Ngày 19-04-2024 17:31:08
 


Mọi chi tiết xin liên hệ với trường chúng tôi theo mẫu dưới :
Họ tên
Nội dung
 

Lượt truy cập : 6684154
Số người online: 6
 
 
 
 
CHỨNG NHÂN LỊCH SỬ
 

CHỨNG NHÂN LỊCH SỬ

Dưới góc nhìn của một Cựu học sinh Phan Châu Trinh khóa 56-63

 

PHẠM SỸ LIÊM

 

“ Một nghìn năm đô hộ giặc Tàu

                    Một trăm năm đô hộ giặc Tây”

                                                      

Ngày 25/10/2020, nhóm Cựu học sinh Phan Châu Trinh thế hệ 1956-1963 họp tại nhà chị Phạm Thị Yến để tổng kết và chuẩn bị in tập san Trường Xưa 3. Anh Đặng Văn Sở báo tin mừng là anh Đoàn Ngọc Tri có ý kiến sẽ hỗ trợ một phần lớn để in 200 cuốn Trường Xưa 3 này.

Anh Đặng Công Hanh ngồi cạnh tôi đã 4 lần nhắc tôi có bài viết cho tập san này. Vì thế tôi cũng gắng để khỏi phụ lòng người bạn thân.

Chúng ta đều biết, thế hệ học sinh Phan Châu Trinh 56-63 gồm trên dưới 250 bạn với 4 lớp đệ thất lên mãi đến 4 lớp đệ nhị rồi 3 lớp đệ nhất gồm một nhất A, một nhất B1 Pháp, một nhất B2 Anh và một nhất C Anh. Riêng nhất C Pháp đi học ở Hội An. Bốn lớp này là tập trung các học sinh tinh anh toàn thành phố Đà Nẵng lúc bấy giờ.

Năm 1956 chúng ta đã đến với ngôi trường này, mài đủng quần 7 năm rồi đến năm 1963 chúng ta rời ngôi trường Phan Châu Trinh thân yêu này, mỗi người đi mỗi ngã theo những số phận khác nhau: Kẻ ở nước ngoài, người đã nằm xuống, kẻ ở lại trên quê hương thân yêu. Bây giờ họ đã đến tuổi cổ lai hy xưa nay hiếm, ở thế hệ như hai ứng cử viên tổng thống Mỹ Trump - Biden. Họ vẫn khỏe và họ “đang ngồi lại bên cầu thương dĩ vãng, để viết Trường Xưa 1, 2 và bây giờ cả Trường Xưa 3”:

Rồi ta lại ra đi như đã đến,

Dòng sông xưa nguyên vẹn đến bao giờ.

Ta ngồi lại bên cầu thương dĩ vãng,

Nghe giữa hồn cây cỏ mọc hoang vu !

 

                      

 

 

 

                  DÒNG LỊCH SỬ TRƯỚC THẾ HỆ 56-63

“ Một trăm năm đô hộ giặc Tây”

 

Nhà thơ Trung Phong (1925 -2005) người con đất Vĩnh Long đã phát họa 100 năm thực dân Pháp xâm lược nước ta qua bài thơ nổi tiếng và xúc động: “Một thế kỷ, mấy vần thơ”:

 “ Một ngàn chín trăm năm mươi sáu (1956)

Một ngàn tám trăm năm mươi tám (1858)

Giật mình bấm đốt ngón tay

Trăm năm một giấc mộng dài hãi kinh”

 

          Quân đội thực dân Pháp đến xâm lược Việt Nam từ năm 1858 ngay tại bãi biển Xuân Thiều quận Liêu Chiểu thành phố Đà Nẵng, chính là tại quê hương tôi, nơi tôi chôn rau cắt rốn:

“ Ngày anh đến đây

Thành Đà Nẵng tan hoang vì đại bác,

Xác anh hùng Đình Lý hóa tro bay.

