Ngày 25-04-2024 16:40:44
 


Mọi chi tiết xin liên hệ với trường chúng tôi theo mẫu dưới :
Họ tên
Nội dung
 

Lượt truy cập : 6686986
Số người online: 12
 
 
 
 
TAI LIỆU ÔN TẬP GIỮA KỲ VÀ HK I LỚP 10, 11, 12 MÔN TIN HỌC
 
Do Covid 19, chương trình có hạn chế nên GV chọn một số nội dung để Kiểm tra giữa kỳ I và Kiểm tra Học kỵ I. HT.


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP ĐÀ NẴNG TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I NĂM HỌC: 2020 - 2021 Môn: TIN LỚP 10 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN: TIN HỌC - KHỐI LỚP 10 NĂM HỌC 2020 – 2021 Bài 1. TIN HỌC LÀ MỘT NGÀNH KHOA HỌC TÓM TẮT LÍ THUYẾT - Tin học là một ngành khoa học. - Sự phát triển mạnh mẽ của tin học do nhu cầu của xã hội. - Nêu được các đặt trưng ưu việt của máy tính. - Một số ứng dụng của tin học và máy tính điện tử trong các hoạt động của đời sống. Bài 2. THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU TÓM TẮT LÍ THUYẾT - Khái niệm thông tin, các dạng thông tin, mã hoá thông tin cho máy tính. - Các dạng biểu diễn thông tin trong máy tính. - Hiểu đơn vị đo thông tin là bit và các đơn vị bội của bit. - Cách mã hoá được thông tin đơn giản thành dãy bit. - Cách biểu diễn thông tin trong máy tính: Biết các hệ đếm cơ số 2, 16 trong biểu diễn thông tin. Bài 3: GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH TÓM TẮT LÍ THUYẾT - Các thành phần của hệ thống tin học. - Cấu trúc của một máy tính. - Các thành phần của bộ xử lý trung tâm. - Nhận biết được các bộ phận chính của bộ xử lí trung tâm. - Giúp học sinh biết về bộ nhớ máy tính. - Biết được chức năng của bộ nhớ, bộ nhớ ngoài - Phân biệt RAM, ROM. Bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài. - Nhận biết được các thiết bị của bộ nhớ trong, bộ nhớ ngoài. Bài 4: BÀI TOÁN VÀ THUẬT TOÁN TÓM TẮT LÍ THUYẾT - khái niệm bài toán và thuật toán, các tính chất của thuật toán. - Xác định được Input và Output của bài toán. - Nắm được khái niệm thuật toán, các tính chất của thuật toán. - Cách biểu diễn thuật toán bằng cách liệt kê hoặc sơ đồ khối. - Các tính chất của thuật toán. Bài 5. NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH TÓM TẮT LÍ THUYẾT - Khái niệm ngôn ngữ lập trình. - Ưu nhược điểm của các ngôn ngữ. - Phân biệt được ngôn ngữ máy, hợp ngữ và ngôn ngữ bậc cao. Bài 6: GIẢI BÀI TOÁN TRÊN MÁY TÍNH TÓM TẮT LÍ THUYẾT - Nêu các bước để giải một bài toán trên máy tính: 1. xác định bài toán, 2. xây dựng thuật toán, 3. lựa chọn cấu trúc dữ liệu, 4. viết chương trình, hiệu chỉnh, 5. đưa ra kết quả và hướng dẫn sử dụng. - Giải một bài toán đơn giản trên máy tính qua các bước trên. Bài 7 PHẦN MỀM MÁY TÍNH TÓM TẮT LÍ THUYẾT - Khái niệm phần mềm máy tính. - Các ứng dụng chủ yếu của MTĐT trong các lĩnh vực đời sống xã hội. - Sử dụng một số chương trình ứng dụng để nâng cao hiệu quả học tập, làm việc và giải trí. - Phân biệt được phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng. ĐỀ ÔN TẬP HỌC KỲ 1 BỘ ĐẾ SỐ 1 Câu 1. Phần mềm nào không thể thiếu được trên máy tính A. Phần mềm công cụ. B. Phần mềm ứng dụng. C. Phần mềm hệ thống. D Phần mềm tiện ích. Câu 2. Để mã hóa thông tin, bộ mã Unicode dùng: A. 8 bit B. 16 byte C. 8 byte D. 16 bit Câu 3. Thông tin về một lệnh không bao gồm thành phần nào sau đây: A. Địa chỉ các ô nhớ liên quan B. Mã của thao tác cần thực hiện C. Mã của các ô nhớ liên quan D. Địa chỉ của lệnh trong bộ nhớ Câu 4. Phát biểu nào dưới đây là sai: A. Các chương trình trên máy tính ngày càng đáp ứng được nhiều ứng dụng thực tế và dễ sử dụng hơn. B. Máy tính ra đời làm thay đổi phương pháp quản lý và giao tiếp trong xã hội. C. Giá thành máy tính ngày càng hạ nhưng tốc độ, độ chính xác của máy tính ngày càng cao. D. Máy tính tốt là máy tính nhỏ, gọn và đẹp. Câu 5. Xác định bài toán là xác định mấy thành phần: A. 1 B. 2 C. 4 D. 3 Câu 6. Bộ mã ASCII dùng để mã hóa: A. Văn bản B. Hình ảnh C. Âm thanh D. Bất kỳ một dạng thông tin nào đó. Câu 7. Sau một dãy các thao tác, từ Input của bài toán ta tìm được Output của bài toán đó. Đó là công việc của: A. Máy tính điện tử B. Bài toán C. Thuật toán D. Người lập trình Câu 8. Thông tin là: A. Hình ảnh và âm thanh. B. Văn bản và số liệu. C. Hình ảnh và văn bản. D. Hiểu biết về một thực thể. Câu 9. Phát biểu nào dưới đây là chính xác nhất? A. Tin học là môn học sử dụng máy tính điện tử. B. Tin học có mục tiêu là phát triển và sử dụng máy tính điện tử. C. Tin học có ứng dụng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người. D. Tin học là môn học nghiên cứu, phát triển máy tính điện tử. Câu 10. Các hệ đếm thường dùng trong tin học: A. Hệ nhị phân, hệ hexa B. Hệ thập phân, hệ cơ số 16 C. Hệ cơ số 2, hệ cơ số 10 D. Hệ La Mã, hệ thập phân Câu 11. Thành phần nào sau đây thuộc bộ nhớ trong: A. RAM B. Thiết bị nhớ Flash C. Đĩa cứng gắn sẵn trong máy D. Đĩa mềm Câu 12. Tin học là một ngành khoa học vì đó là ngành: A. Nghiên cứu phương pháp lưu trữ và xử lý thông tin. B. Có nội dung, mục tiêu, phương pháp nghiên cứu độc lập. C. Chế tạo máy tính. D. Sử dụng máy tính trong mọi lĩnh vực hoạt động của xã hội loài người. Câu 13. Tính chất nào không phải là tính chất của thuật toán: A. Tính tương đối B. Tính dừng C. Tính đúng đắn D. Tính xác định Câu 14. Đĩa cứng nào trong số đĩa cứng có các dung lượng dưới đây lưu trữ được nhiều thông tin hơn? A. 240 KB B. 24 GB C. 240 MB D. 24 MB Câu 15. 1 byte biểu diễn các số nguyên không âm trong phạm vi từ: A. -127 đến 127 B. 0 đến 256 C. 0 đến 255 D. Mọi số nguyên Câu 16. Thành phần quan trọng nhất của máy tính, thực hiện và điều khiển việc thực hiện chương trình là: A. Bộ nhớ ngoài B. Thiết bị vào/ra C. Bộ nhớ trong D. Bộ xử lý trung tâm Câu 17. Có mấy loại thông tin: A. 4 B. 3 C. 1 D. 2 Câu 18. Hệ nhị phân chỉ dùng: A. Chữ số 0 và chữ số 1 B. Chữ số 0 hoặc chữ số 1 C. Chữ số 01 D. Chữ số 10 Câu 19. Bộ mã ASCII mã hóa được: A. 254 ký tự B. 256 ký tự C. 257 ký tự D. 255 ký tự Câu 20. Thiết bị vào là: A. Máy quét B. USB C. Máy chiếu D. Loa Câu 21. Công cụ nào dưới đây đặc trưng cho nền văn minh thông tin? A. Máy thu hình B. Máy tính điện tử C. Điện thoại di động D. Máy thu thanh Câu 22. Ban đầu máy tính ra đời với mục đích: A. Hỗ trợ nhiều vào các lĩnh vực khác. B. Giúp con người giải trí. C. Giúp con người tìm kiếm thông tin trên Internet. D. Phục vụ tính toán đơn thuần. Câu 23. Hệ hexa sử dụng các ký hiệu: A. 0,1,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 B. 1,2,3,4,5,6,7,8,9,a,b,c,d,e,f,g C. 0,1,2,3,4,5,6,7,8,9,A,B,C,D,E,F D. 1→9, A→Z Câu 24. Bit là phần nhỏ nhất của bộ nhớ, có thể lưu trữ được: A. Ký hiệu 0 và ký hiệu 1. B. Ký hiệu 0 hoặc ký hiệu 1. C. Ký hiệu 01. D. Ký hiệu 10. Câu 25. ... là một việc nào đó ta muốn máy tính thực hiện. Trong dấu 3 chấm (...) là từ nào: A. Lập trình B. Bài toán C. Tin học D. Thuật toán Câu 26. Cấu trúc chung của máy tính bao gồm mấy thành phần: A. 3 B. 2 C. 1 D. 4 Câu 27. Thiết bị vừa là thiết bị vào vừa là thiết bị ra là: A. Máy chiếu B. Màn hình cảm ứng C. Micro D. USB Câu 28. Trong biểu diễn thuật toán bằng sơ đồ khối, người ta dùng bao nhiêu hình khối và các ký hiệu: A. 1 B. 4 C. 2 D. 3 Câu 29. Mã hóa thông tin trong máy tính là: A. Biến đổi dữ liệu thành dữ liệu. B. Biến đổi thông tin thành thông tin. C. Biến đổi thông tin thông thường thành một dãy bit. D. Biến đổi dãy bit thành thông tin thông thường. Câu 30. Trong tin học, dữ liệu là: A. Thông tin của một thực thể. B. Các số liệu. C. Dãy bit biểu diễn thông tin trong máy tính. D. Biểu diễn thông tin dạng văn bản. ĐỀ ÔN TẬP HỌC KỲ 1 BỘ ĐẾ SỐ 2 Câu 1. Máy tính điện tử ra đời vào khoảng những năm: A. 1920 B. 1970 C. 1890 D. 1880 Câu 2. Phát biểu nào sau đây là sai: A. Các máy tính có thể liên kết với nhau thành mạng máy tính để chia sẽ dữ liệu với nhau. B. Máy tính có thể lưu trữ một lượng lớn thông tin trong một không gian ngày càng nhỏ. C. Máy tính "làm việc không mệt mỏi" 24/24. D. Máy tính điện tử có thể thay thế hoàn toàn con người trong mọi lĩnh vực của đời sống. Câu 3. Thiết bị vừa là thiết bị vào vừa là thiết bị ra là: A. Máy chiếu B. Modem C. Micrô D. USB Câu 4. Bit là phần nhỏ nhất của bộ nhớ, có thể lưu trữ được: A. Ký hiệu 01. B. Ký hiệu 0 hoặc ký hiệu 1. C. Ký hiệu 10. D. Ký hiệu 0 và ký hiệu 1. Câu 5. Chọn câu đúng: A. 65536 byte = 65 KB B. 65536 byte = 65,535 KB C. 65536 byte = 64 KB D. 65535 byte = 64 KB Câu 6. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về khái niệm "từ máy" trong máy tính: A. "Từ máy" là tên gọi một loại máy tính điện tử. B. "Từ máy" là dãy 16 bit hoặc 32 bit thông tin. C. Máy tính xử lý thông tin theo từng đơn vị xử lý thông tin gọi là "từ máy". D. "Từ máy" của máy tính là một dãy các bit dữ liệu có độ dài xác định tạo thành một đơn vị xử lý thông tin. Câu 7. Quá trình xử lý thông tin thực hiện theo quy trình nào sau đây: A. Tất cả đều đúng. B. Xuất thông tin → Xử lý thông tin → Nhận; Lưu trữ dữ liệu. C. Nhập dữ liệu → Xử lý thông tin →Xuất; Lưu trữ dữ liệu. D. Nhập dữ liệu → Xử lý dữ liệu → Xuất; Lưu trữ dữ liệu. Câu 8. Chọn câu phát biểu đúng . Phần mềm ứng dụng bao gồm A. Phần mềm tiện ích B. Phần mềm đóng gói C. Phần mềm công cụ (phần mềm phát triển) D. Cả 3 câu đều đúng . Câu 9. Thiết bị ra là: A. Máy in B. Bàn phím C. Webcam D. Chuột Câu 10. Hệ thống tin học gồm mấy thành phần: A. 4 B. 3 C. 1 D. 2 Câu 11. Máy tính điện tử là công cụ lao động mới trong nền văn minh thứ: A. 3 B. 1 C. 2 D. 4 Câu 12. Phát biểu nào sau đây là sai: A. Người dùng điều khiển máy tính thông qua các câu lệnh do họ mô tả trong chương trình. B. Với mọi chương trình, khi máy tính đang thực hiện thì con người vẫn có thể can thiệp dừng chương trình đó. C. Chương trình là dãy các lệnh, mỗi lệnh mô tả một thao tác. D. Với mọi chương trình, khi máy tính đang thực hiện thì con người không thể can thiệp dừng chương trình đó. Câu 13. Có mấy cách để biểu diễn thuật toán: A. 2 B. 4 C. 1 D. 3 Câu 14. Thuật toán có mấy tính chất: A. 3 B. 2 C. 4 D. 1 Câu 15. Phát biểu nào sau đây về ROM là đúng: A. ROM là bộ nhớ trong chỉ cho phép ghi dữ liệu. B. ROM là bộ nhớ trong có thể đọc và ghi dữ liệu, C. ROM là bộ nhớ trong chỉ cho phép đọc dữ liệu. D. ROM là bộ nhớ ngoài. Câu 16. Đơn vị cơ bản đo lượng thông tin là: A. Byte B. Bit C. Kilôbai D. Mêgabai Câu 17. Để mã hóa thông tin, bộ mã ASCII dùng: A. 16 bit B. 16 byte C. 8 bit D. 8 byte Câu 18. Có mấy dạng thông tin loại phi số thường gặp: A. 