Ngày 29-03-2024 13:50:38
 


Mọi chi tiết xin liên hệ với trường chúng tôi theo mẫu dưới :
Họ tên
Nội dung
 

Lượt truy cập : 6651861
Số người online: 12
 
 
 
 
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKI SỬ 10, 11 VÀ 12
 


Đề cương ôn thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2020 - 2021

I. Tóm tắt kiến thức cơ bản

Phần I: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)

1. Nguyên nhân của chiến tranh

* Nguyên nhân sâu xa:

- Cuối thế kỉ 19 đầu 20, CNTB pt không đều về kinh tế, chính trị

- Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về thuộc địa ngày càng gay gắt -> Nhiều cuộc chiến tranh giành thuộc địa đã nổ ra.

+ Chiến tranh Trung – Nhật (1894-1895).

+ Chiến tranh Mĩ – Tây Ban Nha (1898).

+ Chiến tranh Anh – Bô-ơ (1899-1902).

+ Chiến tranh Nga – Nhật (1904-1905).

- Quan hệ quốc tế nổi bật đầu thế kỉ XX

+ Vì thuộc địa, Đức là kẻ hung hăng nhất đẩy châu Âu vào tình thế căng thẳng à thành lập phe Liên minh (Đức-Áo-Hung-Ý)

+ Anh-Pháp-Nga thành lập phe Hiệp ước

+ Cả hai khối đế quốc đều ôm giấc mộng chiến tranh để giành giật thuộc địa của nhau, nhất là mâu thuẫn Anh >< Đức

→ Khối Liên minh >< Khối Hiệp ước => Nguyên nhân cơ bản dẫn đến bùng nổ CTTG LTN

* Nguyên nhân trực tiếp:

- Ngày 28/6/1914, Thái tử Áo-Hung bị người Xéc-bi ám sát tại Bô-xni-a.

- Giới quân phiệt Đức, Áo chớp lấy cơ hội để gây chiến tranh.

2. Diễn biến

Giai đoạn thứ nhất (1914-1916)

- Ngày 3/8/1914, Đức dồn toàn lực lượng về mặt trận phía Tây, tràn qua Bỉ và đánh sâu vào Pháp => Pari bị uy hiếp

- Giữa lúc Đức tấn công Pháp, Nga tấn công vào Đông Thổ, buộc Đức phải rút quân về => Pháp được giải nguy.

- Năm 1915, liên quân Đức-Áo-Hung tấn công Nga quyết liệt định đè bẹp Nga, vấp phải sự phản kháng của Nga hai bên giằng co quyết liệt trên 1 mặt trận dài 1200 km.

- Năm 1916, Đức chuyển trọng tâm hoạt động về mặt trận phía Tây, Đức mở chiến dịch Véc-đông để tấn công Pháp tại Véc-đông. Chiến dịch kéo dài 10 tháng nhưng vẫn không đạt được kết quả => hai bên thiệt hại nặng nề.

*Nhận xét:

- Đức, Áo Hung tư thế chỉ động -> phòng ngự trên cả hai mặt trận

- Hai bên bị thiệt hại nặng nề, kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

- ND lao động khốn cùng.

- Bọn trùm CN giàu lên nhanh chóng.

- Tính chất phi nghĩa

=> Mâu thuẫn xã hội gay gắt, ptrào công nhân, phong trào phản chiến lên cao, tình thế cách mạng xuất hiện ở nhiều nước châu Âu.

* Giai đoạn thứ hai (1917-1918)

- 2-4-1917, Mỹ tuyên chiến với Đức.

- 7/1917, Mĩ đổ bộ vào châu Âu và chính thức tham gia vào cuộc chiến với vai trò là thủ lĩnh của phe Hiệp ước.

- 11/1917, CM tháng Mười Nga thành công. Nhà nước Xô Viết được thành lập và Nga chính thức rút khỏi chiến tranh.

- Đầu năm 1918, lợi dụng Mĩ chưa sang đến châu Âu, Đức mở liên tiếp 4 đợt tấn công qui mô trên mặt trận Pháp => Chính phủ Pháp phải bỏ Pari.

- 7/1918, Mĩ đổ bộ vào châu Âu,chớp thời cơ Anh,Pháp phản công.

- Pháp, Anh, Mĩ mở các đợt phản công quyết liệt trên các mặt trận.

- 9-1918, Đức liên tiếp thất bại trên khắp các mặt trận và buộc phải rút ra khỏi lãnh thổ của Pháp và Bỉ.

- Cùng lúc đó đồng minh của Đức bị tấn công liên tiếp,buộc phải đầu hàng vô điều kiện: Bun-ga-ri (29/9),Thổ Nhĩ Kì (30/10), Áo-Hung (2/11)

- 11/11/1918,Đức đầu hàng.Chiến tranh kết thúc.

3. Tính chất

- Là cuộc chiến tranh nhằm tranh giành thuộc địa giữa các nước đế quốc, chỉ đem lại lợi nhuận cho giai cấp tư sản nắm quyền

- Là cuộc chiến tranh xâm lược và cướp đoạt lãnh thổ, thuộc địa đối phương

- Là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa cả 2 phe tham chiến

- Hậu quả:

+10 triệu người chết, 20 triệu người bị thương,nhiều thành phố, làng mạc bị phá hủy… chi phí cho chiến tranh 85 tỉ đô la.

+ Phe Hiệp ước giành thắng lợi, bản đồ chính trị thế giới đã bị chia lại, Đức mất hết thuộc địa.

+ Cách mạng tháng Mười Nga thành công đánh dấu bước chuyển biến lớn trong cục diện thế giới.

Phần 2: Cách mạng tháng Mười Nga

1. Tình hình nước Nga trước CMT10 Nga:

* Về chính trị:

+ Đầu thế kỷ XX (sau cách mạng 1905 - 1907) Nga vẫn là một nước quân chủ chuyên chế đứng đầu là Nga Hoàng Nicolai II. Mọi quyền lực trong nước nằm trong tay Nga hoàng (Một chế độ chính trị lạc hậu nhất châu Âu - kìm hãm sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Nga).

+ Không những chế độ chính trị lạc hậu, Nga hoàng còn thực hiện những chính sách bảo thủ, phản động, đẩy nước Nga vào cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất gây nên những hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, xã hội cho đất nước.

* Về kinh tế:

+ Nga vốn chỉ là nước tư bản chủ nghĩa phát triển trung bình, chủ nghĩa tư bản Nga phát triển muộn hơn, ngày càng lạc hậu và lệ thuộc vào phương Tây, lại bị chiến tranh tàn phá làm cho nền kinh tế suy sụp.

+ Sau 3 năm theo đuổi chiến tranh, đầu 1917 nền kinh tế quốc dân hoàn toàn kiệt quệ, sản xuất công nghiệp và nông nghiệp đình đốn, nạn đói trầm trọng.

* Về xã hội:

+ Đời sống của nông dân, công nhân, các dân tộc trong đế quốc Nga vô cùng cực khổ.

+ Phong trào phản đối chiến tranh đòi lật đổ Nga hoàng diễn ra khắp nơi.

Mâu thuẫn giữa mọi tầng lớp nhân dân với chính phủ Nga hoàng càng trở nên gay gắt

Nước Nga đã tiến sát tới một cuộc cách mạng

2. Cách mạng Tháng Mười Nga:

* Hoàn cảnh: sau cách mạng tháng Hai cục diện hai chính quyền song song tồn tại với mục tiêu đường lối chính trị khác nhau: Chính phủ lâm thời (tư sản); Chính phủ Xô Viết (vô sản)

→Cục diện chính trị này không thể kéo dài vì hai chính quyền đại diện cho hai giai cấp đối lập trong xã hội không thể cùng song song tồn tại.

* Diễn biến:

+ Đêm 24 - 10 - 1917 khởi nghĩa bắt đầu, các đơn vị cận vệ đỏ đã chiếm được những vị trí then chốt của thủ đô và bao vây cung điện Mùa Đông, nơi ẩn náu cuối cùng của Chính phủ tư sản.

+ Đêm 25 - 10 (7 - 11) quân khởi nghĩa đã tấn công cung điện Mùa Đông. bắt giữ các bộ trưởng của Chính phủ tư sản. (Vào lúc 00h40’ đêm 25 - 10 đại bác của các đơn vị cận vệ đã bắt đầu nã đạn vào cung điện Mùa Đông. Các chiến sĩ cận vệ đỏ từ bốn phía trực tiếp tấn công, nhanh chóng chọc thủng phòng tuyến bên ngoài, xông vào cổng chính của cung điện, toàn bộ 1050 gian phòng lớn nhỏ đều bị lục soát. Đến 1h50’ sáng 26 - 10, cánh cửa gian phòng, nơi các Bộ trưởng An-tô-nốp ốp-sen-khô dõng dạc tuyên bố “Nhân danh ủy ban quân sự cách mạng Xô Viết Pêtơrôgrát, tôi tuyên bố Chính phủ tư sản lâm thời đã bị lật đổ”.)

- Khởi nghĩa Pêtơrôgrát giành thắng lợi.

+ Sau Pêtơrôgrát là thắng lợi ở Mátxcơva, đầu 1918 cách mạng giành được thắng lợi hoàn toàn trên đất nước Nga rộng lớn. Cách mạng tháng Mười giành thắng lợi, chính quyền đã thuộc về tay nhân dân.

* Ý nghĩa lịch sử:

Đối với nước Nga:

+ CMTM đã làm thay đổi hoàn toàn tình hình đất nước và số phận của hàng triệu con người Nga

+ Mở ra một kỉ nguyên mới: giai cấp công nhân,nhân dân lao động và các dân tộc được giải phóng khỏi mọi ách áp bức,bóc lột đứng lên làm chủ đất nước và vận mệnh của mình.

Đối với thế giới:

+ Làm thay đổi cục diện thế giới (chủ nghĩa tư bản không còn nữa là hệ thống duy nhất nữa).

+ Cổ vũ và để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho cách mạng thế giới.

...................

II. Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 11

Bài 9: cách mạng tháng Mười Nga 1917

Câu 1. Thái độ của Nga hoàng đối với cuộc CTTG thứ nhất 1914-1918 như thế nào?

A. Đứng ngoài cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất.

B. Đầy nhân dân Nga vào cuộc chiến tranh đế quốc.

C. Tham chiến một cách có điều kiện.

D. Tham gia cuộc chiến tranh khi thấy lợi nhuận.

Câu 2. Tính chất của cuộc cách mạng tháng Hai ở Nga là?

A. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ.

B. Cách mạng vô sản.

C. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.

D. Cách mạng văn hóa.

Câu 3. Đỉnh cao của hình thức đấu tranh trong cuộc Cách mạng tháng Hai ở Nga 1917 là gì?

A. Khởi nghĩa từng phần.

C. Chuyển từ tổng bãi công chính trị sang khởi nghĩa vũ trang.

B. Biểu tình thị uy.

D. Tổng khởi nghĩa giành chính quyền.

Câu 4. Tình trạng chính trị của nước Nga sau thắng lợi của Cách mạng tháng Hai là?

A. Xuất hiện tình trạng hai chính quyền song song tồn tại.

B. Quân đội cũ nổi dậy chống phá.

C. Các nước đế quốc can thiệp vào nước Nga.

D. Nhiều đảng phái phản động nổi dậy chống phá cách mạng.

Câu 5. Thể chế chính trị của nước Nga sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Hai 1917 là?

A. Thể chế quân chủ chuyên chế.

B. Thể chế Cộng hòa.

C. Thể chế quân chủ lập hiến.

D. Thể chế Xã hội chủ nghĩa.

Câu 6. Sự kiện nào đánh dấu mở đường giải quyết sự khủng hoảng về đường lối giải phóng dân tộc ở Việt Nam?

A. Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước 1911.

B. Nguyễn Ái Quốc đọc bản sơ thảo Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin 7/1920.

C. Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp 12/1920.

D. Nguyễn Ái Quốc xuất bản tác phẩm Đường cách mệnh

Câu 7. “Hỡi đồng bào bị áp bức đau khổ, đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta”. Nguyễn Ái Quốc rút ra chân lý đó dưới sự ảnh hưởng của cuộc cách mạng nào sau đây?

A. Cách mạng DTDC ND Trung Hoa

B. Cách mạng Tư sản Pháp.

C. Cách mạng Tháng Mười Nga.

D. Cách mạng Tháng Hai ở Nga.

Câu 8. Trên tờ báo sự thật, số ra ngày 27/1/1924, Nguyễn Ái Quốc có viết: Khi còn sống, Người là cha, thầy học, đồng chí và cố vấn của chúng ta. Ngày nay, Người là ngôi sao sáng chỉ đường cho chúng ta đi tới cuộc cách mạng XHCN”. Nguyễn Ái Quốc đang nói về ai?

A. Fidel Castro.

B. Mao Trạch Đông.

C. Lenin.

D. Các Mác.

Bài 10. LIÊN XÔ XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI (1921 – 1941)

Câu 9. Ý nghĩa cơ bản của “Chính sách kinh tế mới”mà nước Nga thực hiện là

A. Nhà nước Xô viết nắm độc quyền về kinh tế về mọi mặt.

B. Nhà nước kiểm soát toàn bộ nền công nghiệp, trưng thu lương thực thừa của nông dân.

C. Tạo ra nền kinh tế nhiều thành phần nhưng vẫn đặt dưới sự kiểm soát của nhà nước .

D. Thi hành chính sách lao động cưỡng bức đối với nông dân.

Câu 10. Nhân dân Liên xô tạm ngừng công cuộc xây dựng đất nước trong khi đang tiến hành kế hoạch 5 năm lần thứ 3 vì

A. các nước đế quốc bao vây, tấn công nên Liên Xô phải tiến hành cuộc chiến tranh giữ nước.

B. Liên xô đã hoàn thành công cuộc xây dựng CNXH trước thời hạn.

C. Liên xô chuyển sang kế hoạch xây dựng CNXH dài hạn.

D. phát xít Đức tấn công Liên Xô tháng 6/1941.

Câu 11. Tại sao để thực hiện xây dựng CNXH nhân dân Liên Xô phải tiến hành công nghiệp hoá ?

A. Công nghiệp hóa thành công sẽ làm cho Mĩ nể sợ.

B. Công nghiệp hoá sẽ trang bị cơ sở vật chất cho Liên Xô.

C. Công nghiệp hóa sẽ giúp Liên xô trở thành cương quốc công nghiệp đứng số 1 thế giới.

D. Công nghiệp hóa sẽ giúp Liên xô từ một nước nông nghiệp trở thành cường quốc công nghiệp XHCN.

Câu 12. Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất và lần thứ hai của Liên Xô đều hoàn thành vượt thời gian chứng tỏ điều gì ?

A. Đã phát huy hết khả năng, trí tuệ và tinh thần của người lao động trong công cuộc xây dựng CNXH.

B. Sự nóng vội đốt cháy giai đoạn của Liên Xô trong việc xây dựng chủ nghĩa xã hội.

C. Liên Xô đã trở thành 1 cường quốc công nghiệp đứng số 1 thế giới.

D. Liên Xô đã hoàn thành triệt để công nghiệp hoá đất nước.

Câu 13. Từ 1922 đến 1933 nhiều nước trên thế giới đã công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô điều này chứng tỏ

A. Liên Xô trở thành thị trường tiềm năng đối với nền kinh tế các nước lớn.

B. khẳng định uy tín ngày càng cao của Liên Xô trên trường quốc tế.

C. mâu thuẫn giữa TBCN và XHCN đã chấm hết.

D. các nước đế quốc đã nể sợ Liên xô.

Câu 14. Chọn đáp án đúng nhất điền vào chỗ trống để hoàn thiện đoạn tư liệu sau :

"Tư tưởng chỉ đạo của Lê-nin trong việc thành lập Liên Xô là (1) về mọi mặt và (2) của các dân tộc, sự giúp đỡ lẫn nhau vì mục tiêu chung là xây dựng thành công CNXH".

A. (1) sự bình đẳng, (2) quyền tự quyết.

B. (1) sự nhất trí ,(2) quyền dân tộc

C. (1) sự hợp tác, (2) quyền độc lập.

D. (1) sự cộng tác, (2) quyền dân chủ.

Bài 11: Các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới

Câu 15. Hội nghị nào kí kết các hòa ước và các hiệp ước phân chia quyền lợi sau CTTG thứ nhất?

A. Hội nghị Ianta.

B. Hội nghị hòa bình Vecxai–Oasinhtơn.

C. Hội nghị hòa bình tại Vecxai.

D. Hội nghị hòa bình tại Vécxai - Oasinhtơn.

Câu 16. Tổ chức quốc tế nào ra đời để duy trì trật tự thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

A.Tổ chức Liên hợp quốc.

C. Hội liên hiệp quốc tế mới.

B. Hội quốc Liên.

D. Hội liên hiệp tư bản.

Câu 17. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) diễn ra đầu tiên ở đâu?

A. Anh.

B. Mĩ.

C. Pháp.

D. Đức.

Câu 18. Quan hệ giữa các nước tư bản trong hệ thống Vécxai - Oasinhtơn chỉ là tạm thời và rất mong manh vì

A. mâu thuẫn giữa các nước tư bản thắng trận với các nước bại trận.

B. bất đồng và mâu thuẫn về quyền lợi giữa các nước tư bản thắng trận.

C. mâu thuẫn giữa các nước tư bản thắng trận với các nước bại trận, thuộc địa.

D. mâu thuẫn giữa các nước tư bản thắng trận với các nước thuộc địa.

Câu 19. Các nước Anh, Pháp, Mĩ tìm kiếm lối thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 bằng biện pháp nào?

A.Tiến hành cải cách kinh tế xã hội để duy trì nền dân chủ đại nghị.

B. Hạ giá sản phẩm ế thừa để bán cho nhân dân lao động.

C. Tăng cường gây chiến tranh để xâm chiếm thuộc địa, thị trường.

D. Phát xít hóa bộ máy nhà nước, thủ tiêu các quyền tự do dân chủ.

Câu 20. Các nước Đức, Ý, Nhật tìm kiếm lối thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 bằng biện pháp nào?

A. Giảm giá bán cho nhân dân mua với hình thức trả góp.

B. Đóng cửa các nhà máy, xí nghiệp, ngừng mọi hoạt động sản xuất.

C. Thiết lập chế độ độc tài phát xít và phát động chiến tranh phân chia lại thế giới.

D. Tiến hành những cải cách kinh tế xã hội để duy trì nền dân chủ đại nghị.

Câu 21. Thực chất của hệ thống Vécxai-Oasinhtơn là

A. sự phân chia thế giới, phân chia quyền lợi giữa các nước thắng trận.

B. xác lập sự áp đặt nô dịch của các nước đế quốc thắng trận với các nước bại trận.

C. xác lập sự áp đặt nô dịch đối với các nước bại trận, thuộc địa và phụ thuộc.

D. xác lập sự áp đặt nô dịch của các nước đế quốc thắng trận với các nước thuộc địa.

Câu 22. Trật tự thế giới được thiết lập sau Chiến tranh thế giới thứ nhất còn được gọi là

A.Trật tự hai cực Ianta.

B. Trật tự đa cực.

C. Trật tự Vécxai-Oasinhtơn.

D. Trật tự đa cực.

Câu 23. Trật tự thế giới theo hệ thống Vécxai-Oasinhtơn được thiết lập vào thời điểm nào?

A. Sau khi Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc B. Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.

C. Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc. D. Sau khi cách mạng Tháng Mười Nga thành công.

Bài 12. Nước Đức giữa 2 cuộc CTTG ( 1918 – 1939)

Câu 24. Những lĩnh vực kinh tế nào được Hít-le tăng cường để giải quyết nạn thất nghiệp và phục vụ nhu cầu quân sự?

A. công nghiệp và giao thông vận tải.

B. giao thông vận tải và xây dựng đường xá.

C. giao thông vận tải và dịch vụ.

D. công nghiệp và nông nghiệp.

Câu 25. Những nước nào đạt được nhiều lợi ích nhất theo hệ thống Vecxai-Oasinhtơn?

A. Anh, Pháp, Mĩ, Ba Lan.

B. Anh, Pháp, Mĩ, Tây Ban Nha.

C. Anh, Pháp, Mĩ, Nhật Bản.

D. Mĩ, Pháp, Italia, Bồ Đào Nha.

Câu 26. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) đã hình thành 2 khối đế quốc đối lập nhau là

A. Mĩ-Anh-Đức và Nhật-Ý-Pháp.

B. Mĩ-Ý-Nhật và Anh-Pháp-Đức.

C. Mĩ-Anh-Pháp và Đức-Ý-Nhật.

D. Đức-Áo-Hung-Ý và Anh-Pháp-Nga.

Câu 27. Thế lực phản động hiếu chiến nhất ở Đức trong những năm 1929 – 1933 là

A. Đảng trung tâm.

B. Đảng Công nhân quốc gia xã hội (Đảng Quốc xã).

C. Đảng liên minh dân chủ thiên chúa giáo.

D. Đảng liên minh xã hội thiên chúa giáo.

Câu 28. Nền công nghiệp Đức trong những năm 1933 – 1939 đứng hàng

A. thứ hai châu Âu sau Anh.

B. thứ 3 châu Âu sau Anh. Pháp.

C. thứ 4 Châu Âu sau Anh. Pháp, Liên xô

D. thứ nhất châu Âu, vượt qua cả Anh, Pháp, Italia.

Câu 29. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) đã tác động đến nền kinh tế Đức như thế nào?

A. Không tác động, ảnh hưởng gì đến nước Đức.

B. Giáng một đòn nặng nề vào nền kinh tế nước Đức.

C. Làm cho phong trào công nhân phát triển nhanh chóng.

D. Tạo điều kiện cho nền công nghiệp nước Đức phát triển nhanh chóng.

Câu 30. Nền công nghiệp phát triển mạnh nhất ở Đức trong những năm 1933-1939 là

A. Công nghiệp quân sự.

B. Công nghiệp giao thông vận tải.

C. Công nghiệp nhẹ.

D. Công nghiệp nặng.

Câu 31. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc các nước thắng trận đã tổ chức Hội nghị hòa bình ở Vécxai-Oasinhtơn để kí kết các hiệp ước

A.phân chia quyền lợi. B. phân chia quyền lợi chính trị.

C. thiết lập các tổ chức quân sự. D. bàn cách hợp tác về quân sự.

Câu 32. Quan hệ giữa các nước tư bản trong hệ thống Vécxai - Oasinhtơn chỉ là tạm thời và rất mong manh vì

A. mâu thuẫn giữa các nước tư bản thắng trận với các nước bại trận.

B. bất đồng và mâu thuẫn về quyền lợi giữa các nước tư bản thắng trận.

C. mâu thuẫn giữa các nước tư bản thắng trận với các nước bại trận, thuộc địa.

D. mâu thuẫn giữa các nước tư bản thắng trận với các nước thuộc địa.

Câu 33. Tại sao Đức tuyên bố rút khỏi Hội Quốc liên vào 10-1933?

A. Để tự do phát triển kinh tế.

B. Để tự do chuẩn bị cho chiến tranh.

C. Để tự do trong hoạt động đối ngoại.

D. Để cải cách đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng.

Câu 34. Trật tự thế giới sau chiến tranh thế giới thứ nhất đã

A. xác lập được mối quan hệ hòa bình, ổn định trên thế giới.

B. giải quyết được những vấn đề cơ bản về dân tộc và thuộc địa.

C. giải quyết được những mâu thuẫn giữa các nước tư bản về vấn đề quyền lợi.

D. làm nảy sinh những bất đồng do mâu thuẫn giữa các nước tư bản về vấn đề quyền lợi.

Câu 35. Các nước Anh, Pháp, Mĩ tìm kiếm lối thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 bằng biện pháp nào?

A.Tiến hành cải cách kinh tế xã hội để duy trì nền dân chủ đại nghị.

B. Hạ giá sản phẩm ế thừa để bán cho nhân dân lao động.

C. Tăng cường gây chiến tranh để xâm chiếm thuộc địa, thị trường.

D. Phát xít hóa bộ máy nhà nước, thủ tiêu các quyền tự do dân chủ.

Câu 36. Các nước Đức, Ý, Nhật tìm kiếm lối thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 bằng biện pháp nào?

A. Giảm giá bán cho nhân dân mua với hình thức trả góp.

B. Đóng cửa các nhà máy, xí nghiệp, ngừng mọi hoạt động sản xuất.

C. Thiết lập chế độ độc tài phát xít và phát động chiến tranh phân chia lại thế giới.

D. Tiến hành những cải cách kinh tế xã hội để duy trì nền dân chủ đại nghị.

Câu 37. Để thiết lập nền chuyên chính độc tài, chính phủ Hít-le đã làm gì?

A. Ám sát tổng thống Hin-đen-bua để lên cầm quyền.

B. Rút ra khỏi Hội Quốc liên để tự do chuẩn bị cho chiến tranh.

C. Không sản xuất công nghiệp nhẹ, chủ yếu phát triển công nghiệp nặng.

D. Công khai khủng bố các đảng phái dân chủ tiến bộ, trước hết là Đảng cộng sản.

Bài 13, Nước Mĩ giữa 2 cuộc CTTG ( 1918 – 1939).

Câu 38. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 diễn ra đầu tiên ở quốc gia nào?

A. Mĩ.

B. Anh.

C. Pháp.

D. Đức.

Câu 39. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 ở Mĩ bắt đầu từ lĩnh vực nào?

A. Tài chính ngân hàng.

B. Nông nghiệp.

C. Công nghiệp.

D. Thương nghiệp.

Câu 40. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 ở Mĩ diễn ra trầm trọng nhất vào năm

A. 1929.

B. 1931.

C. 1932.

D. 1933.

III. Bài tập tự luận Lịch sử lớp 11

Câu (1): Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười Nga.

Câu (2): Cách mạng tháng Mười (1917) ở Nga có ảnh hưởng như thế nào đến Việt Nam?

Câu (3). Trình bày hoàn cảnh ra đời của Chính sách kinh tế mới ( NEP ) ?

Câu (4). Nêu những nội dung cơ bản của Chính sách kinh tế mới ( NEP ) ?

Câu (5). Trình bày những biến đổi về mọi mặt của Liên Xô sau 2 kế hoạch 5 năm đầu tiên ?

Câu (6). Liên Xô đã đạt được những thành tựu gì trong quan hệ ngoại giao vào những năm 1922- 1933 ? Những thành tựu đó chứng tỏ điều gì ?

Câu (7). Việc thành lập Liên bang Xô viết có ý nghĩa như thế nào đối với thế giới và Việt Nam ?

Câu (8). Trình bày nét chính về cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933. Rút ra nhận xét về hậu quả của cuộc khủng hoảng đối với các nước tư bản.

Câu (9). Vận dụng kiến thức về cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 ở Mĩ để giải thích biểu đồ tỉ lệ người thất nghiệp và biểu đồ thu nhập quốc dân ở nước này (SGK Lịch sử 11/71, 72) trong thập niên 20, 30 thế kỉ XX

Câu (10). Trong những năm 1933-1939, Chính phủ Hitler đã thực hiện chính sách kinh tế, chính trị và đối ngoại như thế nào? Đánh giá hậu quả của việc thực hiện những chính sách đó.




Đề cương ôn tập môn lịch sử học kì 1

Khối 10. Năm học 2020-2021

1.Trắc nghiệm : học từ bài 1 đến bài 10

Câu 1. Ý nào sau đây không phù hợp với loài vượn cổ trong quá trình tiến hóa thành người ?

A. Sống cách đây 6 triệu năm.

B. Có thể đứng và đi bằng 2 chân.

C. Tay được dung để cầm nắm.

D. Chia thành các chủng tộc lớn.

Câu 2. Xương hóa thạch của loài vượn cổ được tìm thấy ở đâu?

A. Đông Phi, Tây Á, Bắc Á.

B. Đông Phi, Tây Á, Đông Nan Á.

C. Đông Phi, Việt Nam, Trung Quốc.

D. Tây Á, Trung Á, Bắc Mĩ.

Câu 3. Di cốt của người tối cổ được tìm thấy ở đâu?

A. Đông Phi, Trung Quốc, Bắc Âu.

B. Đông Phi, Tây Á, Bắc Âu.

C. Đông Phi, Inội dungonexia, Đông Nam Á.

D. Tây Á, Trung Quốc, Bắc Âu.

Câu 4: Người tối cổ có bước tiến hóa hơn về cấu tạo cơ thể so với loài vượn cổ ở điểm nào?

A. Đã đi, đứng bằng hai chân, đôi bàn tay được giải phóng.

B. Trán thấp và bợt ra sau, u mày nổi cao.

C. Hộp sọ lớn hơn, đã hình thành trung tâm phát tiếng nói trong não.

D. Đã loại bỏ hết dấu tích vượn trên cơ thể.

Câu 5. Trong quá trình tiến hóa từ vượn thành người. Người tối cổ được đánh giá

A. Vẫn chưa thoát thai khỏi loài vượn.

B. Là bước chuyển tiếp từ vượn thành người.

C. Là những chủ nhân đầu tiên trong lịch sử loài người.

D. Là những con người thông minh.

Câu 6. Người tối cổ đã tạo ra công cụ lao động như thế nào?

