Ngày 19-04-2024 14:13:26
 


Mọi chi tiết xin liên hệ với trường chúng tôi theo mẫu dưới :
Họ tên
Nội dung
 

Lượt truy cập : 6684073
Số người online: 8
 
 
 
 
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKI VĂN 10, 11 VÀ 12
 


                   TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I  – LỚP 11

Oval: ĐỀ 2MÔN: NGỮ VĂN

NĂM HỌC: 2019 – 2020

 

 

 

 I. Phần Đọc hiểu (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ câu 1 - câu 4:

          “Như những con chim kỳ diệu trong truyện cổ tích, sách ca hát về cuộc sống đa dạng và phong phú như thế nào, con người táo bạo như thế nào trong khát vọng đạt tới cái thiện và cái đẹp. Và càng đọc, trong lòng tôi càng tràn đầy tinh thần lành mạnh và hăng hái. Tôi trở nên điềm tĩnh hơn, tin ở mình hơn, làm việc hợp lý hơn và ngày càng ít để ý hơn đến vô số những chuyện bực bội trong cuộc sống.

          Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên, tôi tách khỏi con thú để tiến gần tới con người, tới gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất, và về sự thèm khát cuộc sống ấy…”

                                                  (Tôi đã học tập như thế nào - MacXim Gorki)

Câu 1Cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn trích . (0.5đ)

Câu 2. Xác định 1 biện pháp tu từ có trong đoạn trích trên.  (0,5đ )

Câu 3Hãy giải thích vì sao tác giả lại cho rằng “Mỗi cuốn sách là những bậc thang nhỏ mà khi bước lên tôi tách khỏi con thú để lên tới gần con người”. (1đ )

Câu 4.  Nêu nội dung chính của đoạn trích. (1đ )

 

 II. Phần Làm văn (7,0 điểm)
Hãy phân tích tâm trạng đợi tàu đêm đi qua phố huyện của nhân vật Liên trong truyện ngắn Hai đứa trẻ (Thạch Lam).

 

 

TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG

NĂM HỌC 2019-2020

ĐÁP ÁN THI HỌC KỲ I  – KHỐI 11

MÔN : NGỮ VĂN

 

Học sinh có thể làm theo nhiều cách khác nhau,khuyến khích những bài làm có sự liên hệ,  sáng tạo phù hợp nhưng phải đảm bảo các ý sau  :

 

NỘI DUNG

ĐIỂM

I.

PHẦN ĐỌC HIỂU

3.0đ

Câu 1

Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: Tự sự.

0.5

Câu 2

Xác định biện pháp tu từ: Liệt kê

0.5

Câu 3

Giải thích: Sách mang lại tri thức, mở mang trí tuệ cho con người; sách bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm cho con người; giúp cuộc sống con người có ý nghĩa hơn trong khát vọng đạt tới cái thiện và cái đẹp.

1

Câu 4

Nội dung chính của đoạn trích: Bàn về tác dụng của việc đọc sách

1

II.

PHẦN LÀM VĂN

7.0 đ

 

Học sinh có thể trình bày theo các cách khác nhau nhưng cần đảm bảo những nội dung sau.

 

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận.

 Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài.

Mở bài nêu được vấn đề; Thân bài triển khai được vấn đề; Kết bài kết luận được vấn đề.

0.5

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luậnLiên trong tác phẩm là một nhân vật để lại nhiều sự trân trọng nơi bạn đọc bởi những suy nghĩ, cảm nhận rất tinh tế. Nhà văn đã hướng ngòi bút khắc họa tâm trạng nhân vật để làm nổi bật điều đó.

0.5

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; Kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng.

Mở bài

 - Giới thiệu vài nét về tác giả Thạch Lam và truyện ngắn Hai đứa trẻ

 - Nêu vấn đề nghị luận: Liên trong tác phẩm là một nhân vật để lại nhiều sự trân trọng nơi bạn đọc bởi những suy nghĩ, cảm nhận rất tinh tế. Nhà văn đã hướng ngòi bút khắc họa tâm trạng nhân vật để làm nổi bật điều đó

0.5

Thân bài

1. Tâm trạng nhân vật Liên trước khi tàu đến

- Liên cùng em trai dù đã rất buồn ngủ nhưng vẫn cố thức để đợi tàu bởi:

 + Liên thức vì muốn được nhìn thấy chuyến tàu như một hoạt động cuối cùng của đêm khuya

+ Tâm hồn Liên yên tĩnh hẳn, có những cảm giác mơ hồ không hiểu

+ Liên chăm chú để ý từng đèn ghi, ngọn lửa xanh biếc…

- Tiếng Liên gọi em một cách cuống quýt, giục giã như thể nếu chậm một chút sẽ mất đi điều gì đó quý giá

 Niềm háo hức, mong ngóng chuyến tàu đêm như mong ngóng một điều gì đó tươi sáng hơn cho cuộc sống vốn tẻ nhạt thường ngày

2. Tâm trạng nhân vật Liên khi tàu đến

- Liên dắt em đứng dậy để nhìn đoàn tàu vượt qua

- Dù chỉ trong chốc lát, Liên cũng thấy “những toa hạng trên sang trọng lố nhố người, đồng và kền lấp lánh”  Liên thấy một thế giới khác với cuộc sống thường ngày của chị

- Đứng lặng ngắm đoàn tàu đi qua, Liên không trả lời câu hỏi của em, trong tâm hồn cô cơn xúc động vẫn chưa lắng xuống

- Liên mơ tưởng về Hà Nội, một Hà Nội sáng rực và xa xăm, một Hà Nội đẹp, giàu sang và sung sướng... Sự hồi tưởng ấy càng khiến Liên thêm tiếc nuối và ngán ngẩm cho cuộc sống hiện tại.

 Tâm trạng xúc động, vui sướng, hạnh phúc, mơ mộng

3. Tâm trạng nhân vật Liên khi tàu đi

- Như bao con người khác, Liên cũng “mong đợi một cái gì đó tươi sáng cho cuộc sống hằng ngày”

- Khi tàu đi qua, Liên trở về với tâm trạng buồn như cuộc sống thường ngày nơi phố huyện

- Con tàu như niềm vui lóe lên trong chốc lát làm con người mơ tưởng rồi lại chìm vào trong bóng đen dày đặc

- Tất cả chìm trong màn đêm với ngọn đèn tù mù chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ đi vào giấc ngủ chập chờn của Liên

 Tâm trạng nuối tiếc, niềm suy tư thao thức về cuộc sống hằng ngày nơi phố huyện nghèo

4. Nghệ thuật xây dựng nhân vật

- Nghệ thuật miêu tả nội tâm

- Bút pháp hiện thực kết hợp lãng mạn

1.5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0.5

 

Kết bài

- Khái quát lại sự chuyển biến tâm trạng nhân vật Liên

- Đây là nhân vật Thạch Lam gửi gắm niềm xót thương cho những con người bé nhỏ và trân trọng niềm ước mong một cuộc sống tươi sáng hơn.

 

0.5

 

Tổng  

10.0đ

 

SỞ GD VÀ ĐT ĐÀ NẴNG                  

TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG  ĐỀ THI HK I  NĂM HỌC 2019-2020

                                                                MÔN: NGỮ VĂN

                                                         Thời gian: 90 phút ( không kể thời gian giao đề)

I. Phần Đọc hiểu: (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ câu 1 - câu 4:

“Có một truyền thuyết về con chim chỉ hót một lần trong đời, nhưng nó hót hay nhất thế gian. Có lần  nó rời tổ bay đi tìm bụi mận gai và tìm ra bằng được mới thôi. Giữa đám cành gai góc, nó cất tiếng hát bài ca của mình và lao ngực vào chiếc gai dài nhất, nhọn nhất. Vượt lên trên nỗi đau khôn tả, nó vừa hót vừa lịm dần đi và tiếng ca hân hoan ấy đáng cho cả sơn ca và họa mi phải ghen tị. Bài ca duy nhất có một không hai, bài ca phải đổi bằng tính mạng mới có được. Nhưng cả thế gian lặng đi khi lắng nghe, và chính Thượng Đế trên Thiên Đình cũng mỉm cười. Bởi vì tất cả những gì tốt đẹp nhất chỉ có thể có được khi ta chịu trả giá bằng nỗi đau khổ vĩ đại nhất.”

(Trích Tiếng chim hót trong bụi mận gai-Collen M. Cullough)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích? (0.5đ)

Câu 2: Tìm 1 hình ảnh ẩn dụ có trong đoạn trích và nêu tác dụng? (0.5đ)

Câu 3: Câu chuyện trong đoạn trích gửi đến độc giả thông điệp gì? (1đ)

Câu 4: Từ thông điệp trên Anh/chị hãy viết 1 đoạn văn ngắn (5-7 câu) về bài học rút ra cho bản thân? (1đ)

 II. Phần Làm văn (7,0 điểm)

 Anh/ chị hãy phân tích tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ sau:

“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,

Trơ cái hồng nhan với nước non.

Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,

Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.

Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,

Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.

Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,

Mảnh tình san sẻ tí con con!”

            (Tự tình II – Hồ Xuân Hương, SGK Ngữ văn 11, Tập 1, NXB Giáo dục, 2008, tr.19)

 

SỞ GD VÀ ĐT ĐÀ NẴNG                  

TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG            ĐỀ THI HỌC KÌ I  NĂM HỌC 2019-2020

                                                                MÔN: NGỮ VĂN

                                                         Thời gian: 90 phút ( không kể thời gian giao đề)

I. Phần Đọc hiểu (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ câu 1 - câu 4:

          “Như những con chim kỳ diệu trong truyện cổ tích, sách ca hát về cuộc sống đa dạng và phong phú như thế nào, con người táo bạo như thế nào trong khát vọng đạt tới cái thiện và cái đẹp. Và càng đọc, trong lòng tôi càng tràn đầy tinh thần lành mạnh và hăng hái. Tôi trở nên điềm tĩnh hơn, tin ở mình hơn, làm việc hợp lý hơn và ngày càng ít để ý hơn đến vô số những chuyện bực bội trong cuộc sống.

          Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên, tôi tách khỏi con thú để tiến gần tới con người, tới gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất, và về sự thèm khát cuộc sống ấy…”

                                                  (Tôi đã học tập như thế nào - MacXim Gorki)

Câu 1Cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn trích . (0.5đ)

Câu 2. Xác định 1 biện pháp tu từ có trong đoạn trích trên.  (0,5đ )

Câu 3Hãy giải thích vì sao tác giả lại cho rằng “Mỗi cuốn sách là những bậc thang nhỏ mà khi bước lên tôi tách khỏi con thú để lên tới gần con người”. (1đ)

Câu 4.  Nêu nội dung chính của đoạn trích. (1đ )

II. Phần Làm văn (7,0 điểm)
Hãy phân tích tâm trạng đợi tàu đêm đi qua phố huyện của nhân vật Liên trong truyện ngắn Hai đứa trẻ (Thạch Lam).

 

 

 

SỞ GD VÀ ĐT ĐÀ NẴNG                  

TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG            ĐỀ THI HỌC KÌ I  NĂM HỌC 2019-2020

                                                                MÔN: NGỮ VĂN

                                                         Thời gian: 90 phút ( không kể thời gian giao đề)

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 đim):

Đọc đoạn văn bản sau  thực hin các yêu cầu từ câu 1- câu 4:

“Chuyện kể rằng: em, cô gái mở đường
Ðể cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương
Cho đoàn xe kịp giờ ra trận
Em đã lấy tình yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa
Ðánh lạc hướng thù. Hứng lấy luồng bom...

Tôi nhìn xuống hố bom đã giết em
Mưa đọng lại một khoảng trời nho nhỏ
Ðất nước mình nhân hậu
Có nước trời xoa dịu vết thương đau…

 

[…] Em nằm dưới đất sâu
Như khoảng trời đã nằm yên trong đất
Đêm đêm tâm hồn em tỏa sáng
Những vì sao ngời chói lung linh

Có phải làn da em mềm mại trắng trong
Đã hóa thành những làn mây trắng
Và ban ngày khoảng trời ngập nắng
Đi qua khoảng trời em – Vầng dương thao thức
Hỡi mặt trời hay chính trải tim em trong ngực
Soi cho tôi
Ngày hôm nay bước tiếp quãng đường dài.

 (Trích Khoảng trời, h bom Lâm Thị M D,

Văn chương mt thi để nh,NXB Văn học 2006)

 

Câu 1: Xác định hai phương thc biểu đạt ca đoạn văn bản. (0,5 đ )

Câu 2: Chỉ ra 1 biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ và tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó. (0,5 đ )

Câu 3: Anh/chị hiểu n thế nào về hai hình ảnh hố bom  khong trời? (1,0đ )

Câu 4: Nêu nội dung chính của đoạn thơ. (1,0 đ )

II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 đim):

 Phân tích hình tượng bát cháo hành trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao

 

SỞ GD VÀ ĐT ĐÀ NẴNG                  

TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG            ĐỀ THI HỌC KÌ I  NĂM HỌC 2019-2020

                                                                MÔN: NGỮ VĂN

                                                         Thời gian: 90 phút ( không kể thời gian giao đề)

I. PHẦN ĐỌC HIU (3,0 điểm).

Đọc đoạn văn bản sau  thực hin các yêu cầu từ câu 1- câu 4:

“Các anh đứng như tượng đài quyết tử

Thêm một lần Tổ quốc được sinh ra

Dòng máu Việt chảy trong hồn người Việt

Đang bồn chồn thao thức với Trường Sa

Khi hy sinh ở đảo đá Gạc Ma

Họ đã lấy ngực mình làm lá chắn

Để một lần Tổ quốc được sinh ra”                                        (Nguyn ViệtChiến, T quốc  Trường Sa)

  Câu 1. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? (0,5đ  )

Câu 2. Ch ra và nêu hiu qu ca 1 phép tt được sử dụng trong bài  thơ . (0.5đ)

Câu 3. Hai t bn chồn”, “thao thc” th hin tình cm  đivi Trưng Sa? (1,0đ)

Câu 4. Viết một đoạn văn ngắn (từ 5-7 dòng) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với việc bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ Quốc (1,0đ).

 

II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm).

Phân tích v đẹp hình tưng nhân vật Hun Cao trongtruyn ngn Ch người tử tù ca Nguyn Tuân

 

 

 

 

 

 

 

SỞ GD VÀ ĐT ĐÀ NẴNG                  

TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG            ĐỀ THI HỌC KÌ I  NĂM HỌC 2019-2020

                                                                MÔN: NGỮ VĂN

                                                         Thời gian: 90 phút ( không kể thời gian giao đề)

I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA.

1. Kiến thức: Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng đối với một số nội dung Tiếng Việt, Đọc hiểu và Làm văn trọng tâm trong chương trình học kỳ I.

2. Kỹ năng: Đánh giá kỹ năng Đọc hiểu một văn bản ngoài sách giáo khoa và kỹ năng vận dụng các thao tác lập luận để viết bài văn nghị luận văn học; kỹ năng trình bày và diễn đạt các nội dung bài viết một cách sáng sủa, đúng quy cách.

3. Thái độ: Có quan điểm tích cực trước những vấn đề cần nghị luận, định hướng cho học sinh lối sống đúng đắn, tính chung thực trong thi cử.

=> Năng lực: Phát huy năng lực tư duy, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực sáng tạo của học sinh.

II. HÌNH THỨC KIỂM TRA:

1. Hình thức: Tự luận, thời gian 90 phút

2. Cách thức tổ chức kiểm tra: Kiểm tra chung

III. THIẾT LẬP MA TRẬN

      Mức độ

 

NLĐG

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

Cộng

I. Đọc- hiểu

 

1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích? (0.5đ)

 

 

2. Tìm 1 hình ảnh ẩn dụ có trong đoạn trích và nêu tác dụng? (0.5đ)

 

 

3. Câu chuyện trong đoạn trích gửi đến độc giả thông điệp gì? (1đ)

 

4. Từ thông điệp trên Anh/chị hãy viết 1 đoạn văn ngắn (5-7 câu) về bài học rút ra cho bản thân? (1đ)

 

 

 

Số câu

2

1

1

 

4 câu

Số điểm

1,0đ

1,0 đ

1,0đ

 

Tỉ lệ

10%

10%

10%

 

30%

II. Làm văn

 

 

 

1. Anh/ chị hãy phân tích tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ Tự tình II của Hồ Xuân Hương.

 

 

Số câu

0

0

0

1

1 câu

Số điểm

0

0

0

Tỉ lệ

%

%

%

70%

70%

Tổng cộng

 

 

 

 

 

Số câu

2

1

1

1

5 câu

Số điểm

1,0đ

1,0đ

1,0đ

7,0đ

10đ

Tỉ lệ

10%

10%

10%

70%

100%

 

ĐỀ KIỂM TRA

I. Phần Đọc hiểu: (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ câu 1 - câu 4:

“Có một truyền thuyết về con chim chỉ hót một lần trong đời, nhưng nó hót hay nhất thế gian. Có lần  nó rời tổ bay đi tìm bụi mận gai và tìm ra bằng được mới thôi. Giữa đám cành gai góc, nó cất tiếng hát bài ca của mình và lao ngực vào chiếc gai dài nhất, nhọn nhất. Vượt lên trên nỗi đau khôn tả, nó vừa hót vừa lịm dần đi và tiếng ca hân hoan ấy đáng cho cả sơn ca và họa mi phải ghen tị. Bài ca duy nhất có một không hai, bài ca phải đổi bằng tính mạng mới có được. Nhưng cả thế gian lặng đi khi lắng nghe, và chính Thượng Đế trên Thiên Đình cũng mỉm cười. Bởi vì tất cả những gì tốt đẹp nhất chỉ có thể có được khi ta chịu trả giá bằng nỗi đau khổ vĩ đại nhất.”

(Trích Tiếng chim hót trong bụi mận gai-Collen M. Cullough)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích? (0.5đ)

Câu 2: Tìm 1 hình ảnh ẩn dụ có trong đoạn trích và nêu tác dụng? (0.5đ)

Câu 3: Câu chuyện trong đoạn trích gửi đến độc giả thông điệp gì? (1đ)

Câu 4: Từ thông điệp trên Anh/chị hãy viết 1 đoạn văn ngắn (5-7 câu) về bài học rút ra cho bản thân? (1đ)

 II. Phần Làm văn (7,0 điểm)

 Anh/ chị hãy phân tích tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ sau:

“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,

Trơ cái hồng nhan với nước non.

Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,

Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.

Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,

Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.

Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,

Mảnh tình san sẻ tí con con!”

            (Tự tình II – Hồ Xuân Hương, SGK Ngữ văn 11, Tập 1, NXB Giáo dục, 2008, tr.19)

ĐÁP ÁN

Học sinh có thể làm theo nhiều cách khác nhau,khuyến khích những bài làm có sự liên hệ,  sáng tạo phù hợp nhưng phải đảm bảo các ý sau  :

 

Nội dung

Điểm

I

PHẦN ĐỌC HIỂU

3.0 đ

Câu 1

 Phương thức biểu đạt chính: Tự sự 

0.5

Câu 2

HS có thể tìm 1 trong các biện pháp ẩn dụ sau

·       Chiếc gai nhọn: ẩn dụ cho những khó khăn, thử thách mà mỗi người phải vượt qua trong cuộc sống.

·       Bài ca duy nhất, có một không hai: ẩn dụ cho những điều tốt đẹp, có giá trị nhất trong cuộc sống mà con người có được nhờ vượt qua khó khăn, thử thách...

 

0.5

 

 

 

Câu 3

  HS có thể hiểu những thông điệp khác nhau và trình bày được một trong số các ý nghĩa sau: 

  • Những gì tốt đẹp nhất trong cuộc sống (tri thức, tình bạn, tình yêu, hạnh phúc...) chỉ có thể có được khi ta trải qua những khó khăn, gian khổ, thậm chí phải trả giá bằng chính nỗi đau khổ "vĩ đại", bằng cả sự sống và sinh mạng của mình)
  • Mỗi người hãy biết vượt lên trên những gian khổ, bất hạnh bằng nghị lực và khát vọng sống mãnh liệt để dâng hiến cho cuộc đời những điều đẹp đẽ, quí giá.
  • Ý nghĩa của cuộc đời không phải là ta đã tồn tại bao lâu mà là ta đã sống như thế nào và làm được điều gì trong cuộc đời....

 

0.5

Câu 4

HS có thể rút ra 01 bài học theo ý kiến riêng, có thể viết đoạn văn theo định hướng sau: (1,0)

  • Bài học về nghị lực sống, dám vượt khó để giành những điều tốt đẹp nhất.
  • Bài học về lí tưởng sống đẹp, sẵn sàng trả giá để sống có ý nghĩa, tránh xa cuộc sống tẻ nhạt, trống rống vô nghĩa.
  • Bài học về sự biết ơn, trân trọng thành quả lao động và những điều vô giá khác (độc lâp, tự do...) vì để có được những điều qúi giá đó, loài người phải trả giá bằng công sức, thậm chí cả sinh mệnh của chính mình....

 

1

II

PHẦN LÀM VĂN

7.0 đ

 

Học sinh có thể trình bày theo các cách khác nhau nhưng cần đảm bảo những nội dung sau.

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận.

 Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài.

Mở bài nêu được vấn đề; Thân bài triển khai được vấn đề; Kết bài kết luận được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luậnBài thơ thể hiện nỗi buồn và tâm sự của nhà thơ về số phận lẻ loi của mình và niềm khát khao được hạnh phúc, được yêu thương.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; Kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng.

 

 

 

0.5

 

 

 

 

0.5

 

 

 

 

Mở bài

Giới thiệu vài nét về tác giả,tác phẩm

- Giới thiệu chung : Hồ Xuân Hương là một nhà thơ lớn của VN. Được mệnh danh là bà chúa thơ Nôm (Xuân Diệu)

- Giới thiệu về bài thơ "Tự tình"

0.5

Thân bài

*Hai câu đề:

+Hoàn cảnh :giữa đêm khuya, thao thức, nghe tiếng trống dồn dập sang canh

+Thấy mình cô độc giữa cuộc đời .Câu thơ ngắt làm 3 như một sự chì chiết, bẽ bàng, buồn bực. Cái hồng nhan ấy không được quân tử yêu thương mà lại vô duyên, vô nghĩa, trơ lì ra với nước non.

Hai câu thơ tạc vào không gian, thời gian hình tượng một người đàn bà trầm uất, đang đối diện với chính mình.

1.25

*Hai câu thực:Nói lên suy nghĩ của nhà thơ:

+ Buồn, uống chén rượu để quên nhưng càng uống càng tỉnh, tỉnh lại càng buồn hơn.Hình ảnh người phụ nữ uống rượu một mình giữa đêm trăng, đem chính cái hồng nhan của mình ra làm thức nhấm, để rồi sững sờ phát hiện ra rằng trong cuộc đời mình không có cái gì là viên mãn cả, đều dang dở, muộn màng.

+ Hai câu đối thanh nghịch ý: Người say lại tỉnh >< trăng khuyết vẫn khuyết . Con người muốn thay đổi mà hoàn cảnh cứ ỳ ra  vô cùng cô đơn, buồn và tuyệt vọng.