2 B. 4 C. 3 D. 1 Câu 19. Phát biểu nào sau đây là đúng: A. Địa chỉ một ô nhớ và nội dung ghi trong ô nhớ đó thường thay đổi trong quá trình máy tính làm việc. B. Xử lý dữ liệu trong máy tính nghĩa là truy cập dữ liệu đó. C. Địa chỉ ô nhớ và nội dung ghi trong ô nhớ đó là độc lập. D. Cả 3 ý trên đều sai. Câu 20. Khi dùng máy tính giải toán ta cần quan tâm đến các yếu tố : A. Đưa vào máy thông tin gì ( Input ) . B. Cần lấy ra thông tin gì ( Output ) . C. Phương pháp giải toán . D. Cả hai câu a , b đều đúng . Câu 21. Phát biểu nào là sai trong các câu sau: A. Trong máy tính, lệnh được lưu trữ dưới dạng mã nhị phân và cũng được xử lý như các dữ liệu khác. B. Truy cập dữ liệu trong thanh ghi và trong bộ nhớ Cache nhanh như nhau. C. Máy tính hoạt động theo chương trình của con người, nhưng máy tính có thể tạo ra một số kết quả mà con người không thể đạt được khi không dùng máy tính. D. Máy tính có thể hỗ trợ hoặc thay thế hoàn toàn con người trong một số trường hợp. Câu 22. Chức năng nào sau đây không phải là chức năng của máy tính điện tử: A. Đưa thông tin ra màn hình, máy in và các thiết bị ngoại vi khác. B. Lưu thông tin vào bộ nhớ ngoài. C. Nhận biết được mọi thông tin. D. Nhận/ Xử lý thông tin. Câu 23. Một bài toán đơn giản nhất có thể được mô tả bằng cách liệt kê qua mấy bước: A. 3 B. 2 C. 0 D. 1 Câu 24. Mùi vị là thông tin: A. Dạng số. B. Chưa có khả năng thu thập, lưu trữ và xử lý được. C. Dạng phi số. D. Có khả năng thu thập, lưu trữ và xử lý được. Câu 25. Hãy chọn phát biểu hợp lý nhất về khái niệm phần mềm A. Phần mềm gồm chương trình máy tính và cách tổ chức dữ liệu B. Phần mềm gồm chương trình máy tính, tài liệu về cách tổ chức dữ liệu và các tài liệu hướng dẫn khác C. Phần mềm gồm chương trình máy tính và dữ liệu đi kèm D. Phần mềm gồm các chương trình máy tính để làm ra các chương trình máy tính khác Câu 26. 2 KB bằng: A. 16384 bit B. 2 11 byte C. 2048 byte D. Cả 3 ý trên đều đúng. Câu 27. Hệ đếm có số lượng các ký hiệu được sử dụng ít nhất trong các hệ cơ số 10, hệ cơ số 2, hệ cơ số 16, hệ La Mã là: A. Hệ La Mã B. Hệ cơ số 10 C. Hệ cơ số 16 D. Hệ cơ số 2 Câu 28. Mã hóa thông tin trong máy tính là: A. Biến đổi thông tin thành thông tin. B. Biến đổi dãy bit thành thông tin thông thường. C. Biến đổi thông tin thông thường thành một dãy bit. D. Biến đổi dữ liệu thành dữ liệu. Câu 29. 2013 có biểu diễn dấu phẩy động là: A. 2.013*10 3 B. 20.13*10 2 C. 0.2013*10 -4 D. 0.2013*10 4 Câu 30. Hãy chọn phương án đúng nhất . Một chương trình là : A. một dãy các lệnh chỉ dẫn cho máy tính tìm được Output từ Input . B. sản phẩm của việc diễn tả một thuật toán bằng một ngôn ngữ mà máy tính có thể thực hiện được C. một bản chỉ dẫn ( ra lệnh ) cho máy tính giải quyết một bài toán D. một diễn tả thuật toán được viết trong một ngôn ngữ lập trình ĐỀ ÔN TẬP HỌC KỲ 1 BỘ ĐẾ SỐ 3 Câu 1. Phát biểu nào sau đây về RAM là đúng: A. Thông tin trong RAM không bị mất đi khi tắt máy. B. RAM có dung lượng nhỏ hơn ROM. C. Thông tin trong RAM sẽ bị mất khi tắt máy. D. RAM có dung lượng nhỏ hơn đĩa mềm. Câu 2. Bộ mã Unicode mã hóa được: A. 256 ký tự B. 2 16 ký tự C. 65535 ký tự D. 0-255 ký tự Câu 3. Chọn phát biểu sai trong các câu sau : A. Bộ nhớ ngoài dùng để lưu trữ lâu dài các thông tin và hỗ trợ cho bộ nhớ trong . B. Các thông tin lưu trữ trong bộ nhớ ngoài sẽ không mất khi tắt máy. C. Thanh ghi là vùng nhớ đặc biệt được CPU sử dụng để lưu trữ tạm thời các lệnh và dữ liệu đang xử lí . D. Bộ nhớ trong dùng để lưu trữ lâu dài các thông tin và hỗ trợ cho bộ nhớ ngoài. Câu 4. Hãy chọn phương án đúng nhất :Hệ thống tin học gồm các thành phần : A. Người quản lí, máy tính và Internet B. Sự quản lí và điều khiển của con người, phần cứng và phần mềm C. Máy tính, phần mềm và dữ liệu D. Máy tính, mạng và phần mềm Câu 5. Phát biểu nào sau đây là sai: A. Máy tính điện tử có thể thay thế hoàn toàn con người trong mọi lĩnh vực của đời sống. B. Máy tính "làm việc không mệt mỏi" 24/24. C. Các máy tính có thể liên kết với nhau thành mạng máy tính để chia sẽ dữ liệu với nhau. D. Máy tính có thể lưu trữ một lượng lớn thông tin trong một không gian ngày càng nhỏ gọn. Câu 6. Mã nhị phân của thông tin là: A. Dãy bit biểu diễn thông tin đó trong máy tính. B. Số trong hệ hexa. C. Số trong hệ nhị phân. D. Số trong hệ thập phân. Câu 7: Bộ nhớ nào sau đây có tốc độ truy cập dữ liệu nhanh nhất A. ROM B. RAM C. Bộ nhớ truy cập nhanh (Cache) D. Thanh ghi (Register) Câu 8: Ban đầu máy tính ra đời với mục đích: A. Giúp con người giải trí. B. Hỗ trợ nhiều vào các lĩnh vực khác. C. Phục vụ tính toán đơn thuần. D. Giúp con người tìm kiếm thông tin trên Internet. Câu 9: Phát biểu nào sau đây là hợp lí nhất về RAM ? A. dùng để lưu trữ dữ liệu và chương trình trong thời gian máy làm việc B. dùng để lưu trữ chương trình trong thời gian máy làm việc C. dùng để lưu trữ dữ liệu lâu dài D. Cả B và C Câu 10: Hãy chọn phương án đúng . Chương trình dịch là chương trình : A. Chuyển đổi các ngôn ngữ lập trình khác sang ngôn ngữ máy . B. Chuyển đổi ngôn ngữ máy sang ngôn ngữ bậc cao C. Chuyển đổi hợp ngữ sang ngôn ngữ lập trình bậc cao D. Cả A_, B_, C_ đều đúng Câu 11: Ngôn ngữ máy là gì ? A. là bất cứ ngôn ngữ lập trình nào mà có thể mô tả thuật toán để giao cho máy tính thực hiện B. là ngôn ngữ duy nhất mà máy tính có thể hiểu và thực hiện được ( * ) C. là ngôn ngữ gần với ngôn ngữ tự nhiên, có tính độc lập cao và không phụ thuộc vào các loại máy D. Cả 2 câu B, C đều đúng Câu 12: Hãy chọn phương án hợp lí nhất . Hợp ngữ là ngôn ngữ A. mà máy tính có thể thực hiện được trực tiếp không cần dịch B. sử dụng một số từ để thực hiện các lệnh trên thanh ghi. . Để thực hiện được cần dịch ra ngôn ngữ máy . C. mà các lệnh không viết trực tiếp bằng mã nhị phân D. không viết bằng mã nhị phân, được thiết kế cho một số loại máy có thể hiểu và thực hiện trực tiếp các câu lệnh dưới dạng kí tự Câu 13: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng nhất về ngôn ngữ bậc cao ? A. là loại ngôn ngữ mô tả thuật toán dưới dạng văn bản theo những quy ước nào đó và hoàn toàn không phụ thuộc vào các máy tính cụ thể B. là loại ngôn ngữ mà máy tính không thực hiện trực tiếp được . Trước khi thực hiện phải dịch ra ngôn ngữ máy . C. là ngôn ngữ gần với ngôn ngữ tự nhiên, có tính độc lập cao và không phụ thuộc vào các loại máy. D. là loại ngôn ngữ có thể mô tả được mọi thuật toán Câu 14: Hãy chọn phát biểu đúng . Ngôn ngữ lập trình là : A. Ngôn ngữ máy B. Hợp ngữ C. Ngôn ngữ bậc cao D. Cả 3 câu đều đúng . Câu 15: Hãy chọn phương án đúng nhất . Một chương trình là : A. một dãy các lệnh chỉ dẫn cho máy tính tìm được Output từ Input . B. sản phẩm của việc diễn tả một thuật toán bằng một ngôn ngữ mà máy tính có thể thực hiện được C. một bản chỉ dẫn ( ra lệnh ) cho máy tính giải quyết một bài toán D. một diễn tả thuật toán được viết trong một ngôn ngữ lập trình Câu 16: Chọn phát biểu sai trong các câu sau : A. Kết quả diễn tả thuật toán bằng một ngôn ngữ sao cho máy tính có thể thực hiện được gọi là một chương trình . B. Ngôn ngữ để viết chương trình gọi là ngôn ngữ lập trình . C. Thuật toán có thể diễn tả bằng cách liệt kê hoặc bằng sơ đồ khối . D. Câu a , b đúng và câu c sai . Câu 17: Chọn phát biểu sai trong các câu sau : A. Mỗi loại máy tính có ngôn ngữ máy của nó , đó là ngôn ngữ máy duy nhất để viết chương trình mà máy tính trực tiếp hiểu và thực hiện được . B. Để một chương trình viết bằng hợp ngữ thực hiện được trên máy tính , nó cần phải được dịch ra ngôn ngữ máy bằng chương trình hợp dịch . C. Cả hai câu a , b cùng sai . D. Cả hai câu a , b cùng đúng . Câu 18: Chọn phát biểu sai trong các câu sau : A. Mỗi chương trình được viết bằng ngôn ngữ khác muốn được thực hiện trên máy tính đều phải được dịch ra ngôn ngữ máy bằng một chương trình dịch . B. Hợp ngữ cho phép ta sử dụng một số từ thường là Tiếng Anh để thể hiện các lệnh cần thực hiện . C. Cả hai câu a , b cùng sai . D. Cả hai câu a , b cùng đúng . Câu 19: Hãy chọn phương án đúng nhất . Các bước tiến hành để giải bài toán trên máy tính theo thứ tự là : A. Lựa chọn hoặc thiết kế thuật toán ; Xác định bài toán ; Viết chương trình ; Hiệu chỉnh ; Viết tài liệu B. Xác định bài toán ; Lựa chọn hoặc thiết kế thuật toán ; Viết chương trình ; Hiệu chỉnh ; Viết tài liệu C. Xác định bài toán ; Viết chương trình ; Lựa chọn hoặc thiết kế thuật toán ; Hiệu chỉnh ; Viết tài liệu D. Xác định bài toán ; Lựa chọn hoặc thiết kế thuật toán ; Viết tài liệu ; Viết chương trình ; Hiệu chỉnh ; Câu 20: Một vài ứng dụng chính của Tin học là : A. Giải các bài toán quản lí . B. Truyền thông . C. Soạn thảo , in ấn , lưu trữ , văn phòng . D. Cả ba câu a , b , c đều đúng . Câu 21: Chọn phát biểu sai trong các câu sau : A. Nền Tin học của một quốc gia được xem là phát triển nếu nó đóng góp được phần đáng kể vào nền kinh tế quốc dân và vào kho tàng tri thức chung của thế giới . B. Để bảo vệ lợi ích chung , xã hội phải có những quy địng chung , những điều luật để bảo vệ thông tin và để xử lí các tội phạm liên quan đến việc phá hoại thông tin ở các mức độ khác nhau . C. Cả hai câu a , b đều sai . D. Cả hai câu a , b đều đúng . Câu 22: Để phát triển Tin học cần có : A. Một xã hội có tổ chức trên cơ sở pháp lí chặt chẽ . B. Một đội ngũ lao động có trí tuệ . C. Câu a sai và câu b đúng . D. Cả hai câu a , b đều đúng . Câu 23: Thành phần quan trọng nhất của máy tính, thực hiện và điều khiển việc thực hiện chương trình là: A. Bộ nhớ trong B. Bộ xử lý trung tâm C. Bộ nhớ ngoài D. Thiết bị vào/ra Câu 24: Phát biểu nào sau đây về ROM là đúng: A. ROM là bộ nhớ trong có thể đọc và ghi dữ liệu, B. ROM là bộ nhớ trong chỉ cho phép đọc dữ liệu. C. ROM là bộ nhớ ngoài. D. ROM là bộ nhớ trong chỉ cho phép ghi dữ liệu. Câu 25: Thiết bị vào là: A. USB B. Máy chiếu C. Loa D. Máy quét Câu 26: Bộ mã Unicode mã hóa được: A. 65535 ký tự B. 256 ký tự C. 216 ký tự D. 0-255 ký tự Câu 27: Trong tin học, dữ liệu là: A. Dãy bit biểu diễn thông tin trong máy tính. B. Biểu diễn thông tin dạng văn bản. C. Các số liệu. D. Thông tin của một thực thể. Câu 28: Sau một dãy các thao tác, từ Input của bài toán ta tìm được Output của bài toán đó. Đó là công việc của: A. Thuật toán B. Bài toán C. Người lập trình D. Máy tính điện tử Câu 29: Bộ mã ASCII dùng để mã hóa: A. Bất kỳ một dạng thông tin nào đó. B. Văn bản C. Âm thanh D. Hình ảnh Câu 30: Phát biểu nào sau đây