A. Lấy những mảnh đá, hòn cuội có sẵn trong tự nhiên để làm công cụ.

B. Ghè, đẽo một mặt mảnh đá hay hòn cuội.

C. Ghè đẽo, mài một mặt mảnh đá hay hòn cuội.

D. Ghè đẽo, mài cẩn thận hai mặt mảnh đá.

Câu 7: Ý nào không phản ánh đúng công dụng của những chiếc rìu đá của Người tối cổ?

A. Chặt cây cối.

B. Dùng trực tiếp làm vũ khí tự vệ.

C. Tấn công các con thú để tạo ra thức ăn.

D. Dùng làm công cụ gieo hạt.

Câu 8: Phát minh quan trọng nhất, giúp cải thiện cuộc sống của Người tối cổ là

A. Biết chế tác công cụ lao động.

B. Biết cách tạo ra lửa.

C. Biết chế tác đồ gốm.

D. Biết trồng trọt và chăn nuôi.

Câu 9: Vai trò quan trọng nhất của lao động trong quá trình hình thành loài người là

A. Giúp cho đời sống vật chất và tinh thần của con người ngày càng ổn định và tiến bộ hơn.

B. Giúp con người từng bước khám phá, cải tạo thiên nhiên để phục vụ cuộc sống của mình.

C. Giúp con người tự cải biến, hoàn thiện mình,tạo nên bước nhảy vọt từ vượn thành người.

D. Giúp cho việc hình thành và cố kết mối quan hệ cộng đồng.

Câu 10: Hợp quần xã hội đầu tiên của con người gọi là

A. Bầy người nguyên thủy.

B. Thị tộc

C. Bộ lạc

D. Xã hội loài người sơ khai.

Câu 11. Ý không phản ánh đúng đặc điểm của hợp quần xã hội đầu tiên của con người là

A. Có người đứng đầu.

B. Có phân công lao động giữa nam và nữ.

C. Sống quây quần theo quan hệ ruột thịt trong các hang động, mái đá, túp lều.

D. Có sự phân hóa giàu nghèo.

Câu 12. Thành ngữ nào phản ánh đúng nhất tình trạng đời sống của Người tối cổ

A. Ăn lông ở lỗ.

B. Ăn sống nuốt tươi.

C. Nay đây mai đó.

D. Man di mọi dợ.

Câu 13: Đến thời điểm nào thì Người tối cổ trở thành Người tinh khôn?

A. Đã đi dứng thẳng bằng hai chân, hai tay đã được giải phóng.

B. Khi loại bỏ hết dấu tích vượn trên cơ thể.

C. Biết chế tác công cụ lao động.

D. Biết săn thú, hái quả để làm thức ăn.

Câu 14. Ý nào không phản ánh đúng về cấu tạo của Người tinh khôn

A. Xương cốt nhỏ hơn Người tối cổ.

B. Đôi bàn tay nhỏ, khéo léo, các ngón tay linh hoạt.

C. Hộp sọ đã lớn hơn, hình thành trung tâm phát tiếng nói trong não.

D. Cơ thể gọn và linh hoạt, thích hợp với các hoạt động phức tạp.

Câu 15: màu da nào không được xác định là một chủng tộc được hình thành từ thời nguyên thủy

A. Vàng       B. Đen

C. Trắng      D. Đỏ

Câu 16: Có sự khác nhau về màu da giữa các chủng tộc là do đâu?

A. Sự khác nhau về trình độ hiểu biết.

B. Sự thích ứng lâu dài của con người với điều kiện tự nhiên.

C. Do di truyền.

D. Điều kiện sống và hiểu biết của con người khác nhau.

Câu 17: Trong chế tác công cụ lao động, Người tinh khôn đã biết làm gì?

A. Lấy những mảnh đá, hòn cuội có sẵn trong tự nhiên để làm công cụ.

B. Ghè, đẽo một mảnh đá hoặc hòn cuội.

C. Ghè đẽo hai rìa của một mặt mảnh đá; chế tạo lao từ xương cá, cành cây được mài hoặc đẽo nhọn đầu.

D. Ghè đẽo, mài cẩn thận hai mặt mảnh đá.

Câu 18: Một thành tựu lớn của Người tinh khôn trong quá trình chế tạo công cụ, vũ khí và cải thiện đời sống là

A. Công cụ đá ghè đẽo.

B. Công cụ đá mài.

C. Lao.

D. Cung tên.

Câu 19: Hãy ghép thông tin hai cột với nhau cho phù hợp và phương thức kiếm sống và chế tác công cụ của người nguyên thủy

1. Vượn cổ

2. Người tối cổ

3. Người tinh khôn giai đoạn đầu

a. Ghè đẽo thô sơ những mảnh đá,hòn cuội để làm công cụ.

b. Hái hoa, quả, lá, bắt cả động vật nhỏ làm thức ăn.

c. Biết tạo ra lửa.

d. Ghè sắc, mài nhẵn mảnh đá thành hình công cụ

e. Chế tạo cung tên làm công cụ và tự vệ.

A. 1-b; 2-a,c; 3-d,e.

B. 1-a,c; 2-b; 3-d,e.

C. 1- c, e; 2-d,a; 3-b.

D. 1-a,b; 2-c; 3-d,e.

Câu 20: Thời đá mới, con người đạt được nhiều thành tựu lớn lao, ngoại trừ

A. Đã biết ghè sắc và mài nhẵn đá thành hình công cụ.

B. Biết tạo ra lửa.

C. Biết đan lưới và làm chì lưới đánh cá.

D. Biết làm đồ gốm.

Câu 21: Các nhà khảo cổ coi thời đá mới là một cuộc cách mạng vì

A. Thời kì này xuất hiện những loại hình công cụ mới.

B. Con người biết đan lưới đánh cá, biết làm đồ gốm.

C. Có những thay đổi căn bản trong kĩ thuật chế tác công cụ, làm xuất hiện những loại hình công cụ mới;có sự thay đổi lớn lao trong đời sống và tổ chức xã hội.

D. Con người có những sáng tạo lớn lao, sống tốt hơn, vui hơn.

Câu 22: Ý không phản ánh đúng những thay đổi trong đời sống con người thời đá mới là

A. Chuyển từ nền kinh tế thu lượm tự nhiên sang nền kinh tế sản xuất(biết trồng trọt và chăn nuôi).

B. Biết làm quần áo để mặc, làm nhà để ở, làm đồ trang sức bằng xương và đá.

C. Biết sáng tạo trong cuộc sống tinh thần.

D. Bắt đầu hình thành những tín ngưỡng, tôn giáo nguyên thủy.

Câu 23: Bước nhảy vọt đầu tien trong quá trình tiến hóa từ vượn thành người là

A. Từ vượn thành vượn cổ.

B. Từ vượn thành Người tối cổ.

C. Từ Người tối cổ sang Người tinh khôn.

D. Từ giai đoạn đá cũ sang đá mới.

Câu 24: bước nhảy vọt thứ hai trong quá trinh tiến hóa từ vượn thành người là gì?

A. Từ vượn thành vượn cổ.

B. Từ vượn thành Người tối cổ.

C. Từ Người tối cổ sang Người tinh khôn.

D. Từ giai đoạn đá cũ sang đá mới.

Câu 25: Hãy ghép mốc thời gian và giai đoạn phát triển của người nguyên thủy cho phù hợp

1. Khoảng 6 triệu năm trước.

2. Khoảng 4 triệu năm trước.

3. Khoảng 4 vạn năm trước.

4. Khoảng 1 vạn năm trước.

a; người tối cổ

b;người tinh khôn giai đoạn đá mới

c; vượn cổ

d; người tinh khôn giai đoạn đá cũ.

A. 1-b, 2-a, 3-d, 4-c.

B. 1-c, 2- a, 3-d, 4- b.

C. 1-c, 2-d, 3-b, 4-a.

D. 1-a,2-b, 3-c,4-d.

Câu 26: Ở Việt Nam tìm thấy công cụ bằng đá của

A. Vượn cổ.

B. Người tối cổ

C. Người tinh khôn giai đoạn đầu.

D. Người tinh khôn giai đoạn đá mới.

Câu 27: Ở Việt Nam đã tìm thấy cả xương hóa thạch của

A. Vượn cổ.

B. Người tối cổ.

C. Người tinh khôn giai đoạn đầu.

D. Cả vượn cổ và Người tối cổ

Câu 28: Hãy tìm hiểu và xác định những địa điểm tìm thấy dấu vết của người nguyên thủy đầu tiên ở Việt Nam.

A. Thẩm Hai, Thẩm Khuyên(Lạng Sơn), Núi Đọ(Thanh Hóa).

B. Núi Đọ, Hang Đắng(Ninh Bình)

C. Núi Đọ, Xuân Lộc(Đồng Nai), Hòa Bình.

D. Núi Đọ, Sơn Vi (Phú Thọ), mái đá Ngườm(Thái Nguyên).

Câu 1. Các quốc gia cổ đại đầu tiên được hình thành ở

A. Lưu vực các dòng sông lớn ở châu Mĩ.

B. Vùng ven biển Địa Trung Hải.

C. Lưu vực các dòng sông lớn ở châu Á, châu Phi.

D. Lưu vực các dòng sông lớn ở châu Á, châu Phi và vùng ven biển Địa Trung Hải.

Câu 2. Điều kiện tự nhiên nào không phải là cơ sở hình thành của các quốc gia cổ đại phương Đông?

A. Đất phù sa ven sông màu mỡ, mềm xốp, rất dễ canh tác.

B. Lượng mưa phân bố đều đặn theo mùa.

C. Khí hậu nóng ẩm, phù hợp cho việc gieo trồng.

D. Vùng ven biển, có nhiều vũng, vịnh sâu và kín gió.

Câu 3. Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành vào khoảng thời gian nào?

A. Khoảng từ thiên niên kỉ IV-III TCN.

B. Khoảng 3000 năm TCN.

C. Cách đây khoảng 4000 năm.

D. Cách đây khoảng 3000 năm.

Câu 4. Tại sao các quốc gia cổ đại phương Đông sớm hình thành và phát triển ở lưu vực các sông lớn?

A. Đây vốn là địa bàn sinh sống của người nguyên thủy.

B. Điều kiện từ nhiên ở đây thuận lợi, đất đai màu mỡ, dễ canh tác, tạo điều kiện cho sản xuất phát triển.

C. Cư dân ở đây sớm phát hiện ra công cụ bằng kim loại.

D. Gồm tất các nguyên nhân trên.

Câu 5. Công cụ sản xuất ban đầu của cư dân cổ đại phương Đông là gì?

A. Đá.

B. Đồng.

C. Đồng thau, kể cả đá, tre, gỗ.

D. Sắt.

Câu 6. Cư dân cổ đại phương Đông sinh sống bằng nghề gì?

A. Trồng trọt, chăn nuôi.

B. Thương nghiệp.

C. Thủ công nghiệp.

D. Nông nghiệp và những ngành kinh tế bổ trợ cho nghề nông.

Câu 7. Cư dân cổ đại phương Đong vẫn lấy nghề gốc là

A. Nghề nông.

B. Chăn nuôi gia súc.

C. Buôn bán.

D. Thủ công nghiệp.

Câu 8. Điều kiện tự nhiên và phương thức gắn bó cư dân cổ đại phương Đông trong công việc

A. Khai phá đất đai, trị thủy, làm thủy lợi.

B. Chăn nuôi đại gia súc.

C. Buôn bán đường biển.

D. Sản xuất thủ công nghiệp.

Câu 9. Nhà nước cổ đại phương Đông hình thành sớm nhất ở đâu?

A. Ai Cập (Bắc Phi).

B. Lưỡng Hà (Tây Á).

C. Ấn Độ.

D. Trung Quốc.

Câu 10. Hãy sắp xếp các quốc gia sau theo trình tự thời gian xuất hiện: 1. Trung Quốc; 2. Ai Cập; 3. Ấn Độ; 4. Lưỡng Hà.

A. 1,2,4,3.

B. 2,4,3,1.

C. 2,4,1,3.

D. 2,3,4,1.

Câu 11. Hãy kết nối nội dung ở cột bên trái với cột bên phải cho phù hợp về sự hình thành các quốc gia cổ đại ở phương Đông.

1. Sông Nin

2. Hoàng Hà, Trường Giang

3. Sông Tigoro và Ophorat

4. Sông Ấn, sông Hằng

A, Ấn Độ

B, Lưỡng Hà

C, Ai Cập

D, Trung Quốc

A. 1 – d, 2 – c, 3 – b, 4 – a.

B. 1 – c, 2 – d, 3 – d, 4 – a.

C. 1 – b, 2 – c, 3 – a, 4 – d.

D. 1 – a, 2 – b, 3 – c, 4 – d.

Câu 12. Ở Ai Cập cổ đại, cư dân sinh sống tập trung theo từng

A. Thị tộc.       B. Bộ lạc.

C. Công xã.      D. Nôm.

Câu 13. Nhà nước Ai Cập cổ đại hình thành trên cơ sở

A. Liên kết các thị tộc.

B. Liên kết các bộ lạc.

C. Liên kết các công xã.

D. Liên kết, chinh phục tất cả các nôm.

Câu 14. Các tầng lớp chính trong xã hội cổ đại phương Đông là

A. Quý tộc, quan lại, nông dân công xã.

B. Vua, quý tộc, nô lệ.

C. Chủ nô, nông dân tự do, nô lệ.

D. Quý tộc, nông dân công xã, nô lệ.

Câu 15. Đối tượng nào không thuộc tầng lớp thống trị ở các quốc gia cổ đại phương Đông?

A. Quý tộc, quan lại.

B. Tăng lữ.

C. Chủ ruộng đất.

D. Thương nhân.

Câu 16. Ý nào không phải là đặc điểm của nô lệ ở phương Đông cổ đại?

A. Là tù binh chiến tranh hay những nông dân công xã không trả được nợ hoặc bị phạm tội.

B. Chuyên làm việc nặng nhọc và hầu hạ tầng lớp quý tộc.

C. Được coi là “công cụ biết nói”.

D. Không phải là lực lượng sản xuất chính trong xã hội.

Câu 17. Lực lượng sản xuất chính trong xã hội cổ đại phương Đông là

A. Nông dân công xã.

B. Nô lệ.

C. Thợ thủ công.

D. Thương nhân.

Câu 18. Nguyên nhân chính dẫn đến sự liên kết, hình thành các quốc gia cổ đại phương Đông là

A. Nhu cầu trị thủy và xây dựng công trình thủy lợi.

B. Nhu cầu tự vệ, chống các thế lực xâm lăng.

C. Nhu cầu phát triển kinh tế.

D. Nhu cầu xây dựng các công trình, lăng tẩm lớn.

Câu 19. Nhà nước phương Đông cổ đại mang bản chất của

A. Nhà nước độc tài quân sự.

B. Nhà nước quân chủ chuyên chế cổ đại.

C. Nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền.

D. Nhà nước dân chủ tập quyền.

Câu 20. Ý nào không phản ánh đúng vai trò của nhà vua ở phương Đông cổ đại.

A. Đại diện cho thần thánh dưới trần gian.

B. Là Thiên tử (con trời).

C. Người chủ tối cao của đất nước.

D. Người có quyền quyết định mọi chính sách và công việc.

Câu 21. Giúp việc cho vua là

A. Thừa tướng.

B. Vidia

C. Bộ máy hành chính quan liêu gồm toàn quý tộc.

D. Hội đồng quý tộc.

Câu 22. Bộ máy giúp việc cho vua phụ trách rất nhiều công việc, ngoại trừ.

A. Thu thuế.

B. Chỉ đạo xây dựng các công trình công cộng.

C. Chỉ huy quân đội.

D. Cai quản đền thờ thần.

 2.Tự luận

Câu 1: Do đâu mà tư hữu xuất hiện? Tư hữu xuất hiện tác động đến xã hội như thế nào?

Trả lời:

- Sự tiến bộ của công cụ lao động (đồ sắt) làm cho năng suất lao động tăng lên tạo ra sản phẩm dư thừa. khi có sản phẩm dư thừa thì không thể chia đều cho tất cả mọi người mà những người có chức phận lợi dụng chức quyền chiếm của chung của xã hội khi chi dùng cho các công việc chung Þ tư hữu xuất hiện

- Tác động:

+ Gia đình phụ hệ thay gia đình mẫu hệ: Người đàn ông làm những công việc nặng nhọc, giành lấy quyền trụ cột trong gia đình, con cái lấy theo họ cha.

+ Xã hội phân chia giai cấp: Khoảng cách giàu nghèo trong xã hội tăng lên do khả năng lao động của mỗi gia đình cũng khác nhau.

Þ Công xã thị tộc rạn vỡ đưa con người bước sang thời đại có giai cấp đầu tiên - thời cổ đại.

Câu 2: So sánh các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây trên các lĩnh vực sau:

 

Tiêu chí so sánh

Phương Đông

Phương Tây

Điều kiện tự nhiên

 

 

Kinh tế chủ đạo

 

 

Thời gian ra đời nhà nước

 

 

Thể chế chính trị

 

 

Các giai cấp chủ yếu

 

 

 

Câu 3: Trình bày những thành tựu văn hóa của các quốc gia cổ Phương Tây?

Trả lời:

* Thành tựu văn hóa cổ đại phương Tây Hy Lạp và Rô-ma

a. Lịch và chữ viết

- Lịch:

+ Tính được lịch một năm có 365 ngày và 1/4. Trái đất hình cầu, 1 năm lần lượt có 31, 30 ngày, tháng 2 có 28 ngày. Như vậy, mặc dù chưa chính xác nhưng những hiểu biết của cư dân Rô-ma cổ đại đã rất gần với hiểu biết ngày nay

- Chữ viết: Phát minh ra hệ thống chữ cái A, B, C,... lúc đầu có 20 chữ, sau thêm 6 chữ nữa để trở thành hệ thống chữ cái hoàn chỉnh như ngày nay. Đây là cống hiến lớn lao của cư dân Địa Trung Hải cho nền văn minh nhân loại.

b. Sự ra đời của khoa học

- Chủ yếu các lĩnh vực: toán, lý, sử, địa.

- Khoa học đến thời Hy Lạp, Rô-ma mới thực sự trở thành khoa học vì có độ chính xác của khoa học, đạt tới trình độ khái quát thành định lý, định đề, tiên đề.

c. Văn học

- Chủ yếu là kịch. Một số nhà viết kịch tiêu biểu như Sô phốc, Ê-sin,...

- Giá trị của các vở kịch: Ca ngợi cái đẹp, cái thiện và có tính nhân đạo sâu sắc.

d. Nghệ thuật

- Nghệ thuật điêu khắc: xây đền đài đạt đến đỉnh cao. Tiêu biểu đền Pác-tê-nông

- Nghệ thuật tạc tượng: tượng lực sĩ ném đĩa, tranh tượng nữ thần A- tê- na,...

Câu 4: Chế độ phong kiến được hình thành ở Trung Quốc thế nào? Dưới thời nào chế độ phong kiến ở Trung Quốc phát triển thịnh đạt nhất? biểu hiện?

Trả lời:

* Việc sử dụng công cụ bằng sắt ở Trung Quốc vào những thế kỉ cuối trước Công nguyên làm cho kinh tế phát triển xã hội đã có sự phân hóa, hình thành hai giai cấp mới địa chủ và nông dân lĩnh canh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 Đề cương ôn tập môn lịch sử học kì 1

Khối 11. Năm học 2019-2020

 


Như vậy, từ đây hình thành quan hệ sản xuất phong kiến, đó là quan hệ bóc lột giữa địa chủ là nông dân lĩnh canh (tá điền) bằng địa tô. Chế độ phong kiến được xác lập

Dưới thời Đường chế độ phong kiến ở Trung Quốc phát triển thịnh đạt nhất

- Biểu hiện:

+ Về kinh tế:

+ Nông nghiệp: chính sách quân điền, áp dụng kỹ thuật canh tác mới, chọn giống,... dẫn tới năng suất tăng

+ Thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển thịnh đạt: có các xưởng thủ công luyện sắt, đóng thuyền. Ngoài đường biển đã hình thành "con đường tơ lụa", buôn bán với nước ngoài.

® Kinh tế thời Đường phát triển cao hơn so với các triều đại trước.

+ Về chính trị:

- Từng bước hoàn thiện chính quyền từ trung ương xuống địa phương, đặt ra chức Tiết độ sứ để trấn ải miền biên cương

- Tuyển dụng quan lại bằng thi cử (bên cạnh cử con em thân tín xuống các địa phương).

Câu 5: Những thành tựu nổi bật của văn hóa Trung Quốc  phong kiến? Nhận xét?

    Gợi ý trả lời:

Nho giáo :

+ Giữ vai trò quan trọng trong lĩnh vực tư tưởng, là cơ sở lí luận, tư tưởng và công cụ sắc bén phục vụ cho nhà nước phong kiến tập quyền.

+ Đến đời Tống, Nho giáo phát triển thêm, các vua nhà Tống rất tôn sùng nhà nho.

+ Sau này, học thuyết Nho giáo càng trở nên bảo thủ, lỗi thời và kìm hãm sự phát triển của xã hội.

+ Đánh giá về mặt tích cực và hạn chế của Nho giáo.

Phật giáo :

+ Thịnh hành, nhất là thời Đường, Tống. Các nhà sư Trung Quốc sang Ấn Độ tìm hiểu giáo lí của đạo Phật, các nhà sư Ấn Độ đến Trung Quốc truyền đạo.

+ Kinh Phật được dịch, in ra chữ Hán ngày một nhiều, chùa chiền được xây dựng ở các nơi.

Sử học :

+ Thời Tần – Hán, Sử học trở thành lĩnh vực khoa học độc lập : Tư Mã Thiên với bộ Sử kí, Hán thư của Ban Cố... Thời Đường thành lập cơ quan biên soạn gọi là Sử quán.

+ Đến thời Minh – Thanh, sử học cũng được chú ý với những tác phẩm lịch sử nổi tiếng.

Văn học :

+ Văn học là lĩnh vực nổi bật của văn hoá Trung Quốc. Thơ ca dưới thời Đường có bước phát triển nhảy vọt, đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật, với những thi nhân mà tên tuổi còn sống mãi đến ngày nay, tiêu biểu nhất là Đỗ Phủ, Lý Bạch, Bạch Cư Dị...

+ Ở thời Minh - Thanh, xuất hiện loại hình văn học mới là "tiểu thuyết chương hồi" với những kiệt tác như Thuỷ hử của Thi Nại Am, Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung...

Khoa học - kĩ thuật :

+ Nhiều thành tựu rực rỡ trong các lĩnh vực Toán học, Thiên văn, Y học...

+ Người Trung Quốc có rất nhiều phát minh, trong đó có 4 phát minh quan trọng, có cống hiến đối với nền văn minh nhân loại là giấy, kĩ thuật in, la bàn và thuốc súng.

Nghệ thuật kiến trúc :

Đạt được những thành tựu nổi bật với những công trình như : Vạn lí trường thành, Cung điện cổ kính, những bức tượng Phật sinh động.

Câu 6. Hãy cho biết Sự thành lập, chính sách cai trị của Vương triều Hồi giáo Đê Li và Vương triều Mô Gôn đối với Ấn Độ?

    Gợi ý trả lời:

    a/ Vương triều Hồi giáo Đê-li

- Hoàn cảnh ra đời của Vương triều Hồi giáo Đê-li : do sự phân tán đã không đem lại sức mạnh thống nhất để chống lại cuộc tấn công bên ngoài của ng­ười Hồi giáo gốc Thổ.

- Quá trình hình thành : năm 1206, ng­ười Hồi giáo chiếm đất Ấn Độ, lập nên Vương quốc Hồi giáo Ấn Độ, gọi là Đê-li.

- Chính sách thống trị : truyền bá, áp đặt Hồi giáo, tự dành cho mình quyền ưu tiên ruộng đất, địa vị trong bộ máy quan lại ; có sự phân biệt sắc tộc và tôn giáo. Văn hoá Hồi giáo đ­ược du nhập vào Ấn Độ.

b/ V­ương triều Mô-gôn

- Năm 1398, thủ lĩnh – vua Ti-mua Leng thuộc dòng dõi Mông Cổ tấn công Ấn Độ, đến năm 1526 Vư­ơng triều Mô-gôn được thành lập.

- Các đời vua đều ra sức củng cố theo hư­ớng "Ấn Độ hoá" và xây dựng đất nư­ớc, Ấn Độ có bư­ớc phát triển mới dưới thời vua A-cơ-ba (1556 - 1605) với nhiều chính sách tích cực (xây dựng chính quyền mạnh, hoà hợp dân tộc, phát triển kinh tế, văn hoá, nghệ thuật...).

- Giai đoạn cuối, do những chính sách cai trị hà khắc của giai cấp thống trị (chuyên chế, đàn áp, lao dịch nặng nề, xây dựng nhiều công trình rất tốn kém...) tạo nên sự phản ứng của nhân dân ngày càng cao, nên Ấn Độ lâm vào khủng hoảng. Ấn Độ đứng trư­ớc sự xâm lư­ợc của thực dân phư­ơng Tây (Bồ Đào Nha và Anh).

Câu 9: Lãnh địa phong kiến là gì? Đặc điểm kinh tế nổi bật trong lãnh địa là gì? Đời sống của các giai cấp trong lãnh địa như thế nào?

Gợi ý trả lời:

Lãnh địa: là một khu đất rộng, trong đó có những lâu đài, dinh thự, nhà thờ, nhà kho, thôn xóm của nông dân..mà lãnh chúa phong kiến được nhà vua hoặc một lãnh chúa phong kiến khác phân phong cho mình

- Đặc điểm kinh tế của lãnh địa :  Là một đơn vị kinh tế riêng biệt và đóng kín, tự cấp, tự túc

- Đời sống của các giai cấp trong lãnh địa:

+ Đời sống của lãnh chúa : Sống nhàn rỗi, xa hoa, sung sướng. Thời bình chỉ luyện tập cung kiếm, cưỡi ngựa, dạ hội, tiệc tùng. Bóc lột nặng nề và đối xử hết sức tàn nhẫn với nông nô.

Cuộc sống của nông nô : Nông nô là người sản xuất chính trong các lãnh địa. Họ bị gắn chặt và lệ thuộc vào lãnh chúa, nhận ruộng đất để cày cấy và phải nộp tô nặng, ngoài ra họ còn phải nộp nhiều thứ thuế khác (thuế thân, cưới xin...).

Câu 10: Nguyên nhân ra đời và vai trò của thành thị trung đại?

Gợi ý trả lời:

a. Nguyên nhân ra đời của thành thị:

+ Sản xuất phát triển, xuất hiện tiền đề của kinh tế hàng hoá, sản phẩm được bán ra thị trường một cách tự do, không bị đóng kín trong lãnh địa.

+ Thủ công nghiệp diễn ra quá trình chuyên môn hoá mạnh mẽ,

+ Thợ thủ công nhiều người tìm cách thoát khỏi lãnh địa. Họ đến những nơi như ngã ba, bến sông,...để buôn bán

→ Thành thị ra đời

b. Vai trò của thành thị:

+ Phá vỡ nền kinh tế tự cấp tự túc, tạo điều kiện cho kinh tế hàng hoá giản đơn phát triển.

+ Góp phần xoá bỏ chế độ phong kiến phân quyền, thống nhất quốc gia.

+ Tạo ra không khí dân chủ tự do trong các thành thị, tạo tiền đề hình thành các trường đại học lớn.

Câu 11: Nguyên nhân và hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí?

- Gợi ý trả lời :

a. Nguyên nhân:

- Do nhu cầu về hương liệu, vàng bạc, thị trường tăng cao.

- Con đường giao lưu buôn bán qua Tây Á và Địa Trung Hải bị người Ả Rập độc chiếm.

Khoa học - kĩ thuật có nhiều tiến bộ :

+ Ngành hàng hải đã có những hiểu biết về địa lí, đại dương, sử dụng la bàn.

+ Kĩ thuật đóng tàu có bước tiến quan trọng, đóng được những tàu lớn có thể đi xa và dài ngày ở các đại dương lớn.

b. Hệ quả:

- Là cuộc cách mạng thực sự trên lĩnh vực giao thông và tri thức

- Đem lại hiểu biết mới về Trái Đất, về những con đường mới, dân tộc mới. Tạo điều kiện cho sự giao lưu giữa các nền văn hoá, văn minh khác nhau.

- Thúc đẩy thương nghiệp phát triển, thị trường được mở rộng, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản ra đời.

- Tuy nhiên, có hạn chế là đã làm nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ. Dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa thực dân

 

                                     PHẦN TRẮC NGHIỆM HỌC KỲ I – NĂM 2019 – 2020

                                                            MÔN LỊCH SỬ  11                       

Câu 1. Vào thời gian nào thì chế độ Mạc phủ ở Nhật Bản lâm vào khủng hoảng và suy yếu?

A. Giữa thế kỉ XIX.                                       C. Đầu thế kỉ XIX.

B. Cuối thế kỉ XVIII.                                    D. Cuối thế kỉ XIX.

Câu 2. Cuộc cải cách Duy Tân Minh trị được tiến hành trên các lĩnh vực nào?