1.25

*Hai câu luận:

- Động từ mạnh: Xiên ngang, đâm toạc-> Tả cảnh thiên nhiên kì lạ phi thường, đầy sức sống: Muốn phá phách, tung hoành - cá tính Hồ Xuân Hương: Mạnh mẽ, quyết liệt, tìm mọi cách vượt lên số phận. Những đám rêu trên mặt đất, mấy hòn đá phía chân trời. Những hình ảnh rất thực, ước lệ.

- Phép đảo ngữ và nghệ thuật đối: Sự phẫn uất của thân phận rêu đá, cũng là sự phẫn uất, phản kháng của tâm trạng nhân vật trữ tình.

- Cái nhìn khoẻ khoắn. Có 1 sự phản kháng, sự vươn lên để khẳng định chỗ đứng của mình.

1.25

* Hai câu kết:

+Từ thiên nhiên xung quanh, nhìn lại bản thân mình, cảm thấy ngán nỗi, buồn cho mình, nghịch lí.

+Thời gian cứ trôi qua xuân đi xuân lại lại, một sự tuần hoàn liên tục nghe mà ngán ngẩm cho duyên phận của mình. Tuổi xuân trôi qua mà lại không có tình duyên trọn vẹn,hạnh phúc không viên mãn.

+Câu thơ nát vụn ra, vật vã đến nhức nhối vì cái duyên tình hẩm hiu, lận đận của nhà thơ. Càng gắng gượng vươn lên càng rơi vào bi kịch

1.25

Kết bài

-Một bài thơ chứa đựng nỗi buồn và niềm khát khao chân thành

-Trong nền thơ trung đại, lần đầu tiên mới có 1 người phụ nữ dám nói lên điều ấy

0.5

 

TỔNG

10.0

 

SỞ GD VÀ ĐT ĐÀ NẴNG                  

TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG            ĐỀ THI HỌC KÌ I  NĂM HỌC 2019-2020

                                                                MÔN: NGỮ VĂN

                                                         Thời gian: 90 phút ( không kể thời gian giao đề)

I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA.

1. Kiến thức: Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng đối với một số nội dung Tiếng Việt, Đọc hiểu và Làm văn trọng tâm trong chương trình học kỳ I.

2. Kỹ năng: Đánh giá kỹ năng Đọc hiểu một văn bản ngoài sách giáo khoa và kỹ năng vận dụng các thao tác lập luận để viết bài văn nghị luận văn học; kỹ năng trình bày và diễn đạt các nội dung bài viết một cách sáng sủa, đúng quy cách.

3. Thái độ: Có quan điểm tích cực trước những vấn đề cần nghị luận, định hướng cho học sinh lối sống đúng đắn, tính chung thực trong thi cử.

=> Năng lực: Phát huy năng lực tư duy, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực sáng tạo của học sinh.

II. HÌNH THỨC KIỂM TRA:

1. Hình thức: Tự luận, thời gian 90 phút

2. Cách thức tổ chức kiểm tra: Kiểm tra chung

III. THIẾT LẬP MA TRẬN

      Mức độ

 

NLĐG

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

Cộng

I. Đọc- hiểu

 

1. Cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn trích . (0.5đ)

 

 

2. Xác định 1 biện pháp tu từ có trong đoạn trích trên.  (0,5đ )

 

3. Hãy giải thích vì sao tác giả lại cho rằng “Mỗi cuốn sách là những bậc thang nhỏ mà khi bước lên tôi tách khỏi con thú để lên tới gần con người”. (1đ)

 

4. Nêu nội dung chính của đoạn trích. (1đ )

 

 

 

 

 

Số câu

2

1

1

 

4 câu

Số điểm

1,0đ

1,0 đ

1,0đ

 

Tỉ lệ

10%

10%

10%

 

30%

II. Làm văn

 

 

 

1. Hãy phân tích tâm trạng đợi tàu đêm đi qua phố huyện của nhân vật Liên trong truyện ngắn Hai đứa trẻ (Thạch Lam).

 

 

Số câu

0

0

0

1

1 câu

Số điểm

0

0

0

Tỉ lệ

%

%

%

70%

70%

Tổng cộng

 

 

 

 

 

Số câu

2

1

1

1

5 câu

Số điểm

1,0đ

1,0đ

1,0đ

7,0đ

10đ

Tỉ lệ

10%

10%

10%

70%

100%

 

ĐỀ KIỂM TRA

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ câu 1 - câu 4:

          “Như những con chim kỳ diệu trong truyện cổ tích, sách ca hát về cuộc sống đa dạng và phong phú như thế nào, con người táo bạo như thế nào trong khát vọng đạt tới cái thiện và cái đẹp. Và càng đọc, trong lòng tôi càng tràn đầy tinh thần lành mạnh và hăng hái. Tôi trở nên điềm tĩnh hơn, tin ở mình hơn, làm việc hợp lý hơn và ngày càng ít để ý hơn đến vô số những chuyện bực bội trong cuộc sống.

          Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên, tôi tách khỏi con thú để tiến gần tới con người, tới gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất, và về sự thèm khát cuộc sống ấy…”

                                                  (Tôi đã học tập như thế nào - MacXim Gorki)

Câu 1Cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn trích . (0.5đ)

Câu 2. Xác định 1 biện pháp tu từ có trong đoạn trích trên.  (0,5đ )

Câu 3Hãy giải thích vì sao tác giả lại cho rằng “Mỗi cuốn sách là những bậc thang nhỏ mà khi bước lên tôi tách khỏi con thú để lên tới gần con người”. (1đ)

Câu 4.  Nêu nội dung chính của đoạn trích. (1đ )

II. Phần Làm văn (7,0 điểm)
Hãy phân tích tâm trạng đợi tàu đêm đi qua phố huyện của nhân vật Liên trong truyện ngắn Hai đứa trẻ (Thạch Lam).

ĐÁP ÁN

Học sinh có thể làm theo nhiều cách khác nhau,khuyến khích những bài làm có sự liên hệ,  sáng tạo phù hợp nhưng phải đảm bảo các ý sau  :

 

NỘI DUNG

ĐIỂM

I.

PHẦN ĐỌC HIỂU

3.0đ

Câu 1

Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: Tự sự.

0.5

Câu 2

Xác định biện pháp tu từ: Liệt kê

0.5

Câu 3

Giải thích: Sách mang lại tri thức, mở mang trí tuệ cho con người; sách bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm cho con người; giúp cuộc sống con người có ý nghĩa hơn trong khát vọng đạt tới cái thiện và cái đẹp.

1

Câu 4

Nội dung chính của đoạn trích: Bàn về tác dụng của việc đọc sách

1

II.

PHẦN LÀM VĂN

7.0 đ

 

Học sinh có thể trình bày theo các cách khác nhau nhưng cần đảm bảo những nội dung sau.

 

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận.

 Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài.

Mở bài nêu được vấn đề; Thân bài triển khai được vấn đề; Kết bài kết luận được vấn đề.

0.5

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luậnLiên trong tác phẩm là một nhân vật để lại nhiều sự trân trọng nơi bạn đọc bởi những suy nghĩ, cảm nhận rất tinh tế. Nhà văn đã hướng ngòi bút khắc họa tâm trạng nhân vật để làm nổi bật điều đó.

0.5

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; Kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng.

Mở bài

 - Giới thiệu vài nét về tác giả Thạch Lam và truyện ngắn Hai đứa trẻ

 - Nêu vấn đề nghị luận: Liên trong tác phẩm là một nhân vật để lại nhiều sự trân trọng nơi bạn đọc bởi những suy nghĩ, cảm nhận rất tinh tế. Nhà văn đã hướng ngòi bút khắc họa tâm trạng nhân vật để làm nổi bật điều đó

0.5

Thân bài

1. Tâm trạng nhân vật Liên trước khi tàu đến

- Liên cùng em trai dù đã rất buồn ngủ nhưng vẫn cố thức để đợi tàu bởi:

 + Liên thức vì muốn được nhìn thấy chuyến tàu như một hoạt động cuối cùng của đêm khuya

+ Tâm hồn Liên yên tĩnh hẳn, có những cảm giác mơ hồ không hiểu

+ Liên chăm chú để ý từng đèn ghi, ngọn lửa xanh biếc…

- Tiếng Liên gọi em một cách cuống quýt, giục giã như thể nếu chậm một chút sẽ mất đi điều gì đó quý giá

 Niềm háo hức, mong ngóng chuyến tàu đêm như mong ngóng một điều gì đó tươi sáng hơn cho cuộc sống vốn tẻ nhạt thường ngày

2. Tâm trạng nhân vật Liên khi tàu đến

- Liên dắt em đứng dậy để nhìn đoàn tàu vượt qua

- Dù chỉ trong chốc lát, Liên cũng thấy “những toa hạng trên sang trọng lố nhố người, đồng và kền lấp lánh”  Liên thấy một thế giới khác với cuộc sống thường ngày của chị

- Đứng lặng ngắm đoàn tàu đi qua, Liên không trả lời câu hỏi của em, trong tâm hồn cô cơn xúc động vẫn chưa lắng xuống

- Liên mơ tưởng về Hà Nội, một Hà Nội sáng rực và xa xăm, một Hà Nội đẹp, giàu sang và sung sướng... Sự hồi tưởng ấy càng khiến Liên thêm tiếc nuối và ngán ngẩm cho cuộc sống hiện tại.

 Tâm trạng xúc động, vui sướng, hạnh phúc, mơ mộng

3. Tâm trạng nhân vật Liên khi tàu đi

- Như bao con người khác, Liên cũng “mong đợi một cái gì đó tươi sáng cho cuộc sống hằng ngày”

- Khi tàu đi qua, Liên trở về với tâm trạng buồn như cuộc sống thường ngày nơi phố huyện

- Con tàu như niềm vui lóe lên trong chốc lát làm con người mơ tưởng rồi lại chìm vào trong bóng đen dày đặc

- Tất cả chìm trong màn đêm với ngọn đèn tù mù chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ đi vào giấc ngủ chập chờn của Liên

 Tâm trạng nuối tiếc, niềm suy tư thao thức về cuộc sống hằng ngày nơi phố huyện nghèo

4. Nghệ thuật xây dựng nhân vật

- Nghệ thuật miêu tả nội tâm

- Bút pháp hiện thực kết hợp lãng mạn

1.5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0.5

 

Kết bài

- Khái quát lại sự chuyển biến tâm trạng nhân vật Liên

- Đây là nhân vật Thạch Lam gửi gắm niềm xót thương cho những con người bé nhỏ và trân trọng niềm ước mong một cuộc sống tươi sáng hơn.

0.5

 

Tổng 

10.0đ

 

 

 

SỞ GD VÀ ĐT ĐÀ NẴNG                     

TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG  ĐỀ THI HỌC KÌ I  NĂM HỌC 2019-2020

                        SỞ GD VÀ ĐT ĐÀ NẴNG                  

TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG            ĐỀ THI HỌC KÌ I  NĂM HỌC 2019-2020

                                                                MÔN: NGỮ VĂN

                                                         Thời gian: 90 phút ( không kể thời gian giao đề)

I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA.

1. Kiến thức: Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng đối với một số nội dung Tiếng Việt, Đọc hiểu và Làm văn trọng tâm trong chương trình học kỳ I.

2. Kỹ năng: Đánh giá kỹ năng Đọc hiểu một văn bản ngoài sách giáo khoa và kỹ năng vận dụng các thao tác lập luận để viết bài văn nghị luận văn học; kỹ năng trình bày và diễn đạt các nội dung bài viết một cách sáng sủa, đúng quy cách.

3. Thái độ: Có quan điểm tích cực trước những vấn đề cần nghị luận, định hướng cho học sinh lối sống đúng đắn, tính chung thực trong thi cử.

=> Năng lực: Phát huy năng lực tư duy, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực sáng tạo của học sinh.

II. HÌNH THỨC KIỂM TRA:

1. Hình thức: Tự luận, thời gian 90 phút

2. Cách thức tổ chức kiểm tra: Kiểm tra chung

III. THIẾT LẬP MA TRẬN

      Mức độ

 

NLĐG

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

Cộng

I. Đọc- hiểu

 

1. Xác định haiphương thc biểuđạt ca đoạn vănbản. (0,5 đ )

 

2. Chỉ ra 1 biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ và tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó.(0,5đ)

3. Anh/chị hiểu như thế nào về hai hình ảnh hố bom và khoảng trời ? (1,0đ )

 

4. Nêu nội dungchính của đoạnthơ. (1,0 đ )

 

 

 

 

Số câu

2

1

1

 

4 câu

Số điểm

1,0đ

1,0 đ

1,0đ

 

Tỉ lệ

10%

10%

10%

 

30%

II. Làm văn

 

 

 

1. Phân tích hình tượng bát cháo hành trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao

 

 

Số câu

0

0

0

1

1 câu

Số điểm

0

0

0

Tỉ lệ

%

%

%

70%

70%

Tổng cộng

 

 

 

 

 

Số câu

2

1

1

1

5 câu

Số điểm

1,0đ

1,0đ

1,0đ

7,0đ

10đ

Tỉ lệ

10%

10%

10%

70%

100%

 

ĐỀ KIỂM TRA

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 đim):

Đọc đoạn văn bản sau  thực hin các yêu cầu từ câu 1- câu 4:

“Chuyện kể rằng: em, cô gái mở đường
Ðể cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương
Cho đoàn xe kịp giờ ra trận
Em đã lấy tình yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa
Ðánh lạc hướng thù. Hứng lấy luồng bom...

Tôi nhìn xuống hố bom đã giết em
Mưa đọng lại một khoảng trời nho nhỏ
Ðất nước mình nhân hậu
Có nước trời xoa dịu vết thương đau…

 

[…] Em nằm dưới đất sâu
Như khoảng trời đã nằm yên trong đất
Đêm đêm tâm hồn em tỏa sáng
Những vì sao ngời chói lung linh

Có phải làn da em mềm mại trắng trong
Đã hóa thành những làn mây trắng
Và ban ngày khoảng trời ngập nắng
Đi qua khoảng trời em – Vầng dương thao thức
Hỡi mặt trời hay chính trải tim em trong ngực
Soi cho tôi
Ngày hôm nay bước tiếp quãng đường dài.

 (Trích Khoảng trời, h bom Lâm Thị M D,

Văn chương mt thi để nh,NXB Văn học 2006)

 

Câu 1: Xác định hai phương thc biểu đạt ca đoạn văn bản. (0,5 đ )

Câu 2: Chỉ ra 1 biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ và tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó. (0,5 đ )

Câu 3: Anh/chị hiểu n thế nào về hai hình ảnh hố bom  khong trời? (1,0đ )

Câu 4: Nêu nội dung chính của đoạn thơ. (1,0 đ )

II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 đim):

 Phân tích hình tượng bát cháo hành trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao

ĐÁP ÁN

Học sinh có thể làm theo nhiều cách khác nhau,khuyến khích những bài làm có sự liên hệ,  sáng tạo phù hợp nhưng phải đảm bảo các ý sau  :

  

NỘI DUNG

ĐIỂM

I

PHẦN ĐỌC HIỂU

3.0đ

Câu 1

Hai phương thc biu đt:

- Tự sự

   - Biểu cảm

0.5

Câu 2

HS có thể nêu ra 1 trong các biện pháp sau

– Biện pháp so sánh: Em nằm dưới đất sâu/ Như khoảng trời đã nằm yên trong đất  (Tác dụng: Biểu thị nỗi tiếc thương của tác giả và ngợi ca vẻ đẹp tâm hổn cũng như sự bất tử của cô gái).
– Biện pháp ẩn dụ: trái tim em trong ngực soi cho tôi bước tiếp quãng đường dài (tinh thần yêu nước, lòng quả cảm của cô gái đã thành vầng sáng soi đường, tiếp thêm sức mạnh cho nhân vật trữ tình).
– Hình ảnh liên tưởng: Làn da em mềm mại trắng trong/ Đã hóa thành những làn mây trắng; Tác dụng: Gợi lên vẻ đẹp trắng trong, thanh khiết, cao cả và sự bất tử của người con gái mở đường cho xe đi.

0.5

Câu 3

-  H bom: dưi lòng đất sâu thm; khoảngtrờiở trên cao mênh mông

- H bom: tưng trưng cho bom đn, ti áccủa giặc và tàn ch đau thương

ca chiến tranh; khong trời: ng trưngcho s bình yên, hin hòa, đôhu ca dântc Việt.

=>Khoảng tri  h bom chính là s sng cái chết, hòa bình  chiếtranh,  bìnhyên  tàn khc…

1

Câu 4

Ni dung chính

+ Hình nh ngưi n thanh niên xung phongmưu trí, dũng cảm, x thân  đ cu conđưng cho đoàn quân ra trn.

Ca ngợi v đp phm cht, tâm hồn ngưiViệt Nam thời chống M.

1

II

PHẦN LÀM VĂN

7.0 đ

 

Học sinh có thể trình bày theo các cách khác nhau nhưng cần đảm bảo những nội dung sau.

 

 

 

0.5

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận.

 Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài.

Mở bài nêu được vấn đề; Thân bài triển khai được vấn đề; Kết bài kết luận được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

 

 

 

0.5

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; Kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng.

Mở bài

 - Gii thiệu v tác giả Nam Cao và tácphẩm Chí Phèo (Hoàn cnh ra đời,cảmhứng ch đo).

- Nêu rõ lun đề  

0.5

Thân bài

 Phân tích hình tượng bát cháo hành

 1. Sự xuất hiện của bát cháo hành

·       Chi tiết xuất hiện trong phần giữa truyện

·       Sau cuộc gặp gỡ về thể xác giữa Chí Phèo và thị Nở ở vườn chuối, sáng hôm sau, Chí Phèo bị cảm. Chính Thị Nở là người đã chủ động về nhà nấu cháo sang mang sang cho Chí Phèo.

 

 

 

 

 

1.0

 2. Bát cháo hành trong cảm nhận của Chí Phèo

  • Thoạt đầu, Chí cảm thấy ngạc nhiên, rồi “Hết ngạc nhiên thì hắn thâý mắt hình như ươn ướt”. Và Chí Phèo đã khóc, dòng nước mắt xúc động nghẹn ngào vì đây là lần đầu tiên hắn được một người đàn bà cho, vì đã bao giờ hắn được người ta cho cái gì, toàn phải cướp giật, dọa nạt. Sau đó hắn thấy “bâng khuâng”, “mơ hồ buồn”, lại thấy “có cái gì như là ăn năn”
  • Hắn thấy bát cháo hành ngon, chính tình yêu làm cho nó ngon
  • Nhớ lại kí ức bà Ba Bá Kiến “Hắn chỉ thấy nhục chứ yêu đương gì"
  •  Hắn muốn làm người lương thiện “muốn làm lành với mọi người”, “Vì vậy bát cháo hành của thị Nở làm hắn suy nghĩ nhiều. Hắn có thể tìm bạn được, sao lại chỉ gây thù?”

 

1.25

 

3.Ý nghĩa hình tượng bát cháo hành

– Về nội dung:

·        Là biểu tượng của tình yêu thương con người: Thị Nở nấu bát cháo hành cho Chí là bắt nguồn hoàn toàn từ tình thương đơn thuàn, từ sự cao cả của bản chất một người phụ nữ. "bát cháo hành" tượng hình cho tình cảm của thị Nở với Chí Phèo, một tình cảm dịu dảng, giản dị nhưng đong đầy ân tình, nhân nghĩa, là minh chứng của tình yêu muộn màng đã cứu vớt cuộc đời Chí

·        Không chỉ là liều thuốc giải cảm mà còn là hương vị của hạnh phúc, tình yêu muộn màng mà Chí Phèo được hưởng. Là liều thuốc chữa căn bệnh ăn sâu, đục khoét tâm hồn Chí bao nhiêu lâu nay: Chí muốn trở về làm người lương thiện. Nó vừa giúp Chí Phèo thoát ra khỏi cơn bệnh đầu tiên trong đời sau khi say rượu vừa khơi dậy bản chất ý thức con người ở Chí.

·        Khơi dậy niềm khao khát được làm hoà với mọi người, hi vọng vào một cơ hội được trở về với cuộc sống lương thiện

– Về nghệ thuật:

·        Thể hiện chiều sâu tâm lí, tính cách và bi kịch của nhân vật Chí Phèo. Thì ra hắn không hoàn toàn là một con quỷ dữ, không hoàn toàn mất hết tính người mà sâu bên trong hắn vẫn là một người lương thiện, một anh canh điền với những ước mơ, khao khát rất đời thường, chính tình yêu thương đã đánh thức bản chất hiền lành ở trong cái lốt ác quỷ kia,“hắn muốn làm nũng với mẹ”, “ôi sao mà hắn hiền”

·        Là chi tiết tác giả gửi gắm niềm tin vào sức mạnh cảm hóa con người bằng tình người.Con người luôn có lòng trắc ẩn tiềm tàng, luôn có bản chất là lương thiện, chỉ vì hoàn cảnh mà cuối cùng bản chất ấy bị giấu đi, bị biến tính đi. Đặc biệt, đó còn là sự kì vọng của Nam Cao về sự thức tỉnh con người bằng tình yêu thương, sự cảm thông sâu sắc

Ø  Khẳng định lại vai trò của chi tiết bát cháo hành trong việc đánh thức sự lương thiện trong tâm hồn Chí nói riêng và trong việc thể hiện chủ để, tư tưởng truyện nói chung

 

1.5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.25

III. Kết bài

 

  • Khẳng định vai trò của chi tiết bát cháo hành trong việc đánh thức sự lương thiện trong tâm hồn Chí nói riêng và trong việc thể hiện chủ để, tư tưởng truyện nói chung
  • Liên hệ cảm nhận của bản thân về chi tiết đặc sắc này

0.5

 

Tổng

10.0

 

                                      

   MÔN: NGỮ VĂN

                                        Thời gian: 90 phút ( không kể thời gian giao đề)

I. MỤC TIÊU ĐỀ KIM TRA.

1. Kiến thức: Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng đối với một số nội dung Tiếng Việt, Đọc hiểu và Làm văn trọng tâm trong chương trình học kỳ I.

2. Kỹ năng: Đánh giá kỹ năng Đọc hiểu một văn bản ngoài sách giáo khoa và kỹ năng vận dụng các thao tác lập luận để viết bài văn nghị luận văn học; kỹ năng trình bày và diễn đạt các nội dung bài viết một cách sáng sủa, đúng quy cách.

3. Thái độ: Có quan điểm tích cực trước những vấn đề cần nghị luận, định hướng cho học sinh lối sống đúng đắn, tính chung thực trong thi cử.

=> Năng lực: Phát huy năng lực tư duy, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực sáng tạo của học sinh.

II. HÌNH THỨC KIỂM TRA:

1. Hình thức: Tự luận, thời gian 90 phút

2. Cách thức tổ chức kiểm tra: Kiểm tra chung

III. THIẾT LẬP MA TRẬN

      Mức độ

 

NLĐG

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

Cộng

I. Đọc- hiểu

 

1. Đoạn thơ trênđược viết theo thể thơ nào? (0,5đ  )

2. Ch ra và nêuhiu qu ca 1 phép tt được sửdụng trong bài  thơ. (0.5đ)

3. Hai t bnchồn”, “thaothc” th hin tìnhcm  đi viTrưng Sa(1 đ  )

 

4. Viết một đoạn văn ngắn (từ 5-7 dòng) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với việc bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ Quốc (1,0đ).