là sai: A. Máy tính "làm việc không mệt mỏi" 24/24. B. Máy tính có thể lưu trữ một lượng lớn thông tin trong một không gian ngày càng nhỏ. C. Máy tính điện tử có thể thay thế hoàn toàn con người trong mọi lĩnh vực của đời sống. D. Các máy tính có thể liên kết với nhau thành mạng máy tính để chia sẽ dữ liệu với nhau. ĐỀ ÔN TẬP HỌC KỲ 1 BỘ ĐẾ SỐ 4 Câu 1: Phát biểu nào là sai trong các câu sau: A. Máy tính hoạt động theo chương trình của con người, nhưng máy tính có thể tạo ra một số kết quả mà con người không thể đạt được khi không dùng máy tính. B. Truy cập dữ liệu trong thanh ghi và trong bộ nhớ Cache nhanh như nhau. C. Trong máy tính, lệnh được lưu trữ dưới dạng mã nhị phân và cũng được xử lý như các dữ liệu khác. D. Máy tính có thể hỗ trợ hoặc thay thế hoàn toàn con người trong một số trường hợp. Câu 2: Ban đầu máy tính ra đời với mục đích: A. Giúp con người giải trí. B. Hỗ trợ nhiều vào các lĩnh vực khác. C. Phục vụ tính toán đơn thuần. D. Giúp con người tìm kiếm thông tin trên Internet. Câu 3: Phát biểu nào sau đây là sai: A. Người dùng điều khiển máy tính thông qua các câu lệnh do họ mô tả trong chương trình. B. Chương trình là dãy các lệnh, mỗi lệnh mô tả một thao tác. C. Với mọi chương trình, khi máy tính đang thực hiện thì con người vẫn có thể can thiệp dừng chương trình đó. D. Với mọi chương trình, khi máy tính đang thực hiện thì con người không thể can thiệp dừng chương trình đó. Câu 4: Tính chất nào không phải là tính chất của thuật toán: A. Tính đúng đắn B. Tính tương đối C. Tính dừng D. Tính xác định Câu 5: Chọn câu đúng: A. 65536 KB = 8 Bit B. 65536 KB = 536870912 Bit C. 65536 byte = 65 KB D. 65535 byte = 64 KB Câu 6: Thành phần nào sau đây thuộc bộ nhớ trong: A. RAM B. Thiết bị nhớ Flash C. Đĩa mềm D. Đĩa cứng gắn sẵn trong máy Câu 7: Tin học là một ngành khoa học vì đó là ngành: A. Sử dụng máy tính trong mọi lĩnh vực hoạt động của xã hội loài người. B. Có nội dung, mục tiêu, phương pháp nghiên cứu độc lập. C. Chế tạo máy tính. D. Nghiên cứu phương pháp lưu trữ và xử lý thông tin. Câu 8: Chức năng nào sau đây không phải là chức năng của máy tính điện tử: A. Lưu thông tin vào bộ nhớ ngoài. B. Nhận/ Xử lý thông tin. C. Đưa thông tin ra màn hình, máy in và các thiết bị ngoại vi khác. D. Nhận biết được mọi thông tin. Câu 9: ... là một việc nào đó ta muốn máy tính thực hiện. Trong dấu 3 chấm (...) là từ nào: A. Bài toán B. Lập trình C. Thuật toán D. Tin học Câu 10: Tính chất nào không phải là tính chất của thuật toán: A. Tính tương đối B. Tính dừng C. Tính đúng đắn D. Tính xác định Câu 11. Phần mềm nào không thể thiếu được trên máy tính A. Phần mềm công cụ. B. Phần mềm ứng dụng. C. Phần mềm hệ thống. D Phần mềm tiện ích. Câu 12. Để mã hóa thông tin, bộ mã Unicode dùng: A. 8 bit B. 16 byte C. 8 byte D. 16 bit Câu 13. Thông tin về một lệnh không bao gồm thành phần nào sau đây: A. Địa chỉ các ô nhớ liên quan B. Mã của thao tác cần thực hiện C. Mã của các ô nhớ liên quan D. Địa chỉ của lệnh trong bộ nhớ Câu 14. Phát biểu nào dưới đây là sai: A. Các chương trình trên máy tính ngày càng đáp ứng được nhiều ứng dụng thực tế và dễ sử dụng hơn. B. Máy tính ra đời làm thay đổi phương pháp quản lý và giao tiếp trong xã hội. C. Giá thành máy tính ngày càng hạ nhưng tốc độ, độ chính xác của máy tính ngày càng cao. D. Máy tính tốt là máy tính nhỏ, gọn và đẹp. Câu 15. Xác định bài toán là xác định mấy thành phần: A. 1 B. 2 C. 4 D. 3 Câu 16. Bộ mã ASCII dùng để mã hóa: A. Văn bản B. Hình ảnh C. Âm thanh D. Bất kỳ một dạng thông tin nào đó. Câu 17. Sau một dãy các thao tác, từ Input của bài toán ta tìm được Output của bài toán đó. Đó là công việc của: A. Máy tính điện tử B. Bài toán C. Thuật toán D. Người lập trình Câu 18. Thông tin là: A. Hình ảnh và âm thanh. B. Văn bản và số liệu. C. Hình ảnh và văn bản. D. Hiểu biết về một thực thể. Câu 19. Phát biểu nào dưới đây là chính xác nhất? A. Tin học là môn học sử dụng máy tính điện tử. B. Tin học có mục tiêu là phát triển và sử dụng máy tính điện tử. C. Tin học có ứng dụng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người. D. Tin học là môn học nghiên cứu, phát triển máy tính điện tử. Câu 20. Các hệ đếm thường dùng trong tin học: A. Hệ nhị phân, hệ hexa B. Hệ thập phân, hệ cơ số 16 C. Hệ cơ số 2, hệ cơ số 10 D. Hệ La Mã, hệ thập phân Câu 21. Thành phần nào sau đây thuộc bộ nhớ trong: A. RAM B. Thiết bị nhớ Flash C. Đĩa cứng gắn sẵn trong máy D. Đĩa mềm Câu 22. Tin học là một ngành khoa học vì đó là ngành: A. Nghiên cứu phương pháp lưu trữ và xử lý thông tin. B. Có nội dung, mục tiêu, phương pháp nghiên cứu độc lập. C. Chế tạo máy tính. D. Sử dụng máy tính trong mọi lĩnh vực hoạt động của xã hội loài người. Câu 23. Tính chất nào không phải là tính chất của thuật toán: A. Tính tương đối B. Tính dừng C. Tính đúng đắn D. Tính xác định Câu 24. Đĩa cứng nào trong số đĩa cứng có các dung lượng dưới đây lưu trữ được nhiều thông tin hơn? A. 240 KB B. 24 GB C. 240 MB D. 24 MB Câu 25. 1 byte biểu diễn các số nguyên không âm trong phạm vi từ: A. -127 đến 127 B. 0 đến 256 C. 0 đến 255 D. Mọi số nguyên Câu 26. Thành phần quan trọng nhất của máy tính, thực hiện và điều khiển việc thực hiện chương trình là: A. Bộ nhớ ngoài B. Thiết bị vào/ra C. Bộ nhớ trong D. Bộ xử lý trung tâm Câu 27. Có mấy loại thông tin: A. 4 B. 3 C. 1 D. 2 Câu 28. Hệ nhị phân chỉ dùng: A. Chữ số 0 và chữ số 1 B. Chữ số 0 hoặc chữ số 1 C. Chữ số 01 D. Chữ số 10 Câu 29. Bộ mã ASCII mã hóa được: A. 254 ký tự B. 256 ký tự C. 257 ký tự D. 255 ký tự Câu 30. Thiết bị vào là: A. Máy quét B. USB C. Máy chiếu D. Loa ĐỀ ÔN TẬP HỌC KỲ 1 BỘ ĐẾ SỐ 5 Câu 1. Công cụ nào dưới đây đặc trưng cho nền văn minh thông tin? A. Máy thu hình B. Máy tính điện tử C. Điện thoại di động D. Máy thu thanh Câu 2. Ban đầu máy tính ra đời với mục đích: A. Hỗ trợ nhiều vào các lĩnh vực khác. B. Giúp con người giải trí. C. Giúp con người tìm kiếm thông tin trên Internet. D. Phục vụ tính toán đơn thuần. Câu 3. Hệ hexa sử dụng các ký hiệu: A. 0,1,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 B. 1,2,3,4,5,6,7,8,9,a,b,c,d,e,f,g C. 0,1,2,3,4,5,6,7,8,9,A,B,C,D,E,F D. 1→9, A→Z Câu 4. Bit là phần nhỏ nhất của bộ nhớ, có thể lưu trữ được: A. Ký hiệu 0 và ký hiệu 1. B. Ký hiệu 0 hoặc ký hiệu 1. C. Ký hiệu 01. D. Ký hiệu 10. Câu 5. ... là một việc nào đó ta muốn máy tính thực hiện. Trong dấu 3 chấm (...) là từ nào: A. Lập trình B. Bài toán C. Tin học D. Thuật toán Câu 6. Cấu trúc chung của máy tính bao gồm mấy thành phần: A. 3 B. 2 C. 1 D. 4 Câu 7. Thiết bị vừa là thiết bị vào vừa là thiết bị ra là: A. Máy chiếu B. Màn hình cảm ứng C. Micro D. USB Câu 8. Trong biểu diễn thuật toán bằng sơ đồ khối, người ta dùng bao nhiêu hình khối và các ký hiệu: A. 1 B. 4 C. 2 D. 3 Câu 9. Mã hóa thông tin trong máy tính là: A. Biến đổi dữ liệu thành dữ liệu. B. Biến đổi thông tin thành thông tin. C. Biến đổi thông tin thông thường thành một dãy bit. D. Biến đổi dãy bit thành thông tin thông thường. Câu 10. Trong tin học, dữ liệu là: A. Thông tin của một thực thể. B. Các số liệu. C. Dãy bit biểu diễn thông tin trong máy tính. D. Biểu diễn thông tin dạng văn bản. Câu 11. Hệ thống tin học gồm mấy thành phần: A. 4 B. 3 C. 1 D. 2 Câu 12. Máy tính điện tử là công cụ lao động mới trong nền văn minh thứ: A. 3 B. 1 C. 2 D. 4 Câu 13. Phát biểu nào sau đây là sai: A. Người dùng điều khiển máy tính thông qua các câu lệnh do họ mô tả trong chương trình. B. Với mọi chương trình, khi máy tính đang thực hiện thì con người vẫn có thể can thiệp dừng chương trình đó. C. Chương trình là dãy các lệnh, mỗi lệnh mô tả một thao tác. D. Với mọi chương trình, khi máy tính đang thực hiện thì con người không thể can thiệp dừng chương trình đó. Câu 14. Có mấy cách để biểu diễn thuật toán: A. 2 B. 4 C. 1 D. 3 Câu 15. Thuật toán có mấy tính chất: A. 3 B. 2 C. 4 D. 1 Câu 16. Phát biểu nào sau đây về ROM là đúng: A. ROM là bộ nhớ trong chỉ cho phép ghi dữ liệu. B. ROM là bộ nhớ trong có thể đọc và ghi dữ liệu, C. ROM là bộ nhớ trong chỉ cho phép đọc dữ liệu. D. ROM là bộ nhớ ngoài. Câu 17. Đơn vị cơ bản đo lượng thông tin là: A. Byte B. Bit C. Kilôbai D. Mêgabai Câu 18. Để mã hóa thông tin, bộ mã ASCII dùng: A. 16 bit B. 16 byte C. 8 bit D. 8 byte Câu 19. Có mấy dạng thông tin loại phi số thường gặp: A. 2 B. 4 C. 3 D. 1 Câu 20. Phát biểu nào sau đây là đúng: A. Địa chỉ một ô nhớ và nội dung ghi trong ô nhớ đó thường thay đổi trong quá trình máy tính làm việc. B. Xử lý dữ liệu trong máy tính nghĩa là truy cập dữ liệu đó. C. Địa chỉ ô nhớ và nội dung ghi trong ô nhớ đó là độc lập. D. Cả 3 ý trên đều sai. Câu 21. Khi dùng máy tính giải toán ta cần quan tâm đến các yếu tố : A. Đưa vào máy thông tin gì ( Input ) . B. Cần lấy ra thông tin gì ( Output ) . C. Phương pháp giải toán . D. Cả hai câu a , b đều đúng . Câu 22: Để phát triển Tin học cần có : A. Một xã hội có tổ chức trên cơ sở pháp lí chặt chẽ . B. Một đội ngũ lao động có trí tuệ . C. Câu a sai và câu b đúng . D. Cả hai câu a , b đều đúng . Câu 23: Thành phần quan trọng nhất của máy tính, thực hiện và điều khiển việc thực hiện chương trình là: A. Bộ nhớ trong B. Bộ xử lý trung tâm C. Bộ nhớ ngoài D. Thiết bị vào/ra Câu 24: Phát biểu nào sau đây về ROM là đúng: A. ROM là bộ nhớ trong có thể đọc và ghi dữ liệu, B. ROM là bộ nhớ trong chỉ cho phép đọc dữ liệu. C. ROM là bộ nhớ ngoài. D. ROM là bộ nhớ trong chỉ cho phép ghi dữ liệu. Câu 25: Thiết bị vào là: A. USB B. Máy chiếu C. Loa D. Máy quét Câu 26: Bộ mã Unicode mã hóa được: A. 65535 ký tự B. 256 ký tự C. 216 ký tự D. 0-255 ký tự Câu 27: Trong tin học, dữ liệu là: A. Dãy bit biểu diễn thông tin trong máy tính. B. Biểu diễn thông tin dạng văn bản. C. Các số liệu. D. Thông tin của một thực thể. Câu 28: Sau một dãy các thao tác, từ Input của bài toán ta tìm được Output của bài toán đó. Đó là công việc của: A. Thuật toán B. Bài toán C. Người lập trình D. Máy tính điện tử Câu 29: Bộ mã ASCII dùng để mã hóa: A. Bất kỳ một dạng thông tin nào đó. B. Văn bản C. Âm thanh D. Hình ảnh Câu 30: Phát biểu nào sau đây là sai: A. Máy tính "làm việc không mệt mỏi" 24/24. B. Máy tính có thể lưu trữ một lượng lớn thông tin trong một không gian ngày càng nhỏ. C. Máy tính điện tử có thể thay thế hoàn toàn con người trong mọi lĩnh vực của đời sống. D. Các máy tính có thể liên kết với nhau thành mạng máy tính để chia sẽ dữ liệu với nhau.




















ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 2

MÔN: TIN HỌC  - KHỐI LỚP 12

NĂM HỌC 2020 - 2021

CHỦ ĐỀ 1: BIỂU MẪU


TÓM TẮT LÍ THUYẾT


Form (biểu mẫu) được sử dụng để nhập, chỉnh sửa, xem bản ghi. Bạn có thể phải điền form nhiều lần khi đăng nhập website, đăng ký học,… Lý do form được sử dụng thường xuyên như vậy là vì nó là cách dễ nhất để hướng dẫn người dùng nhập đúng dữ liệu. Khi điền thông tin trong form Access, dữ liệu sẽ được nhập vào đúng theo định dạng mà người thiết kế CSDL mong muốn: Trong một hoặc nhiều bảng liên quan.



CHỦ ĐỀ 2: LIÊN KẾT GIỮA CÁC BẢNG


TÓM TẮT LÍ THUYẾT

Trong CSDL, các bảng thường có liên quan với nhau. Khi xây dựng CSDL, liên kết được tạo giữa các bảng cho phép tổng hợp dữ liệu từ nhiều bảng.  Liên kết bảng là việc kết nối giữa các bảng rời rạc nhằm tổng hợp dữ liệu từ những bảng đó.

Lợi ích:     Tránh được việc dư thừa dữ liệu.
Đảm bảo sự nhất quán của dữ liệu.

Để tạo được liên kết giữa các bảng thì:

Các bảng phải nằm cùng trong một Cơ sở dữ liệu.

VD: Bảng Hocsinh và Diem cùng nằm trong cơ sở dữ liệu là QLHocSinh.

Các bảng phải có trường giống nhau về mặt ngữ nghĩa, kiểu dữ liệu, độ dài dữ liệu.

VD: Trường Hocsinh.Mahocsinh và trường Diem.MaHS cùng thể hiện mã số học sinh, kiểu text, độ dài tối đa là 100






CHỦ ĐỀ 3: TRUY VẤN DỮ LIỆU


TÓM TẮT LÍ THUYẾT


Truy vấn là cách để tìm kiếm, biên dịch dữ liệu từ một hoặc nhiều bảng. Thực hiện truy vấn cũng giống như hỏi một câu hỏi chi tiết về CSDL vậy. Khi tạo truy vấn trong Access, bạn đang xác định các điều kiện tìm kiếm cụ thể để tìm chính xác dữ liệu mình muốn.

Truy vấn mạnh hơn so với những tìm kiếm đơn giản mà bạn thực hiện trên bảng rất nhiều. Dù tìm kiếm có thể giúp tìm thấy tên của một khách hàng trong danh sách, nhưng nếu thực hiện truy vấn thì có thể tìm thấy tên và số điện thoại của nhiều khách hàng đã mua hàng trong tuần qua. Truy vấn được thiết kế tốt có thể cung cấp thông tin mà bạn không thể tìm thấy chỉ bằng cách nhìn vào các bảng trong CSDL.




CHỦ ĐỀ 4: BÁO CÁO VÀ KẾT XUẤT BÁO CÁO


TÓM TẮT LÍ THUYẾT


Báo cáo cung cấp cho bạn khả năng trình bày dữ liệu trong một bản in. Nếu đã từng nhận được bản in của máy tính về lịch học, hóa đơn mua hàng, thì đó chính là một báo cáo CSDL. Báo cáo rất hữu ích, vì chúng cho phép trình bày các thành phần của CSDL dưới dạng dễ đọc. Thậm chí có thể tùy chỉnh sự xuất hiện của báo cáo để làm nó hấp dẫn, trực quan hơn. Access cung cấp cho phép tạo báo cáo từ bất kỳ bảng hay truy vấn nào.


CHỦ ĐỀ 5: CƠ SỞ DỮ LIỆU QUAN HỆ

TÓM TẮT LÍ THUYẾT


Mô hình CSDL quan hệ lần đầu tiên được E.F.Codd và tiếp sau đó được công ty IBM giới thiệu vào năm 1970. Ngày nay, hầu hết các tổ chức đã áp dụng CSDL quan hệ để quản lý dữ liệu trong đơn vị mình.

Mô hình cơ sở dữ liệu quan hệ

Cấu trúc dữ liệu: dữ liệu được tổ chức dưới dạng quan hệ hay còn gọi là bảng.

Thao tác dữ liệu: sử dụng những phép toán mạnh (bằng ngôn ngữ SQL).

Mô hình quan hệ là cách thức biểu diễn dữ liệu dưới dạng các quan hệ (các bảng). Một quan hệ là một bảng dữ liệu 2 chiều (cột và dòng), mô tả một thực thể. Mỗi cột tương ứng với một thuộc tính của thực thể. Mỗi dòng chứa các giá trị dữ liệu của một đối tượng cụ thể thuộc thực thể.










CÂU HỎI ÔN TẬP

Câu 1: Công việc thường gặp khi xử lí thông tin của một tổ chức là gì?

A. Tạo lập hồ sơ   B. Cập nhật hồ sơ C. Khai thác hồ sơ D. Tạo lập, cập nhật, khai thác hồ sơ

Câu 2: Việc lưu trữ dữ liệu đầy đủ và hợp lí sẽ:

  1. Hỗ trợ thống kê, báo cáo, tổng hợp số liệu.  B. Hỗ trợ ra quyết định

C. Cả A và B đều đúng D. Cả A và B đều sai.

Câu 3: Cần tiến hành cập nhật hồ sơ học sinh của nhà trường trong các trường hợp nào sau đây?

A. Một học sinh mới chuyển từ trường khác đến; thông tin về ngày sinh của một học sinh bị sai.

B. Sắp xếp danh sách học sinh theo thứ tự tăng dần của tên

C. Tìm học sinh có điểm môn toán cao nhất khối.

D. Tính tỉ lệ học sinh trên trung bình môn Tin của từng lớp.

Câu 4: Dữ liệu trong một CSDL được lưu trong:

A. Bộ nhớ RAM B. Bộ nhớ ROM  C. Bộ nhớ ngoài D. Các thiết bị vật lí

Câu 5: Việc xác định cấu trúc hồ sơ được tiến hành vào thời điểm nào?

A. Trước khi thực hiện các phép tìm kiếm, tra cứu thông tin

B. Cùng lúc với việc nhập và cập nhật hồ sơ

C. Sau khi đã nhập các hồ sơ vào máy tính

D. Trước khi nhập hồ sơ vào máy tính

Câu 6: Xét công tác quản lí hồ sơ. Trong số các công việc sau, những việc nào không thuộc nhóm thao tác cập nhật hồ sơ?

A. Xóa một hồ sơ B. Thống kê và lập báo cáo

C. Thêm hai hồ sơ D. Sửa tên trong một hồ sơ.

Câu 7: Cơ sở dữ liệu (CSDL) là :

A. Tập hợp dữ liệu chứa đựng các kiểu dữ liệu: ký tự, số, ngày/giờ, hình ảnh... của một chủ thể nào đó.

B. Tập hợp dữ liệu có liên quan với nhau theo một chủ đề nào đó được ghi lên giấy.

C. Tập hợp dữ liệu có liên quan với nhau theo một chủ đề nào đó được lưu trên máy tính điện tử để đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin của nhiều người.

D. Tập hợp dữ liệu có liên quan với nhau theo một chủ đề nào đó được lưu trên giấy để đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin của nhiều người.

Câu 8: Hệ quản trị CSDL là:

A. Phần mềm dùng tạo lập, cập nhật, lưu trữ và khai thác thông tin của CSDL

B. Phần mềm dùng tạo lập, lưu trữ một CSDL

C. Phần mềm để thao tác và xử lý các đối tượng trong CSDL

D. Phần mềm dùng tạo lập CSDL

Câu 9: Em hiểu như thế nào về cụm từ  “Hệ quản trị cơ sở dữ liệu” ?

A. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu là một loại thiết bị hỗ trợ màn hình máy tính

B. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu là một loại thiết bị hỗ trợ mạng máy tính

C. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu là một loại dữ liệu được lưu trữ trên máy tính

D. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu là một loại phần mềm máy tính

Câu 10: Một Hệ CSDL gồm:

A. CSDL và các thiết bị vật lí. B. Các phần mềm ứng dụng và CSDL.

C. Hệ QTCSDL và các thiết bị vật lí. D. CSDL và hệ QTCSDL quản trị và khai thác CSDL đó.

Câu 11: Hoạt động nào sau đây có sử dụng CSDL?

A. Bán vé máy bay B. Quản lý học sinh trong nhà trường

C. Bán hàng có quy mô D. Tất cả đều đúng

Câu 12: Hãy nêu các ưu điểm khi sử dụng CSDL trên máy tính điện tử:

A. Gọn, thời sự (Cập nhật đầy đủ, kịp thời...)

B. Gọn, nhanh chóng

C. Gọn, thời sự, nhanh chóng, nhiều nguời có thể sử dụng chung CSDL

D. Gọn, thời sự, nhanh chóng

Câu 13: Khai thác hồ sơ gồm có những việc chính nào?

A. Sắp xếp, tìm kiếm B. Thống kê, lập báo cáo C. Sắp xếp, tìm kiếm, thống kê D. Cả A và B

Câu 14: Xét tệp lưu trữ hồ sơ học bạ của học sinh, trong đó lưu trữ điểm tổng kết của các môn Văn, Toán, Lí, Sinh, Sử, Địa. Những việc nào sau đây không thuộc thao tác tìm kiếm?

A. Tìm học sinh có điểm tổng kết môn Văn cao nhất

B. Tìm học sinh có điểm tổng kết môn Toán thấp nhất

C. Tìm học sinh có điểm trung bình sáu môn cao nhất

D. Tìm học sinh nữ có điểm môn Toán cao nhất và học sinh nam có điểm môn Văn cao nhất

Câu 15: Xét tệp hồ sơ học bạ của một lớp. Các hồ sơ được sắp xếp giảm dần theo điểm trung bình của học sinh. Việc nào nêu dưới đây đòi hỏi phải duyệt tất cả các hồ sơ trong tệp?

A. Tìm học sinh có điểm trung bình cao nhất, thấp nhất

B. Tính điểm trung bình của tất cả học sinh trong lớp

C. Tính và so sánh điểm TB của các học sinh nam và điểm TB của các học sinh nữ trong lớp

D. Cả B và C

Câu 16: Sau khi thực hiện tìm kiếm thông tin trong một tệp hồ sơ học sinh, khẳng định nào sau đây là đúng?

A. Trình tự các hồ sơ trong tệp không thay đổi

B. Tệp hồ sơ có thể xuất hiện những hồ sơ mới

C. Trình tự các hồ sơ trong tệp không thay đổi, nhưng những thông tin tìm thấy đã được lấy ra nên không còn trong những hồ sơ tương ứng

D. Những hồ sơ tìm được sẽ không còn trên tệp vì người ta đã lấy thông tin ra

Câu 17: Những khẳng định nào sau đây là sai?

A. Tìm kiếm là việc tra cứu các thông tin không có sẵn trong hồ sơ thỏa mãn một số điều kiện nào đó

B. Thống kê là cách khai thác hồ sơ dựa trên tính toán để đưa ra các thông tin đặc trưng, không có sẵn trong hồ sơ

C. Lập báo cáo là việc sử dụng các kết quả tìm kiếm, thống kê, sắp xếp các bộ hồ sơ để tạo lập một bộ hồ sơ mới có nội dung và cấu trúc khuôn dạng theo một yêu cầu cụ thể nào đó, thường để in ra giấy

D. Sắp xếp hồ sơ theo một tiêu chí nào đó phù hợp với yêu cầu quản lý của tổ chức



Câu 18: Một hệ quản trị CSDL không có chức năng nào trong các chức năng dưới đây?

A. Cung cấp môi trường tạo lập CSDL

B. Cung cấp môi trường cập nhật và khai thác dữ liệu

C. Cung cấp công cụ quản lí bộ nhớ

D. Cung cấp công cụ kiểm soát, điều khiển truy cập vào CSDL.

Câu 19: Ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu thật chất là:

  1. Ngôn ngữ lập trình Pascal B. Ngôn ngữ C

C. Các kí hiệu toán học dùng để thực hiện các tính toán D. Hệ thống các kí hiệu để mô tả CSDL

Câu 20: Ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu bao gồm các lệnh cho phép:

A. Đảm bảo tính độc lập dữ liệu

B. Khai báo kiểu dữ liệu, cấu trúc dữ liệu và các ràng buộc trên dữ liệu của  CSDL

C. Mô tả các đối tượng được lưu trữ trong CSDL

D. Khai báo kiểu dữ liệu của CSDL

Câu 21: Ngôn ngữ thao tác dữ liệu thật chất là:

A. Ngôn ngữ để người dùng diễn tả yêu cầu cập nhật hay khai thác thông tin

B. Ngôn ngữ để người dùng diễn tả yêu cầu cập nhật thông tin

C. Ngôn ngữ SQL

D. Ngôn ngữ bậc cao

Câu 22: Ngôn ngữ thao tác dữ liệu bao gồm các lệnh cho phép:

A. Nhập, sửa, xóa dữ liệu

B. Khai báo kiểu, cấu trúc, các ràng buộc trên dữ liệu của  CSDL

C. Khai thác dữ liệu như: tìm kiếm, sắp xếp, kết xuất báo cáo…

D. Câu A và C

Câu 23: Ngôn ngữ CSDL được sử dụng phổ biến hiện nay là:

A. SQL B. Access C. Foxpro D. Java

Câu 24: Những nhiệm vụ nào dưới đây không thuộc nhiệm vụ của công cụ kiểm soát, điều khiển truy cập vào CSDL?

A. Duy trì tính nhất quán của CSDL B. Cập nhật (thêm, sửa, xóa dữ liệu)

C. Khôi phục CSDL khi có sự cố D. Phát hiện và ngăn chặn sự truy cập không được phép

Câu 25: Hệ QT CSDL có các chương trình thực hiện những nhiệm vụ:

A. Phát hiện và ngăn chặn sự truy cập không được phép, tổ chức và điều khiển các truy cập đồng thời

B. Duy trì tính nhất quán của dữ liệu, quản lý các mô tả dữ liệu

C. Khôi phục CSDL khi có sự cố ở phần cứng hay phần mềm

D. Cả 3 đáp án A, B và C

Câu 26: Khẳng định nào sau đây là đúng?

A. Hệ QT CSDL là một bộ phận của ngôn ngữ CSDL, đóng vai trò chương trình dịch cho ngôn ngữ CSDL

B. Người lập trình ứng dụng không được phép đồng thời là người quản trị hệ thống vì như vậy vi phạm quy tắc an toàn và bảo mật

C. Hệ QT CSDL hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào hệ điều hành

D. Người quản trị CSDL phải hiểu biết sâu sắc và có kĩ năng tốt trong các lĩnh vực CSDL, hệ QT CSDL và môi trường hệ thống

Câu 27: Người nào đã tạo ra các phần mềm ứng dụng đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin từ CSDL?

