Ngày 29-03-2024 03:12:04
 


Mọi chi tiết xin liên hệ với trường chúng tôi theo mẫu dưới :
Họ tên
Nội dung
 

Lượt truy cập : 6651605
Số người online: 12
 
 
 
 
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKII MÔN LỊCH SỬ VÀ GDCD 10, 11 VÀ 12
 
Lịch Sử lớp 10,lớp 11 và lớp 12 gồm 2 phần tự luận và trắc nghiệm năm học 2019-2020..

 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II – MÔN LỊCH SỬ LỚP 12

PHẦN I: TỰ LUẬN


I. Tình hình và nhiệm vụ nước ta sau Hiệp định Giơ-ne-vơ.


  1. Tình hình:  VN bị chia làm 2 miền, với hai chế độ chính trị khác nhau.

 + MB: được GP, tiến lên xd CNXH, làm cơ sở cho MN trong cuộc Kc chống Mĩ.

- 10 – 10 – 1954, HN được giải phóng

- 01-01-1955 trung ương Đảng và Bác Hồ ra mắt nhân dân thủ đô

-16-5 1955, toán lính P cuối cùng rút khỏi đảo Cát Bà. MB hoàn toàn Gp

-> P rút nhưng chưa thực hiện tổng tuyển cử để thống nhất VN.

+ MN: Mĩ đưa Ngô Đình Diệm về MN nhằm: Biến Mn thành thuộc địa kiểu mới, là căn cứ quân sự, làm bàn đạp tấn công MB và ĐNA.

  2) Nhiệm vụ: Bảo vệ MB, giải phóng MN, hoàn thành CMDTDCND trong cả nước, thực hiện hòa bình thống nhất đất nước.

  II.  Phong trào Đồng Khởi (1959 - 1960):

   a) Hoàn cảnh lịch sử:

  * 1957 – 1959: cách mạng miền Nam gặp muôn vàn khó khăn tổn thất do: Chính sách tố cộng diệt cộng. Luật 10/59 đặt cộng sản ra ngoài vòng PL, công khai chém giết với khẩu hiệu thà giết nhầm hơn bỏ sót.

  *  Hội nghị 15( -1 -1959),  quyết định để  MN sử dụng bạo lực đánh đổ Mĩ Diệm.

+ Phương hướng là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng đấu tranh chính trị là chủ yếu, kết hợp với đấu tranh vũ trang.

   b) Diễn biến:

- 1959 phong trào nổ ra lẻ tẻ ở Vĩnh Thạnh, Bác Ái, Trà Bồng rồi lan rộng khắp miền Nam, tiêu biểu là cuộc “Đồng Khởi” ở Bến Tre.

- 17/01/1960 “Đồng Khởi” nổ ra ở 3 xã Định Thủy, Phước Hiệp, Bình Khánh, rồi lan nhanh toàn huyện Mỏ Cày và tỉnh Bến Tre. Quần chúng giải tán chính quyền địch, lập Ủy ban nhân dân tự quản, chia ruộng cho dân cày.

- Cuối 1960 ta làm chủ nhiều thôn, xã ở Nam Bộ, Tây Nguyên, Trung Trung Bộ.

   c) Ý nghĩa:

-  Giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mỹ, làm lung lay chính quyền NĐD

- Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.

- 20-12-1960 Mặt trận DTGPMNVN ra đời do Nguyễn Hữu Thọ làm chủ tịch, chủ trương đoàn kết mọi tầng lớp để chống Mĩ Diệm. 

 

 III. Đại hội đại biểu toàn quốc lần III của Đảng (9/1960):

   a) TG- địa điểm: từ ngày 5-10/9 1960 tại HN, Đảng LĐ VN tổ chức ĐH 3.

   b) Nội dung:

 * Đề ra nhiệm vụ chiến lược cho cách mạng cả nước và từng miền:

- Cách mạng XHCNMB có vai trò quyết định nhất.

- CMDTDCNDMN có vai trò quyết định trực tiếp.

- Cách mạng hai miền có quan hệ mật thiết, gắn bó và tác động qua lại lẫn nhau nhằm hoàn thành cuộc CMDTDCND trong cả nước, thực hiện hòa bình thống nhất đất nước.

- MB cần tiến nhanh, tiến mạnh và tiến vững chắc lên CNXH ( tiến hành CNHXHCN, kết hợp CN với NN, CN nặng là nền tảng và ưu tiên một cách hợp lý, chú ý pt NN và CN nhẹ)


 * Thông qua Báo cáo chính trị , báo cáo sửa đổi điều lệ Đảng và kế hoạch nhà nước 5 năm lần thứ nhất ( 61-65) với nội dung: Nhằm xây dựng bước đầu CSVC- KT của CNXH, thực hiện một bước CNH XHCN.

- ĐH bầu BCH trung ương mới, bầu Bộ chính trị. HCM bầu làm chủ Tịch Đảng, Lê Duẩn làm bí thư thứ nhất BCH trung ương Đảng

c) Ý nghĩa:  Là Đại hội xây dựng CNXH ở MB và đấu tranh hòa bình thống nhất nước nhà.

  

.

 IV.Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ (1961 - 1965):

  1. Chiến lược “Chiến tranh đặc  biệt:

a. Hoàn cảnh: Sau “ Đồng khởi” ở MN Mĩ chuyển sang CTĐB ( Đầu 1961, Ken nơ đi lên làm tổng thống , đề ra chiến lược toàn cầu “ PHẢN ỨNG LINH HOẠT”  và thực hiện thí điểm ở MN bằng chiến lược CTĐB

 b. Âm mưu: dùng người Việt đánh người Việt

c. tiến hành: Đề ra các kế hoạch để bình định MN: 

- Kế hoạch Stalay-taylo, bình định MN trong 18 tháng. 

- Sau đó là kế hoạch Giôn Xơn – Mácnamara bình định MN có trọng điểm trong 2 năm.

- Tăng viện trợ quân sự, cố vấn Mỹ và lực lượng quân đội Sài Gòn.

- Thành lập Bộ chỉ huy quân sự Mỹ ở miền Nam(MACV)

- Dồn dân lập ACL và coi đây là xương sống của CTĐB

- Dùng chiến thuật “trực thăng vận” và “thiết xa vận” mở nhiều cuộc hành quân càn quét lực lượng cách mạng.

-> CTĐB là hình thức chiến tranh xl td mới. Được tiến hành bằng lực lượng quân đội tay sai dưới sự chỉ huy của hệ thống cố vấn quân sự Mĩ, dựa vào vũ khí, trang bị kỹ thuật và phương tiện chiến tranh của Mĩ nhằm chông lại các lực lượng cách mạng và nhân dân ta.

  2) Miền Nam chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ:

   a) Hoàn chỉnh tổ chức lãnh đạo:s

- 01/1961 Trung ương cục miền Nam ra đời.

- 02/1961  các lực lượng vũ trang thống nhất thành Quân giải phóng MN

- K ết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, tiến công địch trên cả 3 vùng chiến lược( rừng núi, nông thôn đồng bằng và đô thị), bằng  cả ba mũi chính trị, quân sự, binh vận.

   b) Mặt trận chống bình định: Nhân dân tham gia phá ấp đi đôi với “ Dựng làng chiến đấu”trên tinh thần “ Một tấc không đi, một li không rời”.

- Giữa 1965, địch chỉ còn kiểm soát khoảng 2200 ấp. ACL – Xương sống của CTĐB bị phá sản.

   c) Mặt trận quân sự: 

- Chiến thắng ẤP Bắc ( 2-1-1963) chứng minh  MN có thể đánh bại CTĐB. Khắp MN dấy lên phong trào “ Thi đua Ấp Bắc giết giặc lập công”.

- Đông Xuân 64-65 với chiến thắng  Bình Giã ( Bà Rịa –Vũng Tàu) đã làm phá sản về cơ bản CTĐB.

- CTĐB bị phá sản hoàn toàn với các chiến thắng: An Lão, Ba Gia, ĐỒng Xoài.

d,Mặt trận chính trị: Diễn ra mạnh mẽ ở Huế, Sài gòn, Đà Nẵng thu hút dông đảo quần chúng tham gia. ( Có đội quân tóc dài, các tăng ni phật tử)

  • Ngày 1 -11- 1963, Dương Văn Minh đảo chính giết chết Diệm – Nhu.







V. CHIẾN TRANH CỤC BỘ ( 1965 – 1968)

  1) Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ:

   a) Hoàn cảnh: 

-  “Chiến tranh đăc biệt” phá sản,  Mỹ chuyển sang “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam và mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc.

-  CTCB là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân mới, được tiến hành bằng quân Mỹ , đồng minh và quân đội Sài Gòn. Quân số lúc cao nhất là 1, 5 triêu ( 1969), mĩ hơn nữa triệu.s

   b) Thủ đoạn: Dựa vào ưu thế quân sự, Mỹ mở các cuộc hành quân “tìm diệt” vào Vạn Tường và 2 cuộc phản công mùa khô (1965 – 1966; 1966 - 1967) vào “đất thánh Việt Cộng” để giành lại thế chủ động.

  2) Chiến đấu chống “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ:

   a) Quân sự: Bằng sức mạnh của cả dân tộc, với ý chí quyết chiến quyết thắng quân ta đã giành nhiều thắng lợi:

 * Trận Vạn Tường (18/8/1965): ta đẩy lùi cuộc hành quân của Mỹ diệt 900 địch. Vạn Tường là “Ấp Bắc ” với Mỹ, mở đầu cao trào “tìm Mỹ mà đánh, lùng ngụy mà diệt”.

 

   b) Chính trị:

- Ở nông thôn nông dân phá Ấp chiến lược.

- Tại thành phố quần chúng đấu tranh đòi Mỹ rút về nước.

- Uy tín Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam lên cao, được các nước XHCN và một số nước khác ủng hộ.

  3) Cuộc tổng tiến cộng và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 có ý nghĩa:

- Buộc Mỹ phải tuyên bố “phi Mỹ hóa” chiến tranh, 

- Chấm dứt chiến tranh phá hoại miền Bắc 

- Đồng ý đến Pairi để đàm đàm phán với ta.

- Mở ra bước ngoạt mới của cuộc kháng chiến


 VI. Chiến lược VNHCT ( 1969 – 1973).


  1) Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”.

   a) Hoàn cảnh:

- “Chiến tranh cục bộ” phá ản, Mỹ chuyển sang chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh” và mở rộng ra toàn Đông Dương thành “Đông Dương hóa chiến tranh” .

- VNHCT là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới được tiến hành bằng quân đội Sài Gòn là chủ yếu, phối hợp với hỏa lực và không quân Mỹ, do cố vấn Mỹ chỉ huy. 

b) Âm mưu: 

- Dùng người Việt đánh người Việt.

- Rút quân Mĩ và quân đồng minh ra khỏi chiến trường, tăng cường lực lượng quân đội Sài Gòn.

- Bắt tay với TQ và thỏa hiệp với Liên Xô để cô lập VN

  2) Chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”:( ( Chú ý 2 ý)

- 6/1969 Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam thành lập.

- 4/1970 Hội nghị cấp cao 3 nước Đông Dương quyết tânm đoàn kết chống Mỹ.

  3) Cuộc tiến công chiến lược 1972:

- Từ tháng 3 đến tháng 6 năm 1972, ta chọc thủng 3 phòng tuyến mạnh nhất của địch là: Quảng Tri, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.

* Ý nghĩa: 

- Buộc Mỹ tuyên bố “Mỹ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược.

- Tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc lần 2 .


