá trình mạch kín chuyển động luôn có thành phần vận tốc song song với đường sức từ

B. xuất hiện khi trong quá trình mạch kín chuyển động luôn có thành phần vận tốc vuông góc với đường sức từ

C. có chiều sao cho từ trường của nó chống lại nguyên nhân sinh ra nó

D. có chiều sao cho từ trường của nó chống lại nguyên nhân làm mạch điện chuyển động

Câu hỏi 20: Nếu một vòng dây quay trong từ trường đều, dòng điện cảm ứng:

A. đổi chiều sau mỗi vòng quay           B. đổi chiều sau mỗi nửa vòng quay  

C. đổi chiều sau mỗi một phần tư vòng quay   D. không đổi chiều

Câu hỏi 21: Một khung dây hình chữ nhật chuyển động song song với dòng điện thẳng

dài vô hạn như hình vẽ. Dòng điện cảm ứng trong khung:

A. có chiều ABCD    B. có chiều ADCB    C. cùng chiều với I D. bằng không

Câu hỏi 22: Một cuộn dây có 400 vòng điện trở 4Ω, diện tích mỗi vòng là 30cm2 đặt cố định trong từ trường đều, véc tơ cảm ứng từ vuông góc với mặt phẳng tiết diện cuộn dây. Tốc độ biến thiên cảm ứng từ qua mạch là bao nhiêu để cường độ dòng điện trong mạch là 0,3A:

A. 1T/s    B. 0,5T/s   C. 2T/s   D. 4T/s

Câu hỏi 23: Một vòng dây dẫn tròn có diện tích 0,4m2 đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,6T, véc tơ cảm ứng từ vuông góc với mặt phẳng vòng dây. Nếu cảm ứng từ tăng đến 1,4T trong thời gian 0,25s thì suất điện động cảm ứng xuất hiện trong vòng dây là:

A. 1,28V    B. 12,8V    C. 3,2V    D. 32V

Câu hỏi 24: Một vòng dây dẫn tròn có diện tích 0,4m2 đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,6T có chiều như hình vẽ. Nếu cảm ứng từ tăng đến 1,4T trong thời gian 0,25s thì chiều dòng điện cảm ứng trong vòng dây là:

A. theo chiều kim đồng hồ   B. ngược chiều kim đồng hồ

C. không có dòng điện cảm ứng  

D. chưa xác định được chiều dòng điện, vì phụ thuộc vào cách chọn chiều véc tơ pháp tuyến của vòng dây

Câu hỏi 25: Từ thông qua một mạch điện phụ thuộc vào:

A. đường kính của dây dẫn làm mạch điện   B. điện trở suất của dây dẫn

C. khối lượng riêng của dây dẫn   D. hình dạng và kích thước của mạch điện




Câu hỏi 26: Hình vẽ nào xác định đúng chiều dòng điện cảm ứng trong đoạn dây dẫn chuyển động trong từ trường:






Câu hỏi 27: Hình vẽ nào xác định đúng chiều dòng điện cảm ứng trong đoạn dây dẫn chuyển động trong từ trường:






Câu hỏi 28: Hình vẽ nào xác định đúng chiều dòng điện cảm ứng trong đoạn dây dẫn chuyển động trong từ trường:







Câu hỏi 29: Hình vẽ nào xác định đúng chiều dòng điện cảm ứng trong đoạn dây dẫn chuyển động trong từ trường,

biết dây dẫn vuông góc với mặt phẳng hình vẽ:





Câu hỏi 30: Dòng điện qua một ống dây không có lõi sắt biến đổi đều theo thời gian, trong 0,01s cường độ dòng điện tăng đều từ 1A đến 2A thì suất điện động tự cảm trong ống dây là 20V. Tính hệ số tự cảm của ống dây và độ biến thiên năng lượng của từ trường trong ống dây:

A. 0,1H; 0,2J    B. 0,2H; 0,3J   C. 0,3H; 0,4J   D. 0,2H; 0,5J

Câu hỏi 31: Một ống dây dài 50cm có 2500 vòng dây, đường kính của ống bằng 2cm. Một dòng điện biến đổi đều theo thời gian chạy qua ống dây trong 0,01s cường độ dòng điện tăng từ 0 đến 1,5A. Tính suất điện động tự cảm trong ống dây:

A. 0,14V   B. 0,26V    C. 0,52V    D. 0,74V

Câu hỏi 32: Đáp án nào sau đây là sai : suất điện động tự cảm có giá trị lớn khi:

A. độ tự cảm của ống dây lớn    B. cường độ dòng điện qua ống dây lớn  

C. dòng điện giảm nhanh D. dòng điện tăng nhanh

Câu hỏi 33: Cho mạch điện như hình vẽ. Chọn đáp án sai: Khi đóng khóa K thì:

A. đèn (1) sáng ngay lập tức, đèn (2) sáng từ từ

B. đèn (1) và đèn (2) đều sáng lên ngay

C. đèn (1) và đèn (2) đều sáng từ từ  

D. đèn (2) sáng ngay lập tức, đèn (1) sáng từ từ

Câu hỏi 34: Một cuộn dây có độ tự cảm L = 30mH, có dòng điện chạy qua biến thiên đều đặn 150A/s thì suất điện động tự cảm xuất hiện có giá trị :

A. 4,5V    B. 0,45V   C. 0,045V    D. 0,05V

Câu hỏi 35: Một ống dây dài 50cm tiết diện ngang của ống là 10cm2 gồm 100 vòng. Hệ số tự cảm của ống dây là:

A. 25µH   B. 250µH   C. 125µ    D. 1250µH

Câu hỏi 36: Dòng điện chạy trong mạch giảm từ 32A đến 0 trong thời gian 0,1s. Suất điện động tự cảm xuất hiện trong mạch là 128V. Hệ số tự cảm của mạch là:

A. 0,1H   B. 0,2H   C. 0,3H   D. 0,4H

Câu hỏi 37: Dòng điện trong cuộn tự cảm giảm từ 16A đến 0 trong 0,01s, suất điện động tự cảm trong cuộn đó có giá trị trung bình 64V. Độ tự cảm của mạch đó có giá trị:

A. 0,032H    B. 0,04H   C. 0,25H   D. 4H

Câu hỏi 38: Một cuộn cảm có độ tự cảm 0,1H, trong đó có dòng điện biến thiên đều 200A/s thì suất điện động tự cảm xuất hiện có giá trị:

A. 10V   B. 20V   C. 0,1kV   D. 2kV

Câu hỏi 39: Một ống dây gồm 500 vòng có chiều dài 50cm, tiết diện ngang của ống là 100cm2. Lấy π = 3,14; hệ số tự cảm của ống dây có giá trị:

A. 15,9mH   B. 31,4mH   C. 62,8mH D. 6,28mH



A. TÓM TẮT LÍ THUYẾT

I. Hieän töôïng khuùc xaï aùnh saùng

Hieän töôïng khuùc xaï aùnh saùng laø hieän töôïng khi aùnh saùng truyeàn qua maët phaân caùch giöõa hai moâi tröôøng trong suoát, tia saùng bò beû gaõy khuùc (ñoåi höôùng ñoät ngoät) ôû maët phaân caùch.

2. Ñònh luaät khuùc xaï aùnh saùng

+ Tia khuùc xaï naèm trong maët phaúng tôùi vaø ôû beân kia phaùp tuyeán so vôùi tia tôùi. (Hình 33)

+ Ñoái vôùi moät caëp moâi tröôøng trong suoát nhaát ñònh thì tæ soá giöõa sin cuûa goùc tôùi (sini) vôùi sin cuûa goùc khuùc xaï (sinr) luoân luoân laø moät soá khoâng ñoåi. Soá khoâng ñoåi naøy phuï thuoäc vaøo baûn chaát cuûa hai moâi tröôøng vaø ñöôïc goïi laø chieát suaát tæ ñoái cuûa moâi tröôøng chöùa tia khuùc xaï (moâi tröôøng 2) ñoái vôùi moâi tröôøng chöùa tia tôùi (moâi tröôøng 1); kí hieäu laø n21.

Bieåu thöùc: =  n21

+ Neáu n21  > 1 thì goùc khuùc xaï nhoû hôn goùc tôùi. Ta noùi moâi tröôøng (2) chieát quang keùm moâi tröôøng (1).

+ Neáu n21  < 1 thì goùc khuùc xaï lôùn hôn goùc tôùi. Ta noùi moâi tröôøng (2) chieát quang hôn moâi tröôøng (1).

+ Neáu i = 0 thì r = 0: tia saùng chieáu vuoâng goùc vôùi maët phaân caùch seõ truyeàn thaúng.

+ Neáu chieáu tia tôùi theo höôùng KI thì tia khuùc xaï seõ ñi theo höôùng IS (theo nguyeân lí veà tính thuaän nghòch cuûa chieàu truyeàn aùnh saùng).

Do ñoù, ta coù .

3. Chieát suaát tuyeät ñoái

– Chieát suaát tuyeät ñoái cuûa moät moâi tröôøng laø chieát suaát cuûa noù ñoái vôùi chaân khoâng.

– Vì chieát suaát cuûa khoâng khí xaáp xæ baèng 1, neân khi khoâng caàn ñoä chính xaùc cao, ta coù theå coi chieát suaát cuûa moät chaát ñoái vôùi khoâng khí baèng chieát suaát tuyeät ñoái cuûa noù.

– Giöõa chieát suaát tæ ñoái n21 cuûa moâi tröôøng 2 ñoái vôùi moâi tröôøng 1 vaø caùc chieát suaát tuyeät ñoái n2 vaø n1 cuûa chuùng coù heä thöùc:

– Ngoaøi ra, ngöôøi ta ñaõ chöùng minh ñöôïc raèng:

Chieát suaát tuyeät ñoái cuûa caùc moâi tröôøng trong suoát tæ leä nghòch vôùi vaän toác truyeàn aùnh saùng trong caùc moâi tröôøng ñoù:

Neáu moâi tröôøng 1 laø chaân khoâng thì ta coù: n1  = 1   vaø v1  =  c = 3.108 m/s

Keát quaû laø: = hay v2 = .

– Vì vaän toác truyeàn aùnh saùng trong caùc moâi tröôøng ñeàu nhoû hôn vaän toác truyeàn aùnh saùng trong chaân khoâng, neân chieát suaát tuyeät ñoái cuûa caùc moâi tröôøng luoân luoân lôùn hôn 1.

YÙ nghóa cuûa chieát suaát tuyeät ñoái

Chieát suaát tuyeät ñoái cuûa moâi tröôøng trong suoát cho bieát vaän toác truyeàn aùnh saùng trong moâi tröôøng ñoù nhoû hôn vaän toác truyeàn aùnh saùng trong chaân khoâng bao nhieâu laàn.


II. HIEÄN TÖÔÏNG PHAÛN XAÏ TOAØN PHAÀN VAØ NHÖÕNG ÑIEÀU KIEÄN ÑEÅ HIEÄN TÖÔÏNG XAÛY RA.

1. Hieän töôïng phaûn xaï toaøn phaàn

Hieän töôïng phaûn xaï toaøn phaàn laø hieän töôïng maø trong ñoù chæ toàn taïi tia phaûn xaï maø khoâng coù tia khuùc xaï.

2. Ñieàu kieän ñeå coù hieän töôïng phaûn xaï toaøn phaàn

– Tia saùng truyeàn theo chieàu töø moâi tröôøng coù chieát suaát lôùn sang moâi tröôøng coù chieát suaát nhoû hôn. (Hình 34)

– Goùc tôùi lôùn hôn hoaëc baèng goùc giôùi haïn phaûn xaï toaøn phaàn (i gh).

3. Phaân bieät phaûn xaï toaøn phaàn vaø phaûn xaï thoâng thöôøng

Gioáng nhau

– Cuõng laø hieän töôïng phaûn xaï, (tia saùng bò haét laïi moâi tröôøng cuõ).

– Cuõng tuaân theo ñònh luaät phaûn xaï aùnh saùng .

Khaùc nhau

– Hieän töôïng phaûn xaï thoâng thöôøng xaûy ra khi tia saùng gaëp moät maët phaân caùch hai moâi tröôøng vaø khoâng caàn theâm ñieàu kieän gì.

Trong khi ñoù, hieän töôïng phaûn xaï toaøn phaàn chæ xaûy ra khi thoûa maõn hai ñieàu kieän treân.

– Trong phaûn xaï toaøn phaàn, cöôøng ñoä chuøm tia phaûn xaï baèng cöôøng ñoä chuøm tia tôùi. Coøn trong phaûn xaï thoâng thöôøng, cöôøng ñoä chuøm tia phaûn xaï yeáu hôn chuøm tia tôùi.

4. Laêng kính phaûn xaï toaøn phaàn

Laêng kính phaûn xaï toaøn phaàn laø moät khoái thuûy tinh hình laêng truï coù tieát dieän thaúng laø moät tam giaùc vuoâng caân

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. Víi mét tia s¸ng ®¬n s¾c, chiÕt suÊt tuyÖt ®èi cña n­íc lµ n1, cña thuû tinh lµ n2. ChiÕt suÊt tØ ®èi khi tia s¸ng ®ã truyÒn tõ n­íc sang thuû tinh lµ:

A. n21 = n1/n2 B. n21 = n2/n1 C. n21 = n2 – n1 D. n12 = n1 – n2

2. Mét ng­êi nh×n hßn sái d­íi ®¸y mét bÓ n­íc thÊy ¶nh cña nã d­êng nh­ c¸ch mÆt n­íc mét kho¶ng 1,35 (m), chiÕt suÊt cña n­íc lµ n = 4/3. §é s©u cña bÓ lµ:

A. h = 90 (cm) B. h = 10 (dm) C. h = 15 (dm) D. h = 1,8 (m)

3. Mét b¶n hai mÆt song song cã bÒ dµy 6 (cm), chiÕt suÊt n = 1,5 ®­îc ®Æt trong kh«ng khÝ. §iÓm s¸ng S c¸ch b¶n 20 (cm). ¶nh S’ cña S qua b¶n hai mÆt song song c¸ch S mét kho¶ng

A. 1 (cm). B. 2 (cm). C. 3 (cm). D. 4 (cm).

4. Cho chiÕt suÊt cña n­íc n = 4/3. Mét ng­êi nh×n mét hßn sái nhá S m»n ë ®¸y mét bÓ n­íc s©u 1,6 (m) theo ph­¬ng gÇn vu«ng gãc víi mÆt n­íc, thÊy ¶nh S’ n»m c¸ch mÆt n­íc mét kho¶ng b»ng

A. 1,2 (m) B. 80 (cm) C. 90 (cm) D. 1,6 (m)

5. Một laêng kính thuyû tinh có góc lệch cực tiểu bằng goùc chieát quang A. Biết A = 900 . Chiết suất của lăng kính là

        A. n = 1,5.                           B.                  C.                    D. n = 1,6

6.  Trong hiện tượng khúc xạ

       A. Mọi tia sáng truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt đều bị đổi hướng.

       B. Góc khúc xạ luôn nhỏ hơn góc tới.

       C. Khi ánh sáng truyền từ môi trường chiết quang kém sang môi trường chiết quang hơn thì

góc khúc xạ lớn hơn góc tới

       D. Khi ánh sáng truyền từ môi trường chiết quang kém sang môi trường chiết quang hơn thì góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới

7. Nêu biết chiết suất tuyệt đối của nước là n1 , chiết suất tuyệt đối của thuỷ tinh là n2 đối với một tia sáng đơn sắc thì chiết suất tương đối khi tia sáng đó truyền từ nứơc sang thuỷ tinh bằng bao nhiêu?

