Ngày 29-03-2024 13:35:07
 


Mọi chi tiết xin liên hệ với trường chúng tôi theo mẫu dưới :
Họ tên
Nội dung
 

Lượt truy cập : 6651854
Số người online: 14
 
 
 
 
Sự hình thành Bộ SGK điện tử bậc THPT của trươngTHPT Quang Trung.
 

 

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH SÁCH GIÁO KHOA ĐIỆN TỬ CỦA TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG

 

                       TÊN CÔNG TRÌNH:

 Bài giảng điện tử e-Learning được dạy 10 năm tại trường THPT Quang Trung đã hoàn thiện cuộc cách mạng công nghiệp 3.0, làm đòn bẩy để tiến công vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

 

 

 

                            NHÓM VIẾT CÔNG TRÌNH:

1.    Phạm Sỹ Liêm, Hiệu trưởng trường THPT Quang Trung;

2.    Lê Thị Mỹ Nguyên, Phó Hiệu trưởng trường THPT Quang Trung.

            Loại hình: Quản lý giáo dục.

 

 

 

 

 

PHẦN THỨ NHẤT:

HIỆN ĐẠI HÓA NỀN GIÁO DỤC BẰNG

CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 3.0

 

I. ĐẶT VẤN ĐỀ:

1. Từ chủ trương đưa công nghệ thông tin vào trường học của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trường Quang Trung có chủ trường đưa công nghệ thông tin vào từng lớp học:

Từ những năm từ 2000 đến 2010, Bộ GD&ĐT có nhiều văn bản thúc đẩy các trường trung học phổ thông trên cả nước tích cực đưa CNTT vào giảng dạy tại các trường. Điều này có nghĩa là các trường học công lập có được kinh phí để mua các trang thiết bị về CNTT như máy vi tinh, máy chiếu các dụng cụ hổ trợ để trang bị mỗi trường ít nhất có một phòng bộ môn, qua đó học sinh có cơ hội đến học tại phòng bộ môn. Tuy nhiên do số lớp trong trường khá đông nên mỗi năm mỗi học sinh chỉ có cơ hội được học bằng CNTT số lần rất ít. Còn các trường ngoài công lập phải tự bỏ tiền ra mua.

Trong giai đoạn này, Bộ đã tổ chức nhiều cuộc hội nghị để tập huấn cho các cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên biết tin học các kỹ năng xây dựng phòng bộ môn, phương pháp dạy học bằng CNTT, phương pháp soạn giáo án để họ về trường xây dựng phòng bộ môn, thiết kê các bài giảng trình chiếu powerpoint để tập huấn lại cho giáo viên toàn trường biết dạy học bằng CNTT. Tuy nhiên, có một trở ngại là còn nhiều cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên chưa biết về tin học, nhất là những người lớn tuổi, điều này ảnh hưởng đến nhiều học sinh không được thụ hưởng các bài học bằng GNTT. Một học sinh khi được học một tiết học về CNTT, các em sẽ thích thú, dễ tiếp thu bài học với mẫu chữ màu và lớn, nhiều hình ảnh sinh động, kể cả các video, các thí nghiệm ảo,…Nhưng điều quan trọng nhất là do các em được tiếp cận sớm CNTT nên khi các em ra đời hay học lên đại học cao đẳng dễ hòa đồng với các môi trường xã hội, làm tiền đề để tiếp cận với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 rất quan trọng hiện nay. Đặc biệt trong thời gian này, để nâng cao chất lượng việc dạy học ở các phòng bộ môn hầu sớm tiếp cận với các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới, Bộ đã cử Ông Cục trưởng Cục CNTT Quách Tuấn Ngọc về các Sở GD&TT để tập huấn cho các bộ cốt cán kì một công cụ trình chiếu nâng cao lên bằng powerpoint là phần mềm về Bài giảng điện tử e-Learning của Hàn Quốc. Từ đó đến nay, Bộ có tổ chức các cuộc thi về thiết kế bài giảng điện tử e-Learning, nhưng tỷ lệ giáo viên dự thi so với số lượng giáo viên cả nước là rất bé, từ đó học sinh chưa có cơ hội học được các bài giảng e-Learning, nên chủ trương CNTT của Bộ chưa đáp ứng được chủ trương hiện đại nền giáo dục của Đảng và Nhà nước.

2. Đến khát vọng của trường THPT Quang Trung muốn đưa CNTT không chỉ vào trường mà đưa CNTT vào từng lớp học.

Trước năm 2005, trường Quang Trung cũng như các trường khác trong thành phố Đà Nẵng, giáo viên lên lớp dạy cho học sinh bằng phương pháp truyền thống với viên phấn và bảng đen, kèm theo các đồ dùng dạy học do từ năm 2000 đến năm 2005, trường trong đã tổ chức cho giáo viên và học sinh nhiều đợt làm đồ dùng dạy học có chấm chọn các đồ dùng dạy học nào tốt để khen thưởng và lưu lại ở phòng đồ dùng dạy học.

Tuy nhiên, phong trào này không đáp ứng nhanh và tích cực cho nhiều tiết dạy mà chỉ phục vụ cho một số tiết dạy, chỉ cho một số bộ phận môn học. Từ suy nghỉ đó, hiệu trưởng nhà trường muốn tìm phương pháp khác để phục vụ cho nhiêu môn học và cho nhiều học sinh hơn: Đó là sử dụng CNTT. Để có điều này thì trường phải có tiền để mua các trang thiết bị về CNTT như máy vi tính, máy chiếu, loa, micro,…Ở các trường công lập, kinh phí này do Nhà nước lo, mà chỉ lo được cho mỗi trường trang bị một vài phòng bộ môn thôi, nên mỗi học sinh được học trên lớp bằng CNTT có số lần mỗi năm chỉ đếm trên đầu ngón tay. Còn ở các trường ngoài công lập, các trường phải tự đi tìm nguồn tài chính để tự trang bị cho các phòng bộ môn của trường mình! Đây là một vấn đề rất khó đòi hỏi tính nỗ lực rất cao của các chủ trường, người bỏ tiền ra để mua các trang thiết bị và quan trọng nhất là mua được bao nhiêu trang thiết vị CNTT!. Mà các trường tư thục cần có một sự đổi mới, sự sáng tạo cao để hấp dẫn học sinh và để phụ huynh gửi con em họ vào học với mong muốn sau khi tốt nghiệp THPT con em họ sớm hòa đồng với xã hội mà cuộc cách mạng số 3.0 đang diễn ra gay gắt khi muốn xin một việc làm, nếu không thành thạo vi tính thì khó xin được một việc làm.

 

 

 

II. CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BẰNG CNTT.

1. Đưa CNTT không chỉ vào trường như chủ trường cuả Bộ GD&ĐT mà phải đưa CNTT vào từng lớp học theo chủ trương của trường Quang Trung.

Trên cơ sở yêu cầu của xã hội khi một học sinh ra đới muốn xin được việc làm thì học sinh phải thành thạo CNTT. Để trước mắt xử lý được các công việc hàng ngày, từ các nhân viên ngân hàng đến các kế toán thủ quỷ của các công ty, trước mắt họ lúc nào cũng có một máy vi tính. Trên cơ sở thực tiển đó, Ban giám hiệu trường THPT Quang Trung hạ quyết tâm tìm nguồn tài chính để mua các trang thiết bị về CNTT không chỉ trang bị một vài phòng của trường mà phải trang bị cho tất cả cả các phòng học, biến tất cả các phòng học thành các phòng bộ môn, để cho tất cả các học sinh đều được học trên lớp bằng CNTT, trước mắt bằng powerpoint.

Việc này rất khó, chưa có trường nào thực hiện được do mức tiền quá cao. Nhưng trường Quang Trung khi đã quyết tâm thì phải nỗ lực bằng mọi cách phải tìm nguồn tài chính và từ sức lực của Ban giám hiệu phải truyền lửa đến tất cả giáo viên, nhân viên để hợp sức thực hiện cho bằng được!

Chủ trường và Ban Giám hiệu trường Quang Trung tìm các nguồn tài chính để mua các trang thiết bị, lúc đầu trang bị 50% các phòng học, năm học sau tăng lên 70% và đến hôm nay đã trang bị 100%  các lớp học, biến các lớp học thành các phòng bộ môn!

         Tiếp đến phải lo đội ngủ giáo viên có dạy được bằng CNTT trên lớp hay không. Lúc đầu trường còn tồn tại một số giáo viên thỉnh giảng lớn tuổi không biết tin học được mời từ các trường công lập, mà tập huấn cho các giáo viên này để dạy được trên lớp bằng CNTT là bất khả thi, nên các năm học sau trường trường không mời các giáo viên này dạy nữa mà lại mời các giáo viên mới ra trường có điểm tốt nhiệp giỏi, xuất sắc, nên việc tập huấn cho các giáo viên biết dạy bằng CNTT bằng powerpoint trên lớp là khả thi.

2. Cao độ cho cuộc cách mạng công nghiệp 3.0 của trường THPT Quang Trung: 

Trong năm học 2008-2009, trường Quang Trung phát động trong Hội đồng giáo viên một đợt thi đua viết giáo án điện tử bằng  công cụ trình chiếu powerpoint, tất cả các giáo viên trong các Tổ tự nhiên là Toán, Tin, Lý, Hóa, Công nghệ, Sinh và tất cả các giáo viên trong các tổ Xã hội là Văn, Sử, Địa, Giáo dục công dân, Tiếng Anh đều phải viết các giáo án điện tử bằng powerpoint. Sau đó, trong tháng 9, Ban Giám hiệu mở một đợt kiểm tra để chọn các giáo án tốt nhất để chuẩn bị cho Ngày Hội Công nghệ thông tin toàn trường, đồng thời cho ra mắt website của trường có 2 tên:

              thptquangtrung.vn  và  thpt-quangtrung.danang.edu.vn

Cuối tháng 11 năm 2008, trường THPT Quang Trung quyết định tổ chức Ngày Hội CNTT của trường để ghi rõ dấu ấn sự chuyển mình và sự đổi mới của trường Quang Trung phục vụ cụ thể khát vọng của trường là muốn biến một ngôi trường ở trung tâm thành phố Đà Nẵng này thành một trường điện tử đầu tiên trong thành phố Đà Nẵng.

Trường đã xin phép Sở GD&ĐT để tổ chức Ngày Hội CNTT của trường Quang Trung và với sự đồng ý của Sở, trường đã gửi giấy mời đến lãnh đạo Sở, đến các đại diện Phòng các của Sở, đến các đại diện Ban Giám hiệu các trường THPT trong thành phố, đến các Giám đốc các Trung tâm GDTX-DN của thành phố Đà Nẵng về tham dự Ngày Hội CNTT của trường Quang Trung.

Trong buổi Lễ của Ngày Hội này, trước hết thầy Hiệu trưởng Phạm Sỹ Liêm đọc diễn văn khai mạc, sau khi chào mừng quan khách đến dự Ngày Hội, thầy Hiệu trưởng nói rõ ý nghĩa của Ngày Hội là quyết tâm của của trường có khát vọng đổi  mới giáo dục bằng cách nỗ lực đưa CNTT không chỉ vào trường mà đang phấn đấu đưa CNTT vào từng lớp học, được thể hiện ở các nội dung: Tìm các nguồn tài chính để mua máy vi tính, máy chiếu hay ti vi màn ảnh rộng để dần dần trang bị cho các phòng học; tập huấn cho tất cả giáo viên biết soạn giáo án điện tử với powerpoint, biết dạy kết hợp từ phương pháp truyền thống với màn hình điện tử powerpoint để nhiều học sinh được thụ hưởng một nền giáo dục tiên tiến. Sau đó trường khai trương website thpquangtrung.vn của trường. Tiếp theo, đại diện 11 tổ chuyên môn trình chiếu 11 bài giảng điện tử: Toán, Tin, Lý, Hóa, Sinh, Công nghệ, Văn, Sử. Đia, Giáo dục công dân, Tiếng Anh. Cuối cùng trường mời quý vị đại biểu lên 11 phòng bộ môn để các Tổ bộ môn trình chiếu các bài giảng điện tử khác. Có thể nói Ngày Hội CNTT này là một sáng kiến đầu tiên cụ thể hóa CNTT trong các trường THPT thành phố Đà Nẵng được các thầy cô tham dự đánh giá cao.