 

 

 

Số câu

2

1

1

 

4 câu

Số điểm

1,0đ

1,0 đ

1,0đ

 

Tỉ lệ

10%

10%

10%

 

30%

II. Làm văn

 

 

 

1. Phân tích vẻ đẹp hình tượng nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân

 

 

Số câu

0

0

0

1

1 câu

Số điểm

0

0

0

Tỉ lệ

%

%

%

70%

70%

Tổng cộng

 

 

 

 

 

Số câu

2

1

1

1

5 câu

Số điểm

1,0đ

1,0đ

1,0đ

7,0đ

10đ

Tỉ lệ

10%

10%

10%

70%

100%

 

ĐỀ KIỂM TRA

I. PHẦN ĐỌC HIU (3,0 điểm).

Đọc đoạn văn bản sau  thực hin các yêu cầu từ câu 1- câu 4:

“Các anh đứng như tượng đài quyết tử

Thêm một lần Tổ quốc được sinh ra

Dòng máu Việt chảy trong hồn người Việt

Đang bồn chồn thao thức với Trường Sa

Khi hy sinh ở đảo đá Gạc Ma

Họ đã lấy ngực mình làm lá chắn

Để một lần Tổ quốc được sinh ra” 

   (Nguyn Việt Chiến, T quốc  Trường Sa)

  Câu 1. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? (0,5đ  )

Câu 2. Ch ra và nêu hiu qu ca 1 phép tt được sử dụng trong bài  thơ . (0.5đ)

Câu 3. Hai t bn chồn”, “thao thc” th hin tình cm  đivi Trưng Sa? (1,0đ)

Câu 4. Viết một đoạn văn ngắn (từ 5-7 dòng) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với việc bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ Quốc (1,0đ).

 

II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm).

Phân tích v đẹp hình tưng nhân vật Hun Cao trongtruyn ngn Ch người tử tù ca Nguyn Tuân

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐÁP ÁN

Học sinh có thể làm theo nhiều cách khác nhau,khuyến khích những bài làm có sự liên hệ,  sáng tạo phù hợp nhưng phải đảm bảo các ý sau  :

 

NỘI DUNG

ĐIỂM

I

PHẦN  ĐỌC HIỂU

3.0đ

Câu 1

- Th thơ: tám tiếng

0.5

Câu 2

- Phép tu t: so sánh “Các anh đứng nhưtượng đài quyết tử”

- Tác dụng: th hin s dũng cm, kiêncưng, quyết chiến vi kẻ thù ca nhngngưi chiến sĩ trong nhim vụ bo v đo quê

ơng.

0.5

Câu 3

Hai t láy th hin  tâm trng lo lng, schia, yêu tơng ca nhng ng máu  Vitchảy trong  hồn người Vit dành cho

Trưng Sa.

 

1.0

Câu 4

HS có thể làm theo ý của mình nhưng cần đảm bảo được những nội dung sau:

+ Biển đảo là một phần lãnh thổ thiêng liêng không thể tách rời Tổ Quốc, trách nhiệm của tuổi trẻ là ra sức giữ gìn toàn vẹn phần lãnh thổ  
+ Thanh niên cần nâng cao ý thức trách nhiệm với Đất Nước bằng việc kịch liệt lên án đấu tranh ngăn chặn hành vi xâm phạm chủ quyền biển đảo, không ngừng tu dưỡng phẩm chất con người Viêt Nam mới, có định hướng lí tưởng yêu nước và đoàn kết tạo nên sức mạnh bảo vệ chủ quyền biển đảo…

1.0

II

PHẦN LÀM VĂN

7.0đ

 

Học sinh có thể trình bày theo các cách khác nhau nhưng cần đảm bảo những nội dung sau.

 

 

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận.

 Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài.

Mở bài nêu được vấn đề; Thân bài triển khai được vấn đề; Kết bài kết luận được vấn đề.

0.5

 

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

0.5

 

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; Kết hợp chặt chẽ giữalý lẽ và dẫn chứng.

 

Mở bài

 - Gii thiu tác gi Nguyn Tuân, truynngn Ch người tử tù và nhân vt Hun Cao.

0.5

Thân bài

V đẹp hình tưng nhân vật Hun Cao

1. V đp của một người nghệ sĩ tài hoa  

- Nhân vt Hun Cao đưc đánh giá là nhânvt đp nht trong thế gii nhân vt caNguyn Tuâvà  nhân vt đin hình cavăn học lãng mn trưc năm 1945

- V đp tài hoa ca Hun Cao đưc giithiu gián tiếp qua cuộc đi thoca qunngc và thy thơ li, ông là một ngưnitiếng v ngh thut t pháp: “Chữ  ôngHun  Cao  đlắm

- Ch Hun Cao đp bi nó kết t tinh hoa,tâm huyết, hoài bão ca ngưi cm bút nênqun ngc mi ưc ao: “Có được chữ ôngHuấn mà treo  có được vật báu trên đời”

- Qun ngc phi tn nhiu công sc để hivng xin đưc chữ Hun Cao. Ông bt chplut l nhà tù bit đãi Hun Cao.

- Nguyn Tuâkhông chỉ ca ngi gián tiếpmà còn ca ngi trc tiếp v đp tài hoa y caHun Cao trong cnh cho ch cui cùng.Trưc qun ngc và thy thơ li, Hun Caođúng là mt ngh sĩ t pháp, ông dn hếttâm huyết vào tng nét ch: vuông vn,tươi tn, bay bổng, nói lên nhng hoài bãotunhoành ca một đi ngưi

1.5

 

2. V đp ca khí phách hiên ngang, bấtkhuất

- Trưc khi vào nhà lao, Hun Cao là mttrang anh hùng nghĩa hip, chọc tri khuynưc.

- Khi vào nhà lao, Hun cao vn hiên ngang,bt khut, khônrun s trưc cưng quyn,bo lc và cái chết (hành đng lnh lùng chúcmũi gông nng trưc mt quân lính, thnnhiên nhn rưu tht, thái độ khinh thưngqun ngc…)

=> Hình tưng Hun Cao tiêu biu chonhng anh hùng dng c chng li triu đình,tuy c ln không thành nhưnvn hiênngang bt khut, coi cái chết nh ta lônghng.

1.5

 

3. V đp ca thiên ơng trong sáng  

- Thiên lương là lòng tốt, tâm sáng.  

- Thiên lương ca Hun Cao đưc th hin tính ch thng thn, trng nghĩa khinh tài.Ông viết chữ không  vàng ngọc hay quynthế mà  s gp gỡ tâm hn ca nhng ngưiyêu cái đp.

- Hun Cao không chỉ cho chữ mà còn tngqun ngc nhng li khuyên q giá nhmcu vt con ngưi lm đưng lli.

=> Qua nhân vt Hun Cao, Nguyn Tuânmuth hin quan nim v cái đp, khngđnh s bt t ca cái đp và mi quahmt thiết gia cái Tài và cái Tâm.

1.5

 

* Nghệ thuật  xây dng  hình  tưng  nhâ vật: to dng tình hung truyn độc đáo, sdụng thành công thủ pháp đi lp, bút pháplãng mn  tưng hóa, ngôn ngữ giàu tính tohình…

0.5

Kết bài

Kết thúc vn đ:

- Đánh giá chung về tác phm và nhân vt

0.5

 

TỔNG

10.0đ

 

 

 

 

 

 


                                                                MÔN: NGỮ VĂN 10

                                                         Thời gian: 90 phút ( không kể thời gian giao đề)

Phần I: Đọc – hiểu (4,0 điểm)

Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi sau:

                                                 “Rồi hóng mát thuở ngày trường

                                                   Hòe lục đùn đùn tán rợp giương

                                                   Thạch lưu hiên còn phun thức đỏ

                                                   Hồng liên trì đã tiễn mùi hương

                                                   Lao xao chợ cá làng ngư phủ

                                                   Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương

                                                   Dẽ có ngu cầm đàn một tiếng

                                                   Dân giàu đủ khắp đòi phương”

 

1. Anh/chị hãy cho biết tên nhan đề của bài thơ? Bài thơ thuộc thể thơ gì?(1đ)

2. Hãy cho biết tác giả của bài thơ là ai? (0,5đ).

3. Anh/chị hiểu như thế nào về câu thơ: “Dân giàu đủ khắp đòi phương”? (0.5đ)

4. Bức tranh mùa hè hiện ra như thế nào qua sáu câu thơ đầu. Hãy chỉ ra các hình ảnh thiên nhiên, nhịp sống, âm thanh trong bức tranh mùa hè đó. (2đ)

 

Phần II: Làm văn (6,0 điểm)

 “ Cám thấy Tấm trở về và được vua yêu thương như xưa thì nó không khỏi sợ hãi. Một hôm, Cám hỏi chị:

- Chị Tấm ơi chị Tấm, chị làm thế nào mà đẹp thế?

Tấm không đáp, chỉ hỏi lại:

- Có muốn đẹp không để chị giúp?

Cám bằng lòng ngay. Tấm sai quân hầu đào một cái hố sâu và đun một nồi nước sôi. Tấm bảo Cám xuống hố rồi sai quân hầu dội nước sôi vào hố. Cám chết. Mụ dì ghẻ thấy vậy cũng lăn đùng ra chết…”

                                                                              ( Trích cổ tích Tấm Cám)

 Hãy nêu cảm nhận của anh/chị về kết thúc của truyện.? (khoảng 7 đến 10 dòng)

Nếu được thay thế tác giả dân gian viết lại cái kết mới cho câu chuyện Tấm Cám, anh chị sẽ viết như thế nào? (khoảng 10 đến 20 dòng).

 

 

SỞ GD VÀ ĐT ĐÀ NẴNG                     

TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG    ĐỀ THI HỌC KÌ I  NĂM HỌC 2019-2020

                                                                MÔN: NGỮ VĂN

                                                         Thời gian: 90 phút ( không kể thời gian giao đề)

Phần I: Đọc – hiểu (4,0 điểm)

Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi sau:

“… Chàng múa trên cao, gió như bão. Chàng múa dưới thấp, gió như lốc. Chòi lẫm đổ lăn lóc. Cây cối chết rụi. Khi chàng múa dưới thấp, vang lên tiếng đĩa khiên đồng. Khi chàng múa trên cao, vang lên tiếng đĩa khiên kênh. Khi chàng múa chạy nước kiệu, quả núi ba lần rạn nứt, ba đồi tranh bật rễ bay tung….”

1. Anh/chị hãy cho biết đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Văn bản thuộc thể loại gì?(1đ)

2. Anh/chị hãy cho biết nhân vật “chàng” trong đoạn văn trên tên là gì ? (0,5đ).

3. Anh/ chị hãy chỉ ra phương thức trong đoạn văn trên sử dụng (0.5đ)

4. Anh/chị hãy chỉ ra các biện pháp nghệ thuật mà đoạn văn trên sử dụng. Hãy dẫn chứng cụ thể cho mỗi biện pháp nghệ thuật nêu trên. (2đ)

 

Phần II: Làm văn (6,0 điểm)

Muối ba năm muối đang còn mặn

                                                   Gừng chín tháng gừng hãy còn cay

                                                   Đôi ta nghĩa nặng tình dày

                                                   Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa.

Hãy viết bài văn ngắn ( khoảng 30 dòng) nêu cảm nhận của anh chị về câu ca dao trên.

 

 

 

SỞ GD VÀ ĐT ĐÀ NẴNG                     

TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG    ĐỀ THI HỌC KÌ I  NĂM HỌC 2019-2020

                                                                MÔN: NGỮ VĂN

                                                         Thời gian: 90 phút ( không kể thời gian giao đề)

 

 

Phần I: Đọc – hiểu (4,0 điểm)

Đọc câu ca dao sau và trả lời câu hỏi sau:

Thân em như củ ấu gai

Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen

Ai ơi, nếm thử mà xem!

Nếm ra, mới biết rằng em ngọt bùi.

1. Anh/chị hãy cho biết câu ca dao trên thuộc loại ca dao nào (ca dao về Tình yêu quê hương đất nước, con người;  hay ca dao than thân;  hay ca dao yêu thương tình nghĩa)? (1đ)

2. Anh/chị hãy cho biết câu ca dao trên được viết theo thể thơ nào? (0,5đ).

3. Anh/chị hãy chỉ ra các biện pháp tu từ  mà câu ca dao trên sử dụng. Hãy dẫn chứng cụ thể cho mỗi biện pháp tu từ nêu trên. (1đ)

4. Anh/chị hiểu như thế nào về câu: “Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen”. (1,5đ)

 

 

Phần II: Làm văn (6,0 điểm)

                                              . ..     Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi

                                                       Cái án phong lưu khách tự mang                                     

                                                       Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa

          Người đời ai khóc Tố Như chăng?

                             ( Đọc Tiểu Thanh kí - Nguyễn Du)

 

Hãy viết bài văn ngắn ( khoảng 20 đến 30 dòng) nêu cảm nhận của anh chị về bốn câu thơ  trên.

 

 

  Sở GD và ĐT tp Đà Nẵng

Trường THPT Quang Trung

 

                                           BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I

                                           MÔN: NGỮ VĂN 10

                                                              ĐỀ 1

 

I. THIẾT LẬP MA TRẬN:

      Mức độ

NLĐG

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

Cộng

I. Đọc- hiểu

 

1.Anh/chị hãy cho biết đoạn trích trên thuộc văn bản nào? Văn bản thuộc thể loại nào?

 

2. Hãy cho biết nhân vật “ta” và  “nàng” trong đoạn trích tên là gì? (0,5đ).

 

 

3. “Nay ta phải nghi ngờ tư cách của nàng”. Anh/chị hãy cho biết nguyên nhân khiến cho nhân vật “ta” nghi ngờ danh tiết của nhân vật “nàng” (1đ)

 

4. “Chẳng phải vì nàng mà ta đã đánh thắng kẻ thù với sự giúp đỡ của bạn bè. Ta làm điều đó vì nhân phẩm của ta, để xóa bỏ vết ô nhục, để bảo vệ uy tín và danh dự của dòng họ lừng lẫy tiếng tăm của ta”. Qua lời nói của nhân vật “ta”, đã bộc lộ được tính cách, nhân phẩm gì của nhân vật?  (1,5đ)

 

 

 

 

Số câu

2

1

1

 

4 câu

Số điểm

1,5đ

1 đ

1,5đ

 

Tỉ lệ

%

%

%

%

0%

II. Làm văn

 

 

 

Rồi hóng mát thuở ngày trường

Hòe lục đùn đùn tán rợp giương

                                                    Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ

Hồng liên trì đã tiễn mùi hương

                                                    Lao xao chợ cá làng ngư phủ

Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương

                   (Cảnh Ngày Hè – Nguyễn Trãi)

Anh/chị hãy viết bài văn ngắn (khoảng 30 dòng) nêu cảm nhận của mình về bài thơ.

 

 

 

Số câu

0

0

0

1

1 câu

Số điểm

0

0

0

Tỉ lệ

%

%

%

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

Số câu

2

1

1

1

5 câu

Số điểm

1,5đ

1,5đ

10đ

Tỉ lệ

%

%

%

%

100%

 

 

II. THIẾT LẬP ĐỀ THI

      Đề bài:

Phần I: Đọc – hiểu (4,0 điểm)

Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi sau:

“Phải biết chắc điều này: Chẳng phải vì nàng mà ta đã đánh thắng kẻ thù với sự giúp đỡ của bạn bè. Ta làm điều đó vì nhân phẩm của ta, để xóa bỏ vết ô nhục, để bảo vệ uy tín và danh dự của dòng họ lừng lẫy tiếng tăm của ta. Ta làm điều đó để chứng tỏ ta không thuộc về một gia đình bình thường. Nay ta phải nghi ngờ tư cách của nàng, vì nàng đã lưu lại lâu trong nhà một kẻ xa lạ. Giờ đây, nàng đang đứng trước mặt ta, nhưng trông thấy nàng.ta không chịu nổi, chẳng khác nào ánh sáng đối với người bị đau mắt.”

1. Anh/chị hãy cho biết đoạn trích trên thuộc văn bản nào? Văn bản thuộc thể loại gì?(1đ)

2. Hãy cho biết nhân vật “ta” và “nàng” trong đoạn trích tên là gì? (0,5đ).

3. “Nay ta phải nghi ngờ tư cách của nàng”. Anh/chị hãy cho biết nguyên nhân khiến cho nhân vật “ta” nghi ngờ danh tiết của nhân vật “nàng” (1đ)

 4. “Chẳng phải vì nàng mà ta đã đánh thắng kẻ thù với sự giúp đỡ của bạn bè. Ta làm điều đó vì nhân phẩm của ta, để xóa bỏ vết ô nhục, để bảo vệ uy tín và danh dự của dòng họ lừng lẫy tiếng tăm của ta”. Qua lời nói của nhân vật “ta”, đã bộc lộ được tính cách, nhân phẩm gì của nhân vật?  (1,5đ)

 

Phần II: Làm văn (6,0 điểm)

Rồi hóng mát thuở ngày trường

Hòe lục đùn đùn tán rợp giương

                                                    Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ

Hồng liên trì đã tiễn mùi hương

                                                    Lao xao chợ cá làng ngư phủ

Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương

                   (Cảnh Ngày Hè – Nguyễn Trãi)

Anh/chị hãy viết bài văn ngắn (khoảng 30 dòng) nêu cảm nhận của mình về bài thơ.

 

III. HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I.Đọc-hiểu

1.

 - Đoạn trích trên thuộc văn bản: Ra-ma buộc tội.

 - Văn bản thuộc thể loại sử thi Ấn Độ.

0.5

0.5

 

2.

- Nhân vật ‘ta’ tên là Ra-ma.

- Nhân vật ‘nàng’ tên Xi-ta (Gia-na-ki)

0,5

 

3.

- Nguyên nhân: Vì Xi-ta đã có khoảng thời gian dài trong tay quỷ Ra-va-na tại đảo Lan-ka.

1

 

4.

- Tính cách, phẩm chất Ra-ma: Ra-ma vào sinh ra tử, chiến đấu với yêu quỷ giành lại người vợ yêu quý nhưng cũng dám hi sinh tình yêu vì danh dự, bổn phận của một người anh hùng, một đức vua mẫu mực.

 

1,5

II. Làm văn

1

a. Triển khai các luận điểm: vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

 Học sinh có thể sắp xếp các luận điểm theo nhiều cách nhưng về cơ bản, cần đảm bảo những yêu cầu sau:

 Mở đoạn:

- Dẫn dắt vào vấn đề (Giới thiệu tác giả, hoàn cảnh sáng tác bài thơ)

Thân đoạn:

*. Câu thơ đầu: Hoàn cảnh sống của tác giả

- Sau khi lui về ở ẩn Nguyễn Trãi có cuộc sống nhàn rỗi :Rỗi, hóng mát, ngày trường-> Sẵn sàng cho cuộc sống ở ẩn của mình.

 

*. Bức tranh cảnh vật và sinh hoạt ngày hè tràn đầy sức sống, năng lượng.

Hình ảnh thiên nhiên: Hòe lục đùn đùn, tán rợp giương; Thạch lựu phun thức đỏ; hồng liên trì tiễn mùi hương

-> Cảnh vật hài hòa màu sắc : xanh, đỏ, hồng -> Cảnh vật tươi đẹp, rạng rỡ.

- Hình ảnh sinh hoạt của con người: Chợ cá làng ngư phủ

-> Cuộc sống nhộn nhịp, tươi vui và giàu sức sống

Âm thanh: Dắng dỏi tiếng ve, lao xao chợ cá -> Âm thanh cuộc sống sôi động, náo nhiệt.

=> Bức tranh mùa hè hiện lên thật sinh động, với những hình ảnh, màu sắc, âm thanh hài hòa đã tạo nên một khung cảnh ngày hè thật đặc trưng, giàu sức sống và nhiều hi vọng về một tương lai tốt đẹp

=> Thể hiện tâm hồn lạc quan, yêu đời, yêu thiên nhiên, yêu quê hương của tác giả.

* Hai câu thơ cuối: Nổi niềm/ mong ước của tác giả.

- Mượn điển tích( Ngu cầm): Đàn của vua Ngu Thuấn để thể hiện mong ước lớn lao của tác giả về một đất nước bình yên, dân chúng khắp nơi nơi được ấm no, hạnh phúc.

* Thâu tóm lại nội dung và nghệ thuật của bài thơ:

ND: Qua bức tranh cảnh ngày hè: hài hòa, sôi động, tràn đầy sức sống, .. đã cho thấy tâm hồn Nguyễn Trãi chan chứa tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân, đất nước.  

NT: Đồng thời tác giả đã sử dụng nghệ thuật khéo léo khi đưa vào bài thơ các hình ảnh giản dị, gần gũi, đặc sắc để khắc họa bức tranh ngày hè thật chân thật, kết hợp với việc sử dụng ngôn từ giản dị mà cô đọng hàm xúc. Đặc biệt ở hai câu cuối tác giả đã mượn lại điển tích Ngu Thuấn để làm sáng tỏ được tấm lòng, mong ước của tác giả.   

 Kết bài:

-Nêu cảm nhận của em về bài thơ, về tâm hồn, con người của tác giả.

0,5

 

 

 

0,5

 

 

4đ gồm:

0,5

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,5

 

 

 

0,5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,5

 

 

b. Sáng tạo: có cách diễn đạt độc đáo; suy nghĩ, kiến giải mới mẻ về nội dung hoặc nghệ thuật.

0,5

 

 

c. Chính tả, dùng từ đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp của câu, ngữ nghĩa tiếng Việt.

0,5

Tổng điểm

 

 

10.0đ

 

                                                                   *Lưu ý chung:

1. Do đặc trưng của môn Ngữ văn, bài làm của thí sinh cần được đánh giá tổng quát, tránh đếm ý cho điểm..

2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc.

3. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Bài viết có thể không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án, nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục.

4. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng hoặc thân đoạn ở câu 5 phần làm văn.

5. Cần trừ điểm đối với những lỗi về hành văn, ngữ pháp và chính tả.

---------Hết---------

 

  Sở GD và ĐT tp Đà Nẵng

Trường THPT Quang Trung

 

                                                 BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I

                                                     MÔN: NGỮ VĂN 10

           ĐỀ 2

I. THIẾT LẬP MA TRẬN:

     Mức độ

NLĐG

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

Cộng

I. Đọc- hiểu

 

1. Anh/chị hãy cho biết tên nhan đề của bài thơ? Bài thơ thuộc thể thơ gì?(1đ)

 

2. Hãy cho biết tác giả của bài thơ là ai? (0,5đ).

 

 

 

3. Anh/chị hiểu như thế nào về câu thơ: “Dân giàu đủ khắp đòi phương”? (0.5đ)

3. Bức tranh mùa hè hiện ra như thế nào qua sáu câu thơ đầu. Hãy chỉ ra các hình ảnh thiên nhiên, nhịp sống, âm thanh trong bức tranh mùa hè đó. (2đ)

 

 

 

 

Số câu

2

1

1

 

4 câu

Số điểm

1,5đ

0,5 đ

 

Tỉ lệ

%

%

%

%

0%

II. Làm văn

 

 

 

1. “ Cám thấy Tấm trở về và được vua yêu thương như xưa thì nó không khỏi sợ hãi. Một hôm, Cám hỏi chị:

- Chị Tấm ơi chị Tấm, chị làm thế nào mà đẹp thế?

Tấm không đáp, chỉ hỏi lại:

- Có muốn đẹp không để chị giúp?