 A) Chính trị, kinh tế, quân sự và ngoại giao

 B) Chính trị, quân sự, văn hóa - giáo dục và ngoại giao với Mĩ

 C) Chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa- giáo dục

 D) Kinh tế, quân sự, giáo dục và ngoại giao

Câu 3. Đến giữa thế kỉ XIX, quyền hành thực tế ở Nhật Bản nằm trong tay của ai?

A. Thiên Hoàng                                                            B. Tư sản

C. Tướng quân                                                              D. Thủ tướng

Câu 4. Để thoát khỏi tình trạng khủng hoảng toàn diện của đất nước vào giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản đã:

A. Duy trì chế độ phong kiến                                             

B. Tiến hành những cải cách tiến bộ.

C. Nhờ sự giúp đỡ của các nước tư bản phương Tây        

D. Thiết lập chế độ Mạc Phủ mới.

Câu 5. Ai là người tiến hành cuộc Duy tân ở Nhật?

A. Tướng quân                                                             B. Minh Trị.

C. Tư sản công nghiệp.                                                  D. Quý tộc, tư sản hóa.

Câu 6. Cuộc Duy tân minh Trị diễn ra vào thời gian nào?

A. 1-1867                                                                                 B. 1-1868

C. 3- 1868                                                                                 D. 3- 1869

Câu 7. Trong chính phủ mới của Minh Trị, tầng lớp nào giữ vai trò quan trọng?

A. Quý tộc tư sản hóa                                                    B. Tư sản

C. Quý tộc phong kiến                                                   D. Địa chủ

Câu 8. Trong Hiến pháp mới năm 1889 của Nhật, thể chế mới là?

A. Cộng hòa.                                                                B. Quân chủ lập hiến

C. Quân chủ chuyên chế                                                D. Liên bang.

Câu 9. Nhật Bản chuyển sang giai đoạn Đế quốc chủ nghĩa vào thời gian nào?

A. Cuối thế kỉ XIX.                                                                    B. Giữa thế kỉ XIX.

C. Đầu thế kỉ XX.                                                                     D. Đầu thế kỉ XIX.

Câu 10. Những ngành kinh tế phát triển nhanh sau cải cách ở Nhật?

A. Nông nghiệp, công nghiệp, đường sắt, ngoại thương.

B. Công nghiệp, ngoại thương, hàng hải, ngân hàng.

C. Công nghiệp, đường sắt, hàng hải, ngoại thương.

D. Nông nghiệp, công nghiệp, ngoại thương, hàng hải.

Câu 11. Các công ti độc quyền đầu tiên ở Nhật ra đời trong các ngành kinh tế nào?

A. Công nghiệp, thương nghiệp, ngân hàng.

B. Công nghiệp, ngoại thương, hàng hải

C. Nông nghiệp, công nghiệp, ngoại thương.

D. Nông nghiệp, thương nghiệp, ngân hàng.

Câu 12. Hai công ti độc quyền đầu tiên ở Nhật Bản là?

A. Honđa và Mit-xưi.                                                    B. Mit- xưi và Mít-su-bi-si.

C. Panasonic và Mít-su-bi-si.                                         D. Honđa và Panasonic.

Câu 13.  Vai trò của các công ty độc quyền ở Nhật Bản?

A. Lũng đoạn về chính trị                                                      

B. Chi phối, lũng đoạn cả kinh tế lẫn chính trị.

C. Chi phối nền kinh tế.

D. Làm chủ tư liệu sản xuất trong xã hội

Câu 14. Nhật Bản chuyển sang giai đoạn Đế quốc chủ nghĩa gắn liền với các cuộc chiến tranh xâm lược:

A. Đài Loan, Trung Quốc, Pháp.            B. Đài Loan, Nga, Mĩ.

C. Nga, Đức, Trung Quốc.                                 D. Đài Loan, Trung Quốc, Nga.

Câu 15. Tính chất của cuộc chiến tranh Nga- Nhật (1904-1905)?

A. Chiến tranh giải phóng dân tộc.                                 B. Chiến tranh phong kiến.

C. Chiến tranh đế quốc.                                     D. Tất cả các câu trên.

Câu 16. Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Nhật?

A. Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến.                         

B. Chủ nghĩa đế quốc cho vay nặng lãi.

C. Chủ nghĩa đế quốc thực dân.

D. Chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt.

Câu 17. Chế độ Mạc Phủ ở Nhật Bản giữa thế kỉ XIX đứng trước nguy cơ và thử thách nghiêm trọng là:

A. Nhân dân trong nước nổi dậy chống đối               

B. Nhà Thanh -Trung Quốc chuẩn bị xâm lược

C. Mâu thuẫn giữa các giai cấp ngày càng gay gắt.

D. Các nước tư bản dùng vũ lực đòi Nhật Bản phải mở cửa

Câu 18: Nguyên nhân nào dẫn đến chế độ Mạc Phủ ở Nhật Bản sụp đổ?

ACác nước phương tây dùng quân sự đánh bại Nhật Bản.

B. Thất bại trong cuộc chiến tranh với nhà Thanh.

C. Phong trào đấu tranh của nhân dân vào những năm 60 của thế kỉ XIX.

D. Chế độ Mạc Phủ suy yếu tự sụp đổ.

Câu 19. Tại sao Nhật Bản phải tiến hành cải cách?

A. Để duy trì chế độ phong kiến.

B. Để thoát khỏi nước phong kiến lạc hậu

C. Để tiêu diệt Tướng quân.

D. Để bảo vệ quyền lợi quý tộc phong kiến.

Câu 20. Nội dung nào được coi là nhân tố “chìa khóa” trong cải cách?

A. Xóa bỏ chế độ Mạc Phủ.

B. Thống nhất thị trường, tự do mua bán.

C. Đổi mới quân sự.

D. Đổi mới giáo dục.

Câu 21. Cải cách Minh Trị đã mang lại kết quả gì cho Nhật Bản?

A. Thoát khỏi số phận một nước thuộc địa.

B. Trở thành nước tư bản chủ nghĩa đầu tiên ở Châu Á.

C. Xóa bỏ chế độ phong kiến

D. Câu a và b đúng.

Câu 22. Tính chất của cuộc Duy tân năm 1868 ở Nhật?

A. Cách mạng tư sản                                         B. Chiến tranh đế quốc phi nghĩa.

C. Cách mạng xã hội chủ nghĩa.                         D. Cách mạng tư sản không triệt để

Câu 23. Nhật Bản xác định biện pháp chủ yếu để vươn lên trong thế giới tư bản chủ nghĩa là gì?

A. Chạy đua vũ trang với các nước tư bản chủ nghĩa.  

C. Tiến hành chiến tranh giành giật thuộc địa, mở rộng lãnh thổ.

B. Mở rộng lãnh thổ ra bên ngoài.                                                   

D. Tăng cường tiềm lực kinh tế và quốc phòng

Câu 24: Lãnh tụ phong trào Duy Tân ở Trung Quốc là ai?

A: Hồng Tú Toàn.            

B: Tôn Trung Sơn.          

C: Lương Khải Siêu_Khang Hữu Vi

Câu 25: Tôn Trung Sơn đấu tranh theo khuynh hướng nào?

A: Trung lập.                                           B: Dân chủ tư sản.          

C: Quân chủ lập hiến.                              D: Nền cộng hòa

Câu 26 : Thực dân Anh đã dựa vào cớ nào để xâm lược Trung Quốc ? 

A. Chính quyền nhà Thanh tịch thu và đốt thuốc phiện của các tàu buôn Anh 

B. Chính quyền nhà Thanh bế quan tỏa cảng. 

C. Chính quyền nhà Thanh gây hấn với thực dân Anh. 

D. Triều đình nhà Thanh cấm đạo, siết đạo. 

Câu 27: Vào thời gian nào, các nước đế quốc đã hoàn thành phân chia thuộc địa ở Trung Quốc?

A: Đầu TK XIX.                                      B: Đầu TK XX.                  

C: Đầu TK XVIII.                       D: Đầu TK XXI

Câu 28: Hệ quả xã hội ở TQ khi bị các nước đế quốc xâm lược?

A. Nổi lên 2 mâu thuẩn: Nông dân >< đế quốc, nhân dân TQ >< phong kiến.

B. Nổi lên 2 mâu thuẩn: Nhân dân TQ >< phong kiến, nông dân >< đế quốc.

C. Nổi lên 2 mâu thuẩn: Nông dân >< phong kiến, nhân dân TQ >< đế quốc.

D. Nổi lên 2 mâu thuẩn: Đế quốc>< phong kiến, địa chủ >< nông dân.

Câu 29: Địa bàn bùng nổ phong trào Nghĩa Hòa Đoàn ở Trung Quốc?

A: Sơn Tây.             B: Sơn Đông.               C: Trực Lệ.             D: Bắc Kinh

Câu 30. Khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc là cuộc đấu tranh của giai cấp nào?

A: Tư sản.               B: Nông dân.                C: Thợ thủ công.              D: Công nhân

Câu 31. Khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc ở Trung Quốc diễn ra trong bao nhiêu năm?

A: 12 năm.                  B: 13 năm                      C: 14 năm                      D: 15 năm

Câu 32: Trước thái độ của triều đình Mãn Thanh đối với đế quốc. Nhân dân Trung Quốc có hành động gì?

A: Đầu hàng đế quốc.                             B: Nổi dậy đấu tranh               

C: Thỏa hiệp với đế quốc                                   D: Lợi dụng đế quốc chống phong kiến

Câu 33 Phong trào Duy Tân diễn ra trong thời gian nào?

A: 1989.                     B: 1899.                     C: 1901.                           D: 1902

Câu 34: Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến Đông nam Á bị các nước đế quốc xâm lược?

A. Đông nam Á giàu tài nguyên, có vị trí quan trọng.

B. Các nước Đế quốc đang cần nhiều thị trường và thuộc địa.

C. Chế độ phong kiến lâm vào khủng hoảng triền miên.

D. Khu vực Đông nam Á có lịch sử - văn hóa lâu đời.

Câu 35: Nước nào ở Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây?

A: Mã lai.              B: Xiêm.                  C: Bru nây.                         D: Xin ga po

Câu 36: Xiêm là nước duy nhất Đông Nam Á duy nhất không trở thành thuộc địa là do?

A: Duy trì chế độ phong kiến.                       B: Tiến hành cách mạng tư sản

C: Tăng cường khả năng quốc phòng.           D: Chính sách cải cách của Ra ma V

Câu 37: Cuộc khởi nghĩa thể hiên tinh thần đoàn kết hai nước Việt Nam_ Cam pu chia trong cuộc đấu tranh chống thực dân pháp?

A: Khởi nghĩa Si vô tha.                                    B : Khởi nghĩa A cha xoa

C : Khởi nghĩa Pu côm pô.                                 D : K hởi nghĩa Ong kẹo

Câu 38.Vì sao Thái Lan vẫn giữ được độc lập tương đối vào thế kỉ XIX?

A. Vì đã thực hiện chính sách ngoại giao khôn khéo và mềm dẻo.

B. Được Mĩ bảo trợ về quân sự và tiền bạc.

C. Sự chiến đấu anh dũng của nhân dân.

D. Địa hình nhiều sông ngòi, đồi núi khó xâm nhập.

Câu 39. Sự kiện nào đánh dấu Cam-pu-chia trở thành thuộc địa của Pháp ?

A. Pháp gạt bỏ ảnh hưởng của Xiêm

B. Pháp gây áp lực buộc vua Nô-rô-đôm chấp nhân quyền bảo hộ.

C. Vua Nô-rô-đôm kí hiệp ước năm 1884

D. Các giáo sĩ Phương Tây xâm nhập vào Căm-pu-chia

Câu 40: Lào trở thành thuộc địa của Pháp vào năm nào?

A. 1883                         B. 1893             C. 1885                         D. 1890

Câu 41.  Chính sách cải cách của vua Rama V là:

A. Đóng cửa, không giao lưu với phương tây.

B. Mở của buôn bán với nước ngoài.

C.  Phát triển đất nước theo hướng tư bản chủ nghĩa.

D. Câu B, C đúng.

Câu 42: Nguyên nhân trực tiếp dẫn tới chiến tranh thế giới thứ nhất?

A: Sự hung hãn của Đức                             B: Thái tử Áo-Hung bị ám sát

C: Mâu thuẫn Anh_Pháp                              D: Mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa

Câu 43: Nguyên nhân sâu xa dẫn tới chiến tranh thế giới thứ nhất?

A: Sự thù địch Anh_Pháp.                                   B: Sự hình thành phe liên minh

C: Mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa.                      D: Sự tranh chấp lãnh thổ châu Âu

Câu 44: Phe Liên Minh gồm những nước nào?

A: Đức_Ý_Nhật.                                     B: Đức_Aó_Hung.          

C: Đức_Nhật_Aó.                       D: Đức_Nhật_Mĩ

Câu 45: Trong cuộc đua giành giật thuộc địa nước nào hung hãn nhất?

A: Mĩ.                  B: Anh                              C: Đức                         D: Nhật

Câu 46: Tính chất của chiến tranh thế giới thứ nhất?

A: Chính nghĩa thuộc về phe lien minh.                      

B: Chính nghĩa thuộc về phe hiệp ước

C: Chiến  tranh đế quốc xâm lược phi nghĩa.          

D: Chính nghĩa thuộc về nhân dân

Câu 47: Trong quá trình chiến tranh thế giới 1 sự kiện nào đánh dấu nước chuyển biến lớn trong cục diên chính trị thế giới?

A: Thất bại thuộc về phe liên minh.                  B:Chiến thắng Véc_đoong     

C: Mĩ tham chiến.                                              D: Cách mạng tháng 10 Nga

Câu 48. Trong chiến tranh thế giới thứ I chiến dịch Véc-đoong năm 1916 diễn ra ở nước nào?

A. Anh                                                                   C. Đức               

B. Pháp                                                                  D. MĨ

Câu 49. Mĩ chính thức tham gia chiến tranh thế giới I từ khi nào?

 A. 02/04/1917                                        C. 02/04/1915

 B. 04/02/1914                                        D. 04/02/1915             

Câu 50. Cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất kết thúc vào ngày nào?

 A. 11/10/1918                                            C. 10/11/1918

 B. 11/11/1918                                             D. 01/11/1918

Câu 51. Mĩ tham chiến cùng với phe Hiệp Uớc trong giai đoạn thứ hai của cuộc chiến mục đích gì ?

A. Giúp các nước đánh bại quân Đức.

B. Chia lợi trong cuộc chiến sắp kết thúc.

C. Tiêu diệt tên trùm chiến tranh Đức.

D. Đòi lại quyền lợi cho các nước Anh, Pháp, Nga.

Câu 52. Nữ hoàng Anh tuyên bố mình là Nữ hoàng Ấn Độ vào thời điểm nào?

A. Ngày 1 -1 - 1877.                                                C. Ngày 1 -11 - 1887.

B. Ngày 11 -1 - 1877.                                               D. Ngày 11 -11- 1877.

Câu 53. Nước nào ở Mĩ La tinh giành độc lập đầu tiên? Vào thời gian nào?

A. Ha-i-ti, 1802.                                           C. Ha-i-ti, 1804.                       

B. Mê-hi-cô, 1821.                                       D. Bra-xin, 1791.

Câu 54. Giai đoạn 1885-1905, Đảng Quốc Đại ở Ấn Độ trong đã chủ trương đấu tranh bằng phương pháp gì để đòi Chính phủ Anh thực hiện cải cách?

A. Dùng phương pháp ôn hòa.                   C. Dùng phương pháp thương lượng               

B. Dùng phương pháp bạo lực.                     D. Dùng phương pháp đấu tranh chính trị.

Câu 55. Chủ nghĩa xã hội không tưởng có điểm chung là gì?

A. Mơ ước một xã hội tốt đẹp.                          C. Coi lao động là nghĩa vụ.

B. Chủ trương xóa bỏ giai cấp.                         D. Thừa nhận chế độ tư hữu.

Câu 56: Sau khi giành độc lập các nước Mĩ LaTinh đứng trước thách thức gì? 

A. Thực dân phương tây tìm cách quay trở lại 

B. Mĩ tìm cách bành trướng, xâm lược Mĩ LaTinh 

C. Nạn đói hoành hành khắp nơi 

D. Hậu quả nặng nề của cuộc chiến tranh 

Câu 57. Quốc gia nào là những nước đi đầu trong việc đi xâm chiếm khu vực Mĩ Latinh?

A. Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.                        C. Pháp và Bồ Đào Nha.

B. Anh và Hà Lan.                                              D. Hà Lan và Tây Ban Nha.

Câu 58: Chính sách bành trướng của Mĩ ở châu Mĩ?

A. Đưa ra học thuyết “Châu Mĩ là của người Mĩ”

B. Đưa ra học thuyết “Cái gậy lớn và đồng đô la”

C. Đưa ra học thuyết “Châu Mĩ của người châu Mĩ”

D. Đưa ra học thuyết “Châu Mĩ của dân tộc Mĩ”

Câu 59: Âm mưu của Mĩ đối với các nước Mĩ Latinh sau khi các nước này giành được độc lập?

A. Biến Mĩ Latinh thành đồng minh của Mĩ.

B. Cùng hợp tác phát triển kinh tế vững mạnh.

C. Biến Mĩ Latinh thành “sân sau” của Mĩ.

D. Đầu tư kinh tế cho các nước Mĩ Latinh phát triển.

Câu 60. Sau khi cách mạng tháng 10 Nga thành công đã đem lại quyền lợi cho giai cấp nào?

A. Công nhân                           B. Công - Nông

C. Nông dân                                         D. Công – Nông - Binh

Câu 61. Nhà soạn nhạc nổi tiếng người Áo thời Cận đại là ai?

A. Mô-da                                                          C. Traix-cốp-ki         

B. Bét-tô-ven                                                    D . Mác-tuên

Câu 62. Coóc-nây (1606 – 1684) là đại biểu xuất sắc cho nền văn học nào? 

A. Nền hài kịch Pháp                                               C. Truyện ngụ ngôn Pháp

B. Nền bi kịch cổ điển Pháp                                     D. Tiểu thuyêt Pháp         

Câu 63. Châu Phi không là thuộc địa của đế quốc nào cuối thế kỉ XIX ?

A. Italy.                                                           B. Anh.

C. Pháp.                                                              D. Đức.

Câu 64 Nguyên nhân nào dẫn tới việc các nước Phương Tây đua nhau xâu xé Châu Phi?

A. Tài nguyên thiên nhiên phong phú.

B. Có nhiều thi trường để buôn bán.

C. Nguồn nhân công dồi dào.

D. Sau khi xây dựng xong Kênh đào Xuy-ê.

Câu 65.  Nước nào độc chiếm được Ai Cập kiểm soát kênh Xuy-ê ?

A. Anh.                                                B. Pháp.

C. Đức.                                               D. Mĩ.

Câu 66. Những đại diện tiêu biểu của chủ nghĩa xã hội không tưởng là :

A. Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Rút-xô.                                                        

B. Mác và Ăng-ghen.

C. Xanh-Xi-mông, Phu-ri-ê, Ô-oen.

D. Vôn-te, Rút-xô, Ô-oen.

Câu 67: Hít–Le tiến hành tổ chức nền kinh tế theo hướng tập trung nhằm phục vụ:

A. cho phát triển đất nước                                 B. cho nhu cầu quân sự

C. cho thế lực cầm quyền ở Đức             D. cho kế hoạch ngoại giao mới.

Câu 68:  Khủng hoảng kinh tế năm 1929, được bắt nguồn từ ngành kinh tế nào của Mĩ?

A. Công nghiệp quân sự.                                   B. Tài chính - ngân hàng.

C. Ngoại thương - hàng hải.                   D. Công nghiệp nặng.

Câu 69: Trong thời kỳ cầm quyền (1933 - 1939), Hit-le đã thực hiện nhiều chính sách nhằm mục đích gì?

A. Phục hồi lại kinh tế đất nước sau chiến tranh .                       

B. Cạnh tranh kinh tế với Nhật và Mĩ.

C. Phát động cuộc chiến tranh chia lại thế giới.

D. Khẳng định uy quyền của mình với Đảng khác.

Câu 70: Khi Hít-le lên cầm quyền nước Đức tuyên bố rút khỏi Hội Quốc Liên để làm gì?

A. Để tự do hành động.                          B. Cạnh tranh song phẳng với các nước.

C. Để tránh các nước lớn uy hiếp.                      D. Để thủ tiêu Đảng Cộng sản.

Câu7 1: Trước cách mạng tháng 2/1917, Nga là nước:

A .Quân chủ chuyên chế.                      B. Quân chủ lập hiến   

C. Thuộc địa nửa phong kiến.                D. Cộng hoà.

Câu 72: Nước Nga trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất thuộc phe:

   A.Trung lập                                            B. Liên minh.

    C. Hiệp ước.                                            D. Đồng minh.

Câu 73: Nền kinh tế nước Nga đầu thế kỉ XX là:

    A. Nền kinh tế TBCN phát triển.            B. Nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu.

      C. Nền kinh tế TB chậm phát triển.         C.Nền kinh tế XHCN.

Câu 74: Cách mạng tháng 2 /1917 đã:

  1. Đưa nước Nga ra khỏi chiến tranh thế giới lần thứ nhất.
  2. Lật đỏ chế độ quân chủ chuyên chế Nga hoàng.
  3. Giải  quyết được mâu thuẫn giữa giai cấp Tư sản và vô sản.
  4. Giải  quyết được vấn đề ruộng đất và vấn đề dân tọc ở Nga.

Câu7 5 .I.Lê-nin tuyên bố thành lập chính quyền Xô viết vào ngày:
      A. Ngày 7 tháng 10 năm 1917.
       B. Ngày 7 tháng 11 năm 1917.
       C. Ngày 17 tháng 10 năm 1917.
       D. Ngày 17 tháng 11 năm 1917.

Câu7 6:Kết quả của cách mạng tháng Hai là:
A.   lật đổ chế độ Nga hoàng, tồn tại hai chính quyền song song
B.   lật đổ chế độ Nga hoàng, tồn tại ba chính quyền
C.   tồn tại chế độ Nga hoàng
D.  lật đổ chính quyền của giai cấp tư sản
Câu 
77: Ai là vị lãnh tụ lãnh đạo CMT10 Nga năm 1917?
A.   Lê Nin.
B.   C. Mác.
C.   Enghen.
D.  X.Talin

Câu7 8: Mục tiêu trong Luận cương tháng Tư của Lê-nin là gì?
A.   Chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa
B.   Chuyển từ chế độ phong kiến sang cách mạng dân chủ tư sản
C.   Duy trì chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản.
D.  Tạo điều kiện cho giai cấp tư sản phát triển.

Câu7 9: Sự kiện mở đầu cuộc cách mạng dân chủ tư sản 2/1917 ở Nga”

A.    Cuéc biÓu t×nh cña 9 v¹n n÷ c«ng nh©n Pª-t¬-r«-g¬-r¸t.

B.    Cuộc tấn công cung điên mùa đông vào ngày 25/10/1917.

C.    Cuộc khởi nghĩa vũ trang của công nhân ở Mát-xcơ-va.

D.    Cuộc nổi dậy của nông dân vùng ngoại ô Mát-xcơ-va.

Câu 80: Chính quyền được thành lập sau chách mạng tháng 2 /1917 là:

A.    Nền chuyên chính của giai cấp vô sản.

B.     Chính quyền của giai cấp Tư sản.

C.     Nền chuyên chính của của quý tộc và phòn kiến.

D.    Chính phủ tư sản  lâm thời và chính quyền xô viết song song tồn tại.

Câu 81: Lê nin bí mạt về Pê-tơ-rô-gratđể chỉ đạo cuộc cách mạng tháng mười từ:

A.    Ba Lan.

B.     Phần Lan.

C.     Na Uy.

D.    Thuỵ Điển.

Câu 82: Mở đầu cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là sự kiện:

  1. Đêm 24/10 các đội cận vệ đánh chiếm vị chí then chốt ở thủ đô.
  2. Đêm 25/10 quân khởi nghĩa đánh chiếm cung điệ mùa đông.
  3. Ngày 27/10 Chính quyền Xô viết được thành lập ở Mát-xcơ-va.
  4. Đêm 25/10 Chính quyền Xô viết được thành lập ở Pª-t¬-r«-g¬-r¸t.

Câu 83: Để tiêu diệt nước Nga non trẻ quân đội 14 nước đã:(Tham khảo)

A.    Cấu kết với bọn phản cách mạng trong nước, mở cuộc tấn công vũ trang nhằm lật đổ chính quyền xô viết.

B.     Khôi phục lại quyền lợi cho Nga Hoàng Ni-co-la Iai.

C.     Thực hiện chính sách cấm vận kinh tế.

D.    Thực hiện diễn biến hoà bìnhđẻ lật đổ chính quyền Xô viết.

Câu 84 Năm 1919 để vượt qua những khó khăn thử thách sau cách mạng tháng Mười  Nga 1917, Lê nin và đảng Bôn sê vích đã thực hiện:

  1. Chính sách kinh tế mới.
  2. Chính sách cộng sản thời chiến.
  3. Chính sách ngoại giao hoà bình.
  4.  Tiếp tục cuộc chiến trtanh với các nước đế quốc.

Câu 85 Cuộc đấu tranh chống thù trong giặc ngoài của nước Nga xô viết căn bản hoàn thành vào năm:

     A.Cuối năm 1919.                                       B. Cuối năm 1920.    

      C. Cuối năm 1921                                 D. Cuối năm 1922.

Câu 86 Cách mạng tháng 2/1917 ở nga mang tính chất là cuộc cách mạng:

A.    Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ.

B.     Cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiều mới.

C.     Cuộc cách dân chủ tư sản.

D.    Cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.

Câu 87  Đại hội xô viết toàn Nga lần thứ nhất được khai mạc vào:

A.    Đêm 24/10/1917 Tại Mát-xcơ- va.

B.     Đêm 25/10/1917 Tại Mát-xcơ- va.

C.     Đêm 25/10/1917 Tại  điện Xmô-ưi.

D.    Đêm 25/10/1917  tại Pê-tư-rô-grat.

Câu 88: Ý nghĩa của “Luận cương tháng 4”do Lê ninh soạn thảo:

A.    giác ngộ chách mạng cho đông đảo quần chúng nhân dân.

B.     Trang bị vũ khí tư tưởng cho mọi giaicaaps tầng lớp.

C.     Chỉ rõ mục tiêu và đường lối chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa.

D.    Kêu gọi quần chúng tích cực tham gia khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.

 

 Câu 89: Cách mạng tháng 10/1917 ở nga mang tính chất là cuộc cách mạng:         

A.Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ.

B.Cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiều mới.

C.Cuộc cách dân chủ tư sản.

Cuộc cách mạng Xã hội chủ nghĩa.

Câu 90:Cuộc cách mạng thán mười Nga năm 1917 giành thắng lợi đã:  

A. Đập tan ách áp bức bóc lột của phong kiến, tư sản giải phóng công nhân và nhân dân lao đông,đưa công nhân và nhân dân lao đông lên nắm chín quyền, xây dựng CNXH.

B. Đập tan ách áp bức bóc lột và âm mưu xâm lược của các nước đế quôc ở châu âu.

C.  Đập tan ách áp bức bóc lột và âm mưu xâm lược của Mĩ muốn làm bá chủ thế giới.

D. Đập tan âm mưu của Nga hoàng muốn khôi phục lại chế độ phong kiến.

Câu9 1: Để khôi phục kinh tế sau chiến tranh, tháng 3/1921 Lê nin và đảng Bôn sê vích đã thực hiện:

A.    Ban hành hành sắc lệnh hoà bình và Sắc lệnh ruộng đất.

B.     Ban hành chính sách cộng sản thời chiến.

C.     Ban hành chính sách kinh tế mới .

D.    Cải cách chính phủ.

Câu9 2: “NEP” là cụm từ viết tắt của

A.    Chính sách cộng sản thời chiến.

B.     Các kế hoạch năm năm của Liên xô từ năm 1921 đến 1941.

C.     Liên bang cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết.

D.    Chính sách kinh tế mới.

Câu 93:Chính sách kinh tế mới do Lê nin khởi xướng vào:

  1.  Tháng 12/1919.
  2. Tháng 10/1920.
  3. Tháng 3/1921.
  4. Tháng 1/1924.

Câu 94:Liên bang cộng hoà xã hội Xô viết được thành lập vào:

A.    Tháng 3/1921.        

B.     Tháng 12/1922.

C.    Tháng 3/1923.

D.    Tháng 1/1924.

Câu9 5:Nội dung dung cơ bản của “Chính sách kinh tế mới”mà nước Nga thực hiện là :

  1. Nhà nước Xô viết nắm đc quyền về kinh tế về mọi mặt.
  2. Nhà nước kiểm soát toàn bộ nền công nghiệp, trưng thu lương thực thừa của nông dân.
  3. Tạo ra nền kinh tế nhiều thành phần nhưng vẫn đặt dưới sự kiểm soát của nhà nước .