 

 

III. TỪ CHỦ TRƯƠNG ĐƯA CNTT VÀO TRƯỜNG CỦA BỘ GD&ĐT, TRƯỜNG QUANG TRUNG VỚI KHÁT VỌNG ĐƯA CNTT VÀO TỪNG LỚP HỌC VỚI BAO NHIÊU GIAN NAN VẤT VÃ.

1.Khát vọng muốn nâng Bài giảng powerpoint lên tầm cao hơn.

Mùa hè năm 2009, từ khi Ông Cục trưởng Cục CNTT Bộ GD&ĐT Quách Tuấn Ngọc về tập huấn Bài giảng điện tử e-Learning cho các cán bộ giáo viên cốt cán của Sở GD&ĐT thành phố Đà Nẵng, hội đồng sư phạm trường Quang Trung xem như “một phép lạ” để trường Quang Trung tìm hiếu để nâng cấp và bổ sung khát vọng xây dựng một trường học điện tử. Phải chăng Bài giảng được trình chiếu bằng powerpoint với các độ lớn và màu của các con chữ, các hình ảnh phụ họa còn có nhiều hạn chế tính hấp dẫn cho học sinh, có chăng đưa được các lời giảng của thầy cô giáo vào đây thì tuyệt vời biết bao! Khi đó học sinh tự học trước ở nhà mà không cần đi học thêm gây bức xúc cho xã hội thì không có gì tuyệt vời bằng!

Qua tham khảo phần mềm Lecture Maker của Hàn quốc, trường Quang Trung quyết tâm nghiên cứu Bài giảng điện tử e-Learning. Trước khi về nghỉ hè năm 2009, Ban Giám hiệu trường Quang Trung có ra một quyết định là tất cả giáo viên về nhà nghiên cứu Bài giảng e-Learning mà Bộ vừa mới phổ biến và hiệu trưởng ra chỉ đạo là mỗi giáo viên trong hè phải soạn cho bằng  được một tiết dạy Bài giảng điện tử e-Learning để khi tựu trường năm học mới 2009-2010 tất cả giáo viên phải báo cáo cho Ban Giám hiệu.

Trong buổi họp hội đồng đầu năm học 2009-2010, khi hiệu trưởng hỏi có giáo viên nào đã soạn được Bài giảng điện tử e-Learning không, thì rất tiếc không có một giáo viên nào soạn được cả.

Tình hình lâm vào cảnh bế tắt, chẳng lẽ trưởng bỏ cuộc hay sao? Cái quyết tâm hiện đại hóa giáo dục của trường Quang Trung biết làm sao đây?

Thầy Phạm Sỹ Liêm sau nhiều ngày đêm tìm hiểu trên mạng, tham khảo với đứa con trai đang du học sau đại học ở trường Đại học Beckley ở San Francisco bang California, cuối cùng thầy Liêm đã tìm ra thêm một phần mềm để chèn lời giảng bài của giáo viên lên bài giảng powerpoint. Từ đó mở ra được một giai đoạn  hình thành được Bài giảng điện tử e-Learning để được giảng dạy đại trà trên lớp!

Thế rồi thầy hiệu trưởng tự soạn ra mỗi môn học một Bài giảng e-Learning, sau đó họp hội đồng thầy trình chiếu cho cả hội đồng xem trên máy chiếu và nghe trên loa. Các giáo viên phấn khởi và đồng tình về lại nhà với máy tính của mình, mua thêm mic để thu âm lời giảng bài của chính mình theo 5 bước trên lớp.

Thế là khó khăn đã vượt qua, một chân trời mới đã xuất hiện. Năm  học mới 2009-2010 tất cả học sinh trường THPT Quang Trung được thụ hưởng một kết quả do công trinh nghiên cứu của hội đồng sư phạm trường Quang Trung đã dày công khổ luyện làm ra.

1.    Hướng dẫn giáo viên soạn Bài giảng điện tử e-Learning:

Trường quy định: Giáo án điện tử này phải soạn giống như giáo án truyền thống mà thầy cô đã soạn từ trước đến nay, nghĩa là phải tuân theo 5 bước có phân phối thời gian rõ ràng:

Bước 1 (1 phút): Ổn định lớp: Giáo viên sau khi cho học sinh đứng dậy, lớp trưởng báo cáo số lượng và tên học sinh vắng để giáo viên ghi vào giáo án và cho học sinh ngồi xuống theo sơ đồ lớp;

Bước 2 (5 đến 7 phút):Kiểm tra bài cũ: Giáo viên soạn 3 câu theo 3 trình độ: khó, trung bình, yếu (soạn trước ở tiết trước đó để học sinh chuẩn bị trước ở nhà) và dò bài học sinh bằng đĩa dò bài hay bằng cách khác nào đó, có cho điểm công khai;

Bước 3: (33 đến 35 phút): Giảng bài mới: Tùy theo chỉ đạo của từng môn học có thể chia thành 2 đến 3 cột. Đây là phần cơ bản của bài giảng;

Bước 4: (2 phút): Củng cố: Phần cơ bản nhất và ngắn gọn nhất của tiết dạy mà học sinh phải nhớ khi rời phòng học, phải khắc sâu ngay, được xem như một đơn vị kiến thức mà học sinh phải nhớ đời;

Bước 3: (3phút):Hướng đẫn học ở nhà(không dùng: Dặn dò): Soạn 3 câu hỏi khó, trung bình, dễ để dò bài tiết sau.

Sau thành công rực rỡ bước đầu này, tất cả giáo viên căn cứ vào phân phối chương trình của Sở và của trường mà soạn Giáo án điện tử e-Learning trước ít nhất là trước 2 tuần để nộp cho hiệu trưởng phê duyệt. Các bài giảng nào chưa đạt yêu cầu như bị khống chế về thời gian, không đủ các bước, tiếng giảng bài còn nhỏ, tên các bài giảng không đúng quy định đều bị trả lại để soạn lại tốt hơn.

3. Đưa Bài giảng e-Learning lên trang web thptquangtrung.vn của trường để giáo viên học sinh trường Quang Trung soạn bài và tự học ở nhà trước khi lên lớp cũng như để cho giáo viên trên cả nước và trên thế giới tham khảo:

Sản xuất được tới đâu, trường đưa ngay lên mạng cho học sinh học.

Các sản phẩm Bài giảng e-Learning mà giáo viên soạn được có duôi .lme, chỉ đọc và nghe được khi máy tính có cài phần mềm Lecture Maker của Hàn Quốc. Bài giảng có đuôi .lme cũng không đưa lên mạng được. Muốn đưa lên trang web của trường Quang Trung thì phải đôi đuôi .lme sang đuôi .lmd khá phức tạp và công phu. Như vậy, do chỉ bản thân thầy Liêm mới làm công việc này, không phân cho giáo viên nhân viên nào, nên thầy Liêm phải ngày đêm lần mò đổi đuôi từ đuôi .lme sang đuôi .lmd. Mà với một file của một tiết dạy, thời gian đưa được lên mạng phải mất trên dưới 10 phút. Chẳng hạn môn Toán có 3 khối lớp 10, 11, 12, mà trường Quang Trung thay vì 3 tiết dạy một tuần, trường đã tăng lên từ 5 đến 7 tiết, mà mỗi tiết dạy không chỉ một người dạy mà có từ 2 đến 4 người dạy, nên số file đưa lên mạng cho một tiết dạy trung bình là 8 file. Một năm có 36 tuần, nên số file phải đưa lên mạng của một khối lớp là 8X36=288 file, nhân cho 3 khối lớp là 864 file. Với cả 11 môn học, số file đưa lên mạng trên dưới 10.000 file, nhân cho 10 phút là 100.000 phút hay 1.667 giờ hay 70 ngày. Như vậy việc đưa lên mạng để hình thành bộ Sách giáo khoa điện tử bậc THPT này thật là công lao.

Một khó khăn nữa, nếu dung lượng của trang web các trường khác là 0.5GB thì dung lượng trong web trường Quang Trung lên đến 25GB, tức là cao gấp 50 lần so với các trang web khác, cho nên trường Quang Trung phải làm việc với công ty Tin học Đà Nẵng và đóng tiền rất cao. Điều đáng tiếc là trong hai năm gần đây, máy chủ không đủ dung lượng để tải nên các bài giảng e - Learning tạm thời dừng hoạt động. Để hình thành sự tồn tại của công trình SGK điện tử này, trường Quang Trung phải tìm ra một phương án khác!

4. Các giai đoạn để hình thành bài giảng điện tử e - Learning.

Như chúng tôi đã thông báo, Bộ GDĐT chỉ yêu cầu mỗi giáo viên bậc THPT chỉ cần một năm soạn cho được một bài giảng điện tử e – Learning mà thôi. Mà trường Quang Trung lại có khát vọng muốn tất cả giáo viên phải biết soạn 100% bài giảng điện  tử e - Learning để dạy trên lớp. Đây là một yêu cầu rất cao để hình thành tất cả các bài giảng điện tử e - Learning từ tuần 1 đến tuần 36 cho tất cả 11 môn học từ lớp 10 đến lớp 12, và nếu thực hiện được thì đúng là một công trình vĩ đại, đòi hỏi tiền của và công sức với sự nỗ lực rất lớn của trường Quang Trung.

 Từ năm học 2009 - 2010 tất cả các giáo viên trường Quang Trung đều phải soạn trước ít nhất hai tuần bài giảng điện tử e - Learning.

 Tất cả các bài giảng này đều phải nộp cho hiệu trưởng xét duyệt, bài giảng nào chưa đạt yêu cầu thì trả lại để bổ sung. Trong thời gian đầu, các bài giảng e - Learning có đuôi là .lne, với đuôi này thì không phải máy tính nào cũng đọc được, và chỉ đọc được khi máy tính đó có cái phần mềm Lecture Maker của Hàn Quốc. Trong học kỳ I, trường chỉ đạo khi soạn các bài giảng này phải theo một thứ tự bắt buộc có tính khoa học như sau:

"Tuần thứ - Tiết thứ - Tên bài giảng - Tên giáo viên".

  Kết quả là trong học kỳ I, trường hình thành 11 folder có tên 11 môn học Toán, Lý, Hóa, Sinh, Công nghệ, Tin, Văn, Sử, Địa, GDCD, Tiếng Anh. Trong mỗi folder, có các file là các bài giảng của nhiều giáo viên. Điều cần lưu ý, là một tiết dạy điện tử được nhiều giáo viên soạn, cho nên có nhiều môn, mỗi tuần chỉ theo PPCT có 2 đến 3 tiết, thì tuần đó có từ 6 đến 10 file, do nhiều giáo viên cùng soạn và do có một số tiết phụ đạo và nâng cao do trường tăng tiết dạy.