Giữ Gia Định, Gia Ninh liều mạng thác

Ôm quốc kỳ tuấn tiết giữa trùng vây!

Và Thăng Long máu hòa ba lớp đất,

Thất Kinh kỳ Hoàng Diệu ngã trên thây!...”

          Nhân dân Việt Nam ta có truyền thống đánh giặc giữ nước, từ thời Hai Bà Trưng, bà Triệu, Ngô Quyền,… Để giữ được mảnh đất này, thực dân Pháp đã gây ra bao nhiêu tội lỗi:

“ Hỡi ơi xương máu dẫy đầy

Chân anh dẫm tới, đất này tóc tang!

Tay gươm, tay súng

Bước nghinh, bước ngang

 

Anh bắn! Anh đâm! Anh vằm!

Anh đày Bà Giá, Côn Lôn

Anh đoạt hết cơm hết áo,

Anh giựt hết bạc, hết vàng,..

 

Chặt đầu ông lão treo hàng thịt,

Mỗ mật thanh niên giữa xóm làng,

Cối quết trẻ thơ văng nát óc,

 Phân thây sản phụ ném vào than!...”

 

Bọn thực dân Pháp, Anh, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha,… chia nhau chiếm nhiều nước làm thuộc địa trên thế giới để vơ vét tài nguyên các nước bản địa, gây nên bao nhiêu tang tóc:

“ Con lìa mẹ, vợ xa chồng,

Cây hết trái, nhà trống không,

Người chìm đáy biển, người tấp ven song

Người ngã trên núi, người gục trong rừng,…

 

Thôi rồi mảnh đất Việt Nam

Hung hăng anh bóp trong bàn tay anh!”

Đất nước ta đầy tài nguyên, thiên nhiên ưu đãi tuyệt đẹp, nhưng khi các anh đến xâm lược thì:

“ Nước tôi đang độ yên vui sống

Mít ngát hương mùa, bưởi ngọt thanh

Lúa nặng tình quê khoai mến đất

Không thương nhau, lại giết nhau đành!

 

Cắn răng tôi chịu cực hình

     Vuốt râu ảnh hưởng công linh đồng bào”

Thực dân Pháp đã chủ trương phân chia Nam Bắc để dễ cai trị, người nghe theo chúng thì giàu, còn đại đa số thì nghèo. Anh tạo ra một chế độ ngu dân, tạo oán hận nhau, giết lẫn nhau. Người chết vì dại, người sống thì ngu, để dân ta phải làm ngựa, làm trâu suốt đời.

Trước đó, trong xã hội ta có nhiều tổ chức quy tụ người yêu nước chống lại thực dân Pháp, làm nên được các chiến thắng lẫy lừng khắp năm châu.

“ Suối Yên Thế tuôn tràn hậm hực

Đất Thái Nguyên căm tức nổi vồng

Tháp Mười tràn nước mênh mông

U Minh mấy trận bão lòng chưa nguôi

 

Việt Nam nước của tôi:

Già như trẻ, gái như trai

Sông sâu, đồng rộng

Trái tốt hoa tươi…

Hà Nội kinh thành trang chiến sử

Sài Gòn đô thị rạng anh tài.

Phú Xuân bừng chói giương ưu quốc

Nghĩa nặng tình thâm vạn thuở nay!

 

Việt Nam nước của tôi

Chết thà chịu chết, không cúi lòn ai

Tham lai ai muốn vô xâm chiếm

Thì “giặc vào đây, chết ở đây!”

 

 

DÒNG LỊCH SỬ CỦA THẾ HỆ 56-63

 

Thế hệ học sinh Phan Châu Trinh 1956-1963 sinh ra từ 1940 đến 1946 trong một bối cảnh đặc biệt, mỗi người có một hoàn cảnh riêng.