            D.Thi hành chính sách lao động cưỡng bức đối với nông dân.

 Câu 96: Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 bắt đàu từ lĩnh vực :

  1. Công nghiệp nặng.
  2. Tài chính ngân hàng.
  3. Sản xuất hàng hoá.
  4. Nông nghiệp.

Câu 97: Đảng cộng sản Mĩ được thành lập :

  1. Tháng 5/1918.                        B.Tháng 5/1919.

C.   Tháng 5/1920.                       D.  Tháng 5/1921.

Câu 98:Người đã thực hiện chính sách «kinh tế mới » và đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 là :

A. Tru-man.                         B. Ru-do-ven.

 C. Ai-xen-hao.                    D. Hu-vơ.

Câu 99:Chính sách « Kinh tế mới » là chính sách,biện pháp thực hiện trên các lính vực:

A. Nông nghiệp.                    

 B.Sản xuất hàng tiêu dung.

C. Kinh tế tài chín,và carchinhs trị xã hội.

D. Đời sống xã hội.

Câu 100: Đạo luật quan trọng nhất trong chính sách mới là :

  1. Đạo luật ngân hàng.
  2. Đạo luật phục hưng công nghiệp.
  3. Đạo luật điều chỉnh nông nghiệp.
  4. Đạo luật chính trị xã hội.

 

 

 

 

 

 





TÀI LIỆU ÔN TẬP TRẮC NGHIỆM – LỚP 12 – HỌC KỲ 1


Câu 1. Trong các tổ chức (có tên viết tắt theo tiếng Anh) sau đây, tổ chức nào không trực thuộc Liên hợp quốc ?

A. WHO.

B. UNICEF.

C. UNESCO.

D. WTO.

Câu 2. Hội nghị cấp cao Ianta được tổ chức ở nước nào? Thời gian diễn ra hội nghị?

A. Liên Xô (2-1945).

B. Mĩ (6-1945).

C. Pháp (4-1945).

D. Liên Xô (7-1945).

Câu 3.  Nội dung nào sau đây không phải là quyết định của Hội nghị I-an-ta (2-1945)?

A. Nhanh chóng kết thúc chiến tranh và têu diệt tận gốc rễ chủ nghĩa phát xít.

B. Thống nhất về việc thành lập tổ chức Liên hợp quốc.

C. Thoả thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít.

D. Thành lập toà án quốc tế Nuyrămbe để xét xử tội phạm chiến tranh.

Câu 4. Khi mới thành lập, các ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc gồm:

A. Mĩ, Anh, Pháp, Liên Xô, Tây Đức.

B. Mĩ, Anh, Pháp, Liên Xô, Trung Quốc.

C. Mĩ, Anh, Pháp, Liên Xô, Nhật Bản.

D. Mĩ, Anh, Tây Đức, Liên bang Nga, Nhật Bản.


Câu 5. Nội dung nào không phải là nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc?

A. Duy trì hòa bình, anh ninh thế giới.

B. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.

C. Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.

D. Bình đẳng chủ quyền giữa các nước và quyền tự quyết của các dân tộc.

Câu 6. Tổ chức Liên hợp quốc thành lập không nhằm mục đích nào sau đây?

A. Duy trì hòa bình, an ninh thế giới.

B. Phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc.

C. Tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước.

D. Phân chia thành quả thắng lợi sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Câu 7. Ngày 16 – 10 – 2007 Đại hội đồng Liên hợp quốc đã bầu Việt Nam làm:

A. Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an, nhiệm kì 2008 – 2009.

B. Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an, nhiệm kì 2008 – 2009.

C. Chủ tịch Đại Hội đồng,  nhiệm kì 2009 – 2010.

D. Tổng Thư kí, nhiệm kì 2010 – 2015.

Câu 8. Hội nghị quốc tế Xan Phranxixcô (từ 4-1945 đến 6-1945) thông qua văn kiện quan trọng nào?

A. Thông qua bản Hiến chương Liên hợp quốc.

B. Tuyên bố của Liên hợp quốc về vũ khí hạt nhân.

C. Công ước của Liên hợp quốc về giải trừ quân bị.

D. Công ước của Liên hợp quốc về luật biển.

Câu 9. Cơ quan nào của Liên hợp quốc có sự tham gia đầy đủ đại diện các nước thành viên, có quyền bình đẳng về lá phiếu khi đưa ra những quyết định quan trọng của Liên hợp quốc?

A. Ban Thư kí.

B. Đại Hội đồng.

C. Hội đồng Bảo an.

D. Hội đồng quản thác.

Câu 10. Mục đích của Liên hợp quốc được nêu rõ trong văn kiện nào sau đây?

A. Hiến chương Liên hợp quốc.

B. Công ước Liên hợp quốc.

C. Tuyên ngôn Liên hợp quốc.

D. Văn kiện về quyền con người.

Câu 11. Cơ quan nào sau đây không thuộc tổ chức Liên hợp quốc?

A. Đại hội đồng.

B. Hội đồng Bảo an.

C. Hội đồng kinh tế - xã hội.

D. Hội đồng châu Âu.

Câu 12. Ngày 24 – 10 – 1945 văn kiện nào sau đây của Liên Hợp quốc chính thức có hiệu lực?

A. Hiến chương Liên hợp quốc.

B. Công ước Liên hợp quốc.

C. Tuyên ngôn Liên hợp quốc.

D. Văn kiện về quyền con người.

Câu 13. Sau hơn nửa thế kỉ tồn tại và hoạt động, Liên Hợp quốc là

A. một diễn đàn vừa hợp tác, vừa đấu tranh.

B. tổ chức liên kết chính trị, kinh tế.

C. tổ chức liên minh về chính trị.

D. liên minh về kinh tế và văn hóa.

Câu 14. Tháng 9 - 1977, Việt Nam trở thành thành viên thứ 149 của tổ chức nào dưới đây?

A. Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV).

B. Liên hợp quốc (UNO).

C. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

D. Tổ chức thương mại thế giới (WTO)


BÀI 2 – LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU. LIÊN BANG NGA

Câu 1. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, thuận lợi chủ yếu để Liên Xô xây dựng lại đất nước là:

A. Những thành tựu từ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trước chiến tranh.

B. Sự ủng hộ của phong trào cách mạng thế giới.

C. Tính ưu việt của XHCN và tinh thần vượt khó của nhân dân sau ngày chiến thắng.

D. Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên phong phú.

Câu 2. Mốc lịch sử đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của Liên bang Xô viết là:

A. Ngày 29/8/1991, Đảng Cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động

B. Ngày 6/9/1991, Quốc hội bãi bỏ hiệp ước Liên bang năm 1922

C. Ngày 21/12/1991, các nước cộng hoà tuyên bố độc lập

D. Ngày 25/12/1991, lá cờ đỏ búa liểm trên nóc điện Crem-li bị hạ xuống.


Câu 2. Việc Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử vào năm 1949 đã:

A. Đánh dấu bước phát triển nhanh chóng của KH-KT, phá vỡ thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mĩ.

B. Chứng tỏ Liên Xô đạt được thế cân bằng chiến lược về sức mạnh quân sự so với Mĩ và các nước đồng minh

C. Chứng tỏ khoa học- kĩ thuật quân sự và chinh phục vũ trụ của Liên Xô đã đạt tới đỉnh cao

D. Đánh dấu sự phát triển vượt bật của Liên Xô trong lĩnh vực công nghiệp điện hạt nhân nguyên tử.

Câu 4. Đứng trước cuộc khủng hoảng dầu mỏ trên toàn thế giới năm 1973, Liên Xô đã:

A. Tiến hành cải cách kinh tế, văn hoá, xã hội cho phù hợp

B. Kịp thời thay đổi để thích ứng với tình hình thế giới

C. Chậm đề ra đường lối cải cách cần thiết về kinh tế và xã hội

D. Có sửa chữa nhưng chưa triệt để.

Câu 5. Trong đường lối xây dựng CNXH ở Liên xô, các nhà lãnh đạo đã mắc phải sai lầm nghiêm trọng đó là:

A. Không xây dựng nhà nước công nông vững mạnh

B. Chủ quan duy ý chí, thiếu công bằng dân chủ, vi phạm pháp chế XHCN

C. Không chú trọng văn hoá, giáo dục, y tế

D. Ra sức chạy đua vũ trang, không tập trung vào phát triển kinh tế.

Câu 6. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước đế quốc do Mĩ cầm đầu đã thực hiện âm mưu cơ bản gì để chống lại Liên Xô?

A. Đẩy mạnh chiến tranh tổng lực.

B. Phát động cuộc "Chiến tranh lạnh".

C. Tiến hành bao vây kinh tế.

D. Lôi kéo các nước đồng minh chống lại Liên Xô.

Câu 7. Ý nghĩa của những thành tựu trong công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1945- 1975) là gì? Chọn đáp án đúng nhất.

A. Làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mỹ. Thể hiện tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội. Phát triển kinh tế nâng cao đời sống nhân dân, củng cố quốc phòng.

B. Xây dựng, phát triển kinh tế nâng cao đời sống nhân dân.

C. Thể hiện tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội.

D. Làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mĩ

Câu 8. Một trong những đóng góp quan trọng của Liên Xô từ năm 1945 đến nửa đầu những năm 70 là đề ra

A. Tuyên ngôn thủ tiêu hoàn toàn chủ nghĩa thực dân (1947)

B. Tuyên ngôn cấm thử vũ khí hạt nhân (1955)

C. Tuyên ngôn về thủ tiêu tất cả các hình thức của chế độ phân biệt chủng tộc (1963)

D. Chế độ bảo đảm an ninh của các quốc gia và vì hòa bình, tiến bộ, dân chủ của tất cả các nước.

Câu 9. Hãy cho biết vai trò của Liên bang Nga tại Hội đồng bảo an Liên hợp quốc và tại các cơ quan ngoại giao của Liên Xô ở nước ngoài sau khi Liên Xô tan rã?

A. Giữ vai trò quan trọng quyết định thay Liên Xô giải quyết mọi vấn đề.

B. Là quốc gia “kế tục” Liên Xô, được kế thừa địa vị pháp lí của Liên Xô tại Hội đồng bảo an Liên hợp quốc và các cơ quan ngoại giao của Liên Xô ở nước ngoài.

C. Thừa hưởng mọi quyền lợi của Liên Xô tại Hội đồng bảo an Liên hợp quốc và các cơ quan ngoại giao của Liên Xô ở nước ngoài.

D. Mất quyền kế thừa địa vị pháp lí của Liên Xô tại Hội đồng bảo an Liên hợp quốc và các cơ quan ngoại giao của Liên Xô ở nước ngoài.


Câu 10. Từ sau 1945, hệ thống XHCN thế giới được hình thành, lớn mạnh, hợp tác chặt chẽ với nhau. Vậy, cơ sở hợp tác lẫn nhau cơ bản nhất là:

A. Cùng chung mục tiêu xây dựng CNXH, chung hệ tư tưởng Mác-Lênin, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản.

B. Cùng chung mục tiêu xây dựng một xã hội dân chủ.

C. Cùng muốn củng cố thêm tiềm lực quốc phòng, góp phần duy trì hòa bình và an ninh nhân loại.

D. Sự đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau cùng phát triển.



BÀI 3 – CÁC NƯỚC ĐÔNG BẮC Á


Câu 1. Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm chung của các nước Đông Bắc Á từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Đấu tranh giải phóng dân tộc.

B. Lần lượt ra đời các nhà nước độc lập.

C. Tập trung xây dựng và phát triển kinh tế.

D. Đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế, đời sống nhân dân được cải      thiện.

Câu 2. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, bán đảo Triều Tiên bị chia cắt thành hai miền, lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới, dựa trên cơ sở nào?

A. Quyết định của Hội nghị Ianta (2/1945).

B. Quyết định của các nước tư bản chủ nghĩa (đứng đầu là Mĩ).

C. Quyết định của Liên Xô.

D. Thông qua trưng cầu dân ý trên bán đảo Triều Tiên.

Câu 3. Nội dung nào sau đây không phải là nội dung của đường lối cải cách – mở cửa (từ năm 1978) ở Trung Quốc?

A. Thực hiện cuộc “Đại cách mạng văn hóa vô sản”.

B. Lấy phát triển kinh tế làm trung tâm.

C. Tiến hành cải cách – mở cửa.

D. Chuyển nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường xã hội      chủ nghĩa.

Câu 4. “Phấn đấu xây dựng thành nước Xã hội chủ nghĩa hiện đại, giàu mạnh, dân chủ, văn minh” là mục tiêu của nước

A. Cộng hòa nhân dân Trung hoa.

B. Cộng hòa Cu-Ba.

C. Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.

D. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Câu 5. Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về kinh tế, ổn định lại tình hình chính trị, xã hội và địa vị của Trung Quốc được nâng cao trên trường quốc  tế từ sau khi

A. thực hiện công cuộc cải cách – mở cửa (1978).

B. tuyên bố thành lập nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa (1949).

C. bình thường hoá quan hệ với Liên Xô (1989).

D. trở thành thành viên thường trực của Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc     (1971)


Câu 6. Quốc gia đầu tiên ở châu Á có tàu đưa con người bay vào vũ trụ là

A. Trung Quốc.  

B. Nhật Bản.

C. Việt Nam.

D. Ấn Độ.

Câu 7. Trong những năm 80 – 90 của thế kỉ XX và những năm đầu của thế kỉ XXI, tại vùng Đông Bắc Á,  nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh và cao nhất thế giới là quốc gia nào?

A. Cộng hòa  Nhân dân Trung Hoa.

B. Trung hoa Dân Quốc.

C. Nhật Bản.

D. Đại Hàn Dân quốc.

Câu 8. Cuộc chiến tranh nào đã diễn ra khốc liêt, bất phân thắng bại và được coi là một “sản phẩm” của chiến tranh lạnh và là sự đụng đầu trực tiếp đầu tiên giưã 2 phe XHCN và TBCN?

A. Chiến tranh Triều Tiên 1950 – 1953.

B. Chiến tranh xâm lược Việt nam của Mĩ.

C. Chiến tranh xâm lược Đông Dương của thực dân Pháp.

D. Chiến tranh xâm lược Inđônêxia của thực dân Hà lan.

Câu 9. Sự kiện khách quan nào tác động tích cực, trực tiếp đến hoạt động quân sự lớn của Việt Nam nữa sau trong 1950?

A. CHND Trung Hoa ra đời (10/1949) và sau đó đã đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam (1/1950).

B. Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu đặt quan hệ ngoại giao với Viet Nam (1/1950).

C. Ấn Độ tuyên bố độc lập và thành lập Cộng hòa Ấn Độ (1/1950).

D. Chiến tranh giữa hai miền Triều Tiên bùng nổ (6/1950)’

Câu 10. CHND Trung Hoa ra đời (10/1949) đã có ý nghĩa tích cực đến cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) của Việt Nam bởi vì

A. Từ đây con đường liên lạc của ta với các nước XHCN được khai thông.

B. Từ đây quân đội ta có điều kiện để giành thế chủ động trên chiến trường Bắc Bộ.

C. Từ đây ta phá thế bao vây của địch đối với căn cứ địa Việt Bắc.

D. Từ đây đế quốc Mĩ sẽ ngày càng can thiệp sâu vào tình hình Đông Dương.

BÀI 4 - CÁC NƯỚC ĐNÁ & ẤN ĐỘ

Câu 1. Các nước ĐNÁ đứng lên đấu tranh giành được độc lập trong điều kiện thời cơ:

A. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.

B. Nhật đầu hàng quân đồng minh.

C. Đức đầu hàng quân đồng minh.

D. Nhật thất bại liên tiếp trên Châu Á Thái Bình Dương.

Câu 2. Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của Lào dưới sự lãnh đạo của:

A. Đảng nhân dân Lào.

B. Đảng Cộng sản Đông Dương.

C. Mặt trận tự do Lào.

D. Mặt trận dân chủ Lào.

Câu 3. Sự kiện nào chứng tỏ Lào đã bước sang một thời kỳ mới xây dựng đất nước và phát triển kinh tế xã hội ?

A. Chính phủ Lào ra mắt quốc dân và tuyên bố độc lập.

B. Hiệp định Giơ ne vơ (7/1954) Công nhận độc lập chủ quyền của Lào.

C. Hiệp định Viên chăn (2/1973) lập lại hòa bình và thực hiện hòa hợp dân tộc ở Lào.

D. Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào chính thức được thành lập.


Câu 4. Đời sống chính trị và kinh tế của nhân dân Campuchia bước sang một thời kỳ phát triển mới sau sự kiện:

A. Hiệp định Giơ ne vơ 1954 công nhận độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia.

B. Nước cộng hòa nhân dân Campuchia được thành lập

C. Hiệp định hòa bình về Campuchia được kí kết tại Paris.

D. Vương quốc Campuchia được thành lập.


Câu 5. Công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo (chiến lược kinh tế hướng ngoại). Đó là chiến lược kinh tế trong nhứng năm 60-70 của các nước

A. Thái Lan, Malai, Phi, Indo, Sing.

B. Thái Lan, Camp, Phi, Lào, Sing.

C. Việt Nam, Sing, Thái Lan, Phi, Malai.

D. Miama, Sing, Indo, Phi, Malai.


Câu 6. Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở ĐNÁ được kí vào tháng 2/1976 gọi tắt là:

A. Hiệp ước SEATO

B. Hiệp ước Bali

C. Hiệp ước NPT

D. Hiệp ước ABM


Câu 7. Đâu không phải là những nguyên tắt cơ bản trong hiệp ước Bali:

A. Tôn trọng chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ

B. Không can thiệp vào nội bộ của nhau

C. Giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình

D. Không thử hoặc sử dụng vũ khí hạt nhân


Câu 8. Nhờ “Cách mạng chất xám” Ấn Độ trở thành cường quốc

A. sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới

B. đứng thử 10 sản xuất công nghiệp lớn nhất thế giới

C. sử dụng năng lượng hạt nhân vào sản xuất điện lớn nhất thế giới

D. công nghệ vũ trụ lớn nhất thế giới


Câu 9. Sự kiên 26/01/1950 có ý nghĩa như thế nào đối với nhân dân Ấn Độ

A. Ấn Độ tuyên bố độc lập và thành lập nước Cộng hòa

B. Đánh dấu thắng lợi to lớn của nhân dân Ấn Độ

C. Bước vào thời kỳ xây dựng và phát triển đất nước

D. Ấn Độ trở thành cường quốc công nghiệp lớn trên thế giới .



BÀI 5 – CÁC NƯỚC CHÂU PHI VÀ MĨ LA TINH


Câu 1: Vì sao năm 1960 đi vào lịch sử các nước châu Phi với tên gọi là “ năm châu Phi”?

A. Là năm châu phi hoàn thành việc xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc

B. Tất cả các nước Châu phi được trao trả độc lập

C. Châu Phi là châu lục có phong trào giải phóng dân tộc phát triển sớm nhất, mạnh nhất

D. Có 17 nước Châu Phi tuyên bố độc lập


Câu 2: Trước thế kỉ 19, các nước ở Mĩ la tinh chịu sự thống trị của những quốc gia nào?

A. Bồ Đào Nha và Mĩ

B. Anh và Hà Lan

C. Tây Ban Nha và Pháp

D. Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha


Câu 3: Cuộc tấn công pháo đài Môn – ca – đa vào ngày tháng năm nào? Chọn câu trả lời đúng.

A. 26 – 7 – 1953

B. 26 – 7 - 1954

C. 26 – 7 – 1952

D. 27 – 6 – 1953


Câu 4: Sự kiện đánh dấ châu Phi đã hoàn thành cuộc đấu tranh đánh đỗ nền thống trị của chủ nghĩa thực dân cũ là:

A. Nam bi a tuyên bố độc lập

B. An giê ri tuyên bố độc lập

C. Ăng gô la tuyên bố độc lập

D. Nam Phi tuyên bố độc lập


Câu 5: Chính quyền thực dân da trắng tuyên bố xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc vào năm nào? Chọn câu đung

A. 1961

B. 1993

C. 1990

D. 1910


Câu 6: Quốc gia nào giành độc lập sớm nhất ở châu Phi sau chiến tranh thế giới thứ hai?

A. An giê ri

B. Ai Cập

C. Ma rốc

D. Tuy ni di


Câu 7: Sự kiện nào được đánh giá là tiêu biểu nhất và là lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc  ở Mĩ la tinh sau chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Thắng lợi của cách mạng Cu Ba

B. Thắng lợi của cách mạng Mê hi cô

C. Thắng lợi của cách mạng e cu a do

D. Tất cả đều đúng


Câu 8: Những nước nào sau đây ở Mĩ la tinh sau khi cách mạng thành công đã trở thành những nước công nghiệp mới? chọn câu đúng

A. Ác hentina, Bolivia, Chile

B. Braxin, Ác hen ti na, Me hi cô

C. B ra xin, Cu Ba, Ác hen ti na

D. Mê hi cô, Chi lê, Ve nê Zuê la


Câu 9: Phong trào đấu tranh ở châu Phi diễn ra sớm nhất ở khu vực nào?

A. Bắc  Phi

B. Tây Phi

C. Đông Phi

D. Nam Phi


Câu 10: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ la tinh được mệnh danh là gì?

A. Lục địa bùng cháy

B. Lục địa mới trỗi dậy

C. Lục địa đen

D. Lục địa phát triển.



BÀI 6 - NƯỚC MĨ


Câu 1. Nhận định nào là đúng với sự phát triển của nước Mĩ trong vòng 20 năm sau chiến tranh thế giới thứ II?

A. trung tâm kinh tế, tài chính lớn nhất thế giới.              

B. trung tâm nghiên cứu vũ trụ lớn nhất thế giới.

C. trung tâm công nghiệp quân sự lớn nhất thế giới.

D. trung tâm xuất khẩu tư bản lớn nhất thế giới.


Câu 2. Nguyên nhân dẫn đến sự suy yếu của nền kinh tế Mĩ trong những năm 1973 – 1991 là gì?

A. Sự vươn lên cạnh tranh của Tây Âu và Nhật Bản

B. Do vấp phải nhiều cuộc suy thoái, khủng hoảng.

C. Do theo đuổi tham vọng bá chủ thế giới.

D. Sự giàu nghèo quá chênh lệch trong các tầng lớp xã hội.


Câu 3. Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ hiện đại được khởi đầu từ đâu?

A. Liên Xô.

B. Anh.

C. Mĩ.                  

D. Nhật Bản.


Câu 4. Sau chiến tranh thế giới thứ 2, lượng vàng dự trữ của Mĩ chiếm

A. 1/2 trữ lượng vàng của thế giới.

B. 3/4 trữ lượng vàng của thế giới.

C. 1/4 trữ lượng vàng của thế giới.

D. 2/4 trữ lượng vàng của thế giới.


Câu 5. Trong các nguyên nhân đưa nền kinh tế Mĩ phát triển, nguyên nhân nào quyết định nhất ?

A. Nhờ áp dụng những thành tựu Khoa học kĩ thuật.         

B. Nhờ tài nguyên thiên nhiên phong phú.

C. Nhờ trình độ tập trung sản xuất ,tập trung tư bản cao.

D. Nhờ quân sự hóa nền kinh tế.


Câu 6. Mĩ thực hiện chiến lược toàn cầu nhằm mục đích gì?

A. Phô trương sức mạnh về quân sự.

B. Phô trương sức mạnh về kinh tế .

C. Khống chế các nước đồng minh và các nước xã hội chủ nghĩa.

D. Thực hiện tham vọng làm bá chủ thế giới.


Câu 7. Nguyên nhân nào không tạo điều kiện cho nền kinh tế Mĩ phát triển? trong và sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Không bị chiến tranh tàn phá.

B. Được yên ổn sản xuất và buôn bán vũ khí cho các nước tham chiến.

C. Tập trung sản xuất và tư bản cao.

D. Tiến hành chiến tranh xâm lược và nô dịch các nước.


Câu 8. Đặc điểm nào sau đây không phản ánh đúng tình hình nước Mĩ  20 năm đầu sau chiến tranh thế giới thứ 2 ?

A. Nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng.

B. Trở thành trung tâm kinh tế tài chính lớn nhất của thế giới .

C. Kinh tế Mĩ vượt xa Tây Âu và Nhật Bản.

D. Kinh tế Mĩ chịu sự cạnh tranh của Tây Âu và Nhật Bản


Câu 9. Thủ đoạn Mĩ sử dụng để can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác được đề ra trong « Chiến lược cam kết và mở rộng » là

A. tự do tín ngưỡng.

B. ủng hộ độc lập dân tộc.

C. thúc đẩy dân chủ.

D. chống chủ nghĩa khủng bố.


Câu 10 . Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Mĩ từ sau chiến tranh thế giới II là gì?

A. Phát triển nhanh và luôn giữ vững vị trí số 1 thế giới.

B. Bị các nước tư bản Tây Âu và Nhật Bản cạnh tranh gay gắt.

C. Phát triển nhanh, nhưng thường xuyên xảy ra nhiều cuộc suy thoái.

D. Kinh tế phát triển đi đôi với phát triển quân sự.


Câu 11. Xác định thành tựu quan trọng nhất của cách mạng khoa học kỉ thuật trong nông nghiệp ở Mĩ ?

A. Sử dụng cơ khí hóa, hóa học hóa trong nông nghiệp.

B. Sử dụng máy móc thiết bị hiện đại trong nông nghiệp.

C. Ứng dụng công nghệ sinh học trong lai tạo giống

D. Thực hiện cuộc “cách mạng xanh trong nông nghiệp”


Câu 12. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, dựa vào tiềm lực kinh tế-tài chính và lực lượng quân sự to lớn, giới cầm quyền Mĩ theo đuổi tham vọng

A. thống trị toàn thế giới.

B. xóa bỏ chủ nghĩa xã hội.

C. thống trị toàn thế giới và xóa bỏ chủ nghĩa xã hội.

D. làm bá chủ thế giới.


Câu 13. Trong chiến lược toàn cầu của Mĩ, mục tiêu nào có ảnh hưởng trực tiếp đến cách mạng Việt Nam ?

A. Ngăn chặn và tiến tới tới xóa bỏ chủ nghĩa xã hội.

B. Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc.

C. Đàn áp phong trào công nhân và cộng sản quốc tế.

D. Khống chế các nước tư bản đồng minh.


Câu 14. Điểm giống nhau trong chính sách đối ngoại của các đời Tổng thống Mĩ từ năm 1945 đến năm 2000 là gì?

A. Chuẩn bị tiến hành « Chiến tranh tổng lực ».

B. Ủng hộ « Chiến lược toàn cầu ».

C. Xác lập một trật tự thế giới có lợi cho Mĩ.

D. Theo đuổi « Chủ nghĩa lấp chỗ trống ».


Câu 15. Vì sao năm 1972, Mĩ tiến hành thỏa hiệp với Trung Quốc và hòa hoãn với Liên Xô?

A. Muốn bình thường hóa mối quan hệ với Trung Quốc và Liên Xô

B. Nhằm hạn chế sự giúp đỡ của các nước này đối với Việt Nam.

C. Muốn thay đổi chính sách đối ngoại với các nước xã hội chủ nghĩa

D. Muốn mở rộng các nước đồng minh để chống lại các nước thuộc địa


Câu 16. Yếu tố nào thay đổi chính sách đối nội và đối ngoại của nước Mĩ khi bước sang thế kỉ XXI?

A. Chủ nghĩa khủng bố.

B. Chủ nghĩa li khai.

C. Sự suy thoái về kinh tế

D. xung đột sắc tộc, tôn giáo.


Câu 17. Vì sao từ những năm 80 trở đi, mối quan hệ giữa Mĩ và Liên Xô chuyển sang đối thoại và hòa hoãn?

A. Cô lập phong trào giải phóng dân tộc.

B. Địa vị kinh tế, chính trị của Mĩ và Liên Xô suy giảm.

C. Kinh tế của Tây Âu và Nhật Bản vươn lên.

D. Mĩ chấm dứt các cuộc chạy đua vũ trang.


Câu 18. Thất bại của Mĩ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, Mĩ phải chấp nhận

A. rút quân về nước và tôn trọng quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam.

B. bình thường hóa với Việt Nam và thay đổi chính sách đối ngoại.

C. rút quân về nước và cam kết hàn gắn vết thương chiến tranh.

D. kí Hiệp định Pari năm 1973 và rút quân về nước.


Câu 19. Giai đoạn từ 1991 đến năm 2000, khoa học - kĩ thuật của Mĩ vẫn tiếp tục phát triển nhất thế giới vì

A. chiếm 1/3 số lượng bản quyền phát minh sáng chế của toàn thế giới, GDP năm 2000 là 9765 tỉ USD.

B. chiếm 1/3 số lượng bản quyền phát minh sáng chế, dẫn đầu thế giới về số lượt người nhận giải Nôben.

C. Mĩ dẫn đầu về số lượt người nhận giải Nôben, giải Grammy có tiếng vang và ảnh hưởng quan trọng đến nhạc trẻ thế giới.

D. tạo ra 25 % giá trị sản phẩm của toàn thế giới, là kinh đô của điện ảnh và cường quốc thể thao.


Câu 20. Nhận xét về chính sách đối ngoại của Mĩ qua các đời Tổng thống từ năm 1945 đến năm 2000?