       A.               B.                 C. n21=n2 – n1                  D.

9. Goùc giôùi haïn cuûa tia saùng phaûn xaï toaøn phaàn khi töø moâi tröôøng nöôùc ñeán maët thoaùng vôùi khoâng khí laø :

        A. 41o48’.              B. 48o35’. C. 62o44’.         D. 38o26’.

10. Tia saùng ñi töø thuyû tinh (n1=3/2) ñeán maët phaân caùch vôùi nöôùc(n2=4/3). Ñieàu kieän cuûa goùc tôùi I ñeå coù tia ñi vaøo nöôùc laø

        A. i 62o44’.             B. i < 62o44’. C. i < 41o48’. D. i < 48o35’.

11. Mét b¶n hai mÆt song song cã bÒ dµy 6 (cm), chiÕt suÊt n = 1,5 ®­îc ®Æt trong kh«ng khÝ. §iÓm s¸ng S c¸ch b¶n 20 (cm). ¶nh S’ cña S qua b¶n hai mÆt song song c¸ch b¶n hai mÆt song song mét kho¶ng

         A. 10 (cm). B. 14 (cm). C. 18 (cm). D. 22(cm).

12. Mét ng­êi nh×n xuèng ®¸y mét chËu n­íc (n = 4/3). ChiÒu cao cña líp n­íc trong chËu lµ 20 (cm). Ng­êi ®ã thÊy ®¸y chËu d­êng nh­ c¸ch mÆt n­íc mét kho¶ng b»ng

        A. 10 (cm) B. 15 (cm) C. 20 (cm) D. 25 (cm)

13. Mét tia s¸ng chiÕu th¼ng gãc ®Õn mÆt bªn thø nhÊt cña l¨ng kÝnh cã gãc chiÕt quang A = 300. Gãc lÖch gi÷a tia lã vµ tia líi lµ D = 300. ChiÕt suÊt cña chÊt lµm l¨ng kÝnh lµ

        A. n = 1,82. B.  n = 1,41. C. n = 1,50. D.n = 1,73.

14. Ph¸t biÓu nµo sau ®©y lµ ®óng?

        A. Khi tia s¸ng ®i qua l¨ng kÝnh cã gãc lÖch cùc tiÓu th× gãc lã i’ cã gi¸ trÞ bÐ nhÊt.

        B. Khi tia s¸ng ®i qua l¨ng kÝnh cã gãc lÖch cùc tiÓu th× gãc tíi i cã gi¸ trÞ bÐ nhÊt.

       C. Khi tia s¸ng ®i qua l¨ng kÝnh cã gãc lÖch cùc tiÓu th× gãc lã i’ b»ng gãc tíi i.

       D. Khi tia s¸ng ®i qua l¨ng kÝnh cã gãc lÖch cùc tiÓu th× gãc lã i’ b»ng hai lÇn gãc tíi i.

15. Mét tia s¸ng chiÕu ®Õn mÆt bªn cña l¨ng kÝnh cã gãc chiÕt quang A = 600, chiÕt suÊt chÊt lµm l¨ng kÝnh lµ n = . Gãc lÖch cùc tiÓu gi÷a tia lã vµ tia tíi lµ:

         A. Dmin = 300. B. Dmin = 450. C. Dmin = 600. D. Dmin = 750.

16. Mét ®iÓm s¸ng S  n»m trong chÊt láng (chiÕt suÊt n), c¸ch mÆt chÊt láng mét kho¶ng 12 (cm), ph¸t ra chïm s¸ng hÑp ®Õn gÆp mÆt ph©n c¸ch t¹i ®iÓm I víi gãc tíi rÊt nhá, tia lã truyÒn theo ph­¬ng IR. §Æt m¾t trªn ph­¬ng IR nh×n thÊy ¶nh ¶o S’ cña S d­êng nh­ c¸ch mÆt chÊt láng mét kho¶ng 10 (cm). ChiÕt suÊt cña chÊt láng ®ã lµ

           A. n = 1,12 B. n = 1,20 C. n = 1,33 D. n = 1,40

17. Mét chËu n­íc chøa mét líp n­íc dµy 24 (cm), chiÕt suÊt cña n­íc lµ n = 4/3. M¾t ®Æt trong kh«ng khÝ, nh×n gÇn nh­ vu«ng gãc víi mÆt n­íc sÏ thÊy ®¸y chËu d­êng nh­ c¸ch mÆt n­íc mét ®o¹n b»ng

         A. 6 (cm). B. 8 (cm). C. 18 (cm). D. 23 (cm).

18. Mét ngän ®Ìn nhá S ®Æt ë ®¸y mét bÓ n­íc (n = 4/3), ®é cao mùc n­íc h = 60 (cm). B¸n kÝnh r bÐ nhÊt cña tÊm gç trßn næi trªn mÆt n­íc sao cho kh«ng mét tia s¸ng nµo tõ S lät ra ngoµi kh«ng khÝ lµ:

         A. r = 49 (cm). B. r = 53 (cm). C. r = 55 (cm). D. r = 51 (cm).

19. ChiÕu mét chïm s¸ng song song tíi l¨ng kÝnh. T¨ng dÇn gãc tíi i tõ gi¸ trÞ nhá nhÊt th×

       A. gãc lÖch D t¨ng theo i. B. gãc lÖch D gi¶m dÇn.

       C. gãc lÖch D t¨ng tíi mét gi¸ trÞ x¸c ®Þnh råi gi¶m dÇn.

       D. gãc lÖch D gi¶m tíi mét gi¸ trÞ råi t¨ng dÇn.

20. Tia s¸ng ®i tõ thuû tinh (n1 = 1,5) ®Õn mÆt ph©n c¸ch víi n­íc (n2 = 4/3). §iÒu kiÖn cña gãc tíi i ®Ó kh«ng cã tia khóc x¹ trong n­íc lµ:

        A. i ≥ 62044’. B. i < 62044’. C. i < 41048’. D. i < 48035’.



  1. Tóm tắt lý thuyết:    

I. LĂNG KÍNH.

1. Cấu tạo của lăng kính.

          Lăng kính là một khối chất trong suốt, đồng chất ( thủy tinh, nhựa…), thường có dạng lăng trụ tam giác.

* Lăng kính được đặc trưng bởi:

+ Góc chiết quang A.

+ Chiết suất n.

2. Đường truyền của tia sáng qua lăng kính.

a. Tác dụng tán sắc ánh sáng trắng.

Khi chiếu ánh sáng trắng qua lăng kính thì lăng kính sẽ tách chùm sáng trắng thành nhiều chùm sáng có màu sắc khác nhau.

b. Đường truyền của tia sáng đơn sắc qua lăng kính.

- Một tia sáng đơn sắc bất kỳ khi truyền qua lăng kính bao giờ cũng lệch về phía đáy của lăng kính.

- Góc tạo bởi tia ló và tia tới gọi là góc lệch D.

3. Các công thức tính lăng kính:

         a. Tại mặt bên AB:    sini1 = nsinr1

         b. Tại mặt bên AC:   sini2 = nsinr2

         c. Góc chiết quang:   A = r1 + r2.

          d. Góc lệch:              D = i1 + i2 – A.

* Chú ý:  Nếu góc tới i1, A nhỏ (<100) thì:

                           i1 = nr1 i2 = nr2

                          A = r1 + r2. D = ( n – 1)A

*Trường hợp góc lệch D đạt giá trị cực tiểu, lúc này tia tới và tia ló đối xứng nhau qua mặt phân giác của góc A.

                            i1 = i2, r1 = r2 =

                          Dmin = 2i - A

                           sini = nsinr

                                  

* Điều kiện để có tia ló:

             -Đối với góc chiết quang.                       với

             - Đối với góc tới:

             Ta có điều kiện để có tia ló.

                               

                              

4. Công dụng của lăng kính:

a. Máy quang phổ:

Máy có tác dụng phân tích ánh sáng từ nguồn phát ra thành các thành phần đơn sắc. Lăng kính là bộ phận chính của máy quang phổ.

b. Lăng kính phản xạ toàn phần:

Là lăng kính có tiết diện thẳng là một tam giác vuông cân. Có tác dụng tạo ảnh thuận chiều ( ống nhòm, máy ảnh).

II. THẤU KÍNH MỎNG.

1. Định nghĩa:

Thấu kính là một khối trng suốt ( thuỷ tinh hoặc nhựa…) giới hạn bởi hai mặt cong hoặc bởi một mặt cong và một mặt phẳng.

2. Phân loại

- Hai mặt cầu lồi, một lồi một lõm, một phẳng một lồi: thấu kính hội tụ

- Hai mặt cầu lõm, một lồi một lõm, một phẳng một lõm: thấu kính phân kỳ.

- Thấu kính lồi: là thấu kính rìa mỏng

- Thấu kính lõm: là thấu kính rìa dày.

Chú ý: Trong không khí

Thấu kính lồi là thấu kính hội tụ, thấu kính lõm là thấu kính phân kỳ.

3. Khảo sát thấu kính hội tụ:

a. Quang tâm, tiêu điểm, tiêu diện,

* Quang tâm O:

Mọi tia tới qua quang tâm O và vuông góc với mặt thấu kính đều truyền thẳng.

* Trục chính: là đường thẳng đi qua quang tâm O và vuông góc với mặt thấu kính.

* Trục phụ: Là đường thẳng bất kỳ qua quang tâm O.

b. Tiêu điểm:

* Chiếu chúm tia tới song song đến thấu kính hội tụ các tia ló sẽ hội tụ tại một điểm trên trục của thấu kính. Điểm đó gọi là tiêu điểm ảnh.

- Nếu là trục chính, gọi là tiêu điểm ảnh chính, kí hiệu là F.

- Nếu là trục chính, gọi là tiêu điểm ảnh phụ, kí hiệu là Fn (n = 1,2,3…)

Các tiêu điểm ảnh đều hứng được trên màn đó là tiêu điểm ảnh thật.

* Trên mỗi trục của thấu kính hội tụ còn có một điểm mà chùm tia xuất phát từ đó sẽ cho chùm tia ló song song. Đó là tiêu điểm vật.

- Nếu là trục chính, gọi là tiêu điểm vật chính, kí hiệu là F.

- Nếu là trục chính, gọi là tiêu điểm vật phụ, kí hiệu là Fn (n = 1,2,3…).

* Tiêu điểm ảnh chính và tiêu điểm vật chính đối xúng nhau qua quang tâm O. Vị trí của chúng tùy thuộc vào chiều truyền của ánh sáng.

c. Tiêu diện:

- Là mặt phẳng vuông góc với trục chính và đi qua tiêu điể chính.

- Tiêu diện sẽ chứa tất cả các tiêu điểm.

- Có hai loại tiêu diện tiêu diện ảnh và tiêu diện vật.

d. Tiêu cự, độ tụ:

* Tiêu cự:

    n: chiết suất của thấu kính.

    n: chiết suất môi trường bao quanh thấu kính.

R1. R2: Bán kính mặt cong thấu kính.

Nếu R < 0: bán kính lõm.

Nếu R > 0: bán kính lồi.

Nêu : mặt phẳng.

Quy ước:

f > 0 đối với thấu kính hội tụ.

  * Độ tụ:

        f tiêu cự (m).

       D: độ tụ (đp).

4. Khảo sát thấu kính phân kì.

- Quang tâm O của thấu kính phân kỳ có tính chất giống như thấu kính hội tụ.

- Tiêu điểm và tiêu diện của thấu kính phân kỳ cũng được xác định giống như thấu kính hội tụ. Điểm khác biệt là chúng đều ảo, được kéo dài bởi đường kéo dài của tia sáng.

- Tiêu cự và độ tụ của thấu kính phân kì có giá trị âm.

5. Sự tạo ảnh bởi thấu kính.

a. Khái niệm ảnh và vật trong quang học.

* Định nghĩa ảnh điểm: Ảnh điểm là điểm đồng quy của chùm tia ló hay đường kéo dài của chúng.

- Ảnh điểm là thật nếu chùm tia ló là chùm hội tụ.

- Ảnh điểm là ảo nếu chùm tia ló là chùm phân kì.

* Định nghĩa vật điểm: vật điểm là điểm đồng quy của chùm tia tới hay đường kéo dài của chúng.

- Vật điểm là thật nếu chùm tia tới là chùm phân kì.

- Vật điểm là ảo nếu chùm tia toiứ là chùm hội tụ.

b. Cách dựng ảnh tạo bởi thấu kính:

* Vật điểm nằm ngoài trục chính:

Ta dùng 2 trong 3 tia:

- Tia tới qua quang tâm O thì tia ló truyền thẳng.

- Tia tới song song với trục chính thì tia ló đi qua tiêu điểm ảnh chính F ( Hoặc đường kéo dài đi qua F.

- Tia tới đi qua tiêu điểm vật chính F ( Hoặc đường kéo dài qua F) thì tia ló song song với trục chính.

- Giao điểm của hai tia ló là ảnh của vật điểm.

* Vật điểm nằm trên trục chính.

- Ta dùng hai tia:

- Tia tới qua quang tâm O thì tia ló truyền thẳng.

- tia tới bất kỳ song song với trục phụ thì tia loa đi qua tiêu điểm ảnh phụ F1( hoặc đường kéo dài qua F1).

* Vật sáng AB vuông góc với trục chính:

- Ta chỉ cần xác định ảnh B của điểm B.

- Từ B kẽ đường vuông góc với trục chính sẽ tạo ảnh A của điểm A.

6. Các công thức của thấu kính.

a. Công thức xác định vị trí ảnh

Gọi    d: khoảng cách từ vật đến thấu kính.

           d: khoảng cách tù ảnh đến thấu kính.

           f: tiêu cự của thấu kính.

Ta có công thức vị trí:

              Quy ước dấu:

             d > 0: Vật thật d < 0 : vật ảo.

             d > 0 : Ảnh thật. d < 0 : Ảnh ảo

             f > 0 : thấu kính hội tụ. f < 0 :thấu kính phân kỳ.

b. Công thức độ phóng đại ảnh:

       Gọi k là độ phóng đại ảnh:

       AB: độ cao của ảnh AB: độ cao của vật.

      Quy ước dấu:

       k < 0: ảnh và vật ngược chiều. k > 0: ảnh và vật cùng chiều.

7. Công dụng của thấu kính:

- Khắc phục các tật của mắt (Cận, viễn, lão)

- Kính lúp.

- Máy ảnh, máy ghi hình.

- Kình hiển vi.

- Kính thiên văn, ống nhòm.

- Đèn chiếu, máy quang phổ.

III. GIẢI BÀI TOÁN VỀ THẤU KÍNH.

1. Hệ hai thấu kính đồng trục ghép cách nhau.

a. Sơ đồ tạo ảnh.

d1            d1: d2          d2

Với l = O1O2: khoảng cách giữa hai thấu kính.

D2 = l –  d1: khoảng cách từ A1 B1 đến thấu kính L2.

b. Các công thức tính.

* công thức vị trí:

* Công thức số phóng đại.

2. Hệ hai thấu kính đồng trục ghép sát nhau.

Ta thay thế hệ hai L1, L2 bằng thấu kính tương đương L có:

                          hay D = D1 + D2.

                    a. Sơ đồ tạo ảnh:

                                            

                                              d d

                 b. Các công thức:

                   * Công thứcvị trí:

                             

                   * Công thức số phóng đại:

                            

 IV. Máy ảnh:

     1. Định nghĩa:   Máy ảnh là các dụng cụ quang học dùng để thu một ảnh thật của một vật cần chụp trên một phim ảnh.

    2. Cấu tạo:

a) Buồng tối:  Một hộp kín mặt trong được bôi đen trong đó chứa phim.

b) Vật kính:   Là một  thấu kính hội tụ thường có tiêu cự từ 28mm – 150mm lắp trước buồng tối .

Khoảng cách từ  vật kính đến phim có thể thay đổi được.

c) Màn trập: Cửa sập chắn trước phim, không cho ánh sáng chiếu liên tục lên phim. Cửa này chỉ mở ra trong một thời gian rất ngắn khi ta bấm máy.

    3. Cách điều chỉnh máy:

- Thay đổi khoảng cách d từ vật kính đến phim để cho vật của ảnh hiện rõ trên phim nhờ một kính ngắm.

- Thay đổi tốc độ màn trập và đường kính để điều chỉnh lượng sáng rọi lên phim.

V. Mắt:

Về phương diện quang học

Mắt giống như một máy ảnh. Nó có chức năng tạo ra một ảnh thật nhỏ hơn vật, trên một lớp tế bào nhạy ánh sáng, để từ đó tạo ra những tín hiệu thần kinh đuă lên não.

Cấu tạo:

  1. Giác mạc: trong suốt, cứng như sừng n = 1,37

  2. Thủy dịch: chất lỏng trong suốt n = 1,33

  3. Màng mống mắt ( lòng đen):  một màng không trong suốt thường màu đen.

  4. Con ngươi: lỗ tròn giữa lòng đen có đường kính thay đổi hteo cường độ ánh sáng.

  5. Thủy tinh thể: một htấu kính trong suốt, mềm, có tiêu cự thay đổi được n = 1,43.

  6. Dịch thủy tinh: chất lỏng trong suốt n = 1,33

  7. Võng mạc: đóng vai trò màn ảnh

  8. Điểm vàng: nằm gần giao điểm của trục chính mắt với võng mạc nơi tập trung hầu hết dây thần kinh thị giác.

  9. Điểm mù M: nằm dưới điểm vàng một chút. Điểm không có đầu.

  10. Đặc điểm quang trọng về cấu tạo của mắt: Tiêu cự của thủy tinh thể thay đổi được. Còn khoảng cách từ thủy tinh thể đến võng mạc thì không thay đổi gần bằng 2,2cm.

VI. Sự điều tiết của mắt - Điểm cực cận - Điểm cực viễn

     1. Sự điều tiết của mắt:

a) Mô tả sự điều tiết:

  * Do khoảng cách từ thủy tinh thể  đến võng mạc không thay đổi, để mắt trông rõ được các vật  ở những vị trí khác nhau, phải thay đổi tiêu cự của thủy tinh thể.