Cám bằng lòng ngay. Tấm sai quân hầu đào một cái hố sâu và đun một nồi nước sôi. Tấm bảo Cám xuống hố rồi sai quân hầu dội nước sôi vào hố. Cám chết. Mụ dì ghẻ thấy vậy cũng lăn đùng ra chết…”

                                                                                                  ( Trích cổ tích Tấm Cám)

 

 

Hãy nêu cảm nhận của anh/chị về kết thúc của truyện.? (khoảng 7 đến 10 dòng)

Nếu được thay thế tác giả dân gian viết lại cái kết mới cho câu chuyện Tấm Cám, anh chị sẽ viết như thế nào? (khoảng 10 đến 20 dòng).

 

 

Số câu

0

0

0

1

1 câu

Số điểm

0

0

0

Tỉ lệ

%

%

%

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

Số câu

2

1

1

1

5 câu

Số điểm

1,5đ

0,5đ

10đ

Tỉ lệ

%

%

%

%

100%

 

II. THIẾT LẬP ĐỀ THI

      Đề bài:

Phần I: Đọc – hiểu (4,0 điểm)

Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi sau:

                                                 “Rồi hóng mát thuở ngày trường

                                                   Hòe lục đùn đùn tán rợp giương

                                                   Thạch lưu hiên còn phun thức đỏ

                                                   Hồng liên trì đã tiễn mùi hương

                                                   Lao xao chợ cá làng ngư phủ

                                                   Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương

                                                   Dẽ có ngu cầm đàn một tiếng

                                                   Dân giàu đủ khắp đòi phương”

 

1. Anh/chị hãy cho biết tên nhan đề của bài thơ? Bài thơ thuộc thể thơ gì?(1đ)

2. Hãy cho biết tác giả của bài thơ là ai? (0,5đ).

3. Anh/chị hiểu như thế nào về câu thơ: “Dân giàu đủ khắp đòi phương”? (0.5đ)

4. Bức tranh mùa hè hiện ra như thế nào qua sáu câu thơ đầu. Hãy chỉ ra các hình ảnh thiên nhiên, nhịp sống, âm thanh trong bức tranh mùa hè đó. (2đ)

 

Phần II: Làm văn (6,0 điểm)

 “ Cám thấy Tấm trở về và được vua yêu thương như xưa thì nó không khỏi sợ hãi. Một hôm, Cám hỏi chị:

- Chị Tấm ơi chị Tấm, chị làm thế nào mà đẹp thế?

Tấm không đáp, chỉ hỏi lại:

- Có muốn đẹp không để chị giúp?

Cám bằng lòng ngay. Tấm sai quân hầu đào một cái hố sâu và đun một nồi nước sôi. Tấm bảo Cám xuống hố rồi sai quân hầu dội nước sôi vào hố. Cám chết. Mụ dì ghẻ thấy vậy cũng lăn đùng ra chết…”

                                                                                                  ( Trích cổ tích Tấm Cám)

 

 

Hãy nêu cảm nhận của anh/chị về kết thúc của truyện.? (khoảng 7 đến 10 dòng)

Nếu được thay thế tác giả dân gian viết lại cái kết mới cho câu chuyện Tấm Cám, anh chị sẽ viết như thế nào? (khoảng 10 đến 20 dòng).

III. HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I.Đọc-hiểu

1.

 Tên nhan đề: Cảnh ngày hè

Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật

 

0.5

0.5

 

2.

- Tác giả: Nguyễn Trãi

0,5

 

3.

‘Dân giàu đủ khắp đòi phương’: Nhân dân khắp nơi đều ấm no, hạnh phúc. Đó là tấm lòng của tác giả luôn khát khao mong muốn đất nước êm ấm, hạnh phúc, bình yên

0,5

 

4.

- Bức tranh: Mùa hè tràn đầy màu sắc, giàu sức sống và vui tươi.

- Hình ảnh thiên nhiên: Hòe lục đùn đùn, Thạch lựu phun thức đỏ, Hồng liên trì tiễn mùi hương

- Hình ảnh nhịp sống: chợ cá làng ngư phủ

- Âm thanh: Chợ lao xao, Dắng dỏi cầm ve.

0,5

 

0,5

 

0,5

0,5

II. Làm văn

1

a. Triển khai các luận điểm: vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

 Học sinh có thể sắp xếp các luận điểm theo nhiều cách nhưng về cơ bản, cần đảm bảo những yêu cầu sau:

Ý 1:  

Mở đoạn:

- Giới thiệu và tóm tắt lại kết truyện để dẫn dắt vào vấn đề cần giải quyết.

Ví dụ: “Tấm Cám” là truyện cổ tích ý nghĩa, nó không chỉ để lại ấn tượng trong lòng độc giả bởi nội dung hấp dẫn, nhân vật đa dạng mà còn để lại một kết thúc truyện ấn tượng.

 

Thân đoạn:

- Thể hiện sự nhìn nhận đánh giá của mình về kết truyện.

+ Hợp lí điểm nào?

+ Chưa hợp lí điểm nào?

Kết đoạn:

Cảm nhận về kết truyện đó.

 

Ý 2:

 

Học sinh trình bày được kết truyện mới.

 

- Học sinh đưa ra kết thúc có chiều hướng tích cực, nhân đạo, nhân văn.

0,5

 

 

 

2,5đ gồm:

 

0,5

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

0,5

 

 

2,5đ gồm:

 

1

 

1,5

 

 

b. Sáng tạo: có cách diễn đạt độc đáo; suy nghĩ, kiến giải mới mẻ về nội dung hoặc nghệ thuật.

0,5

 

 

c. Chính tả, dùng từ đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp của câu, ngữ nghĩa tiếng Việt.

0,5

Tổng điểm

 

 

10.0đ

 

                                                                   *Lưu ý chung:

1. Do đặc trưng của môn Ngữ văn, bài làm của thí sinh cần được đánh giá tổng quát, tránh đếm ý cho điểm..

2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc.

3. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Bài viết có thể không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án, nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục.

4. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng hoặc thân đoạn ở câu 5 phần làm văn.

5. Cần trừ điểm đối với những lỗi về hành văn, ngữ pháp và chính tả.

---------Hết---------

 

  Sở GD và ĐT tp Đà Nẵng

Trường THPT Quang Trung

 

                                         BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I

                                               MÔN: NGỮ VĂN 10

                                                          ĐỀ 3

I. THIẾT LẬP MA TRẬN:

      Mức độ

NLĐG

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

Cộng

I. Đọc- hiểu

 

1.Anh/chị hãy cho biết đoạn trích trên thuộc văn bản nào? Văn bản thuộc thể loại gì?

 

2. Hãy cho biết nhân vật “chàng” trong đoạn trích tên là gì? (0,5đ).

 

 

3. Hãy nêu phương thức  trong đoạn văn trên sử dụng?

 

3. Anh/chị hãy chỉ ra các biện pháp nghệ thuật mà đoạn văn trên sử dụng. Hãy dẫn chứng cụ thể cho mỗi biện pháp nghệ thuật nêu trên

 

 

 

Số câu

2

1

1

 

4 câu

Số điểm

1,5đ

0,5 đ

 

Tỉ lệ

%

%

%

%

0%

II. Làm văn

 

 

 

1. Muối ba năm muối đang còn mặn

                                              Gừng chín tháng gừng hãy còn cay

                                                   Đôi ta nghĩa nặng tình dày

                                                   Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa.

Hãy viết bài văn ngắn ( khoảng 30 dòng) nêu cảm nhận của anh chị về câu ca dao trên.

 

 

Số câu

0

0

0

1

1 câu

Số điểm

0

0

0

Tỉ lệ

%

%

%

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

Số câu

2

1

1

1

5 câu

Số điểm

1,5đ

0,5đ

10đ

Tỉ lệ

%

%

%

%

100%

 

 

II. THIẾT LẬP ĐỀ THI

      Đề bài:

Phần I: Đọc – hiểu (4,0 điểm)

Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi sau:

“… Chàng múa trên cao, gió như bão. Chàng múa dưới thấp, gió như lốc. Chòi lẫm đổ lăn lóc. Cây cối chết rụi. Khi chàng múa dưới thấp, vang lên tiếng đĩa khiên đồng. Khi chàng múa trên cao, vang lên tiếng đĩa khiên kênh. Khi chàng múa chạy nước kiệu, quả núi ba lần rạn nứt, ba đồi tranh bật rễ bay tung….”

1. Anh/chị hãy cho biết đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Văn bản thuộc thể loại gì?(1đ)

2. Anh/chị hãy cho biết nhân vật “chàng” trong đoạn văn trên tên là gì ? (0,5đ).

3. Anh/ chị hãy chỉ ra phương thức trong đoạn văn trên sử dụng (0.5đ)

4. Anh/chị hãy chỉ ra các biện pháp nghệ thuật mà đoạn văn trên sử dụng. Hãy dẫn chứng cụ thể cho mỗi biện pháp nghệ thuật nêu trên. (2đ)

 

Phần II: Làm văn (6,0 điểm)

Muối ba năm muối đang còn mặn

                                                   Gừng chín tháng gừng hãy còn cay

                                                   Đôi ta nghĩa nặng tình dày

                                                   Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa.

Hãy viết bài văn ngắn ( khoảng 30 dòng) nêu cảm nhận của anh chị về câu ca dao trên.

 

 

III. HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I.Đọc-hiểu

1.

 - Trích từ văn bản: Chiến thắng Mtao-Mxây

-  Văn bản trên thuộc thể loại:  sử thi (Tây Nguyên)

0.5

0.5

 

2.

- Nhân vật ‘chàng” tên: Đăm Săn

0,5

 

3.

- Phương thức: Tự sự kết hợp miêu tả.

0,5

 

4.

-Biện pháp nghệ thuật: so sánh, phóng đại, điệp cấu trúc

-Dẫn chứng cụ thể:

+ So sánh: gió như bão, gió như lốc.

+ Phóng đại: chàng múa làm gió như bão, gió như lốc, chòi đổ lăn lóc, cây cối chết rụi, quả núi ba lần rạn nứt, ba đồi tranh bật rễ bay tung-> Phóng đại sức khỏe, sức mạnh của Đăm Săn.

- Điệp cấu trúc:

+ Chàng múa(1)....chàng múa(2)

                        

+ Khi chàng múa(5).... khi chàng múa(6)....khi chàng múa(7)

 

0.5

 

0,5

0,5

 

 

 

 

0,5

II. Làm văn

1

a. Triển khai các luận điểm: vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

 Học sinh có thể sắp xếp các luận điểm theo nhiều cách nhưng về cơ bản, cần đảm bảo những yêu cầu sau:

 Mở đoạn:

- Giới thiệu, dẫn dắt vào vấn đề.

 

Thân đoạn:

- Phân tích hình ảnh trong câu ca dao ( nghĩa đen)

+ Hai câu đầu:

Ví dụ: Muối( dù để bao lâu cũng vẫn mặn), gừng (càng để già càng cay)=>Tính chất đặc trưng.

+ Hai câu sau:

Ví dụ: đôi ta (tình vợ chồng), ba vạn sáu ngàn ngày (thời gian rất lâu).

 

- Nêu ý nghĩa của các hình ảnh trong câu ca dao (nghĩa bóng)

+ Hình ảnh muối mặn

+ Hình ảnh gừng cay

=> thể hiện nghĩa tình son sắt, chung thủy, gắn bó, bền lâu.

+ Đôi ta nghĩa nặng tình dày=> bền chặt, vững tin, khó thay đổi

+ Ba vạn sáu ngàn ngày=> Dù thời gian có trôi đi, cuốn trôi tất cả nhưng tình nghĩa vợ chồng vẫn nguyên vẹn, một lòng sắt son.

 

- Ý nghĩa của câu ca dao :

Đề cao lòng thủy chung, đề cao tình nghĩa vợ chồng. => Tình cảm vợ chồng là tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ nên mỗi chúng ta phải biết trân quý, giữ gìn.

 

Kết đoạn:

Nêu cảm nhận của em về câu ca dao và em rút ra được bài học gì cho bản thân mình.   

 

0,5

 

 

 

0,5

 

 

4đ gồm:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b. Sáng tạo: có cách diễn đạt độc đáo; suy nghĩ, kiến giải mới mẻ về nội dung hoặc nghệ thuật.

0,5

 

 

c. Chính tả, dùng từ đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp của câu, ngữ nghĩa tiếng Việt.

0,5

Tổng điểm

 

 

10.0đ

 

                                                                   *Lưu ý chung:

1. Do đặc trưng của môn Ngữ văn, bài làm của thí sinh cần được đánh giá tổng quát, tránh đếm ý cho điểm..

2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc.

3. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Bài viết có thể không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án, nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục.

4. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng hoặc thân đoạn ở câu 5 phần làm văn.

5. Cần trừ điểm đối với những lỗi về hành văn, ngữ pháp và chính tả.

---------Hết---------

 

  Sở GD và ĐT tp Đà Nẵng

Trường THPT Quang Trung

 

                                            BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I

                                                 MÔN: NGỮ VĂN 10

ĐỀ 4

I. THIẾT LẬP MA TRẬN:

      Mức độ

NLĐG

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

Cộng

I. Đọc- hiểu

 

1. Anh/chị hãy cho biết câu ca dao trên thuộc loại ca dao nào (ca dao về Tình yêu quê hương đất nước, con người;  hay ca dao than thân;  hay ca dao yêu thương tình nghĩa)? (1đ)

 

2. Anh/chị hãy cho biết câu ca dao trên được viết theo thể thơ nào? (0,5đ).

 

 

 

3. Anh/chị hãy chỉ ra các biện pháp tu từ  mà câu ca dao trên sử dụng. Hãy dẫn chứng cụ thể cho mỗi biện pháp tu từ nêu trên. (1đ)

 

4. Anh/chị hiểu như thế nào về câu: “Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen”. (1,5đ)

 

 

 

Số câu

2

1

1

 

4 câu

Số điểm

1,5đ

1 đ

1,5đ

 

Tỉ lệ

%

%

%

%

0%

II. Làm văn

 

 

 

Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi

                                                       Cái án phong lưu khách tự mang                                     

                                                       Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa

          Người đời ai khóc Tố Như chăng?

                             ( Đọc Tiểu Thanh kí - Nguyễn Du)

 

Hãy viết bài văn ngắn ( khoảng 20 đến 30 dòng) nêu cảm nhận của anh chị về bốn câu thơ  trên.

 

 

 

 

 

Số câu

0

0

0

1

1 câu

Số điểm

0

0

0

Tỉ lệ

%

%

%

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

Số câu

2

1

1

1

5 câu

Số điểm

1,5đ

1,5đ

10đ

Tỉ lệ

%

%

%

%

100%

 

 

II. THIẾT LẬP ĐỀ THI

      Đề bài:

Phần I: Đọc – hiểu (4,0 điểm)

Đọc câu ca dao sau và trả lời câu hỏi sau:

Thân em như củ ấu gai

Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen

Ai ơi, nếm thử mà xem!

Nếm ra, mới biết rằng em ngọt bùi.

1. Anh/chị hãy cho biết câu ca dao trên thuộc loại ca dao nào (ca dao về Tình yêu quê hương đất nước, con người;  hay ca dao than thân;  hay ca dao yêu thương tình nghĩa)? (1đ)

2. Anh/chị hãy cho biết câu ca dao trên được viết theo thể thơ nào? (0,5đ).

3. Anh/chị hãy chỉ ra các biện pháp tu từ  mà câu ca dao trên sử dụng. Hãy dẫn chứng cụ thể cho mỗi biện pháp tu từ nêu trên. (1đ)

4. Anh/chị hiểu như thế nào về câu: “Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen”. (1,5đ)

 

 

Phần II: Làm văn (6,0 điểm)

                                              . ..     Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi

                                                       Cái án phong lưu khách tự mang                                     

                                                       Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa

          Người đời ai khóc Tố Như chăng?

                             ( Đọc Tiểu Thanh kí - Nguyễn Du)

 

Hãy viết bài văn ngắn ( khoảng 20 đến 30 dòng) nêu cảm nhận của anh chị về bốn câu thơ  trên.

 

 

III. HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I.Đọc-hiểu

1.

 - Thuộc ca dao: Than thân

 

 

2.

- Thể thơ: Lục bát

0,5đ

 

3.

- Biện pháp tu từ: So sánh, Ẩn dụ.

+ So sánh: Thân em như củ ấu gai

+ Ẩn dụ: Củ ấu gai -> thân phận người phụ nữ.

 

4.

- Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen:

+ Nghĩa đen: Mô tả củ ấu gai: có vỏ ngoài sần sùi, xấu xí nhưng trong ruột của nó rất ngon, ngọt, bùi.

+ Nghĩa bóng: Câu ca dao mượn hình ảnh của củ ấu gai để nói đến phẩm chất của người con gái. ‘Ruột trong thì trắng’: muốn đề cao phẩm chất tâm hồn, ‘vỏ ngoài thì đen”: muốn nói đến ngoại hình bên ngoài không quyết định cho việc đánh giá một con người.

 

0.5

 

1

 

 

 

 

0,5

II. Làm văn

1

a. Triển khai các luận điểm: vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

 Học sinh có thể sắp xếp các luận điểm theo nhiều cách nhưng về cơ bản, cần đảm bảo những yêu cầu sau:

 Mở đoạn:

- Giới thiệu, dẫn dắt vào vấn đề.

Ví dụ: Nêu được tác giả, tác phẩm để dẫn dắt vào bài thơ.

 

Thân đoạn:

Hoàn cảnh sáng tác bài thơ (Cảm hứng để Nguyễn Du viết bài thơ)

Ví dụ:

Tương truyền Tiểu Thanh là một cô gái Trung Quốc có tài và sắc. Năm 16 tuổi, cô làm vợ lẻ một nhà quyền quý và cô đã chết năm 18 tuổi vì cô độc và bị ức hiếp. Thương xót cho số phận bất hạnh của những người phụ nữ tài sắc, Nguyễn Du đã đồng cảm và lấy đó làm nguồn cảm hứng để sáng tác bài thơ.

- Khái quát về nội dung của những câu thơ đầu:

Ví dụ:

-Những dòng thơ đầu tác giả đã nhắc đến chốn Hồ Tây - nơi mà nàng Tiểu Thanh từng nếm trải, và gặm nhấm cô đơn. Qua đó hình ảnh nàng hiện lên có phần khắc khoải, buồn đau.

Nguyễn Du đã khắc họa được hình ảnh nàng Tiểu Thanh là một cô gái vẹn toàn nhan sắc (son phấn có thần) và tài năng (văn chương). Nhưng đau đớn thay, người tài sắc vẹn toàn như Tiểu Thanh đáng lẽ ra phải hưởng một cuộc đời hạnh phúc nhưng nàng lại gánh trên vai nhiều sự bất hạnh và đau đớn.

- Phân tích,cảm nhận hai câu thơ luận:

Để từ đó Nguyễn Du xót xa trách cho số phận:

Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi.

     Cái án phong lưu khách tự mang

- Nổi hờn kim cổ: là nổi oán giận từ xưa cho đến nay: tại sao “ hồng nhan lại bạc mệnh”

- Câu thơ có cấu trúc mở: Thương xót cho Tiểu Thanh, cũng chính là thương xót cho những số phận “ tài hoa bạc mệnh” và cũng chính là thương xót cho chính tác giả

( Cái án phong lưu khách tự mang)

->Nguyễn Du đã đồng cảm sâu sắc cho tài năng văn chương lúc bấy giờ bị xã hội xem rẻ rúng. Từ tâm trạng chung đó khiến tác giả đã thốt lên sự thương cảm cho chính bản thân mình.

 

- Phân tích cảm nhận hai câu thơ kết:

                “ Chẳng biết ba tram năm lẻ nữa

Người đời ai khóc Tố Như chăng?

Ví dụ: Khoảng thời gian từ thời Tiểu Thanh sống đến thời Nguyễn Du cách nhau ba tram năm. Khoảng thời gian dài đó Tiểu Thanh mới gặp được một người đồng cảm và đề cao giá trị tài sắc của nàng như ND. Khoảng thời gian đó  nói lên được giá trị của nghề văn chương, hay những số phận tài sắc lúc bấy giờ rất bạc mệnh.Từ đó, Nguyễn Du tự nhìn nhận về cuộc đời mình và đau xót hỏi lòng: Chẳng biết ba tram nữa có ai nhớ và khóc cho thân phận mình không?

Kết đoạn:

Nêu cảm nhận của em qua bốn câu thơ trên và bày tỏ sự đồng cảm, thương xót của mình cho số phận của những con người “ tài hoa bạc mệnh”.

0,5

 

 

 

 

0,5

 

 

4đ gồm:

0,5đ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,5

 

 

 

 

b. Sáng tạo: có cách diễn đạt độc đáo; suy nghĩ, kiến giải mới mẻ về nội dung hoặc nghệ thuật.

0,5

 

 

c. Chính tả, dùng từ đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp của câu, ngữ nghĩa tiếng Việt.

0,5

Tổng điểm

 

 

10.0đ

 

                                                                   *Lưu ý chung:

1. Do đặc trưng của môn Ngữ văn, bài làm của thí sinh cần được đánh giá tổng quát, tránh đếm ý cho điểm..

2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc.

3. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Bài viết có thể không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án, nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục.

4. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng hoặc thân đoạn ở câu 5 phần làm văn.

5. Cần trừ điểm đối với những lỗi về hành văn, ngữ pháp và chính tả.

---------Hết---------

 

ĐỀ CƯƠNG

ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ I

MÔN: NGỮ VĂN 12

NĂM HỌC 2019-2020

 

I.CẤU TRÚC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN LỚP 12      

                         NĂM HỌC 2019-2020

                                   (Theo đề chung của Sở GD&ĐT)

Thời gian làm bài: 90 phút.

1. Đề kiểm tra gồm 2 phần

I. Đọc hiểu: 3,0 điểm

- Đề thường cho ngữ liệu đọc hiểu là một văn bản nghị luận, hoặc một đoạn trích văn xuôi/thơ, độ dai (Gồm 4 câu với 3 mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng

- Vận dụng: viết đoạn văn trình bày suy nghĩ nhận thức về một vấn đề, nội dung vấn đề căn cứ theo ngữ liệu đọc hiểu

- Phạm vi ra đề: thông thường lấy ngữ liệu ngoài SGK

II. Làm văn: 7,0 điểm

Nghị luận về một tác tác phẩm, một đoạn trích văn học trong chương trình HKI, thường giới hạn đến tuần 16 (theo Phân phối chương trình); không kiểm tra các tác phẩm đọc thêm.