A. Hình thức thực hiện khác nhau, nhưng có cùng tham vọng muốn làm bá chủ thế giới.

B.Tiến hành chạy đua vũ trang và chống lại các nước xã hội chủ nghĩa.

C. Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc và khống chế các nước đồng minh.

D. Tiến hành chiến tranh xâm lược và chống lại chủ nghĩa khủng bố.

Câu 21. Sự kiện nào chứng tỏ cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân ta được nhân dân Mĩ đồng tình ủng hộ?

A. Cuộc đấu tranh thu hút 25 triệu người tham gia, lan rộng khắp 125 thành phố.

B. Từ 1969-1973, những cuộc đấu tranh của người da màu diễn ra mạnh mẽ

C. Chị Raymôngđiêng nằm trên đương ray xe lửa chặn đoàn tàu chở vũ khí sang Việt Nam.  

D. Phong trào chống chiến tranh của nhân dân Mĩ diễn ra sôi nổi làm cho nước Mĩ chia rẽ.



BÀI 7 - TÂY ÂU


Câu 1. Nhân tố khách quan nào đã giúp kinh tế các nước Tây Âu phục hồi sau chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Sự nỗ lực của toàn thể nhân dân trong nước.

B. Sự viện trợ của Mĩ theo “ kế hoạch Mácsan”.

C. Tiền bồi thường chiến phí từ các nước bại trận.

D. Sự giúp đỡ và viện trợ của Liên Xô.


Câu 2. Thành tựu lớn nhất mà các nước Tây Âu đạt được trong những năm 50- 70 của thế kỉ XX là:

A. trở thành một trong 3 trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.

B. chi phối toàn bộ thế giới về chính trị, kinh tế.

C. ngăn chặn được sự ảnh hưởng của CNXH lan ra toàn thế giới.

D. cùng với Liên Xô phóng nhiều vệ tinh nhân tạo lên quỹ đạo trái đất.


Câu 3. Hãy sắp xếp các sự kiện theo thứ tự thời gian về quá trình hình thành liên kết khu vực Tây Âu: 1. Sáu nước Tây Âu thành lập “ Cộng đồng than – thép Châu Âu”; 2. Phát hành và sử dụng đồng tiền chung Châu Âu (EURO); 3. Hợp nhất ba cộng đồng thành “Cộng đồng Châu Âu” (EC); 4. EC được đổi tên thành Liên minh Châu Âu (EU).

A. 1,2,3,4.         

B. 1,2,4,3.      

C. 4,1,2,3.       

D. 1,3,4,2.


Câu 4. Mục tiêu của Liên minh Châu Âu (EU) là đẩy mạnh hợp tác liên minh giữa các nước thành viên trong lĩnh vực:

A. tài chính và đối ngoại.

B. kinh tế, chính trị và văn hóa.

C. kinh tế, tiền tệ, chính trị, đối ngoại và an ninh chung

D. chính trị, đối ngoại và an ninh chung.


Câu 5. Định ước Henxinki được kí kết 33 nước Châu Âu với Mĩ và Ca na đa đã tạo ra một cơ chế giải quyết vấn đề gì?

A. Vấn đề liên quan đến hòa bình, an ninh ở Châu Âu.

B. Vấn đề chống khủng bố ở Châu Âu.

C. Vấn đề liên quan kinh tế, tài chính ở Châu Âu.

D. Vấn đề về văn hóa ở Châu Âu.


Câu 6. Ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới hình thành sau chiến tranh thế giới thứ hai là

A. Mĩ, Tây Âu, Liên Xô.                                    

B. Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản.

C. Mĩ, Tây Âu, Trung Quốc.                              

D. Mĩ, Nhật Bản, Liên Xô


Câu 7. Sự khác biệt trong chính sách đối ngoại của Tây Âu trong những năm 1950 – 1973 so với những năm đầu sau chiến tranh thế giới thứ hai là:

A. chịu sự chi phối và ảnh hưởng sâu sắc của Mĩ.

B. tất cả các nước chuyển sang thực hiện đa phương hóa quan hệ với bên ngoài.

C. ủng hộ Mĩ trong chiến tranh xâm lược Việt Nam và xâm lược trở lại các thuộc địa cũ của mình.

D. nhiều nước một mặt vẫn tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mĩ, mặt khác cố gắng đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ đối ngoại.

Câu 8. Ý nào sau đây không phản ánh đúng tình hình các nước Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai ?

A. Đất nước bị tàn phá nặng nề.

B. Hàng triệu người chết, mất tích hoặc bị tàn phế.

C. Nhận được khoản bồi thường chiến phí và thu nguồn lợi lớn qua việc buôn bán vũ khí.

D. Sản xuất công, nông nghiệp sa sút nghiêm trọng.


Câu 9. Yếu tố không phải lí do khiến nền kinh tế các nước Tây Âu phát triển nhanh chóng trong những năm 1950-1973 là

A. áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật để tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.

B. nhà nước có vai trò lớn trong quản lí, điều tiết, thúc đẩy nền kinh tế.

C. ngân sách Nhà nước chi cho quốc phòng thấp.

D. tận dụng tốt các cơ hội bên ngoài để phát triển và hợp tác có hiệu quả trong khuôn khổ cộng đồng Châu Âu.


Câu 10. Từ những năm 50 của thế kỉ XX, các nước Tây Âu có xu hướng đẩy mạnh liên kết khu vực vì

A. muốn xây dựng mô hình nhà nước chung, mang bản sắc của Châu Âu.

B. kinh tế đã phục hồi, muốn thoát khỏi sự khống chế, ảnh hưởng của Mĩ.

C. bị cạnh tranh khốc liệt bởi Mĩ và Nhật Bản.

D. muốn khẳng định sức mạnh và tiềm lực kinh tế của Tây Âu.



BÀI 8 -  NHẬT BẢN


Câu 1. Nền tảng căn bản trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản là

A. liên minh chặt chẽ với các nước Tây Âu và Canađa.

B. liên minh chặt chẽ với các nước Đông Nam Á.

C. liên minh chặt chẽ với các nước Liên Xô và Trung Quốc.

D. liên minh chặt chẽ với Mĩ.


Câu 2. Từ đầu những năm 70 trở đi, Nhật Bản trở thành

A. một trong 3 trung tâm kinh tế-tài chính lớn của thế giới.

B. nước đi đầu về công nghệ phần mềm.

C. nước đứng đầu về khoa học-kỹ thuật.

D. có nền tài chính số một thế giới.


Câu 3. Ý nào không phản ánh đúng những hạn chế của nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh TG thứ hai?

A. Lãnh thổ Nhật Bản không rộng, tài nguyên khoáng sản nghèo nàn.

B. Cơ cấu kinh tế của Nhật Bản thiếu cân đối.

C. Vốn chủ yếu đầu tư cho quốc phòng.

D. Nhật Bản luôn gặp sự cạnh tranh quyết liệt của nền kinh tế Mĩ, Tây Âu.


Câu 4. Ý nào không phản ánh đúng tình hình đất nước của Nhật Bản sau chiến tranh TG thứ hai?

A. Không bị chiến tranh tàn phá, kinh tế phát triển nhanh.

B. Chiến tranh đã để lại cho Nhật Bản những hậu quả hết sức  nặng nề.

C. Đã loại bỏ chủ nghĩa quân phiệt và bộ máy chiến tranh của Nhật

D. Bị quân đội Mĩ, với danh nghĩa lực lượng Đồng minh chiếm đóng.


Câu 5.  Hiệp ước an ninh Mĩ-Nhật năm 1951 đã đặt Nhật Bản

A. luôn ở trong tình trạng phụ thuộc Mĩ về kinh tế.

B. luôn ở trong tình trạng phụ thuộc Mĩ về chính trị.

C. đứng dưới “chiếc ô” bảo hộ hạt nhân của Mĩ, để cho Mĩ đóng quân và xây dựng các căn cứ quân sự trên lãnh thổ.

D. đứng dưới “chiếc ô” bảo hộ về kinh tế và an ninh của Mĩ.


Câu 6. Yếu tố nào không phản ánh sự vươn lên nhanh chóng của Nhật Bản để trở thành một siêu cường kinh tế (sau Mĩ)?

A. Ở Nhật Bản, con người được coi là vốn quí nhất, là nhân tố quyết định hàng đầu.

B. Vai trò lãnh đạo, quản lý có hiệu quả của nhà nước.

C. Nhật Bản có tài nguyên phong phú, nhân công dồi dào.

D. Nhật Bản biết áp dụng các thành tựu khoa học-kỹ thuật hiện đại để nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.


Câu 7.  Hãy xắp xếp các dữ liệu về sự phát triển kinh tế của Nhật Bản từ 1945 đến năm 2000

1. kinh tế có bước phát triển nhanh là giai đoạn phát triển thần kì.

2. kinh tế bị chiến tranh tàn phá nặng nề.

3. kinh tế lâm vào tình trạng suy thoái nhưng vẫn là một trong 3 trung tâm kinh tế, tài chính của thế giới.

4. kinh tế phát triển xen kẻ với những giai đoạn suy thoái ngắn.

A. 1, 3, 4, 2.

B. 2, 1, 4, 3

C. 2, 4, 1, 3.

D. 4, 3, 1, 2.


Câu 8.  Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, giữa Nhật Bản và các nước Tây Âu có gì khác biệt trong quan hệ với Mĩ?

A. Nhật Bản và Tây Âu luôn liên minh chặt chẽ với Mĩ.

B. Nhật Bản liên minh chặt chẽ với Mĩ, nhưng những nước Tây Âu tìm cách thoát dần ảnh hưởng của Mĩ.

C. Tây Âu liên minh chặt chẽ nhưng Nhật Bản tồn tại độc lập với Mĩ.

D. Nhật Bản liên minh cả với Mĩ và Liên Xô, còn Tây Âu chỉ liên minh với Mĩ.


Câu 9.  Từ đầu thập kỉ 90, điểm mới trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản là

A. mở rộng hoạt động đối ngoại với các đối tác khác đến phạm vi toàn cầu và chú trọng phát triển quan hệ với các nước Đông Nam Á.

B. mở rộng quan hệ với các nước trên Mĩ, Canađa và Tây Âu.

C. mở rộng quan hệ với Nga và Trung Quốc.

D. đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại.


Câu 10.  Từ nửa sau những năm 80, nền kinh tế Nhật bản có điểm gì nổi trội hơn so với Mĩ và Tây Âu:

A. đi  đầu về khoa học – kỹ thuật.

B. đứng đầu về sản lượng công nghiệp.

C. đi đầu về khoa học vũ trụ.

D. siêu cường tài chính số một thế gới.


BÀI 9 – QUAN HỆ QUỐC TẾ TRONG VÀ SAU THỜI KÌ CHIẾN TRANH LẠNH


Câu 1. Nhân tố chủ yếu chi phối các quan hệ quốc tế trong hơn bốn thập kỉ nửa sau thế kỉ XX là

A. cục diện chiến tranh lạnh.

B. xu thế toàn cầu hóa.

C. sự hình thành xu hướng “đa cực”, nhiều trung tâm.

D. sự ra đời của các tổ chức liên kết khu vực.


Câu 2. Hãy sắp xếp các sự kiện sau theo đúng trình tự thời gian: 1. Tổ chức Hiệp ước Đại Tây Dương (NATO) thành lập; 2. Mĩ thực hiện “Kế hoạch MácSan”; 3. Thông điệp của Tổng thống Truman tại Quốc hội Mĩ.

A. 3, 2, 1.

B. 2, 1, 3.

C. 1, 2, 3.

D. 3, 1, 2.


Câu 3. Việc thực hiện “Kế hoạch MácSan” đã tạo nên sự phân chia đối lập về kinh tế và chính trị giữa

A. các nước Tây Âu tư bản chủ nghĩa và các nước Đông Âu xã hội chủ nghĩa.

B. hai siêu cường Xô - Mĩ.

C. các nước Đông Âu xã hội chủ nghĩa với nhau.

D. các nước Tây Âu tư bản chủ nghĩa với nhau.


Câu 4. Sự ra đời của các tổ chức nào dưới đây đã đánh dấu sự xác lập của cực diện hai cực, hai phe, chiến tranh lạnh bao trùm thế giới?

A. Hội đồng Tương trợ kinh tế, Tổ chức Hiệp ước Vácsava.

B. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương và Liên minh vì tiến bộ.

C. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, Tổ chức Hiệp ước Vácsava.

D. Liên minh châu Âu, Tổ chức Hiệp ước Vácsava.


Câu 5. Mĩ và các nước tư bản phương Tây thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) với mục đích nhằm

A. chống phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ Latinh.

B. chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.

C. ngăn chặn và tiến tới xóa bỏ chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới.

D. chống phong trào cộng sản quốc tế.


Câu 6. Xu thế hòa hoãn Đông - Tây đã xuất hiện từ đầu

A. những năm 50 của thế kỉ XX.

B. những năm 60 của thế kỉ XX.

C. những năm 70 của thế kỉ XX.

D. những năm 80 của thế kỉ XX.


Câu 7. Sự kiện nào dưới đây không phản ánh đúng sự xuất hiện của xu thế hòa hoãn Đông - Tây?

A. Thông điệp của Tổng thống Truman tại Quốc hội Mĩ (3 - 1947).

B. Hai nước Cộng hòa Dân chủ Đức và Cộng hòa Liên bang Đức kí Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức (1972).

C. Hai siêu cường Xô - Mĩ thỏa thuận về việc hạn chế vũ khí chiến lược (1972).

D. 33 nước châu Âu cùng với Mĩ và Canađa kí Định ước Henxinki (1975).


Câu 8. Sự kiện được xem là khởi đầu cho chính sách của Mĩ chống Liên Xô, gây nên cuộc Chiến tranh lạnh là

A. sự ra đời của kế hoạch Mácsan (1947).

B. thông điệp của Tổng thống Mĩ “Truman” tại Quốc hội Mĩ (1947).

C. việc thành lập tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (1949) .

D. sự ra đời của Hội đồng Tương trợ kinh tế (1949).


Câu 9. Hai nhà lãnh đạo Goocbachốp và G.Busơ đã chính thức cùng tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh vào

A. tháng 01 năm 1973.

B. tháng 7 năm 1985.

C. tháng 12 năm 1989.

D. tháng 8 năm 1991.


Câu 10. Sự kiện nào dưới đây thể hiện tình trạng Chiến tranh lạnh bao trùm toàn thế giới?

A. Mĩ đề ra “Kế hoạch Mac-san” (6-1947).

B. Bản thông điệp của Tổng thống Mĩ gửi Quốc hội (3-1947).

C. Hội đồng tương trợ kinh tế thành lập (1-1949).

D. Tổ chức Hiệp ước Vacsava thành lập (5-1955).


BÀI 10  - CÁCH MẠNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ XU THẾ TOÀN CẦU HOÁ NỬA SAU THẾ KỶ XX


Câu 1. Nguồn gốc sâu xa chung của hai cuộc cách mạng : cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII –        XIX và cách mạng khoa học – công nghệ thế kỉ XX là

A. giải quyết sự bùng nổ dân số.

B. nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người.

C. Yêu cầu của việc cải tiến vũ khí , sang tạo vũ khí mới.

D. Yêu cầu chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh hạt nhân.


Câu 2. Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật sau chiến tranh thế giới thứ hai là

A. kĩ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

B. khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

C. đạt được thành tựu kì diệu trên các lĩnh vực khoa học – công nghệ.

D. mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học.


Câu 3. Thời gian từ phát minh khoa học đến ứng dụng vào sản xuất ngày càng rút ngắn, đó là đặc điểm của cuộc cách mạng nào?

A. Cách mạng khoa học - kỹ thuật lần thứ nhất    

B. Cách mạng công nghiệp

C. Cách mạng văn minh tin học                            

D. Cách mạng khoa học - kỹ thuật lần thứ hai


Câu 4. Loại công cụ lao động nào do cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật lần thứ hai tạo nên đã đựơc xem như “trung tâm thần kinh”  kĩ thuật thay con người trong toàn bộ quá trình sản xuất liên tục?

A. “Người máy” ( Rô bốt)      

B. Máy tính điện tử    

C. Hệ thống máy tự động    

D. Máy tự động


Câu 5. Mặt hạn chế của xu thế toàn cầu hoá là

A. cơ cấu kinh tế của các nước có sự chuyển biến.

B. nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.

C. đặt ra yêu cầu phải tiến hành cải cách để nâng cao tính cạnh tranh.

D. thúc đẩy sự phát triển và xã hội hóa lực lượng sản xuất.


Câu 6. Hệ quả quan trọng và lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại là

A. xuất hiện các loại dịch bệnh mới

B. xuất hiện xu thế toàn cầu hóa.

C. dẫn tới nhu cầu, đòi hỏi của con người ngày càng cao.

D. làm xuất hiện nhiều loại vũ khí hủy diệt hàng loạt.


Câu 7. Tính hai mặt của toàn cầu hoá là

A. tạo ra cơ hội lớn cho cả các nước tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.

B. tạo ra thách thức lớn cho cả các nước tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.

C. tạo ra nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc đối với tất cả các nước.

D. vừa tạo ra thời cơ, vừa tạo ra thách thức cho tất cả các dân tộc trên thế giới.


Câu 8. Ý nào được coi là thời cơ lịch sử do xu thế toàn cầu hóa đem lại cho tất cả các quốc gia trên thế giới?

A. Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.

B. Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính ở các khu vực.

C. Các nguồn vốn đầu tư, kĩ thuật – công nghệ và kinh nghiệm quản lí từ bên ngoài.

D. Sự xung đột và giao thoa giữa các nền văn hóa trên thế giới.


Câu 9. Thách thức lớn nhất mà Việt Nam phải đối mặt trong xu thế toàn cầu hóa là

A. Sự chênh lệch về trình độ dân trí khi tham gia hội nhập.

B. Sự cạnh tranh khốc liệt trong thị trường thế giới.

C. Sự bất bình đẳng trong quan hệ quốc tế.

D. Quản lí, sử dụng chưa có hiệu quả các nguồn vốn từ bên ngoài.


Câu 10. Biểu hiện không đúng của xu thế toàn cầu hóa là

A. Sự phát triển mạnh mẽ của quan hệ thương mại quốc tế.

B. Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế khu vực.

C. Sự ra đời của Liên minh châu Âu (EU).

D. Mĩ và Nhật Bản kí kết hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật và được kéo dài vĩnh viễn.



BÀI 11 - TỔNG KẾT LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 2000


Câu 1. Nét đặc trưng nổi bật của trật tự thế giới hai cực Ianta là

A. thế giới bị chia thành hai cực

B. thế giới bị chia thành hai cực theo khuôn khổ của trật tự Ianta

C. thế giới chịu sự thống trị, chi phối của hai siêu cường Mĩ và Liên Xô

D. thế giới bị chia thành hai phe, do hai siêu cường Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi phe


Câu 2. Thắng lợi của các cuộc cách mạng nào đã đưa chủ nghĩa xã hội vượt ra phạm vi khỏi một nước, trở thành một hệ thống thế giới?

A. Thắng lợi của các cuộc cách mạng Việt Nam, Trung Quốc

B. Thắng lợi của các cuộc cách mạng Trung Quốc, Cuba

C. Thắng lợi của các cuộc cách mạng Cuba, Trung Quốc, Việt Nam

D. Thắng lợi của các cuộc cách mạng dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu


Câu 3. Sự ra đời của hơn 100 quốc gia độc lập trẻ tuổi là kết quả thắng lợi của

A. cuộc cách mạng xã hội

B. cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật

C. cao trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ latinh

D. quá trình đấu tranh liên tục bền bỉ của hai phe – hai cực


Câu 4. Biến chuyển nào không phải là biến chuyển quan trọng của hệ thống đế quốc chủ nghĩa từ nửa sau thế kỉ XX?

A. Mĩ vươn lên trở thành đế quốc giàu mạnh nhất

B. đánh dấu thời kì “phi thực dân hóa” trên phạm vi toàn thế giới

C. Sự hình thành và phát triển ba trung tâm kinh tế lớn của thế giới

D. Sự ra đời và phát triển của Liên minh châu Âu(EU)


Câu 5. Nhân tố nổi bật chi phối quan hệ quốc tế trong hơn bốn thập kỉ từ sau chiến tranh thế giới thứ hai là

A. xu thế toàn cầu hóa

B. tình trạng chiến tranh lạnh

C. sự cạnh tranh quyết liệt về kinh tế

D. sự mâu thuẫn về sắc tộc, tôn giáo và tranh chấp lãnh thổ


Câu 6. Đặc điểm lớn nhất của tình hình thế giới sau chiến tranh lạnh là

A. sự phát triển và chi phối quan hệ thế giới theo chiều hướng đa cực

B. sự phát triển thực lực về kinh tế của mỗi quốc gia

C. sự điều chỉnh quan hệ giữa các nước lớn theo chiều hướng đối thoại, thỏa hiệp, tránh xung đột trực tiếp

D. sự hội nhập quốc tế để các nước đang phát triển có cơ hội tiếp cận những thành tựu của khoa học kĩ thuật hiện đại


Câu 7. Trong xu thế hòa bình và ổn định của tình hình thế giới hiện nay, Việt Nam có được những cơ hội và thuận lợi nào?

A. Hội nhập quốc tế, thu hút vốn đầu tư và tiếp cận khoa học công nghệ

B. Nâng cao tính chuyên môn hóa trong sản xuất dây chuyền tự động

C. Giải quyết tình trạng thất nghiệp, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài

D. Có được thị trường lớn để đẩy mạnh xuất khẩu


Câu 8. Trong xu thế hòa bình và ổn định của tình hình thế giới hiện nay, Việt Nam đối mặt với những khó khăn và thách thức nào?

A. Sự cạnh tranh kinh tế, nguồn nhân lực lao động có chất lượng

B. Ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, ô nhiễm môi trường

C. Sử dụng và đào tạo hợp lí nguồn “dân số vàng”

D. Nguồn vốn đầu tư để phát triển cơ sở hạ tầng đô thị


Câu 9. Sự kiện lịch sử thế giới nào được xem là dấu mốc để phân kì của lịch sử thế giới từ sau chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Năm 1990 nước Đức tái thống nhất

B. Tháng 12/1989 Liên Xô và Mĩ tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh

C. Năm 1991, Liên Xô tan rã, đưa tới sự sụp đổ của trật tự hai cực Ianta

D. Năm 1948, sự xuất hiện của hai nhà nước với hai chế độ chính trị khác nhau ở Bán đảo Triều Tiên


Câu 10. Thế giới từ sau Chiến tranh lạnh, đã chứng kiến vấn đề gì diễn ra ngày càng mạnh mẽ?

A. xu thế toàn cầu hóa

B. tốc độ phát triển nhanh của nền kinh tế Trung Quốc

C. tình trạng xung đột sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ

D. Sức mạnh của nền kinh tế toàn cầu



BÀI 12 - PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM  TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 1925


Câu 1. Vì sao Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam?

A. Bù vào thiệt hại trong lần khai thác thứ nhất.

B. Để bù đắp thiệt hại do chiến tranh thế giới thứ nhất gây ra.

C. Để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam.

D Để độc chiếm thị trường Việt Nam.


Câu 2. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, Pháp đầu tư vốn nhiều nhất vào ngành nào?

A. Công nghiệp chế biến.

B. Nông nghiệp và khai thác mỏ.

C. Nông  nghiệp và thương nghiệp.

D. Giao thông vận tải.


Câu 3. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, lực lượng nào hăng hái và đông đảo nhất của cách mạng Việt Nam?

A. Công nhân 

B. Nông dân

C. Tiểu tư sản

D. Tư sản dân tộc


Câu 4. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, mâu thuẫn nào trở thành mâu thuẫn cơ bản, cấp bách hàng đầu của cách mạng Việt Nam?

A. Công nhân và tư sản

B. Nông dân và địa chủ

C. Nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp

D. Địa chủ và tư sản


Câu 5.  Sự kiện nào đánh dấu giai cấp công nhân Việt Nam bước đầu đi vào đấu tranh tự giác ?

A. Công hội(bí mật) Sài Gòn Chợ Lớn do Tôn Đức Thắng đứng đầu.

B. Bãi công của thợ nhuộm ở Chợ Lớn

C. Bãi công của công nhân ở Nam Định, Hà Nội, Hải Phòng

D. Bãi công của thợ máy xưởng Ba Son ở Cảng Sài Gòn ngăn tàu Pháp đàn áp cách mạng Trung Quốc.


Câu 6. Sự kiện nào đánh dấu Nguyễn Ái Quốc chuyển từ lập trường một người yêu nước sang lập trường một người cộng sản?

A. Tháng 6/1919, Nguyễn Ái Quốc gửi đến Hội nghị Véc-xai Bản yêu sách của nhân dân An Nam.

B. Giữa năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc Luận cương về vấn đề giải phóng dân tộc và vấn  đề thuộc địa của Lê-nin.

C. Tháng 12/1920, Nguyễn Ái Quốc tham gia Đại hội lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp.

D. Tháng 6/1925, thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên.


Câu 7. Tổ chức cách mạng yêu nước nào đi theo khuynh hướng dân chủ tư sản?

A. Việt Nam Quốc dân Đảng

B. Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên

C. Đảng Tân Việt

D. Công hội đỏ


Câu 8. Các tài liệu được Nguyễn Ái Quốc truyền bá về Việt Nam là:

A. Báo chí, tài liệu, các bài tham luận.

B. Báo chí và các tác phẩm.

C. Báo chí và nghị quyết.

D. Đường kách mệnh và Báo Thanh niên.


Câu 9.  Sự kiện đánh dấu bước đầu chấm dứt khủng hoảng về đường lối cách mạng Việt Nam là sự kiện nào?

A. Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa (7/1920).

B. Bãi công của công nhân Ba Son (8/1925).

C. Ba tổ chức cộng sản xuất hiện (1929).

D. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1/1930).


Câu 10.  Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, ở Việt Nam xuất hiện khuynh hướng cứu nước tiêu biểu nào?

A. Dân chủ tư sản.

B. Vô sản.

C. Dân chủ tư sản và cải lương.

D. Cải lương.


Câu 11. Công lao lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam là:

A. Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn

B. Truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin

C. Thành lập Đảng cộng sản Việt Nam

D. Thống nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng cộng sản Việt Nam


Câu 12: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác là con đường cách mạng vô sản”, đây là kết luận của Nguyễn Ái Quốc sau khi

A. gửi bản yêu sách của nhân dân Việt Nam đến Hội nghị Véc-xai.

B. đọc Luận cương về vấn đề giải phóng dân tộc của Lê-nin

C. tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp.

D. tham gia thành lập Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa



BÀI 13 - PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM  TỪ NĂM 1925 ĐẾN NĂM 1930


Câu 1. Tổ chức đầu tiên mà Nguyễn Ái Quốc tiếp cận khi Người về Trung Quốc :

A. Cộng sản đoàn.

B. Tâm Tâm xã.

C. Hội việt Nam cách mạng Thanh Niện.

D. Hội các dân tộc bị áp bức ở Á Đông


Câu 2. Sự phân hóa của Tân Việt cách mạng đảng đã dẫn đến thành lập tổ chức cộng sản nào ở Việt Nam năm 1929?

A. Đông Dương cộng sản đảng.

B. An Nam cộng sản đảng.

C. Đông Dương cộng sản liên đoàn.

D. Đông Dương cộng sản đảng và Đông Dương cộng sản liên đoàn.


Câu 3. Điểm giông nhau giữa Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo và Luận cương chính trị do Trần Phú soạn thảo?

A. Lãnh đạo cách mạng là Đảng cộng sản.

B. Lực lượng cách mạng là công nhân và nông dân.

C. Nhiệm vụ cách mạng là đánh đế quốc và  phong kiến.

D. Khẩu hiệu thành lập chính phủ cộng hòa.


Câu 4. Đâu không phải ý nghĩa của sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam?

A. Sự kết hợp tất yếu của quá trình đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam.

B. Mở ra một bước ngoặt lịch sử vĩ đại trong của cách mạng Việt Nam.

C. Chấm dứt thời kì khủng hoảng đường lối của cách mạng Việt Nam.

D. Là cuộc tập dượt đầu tiên cho thắng lợi của cách mạng Việt Nam


Câu 5. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời (1930) là bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam vì đã chấm dứt

A. thời kì truyền bá lí luận cách mạng giải phóng dân tộc vào Việt Nam.

B. hoạt động riêng lẻ của ba tổ chức cộng sản

C. vai trò lãnh đạo của giai cấp tư sản Việt Nam.

D. thời kì khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo.


Câu 6. Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam cuối năm 1929 khẳng định bước phát triển mới của cách mạng Việt Nam vì

A. thúc đẩy phong trào dân tộc dân chủ phát triển.

B. từ đây liên minh công – nông được hình thành và phát triển mạnh mẽ.

C. chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo.

D. chứng tỏ hệ tư tưởng vô sản giành ưu thế trong phong trào dân tộc


Câu 7. Tờ báo nào dưới đây là cơ quan ngôn luận của Đông Dương cộng sản Đảng?