  * Cụ thể đưa vật lại gần, độ cong thủy tinh thể phải tăng lên. Nếu đưa vật ra xa độ cong của thủy tinh thể phải giảm xuống.

b) Định nghĩa: Sự thay đổi độ cong của thủy tinh thể để làm cho ảnh của vật cần quan sát hiện rõ lên trên võng mạc gọi là sự điều tiết.

   2. Điểm cực cận Cc:

* Điểm cực cận là điểm gần mắt nhất trên trục chính của mắt mà khi đặt vật ở đó, mắt còn có thể nhìn rõ được.

* Khi quan sát vật ở điểm cực cận mắt phải điều tiết tối đa fmin chóng mõi mắt. Khoảng cách từ quang tâm mắt đến Cc là khoảng nhìn rõ ngắn nhất Đ.

* Đối với người trẻ mắt không tật Cc cách mắt từ 10cm đến 20cm, tuổi càng lớn Cc càng lùi xa mắt.

* Để quan sát được lâu và rõ người ta thường đặt vật cách mắt 25cm.

  3. Điểm cực viễn Cv:

* Điểm cực viễn là điểm xa nhất trên trục chính của mắt mà khi đặt vật tại đó mắt cồn có thể nhìn rõ được.

* Quan sát vật đặt ở điểm cực viễn mắt không điều tiết nên không mõi. Lúc đó tiêu cự thủy tinh thể lớn nhất: fmax = OV.

* Đối với người không có tật thì điểm cực viễn ở vô cực.

Vậy mắt không có tật khi không điều tiết có tiêu điểm nằm trên võng mạc.

* Giới hạn nhìn rõ của mắt là khoảng cách từ Cc đến Cv

VII. Góc trông vật  - Năng suất phân li của mắt:

  1. Góc trông α:

Một vật AB có dạng một đoạn thẳng vuông góc trục chính của thủy tinh thể đặt trước mắt thì tạo ảnh AB trên võng mạc.

Góc trông α là góc tạo bởi hai tia sáng đi từ A và B đến quang tâm của mắt:

2. Năng suất phân li của mắt:

Là góc trông nhỏ nhất αmin giữa hai điểm A và B mà mắt còn có thể phân biệt được hai điểm đó.

Mắt thường

VIII. Mắt cận thị, cách sửa tật cận thị:  

  1. Mắt cận thị:

  • Định nghĩa: là mắt mà  khi không điều tiết thì tiêu điểm F của thủy tinh thể nằm trước võng mạc.

  • Đặc điểm:

+ Không nhìn rõ được vật ở vô cực.

+ Điểm Cv cách mắt một lhoảng không lớn ( chừng 2m trở lại )

+ Điểm cực cận rất gần mắt.

  2. Cách sửa tật cận thị:  đeo một thấu kính phân kỳ có độ tụ thích hợp sao cho có thể nhìn rõ vật ở vô cực khi không điều tiết.


IX. Mắt viễn thị, cách sửa:

  1. Mắt viễn thị:

    1. Định nghĩa: Là mắt mà khi không điều tiết thì tiêu điểm F của thủy tinh thể nằm sau võng mạc.

    2. Đặc điểm:   + Mắt viễn thị nhìn vật ở vô cực phải điều tiết

        + Điểm Cc cách mắt một khoảng khá xa.

  1. Cách sửa tật viễn thị:   đeo một  thấu kính hội tụ có độ tụ thích hợp.




X. Kính lúp:

   1. Định nghĩa:  

Kính lúp là một dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt trong việc quan sát các vật nhỏ. Nó có tác dụng làm tăng góc trông ảnh bằng cách tạo ra một ảnh ảo lớn hơn vật và nằm trong giới hạn nhìn rõ của mắt.

Kính lúp đơn giản nhất là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn.

   2. Cách ngắm chừng ở điểm cực cận và cách ngắm chừng ở vô cực:

  • Độ bội giác:

  • Độ bội giác của kính lúp khi ngắm chừng ở vô cực:

Người ta thường lấy Đ bằng 25cm

VIII: Kính hiển vi và kính thiên văn:  

    1. Kính hiển vi:

        * Công dụng: làm tăng góc trông ảnh với số bội giác lớn hơn rất nhiều so với kính lúp.

        * Cấu tạo: Kính hiển vi gồm hai thấu kính hội tụ gồm vật kính 0 có tiêu cự f rất ngắn ( vài mm) và  thị kính O có tiêu cự f ngắn ( vài cm), có khoảng cách l = OO = hằng số = f + f + δ








δ = FF gọi là độ dài quang học của kính hiển vi.

  • Số bội giác:

  • Số bội giác khi ngắm chừng vô cực:

    2. Kính thiên văn:  

* Công dụng: làm tăng góc trông ảnh của những vật ở rất xa ( vô cực ).

* Cấu tạo: Gồm hai thấu kính hội tụ:

- Vật kính O có tiêu cự f  rất dài ( vài mét ).

- Thị kính O có tiêu cự f  ngắn ( vài cm ).

Khoảng cách hai thấu kính là l = OO thay đổi được.

Số bội giác của kính thiên văn:

là góc trông trực tiếp vật AB ở vô cực.

Số bội giác khi ngắm chừng ở vô cực ở kính thiên văn khúc xạ.

Lúc này khoảng cách giữa vật kính và thị kính là

* Cách  tìm khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm trên vật ( ) mà mắt còn phân biệt được hai ảnh của chúng cho bởi kính lúp, kính hiển vi.

   Độ bội giác:

   Vì do:

                         Để mắt phân biệt được hai ảnh của chúng phải có điều kiện:

.

**************************************************

B. BÀI TẬP TỰ LUẬN:

LĂNG KÍNH

Bài 1:Lăng kính có góc chiết quang A = 600, chiết suất n = . Đặt trong không khí. Chiếu tia sáng tới mặt lăng kính. Chiếu tia sáng tới mặt lăng kính dưới góc tới i = 450.

a. tính góc lệch của tia sáng qua lăng kính.

b. Nếu tăng hoặc giảm góc tới thì góc lệch tăng hay giảm.

Giải:

a. Tính D.

ta có

             

            

            D = i1 + i2 – A.=300

b. Theo câu a, thì i1 = i2 = 450 và r1 = r2 = 300 suy ra D là góc lệch cực tiểu. khi tăng hay giảm i thì D tăng.

Bài 2: Lăng kính thủy tinh có góc chiết quang A, Chiết suất  n =. Chiếu một tia sáng SI đến lăng kính tại I với góc tới i tính i để:

a. Tia sáng SI qua lăng kính có góc lệch cực tiểu.

b. Không có tia ló.

Giải:

a. Tính i để có góc lệch cực tiểu.

 ta có: r1 = r2 = = 300.

Tại I:

b. Tính i để không có tia ló.

Ta có:

Muốn không có tia ló ra khỏi mặt AC thì

Bài 3: Một thủy tinh có chiết suất n = 1,5, tiết diện chính là một tam giác đều, được đặt trong không khí.

a. tính góclệch của tia sáng qua lăng kính khi góc tới là 300.

b. Vẽ đường đi tia sáng và tính góc mà tia ló hợp với tia tới trong trường hợp tia tới vuông góc với mặt bên của lăng kính.

Bài 4: Khảo sát đường đi qua lăng kính trong hai trường hợp sau:

a. Lăng kính có góc ở đỉnh là A = 500, chiết suất  n = đặt trong nước có chiết suất n = 4/3. góc tới i = 450.

b. Lăng kính thủy tinh đặt trong không khí có góc ở đỉnh A = 750, góc C = 600, chiết suất n = 1,5, góc tới của tia sáng là i = 300. Tia tới đến mặt AB của lăng kính.


BÀI TẬP THẤU KÍNH:

Bài 1: Thấu kính có chiết suất n = 1,5, hai mặt lối có các bán kính 20cm, 30cm. Tìm tiêu cự của thấu kính khi:

a. Đặt thấu kính trong không khí.

b. Đặt thấu kính trong nước có chiết suất n = 4/3.

Giải:

a. tính f:

Thấu kính đặt trong không khí.

b. Tính f

thấu kính đặt trong nước:


Bài 2: Thấu kính có chiết suất n = 1,5, mặt lối – mặt lõm,có bán kính mặt lồi 10cm, mặt lõm 20cm. Tìm độ tụ của thấu kính khi:

a. Đặt thấu kính trong không khí.

b. Đặt thấu kính trong nước có chiết suất n = 4/3.

Bài 3: Thấu kính thủy tinh có chiết suất n = 1,5, mặt phẳng- mặt lồi đặt trong không khí có độ tụ D = 10 điôp.

a. tính bán kính mặt lồi.

b. Đặt thấu kính vào cacbonsunfua chiết suất n = 1,6. Tính độ tụ của thấu kính.

Bài 4: Một vật sáng AB vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ có tiêu cụ 20cm và cách thấu kính 10 cm. xác định vị trí, tính chất của ảnh AB qua thấu kính.

Giải:

Xác định vị trí, tính chất của ảnh AB qua thấu kính:

Sơ đồ tạo ảnh:

                           

                             d d

Công thức vị trí:

Độ phóng đại ảnh:

Vậy ảnh AB cách thấu kính 10 cm là ảnh ảo và bằng vật.

Bài 5: Vật AB cao 2cm đặt vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ cho ảnh AB cao 4cm. Tiêu cự của thấu kính f = 20 cm. xác định vị trí của vật và của ảnh.

Giải:

                           

                             d d

a. Ảnh AB là ảnh thật, ngược chiều với vật và cao gấp 2 lần vật:

      

b. Ảnh AB là ảnh ảo, cùng chiều với vật và cao gấp 2 lần vật:

và  .

Bài 6: Vật AB trước thấu kính hội tụ 20 cm cho ảnh cao bằng ¼ vật. tìm tiêu cự của thấu kính

Bài 7: Vật AB trứơc thấu kính phân kỳ 20cm, cho ảnh AB cao bằng nửa vật. tính tiêu cự của thấu kính phân kỳ.


HỆ THẤU KÍNH

Bài 1: Hai thấu kính hội tụ L1 (f = 20cm) L2 (f2 = 15cm) đặt đồng trục cách nhau O1O2 = 10cm. Vật sáng AB cao 1,5cm đặt vuông góc với trục chính tại A trước L1 10cm.

a. Xác định vị trí, tính chất, độ lớn ảnh của AB cho bởi hệ (L1,L2). Vẽ hình.

b. L1,L2 cố định, phải di chuyển vật AB theo chiều nào một đoạn bằng bao nhiêu để ảnh của vật ở vô cùng.

Giải:

a. Xác định vị trí, tính chát, độ lớn ảnh của AB cho bởi hệ

Sơ đồ tạo ảnh.

d1            d1: d2          d2

Đối với L1: d1 = 10cm:

Đối với L2: d2 = - d1 – O1O2 = 20+10 = 30cm.

                                   

Vậy ảnh A2B2 là ảnh thật, sau L2 30 cm, ngược chiều với vật và cao 3cm.

b. Chiều và đoạn di chuyển của vật AB.

Muốn A2B2  ở xa vô cùng thì A1 trùng với F2 của L2


                          

                             d3            d3

 

Phải dời vật AB vào gần (L1) thêm một đoạn.

cm.

Bài 2: Thấu kính hội tụ (f1 = 20cm) và thấu kính phân kỳ (f2 = -30cm).đặt đồng trục, cách nhau O1O2 = 40cm. Vật sáng AB cao 1cm đặt vuông góc với trục chính trước thấu kính hội tụ 30cm.

a. Xác định vị trí, tính chất, độ lớn ảnh của AB. Vẽ ảnh.

b. hai thấu kính cố định, Phải di chuyển vật AB theo chiều nào một đoạn bao nhiêu để ảnh của vật ra xa vô cùng.







 

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THPT quốc gia MÔN VẬT LÝ HKII

 

ĐỀ 1

Câu 1: Vật dao động điều hòa với cơ năng W. Khi động năng gấp 4 lần thế năng thì thế năng sẽ là

            A. 0,25W                    B. 0,20W                     C. 0,80W                     D. 0,75W

Câu 2: Vật A dao động điều hòa với chu kì gấp hai lần chu kì dao động của vật B thì trong cùng một khoảng thời gian tỉ lệ số dao động của vật A so với số dao động của vật B là

            A. 1                             B. 0,5                          C. 2                             D. 4

Câu 3. Hiện tượng cộng hưởng trong mạch điện xoay chiều nối tiếp có dấu hiệu là

            A. điện áp hiệu dụng ở hai đầu điện trở không phụ thuộc vào điện trở thuần

            B. mạch không có tính cản trở dòng điện trong mọi trường hợp cộng hưởng

            C. hệ số công suất của mạch rất nhỏ nên có công suất tiêu thụ rất lớn

            D. cường độ hiệu dụng trong mạch đạt giá trị cực tiểu vì hiệu suất của mạch đạt cực đại.

Câu 4: Trong dao động điều hòa của con lắc lò xo đặt nằm ngang, có thể kết luận rằng

            A. Tần số dao động phụ thuộc vào biên độ.   B. Lực đàn hồi có độ lớn luôn khác không.

            C. Độ dài quỹ đạo gấp đôi biên độ.                D. Chu kỳ không phụ thuộc khối lượng.

Câu 5. Trong máy phát điện người ta thường bố trí nhiều cặp cực để

            A. tăng suất điện động cảm ứng                     B. giảm tần số dòng điện do máy phát ra

            C. giảm tốc độ cần quay của roto                   D. chỉ để roto có quán tính lớn

Câu 6. Trong các loại sóng điện từ gồm tia lade, tia hồng ngoại, tia X, tia tím, loại có tần số nhỏ nhất là

            A. tia lade                   B. tia hồng ngoại        C. tia X                       D. tia tím.

Câu 7Một sóng âm có tần số f = 100Hz truyền trong không khí với vận tốc v = 340 m/s thì bước sóng là

            A. 34cm.                     B. 340m                      C. 3,4m.                      D. 170m.

Câu 8Một sóng cơ truyền từ M đến N, biết MN = λ/4 thì độ lệch pha giữa hai điểm là

            A. π/4 rad                    B. π/2 rad                    C. π/3 rad                    D. π/6 rad

Câu 9: Cho đoạn mạch điện nối tiếp gồm cuộn dây thuần cảm L, tụ điện C và biến trở R mắc nối tiếp. Đặt vào hai đầu mạch một điện áp xoay chiều ổn định có tần số f sao cho 4π²f²LC = 1. Khi thay đổi R thì

            A. Điện áp giữa hai đầu biến trở thay đổi.     B. Tổng trở của mạch không đổi.

            C. Công suất tiêu thụ trên mạch thay đổi.      D. Hệ số công suất trên mạch thay đổi.

Câu 10: Công thức tính công suất tiêu thụ của đoạn mạch RLC nối tiếp nào sau đây sai?

            A. P = UIcos φ            B. P = I²R                    C. P = (U²/R)cos² φ    D. P = U²Rcos φ

Câu 11: Đoạn mạch chỉ có cuộn cảm thuần với điện áp hai đầu đoạn mạch là u = Uocos (ωt – π/6) thì cường độ đòng điện trong mạch là i = Iocos (ωt + φ). Giá trị của φ là

            A. φ = –2π/3               B. φ = π/3                    C. φ = –π/3                  D. φ = 2π/3

Câu 12Cho đoạn mạch điện xoay chiều RLC nối tiếp với cuộn dây thuần cảm được mắc vào điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng là U = 50 V. Gọi hiệu điện áp dụng giữa hai đầu điện trở, cuộn dây, tụ điện lần lượt là UR, UL, UC. Nếu điện áp ở hai đầu mạch chậm pha π/4 so với dòng điện thì hệ thức đúng là

            A. UR = UC  UL = 50 V                                 B. UR = UC – UL = 25 V

            C. UR = UL – UC = 50 V                                 D. UR = UC – UL = 25 V

Câu 13Chuyển động của con lắc đơn từ vị trí biên về vị trí cân bằng là

            A. chuyển động tròn đều                                B. chuyển động thẳng nhanh dần

            C. chuyển động nhanh dần đều                      D. chuyển động tăng tốc

Câu 14Trong mạch dao động LC lý tưởng, gọi i và u là cường độ dòng điện trong mạch và hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn dây tại một thời điểm nào đó, Io là cường độ dòng điện cực đại trong mạch, w là tần số góc của dao động điện từ. Hệ thức biểu diễn mối liên hệ giữa i, u và Io là

            A. (Io² – i²)L²ω² = u²   B. (Io² + i²)L²ω² = u²   C. (Io² + i²)C² = u²ω²   D. (Io² – i²)C² = u²ω²

Câu 15: Trong quá trình lan truyền sóng điện từ, vector cảm ứng từ và vector cường độ điện trường

            A. biến thiên điều hòa vuông pha nhau.         B. cùng phương và ngược chiều.

            C. biến thiên điều hòa cùng pha.                    D. cùng phương với phương truyền sóng.

Câu 16: Một mạch dao động gồm một tụ có điện dung C = 0,4/π μF và một cuộn cảm có độ tự cảm L = 0,1/π H. Chu kỳ của dao động là

            A. 2,5 ms.                    B. 0,4 ms.                    C. 0,5 ms.                    D. 2,0 ms.

Câu 17: Trong giao thoa ánh sáng với bước sóng λ, tại vị trí cho vân tối, ánh sáng từ hai khe đến vị trí đó có

            A. độ lệch pha  một số lẻ lần λ.                   B. hiệu đường truyền là một số lẻ lần λ/2.

            C. hiệu đường truyền  một số lẻ lần λ.        D. độ lệch pha là một số lẻ lần λ/2.

Câu 18: Trong thí nghiệm giao thoa với ánh sáng đơn sắc qua khe Young với khoảng cách hai khe là a = 0,5 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là D = 2m và trên đoạn MN = 12mm của vùng giao thoa có 6 vân sáng kể cả hai đầu M, N. Bước sóng ánh sáng là

            A. 0,5 μm                    B. 0,6 μm                    C. 0,7 μm                    D. 0,4 μm

Câu 19: Nhận xét nào sau đây sai về tia tử ngoại?