                                                II. NỘI DUNG ÔN TẬP

                                       PHẦN I: KIẾN THỨC ĐỌC HIỂU

1. Phương thức biểu đạt: Nhận diện qua mục đích giao tiếp

Tự sự

Trình bày diễn biến sự việc

Miêu tả

Tái hiện trạng thái, sự vật, con người

Biểu cảm

Bày tỏ tình cảm, cảm xúc

Nghị luận

Trình bày ý kiến đánh giá, bàn luận…

Thuyết minh

Trình bày đặc điểm, tính chất, phương pháp, nguyên lý, công dụng …

Hành chính – công vụ

Trình bày ý muốn, quyết định nào đó, thể hiện quyền hạn, trách nhiệm giữa người với người

2.  Phong cách ngôn ngữ:

-  Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

- Sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp hàng ngày, mang tính tự nhiên, thoải mái và sinh động, ít trau chuốt…Trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm trong giao tiếp với tư cách cá nhân

- Gồm các dạng chuyện trò/ nhật kí/ thư từ…

Phong cách ngôn ngữ báo chí

-Kiểu diễn đạt dùng trong các loại văn bản thuộc lĩnh vực truyền thông của xã hội về tất cả các vấn đề thời sự (thông tấn = thu thập và biên tập tin tức để cung cấp cho các nơi)

Phong cách ngôn ngữ chính luận

Dùng trong lĩnh vực chính trị - xã hội, ; người giao tiếp thường bày tỏ chính kiến, bộc lộ công khai quan điểm tư tưởng, tình cảm của mình với những vấn đề thời sự nóng hổi của xã hội

Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

-Dùng chủ yếu trong tác phẩm văn chương, không chỉ có chức năng thông tin mà còn thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người; từ ngữ trau chuốt, tinh luyện…

Phong cách ngôn ngữ khoa học

Dùng trong những văn bản thuộc lĩnh vực nghiên cứu, học tập và phổ biến khoa học, đặc trưng cho các mục đích diễn đạt chuyên môn sâu

Phong cách ngôn ngữ hành chính

-Dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực giao tiếp điều hành và quản lí xã hội ( giao tiếp giữa Nhà nước với nhân dân, Nhân dân với các cơ quan Nhà nước, giữa cơ quan với cơ quan…)

3.1. Các biện pháp tu từ:

-  Tu từ về ngữ âm: điệp âm, điệp vần, điệp thanh,… (tạo âm hưởng và nhịp điệu cho câu)

-  Tu từ về từ: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa, tương phản, chơi chữ, nói giảm, nói tránh, thậm xưng,…

-  Tu từ về cú pháp: Lặp cú pháp, liệt kê, chêm xen, câu hỏi tu từ, đảo ngữ, đối, im lặng,…

Biện pháp tu từ

Hiệu quả nghệ thuật (Tác dụng nghệ thuật)

So sánh :Giúp sự vật, sự việc được miêu tả sinh động, cụ thể tác động đến trí tưởng tượng, gợi hình dung và cảm xúc

Ẩn dụ: Cách diễn đạt hàm súc, cô đọng, giá trị biểu đạt cao, gợi những liên tưởng ý nhị, sâu sắc.

Nhân hóa: Làm cho đối tượng hiện ra sinh động, gần gũi, có tâm trạng và có hồn hơn.

Hoán dụ: Diễn tả sinh động nội dung thông báo và gợi những liên tưởng ývị, sâu sắc

Điệp từ/ngữ/cấu trúc: Nhấn mạnh, tô đậm ấn tượng – tăng giá trị biểu cảm

Nói giảm: Làm giảm nhẹ đi ý đau thương, mất mát nhằm thể hiện sự trân trọng

Thậm xưng (phóng đại):  đậm ấn tượng về…

Câu hỏi tu từ: Bộc lộ cảm xúc, gây chú ý…

Đảo ngữ: Nhấn mạnh, gây ấn tượng về…

Đối: Tạo sự cân đối nhịp nhàng giữa các vế, câu …

Im lặng (…) : Tạo điểm nhấn, gợi sự lắng đọng cảm xúc, diễn biến tâm lý…

Liệt kê : Diễn tả cụ thể, toàn diện sự việc

3.2. Các hình thức, phương tiện ngôn ngữ khác:

-   Từ láy, thành ngữ, từ Hán – Việt …

-   Điển tích điển cố,…

4. Phương thức trần thuật.

-   Lời trực tiếp: Trần thuật từ ngôi thứ nhất do nhân vật tự kể chuyện (Tôi)

-   Lời kể gián tiếp: Trần thuật từ ngôi thứ ba – người kể chuyện giấu mặt.

-  Lời kể nửa trực tiếp: Trần thuật từ ngôi thứ ba – người kể chuyện tựgiấu mình nhưng điểm nhìn và lời kể lại theo giọng điệu của nhân vật trong tác phẩm.

5. Các phép liên kết (liên kết các câu trong văn bản).

-   Phép lặp từ ngữ: Lặp lại  câu đứng sau những từ ngữ đã có  câu trước

-  Phép liên tưởng (đồng nghĩa / trái nghĩa) :Sử dụng  câu đứng sau những từ ngữ đồng nghĩa/ trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước

-  Phép thế: Sử dụng  câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế các từ ngữ đã có ở câu trước

-   Phép nối: Sử dụng  câu sau các từ ngữ biểu thị quan hệ (nối kết)với câu trước.

6. Nhận diện các thao tác lập luận:

-    Giải thích: Giải thích là vận dụng tri thức để hiểu vấn đề nghị luận một cách rõ ràng và giúp người khác hiểu đúng ý của mình.

-    Phân tích.

Phân tích là chia tách đối tượng, sự vật hiện tượng thành nhiều bộ phận, yếu tố nhỏ để đi sâu xem xét kĩ lưỡng nội dung và mối liên hệ bên trong của đối tượng. Sau đó tích hợp lại trong kết luận chung

- Chứng minh.

Chứng minh là đưa ra những cứ liệu - dẫn chứng xác đáng để làm sáng tỏ một lí lẽ một ý kiến để thuyết phục người đọc người nghe tin tưởng vào vấn đề.

- Bình luận.

Bình luận là bàn bạc đánh giá vấn đề, sự việc, hiện tượng… đúng hay sai, hay / dở; tốt / xấu, lợi / hại…; để nhận thức đối tượng, cách ứng xử phù hợp và có phương châm hành động đúng

Bác bỏ là chỉ ra ý kiến sai trái của vấn đề trên cơ sở đó đưa ra nhận định đúng đắn và bảo vệ ý kiến lập trường đúng đắn của mình.

- So sánh.

+  So sánh là một thao tác lập luận nhằm đối chiếu hai hay nhiều sự vật, đối tượng hoặc là các mặt của một sự vật để chỉ ra những nét giống nhau hay khác nhau, từ đó thấy được giá trị của từng sự vật hoặc một sự vật mà mình quan tâm.

+  Hai sự vật cùng loại có nhiều điểm giống nhau thì gọi là so sánh tương đồng, có nhiều điểm đối chọi nhau thì gọi là so sánh tương phản.

7. Yêu cầu nhận diện kiểu câu và nêu hiệu quả sử dụng.

7.1. Câu theo mục đích nói:

    - Câu tường thuật (câu kể)

-   Câu cảm thán (câu cảm)

-   Câu nghi vấn (câu hỏi)

-   Câu khẳng định

-   Câu phủ định.

7.2. Câu theo cấu trúc ngữ pháp

-   Câu đơn

-   Câu ghép/ Câu phức

-   Câu đặc biệt.

8.   Yêu cầu xác định nội dung chính của văn bản/ Đặt nhan đề cho văn bản.

9.   Yêu cầu nhận diện các lỗi diễn đạt và chữa lại cho đúng

9.1. Lỗi diễn đạt (chính tả, dùng từ, ngữ pháp)

9.2. Lỗi lập luận (lỗi lôgic…)

10.  Yêu cầu nêu cảm nhận nội dung và cảm xúc thể hiện trong văn bản.

 - Cảm nhận về nội dung phản ánh.

- Cảm nhận về cảm xúc của tác giả.

11.  Yêu cầu xác định từ ngữ, hình ảnh biểu đạt nội dung cụ thể trong văn bản.

- Chỉ ra những từ ngữ, hình ảnh thể hiện nội dung cụ thể/ nộidung chính của văn bản.

- Chỉ ra từ ngữ chứa đựng chủ đề đoạn văn.

11.  Yêu cầu xác định từ ngữ,hình ảnh biểu đạt nội dung cụ thể trong văn bản.

- Chỉ ra những từ ngữ, hình ảnh thể hiện nội dung cụ thể/ nội dung chính của văn bản.

- Chỉ ra từ ngữ chứa đựng chủ đề đoạn văn.

Lưu ý:

- Phương thức biểu đạt, phong cách ngôn ngữ, thao tác lập luận, biện pháp tu

từ… trong bài tập đọc hiểu thường không sử dụng đơn lẻ mà có sự kết hợp nhiều thao tác, phương thức, biện pháp tu từ cho nên cần phải nắm vững một số biểu hiện để làm bài đúng và đạt hiệu quả cao.

- Viết đoạn văn thường phải căn cứ vào bài tập đọc hiểu để viết đúng nội dung yêu cầu cũng như hình thức của đoạn.

            

                          PHẦN HAI: ÔN TẬP PHẦN LÀM VĂN

 2.1. NGHỊ LUẬN XÃ HỘI.

 2.1.1. Dạng bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí

                                                   *Kiến thức chung

 

-  Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí là dạng đề thường bàn về một quan điểm, một tư tưởng như: lòng dũng cảm, lòng khoan dung, thói vô cảm, vô trách nhiệm,…

 

-  Dấu hiệu để nhận biết kiểu bài này là thường là những câu nói trực tiếp để trong ngoặc kép của các nhà tư tưởng, các danh nhân nổi tiếng hoặc những câu văn, câu thơ, ý kiến trích dẫn trong tác phẩm văn học,…

                                                         *Cách làm

        Cần tìm hiểu tư tưởng trong câu nói là tư tưởng gì?, đúng sai như thế nào? Từ đó xác định phương hướng bàn luận (nội dung) và cách bàn luận (sử dụng thao tác lập luận nào).

                                                     *Dàn ý khái quát

+Mở bài: Giới thiệu tư tưởng đạo lí cần bàn.

+Thân bài:

Giải thích tư tưởng đạo lí.

Phân tích mặt đúng, bác bỏ mặt sai.

Phương hướng phấn đấu.

+Kết bài:

Ý nghĩa tư tưởng, đạo lí trong đời sống.

Bài học nhận thức cho bản thân.

2.1.2. Dạng bài nghị luận về một hiện tượng đời sống

                                                      *Kiến thức chung

Nghị luận về một hiện tượng đời sống là dạng đề mang tính thời sự, bàn về một

vấn đề của xã hội (tốt – xấu) đang diễn ra trong cuộc sống hàng ngày như: tai nạn giao thông, bạo lực học đường, tiêu cực trong thi cử, …

                                                      *Cách làm

- Cần nêu rõ hiện tượng, phân tích mặt đúng, sai, lợi, hại. Chỉ ra nguyên

nhân.

- Bày tỏ thái độ, ý kiến của người viết bắng các thao tác lập luận phù hợp.

- Bàn luận và đưa ra những đề xuất, giải pháp của mình trước hiện tượng đó.

                                                      *Dàn ý khái quát

+Mở bài: Giới thiệu hiện tượng đời sống cần nghị luận. +Thân bài:

Triển khai các vấn đề cần nghị luận

Thực trạng của hiện thực đời sống, tác động  (tích cực, tiêu cực)

Thái độ của xã hội đối với hiện tượng, lí giải nguyên nhân (nguyên nhân khách quan, chủ quan), giải pháp để giải quyết hiện tượng.

+Kết bài:

Khái quát lại vấn đề nghị luận.

Thái độ của bản thân về hiện tượng đời sống cần nghị luận..

 

 

2.2. NGHỊ LUẬN VĂN HỌC.

2.2.1. Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.

                                                       *Kiến thức chung:

Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ là nhằm tìm hiểu, phân tích từ ngữ, hình ảnh, nhịp điệu, cấu tứ… Từ phân tích trên để làm rõ được những đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ đó.

                                                       *Cách làm.

- Giới thiệu khái quát về bài thơ, đoạn thơ.

-   Bàn về những giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ.

-   Đánh giá chung về bài thơ, đoạn thơ.

                                                        *Dàn ý khái quát.

+Mở bài:

-   Giới thiệu khái quát về tác giả, hoàn cảnh sáng tác của bài thơ, đoạn thơ.

-   Giới thiệu khái quát yêu cầu của đề bài.

+Thân bài:

-  Phân tích yêu cầu của đề bài. (Cần phải xây dựng được luận điểm để triển khai ý theo luận điểm ấy và hướng người đọc theo luận điểm vừa xây dựng của mình).

-   Cần chú ý khai thác từ ngữ, nhịp thơ, các biện pháp tu từ để làm rõ nội dung.

-   Diễn đạt phải rõ ràng, lời văn viết phải có cảm xúc.

-   Mở rộng so sánh để bài viết được phong phú, thuyết phục. Tránh diễn xuôi ý

thơ, viết lan man.

+Kết bài:

-   Đánh giá khái quát nội dung, nghệ thuật bài thơ, đoạn thơ.

-   Tuỳ vào từng đề bài mở rộng, liên hệ với đời sống.

2.2.2. Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi

                                                      *Kiến thức chung:

- Đối tượng của bài nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi, tức là tìm hiểu giá trị nội dung, nghệ thuật của một tác phẩm hoặc một đoạn trích.

- Cần phải giới thiệu khái quát tác phẩm hoặc đoạn trích.

- Bàn về giá trị nội dung nghệ thuật của tác phẩm, đoạn trích theo định hướng của đề bài.

- Đánh giá chung về tác phẩm, đoạn trích văn xuôi.

                                                       *Cách làm.

-  Xác định yêu cầu của đề bài, những từ ngữ, câu văn chứa đựng nội dung phục vụ cho yêu cầu của đề.

- Xác lập được luận điểm chính, sử dụng các thao tác lập luận để làm rõ luận

điểm.

-  Kết hợp giữa phân tích nội dung và nghệ thuật, hành văn phải cô động, không sáo rỗng. Giọng văn phải kết hợp giữa lí luận và suy tư cảm xúc.

3. Dàn ý khái quát. +Mở bài:

-   Giới thiệu khái quát về tác giả, hoàn cảnh sáng tác củatác phẩm, đoạn trích..

-   Giới thiệu khái quát yêu cầu của đề bài.

+Thân bài:

-  Phân tích yêu cầu của đề bài. (Cần phải xây dựng được luận điểm để triển khai ý theo luận điểm ấy và hướng người đọc theo luận điểm vừa xây dựng của mình).

-   Cần chú ý khai thác từ ngữ, câu văn, các biện pháp tu từ để làm rõ nội dung.

-   Diễn đạt phải rõ ràng, Giọng văn phải kết hợp giữa lí luận và suy tư cảm xúc.

-   Mở rộng so sánh để bài viết được phong phú, thuyết phục. Tránh tóm tắt hoặc

kể xuôi, viết lan man.

 

 +Kết bài:

-   Đánh giá khái quát nội dung, nghệ thuật tác phẩm hoặc đoạn trích.

-   Tuỳ vào từng đề bài mở rộng, liên hệ với đời sống.

 


 

III. ĐỀ KIỂM TRA MINH HỌA

I.Đọc hiểu (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Một lần tình cờ tôi đọc được bài viết “Hạnh phúc là gì?” trên blog của một người bạn. Bạn ấy viết rằng: "Hạnh phúc là được nằm trong chăn ấm xem tivi cùng với gia đình. Hạnh phúc là được trùm chăn kín và được mẹ pha cho cốc sữa nóng. Hạnh phúc là được cùng đứa bạn thân nhong nhong trên khắp phố. Hạnh phúc là ngồi co ro hàng giờ trong quán cà phê, nhấm nháp ly ca cao nóng và bàn chuyện chiến sự thế giới cùng anh em chiến hữu...”.

Bất chợt giật mình, hạnh phúc đơn giản vậy sao? Ừ nhỉ! Dường như lâu nay chúng ta chỉ quen với việc than phiền mình bất hạnh chứ ít khi biết được rằng mình đang hạnh phúc. (9) Hãy một lần thử nghĩ xem: Khi chúng ta than phiền vì bố mẹ quá quan tâm đến chuyện của mình thì ngoài kia biết bao nhiêu người thèm hơi ấm của mẹ, thèm tiếng cười của bố, thèm được về nhà để được mắng; khi chúng ta cảm thấy thiệt thòi khi không được ngồi xe hơi chỉ vì phải chạy xe máy giữa trời nắng thì ngoài kia biết bao nhiêu bạn của chúng ta mồ hôi nhễ nhại, gò mình đạp xe lên những con dốc vắng; khi chúng ta bất mãn với chuyện học hành quá căng thẳng thì ngoài kia biết bao người đang khao khát một lần được đến trường, một lần được cầm cây bút để viết lên những ước mơ; khi chúng ta...

(Dẫn theo Bài tập Ngữ văn 11, tập 2, NXB Giáo dục 2007)

Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích. (0,5 điểm)

Câu 2: Tại sao tác giả lại “Bất chợt giật mình, hạnh phúc đơn giản vậy sao?”?(1,0 điểm)

Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu (9).(1,0 điểm)

Câu 4: Anh/Chị hãy rút ra thông điệp có ý nghĩa nhất trong đoạn trích trên. (0,5 điểm)

Phần II. Làm văn (7,0 điểm):

Câu 1 (2 điểm):

Qua đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bày tỏ suy nghĩ của mình về: Hạnh phúc của giới trẻ trong thời đại ngày nay.

Câu 2 (5 điểm):

Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau trong bài “Sóng của nữ sĩ Xuân Quỳnh:

“Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức

Dẫu xuôi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh - một phương”

(Ngữ Văn 12 Cơ bản, Tập một, NXB Giáo dục, tr. 155, 156)

 

 

Đáp án

Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm):

Câu

Nội dung

Điểm

1

Đoạn trích thuộc phong cách ngôn ngữ Chính luận.

0,5

2

Tác giả “Bất chợt giật mình, hạnh phúc đơn giản vậy sao?” bởi vì:
- Khi nghĩ đến hạnh phúc thì con người thường nghĩ đến những gì cao xa, to lớn nhưng thực ra hạnh phúc là những gì rất giản dị, gần gũi quanh ta.

- Con người thường không nhận ra giá trị của những gì mình đang có, vì vậy thường “than phiền mình bất hạnh chứ ít khi biết được rằng mình đang hạnh phúc”.

1,0

3

- Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu (9): liệt kê, điệp ngữ, tương phản-đối lập.

- Tác dụng:

+ Tạo giọng điệu thiết tha, hùng hồn, mạnh mẽ để tăng tính thuyết phục.

+ Nhấn mạnh sự tương phản về hoàn cảnh của chúng ta và biết bao nhiêu người để từ đó gợi ra quan niệm về một hạnh phúc giản đơn.

1,0

4

Thông điệp có ý nghĩa nhất trong đoạn trích:

Chúng ta cần biết trân trọng những hạnh phúc bình dị, giản đơn nhưng thiết thực trong cuộc sống hiện tại.

0,5

 

Tổng điểm

3,0

 

Phần II. Làm văn (7,0 điểm):

 

1. Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận xã hội và nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

2. Yêu cầu cụ thể:

Câu

Nội dung

Điểm

1

Qua đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bày tỏ suy nghĩ của mình về: Hạnh phúc của giới trẻ trong thời đại ngày nay.

 

 

a) Đảm bảo cấu trúc đoạn nghị luận.

0,25

b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:
Hạnh phúc của giới trẻ trong thời đại ngày nay.

0,25

c) Triển khai vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp:

(1)- Giải thích:
Hạnh phúc là một trạng thái tâm lý của con người khi ta cảm thấy vui vẻ, thỏa mãn. (Câu mở)
(2)- Bình luận:
* Giới trẻ hiện nay quan niệm về hạnh phúc như thế nào?
Giới trẻ hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về hạnh phúc:
+ Hạnh phúc là hưởng thụ;
+ Hạnh phúc là trải nghiệm;
+ Hạnh phúc là sống vì người khác;
+ Hạnh phúc là hài hòa giữa lợi ích của cá nhân và cộng đồng…
* Vì sao giới trẻ hiện nay lại có những quan niệm khác nhau về hạnh phúc?
- Thời đại mà kinh tế xã hội ngày càng phát triển, con người dễ coi trọng lối sống vật chất, vì vậy dễ nảy sinh quan niệm hạnh phúc là hưởng thụ.
- Thời đại ngày nay cũng đặt ra nhiều thách thức, cơ hội, vì vậy giới trẻ cũng năng động hơn, dám sống dám trải nghiệm, dám hi sinh vì người khác…
(3) - Bài học nhận thức và hành động:
- Cần có những quan niệm đúng đắn về hạnh phúc.
- Luôn hoàn thiện mình để hướng tới một hạnh phúc chân chính.

1,0

d) Sáng tạo:

Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,…) ; thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

0,25

e) Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo đúng chuẩn tiếng Việt.

0,25

Tổng điểm

2,0

 

Câu

Nội dung

Điểm

2

Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau trong bài “Sóng” của nữ sĩ Xuân Quỳnh:

“Con sóng dưới lòng sâu

...

Hướng về anh - một phương”

 

 

a) Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận:

Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.

0,5

b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:

Vẻ đẹp trong tình yêu của người phụ nữ qua đoạn thơ: nỗi nhớ và lòng thủy chung.

0,5

c) Triển khai vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp:

(1) - Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và vị trí đoạn thơ:

- Xuân Quỳnh: là một trong những gương mặt tiêu biểu của thơ ca chống Mĩ.

Thơ của chị là tiếng nói của người phụ nữ giàu yêu thương, khao khát hạnh phúc đời thường, bình dị; nhiều âu lo, day dứt, trăn trở trong tình yêu.

- “Sóng”: Sáng tác năm 1967 trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình), in trong tập Hoa dọc chiến hào (1968). Là một bài thơ đặc sắc viết về tình yêu, rất tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh.

- Đoạn thơ trích nằm ở giữa của bài thơ, khắc họa rõ nét nỗi nhớ mong, lòng thủy chung trong tình yêu.

(2) - Sáu câu thơ đầu:

- Nỗi nhớ bao trùm cả không gian và thời gian: đối lập: lòng sâu-mặt nước, ngày –đêm.

- Nỗi nhớ thường trực, không chỉ tồn tại khi thức mà cả khi ngủ, len lỏi cả vào trong giấc mơ, trong tiềm thức (cả trong mơ còn thức).

- Nỗi nhớ của một tình yêu mãnh liệt (ngày đêm không ngủ được).

- Mượn hình tượng sóng để nói lên nỗi nhớ vẫn chưa đủ, chưa thỏa, nhà thơ trực tiếp bộc lộ nỗi nhớ của mình (Lòng em nhớ đến anh).

-> Cách diễn đạt nỗi nhớ của Xuân Quỳnh thật là độc đáo , nhà thơ bộc lộ thẳng thắn nỗi nhớ của mình trong tình yêu. Nỗi nhớ cứ tồn tại , cứ hiện diện trong tâm hồn, nó không hề lắng xuống mà trào dâng mãnh liệt, quay quắt khôn nguôi.

(3) - Bốn câu cuối:

- Khẳng định lòng thủy chung: dù ở phương nào, nơi nào cũng chỉ hướng về anh –một phương.

Phương bắc, phương nam là phương của đất trời, phương anh chính là phương tâm trạng, “phương” của người phụ nữ đang yêu say đắm, thiết tha.

(4) - Một số điểm đặc sắc về mặt nghệ thuật của đoạn thơ:

- Thể thơ năm chữ được dùng một cách sáng tạo, thể hiện nhịp của sóng biển, nhịp lòng của thi sĩ.

- Các biện pháp điệp từ, điệp cú pháp, tương phản góp phần tạo nên nhịp điệu nồng nàn, say đắm, thích hợp cho việc diễn tả nỗi nhớ mãnh liệt: con sóng (3 lần), dưới lòng sâu- trên mặt nước, dẫu xuôi-dẫu ngược; cách nói ngược: xuôi bắc – ngược nam nhằm diễn tả những khó khăn trắc trở trong cuộc sống.