Sau kết quả khả quan ở học kỳ I, trường THPT Quang Trung họp hội đồng để sơ kết rút kinh nghiệm bài giảng điện tử ở học kỳ I và sau đó triển khai soạn bài giảng điện tử e - Learning học kỳ II. Kết quả là cuối học kỳ II mỗi môn học đều có một folder chưa các file theo PPCT của trường ở học kỳ II. Nếu tổng hợp lại 2 học kỳ thì được Bài giảng điện tử e-Learning cả năm.

5. Báo cáo công trình số hóa bộ SGK giấy thành bộ SGK điện tử lên Chính phủ và lên Bộ GDĐT.

Đầu năm học 2010 - 2011, sau khi tập hợp các folder và xếp theo thứ tự các file từ tuần 1 đến tuần 36, hiệu trưởng trường THPT Quang Trung gửi kết quả này lên Thủ trưởng Nguyễn Tấn Dũng, các Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Vũ Đức Đam và Bộ trưởng Bộ GDĐT Phạm Vũ Luận.

       Sau đó 1 tháng, trường Quang Trung rất vui mừng được sự phản hồi:

- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng qua thư có bút phê của thủ tướng giao cho chánh văn phòng Thủ tướng Nguyễn Khắc Định ký và chuyển kết quả này đến Bộ GDĐT và ghi nhận công trình số hóa SGK này.

- Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã gửi thư khen ngợi trường Quang Trung:  "Xin cảm ơn Ông đã gửi cho tôi về  hiện đại hóa giáo dục và ứng dụng bộ đĩa DVD về số hóa SGK bậc THPT. Trong những năm qua, Ông và trường Quang Trung đã có nhiều đóng góp tích cực cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Đặc biệt sáng kiến ứng dụng 13 đĩa DVD số hóa SGK 11 môn học lớp 10, 11, 12 đã góp phần thiết thực vào việc triển khai Nghị quyết TW8 về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo".

- Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã điện thoại trực tiếp cho hiệu trưởng Phạm Sỹ Liêm là đã nhận được bộ đĩa DVD và khen ngợi công lao của hiệu trưởng và trường Quang Trung.

- Trong thư của Bộ trưởng Bộ GDĐT  Phạm Vũ Luận có đoạn:

"Tôi đã nhận thư và bộ đĩa DVD của Thầy gửi Phó thủ tướng Vũ Đức Đam và gửi cho tôi kèm theo ý kiến hiện đại hóa giáo dục theo theo tinh thần Nghị quyết số 29. Tôi đã chỉ đạo Bộ phận thường trực đổi mới chương trình SGK và các đơn vị chức năng của Bộ nghiên cứu nội dung Công trình số hóa SGK hiện hành bậc THPT mà Thầy và đồng nghiệp đã công phu chuẩn bị trong thời gian vừa qua"

- Trong Công văn số 3876/BGDĐT - GDTrH ngày 31/7/2015 do Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học Nguyễn Xuân Thành thừa lệnh Bộ trưởng ký và đóng dấu có đoạn: " Bộ giáo dục và đào tạo hoan nghênh sự cố gắng của nhà trường về việc tổ chức sản xuất bộ đĩa DVD phục vụ dạy học trong trường trung học."

6. Việc đưa 10.000 Bài giảng e - Learning lên trang web thptquangtrung.vn của trường THPT Quang Trung.

Sau khi hoàn chỉnh số hóa 33 bộ SGK điện tử, cả năm học trường đưa hoàn chỉnh lần thứ hai lên trang web trường:

Sản phẩm số hóa 33 cuốn SGK giấy thành 33 quyển SGK điện tử e - Learning là một công trình công phu vĩ đại có một không hai trong cả nước. Tuy nhiên, các file sản phẩm này đều ở dưới đuôi .line nên với đuôi này không thể đưa lên internet được. Vì thế trường phải chuyển từ đuôi .line sang đuôi .lmd và thầy hiệu trưởng đã ngày đêm trong vòng 2 tháng trời mới đưa hết lên trang web của trường, ở địa chỉ dòng trên cùng trang web:

BÀI GIẢNG E – LEARNING CN.

CN là cả năm, gồm học kỳ I và học kỳ II cho cả 11 môn học: Toán, Tin, Lý, Hóa, Sinh, Công Nghệ, Văn, Sử, Địa, GDCD, Tiếng Anh.

BÀI GIẢNG E - LEARNING HK II.

HKII là bài giảng e - Learning HKII sau khi điều chỉnh thêm bớt phần HKII của cả năm, trong đó có thêm nhiều bài giảng e - Learning luyện thi THPT và đại học, cao đẳng.

 7. Việc sản xuất ra một bộ đĩa DVD dùng cho mọi máy vi tính mà không cần máy tính phải cài phần mền Lecture Maker.

- Sản phẩm bài giảng e - Learning nguyên thủy có đuôi .line mà khi thâu vào một USB hay một đĩa DVD không phải máy tính nào cũng sử dụng được mà máy tính phải cài phần mềm Lecture Maker.

- Để tránh các hạn chế đó, để cho tất cả các máy vi tính đều sử dụng nghe và thấy được bài giảng e - Learning y hệt như một giáo viên dự giờ trên lớp, hiệu trưởng Quang Trung cần tìm ra một phương pháp mới biến 10.000 file e - Learning nguyên thủy thành ra 10.000 file có thể sử dụng được trên mọi máy tính. Đây cũng là một công việc rất vất vả và rất khổ cực của hiệu trưởng. Muốn thế, mỗi file có đuôi .line phải tìm cách chuyển sang file có đuôi .exe. Công việc khó khăn này cũng cần thời gian làm việc 2 tháng kể cả ngày và đêm. Cuối cùng, bộ đĩa DVD nguyên thủy đã chuyển sang bộ đĩa DVD có đuôi .exe mà mọi máy vi tính nào cũng dùng được, không cần máy phải cài phần mềm Lecture Maker.

8. Việc sắp xếp lại các thành quả này theo môn học, theo tuần và theo file.

Do một tiết học của một môn học là do nhiều giáo viên sản xuất, nên hiệu trưởng phải sắp xếp lại theo môn, mỗi môn theo tuần, mỗi tuần theo thứ tự file. Đây là một việc cũng rất vất vả và tốn nhiều thời gian.

Với một môn học, khi được sắp xếp theo từng folder, mỗi folder gồm nhiều file trong một tiết dạy. Có đến 36 tuần của một năm như vậy mỗi môn học có đều 36   tuần, ví dụ folder môn Toán 12 có đến 36x10= 360 file. Do số file nhiều quá làm cho  học sinh khó tìm ra file để học, nên thầy Liêm lại chia mỗi tuần là một folder con, mỗi folder con có từ 6 đến 10 file. Như vây các môn chứa quá nhiều file như Toán, Lý, Hóa, Tin, Văn, Tiếng Anh thì mỗi folder môn học chia ra 36 folder con. Còn các môn còn lại không chia theo các folder con.

Tóm lại, đây là một khối lượng khổng lồ mà hiệu trưởng Phạm Sỹ Liêm vì đam mê mà bỏ ra một thời gian rất dài (thay vì nghỉ ngơi tuổi hưu trí) để hình thành một công trình biến 33 bộ sách giáo khoa giấy hiện hành thành 33 bộ sách giáo khoa điện tử e-Learning (còn gọi là bộ giáo án điện tử e – Learning), mà nếu có một  cơ quan nào đó thực hiện thì số tiền trên chi phí lên đến hàng nhiều tỉ đồng.

9. Việc sản xuất đại trà ra các bộ đĩa DVD sách giáo khoa điện tử này.

- Khi đã hình thành duy nhất nên bộ sách điện tử  e-Learning này, trường Quang Trung muốn phổ biến đại trà nên cần phải sao in ra nhiều bản khác.

- Trước tiên, hiệu trưởng sử dụng máy vi tính: đó là dùng phần mềm sao chép đĩa CD/DVD bằng Nero. Bản thân Nero cũng có nhiều phiên bản, phải tìm một phiên bản mới để sao in nhanh nhất. Trong quá trình sao in một đĩa DVD phải tốn trên dưới 20 phút, do vậy để sao in 33 đĩa DVD thì rất tốn nhiều thời gian. Nếu muốn thâu ra chỉ một đĩa DVD cho một môn  thì thời gian cũng phải mất đến 10 giờ, mà cần sao ra 1000 bản phải mất 10.000 giờ. Thật là gay go phải không? Đây là một bài toán khó cần phải có trí tuệ để giải quyết!

- Để giải quyết bế tắt này, thầy hiệu trưởng tìm hiểu các cơ sở sao in đĩa CD và DVD bán trên thị trường các băng nhạc. Từ đó tìm ra được một máy sao in được 1 lần 10 đĩa thời gian sao in đĩa DVD 10 phút. Để tăng tốc độ in, trường đã mua thêm 3 máy sao in nữa. Như vậy, trong khoảng thời gian 4 tháng, trường Quang Trung đã sao in ra khoản 10.000 bộ đĩa DVD các bài giảng điện tử e - Learning.

10. Thực hiện hoài bảo “hiện đại hóa nền giáo dục” như lời của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trường Quang Trung đã làm những việc gì?

 Tuân thủ theo lời Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gửi thư cho Ông Phạm Sỹ Liêm  “ Xin cảm ơn Ông đã gửi cho tôi về hiện đại hóa giáo dục và ứng dụng bộ đĩa DVD về số hóa SGK bậc THPT”, trường Quang Trung đã nảy sinh ra một ý tưởng làm thế nào để các trường THPT trước hết tại thành phố Đà Nẵng và sau đó là  63 tỉnh thành đều có bộ đĩa DVD này để tham khảo trong quá trình dạy học cả năm. Từ đó, trường Quang Trung đã xuất tiền ra để gửi bưu điện và tiền công sao in gửi miễn phí tặng cho hơn 2500 trường trung học phổ thông và các trung tâm GDTX – DN trên cả nước và giới thiệu nếu trường nào giáo viên nào cần mua thì chúng tôi sẽ đáp ứng. Có một số trường và 1 số giáo viên đã phản hồi, nhưng rất tiếc số lượng này chưa cao. Theo nhận xét của chúng tôi, hiện nay hầu hết các trường  học lên lớp bằng phương pháp truyền thống với chủ yếu bằng viên phấn bảng đen, mặc khác Bộ GDĐT chưa có chủ trương hiện đại hóa giáo dục nên công trình của chúng tôi chưa được đáp ứng đại trà. Nói cách khác, ngành giáo dục chưa có chủ trương  số hóa 33 bộ sách giáo khoa giấy hay chưa thực hiện ráo riết cuộc cách mạng công nghiệp 3.0, trong đó lấy công nghệ thông tin làm nền tảng, nên việc tiến công vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 của ngành giáo dục vẫn còn xa vời.

Để tìm lại nguồn tiền mà trường đã bỏ ra để làm công việc hiện đại hóa giáo dục này, chúng tôi có nghĩ đến tính hào phóng của các đại gia trên cả nước, nên chúng tôi đã gửi thư kèm theo bộ đĩa và kêu gọi các đại gia mua một số đĩa để tặng các học sinh nghèo, khuyết tật, học sinh miền núi hải đảo. Kết quả là rất tiếc chúng không nhận được phản hồi của một đại gia nào! Có lẽ chúng tôi phải chờ thời gian để Đảng và Nhà nước, Bộ GD&&ĐT có chủ trương hiện đại hóa giáo dục, biến cuộc cách mạng 2.0 này của ngành giáo dục sang cuộc cách mạng 3.0 để làm đòn bẩy cho cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thay vì Bộ GD&ĐT chỉ đang lay hoay với bộ SGK mới chỉ phục vụ cho cuộc CMCN 2.0!