            A. Tia tử ngoại là những bức xạ không nhìn thấy được, có tần số nhỏ hơn tần số của tia tím.

            B. Tia tử ngoại tác dụng mạnh lên kính ảnh và có khả năng làm phát quang nhiều chất.

            C. Tia tử ngoại bị thủy tinh không màu hấp thụ mạnh.

            D. Các hồ quang điện, đèn thủy ngân và các vật nóng trên 3000°C là nguồn phát tia tử ngoại.

Câu 20Trong dãy Laiman của quang phổ vạch phát xạ phát ra từ các nguyên tử hidro, số vạch nằm trong vùng ánh sáng nhìn thấy được là

            A. 1                             B. 2                             C. 4                             D. 0

Câu 21: Khi nói về tia hồng ngoại, phát biểu nào dưới đây sai?

            A. Tia hồng ngoại được dùng để sưởi ấm cơ thể.

            B. Các điều khiển xa, phần lớn sử dụng tia hồng ngoại để điều khiển.

            C. Không nên nhìn vào các đèn hồng ngoại vì mắt không điều tiết được độ mở sáng theo tia hồng ngoại và chúng có thể làm mù mắt.

            D. Tia hồng ngoại được dùng ở các camera quan sát ban đêm vì làm phát quang được một số chất.

Câu 22Chọn câu sai khi nói về tính chất và ứng dụng của các loại quang phổ.

            A. Dựa vào quang phổ vạch hấp thụ và phát xạ có thể biết được thành phần cấu tạo của nguồn sáng.

            B. Mỗi nguyên tố hóa học được đặc trưng bởi một quang phổ vạch phát xạ và hấp thụ.

            C. Dựa vào quang phổ liên tục có thể biết được nhiệt độ nguồn sáng.

            D. Dựa vào quang phổ liên tục có thể biết được thành phần cấu tạo nguồn sáng.

Câu 23Trong hiện tượng quang điện ngoài

            A. Động năng ban đầu cực đại của electron quang điện tỉ lệ thuận với tần số của ánh sáng kích thích.

            B. Để có dòng quang điện thì hiệu điện thế giữa anot và catot phải lớn hơn một giá trị dương.

            C. Khi giảm bước sóng ánh sáng kích thích thì hiệu điện thế hãm tăng.

            D. Giới hạn quang điện phụ thuộc vào số lượng photon đập vào catot.

Câu 24: Chọn phát biểu sai.

            A. Sự phát sáng của các chất khi bị kích thích bằng bức xạ thích hợp là hiện tượng quang phát quang.

            B. Thời gian phát quang của các chất khác nhau có giá trị khác nhau.

            C. Sự phát sáng của các đèn LED cũng là hiện tượng quang phát quang.

            D. Bước sóng của ánh sáng phát quang lớn hơn bước sóng của ánh sáng mà chất phát quang hấp thụ.

Câu 25Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về phản ứng nhiệt hạch?

            A. Phản ứng nhiệt hạch là nguồn gốc năng lượng của Mặt trời.

            B. Phản ứng nhiệt hạch rất dễ xảy ra do các hạt tham gia phản ứng đều rất nhẹ.

            C. Xét cùng khối lượng ban đầu, phản ứng nhiệt hạch tỏa nhiều năng lượng hơn phản ứng phân hạch.

            D. Phản ứng nhiệt hạch là sự kết hợp của hai hạt nhân rất nhẹ tạo thành hạt nhân nặng hơn.

Câu 26Đồng vị phóng xạ X là chất phóng xạ và biến thành đồng vị không phóng xạ Y. Giả sử ban đầu mức phóng xạ của mẫu chất X gấp 32 lần mức phóng xạ tối đa an toàn cho sức khỏe. Chu kỳ bán rã của đồng vị X là 73 ngày. Thời gian tối thiểu để mức phóng xạ của mẫu chất X trên đạt mức an toàn là

            A. 6,4 năm.                 B. 3,2 năm.                  C. 1,0 năm.                  D. 5 năm.

Câu 27. Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, nếu dùng ánh sáng đơn sắc có bước sóng 600 nm thì trên đoạn MN đối xứng qua vân sáng trung tâm có 13 vân sáng kể cả hai vân sáng tại M, N. Nếu dùng ánh sáng đơn sắc có bước sóng 500 nm thì trên MN có số vân sáng là

            A. 13                           B. 11                           C. 15                           D. 17

Câu 28: Mức cường độ âm lớn nhất mà tai người có thể chịu được gọi là ngưỡng đau và có giá trị là 130dB. Biết cường độ âm chuẩn là 10–12 W/m². Cường độ âm tương ứng với ngưỡng đau là

            A. 0,1W/m².                B. 100W/m².               C. 10W/m².                 D. 1W/m².

Câu 29: Một kênh truyền hình được phát trên hai tần số 750MHz và 480MHz. Các sóng vô tuyến mà đài truyền hình này sử dụng là loại

            A. sóng trung              B. sóng cực ngắn        C. sóng dài                  D. sóng ngắn

Câu 30: Cho đoạn mạch RLC nối tiếp có L = 1/π H; C = 2,5.10–4/π F; R = 80 Ω, cuộn dây thuần cảm. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều u = 200cos 100πt (V). Cường độ hiệu dụng trong mạch là

            A.  A                     B. 2A                    C. 1,0 A                       D. 2,0 A

Câu 31Một proton có động năng 1,5MeV bắn vào hạt nhân  đang đứng yên thì sinh ra 2 hạt X có bản chất giống nhau và không kèm theo bức xạ gama. Cho khối lượng các hạt là mLi = 7,0144u; mp = 1,0073u; mx = 4,0015u; 1u = 931,5MeV/c². Động năng của mỗi hạt X là

            A. 9,46MeV                B. 18,9MeV                C. 8,73MeV                D. 7,95MeV

Câu 32: Một sợi dây đàn hồi hai đầu cố định đang có sóng dừng. Gọi M, N, P theo thứ tự là ba điểm nút liên tiếp. Gọi H là một điểm nằm giữa nút M và nút N; K là một điểm nằm giữa nút N và nút P. Kết luận đúng là

            A. Hai dao động tại H và K không thể có cùng biên độ nếu không phải là điểm bụng.

            B. Dao động tại H và K là hai dao động ngược pha với nhau.

            C. Tại H và K có hai dao động lệch pha nhau góc π/2.

            D. Hai dao động tại H và K cùng pha với nhau.

Do thi uCâu 33: Cho đoạn mạch điện xoay chiều không phân nhánh RLC với cuộn dây thuần cảm có điện áp tức thời ở hai đầu điện trở, cuộn cảm, tụ điện và hai đầu đoạn mạch lần lượt là uR, uL, uC, u. Hình vẽ dưới đây là đồ thị của các điện áp tức thời. Các đường 1, 2, 3, 4 lần lượt tương ứng với đồ thị của các biểu thức nào?

            A. uR, uL, u và uC.       B. uL, u, uR và uC.      

            C. uC, u, uR và uL.       D. uC, uR, u và uL.

Câu 34: Một vật bắt đầu dao động điều hòa từ vị trí biên dương, theo phương ngang với chu kì 2s. Đến thời điểm t = 2016 s kể từ lúc bắt đầu dao động thì số lần vật qua vị trí cân bằng là

   A. 1008        B. 2016           C. 2015           D. 4032

Câu 35. Sóng dừng hình thành trên sợi dây MN dài 84cm với 8 nút sóng kể cả M và N. Biên độ dao động tại bụng sóng là 4cm. Gọi P và Q là hai điểm trên sợi dây có cùng biên độ dao động là 2cm. Khoảng cách lớn nhất có thể giữa P và Q là

            A. 80cm.                     B. 82cm.                      C. 76cm.                      D. 72cm.

Câu 36Gắn một vật có khối lượng 400g vào một lò xo treo thẳng đứng thì khi vật cân bằng lò xo dãn một đoạn 10cm. Từ vị trí cân bằng kéo vật xuống thêm 5 cm rồi thả nhẹ. Lấy g = 10 m/s². Kể từ lúc thả vật đến lúc vật đi được 34 cm, độ lớn lực đàn hồi khi đó là

            A. 2,4N.                      B. 4,8N.                       C. 3,2N.                       D. 3,6N.

Câu 37. Hai chất điểm M và N dao động điều hòa dọc theo hai đường thẳng song song. Phương trình dao động của chúng lần lượt là xM = 6cos (20t – π/3) cm và xN = 8cos(20t + π/6) cm. Khi khoảng cách giữa M và N đạt cực đại thì N cách gốc tọa độ một đoạn là

            A. 6,4cm.                    B. 3,6cm.                     C. 4,8cm.                     D. 8,0cm.

Câu 38. Một con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương ngang với biên độ A = 8 cm. Khoảng cách ngắn nhất giữa vị trí động năng bằng n lần thế năng và vị trí thế năng bằng n lần động năng là 4 cm. Biết n > 1. Giá trị n gần với giá trị nào nhất sau đây?

            A. 3                             B. 4                             C. 5                             D. 9

Câu 39. Trong thí nghiệm giao thoa với khe Young, khoảng cách hai khe là 0,5 mm. Tại điểm M cách vân sáng trung tâm 3,6 mm là vị trí vân sáng bậc 3. Nếu dịch màn ra xa thêm 30 cm thì tại M là vị trí vân tối thứ 3. Bước sóng ánh sáng dùng trong thí nghiệm là

            A. 0,64 µm.                 B. 0,60 µm.                 C. 0,50 µm.                 D. 0,40 µm.

Câu 40. Đặt vào hai đầu mạch điện RLC nối tiếp có cuộn dây thuần cảm một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi thì điện áp hiệu dụng trên các phần tử R, L, C lần lượt bằng 80 V, 100 V và 40 V. Nếu thay tụ bằng tụ Co để mạch có cộng hưởng điện thì điện áp hiệu dụng hai đầu Co 

            A. 60 V                       B. 100 V                     C. 75 V                       D. 125 V

Câu 41. Trong thí nghiệm về giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn kết hợp A, B dao động với tần số f = 15 Hz và cùng pha. Tại điểm M trên mặt nước cách A, B lần lượt là 16 cm và 20 cmsóng có biên độ cực tiểu. Giữa M và đường trung trực của AB có hai dãy cực đại. Tốc độ truyền sóng là

            A. 48 cm/s.                  B. 36 cm/s.                  C. 20 cm/s.                  D. 24 cm/s.

Câu 42. Mạch dao động LC gồm một cuộn dây có độ tự cảm 0,1 mH, một tụ điện có điện dung 400 pF. Điện trở thuần của mạch là 2,0 Ω. Để duy trì dao động điện từ với điện tích cực đại trên tụ là 4 nC phải cung cấp cho mạch công suất trung bình 

            A. 2,5 mW.                 B. 0,8 mW.                  C. 2,0 mW.                  D. 0,4 mW.

Câu 43. Một thang máy đứng yên tại nơi có gia tốc trọng trường g = 10 m/s² có treo một con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với tần số góc ω = 10 rad/s và biên độ A = 2 cm. Lúc vật đi qua vị trí cân bằng, thang máy bắt đầu chuyển động nhanh dần đều xuống dưới với gia tốc a = 1,5 m/s². Tỉ số biên độ dao động trước và sau khi thang máy chuyển động là

            A. 1                             B. 4/5                          C. 2/3                          D. 4/9

Câu 44. Một vật nhỏ dao động điều hòa trên một đoạn thẳng xung quanh vị trí cân bằng O. Gọi M, N là hai điểm trên đoạn thẳng đó và cùng cách đều O. Biết rằng cứ 1/30 s thì chất điểm lại đi qua một trong các điểm M, O, N và tốc độ khi đi qua M, N là v = 20π cm/s. Biên độ dao động của chất điểm là

            A. 3 cm                       B. 5 cm                        C. 6 cm                        D. 4 cm

Câu 45. Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch nối tiếp gồm điện trở thuần R, cuộn dây thuần cảm L và tụ điện có điện dung C thay đổi được. Khi C = C1, các điện áp hiệu dụng là UR = UL = 40 V và UC1 = 70 V. Khi C = C2, điện áp hiệu dụng ở hai đầu tụ điện là UC2 = 50 V, điện áp hiệu dụng ở hai đầu điện trở sẽ là

            A. 50 V                       B. 40 V                       C. 30 V                       D. 45 V

Câu 46Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương cùng tần số có phương trình lần lượt là x1 = 5cos (10πt – 2π/3) cm; x2 = 8cos 10πt cm. Tốc độ trung bình của vật trong nửa chu kỳ là

            A. 0 m/s                      B. 2,4 m/s                    C. 1,6 m/s                    D. 1,4 m/s

Câu 47: Chất phóng xạ 210Po phóng xạ α rồi trở thành Pb. Dùng một mẫu 210Po tinh khiết có khối lượng ban đầu  1g, sau 365 ngày đêm mẫu phóng xạ trên tạo ra lượng khí hêli có thể tích là V = 89,cm³ ở điều kiện tiêu chuẩn. Chu kỳ bán rã của Po là

            A. 29,5 ngày               B. 73 ngày                   C. 1451 ngày               D. 138 ngày

Câu 48. Trên mặt nước có hai nguồn kết hợp đặt ở A và B cách nhau 68 mm, dao động điều hòa cùng tần số, cùng pha. Trên đoạn AB, hai vị trí gần nhất có cực đại giao thoa cách nhau 5 mm. Gọi C là trung điểm của AB. Trên đường tròn tâm C bán kính 20 mm nằm trên mặt nước có số điểm dao động với biên độ cực đại là

            A. 20                           B. 18                           C. 16                           D. 14

Câu 49. Cho đoạn mạch AB gồm R, L, C mắc nối tiếp và mắc vào hiệu điện thế u = 220cos 100πt (V). Hệ số công suất của toàn mạch là cos φ = 0,6. Hệ số công suất của đoạn mạch chứa R và L là cos φRL = 0,8. Biết rằng cuộn dây thuần cảm. Điện áp hiệu dụng của đoạn mạch chứa R và L là

            A. 95 V                       B. 165 V                     C. 120 V                     D. 150 V

 

 

 

 

Do thi 2Câu 50. Một hộp kín X được mắc nối tiếp với một cuộn dây thuần cảm L và một tụ điện C sao cho X nằm giữa cuộn dây và tụ điện. Đoạn mạch trên được mắc vào một điện áp xoay chiều. Giá trị tức thời của điện áp hai đầu đoạn mạch chứa L và X là uLX. Giá trị tức thời của điện áp hai đầu đoạn mạch chứa X và C là uXC. Đồ thị biểu diễn uLX và uXC được cho như hình vẽ. Biết ZL = 3ZC; đường biểu diễn uLX là đường nét liền. Điện áp hiệu dụng ở hai đầu hộp kín X có giá trị gần giá trị nào nhất sau đây?