A. Nhân đạo.           

B. Thanh niên.        

C. Búa liềm.     

D. Người cùng khổ.


Câu 8. Phong trào vô sản hóa từ cuối năm 1928 đã tạo ra được sự chuyển biến:

A. Liên kết được phong trào công nhân với nông dân.

B. Phong trào đấu tranh của công nhân bước sang giai đoạn đấu tranh tự giác.

C. Phong trào Công nhân trở thành nòng cốt của phong trào dân tộc trong cả nước.

D. Lôi kéo được trí thức tiểu tư sản tham gia.


Câu 9. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam được triệu tập (6-1-1930) tại Hương Cảng vì nhiều lí do? Lí do nào sau đây không đúng?

A. Chấm dứt sự chia rẽ giữa các tổ chức cộng sản.

B. Yêu cầu bức thiết của cách mạng Việt Nam lúc đó.

C. Yêu cầu của Quốc tê cộng sản.

D. Để thay thế vai trò của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên.


Câu 10. Căn cứ vào đâu để khẳng định Cương lĩnh chính trị đẩu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam là đúng đắn và sáng tạo?

A. Vạch ra vấn đề cơ bản về đường lối cách mạng Việt Nam.

B. Đã thể hiện rõ tính độc lập dân tộc và tự do của dân tộc Việt Nam.

C. Khẳng định cách mạng Việt Nam là bộ phận của cách mạng thế giới.

D. Kêu gọi các dân tộc trên thế giới đòan kết chống kẻ thù chung.


Câu 11. Nội dung nào sau đây không phải là yếu tố dẫn đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam?

A. Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản.

B. Sự thất bại của Việt Nam Quốc dân đảng.

C. Sự phát triển của phong trào yêu nước Việt Nam.

D. Sự phát triển tự giác phong trào công nhân Việt Nam.



BÀI 14 - PHONG TRÀO CÁCH MẠNG 1930 – 1935

Câu 1. Năm 1930, kinh tế Việt Nam bước vào thời kì suy thoái, khủng hoảng bắt đầu từ ngành

A. công nghiệp

B. nông nghiệp

C. thương nghiệp

D. ngân hàng


Câu 2. Phong trào cách mạng 1930 – 1931 nổ ra chủ yếu ở đâu?

A. Nông thôn, rừng núi

B. Đồng bằng, đô thị

C. Nông thôn và các trung tâm công nghiệp

D. Đô thị và các trung tâm công nghiệp


Câu 3. Trong  phong trào cách mạng 1930 – 1931, cuộc đấu tranh nào thể hiện tình đoàn kết  với nhân dân lao động thế giới?

A. Từ tháng 2 đến tháng 4/ 1930 bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh của nhân dân đòi cải thiện đời sống.

B. Tháng 5/1930, trên phạm vi cả nước đã bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh nhân ngày Quốc tế lao đông 1-5.

C. Tháng 9/1930, phong trào đấu tranh dâng cao ở 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.

D. Tháng 9/1930, Nông dân Huyện Hưng Nguyên ( Nghệ An) biểu tình mạnh mẽ.


Câu 4. Mục tiêu và nhiệm vụ được Đảng ta xác định trong phong trào cách mạng 1930 – 1931 là

A. chống bọn phản động thuộc địa và tay sai, đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo, hòa bình.

B. chống phát xít, chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình.

C. chống đế quốc và phong kiến đòi độc lập dân tộc và ruộng đất dân cày.

D. chống đế quốc và phát xít Pháp - Nhật, đòi độc lập cho dân tộc.


Câu 5. Trong Luận cương chính trị của Đảng do Trần Phú soạn thảo, đã xác định lực lượng của cách mạng là

A. công nhân, nông dân và binh lính

B. nông dân và tiểu tư sản

C. công nhân và tư sản

D. công nhân và nông dân


Câu 6. Đại hội đại biểu lần thứ nhất Đảng Cộng sản Đông Dương diễn ra vào thời gian nào, ở đâu?

A. Tháng 6/1925 ở Hương Cảng ( Trung Quốc)

B. Tháng 2/1930 ở Hương Cảng ( Trung Quốc)

C. Tháng 10/1930 ở Thượng Hải ( Trung Quốc)

D. Tháng 3/1935 ở Ma Cao ( Trung Quốc)


Câu 7. Chính quyền Xô Viết  không thực hiện chính sách nào sau đây?

A. Thành lập các đội tự vệ đỏ và tòa án nhân dân.

B. Chia ruộng đất công cho dân cày, bãi bỏ một số loại thuế.

C. Mở lớp dạy chữ Quốc ngữ cho các tầng lớp nhân dân

D. Cho nhân dân thành lập các phường, hội tự do buôn bán, phát triển kinh tế.


Câu 8: Nội dung nào không phải ý nghĩa lịch sử của phong trào cách mạng 1930 - 1931?  

A. Đảng Cộng sản Đông Dương được Quốc tế Cộng sản công nhận là một phân bộ độc lập.

B. Khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng, quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân.

C. Khối liên minh công - nông hình thành, công nhân và nông dân đoàn kết đấu tranh.

D. Quần chúng nhân dân đã đánh bại được những âm mưu thâm độc của kẻ thù.


Câu 9. Kết quả có ý nghĩa lớn nhất của phong trào cách mạng 1930 - 1931 là

A. khối liên minh công - nông được hình thành.

B. nhân dân lao động đã giành được chính quyền.

C. giáng đòn quyết liệt vào đế quốc Pháp và bọn phong kiến tay sai.

D. thành lập được chính quyền kiểu mới “của dân, do dân, vì dân”.


Câu 10. Vì sao phong trào cách mạng 1930 - 1931, được đánh giá là "cuộc tập dượt đầu tiên chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công"?

A. Để lại nhiều bài học quí báu về công tác tư tưởng, về xây dựng khối liên minh công - nông và Mặt trận Dân tộc thống nhất.

B. Đảng Cộng sản Đông Dương giành được quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

C. Phong trào đã giáng một đòn quyết liệt vào bọn đế quốc và phong kiến tay sai.

D. Quần chúng lao động tiến hành khởi nghĩa vũ trang và giành thắng lợi.



BÀI 15 – PHONG TRÀO DÂN CHỦ 1936 – 1939

Câu 1Sự kiện lịch sử nào dưới đây không tác động tới phong trào dân chủ 1936 – 1939?

A. Khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933.

B. Chủ nghĩa phát xít lên nắm quyền đầu những năm 30 của thế kỷ XX

C. Đại hội VII của Quốc tế cộng sản họp tại Maxcơva (tháng 7/1930).

D. Chính phủ Mặt trận nhân dân lên cầm quyền ở Pháp (tháng 6/1936).


Câu 2Kẻ thù của cách mạng thế giới được Đại hội VII của Quốc tế cộng sản xác định đó là:

A. Chủ nghĩa phát xít.                            

B. Chủ nghĩa đế quốc.

C. Bọn phản động thuộc địa.

D. Chủ nghĩa thực dân..


Câu 3Nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam được Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng  Cộng sản Đông Dương (tháng 7/1936) xác định, đó là:

A. Đánh đuổi đế quốc Pháp, giành độc lập dân tộc.

B. Đánh đuổi đế quốc Pháp và phong kiến tay sai.

C. Chống phát xít, chống chiến tranh, giành độc lập dân tộc.

D. Chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh.


Câu 4Mục tiêu đấu tranh của phong trào cách mạng thế giới 1936-1939….

A. ruộng đất, cơm áo, hòa bình.      

B. độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội.

C. giành dân chủ, bảo vệ hòa bình.

D. độc lập dân tộc và người cày có ruộng.


Câu 5Để tập hợp lực lượng cách mạng giai đoạn 1936 – 1939, Đảng Cộng sản Đông Dương đã có chủ trương gì?

A. Thành lập mặt trận Việt Minh.

B. Thành lập Mặt trận tổ quốc Việt Nam.

C. Thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh.

D. Thành lập Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.


Câu 6Khẩu hiệu đấu tranh của thời kì cách mạng 1936-1939 là gi?

A. “Độc lập dân tộc” - “Người cày có ruộng”.

B. “Tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho dân cày”.

C. “Đánh đổ đê quốc Pháp - Đông Dương hoàn toàn độc lập”.

D. “Chống phát xít chống chiến tranh, đòi tự do dân chủ, cơm áo hòa bình”.


Câu 7. Lực lượng cách mạng tham gia phong trào dân chủ 1936 – 1939 là:

A. Công nhân và nông dân

B. Tư sản dân tộc, học sinh sinh viên và thợ thủ công.

C. Trung và tiểu địa chủ, nông dân, trí thức tiểu tư sản

D. Công nhân và nông dân, trí thức và dân nghèo thành thị.   


Câu 8. Một trong những bài học kinh nghiệm của phong trào dân chủ 1936 – 1939…

A. về chớp thời cơ trong cách mạng.

B. về xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất.

C. xây dựng khối liên minh công nông trí thức.

D. giành chính quyền và xây dựng chính quyền.


Câu 9Cuộc đấu tranh công khai, hơp pháp trong những năm 1936-1939 thực chất là:

A. Một cao trào cách mạng dân tộc dân chủ.

B. Một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.

C. Một cuộc đấu tranh giai cấp.

D. Một cuộc tuyên truyền vận động  chủ nghĩa Mác - Lênin.


Câu 10. Ý nghĩa của cuộc vận động dân chủ 1936 – 1939 là:

A. Là cuộc tổng diễn tập lần thứ nhất của Đảng chuẩn bị cho cách mạng tháng Tám 1945.

B. Là cuộc tổng diễn tập lần thứ hai của Đảng chuẩn bị cho cách mạng tháng Tám 1945.

C. Hình thành khối liên mình công nông, binh

D. Khẳng định vai trò lãnh đạo của Mặt trận Việt Minh


BÀI 16 – PHONG TRÀO GPDT VÀ TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM NĂM 1945. NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA RA ĐỜI.


Câu 1. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11.1939 chủ trương thành lập

A. Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.

B. Mặt trận Dân chủ Đông Dương.

C. Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.

D. Mặt trận Việt Minh.


Câu 2. Hội nghị nào đánh dấu sự chuyển hướng chiến lược đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu?

A. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương 7/1936.

B. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương 3/1938.

C. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương 11/1939.

D. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương 5/1941.


Câu 3. Hội nghị nào đã xác định hình thái cuộc khởi nghĩa ở nước ta là đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa?

A. Hội nghị BCHTW Đảng Cộng sản Đông Dương 7/1936.

B. Hội nghị BCHTW Đảng Cộng sản Đông Dương 3/1938.

C. Hội nghị BCHTW Đảng Cộng sản Đông Dương 11/1939.

D. Hội nghị BCHTW Đảng Cộng sản Đông Dương 5/1941.


Câu 4. Chỉ thị “Sửa soạn khởi nghĩa” là của

A. Chủ tịch Hồ Chí Minh.

B. Tổng bộ Việt Minh.

C. Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân.

D. Cứu quốc quân.


Câu 5. Hội nghị nào đã hoàn chỉnh chủ trương chuyển hướng chiến lược đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu?

A. Hội nghị BCHTW Đảng Cộng sản Đông Dương 7/1936.

B. Hội nghị BCHTW Đảng Cộng sản Đông Dương 3/1938.

C. Hội nghị BCHTW Đảng Cộng sản Đông Dương 11/1939.

D. Hội nghị BCHTW Đảng Cộng sản Đông Dương 5/1941.


Câu 6. Quân lệnh số 1 chính thức phát lệnh Tổng khởi nghĩa trong toàn quốc là của

A. Mặt trận Việt Minh.

B. Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc.

C. Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam.

D. Chủ tịch Hồ Chí Minh.


Câu 7. Sự kiện lịch sử nào chứng tỏ Đảng ta hoàn chỉnh công việc chuẩn bị chủ trương đường lối cho cách mạng tháng Tám ?

A. Hội nghị trung ương tháng 11/1939.

B. Hội nghị trung ương 8 tháng 5/1941.

C. Hội nghị toàn quốc của Đảng (từ 13 đến 15/8/1945).

D. Đại hội quốc dân Tân Trào (từ 16 đến 18/8/1945).


Câu 8. Chỉ thị « Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta » ra đời trong hoàn cảnh nào ?

A. Ngay sau khi Nhật tiến vào Đông Dương.

B. Ngay thời điểm Nhật nổ súng đảo chính Pháp

C. Ngay sau khi Nhật nổ súng đảo chính Pháp.

D. Ngay khi quân Đồng minh vào Đông Dương.


Câu 9. Nội dung nào sau đây không thuộc về quá trình chuẩn bị trực tiếp của Đảng cho tổng khởi nghĩa cách mạng tháng Tám năm 1945 ?

A. Xây dựng lực lượng chính trị.

B. Xây dựng lực lượng vũ trang.

C. Xây dựng chính quyền mới.

D. Xây dựng căn cứ địa cách mạng.


Câu 10. Nội dung nào thể hiện sự sáng tạo của Đảng Cộng sản Đông Dương trong hội nghị tháng 5.1941?

A. Đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.

B. Xác định chuẩn bị khởi nghĩa là nhiệm vụ trung tâm.

C. Thành lập Mặt trận Việt Minh.

D. Tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất


BÀI 17 - NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA TỪ SAU NGÀY 2/9/1945 ĐẾN TRƯỚC NGÀY 19/12/1946


Câu 1. Khó khăn nào lớn nhất đưa chính quyền cách mạng nước ta sau ngày 2-9-1945 vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”?

A. Các tổ chức phản cách mạng ngóc dậy chống phá.

B. Nạn đói, nạn dốt đang đe doạ nghiêm trọng.

C. Âm mưu của quân Tưởng và quân Pháp.

D. Ngân quỹ nhà nước trống rỗng.


Câu 2. Trước ngày 6-3-1946, Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh thực hiện sách lược gì?

A. Hòa với quân Tưởng để đánh quân Pháp.

B. Hòa với quân Pháp để đuổi Tưởng về nước.

C. Hòa với Pháp và Tưởng để chuẩn bị lực lượng.

D. Tích cực chuẩn bị lực lượng để kháng chiến lâu dài.


Câu 3. Chủ tịch Hồ Chí Minh kí Tạm ước 14 - 9 - 1946 với Chính phủ Pháp tại đâu?

A. Thành phố Đà Lạt.

B. Phôngtenblô.

C. Pa-ri.

D. Thủ đô Hà Nội.


Câu 4. Bằng việc kí Hiệp định Sơ bộ 6-3 và Tạm ước 14-9-1946, chúng ta đã đập tan âm mưu của

A. Đế quốc Mĩ cấu kết với  Tưởng.        

B. Đế quốc Pháp cấu kết  với Tưởng.

C. Tưởng cấu kết với Pháp.

D. Đế quốc Pháp cấu kết với Anh.


Câu 5. Một chế độ chính trị vững mạnh phải được xây đựng  trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, quân sự, là nhà nước của dân, do dân, vì dân là mục đích của

A. 10 chính sách của Việt Minh.

B. Tổng khởỉ nghĩa cách mạng tháng Tám 1945.

C. Tuyên ngôn độc lập 2-9-1945.

D. Tổng tuyển cử bầu quốc hội (6-1-1946).


Câu 6. Ý nghĩa chính trị của cuộc Tổng tuyển cử ngàỵ 6-1-1946 và việc bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp?

A. Tạo cơ sở pháp lý vững chắc, nâng cao uy tín nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

B. Khơi dậy tinh thần yêu nước, làm thất bại âm mưu xuyên tạc, chia rẽ của kẻ thù.

C. Đưa đất nước thoát khỏi tình thế  ngàn cân treo sợi tóc.

D. Khẳng định Việt Nam là một quốc gia độc lập có chủ quyền.


Câu 7. Để đẩy lùi nạn đói, biện pháp nào là quan trọng nhất?

A. Lập hũ gạo tiết kiệm trong nhân dân.

B. Tổ chức ngày đồng tâm để có thêm gạo cứu đói.

C. Phát động phong trào thi đua sản xuất .

D. Chia lại ruộng công cho nông dân.


Câu 8. Biện pháp nào quan trọng nhất để chính quyền cách mạng kịp thời giải quyết khó khăn vể tài chính sau Cách mạng tháng Tám?

A. Dựa vào lòng nhiệt tình yêu nước của nhân dân.

B. Chính phủ kí sắc lệnh phát hành tiền Việt Nam.

C. Quốc hội quyết định cho lưu hành tiền Việt Nam trong cả nước .

D. Tiết  kiệm chi tiêu, kêu gọi nhân dân giúp đỡ.


Câu 9. Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi đồng bào thực hiện Tuần lễ vàng” “Quỹ độc lập” nhằm mục đích gì?

A. Giải quyết khó khăn về tài chính của đất nước.

B. Quyên góp tiền, để xây dựng đất nước.

C. Quyên góp vàng, bạc để xây dựng đất nước.

D. Để hổ trợ việc giải quyết nạn đói cho nhân dân.


Câu 10. Ý nghĩa của những kết quả đạt được trong việc giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn vể tài chính

A. Thể hiện được bản chất, tính ưu việt của chế độ mới.

B. Cổ vũ động viên nhân dân ta quyết tâm bảo vệ chính quyền cách mạng.

C. Chuẩn bị vật chất, tinh thần tiến tới cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

D. Giúp đất nước ta thoát khỏi muôn vàn khó khăn thử thách.

Câu 11. Kẻ thù nào dọn đường tiếp tay cho thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta?

A. Bọn Việt quốc, Việt cách.

B. Đế quốc Anh.

C. Các lực lượng phản cách mạng trong nước.

D. Bọn Nhật đang còn tại Việt Nam.

Câu 12. Khi thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta mở đầu là cuộc chiến đấu 

A. Sài Gòn - Chợ Lớn.

B. Nam Bộ.

C. Trung Bộ.

D. Bến Tre.

Câu 13. Lý do nào là quan trong nhất để Đảng ta chủ trương khi thì tạm thời hoà hoãn với Tưởng để chống Pháp, khi thì hoà hoãn với Pháp để đuổi Tưởng?

A. Tưởng dùng bọn tay sai Việt quốc, Việt cách để phá ta từ bên trong.

B. Thực dân Pháp được sự giúp đỡ, hậu thuẫn của Anh.

C. Chính quyền của ta còn non trẻ, không thể một lúc chống 2 kẻ thù mạnh.

D. Tưởng có nhiều âm mưu chống phá cách mạng.

Câu 14. Tại sao ta chuyển từ chiến lược đánh Pháp sang chiến lược hoà hoãn nhân nhượng Pháp?

A. Vì quân Pháp được quân Anh hậu thuẫn.

B. Vì ta tránh tình trạng một lúc đối phó với nhiều kẻ thù.

C. Vì Pháp và Tưởng đã bắt tay cấu kết với nhau chống ta.

D. Vì Pháp được bọn phản động tay sai giúp đỡ.

Câu 15. Sự kiện nào sau đây là nguyên nhân làm cho Đảng ta thay đổi chiến lược từ hoà hoãn với Tưởng để chống Pháp sang hoà hoãn với Pháp để đuổi Tưởng?

A. Quốc hội khoá I nhường cho Tưởng và tay sai một số ghế trong quốc hội.

B. Hiệp ước Hoa - Pháp được kí kết (28/12/946).

C. Hiệp định sơ bộ Việt - Pháp  được kí kết (6-3-1946).

D. Tạm ước Việt - Pháp được kí kết (14-9-1946).

Câu 16. Vì sao ta kí với Pháp Hiệp định sơ bộ 6-3-1946?

A. Lực lượng ta còn yếu so với Pháp, tránh đụng độ nhiều kẻ thù một lúc.

B. Để nhanh chóng gạt 20 vạn quân Tưởng về nước.

C. Tranh thủ thời gian hoà hoãn củng cố và phát triển lực lượng .

D. Tạo điều kiện để ta chuẩn bị kháng chiến lâu dài.

Câu 17. Việc kí Hiệp định sơ bộ 6-3-1946 chứng tỏ

A. Sự mềm dẻo của ta trong việc phân hoá kẻ thù.

B. Đường lối chủ trương đúng đắn kịp thời của Đảng ta.

C. Sự thoả hiệp của Đảng ta và chính phủ ta.

D. Sự non yếu trong lãnh đạo của ta. ,

Câu 18. Diều khoản nào trong Hiệp định sơ bộ 6-3-1946 có lợi thực tế cho ta?

A. Pháp công nhận Việt Nam dân chủ cộng hoà là 1 quốc gia tự do.

B. Pháp công nhận ta có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng nằm trong khối Liên hiệp Pháp.

C. Chính phủ ta thoả thuận cho 15.000 quân Pháp vào miền Bắc thay quân Tưởng.

D. Hai bên thực hiện ngừng  bắn ngay ở Nam Bộ.

Câu 19. Để chống lại  2 kẻ thù Tưởng và Pháp, Đảng và Bác đã thực hiện nhiều chủ trương, biện pháp. Chủ trương biện pháp nào sau đây được xem  đau đớn nhất để cứu vãn tình hình?

A. Để tay sai Tưởng được tham gia quốc hội và chính trị.

B . Dảng Cộng sản Đông Dương tuyên bố giải tán sự thật là rút vào bí mật.

C.  Nhận tiêu tiền “Quan kim” “Quốc tệ” của Tưởng.

D.  Kí Hiệp định sơ bộ 6-3-1946, đồng ý cho Pháp ra miền Bắc thay thế Tưởng.

Câu 20. Tạm ước 14-9-1946 ta nhân nhượng cho Pháp một số vấn đề gì?

A. Một số quyền lợi về kinh tế và văn hoá.

B. Chấp nhận cho Pháp đưa 15000 quân ra Bắc.

C. Một số quyền lợi về chính trị, quân sự.

D. Một số quyền lợi về kinh tế, quân sự.




ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ I

MÔN: LỊCH SỬ - 11

Năm học: 2018 - 2019


Bài 1: NHẬT BẢN

I. Mức độ nhận biết

Câu 1. Cuộc cải cách Duy Tân Minh trị được tiến hành trên các lĩnh vực nào?

A. Chính trị, kinh tế, quân sự và ngoại giao.

         B. Chính trị, quân sự, văn hóa - giáo dục và ngoại giao với Mĩ.

C. Chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa- giáo dục.

D. Kinh tế, quân sự, giáo dục và ngoại giao.

Câu 2. Trong Hiến pháp mới năm 1889 của Nhật, thể chế mới là?

A. Cộng hòa. B. Quân chủ lập hiến.

C. Quân chủ chuyên chế. D. Liên bang.

Câu 3 Để tiến hành cuộc Duy tân 1868, Thiên hoàng Minh Trị dựa vào tầng lớp nào?

A. Nông dân . B. Đaimyô.

C. Samurai. D. Thợ thủ công.

Câu 4 Nhân tố nào được xem là “chìa khóa vàng” của cuộc Duy tân ở Nhật Bản năm 1868?

A. Giáo dục. B. Quân sự.

C. Kinh tế. D. Chính trị.

Câu 5 Tính chất của cuộc cải cách Minh Trị ở Nhật Bản năm 1868 là gì?

A. Cách mạng vô sản. B. Cách mạng tư sản triệt để.

C. Chiến tranh đế quốc. D. Cách mạng tư sản không triệt để.

Câu 6 Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Nhật?

A. Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến.

B. Chủ nghĩa đế quốc cho vay nặng lãi.

C. Chủ nghĩa đế quốc thực dân.

D. Chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt.

Câu 7 Tại sao Nhật Bản phải tiến hành cải cách?

A. Để duy trì chế độ phong kiến.

B. Để thoát khỏi nước phong kiến lạc hậu.

C. Để tiêu diệt Tướng quân.

D. Để bảo vệ quyền lợi quý tộc phong kiến.

Câu 8 Tại sao gọi cải cách Minh Trị năm 1868 là cuộc cách mạng tư sản không triệt để?

A. Liên minh qúy tộc - tư sản nắm quyền.

B. Kinh tế Nhật Bản vẫn còn lệ thuộc vào bên ngoài.

C. Vấn đề ruộng đất của nông dân da duoc giải quyết...

D. Chưa xóa bỏ những bất bình đẳng với đế quốc.

Câu 9 Khi Nhật Bản chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc gắn liền với…

A. các cuộc chiến tranh xâm lược. B. mua phát minh từ bên ngoài vào.

C. chú trọng phát triển nông nghiệp. C. đẩy mạnh đầu tư giao thông vận tải.

Câu 10 Vì sao nói chủ nghĩa đế quốc Nhật Bản là chủ nghĩa đế quốc quân phiệt?

A. Nhật Bản chủ trương xây dựng đất nước bằng sức mạnh quân sự.

B. Thiên Hoàng tiếp tục quản lý nhà nước về mọi mặt.

C. Nhật Bản chủ trương xây dựng đất nước bằng sức mạnh kinh tế.

D. Nhật Bản vẫn duy trì quyền sở hữu ruộng đất phong kiến.

Câu 11 Nhật Bản xác định biện pháp chủ yếu để vươn lên trong thế giới tư bản chủ nghĩa là gì?

A. Chạy đua vũ trang với các nước tư bản chủ nghĩa.

B. Mở rộng lãnh thổ ra bên ngoài.      

C. Tiến hành chiến tranh giành giật thuộc địa, mở rộng lãnh thổ.

D. Tăng cường tiềm lực kinh tế và quốc phòng.

Câu 12 Hiện nay, Việt Nam áp dụng được bài học kinh nghiệm gì của Nhật Bản trong cải cách Minh Trị trên lĩnh vực giáo dục ?

A. Mở rộng hệ thống trường học.

B. Chú trọng dạy nghề cho thanh niên.

C. Cử những học sinh giỏi đi thi với các nước phương Tây.

D. chú trọng nội dung khoa học-kỉ thuật.

Câu 13Tính chất của phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ (1885 – 1908) là

A. phong trào dân chủ. B. phong trào độc lập.

C. phong trào dân tộc. D. phong trào dân sinh.

Câu 14 Vai trò của Đảng Quốc đại trong lịch sử Ấn Độ?

A. Nắm ngọn cờ lãnh đạo phong trào đấu tranh của Ấn Độ.

B. Xây dựng quân đội mạnh cho đất nước Ấn Độ.

C. Lãnh đạo cuộc cách mạng xanh ở Ấn Độ.

D. Đi đầu trong các cuộc cải cách ở Ấn Độ.

Câu 15 Điểm khác biệt trong phong trào độc lập dân tộc ở Ấn Độ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất so với các nước khác ở châu Á là

A. Chủ yếu đấu tranh bằng biện pháp ôn hòa.

B. Chủ yếu đấu tranh bằng biện pháp cải cách.

C. Chủ yếu đấu tranh bằng biện pháp bạo động

D. Chủ yếu đấu tranh bằng biện pháp kinh tế.

Câu 16  Đảng Quốc Đại được thành lập có vai trò như thế nào đối với phong trào giải phóng dân tộc ở Ấn Độ?

A. Đánh dấu giai đoạn mới trong phong trào giải phóng dân tộc, giai cấp tư sản Ấn Độ bước lên vũ đài chính trị.

B. Tạo điều kiện phong trào giải phóng dân tộc Ấn Độ phát triển sang giai đoạn mới

C. Là chính đảng của giai cấp tư sản, có khả năng giải phóng dân tộc cho nhân dân Ấn Độ

D. Là đảng của giai cấp tư sản, có chủ trương giải phóng dân tộc đầu tiên ở Ấn Độ

Câu 16 Tình hình Ấn Độ đầu thế kỉ XVII có đặc điểm gì giống với các nước phương Đông khác?

A. Đứng trước nguy cơ xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây.

B. Đi theo con đường chủ nghĩa tư bản

C. Là thuộc địa của các nước phương Tây

D. Trở thành nước độc lập tiến lên chủ nghĩa tư bản


Bài 3: TRUNG QUỐC

Câu 17. Cuộc chiến tranh mà thực dân Anh tiến hành xâm lược Trung Quốc còn có tên gọi là gì?

A. Chiến tranh vũ khí. B. Chiến tranh lạnh.

C. Chiến tranh thuốc phiện. D. Chiến tranh cục bộ.

Câu 18. Trước sự xâm lược của các nước đế quốc, thái độ của triều đình Mãn Thanh như thế nào?

A. Cương quyết chống lại. B. Thỏa hiệp với cái nước đế quốc.

C. Đóng cửa. D. Trông chờ vào sự giúp đỡ bên ngoài.

Câu 19. Trước sự xâm lược của các nước đế quốc, triều đình Mãn Thanh có thái độ gì?

A. Kiên quyết chống lại các đế quốc xâm lược

B. Bỏ mặc nhân dân

C. Thỏa hiệp với các nước đế quốc

D. Trông chờ ào sự giúp đỡ từ bên ngoài

Câu 20. Cuộc khởi nghĩa nông dân nào lớn nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc?