 

 

 

 

 

 

 

                      

Phần thứ hai

Việc hiện đại hóa nền giáo dục của trường THPT Quang Trung làm đòn bẩy để ngành giáo dục tiến công vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

I. Thế nào là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

“ Cách mạng công nghiệp 4.0”, viết tắt là CMCN 4.0 hay cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra tại nhiều nước phát triển. Nó mang đến cho nhân loại cơ hội để thay đổi bộ mặt các nền kinh tế, nhưng lại tiềm ẩn nhiều rủi ro không lường.

Trong những ngày qua, khái niệm “ Cách mạng công nghiệp 4.0” hay là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư được nhắc đến trên nhiều phương tiện truyền thông và mạng xã hội. Cùng với đó là những hứa hẹn về cuộc “đổi đời của các doanh nghiệp tại Việt Nam” nếu đón được làng sóng này. Vậy cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là gì?

1. Định nghĩa.

 Theo Gartner, cách mạng công nghiệp 4.0 xuất phát từ khái niệm “ Industrie 4.0” trong một báo cáo của chính phủ Đức năm 2013. “ Industrie” kết nối các hệ thống nhúng và cơ sở sản xuất thông minh để tạo ra sự hội tụ kỹ thuật số giữa Công nghiệp. Kinh doanh, Chức năng và quy trình bên trong.

Để dễ hiểu hơn Klaus Schwab, người sáng lập và chủ tịch điều hành Diễn đàn kinh tế thế giới mang đến cải nhìn đơn giản hơn về cách mạng công nghiệp 4.0 như sau:

“ Cách mạng công nghiệp đầu tiên sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất. Cách mạng công nghiệp lần thứ 2 diễn ra nhờ ứng dụng dụng điện năng để sản xuất ra hàng loạt. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. Bây giờ, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang nảy nở từ cuộc cách mạng lần thứ 3, nó kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học”.

Theo Klaus Schwab, tốc độ đột phá của cách mạng công nghiệp 4.0 hiện “ không có tiền lệ lịch sử”. Khi so sánh với các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây, 4.0 đang tiến triển theo một hàm số mũ chứ không phải là tốc độ tuyến tính. Hơn nữa, nó đang phá vỡ hầu hết ngành công nghiệp ở mọi quốc gia. Và chiều rộng và chiều sâu của những thay đổi này báo trước sự chuyển đổi của toàn bộ hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị.

2. Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ diễn ra như thế nào?

Nối tiếp từ định nghĩa của Klaus Schwab, cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ diễn ra trên 3 lĩnh vực chính gồm: Công nghệ sinh học, Kỹ thuật số và Vật lý.

-      Những yếu tố cốt lõi của Kỹ thuật số trong cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ là:

+ Trí tuệ nhân đạo (Al)

+ Vạn vật kết nối – Internet of Things (IOT)

+ Dữ liệu lớn (Big Data)

-      Trên lĩnh vực Công nghiệp sinh học, cách mạng công nghiệp 4.0 tập trung vào nghiên cứu để tạo ra những bước nhảy vọt trong Nông nghiệp, Thủy sản, Y dược, Chế biến thực phẩm, bảo vệ môi trường, năng lượng tái tạo, hóa học và vật liệu.

-      Trong lĩnh vực Vật lý với robot thế hệ mới, máy in 3D, xe tự lái, các vật liệu mới (graphene, skyrmions...) và công nghệ nano.

Hiện nay, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra tại các nước phát triển như Mỹ, châu Âu, một phần châu Á. Bên cạnh những cơ hội mới, cách mạng công nghiệp 4.0 cũng đặt ra cho nhân loại nhiều thách thức phải đối mặt.

3. Cơ hội kèm thách thức và rủi ro toàn cầu.

 Mặt trái của cách mạng công nghiệp 4.0 là nó có thể gây ra sự bất bình đẳng. Đặc biệt là nó có thể phá vỡ thị trường lao động. Khi tự động hóa thay đổi lao động chân tay trong nền kinh tế, khi robot thay thế con người trong nhiều lĩnh vực hàng triệu lao động trên thế giới có thể thay vào cảnh thất nghiệp, nhất là những người làm trong lĩnh vực bảo hiểm, môi giới bất động sản, tư vấn tài chính, vận tải.

Báo cáo của Diễn đàn kinh tế thế giới đã đặt ra vấn dề này theo các giai đoạn khác nhau. Giai đoạn đầu tiên sẽ là thách thức với những lao động văn phòng, trí thức, lao động kỹ thuật. Giai đoạn tiếp theo sẽ là lao động giá rẻ,  có thể sẽ chậm hơn. Với sự chuyển động của cuộc cách mạng này, trong khoản 15 năm tới thế giới sẽ có diện mạo mới, đòi hỏi các doanh nghiệp thay đổi.

Sau đó, những bất ổn về kinh tế nảy sinh từ cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ dẫn đến những bất ổn về đời sống. Hệ lụy của nó sẽ là những bất ổn chính trị. Nếu chính phủ các nước không hiểu rõ và chuẩn bị đầy đủ cho làn sóng công nghiệp 4.0, nguy cơ xảy ra bất ổn trên toàn cầu là hoàn toàn có thể. Bên cạnh đó, những thay đổi về cách thức giao tiếp trên internet cũng đặt con người vào nhiều nguy hiểm về tài chính, sức khỏe. Thộng tin cá nhân nếu không được bảo vệ một cách an toàn sẽ dẫn đến những hệ lụy không hưởng.

Cách mạng công nghiệp 4.0 mang đến cơ hội và cũng đầy thách thức với nhân loại.

 

 

II. Tại sao trường Quang Trung hiện đại hóa nền giáo dục thông qua các công việc kéo dài 10 năm để số hóa Bộ SGK giấy thành Bộ SGK điện tử và tỏ chức dạy đại trà Bài giảng điện tử e- Learning trên lớp là tiền đề để ngành giáo dục tiến công vào cuộc cách mạng công nghệ 4.0?

 

1.       Các lý do:

      1.1- Đưa CNTT vào từng lớp học là trường Quang Trung đã thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp 3.0 của ngành giáo dục. Vì sao trong 10 năm qua, trường Quang Trung đã có khát vọng hiện đại hóa nền giáo dục, bằng cách đưa CNTT vào dạy đại trà trên lớp, đã số hóa Bộ SGK giấy hiện hành thành Bộ SGK điện tử, để giáo viên sử dụng như là một giáo án điện tử, để học sinh tự học ở nhà mà không cần đi học thêm? Đó là trường Quang Trung muốn ngành giáo dục phải thay đổi từ cuộc CMCN 2.0 thành cuộc CMCN 3.0 để ngành giáo dục có thể tiếp cận cách mạng công nghiệp 4.0. Để làm được điều này, ngành giáo dục cần phải có một chiến lược cụ thể và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

     - Chiến lược cụ thể của cơ quan đào tạo nguồn nhân lực là trách nhiệm của Bộ Giáo dục và đào tạo;

        -  Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là Bộ GD&ĐT không thể để ngành giáo dục chỉ có chủ trương dạy trên lớp bằng viên phấn bảng đen cách đây hàng thập kỷ với cuộc CMCN 2.0 được, mà khi đổi mới và hiện đại hóa giáo dục theo Nghị quyết 29 không chỉ  đổi mới bằng cách thay đổi SGK giấy mà phải có chiến lược cụ thể bằng cách đưa CNTT vào từng lớp học, phải thay đổi chiến lược “đưa CNTT vào trường” thành chiến lược “đưa CNTT vào lớp học ” để đổi CMCN 2.0 hiện nay thành CMCN 3.0, từ đó ngành giáo dục mới có khả năng giúp Đảng và Nhà nước có đủ nhân lực tiến công vào cuộc CMCN 4.0 được.

     1.2- Theo TS Cấn Văn Lực, cố vấn cấp cao Chủ tịch HĐQT ngân hàng BIDV “là một nước nhanh nhạy về CNTT, Việt Nam hoàn toàn có thể tiếp cận cuộc CMCN 4.0, tuy nhiên cần có chiến lược cụ thể và cần phải nâng cao nguồn nhân lực”

      Ông lấy ví dụ tại Hội thảo APEC, các nước đều nhận xét tốc độ wifi ở Việt Nam là nhanh và tốt nhất trong 21 nước tham gia tại buổi họp. Hiện nay, 53% dân số Việt Nam đã tiếp cận với internet, cao hơn mức trung bình của thế giới là 48%. Tại Việt Nam, số lượng người sử dụng internet tăng bình quân 16% một năm.

       Ông Lục kết luận “ Có thể nói Việt Nam đã tiếp cận sớm với 4.0 và cuộc cách mạng này đã đi vào cuộc sống”.

      Theo ông, lợi thế của Việt Nam trong cuộc cách mạng này lần này là dân số trẻ nhanh nhạy, dễ thích ứng với những điểm mới của công nghệ. Tuy nhiên, Việt Nam đang thiếu tầm nhìn và thiếu tính chuyên nghiệp, đó là trách nhiệm của ngành giáo dục, của  Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, nên năng suất lao động thấp do hạn chế về kiến thức trình độ kỹ năng, CNTT ứng dụng chưa  mạnh, quy trình phức tạp, phối kết hợp chưa hết.

      Về phía các doanh nghiệp không nên bỏ lỡ cách mạng công nghiệp 4.0, ông Lực khuyên các doanh nghiệp Việt Nam nên xây dựng một chiến lược kinh doanh cụ thể trên nền tảng công nghệ số, gia tăng hàm lượng công nghệ trong sản xuất và tích cực nâng cao trình độ của đội ngũ nhân viên.

     1.3  Cũng trong buổi hội thảo, ông Trương Gia Bình, chủ tịch HĐQT tập đoàn  FPT cho biết dù cách mạng 4.0 có thể làm cho nhiều nghề biến mất, nhiều người dự báo thất nghiệp nhưng đây vẫn là cuộc cách mạng tất yếu mà con người chỉ có thể chọn cách tham gia hoặc bị loại khỏi “ cuộc chơi”. Lợi thế nhất cho doanh nghiệp Việt Nam là cả thế giới đều bước vào cuộc cách mạng 4.0 ở cùng một vạch xuất phát. Nếu các doanh nghiệp Việt Nam nhanh chân, đầu tư cho việc nghiên cứu, phát triển sản phẩm theo hướng 4.0 thì rất có thể, sau cuộc cách mạng, vị thế nước Việt Nam, của doanh nghiệp Việt trên thị trường quốc tế sẽ hoàn toàn khác.

      1.4-  Thời đại tiến công vào cuộc CMCN 4.0, tại sao giáo dục Việt Nam đang ở giai đoạn 2.0?

Nếu thử so sánh với tương quan của thời đại 4.0, thì trình độ phát triển giáo dục của Việt Nam đang chậm hẳn 2 giai đoạn. Điều đó đặt ra thách thức lớn cho đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục Việt Nam.

Trong hội thảo “ phát triển năng lực cán bộ quản lý giáo dục Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghệ 4.0” do Học viên quản lý giáo dục tổ chức với sự tham gia của hơn 10 đoàn đại biểu đến từ Mỹ, Italia, New Zealand, Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Thái Lan, Philippin, Lào đã cùng thảo luận chia sẽ kinh nghiệm với Việt Nam.

Theo GS.TS. Nguyễn Lộc: Hiện đang có một số nghiên cứu bàn về việc phân chia các giai đoạn phát triển của giáo dục theo tiếp cận của thời đại công nghệ 4.0 thì xem giáo dục Việt Nam đang ở giai đoạn nào, từ đó có thể đề ra những canh tân cần thiết để bắt kịp yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0.