- Đánh giá chung về đoạn thơ, nêu suy nghĩ của bản thân.

3,0

d) Sáng tạo:

Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,…) ; thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

0,5

e) Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo đúng chuẩn tiếng Việt.

0,5

Tổng điểm

5,0

Ma trận đề thi 

Mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

Tổng số

I. Đọc hiểu

Đoạn trích.

- Xuất xứ, thể loại, phương thức biểu đạt, … của đoạn trích.

 

- Nội dung đoạn trích. Quan điểm, tư tưởng của tác giả.

Nghệ thuật và tác dụng trong đoạn văn, đoạn thơ.

Thể hiện quan điểm cá nhân về vấn đề đặt ra trong đoạn trích (nhận xét, đánh giá, rút ra bài học,…).

 

 

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

1

0,5

5%

1

1,0

10%

2

1,5

15%

 

3

3,0

30%

II. Làm văn

1. Nghị luận xã hội: viết đoạn văn (khoảng 200 chữ)

2. Nghị luận văn học về một đoạn thơ hoặc một bài thơ

 

 

 

Vận dụng tổng hợp kĩ năng và kiến thức về xã hội, văn học để viết đoạn văn ngắn về vấn đề xã hội trong đoạn trích phần đọc hiểu.

Vận dụng tổng hợp những hiểu biết về tác giả, tác phẩm đã học và kĩ năng tạo lập văn bản để viết bài nghị luận văn học: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ (HKI - Ngữ văn 12).

 

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

 

 

 

2

7,0

70%

2

7,0

70%

Tổng chung

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

 

1

0,5

5%

 

1

1,0

10%

 

 

2

1,5

15%

 

2

7,0

70%

 

6

10,0

100%


                                          


  PHẦN BA: TÁC PHẨM VĂN HỌC

 BÀI:TÁC GIẢ HỒ CHÍ MINH

 I.Tiểu sử: Hồ Chí Minh (1890 – 1969),Quê hương : Nam Đàn, Nghệ An

1. Nhà yêu nước và cách mạng vĩ đại của dân tộc

2. Nhà hoạt động lỗi lạc của phong trào công nhân quốc tế

3. Nhà nghệ sỹ lớn trên nhiều lĩnh vực. Danh nhân văn hóa thế giới.

II. Sự nghiệp văn học:

1. Quan điểm sáng tác

- Coi văn chương là một vũ khí chiến đấu cho sự nghiệp cách mạng - Coi trọng tính chân thật và tính dân tộc của tác phẩm

- Luôn xác định rõ mục đích và đối tượng khi viết.

Khi cầm bút, bao giờ cũng đặt câu hỏi: viết cho ai ?viết để làm gì ?và sau đó mới quyết định nội dung viết cái gì? và viết như thế nào?

2. Di sản văn học: lớn lao về tầm vóc tư tưởng phong phú về thể loại và đa dạngvề phong cách nghệ thuật.

a. Văn chính luận:

+Mục đích: đấu tranh chính trị nhằm tiến công trực diện kẻ thù, thực hiện nhữngnhiệm vụ cách mạng của dân tộc.

+Nội dung: lên án chế độ thực dân Pháp và chính sách thuộc địa, kêu gọi thứctỉnh người nô lệ bị áp bức liên hiệp lại trong mặt trận đấu tranh chung.

+Một số tác phẩm tiểu biểu: Các bài báo đăng trên t  báo: Người cùng khổ,Nhân đạo.. Bản án chế độ thực dân Pháp, Tuyên Ngôn độc lập Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, không có gì quý hơn độc lập, tự do

b.Truyện và kí: Truyện ngắn: Hầu hết viết bằng tiếng Pháp xuất bản tại Pariskhoảng từ 1922-1925: Lời than vãn cảu bà Trưng Trắc, con người biết mùi hun khói. Vi hành – Ký: Nhật ki chìm tàu. Vừa đi vừa kể chuyện.

+ Nội dung: Tố cáo tội ác dã man, bản chất tàn bạo xảo trá của bọn thực dân –phong kiến…. đề cao những tấm lòng yêu nước và cách mạng.

+ Nghệ thuật: Bút pháp hiện đại, nghệ thuật trần thuật linh hoạt, xây dựng đượcnhững tình huống độc đáo, hình tượng sinh động, sắc sảo.

c.Thơ ca: Có giá trị nổi bật trong sự nghiệp sáng tác, đóng góp quan tr ọng nềnthơ ca VN. Nhật kí trong tù (133 bài). Thơ HCM (86 bài). Thơ chữ Hán HCM (36bài).

3. Phong cách nghệ thuật: Độc đáo, đa d ạng, mỗi thể loại VH đ ều có phongcách riêng, hấp dẫn.

a.   Văn chính luận: ngắn gọn, tư duy sắc sảo, lập luận chặt chẽ, lý luận đanh thép, bằng chứng thuyết phục, giàu tính luận chiến, giàu cảm xúc hình ảnh, giọng văn đa dạng, hùng hồn đanh thép khi ôn tồn lặng lẽ thấu lí đạt tình.

b.    Truyện và kí: hiện đ ại, thể hiện tính chiến đ ấu mạnh mẽ và nghệ thuật trào phúng vừa có sự sắc bén, thâm thúy vừa hài hước, hóm hỉnh,…

 

c.   Thơ ca: lời lẽ giản dị, mộc mạc, mang màu sắc dân gian hiện đại, dễ thuộc, dễ nhớ, có sức tác động lớn trong những bài thơ tuyên truyền, nghệ thuật hàm súc, có sự kết hợp đ ộc đáo gi ữa bút pháp cổ điển và hiện đ ại, chất trữ tình và tính chiến đấu.

- Nhìn chung Phong cách nghệ thuật của Bác đa dạng, phong phú ở các thể loại nhưng rất thống nhất. Cách viết ngắn gọn, trong sáng giản dị, sử dụng linh hoạt các thủ pháp nghệ thuật.

 

 

4. Đánh giá chung:

- Thơ văn của Bác gắn liền với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, trở thành vũ khí đắc lực cho nhiệm vụ tuyên truyền, cổ vũ nhân dân chiến đấu và xây dựng. - Thể hiện sâu sắc tư tưởng, tình cảm và tâm hồn cao cả của Người.

- Bác có nhiều tài năng trong lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật.

 

                                              TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP

 

                                                                       -Hồ Chí Minh-

 

Tìm hiểu khái quát

1. Hoàn cảnh ra đời

- Trên thế giới: Cuộc đại chiến lần thứ hai đang ở giai đoạn kết thúc. Hồng quân Liên Xô đã t ấn công vào tận sào huyệt của phát xít Đức. Ở phương Đông phát xít Nhật đã đầu hàng vô điều kiện đồng minh.

- Trong nước: Cả nước nổi dậy giành chính quyền. Ngày 26/8 Bác Hồ từ chiến khu Việt Bắc về Hà Nội. Tại ngôi nhà số 48 Hàng Ngang – Hà Nội, lãnh tụ Hồ Chí Minh soạn thảo bản Tuyên ngôn Đ ộc lập. Và Ngày 2/9/1945 tại quảng trường Ba Đình – Hà Nội, Người thay mặt Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đọc bản Tuyên ngôn Độc lập trước hàng chục vạn đồng bào ta, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mở ra một kỷ nguyên mới Độc lập, Tự do.

2. Thể loại: Nghị luận chính trị xã hội (chính luận; tuyên ngôn)

3. Mục đích

Tuyên bố nền độc lập của dân tộc. Ngăn chặn âm mưu xâm lược của các nước thực dân, đế quốc.

II. Nội dung và nghệ thuật

                        Đoạn 1: Hỡi… Không ai chối cãi được

Đặt vấn đề:Cơ sở pháp lý và chính nghĩa của bản Tuyên ngôn Độc lập a. Nội dung:

-                              Khẳng đ ịnh quyền bình đ ẳng, quyền đư ợc sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc của con người. Đó là những quyền không ai có thể xâm phạm được; người ta sinh ra phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi.

-                              Hồ Chí Minh đã trích d ẫn 2 câu nổi tiếng trong bản Tuyên ngôn Nhân quyền của Mỹ và bản Tuyên ngôn Dân quyền của Cách mạng Pháp, trước hết là khẳng định Nhân quyền và Dân quyền là tư tưởng lớn, cao đẹp của thời đại, một lý tưởng và quyền bình đẳng, quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do của các dân tộc trên thế giới.

- Sau đó là đ ể đặt ngang hàng 3 cuộc cách mạng, 3 nền đ ộc lập, 3 bản Tuyên ngôn lên một hàng, đã n ối quá khứ với hiện tại, đưa cách m ạng VN vào dòng chảy của cách mạng thế giới.

b. Nghệ thuật:

- Cách đặt vấn đề rất đặc sắc, lập luận khôn khéo và kiên quyết.

- Cách trích dẫn khéo léo của một nhà hoạt động chính trị, một nhà chính luận có tầm vóc và tài năng.

- Thủ pháp: “gậy ông đập lưng ông”

Đoạn 2: Thế mà….Dân chủ Cộng hòa

Giải quyết vấn đề: Bản cáo trạng tội ác thực dân Pháp, khẳng định sự thật nhân dân VN đã làm CMT8 thành công, giành độc lập tự do cho đ ất nước.

a.       Nội dung:

-     Tố cáo toàn diện và sâu sắc những tội ác tày trời của thực dân Pháp.

-     Vạch trần bộ mặt xảo quyệt, tham lam, giả dối của thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta”.

Năm tội ác chính trị: 1 – tước đoạt tự do dân chủ, 2 – luật pháp dã man, chia để trị, 3 – chém giết những chiến sĩ yêu nước của ta, 4 – ràng buộc dư luận và thi hành chính sách ngu dân, 5- đầu độc bằng rượu cồn, thuốc phiện.

Năm tội ác lớn về kinh tế1- bóc lột tước đoạt, 2- độc quyền in giấy bạc,xuất cảng và nhập cảng, 3- sưu thuế nặng nề, vô lý đã bần cùng nhân dân ta, 4- đè nén khống chế các nhà tư sản ta, bóc lột tàn nhẫn công nhân ta, 5- gây ra thảm họa làm cho hơn 2 triệu đồng bào ta chết đói năm 1945.

Trong vòng 5 năm (1940 – 1945) thực nhân Pháp đã hèn h ạ và nhục nhã “bán nước ta 2 lần cho Nhật”. Thẳng tay khủng bố Việt Minh; “thậm chí đến khi thua chạy, chúng còn nhẫn tâm giết nốt số đông tù chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng”.

Từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Nhân dân ta đã nổi dậy giành chính quyền khi Nhật hàng đồng minh. Nhân dân đã đánh đ ổ các xiềng xích thực dân và chế độ quân chủ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa. Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Chế độ thực dân Pháp trên đất nước ta vĩnh viễn chấm dứt và xóa bỏ,trên nguyên tắc dân tộc bình đẳng mà tin rằng các nước Đồng minh “quyết không thể công nhận quyền độc lập của dân Việt Nam”.

b. Nghệ thuật:

- Dẫn chứng lịch sử- thực tiễn đanh thép, cách lập luận theo lối liệt kê, trùng điệp, tăng cấp, những hình ảnh ẩn dụ- tượng trưng, giọng điệu sôi sục căm hờn và đau xót.

- Cơ sở thực tế và lịch sử của bản Tuyên ngôn độc lập được Hồ Chí Minh lập luận một cách chặt chẽ với những lí lẽ đanh thép, hùng hồn.

3. Đoạn 3: Kết thúc vấn đề:

Lời tuyên bố Độc lập và khẳng định ý chí quyết tâm bảo vệ độc lập, tự do của Chính phủ và toàn thể nhân dân Việt Nam.

a. Nội dung:

- Tuyên bố dứt khoát, triệt để: thoát li hẳn mọi ràng buộc trước đây, xóa bỏ tất cả, xóa bỏ hết những hiệp định bất công, bất bình đẳng mà chính quyền nhà Nguyễn đã kí với Pháp.

- Khẳng định ý chí và sức mạnh quyết tâm của cả dân tộc đoàn kết một lòng chống lại âm mưu xâm lược của thực dân Pháp.

- Tuyên bố với nhân dân tiến bộ thế giới: công nhận quyền độc lập của VN

- Khẳng định chắc nịch và đanh thép, ý chí thống nhất cao của toàn thể dân tộc VN quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền độc lập ấy.

b.  Nghệ thuật: Lập luận vững chắc, chặt chẽ chính xác về ngôn từ.

1.    Về lịch sử: Là một văn kiện có giá trị lịch sử to lớn: tuyên bố chấm dứt chế độ thực dân, phong kiến ở nước ta và mở ra kỉ nguyên mới độc lập.

2.    Về văn học: TNĐL là bài văn chính luận ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, đanh thép, lời lẽ hùng hồn, đầy sức thuyết phúc, áng văn bất hủ.

 

                                            

 

TÂY TIẾN

Phần 1: Tìm hiểu khái quát:

- Quang Dũng -

 

1.Tác giả : Quang Dũng (1921-1988) - Tên thật là Bùi Đình Diệm.

- Quê quán Phượng Trì, Đan Phương, Hà Tây.

- Cuộc đời: Từng gia nhập quân đội, làm thơ, viết văn, biên tập viên nhà xuất bản

- Con người : Là một nghệ sĩ đa tài “ Cầm, kì, thi, hoạ”, nhưng trước hết là một

nhà thơ.

- Phong cách thơ: Hồn hậu, phóng khoáng, hào hoa, lãng mạn.

2.Các tác phẩm chính: Rừng biển quê hương (in chung, 1957), Mùa hoa gạo (truyện ngắn, 1950), Mây đ ầu ô (1986), Thơ văn Quang Dũng (tuyển thơ văn, 1988).

3.Hoàn cảnh ra đời:

*            Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu cho đời thơ Quang Dũng, thể hiện sâu sắc phong cách thơ Quang Dũng, in trong tập thơ “Mây đầu ô” (1986).

- Tây Tiến là một đơn vị bộ đội thành lập năm 1947, có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt Lào và đánh tiêu hao sinh lực địch ở Thượng Lào và miền Tây Bắc Bộ Việt Nam.

- Địa bàn hoạt động của đoàn quân Tây Tiến khá rộng: từ Mai Châu, Châu Mộc sang Sầm Nưa rồi vòng về phía Tây tỉnh Thanh Hóa.

- Lính Tây Tiến phần đông là thanh niên, sinh viên Hà N ội. Họ chiến đấu trong điều kiện thiếu thốn, gian khổ nhưng vẫn lạc quan yêu đời.

- Quang Dũng làm đại đội trưởng ở đó một thời gian rồi chuyển đơn vị khác vào năm 1948. Xa đơn vị cũ không lâu, tại làng Phù Lưu Chanh vì nhớ anh em, đồng đội nên Quang Dũng đã viết bài thơ này.

- Bài thơ lúc đầu có tên gọi Nhớ Tây Tiến. Về sau tác giả bỏ chữ “nhớ” chỉ còn hai chữ Tây Tiến bởi bản thân hai chữ Tây Tiến đã bao hàm nỗi nhớ đoàn quân Tây Tiến.

Phần II. Nội dung và nghệ thuật

1. Đoạn 1:

Nội dung: Nhớ chặng đường hành quân gian khổ của đoàn binh Tây Tiến trên nền thiên nhiên miền Tây Bắc.

- 2 câu đầu:

+Cảm xúc chủ đạo: Nỗi nhớ

+Đối tượng của nỗi nhớ: Sông Mã, Tây Tiến, núi rừng

 

+Trạng thái của nỗi nhớ:“Nhớ chơi vơi”: nhớ sâu nặng, tha thiết, trào dâng, không định hình, không thể kìm nén.

                         Các câu còn lại:

                         Nhớ chặng đường hành quân

+          Hình ảnh đoàn quân

-          Các địa danh của miền Tây: Sài Khao, Mường Lát, Mai Châu...

-          Cụm từ: sương lấp, đêm hơi

-          Hình ảnh: Đoàn quân mỏi

Ý                chí mạnh mẽ và tâm hồn bay bổng của người chiến sĩ Tây Tiến

+          Hình ảnh con đường hành quân

                         Điệp từ dốc

                         Từ láy khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút

                         Thanh trắc liên tiếp, dồn dập

                         Hình ảnh cồn mây, súng ngửi trời

                         Tiểu đối ngàn thước lên cao/ ngàn thước xuống

Con đường hành quân hiểm trở, gãy khúc, hoang sơ, trùng điệp Người lính ngạo nghễ, hiên ngang

                           Câu thơ: Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi: Toàn thanh bằng, tạo cảm giác về sự bình yên, êm ả

+          Sự hi sinh:

                           Từ láy: dãi dầu

                           C ụm từ: không bướ c nữ a, bỏ quên đời

-                              Nhớ ôi Tây Tiến...

-                              Mai Châu mùa em..

Khói cơm nghi ngút và hương vị lúa nếp xua tan mệt mỏi và làm người lính tươi tỉnh sau những ngày hành quân.

Nghệ thuật: Từ ngữ giàu giá trị tạo hình, từ láy, phối hợp thanh bằng trắc...

2. Đoạn 2:

Nội dung:

+          Cảnh một đêm liên hoan văn nghệ:

-           Không gian: “hội đuốc hoa”> huyền ảo, lung linh, rực rỡ. - Âm thanh : “khèn” > vi vu, réo rắt.

- Nhân vật trung tâm: “em” với xiêm áo lộng lẫy (xiêm áo tự bao giờ) vừa e thẹn, tình tứ (e ấp) vừa duyên dáng trong điệu vu làm đắm say lòng người (man điệu).

- “Kìa em”: cái nhìn vừa ngạc nhiên vừa mê say ngây ngất. Vẻ đẹp lung linh, hoang dại, trữ tình đến mê hoặc.

 

Cảnh sông nước miền Tây:

- Không gian: chiều sương, dòng nước > mênh mông, nhòe mờ, ảo mộng.


Hình ảnh: “hồn lau”, “dáng người trên độc mộc”, “hoa đong đưa” > những nét vẽ mềm mại, duyên dáng, khác hẳn những nét khắc bạo, khỏe, gân guốc khi đặc tả dốc đèo miền Tây.

Nghệ thuật: chỉ gợi mà không tả, vận dụng bút pháp của nhạc, của họa đểdựng cảnh > Đoạn thơ đầy chất nhạc, chất họa

3. Đoạn 3: Nội dung:

+ Hai câu đầu: Chân dung hiện thực của người lính

-         Vừa bi: “không mọc tóc”: vừa để tiện lợi trong việc đánh giáp lá cà, vừa phản ảnh một thực tế - bị rụng tóc vì sốt rét, “quân xanh màu lá”: nước da xanh xao do ăn uống thiếu thốn, sốt rét bệnh tật hành hạ.

-         Vừa hùng: Tác giả không né tránh hiện thực tàn khốc của chiến tranh đã lưu dấu trên hình dung người lính nhưng qua cái nhìn đậm màu sắc lãng mạn:

· “Đoàn binh” chứ không phải “đoàn quân” > hào hùng.

· “Quân xanh màu lá” vẫn “giữ oai hùm” > oai phong, dữ dằn với tư thế lẫm liệt của chúa tể nơi rừng thiêng.

+ Hai câu tiếp: Giấc mộng lãng mạn của người lính

-         Tả vẻ lẫm liệt uy phong của người lính, nhà thơ không cố công khắc tạc tượng đài trượng phu khô cứng không tim.

-         Nỗi nhớ trong giấc mơ: Hà Nội, dáng Kiều thơm: đằng sau vẻ ngoài dữ dằn, oai nghiêm là trái tim khao khát yêu thương, đầy chất nghệ sĩ

Vẻ đẹp hào hoa lãng mạn và trái tim khát khao yêu thương. + 4 câu tiếp: cái chết bi tráng và sự bất tử.

-          Tả cái chết nhưng không bi lụy.

-          Hệ thống từ Hán Việt: biên cương, mồ viễn xứ, chiến trường, áo bào, khúc độc hành > không khí trang trọng thiêng liêng.

-          Phủ định từ “chẳng”: thái độ kiên quyết hi sinh vì nghĩa lớn.

-          Nói giảm nói tránh “anh về đất”> vợi đi cảm giác đau thương.

-          “Khúc độc hành”: âm thanh át đi cảm xúc bi thương > gợi về sự ra đi của những anh hùng nghĩa sĩ thửa xưa > đưa tiễn người là khúc độc hành của núi sông > bất tử hóa hình ảnh người lính Tây Tiến

-          Hình ảnh người lính đậm chất bi tráng, không bi lụy.

    -Tình cảm trân trọng, đau thương, thành kính c ủa nhà thơ trước sự hi sinh đồng đội.

Vẻ đẹp hào hùng và hào hoa , đậm chất bi tráng của người lính Tây Tiến.

Nghệ thuật: sử dụng từ Hán Việt, tả thực, nói giảm; Bút pháp hiện thực kết hợp

lãng mạn

4. Đoạn 4:

Nội dung:

-          Tây Tiến người đi không hẹn ước/ Đường lên thăm thẳm...

Quyết tâm ra đi không hẹn ngày trở lại

-          Ai lên Tây Tiến…./ Hồn về Sầm Nứa...


Khẳng định tâm hồn mình thuộc về Tây Tiến, không nghỉ đến ngày trở về.

Nghệ thuật: Nhịp thơ: chậm, giọng thơ: buồn nhưng tinh thần “chẳng về xuôi” vẫn mang linh hồn hào hùng của cả đoạn thơ.

 

                                                             ĐẤT NƯỚC

-Trích trường ca “Mặt đường khát vọng” Nguyễn Khoa Điềm-

I. Khái quát về tác giả, tác phẩm.

Nguyễn Khoa Đi ềm sinh 1943 tại Phong Đi ền, Thừa Thiên Huế trong một gia đình trí thức có truyền thống yêu nước và cách mạng.

-          Trước 1975: Nguyễn Khoa Điểm hoạt động trong phong trào học sinh sinh viên thành phố Huế, xây dựng cơ sở cách mạng, viết báo, làm thơ.

-              Sau 1975 : Tiếp tục hoạt động chính trị, văn nghệ tại Huế, từng giữcác chức vụ quan trọng trong lĩnh vực VH-VNghệ và TW Đảng.

Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ nhà thơ trẻ trưởng thành kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Thơ ông có sự kết hợp giữa cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng.

-          Sau đại hội X của Đảng ông nghỉ hưu tại Huế, tiếp tục làm thơ.

-          Năm 2000 được nhận giải thưởng nhà nước về VHNT.

2. Tác phẩm chính:

Đất ngoại ô (1972); Mặt đường khát vọng (1974); Ngôi nhà có ngọn lửa ấm (1986); Cõi lặng (2007).

3. Hoàn cảnh sáng tác trường ca “Mặt đường khát vọng”.

Trường ca mặt đư ờng khát vọng được tác giả hoàn thành ở chiến khu Trị Thiên năm 1971. in lần đ ầu 1974, viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ đô thị vùng tạm chiếm Miền Nam về non sông đ ất nước, về sứ mệnh của thế hệ mình, xuống đường đấu tranh hoà nhịp với cuộc chiến đấu chống Đế quốc Mĩ xâm lược.