VII.Hiệp định Paris 

  1) Hoàn cảnh

- Thất bại trong trận “ Điện Biên Phủ” trên không (từ 18 đến 29/12/1972) buộc Mĩ phải kí Hiệp định Pairi về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam ( 27/1/1973).

  2) Nội dung:

- Hoa Kỳ và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

- Ngừng bắn ở miền Nam và HK cam kết chấm dứt hoạt động chống phá miền Bắc.

- HK và đồng minh cam kết không can thiệp vào công việc nội bộ miền Nam Việt Nam và rút hết quân về nước.

- Nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị thông qua tổng tuyển cử tự do.

- Các bên công nhận thực tế miền Nam Việt Nam có 2 chính quyền, 2 quân đội, 2 vùng kiểm soát và 3 lực lượng chính trị.

- Hai bên trao trả tù binh và dân thường bị bắt.

  3) Ý nghĩa lịch sử:

- Là thắng lợi của sự kết hợp đấu tranh chính trị, quân sự, ngoại giao.

- Là kết quả của cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất của quân dân 2 miền Nam Bắc.

- Mỹ phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta, chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam.

- Mỹ rút hết quân về nước, làm thay đổi tương quan lực lượng ở miền Nam có lợi cho ta tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam.


VIII: TÌNH HÌNH NƯỚC TA SAU HIỆP ĐỊNH PARI VÀ CUỘC TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY XUÂN 1975.



  1. Tình hình nước ta sau Hiệp định Pari.


  1) Chủ trương, kế hoạch giải phóng miền Nam:

 Trước tình hình miền Nam thay đổi có lợi cho cách mạng, Trung ương Đảng họp cuối 1974 đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam trong 2 năm 1975 – 1976, nhưng nếu thời cơ đến thì tranh thủ giải phóng miền Nam ngay trong năm 1975.

  2) Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975:

Thời gian

Nội dung sự kiện

Chiến dịch Tây Nguyên (từ 04 đến 24/3/1975)

Tây nguyên là địa bàn chiến lược quan trọng, nhưng lực lượng địch ở đây rất mỏng, sơ hở.

04/3/1975

Ta đánh nghi binh ở Pleiku, Kon Tum

10/3/1975

Ta tấn công giải phóng Buôn Ma Thuộc

14/3/1975

Địch rút khỏi Tay Nguyên

24/3/1975

Ta giải phóng toàn bộ Tây Nguyên

* Ý nghĩa : chuyển cuộc kháng chiến chống Mỹ sang giai đoạn mới : tiến công chiến lược ở Tây Nguyên thành tổng tiến công chiến lược trên toàn miền Nam.

Chiến dịch Huế - Đà Nẵng (từ 21 đến 29/3/1975)

21/3/1975

Ta bao địch trong thành phố Huế

26/3/1975

Ta giải phóng Huế và toàn tỉnh Thừa Thiên.

29/3/1975

Quân ta giải phóng Đà Nẵng, các tỉnh ven ven biển miền Trung, Nam Tây Nguyên, quần đảo Trường Sa cũng được giải phóng

* Ý nghĩa: gây tâm lý tuyệt vọng trong chính quyền Sài Gòn, đưa cuộc tổng tiến công tiến lên với sức mạnh áp đảo.

Chiến dịch Hồ Chí Minh (từ 26 đến 30/4/1975)

Sau 2 chiến dịch, Trung ương Đảng quyết định giải phóng MN trước khi mùa mưa đến.

Chiến dịch giải phóng Sài Gòn – Gia Định được mang tên “Chiến dịch Hồ Chí Minh”

16🡢21/4

Quân ta chiếm Phan Rang, Xuân Lộc phá vở tuyến phòng thủ phía Đông Sài Gòn.

18/4/1975

Người Mỹ di tản khỏi Sài Gòn.

21/4/1975

Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức 

17 giờ 26/4/1975

Chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu, 5 cách quân tiến vào Sài Gòn đánh chiếm các cơ quan đầu não của địch

10g45 phút 30/4/1975

Quân ta tiến vào Dinh Độc Lập, bắt toàn bộ Nội các Sài Gòn. Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng.

11g30 phút 30/4/1975

Cờ cách mạng tung bay trên Dinh Độc Lập, chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng tạo điều kiện cho quân ta giải phóng hoàn toàn các tỉnh còn lại ở Nam Bộ.

02/5/1975

Miền Nam hoàn toàn giải phóng.


 IV. Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước:


  1) Nguyên nhân thắng lợi:

- Nguyên nhân chính là do có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Hồ Chủ tịch với đường lối chính trị, quân sự độc lập, tự chủ, sáng tạo…

- Nhân dân ta giàu lòng yêu nước, đoàn kết nhất trí, chiến đấu dũng cảm, lao động cần cù.

- Hậu phương miền Bắc vững mạnh, đáp ứng kịp thời cho cuộc chiến đấu ở 2 miền.

- Tình đoàn kết chiến đấu của ba dân tộc Đông Dương.

- Sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ của các nước XHCN, các lực lượng cách mạng, dân chủ, hòa bình trên thế giới. Phong trào phản chiến của nhân dân Mỹ và thế giới.

  2) Ý nghĩa lịch sử: có tầm quan trọng quốc tế và tính thời đại sâu sắc.

- Kết thúc 21 năm chống Mỹ và 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, chấm dứt ách thống trị của đế quốc và phong kiến, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thống nhất đất nước.

- Mở ra một kỷ nguyên mới: độc lập, thống nhất đi lên CNXH.

- Tác động mạnh đến tình hình nước Mỹ, cổ vũ phong trào cách mạng thế giới, nhất là phong trào giải phóng dân tộc.


LƯU Ý:Giáo viên sẽ cho học sinh soạn 02 chủ đề để lấy cột điểm hoặc lấy điểm cộng:

CHỦ ĐỀ 1: Soạn Diễn biến cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân năm 1975.

CHỦ ĐỀ 2: Soạn về Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam.



PHẦN II: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM:


Câu 1. Con đường phát triển cơ bản của cách mạng miền Nam mà nghị quyết Trung ương lần thứ 15 (1959) xác định là

A. khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân, bằng lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang nhân dân.

B. giữ gìn và phát triển lực lượng chờ thời cơ.

C. chuyển từ hình thức vũ trang chống Pháp sang đấu tranh chính trị hoà bình chống Mỹ - Diệm.

D. thực hiện ngay hình thức tổng tiến công và nổi dậy giành chính quyền về tay nhân dân.

Câu 2. Được tiến hành bằng quân đội tay sai, dưới sự chỉ huy của cố vấn quân sự Mỹ và dựa vào vũ khí, trang bị kĩ thuật, phương tiện chiến tranh của Mỹ, đó là:

A. chiến lược Chiến tranh đặc biệt.

B. chiến lược Chiến tranh cục bộ.

C. chiến lược Việt Nam hoá chiến tranh.

D. chiến lược Chiến tranh đơn phương.

Câu 3.  Đặc điểm chính của tình hình nước ta sau Hiệp định Giơnevơ 1954 là

A. đất nước bị chia cắt thành hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau bởi những âm mưu và thủ đoạn của Mỹ - Diệm.

B. miền Bắc nước ta được hoàn toàn giải phóng.

C. Pháp rút quân ra khỏi miền Bắc và miền Nam Việt Nam.

D. Pháp không tổ chức hiệp thương tổng tuyển cử ở hai miền Bắc và Nam Việt Nam.

Câu 4. Đoàn kết toàn dân, đấu tranh chống đế quốc Mĩ xâm lược và chính quyền Ngô Đình Diệm, thành lập chính quyền cách mạng dưới hình thức những ủy ban nhân dân tự quản là chủ trương của:

A. Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.

B. Mặt trận dân chủ Đông Dương.

C. Mặt trận Việt Minh.

D. Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.

Câu 5. Nhằm đẩy lùi lực lượng cách mạng ra khỏi các xã, ấp, tách dân khỏi cách mạng, tiến tới bình định miền Nam Việt Nam, đế quốc Mỹ đã tiến hành

A. lập Ấp chiến lược nhanh chóng bình định miền Nam.

B. tăng nhanh viện trợ quân sự và cố vấn cho Diệm.

C. thực hiện chính sách tố cộng, diệt cộng. 

D. đẩy mạnh tàn sát nhân dân, tiêu diệt những người kháng chiến cũ.

Câu 6. Chiến thắng nào chứng tỏ quân và dân miền Nam có khả năng đánh bại hoàn toàn chiến lược Chiến tranh đặc biệt?

A. Chiến thắng Ấp Bắc.

B. Chiến thắng Vạn Tường. 

C. Chiến thắng Bình Gĩa.  

D. Chiến thắng Đồng Xoài.

Câu 7.  Quân và dân miền Nam đã làm phá sản về cơ bản chiến lược “Chiến tranh Đặc biệt” của Mỹ với chiến thắng

A. Bình Giã (Bà Rịa).

B. Ấp Bắc (Mỹ Tho).

C. An Lão (Bình Định).

D. Ba Gia (Quảng Ngãi).


Câu 8.  Lực lượng chủ yếu được sử dụng trong chiến lược Chiến tranh Đặc biệt của Mĩ – Diệm (1961-1965) là

A. quân đội tay sai.

B. quân viễn chinh Mĩ.

C. cố vấn Mĩ.

D. quân Mĩ và chư hầu.

Câu 9. Bộ mặt nông thôn miền Bắc có nhiều thay đổi, khối liên minh công nông được củng cố từ sau:

A. cải cách ruộng đất (1954 – 1956).

B. thời kì khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh.

C. cải tạo quan hệ sản xuất đối với  nông nghiệp.

D. giai đoạn bước đầu phát triển kinh tế - xã hội.

Câu 10.  Có vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của cách mạng cả nước cũng như đối với sự nghiệp thống nhất đất nước trong kháng chiến chống Mỹ là:

A. hậu phương miền Bắc.

B. cuộc chiến tranh giải phóng của nhân dân miền Nam.

C. cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mỹ của nhân dân miền Bắc.

D. sự giúp đỡ của Liên xô và Trung quốc.

Câu 11.  Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công là ý nghĩa của

A. phong trào Đồng khởi (1959-1960).

B. phong trào hoà bình (8/1954).

C. phong trào chống tố cộng diệt cộng của nhân dân miền Nam.

D. phong trào phá Ấp chiến lược.

Câu 12. Nội dung nào trong kế hoạch Giôn xơn – Mac Namara chứng tỏ đó là bước lùi của Mĩ so với kế hoạch Stalay – Taylo?

A. Bình định có trọng điểm miền Nam trong vòng hai năm.

B. Tăng nhanh viện trợ quân sự cho chính quyền Sài Gòn.

C. Đẩy mạnh việc lập Ấp chiến lược.

D. Tăng nhanh lực lượng quân đội Sài Gòn và cố vấn Mĩ.

Câu 13. Điểm khác biệt về chủ trương, phương pháp đấu tranh của ta trong kháng chiến chống Mĩ (1954 – 1975) so với kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) là

A. tiến công địch trên cả 3 vùng chiến lược (rừng núi, nông thôn đồng bằng và các đô thị).

B. kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang.

C. chú trọng hình thức chiến tranh du kích.

D. tăng cường đấu tranh trên mặt trận ngoại giao.

Câu 14. Chủ trương độc đáo, sáng tạo của Đảng ta trong thời kì chống Mĩ cứu nước (1954 – 1975) là

A. tiến hành đồng thời cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam và cách mạng Xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc.

B. tiến hành cách mạng Xã hội chủ nghĩa, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.

C. tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam.

D. tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa và bạn bè quốc tế

Câu 15. Sự kiện nào của quân dân ta ở miền Nam trong chiến đấu chống Mĩ đã buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh?