Theo đó, ông J.C.B đã tổng hợp và phân giáo dục làm 4 giai đoạn là giáo dục 1.0, giáo dục 2.0, giáo dục 3.0, giáo dục 4.0 trong các khoản thời gian tương đương với các cuộc cách mạng công nghiệp, theo 5 đặc trưng của giáo dục: công nghệ, trình độ kỹ thuật số, giảng dạy, trường học và đầu ra.

Nếu xét riêng một số đặc tính như chương trình, công nghệ, dạy học và trường học, thì giáo dục Việt Nam đang chủ yếu tiếp cận chương trình theo đơn ngành và đa ngành, sử dụng công nghệ ở mức độ giấy và bút chì, máy tính, dạy học chủ yếu là một chiều hay hai chiều.

Theo GS.TS Nguyễn Lộc, các phân tích trên có thể cho ta hình dung một cách hết sức sơ lược rằng giáo dục Việt Nam đang ở giai đoạn 2.0. Như vậy, để tiến tới giáo dục 3.0 và giáo dục 4.0 đặt ra nhiều thách thức lớn.

Chính Nghị quyết số 29-NQ/TW đã nêu những tồn đọng “ quản lý giáo dục và đào tạo còn nhiều yếu kém, đội ngũ bất cập về số lượng, thiếu tâm huyết, thậm chí vi phạm đạo đức nghề nghiệp. Tư duy về chỉ đạo giáo dục chậm đổi mới, vẫn nặng nề về chỉ đạo, quản lý theo hành chính, mệnh lệnh, cơ chế xin cho, hệ thống văn bản phát luật, quy chuẩn về số lượng, trình độ chuyên môn phẩm chất đạo đức của cán bộ quản lý đã đươc xây dựng khá chi tiết nhưng ít có tác dụng”.

 

     1.5-  Các phẩm chất của Nhà quản lý giáo dục Thời đại 4.0 là gì?

- 4 đặc điểm chính: toàn cầu hóa quốc tế hóa, tốc độ CNTT, kinh tế thị trường, kinh tế trí thức.

- Cần được đổi mới theo hướng lấy người học làm trung tâm và ưu tiên phát triển các phương tiện công nghệ hỗ trợ giảng dạy.

Theo TS Kim Kwang Kun và TS Yoon Sung Yeon của Hàn Quốc: Công nghệ chính là một công cụ để giải quyết thách thức trong quản lý giáo dục. Theo đó, nếu nói về giáo dục thời đại 4.0 là nói đến khả năng sử dụng dữ liệu để hướng đến bản chất của giáo dục thời đại 4.0. Giáo dục cá nhân hóa, nghĩa là giáo dục phải phù hợp đến từng người học, cá nhân học sinh, người lao động. Cán bộ quản lý giáo dục phải am hiểu và tích cực ứng dụng CNTT để phục vụ mục tiêu giáo dục cá nhân hóa. Qua phân tích bằng công nghệ, định hướng nghề nghiệp cho học sinh, thanh niên. Từ đó tư vấn cho họ biết họ phù hợp với năng lực nghề nghiệp nào, cần phát triển năng lực nào.

Việc ứng dụng công nghệ, theo TS. Nguyễn Thị Thanh Hưng “ Việt Nam hiện nay có khoảng 1/3 dân số biết đến mạng xã hội Facebook, nên các trường sử dụng Facebook cá nhân để quản lý như một kênh hiệu quả để thiết lập diễn đàn trao đổi, cung cấp chương trình học để bắt kịp xu hướng phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0.

 

2. Định hướng nghề nghiệp cho học sinh trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Ngày nay khi cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra, nó đã làm thay đổi lớn về cơ cấu ngành nghề trong tương lai. Một vấn đề đặt ra cho các em học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường THPT cần  lựa chọn nghề gì trong tương lai.
          Công nghiệp 4.0 với các thành tựu của Trí tuệ Nhân tạo, với máy móc tự động và thông minh như ô-tô tự lái, in ấn 3 chiều, kết nối vạn vật (IOT), công nghệ sinh học và công nghệ nano,… đã làm thay đổi quan niệm về lao động, về kỹ thuật mà robot sẽ làm thay con người ở rất nhiều lĩnh vực. Từ đây nó làm thay đổi cơ cấu ngành nghề lao động, trình độ lao động của nhân loại trong những năm tiếp theo. Điều này có ảnh hưởng gì đến lao động Việt Nam trong những năm tới, hay nói cách khác nó có ảnh hưởng gì tới những quyết định về lựa chọn nghề nghiệp, lựa chọn môi trường học tập cho mình của các em học sinh còn đang ngồi trên ghế nhà trường.

             Trong những năm gần đây các em học sinh và phụ huynh của các em đang đứng trước nhiều xu hướng lựa chọn, trong đó có lựa chọn tham gia thị trường lao động sau tốt nghiệp phổ thông, tham gia thị trường xuất khẩu lao động, lựa chọn con đường du học để được tham gia thị trường lao động ở các nước có thu nhập cao hay lựa chọn một ngành nghề để tham gia học tập ở một trường Đại học để có một công việc ổn định và vững chắc trong tương lai. Thực tiễn trong những năm gần đây xu hướng lựa chọn được các em có lực học trung bình và trung bình khá rất quan tâm đó là tham gia thị trường lao động sau tốt nghiệp phổ thong, tham gia thị trường xuất khẩu lao động, lựa chọn con đường du học để được tham gia thị trường lao động ở các nước có thu nhập cao. Lựa chọn con đường này các em chỉ xác định cái được trước mắt là kinh tế và có chút tay nghề ngành mà mình làm, tuy nhiên nếu nhìn xa hơn với xu thế thay đổi cơ cấu lao động và đặc biệt khi ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mạnh mẽ và rõ rệt hơn thì đây là sự lựa chọn không hẳn đã phù hợp vì trong hoàn cảnh đất nước ngày càng phát triển, các ngành kinh tế mới đòi hỏi lao động có chuyên môn nghiệp vụ cao hơn và đối tượng lao động phổ thông sẽ dần được thay thế bằng lao động đã qua đào tạo. Bên cạnh đó một thực trạng đó là lao động phổ thông thường tham gia các nghành gia công, lao động nặng nhọc lương thấp, cùng với đó khi có tay nghề và lương cao theo thời gian các doanh nghiệp sẽ sẵn sang thay thế bằng số lao động phổ thông mới giá rẻ hơn khi mà nhóm lao động đã qua đào tạo không có hiện tượng đó do họ có trình độ tay nghề, có khả năng ứng dụng công nghệ đáp ứng thực tiễn sản xuất của doanh nghiệp.

              Vậy, để có được một tương lai vững chắc, để có được trình độ đáp ứng sự thay đổi của thực tiễn mỗi em sinh viên ngay từ bây giờ phải cần xác định rõ ràng mục đích và tương lai của mình. Điều này chỉ có thể có được khi các em học sinh lựa chọn một ngành nghề khi học chuyên nghiệp. Năm 2018 có nhiều điểm thay đổi trong quy chế thi cũng như hình thức xét tuyển của các trường. Sẽ có những trường vượt lên với điểm tuyển sinh cao và ngược lại có những trường hạ điểm để thu hút sinh viên. Tuy vậy, sự cạnh tranh của học sinh và các bậc phụ huynh chủ yếu tập trung vào những yếu tố
          - Ngành học nào mình yêu thích.

          - Điều kiện đảm bảo yêu cầu ngành tuyển.

          - Nhu cầu xã hội về ngành nghề mình lựa chọn.

            Từ những yếu tố trên có thể thấy sự lựa chọn ngành nghề cũng như cơ sở đào tạo là rất quan trọng. Nhưng với tâm lý của các sĩ tử và phụ huynh cứ phải vào các trường Đại học tốp đầu hoặc ở các trung tâm lớn là ưu tiên số một, còn đối với các trường Đại học ở các tỉnh không phải là sự lựa chọn hàng đầu. Đây là những quan điểm sai lầm và chính điều này đã làm cho thực trạng hiện nay sinh viên ra trường mà ngành nghề mình đang theo học không có việc làm. Bởi vì, học sinh và phụ huynh các em không xác định được những gì xã hội cần mà chỉ chạy theo quan điểm ở trung tâm lớn với bất cứ ngành nghề nào có thể học được, hơn nữa chính các trường Đại học vùng mới là các trường có mối quan hệ gần gũi với các doanh nghiệp nên họ biết doanh nghiệp cần gì ở người lao động, bên cạnh đó họ có sự cam kết về đào tạo theo đơn hàng của doanh nghiệp, họ có sự liên kết đào tạo để sinh viên khi còn đang học cũng có thể tham gia vào quá trình thực tập làm quen với môi trường và kỹ thuật thực tế của doanh nghiệp. Vì thế, các em học sinh phổ thông cần phải thấy được những ưu thế ấy và lựa chọn được ngành mà xã hội thực sự cần cũng như nơi để học là rất quan trọng.
          Đối với những ngành đang có sự bão hòa về nhu cầu lao động thì khi các em theo học là rất khó khăn khi ra trường. Các em cần tìm hiểu các đại học khi ra trường dễ tìm việc làm vì nó thích hợp với việc sớm hòa nhập với cuộc CMCN 4.0 như những ngành kỹ thuật của trường Đại học Sao Đỏ đang đào tạo như: Cơ khí thông minh, Cơ điện tử, Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, Điện tử kỹ thuật số, Tin học, CN May và thời trang, CN Ô tô với mô hình liên kết với Toyota Việt Nam, CN Thực phẩm, CN Hóa,… thì nhu cầu của xã hội là rất lớn, bên cạnh đó ưu thế như Đại học Sao Đỏ đang có đó là sự liên kết với các doanh nghiệp, các tập đoàn hay các trường Đại học của Hàn Quốc, Nhật Bản,… đã được khẳng định, được xã hội thừa nhận thông qua chứng nhận về đảm bảo chất lượng cơ sở giáo dục đại học do trung tâm khảo thí và đảm bảo chất lượng của Bộ Giáo Dục kiểm định năm 2017 và được các doanh nghiệp cam kết ưu tiên tuyển dụng sinh viên sau khi tốt nghiệp của trường.

3. Định hướng nghề nghiệp thời đại 4.0 và những sai lầm của phụ huynh.

         Thời đại 4.0 – Cơ hội hay thách thức?

Chúng ta đang sống trong thời đại mà sự biến đổi của thế giới có thể chỉ cần tính bằng giây bởi những chi phối mạnh mẽ của nền tảng công nghệ thông tin. Tại các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam, cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 được tin rằng sẽ mở ra nhiều cơ hội lớn nhưng đồng thời kéo theo nó những rủi ro nhất định. Thị trường lao động được dự báo sẽ có nhiều sự thay đổi khi công nghệ được ứng dụng rộng rãi vào nhiều ngành nghề, tự động hoá thay thế lao động chân tay, robot thay thế con người. Điều này đồng nghĩa trong tương lai không xa, nhiều công việc hiện tại sẽ bị “xoá sổ” hoàn toàn, nhưng đi kèm theo đó là sự hình thành của nhiều ngành nghề mới.

Dựa trên thực tế này, những nhóm ngành liên quan đến công nghệ, kĩ sư, chế tạo robot được dự đoán sẽ trở nên dẫn đầu. Tuy nhiên, bởi trí tuệ nhân tạo khác trí tuệ con người ở cảm xúc và sự sáng tạo, các ngành nghề thời đại mới sẽ tiếp tục đòi hỏi cao sự linh hoạt thích nghi với xu thế. Như vậy, cuộc Cách mạng 4.0 sẽ là cơ hội lớn cho những học sinh, sinh viên biết theo đuổi ngành nghề phù hợp, đúng xu hướng và trọng điểm.