            A. 75 V                       B. 90 V                       C. 54 V                       D. 64 V

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐỀ 2

Câu 1: Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở R, cuộn cảm thuần và tụ điện mắc nối tiếp. Biết cuộn cảm có cảm kháng ZL và tụ điện có dung kháng ZC. Tổng trở của đoạn mạch là

A.        B.        C.       D. 

Câu 2: Đặt điện áp u = 200cos100πt (V) vào hai đầu một mạch điện. Hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch là

A. 400 V                          B. 200 V                          C. 200 V                    D. 100 V

Câu 3: Sóng dừng trên dây hai đầu cố định có chiều dài ℓ = 10 cm; bước sóng cm số bụng sóng là

A. 5                                  B. 11                                C. 10                                D. 6

Câu 4: Một electron bay vuông góc với các đường sức vào một từ trường đều độ lớn 100 (mT) thì chịu một lực Lorenxơ có độ lớn 1,6.10-14 N. Vận tốc của electron là

A. 1,6.10m/s.                 B. 10m/s.                       C. 1,6.10m/s.                 D. 10m/s.

Câu 5: Tiến hành thí nghiệm đo gia tốc trọng trường g bằng con lắc đơn, một học sinh đo được chiều dài con lắc là   (m). Chu kì dao động nhỏ của nó là  (s), bỏ qua sai số của số π. Sai số của gia tốc trọng trường g là

A.       B.          C.      D. 

Câu 6: Sóng ngang truyền trong một môi trường thì phương dao động của các phần tử môi trường:

A. là phương ngang                                                 B. vuông góc với phương truyền sóng

C. là phương thẳng đứng                                        D. trùng với phương truyền sóng

Câu 7: Một người có khoảng nhìn rõ  từ 12,5 cm đến 50 cm. Mắt người đó bị tật

A. lão thị                         B. loạn thị                       C. viễn thị                       D. cận thị

Câu 8: Một động cơ điện xoay chiều hoạt động bình thường với điện áp  hiệu dụng 220V, cường độ dòng điện hiệu dụng 0,5 A và hệ số công suất của động cơ là 0,85 . Biết rằng công suất hao phí của động cơ là 9 W. Hiệu suất của động cơ (tỉ số giữa công suất hữu ích và công suất tiêu thụ toàn phần) là

A. 92,5%                         B. 90,4%                         C. 87,5 %                        D. 80%

Câu 9: Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng:

A. góc khúc xạ tỉ lệ thuận với góc tới .                  B. góc khúc xạ luôn bé hơn góc tới .

C. khi góc tới tăng thì góc khúc xạ cũng tăng.       D. góc khúc xạ luôn lớn hơn góc tới .

Câu 10: Máy biến áp lý tưởng có

A.               B.               C.                     D. 

Câu 11: Giao thoa ở mặt nước được tạo bởi hai nguồn sóng kết hợp dao động điều hòa cùng pha theo phương thẳng đứng tại hai vị trí S1và S2. Sóng truyền trên mặt nước có bước sóng 6 cm. Trên đoạn thẳng S1S2, khoảng cách từ điểm cực đại đến điểm cực tiểu  giao thoa gần nhất là

A. 6 cm.                           B. 3 cm.                           C. 1,2 cm.                        D. 1,5cm.

Câu 12: Giao thoa ở mặt nước với hai nguồn sóng kết hợp đặt tại A và B dao động điều hòa cùng pha theo phương thẳng đứng. Sóng truyền ở mặt nước có bước sóng . Cực tiểu giao thoa nằm tại những điểm có hiệu đường đi của hai sóng từ hai nguồn tới đó bằng

A. k với                                          B. 2k với 

C. (k+ 0,5) với                               D. (2k +1)  với 

Câu 13: Tại nơi có gia tốc trọng trường g, một con lắc đơn có sợi dây dài  đang dao động điều hòa. Chu kỳ dao động của con lắc là

A. 2π                         B.                              C. 2π                         D. 

Câu 14: Một sóng hình sin truyền trên một sợi dây dài. Ở thời điểm t, hình dạng của một đoạn dây như hình vẽ. Các vị trí cân bằng của các phần tử trên dây cùng nằm trên trục Ox. Bước sóng của sóng này bằng

A. 16 cm.

B. 4 cm.                                                                                                                             

C. 8 cm.

D. 32 cm.

Câu 15: Một con lắc lò xo gồm một vật nhỏ khối lượng m và lò xo có độ cứng k. Con lắc dao động điều hòa với tần số góc là

A.                       B.                             C.                        D. 

Câu 16: Một bình điện phân đựng dung dịch AgNO3, cường độ dòng điện chạy qua bình điện phân là I = 1 A ; Cho AAg = 108 đvc, nAg = 1. Lượng Ag bám vào catốt trong thời gian 16 phút 5 giây là

A. 1,08 g.                         B. 1,08 Kg.                      C. 0,54 g.                         D. 1,08 mg.

Câu 17: Mức c­ường độ âm L của một âm có c­ường độ âm là I đư­ợc xác định bởi công thức

A.                          B.                            C.                      D. 

Câu 18: Một con lắc đơn dao động điều hòa. Nếu tăng khối lượng của quả nặng hai lần và giữ nguyên biên độ dao động thì

A. chu kì giảm 2 lần, cơ năng không đổi.

B. chu kì không đổi, cơ năng tăng 2 lần.

C. chu kì và cơ năng của con lắc có giá trị không đổi.

D. chu kì tăng 2 lần, cơ năng tăng 2 lần.

Câu 19: Tai con người có thể nghe được những âm có tần số nằm trong khoảng

A. từ 16 kHz đến 20000 kHz.                                  B. từ 16 kHz đến 20000 Hz.

C. từ 16 Hz đến 20000 kHz.                                    D. từ 16 Hz đến 20000 Hz.

Câu 20: Một mạch điện có nguồn là 1 pin 9 V, điện trở trong 0,5 Ω và mạch ngoài gồm 2 điện trở 8 Ω mắc song song. Cường độ dòng điện trong mạch chính là

A. 2 A                              B. 4,5 A                           C. 1 A                              D. 0,5 A

Câu 21: Một vật dao động điều hòa có phương trình x = 10cos2πt(cm). Phát biểu không đúng 

A. Chu kì T = 1 s .                                                   B. Pha ban đầu φ = 2πrad.

C. Biên độ A = 10 cm .                                            D. Pha ban đầu φ = 0 rad.

Câu 22: Khi truyền điện năng có công suất P từ nơi phát điện xoay chiều đến nơi tiêu thụ thì công suất hao phí trên đường dây là ∆P. Để cho công suất hao phí trên đường dây chỉ còn là (với n>1), ở nơi phát điện người ta sử dụng một máy biến áp (lí tưởng) có tỉ số giữa số vòng dây của cuộn sơ cấp và số vòng dây của cuộn thứ cấp là

A.                              B. n                                  C.                                 D. 

Câu 23: Khi một sóng cơ truyền từ không khí vào nước thì đại lượng không đổi là

A. Biên độ sóng.             B. Tốc độ truyền sóng.    C. Tần số của sóng.         D. Bước sóng.

Câu 24: Suất điện động của nguồn điện đặc trưng cho

A. khả năng tác dụng lực của nguồn điện.              B. khả năng thực hiện công của nguồn điện.

C. khả năng tích điện cho hai cực của nó.              D. khả năng dự trữ điện tích của nguồn điện.

Câu 25: Điện tích điểm Q gây ra tại Mmột cường độ điện trường có độ lớn E. Nếu tăng khoảng cách từ điện tích tới M lên 2 lần thì độ lớn cường độ điện trường tại M

A. giảm 4 lần.                  B. tăng 2 lần.                   C. giảm 2 lần.                  D. tăng 4 lần.

Câu 26: Con lắc lò xo đặt nằm ngang, gồm vật nặng có khối lượng m và một lò xo nhẹ có độ cứng 100 N/m dao động điều hòa. Trong quá trình dao động chiều dài của lò xo biến thiên từ 22 cm đến 30 cm. Khi vật cách vị trí biên 3 cm thì động năng của vật là

A. 0,075 J.                       B. 0,0375 J.                     C. 0,035 J.                       D. 0,045 J.

Câu 27: Đặt điện áp u = 100cos100πt (V) vào hai đầu một điện trở thuần 50 W. Công suất tiêu thụ của điện trở bằng

A. 500 W                         B. 400 W                         C. 200 W                         D. 100 W

Câu 28: Một con lắc đơn dao động tắt dần. Cứ sau mỗi chu kì, biên độ giảm 1%. Phần năng lượng của con lắc mất đi sau một dao động toàn phần là

A. 1%.                             B. 2%.                             C. 3%.                             D. 1,5%.

Câu 29: Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở R và cuộn cảm thuần mắc nối tiếp. Khi đó, cảm kháng của cuộn cảm có giá trị bằng 2R. Hệ số công suất của đoạn mạchlà

A. 0,71.                            B. 1.                                 C. 0,5.                              D. 0,45.

Câu 30: Hàng ngày chúng ta đi trên đường nghe được âm do các phương tiện giao thông gây ra là

A. nhạc âm.                     B. tạp âm.                        C. hạ âm.                         D. siêu âm.

Câu 31: Nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều dựa trên hiện tượng

A. giao thoa sóng điện.   B. cộnghưởngđiện.          C. cảm ứng điệntừ.          D. tự cảm.

Câu 32: Một con lắc đơn có chiều dài dây treo 50 cm, đang dao động điều hòa với biên độ góc 0,08rad. Biên độ dài của vật dao động là

A. 4 cm.                           B. 6 cm.                           C. 8 cm.                           D. 5cm.

Câu 33: Cho mạch điện có sơ đồ như hình bên: L là một ống dây dẫn hình trụ dài 10cm,gồm 1000 vòng dây, không có lõi, được đặt trong không khí; điện trở R=5Ω; nguồn điện có suất điện động E và điện trở trong r=1Ω. Biết đường kính của mỗi vòng dây rất nhỏ so với chiều dài của ống dây. Bỏ qua điện trở của ống dây và dây nối. Khi dòng điện trong mạch ổn định thì cảm ứng từ trong ống dây có độ lớn là 2,51.10-T. Giá trị của E là

A. 8V.                              B. 24 V.                           C. 6V.                              D. 12V.

Câu 34: Nối hai cực của một máy phát điện xoay chiều một pha vào hai đầu đoạn mạch AB gồm điện trở thuần R mắc nối tiếp với cuộn cảm thuần. Bỏ qua điện trở các cuộn dây của máy phát. Khi rôto của máy quay đều với tốc độ n1 vòng/phút thì cường độ dòng điện hiệu dụng trong đoạn mạch là I(A); hệ số công suất của đoạn mạch AB là   . Khi rôto của máy quay đều với tốc độ n2 vòng/phút thì cường độ dòng điện hiệu dụng trong đoạn mạch là  . Mối liên hệ của  n2 so với n1

A. .                 B.  .                  C.  .                D. 

Câu 35: Một sợi dây đàn hồi có chiều dài 72 cm với hai đầu cố định đang có sóng dừng. Trong các phần tử trên dây mà tại đó có sóng tới và sóng phản xạ lệch pha nhau  ( k là các số nguyên) thì hai phần tử dao động ngược pha cách nhau gần nhất là 8 cm. Trên dây, khoảng cách xa nhất giữa hai phân tử dao động cùng pha với biên độ bằng một nửa biên độ của bụng sóng là

A. 60cm.                          B. 56 cm.                         C. 64 cm.                         D. 68 cm.

Câu 36: Cho một vật m = 200 g tham gia đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số với phương trình lần lượt là  và . Độ lớn của hợp lực tác dụng lên vật tại thời điểm 

A. 4 N.                             B. 0,2 N.                          C. 0,4 N.                          D. 2 N.

Câu37: Ở mặt nước,tại hai điểm A và B có hai nguồn kếthợp dao động cùng pha theo phương thẳngđứng.

ABCD là hình vuông nằm ngang. Biết trên AB có 15 vị trí mà ở đó các phần tử dao động với biên độ cực đại. Số vị trí trên CD tối đa ở đó dao động với biên độ cực đại là

A. 7.                                 B. 5.                                 C. 3.                                 D. 9.

Câu 38: Con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương thẳng đứng gồm vật nặng có khối lượng là m kgvà lò xo có độcứng k N/m. Chọn trục Ox có gốc tọa độ O trùng với vị trí cân bằng, chiều dương hướng xuống dưới. Tại thời điểm lò xo dãn a m thì tốc độ của vật là b m/s. Tại thời điểm lò xo dãn 2a m thì tốc độ của vật là b m/s. Tại thời điểm lò xo dãn 3a m thì tốc độ của vật là b m/s. Tỉ số giữa thời gian giãn và thời gian nén trong một chu kì gần với giá trị nào sau đây:

 

A. 0,8.                          B. 1,25.                            C. 0,75.                             D. 2.

Câu 39: Đặt điện áp xoay chiều  vào hai đầu đoạn mạch AB như hình vẽ ( tụ điện có C thay đổi được). Điều chỉnh C đến giá trị C0 để điện áp hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện đạt giá trị cực đại, khi đó điện áp tức thời giữa A và M có giá trị cực đại là 84,5 V. Giữ nguyên giá trị C0 của tụ điện. Ở thời điểm t0, điện áp hai đầu: tụ điện; cuộn cảm thuần và điện trở có độ lớn lần lượt là 202,8 V; 30 V và uR. Giá trị ubằng

A. 50V.                        B. 60V.                        C. 30V.                        D. 40V.

Câu 40: Cho mạch điện RLC không phân nhánh, cuộn dây có điện trở r. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều có tần số f = 50Hz. Cho điện dung C thay đổi người ta thu được đồ thị liên hệ giữa điện áp hai đầu phần mạch chứa cuộn dây và tụ điện như hình vẽ bên. Điện trở r có giá trị là

 

      A. 80              B. 100                  C. 50                    D. 60

ĐÁP ÁN

1

A

1

A

11

D

16

A

21

B

26

A

31

C

31

C

2

B

2

B

12

C

17

C

22

A

27

C

32

A

32

A

3

C

3

C

13

C

18

B

23

C

28

B

33

D

33

D

4

D

4

D

14

A

19

D

24

B

29

D

34

C

34

C

5

D

5

D

15

D

20

A

25

A

30

B

35

B

35

B

 

ĐỀ 3

Câu 1: Theo mẫu nguyên tử Bo, bán kính quỹ đạo K của êlectron trong nguyên tử hiđrô là  Khi êlectron chuyển từ quỹ đạo O về quỹ đạo M thì bán kính quỹ đạo giảm bớt

     A. 12                        B. 16                         C. 25                        D. 9

Câu 2: Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của

     A. các electron tự do.                                         B. các ion dương.

     C. các e và các ion dương.                                 D. ion âm và ion dương.

Câu 3: Một dòng điện thẳng dài vô hạn  trong không khí. Cảm ứng từ do nó gây ra tại điểm M cách dòng điện 5cm bằng

     A.                    B.                     C.                     D. 

Câu 4: Giả sử trong một phản ứng hạt nhân, tổng khối lượng của các hạt trước phản ứng nhỏ hơn tổng khối lượng của các hạt sau phản ứng là 0,02u. Phản ứng hạt nhân này

     A. thu năng lượng 18,63 MeV                           B. tỏa năng lượng 18,63 MeV

     C. thu năng lượng 1,863 MeV                           D. tỏa năng lượng 1,863 MeV

Câu 5: Công của lực điện trường làm điện tích dịch chuyển dọc theo đường sức tính theo công thức

     A.                     B.                    C.                      D.  

Câu 6: Cho mạch điện kín gồm nguồn điện có suất điện động E, điện trở trong r, điện trở ngoài R. Biểu thức định luật ôm cho toàn mạch là

     A.                   B.                   C.                   D. 

Câu 7: Khi nói về dao động tắt dần của một con lắc, phát biểu nào sau đây đúng?

     A. Động năng của vật giảm dần, biên độ dao động giảm dần.

     B. Thế năng dao động giảm dần, biên độ dao động giảm dần.

     C. Vận tốc cực đại không đổi, cơ năng dao động giảm dần.

     D. Biên độ dao động giảm dần, cơ năng dao động giảm dần

Câu 8: Một người có khoảng nhìn rõ từ 12,5cm đến 50cm. Mắt người đó bị tật gì?

     A. cận thị.                     B. viễn thị.                    C. lão thị.                      D. loạn thị.

Câu 9: Thí nghiệm giao thoa Yang với ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ, khoảng cách giữa hai khe a = 1mm. Ban đầu, tại M cách vân trung tâm 5,25mm người ta quan sát được vân sáng bậc 5. Giữ cố định màn chứa hai khe, di chuyển từ từ màn quan sát ra xa và dọc theo đường thẳng vuông góc với mặt phẳng chứa hai khe một đoạn 0,75m thì thấy tại M chuyển thành vân tối lần thứ hai. Bước sóng λ có giá trị là

     A. 0,64                   B. 0,70                   C. 0,60                   D. 0,50

Câu 10: Ánh sáng huỳnh quang của một chất có bước sóng 0,5μm. Chiếu vào chất đó bức xạ có bước sóng nào dưới đây sẽ không có sự phát quang?

     A. 0,2                     B. 0,3                     C. 0,4                     D. 0,6

Câu 11: Nguyên tử đang có điện tích  khi nhận được thêm electron thì nó

     A. là ion dương.                                                 B. vẫn là ion âm.

     C. trung hòa về điện.                                          D. có điện tích không xác định được.

Câu 12: Khi nói về sóng cơ học phát biểu nào sau đây là sai?