          Phần đông các bạn sinh ra ở thành phố Đà Nẵng, lớn lên đi học mẫu giáo và tiểu học tại các ngôi trường tại Đà Nẵng. Tuy nhiên, có một số bạn không ở Đà Nẵng mà ở các vùng quê của Đà Nẵng. Chẳng hạn bạn Đoàn Ngọc Tri ở Thăng Bình, bạn Đặng Công Hanh ở Túy Loan và tôi thì ở Xuân Thiều. Họ lớn lên có các hoàn cảnh khác nhau. Như bạn Hanh có cuộc sống thời thơ ấu vất vả, nhưng với một nghị lực cao bạn đã vượt qua các hoàn cảnh khó khăn, tính tự học rất cao, học nhảy lớp nhưng vẫn hoàn thành chương trình tốt, sau khi đỗ tú tài toàn phần bạn vào Sài Gòn học đại học, trở về Đà Nẵng vừa dạy học, vừa mở các lớp luyện thi nổi tiếng thành phố. Sau 1975, bạn dạy toán nhiều trường Đại học như Đại học Bách Khoa, Duy Tân, Kiến Trúc. Anh Tri, tuy ở miền quê nhưng vào đời rất sớm, kiến thức đa dạng tuyệt vời và rất thành công nhiều mặt. Riêng tôi, mới 2 tuổi đã theo gia đình vượt Trường Sơn vào Quế Sơn, Tam Kỳ, rồi vào  tận vùng tự do Bồng Sơn, Bình Định ở đó 9 năm và tôi đã học xong bậc tiểu học năm 1954. Đáng lẽ 1954 vào trung học, nhưng trễ 2 năm chờ 2 năm tổng tuyên cử thống nhất đất nước. Chính vì định mệnh đó nên tôi mới hòa nhập được thế hệ học sinh 56-63, nhưng vì không thi vào đệ thất Phan Châu Trinh nên phải học 4 năm đệ nhất cấp ở trường Phan Thanh Giản. Tôi còn nhớ, năm đệ nhất B2 lớp tôi có 54 học sinh,  thi đỗ tú tài toàn phần đợt một chỉ có 5 bạn đỗ và trong đó có tôi, qua đợt hai hầu hết các bạn đều đỗ.

          Năm 1963 tôi đi Huế học đại học môn Toán. Nhưng vì một trường hợp đặc biệt, tôi về lại Đà Nẵng dạy học đệ nhất cấp tại trường Tân Thanh do ông Đặng Linh bác của Đặng Công Hanh làm Hiệu trưởng, theo gợi ý của anh Lê Công Cơ (nay là Hiệu trưởng Đại học Duy Tân). Sau 2 năm tôi ra Huế lại, vừa dạy học một số trường ở Huế, vừa học tiếp môn Toán. Hồi đó, học Toán theo chương trình Math Géné là rất khó, Đầu vào 200 sinh viên, cuối năm chỉ có 10 người đỗ, năm đó tôi đỗ Thủ khoa Math Géné. Tôi tiếp tục học để lấy đủ bằng Cử nhân Giáo Khoa Toán học (có giá trị hơn Cử nhân Toán). Tôi về Tam Kỳ dạy 2 năm ở trường Nữ Trung học Quảng Tín, sau đó đổi về Đà Nẵng dạy Toán ở trường cũ Phan Châu Trinh, trường Hòa Vang, trường Quốc gia Nghĩa tử và làm hiệu trưởng trường trung học tư thục Duy Nhân. Như vậy, tuy tôi chỉ học trường Phan Châu Trinh 3 năm nhưng tôi gắn bó với trường Phan Châu Trinh thêm 28 năm dạy toán cùng tổ với thầy Trần Đại Tăng mà tôi là tổ trưởng của thầy, như vậy tôi đã gắn bó với trường Phan Châu Trinh 31 năm.