A. Thái Bình Thiên quốc. B. Nghĩa Hòa đoàn.

C. Khởi nghĩa Vũ Xương. D. Khởi nghĩa Thiên An môn.

Câu 21. Với điều ước nào Trung Quốc thực sự trở thành nước nữa thuộc địa nữa phong kiến?

A. Tân Sửu.   B. Nam Kinh.   C. Bắc Kinh.  D. Nhâm Ngọ.

Câu 22. Tính chất của cuộc Cách mạng Tân Hợi năm 1911 là gì?

A. Cách mạng vô sản. B. Cách mạng Dân chủ tư sản.

C. Chiến tranh đế quốc.   D. Cách mạng văn hóa.

Câu 23. Ý nào sau đây không đúng khi nói về mục tiêu của Trung Quốc Đồng minh Hội?

A. Đánh đổ Mãn Thanh.

B. Khôi phục Trung Hoa, thành lập Dân quốc.

C. Bình đẳng ruộng đất cho dân cày.

D. Đánh đuổi Đế quốc xâm lược.

Câu 24. Những mâu thuẫn nào tồn tại trong lòng xã hội Trung Quốc khi bị các nước đế quốc xâm lược?

A. Tồn tại 2 mâu thuẩn: Nông dân >< đế quốc, nhân dân TQ >< phong kiến.

B. Tồn tại 2 mâu thuẩn: Nhân dân TQ >< phong kiến, nông dân >< đế quốc.

C. Tồn tại 2 mâu thuẩn: Nông dân >< phong kiến, nhân dân TQ >< đế quốc.

D. Tồn tại 2 mâu thuẩn: Đế quốc>< phong kiến, địa chủ >< nông dân.

Câu 25. Ảnh hưởng của Cách mạng Tân Hợi đến phong trào giải phóng dân tộc đến châu Á như thế nào?

A. Góp phần cổ vũ phong trào đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản.

B. Góp phần cổ vũ phong trào đấu tranh theo khuynh hướng vô sản.

C. Góp phần cổ vũ phong trào đấu tranh vì mục tiêu kinh tế.

D. Góp phần cổ vũ phong trào đấu tranh chống chiến tranh đế quốc phi nghĩa.

Câu 26. Hạn chế của học thuyết “Tam dân” của Tôn Trung Sơn là

A. không chú trọng mục tiêu chống phong kiến.

B. không chú trọng mục tiêu chống đế quốc.

C. không chú trọng mục tiêu dân chủ dân sinh.

D. không chú trọng mục tiêu vì sự tiến bộ của đất nước.

Câu 27. Vì sao phong trào Duy tân ở Trung Quốc thất bại?

A. Do các nước đế quốc liên minh đàn áp mạnh mẽ.

B. Vấp phải sự chống đối của phái thủ cựu ở triều đình.

C. Do trang bị vũ khí thô sơ, lạc hậu.

D. Do giai cấp vô sản chưa đủ lớn mạnh.

Câu 28. Ý nào sau đây không đúng khi nhận xét về phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ giữa TK XIX – đầu TK XX?

A. Diễn ra sôi nổi mạnh mẽ, phạm vi rộng.

B. Hình thức đấu tranh phong phú.

C. Giai cấp vô sản lớn mạnh.

D. Giai cấp tư sản lớn mạnh.

Câu 29. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế của Cách mạng Tân Hợi 1911 là?

A. Để chính quyền cách mạng rơi vào tay thế lực phong kiến quân phiệt.

B. Một số người lãnh đạo Đồng Minh hội chủ trương thương lượng,nhượng bộ, không kiên quyết.

C. Không giải quyết được vấn đề cơ bản của cách mạng là ruộng đất cho nông dân.

D. Không thực hiện được vấn đề giải phóng dân tộc vấn đề cơ bản của cuộc cách mạng.

Bài 6. CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT ( 1914-1918 )

Câu 30. Nguyên cớ nào dẫn tới bùng nổ chiến tranh thế giới thứ nhất ? *

A. Thái tử Áo-Hung bị một người Xéc-bi ám sát.  

B. Vua Vin-hen II của Đức bị người Pháp tấn công.

C. Nga tấn công vào Đông Phổ.     

D. phe Hiệp ước thành lập.

Câu 31. Năm 1882, phe Liên minh thành lập gồm

A. Anh, Pháp, Nga.  B. Đức, Áo–Hung, Italia.

C. Anh, Đức, Italia.    D. Pháp, Áo-Hung, Italia.


Câu 32. Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, ngày 2/4/1917 diễn ra sự kiện

A. Nga tuyên bố rút khỏi chiến tranh.   

B. Anh-Pháp tấn công Áo-Hung.

C. Mĩ tuyên chiến với Đức..    

D. Italia đầu hàng phe Hiệp ước

Câu 33. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1914 -1918 ) do *

A. Thái tử Áo - Hung bị ám sát.

B. mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về thuộc địa.

C. sự hiếu chiến của đế quốc Đức.

D. chính sách trung lập của Mĩ.

Câu 34. Trong quá trình chiến tranh thế giới thứ nhất, thắng lợi của cách mạng Tháng Mười Nga và việc thành lập nhà nước Xô Viết đánh dấu ***

A. bước chuyển lớn trong cục diện chính trị thế giới.

B. thắng lợi toàn diện của CNXH.

C. chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc.

D. thất bại hoàn toàn của phe Liên minh.

Câu 35. Chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1914-1918 ), mang tính chất

A. phi nghĩa thuộc về phe Liên minh.

B. phi nghĩa thuộc về phe Hiệp ước.

C. chiến tranh đế quốc xâm lược, phi nghĩa    

D. chính nghĩa về các nước thuộc địa.

Câu 36. Ngày 11/11/1918, diễn ra sự kiện nào sau đây

A. cách mạng Đức bùng nổ.

B. Nga tuyên bố rút khỏi chiến tranh.

C. Áo-Hung đầu hàng.

D. Đức phải kí hiệp định đầu hàng không điều kiện.

Câu 37. Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, chiến dịch Véc-đoong năm 1916 diễn ra ở nước nào?

A. Anh.    B. Đức. C. Pháp.       D. Nga.

Câu 38. Đầu thế kỉ XX, ở châu Âu đã hình thành 2 khối quân sự đối đầu nhau là

A. Hiệp ước và Đồng minh. B. Hiệp ước và Phát xít.

C. Phát xít và Liên minh. D. Liên minh và Hiệp ước.

Câu 39. Cuối thế kỉ XIX đầu XX, trong cuộc đua giành giật thuộc địa, Đức là kẻ hung hăng nhất vì :

A. có tiềm lực kinh tế và quân sự.

B. có tiềm lực kinh tế và quân sự nhưng lại ít thuộc địa.

C. có tiềm lực quân sự và ít thuộc địa nhất châu Âu.

D. có tiềm lực kinh tế và nhiều thuộc địa.

Câu 40.Từ cuối thế kỉ XIX, Đức đã vạch kế hoạch tiến hành chiến tranh nhằm

A. giành giật thuộc địa, chia lại thị trường. 

B. làm bá chủ thế giới và đứng đầu châu Âu.

C. bành trướng thế lực ở châu Phi.

D. tiêu diệt nước Nga, làm bá chủ thế giới.

Câu 41.Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, chiến thắng nào của phe Hiệp ước đã làm thất bại kế hoạch “ đánh nhanh thắng nhanh ” của Đức

A. Pháp phản công và giành thắng lợi trên sông Mác-nơ.

B. quân Anh đổ bộ lên lục địa châu Âu và giành thắng lợi hoàn toàn.

C. quân Anh -Pháp phản công và giành thắng lợi trên sông Mác-nơ.

D. Pháp phản công và giành thắng lợi trên sông Mác-nơ, quân Anh cũng đổ bộ lên lục địa châu Âu.

Câu 42. Từ cuối năm 1916, Đức, Áo-Hung

A. từ thế chủ động chuyển sang phòng ngự. 

B. từ thế phòng ngự chuyển sang chủ động.

C. từ thế bị động chuyển sang phản công.

D. hoàn toàn giành thắng ở châu Âu.

Câu 43. Trong chiến thế giới thứ nhất( 1914-1918 ), nước nào được hưởng lợi nhiều nhất nhờ buôn bán vũ khí ?

A. Anh.  B. Pháp. C. Mĩ. D. Nga.

Câu 44. Cuộc “chiến tranh tàu ngầm” của Đức trong chiến tranh thế giới thứ nhất, đã

A. mở đầu chiến tranh. 

B. gây cho Anh nhiều thiệt hại.

C. làm thất bại âm mưu đánh nhanh của Pháp.

D. buộc Mĩ phải tham chiến về phe Liên minh.

Câu 45. Năm 1917 cách mạng Tháng Mười Nga thành công, nhà nước Xô Viết ra đời, thông qua Sắc lệnh Hòa bình, kêu gọi chính phủ các nước tham chiến

A. ủng hộ phe Hiệp ước. B. ủng hộ phe Liên minh.

C. chấm dứt chiến tranh. D. ủng hộ nước Nga.

Câu 46. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất là mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa, mà trước tiên là giữa *

A. Anh và Đức. B. Anh và Áo-Hung.

C. Mĩ và Đức. D. Pháp và Đức.

Câu 47. Năm 1916, Đức mở chiến dịch tấn công Véc-đoong nhằm tiêu diệt quân chủ lực của

A. Nga. B. Pháp. C. Anh. D. Mĩ.

Câu 48. Ngày 1/8/1914 Đức tuyên chiến với Nga, ngày 3/8/1914

A. Đức tuyên chiến với Anh. B. Anh tuyên chiến với Đức.

C. Mĩ tuyên chiến với Đức. D. Đức tuyên chiến với Pháp.

BÀI 7. NHỮNG THÀNH TỰU VĂN HÓA THỜI CẬN ĐẠI

Câu 49. La-phông-ten là nhà ngụ ngôn cổ điển nước nào?

A. Anh. B. Pháp. C.Đức. D.Nga.

Câu 50. Ai là đại biểu xuất sắc cho nền bi kịch cổ điển Pháp?

A. Cooc-nây. B. La-phông-ten. C. Mô-li-e. D. Víc-to Huy-gô.

Câu 51. Nhà soạn nhạc thiên tài người Đức trong buổi đầu thời cận đại là

A.Mô-da. B. Trai-cốp-xki. C. Bét-to-ven. D. Pi-cát-xô.

Câu 52. Nhà văn tiêu biểu cho nền văn học Pháp thế kỉ XIX- XX là

A. Lép-tôn-xtôi. B.Vích-to Huy-gô. C. Lỗ Tấn. D. Mác Tuên.

Câu 53. Tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Lép-tôn-xtôi là

A. "Những người khốn khổ".

B. "Những cuộc phiêu lưu của Tom Xoay-ơ".

C."Chiến tranh và hòa bình".

D. "Những người I-nô-xăng đi du lịch".

Câu 54. Những bản giao hưởng nổi tiếng số 3, số 5, số 9 của nhà soạn nhạc

A. Mô- da.    B. Bét- tô-ven.

C. Trai- cốp- xki.   D. Sô- panh.

Câu 55. Tư tưởng “ Triết học Ánh sáng” thế kỉ XVII- XVIII có tác dụng gì ?

A. Dọn đường cho cách mạng Pháp 1789 thắng lợi.

B. Kìm hãm Cách mạng Pháp phát triển.

C. Kêu gọi mọi người đấu tranh bằng vũ lực.

D. Hạn chế ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến.

Câu 56. Ở Việt Nam có nhà bác học nào nổi tiếng trong thế kỉ XVIII?

A. Lê Hữu Trác. B. Nguyễn Trường Tộ.

C. Lê Quý Đôn. D. Lê Văn Hưu.

BÀI 9: CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA VÀ CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN CÁCH MẠNG


I. NHẬN BIẾT.

Câu 57. Chế độ chính trị của Nga sau Cách mạng tháng 1905-1907 là gì?

A. Chế độ Cộng hòa. B. Chế độ dân chủ.

C. Chế độ quân chủ chuyên chế. D. Chế độ quân chủ lập hiến.

Câu 58. Cách mạng tháng Hai ở Nga đã lật đổ được

A. chế độ Nga hoàng Nicolai II, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế ở nga.

B. chế độ phong kiến, mở đường cho CNTB Nga phát triển.

C. chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản, xây dựng giai cấp công nhân.

D. chính quyền của giai cấp tư sản, giành chính quyền cho giai cấp vô sản.

Câu 59. Mục tiêu và đường lối cách mạng tháng Mười Nga được Lê nin trình bày rỏ trong tác phẩm nào?

A. Luận cương tháng tư.

B. Nhà nước và cách mạng.

C. Những người bạn dân là thế nào và họ đấu tranh chống những người dân chủ xã hội ra sao.

D. Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa.

Câu 60. Tính chất của cách mạng tháng Hai ở Nga là gì?

A. Dân chủ tư sản kiểu cũ. B. Dân chủ tư sản kiểu mới.

C. Xã hội chủ nghĩa. D. Vô sản kiểu mới.

Câu 61. Sự kiện nào mở đầu cách mạng tháng 2-1917 ở Nga?

A. 9 vạn nữ công nhân Pê-tơ-rô-grat biểu tình.

B. Nga hoàng Nicolai II tuyên bố thoái vị.

C. Quân khởi nghĩa tấn công vào cung điện Mùa Đông.

D. Thành lập chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản.

Câu 62. Vì sao nói sau cách mạng tháng Hai, một tình hình chính trị phức tạp chưa từng có đã diễn ra ở nước Nga?

A. Có hai chính quyền đại diện cho hai giai cấp đối lập song song cùng tồn tại.

B. Chính quyền nhân dân lao động lần đầu được thành lập.

C. Chính quyền rơi vào tay giai cấp tư sản không tham gia vào cách mạng.

D. Nga tiến vào thời kì quá độ đi lên xã hội chủ nghĩa.

Câu 63. Nga phải tiến hành liên tiếp hai cuộc cách mạng không phải là do:

A. Chế độ Nga hoàng chưa được lật đổ.

B. Sau cách mạng tháng Hai, hai chính quyền đại diện cho hai giai cấp đối lập song song tồn tại.

C. Chính quyền chưa nằm trong tay nhân dân lao động.

D. Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản tiếp tục tham gia chiến tranh.

Câu 64. Vì sao từ tháng 2 đến tháng 10, đảng Bôn sê vich lựa chọn phương pháp đấu tranh hòa bình?

A. Thỏa hiệp với chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản.

B. Tranh thủ thời gian để tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân lao động.

C. Xảy ra mâu thuẫn trong nội bộ của Đảng Bôn sê vich.

D. Đàm phán với chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản.

Câu 65. Hình thức đấu tranh cao nhất trong cách mạng tháng Hai ở Nga là gì?

A. Bãi công chính trị. B. Biểu tình.

C. Vũ trang. D. Hòa bình.

Câu 66. Cách mạng tháng Hai bùng nổ không phải là do?

A. Sự khủng hoảng trầm trọng về kinh tế, chính trị của nước Nga.

B. Nga liên tiếp thất bại trên chiến trường chiến tranh thế giới thứ nhất.

C. Mâu thuẫn xã hội ở nước Nga ngày càng gay gắt.

D. Giai cấp tư sản Nga có tiềm lực mạnh về kinh tế nhưng bị chế độ phong kiến kìm hãm.

Câu 67. Vì sao cục diện hai chính quyền song song không thể tồn tại lâu dài ở Nga sau cách mạng tháng Hai?

A. Hai chính quyền đại diện cho hai giai cấp đối lập nhau về quyền lợi.

B. Không thể phát triển nền kinh tế tư bản chủ nghĩa

C. Không đưa được nước Nga ra khỏi chiến tranh thế giới thứ nhất.

D. Sự can thiệp của các nước đế quốc vào Nga.

Câu 68. Từ cách mạng tháng Mười Nga, rút ra nguyên nhân tất yếu cho sự thắng lợi của tất cả các cuộc cách mạng vô sản?

A. Sự lãnh đạo của đảng cộng sản. B. Truyền thống đoàn kết của dân tộc.

C. Xây dựng khối liên minh công nông. D. Kết hợp giành và giữ chính quyền.

Câu 69. Cách mạng tháng Mươi Nga, có ảnh hưởng như thế nào đến con đường hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc?

A. Đoàn kết cách mạng Việt Nam với phong trào vô sản quốc tế.

B. Đi theo chủ nghĩa Mác Lênin, lựa chọn con đường giải phóng dân tộc là cách mạng vô sản.

C. Xác định nhiệm vụ cho cách mạng Việt Nam đó là dân tộc và dân chủ.

D. Để lại bài học kinh nghiệm quý báu cho Nguyễn Ái Quốc về việc xây dựng khối liên minh công nông.

Câu 70. Đâu là nhiệm vụ hàng đầu của chính quyền Xô viết sau cách mạng?

A. Đập tan bộ máy nhà nước cũ của giai cấp tư sản và địa chủ.

B. Đàm phán để xây dựng bộ máy chính quyền cũ.

C. Duy trì bộ máy chính quyền cũ.

D. Xây dựng quân đội Xô viết hùng mạnh.

Câu 71. Luận cương tháng tư của Lê nin đã chỉ ra mục tiêu và đường lối của Cách mạng tháng Mười là

A. chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng XHCN.

B. chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ sang cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới

C. chuyển từ đấu tranh chính trị sang khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.

D. chuyển từ cách mạng tư sản sang cách mạng vô sản.

Câu 72. Tính chất của cuộc cách mạng Tháng Mười Nga 1917

A. là cuộc cách mạng tư sản kiểu cũ.

B. là cuộc cách mạng XHCN.

C. là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.

D. là cuộc cách mạng tư sản điển hình.

Câu 73. Mốc thời gian đánh dấu sự thắng lợi hoàn toàn của cách mạng Tháng Mười trên toàn nước Nga là?

A. Tháng 10/11917. B. Tháng 11/1917.

C. Tháng 12/1917. D. Đầu năm 1918.

Câu 74. “Hỡi đồng bào bị đọa đầy đau khổ, đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta”. Nguyễn Ái Quốc rút ra chân lý đó dưới sự ảnh hưởng của cuộc cách mạng nào sau đây?

A. Cách mạng DTDC ND Trung Hoa.

B. Cách mạng Tư sản Pháp.

C. Cách mạng Tháng Mười Nga.

D. Cách mạng Tháng Hai ở Nga.

Câu 75. Trên tờ báo sự thật, số ra ngày 27/1/1924, Nguyễn Ái Quốc có viết: Khi còn sống, Người là cha, thầy học, đồng chí và cố vấn của chúng ta. Ngày nay, Người là ngôi sao sáng chỉ đường cho chúng ta đi tới cuộc cách mạng XHCN”. 

Nguyễn Ái Quốc đang nói về ai?

A. Phiden Catxtro. B. Mao Trạch Đông.

C. Lenin. D. Các Mác.


Bài 10. LIÊN XÔ XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

I. Nhận biết

Câu 76. Khó khăn lớn nhất của nước nga xô viết từ 1918 – 1920 là gì?

A. Nền kinh tế bị kiệt quệ do chiến tranh tàn phá.

B. Chính quyền xô viết mới thành lập, còn quá non trẻ.

C. 14 nước đế quốc câu kết với bọn phản động trong nước tấn công nước Nga.

D. Bọn phản động trong nước nổi dậy chống chính quyền cách mạng.

Câu 77. Trong hoàn cảnh đất nước bị bao vây, từ năm 1919 nước nga thực hiện chính sách gì?

A. Chính sách kinh tế mới. B. Chính sách quốc phòng toàn dân.

C. Chính sách cộng sản thời chiến. D. Chính sách tổng động viên.

Câu 78. Nhiệm vụ cơ bản của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất ở liên xô trong lĩnh vực nông nghiệp là gì?

A. Biến liên xô từ một nước nông nghiệp thành một nước công nghiệp.

B. Tiến hành tập thể hóa nông nghiệp.

C. Thực hiện công nghiệp hóa trong nông nghiệp.

D. Tiến hành công nghiệp hóa.

Câu 79. Đại hội lần thứ nhất các Xô viết toàn Liên bang diễn ra cuối tháng 12 năm 1922 đã tuyên bố thành lập.

A. Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa xô viết (gọi tắt là Liên xô).

B. Cộng hòa Xô viết đầu tiên là Nga, Ucraina, beelarut, và captazo.

C. Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG).

D. nước Nga Xô viết Xã hội chủ nghĩa.

Câu 80. Từ việc quốc hữu hóa các xi nghiệp, nhà máy của tư sản trong chính sách cộng sản thời chiến đến khi thực hiện chính sách kinh tế mới được thay đổi như thế nào?

A. Trả hết toàn bộ nhà máy, xí nghiệp cho giai cấp tư sản.

B. Cho phép tư nhân được thuê hoặc xây dựng những xí nghiệp loại nhỏ (dưới 20 công nhân).

C. Khuyến khích tư bản nước ngoài vào xây dựng nhà máy, xí nghiệp trong nước.

D. Xây dựng các nhà máy, xí nghiệp do giai cấp vô sản quản lý.

Câu 81. Nội dung nào sau đây không phải là nội dung của chính sách kinh tế mới?

A. Thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thuế cố định.

B. Nhà nước tập trung khôi phục công nghiệp nặng.

C. Nhà nước kiểm soát toàn bộ nền công nghiệp.

D. Nhà nước nắm các mạch máu kinh tế.

Câu 82. Chính sách kinh tế mới ở liên xô ra đời khi

A. nước nga xô viết bước vào thời kỳ hòa bình, xây dựng đất nước trong hoàn cảnh cực kỳ khó khăn.

B. nước nga xô viết đã hoàn thành cải cách ruộng đất.

C. nước nga bị các nước đế quốc bao vây kinh tế.

D. nước nga xô viết bước vào thời kỳ ổn định kinh tế, chính trị.

Câu 83: “NEP” là cụm từ viết tắt của

A. Chính sách cộng sản thời chiến

B. Các kế hoạch năm năm của Liên Xô từ năm 1921 đến 1941.

C. Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết

D. Chính sách kinh tế mới.

Câu 84. Chính sách kinh tế mới do Lê Nin khởi xướng vào:

A. Tháng 3/1921

B. Tháng 12/1922

C. Tháng 3/ 1923

D. Tháng 1/1924

Câu 85. Nội dung cơ bản của “Chính sách kinh tế mới” mà nước Nga thực hiện là:

A. Nhà nước nắm độc quyền  kinh tế về mọi mặt.

B. Nhà nước kiểm soát toàn bộ nền công nghiệp, trưng thu lương thực thừa của công dân.

C. Tạo ra nền kinh tế nhiều thành phần nhưng vẫn đặt dưới sự kiểm soát của nhà nước.

D. Thi hành chính sách lao động cưỡng bức đối với nông dân.


BÀI 13. NƯỚC MĨ GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918-1939)

Câu 86. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, vị thế kinh tế Mĩ trong thế giới tư bản chủ nghĩa là

A. nước tư bản chủ nghĩa giàu mạnh nhất.

B. nước tư bản chủ nghĩa đứng thứ hai thế giới.

C. nước tư bản chủ nghĩa đứng thứ ba thế giới.

D. nước tư bản chủ nghĩa đứng thứ tư thế giới.

Câu 87. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 diễn ra đầu tiên ở

A. Anh. B. Pháp. C. Đức. D. Mĩ.

Câu 88. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 bắt đầu từ lĩnh vực nào?

A. Công nghiệp nặng. B. Tài chính ngân hàng.

C. Tản xuất hàng hóa. D. Nông nghiệp.

Câu 89. Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Mĩ là

A. hình thành các tơ rot khổng lồ với những tập đoàn tài chính giàu sụ.

B. đế quốc thực dân với hệ thống thuộc địa rộng lớn và đông dân.

C. đế quốc xuất khẩu tư bản và cho vay nặng lãi.

D. đế quốc thực dân và cho vay nặng lãi.

Câu 90. Ai đã đề ra “chính sách mới” và đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng kinh tế 1929-1933?

A. Tơ-ru-man. B. Ru-dơ-ven.

C. Ai-xen-hao. D. Clin-tơn

Câu 91. “Chính sách mới” là chính sách, biện pháp được thực hiện trên lĩnh vực

A. nông nghiệp. B. sản xuất hàng tiêu dùng.

C. kinh tế, tài chính và chính trị, xã hội. D. đời sống xã hội.

Câu 92. Đạo luật quan trọng nhất trong “chính sách mới” là

A. đạo luật ngân hàng. B. đạo luật phục hưng công nghiệp.

C. đạo luật điều chỉnh nông nghiệp. D. đạo luật chính trị, xã hội.

Câu 93. Ai là tổng thống duy nhất của nước Mĩ giữ chức suốt 4 nhiệm kì liền?

A. Ai-xen-hao. B. Ken-nơ-dy.

C. Ru-dơ-ven. D. Tơ-ru-man.

Câu 94. Chính sách đối ngoại của Mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ XX là

A. Chính sách láng giềng thân thiện.

B. Chính sách đu đưa bên miệng hố chiến tranh.

C. Chính sách mở cửa và hội nhập.

D. Chính sách chạy đua vũ trang.

Câu 95. Nước Mĩ đón nhận những “cơ hội vàng” từ

A. Nền kinh tế phát triển thịnh đạt. B. Chiến tranh thế giới thứ nhất.

C. Khi tuyên bố rút khỏi hội Quốc Liên. D. Khi đảng Cộng hòa lên cầm quyền.

Câu 96. Tác động của Chính sách đạo luật trung lập của Mĩ?

A. Tạo điều kiện cho chủ nghĩa phát xít bành trướng khắp thế giới.

B. Làm ngơ cho chủ nghĩa phát xít bành trướng.

C. Kiên quyết ngăn chặn chủ nghĩa phát xít.

D. Góp phần khuyến khích chủ nghĩa phát xít tự do hành động.

Câu 97. Vì sao “đạo luật phục hưng công nghiệp” là đạo luật quan trọng nhất trong “chính sách mới” của nước Mĩ?

A. Đạo luật quy định việc tổ chức sản xuất công nghiệp theo hợp đồng chặt chẽ về sản phẩm và thị trường tiêu thụ.

B. Đạo luật quy định việc tổ chức sản xuất công nghiệp theo hợp đồng chặt chẽ về sản phẩm công nghiệp và điều chỉnh trong lĩnh vực nông nghiệp.

C. Đạo luật quy định việc tổ chức sản xuất công nghiệp theo hợp đồng chặt chẽ về sản phẩm công nghiệp và giải quyết nạn thất nghiệp.

D. Đạo luật quy định việc tổ chức sản xuất công nghiệp theo hợp đồng chặt chẽ về sản phẩm công nghiệp và các đạo luật về ngân hàng.

Câu 98. Đạo luật nào sau đây không nằm trong “chính sách mới” của Ru-dơ-ven?

A. Đạo luật phục hưng công nghiệp. B. Đạo luật ngân hàng.

C. Đạo luật điều chỉnh nông nghiệp. D. Đạo luật an sinh, xã hội.

Câu 99. Ai là vị lãnh tụ lãnh đạo CMT10 Nga năm 1917?

A. Lê Nin

B. C. Mác

C. Enghen

D. X.Talin

Câu 100. Leenin bí mật về Pê-tơ-rô-grat để chỉ đạo cuộc cách mạng tháng mười từ:

A. Ba Lan

B. Phần Lan

C. Na Uy

D. Thụy Điển



ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ I

MÔN: LỊCH SỬ - 10

Năm học: 2018 -2019



BÀI 1:  SỰ XUẤT HIỆN LOÀI NGƯỜI VÀ BẦY NGƯỜI NGUYÊN THỦY

Câu 1: Dấu tích Người tối cổ đã được tìm thấy đầu tiên ở tỉnh nào của Việt Nam?

A. Nghệ An

B. Thanh Hóa

C. Cao Bằng

D. Lạng Sơn

Câu 2: Người tối cổ khác loài vượn cổ ở điểm nào?

A. Đã bỏ hết dấu tích vượn trên cơ thể mình.

B. Đã biết chế tác công cụ lao động.

C. Biết chế tạo lao và cung tên.

D. Biết săn bắn, hái lượm.

Câu 3: Công cụ lao động của Người tối cổ ứng với thời kì nào?

A. Sơ kì đá cũ

B. Sơ kì đá mới

C. Sơ kì đá giữa

D. Hậu kì đá mới

Câu 4:  Người tối cổ đã có phát minh lớn nào?

A. Biết giữ lửa trong tự nhiên

B. Biết taọ ra lửa

C. Biết chế tạo nhạc cụ

D. Biết chế tạo trang sức

Câu 5: Người tối cổ tự cải biến mình, hoàn thiện mình từng bước nhờ

A. Phát minh ra lửa

B. Chế tạo đồ đá

C. lao động

D.sự thay đổi của thiên nhiên.

Câu 7: Người tinh khôn xuất hiện vào khoảng thời gian nào?