A. Chiến thắng Vạn Tường.

B. Chiến thắng Ấp Bắc.

C. Chiến thắng Bình Giã.

D. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968.

Câu 16. Lực lượng nào giữ vai trò chủ yếu trong chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở miền Nam?

A. Quân đội Sài Gòn.

B. Quân đồng minh của Mĩ.

C. Quân viễn chinh Mĩ.

D. Quân đội Sài Gòn và quân đồng minh của Mĩ.

Câu 17. Đế quốc Mĩ đã thực hiện chiến lược chiến tranh nào trong những năm 1969 - 1973?

A. Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.

B. Chiến lược “Chiến tranh Cục bộ” .

C. Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh”.

D. Chiến lược “Chiến tranh đơn phương”.

Câu 18. Nội dung nào dưới đây không phải là mục đích của Mĩ khi tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất?

A. Phá tiềm lực kinh tế quốc phòng, phá công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.

B. Ngăn chặn sự chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc, từ miền Bắc vào miền Nam.

C. Buộc Việt Nam phải ký Hiệp định Pa-ri với những điều khoản có lợi cho Mĩ.

D. Uy hiếp tinh thần, làm lung lay ý chí kháng chiến chống Mĩ của nhân dân hai miền.

Câu 19. Thắng lợi nào của nhân dân ta ở miền Nam buộc Mĩ phải tuyên bố “ Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược?

A. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.

B. Cuộc tiến công chiến lược năm 1972.

C. Trận “Điện biên phủ trên không” cuối 1972.

D. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.

Câu 20.  Mĩ chuyển sang thực hiện chiến lược “chiến tranh cục bộ” ở miền Nam sau thất bại nào?

A. Trận Vạn Tường.

B. Ở trận Ấp Bắc.

C. Chiến lược chiến tranh đặc biệt

D. Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”.

Câu 21. Lưc lượng chủ yếu được Mĩ sử dụng trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” là:

A. Quân đội Sài Gòn

B. Quân Mĩ và Đồng minh của Mĩ

C. Quân đồng minh và quân đội Sài Gòn

D. Quân Sài Gòn và quân Mĩ.

Câu 22. Thủ đoạn nào không nằm trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở miền Nam?

A. “Tìm diệt”

B. “Bình định”

C. Mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc

D. Mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương

Câu 23. Vì sao Mĩ phải dựng lên sự kiện “Vịnh Bắc Bộ” (đầu tháng 8/1964)?

A. Để thử sức phòng vệ của lực lượng Hải quân miền Bắc.

B. Để mở đầu chiến tranh phá hoại miền Bắc.

C. Để lấy cớ gây chiến tranh phá hoại miền Bắc.

D. Để lấy cớ giải trình với quốc hội Mĩ.


Câu 24. Phòng tuyến quân sự nào của địch đã bị quân ta chọc thủng trong cuộc tiến công chiến lược năm 1972?

A. Quảng Trị, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.

B. Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng.

C. Quảng Trị, Đà Nẵng, Sài Gòn.

D. Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn.

Câu 25. Điểm khác biệt trong chiến lược “ Việt Nam hóa chiến tranh” so với chiến lược “Chiến tranh đặc biệt là” gì?

A. Âm mưu “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”.

B. Âm mưu “dùng người Việt đánh người Việt”.

C. Thỏa hiệp với các nước lớn XHCN.

D. Âm mưu “thay màu da trên xác chết”.

Câu 26. Điểm giống nhau cơ bản giữa chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” và chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở miền Nam là:

A. Đều là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới

B. Đều sử dụng quân đội Sài Gòn là chủ yếu

C. Được đề ra dưới đời tổng thống Mĩ Ken-nơ-đi và Giôn-Xơn.

D. Đều mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc.

Câu 27. Điểm giống nhau giữa chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” với các chiến lược chiến tranh trước đó là

A. Tìm cách chia rẽ Việt Nam với các nước XHCN

B. Gắn “Việt Nam hóa chiến tranh” với  “Đông Dương hóa chiến tranh”

C. Được tiến hành bằng quân đội tay sai là chủ yếu, có sự phối hợp của quân đội Mĩ

D. Là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới ở miền Nam nằm trong chiến lược toàn cầu của Mĩ.

Câu 28. Điểm khác biệt về thắng lợi của Hiệp định Pa-ri năm 1973 so với Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 là gì?

A. Công nhận độc lập tự do của nhân dân ta.

B. Các bên trao trả tù binh và dân thường bị bắt.

C. Các bên ngừng bắn, chấm dứt chiến tranh.

D. Công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

Câu 29. Đánh giá về chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi) 18.8.1965

A. Làm phá sản chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của  Mĩ.

B. Chứng minh khả năng đánh bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ

C. Mở ra bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mĩ

D. Buộc Mĩ phải ngồi vào bàn đàm phán ở Pari

Câu 30. Sắp xếp các sự kiện dưới đây theo trình tự thời gian:  1. Cuộc tổng tiến công Xuân Mậu Thân;  2. Chiến dịch Hồ Chí Minh;  3. Chiến dịch Tây Nguyên;  4. Hiệp định Pari được kí; 

A. 1, 4, 3, 2.

B. 1, 3, 4, 2.

C. 1, 2, 3, 4.

D. 1, 3, 2, 4.

Câu 31. Chiến thắng nào của ta trong năm 1975, đã chuyển cách mạng miền Nam từ cuộc tiến công chiến lược sang tổng tiến công chiến lược?

A. Chiến thắng Phước Long

B. Chiến thắng Tây Nguyên

C. Chiến thắng Huế -Đà Nẵng

D. Chiến thắng Quảng Trị

Câu 32. Khi chiến dịch Tây Nguyên đang diễn ra thì Đảng ta đã quyết định mở chiến dịch nào?

A. Chiến dịch giải phóng Quảng Trị.

B. Chiến dich đường số 14 Phước Long.

C. Chiến dịch Huế-Đà Nẵng.

D. Chiến dịch Hồ Chí Minh.

Câu 33. “Phải tập trung nhanh nhất lực lượng, binh khí kĩ thuật và vật chất giải phóng miền Nam trước mùa mưa 1975". Quyết định này ra đời khi

A. chiến dịch Huế Đà Nẵng và chiến dịch Tây Nguyên chuẩn bị bắt đầu.

B. chiến dịch Tây Nguyên và chiến dịch Huế - Đà Nẵng sắp thắng lợi.

C. chiến dịch Tây Nguyên và chiến dịch Huế - Đà Nẵng giành thắng lợi.

D. chiến dịch Hồ Chí Minh và chiến dịch Tây Nguyên kết thúc thắng lợi.

Câu 34. Chiến thắng nào củng cố thêm quyết tâm giải phóng miền Nam trong 2 năm 1975 - 1976 của Bộ Chính trị ? 

A. Chiến thắng Quảng Trị.

B. Chiến thắng Tây Nguyên.

C. Chiến thắng Phước Long.

D. Chiến thắng Đà Nẵng.

Câu 35. Hội nghị lần thứ 21 (7/1973) của Ban Chấp hành Đảng Lao động Việt Nam khẳng định       phải tiếp tục con đường bạo lực cách mạng là do

A. các lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam đã phát triển.

B. đã có lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang lớn mạnh.

C. Mĩ và chính quyền Sài Gòn phá hoại Hiệp định Pari.

D. vùng giải phóng của cách mạng ở miền Nam càng bị thu hẹp.

Câu 36. Thắng lợi nào của nhân dân ta đã mở ra kỉ nguyên đất nước độc lập, thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội?

A. Cách mạng tháng Tám 1945.

B. Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954).

C. Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 về Đông Dương.

D. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975.

Câu 37. Việc Tổng thống Mĩ ra lệnh di tản hết người Mĩ khỏi Sài Gòn (18/4/1975) chứng tỏ điều gì?

A. Chính quyền Sài Gòn bắt đầu khủng hoảng

B. Chính quyền Sài Gòn đã sụp đổ hoàn toàn.

C. Sự sa sút tột độ về mặt tinh thần, ý chí trong nội bộ Mĩ và chính quyền Sài Gòn.

D. Chính quyền Sài Gòn đã đầu hàng vô điều kiện.

Câu 38. Chiến thắng đường số 14 Phước Long không khẳng định nội dung nào sau đây?

A. Quân đội Sài Gòn đã bất lực

B. Sự can thiệp trở lại bằng quân sự của Mĩ rất hạn chế.

C. Mĩ đã hoàn toàn từ bỏ chiến tranh xâm lược Việt Nam.

D. Sự lớn mạnh và khả năng thắng lớn của quân ta.

Câu 39. Nguyên nhân quyết định đưa tới thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước là gì?

A. Nhân dân ta có truyền thống yêu nước.

B. Có hậu phương miền Bắc vững chắc.

C. Có sự lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt của Đảng.

D. Có sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa.

--------------------------------------

Câu 40. Sau đại thắng mùa Xuân 1975, nhiệm vụ cấp thiết hàng đầu của cả nước ta là

A. khắc phục hậu quả chiến tranh và phát triển kinh tế.

B. ổn định tình hình chính trị, xã hội ở miền Nam.

C. thống nhất đất nước về mặt Nhà nước.

D. mở rộng quan hệ giao lưu với các nước.

Câu 41. Thuận lợi cơ bản nhất của đất nước sau 1975 là

A. nhân dân phấn khởi với chiến thắng vừa giành được.

B. có miền Bắc xây dựng XHCN, miền Nam hoàn toàn giải phóng

C. đất  nước được độc lập, thống nhất.

D. các nước XHCN tiếp tục ủng hộ

Câu 42. Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa VI nước Việt Nam thống nhất quyết định tên nước là

A. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

B. Việt Nam dân chủ cộng hòa.

C. Việt Nam Cộng hòa.

D. Việt Nam độc lập đồng minh.

Câu 43. Thắng lợi nào đã tạo nên những điều kiện chính trị cơ bản để phát huy sức mạnh toàn diện của đất nước, những điều kiện thuận lợi để cả nước đi lên CNXH và mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới?

A. Thắng lợi của việc ký Hiệp định Pa-ri 1973.

B. Thắng lợi của đại thắng mùa Xuân 1975.

C. Thắng lợi của việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước.

D. Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc.

Câu 44. Đâu là khó khăn cơ bản nhất của đất nước sau 1975?

A. Nạn đói hoành hành khắp nơi.

B. Bọn phản động trong nước ngóc đầu dậy

C. 95% dân số mù chữ.

D. Hậu quả của chiến tranh và CNTD mới Mĩ để lại rất nặng nề.

Câu 45. Ngày 20 – 9 – 1977, nước ta trở thành thành viên thứ 149 của tổ chức nào?

A. ASEAN.

B. WTO.

C. Liên hợp quốc.

D. APEC.

Câu 46. Hội nghị nào đã đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước?

A. Hội nghị Hiệp thương chính trị tổ chức tại Sài Gòn.

B. Hội nghị lần thứ 24 BCH TƯ Đảng (9 – 1975).

C. Hội nghị lần thứ 21 BCH TƯ Đảng (7 – 1973).

D. Hội nghị TƯ lần thứ 15.

Câu 47. Tại sao phải thống nhất đất nước về mặt Nhà nước?