Đoạn trích Đất nước phần đ ầu chương V của trường ca là một trong những đoạn thơ hay về đề tài Đất nước trong thơ hiện đại.

II.Nội dung & nghệ thuật đoạn trích.

a) Phần 1:

Đoạn 1: Từ đầu ….Đất Nước có từ ngày đó… (Sự hình thành và phát triển của Đất Nước)..

Đất nước trong câu chuyện cổ tích, búi tóc của mẹ, miếng trầu của bà, cái kèo cái cột, hạt gạo ta ăn, cây tre quanh nhà, mu ối mặn, gừng cay...” bình dị, thân thiết trong những sự vật hàng ngày và trong cái vĩnh hằng rất đỗi thiêng liêng.

- Các cụm từ: Đất Nước bắt đầu, ..có trong…lớn lên thể hiện sự hình thành, phát triển Đất Nước gắn liền với phong tục, tập quán, lối sống, quá trình dựng nước và giữ nước.

- Hai từ Đất Nước được viết hoa và đứng ở đầu câu tạo nên âm hưởng tự hào và khắc sâu chủ đề về hình tượng Đất Nước.

* Đoạn 2 (Đất là nơi anh đến trường …. nhớ ngày giỗ tổ). - Đất nước trong không gian địa lí.

 

+            Đất Nước - không gian đời thường gần gũi: Đường anh đến trường, nước em tắm.

+            Đất Nước - không gian của tình yêu đôi l ứa. (Tình yêu của cá nhân với tình yêu đất nước,– tư tưởng chung của thời đại).

+            Đất Nước - không gian kì vĩ tráng lệ, không gian di dưỡng tâm hồn để những tâm hồn thiết tha với quê hương tìm về.

Đất Nước trong chiều dài lịch sử:

+          Huyền thoại âu cơ, lạc long quân, khơi dậy khối đoàn kết dân tộc.

+          Giỗ tổ Hùng Vương, chúng ta, con cháu mai sau...nhắc nhở hướng về truyền thống cội nguồn, hướng tới tương lai.

* Đoạn 3 (Trong anh và em…Đất Nước muôn đời). - Đất Nước gắn bó thân thiết:

+          Đất Nước bên ta (Hạt muối, củ gừng, cái kèo, cái cột) Đất Nước hóa thân vào

sự sống của mỗi chúng ta (Giọng nói, tính cách..)

+          Đất Nước trong quan hệ của tình yêu lứa đôi, trong tình cha mẹ với con cái, trong tình cảm cộng đồng rộng lớn, trong quá khứ, hiện tại, mai sau.

- Trách nhiệm của chúng ta: Gắn bó (đoàn kết) san sẻ (chung sức gánh vác trách nhiệm) thậm chí phải biết hi sinh cho Đất Nước.

- Đoạn thơ kết thúc như một lời nhắn nhủ chân thành về trách nhiệm với Đ ất Nước.

Tóm lại:

Chất liệu ca dao, truyền thuyết, cổ tích tác giả đã truyền đến bạn đọc hìnhảnh Đất Nước từ quá khứ đến hiện tại, tương lai. Đ ất Nước bình dị nhưng rất đ ỗi thiêng liêng, Đất Nước hiện hữu trong cái hàng ngày và cái vĩnh hằng.

- Giọng thơ trữ tình chính luận: dồi dào cảm xúc, sâu lắng suy tư, chân thành tha thiết, truyền đ ến bạn đ ọc niềm yêu mến tự hào và ý thức trách nhiệm với Đ ất Nước.

b. Phần 2: Tư tưởng Đất nước của nhân dân.

Đoạn 1(Từ những người vợ…hoá núi sông ta).

- Các địa danh: Vọng phu, trống mái, núi bút, non nghiên, con cóc, con gà, ông

Đốc, ông Trang, Bà Đen, Bà Đi ểm.... không phải là sự liệt kê giản đơn, mà là hình ảnh nhân dân bằng cuộc đời, sinh hoạt tô điểm, đặt tên cho núi sông.

Những danh từ (Người vợ.. người yêu nhau..người trò nghèo..người dân..gót ngựa..con gà..con cóc..con rồng) kết hợp với các động từ góp cho, góp nên, góp mình, để lại, góp tên, với cách trình bày liệt kê kết hợp với quy nạp đã nâng tầm khái quát ý thơ.

* Đoạn 2 (em ơi em…Họ làm ra Đất Nước).

- Thời bình họ vất vả một nắng hai sương làm ra hạt lúa củ khoai nuôi sống mình và xây dựng phát triển Đất Nước.

– Thời chiến người con trai ra trận. Người con gái nuôi con chờ chồng” và khi “giặc đến nhà” thì “đàn bà cũng đánh”.

-  Họ sống giản dị, chết bình tâm, âm thầm cống hiến và lặng lẽ hi sinh. Những con người ấy là nhân dân – Người đã làm nên lịch sử oai hùng của dân tộc.

Đoạn 3 (còn lại).

-         Đại từ “Họ” kết hợp với các động từ “truyền, gánh, đắp, be..”Biện pháp liệt kê: Hạt lúa, ngọn lửa, ngôn ngữ, tên xã, tên làng, làm lụng, trồng cây hái trái khẳng

định nhân dân trên hành trình sáng tạo ra giá trị vật chất, văn hoá..

-          Hai vế “Đất Nước này là Đất nước Nhân dân – Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại”. điệp lại 2 lần nhấn mạnh khái quát thành chủ đề cho cả đoạn thơ.

-          Phẩm chất tốt đẹp của con người VN được thể hiện trong thơ ca dân gian: Say đắm thủy chung trong tình yêu, quý trọng nghĩa tình, quyết liệt với kẻ thù.

Nhận xét:

Đoạn thơ được trình bày theo phương pháp quy nạp, chất liệu văn hóa văn gian đậm đà, gần gũi: cảnh núi sông gắn liền với tâm hồn dân tộc. Cái bình dị quanh ta hòa quện với cái cao cả thiêng liêng đ ể tạo nên vẻ đẹp vĩnh hằng của Đ ất nước.

 

                                                                 SÓNG

                                                                      - Xuân Quỳnh -

I. Khái quát về tác giả, tác phẩm.

1. Tác giả.

-          Xuân Quỳnh tên là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh (1942 –1988) quê Hà Nội. Sinh ra trong một gia đình công chức, sớm mồ côi mẹ. Cuộc đời bất hạnh, luôn khao khát tình yêu, mái ấm gia đình và tình mẫu tử.

-          Xuân Quỳnh là một nhà thơ tiêu biểu của thế hệ nhà thơ trẻ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống mĩ.

Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên, tươi tắn, vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc bình dị đời thường.

-          Năm 2001, Xuân Quỳnh được tặng giải thưởng nhà nước về VHNT.

2.Các tác phẩm chính: Tơ tằm – Chồi biếc ( 1963), Hoa dọc chiến hào (1968), Gió Lào cát trắng (1974)...

3.Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Sóng.

-         Bài thơ sáng tác năm 1967 trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền ( Thái Bình), in trong tập Hoa dọc chiến hào.

II. Nội dung & nghệ thuật bài thơ .

1. Cảm nhận chung.

-          Âm điệu của bài thơ

+          Thể thơ 5 chữ, khổ chẵn tạo trạng thái nhịp nhàng, đều đặn.

+          Từ đầu đến cuối bài thơ không hề có dấu chấm câu tạo âm hưởng miên man không dứt.

=> Âm hưởng đó c ủa ngôn ngữ thơ ca cũng là nhịp đi ệu của sóng (lúc dịu êm, lúc sôi nổi, nhịp nhàng sóng đôi tri ền miên bất tận) đồng thời cũng vừa là nhịp

điệu bên trong tâm hồn người đang yêu ( những đ ợt sóng cảm xúc sôi nổi, lắng sâu).

Hình tượng “sóng”:

+ Sóng và em là hai hình tượng tồn tại song song trong bài thơ. Có lúc tách ra trong kết cầu song hành. Có lúc hòa nhập trên một dòng thơ. Song hành đ ể soi chiếu, hòa nhập để thấu tỏ.

+ Sóng trong bài thơ có tính thẩm mỹ là hình tượng ẩn dụ cho nhân vật trữ tình.

 

2. Nội dung & nghệ thuật

a) Phần 1: (bảy khổ thơ đầu). Sóng và em – những nét tương đồng:

* Khổ 1: Trạng thái của sóng và tình yêu.

  - Trạng thái đối lập, đa dạng của sóng: dữ dội – dịu êm, ồn ào –lặng lẽ. trạng thái đối cực phức tạp, trong tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu.

- Sóng khát khao vươn ra biển lớn để nhận thấy sức mạnh của mình.(Sông -không hiểu mình - Sóng - tìm ra bể)

Người phụ nữ trong tình yêu không cam chịu, nhẫn nhục mà dứt khoát, quyết liệt từ bỏ cái tầm thường, nhỏ hẹp để đến với cái lớn lao khoáng đãng, bao dung. * Khổ 2: Sự vĩnh hằng của sóng và tình yêu

- Sóng: ngày xưa, ngày sau: vẫn thế  trường tồn của sóng trước thời gian.

Khát vọng tình yêu - bồi hồi trong ngực trẻ: tình yêu là khát vọng lớn lao, vĩnh hằng của tuổi trẻ và nhân loại.

*  Hai khổ 3,4: Sự bí ẩn của sóng và tình yêu.

- Sóng bắt đầu từ gió, gió bắt đầu từ đâu? Thiên nhiên cũng đầy bí ẩn.

- Người phụ nữ dựa vào sóng để truy tìm khời nguồn của tình yêu. Tình yêu là tình cảm chỉ có thể cảm nhậ không thể lí giải rạch ròi. Đây cũng chính là sức hấp dẫn của tình yêu.

- Điệp ngữ “em nghĩ” được lặp lại 2 lần đứng đầu dòng thơ thể hiện nhu cầu khám phá tự nhận thức của người phụ nữ.

*  Khổ 5: Đặc điểm của sóng và tình yêu.

- Quy luật của sóng là luôn vận động hướng về bờ cũng như nỗi nhớ là tâm trạng thường trực của tình yêu.

- Nỗi nhớ da diết kéo dài qua thời gian chảy tràn qua không gian, chiếm lĩnh tâm hồn con người lúc mơ lúc tỉnh, cả vô thức lẫn tiềm thức.

- Điệp ngữ “con sóng” lặp lại 3 lần, số lượng câu thơ tăng như muốn phá tung giới hạn của bờ cũng là giai điệu da diết về tình yêu và nỗi nhớ.

Khổ 6,7: Sự thủy chung son sắt và nghị lực vượt lên gian khổ..

- Sóng vượt qua mọi chướng ngại để đến với bãi bờ cũng như tình yêu luôn vượt qua mọi chướng ngại để bảo vệ lòng chung thủy.

b) Phần 2: Những suy tư, lo âu, trăn trở trước cuộc đời và khát vọng tình yêu.

-   Khổ 8: Giọng thơ trầm lắng suy tư, kiểu câu nhượng bộ: Âu lo, phấp phỏng, ý thức được cái vô cùng của vũ trụ >< cái nhỏ bé, hữu hạn của con người và sự mong manh của hạnh phúc (cảm giác thường trực trong thơ XQ  giai đoạn sau ).

-          Khổ 9: Khát vọng sống hết mình trong tình yêu: khát vọng hóa thân thành sóng để bất tử hóa tình yêu.

Tóm lại: Hành trình của “sóng” của tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu có sự vận động nhất quán, đó là cuộc hành trình có khởi đầu là sự từ bỏ cái chật chội, nhỏ hẹp để tìm đến một tình yêu bao la, rộng lớn, cuối cùng là khát vọng được sống hết mình trong tình yêu, muốn hóa thân thành tình yêu muôn thuở.

c. Nghệ thuật

+ Thể thơ năm chữ truyền thống; cách ngắt nhịp, gieo vần độc đáo, giàu sức liên tưởng.

+ Xây dựng hình tượng ẩn dụ, giọng thơ tha thiết.

3. Ý nghĩa văn bản

Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu hiện lên qua hình tượng sóng: tình yêu thiết tha, nồng nàn, đầy khát vọng và sắt son chung thủy, vượt lên mọi giới hạn của đời người.

 

 

                                           

 

                                      ĐÀN GHI-TA CỦA LOR-CA

 

                                                                      Thanh Thao    

Phần I: Tìm hiểu khái quát

a. Tác giả

-Thanh Thảo tên khai sinh là Hồ Thành Công. Ông sinh năm 1946, quê ở huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi.

 

-Sau khi tốt nghiệp Đại học, ông tham gia kháng chiến chống Mĩ ở chiến trường miền Nam.

-Thanh Thảo là một gương mặt tiêu biểu trong thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mĩ, những người vừa cầm bút, vừa cầm súng.

-Thơ Thanh Thảo thường được gợi cảm hứng từ những nhân cách lớn mà ông hết lòng ngưỡng mộ

-Thanh Thảo là một trong những nhà thơ đi tiên phong trên con đư ờng đ ổi mới thơ ca, đổi mới tư duy nghệ thuật, đặc biệt ở giai đoạn văn học sau 1975

b. Tác phẩm chính

-Những người đi tới biển (1977)

-Dấu chân qua trảng cỏ (1978)

-Khối vuông ru-bic (1985)

c. Hoàn cảnh sáng tác tác phẩm (xuất xứ)

-Bài thơ Đàn ghi-ta của Lorca được trích ra từ tập thơ Khối vuông rubic(1985).

-Đặc đi ểm thi pháp: Bài thơ mang đ ậm dấu ấn của trường phái siêu thực, có sự kết hợp giữa bút pháp hiện thực và bút pháp siêu thực, trong đó bút pháp siêu thực đư ợc xem là một hướng thể nghiệm của nhà thơ trên con đư ờng cách tân hình thức biểu đạt thơ ca.

Phần II: Nội dung và nghệ thuật

a. Đoạn một (sáu dòng thơ đầu):

-         Những tiếng đàn bọt nước+tiếng đàn: âm thanh

+bọt nước: hình ảnh. Bọt nước là cái mong manh, dễ vỡ, cái không nắm giữ được.

→Hình ảnh mang ý nghĩa ẩn dụ: cuộc đời của Lorca cũng mong manh như bọt nước.

-Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt +Tây Ban Nha: hoán dụ chỉ Lorca

+ áo choàng đỏ gắt: gợi liên tưởng đến những đấu sĩ bò tót

→Lorca trở thành một biểu tượng của đất nước Tây Ban Nha. Lorca là một hiệp sĩ trên đấu trường xã hội dữ dội, là người chiến sĩ đi tiên phong đ ấu tranh cho tự do, dân chủ, chống lại đ ộc tài, phát xít, đ ấu tranh cho khát vọng cách tân nghệ thuật, chống lại nền nghệ thuật cũ kĩ, già nua.

-     Dòng thơ thứ ba: li-la li-la li-la

Đây là một chuỗi âm tiết mô phỏng âm thanh tiếng đàn. Theo lí gi ải của Thanh Thảo, đó chính là một đoạn tremolo- kĩ thuật tạo hiệu ứng kéo dài cho tiếng ghi-ta -Ba dòng thơ cuối:

đi lang thang về miền đơn độc

với vầng trăng chếnh choáng

trên yên ngựa mỏi mòn

+Những dòng thơ thiếu vắng chủ ngữ, chỉ có vị ngữ và hai trạng ngữ tạo ra sự lỏng lẻo trong cấu trúc câu. Đó là một biểu hiện của cấu trúc thơ siêu thực.

+ Chủ ngữ trong văn cảnh này là Tây Ban Nha, tức là ngưởi nghệ sĩ- chiến sĩ Lorca.

+ vầng trăng: cái đẹp, nghệ thuật

Chếnh choáng: ngây ngất, say mê

→trạng thái thăng hoa trong cảm xúc nghệ thuật

+          đi lang thang: đi không có chủ đích, không có sự sắp đặt. Phải chăng đó là bước chân của người nghệ sĩ siêu thực trên hành trình sáng tạo?

+          về miền đơn độc: trạng thái cô đơn

b. Đoạn hai (mười hai dòng thơ tiếp theo):

- Hai trạng thái đối lập: hát nghêu ngao><áo choàng bê bết đỏ

+       hát nghêu ngao: Lorca là người nghệ sĩ tự do, vô tư

+       áo choàng bê bết đỏ: từ láy bê bết gợi màu đỏ của máu thấm ướt đẫm chiếc áo choàng.

+       bỗng kinh hoàng: đột ngột, bất ngờ

-       Tư thế của người nghệ sĩ- chiến sĩ lúc bị hành hình: đi như người mộng du→ vẫn đang say sưa với nghệ thuật, với lí tưởng tranh đấu. Lorca đã dâng hiến cả những hơi thở cuối cùng của mình để sáng tạo nghệ thuật.

 

- Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của Lorca:

+       điệp ngữ tiếng ghi ta là hoán dụ chỉ Lorca. Mỗi lần điệp ngữ được lặp lại là một quãng đời của Lorca được nhắc đến.

+       Hình ảnh siêu thực ở đoạn thơ này được tạo ra từ một loạt những phức hợp hoán dụ tu từ và ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.

.tiếng ghi ta nâu: màu của đất đai giản dị màu sôcôla- biểu tượng của tình yêu.

→hình ảnh Lorca trẻ trung, say đắm trong tình yêu và gắn bó máu thịt với mảnh đất quê hương.

.tiếng ghi ta lá xanh biết mấy: quãng đời tươi trẻ, tài năng và khát vọng đều đang ở đỉnh cao. “biết mấy” là từ tình thái chỉ thái độ tiếc nuối, xót xa.

.tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan: sự nghiệp nghệ thuật của Lorca đang đạt tới đỉnh cao thành tựu thì Lorca bị giết hại.

.tiếng ghi ta ròng ròng- máu chảy: ẩn dụ bổ sung và câu thơ vắt dòng tạo ấn tượng về dòng máu xối xả vẫn đang tuôn trào, nhức nhối.

Ý chuyển: Nỗi đau trước cái chết của Lorca vẫn còn đó, vẫn làm nhói lòng người đọc. Nhưng Thanh Thảo không chỉ nhìn cái chết ấy dưới góc đ ộ một bi kịch mà còn nhìn ở góc độ khác. Cách nhìn áy được bộc lộ ở mười ba dòng thơ cuối, nhà thơ trình bày những suy ngẫm, cảm xúc của mình về cuộc đời, sự nghiệp và cách ra đi của Lorca.

c. Đoạn ba (mười ba dòng thơ cuối):

-Sự chua xót cho tâm nguyện chưa thành của Lorca: không ai chôn cất tiếng đàn-tiếng đàn như cỏ mọc hoang

+tâm nguyện của Lorca: “khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn ghi ta”. Với tư cách là một người đi tiên phong trên con đường đổi mới, Lorca luôn cổ vũ cho sự tiến bộ, ông muốn thế hệ sau vượt qua mình để tiếp tục đạt tới những thành tựu cao hơn.

+Thực tế: sau cái chết của Lorca (1939), phe Cộng hòa thất bại. Bè lũ phát xít mà đứng đầu là Frăngco lên nắm quyền, đất nước Tấy Ban Nha bị cai trị bởi chế độ độc tài. Sự nghiệp thơ ca tiến bộ của Lorca đ ã không có đi ều kiện tiếp tục phát triển.

-Lời ngợi ca dành cho sự nghiệp nghệ tuật của Lorca:

+tiếng đàn như cỏ mọc hoang: sự nghiệp của Lorca bất tử như cỏ hoang, thứ cỏ có sức sống mãnh liệt, dồi dào.

-Nỗi đau chưa thể nguôi ngoai, vẻ đẹp còn sáng mãi: +giọt nước mắt: niềm cảm thương, tiếc nuối, nỗi đau. +vầng trăng: cái đẹp, nghệ thuật

→cùng trạng thái: long lanh trong đáy gi ếng: sống động, chưa khô đi, chưa biến mất.

Giọt nước mắt long lanh: nỗi đau vẫn chưa thể nguôi ngoai

Vầng trăng long lanh: cuộc đời và sự nghiệp của Lorca ngời lên vẻ đẹp. -Niềm cảm phục trước thái độ và tư thế ra đi của Lorca:

+Đường chỉ tay đã đứt: số mệnh đã tận cùng, cái chết là điều tất yếu. Đây là cách nhìn nhận về cái chết của Lorca dưới góc độ tâm linh. +cách Lorca đón nhận cái chết của mình:

.dòng sông: ranh giới sinh-tử (theo quan niệm văn hóa phương Đông)

.chiếc ghia ta bạc: con thuyền đưa Lorca về thế giới vĩnh hằng.

          Cùng với cây đàn ấy và cả sự nghiệp nghệ thuật của mình, Lorca đã bơi sang ngang, đã đi từ cõi hữu hạn sang cõi vô hạn, từ cõi trần thế sang cõi vĩnh hằng. Chàng đã không ch ống đ ối, không vùng vẫy kháng lại số mệnh, không cố gắng níu kéo sự sống mà thanh thản ra đi. Chính thái độ bình thản trước cái chết ấy cho thấy sự tự nguyện dấn thân và chấp nhận hi sinh vì lí tưởng của Lorca. Chỉ riêng thái độ ấy thôi, nhân cách của Lorca đã ngời sáng!

+Tư thế ra đi chủ động:

.điệp từ ném diễn tả một động tác từ bỏ mạnh mẽ, dứt khoát. .lá bùa cô gái Di-gan: sinh mệnh trái tim: tình yêu, sự vương vấn

→Lorca đã ch ủ động từ bỏ sinh mệnh của mình, không vương vấn, níu kéo mà thanh thản đi từ cõi trần thế hữu hạn sang cõi vĩnh hằng vô hạn.

-Dòng thơ cuối: li-la li-la li-la…

+cách hiểu thứ nhất: âm thanh tiếng đàn tiếp tục lan tỏa, bất chấp việc Lorca bị sát hại một cách thảm khốc.

       Sự bất tử của Lorca và sự nghiệp của Lorca

+cách hiểu thứ hai: hoa tử đinh hương. Những vòng hoa người đời dâng lên Lorca với lòng thành kính, ngưỡng mộ và yêu mến.

+dấu ba chấm cuối dòng thơ: sự lan tỏa. Nhà thơ gởi gắm niềm tin vào những giá trị bất tử.

 

 

                                 

 

 

 

 

 

 

                                  NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ

 

                                                                 -Nguyễn Tuân-

Phần I: Tìm hiều khái quát

a. Tác giả:

-Nguyễn Tuân (1910-1987), Hà Nội.

-Xuất thân gia đình: Cha Nguyễn Tuân là cụ Nguyễn An Lan, một nhà nho tài hoa đậu khoa thi Hán học cuối cùng, nhưng cũng là một nhà nho bất đắc chí dưới chế độ thực dân phong kiến.

-Nguyễn Tuân là người giàu lòng yêu nước. Ông luôn yêu mến, tự hào và nâng niu những nét đẹp trong văn hóa cổ truyền của dân tộc.

-Từ sau Cách mạng tháng Tám 1945, Nguyễn Tuân đi theo cách mạng, tham gia vào hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Ông đã đem ngòi bút của mình ngợi ca đất nước và con người Việt Nam trong chiến đấu, sản xuất.