     A. Sóng cơ học truyền được trong tất cả các môi trường rắn, lỏng, khí và chân không.

     B. Sóng cơ là sự lan truyền dao động cơ trong môi trường vật chất.

     C. Sóng âm truyền trong không khí là sóng dọc.

     D. Sóng cơ học lan truyền trên mặt nước là sóng ngang

Câu 13: Công thức nào sau đây đúng nhất khi nói về hiện tượng khúc xạ ánh sáng?

     A.             B.             C.           D. 

Câu 14: Mạch chọn sóng của một máy thu thanh là mạch dao động LC có điện dung C thay đổi được. Khi điện dung của tụ điện  thì mạch chọn được sóng có tần số  khi  thì mạch chọn được sóng có tần số  Khi  thì mạch chọn được sóng có tần số

     A. 18 kHz.                    B. 20 kHz.                     C. 16 kHz.                    D. 12 kHz.

Câu 15: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, nguồn sáng phát đồng thời hai bức xạ đơn sắc, trong đó bức xạ màu đỏ có bước sóng  và bức xạ màu lam có bước sóng  Trên màn quan sát, giữa hai vân sáng gần nhau nhất và cùng màu với vân sáng trung tâm có số vân sáng đơn sắc của hai bức xạ trên là

     A. 2 vân đỏ và 4 vân lam                                   B. 3 vân đỏ và 5 vân lam

     C. 4 vân đỏ và 2 vân lam                                   D. 5 vân đỏ và 3 vân lam

Câu 16: Giới hạn quang điện của kim loại Natri là  Công thoát electron của Natri là

     A. 2,48eV                     B. 4,48eV                     C. 3,48eV                     D. 1,48eV

Câu 17: Một bình điện phân đựng dung dịch cực anot làm bằng đồng, điện trở của bình điện phân  được mắc vào hai cực của bộ nguồn  điện trở trong  Khối lượng đồng bám vào catot trong thời gian 5 giờ có giá trị là

     A. 5 g.                           B. 10, 5 g.                     C. 5, 97 g.                     D. 11, 94 g.

Câu 18: Một người có điểm cực cận cách mắt 100cm, để nhìn rõ được vật gần nhất cách mắt 25cm thì phải đeo sát mắt một kính

     A. hội tụ có tiêu cự 20cm.                                  B. phân kì có tiêu cự 20cm.

     C. hội tụ có tiêu cự                                D. phân kì có tiêu cự 

Câu 19: Trong đoạn mạch điện xoay chiều gồm điện trở thuần, cuộn cảm thuần và tụ điện mắc nối tiếp thì

     A. điện áp giữa hai đầu tụ điện ngược pha với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.

     B. điện áp giữa hai đầu cuộn cảm cùng pha với điện áp giữa hai đầu tụ điện.

     C. điện áp giữa hai đầu tụ điện trễ pha so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch

     D. điện áp giữa hai đầu cuộn cảm trễ pha so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.

Câu 20: Đặt điện áp  vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở R, cuộn cảm thuần có cảm kháng , tụ điện có dung kháng  mắc nối tiếp thì dòng điện trong mạch là  Đoạn mạch điện này luôn có

     A.                                         B. 

     C.                                              D. 

Câu 21: Chọn câu sai? Quang phổ liên tục

     A. của các chất khác nhau ở cùng nhiệt độ luôn giống nhau.

     B. là một dải có màu từ đỏ đến tím nối liền nhau một cách liên tục.

     C. do các chất rắn, lỏng hoặc khí có áp suất lớn phát ra khi bị nung nóng.

     D. phụ thuộc vào thành phần cấu tạo và nhiệt độ của nguồn phát ra nó.

Câu 22: Đặt điện áp  vào hai đầu đoạn mạch có tổng trở Z thì dòng điện qua mạch là  Biểu thức định luật Ôm áp dụng cho các giá trị hiệu dụng là

     A.                   B.                        C.                   D. 

Câu 23: Trong thí nghiệm Y âng về giao thao ánh sáng, ánh sáng thí nghiệm là ánh sáng đơn sắc có bước sóng  Hiệu khoảng cách từ hai khe hẹp  đến vân tối thứ 2 là

     A.                            B.                            C.                            D.  

Câu 24: Laze là máy khuyêch đại ánh sáng dựa trên hiện tượng

     A. quang điện ngoài                                           B. quang điện trong.    

     C. phát xạ cảm ứng                                            D. quang phát quang.

Câu 25: Gọi  lần lượt là bước sóng của các tia chàm, cam, lục, vàng. Sắp xếp thứ tự nào

     A.                                      B. 

     C.                                     D. 

Câu 26: Để xem các chương trình truyền hình phát sóng qua vệ tinh, người ta dùng anten thu sóng trực tiếp từ vệ tinh, qua bộ xử lý tín hiệu rồi đưa đến màn hình. Sóng điện từ mà anten thu trực tiếp từ vệ tinh thuộc loại.

     A. sóng ngắn.                B. sóng trung.               C. sóng cực ngắn          D. sóng dài

Câu 27: Một mạch điện không phân nhánh gồm điện trở , cuộn thuần cảm có L thay đổi được và tụ có điện dung C. Mắc mạch vào nguồn có điện áp  Thay đổi L để điện áp hai đầu điện trở có giá trị hiệu dụng  Cường độ dòng điện trong mạch có biểu thức là

     A.                                    B. 

     C.                               D. 

Câu 28: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về thuyết lượng tử ánh sáng?

     A. Ở trạng thái đứng yên, mỗi phôtôn có một năng lượng xác định bằng hf.

     B. Trong chân không, phôtôn chuyển động với tốc độ  

     C. Mỗi lần một nguyên tử hấp thụ ánh sáng cũng có nghĩa là nó hấp thụ một phôtôn

     D. Dòng ánh sáng là dòng của các hạt mang năng lượng gọi là phôtôn.

Câu 29: Giới hạn quang điện của Canxi, Natri, Kali, Xesi lần lượt là  Nếu sử dụng ánh sáng đơn sắc màu lục có bước sóng 520 nm thì sẽ gây ra được hiện tượng quang điện đối với kim loại

     A. Natri và Kali.           B. Canxi và Natri.        C. Canxi và Xesi          D. Kali và Xesi.

Câu 30: Đặt điện áp  (U và ω không đổi) vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở có giá trị a (Ω), tụ điện có điện dung C và cuộn thuần cảm có hệ số tự cảm L mắc nối tiếp. Biết  L thay đổi được. Hình vẽ bên mô tả đồ thị của điện áp hiệu dụng giữa hai bản tụ điện, điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm và công suất tiêu thụ điện năng của toàn mạch theo cảm kháng. M và N lần lượt là hai đỉnh của đồ thị (1) và đồ thị (2). Giá trị của a bằng

     A. 50                             B. 30                             C. 40                             D. 60

Câu 31: Tần số của âm cơ bản và họa âm do một dây đàn phát ra tương ứng bằng với tần số của sóng cơ để trên dây đàn có sóng dừng. Trong các họa âm do dây đàn phát ra, có hai họa âm ứng với tần số 2750Hz và 3850Hz. Biết âm cơ bản của dây đàn có tần số nằm trong khoảng từ 300Hz đến 800Hz. Trong vùng tần số của âm nghe được có tối đa bao nhiêu tần số của họa âm (kể cả âm cơ bản) của dây đàn này?

     A. 35                             B. 34                             C. 36                             D. 38

Câu 32: Xét nguyên tử hiđrô theo mẫu nguyên tử Bo, các êlectron chuyển động tròn quanh hạt nhân trên các quỹ đạo dừng dưới tác dụng của lực hút tĩnh điện. Theo định nghĩa dòng điện thì chuyển động của êlectron quanh hạt nhân tạo nên dòng điện (gọi là dòng điện nguyên tử, phân tử). Khi êlectron chuyển động trên quỹ đạo L thì dòng điện nguyên tử có cường độ  khi êlectron chuyển động trên quỹ đạo N thì dòng điện nguyên tử có cường độ là  Tỉ số  bằng

     A.                              B.                              C. 8                               D. 4

Câu 33: Đặt điện áp  (ω thay đổi được) vào hai đầu đoạn mạch không phân nhánh gồm điện trở thuần R, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp. Các giá trị R, L, C luôn thỏa mãn  Điều chỉnh tần số  để điện áp tức thời hai đầu tụ điện vuông pha với điện áp u. Điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn cảm bằng

     A. 16V                          B. 40V                          C. 80V                          D. 57V

Câu 34: Hai vật dao động điều hòa trên hai trục tọa độ song song, cùng chiều, cạnh nhau, gốc tọa độ nằm trên đường vuông góc chung. Phương trình dao động của hai vật là  và Ở thời điểm nào đó, hai vật có cùng tọa độ  và chuyển động ngược chiều thì sau một khoảng thời gian  khoảng cách giữa hai vật dọc theo trục tọa độ là

     A. 7cm                          B. 10cm                        C. 14cm                        D. 8cm

Câu 35: Cuộn sơ cấp của một máy biến áp lí tưởng có  vòng dây. Khi đặt một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 120V vào hai đầu cuộn sơ cấp thì điện áp hiệu dụng ở hai đầu cuộn thứ cấp để hở đo được là 100V. Nếu tăng thêm 150 vòng dây cho cuộn sơ cấp và giảm 150 vòng dây ở cuộn thứ cấp thì khi đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một điện áp hiệu dụng 160V thì điện áp hiệu dụng ở hai đầu cuộn thứ cấp để hở vẫn là 100V. Kết luận nào sau đây đúng?

     A.  vòng.        B.  vòng.      C.  vòng.      D.  vòng.

Câu 36: Hai chất điểm M, N dao động điều hòa cùng tần số dọc theo hai đường thẳng song song kề nhau và song song với trục Ox. Vị trí cân bằng của M và N đều nằm trên một đường thẳng qua gốc tọa độ và vuông góc với trục Ox. Trong quá trình dao động, hình chiếu của M và N trên Ox cách xa nhau nhất là  cm. Biên độ dao động tổng hợp của M và N là 2 cm. Gọi AM, AN lần lượt là biên độ của M và N. Giá trị lớn nhất của  gần với giá trị nào nhất sau đây?

     A. 3cm                          B. 4cm                          C. 5cm                          D. 6cm

Câu 37: Một cái bể sâu 2 m chứa đầy nước. Một tia sáng Mặt Trời rọi vào mặt nước bể dưới góc tới  Biết chiết suất của nước đối với ánh sáng đỏ và ánh sáng tím lần lượt là  và  Bề rộng của quang phổ do tia sáng tạo ra ở đáy bể nằm ngang bằng:

     A. 17,99 mm.                B. 22,83 mm.                C. 21,16 mm.                D. 19,64 mm.

Câu 38: Hai con lắc lò xo nằm ngang dao động điều hòa cùng tần số dọc theo hai đường thẳng song song kề nhau và song song với trục Ox. Vị trí cân bằng của hai dao động đều nằm trên một đường thẳng qua O và vuông góc với Ox. Đồ thị (1), (2) lần lượt biểu diễn mối liên hệ giữa lực kéo về  và li độ x của con lắc 1 và con lắc 2. Biết tại thời điểm t, hai con lắc có cùng li độ và đúng bằng biên độ của con lắc 2, tại thời điểm  sau đó, khoảng cách giữa hai vật nặng theo phương Ox là lớn nhất. Tỉ số giữa thế năng của con lắc 1 và động năng của con lắc 2 tại thời điểm  là

     A. 1                               B. 2                               C.                              D. 3

Câu 39: Cho mạch điện xoay chiều gồm một điện trở thuần, một cuộn cảm thuần và một tụ điện mắc nối tiếp. Đặt vào hai đầu mạch điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi và tần số góc  thay đổi được. Điện áp hiệu dụng giữa hai bản tụ điện và điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn cảm lần lượt là  phụ thuộc vào  chúng được biểu diễn bằng các đồ thị như hình vẽ, tương ứng với các đường . Khi  thì  đạt cực đại  và khi  thì  đạt cực đại  Hệ số công suất của đoạn mạch khi  gần nhất với giá trị là

     A. 0,80                                                                B.0,86                         

     C. 0,82                                                                D. 0,84

Câu 40: Cho cơ hệ như hình vẽ, vật nhỏ  nối với nhau nhờ sợi dây nhẹ, không dãn có chiều dài  ban đầu lò xo không biến dạng. Tại  kéo đầu B của lò xo đi lên theo phương thẳng đứng với tốc độ  trong khoảng thời gian t thì dừng lại đột ngột để hệ dao động điều hòa. Biết độ cứng của lò xo  lấy  Giá trị của t nhỏ nhất gần nhất với giá trị là

     A. 1,083s                      B. 1,095s

     C. 0,875s                      D. 1,035s

Đáp án

1-B

2-A

3-D

4-A

5-C

6-A

7-D

8-A

9-C

10-D

11-B

12-A

13-C

14-A

15-A

16-A

17-C

18-C

19-C

20-C

21-D

22-B

23-C

24-C

25-D

26-C

27-C

28-A

29-D

30-B

31-C

32-C

33-B

34-A

35-C

36-D

37-B

38-A

39-C

40-A

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐỀ 4

Câu 1: Một vật nhỏ dao động điều hòa dọc theo trục Ox với tần số góc ω và có biên độ A Biết gốc tọa độ O ở vị trí cân bằng của vật. Chọn gốc thời gian là lúc vật ở vị trí có li độ A/2 và đang chuyển động theo chiều dương. Phương trình dao động của vật là

     A.   B.   C.   D. 

Câu 2: Một chất điểm M chuyển động tròn đều với tốc độ dài 160cm/s và tốc độ góc 4 rad/s. Hình chiếu P của chất điểm M trên một đường thẳng cố định nằm trong mặt phẳng hình tròn dao động điều hòa với biên độ và chu kì lần lượt là

     A. 40 cm; 0,25s.           B. 40 cm; 1,57s.            C. 40 m; 0,25s.             D. 2,5 m; 1,57s.

Câu 3: Cho hai dao động điều hòa cùng phương có phương trình lần lượt là  và . Phương trình dao động tổng hợp của hai dao động trên là

     A.                         B. 

     C.                         D. 

Câu 4: Con lắc lò xo m = 250 (g), k = 100 N/m, con lắc chịu tác dụng của ngoại lực cưỡng bức biến thiên tuần hoàn. Thay đổi tần số góc của ngoại lực thì biên độ dao động cưỡng bức thay đổi. Khi tần số góc lần lượt là 10 rad/s và 15 rad/s thì biên độ lần lượt là A1 và A2. So sánh A1 và A2

     A. A1 < A2.                    B. A1 > A2.                    C. A1 = A2.                   D. A1 = 1,5A2.

Câu 5: Bước sóng là

     A. khoảng cách giữa hai phần tử gần nhau nhất trên phương truyền sóng dao động cùng pha.

     B. khoảng cách giữa hai phần tử gần nhau nhất dao động cùng pha

     C. khoảng cách giữa hai phần tử của sóng dao động cùng pha

     D. quãng đường mà mỗi phần tử của môi trường đi được trong 1s.

Câu 6: Một con lắc lò xo có vật nặng m=200g dao động điều hòa theo phương thẳng đứng . Chiều dài tự nhiên của lò xo là 30 cm. Lấy g =10 m/s2 .Khi lò xo có chiều dài 28 cm thì vật có vận tốc bằng 0 và lúc đó lực đàn hồi của lò xo có độ lớn 2 N. Chọn mốc thế năng ở vị trí cân bằng. Cơ năng của con lắc là

     A. 1,5 J.                        B. 0,1 J.                         C. 0,08 J.                      D. 0,02 J.

Câu 7: Hai vật cùng khối lượng gắn vào hai lò xo dao động cùng tần số và ngược pha nhau. Hai dao động có biên độ lần lượt là A1, A2 và A1 =2 A2 . Biết rằng khi dao động 1 có động năng 0,56 J thì dao động 2 có thế năng 0,08 J. Khi dao động 1 có động năng 0,08 J thì dao động 2 có thế năng là

     A. 0,20 J.                      B. 0,56 J.                       C. 0,22 J.                      D. 0,48 J .

Câu 8: Con lắc lò xo gồm vật nhỏ gắn với lò xo nhẹ dao động điều hòa. Gia tốc của vật luôn

     A. cùng chiều với chiều chuyển động của vật.  B. hướng về vị trí cân bằng.

     C. hướng về vị trí biên.                                                                           D. ngược chiều với chiều chuyển động của vật.