A. Vì chính quyền Sài Gòn sụp đổ.

B. Đáp ứng nguyện vọng của nhân dân cả nước.

C. Đất nước được hòa bình.

D. Đất nước được thống nhất về lãnh thổ, song ở mỗi miền vẫn tồn tại hình thức tổ chức nhà nước khác nhau.

Câu 48. Sau mùa Xuân 1975, nguyện vọng tình cảm thiêng liêng của nhân dân 2 miền Nam – Bắc là

A. giải phóng hoàn toàn miền Nam.

B. mong muốn có một chính phủ thống nhất.

C. tiến hành CMXHCN trên cả nước.

D. gia nhập các tổ chức quốc tế.


Câu 49. Hãy sắp xếp sự kiện sau theo trình tự thời gian: 1. Hội nghị lần thứ 24 BCH TƯ Đảng;  2. Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước;  3. Quốc hội khóa VI nước Việt Nam thống nhất họp kỳ đầu tiên;  4. Tổng tuyển của bầu Quốc hội chung cả nước.

A. 1,3,2,4.

B. 1,2,3,4.

C. 1,2,4,3.

D. 2,1,3,4.

Câu 50. Đại hội lần thứ VII của Đảng cộng sản Việt Nam là đại hội của

A. Công cuộc đổi mới

B. Công cuộc bảo vệ Tổ quốc.

C. Công cuộc xây dựng CNXH.

D. Công cuộc xây dựng nền văn hóa dân tộc.




Đề cương ôn tập học kì 2 môn
Lịch sử lớp 11
Câu 1: Em hãy cho biết phong trào Cần Vương
bùng nổ trong hoàn cảnh nào?

 Sau Hiệp ước Hác-măng năm 1883 và
Patơnốt năm 1884 thực dân Pháp bắt đầu
thiết lập chế độ bảo hộ ở Bắc Kì và Trung
Kì.
 Phong trào chống Pháp của nhân dân ta
tiếp tục phát triển. Dựa vào đó phái chủ
chiến trong triều đình do Tôn Thất Thuyết
đứng đầu mạnh tay hành động.
 Những hành động của phái chủ chiến nhằm
chuẩn bị cho một cuộc nổi dậy chống Pháp
giành chủ quyền đất nước
 Trước sự uy hiếp cuả kẻ thù, phái chủ
chiến đứng đầu là Tôn Tất Thuyết quyết
định đánh trước để giành thế chủ động.
 Cuộc phản công kinh thành Huế của phái
chủ chiến đêm 4 ngày 5 tháng 4 năm 1885
cuối cùng bị thất bại. Tôn Thất Thuyết đưa
vua Hàm Nghi rời khỏi Hoàng thành lên Tân
Sở (Quảng Trị). 13/7/1885 lấy danh nghĩa
Hàm Nghi, ông hạ chiếu Cần vương, kêu
gọi nhân dân giúp vua cứu nước.

 Chiếu Cần vương thổi bùng lên ngọn lửa
đấu tranh của nhân dân ta, phong trào kéo
dài 12 năm.

Câu 2: Trình bày các giai đoạn phát triển của phong
trào Cần Vương?
1885 - 1888:

 Lãnh đạo: Tôn Thất Thuyết, vua Hàm Nghi,
các văn thân sĩ phu yêu nước.
 Lực lượng tham gia:Đông đảo quần chúng
nhân dân, có cả dân tộc thiểu số.
 Địa bàn hoạt động: Chủ yếu ở Bắc và
Trung Kỳ.
 Khởi nghĩa tiêu biểu: Khởi nghĩa của Mai
Xuân Thưởng, Phạm Bành, Đinh Công
Tráng....
 Bộ chỉ huy của phong trào đóng tại vùng
rừng núi phía Tây 2 tỉnh Quảng Bình và Hà
Tĩnh.
 Cuối năm 1888, do sự phản bội của Trương
Quang Ngọc, vua Hàm Nghi bị Pháp bắt và
lưu đày sang Angiêri.

1888 - 1896:

 Lãnh đạo: Các văn thân, sĩ phu yêu nước.
 Lực lượng tham gia: Đông đảo quần chúng
nhân dân, có cả dân tộc thiểu số.
 Địa bàn hoạt động: Phạm vi thu hẹp dần,
quy tụ thành các trung tõm khởi nghĩa lớn ở

trung du và miền núi như Hưng Yên, Thanh
Hoá, Hà Tĩnh.
 Khởi nghĩa tiêu biểu: Khởi nghĩa Ba Đình,
Hương Khê... Năm 1896, Pháp dập tắt cuộc
khởi nghĩa Hương Khê, đánh dấu sự kết
thúc của phong trào Cần Vương.

Mục tiêu: Đánh Pháp, giành độc lập dân tộc, bảo vệ
chủ quyền đất nước, lập lại chế độ phong kiến.
Tính chất: Phong trào Cần vương là phong trào yêu
nước của dân tộc ta, diễn ra theo khuynh hướng và
ý thức hệ phong kiến, thể hiện tính dân tộc sâu sắc.
Câu 3: Em hiểu thế nào về phong trào Cần Vương?
Trình by nội dung cơ bản và ý nghĩa của chiếu Cần
Vương?
Phong trào Cần Vương: là phong trào phò vua,
giúp vua Hàm Nghi chống giặc cứu nước.
Nội dung:

 Tố cáo âm mưu xâm lược Việt Nam của
thực dân Pháp.
 Lên án sự phản bội của một số quan lại,
tính bất hợp pháp của triều đình Đồng
Khánh do Pháp mới dựng lên.
 Khích lệ sĩ phu, văn thân và nhân dân cả
nước quyết tam kháng chiến chống Pháp
đến cùng.

Chiếu Cần vương kêu gọi văn thân, sĩ phu, nhân
dân ra sức giúp vua vì mục tiêu đánh Pháp, khôi

phục nền độc lập dân tộc, lập lại chế độ phong kiến
có vua hiền, vua giỏi.
Khẩu hiệu "Cần vương" đã nhanh chóng thổi bùng
ngọn lửa yêu nước cháy âm ỉ bấy lâu, một phong
trào vũ trang chống Pháp diễn ra sôi nổi, liên tục kéo
dài 12 năm, đến cuối TK XIX mới chấm dứt.
Trước đây nhà Nguyễn chưa một lần hiệu triệu nhân
dân đứng lên cứu nước, vì vậy phong trào "Cần
vương" đã nhanh chóng quy tụ được lực lượng.
Câu 4: Đánh giá về phong trào Cần vương
Ưu điểm:

 Phát huy cao độ lòng yêu nước, huy động
sự ủng hộ của đông đảo nhân dân; tranh
thủ sự giúp đỡ mọi mặt của đồng bào.
 Biết sử dụng các phương thức tác chiến
linh hoạt, khai thác sức mạnh tại chỗ, phát
huy tính chủ động sáng tạo trong cách
đánh, lối đánh của cuộc chiến tranh.

Hạn chế:

 Chưa liên kết tập họp được lực lượng dân
tộc trên quy mô rộng, tạo thành phong trào
trong toàn quốc.
 Phong trào Cần Vương nổ ra lẻ tẻ, rời rạc;
chưa tạo thành sự kết giữa các cuộc khởi
nghĩa. Thể hiện tư duy phòng ngự bị động

của ý thức hệ phong kiến: đào hào, đắp lũy,
xây dựng căn cứ ở nơi cố định.

Câu 5: Nguyên nhân thất bại và bài học kinh nghiệm
của phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ
XIX?
Nguyên nhân thất bại

 Thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn. Ngọn
cờ phong kiến đã lỗi thời, không thể tập
hợp, đoàn kết để tiến hành cuộc chiến tranh
nhân dân chống Pháp.
 Thiếu sự thống nhất, phối hợp giữa các
cuộc khởi nghĩa với nhau.
 Cách đánh giăc chủ yếu là dựa vào địa thế
hiểm trở (như khởi nghĩa Ba Đình, khởi
nghĩa Bãi Sậy...).
 Thực dân Pháp còn mạnh, tương quan lực
lương bất lợi cho ta...

Bài học kinh nghiệm:

 Cần có một lực lượng xã hội tiên tiến, có đủ
năng lực lãnh đạo.
 Phải có sự phối hợp giữa các cuộc khởi
nghĩa.
 Phải chủ động, linh hoạt trong cách
đánh...Trong phong trào yêu nước chống
Pháp của nhân dân Việt Nam trong những
năm cuối thế kỉ XIX, hãy tóm tắt diễn biến
và nêu đặc điểm của phong trào Cần
Vương.

Câu 6: Nêu đặc điểm chung và nguyên nhân thất
bại của phong trào Cần Vương.
* Đặc điểm chung:

 Phạm vi hoạt động: rộng lớn, diễn ra trên
phạm vi cả nước, chủ yếu là Trung, Bắc Kì,
về sau chuyển về vùng trung du, miền núi.
 Lãnh đạo: gồm các văn thân sĩ phu yêu
nước.
 Mục tiêu chung: đánh Pháp, giành lại độc
lập dân tộc, bảo vệ chủ quyền đất nước, lập
lại chế độ phong kiến.
 Lực lượng tham gia: các văn thân sĩ phu
yêu nước và nông dân, đồng thời có các tộc
người thiểu số.
 Hình thức đấu tranh: khởi nghĩa vũ trang.
 Kết quả: phong trào kéo dài hơn 10 năm,
gây cho địch nhiều thiệt hại nhưng cuối
cùng đã thất bại.
* Nguyên nhân thất bại:

 Văn thân, sĩ phu còn chịu nhiều ảnh hưởng
của ý thức hệ phong kiến.
 Khẩu hiệu Cần Vương chỉ đáp ứng một
phần nhỏ yêu cầu của nhân dân còn về cơ
bản chưa giải quyết triệt để yêu cầu khách
quan của sự tiến bộ xã hội vì thế sức hấp
dẫn của khẩu hiệu này đối với nông dân bị
hạn chế.

 Do sự chênh lệch lực lượng cũng như vũ
khí giữa quân ta và địch.
 Các cuộc khởi nghĩa nổ ra còn rời rạc
không có sự đoàn kết thống nhất nên dễ bị
quân Pháp đàn áp.
 Bị chi phối bởi quan điểm Nho giáo nên
những người lãnh đạo thường phiêu lưu
mạo hiểm, ít chú ý đến điều kiện đảm bảo
thắng lợi cho cuộc khởi nghĩa, dễ dao động
khi bị dồn vào thế bí hiểm tìm đến cái chết
một cách mù quáng.

=> Thiếu một giai cấp tiên tiến đủ sức lãnh đạo.
BÀI 20: CHIẾN SỰ LAN RỘNG RA CẢ NƯỚC.

CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA NHÂN DÂN TA TỪ NĂM 1873

ĐẾN NĂM 1884.
NHÀ NGUYỄN ĐẦU HÀNG
Câu 1. Sau khi chiếm được sáu tỉnh Nam Kì, thực dân Pháp đã làm gì?
A. Tìm cách xoa dịu nhân dân
B. Tìm cách mua chuộc triều đình nhà Nguyễn
C. Bắt tay thiết lập bộ máy cai trị, chuẩn bị kế hoạch đánh ra Bắc Kì
D. Ngừng kế hoạch mở rộng cuộc chiến để củng cố lực lượng
Câu 2. Ý nào không phản ánh đúng chính sách của nhà Nguyễn trước vận nước nguy
nan, khi Pháp đã chiếm sáu tỉnh Nam Kì?
A. “Bế quan tỏa cảng”
B. Cử các phái đoàn đi Pháp để đàm phán đòi lại sáu tỉnh Nam Kì
C. Đàn áp đẫm máu các cuộc khởi nghĩa của nhân dân
D. Từ chối mọi đề nghị cải cách duy tân đất nước
Câu 3. Đứng trước vận nước nguy nan, ai là người đã mạnh dạn dâng lên triều đình
những bản điếu trần, bày tỏ ý kiến cải cách duy tân?
A. Nguyễn Tri Phương       B. Nguyễn Trường Tộ
C. Tôn Thất Thuyết       D. Hoàng Diệu

Câu 4. Để chuẩn bị tấn công ra Bắc Kì lần thứ nhất, thực dân Pháp đã làm gì?
A. Xây dựng lực lượng quân đội ở Bắc Kì
B. Tăng cường viện binh
C. Cử gián điệp ra Bắc nắm tình hình và lôi kéo một số tín đồ Công giáo lầm lạ
D. Gây sức éo buộc triều đình nhà Nguyễn kí hiệp ước mới
Câu 5. Thực dân Pháp đã viện cớ nào để tấn công ra Bắc Kì lần thứ nhất (1873)?
A. Nhà Nguyễn vẫn tiếp tục chính sách “bế quan tỏa cảng”
B. Nhà Nguyễn đàn áp đẫm máu các cuộc khởi nghĩa của nông dân
C. Nhà Nguyễn nhờ giải quyết “vụ Đuypuy”
D. Nhà Nguyễn phản đối những chính sách ngang ngược của Pháp
Câu 6. Tướng Pháp chỉ huy cuộc tấn công ra Bắc Kì lần thứ nhất (1873) là
A. Gácniê       B. Bôlaéc
C. Rivie       D. Rơve
Câu 7. Ngày 20-11-1873, quân Pháp đã nổ súng tấn công tỉnh thành nào ở Bắc Kì?
A. Hà Nội       B. Hung Yên
C. Hải Dương       D. Nam Định
Câu 8. Vì sao quân đội triều đình nhanh chóng thất thủ tại thành Hà Nội năm 1873?
A. Triều đình đã đầu hàng
B. Quân triều đình chống cự yếu ớt
C. Quân triều đình đã thực hiện chiến thuật phòng thủ, dựa vào thành đợi giặc, chưa kết
hợp với nhân dân kháng chiến
D. Triều đình mải lo đối phó vơi phong trào đấu tranh của nhân dân
Câu 9. Trận đánh nào gây được tiếng vang lớn nhát ở Bắc Kì năm 1873?
A. Trận bao vây quân địch trong thành Hà Nội
B. Trận chiến đấu ở cửa ô Quan Chưởng (Hà Nội)
C. Trận phục kích của quân ta và quân Cờ đen tại Cầu Giấy (Hà Nội)
D. Trận phục kích của quân ta và quân Cờ đen tại cầu Hàm Rồng (Thanh Hóa)
Câu 10. Trong trận Cầu Giấy (Hà Nội) lần thứ nhất (12-1873), tên tướng Pháp nào đã tử
trận?
A. Gáchủ nghĩaiê B      . Rivie
C. Hácách mạngăng       D. Đuypuy
Câu 11. Trong trận chiến đấu ở cửa ô Quan Chưởng, ai đã lãnh đạo binh sĩ chiến đấu
đến cùng để bảo vệ thành?
A. Một viên Chưởng cơ       B. Tổng đốc Nguyễn Tri Phương
C. Lưu Vĩnh Phúc       D. Hoàng Tá Viêm
Câu 12. Chiến tháng của quân ta tại Cầu Giấy (Hà Nội) lần thứ nhất (1873) đã khiến
thực dân Pháp phải
A. Tăng nhanh viện binh ra Bắc Kì
B. Hoang mang lo sợ và tìm cách thương lượng
C. Bàn kế hoạch mở rộng chiến tranh xâm lược ra Bắc Kì
D. Ráo riết đẩy mạnh thực hiện âm mưu xâm lược toàn bộ Việt Nam
Câu 13. Hãy sắp xếp các sự kiện sau đây theo đúng trình tự thời gian:
1. Pháp nổ súng tấn công thành Hà Nội làn thứ nhất

2. Phong trào phản đối triều đình nhà Nguyễn kí Hiệp ước Giáp Tuất dâng cao khắp cả
nước
3. Thực dân Pháp phái đại úy Gáchủ nghĩaiê đưa quân ra Bắc
A. 1,2,3       B. 2,1,3
C. 3,2,1       D. 3,1,2
Câu 14. Vì sao thực dân Pháp tìm cách thương lượng với triều đình nhà Nguyễn để kí
kết bản hiệp ước mới vào năm 1874?
A. Pháp thất bại trong việc đánh chiếm thành Hà Nội
B. Pháp bị chặn đánh ở Thanh Hóa
C. Pháp thất bại trong trận Cầu Giấy lần thứ nhất
D. Pháp thất bại trong trận Cầu Giấy lần thứ hai
Câu 15. Triều đình nhà Nguyễn đã làm gì sau chiến thắng của quân dân ta tại trận Cầu
Giấy lần thứ nhất (1873)?
A. Kí Hiệp ước Giáp Tuất (1874)
B. Lãnh đạo nhân dân kháng chiến
C. Cử Tổng đốc Hoàng Diệu tiếp tục chỉ huy cuộc kháng chiến
D. Tiến hành cải cách duy tân đất nước
Câu 16. Hiệp ước nào đánh dấu việc triều đình nhà Nguyễn chính thức thừa nhận sáu
tỉnh Nam Kì là đất thuộc Pháp?
A. Hiệp ước Nhâm Tuất       B. Hiệp ước Giáp Tuất
C. Hiệp ước Hácách mạngăng       D. Hiệp ước Patơnốt
Câu 17. Thực dân Pháp đã viện cớ nào để xâm lược Bắc Kì lần thứ hai (1882)?
A. Nhà Nguyễn vẫn tiếp tục chính sách “bế quan tỏa cảng”
B. Nhà Nguyễn đàn áp đẫm máu các cuộc khởi nghĩa của nông dân
C. Nhà Nguyễn tiếp tục có sự giao hảo với nhà Thanh ở Trung Quốc
D. Nhà Nguyễn vi phạm Hiệp ước Giáp Tuất (1874)
Câu 18. Tên tướng Pháp nào đã chỉ huy cuộc tiến công ra Bắc Kì lần thứ hai?
A. Gáchủ nghĩaiê       B. Rivie
C. Cuốcbê       D. Đuypuy
Câu 19. Người lãnh đạo quan quân triều đình chống lại cuộc tấn công thành Hà Nội lần
thứ hai (1882) của quân Pháp là
A. Nguyễn Tri Phương       B. Lưu Vĩnh Phúc
C. Hoàng Diệu       D. Hoàng Tá Viêm
Câu 20. Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai chứng tỏ điều gì về tinh thần kháng chiến
chống Pháp của nhân dân ta?
A. Lòng yêu nước và quyết tâm bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta
B. Ý chí quyết tâm, sẵn sàng tiêu diệt giặc của nhân dân ta
C. Lối đánh giặc tài tình của nhân dân ta
D. Sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ của quân và dân ta trong việc phá thế bao vây của
địch
Câu 21. Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất (1873) và lần thứ hai (1883) đều là chiến
công của lực lượng nào?
A. Dân binh Hà Nội

B. Quan quân binh sĩ triều đình
C. Quân Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc
D. Quân Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc kết hợp với quân của Hoàng Tá Viêm
Câu 22. Sự kiện nào đánh dấu sự đầu hàng hoàn toàn của triều đình nhà Nguyễn trước
sự xâm lược của thực dân Pháp?
A. Quân Pháp tấn công và chiếm được Thuận An
B. Triều đình kí Hiệp ước Hácách mạngăng (1883) và Hiệp ước Patơnốt (1884)
C. Thành Hà Nội thất thủ lần thứ nhất (1873)
D. Thành Hà Nội thất thủ lần thứ hai (1882)
Câu 23. Hiệp ước nào đánh dấu thực dân Pháp đã hoàn thành công cuộc xâm lược Việt
Nam?
A. Hiệp ước Nhâm Tuất       B. Hiệp ước Giáp Tuất
C. Hiệp ước Hácách mạngăng       D. Hiệp ước Patơnốt
Câu 24. Triều đình nhà Nguyễn thừa nhận nền bảo hộ của Pháp trên toàn bộ đất nước
Việt Nam hông qua hiệp ước nào?
A. Hiệp ước Hácách mạngăng
B. Hiệp ước Giáp Tuất
C. Hiệp ước Patơnốt
D. Hiệp ước Hácách mạngăng và Hiệp ước Patơnốt
Câu 25. Thực dân Pháp hoàn thành cơ bản công cuộc xâm lược Việt Nam khi nào?
A. Sau khi đánh chiếm thành Hà Nội lần thứ hai
B. Sau khi kí Hiệp ước Hácách mạngăng và Patơnốt
C. Sau khi đánh chiếm kinh thành Huế
D. Sau khi đánh chiếm Đà Nẵng

Đáp án

Câu 1 2 3 4
Đáp án C B B C
Câu 5 6 7 8
Đáp án C A A C
Câu 9 10 11 12
Đáp án C A A B
Câu 13 14 15 16
Đáp án D C A B

Câu 17 18 19 20 21 22 23 24 25

Đáp án D B C B D
Câu 22 23 24 25
Đáp án B D D B

BÀI 21: PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP
CỦA NHÂN DÂN TA CUỐI THẾ KỈ XIX

Câu 1. Tuy đã hoàn thành về cơ bản công cuộc bình định Việt Nam, thực dân Pháp vẫn
gặp phải sự phản kháng quyết liệt của lực lượng nào?
A. Một số quan lại yêu nước và nhân dân Nam Kì
B. Một số quan lại, văn thân, sĩ phu yêu nước và nhân dân trong cả nước
C. Một số quan lại yêu nước và nhân dân Trung Kì
D. Một số quan lại, văn thân, sĩ phu yêu nước ở Bắc Kì
Câu 2. Người đứng đầu phái chủ chiến chủ trương chống Pháp trong triều đình Huế là
A. Phan Thanh Giản       B. Vua Hàm Nghi
C. Tôn Thất Thuyết       D. Nguyễn Văn Tường
Câu 3. Sau khi cuộc phản công kinh thành Huế thất bại, Tôn Thấ Thuyết đã làm gì?
A. Đưa vua Hàm Nghi và Tam cung rời khỏi Hoàng thành đến sơn phòng Tân Sở
(Quảng Trị)
B. Tiếp tục xây dựng hệ thống sơn phòng
C. Bổ sung lực lượng quân sự
D. Đưa vua Hàm Nghi và Tam cung rời khỏi Hoàng thành đến sơn phòng Âu Sơn (Hà
Tĩnh)
Câu 4. Nội dung chủ yếu của chiếu Cần vương là
A. Kêu gọi quần chúng nhân dân đứng lên kháng chiến
B. Kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân cả nước vì vua mà đứng lên kháng chiến
C. Kêu gọi tiến hành cải cách về chính trị, xã hội
D. Tố cáo tội ác của thực dân Pháp
Câu 5. Phong tào Cần vương diễn ra sôi nổi ở địa phương nào?
A. Trung Kì và Nam Kì       B. Bắc Kì và Nam Kì
C. Bắc Kì và Trung Kì       D. Bắc Kì, Trung Kì và Nam Kì
Câu 6. Trong giai đoạn từ năm 1885 đến năm 1888, phong trào Cần vương đặt dưới sự
chỉ huy của
A. Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường
B. Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết
C. Nguyễn Văn Tường và Trần Xuân Soạn