 Câu chuyện hướng nghiệp – khi những sai lầm xuất phát từ phụ huynh

Nhắc đến hai từ hướng nghiệp, chúng ta nên hiểu đó là quá trình hai chiều. Bên cạnh việc giúp học sinh đi sâu vào khám phá tính cách, năng lực, và sở thích bản thân, đó đồng thời là sự tìm hiểu về thế giới công việc và các lĩnh vực ngành nghề khác nhau. Mong muốn con thành đạt là mong muốn chính đáng của bất kì bậc làm cha làm mẹ nào. Tuy nhiên, mong muốn chính đáng ấy nhiều lúc lại chính là khởi nguồn của những quyết định cảm tính và những áp đặt thiếu căn cứ.

Con cái viết ước mơ cho cha mẹ

Sinh thành và nuôi nấng, dù ít hay nhiều, cha mẹ nào cũng có những kì vọng nhất định ở con cái. Thế nhưng, không ít những bậc phụ huynh vì kì vọng ấy mà mong muốn con có thể trở thành người viết những ước mơ cho cha mẹ. Những công việc còn dang dở khi trẻ, những thành công chưa thể chạm tới, tất cả những điều ấy được gửi gắm vào thế hệ sau mà nhiều khi cha mẹ quên rằng, chính con cũng có những ước mơ của riêng mình, và nhiều khi những ước mơ ấy không trùng khít với ước mơ của cha mẹ.

Kinh nghiệm của người lớn không phải lúc nào cũng đúng

Xuất phát từ mong muốn dành những điều tốt nhất cho con, không ít những bậc phụ huynh muốn dựa vào những sai lầm và kinh nghiệm của chính bản thân mình mà trực tiếp can dự, thay con quyết định mọi chuyện trong việc lựa chọn ngành nghề. Kinh nghiệm của những người đi trước là quý báu, tuy nhiên với sự phát triển không ngừng của thời đại, việc lựa chọn dựa trên kinh nghiệm lại không phải một ý kiến hay. Thế giới tương lai sẽ khác rất xa thế giới hiện tại, chưa bàn đến quá khứ. Rất nhiều lĩnh vực phụ huynh biết trước đây sẽ bị biến đổi và thay thế bởi những ngành nghề, công việc mới. Bởi vậy, đừng để kinh nghiệm và định kiến trở thành rào cản ngăn bước tiến của con.

Ngành ổn định, ngành dễ xin việc, ngành kiếm nhiều tiền,…

Những cụm từ trên là suy nghĩ phổ biến của không ít các bậc phụ huynh và là những yếu tố được ưu tiên hàng đầu khi giúp con cái định hướng ngành nghề. Thế nhưng, một công việc không mang lại cho con nhiều cơ hội phát triển có phải tốt? Một công việc mà nhiều người theo đuổi thực chất tăng cơ hội hay tăng cạnh tranh và rủi ro? Hơn nữa, với sự phát triển nhanh chóng của thời đại, việc chăm chăm học những ngành “hot” của hiện tại chưa chắc đã đảm bảo một tương lai xán lạn.

Hai chữ “khả năng” bị phớt lờ

Trái ngược với các yếu tố được đề cao ở phía trên, “khả năng” là yếu tố thường bị phớt lờ trong quá trình hướng nghiệp. Đây là một từ mang tính bao quát rất rộng, từ năng lực trí tuệ, năng lực đặc thù của nghề, năng lực sức khoẻ của bản thân học sinh, cho đến cả năng lực tài chính của gia đình. Nói đến giấc mơ, ai cũng muốn mơ lớn. Nhưng khi ước mơ ấy liên quan đến ngành nghề, tương lai cả đời của con, cha mẹ nên thực tế cùng con nhìn nhận những vấn đề trên, để quá trình học và làm không xảy ra tình trạng “đứt gánh giữa đường”.

Tất cả những sai lầm trên, tựu chung lại sẽ tạo rất nhiều áp lực cho các em học sinh từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Xa hơn, tương lai khi phải làm những công việc mình không thích hoặc không giỏi sẽ giới hạn khả năng phát triển, tiến xa của các em; dẫn đến sự lãng phí thời gian, công sức, tiền bạc khi nhảy sang một ngành nghề khác; hoặc thậm chí là sự chán nản và thất nghiệp.

 Hướng nghiệp sao cho đúng?

Lại nhắc sự phát triển thời đại, bây giờ không còn là lúc chúng ta nên dựa vào những định kiến từ lâu đời hay những tri thức đã cũ để giúp các em định hướng nghề nghiệp tương lai. Cần khẳng định rằng, ngành nghề tương lai vẫn phải do chính các em quyết định dựa trên chính thiên hướng, sở thích và đam mê bản thân. Thay vì chỉ được giáo dục kiến thức, các em đồng thời cần những cơ hội để phát triển kĩ năng và tối đa những trải nghiệm. Cái các em cần là một hành trang chứ không phải một đích đến. Nếu các em được trang bị đầy đủ những kiến thức và kĩ năng cần thiết, tự đôi chân sẽ dẫn các em đi đúng đường.

Thực tế mà nói, quá trình hướng nghiệp không chỉ dành riêng cho các em học sinh, mà còn dành cho cả những bậc phụ huynh bởi những khó khăn từ việc thiếu cập nhật sự phát triển nhanh chóng của thời đại, thiếu hiểu biết về kiến thức hướng nghiệp, hay những quan điểm định kiến cá nhân. Hiểu được những kì vọng, những yêu thương dành cho các em, và cả những trở ngại các bậc phụ huynh phải trải qua, Chương trình Hướng nghiệp GPA Career sẽ là một sự lựa chọn phù hợp giúp quá trình hướng nghiệp trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.

Chương trình được xây dựng trên những cơ sở khoa học đã được kiểm chứng và ứng rộng rãi trên thế giới, đảm bảo giúp các em học sinh và các bậc phụ huynh khám phá được thiên hướng của bản thân và nhóm ngành nghề phù hợp, cùng với lộ trình để phát triển các kiến thức, kĩ năng và tăng trải nghiệm về nhóm ngành nghề đó. Đặc biệt, phụ huynh và các em sẽ được làm việc trực tiếp với những chuyên gia giàu kinh nghiệm để có thể hiểu rõ phân tích và kết quả của bài đánh giá Hướng nghiệp, đồng thời tiếp tục nhận sự hỗ trợ lâu dài sau quá trình tư vấn

4. Học sinh nên chọn nghề gì trong thời đại 4.0?

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tác động mạnh đến việc làm của người lao động, không chỉ thay thế những công việc nặng nhọc mà cả những công việc đòi hỏi chuyên môn cao như luật sư, các nhà phân tích tài chính, bác sĩ, nhà báo, kế toán… cũng sẽ bị tự động hóa một phần. 

Vậy, thí sinh chọn nghề gì trong tương lai? Ngày 27/11, tại Hà Nội, Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và cung ứng nhân lực - Bộ GD&ĐT đã tổ chức buổi Tọa đàm: “Cung cấp thông tin dự báo thị trường lao động và tư vấn hướng nghiệp phục vụ tuyển sinh đại học năm 2019”.

Nhiều ngành nghề sẽ mất trong thời kỳ 4.0

Tại buổi tọa đàm ông Nguyễn Thế Hà, Phó Giám đốc, Trung tâm Quốc gia dịch vụ việc làm, Bộ Lao động thương binh và Xã hội đã phân tích về những tác động cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến thị trường lao động Việt Nam.

Theo ông Hà, cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 được coi như điểm nhấn của Kỷ nguyên số và nó có tác động mạnh mẽ đến các ngành và nghề trong nền kinh tế của mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam - một quốc gia có nguồn cung lao động khá dồi dào và ổn định với hơn 55 triệu lao động.

Theo đó, CMCN 4.0 sẽ tác động đến số lượng, chất lượng việc làm thông qua sự thay thế sức lao động bằng máy móc, rô-bốt, trí tuệ nhân tạo và ứng dụng công nghệ thông tin đối với một số ngành, nghề đang diễn ra nhanh chóng thâm nhập nơi làm việc trên thị trường lao động Việt Nam. Điều này cũng sẽ làm thay đổi bản chất của việc làm, sẽ làm một số công việc biến mất nhưng đồng thời sẽ tạo ra nhiều công việc mới như Uber hay Grab taxi.

Hay như với ứng dụng điện thoại di động cho phép theo dõi thời tiết cho nông dân Đồng bằng sông Cửu Long; các bảng điện tử theo dõi việc làm được thanh niên TP. Hồ Chí Minh phân tích...Với những công nghệ này có tiềm năng giải phóng lao động Việt Nam khỏi những công việc có giá trị gia tăng thấp, từ đó tạo điều kiện cho lao động tham gia vào những công việc ít nhàm chán, có giá trị gia tăng cao hơn. Đồng nghĩa với việc làm tăng năng suất của người lao động.

Thậm chí, không phải là những công việc nặng nhọc mà cả những công việc đòi hỏi chuyên môn cao như luật sư, các nhà phân tích tài chính, bác sĩ, nhà báo, kế toán…có thể được tự động hóa một phần hoặc hoàn toàn.

Ông Hà cho rằng, nếu Việt Nam không có sự chuẩn bị tốt thì CMCN 4.0 có thể sẽ dẫn đến mất việc làm ở một số ngành, nghề thâm dụng lao động như dệt may, da giày, lắp ráp điện tử ... Điển hình như nguy cơ thay thế lao động trong ngành dệt may, da giày ở Việt Nam.

Một trong những tác động quan trọng nữa của CMCN 4.0, theo ông Hà là chất lượng nguồn nhân lực.

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, kỹ năng lao động cần thiết trong kỷ nguyên công nghệ mới ngoài yêu cầu cứng về kỹ năng kỹ thuật (mức trung bình và cao) bao gồm những kiến thức và kỹ năng chuyên biệt thuộc về CMKT nhằm thực hiện công việc cụ thể thì cần phải có những kỹ năng làm việc mềm hay cốt lỗi như: Khả năng tư duy sáng tạo và tính chủ động trong công việc, kỹ năng sử dụng máy tính, internet, khả năng ngoại ngữ, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng an toàn và tuân thủ kỷ luật lao động, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng tập trung.

Sinh viên giỏi thất nghiệp do không có định hướng

Ông Nguyễn thế Hà cho rằng, ngành giáo dục – đào tạo ở Việt Nam còn nhiều bất cập. Cụ thể, trong một thế giới hiện đại do công nghệ dẫn dắt, chính phủ của nhiều nước trên thế giới, kể cả những nước có nền công nghệ tiên tiến nhất như Mỹ và Nhật, đã có chính sách ưu tiên rõ rệt cho các ngành khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán (Science, Technology, Engineering and Mathematics, viết tắt là STEM). Kết quả là những sinh viên mới, đặc biệt là sinh viên nước ngoài chuyển hướng mạnh sang học các ngành STEM để tìm kiếm cơ hội ở lại làm việc ở Mỹ.

Còn ở Việt Nam không có những định hướng rõ nét, dẫn đến tình trạng những sinh viên giỏi nhất thường lựa chọn các ngành kinh tế, ngoại thương, tài chính, ngân hàng …, làm điểm chuẩn vào các trường đào tạo các chuyên ngành này cao hơn hẳn so với vào các trường công nghệ và kỹ thuật, trong đó có những trường đầu đàn truyền thống như Bách Khoa.… Bản thân số trường đào tạo các ngành công nghệ và kỹ thuật cũng không nhiều.

"Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự thiếu hụt nhân lực trong một số ngành công nghệ tăng trưởng nhanh trong thời đại số hóa và tự động hóa, đặc biệt là ngành công nghệ thông tin. Báo cáo mới nhất về ngành công nghệ thông tin (CNTT) của VietnamWorks cho thấy, trong 3 năm gần đây, số lượng công việc của ngành này đã tăng trung bình 47%/năm, nhưng số lượng nhân sự chỉ tăng ở mức 8%.

Sự lựa chọn “lạc hướng” của các thanh niên khi bước vào đại học là một trong những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp đại học không có việc làm có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây” - ông Hà nhấn mạnh.

Theo ông Hà, CMCN 4.0 sẽ tác động mạnh đến số lượng, chất lượng hay bản chất của việc làm hiện tại và tương lai. Và hiện nay, một lý do cơ bản là vì thiếu thông tin về cơ hội việc làm, thiếu thông tin về chất lượng người lao động, thiếu thời gian mà hạn chế lựa chọn công việc, thiếu thu nhập nên khó chuyển sang những công việc phù hợp hơn, hay một loạt những yếu tố khác dẫn đến mất cân đối giữa cung cầu trên thị trường lao động. Do đó, để giải quyết vấn đề trên, đó chính là công tác phân tích, dự báo thông tin thị trường lao động.

Thí sinh phải tự định hướng cho bản thân

Chia sẻ với các thí sinh trong việc chọn nghề trong năm tới, TS. Trần Văn Tính, trường ĐH Giáo dục – ĐH Quốc gia Hà Nội cho rằng, thí sinh cần xác định rõ được các năng lực và phẩm chất của của mình như sở thích, khả năng, cá tính… để định hướng nghề nghiệp vì hoạt động nghề nghiệp sẽ theo suốt cuộc đời. Bên cạnh đó, cần tìm hiểu được kiến thức về ngành học trong trong các trường Đại học trong và ngoài nước để có thể lựa chọn hoặc điều chỉnh việc lựa chọn nghề trong và sau quá trình học.

Để xác định được mục tiêu nghề nghiệp cho mình, theo TS. Trần Văn Tính

, học sinh nên tham gia các hoạt động ngoại khoá, các hoạt động xã hội để tạo động lực và lựa chọn nghề nghiệp, lựa chọn nghề nghiệp thích hợp nhất.

TS Tính cho biết, có 3 yếu tố học sinh cần kết hợp để lựa chọn nghề cho mình:

Thứ nhất, học sinh cần biết về đặc điểm tâm lý, năng lực học tập và yếu tố sinh lý của cá nhân. Đây là yêu tố chủ quan nhưng có thể quyết định đến việc thành công trong nghề nghiệp của cá nhân sau này.

Thứ hai, học sinh cần trả lời 7 câu hỏi: Có nghề mới xuất hiện không, xu thế xã hội hiện tại đang phát triển nghề gì?, Nghề nào phát triển tốt nhất, dễ xin việc nhất?, Nghề nào là nghề danh giá nhất?, Nghề nào thu nhập cao nhất?, Học đại học có phải là con đường duy nhất để thành công không?, Chọn một ngành học có phải là nghiệp của cả đời không?, Xã hội phát triển cần người làm nghề như thế nào?

Học sinh cần biết nghề mình muốn chọn là gì và yêu cầu của nghề đó là gì để bản thân còn có thể so sánh, thích ứng để phát triển theo nghề.

Thứ ba, thí sinh phải biết, điều kiện gia đình, truyền thống gia đình.

TS Hà cho rằng, gia đình là nơi hỗ trợ cho học sinh phát triển nghề nghiệp, nếu có sự hỗ trợ tốt thì khả năng thành công trong nghề của chúng ta càng ngày càng cao hơn.

 

III. Mạn bàn về Khởi nghiệp trong thời đại 4.0

1.  Khởi nghiệp trong thời đại 4.0 đâu chỉ riêng con đường đại học!

Hướng đi nào cho học trò phổ thông trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 đang là vấn đề lớn thu hút sự quan tâm của toàn xã hội.

Tại “Hội thảo khởi nghiệp trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0” do Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam phối hợp cùng Sở Giáo Dục và Đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc, Trường Trung học Phổ thông Bến Tre tổ chức.

Tại hội thảo lần này, các em học sinh được Giáo sư Nguyễn Lân Dũng thổi niềm đam mê vào thời đại mới, đầy thách thức nhưng cũng đầy cơ hội.

Cũng như học sinh ở nhiều bậc học phổ thông, học sinh Trường Trung học Phổ thông Bến Tre băn khoăn lo lắng về thách thức trong thời đại 4.0 các em có bị thất nghiệp không?.

Trả lời những thắc mắc đó, Giáo sư Nguyễn Lân Dũng quả quyết: “Chắc chắn tỉ lệ thất nghiệp sẽ tăng lên nếu chúng ta buông xuôi mặc cho số phận, chấp nhận làm thuê bằng sức lao động thì sẽ bị thất nghiệp.

Sau này, sẽ không còn công nhân dệt may nữa, không còn công nhân đóng giày da nữa và cũng sẽ không còn công nhân SAM SUNG chuyên lắp ráp điện tử một cách thô sơ nữa.

Các em phải hiểu rằng, giá trị của một sản phẩm chỉ còn 30% từ nguyên liệu còn lại 70% là trí tuệ mang lại”.

Ngoài việc động viên các em học sinh học ngoại ngữ để lĩnh hội tri thức, học để sáng chế ra các phần mền như uber, grab để thu về ngoại tệ…

Học để trở thành người tự do, thành công dân toàn cầu, thế hệ trẻ Việt Nam tự tin hội nhập với thế giới giáo sư Nguyễn Lân Dũng còn động viên các em học sinh khởi nghiệp ngay trên chính quê hương mình.

“Các em phải biết theo đuổi đam mê, hoài bão bằng kế hoạch cụ thể để thực hiện hóa ước mơ của mình.

Ngay từ bây giờ, các em phải định hướng rõ ràng cho tương lai phía trước” - Giáo sư Nguyễn Lân Dũng nhấn mạnh.

Thấu hiểu được những băn khoăn về hướng đi chọn nghề trong tương lai, đặc biệt, đa số học sinh phổ thông không phải ai cũng đủ năng lực để học đại học nên các em thực sự hoang mang khi tìm đường đi cho bản thân mình nên Giáo sư, nhà giáo Nguyễn Lân Dũng rất đồng cảm và chia sẻ với các em.

Bằng những câu chuyện sinh động về những tấm gương vượt khó vươn lên làm giàu, những con người xuất thân từ chân đất, Giáo sư Nguyễn Lân Dũng đã tiếp lửa cho các em học sinh Trường Trung học phổ thông Bến Tre những gương sáng để bước vào đời.

Giáo sư Nguyễn Lân Dũng kể: “Tôi đến Quảng Châu – Trung Quốc thăm gia đình nông dân trồng nấm, rất ngạc nhiên khi hai người trồng nấm rơm mà buổi sáng có mấy ô tô tải đến thu mua.

Vì sao chỉ hai người nông dân nhưng có thể sản xuất được lượng nấm lớn đến vậy?

Kinh nghiệm này tôi đã thu được từ chuyến đi đó mà muốn các em học lắm. Đó là, chúng ta cần phải đổi mới công nghệ trồng nấm rơm.

Hai người nông dân đó không trồng nấm rơm như ở nước ta hiện nay mà họ trồng nấm rơm theo cách như ta trồng nấm mỡ.

Tôi đã viết cuốn công nghệ trồng nấm trong đó có quy trình trồng nấm mỡ.

Em nào muốn trồng chỉ cần đọc sách theo quy trình trồng nấm mỡ và áp dụng để trồng nấm rơm.

Điểm khác biết nấm mỡ ủ đất, nấm rơm không ủ đất thôi”.

Vị chuyên gia này nhấn mạnh thêm: “Ví dụ đó để các em hiểu được, nhà mình có 3 sào ruộng, thu được bao nhiêu tiền và nếu mua gạo về ăn sẽ mất bao nhiêu tiền?

Trong thời đại 4.0 các em phải nghĩ được, xem mảnh đất nhà mình trồng gì phải xuất khẩu được.

Vừa được nhiều tiền lại vừa đem lại ngoại tệ cho đất nước. Đây là ví dụ đơn giản việc các em có thể làm trong thời đại 4.0”.

Rồi Giáo sư Nguyễn Lân Dũng kể câu chuyện về nông dân Trịnh Xuân Mười (Mười Bơ). Anh đã giúp nhiều người dân thoát nghèo từ mô hình trồng bơ xen cà phê.

Xuất phát từ đứa trẻ học hết lớp sáu, trong gia gia đình đông con, nghèo khó ở quê Diễn Châu - Nghệ An.

Để tìm đường thoát nghèo cho bản thân và gia đình, anh Mười đã rời bỏ quê hương để đến vùng đất Tây Nguyên lao động kiếm sống.

Bao năm lăn lộn, bươn chải trên vùng đất cao nguyên đầy nắng và gió, như một cái duyên trời, anh Mười đã bén “duyên” với cây bơ.

Từ một người gom hàng cho lái buôn, anh Mười phát hiện ra giá trị thương phẩm của cây bơ và anh có một sáng kiến trồng cây bơ làm bóng mát cho cây cà phê và ước mơ một ngày nào đó cây bơ sẽ phủ kín Tây Nguyên.

Để thực hiện sáng kiến của mình, với kinh nghiệm nhiều năm đi buôn bơ, anh Mười biết rõ ngọn ngành từng cây bơ ngon, cho trái nhiều tại vùng đất Tây Nguyên.

Từ đó, anh Mười đến xin chủ nhà cho chiết những cành bơ có quả ngon đem về ươm mầm để bán.

Nhiều người nghe anh Mười, đã trồng bơ làm cây che bóng mát cho cây cà phê. Cũng chính vì nổi tiếng nhờ bơ mà mọi người gọi anh với biệt danh là Mười “Bơ”.

Chưa dừng lại, anh Mười “Bơ” có khát khao xuất khẩu bơ ra nước ngoài. Tuy nhiên, điểm hạn chế của bơ Việt Nam thời gian chín rất nhanh, không bảo quan được lâu nên không thể đưa đi xuất khẩu xa.

Với ước mơ đó, Mười “Bơ” được Giáo sư Nguyễn Lân Dũng dẫn đường sang Úc để lấy giống bơ Úc mang về.

Đặc điểm của giống bơ Úc không chỉ ngon mà còn bảo quản dễ, để lâu ngày. Hiện nay, anh Mười “Bơ” đã tiến hành đưa giống bơ Úc vào trồng trên vùng đất Tây Nguyên và tỉnh Nghệ An.

Giáo sư Nguyễn Lân Dũng tiết lộ mức thu nhập của mười bơ hiện nay gần 10 tỉ đồng trên năm.

Trong những năm tới, chắc chắn thu nhập sẽ được nhân lên vì bơ của Mười “Bơ” sẽ xuất khẩu sang thị trường nhiều nước.

Câu chuyện về anh nông dân Mười “Bơ” trình độ thấp, nhưng có ý chí, vượt qua khó khăn để đem cây bơ quý trồng trên vùng đất Tây Nguyên là một thông điệp cho các bạn học sinh phổ thông rằng, không có gì khó, chỉ sợ lòng không bền.

Thời đại 4.0 vừa mở ra nhiều thử thách nhưng cũng nhiều cơ hội, nếu chúng ta biết vươn lên khó khăn, nghị lực thì trình độ phổ thông cũng có thể làm giàu”.

Giáo sư Nguyễn Lân Dũng cho rằng: “Mười “Bơ” chỉ là một trong hàng trăm tấm gương làm giàu từ làng.