A. Người dùng B. Người  lập trình ứng dụng

C. Người QT CSDL D. Cả ba người trên

Câu 28: Người nào có vai trò quan trọng trong vấn đề phân quyền hạn truy cập sử dụng CSDL?

A. Người lập trình B. Người dùng

C. Người quản trị D. Nguời quản trị CSDL

Câu 29: Trong vai trò của con người khi làm việc với các hệ CSDL, người thiết kế và cấp phát quyền truy cập cơ sở dữ liệu, là người ?

A. Người lập trình ứng dụng                         B. Người sử dụng (khách hàng)

C. Người quản trị cơ sở dữ liệu      D. Người bảo hành các thiết bị phần cứng của máy tính

Câu 30: Chức năng của hệ QTCSDL?

A. Cung cấp cách khai báo dữ liệu

B. Cung cấp môi trường tạo lập CSDL và  công cụ kiểm soát, điều khiển việc truy cập vào CSDL.

C. Cung cấp cách cập nhật dữ liệu, tìm kiếm và kết xuất thông tin

D. Câu B và C

Câu 31: Quy trình xây dựng CSDL là:

A. Khảo sát 🡪 Thiết kế 🡪 Kiểm thử B. Khảo sát 🡪 Kiểm thử 🡪 Thiết kế

C. Thiết kế 🡪 Kiểm thử 🡪 Khảo sát D. Thiết kế 🡪 Khảo sát 🡪 Kiểm thử

Câu 32: Access là gì?

A. Là phần mềm ứng dụng B. Là hệ QTCSDL do hãng Microsoft sản xuất

C. Là phần cứng D. Cả A và B

Câu 33: Access là hệ QT CSDL dành cho:

A. Máy tính cá nhân B. Các mạng máy tính trong mạng toàn cầu

C. Các máy tính chạy trong mạng cục bộ D. Cả A và C

Câu 34: Các chức năng chính của Access?

A. Lập bảng B. Tính toán và khai thác dữ liệu

C. Lưu trữ dữ liệu D. Ba câu trên đều đúng

Câu 35: Access có những khả năng nào?

A. Cung cấp công cụ tạo lập, lưu trữ dữ liệu

B. Cung cấp công cụ tạo lập, cập nhật và khai thác dữ liệu

C. Cung cấp công cụ tạo lập, lưu trữ và khai thác dữ liệu

D. Cung cấp công cụ tạo lập, lưu trữ, cập nhật và khai thác dữ liệu

Câu 36: Các đối tượng cơ bản trong Access là:

A. Bảng, Macro, Biểu mẫu, Mẫu hỏi B. Bảng, Macro, Biểu mẫu, Báo cáo

C. Bảng, Mẫu hỏi, Biểu mẫu, Báo cáo D. Bảng, Macro, Môđun, Báo cáo

Câu 37: Trong Access có mấy đối tượng cơ bản?

A. 4 B. 2 C. 3 D. 1

Câu 38: Chọn câu sai trong các câu sau:

A. Access có khả năng cung cấp công cụ tạo lập CSDL

B. Access không hỗ trợ lưu trữ CSDL trên các thiết bị nhớ.

C. Access cho phép cập nhật dữ liệu, tạo báo cáo, thống kê, tổng hợp.

D. CSDL xây dựng trong Access gồm các bảng và liên kết giữa các bảng.

Câu 39: Để định dạng, tính toán, tổng hợp và in dữ liệu, ta dùng:

A. Table B. Form C. Query D. Report

Câu 40: Để sắp xếp, tìm kiếm và kết xuất dữ liệu xác định từ một hoặc nhiều bảng, ta dùng:

A. Table B. Form C. Query D. Report

Câu 41: Đối tượng nào tạo giao diện thuận tiện cho việc nhập hoặc hiển thị thông tin?

A. Table B. Form C. Query D. Report

Câu 42: Đối tượng nào có chức năng dùng để lưu dữ liệu?

A. Table B. Form C. Query D. Report

Câu 43: Để khởi động Access, ta thực hiện:

A. Nháy đúp vào biểu tượng Access  trên màn hình nền

B. Nháy vào biểu tượng Access  trên màn hình nền

C. Start 🡪 All Programs 🡪 Microsoft Office 🡪 Microsoft Access

D. A hoặc C

Câu 44: Để tạo một CSDL mới và đặt tên tệp trong Access, ta phải:

A. Khởi động Access, vào File chọn New hoặc kích vào biểu tượng New

B. Vào File chọn New

C. Kích vào biểu  tượng New

D. Khởi động Access, vào File chọn New hoặc kích vào biểu tượng New, kích tiếp vào Blank DataBase, rồi đặt tên file và chọn vị trí lưu tệp, rồi sau đó chọn Create

Câu 45: Hãy sắp xếp các bước sau để được một thao tác đúng khi tạo một CSDL mới?

(1) Chọn nút Create    ( 2) Chọn File -> New    (3) Nhập tên cơ sở dữ liệu     (4) Chọn Blank Database

A. (2) → (4) → (3) → (1)    B. (2) → (1) → (3) → (4)     

C. (1) → (2) → (3) → (4) D. (1) → (3) → (4) → (2)

Câu 46: Trong Access, để tạo CSDL mới, thao tác thực hiện lệnh nào sau đây là đúng?

A. Create Table in Design View B. Create table by using wizard

C. File/open D. File/New/Blank Database

Câu 47: Tên của CSDL trong Access bắt buộc phải đặt trước hay sau khi tạo CSDL?

A. Đặt tên tệp sau khi đã tạo CSDL                  B. Vào File /Exit

C. Vào File /Close                                             D. Bắt buộc vào là đặt tên tệp ngay rồi mới tạo CSDL sau

Câu 48: Trong Acess, để mở CSDL đã lưu, thao tác thực hiện lệnh nào sau đây là đúng?

A. File/new/Blank Database B. Create table by using wizard

C. File/open/ D. Create Table in Design View

Câu 49: Giả sử đã có tệp Access trên đĩa, để mở tập tin đó thì ta thực hiện thao tác nào mới đúng?

A. Nhấn tổ hợp phím CTRL+ O B. Nháy đúp chuột lên tên của CSDL (nếu có) trong khung New File

C. File/Open D. Cả A, B và C đều đúng

Câu 50: Kết thúc phiên làm việc với Access bằng cách thực hiện thao tác:

A. File/Close B. Nháy vào nút (X) nằm ở góc trên bên phải màn hình làm việc của Access

C. File/Exit D. Câu B hoặc C

Câu 51: Có mấy chế độ chính để làm việc với các loại đối tượng?

A. 5 chế độ B. 3 chế độ C. 4 chế độ D. 2 chế độ

Câu 52: Hai chế độ chính làm việc với các đối tượng là:

A. Trang dữ liệu và thiết kế B. Chỉnh sửa và cập nhật

C. Thiết kế và bảng D. Thiết kế và cập nhật

Câu 53: Chế độ thiết kế được dùng để:

A. Tạo mới hay thay đổi cấu trúc của bảng, mẫu hỏi; thay đổi cách trình bày và định dạng biểu mẫu, báo cáo

B. Cập nhật dữ liệu cho của bảng, mẫu hỏi; thay đổi cách trình bày và định dạng biểu mẫu, báo cáo

C. Tạo mới hay thay đổi cấu trúc của bảng, mẫu hỏi; hiển thị dữ liệu của biểu mẫu, báo cáo

D. Tạo mới hay thay đổi cấu trúc của bảng, mẫu hỏi, biểu mẫu và báo cáo

Câu 54: Chế độ trang dữ liệu được dùng để:

A. Tạo mới hay thay đổi cấu trúc của bảng, mẫu hỏi; thay đổi cách trình bày và định dạng biểu mẫu, báo cáo

B. Cập nhật dữ liệu cho của bảng, mẫu hỏi; thay đổi cách trình bày và định dạng biểu mẫu, báo cáo

C. Hiển thị dữ liệu của biểu mẫu, báo cáo; thay đổi cấu trúc bảng, mẫu hỏi

D. Hiển thị dữ liệu dạng bảng, cho phép xem, xóa hoặc thay đổi các dữ liệu đã có

Câu 55: Trong chế độ trang dữ liệu, ta có thể chuyển sang chế độ thiết kế bằng cách dùng menu:

A. Format→Design View B. View→Design View

C. Tools→Design View D. Edit →Design View

Câu 56: Để chuyển đổi qua lại giữa chế độ trang dữ liệu và chế độ thiết kế, ta nháy nút:

A.  B.  C.   hoặc  D. 

Câu 57: Một đối tượng trong Access có thể được tạo ra bằng cách:

A. Người dùng tự thiết kế, dùng thuật sĩ hoặc kết hợp cả 2 cách trên B. Người dùng tự thiết kế

C. Kết hợp thiết kế và thuật sĩ D. Dùng các mẫu dựng sẵn

Câu 58: Để tạo một đối tượng trong Access, trước tiên ta phải nháy chọn một đối tượng cần tạo trong bảng chọn đối tượng, rồi tiếp tục thực hiện:

A. Nháy nút  …

B. Nháy chọn  một trong các cách (tự thiết kế, dùng thuật sĩ, kết hợp giữa thuật sĩ và thiết kế) trong trang bảng

C. Đáp án A, B đều đúng

D. Đáp án A, B đều sai

Câu 59: Người ta thường sử dụng cách nào để tạo một đối tượng mới (table)?

A. Create table in Design view B. Create table by using wizard

C. Create table by entering data D. Create form in Design view

Câu 60: Để mở một đối tượng, trong cửa sổ của loại đối tượng tương ứng, ta thực hiện:

A. Nháy lên tên một đối tượng rồi tiếp tục nháy nút  để mở nó

B. Nháy lên tên một đối tượng để mở nó

C. Nháy đúp lên tên một đối tượng để mở nó

D. Đáp án A hoặc C

Câu 61: Phần đuôi của tên tập tin trong Access là

A. MDB B. DOC C. XLS D. TEXT

Câu 62: MDB viết tắt bởi

A. Không có câu nào đúng B. Manegement DataBase

C. Microsoft DataBase D. Microsoft Access DataBase

Câu 63: Thành phần cơ sở của Access là:

A. Table B. Field C. Record D. Field name

Câu 64: Trong Access, muốn làm việc với đối tượng bảng, tại cửa sổ cơ sở dữ liệu ta chọn nhãn :

A. Queries B. Reports C. Tables D. Forms

Câu 65: Để mở một bảng ở chế độ thiết kế, ta chọn bảng đó rồi:

A. Click vào nút  B. Bấm Enter

C. Click vào nút  D. Click vào nút 

Câu 66: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sai?

A. Trường (field): bản chất là cột của bảng, thể hiện thuộc tính của chủ thể cần quản lý

B. Bản ghi (record): bản chất là hàng của bảng, gồm dữ liệu về các thuộc tính của chủ thể được quản lý

C. Kiểu dữ liệu (Data Type): là kiểu của dữ liệu lưu trong một trường

D. Một trường có thể có nhiều kiểu dữ liệu

Câu 67: Trong Access, một bản ghi được tạo thành từ dãy:

A.Trường B.Cơ sở dữ liệu C.Tệp D.Bản ghi khác

Câu 68: Phát biểu nào sau là đúng nhất ?

A. Record  là tổng số hàng của bảng B. Data Type là kiểu dữ liệu trong một bảng

C. Table gồm các cột và hàng D. Field là tổng số cột trên một bảng

Câu 69: Trong Access, khi nhập dữ liệu cho bảng, giá trị của field GIOI_TINH là True. Khi đó field GIOI_TINH được xác định kiểu dữ liệu gì ?

A.Yes/No B.Boolean C.True/False D.Date/Time

Câu 70: Khi chọn kiểu dữ liệu cho trường THÀNH_TIỀN (bắt buộc kèm theo đơn vị tiền tệ), phải  chọn loại nào?

A. Number B. Currency C. Text D. Date/time

Câu 71: Khi chọn dữ liệu cho các trường chỉ chứa một trong hai giá trị như: trường “gioitinh”, trường  “đoàn viên”, ...nên chọn kiểu dữ liệu nào để sau này nhập dữ liệu cho nhanh.

A. Number B. Text C. Yes/No D. Auto Number

Câu 72: Đâu là kiểu dữ liệu văn bản trong Access:

A. Character B. String C. Text D. Currency

Câu 73: Chọn kiểu dữ liệu nào cho truờng điểm “Tóan”, “Lý”,...

A. AutoNumber B. Yes/No C. Number D. Currency

Câu 74: Trong Access, dữ liệu kiểu ngày tháng được khai báo bằng:

A. Day/Type B. Date/Type C. Day/Time D. Date/Time

Câu 75: Trong Access khi ta nhập dữ liệu cho trường “Ghi chú” trong CSDL (dữ liệu kiểu văn bản) mà nhiều hơn 255 kí tự thì ta cần phải định nghĩa trường đó theo kiểu nào?

A. Text B. Currency C. Longint D. Memo

Câu 76 Trong của sổ CSDL đang làm việc, để tạo cấu trúc bảng trong chế độ thiết kế, thao tác thực hiện lệnh nào sau đây là đúng?

A. Nháy nút , rồi nháy đúp Design View B. Nhấp đúp

C. Nháy đúp vào Create Table in Design View D. A hoặc C

Câu 77: Cửa sổ cấu trúc bảng được chia làm những phần nào?

A. Phần định nghĩa trường và phần các tính chất của trường

B. Tên trường (Field Name), kiểu dữ liệu (Data Type) và mô tả trường (Description)

C. Tên trường (Field Name), kiểu dữ liệu (Data Type) và các tính chất của trường (Field Properties)

D. Tên trường (Field Name), kiểu dữ liệu (Data Type), mô tả trường (Description) và các tính chất của trường (Field Properties)

Câu 78: Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Phần định nghĩa trường gồm có: tên trường, kiểu dữ liệu và mô tả trường

B. Mô tả nội dung của trường bắt buộc phải có

C. Cấu trúc của bảng được thể hiện bởi các trường

D. Mỗi trường có tên trường, kiểu dữ liệu, mô tả trường và các tính chất của trường
Câu 79: Khi làm việc với cấu trúc bảng, để xác định tên trường, ta gõ tên trường tại cột:

A. File Name B. Field Name C. Name Field D. Name

Câu 80: Khi làm việc với cấu trúc bảng, để xác định kiểu dữ liệu của trường, ta xác định tên kiểu dữ liệu tại cột:

A. Field Type B. Description C. Data Type D. Field Properties

Câu 81: Trong khi tạo cấu trúc bảng, muốn thay đổi kích thước của trường, ta xác định giá trị mới tại dòng:

A. Field Name B. Field Size C. Description D. Data Type

Câu 82: Khi tạo bảng, trường “DiaChi” có kiểu dữ liệu là Text, trong mục Field size ta nhập vào số 300. Sau đó ta lưu cấu trúc bảng lại.