D. Nguyễn Đức Nhuận và Đào Doãn Dịch
Câu 7. Bộ chỉ huy của phong trào Cần vương đóng tại địa bàn thuộc hai tỉnh nào?
A. Quảng Ngãi và Bình Định      B. Quảng Nam và Quảng Trị
C. Quảng Bình và Quảng Trị       D. Quảng Trị và Hà Tĩnh
Câu 8. Sau khi bắt được vua Hàm Nghi, thực dân Pháp đã đưa ông đi đày ở đâu?
A. Tuynidi       B. Angiêri
C. Mêhicô       D. Nam Phi
Câu 9. Sau khi vua Hàm Nghi bị bắt, phong trào Cần vương
A. Chấm dứt hoạt động
B. Chỉ hoạt động cầm chừng
C. Vẫn tiếp tục nhưng thu hẹp địa bàn ở Nam Trung Bộ
D. Tiếp tục hoạt động, quy tụ dần thành những trung tâm lớn
Câu 10. Ý nghĩa của phong trào Cần vương là
A. Củng cố chế độ phong kiến Việt Nam
B. Buộc thực dân Pháp phải trao trả độc lập
C. Thổi bùng lên ngọn lửa đáu tranh cứu nước trong nhân dân
D. Tạo tiền đề cho sự xuất hiện trào lưu dân tộc chủ nghĩa đầu thế kỉ XX
Câu 11. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thất bại của phong trào Cần vương là gì?
A. Triều đình đã đầu hàng thực dân Pháp
B. Phong trào diễn ra rời rạc, lẻ tẻ
C. Thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn và sự chỉ huy thống nhất
D. Thực dân Pháp mạnh và đã củng cố được nền thống trị ở Việt Nam
Câu 12. Đặc điểm của phong trào Cần vương là
A. Là phong trào yêu nước theo khuynh hướng và ý thức hệ phong kiến
B. Là phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản
C. Là phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản
D. Là phong trào yêu nước của các tầng lớp nông dân
Câu 13. Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX là
A. Khởi nghĩa Hương Khê       B. Khởi nghĩa Hùng Lĩnh
C. Khởi nghĩa Ba Đình       D. Khởi nghĩa Bãi Sậy
Câu 14. Cuộc khởi nghiã Bãi Sậy là do ai lãnh đạo?
A. Đinh Công Tráng       B. Nguyễn Thiện Thuật
C. Phan Đình Phùng       D. Đinh Gia Quế
Câu 15. Cuộc khởi nghĩa Ba Đình do ai lãnh đạo?
A. Phạm Bành, Đinh Công Tráng
B. Nguyễn Thiện Thuật, Đinh Gia Quế
C. Tống Duy Tân, Trần Xuân Soạn
D. Phạm Bành, Cầm Bá Thước
Câu 16. Cuộc khởi nghĩa Hương Khê do ai lãnh đạo?
A. Cao Điền và Tống Duy Tân
B. Tống Duy Tân và Cao Thắng
C. Phan Đình Phùng và Hoàng Hoa Thám
D. Phan Đình Phùng và Cao Thắng

Câu 17. Cao Thắng có vai trò như thế nào trong khởi nghĩa Hương Khê?
A. Chiêu tập binh sĩ, trang bị và huấn luyện quân sự
B. Xây dựng căn cứ thuộc vùng rừng núi các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng
Bình
C. Chiêu tập binh sĩ, trang bị và huấn luyện quân sự, xây dựng căn cứ, nghiên cứu chế
tạo thành công súng trường theo mẫu của Pháp
D. Chuẩn bị lực lượng và vũ khí cho khởi nghĩa
Câu 18. Giai đoạn từ 1885 đến năm 1888, nghĩa quân Hương Khê tập trung thực hiện
nhiệm vụ chủ yếu gì?
A. Tập trung lực lượng đánh thực dân Pháp
B. Chuẩn bị lực lượng, xây dựng cơ sở chiến đấu
C. Xây dựng hệ thống chiến lũy để chiến đấu
D. Chặn đánh các đoàn xe vận tải của thực dân Pháp
Câu 19. Giai đoạn từ 1888 đến năm 1896, nghĩa quân Hương Khê tập trung thực hiện
nhiệm vụ gì?
A. Tập trung lực lượng đánh Pháp
B. Chuẩn bị lực lượng, xây dựng cơ sở chiến đấu của nghĩa quân
C. Xây dựng hệ thống chiến lũy để chiến đấu
D. Chiến đấu quyết liệt
Câu 20. Cuộc khởi nghĩa vũ trang lớn và kéo dài nhất trong phong trào chống Pháp cuối
thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là
A. Khởi nghĩa Hương Khê
B. Khởi nghĩa Yên Thế
C. Khởi nghĩa ở vùng Tây Bắc và hạ lưu sông Đà
D. Khởi nghĩa của đồng bào Tây Nguyên
Câu 21. Nông dân Yên Thế đứng lên chống Phấp vì
A. Hưởng ứng chiếu Cần vương
B. Chống lại chính sách cướp bóc, bình địn của thực dân Pháp, bảo vệ cuộc sống
C. Phản ứng trước hành động đầu hàng thực dân Pháp của triều đình
D. Gồm tất cả những nguyên nhân trên
Câu 22. Lực lượng tham gia đông đảo nhất trong khởi nghĩa Yên Thế là
A. Công nhân       B. Nông dân
C. Các dân tộc sống ở miền núi       D. Nông dân và công nhân
Câu 23. Đến năm 1981, từ Yên Thế, nghĩa quân đã mở rộng hoạt động sang vùng nào?
A. Yên Lễ, Mục Sơn, Nhã Nam, Hữu Thượng
B. Phủ Lạng Thương
C. Tiên Lữ (Hưng Yên)
D. Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Hưng Yên, Hải Dương
Câu 24. Trong giai đoạn từ năm 1893 đến năm 1897, lãnh tụ tối cao của khởi nghĩa Yên
Thế là
A. Đề Nấm       B. Đề Thám
C. Nguyễn Trung Trực       D. Phan Đình Phùng

Câu 25. Điểm khác của khởi nghĩa Yên Thế so với các cuộc khởi nghĩa trong phong
trào Cần vương là
A. Hưởng ứng chiếu Cần vương
B. Chống thực dân Pháp, chống triều đình nhà Nguyễn
C. Là phong trào nông dân chống Pháp, không thuộc phạm trù phong trào Cần vương
D. Phản ứng trước hành động đầu hàng thực dân Pháp của triều đình

Đáp án

Câu 1 2 3 4
Đáp án B B A B
Câu 5 6 7 8
Đáp án C B D B
Câu 9 10 11 12
Đáp án C D C A
Câu 13 14 15 16
Đáp án A B A D
Câu 17 18 19 20 21 22 23 24 25
Đáp án C B D B B
Câu 22 23 24 25
Đáp án B B B C

BÀI 22: XÃ HỘI VIỆT NAM TRONG CUỘC KHAI THÁC

THUỘC ĐỊA

LẦN THỨ NHẤT CỦA THỰC DÂN PHÁP

Câu 1. Năm 1897, thực dân Pháp cử nhân vật nào sang làm Toàn quyền Đông Dương?
A. Rivie       B. Gáchủ nghĩaiê
C. Pôn Đume       D. Bôlaéc

Câu 2. Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Việt Nam những năm cuối thế kỉ XIX – đầu thế
kỉ XX là
A. Kinh tế nông nghiệp phát triển, kinh tế công nghiệp chậm phát triển
B. Xuất hiện những mầm mống của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa nhưng manh mún và lệ
thuộc vào Pháp
C. Thương nghiệp phát triển
D. Hệ thống đường giao thông được mở rộng
Câu 3. Trước cuộc khi thác thuộc địa lần thứ nhất, xã hội Việt Nam có hai giai cấp cơ
bản là
A. Địa chủ phong kiến và tiểu tư sản
B. Địa chủ phong kiến và tư sản
C. Địa chủ phong kiến và nông dân
D. Công nhân và nông dân
Câu 4. Giai cấp công nhân Việt Nam tập trung đông nhất ở ngành nào?
A. Khai thác mỏ       B. Đồn điền
C. Công nghiệp đóng tàu       D. Các xí nghiệp chế biến
Câu 5. Đầu thế kỉ XX, mục tiêu đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam là gì?
A. Đòi quyền lợi kinh tế       B. Đòi quyền lợi giai cấp
C. Đòi quyền lợi dân tộc       D. Đòi quyền tự do, dân chủ
Câu 6. Thực dân Pháp đã thực hiện chính sách nào ngay từ khi tiến hành công cuộc khai
thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam?
A. Chính sách “chia để trị”
B. Chính sách “dùng người Pháp trị người Việt”
C. Chính sách “đồng hóa” dân tộc Việt Nam
D. Chính sách “khủng bố trắng” đối với những người chống đối
Câu 7. Trong quá trình khai thác thuộc địa ở Việt Nam, thực dân Pháp chú trọng vào
ngành nào?
A. Công nghiệp nặng       B. Công nghiệp nhẹ
C. Khai thác mỏ       D. Luyện kim và cơ khí
Câu 8. Giai cấp hay tầng lớp nào ở Việt Nam ngày càng gánh chịu nhiều thứ thuế và bị
khổ cực trăm bề trong thời gian thực dân Pháp tiến hành công cuộc khai thác thuộc địa
lần thứ nhất?
A. Tầng lớp tư sản dân tộc       B. Tầng lớp tiểu tư sản
C. Giai cấp công nhân       D. Giai cấp nông dân
Câu 9. Thành phần xuất thân của giai cấp công nhân Việt Nam chủ yếu từ
A. Tầng lớp tư sản       B. Giai cấp nông dân
C. Tầng lớp tiểu tư sản       D. Tầng lớp địa chủ nhỏ.
Câu 10. Hệ quả lớn nhất trong chính sách cai trị của thực dân Pháp đối với Việt Nam
sau cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất là
A. Nền kinh tế phát triển rõ rệt
B. Công nghiệp phát triển
C. Cơ cấu kinh tế ít nhiều có sự biến chuyển, cơ cấu xã hội biến đổi sâu sắc
D. Phong trào yêu nước phát triển mạnh

Câu 11. Qua công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, phương thức
sản xuất nào từng bước du nhập vào Việt Nam?
A. Phương thức sản xuất phong kiến
B. Phương thức sản xuất nhỏ, tự cung tự cấp
C. Phương thức sản xuất thực dân
D. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa
Câu 12. Để tối đa hóa nguồn lợi nhuận, trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở
Việt Nam, thực dân Pháp vẫn duy trì phương thức bóc lột nào?
A. Phương thức bóc lột tư bản chủ nghĩa
B. Phương thức bóc lột phong kiến
C. Phương thức bóc lột thực dân
D. Phương thức bóc lột tiền tư bản chủ nghĩa
Câu 13. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam đã
làm xuất hiện các giai cấp và tầng lớp xã hội mới, đó là
A. Địa chủ nhỏ và công nhân
B. Công nhân, tư sản dân tộc và tiểu tư sản
C. Công nhân, nông dân và tư sản dân tộc
D. Công nhân, nông dân và tiểu tư sản
Câu 14. Giai cấp nào ra đời trước cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân
Pháp ở Việt Nam và trở thành lực lượng đông đảo của cách mạng?
A. Tư sản dân tộc      B. Công nhân
C. Nông dân       D. Tiểu tư sản
Câu 15. Vì sao phong trào đấu tranh của công nhân Việt Nam trong những năm đầu thế
kỉ XX còn mang tính tự phát?
A. Vì họ đấu tranh chưa mạnh mẽ, chưa kiên quyết
B. Vì họ đấu tranh chỉ đòi quyền lợi về kinh tế
C. Vì họ chưa quan tâm đến việc đấu tranh đòi các quyền tự do dân chủ
D. Vì sự đàn áp dã man của thực dân Pháp
Câu 16. Lực lượng xã hội nào đã tiếp thu luồng tư tưởng mới bên ngoài vào Việt Nam
đầu thế kỉ XX?
A. Nông dân
B. Công nhân
C. Sĩ phu yêu nước tiến bộ và các tầng lớp nhân dân đô thị
D. Sĩ phu yêu nước
Câu 17. Những năm cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, tư tưởng tiến bộ từ những nước
nào đã ảnh hưởng đến Việt Nam?
A. Các nước ở khu vực Đông Nam Á       B. Nhật Bản và Trung Quốc
C. Anh và Pháp       D. Ấn Độ và Trung Quốc
Đáp án