A. Khoảng 3 vạn năm cách ngày nay.

B. Khoảng 4 vạn năm cách ngày nay.

C. Khoảng 3 triệu năm cách ngày nay.

D. Khoảng 4 triệu năm cách ngày nay.

Câu 8: So với Người tối cổ, Người tinh khôn đã

A. loại bỏ hết dấu tích vượn trên người.

B. tiến hóa thành người nhưng vẫn còn một ít dấu tích vượn trên người.

C. biết chế tạo ra lửa để nấu chín thức ăn.

D. biết chế tạo công cụ lao động.

Câu 9: Sự khác nhau về màu da giữa các chủng tộc trên thế giới là biểu hiện sự khác nhau về

A. trình độ văn minh.

B. đẳng cấp xã hội.

C. trình độ kinh tế.

D. đặc điểm sinh học.


Câu 10: Trong sự thay đổi của Người tinh khôn so với Người tối cổ về mặt sinh học, sự thay đổi quan trọng nhất là về

A. não bộ.

B. dáng đứng.

C. da.

D. bàn tay.

Câu 11: Thành tựu quan trọng nhất của Người  nguyên thủy trong quá trình chế tạo công cụ và vũ khí là

A. lưới đánh cá.

B. làm đồ gốm.

C. cung tên.

D. đá mài sắc, gọn.

Câu 12: Tiến bộ quan trọng nhất trong đời sống của Người nguyên thủy là

A. định cư.

B. làm nhà ở.

C. biết nghệ thuật.

D. mặc quần áo.

Câu 13:  Kĩ thuật chế tác công cụ nào được sử dụng trong thời đá mới?

A. Ghè đẽo thô sơ.

B. Ghè sắc cạnh.

C. Ghè sắc, mài nhẵn, khoan lỗ, tra cán..

D. Mài nhẵn hai mặt.

Câu 14:  Tiến bộ lao động trong thời đá mới là

A. trồng trọt, chăn nuôi.

B. đánh cá.

C. làm đồ gốm.

D. chăn nuôi theo đàn.

Câu 15: Biến đổi sinh học nào trên cơ thể người nguyên thủy làm xuất hiện các chủng tộc ?

A. Thể tích hộp sọ tăng lên.

B. Lớp lông mao rụng đi.

C. Bàn tay trở nên khéo léo hơn.

D. Hình thành những ngôn ngữ khác nhau.

Câu 16:  Người tối cổ tổ chức xã hội theo

A. thị tộc.

B. bộ lạc.

C. bầy đàn.

D. chiềng, chạ.

BÀI 2: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY

Câu 17: Thị tộc là

A. tập hợp những gia đình gồm hai đến ba thế hệ có chung dòng máu.

B. tập hợp những  người sống chung trong hang động, mái đá.

C. tập hợp những người đàn bà cùng làm nghề hái lượm.

D. tập hợp những người đàn bf giữ vai trò quan trọng trong xã hội.

Câu 18:  Bộ lạc là

A. tập hợp một số thị tộc sống cạnh nhau, cùng nguồn gốc tổ tiên.

B. tập hợp một số thị tộc sống cạnh nhau, cùng hợp tác với nhau trong lao động. C. tập hợp các gia đình cùng chung huyết thống.

D. tập hợp các gia đình cùng lao động trên một khu vực.

Câu 19: Cư dân ở đâu sử dụng công cụ bằng đồng thau sớm nhất?

A. Trung Quốc, Việt Nam

B. Tây Á, Ai Cập

C. In-đô-nê-xi-a

D. Đông Phi, Bắc Á.

Câu 20:  Cư dân ở đâu trên thế giới là những người đầu tiên biết đúc và dùng đồ sắt?

A. Tây Á và nam Châu Âu.

B. Trung Quốc, Việt Nam.

C. Đông Phi và Bắc Á.

D. Đông Nam Á.

Câu 21: Kết quả lớn nhất của việc con người sử dụng công cụ bằng kim khí là

A. khai khẩn được đất hoang.

B. đưa năng suất lao động tăng lên.

C. sản xuất đủ nuôi sống xã hội.

D. tạo ra sản phẩm thừa làm biến đổi xã hội.

Câu 22: Trong buổi đầu thời đại kim khí, kim loại nào được sử dụng sớm nhất?

A. Sắt.

B. Đồng thau.

C. Đồng đỏ.

D. Thiếc.

Câu 23: Hệ quả nào sau đây không phải do sự xuất hiện sản phẩm dư thừa tạo ra?

A. Xuất hiện tư hữu.

B. Xuất hiện giai cấp.

C. Xuất hiện phân hóa giàu nghèo.

D. Xuất hiện thương mại, trao đổi hàng hóa.

Câu 24: Sự xuất hiện tư hữu, gia đình phụ hệ thay thế cho gia đình mẫu hệ, xã hội phân

hóa giàu-nghèo...là những hệ quả của việc sử dụng

A. công cụ đá mới.

B. công cụ bằng kim loại. C. công cụ bằng đồng.

D. công cụ bằng sắt.

Câu 25:  Sự xuất hiện tư hữu làm biến đổi xã hội như thế nào?

A. Phân chia giàu nghèo.

B. Xuất hiện tính cạnh tranh trong kinh tế. C. Người giàu có phung phí tài sản.

D. Chiến tranh giữa các thị tộc, bộ lạc.

Câu 26:  Xã hội có giai cấp thời kì đầu tiên là

A. thời kì nguyên thủy.

B. thời kì đá mới.

C. thời cổ đại.

D. thời kì kim khí.

Câu 27: Trong thị tộc, quan hệ giữa các thành viên trong lao động là

A. phân công lao động luân phiên.

B. hợp tác lao động.

C. hưởng thụ bằng nhau.

D. lao động độc lập theo hộ gia đình.

Câu 28: Ý nào sau đây không phải là nguyên nhân của sự hưởng thụ công bằng trong xã hội nguyên thủy?

A. Do của cải làm ra chỉ đủ ăn, chưa dư thừa.

B. Do công cụ lao động quá thô sơ.

C. Do sử dụng chung tư liệu sản xuất

D. Do quan hệ huyết tộc.

Câu 29: Ý nào sau đây không đúng với nội dung xã hội thời nguyên thủy?

A. Bộ lạc là tập hợp một số thị tộc sống cạnh nhau, nhưng có họ hàng với nhau và cùng một huyết thống.

B. Sản phẩm thừa xuất hiện dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo, xuất hiện các giai cấp trong xã hội.

C. Lao động là động lực tiến hóa của xã hội loài người.

Câu 30:  Tổ chức xã hội của Người tinh khôn là

A. gia đình phụ hệ.

B. bộ lạc.

C. bầy người nguyên thủy.

D. thị tộc.

Câu 31: Yếu tố tạo nên cuộc cách mạng trong sản xuất thời nguyên thủy là

A. chế tạo cung tên.

B. công cụ bằng kim khí.

C. làm đồ gốm.

D. trồng trọt, chăn nuôi.

Câu 32:  Hệ quả xã hội đầu tiên của công cụ kim khí là

A. xã hội có giai cấp ra đời.

B. gia đình phụ hệ ra đời.

C. tư hữu xuất hiện.

D. thị tộc tan rã.

Câu 33: Trong buổi đầu của thời đại kim khí, kim loại con người lần lượt sử dụng để chế tác công cụ là

A. đồng thau-đồng đỏ-sắt.

B. đồng đỏ-đồng thau-sắt

C. đồng đỏ-kẽm-sắt.

D. kẽm-đồng đỏ-sắt.

Câu 34: Tính chất nổi bật của quan hệ trong thị tộc là

A. phụ thuộc vào thiên nhiên.

B. sống theo bầy đàn.

C. tính cộng đồng cao.

D. hưởng thụ bằng nhau.

Câu 35:  Ý nào sau đây không phải  là nguyên nhân lí giải tại sao thời kì đồ đá, Người tinh khôn sống theo chế độ thị tộc mẫu hệ?

A. Do yếu tố tôn giáo nguyên thủy chi phối.

B. Do quan hệ hôn nhân tạp hôn.

C. Do vai trò to lớn của người phụ nữ.

D. Do nền kinh tế nông nghiệp chưa ra đời.

Câu 36:  Yếu tố nào sau đây không xuất hiện trong giai đoạn thị tộc phụ hệ?

A. Kinh tế trồng trọt, chăn nuôi.

B. Xã hội phân hóa giàu nghèo.

C. Công cụ lao động kim khí.

D. Xã hội phân chia giai cấp.

BÀI 3: CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG

Câu 37: Khi xã hội nguyên thủy tan rã, người phương Đông thường quần tụ ở đâu để sinh sống?

A. Vùng rừng núi

B. Vùng trung du

C. Lưu vực các con sông lớn

D. Vùng sa mạc

Câu 38:  Ngành sản xuất nào phát triển sớm nhất và giữ vị trí  quan trọng nhất ở các quốc gia cổ đại phương Đông?

A. Nông nghiệp

B. Công nghiệp

C. Thương nghiệp

D. Giao thông vận tải

Câu 39: Công việc nào đã khiến mọi người ở phương Đông có quan hệ gắn bó với nhau trong tổ chức công xã?

A. Trồng lúa nước

B. Trị thủy

C. Chăn nuôi

D. Làm nghề thủ công

Câu 40: Khu vực nào sau đây không gắn liền với sự hình thành các quốc gia cổ đại phương Đông đầu tiên?

A. Lưu vực sông Nin

B. Lưu vực sông Hằng

C. Lưu vực sông Ti-gơ-rơ

D. Lưu vực sông Mê Kông

Câu 41: Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành trong khoảng thời gian nào? A. Khoảng thiên niên kỉ IV-III TCN

B. Khoảng thiên niên kỉ III-II TCN

C. Khoảng thiên niên kỉ IV TCN D. Khoảng thiên niên kỉ II-I TCN

Câu 42: Trong các quốc gia cổ đại phương Đông dưới đây, quốc gia nào được hình

thành sớm nhất

A. Ấn Độ

B. Trung Quốc

C. Ai Cập, Lưỡng Hà

D. Ai Cập, Ấn Độ

Câu 43:  Ở Trung Quốc, vương triều nào được hình thành đầu tiên thời cổ đại?

A. Nhà Chu

B. Nhà Tần

C. Nhà Hán

D. Nhà Hạ

Câu 44: Đứng đầu giai cấp thống trị ở các quốc gia cổ đại phương Đông là

A. Vua chuyên chế

B. Tầng lớp tăng lữ

C. Pha-ra-ông

D. Thiên tử

Câu 45: Bộ phận đông đảo nhất trong xã hội cổ đại phương Đông  là

A. nông dân công xã.

B. nô lệ.

C. quý tộc.

D. tăng lữ.

Câu 46:  Nhà nước phương Đông cổ đại là nhà nước

A. chuyên chế.

B. dân chủ chủ nô.

C. chuyên chế Trung ương tập quyền.

D. quân chủ chuyên chế.

Câu 47: Bộ máy hành chính giúp việc cho vua ở các quốc gia cổ đại phương Đông gồm

A. nông dân công xã và quý tộc.

B. các tầng lớp trong xã hội.

C. toàn quý tộc.

D. toàn tăng lữ.

Câu 48:  Thành tựu văn hóa có ý nghĩa quan trọng nhất của cư dân cổ đại phương

Đông là

A. kiến trúc.

B. lịch và thiên văn học.

C. toán học.

D. chữ viết.

Câu 49: Thời đại xã hội có giai cấp đầu tiên là

A. xã hội cổ đại.

B. xã hội trung đại.

C. xã hội cân đại.

D. xã hội công xã thị tộc.

Câu 50: Công trình kiến trúc nào sau đây của cư dân phương Đông cổ đại được đánh giá là một trong bảy kì quan của thế giới cổ đại?

A. Thành thị cổ Ha-rap-pa

B. Kim tự tháp Ai Cập.

C. Cổng I-sơ-ta thành Ba-bi-lon

D. Lăng mộ Tần Thủy Hoàng

Câu 51: Nguyên liệu nào sau đây không được cư dân phương Đông cổ đại dùng để viết chữ?

A. Giấy Pa-pi-rút

B. Đất sét

C. Mai rùa

D. Vỏ cây

Câu 52:  Quá trình cải biến chữ viết của cư dân cổ đại phương Đông diễn ra lần lượt

A. chữ tượng hình→chữ tượng thanh→chữ tượng ý

B. chữ tượng hình→chữ tượng ý→chữ tượng thanh

C. chữ tượng ý→chữ tượng hình→chữ tượng thanh

D. chữ tượng thanh→chữ tượng ý→chữ tượng hình

Câu 53: Yếu tố nào sau đây không tác động đến thành tựu văn hóa của các quốc gia cổ đại phương Đông?

A. Điều kiện tự nhiên

B. Đặc điểm kinh tế

C. Đặc điểm chính trị

D. Đặc điểm chủng tộc

Câu 54:  Do đâu cư dân phương Đông thời cổ đại sống quần tụ với nhau thành các liên

minh công xã?

A. Do nhu cầu trị thủy và làm thủy lợi.

B. Do nhu cầu chống thú dữ.

C. Do nhu cầu xây dựng.

D. Do nhu cầu chống ngoại xâm

Câu 55: Vua Ai Cập cổ đại được gọi là

A. Pha-ra-ong

B. En-xi

C. Thiên tử

D. Ham-mu-ra-bi

Câu 56: Ngành khoa học ra đời sớm nhất gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp

của các cư dân cổ đại phương Đông là

A. chữ viết. B. toán học.

C. thiên văn học và lịch pháp.

d. chữ viết và lịch pháp.

Ca u 57: Trong lĩnh vực toán học thời cổ đại ở phương Đông, cư dân nước nào thành thạo về số học? Vì sao?

A. Trung Quốc-vì phải tính toán xây dựng các công trình kiến trúc.

B. Ai Cập-vì phải đo đạc lại ruộng đất hằng năm do phù sa bồi đắp

C. Lưỡng Hà-vì phải đi buôn bán

D. Ấn Độ- vì phải tính thuế

Bài 5: TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN

Câu  58. Chế độ phong kiến Trung Quốc bắt đầu từ thời nào?

A. Nhà Hạ.

B. Nhà Hán.

C. Nhà Tần.

D. Nhà Chu.

Câu 59. Công cụ bằng sắt xuất hiện ở Trung Quốc vào giai đoạn nào?

A. Thời Xuân thu chiến quốc.

B. Thời Tam quốc.

C. Thời Tây Tấn.

D. Thời Đông Tấn.

Câu 60. Giai cấp địa chủ ở Trung Quốc được hình thành từ

A. quan lại.

B. quan lại và một số nông dân giàu có.

C. quý tộc và tăng lữ.

D. quan lại, quý tộc và tăng lữ.

Câu 61. Nông dân bị mất ruộng, trở nên nghèo túng, phải nhận ruộng của địa chủ gọi là

A. nông dân tự canh.

B. nông dân lĩnh canh.

C. nông dân làm thuê.

D. nông nô.

Câu 62. Ý nghĩa của cuộc thống nhất đất nước của nhà Tần

A. chấm dứt thời kỳ chiến tranh loạn lạc kéo dài ở Trung Quốc.

B. tạo điều kiện cho Tần Doanh Chính lập triều đại nhà Tần.

C. tạo điều kiện cho chế độ phong kiến được xác lập ở Trung Quốc.

D. chấm dứt chiến tranh, xác lập chế độ phong kiến Trung Quốc.

Câu 63. Những tiến bộ trong sản xuất đã tác động và làm cho xã hội Trung Quốc thay đổi như thế nào?

A. Giai cấp địa chủ xuất hiện.

B. Nông dân bị phân hóa.

C. Nông dân nộp hoa lợi cho địa chủ.

D. Giai cấp địa chủ và nông dân xuất hiện.

Câu 64. Bốn phát minh kĩ thuật quan trọng nhất của người Trung Quốc là

A. luyện sắt, làm men gốm, la bàn, thuốc súng.

B. luyện sắt, đúc súng, thuốc súng, men gốm.

C. giấy, kĩ thuật in, la bàn, thuốc súng.

D. giấy, kĩ thuật in, luyện sắt, thuốc súng.

Câu 65. Quan hệ sản xuất chính được thiết lập dưới thời Tần – hán là

A. quan hệ bóc lột của quý tộc đối với nông dân công xã.

B. quan hệ bóc lột của chủ nô đối với nô lệ.

C. quan hệ bóc lột của lãnh chúa đối với nông nô.

D. quan hệ bóc lột của địa chủ đối với nông dân lĩnh canh.

Câu 66. Quan hệ sản xuất trong xã hội phong kiến Trung Quốc là quan hệ giữa giai cấp nào với giai cấp nào?

A. quý tộc và nông dân công xã.

B. quý tộc và nô lệ.

C. địa chủ với nông dân lĩnh canh.

D. địa chủ với nông dân tự canh.

Câu 67. Đặc điểm nổi bật nhất của thời Tần- Hán ở Trung Quốc là

A. trong xã hội hình thành hai giai cấp cơ bản là địa chủ và nông dân lĩnh canh.

B. chế độ phong kiến Trung quốc hình thành và bước đầu được củng cố.

C. đây là chế độ trung ương tập quyền.

D. hai triều đại này đều thực hiện chính sách bành trướng, mở rộng lãnh thổ.

trị tinh thần độc đáo

BÀI 10: THỜI KÌ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN TÂY ÂU (TỪ THẾ KỈ V ĐẾN THẾ KỈ XIV)

Câu 68: Năm 476, đế quốc Rô ma bị diệt vong đánh dấu

A.  chế độ phong kiến ở châu Âu chấm dứt. B.  chế độ chiếm nô bắt đầu ở châu Âu.

C.  chế độ chiếm nô kết thúc ở châu Âu.

D. chế độ chiếm nô kết thúc, thời đại phong kiến bắt đầu ở châu Âu.

Câu 69 Sau khi xâm chiếm Rô ma, người Giéc man đã thực hiện chính sách gì về chính trị?

A.  Thủ tiêu bộ máy nhà nước cũ, thành lập nhiều vương quốc mới. B.  Nắm quyền chi phối trong bộ máy nhà nước mới.

C.  Tiến hành cải cách bộ máy nhà nước theo hướng dân chủ.

D. Đưa người Giéc man vào nắm giữ các chức vụ quan trọng trong bộ máy Nhà nước. Câu 70. Sau khi xâm chiếm Rô ma, người Giéc man đã thực hiện chính sách gì về kinh tế?

A.  Chia ruộng đất cho người Rô ma và người Giéc man với tỉ lệ bằng nhau.

B.  Chiếm ruộng đất của chủ nô Rô ma và chia cho nhau. C.  Tìm cách phục hồi nền kinh tế của đế quốc Rô ma cũ. D. Phát triển nền kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc.

Câu 71. Sau khi xâm chiếm Rô ma, người Giéc man đã thực hiện chính sách gì về tôn giáo?

A.  Tiếp tục đi theo các tôn giáo nguyên thủy.

B.  Truyền bá Kitô giáo vào Rô ma.

C.  Từ bỏ các tôn giáo nguyên thủy, tiếp thu Kitô giáo. D. Từ bỏ các tôn giáo nguyên thủy.

Câu 72: Trong xã hội phong kiến Tây Âu gồm những giai cấp cơ bản nào?

A.  Lãnh chúa và nông dân tự do.

B.  Chủ nô và nô lệ.

C.  Địa chủ và nông dân.

D.  Lãnh chúa và nông nô.

Câu 73: Lực lượng sản xuất chủ yếu trong các lãnh địa phong kiến là ai?

A.  Nô lệ.

B.  Nông dân tự do.

C.  Nông nô.

D. Lãnh chúa phong kiến.

Câu 74: Hình thức bóc lột chủ yếu của lãnh chúa phong kiến đối với

nông nô là gì?

A.  Thuế.

B.  Lao dịch.

C.  Địa tô.

D. Giá trị thặng dư.

Câu 75: Nông nô bị phụ thuộc vào lãnh chúa phong kiến như thế nào?

A.  Phụ thuộc về kinh tế.

B.  Phụ thuộc về thân thể.

C.  Phụ thuộc về chính trị.

D. Phụ thuộc vào công việc làm.

Câu 76: Cơ sở kinh tế của xã hội phong kiến Tây Âu là gì?

A.  Nghề nông trồng lúa nước.

B.  Kinh tế nông nghiệp đóng kín trong các công xã nông thôn.

C.  Kinh tế nông nghiệp đóng kín trong các lãnh địa phong kiến.

D. Nghề nông trồng lúa nước và chăn nuôi gia súc.

Câu 77: Tính chất của chế độ phong kiến ở Tây Âu thời trung đại là

A.  phong kiến tập quyền.

B.  phong kiến phân quyền.

C.  quân chủ lập hiến.

D. dân chủ chủ nô.

Câ u 78: Nền kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc trong các lãnh địa phong kiến Tây Âu được biểu hiện như thế nào?

A.  Mỗi lãnh địa là một vùng đất đai rộng lớn, trong đó có pháo đài, nhà thờ, đất canh

tác để cho nông nô sản xuất.

B.  Nông nô bị buộc chặt vào ruộng đất, nếu ai bỏ trốn sẽ bị trừng phát hết sức dã man.

C.  Tất cả những sản phẩm cần dùng cho đời sống của lãnh chúa và nông nô đều

được làm ra trong lãnh địa.

D. Lãnh chúa có quyền cai trị lãnh địa của mình như một ông vua, có quân đội, luật pháp, tòa án, chế độ thuế khóa, tiền tệ... riêng.

Câu 79: Thành thị Tây Âu trung đại ra đời có tác động như thế nào đối với sự tồn vong của các lãnh địa phong kiến?

A.  Thúc đẩy kinh tế lãnh địa phát triển.

B.  Kìm hãm sự phát triển kinh tế lãnh địa.

C.  Tiền đề làm tiêu vong các lãnh địa.

D. Làm cho lãnh địa thêm phong phú.

Câu 80: Thành thị trung đại Tây Âu ra đời biểu hiện sự tiến bộ trước hết trong lĩnh vực nào?

A.  Nông nghiệp.

B.  Công nghiệp.

C.  Thương nghiệp.

D. Thủ công nghiệp.

Câu 81: Cơ sở nào để mỗi lãnh địa là một đơn vị chính trị độc lập?

A.  Mỗi lãnh địa có một lãnh chúa cai trị.

B.  Mỗi lãnh địa có quân đội, tòa án, luật pháp, chế độ thuế khóa và tiền tệ riêng.

C.  Nền kinh tế của các lãnh địa là nền kinh tế tự nhiên, đóng kín.

D. Mỗi lãnh địa là một vùng đất riêng biệt.

Câu 82. Đánh giá nào sau đây về vai trò của thành thị trung đại ở

Tây Âu là đúng?

A.  Thành thị trung đại là bước phát triển cao của chế độ phong kiến phân quyền ở

Tây Âu thời trung đại.

B.  Thành thị trung đại đã góp phần làm cho nền kinh tế Tây Âu phát triển thành nền kinh tế hàng hóa.

C.  Thành thị trung đại đã góp phần tích cực xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, xây dựng chế độ phong kiến tập quyền, thống nhất quốc gia, dân tộc.

D. Thành thị trung đại đã góp phần duy trì sự tồn tại lâu dài của chế độ phong kiến phân quyền ở Tây Âu.

BÀI 11: TÂY ÂU THỜI HẬU KÌ TRUNG ĐẠI

Câu 83: Ý nào sau đây không nằm trong mục đích của các cuộc phát kiến địa lí?

A.  Tìm nguồn nguyên liệu, vàng bạc từ các nước phương Đông.

B.  Tìm thị trường tiêu thụ hàng hóa ở các nước phương Đông.

C.  Tìm con đường giao lưu buôn bán với các nước phương Đông.

D. Tìm những vùng đất mới ở châu Phi và châu Mĩ.

Câu 84: Cuộc phát kiến địa lí vào thế kỉ XV được thực hiện bằng con đường

nào?

A.  Đường bộ.

B.  Đường biển.

C.  Đường sông.

D. Đường hàng không.

Câu 85: Lĩnh vực nào thể hiện sự tiến bộ của khoa học – kĩ thuật vào thế kỉ

XV ở các nước Tây Âu?

A.  Sự hiểu biết về địa lí và đại dương.

B.  Sự hiểu biết về địa lí, đại dương và kĩ thuật sử dụng la bàn.

C.  Sự hiểu biết về thiên văn học và lịch pháp.

D. Sự hiểu biết về địa lí và thiên văn học.

Câu 86: Những nước nào đi tiên phong trong các cuộc phát kiến địa lí vào thế kỉ XV?

A.  Anh, Pháp.

B.  Anh, Tây Ban Nha.

C.  Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.

D. Italia, Bồ Đào Nha.

Câu 87: Tháng 8 – 1492, C. Cô-lôm-bô, đã

A.  đến được Ấn Độ.

B.  đến đến cực Nam châu Phi.

C.  tìm ra châu Mĩ.

D. đi vòng quanh thế giới.

Câu 88: Tháng 7 – 1497, Va-xcô đơ Ga–ma đã

A.  tìm ra mũi Hảo Vọng.

B.  đến được Ấn Độ.

C.  phát hiện ra châu Mĩ.

D. đi vòng qua cực Nam châu Phi.

Câu 89: Từ năm 1519 đến năm 1522, Ph. Ma-gien-lan đã

A.  dẫn đầu đoàn thám hiểm đi vòng qua cực Nam của châu Phi.

B.  dẫn đầu đoàn thủy thủ đến một số đảo thuộc vùng biển Ca-ri-bê.

C.  chỉ huy đoàn thuyền đến Ca-li-cút thuộc bờ Tây Nam Ấn Độ.

D. thực hiện chuyến đi đầu tiên vòng quanh thế giới bằng đường biển.

Câu 90: Đâu không phải là hệ quả của cuộc phát kiến địa lí?

A.  Khẳng định Trái Đất hình cầu, mở ra những con đường mới, những vùng đất mới.

B.  Thị trường thế giới được mở rộng, hàng hải quốc tế phát triển.

C.  Thúc đẩy quá trình khủng hoảng, tan rã của chế độ phong kiến và sự ra đời của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu.

D. Thúc đẩy kinh tế, văn hóa ở châu Á, châu Phi và châu Mĩ phát triển.

Câu 91: Hệ quả tiêu cực của các cuộc phát kiến địa lí là

A.  chứng minh những lí giải về Trái Đất, Mặt Trời, Mặt Trăng  của giáo hội Kitô là thiếu cơ sở khoa học.

B.  thúc đẩy quá trình khủng hoảng, tan rã của chế độ phong kiến.

C.  làm nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.

D. tạo nên sự giao lưu giữa các nền văn hóa trên thế giới.

Câu 92: Các cuộc phát kiến địa lí đã mang lại sự giàu có cho các tầng lớp nào ở châu Âu?

A.  Tăng lữ, quý tộc.

B.  Nông dân, quý tộc.

C.  Thương nhân, quý tộc.

D. Tướng lĩnh quân sự, quý tộc.

Câu 93: Sau các cuộc phát kiến địa lí thế kỉ XV, người nông nô như thế

nào?

A.  Được hưởng thành quả to lớn do phát kiến mang lại.

B.  Được no ấm do của cải xã hội ngày càng nhiều.

C.  Bị thất nghiệp và bán sức lao động cho tư sản.

D. Bị biến thành những người nô lệ.

Câu 94: Phát kiến địa lí được xem như là một “cuộc cách mạng thực sự”

trong lĩnh vực nào?

A.  Địa lí.

B.  Khoa học hàng hải.

C.  Giao thông đường biển.

D. Giao thông và tri thức.

Câu 96: Phát kiến địa lí đã đem lại cho tầng lớp thương nhân châu Âu

những nguyên liệu quý giá, những kho vàng bạc, châu báu khổng lồ mà chúng cướp được ở đâu?

A.  Ấn Độ.

B.  Châu Mĩ.

C.  Châu Phi.

D. Châu Á, Châu Phi, Châu Mĩ.

Câu 97. Lãnh địa phong kiến là gì?

A. Vùng đất rộng lớn của nông dân

B. Vùng đất rộng lớn của lãnh chúa và nông nô

C. Vùng đất rộng lớn của lãnh chúa phong kiến và bình dân

D. Vùng đất rộng lớn của quý tộc và tăng lữ

Câu 98. Người Hi Lạp và Rô – ma đã mua những sản phẩm như lúa mì, súc vật, lông thú từ đâu về?

A. Từ Địa Trung Hải

B. Từ Bắc Hải, Ai Cập

C. Từ Ấn Độ, Trung Quốc

D. Từ các nước trên thế giới

Câu 99. Ý nghĩa quan trọng bậc nhất của việc phát minh ra lửa ở thời nguyên thủy là:

A. Sưởi ấm và xua đuổi thú dữ

B. Nấu chín thức ăn và đốt rừng làm nương rẫy

C. Giải phóng con người thoát khỏi cuộc sống dộng vật

D. Chế tạo ra các công cụ bằng kim loại

Câu 100. Thời kì xã hội có giai cấp đầu tiên gọi là thời kì nào?

A. Thời nguyên thủy

B. Thời đá mới

C. Thời kim khí

D. Thời cổ đại



   :: Các tin khác

 
Điện thoại : 0511.3691445 - 0511.3656697 * Email: quangtrung.thpt@yahoo.com
* - Website: thptquangtrung.vn * Website : thpt-quangtrung-danang.edu.vn