Câu 9: Một con lắc lò xo dao động điều hòa với biên độ A Tỉ số giữa động năng và thế năng của con lắc khi vật đi qua vị trí có  

     A. 2.                              B. 1/2.                           C. 1/3.                           D. 3.

Câu 10: Một con lắc đơn có chiều dài l dao động điều hòa ở nơi có gia tốc trọng trường là g thì tần số dao động của con lắc là

     A.                 B.                 C.                D. 

Câu 11: Một lò xo tiết diện đều được cắt thành ba lò xo có chiều dài tự nhiên ℓ cm, (ℓ – 15) cm và (ℓ – 25) cm. Lần lượt gắn ba lò xo này theo thứ tự như trên vào vật nhỏ có khối lượng m thì được ba con lắc lò xo có chu kỳ dao động tương ứng là: 2 s, 1,5 s và T. Biết độ cứng các lò xo tỉ lệ nghịch với chiều dài tự nhiên của nó. Giá trị của T là

     A. 1,04 s                       B. 1,41 s                        C. 1,20 s                       D. 1,09 s

Câu 12: Một chất điểm dao động điều hòa trên trục Ox. Biết quãng đường đi được của chất điểm trong một chu kì dao động là 16 cm. Biên độ dao động của chất điểm bằng:

     A. 16 cm.                      B. 4 cm.                        C. 32 cm.                      D. 8 cm.

Câu 13: Chọn câu trả lời đúng. Sóng dọc

     A. chỉ truyền được trong chất rắn.

     B. truyền được trong chất rắn, chất lỏng và chất khí.

     C. truyền được trong chất rắn, chất lỏng, chất khí và chân không.

     D. không truyền được trong chất rắn.

Câu 14: Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ và lò xo nhẹ có độ cứng k, dao động điều hòa dọc theo trục Ox quanh vị trí cân bằng O. Biểu thức lực kéo về tác dụng lên vật theo li độ x là

     A.                    B.                 C.                     D. 

Câu 15: Một sóng cơ học lan truyền trong một môi trường A với vận tốc vA và khi truyền trong môi trường B có vận tốc vB = 2vA. Bước sóng trong môi trường B sẽ 

     A. lớn gấp hai lần bước sóng trong môi trường A.

     B. bằng bước sóng trong môi trường A.

     C. lớn gấp bốn lần bước sóng trong môi trường A.

     D. bằng một nửa bước sóng trong môi trường A.

Câu 16: Một con lắc đơn có chu kỳ T = 2 s tại nơi có g = 10 = π2 m/s2 , quả cầu có khối lượng m = 10 (g), mang điện tích q = 1 μC. Khi đặt con lắc trong điện trường đều có hướng thẳng đứng từ dưới lên và có độ lớn là E = 5.104 V/m. Khi đó chu kỳ dao động nhỏ của con lắc là

     A. T " = 2,42 s               B.                  C. T " = 1,72 s .             D. 

Câu 17: Tiến hành thí nghiệm dao động điều hòa với con lắc lò xo treo thẳng đứng:
Lần 1: Cung cấp cho vật nặng vận tốc v0 từ vị trí cân bằng thì vật dao động với biên độ A1.

Lần 2: Đưa vật đến vị trí cách vị trí cân bằng đoạn x0 rồi buông nhẹ. Lần này vật dao động với biên độ A2

Lần 3: Đưa vật đến vị trí cách vị trí cân bằng đoạn x0 rồi cung cấp cho vật nặng vận tốc v0 . Lần này vật dao động với biên độ bằng

     A.                    B.                 C.                     D. 

Câu 18: Nói về một chất điểm đang dao động điều hòa, phát biểu nào dưới đâyđúng?

     A. Ở vị trí biên, chất điểm có độ lớn vận tốc cực đại và gia tốc cực đại.

     B. Ở vị trí biên, chất điểm có vận tốc bằng không và gia tốc bằng không.

     C. Ở vị trí cân bằng, chất điểm có độ lớn vận tốc cực đại và gia tốc bằng không.

     D. Ở vị trí cân bằng, chất điểm có vận tốc bằng không và gia tốc cực đại.

Câu 19: Sóng cơ lan truyền từ nguồn O dọc theo một đường thẳng với biên độ không đổi. Ở thời điểm t = 0, tại O có phương trình: u0 = Acosωt (cm). Một điểm cách nguồn một khoảng bằng 1/2 bước sóng có li độ 5cm ở thời điểm bằng 1/2 chu kì. Biên độ của sóng là:

     A. 2,5cm.                      B. 5cm.                         C.  cm.                  D. 10cm.

Câu 20: Một người quan sát một chiếc phao trên mặt biển, thấy nó nhô cao 10 lần trong khoảng thời gian 27s. Chu kì của sóng biển là

     A. 2,45s,                       B. 2,8s.                          C. 2,7s.                         D. 3s.

Câu 21: Khi một vật dao động điều hòa, chuyển động của vật từ vị trí biên về vị trí cân bằng là chuyển động

     A. thẳng nhanh dần đều.                                    B. thẳng chậm dần đều.

     C. thẳng nhanh dần.                                           D. thẳng chậm dần.

Câu 22: Một vật dao động điều hòa có độ lớn vận tốc cực đại là 31,4 cm/s. Lấy π = 3,14 . Tốc độ trung bình của vật trong một chu kì dao động là

     A. 0 cm/s.                     B. 15 cm/s.                    C. 20 cm/s.                   D. 10 cm/s.

Câu 23: Chọn câu trả lời đúng. Để phân loại sóng ngang hay sóng dọc người ta dựa vào

     A. tốc độ truyền sóng và bước sóng.                 B. phương dao động và phương truyền sóng.

     C. phương truyền sóng và tần số sóng.             D. phương truyền sóng và tốc độ truyền sóng.

Câu 24: Một chất điểm dao động điều hòa trên trục Ox. Trong các đại lượng sau của chất điểm: biên độ, vận tốc, gia tốc, động năng thì đại lượng không thay đổi theo thời gian là 

     A. động năng.               B. gia tốc.                     C. biên độ.                    D. vận tốc.

Câu 25: Tại cùng một nơi trên mặt đất, nếu chu kì dao động điều hòa của con lắc đơn chiều dài l là T thì chu kì dao động điều hòa của con lắc đơn có chiều dài 4l là

     A. T/4.                          B. 4T.                            C. 2T.                            D. T/2.

Câu 26: Khi nói về dao động cơ cưỡng bức, phát biểu nào sau đây là sai?

     A. Tần số của dao động cưỡng bức lớn hơn tần số của lực cưỡng bức

     B. Biên độ của dao động cưỡng bức càng lớn khi tần số của lực cưỡng bức càng gần tần số riêng của hệ dao động.

     C. Tần số của dao động cưỡng bức bằng tần số của lực cưỡng bức.

     D. Biên độ của dao động cưỡng bức phụ thuộc vào biên độ của lực cưỡng bức

Câu 27: Một sóng cơ học lan truyền trên một sợi dây với tốc độ 40cm/s. Phương trình sóng của nguồn O là . Coi biên độ sóng không đổi. Phương trình sóng tại một điểm N nằm cách O một đoạn 10cm là

     A.                              B. 

     C.                              D. 

Câu 28: Khi nói về dao động cơ tắt dần của một vật, phát biểu nào sau đây đúng?

     A. Động năng của vật biến thiên theo hàm bậc nhất của thời gian.

     B. Cơ năng của vật không thay đổi theo thời gian.

     C. Lực cản của môi trường tác dụng lên vật càng nhỏ thì dao động tắt dần càng nhanh.

     D. Biên độ dao động của vật giảm dần theo thời gian.

Câu 29: Hình vẽ bên là đồ thị biểu diễn sự biến thiên của li độ theo thời gian của một dao động điều hòa. Vận tốc của dao động tại thời điểm t=0 là

     A. 7,5π cm/s                 B. 0 cm/s.                      C. 15π cm/s.                 D. - 15π cm/s.

Câu 30: Một nguồn O dao động với tần số f = 25Hz tạo ra sóng trên mặt nước. Biết khoảng cách giữa 11 gợn lồi liên tiếp trên một phương truyền sóng là 1m. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước bằng:

     A. 25cm/s                     B. 50cm/s.                     C. 1,50m/s                    D. 2,5m/s.

Câu 31: Trong dao động điều hoà

     A. Gia tốc biến đổi điều hoà cùng pha so với li độ.

     B. Gia tốc biến đổi điều hoà trễ pha  so với li độ.

     C. Gia tốc biến đổi điều hoà ngược pha so với li độ.

     D. Gia tốc biến đổi điều hoà sớm pha  so với li độ.

Câu 32: Hai con lắc đơn dao động điều hòa tại cùng một nơi với chu kì dao động lần lượt là 1,8s và 1,5s. Tỉ số chiều dài của con lắc thứ nhất và con lắc thứ 2 là

     A. 1,44.                         B. 1,2.                           C. 0,70.                         D. 1,3.

Câu 33: Một sóng cơ học lan truyền trong không khí có bước sóng λ . Khoảng cách giữa hai điểm trên cùng một phương truyền sóng dao động ngược pha nhau là (k thuộc N)

     A.            B.            C.                      D. 

Câu 34: Một vật nhỏ có khối lượng 500 g dao động điều hòa dưới tác dụng của một lực kéo về có biểu thức F = - 0,8cos 4t (N). Dao động của vật có biên độ là

     A. 6 cm.                        B. 12 cm.                      C. 8 cm.                        D. 10 cm.

Câu 35: Một chất điểm dao động điều hòa với chu kì 1,25 s và biên độ 5 cm. Tốc độ lớn nhất của chất điểm là

     A. 2,5 cm/s.                  B. 25,1 cm/s.                 C. 6,3 cm/s.                  D. 63,5 cm/s.

Câu 36: Một vật dao động điều hòa với tần số 2 Hz. Chu kỳ dao động của vật này là :

     A. 1,5s.                         B. 1,0s.                          C.  s                        D. 0,5s.

Câu 37: Ba lò xo có cùng chiều dài tự nhiên có độ cứng lần lượt là k1, k2, k3, đầu trên treo vào các điểm cố định, đầu dưới treo vào các vật có cùng khối lượng. Lúc đầu, nâng 3 vật đến vị trí mà các lò xo không biến dạng rồi thả nhẹ để chúng dao động điều hòa với cơ năng lần lượt là W1 = 0,1J, W2 = 0,2J và W3. Nếu k3 = 2,5k1+3k2 thì W3 bằng

     A. 25 mJ                       B. 14 mJ                        C. 19,8mJ                     D. 20 mJ

Câu 38: Hai con lắc lò xo có cùng độ cứng k. Biết chu kỳ dao động T1 = 2T2.  Khối lượng của 2 con lắc liên hệ với nhau theo công thức

     A.               B. m1 = 4m2.                 C. m1 = 2m2.                 D. m2 = 4m1.

Câu 39: Sóng cơ là

     A. dao động cơ                                                   B. chuyển động của vật dao động điều hòa

     C. dao động cơ lan truyền trong môi trường.    D. sự truyền chuyển động cơ trong không khí.

Câu 40: Một con lắc lò xo có khối lượng vật nhỏ là m dao động điều hòa theo phương ngang với phương trình x = Acosωt. Mốc tính thế năng ở vị trí cân bằng.Biểu thức Cơ năng của con lắc là W =

     A.                       B.                   C.                     D. 

Đáp án

1-C

2-B

3-D

4-A

5-A

6-C

7-A

8-B

9-D

10-D

11-A

 

 

 

 

 

 

 

 

20-D

21-C

 

 

 

 

 

 

 

 

30-D

31-C

32-A

33-D

34-D

35-B

36-D

37-A

38-A

39-C

40-D

 

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VẬT LÝ 10 – HỌC KỲ 2

CHƯƠNG IV: CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN

Câu 1:Véctơ động lượng là véctơ :

A. Cùng phương, ngược chiều với véctơ vận tốc B. Có phương hợp với véctơ vận tốc một góc  bất kỳ.

C. Có phương vuông góc với véctơ vận tốc. D. Cùng phương, cùng chiều với véctơ vận tốc.

Câu 2: Đơn vị động lượng là đơn vị nào sau đây:

A. kgm/s    B. kgm.s            C. kgm/s2    D.kgm2/s   

Câu 3: Phát biểu nào sau đây sai :

A. Động lượng là một đại lượng vectơ. B. Xung của lực là một đại lượng vectơ.

C. Động lượng tỉ lệ với khối lượng vật. D. Động lượng của vật trong chuyển động tròn đều không đổi.

Câu 4: Công là đại lượng :

A. Vô hướng, có thể âm hoặc dương.            B. Vô hướng, có thể âm, dương hoặc bằng không.

C. Véc tơ, có thể âm, dương hoặc bằng không. D. Véc tơ, có thể âm hoặc dương.

Câu 5: Chuyển động sau không theo nguyên tắc chuyển động bằng phản lực :

A. Chuyển động của súng giật khi bắn. B. Chuyển động của máy bay trực thăng.

C. Chuyển động của con sứa biển. B. Chuyển động của máy bay phản lực.

Câu 6 :Đại lượng vật lí nào sau đây phụ thuộc vào vị trí của vật trong trọng trường trong một khoảng không gian hẹp?

A. Động năng.       B. Thế năng.        C. Trọng lượng.         D. Động lượng

Câu 7: Đơn vị nào không phải đơn vị của động lượng :

A. kg.m/s. B. N.s. C. kg.m2/s.            D. J.s/m.

Câu 8: Một vật đang đứng yên có thể có : A. gia tốc.          B. động năng.       C. thế năng.        D. động lượng.

Câu 9:Chọn câu sai trong các câu sau.Động năng của vật không đổi khi vật:

  A.Chuyển động thẳng đều.                            B.Chuyển động với gia tốc không đổi.

  C.Chuyển động tròn đều.                              D.Chuyển động cong đều.

Câu 10: Khi vật rơi tự do từ độ cao h xuống mặt đất

   A.Động năng và thế năng của vật giảm B. Động năng và thế năng của vật tăng

   C. Động năng tăng, thế năng giảm D. Động năng và thế năng không đổi

Câu 11:Một ô tô khối lượng 1000kg chuyển động với vận tốc 80km/h .Động năng của ô tô có giá trị nào sau đây?

   A. 2,47.105J. B. 2,52.104J. C. 2,42.106J. D. 2,47.103J.

Câu 13: Một vật khối lượng 1 kg có thế năng 19,6 J đối với mặt đất. Lấy g = 9,8m/s2. Khi đó vật ở độ cao là :

A. 1 m. B. 2 m. C. 0,012 m.         D. 9,8 m.

Câu 14: Một lò xo có độ dài ban đầu lo=10 cm. Người ta kéo giãn với độ dài l1=14 cm. Cho biết k=150 N/m. Hỏi thế năng đàn hồi của lò xo bằng bao nhiêu ? A. 0,13J. B. 0,2J.           C. 1,2J.             D. 0,12J.

Câu 15: Thế năng của vật nặng 2 kg ở đáy 1 giếng sâu 10m so với mặt đất tại nơi có gia tốc g=10m/s2 là bao nhiêu nếu chọn gốc thế năng tại mặt đất?   A. -100 J              B. 200J           C. -200J D. 100J  

Câu 16: Xét biểu thức tính công của một lực A = F.S.cosα. Biết α là góc hợp bởi hướng của lực và hướng chuyển động. Lực sinh công cản khi:        A.             B.         C. D.

Câu 17: Vật có khối lượng m gắn  vào đầu lò xo đàn hồi có độ cứng k, đầu kia cố định. Khi lò xo bị nén 1 đoạn (< 0). Thế năng đàn hồi của lò xo là:   A. B. .      C.  D.

Câu 18: Khi khối lượng giảm một nửa và vận tốc tăng gấp đôi thì động năng của vật sẽ

A. tăng gấp đôi. B. không đổi. C. tăng gấp 8. D. tăng gấp 4.

Câu 19. Động năng của một vật sẽ tăng khi  

A. gia tốc của vật a < 0. B. gia tốc của vật a > 0.

C. các lực tác dụng lên vật sinh công dương. D. gia tốc của vật tăng.

Câu 20. Chọn phát biểu sai.Động năng của vật không đổi khi vật  

A. chuyển động với gia tốc không đổi. B. chuyển động tròn đều.

C. chuyển động thẳng đều. D. chuyển động với vận tốc không đổi.

Câu 21. Khi một vật rơi tự do thì :

A. Thế năng và động năng không đổi. B. Hiệu thế năng và động năng không đổi.

C. Thế năng tăng, động năng giảm. D. Cơ năng không đổi.

Câu 22. Một vật nhỏ được ném lên từ một điểm A trên mặt đất, vật lên đến điểm B thì dừng và rơi xuống. Bỏ qua sức cản không khí. Trong quá trình vật chuyển động từ A đến B

A. Thế năng giảm. B. Cơ năng cực đại tại B.

C. Cơ năng không đổi. D. Động năng tăng.

Câu 23. Khi một vật chuyển động trong trọng trường chỉ chịu tác dụng của trọng lực thì

A. Động lượng của vật là một đại lượng bảo toàn. B. Động năng của vật là một đại lượng bảo toàn.

C. Thế năng của vật là một đại lượng bảo toàn. D. Cơ năng của vật là một đại lượng bảo toàn.

Câu 24: Một động cơ điện cung cấp công suất 15KW cho 1 cần cẩu nâng vật 1000Kg chuyển động đều lên cao 30m.Lấy g=10m/s2.Thời gian để thực hiện công việc đó là:     A. 20s B. 5s C. 15s        D. 10s   

Câu 25. Một vật có khối lượng 100g chuyển động với vận tốc 10m/s. Động lượng của vật đó bằng

A.1kgm/s. B.10kgm/s. C.100kgm/s. D.1000kgm/s.