Câu 1 2 3 4
Đáp án C B C A

Câu 5 6 7 8
Đáp án A A C D
Câu 9 10 11 12 13
Đáp án B C D B B
Câu 14 15 16 17
Đáp án B B C B

BÀI 23: PHONG TRÀO YÊU NƯỚC VÀ CÁCH MẠNG VIỆT

NAM

TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ

NHẤT (1914)

Câu 1. Ý nào không phải là lí do mà vào những năm đầu thế kỉ XX một số nhà yêu nước
Việt Nam muốn đi theo con đường cứu nước của Nhật Bản?
A. Nhật Bản là nước “đồng văn, đồng chủng”, là nước duy nhất ở châu Á thoát khỏi số
phận một nước thuộc địa
B. Sau Cải cách Minh Trị, Nhật Bản trở thành nước tư bản hùng mạnh
C. Nhật Bản dã đánh thắng đế quốc Nga (1905)
D. Nhật Bản đã đề ra thuyết “Đại Đông Á” nhằm mở rộng ảnh hưởng ở khu vực Đông
Á, trong đó có Việt Nam
Câu 2. Phan Bội Châu thực hiện chủ trương giái phóng dân tộc bằng con đường nào?
A. Cải cách kinh tế, xã hội
B. Duy tân để phát triển đất nước
C. Bạo lực để giành độc lập dân tộc
D. Đấu tranh chính trị kết hợp đấu tranh vũ trang
Câu 3. Phan Bội Châu và các đồng chí của ông chủ trương thành lập Hội Duy tân nhằm
mục đích gì?
A. Đánh đuổi giặc Pháp, giành độc lập, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến ở Việt Nam
B. Duy tân làm cho đất nước cường thịnh để giành độc lập
C. Đánh đuổi giặc Pháp, đánh đổ phong kiến, hành lập chính thể cộng hòa
D. Đánh đổ ngôi vua, phát triển lên tư bản chủ nghĩa
Câu 4. Để thực hiện chủ trương cầu viện Nhậ Bản giúp đỡ đánh Pháp, Phan Bội Châu
đã tổ chức phong trào

A. Duy tân       B. Đông du
C. Bạo động chống Pháp       D. “Chấn hung nội hóa”
Câu 5. Vì sao phong trào Đông du tan rã (1908)?
A. Phụ huynh đòi đưa con em về nước trước thời hạn
B. Đã hết thời gian đào tạo, học sinh phải về nước
C. Phan Bội Châu thấy không có tác dụng nên đưa học sinh về nước
D. Chính phủ Nhật Bản câu kết với thực dân Pháp ở Đông Dương, trục xuất số lưu học
sinh Việt Nam, kể cả Phan Bội Châu
Câu 6. Sau thời gian ở Nhật Bản, Phan Bội Châu đã đến đâu để tiếp tục hoạt động?
A. Trung Quốc      B. Triều Tiên
C. Về nước       D. Thái Lan
Câu 7. Tại sao Phan Bội Châu lại quay trở lại hoạt động ở Trung Quốc?
A. Trung Quốc gắn với Việt Nam nên dễ dàng về nước hoạt động
B. Ảnh hưởng tư tưởng của các cuộc cải cách ở Trung Quốc
C. Cách mạng Tân Hợi (1911) bùng nổ, triều đình Mãn Thanh bị lật đổ, Chính phủ Dân
quốc được thành lập, thi hành nhiều chính sách tiến bộ
D. Do Trung Quốc không phải là thuộc địa của thực dân Pháp
Câu 8. Năm 1912, Phan Bội Châu thành lập Việt Nam Quang phục hội ở Quảng Châu
(Trung Quốc) nhằm mục đích gì?
A. Tập hợp các lực lượng yêu nước của Việ Nam đang hoạt động ở Trung Quốc
B. Chuẩn bị lực lượng để tiến hành bạo động giành độc lập
C. Đào tạo đội ngũ cán bộ, đưa về nước hoạt động
D. Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước Cộng hòa Dân quốc
Việt Nam
Câu 9. Việt Nam Quang phục hội đã có những hoạt động gì để gây tiếng vang trong
nước và thức tỉnh đồng bào?
A. Tổ chức tuyên truyền vận động đối với quần chúng cách mạng trong nước
B. Mở lớp huấn luyện đội ngũ cán bộ tại Quảng Châu
C. Cử người bí mật về nước trừ khử những tên thực dân đầu sỏ, kể cả Toàn quyền Anbe
Xarô và những tên tay sai đắc lực
D. Tiến hành bạo động vũ trang ở trong nước
Câu 10. Kết quả hoạt động buổi đầu của Việt Nam Quang phục hội là
A. Tuyên truyền vận động được quần chúng nhân dân ở trong nước
B. Mở được nhiều lớp huấn luyện đội ngũ cán bộ tại Quảng Châu
C. Khuấy động được dư luận trong và ngoài nước
D. Kích động được tinh thần yêu nước của nhân dân ta
Đáp án

Câu 1 2 3 4 5
Đáp án D C A B D
Câu 6 7 8 9 10

Đáp án A C D C C

BÀI 24: VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM CHIẾN TRANH

THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914 -1918)

Câu 1. “Nhiệm vụ chủ yếu của Đông Dương là cung cấp cho chính quốc đến mức tối đa
nhân lực, vật lực và tài lực …” là tuyên bố của
A. Chính phủ Pháp
B. Toàn quyền Đông Dương
C. Chính phủ tay sai ở Đông Dương
D. Chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương
Câu 2. Để phục vụ cho cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp ở Đông
Dương đã thực hiện chính sách gì?
A. Khuyến khích nhân dân ta tích cực sản xuất nông nghiệp để tăng nguồn lương thực
B. Tăng cường đầu tư sản xuất công nghiệp
C. Tăng thuế để tăng nguồn thu ngân sách
D. Bắt nhân dân ta đóng nhiều thứ thuế, mua công trái, đưa lương thực, nông sản, kim
loại sang Pháp
Câu 3. Chính sách của thực dân Pháp ở Đông Dương trong những năm Chiến tranh thế
giới thứ nhất đã tác động mạnh nhất đến lĩnh vực nào?
A. Kinh tế       B. Văn hóa
C. Kinh tế - xã hội       D. Giáo dục
Câu 4. Nền công nghiệp ở Đông Dương trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất
có vai trò như thế nào?
A. Phải gánh đỡ những tổn thất, thiếu hụt của chính quốc
B. Có vai trò chính trong việc bù đắp những tổn thất, thiếu hụt do chiến tranh của chính
quốc
C. Cung cấp các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu của chiến tranh
D. Tránh sự phụ huộc vào nền công nghiệp chính quốc
Câu 5. Chiến tranh thế giới thứ nhất làm cho việc trao đổi hàng hóa giữa Pháp với Đông
Dương thế nào?
A. Hàng hóa nhập khẩu từ Pháp sang Đông Dương giảm
B. Hàng hóa nhập khẩu từ Pháp sang Đông Dương tăng lên
C. Hàng hóa xuất khẩu từ Đông Dương sang Pháp giảm
D. Hàng hóa xuất khẩu từ Đông Dương sang Pháp tăng lên
Câu 6. Để giải quyết khó khăn trong việc trao đổi hàng hóa giữa Đông Dương và Pháp
rong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất, tư bản Pháp đã đưa ra giải pháp gì?
A. Liên kết đầu tư kinh doanh
B. Nới lỏng độc quyền, cho tư bản người Việt được kinh doanh tương đối tự do
C. Khuyến khích đầu tư vốn vào các ngành sản xuất công nghiệp

D. Khuyến khích các nghề htur công truyền thống phát triển
Câu 7. Nền nông nghiệp ở Đông Dương trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất
có sự chuyển biến ra sao?
A. Chuyển từ độc canh cây lúa sang trồng cây công nghiệp phục vụ chiến tranh
B. Chuyển hẳn sang trồng cây công nghiệp phục vụ chiến tranh
C. Chuyển sang nền nông nghiệp chuyên canh hóa
D. Chuyển sang nền nông nghiệp hàng hóa
Câu 8. Yếu tố nào tác động đến tình hình xã hội Việt Nam trong những năm Chiến tranh
thế giới thứ nhất?
A. Chính sách về kinh tế, xã hội của Pháp ở Việt Nam
B. Những biến động về kinh tế ở Việt Nam
C. Chính sách của Pháp và những biến động về kinh tế ở Việt Nam
D. Pháp là một bên tham chiến trong Chiến tranh thế giới thứ nhất
Câu 9. Nguyên nhân nào dẫn đến đời sống củ nông dân Việt Nam này càng bần cùng
trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Pháp chuyển sang độc canh cây công nghiệp phục vụ chiến tranh
B. Không quan tâm phát triển nông nghiệp
C. Nạn bắt lính đưa sang chiến trường châu Âu, nạn chiếm đoạt ruộng đất, sưu cao thuế
nặng
D. Hạn hán, lũ lụt diễn ra thường xuyên
Câu 10. Trong bối cảnh đó, tư sản Việt Nam làm gì để có địa vị chính trị nhất định?
A. Tăng cường đẩy mạnh sản xuất kinh doanh
B. Đẩy mạnh buôn bán với tư bản Pháp
C. Lập cơ quan ngôn luận, bênh vực quyền lợi về chính trị và kinh tế cho người trong
nước
D. Cử người tham gia bộ máy chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương
Câu 11. Lực lượng chủ chốt của phong trào dân tộc trong những năm Chiến tranh thế
giới thứ nhất là
A. Tư sản dân tộc       B. Tiểu tư sản
C. Công nhân       D. Công nhân và nông dân
Câu 12. Hình thức đấu tranh của công nhân Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế
giới thứ nhất là
A. Đấu tranh chính trị
B. Đấu tranh kinh tế
C. Đấu tranh kinh tế kết hợp với bạo động
D. Bạo động vũ trang
Câu 13. Hình thức đấu tranh kinh tế của công nhân Việt Nam trong những năm Chiến
tranh thế giới thứ nhất là
A. Chống cúp phạt lương       B. Đòi tăng lương
C. Đòi giảm giờ làm       D. Chống làm việc quá 12 giờ trong ngày
Câu 14. Phong trào đấu tranh của công nhân Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế
giới thứ nhất có ý nghĩa gì?
A. Đánh dấu bước phát triển mới của phong trào công nhân