Chương trình sinh ra từ làng của đài Truyền hình Việt Nam đã cung cấp cho chúng ta bao nhiêu tấm gương làm giàu.

Đó là hình mẫu để các em học tập khởi nghiệp trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0”.

2.  Cách mạng 4.0: Cơ hội khởi nghiệp cho giới trẻ với trình độ cao

Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng nhấn mạnh: “Chính phủ Việt Nam hết sức quan tâm, đã và đang chỉ đạo doanh nghiệp tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0”.

Tại buổi tọa đàm về các xu hướng công nghệ và vai trò của người trẻ sáng tạo trong cuộc cách mạng 4.0 diễn ra tại Hà Nội, theo các chuyên gia, cuộc cách mạng thứ tư giới thiệu hệ thống thực – ảo xóa mờ ranh giới giữa con người và máy móc, nâng cao đáng kể hiệu quả sản xuất và cho phép tạo ra sản phẩm riêng biệt cho đại chúng.

Công nghệ 4.0 đang phục vụ cuộc sống

Lấy ví dụ về Ví điện tử MOMO, ông Nguyễn Bá Diệp – Phó chủ tịch HĐQT Công ty Ví điện tử MOMO chia sẻ: “Thông qua sự phát triển của công nghệ, đặc biệt là những công nghệ gắn liền với Internet, chúng tôi đã có khả năng mang dịch vụ tài chính mới (tài chính điện tử) đến với người dân Việt Nam, giúp người dân tiếp cận với dịch vụ đơn giản nhất từ thanh toán thông thường cho tới thanh toán cho vay tài chính, thanh toán mua sắm thương mại điện tử… Hiện MOMO có khoảng 7 triệu khách hàng, trong đó có 4 triệu khách hàng trên ví điện tử và 3 triệu khách hàng được phục vụ tại quầy”.

Về phía Tổ hợp giáo dục trực tuyến TOPICA, ông Phạm Minh Tuấn – Chủ tịch sáng lập Tổ hợp giáo dục trực tuyến TOPICA cho biết TOPICA đang đào tạo 3 mảng chính bao gồm: Tiếng Anh trực tuyến, các khóa học ngắn hạn và các khóa cử nhân trực tuyến chất lượng cao.

Theo ông Tuấn, trong quá trình làm việc, các nước trong khu vực đều có chung sự trăn trở khi bối cảnh 4.0 sẽ tước đi 47% cơ hội việc làm trong vòng 25 năm tới như công nhân may, luật sư… dần dần sẽ bị các robot, thuật toán thay thế. Ở góc độ làm đào tạo, TOPICA rất mong muốn có thể giúp được những người có nhu cầu thay đổi công việc cũng như giúp các bạn trẻ nắm bắt cơ hội 4.0 sớm hơn.

Nắm bắt xu thế của thế giới, TOPICA cũng đang tiêp cận và thực hiện việc sản xuất ra hàng chục nghìn khóa học khác nhau và áp dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) giúp người dùng tìm ra môn học và lộ trình học phù hợp; áp dụng công nghệ 3D, thực tế ảo vào trong đào tạo…

Tuy nhiên, các diễn giả cũng cho rằng để áp dụng thành quả của công nghiệp 4.0, bản thân doanh nghiệp cũng phải có những thay đổi cốt lõi và bắt buộc phải có quy trình quản lý bởi cốt lõi của cuộc cách mạng này là làm đơn giản hóa nhu cầu của con người và được đáp ứng mọi lúc, mọi nơi.

Sợ trở thành xu hướng của người trẻ

Nhìn lại chặng đường khởi nghiệp của mình, anh Đỗ Đăng Dương – Giám đốc kinh doanh Công ty cổ phần Lumi Việt Nam kể lại: “Tôi cùng một vài người bạn bắt đầu khởi nghiệp với mô hình nhà thông minh bởi sự ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đặc biệt là IoT (Internet vạn vật) với những khó khăn liên quan tới con người, tài chính, cạnh tranh với các đối tác nước ngoài…

Trải qua 5 năm khởi nghiệp với mong muốn đưa công nghệ nhà thông minh của Việt Nam ra thế giới, hiện Lumi đã có hơn 56 đại lý trên toàn quốc và sản phẩm của Lumi cũng chính thức được ra mắt tại các thị trường như Ấn Độ, Úc… “Ở thời điểm hiện tại, các bạn trẻ đang được hỗ trợ rất nhiều về công nghệ, cơ chế, giúp các bạn trẻ khởi nghiệp thành công trong lĩnh vực IoT”, anh Dương nhấn mạnh.

 

Tuy nhiên, Giám đốc kinh doanh Công ty cổ phần Lumi Việt Nam lại lo sợ khi các công nghệ này rất dễ trở thành xu hướng của các bạn trẻ dẫn đến việc giới trẻ khởi nghiệp mà không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và thất bại là điều không tránh khỏi.

Giải thích điều này, anh Dương cho biết các bạn trẻ Việt Nam còn có khá nhiều điểm yếu. Với những bạn đi du học trở về, dù mặt bằng kiến thức về nền tảng kỹ năng rất tốt nhưng khi về Việt Nam, bộ phận các bạn trẻ này bộc lộ điểm yếu khi không hiểu thị trường Việt Nam và đôi khi đứng ở vị trí hơi cao so với nhu cầu của doanh nghiệp, tạo ra sự chênh lệch về mặt cung – cầu. Đối với các bạn trẻ học tập trong nước lại không có được tính kỷ luật và tinh thần làm việc có quy trình.

Tuy nhiên, các diễn giả đều cho rằng cơ hội của Việt Nam trong cuộc cách mạng này là rất lớn khi chúng ta có nền tảng về hạ tầng viễn thông và CNTT giúp giới trẻ thoải mái tìm hiểu thông tin. So với 3 cuộc cách mạng trước, chúng ta không đi sau và trong cuộc cách mạng 4.0, chúng ta có cơ hội để đi cùng với các nước phát triển.

 

Về phía Bộ KH&CN, Thứ trưởng Trần Văn Tùng nhấn mạnh: “Chính phủ Việt Nam hết sức quan tâm, đã và đang chỉ đạo doanh nghiệp tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Tháng 7.2017, Thủ tướng đã ban hành chỉ thị số 16 về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng 4.0 để Việt Nam đuổi kịp, đi cùng và sử dụng được những thành tựu của cuộc cách mạng 4.0 tại Việt Nam”.

Bộ KH&CN là cơ quan đầu mối triển khai và tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tại Việt Nam; vì vậy, Thứ trưởng khẳng định Bộ KH&CN sẽ đi cùng, hỗ trợ, tạo điều kiện trong các hoạt động, phát triển nền công nghiệp này cũng như các hoạt động về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Việt Nam.

Hiện Bộ KH&CN có rất nhiều chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp, các bạn trẻ khởi nghiệp trong thời đại công nghệ số như Chương trình Khởi nghiệp sáng tạo theo Quyết định 844 của Thủ tướng Chính phủ, Chương trình Đổi mới công nghệ quốc gia, Chương trình phát triển công nghệ cao, Chương trình phát triển tài sản trí tuệ…

 

 

 

KẾT LUẬN

 

Trong những ngày gần đây, người đứng đầu chính phủ là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc luôn đề cập đến các Bộ Ngành đều phải tiến công vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.  Mà muốn thực hiện được cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 này, điều quan trọng đầu tiên là con người. Mà con người thì trách nhiệm giao cho Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các trường phổ thông, đại học hiện nay cơ bản giáo viên lên lớp với viên phấn và bảng  đen, có được một ít tiết dạy bằng CNTT.  Như vậy, ngành giáo dục hiện nay đang chỉ ở cuộc cách mạng công nghiệp 2.0, cho nên công việc cấp bách của ngành giáo dục là phải chuyển từ 2.0 sang 3.0.  Để có cuộc cách mạng công nghiệp 3.0 này, không chỉ có công việc biên soạn lại sách giáo khoa giấy như hiện nay mà điều cần thiết là phải đưa CNTT vào từng lớp học. Trường Quang Trung đã làm việc này suốt 10 năm. Mà muốn đưa CNTT vào từng lớp học, nhà nước phải trang bị 100% máy tính, máy chiếu hay tivi có màn ảnh rộng cho tất cả các phòng học. Để có điều này Bộ Giáo dục và Đào tạo phải tính toán về tài chính để ban hành chủ trương CNTT đến từng lớp học. Để giảm kinh phí mua các trang thiết bị này, đề nghị Bộ Giáo dục Đào tạo tăng cường chủ trương xã hội hóa: các trường ngoài công lập tự lo kinh phí, các trường công lập ở các thành phố lớn và các tỉnh phụ huynh sẽ góp tiền để mua các trang thiết bị về CNTT. Nhà nước chỉ xuất kinh phí cho các vùng khó khăn, miền núi hải đảo hay các tỉnh còn khó khăn.  Điều quan trọng nhất là Bộ Giáo dục Đào tạo tập huấn cho tất cả giáo viên biết soạn và dạy giáo án điện tử trên lớp bằng trình chiếu powerpoint và tốt nhất là bằng bài giảng điện tử e - Learning. Muốn thế , Bộ Giáo dục Đào tạo phải số hóa 33 bộ sách giáo khoa giấy hiện hành thành bộ sách giáo khoa điện tử e - Learning và giáo án điện tử e - Learning. Với bộ sách giáo khoa giấy hiện hành, trường THPT Quang Trung đã làm được việc này. Trong thời gian đến, nếu có bộ sách giáo khoa giấy mới, thì Bộ Giáo dục và Đào tạo cần tổ chức để số hóa bộ sách giáo khoa mới này thành bộ sách giáo khoa điện tử để cho học sinh học và bộ sách giáo án điện tử để giáo viên soạn và dạy trên lớp. Khi có bộ sách giáo khoa mới bậc THPT, trường Quang Trung cũng có thể tổ chức số hóa bộ sách giáo khoa mới này để có được bộ sách giáo khoa điện tử mới và bộ giáo án điện tử mới bậc THPT. Nếu có được điều này, thì ngành giáo dục đã biến cuộc cách mạng công nghiệp 2.0 hiện nay thành cuộc cách mạng công nghiệp 3.0 để ngành giáo dục tạo ra những con người mới có năng lực và phẩm chất tiến công vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0./.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

MỤC LỤC

 

Nội dung

Trang

Phần thứ nhất:

 Hiện đại hóa giáo dục bằng cuộc cách mạng 3.0

 

I. Đặt vấn đề

2

II. Các biện pháp nâng cao chất lượng bằng CNTT

4

III. Từ chủ trương đưa CNTT vào trường, trường Quang Trung đã đưa CNTT vào từng lớp học

6

Phần thứ hai:

Việc hiện đại hóa của trường THPT Quang Trung  làm đòn bẩy để ngành giáo dục tiến công vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

 

I. Thế nào là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

14

II. Tại sao trường Quang Trung  trong 10 năm qua đã số hóa được 33 bộ sách giáo khoa giấy thành 33 bộ sách giáo khoa điện tử

 

1. Các lý do

16

2. Định hướng nghề nghiệp cho học sinh

19

3. Định hướng nghề nghiệp và sai lầm của phụ huynh

21

4. Học sinh chọn nghề gì trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

23

III. Mạn bàn về khởi nghiệp trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

 

1. Khởi nghiệp đâu chỉ riêng con đường đại học

26

2. Khởi nghiệp cho học sinh trẻ có trình độ cao

29

Kết luận

31

 

   :: Các tin khác

 
Điện thoại : 0511.3691445 - 0511.3656697 * Email: quangtrung.thpt@yahoo.com
* - Website: thptquangtrung.vn * Website : thpt-quangtrung-danang.edu.vn