Câu 26. Một vật khối lượng 100g đang chuyển động với vận tốc 9m/s thì va chạm vào vật thứ hai khối lượng 200g đang đứng yên. Sau va chạm hai vật nhập lại làm một và chuyển động với vận tốc

A.1m/s. B.3m/s. C.6m/s. D.5m/s.

Câu 27. Một người kéo một hòm gỗ trượt trên sàn nhà nằm ngang bằng một lực F = 200N và nghiêng một góc 300 so với mặt phẳng nằm ngang. Công của lực kéo khi vật trượt được 5m là

A.500J.      B.500J. C.500J. D.500J.

Câu 28. Một vật khối lượng 100g có động năng 1,8J. Vận tốc của vật là :   A.4m/s. B.5m/s. C.6m/s. D.7m/s.

Câu 29. Một vật được ném từ mặt đất lên cao với vận tốc ban đầu 10m/s. Bỏ qua lực cản của không khí. Lấy g = 10m/s2. Độ cao cực đại mà vật lên được là bao nhiêu?     A.5m B.10m C.100m D.50m.

Câu 30: Công thức nào là công thức tính cơ năng của vật chịu tác dụng của lực đàn hồi ?

A. W = mv2/2 + mgz.             B. W = mv2/2 + 2k(∆l)2.          C. W = mv2/2 + k∆l/2.    D  . W = mv2/2 + k(∆l)2/2.

Câu 31: Động năng là đại lượng :

A. Vô hướng, luôn dương.                     B. Vô hướng, có thể dương hoặc bằng không.

C. Véc tơ, luôn dương. D. Véc tơ, luôn dương hoặc bằng không

Câu 32: Một khẩu đại bác có khối lượng M = 4 tấn, bắn đi một viên đạn theo phương ngang có khối lượng m = 10 kg với vận tốc v = 400 m/s. Lúc đầu, hệ đại bác và đạn đứng yên. Vận tốc giật lùi của đại bác là

A. 1 m/s B. 2 m/s C. 4 m/s D. 3 m/s

Câu 33: Động năng của vật tăng khi

A. vận tốc của vật v > 0. B. Gia tốc của vật a > 0.

C. Gia tốc của vật tăng. D. Hợp lực tác dụng lên vật sinh công dương.

Câu 34 :Một vật sinh công dương khi vật chuyển động

A. nhanh dần đều B. chậm dần đều C. tròn đều D. thẳng đều

Câu 35: Một vật sinh công âm khi chuyển động

A. nhanh dần đều B. chậm dần đều C. tròn đều D. thẳng đều

Câu 36:  Cơ năng của vật không thay đổi nếu vậtchuyển động:

A.  chuyển động thẳng đều.                                B. chỉ dưới tác dụng của lực ma sát.

C.  chỉ dưới tác dụng của trọng lực.                     D. chuyển động tròn đều.

Câu 37:  Một vật có khối lượng 500g rơi tự do xuống đất từ độ cao h = 100m, lấy g = 10 m/s2. Động năng của vật tại độ cao 50m là bao nhiêu?

A.  250 J.                    B. 1000 J. C.  5.104 J.                                D. 500 J.

Câu 38:  Thế năng trọng trường không phụ thuộc vào:

A.  Khối lượng của vật.      B. Gia tốc trọng trường. C.  Vị trí đặt vật.                            D. Vận tốc của vật.

Câu 39: Phát biểu nào sau đây sai:

A. Động lượng là một đại lượng vectơ B. Xung của lực là một đại lượng vectơ

C.Động lượng tỉ lệ với khối lượng vật D. Động lượng của vật trong chuyển động tròn đều không đổi

Câu 40: Chọn câu Sai:

A. Cơ năng của một vật là năng lượng trong chuyển động cơ học của vật tạo ra.

B. Cơ năng của một vật là năng lượng của vật đó có thể thực hiện được.

C. Cơ năng của một vật bao gồm tổng động năng chuyển động và thế năng của vật.

D. Cơ năng của một vật có giá trị bằng công mà vật có thể thực hiện được.

Câu 41: Cơ năng là một đại lượng:

A. luôn luôn khác không. B. luôn luôn dương.

C. luôn luôn dương hoặc bằng không. D. có thể dương, âm hoặc bằng không.

CHƯƠNG V:  CHẤT KHÍ

-----------------🙞 ☺ 🙜---------------

Câu 1. Khi khoảng cách giữa các phân tử rất nhỏ, thì giữa các phân tử

A. chỉ có lực hút. B. có cả lực hút và lực đẩy nhưng lực hút lớn hơn lực đẩy.

C. chỉ có lực đẩy. D. có cả lực hút và lực đẩy nhưng lực đẩy lớn hơn lực hút.

Câu 2. Chọn câu sai khi nói về chuyển động của phân tử

A. Chuyển động của phân tử là do lực tương tác phân tử gây ra

B. Các phân tử chuyển động không ngừng

C. Các phân tử chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ càng cao

D. Các phân tử chuyển động theo đường thẳng giữa hai lần va chạm liên tiếp.

Câu 3. Câu nào sau đây nói về lực tương tác phân tử là sai

A. Lưc hút phân tử có thể bằng lực đẩy phân tử B. Lực hút phân tử có thể lớn hơn lực đẩy phân tử

C. Lực hút phân tử không thể lớn hơn lực đẩy phân tử D. Lưc phân tử chỉ đáng kể khi các phân tử rất gần nhau

Câu 4. Điều nào sau đây là sai khi nói về cấu tạo chất

A. Các chất được cấu tạo từ các phân tử, nguyên tử

B. Các phân tử, nguyên tử chuyển động không ngừng

C. Các phân tử, nguyên tử chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ càng cao

D. Các phân tử, nguyên tử luôn luôn hút nhau

Câu 5. Các thông số trạng thái của chất khí là:

  1. áp suất, khối lượng mol. B. áp suất, thể tích, khối lượng mol.

B. áp suất, thể tích, nhiệt độ. C. áp suất, khối lượng, thể tích, nhiệt độ, khối lượng mol.

Câu 6. Chọn câu sai

A. Vật chất được cấu tạo từ những phân tử riêng biệt

B. Các phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng

C. Vận tốc trung bình của chuyển động hỗn độn của các phân tử tạo nên vật càng lớn thì nhiệt độ của vật càng thấp.

D. Các phân tử tương tác với nhau bằng lực hút và lực đẩy.

Câu7. Tính chất nào sau đây không phải là chuyển động của phân tử vật chất ở thể khí?

A. Chuyển động hỗn loạn.      B. Chuyển động hỗn loạn và không ngừng.

C. Chuyển động không ngừng.     D. Chuyển động hỗn loạn xung quanh các vị trí cân bằng cố định.

Câu 8. Nén một lượng khí lý tưởng trong bình kín thì quá trình đẳng nhiệt xảy ra như sau:

A.Áp suất tăng, nhiệt độ tỉ lệ thuận với áp suất. B. Áp suất giảm, nhiệt độ không đổi.

C.Áp suất tăng, nhiệt độ không đổi. D.Áp suất giảm, nhiệt độ tỉ lệ nghịch với áp suất.

Câu 9. Đường đẳng nhiệt trong hệ trục tọa độ OPV là:

A. Một đường thẳng song song với trục OV. B. Một đường Hypebol.

C. Một đường thẳng nếu kéo dài thì đi qua gốc tọa độ D. Một đường thẳng song song với trục OP.

Câu 10.  Quá trình biến đổi trạng thái trong đó nhiệt độ được giữ không đổi gọi là quá trình

A. Đẳng nhiệt. B. Đẳng tích. C. Đẳng áp. D. Đoạn nhiệt.

Câu 11. Hệ thức nào sau đây là hệ thức của định luật Bôilơ - Mariốt?

A. . B. hằng số. C. hằng số. D. hằng số.

Câu 12.  Một xilanh chứa 100 cm3 khí ở áp suất 2.105 Pa. Pit tông nén đẳng nhiệt khí trong xilanh xuống còn 50 cm3. Áp suất của khí trong xilanh lúc này là :

A.   2. 105 Pa. B.   3.105 Pa. C.   4. 105 Pa. D.5.105Pa.

Câu 13. Một xylanh chứa 150cm3 khí ở áp suất 2.105Pa. Píttông nén khí trong xylanh xuống còn 100cm3. Coi nhiệt độ không đổi, áp suất khí trong xylanh lúc này là

A. 4.105Pa B. 1,33.105Pa C. 3.105Pa D. 2,5.105Pa

Câu 14. Đối với 1 lượng khí xác định, quá trình nào sau đây là đẳng tích:

A. Nhiệt độ không đổi, áp suất giảm. B. Áp suất không đổi, nhiệt độ giảm.

C. Nhiệt độ tăng, áp suất tăng tỉ lệ thuận với nhiệt độ. D. Nhiệt độ giảm, áp suất tăng tỉ lệ nghịch với nhiệt độ

Câu 15. Một lượng khí có thể tích không đổi, khi nhiệt độ T tăng lên gấp đôi, thì áp suất của khí sẽ:

A. tăng gấp đôi. B. giảm gấp đôi. C. tăng gấp bốn. D. giảm gấp bốn.

Câu 16. Trong hệ tọa độ (p, T) đường đẳng tích có dạng:

A. Đường thẳng song song với trục tung                     B. Đường hypebol

C. Đường thẳng kéo dài đi qua gốc tọa độ                  D. Đường thẳng song song với trục hoành

C.tỉ lệ nghịch với nhiệt độ tuyệt đối D.tỉ lệ thuận với bình phương nhiệt độ tuyệt đối

Câu 17. Đồ thị nào sau đây biểu thị quá trình đẳng áp

 






Câu 18. Hệ thức nào sau đây phù hợp với định luật Sác – lơ.

A. p ~ t. B. . C. hằng số. D.

Câu 19.  Một lượng khí ở 00 C có áp suất là 1,50.105 Pa nếu thể tích khí không đổi thì áp suất khí ở 2730 C là :

A. p2 = 105. Pa. B.p2 = 2.105 Pa. C. p2 = 3.105 Pa. D. p2 = 4.105 Pa.

Câu 20.  Một bình chứa một lượng khí ở nhiệt độ 270C và ở áp suất 2.105 Pa. Nếu áp suất tăng gấp đôi thì nhiệt độ của khối khí là :

A.T = 300 0K. B. T = 540K. C. T = 13,5 0K. D. T = 6000K.

Câu 21. Một bình chứa một lượng khí ở nhiệt độ t1 và áp suất 105Pa. Khi áp suất là 1,5.105Pa thì nhiệt độ của bình khí là 2670C. Nhiệt độ t1

A. 3600C B. 370C C. 1780C D. 870C

Câu  22. Phương trình trạng thái của khí lý tưởng:

       A.                  B.             C.                D. .

Câu  23. Một khối khí trong xi lanh lúc đầu có áp suất 1at, nhiệt độ 570C và thể tích 150cm3. Khi pittông nén khí đến 30cm3 và áp suất là 10at thì nhiệt độ cuối cùng của khối khí là

A.3330C. B.2850C. C.3870C. D.6000C

Câu 24. Chất khí trong xylanh của động cơ nhiệt có áp suất là 0,8.105Pa và nhiệt độ 500C. Sau khi bị nén, thể tích của khí giảm 5 lần còn áp suất tăng lên tới 7.105Pa. Nhiệt độ của khí cuối quá trình nén là

 A. 292,250C    B. 190,450C        C. 5650C            D. 87,50C

Câu 25. Chất khí trong xylanh của động cơ nhiệt có áp suất là 0,8.105Pa và nhiệt độ 370C. Sau khi bị nén, thể tích của khí giảm 5 lần và nhiệt độ tăng gấp đôi. Áp suất của khí cuối quá trình nén là

A. 4,5.105Pa B. 8.105Pa C. 2,4.105Pa D. 2.105Pa

CHƯƠNG VI + VII

Câu 1: Nội năng của một vật phụ thuộc vào

A. nhiệt độ và hình dạng của vật B. nhiệt độ và thể tích của vật

C. hình dạng và thể tích của vật D. nhiệt độ, hình dạng và thể tích vật

Câu 2: Chọn phát biểu đúng về nguyên lý II nhiệt động lực học?

A. Nhiệt không thể truyền  từ vật lạnh hơn sang vật nóng hơn.

B. Nhiệt có thể truyền  từ vật lạnh hơn sang vật nóng hơn.

C. Khi cho hai vật tiếp xúc nhiệt  với nhau thì chúng sẽ cân bằng nhiệt

D. Nhiệt không thể tự truyền từ vật lạnh sang vật nóng hơn.

Câu 3: Chọn câu SAI:   

A. Nội năng là một dạng năng l

B. Nội năng của một vật bằng tổng động năng và thế năng của các vật

C. Nội năng của vật  phụ thuộc nhiệt độ và thể tích của vật.

D. Nội năng của khí lý tưởng không phụ thuộc thể tích mà chỉ phụ thuộc nhiệt độ của các phân tử khí.

Câu 4: Nguyên lý thứ nhất của nhiệt động lực học là sự vận dụng của định luật bảo toàn nào sau đây?

A. Định luật bảo toàn cơ năng B. Định lực bảo toàn định lượng

C. Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lương D. Định luật II Newton.

Câu 5. Hệ thức nào sau đây phù hợp với quá trình nén đẳng nhiệt?

a.  U = A  với A<0 b. U =A  với A>0 c.U =  Q với Q >0 d. U = A+Q với A>0, Q<0

Câu 6. Hệ thức nào sau đây phù hợp với quá trình làm lạnh đẳng tích?

a. U = Q với Q>0 b. U = A với A>0 c. U = A với A<0 d. U = Q với Q<0

Câu 7. Người ta thực hiện một công 250J để nén khí đựng trong xi lanh. Nhiệt lượng khí truyền cho môi trường xung quanh là 130J. Nội năng của khí là:  

          A:         B:         C:           D:

Câu 8. Vật rắn không có tính chất nào sau đây:

A. Có hình dạng xác định . B. Tính đàn hồi. C. Thể tích không đổi theo nhiệt độ. D. Tính dẻo.

Câu 9. Tính chất nào sau đây không liên quan đến chất rắn tinh thể:

A. Có cấu trúc mạng tinh thể. B. Có nhiệt độ nóng chảy xác định.  

C. Không có nhiệt độ nóng chảy xác định. D. Có tính dị hướng hoặc đẳng hướng.

Câu 10. Chất rắn đa tinh thể có các đặc tính sau đây:

A. Dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định. B. Đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định. C. Dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định. D. Đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định.

Câu 11. Câu nào dưới đây nói về đặc tính của chất rắn kết tinh là không đúng?

A. Có thể có tính dị hướng hoặc có tính đẳng hướng. B. Không có nhiệt độ nóng chảy xác định

C. Có cấu trúc tinh thể D. Có nhiệt độ nóng chảy xác định

Câu 12. Chất rắn nào dưới đây thuộc loại chất rắn vô định hình?

A. Băng phiến B. Nhựa đường C. Kim loại D. Hợp kim

Câu 13. Vật nào dưới đây chịu biến dạng kéo?

A. Trụ cầu B. Móng nhà C. Dây cáp của cầu treo D. Cột nhà

Câu 14. Một thanh thép dài 1m ở 200C. Khi nhiệt độ tăng lên 400C thanh thép dài thêm một lượng bằng bao nhiêu : Cho = 11.10-6 K-1 A. 2,4 mm    B. 0,22mm     C. 2,2mm D. 22mm.

Câu 15. Vật nào sau đây không có cấu trúc tinh thể ?

A. Hạt muối B. Viên kim cương C. Miếng thạch anh D. Cốc thủy tinh

Câu 16. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về chất vô định  hình ?

A. Vật rắn vô định không có cấu trúc tinh thể B. Vật rắn vô định hình không có nhiệt độ nóng chảy xác định

C. Vật rắn vô định hình có tính dị hướng D. Khi bị nung nóng vật rắn vô định hình mềm dần và hóa lỏng


   :: Các tin khác

 
Điện thoại : 0511.3691445 - 0511.3656697 * Email: quangtrung.thpt@yahoo.com
* - Website: thptquangtrung.vn * Website : thpt-quangtrung-danang.edu.vn