B. Thể hiện tinh thần đoàn kết, ý thức kỉ luật của giai cấp công nhân
C. Tiếp nối truyền thống yếu nước của dân tộc
D. Khẳng định vị trí, vai trò của công nhân trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc
Câu 15. Đối với các nhà yêu nước tiền bối, Nguyễn Tất Thành có thái độ như thế nào?
A. Khâm phục tinh thần yêu nước của họ
B. Không tán thành con đường cứu nước của họ
C. Khâm phục tinh thần yêu nước, nhưng không tán thành con đường cứu nước của họ
D. Tán thành con đường cứu nước của họ
Câu 16. Trước những hạn chế của khuynh hướng cứu nước của các chí sĩ yêu nước đi
trước, Nguyễn Tất Thành đã có quyết định gì?
A. Quyết định ra nước ngoài tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc
B. Tích cực tham gia các hoạt động yêu nước để tìm hiểu thêm
C. Sang Trung Quốc tìm hiểu và nhờ sự giúp đỡ
D. Sang Nga học tập và nhờ sự giúp đỡ
Câu 17. Bối cảnh lịch sử nào quyết định việc Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu
nước?
A. Thực dân Pháp đặt xong ách thống trị trên đất nước Việt Nam
B. Phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta phát triển mạnh mẽ
C. Các tư tưởng cứu nước mới theo khuynh hướng dân chủ tư sản ảnh hưởng sâu rộng
đến nước ta
D. Con đường cứu nước giải phóng dân tộc ở Việt Nam đang bế tắc, chưa có lối thoát
Câu 18. Vì sao Nguyễn Tất Thành quyết định sang phương Tây tìm đường cứu nước?
A. Vì Pháp là kẻ thù trực tiếp của nhân dân ta
B. Nơi đặt trụ sở của Quốc tế Cộng sản – tổ chức ủng hộ phong trào đấu tranh giải
phóng dân tộc
C. Để tìm hiểu xem nước Pháp và các nước khác làm thế nào, rồi trở về giúp đồng bào
mình
D. Nơi diễn ra các cuộc cách mạng tư sản nổi tiếng
Câu 19. Điểm đến đầu tiên trong hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành
là quốc gia nào?
A. Pháp       B. Trung Quốc
C. Nhật Bản       D. Liên Xô
Câu 20. Trong hành trình tìm đường cứu nước, nhận thức đầu tiên của Nguyễn Tất
Thành, khác với các nhà yêu nước đi trước là
A. Cần phải đoàn kết các lực lượng dân tộc để đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược
B. Ở đâu bọn đế quốc, thực dân cũng tàn bạo, độc ác; ở đâu người lao động cũng bị áp
bức bóc lột dã man
C. Cần phải đoàn kết với các dân tộc bị áp bức để đấu tranh giành độc lập
D. Cần phải đoàn kết với nhân dân Pháp trong cuộc đấu tranh giành độc lập
Câu 21. Những hoạt động yêu nước đầu tiên của Nguyễn Tất Thành ở Pháp có tác dụng
gì?
A. Là cơ sở tiếp nhận ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga
B. Làm chuyển biến mạnh mẽ tư tưởng của Người

C. Tuyên truyền và khích lệ tinh thần yếu nước của Việt kiều ở Pháp
D. Là cơ sở quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc
Việt Nam

Đáp án

Câu 1 2 3 4 5
Đáp án B D C B A
Câu 6 7 8 9 10
Đáp án B A C C C
Câu 11 12 13 14 15 16
Đáp án D C A B C A
Câu 17 18 19 20 21
Đáp án D C A B D

BÀI 25: SƠ KẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM (1858 -1918)
Câu 1. Chế độ phong kiến Việt Nam lâm vào khủng hoảng từ thời gian nào?
A. Thế kỉ XVII       B. Thế kỉ XVIII
C. Đầu thế kỉ XIX       D. Giữa thế kỉ XIX
Câu 2. Biểu hiện của mâu thuẫn xã hội ở Việt Nam giai đoạn này là
A. Xung đột về lợi ích kinh tế, chính trị giữa các giai cấp tăng lên
B. Làng xóm xơ xác, tiêu điều, đời sống nhân dân cực khổ
C. Các cuộc bạo loạn và khởi nghĩa nông dân bùng phát trên phạm vi cả nước
D. Xã hội loạn lạc, nông dân bị bần cùng hóa
Câu 3.Từ đầu thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX, nền kinh tế tiểu nông của Việt Nam bị
cản trở phát triển vì
A. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa chưa hình thành
B. Gặp phải trở lực lớn là chế độ chiếm hữu và bóc lột phong kiến lỗi thời
C. Tư tưởng sản xuất nhỏ, manh mún của đa số nông dân Việt Nam
D. Kĩ thuật canh tác quá lạc hậu
Câu 4. Để nền kinh tế hàng hóa và thị trường dân tộc phát triển, yêu cầu đặt ra là gì?
A. Thống nhất đất nước, thống nhất thị trường dân tộc
B. Du nhập quan hệ sản xuất tư bản vào Việt Nam
C. Xóa bỏ chế độ chiếm hữu và bóc lột phong kiến lỗi thời
D. Thay đổi kĩ thuật canh tác đã lạc hậu

Câu 5. Giữa thế kỉ XIX, khi chế độ phong kiến Việt Nam đang trong tình trạng khủng
hoảng thì ở bên ngoài lại xuất hiện nguy cơ gì đe dọa nền độc lập của nước ta?
A. Nhà Thanh ở Trung Quốc lăm le xâm lược nước ta
B. Nhật Bản tăng cường các hoạt động gây ảnh hưởng đến Việt Nam
C. Chủ nghĩa tư bản phương Tây ráo riết bành trướng thế lực sang phương Đông
D. Phong kiến Xiêm triển khai kế hoạch bành trướng thế lực ở Đông Nam Á
Câu 6. Thực dân Pháp triển khai âm mưu xâm lược Việt Nam thông qua hoạt động nào?
A. Điều tra, tìm hiểu tình hình Việt Nam trong thời gian dài
B. Thông qua hoạt động của các giáo sĩ trong Hội truyền giáo nước ngoài của Pháp để
thiết lập cơ sở về chính trị, xã hội cần thiết
C. Mua chộc quan lại nhà Nguyễn
D. Thông qua các thương nhân Pháp để timg hiểu tình hình Việt Nam
Câu 7. Trước nguy cơ xâm lược từ tư bản phương Tây, yêu cầu lịch sử đặt ra là gì?
A. Cải cách – duy tân đất nước để tự cường, cải thiện đời sống nhân dân
B. Tăng cường liên kết với các nước trong kv để tăng tiềm lực
C. “Đóng cửa” không giao thương với phương Tây để tránh những tác động tiêu cực
D. Thực hiện chính sách “cấm đạo” triệt để
Câu 8. Sự kiện liên quân Pháp – Tây Ban Nha nổ súng tấn công ở cửa biển Đà Nẵng
(1858) chứng tỏ điều gì?
A. Quan hệ giữa nhà Nguyễn và thực dân Pháp chấm dứt
B. Pháp chính thức mở cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam
C. Là hoạt động dọn đường, chuẩn bị cho cuộc xâm lược Việt Nam của quân Pháp
D. Nhà Nguyễn sẽ thất bại trước cuộc xâm lược của quân Pháp
Câu 9. Nguyên nhân chính khiến Việt Nam rơi vào tay thực dân Pháp là gì?
A. Tiềm lực kinh tế, quân sự yếu hơn nhiều so với tư bản Pháp
B. Nhà Nguyễn thực hiện chính sách đối nội, đối ngoại sai lầm, thiếu đường lối chỉ đạo
đúng đắn và thiếu ý chí quyết tâm đánh giặc
C. Nhà Nguyễn không nhận được sự ủng hộ của nhân dân
D. Ngọn cờ phong kiến đã lỗi thời, không đủ sức hiệu triệu nhân dân chống Pháp
Câu 10. Hiệp ước Patơnốt đã đánh dấu
A. Triều đình nhà Nguyễn bước đầu đầu hàng thực dân Pháp
B. Mộ phần nước ta bị bán cho thực dân Pháp
C. Lần cuối cùng triều đình nhà Nguyễn kí hiệp ước đầu hàng thực dân Pháp
D. Sự đầu hàng hoàn toàn của triều đình nhà Nguyễn trước thực dân Pháp, kế thúc sự
tồn tại của nhà nước phong kiến Việt Nam độc lập
Câu 11. Tại sao sau gần 40 năm (1858 – 1896), thực dân Pháp mới thiết lập được nền
thống trị trên toàn lãnh thổ Việt Nam?
A. Tình hình nước Pháp có nhiều biến động, làm gián đoạn tiến trình xâm lược
B. Pháp phải tập trung lực lượng tranh giành ảnh hưởng ở Trung Quốc với các đế quốc
khác
C. Chúng vấp phải cuộc chiến tranh nhân dân bền bỉ, quyết liệt của nhân dân ta
D. Sự cản trở quyết liệt của triều đình Mãn Thanh

Câu 12 Một phong trào đấu tranh vũ trang chống Pháp của nhân dân ta diễn ra khắp Bắc
Kì, Trung Kì những năm cuối thế kỉ XIX là
A. Phong trào Cần vương
B. Phong trào “tị địa”
C. Phong trào cải cách – duy tân đất nước
D. Phong trào nông dân Yên Thế
Câu 13. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thất bại của phong trào yêu nước chống Pháp
cuối thế kỉ XIX là gì?
A. Triều đình phong kiến đã đầu hàng hoàn toàn
B. Kẻ thù đã áp đặt được ách thống trị trên toàn lãnh thổ Việt Nam
C. Thiếu một lực lượng xã hội tiên tiến, có đủ năng lực và đề ra đường lối đúng để lãnh
đạo phong trào
D. Việt Nam là một nước phong kiến lạc hậu
Câu 14. Mục đích của Pháp trong công cuộc khai thác thuộc địa ở Việt Nam cuối thế kỉ
XIX – đầu thế kỉ XX là
A. Khai hóa văn minh cho Việt Nam – một nước phong kiến lạc hậu
B. Biến Việt Nam thành nơi cung cấp tài nguyên, bóc lột nhân công rẻ mạt để làm giàu
cho nước Pháp
C. Mang lại nguồn lợi cho cả Pháp và Việt Nam
Câu 15. Xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX mang tính chất
A. Xã hội thuộc địa nửa phong kiến
B. Xã hội thuộc địa
C. Xã hội nửa thuộc địa nửa phong kiến
D. Xã hội tư bản chủ nghĩa
Câu 16. Lực lượng có vai trò tiên phong phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX là
A. Văn thân, sĩ phu yêu nước
B. Văn thân, sĩ phu yêu nước tiến bộ
C. Công nhân
D. Tư sản và tiểu tư sản
Câu 17. Yêu cầu lịch sử dân tộc đặt ra đầu thế kỉ XX là gì?
A. Thống nhất các lực lượng chống Pháp, đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất
B. Đưa người ra nước ngoài học tập để chuẩn bị cho công cuộc cứu nước lâu dài
C. Phải tìm ra một con đường cứu nước mới, đáp ứng được nguyện vọng của đông đảo
quần chúng nhân dân
D. Gồm tất cả các yêu cầu trên
Câu 18. Ai là người đã nhận thức đúng đắn yêu cầu đó và có quyết định bước đầu phù
hợp?
A. Phan Bội Châu       B. Phan Châu Trinh
C. Hoàng Hoa Thám       D. Nguyễn Tất Thành
Đáp án

Câu 1 2 3 4 5
Đáp án B C B A C

Câu 6 7 8 9 10
Đáp án B A B B D
Câu 11 12 13 14
Đáp án C A C B
Câu 15 16 17 18
Đáp án A B C D

   :: Các tin khác

 
Điện thoại : 0511.3691445 - 0511.3656697 * Email: quangtrung.thpt@yahoo.com
* - Website: thptquangtrung.vn * Website : thpt-quangtrung-danang.edu.vn