-Ở Nguyễn Tuân, ý thức cá nhân phát triển rất cao, đến độ ngông ngạo với đời.

-Nguyễn Tuân là một nhà văn tài hoa uyên bác và biết quý trọng nghề văn.

b. Tác phẩm tiêu biểu:

-Vang bóng một thời (truyện ngắn) (1940)

-Sông Đà (tùy bút) (1960)

-Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi (kí) (1972)

c. Hoàn cảnh sáng tác tác phẩm:

-Sông Đà (1960) là kết quả thu được sau chuyến đi thực tế lên miền núi Tây Bắc để khám phá vẻ đẹp của thiên nhiên và con người nơi đấy, ngợi ca công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Phần II: Nội dung và nghệ thuật

Hình tượng con sông Đà:

Con sông Đà hùng vĩ, hung bạo         

– Con sông Đà hũng vĩ, hung bạo được tác giả khắc họa theo trình tự không gian, bằng nhiều chi tiết đặc sắc. Trước hết Sông Đà hùng vĩ ở cảnh “đá bờ sông dựng vách thành”, mặt sông chỗ ấy chỉ lúc “đúng ngọ” (lúc giữa trưa) mới có mặt trời. Có vách đá chẹt lòng sông “như một cái yết hầu”, có quãng con nai, con hổ có lần vọt từ bờ này sang bờ kia. Vì lòng sông hẹp, bờ sông là vách đá cao, nên ngồi trong khoang đò ở quãng sông ấy “đang mùa hè mà cũng thấy lạnh.”

–Dòng chảy sông Đà:

quãng mặt ghềnh Hát Loóng với hàng cây số “nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm”. Đây là nơi nguy hiểm, người lái đ ò nào đi qua khúc sông này mà không th ận trọng tay lái thì “dễ lật ngửa bụng thuyền ra”.

– Sông Đà hùng vĩ còn ở những cái “hút nước” trên sông ở quãng Tà Mường Vát. Đó là những xoáy nước khổng lồ, được tác giả so sánh “giống như cái giếng bê tông thả xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu”. Nước ở đây “thở và kêu như của cống cái bị sặc”. Đây là nơi r ất nguy hiểm, không có thuyền nào dám men gần những cái “hút nước” ấy. Có những thuyền đ ã bị cái hút nó hút xuống, thuyền trồng ngay “cây chuối ngược” rồi vụt biến đi, bị dìm và đi ngầm dưới lòng sông đến mươi phút sau mới thấy “tan xác” ở khuỷnh sông dưới. Tác giả đã tưởng tượng: có người quay phim táo tợn, ngồi trên chiếc thuyền thúng, rồi xuống đáy “cái hút” Sông Đà mà thu hình thì sẽ có những thước phim ấn tượng, gây cảm giác sợ hãi cho người xem.

– Nhưng hùng vĩ nhất, hung bạo nhất là thác Sông Đà. Thác Sông Đà có âm thanh dữ dội, nhiều vẻ, được tác giả miêu tả: Còn xa lắm mới đến cái thác dưới mà đã nghe thấy tiếng nước “réo gần mãi lại, réo to mãi lên”, so sánh đ ộc đáo: tiếng nước thác nghe như là “oán trách”, như là “van xin”, như là “khiêu khích”, rồi rống lên “như tiếng một ngàn con trâu mộng” gầm thét khi rừng bị cháy.

– Hình ảnh thác Sông Đà là c ả một “chân trời đá”. M ỗi hòn đá mang một dáng vẻ, nhưng mặt hòn đá nào trong cũng “ng ỗ ngược… nhăn nhúm, méo mó”. Sông Đà hình như đã giao nhiệm vụ cho mỗi hòn đá và bày ra “thạch trận” để gây khó khăn, nguy hiểm cho những con thuyền. “Thạch trận” Sông Đà có ba vòng vây. Vòng thứ nhất, thác Sông Đà m ở ra “năm cửa trận”, có bốn “cửa tử”, một “cửa sinh” nằm lập lờ ở phía tả ngạn. Vòng thứ hai, thác Sông Đà lại “tăng thêm nhiều cửa tử để đánh lừa con thuyền”, cũng chỉ có một “cửa sinh” nhưng lại bố trí lệch qua phía bờ hữu ngạn. Đến vòng thứ ba, ít cửa hơn nhưng bên phải, bên trái đều là “luồng chết” cả, cái “luồng sống” ở ngay giữa bọn đá hậu vệ của con thác.

– Thác Sông Đà qu ả thực đã tr ở thành một loài thủy quái khổng lồ với tâm đ ịa độc ác. Với đặc điểm này, trong cái nhìn của tác giả, Sông Đà có nhiều lúc đã trở thành “kẻ thù số một” của con người.

Con sông Đà trữ tình, thơ mộng.

Vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng của Sông Đà được tác giả quan sát và miêu tả ở nhiều góc độ, điểm nhìn, không gian và thời gian khác nhau. Quan sát từ trên cao, Sông Đà có dòng chảy uốn lượn, con sông như mái tóc người thiếu nữ Tây Bắc kiều diễm. Sông Đà “tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân”. Nước Sông Đà biến đổi theo mùa, mỗi mùa có một vẻ đẹp riêng: mùa xuân “dòng xanh ngọc bích”, mùa thu “lừ lừ chín đỏ”. Những chi tiết miêu tả của tác giả gợi lên một liên tưởng thú vị: giữa khung cảnh ngày xuân thơ mộng của thiên nhiên Tây Bắc, Sông Đà hiện lên như một mĩ nhân tràn đầy xuân sắc, một thiếu nữ đương độ xuân thì.

– Sau chuyến đi rừng dài ngày, từ bờ sông, tác giả đã thấy Sông Đà thật gợi cảm “như một cố nhân”. Nhìn mặt nước Sông Đà thấy “loang loáng như như trẻ con nghịch chiếu gương vào mắt mình rồi bỏ chạy”. Đó là “màu n ắng tháng ba Đường thi”, cùng với hình ảnh bờ Sông Đà, bãi Sông Đà đ ầy những “chuồn chuồn bươm bướm” tạo nên một cảnh sắc hấp dẫn. Nhà văn đã b ộc lộ cảm xúc khi nhìn con sông bằng những so sánh tài hoa: “Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng”

– Khi đi trên thuy ền, tác giả thấy cảnh vật hai bên bờ Sông Đà v ừa hoang sơ nhuốm màu cổ tích vừa trù phú, tràn trề nhựa sống. Ven sông có những nương ngô “nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa”, có cỏ gianh đồi núi “đang ra những nõn búp”, có “đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm”. Nhà văn đ ã có một liên tưởng đ ộc đáo: “Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa”. Dòng sông quãng này “lững lờ như nhớ thương những hòn đá thác xa xôi để lại trên thượng nguồn Tây Bắc”.

 

2. Hình tượng người lái đò sông Đà:

 a. Giới thiệu chung về người lái đò:

– Cuộc sống của người lái đò là “cuộc chiến đấu” hằng ngày với thiên nhiên Tây Bắc, có nhiều lúc trông nó ra thành diện mạo và tâm địa một thứ kẻ thù số một của con người. Trong cuộc mưa sinh đày gian khổ ấy, phẩm chất của người lái đò được bộc lộ một cách rõ nét, thể hiện qua “cuộc chiến đ ấu gian lao” trên chiến trường Sông Đà, trên một quãng thủy chiến ở mặt trận Sông Đà.

b. Người lái đò trí dũng, tài ba, giàu bản lĩnh và kinh nghiệm:

– Phẩm chất của người lái đ ò đư ợc thể hiện qua cuộc vượt tác sông Đà. Thác Sông Đà bày ra “thạch trận” với ba vòng vây đ ể tiêu diệt con thuyền. Nhưng người lái đò dũng cảm, bình tĩnh, hiên ngang vượt qua từng vòng vây của thác.

– Ở vòng vây thứ nhất: Thác Sông Đà m ở ra “năm của trận”, có bốn “cửa tử”, một “cửa sinh”. Cửa sinh nằm “lập lờ ở phía tả ngạn”. Khi con thuyền xuất hiện, phối hợp với đá, nước thác reo hò làm “thanh viện” cho đá, những hòn đá bệ vệ oai phong lẫm liệt. Có hòn đá trông nghiêng thì y nh ư là đang h ỏi cái thuyền “phải xưng tên tuổi trước khi giao chiến”. Hòn đá khác thì lùi l ại một chút và “thách thức” cái thuyền có giỏi thì tiến gần vào. Không một chút nao núng, ông đò hai tay giữ mái chèo đ ể khỏi bị hất lên khi sóng trận đ ịa phóng thẳng vào mình. Nhìn thấy con thuyền và người lái đò, mặt nước “hò la vang dậy”, ùa vào mà “bẻ gãy cán chèo”, võ khí của người lái đò. Sóng nước thì như thể quân liều mạng, vào sát nách mà “đá trái mà thúc gối” vào bụng và hông thuyền, có lúc chúng “đội cả thuyền lên”. Nước bám lấy thuyền như đô v ật “túm lấy thắt lưng ông đ ò đòi l ật ngửa mình ra”… Ông đò đã bị thương, nhưng ông “cố nén vết thương”, hai chân vẫn “kẹp chặt lấy cuống lái”. Cuộc chiến đã đến hồi quyết liệt, sóng nước “đánh hồi lùng, đánh đòn tỉa, đánh đòn âm” vào chỗ hiểm. Nhưng trên cái thuyền sáu bơi chèo, vẫn nghe rõ tiếng chỉ huy “ngắn gọn tỉnh táo” của người cầm lái. Và ông lái đ ò đã phá xong cái “trùng vi thạch trận” vòng thứ nhất của thác Sông Đà.

– Không một chút nghỉ tay, ông lái đò tiếp tục phá luôn vòng vây thứ hai của thác Sông Đà. Ở vòng thứ hai này, thác Sông Đà lại “tăng thêm nhiều cửa tử” để đánh lừa con thuyền. Vẫn chỉ có một cửa sinh. Nếu ở vòng thứ nhất, cửa sinh nằm “lập lờ phía tả ngạn”, thì ở vòng thứ hai này, cửa sinh lại “bố trí lệch qua phía bờ hữu ngạn”. Đó chính là khó khăn, thách th ức đối với người lái đò. Nh ưng ông lái đ ò đã “thuộc qui luật phục kích” của lũ đá nơi ải nước hiểm trở này. Ông hiểu rằng cưỡi lên thác Sông Đà phải “cưỡi đến cùng như là cưỡi hổ”. Cuộc chiến của ông lái đò ở vòng thứ hai đã bắt đầu. Nắm chặt cái bờm sóng đúng luồng, ông đò ghì cương lái bám chắc lấy luồng nước đúng mà “phóng nhanh vào cửa sinh” rồi “lái miết một đường chéo” về phía cửa đá ấy. Thấy con thuyền tiến vào, bốn năm bọn thủy quân bên bờ trái liền “xô ra” định níu con thuyền “lôi vào tập đoàn c ửa tử” mà tiêu diệt. Nhưng ông lái đò vẫn “nhớ mặt” bọn này, đứa thì ông tránh mà “rảo bơi chèo lên”, đứa thì ông “đè sấn lên mà chặt đôi ra” đ ể mở đường tiến. Những luồng tử đã bỏ hết lại sau thuyền, chỉ còn vẳng tiếng reo hò của của sóng thác luồng sinh. Tuy vậy, bọn chúng vẫn “không ngớt khiêu khích”, dù cái thằng đá tướng đứng ở cửa vào đã “tiu nghỉu cái mặt xanh lè” vì bị thua cái thuyền du kích nhỏ bé.

– Vượt qua vòng thứ hai, ông lái đò còn phải vượt qua vòng thứ ba nữa. Ở vòng vây thứ ba này, thác Sông Đà ít c ửa hơn nhưng bên phải bên trái đều là “luồng chết” cả. Cái “luồng sống” ở chặng thứ ba này lại ở ngay giữa bọn đá hậu vệ. Ông lái đ ò đã hi ểu đi ều đó. Ông c ứ “phóng thẳng thuyền” chọc thủng cửa giữa đó. Thuyền của ông đò “vút qua” c ổng đá cánh m ở cánh khép với ba tầng cửa: cửa ngoài, cửa trong, lại cửa trong cùng. Con thuyền của ông đò “như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vừa tự động lái lượn được”. Vượt qua vòng vây thứ ba cũng là vượt qua hết thác Sông Đà. Ông lái đò như một người chỉ huy lão luyện, đầy bản lĩnh và kinh nghiệm. Ông là một nghệ sĩ tài hoa với nghề chèo đò vượt thác.

c.Ý nghĩa hình tượng

Bằng nhiều biện pháp nghệ thuật, nhà văn Nguyễn Tuân đã khắc họa thành công hình ảnh người lái đ ò Sông Đà dũng c ảm, tài năng, đ ầy bản lĩnh và kinh nghiệm. Qua hình tượng người lái đò, tác giả ngợi ca người lao động Tây Bắc với những phẩm chất cao quí.

Hình tượng người lái đò, cũng thể hiện quan niệm của nhà văn: người anh hùng không chỉ có trong chiến đấu mà còn có trong cuộc sống lao đ ộng thường ngày. Hình tượng người lái đ ò trong bài tùy bút của Nguyễn Tuân gợi ra ở mỗi chúng ta suy nghĩ về nhiệm vụ của mình trong công cuộc xây dựng Tổ quốc Việt Nam yêu quí.

3. Đặc sắc nghệ thuật

-Thể văn tùy bút đầy phóng túng, đậm chất tài hoa nghệ sĩ -Hình tượng nhân vật có cá tính độc đáo.

-Ngôn ngữ phong phú, giàu chất nhạc, giàu hình ảnh.

                               AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG

                                                   -Hoàng Phủ Ngọc Tường-

Phần I: Tìm hiểu khái quát

a. Tác giả:

-Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh ngày 9-9-1937 tại thành phố Huế. Quê gốc ở làng Bích Khê, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.

-Ông tốt nghiệp Đại học Sư phạm Sài Gòn khóa I, ban Việt Hán năm 1960; là cử nhân triết học Đ ại học Văn khoa Huế năm 1964; dạy học tại trường Quốc học Huế từ năm 1960-1966.

-Từ năm 1963, Hoàng Phủ Ngọc Tường tham gia phong trào yêu nước của sinh viên học sinh và trí thức Huế với tư cách là Tổng thư kí Tổng hội sinh viên Huế. -Từ 1966-1975, ông tham gia kháng chiến chống Mĩ.

-Sau 1975, Hoàng Phủ Ngọc Tường hoạt động viết văn, làm báo. Ông được nhà

nước tặng Huân chương Độc lập hạng 3. Hiện ông đã nghỉ hưu và sống tại Huế.

-Hoàng Phủ Ngọc Tường sáng tác nhiều thể loại, thành công ở cả thơ và xăn xuôi

nhưng đạt được thành tựu lớn là ở thể kí. Ông đã được Giải thưởng Hội Nhà văn

Việt Nam 1980 với tác phẩm “Rất nhiều ánh lửa”

-Hoàng Phủ Ngọc Tường là nhà văn có nhiều đóng góp cho văn h ọc sau 1975, đặc biệt ở thể kí.

-Đặc điểm phong cách:

“Hoàng Phủ Ngọc Tường chuyên tâm tìm tòi trên thể kí. Tác giả theo đuổi thể kí với tư cách là một nghệ sĩ bút kí, trau dồi nó trên phong cách riêng. Nhịp điệu văn kí của ông rất chậm rãi. Khác với kí Nguyễn Tuân đ ầy chất văn xuôi, xương xẩu, gồ ghề với cái nhìn hóm hỉnh, bút kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường nghiêng về chất thơ thi vị ngọt ngào”.

 

(Trần Đình Sử, Lí luận và phê bình văn học, NXB Hội Nhà văn, H., 1996)

b. Tác phẩm chính:

-Thơ: Những dấu chân qua thành phố (1976), Người hái phù dung (1995)

-Bút kí: Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu (1972), Rất nhiều ánh lửa (1979), Ai đã đặt tên cho dòng sông (1984),…

c. Hoàn cảnh sáng tác tác phẩm (xuất xứ):

-Tác phẩm rút ra từ tập bút kí cùng tên, sáng tác vào ngày 4-1-1981, in thành tập bút kí năm 1986. Tác phẩm gồm ba đoạn, đây là một phần của đoạn đầu.

Phần II: Nội dung và nghệ thuật

1.Nội dung: Vẻ đẹp của sông Hương qua các góc nhìn khác nhau.

 a. Vẻ đẹp của sông Hương nhìn từ thủy trình của dòng sông

* Sông Hương ở thượng nguồn

-Ngược dòng sông Hương, cùng tác giả trở về với thượng nguồn Trường Sơn, người đ ọc ngạc nhiên đến thú vị trước những nét tính cách của sông Hương mà nhà văn thể hiện trong tác phẩm.

+ Sông Hương đ ã là một bản trường ca rầm rộ, …mãnh liệt…cuộn xoáy. Đó là sức mạnh hùng vĩ, man dại của dòng sông – nét mới mẻ, thú vị.

+ Chảy giữa dặm dài chói lọi của hoa đ ỗ quyên rừng – trong cái lạnh lẽo xuất hiện ngọn lửa ấm nóng khiến con sông rực rỡ, tỏa sáng.

+ “Giữa lòng Trường Sơn, sông Hương đã sống một nửa cuộc đời của mình như một cô gái di gan phóng khoáng và man dại…Rừng già đ ã hun đúc cho nó m ột bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do trong sáng”.

+ “Ra khỏi rừng sông Hương nhanh chóng mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở”.

– Nhận xét: Bằng những hình ảnh đ ầy ấn tượng kết hợp với việc sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa, Hoàng Phủ Ngọc Tường đ ã gợi ra tính cách “man dại “, “mãnh liệt” của sông Hương ở thượng nguồn. Chính bởi lẽ đó mà nhà văn nhắc nhở ta ý nghĩ rằng “người ta sẽ không hiểu đầy đủ bản chất của sông Hương với cuộc hành trình đầy gian truân mà nó đã vượt qua, không thấu hiểu phần tâm hồn sâu thẳm của nó mà dòng sông hình như không muốn bộc lộ, đ ã đóng kín l ại ở cửa rừng và ném chìa khóa trong những hang đá dưới chân núi Kim Phụng”.

* Sông Hương ở ngoại vi thành phố Huế.

– Xuôi dòng Hương giang về vùng đồng bằng và ngoại vi thành phố Huế, sông Hương lại mang vẻ đẹp khác, một nét đẹp quyến rũ mềm mại hứa hẹn những điều thú vị qua so sánh: người con gái đẹp nằm ngủ mơ màng.

– Dòng sông đ ổi dòng liên tục – như một sự trăn trở : “sông Hương đ ã chuyển dòng một cách liên tục, vòng giữa khúc quanh đ ột ngột, uốn mình theo những đường cong thật mềm …”, “sông Hương đi trong dư vang của Trường Sơn, vòng qua một lòng vực sâu dưới chân núi Ngọc Trản…”

– Màu nước biến ảo: sớm xanh, trưa vàng, chiều tím. * Sông Hương khi chảy vào lòng thành phố

- Sông Hương được ví như người tình của xứ Huế.


 

+          “Sông Hương vui tươi hẳn lên…đông bắc” –> nhà văn cảm nhận sông Hương như một thực thể sống động, có niềm tin, tâm trạng khi tìm lại được chính mình

+          “Chiếc cầu trắng… lời của tình yêu”. –> vẻ đẹp thanh thoát của sông Hương và cầu Tràng Tiền được miêu tả qua nghệ thuật so sánh tài hoa.

+          “Không giống như sông Xen…yêu quý của mình” –> niềm tự hào của tác giả khi so sánh sông Hương với các con sông nổi tiếng trên thế giới.

+           Sông Hương – “điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế”, sông Hương chảy chậm, điệu chạy lững lờ vì nó quá yêu thành phố của mình. –> chất âm nhạc thể hiện ở nhịp đi ệu êm đ ềm của bài bút kí bởi những câu văn dài nối tiếp nhau. Nhà văn liên tưởng đến dòng sông Nê va cảu Lê-nin-grat…

* Sông Hương rời thành phố Huế

– “Rời khỏi kinh thành …thị trấn Bao Vinh xưa cổ…”:

Sông Hương giống như một người tình bịn rịn, lưu luyến khi tạm biệt cố nhân.

b. Vẻ đẹp của sông Hương từ góc nhìn lịch sử dân tộc

– Sông Hương trở thành dòng linh giang của tổ quốc, chứng nhận lịch sử cho bao sự kiện thăng trầm của dân tộc, sông Hương là dòng sống của thời gian ngân vang của sử thi viết giữa màu cỏ lá xanh biếc.

+ Trong sách Dư địa lí của Nguyễn Trãi, nó mang tên là Linh Giang, dòng sông Viễn Châu đã chiến đấu oanh liệt bảo vệ biên giới phía nam của Tổ quốc Đại Việt

+ Sông Hương sống hết lịch sử bi tráng của thế kỉ XIX với máu của những cuộc khởi nghĩa và từ đấy sông Hương đ ã đi vào thời đại cách mạng tháng Tám bằng những chiến công rung chuyển.

+ Về với đời thời, sông Hương trở thành người con gái dịu dàng của xứ sở.

c. Vẻ đẹp của sông Hương nhìn ở góc độ văn hóa thi ca

– Sông Hương sinh thành toàn bộ nền âm nhạc cổ điển Huế: “Hình như trong khoảnh khắc chùng lại…mái chèo khuya”

– Nguyễn du đã lấy cảm hứng từ điệu “Tứ đại cảnh” và thi hào từng bao lần lênh đênh trên quãng sông này: “Nguyễn Du…trăng sầu”

-Sông Hương là dòng sông thi ca, là cảm, hứng bất tận cho các nhà văn nghệ sĩ. + “Dòng sông trắng-lá cây xanh” trong cái nhìn của Tản Đà

+”Kiếm dựng trời xanh” trong khí phách của Cao Bá Quát

2. Các biện pháp nghệ thuật

 a. Biện pháp nhân hóa:

-Có khi sông Hương là “một cô gái Di-gan phóng khoảng và man dại”, “một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng”.

-Có khi sông Hương là “mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở”.

-Có lúc sông Hương trở thành “một người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya.”

*Biện pháp so sánh:

-“Dòng sông mềm như tấm lụa, với những chiếc thuyền xuôi ngược như những con thoi”.

-“… Chiếc cầu trắng của thành phố in ngần trên nền trời, nhỏ nhắn như những vành trăng non”.

 

-“Giáp mặt thành phố ở Cồn Giã Viên, sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến Cồn Hến; đường cong ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi, như tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu”.

*Những liên tưởng phong phú, bất ngờ:

-Liên tưởng dòng sông, thiên nhiên Huế với cảnh sắc trong Truyện Kiều.

-Liên tưởng sông Hương với tính cách nàng Kiều.

*Một văn phong giàu chất thơ:

-Chất thơ thoát ra từ thiên nhiên cảnh vật, từ tâm hồn con người và từ những huyền thoại nhà văn sử dụng đúng chỗ.

 






       




 

   :: Các tin khác

 
Điện thoại : 0511.3691445 - 0511.3656697 * Email: quangtrung.thpt@yahoo.com
* - Website: thptquangtrung.vn * Website : thpt-quangtrung-danang.edu.vn