-----------

          Quê hương tôi là Xuân thiều, nơi nước Pháp đổ quân xâm lược Việt Nam 100 năm. Cũng chính ở bãi biển Xuân Thiều quê tôi này, ngày 8/3/1965 quân đội Mỹ đã đổ bộ lần đầu tiên vào Việt Nam. Cuối năm 1965, quân đội Mỹ đã thả bom nhầm xuống một trường Tiểu học ở Liêm Lạc, nay là phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng làm chết 42 em. Xúc động trước đau thương này, tôi đã có bài thơ:

                                         

Thử hỏi ta sao không căm hờn,

Một bầy quỹ dữ chẳng gì hơn,

Làng thôn yên ả trong chiều vắng

Bỗng hóa tro than bom bạn thù!

 

                                          Một sáng mùa xuân em đến trường

                                          Tung tăng dưới bướm lòng vươn vươn

                                          Trời xanh, giặc cướp ùa nhau đến

                                          Bom nỗ rền vang em tan xương!

 

                                          Thân em vụn nát bên bức tường

Bạn bè cũng chết giữa quê hương

Em đi đất nước đang nhòa khóc

Đất nước đang sôi uất hận này.

 

Có phải vì em có tội gì?

Tấm lòng trinh trắng tuổi thiếu nhi

Sinh ra và sống trong lòng mẹ

Bởi lũ tham tàn em chết đi!

 

 

Dầu tuổi hoa niên em mất rồi

Nhưng tình Tổ quốc vẫn không thôi

Bạn em và những người đang sống

Sẽ biến hờn căm thành sắt gang.

 

Sắt gang sẽ giết quân thù

Để giành lại mùa thu thanh bình

Để cho em bé xinh xinh

Tự do cấp sách tung tăng đến trường

 

           Đẹp thay tình cảm quê hương!

                       (CĂM HỜN)

 

           Với thảm cảnh này, chúng ta thử đặt ra các vấn đề:

1)Tại sao sau khi đệ nhị thế chiến 1939-1945 chấm dứt (thời điểm thế hệ 56-63 vừa sinh ra) đã có một nhà nước Việt Nam, vua Bảo Đại đồng ý thoái vị và tuyên bố  thà làm quỹ nước Nam còn hơn làm vua xứ Bắc. Rồi khi người Pháp trở lại chiếm đóng Việt Nam lần thứ hai, Pháp lại đưa vua Bảo Đại lên làm quốc trưởng, thành lập một nhà nước thứ hai, gọi là Nhà nước quốc gia. Sau khi Pháp bại trận ở Điện Biên Phủ, hiệp định Genève chia cắt hai miền, cam kết hai năm sẽ tổng tuyển cử thống nhất. Thế nhưng khi Phap rút khỏi Việt Nam, người Mỹ lại nhảy vào Việt Nam thay thế Pháp, họ không chịu tổng tuyển cử sau 2 năm. Bằng cách đưa ông Ngô Đình Diệm về đầu tiên làm thủ tướng cho quốc trưởng Bảo Đại, sau đó chính CIA tổ chức để ông Diệm làm một cuộc trưng cầu dân ý với câu khẩu hiệu đi rêu rao khắp nơi:“ Phiếu xanh bỏ giỏ, phiếu đỏ bỏ thùng” để ông Ngô Đình Diệm loại Bảo Đại lên làm tổng thống, khai sinh ra nền đệ nhất cộng hòa. Nhưng khi Mỹ không bằng lòng ông Diệm đã tổ chức giết 2 ông Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu, đưa 1 loạt quân nhân lên thay, người cuối cùng là ông Nguyễn Văn Thiệu khai sinh ra nền đệ nhị cộng hòa, đưa nửa triệu quân Mỹ vào Miền nam Việt Nam, với vũ khí phương tiện chiến tranh hiện đại nhất cùng với 1,5 triệu quân lực Việt Nam Cộng hòa để chống lại Việt Cộng, thế nhưng vẫn không đánh thắng, đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 bộ phận quân Mỹ cuối cùng phải rời Việt Nam, ông Thiệu cũng ra đi.