A. Access báo lỗi B. Trường DiaChi có tối đa 255 kí tự

C. Trường DiaChi có tối đa 300 kí tự D. Trường DiaChi có tối đa 256 kí tự

Câu 83: Giả sử trường “DiaChi” có Field size là 50. Ban đầu địa chỉ của học sinh A là “Le Hong Phong”, giờ ta sửa lại thành “70 Le Hong Phong” thì kích thước CSDL có thay đổi như thế nào ?

A. Giảm xuống B. Không đổi C. Tăng lên

Câu 84: Các trường mà giá trị của chúng được xác định duy nhất mỗi hàng của bảng được gọi là:

A. Khóa chính  B.Bản ghi chính C.Kiểu dữ liệu D.Trường chính

Câu 85: Hãy chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau?

A. Khi đã chỉ định khóa chính cho bảng, Access sẽ không cho phép nhập giá trị trùng hoặc để trống giá trị trong trường khóa chính

B. Trường khóa chính có thể nhận giá trị  trùng nhau

C. Trường khóa chính có thể để trống

D. Trường khóa chính phải là trường có kiểu dữ liệu là Number hoặc AutoNumber

Câu 86 Hãy chọn phát biểu sai  trong các phát biểu sau?

A. Khi đã chỉ định khóa chính cho bảng, Access sẽ không cho phép nhập giá trị trùng hoặc để trống giá trị trong trường khóa chính

B. Khóa chính có thể là một hoặc nhiều trường

C. Một bảng có thể có nhiều khóa chính

D. Có thể thay đổi khóa chính

Câu 87: Chọn phát biểu đúng khi nói về khóa chính và bảng (được thiết kế tốt) trong access?

A. Bảng không cần có khóa chính B. Một bảng có thể có 2 trường cùng kiểu AutoNumber

C. Một bảng phải có một khóa chính D. Một bảng có nhiều khóa chính

Câu 88: Để chỉ định khóa chính cho một bảng, sau khi chọn trường, ta thực hiện:

A. Edit 🡪 Primary key B. Nháy nút 

C. A và B D. A hoặc B

Câu 89: Trong Access, khi chỉ định khoá chính sai, muốn xóa bỏ khoá chính đã chỉ định, ta nháy chuột vào nút lệnh :

A.  B.  C.  D. 

Câu 90: Trong Access, muốn thay đổi khóa chính, ta chọn trường muốn chỉ định khóa chính rồi thực hiện:

A. Nháy nút   hoặc chọn Edit 🡪 Primary Key B. Nháy nút   và chọn Edit 🡪 Primary Key

C. Nháy nút    D. Edit 🡪 Primary Key

Câu 91: Trong khi làm việc với cấu trúc bảng, muốn xác định khóa chính, ta thực hiện : ........... → Primary Key

A. Insert B. Edit C. File D. Tools

Câu 92:  Khi thiết kế xong bảng, nếu không chỉ định khóa chính thì:

A. Access đưa lựa chọn là tự động tạo trường khóa chính cho bảng có tên là ID với kiểu dữ liệu là AutoNumber

B. Access không cho phép lưu bảng

C. Access không cho phép nhập dữ liệu

D. Dữ liệu của bảng sẽ có hai hàng giống hệt nhau

Câu 93: Khi đang làm việc với cấu trúc bảng, muốn lưu cấu trúc vào đĩa, ta thực hiện :

A. View – Save B. Tools – Save C. Format – Save D. File – Save

Câu 94: Để lưu cấu trúc bảng, ta thực hiện :

A. File 🡪 Save B.Nháy nút 

C. Nhấn tổ hợp phím Ctrl+S D. A hoặc B hoặc C

Câu 95: Cho các thao tác sau: 
1. Mở cửa sổ CSDL, chọn đối tượng Table trong bảng chọn đối tượng
2. Trong cửa sổ Table: gõ tên trường, chọn kiểu dữ liệu, mô tả, định tính chất trường
3. Tạo cấu trúc theo chế độ thiết kế
4. Đặt tên và lưu cấu trúc bảng
5. Chỉ định khóa chính

Để tạo cấu trúc một bảng trong CSDL, ta thực hiện lần lượt các thao tác:

A.1, 3, 2, 5, 4   B.3, 4, 2, 1, 5 C.2, 3, 1, 5, 4  D.1, 2, 3, 4, 5

Câu 96: Cấu trúc bảng bị thay đổi khi có một trong những thao tác nào sau đây?

A. Thêm/xóa trường

B. Thay đổi tên, kiểu dữ liệu của trường, thứ tự các trường, khóa chính

C. Thay đổi các tính chất của trường

D. Thêm/xóa trường, thay đổi tên, kiểu dữ liệu của trường, thứ tự các trường, khóa chính

Câu 97: Trong chế độ thiết kế, một trường thay đổi khi:

A.Một trong những tính chất của trường thay đổi B. Kiểu dữ liệu của trường thay đổi

C.Tên trường thay đổi D. Tất cả các phương án trên

Câu 98: Chế độ trang dữ liệu, không cho phép thực hiện thao tác nào trong các thao tác dưới đây?

A. Thêm bản ghi mới. B. Xóa bản ghi.

C. Thêm bớt trường của bảng D. Chỉnh sửa nội dung của bản ghi.

Câu 99: Bảng đã được hiển thị ở chế độ trang dữ liệu, muốn xóa trường đã chọn, thao tác thực hiện lệnh nào sau đây là đúng?

A. Không thực hiện được B. Edit/Delete Field

C. Edit/Delete Rows D. Insert/Rows

Câu 100: Trong cửa sổ CSDL, muốn thay đổi cấu trúc 1 bảng, ta chọn bảng đó rồi nháy:

A.  B.  C.  D. 

Đáp án:

01. C; 02. C; 03. C; 04. B; 05. B; 06. C; 07. C; 08. D; 09. A; 10. D; 11. C; 12. A; 13. A; 14. A; 15. D;

16. D; 17. D; 18. B; 19. B; 20. D; 21. D; 22. A; 23. B; 24. A; 25. D; 26. B; 27. C; 28. C; 29. A; 30. D;

31. A; 32. D; 33. D; 34. D; 35. B; 36. D; 37. D; 38. A; 39. A; 40. B; 41. C; 42. C; 43. B; 44. C; 45. D;

46. D; 47. C; 48. D; 49. B; 50. D; 51. D; 52. D; 53. D; 54. A; 55. D; 56. B; 57. A; 58. C; 59. A; 60. B;

61.D; 62.A; 63.A; 64.C; 65.A; 66.A; 67.A; 68.D; 69.C; 70. A; 71.D; 72.D; 73.D; 74.C; 75.A; 76.B; 77. B

78. D; 79.A; 80.D;81.B;82.B; 83.B; 84.D;85.D; 86.D; 87.A; 88.A; 89.C; 90.B; 91.D; 92.B; 93.A; 94.D; 95.D; 96.D;

97.D; 98.D; 99.D; 100.D





TỔ TIN HỌC CÂU HỎI ÔN TẬP




CÂU HỎI ÔN TẬP HỌC KỲ 2 – TIN HỌC 11


1/ Phát biểu nào dưới đây về kiểu mảng là phù hợp?

(a) Là một tập hợp các số nguyên;


(b) Độ dài tối đa của mảng là 255;

(c) Là một dãy hữu hạn các phần tử cùng kiểu; (*)

(d) Mảng không thể chứa kí tự;


2/  Thế nào là khai báo biến mảng gián tiếp?




(a) Khai báo mảng của các bản ghi;

(c) Khai báo mảng hai chiều;

(b) Khai báo mảng xâu kí tự;

(d) Khai báo thông qua kiểu mảng đã có; (*)

3/  Phương án nào dưới đây là khai báo mảng hợp lệ?




(a) Var mang : ARRAY[0..10] OF INTEGER; (*)

(c) Var mang : INTEGER OF ARRAY[0..10];

(b) Var mang : ARRAY[0..10] : INTEGER;

(d) Var mang : ARRAY(0..10) : INTEGER;

4/  Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, về mặt cú pháp câu lệnh nào sau đây là đúng?





(a) Type mang1c = array(1..100) of char;

(c) Type 1chieu = array[1..100] of char;

(b) Type mang1c = array[1..100] of char; (*)

(d) Type mang = array[1-100] of char;


5/ Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, xâu kí tự là

  1. Mảng các ký tự;


(b) Dãy các kí tự trong bảng mã ASCII; (*)

  1. Tập hợp các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Anh;

  2. Tập hợp các chữ cái và các chữ số trong bảng chữ cái tiếng Anh;


6/ Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, xâu kí tự không có kí tự nào gọi là:

(a) Xâu không; (c) Xâu trắng;


(b) Xâu rỗng; (*) (d) Không phải là xâu kí tự;




7/ Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, xâu kí tự có tối đa?

(a) 8 kí tự; (c) 256 kí tự;


(b) 16 kí tự; (d) 255 kí tự;



(*)




8/ Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, với xâu kí tự có các phép toán là:

  1. Phép cộng, trừ, nhân, chia;

  2. Phép cộng và phép trừ;

  3. Chỉ có phép cộng;

(d) Phép ghép xâu và phép so sánh; (*)


9/ Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, hai xâu kí tự được so sánh dựa trên:

  1. Mã của từng kí tự trong các xâu lần lượt từ trái sang phải;  (*)

  2. Độ dài tối đa của hai xâu;

  3. Độ dài thực sự của hai xâu;

  4. Số lượng các kí tự khác nhau trong xâu;


10/ Biểu thức quan hệ nào dưới đây cho giá trị TRUE?




(a) ‘MOOR’ < ‘LOOK’;



(c) ‘AB123CD’ < ‘ ’;



(b) ‘MATHEMATIC’ < ‘LOOK’;

(d) ‘MOOR’ < ‘MOORK’; (*)

11/ Biểu thức quan hệ nào dưới đây cho giá trị FALSE?



(a) ‘MOOR’ < ‘LOOK’;  (*)


(c) ‘AB123CD’ < ‘ABCDAB’;

(b) ‘MOOR’ < ‘MOORK’;

(d) ‘ABCDOR’ < ‘ABDOR’;

12/ Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, thủ tục chèn xâu S1 vào xâu S2 bắt đầu từ vị trí vt được viết:

(a) Insert(vt,S1,S2);

(b) Insert(S1,S2,vt);

(*)













TIN HỌC 11


Trang 1/7




TỔ TIN HỌC

CÂU HỎI ÔN TẬP



(c) Insert(S1,vt,S2);

(d) Insert(S2,S1,vt);


13/ Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, hàm Length(S) cho kết quả gì?

  1. Độ dài xâu S khi khai báo;

  2. Số ký tự hiện có của xâu S không tính các dấu cách;

  3. Số ký tự của xâu không tính dấu cách cuối cùng;

(d) Số ký tự hiện có của xâu S; (*)


14/ Hãy chọn phương án ghép đúng. Cho xâu S là „Hanoi-Vietnam‟. Kết quả của hàm Length(S) là:

(a) 12; (b) 13; (*) (c) 14; (d) 15;


15/ Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, hàm Upcase(ch) cho kết quả là:

(a) Chữ cái in hoa tương ứng với ch; (*) (c) Xâu ch toàn chữ thường;


(b) Xâu ch gồm toàn chữ hoa; (d) Biến ch thành chữ thường;




16/ Dữ liệu kiểu tệp:


  1. được lưu trữ trên ROM.


  1. được lưu trữ trên RAM.

  1. chỉ được lưu trữ trên đĩa cứng.

(d) được lưu trữ trên bộ nhớ ngoài. (*)




17/ Số lượng phần tử trong tệp:

  1. Không được lớn hơn 128.

  2. Không được lớn hơn 255.

  3. Phải được khai báo trước.

  4. Không bị giới hạn mà chỉ phụ thuộc vào dung lượng đĩa.    (*)


18/ Xét theo cách tổ chức dữ liệu, có thể phân tệp thành mấy loại?


(a) 1.

(b) 2.

(*)

(c) 3.

(d) 4.

19/ Xét theo cách thức truy cập, có thể phân tệp thành mấy loại?


(a) 1.

(b) 2.

(*)

(c) 3.

(d) 4.


20/ Hãy chọn phương án ghép đúng. Tệp truy cập tuần tự:

  1. cho phép truy cập đến một dữ liệu nào đó trong tệp chỉ bằng cách bắt đầu từ đầu tệp và đi qua lần


lượt tất cả các dữ liệu trước nó. (*)

  1. cho phép tham chiếu đến dữ liệu cần truy cập bằng cách xác định trực tiếp vị trí của dữ liệu đó.

  2. là tệp mà các phần tử của nó được tổ chức theo một cấu trúc nhất định.

  3. là tệp mà dữ liệu được ghi dưới dạng các ký tự theo mã ASCII.


21/ Hãy chọn phương án ghép đúng. Tệp truy cập trực tiếp:


  1. cho phép truy cập đến một dữ liệu nào đó trong tệp chỉ bằng cách bắt đầu từ đầu tệp và đi qua lần lượt tất cả các dữ liệu trước nó.


  1. cho phép tham chiếu đến dữ liệu cần truy cập bằng cách xác định trực tiếp vị trí của dữ liệu đó.   (*)

  2. là tệp mà các phần tử của nó được tổ chức theo một cấu trúc nhất định.

  3. là tệp mà dữ liệu được ghi dưới dạng các ký tự theo mã ASCII.


22/ Trong PASCAL để khai báo biến tệp văn bản ta phải sử dụng cú pháp:

(a) Var : Text; (c) Var : String;


(b) Var : Text; (*) (d) Var : String;


23/ Trong PASCAL, để khai báo hai biến tệp văn bản f1, f2 ta viết:

(a) Var f1 f2 : Text; (c) Var f1 , f2 : Text; (*)


(b) Var f1 ; f2 : Text; (d) Var f1 : f2 : Text;


24/ Để thao tác với tệp:

  1. ta có thể gán tên tệp cho tên biến tệp, hoặc sử dụng trực tiếp tên tệp cũng được.


(b) ta nhất thiết phải gán tên tệp cho tên biến tệp. (*)

  1. ta nên sử dụng trực tiếp tên tệp trong chương trình.



TIN HỌC 11 Trang 2/7



TỔ TIN HỌC CÂU HỎI ÔN TẬP



  1. ta nhất thiết phải sử dụng trực tiếp tên tệp trong chương trình.


25/ Để gán tên tệp cho tên biến tệp ta sử dụng câu lệnh:


(a) := ;

(c) Assign(,);(*)

(b) := ;

(d) Assign(,);

26/ Trong PASCAL mở tệp để đọc dữ liệu ta phải sử dụng thủ tục:


(a) Reset();



(c) Rewrite();


(b) Reset(); (*)

(d) Rewrite();


27/ Trong PASCAL mở tệp để ghi kết quả ta phải sử dụng thủ tục:


(a) Reset();



(c) Rewrite();


(b) Reset();

(d) Rewrite();

(*)

28/ Để đọc dữ liệu từ tệp văn bản ta có thể sử dụng thủ tục:


(a) Read(,);

(c) Write(,);

(b) Read(,); (*)

(d) Write(,);


29/ Để ghi kết quả vào tệp văn bản ta có thể sử dụng thủ tục:

  1. Read(,);

  2. Read(,);

  3. Write(,);

  4. Write(,); (*)




30/ Trong Pascal để đóng tệp ta dùng thủ tục: (a) Close(); (*) (b) Close();

(c) Stop();

(d) Stop();




31/ Nếu hàm eof() cho giá trị bằng true thì con trỏ tệp nằm ở vị trí:

(a) Đầu dòng.


(c) Cuối dòng.


(b) Đầu tệp.


(d) Cuối tệp.

(*)


32/ Nếu hàm eoln() cho giá trị bằng true thì con trỏ tệp nằm ở vị trí:

(a) Đầu dòng.


(c) Cuối dòng.(*)

(b) Đầu tệp.


(d) Cuối tệp.


33/ Hãy chọn thứ tự hợp lí nhất khi thực hiện các thao tác đọc dữ liệu từ tệp:

  1. Mở tệp => Gán tên tệp với biến tệp => Đọc dữ liệu từ tệp => Đóng tệp .

  2. Mở tệp => Đọc dữ liệu từ tệp => Gán tên tệp với biến tệp => Đóng tệp.

  3. Gán tên tệp với biến tệp => Mở tệp => Đọc dữ liệu từ tệp => Đóng tệp .   (*)

  4. Gán tên tệp với biến tệp => Đọc dữ liệu từ tệp => Mở tệp => Đóng tệp.


34/ Hãy chọn các thao tác ghi trên tệp văn bản chứa dữ liệu là:

  1. Thông báo mở tệp để đọc=>Đọc dữ liệu trong tệp=>Đóng tệp=>Gán biến tệp với tên tệp.


  1. Thông báo mở tệp để đọc=>Đọc dữ liệu trong tệp=>Gán biến tệp với tên tệp=>Đóng tệp.

  2. Gán biến tệp với tên tệp=>Thông báo mở file để ghi dữ liệu mới=>Ghi dữ liệu mới=>Đóng tệp. (*)

  3. Gán biến tệp với tên tệp=>Thông báo mở file để ghi dữ liệu mới=>Đọc dữ liệu trong tệp=>Đóng tệp.


35/ Hãy chọn các thao tác đọc trên tệp văn bản chứa dữ liệu là:

  1. Gán biến tệp với tên tệp => Thông báo mở file để ghi dữ liệu mới => Ghi dữ liệu mới  => Đóng tệp.


(b) Gán biến tệp với tên tệp => Thông báo mở tệp để đọc => Đọc dữ liệu trong tệp => Đóng tệp. (*)

  1. Thông báo mở file để ghi dữ liệu mới => Gán biến tệp với tên tệp => Ghi dữ liệu mới  => Đóng tệp.

  2. Thông báo mở file để ghi dữ liệu mới => Ghi dữ liệu mới  => Gán biến tệp với tên tệp => Đóng tệp.


36/ Lợi ích của việc sử dụng chương trình con?

  1. Tránh được việc phải viết lặp đi lặp lại cùng một dãy lệnh.

  2. Hỗ trợ việc thực hiện các chương trình lớn.



TIN HỌC 11 Trang 3/7



TỔ TIN HỌC CÂU HỎI ÔN TẬP LỚP TIN 11



  1. Phục vụ quá trình trừu tượng hóa.

  2. Tất cả đều đúng. (*)


37/ Hãy chọn phương án ghép đúng. Kiểu của một hàm được xác định bởi:


(a) Kiểu của các tham số;






(c)

Tên hàm;


(b) Kiểu giá trị trả về;

(*)





(d) Địa chỉ mà hàm trả về;


38/ Mô tả nào dưới đây về hàm là sai?




(a) Phải trả lại kết quả;






(c)

Trong hàm có thể gọi lại chính hàm đó;

(b) Phải có tham số;

(*)



(d) Có thể có các biến cục bộ;

39/ Hàm chuẩn nào dưới đây biến giá trị thực 6.6 thành 7?



(a) Odd;

(b) Round; (*)

(c) Trunc;

(d) Abs;

40/ Trong các chương trình chuẩn sau đây, chương trình chuẩn nào là thủ tục chuẩn?

(a) Sin(x);






(c)

Sqrt(x);


(b) Length(S);






(d)

Delete(S,5,1); (*)



41/ Kiểu dữ liệu của hàm:

  1. Chỉ có thể là kiểu integer;

  2. Chỉ có thể là kiểu real;

(c) Có thể là các kiểu integer, real, char, boolean, string; (*)

  1. Có thể là integer, real, char, boolean, string, record, kiểu mảng;


42/ Khẳng định nào sau đây là đúng?

  1. Biến cục bộ là biến được dùng trong chương trình con chứa nó và trong chương trình chính;

  2. Biến cục bộ là biến chỉ được dùng trong chương trình chính;

(c) Biến cục bộ là biến chỉ được dùng trong chương trình con chứa nó; (*)


  1. Biến toàn bộ chỉ được sử dụng trong chương trình chính và không được sử dụng trong các chương trình con;


43/ Phát biểu nào dưới đây về biến là sai?

  1. Biến toàn cục có thể được sử dụng ở trong một thủ tục;


(b) Biến cục bộ phải có tên khác với tên của biến toàn cục; (*)

  1. Biến cục bộ có thể có kiểu khác với kiểu của biến toàn cục có cùng tên;

  2. Một hàm có thể có nhiều tham số biến;


44/ Khẳng định nào sau đây là đúng?

  1. Cả thủ tục và hàm đều có thể có tham số hình thức; (*)

  2. Chỉ có thủ tục mới có thể có tham số hình thức;


  1. Chỉ có hàm mới có thể có tham số hình thức;

  2. Thủ tục và hàm nào cũng phải có tham số hình thức;


45/ Trong các cách sử dụng thủ tục sau, cách nào là phù hợp nhất?

  1. Khai báo lại thủ tục và gọi nó mỗi khi cần sử dụng;

  2. Khai báo thủ tục duy nhất một lần và gọi nó một lần duy nhất;

  3. Chỉ cần khai báo;

(d) Khai báo thủ tục một lần và gọi nó trong thân chương trình mỗi khi muốn sử dụng; (*)


46/ Nói về cấu trúc của một chương trình con, khẳng định nào sau đây là không đúng?

  1. Phần đầu và phần thân nhất thiết phải có, phần khai báo có thể có hoặc không.

  2. Phần khai báo có thể có hoặc không có tùy thuộc vào từng chương trình cụ thể.

(c) Phần đầu có thể có hoặc không có cũng được. (*)

  1. Phần đầu nhất thiết phải có để khai báo tên chương trình con.


47/ Khẳng định nào sau đây là đúng?



TIN HỌC 11 Trang 4/7



TỔ TIN HỌC CÂU HỎI ÔN TẬP



  1. Lời gọi hàm nhất định phải có tham số thực sự còn lời gọi thủ tục không nhất thiết phải có tham số thực sự.


  1. Lời gọi thủ tục nhất thiết phải có tham số thực sự còn lời gọi hàm không nhất thiết phải có tham số thực sự.


  1. Cả lời gọi hàm và lời gọi thủ tục đều phải có tham số thực sự.


  1. Lời gọi hàm và lời gọi thủ tục có thể có tham số thực sự hoặc không có tham số thực sự tùy thuộc


vào từng thủ tục. (*)




48/ Để khai báo hàm trong Pascal bắt đầu bằng từ khóa?

(a) Program. (c) Function.


(b) Procedure. (d) Var.

(*)




49/ Để khai báo thủ tục trong Pascal bắt đầu bằng từ khóa?

(a) Program. (c) Function.


(b) Procedure. (*) (d) Var.




50/ Muốn khai báo x là tham số giá trị và y, z là tham số biến (x, y, z thuộc kiểu Byte) trong thủ tục “ViduTT” thì khai báo nào sau đây là sai?

  1. Procedure ViduTT( x : Byte ; Var y, z : Byte) ;

  2. Procedure ViduTT( x : Byte ; Var y : Byte ; Var z : Byte) ;


  1. Procedure ViduTT( Var y : Byte ; x : Byte ; Var z : Byte) ;


CÂU HỎI ÔN TẬP TỰ LUẬN


1/ Hiểu như thế nào về mảng một chiều?


Mảng một chiều là dãy hữu hạn các phần tử có cùng kiểu dữ liệu. Các phần tử trong mảng có cùng chung một tên và phân biệt nhau bởi chỉ số.


2/ Nêu khái niệm về xâu.


Xâu kí tự là dãy các kí tự trong bảng mã ASCII, mỗi kí tự được gọi là một phần tử của xâu. Số lượng các kí tự trong xâu được gọi là độ dài xâu. Xâu có độ dài bằng không là xâu rỗng.


3/ Cách khai báo và sử dụng kiểu xâu.


Khai báo biến: VAR tên_biến : STRING[độ dài lớn nhất của xâu];


Tham chiếu đến từng kí tự trong xâu: tên_biến[chỉ_số]


4/ Nêu đặc điểm của kiểu tệp:


  • Được lưu trữ lâu dài ở bộ nhớ ngoài, không bị mất khi mất điện.


  • Lượng thông tin lưu trữ trên có thể rất lớn.


5/ Có mấy loại tệp, và hãy phân loại?


Có 2 loại tệp:


  • Tệp có cấu trúc là loại tệp mà các thành phần của nó được tổ chức theo một cấu trúc nhất định.


  • Tệp văn bản: Là tệp mà dữ liệu được ghi dưới dạng các kí tự theo mã ASCII. Trong tệp văn bản, dãy kí tự kết thúc bởi kí tự xuống dòng hay kí tự kết thúc tệp tạo thành một dòng.


6/ Các thao tác để đọc tệp văn bản.



TIN HỌC 11 Trang 5/7



TỔ TIN HỌC CÂU HỎI ÔN TẬP



  1. Assign(,);


b) Mở tệp để đọc: Reset (>Tên_biến_tệp>);


  1. Đọc tệp văn bản Read(, );



  1. Đóng tệp : Close(>Tên_biến_tệp>);


7/ Các thao tác để ghi tệp văn bản.


  1. Assign(,);


  1. Tạo tệp mới để ghi:  Rewrite(>Tên_biến_tệp>);


c) Ghi tệp văn bản Write(, ); Hoặc Writeln(, );


  1. Đóng tệp : Close(>Tên_biến_tệp>);


8/ Khái niệm chương trình con


Chương trình con là một dãy lệnh mô tả một số thao tác nhất định và có thể được thực hiện ở nhiều vị trí trong chương trình.


9/ Phân loại chương trình con.


Có 2 loại chương trình con: hàm và thủ tục.


  • Hàm là thực hiện một số thao tác nòa đó và trả lời về một giá trị kiểu đơn giản thông qua tên hàm .


  • Thủ tục thực hiện các thao tác nhất định nhưng không trả về giá trị qua tên của nó.


10/ Nêu cấu trúc của chương trình con.



[]





-------------------------- Hết --------------------------







































ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 2

MÔN: TIN HỌC  - KHỐI LỚP 12

NĂM HỌC 2018 - 2019

CHỦ ĐỀ 1: BIỂU MẪU


TÓM TẮT LÍ THUYẾT


Form (biểu mẫu) được sử dụng để nhập, chỉnh sửa, xem bản ghi. Bạn có thể phải điền form nhiều lần khi đăng nhập website, đăng ký học,… Lý do form được sử dụng thường xuyên như vậy là vì nó là cách dễ nhất để hướng dẫn người dùng nhập đúng dữ liệu. Khi điền thông tin trong form Access, dữ liệu sẽ được nhập vào đúng theo định dạng mà người thiết kế CSDL mong muốn: Trong một hoặc nhiều bảng liên quan.



CHỦ ĐỀ 2: LIÊN KẾT GIỮA CÁC BẢNG


TÓM TẮT LÍ THUYẾT

Trong CSDL, các bảng thường có liên quan với nhau. Khi xây dựng CSDL, liên kết được tạo giữa các bảng cho phép tổng hợp dữ liệu từ nhiều bảng.  Liên kết bảng là việc kết nối giữa các bảng rời rạc nhằm tổng hợp dữ liệu từ những bảng đó.

Lợi ích:     Tránh được việc dư thừa dữ liệu.
Đảm bảo sự nhất quán của dữ liệu.

Để tạo được liên kết giữa các bảng thì:

Các bảng phải nằm cùng trong một Cơ sở dữ liệu.

VD: Bảng Hocsinh và Diem cùng nằm trong cơ sở dữ liệu là QLHocSinh.

Các bảng phải có trường giống nhau về mặt ngữ nghĩa, kiểu dữ liệu, độ dài dữ liệu.

VD: Trường Hocsinh.Mahocsinh và trường Diem.MaHS cùng thể hiện mã số học sinh, kiểu text, độ dài tối đa là 100






CHỦ ĐỀ 3: TRUY VẤN DỮ LIỆU


TÓM TẮT LÍ THUYẾT


Truy vấn là cách để tìm kiếm, biên dịch dữ liệu từ một hoặc nhiều bảng. Thực hiện truy vấn cũng giống như hỏi một câu hỏi chi tiết về CSDL vậy. Khi tạo truy vấn trong Access, bạn đang xác định các điều kiện tìm kiếm cụ thể để tìm chính xác dữ liệu mình muốn.