 

Thế hệ học sinh Phan Châu Trinh 56-63 là nhân chứng giai đoạn lịch sử này, làm cho hàng triệu người Việt Nam thiệt mạng:

+ Quân lính Việt Nam Cộng hòa chết từ 250.000 đến 316.000 người, bị thương khoản 1.170.000 người. Bị bắt hoặc đầu hàng 1.100.000 người.

+ Hoa Kỳ: chết 58.209 người, 2.000 người mất tích, 305.000 người bị thương.

+Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận GPMN: chết hay mất tích 849.018 người, bị thương 600.000 người.

+ Thương dân Việt Nam, chết từ 1 đến 3 triệu, Campuchia 700.000, Lào 50.000.

Thế hệ học sinh Phan Châu Trinh 56-63 đau buồn với một số bạn học không may thiệt mạng trong trận chiến tranh vô nghĩa này.

2) Sau 45 năm chiến tranh đã lùi xa, điều mong muốn của thế hệ học sinh 56-63 cần quên đi những đau thương để có cuộc sống thanh thản và hạnh phúc cuối đời, bởi tất cả chúng ta đều là con rồng cháu tiên!

 

LỜI CUỐI: Nếu năm 1956 chấp hành hiệp định Genève thống nhất đất nước, Mỹ không đưa Ngô Đình Diệm về thì đất nước ta không thua gì Thái Lan, Nhật bản, sống hòa bình trung lập, dân ta không phải chết mấy triệu, người Mỹ, Hàn Quốc, Úc, Thái Lan không bỏ mạng trong một cuộc chiến vô nghĩa. Điều đáng buồn hơn là Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Cẩn cũng bị giết, Nguyễn Văn Thiệu cũng cao bay xa chạy để bảo toàn mạng sống!

 

                   Đất nước hết chiến tranh, một Cựu học sinh Phan Châu Trinh đã thực hiện một lời thề:  

                  Để cho em bé xinh xinh

                  Tự do cấp sách tung tăng đến trường!

 

       *Một trường trung học phổ thông trung học từ năm 1998 đã được mọc lên ngay ở trung tâm thành phố Đà nẵng để dạy cho con em lao động thành phố, được mang tên vị anh hùng dân tộc Quang Trung, đánh nam dẹp bắc, thống nhất đất nước.

       *Ngôi trường đã dạy các kiến thức như 240 bạn CHC PCT đã học từ đệ thất đến đệ nhất, các học sinh thế hệ trẻ này đã trải qua 22 thế hệ!

       * Nhưng cái lạ hơn là vị Cựu học sinh này đã số hóa toàn bộ chương trình từ Sách giáo khoa giấy sang Sách giáo khoa điện tử từ một phần mềm cao cấp của Hàn Quốc là Lecture Maker với Bài giảng điện tử e-Learning.  Để dễ hiểu, mỗi bài học như Toán , Ngữ Văn, Tiếng Anh, Vật Lý, Hóa học, Sinh học. Tin học, Lịch Sử, Địa Lý, Công dân giáo dục được thu vào 12 bộ đĩa DVD hay một USB dung lượng 64 GB để học sinh có thể tự học ở nhà và thầy cô sử dụng để dạy trên lớp bằng máy vui tính va TV màn ảnh rộng.

        Đây là công trình có một không hai trên cả nước được: Sở Giáo dục đào Đà Nẵng trao cờ thi đua xuất sắc, được Bộ Giáo dục và đào tạo Việt Nam công nhận là công trình sáng tạo, được Thủ tướng viết thư khen ngợi.

                                    

                         Đà Nẵng, tháng 10 năm 2020

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

   :: Các tin khác

 
Điện thoại : 0511.3691445 - 0511.3656697 * Email: quangtrung.thpt@yahoo.com
* - Website: thptquangtrung.vn * Website : thpt-quangtrung-danang.edu.vn