Truy vấn mạnh hơn so với những tìm kiếm đơn giản mà bạn thực hiện trên bảng rất nhiều. Dù tìm kiếm có thể giúp tìm thấy tên của một khách hàng trong danh sách, nhưng nếu thực hiện truy vấn thì có thể tìm thấy tên và số điện thoại của nhiều khách hàng đã mua hàng trong tuần qua. Truy vấn được thiết kế tốt có thể cung cấp thông tin mà bạn không thể tìm thấy chỉ bằng cách nhìn vào các bảng trong CSDL.




CHỦ ĐỀ 4: BÁO CÁO VÀ KẾT XUẤT BÁO CÁO


TÓM TẮT LÍ THUYẾT


Báo cáo cung cấp cho bạn khả năng trình bày dữ liệu trong một bản in. Nếu đã từng nhận được bản in của máy tính về lịch học, hóa đơn mua hàng, thì đó chính là một báo cáo CSDL. Báo cáo rất hữu ích, vì chúng cho phép trình bày các thành phần của CSDL dưới dạng dễ đọc. Thậm chí có thể tùy chỉnh sự xuất hiện của báo cáo để làm nó hấp dẫn, trực quan hơn. Access cung cấp cho phép tạo báo cáo từ bất kỳ bảng hay truy vấn nào.


CHỦ ĐỀ 5: CƠ SỞ DỮ LIỆU QUAN HỆ

TÓM TẮT LÍ THUYẾT


Mô hình CSDL quan hệ lần đầu tiên được E.F.Codd và tiếp sau đó được công ty IBM giới thiệu vào năm 1970. Ngày nay, hầu hết các tổ chức đã áp dụng CSDL quan hệ để quản lý dữ liệu trong đơn vị mình.

Mô hình cơ sở dữ liệu quan hệ

Cấu trúc dữ liệu: dữ liệu được tổ chức dưới dạng quan hệ hay còn gọi là bảng.

Thao tác dữ liệu: sử dụng những phép toán mạnh (bằng ngôn ngữ SQL).

Mô hình quan hệ là cách thức biểu diễn dữ liệu dưới dạng các quan hệ (các bảng). Một quan hệ là một bảng dữ liệu 2 chiều (cột và dòng), mô tả một thực thể. Mỗi cột tương ứng với một thuộc tính của thực thể. Mỗi dòng chứa các giá trị dữ liệu của một đối tượng cụ thể thuộc thực thể.










CÂU HỎI ÔN TẬP

Câu 1: Công việc thường gặp khi xử lí thông tin của một tổ chức là gì?

A. Tạo lập hồ sơ  B. Cập nhật hồ sơ C. Khai thác hồ sơ D. Tạo lập, cập nhật, khai thác hồ sơ

Câu 2: Việc lưu trữ dữ liệu đầy đủ và hợp lí sẽ:

  1. Hỗ trợ thống kê, báo cáo, tổng hợp số liệu. B. Hỗ trợ ra quyết định

C. Cả A và B đều đúng D. Cả A và B đều sai.

Câu 3: Cần tiến hành cập nhật hồ sơ học sinh của nhà trường trong các trường hợp nào sau đây?

A. Một học sinh mới chuyển từ trường khác đến; thông tin về ngày sinh của một học sinh bị sai.

B. Sắp xếp danh sách học sinh theo thứ tự tăng dần của tên

C. Tìm học sinh có điểm môn toán cao nhất khối.

D. Tính tỉ lệ học sinh trên trung bình môn Tin của từng lớp.

Câu 4: Dữ liệu trong một CSDL được lưu trong:

A. Bộ nhớ RAM B. Bộ nhớ ROM C. Bộ nhớ ngoài D. Các thiết bị vật lí

Câu 5: Việc xác định cấu trúc hồ sơ được tiến hành vào thời điểm nào?

A. Trước khi thực hiện các phép tìm kiếm, tra cứu thông tin

B. Cùng lúc với việc nhập và cập nhật hồ sơ

C. Sau khi đã nhập các hồ sơ vào máy tính

D. Trước khi nhập hồ sơ vào máy tính

Câu 6: Xét công tác quản lí hồ sơ. Trong số các công việc sau, những việc nào không thuộc nhóm thao tác cập nhật hồ sơ?

A. Xóa một hồ sơ B. Thống kê và lập báo cáo

C. Thêm hai hồ sơ D. Sửa tên trong một hồ sơ.

Câu 7: Cơ sở dữ liệu (CSDL) là :

A. Tập hợp dữ liệu chứa đựng các kiểu dữ liệu: ký tự, số, ngày/giờ, hình ảnh... của một chủ thể nào đó.

B. Tập hợp dữ liệu có liên quan với nhau theo một chủ đề nào đó được ghi lên giấy.

C. Tập hợp dữ liệu có liên quan với nhau theo một chủ đề nào đó được lưu trên máy tính điện tử để đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin của nhiều người.

D. Tập hợp dữ liệu có liên quan với nhau theo một chủ đề nào đó được lưu trên giấy để đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin của nhiều người.

Câu 8: Hệ quản trị CSDL là:

A. Phần mềm dùng tạo lập, cập nhật, lưu trữ và khai thác thông tin của CSDL

B. Phần mềm dùng tạo lập, lưu trữ một CSDL

C. Phần mềm để thao tác và xử lý các đối tượng trong CSDL

D. Phần mềm dùng tạo lập CSDL

Câu 9: Em hiểu như thế nào về cụm từ  “Hệ quản trị cơ sở dữ liệu” ?

A. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu là một loại thiết bị hỗ trợ màn hình máy tính

B. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu là một loại thiết bị hỗ trợ mạng máy tính

C. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu là một loại dữ liệu được lưu trữ trên máy tính

D. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu là một loại phần mềm máy tính

Câu 10: Một Hệ CSDL gồm:

A. CSDL và các thiết bị vật lí. B. Các phần mềm ứng dụng và CSDL.

C. Hệ QTCSDL và các thiết bị vật lí. D. CSDL và hệ QTCSDL quản trị và khai thác CSDL đó.

Câu 11: Hoạt động nào sau đây có sử dụng CSDL?

A. Bán vé máy bay B. Quản lý học sinh trong nhà trường

C. Bán hàng có quy mô D. Tất cả đều đúng

Câu 12: Hãy nêu các ưu điểm khi sử dụng CSDL trên máy tính điện tử:

A. Gọn, thời sự (Cập nhật đầy đủ, kịp thời...)

B. Gọn, nhanh chóng

C. Gọn, thời sự, nhanh chóng, nhiều nguời có thể sử dụng chung CSDL

D. Gọn, thời sự, nhanh chóng

Câu 13: Khai thác hồ sơ gồm có những việc chính nào?

A. Sắp xếp, tìm kiếm B. Thống kê, lập báo cáo C. Sắp xếp, tìm kiếm, thống kê D. Cả A và B

Câu 14: Xét tệp lưu trữ hồ sơ học bạ của học sinh, trong đó lưu trữ điểm tổng kết của các môn Văn, Toán, Lí, Sinh, Sử, Địa. Những việc nào sau đây không thuộc thao tác tìm kiếm?

A. Tìm học sinh có điểm tổng kết môn Văn cao nhất

B. Tìm học sinh có điểm tổng kết môn Toán thấp nhất

C. Tìm học sinh có điểm trung bình sáu môn cao nhất

D. Tìm học sinh nữ có điểm môn Toán cao nhất và học sinh nam có điểm môn Văn cao nhất

Câu 15: Xét tệp hồ sơ học bạ của một lớp. Các hồ sơ được sắp xếp giảm dần theo điểm trung bình của học sinh. Việc nào nêu dưới đây đòi hỏi phải duyệt tất cả các hồ sơ trong tệp?

A. Tìm học sinh có điểm trung bình cao nhất, thấp nhất

B. Tính điểm trung bình của tất cả học sinh trong lớp

C. Tính và so sánh điểm TB của các học sinh nam và điểm TB của các học sinh nữ trong lớp

D. Cả B và C

Câu 16: Sau khi thực hiện tìm kiếm thông tin trong một tệp hồ sơ học sinh, khẳng định nào sau đây là đúng?

A. Trình tự các hồ sơ trong tệp không thay đổi

B. Tệp hồ sơ có thể xuất hiện những hồ sơ mới

C. Trình tự các hồ sơ trong tệp không thay đổi, nhưng những thông tin tìm thấy đã được lấy ra nên không còn trong những hồ sơ tương ứng

D. Những hồ sơ tìm được sẽ không còn trên tệp vì người ta đã lấy thông tin ra

Câu 17: Những khẳng định nào sau đây là sai?

A. Tìm kiếm là việc tra cứu các thông tin không có sẵn trong hồ sơ thỏa mãn một số điều kiện nào đó

B. Thống kê là cách khai thác hồ sơ dựa trên tính toán để đưa ra các thông tin đặc trưng, không có sẵn trong hồ sơ

C. Lập báo cáo là việc sử dụng các kết quả tìm kiếm, thống kê, sắp xếp các bộ hồ sơ để tạo lập một bộ hồ sơ mới có nội dung và cấu trúc khuôn dạng theo một yêu cầu cụ thể nào đó, thường để in ra giấy

D. Sắp xếp hồ sơ theo một tiêu chí nào đó phù hợp với yêu cầu quản lý của tổ chức



Câu 18: Một hệ quản trị CSDL không có chức năng nào trong các chức năng dưới đây?

A. Cung cấp môi trường tạo lập CSDL

B. Cung cấp môi trường cập nhật và khai thác dữ liệu

C. Cung cấp công cụ quản lí bộ nhớ

D. Cung cấp công cụ kiểm soát, điều khiển truy cập vào CSDL.

Câu 19: Ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu thật chất là:

  1. Ngôn ngữ lập trình Pascal B. Ngôn ngữ C

C. Các kí hiệu toán học dùng để thực hiện các tính toán D. Hệ thống các kí hiệu để mô tả CSDL

Câu 20: Ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu bao gồm các lệnh cho phép:

A. Đảm bảo tính độc lập dữ liệu

B. Khai báo kiểu dữ liệu, cấu trúc dữ liệu và các ràng buộc trên dữ liệu của  CSDL

C. Mô tả các đối tượng được lưu trữ trong CSDL

D. Khai báo kiểu dữ liệu của CSDL

Câu 21: Ngôn ngữ thao tác dữ liệu thật chất là:

A. Ngôn ngữ để người dùng diễn tả yêu cầu cập nhật hay khai thác thông tin

B. Ngôn ngữ để người dùng diễn tả yêu cầu cập nhật thông tin

C. Ngôn ngữ SQL

D. Ngôn ngữ bậc cao

Câu 22: Ngôn ngữ thao tác dữ liệu bao gồm các lệnh cho phép:

A. Nhập, sửa, xóa dữ liệu

B. Khai báo kiểu, cấu trúc, các ràng buộc trên dữ liệu của  CSDL

C. Khai thác dữ liệu như: tìm kiếm, sắp xếp, kết xuất báo cáo…

D. Câu A và C

Câu 23: Ngôn ngữ CSDL được sử dụng phổ biến hiện nay là:

A. SQL B. Access C. Foxpro D. Java

Câu 24: Những nhiệm vụ nào dưới đây không thuộc nhiệm vụ của công cụ kiểm soát, điều khiển truy cập vào CSDL?

A. Duy trì tính nhất quán của CSDL B. Cập nhật (thêm, sửa, xóa dữ liệu)

C. Khôi phục CSDL khi có sự cố D. Phát hiện và ngăn chặn sự truy cập không được phép

Câu 25: Hệ QT CSDL có các chương trình thực hiện những nhiệm vụ:

A. Phát hiện và ngăn chặn sự truy cập không được phép, tổ chức và điều khiển các truy cập đồng thời

B. Duy trì tính nhất quán của dữ liệu, quản lý các mô tả dữ liệu

C. Khôi phục CSDL khi có sự cố ở phần cứng hay phần mềm

D. Cả 3 đáp án A, B và C

Câu 26: Khẳng định nào sau đây là đúng?

A. Hệ QT CSDL là một bộ phận của ngôn ngữ CSDL, đóng vai trò chương trình dịch cho ngôn ngữ CSDL

B. Người lập trình ứng dụng không được phép đồng thời là người quản trị hệ thống vì như vậy vi phạm quy tắc an toàn và bảo mật

C. Hệ QT CSDL hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào hệ điều hành

D. Người quản trị CSDL phải hiểu biết sâu sắc và có kĩ năng tốt trong các lĩnh vực CSDL, hệ QT CSDL và môi trường hệ thống

Câu 27: Người nào đã tạo ra các phần mềm ứng dụng đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin từ CSDL?

A. Người dùng B. Người  lập trình ứng dụng

C. Người QT CSDL D. Cả ba người trên

Câu 28: Người nào có vai trò quan trọng trong vấn đề phân quyền hạn truy cập sử dụng CSDL?

A. Người lập trình B. Người dùng

C. Người quản trị D. Nguời quản trị CSDL

Câu 29: Trong vai trò của con người khi làm việc với các hệ CSDL, người thiết kế và cấp phát quyền truy cập cơ sở dữ liệu, là người ?

A. Người lập trình ứng dụng                         B. Người sử dụng (khách hàng)

C. Người quản trị cơ sở dữ liệu      D. Người bảo hành các thiết bị phần cứng của máy tính

Câu 30: Chức năng của hệ QTCSDL?

A. Cung cấp cách khai báo dữ liệu

B. Cung cấp môi trường tạo lập CSDL và  công cụ kiểm soát, điều khiển việc truy cập vào CSDL.

C. Cung cấp cách cập nhật dữ liệu, tìm kiếm và kết xuất thông tin

D. Câu B và C

Câu 31: Quy trình xây dựng CSDL là:

A. Khảo sát 🡪 Thiết kế 🡪 Kiểm thử B. Khảo sát 🡪 Kiểm thử 🡪 Thiết kế

C. Thiết kế 🡪 Kiểm thử 🡪 Khảo sát D. Thiết kế 🡪 Khảo sát 🡪 Kiểm thử

Câu 32: Access là gì?

A. Là phần mềm ứng dụng B. Là hệ QTCSDL do hãng Microsoft sản xuất

C. Là phần cứng D. Cả A và B

Câu 33: Access là hệ QT CSDL dành cho:

A. Máy tính cá nhân B. Các mạng máy tính trong mạng toàn cầu

C. Các máy tính chạy trong mạng cục bộ D. Cả A và C

Câu 34: Các chức năng chính của Access?

A. Lập bảng B. Tính toán và khai thác dữ liệu

C. Lưu trữ dữ liệu D. Ba câu trên đều đúng

Câu 35: Access có những khả năng nào?

A. Cung cấp công cụ tạo lập, lưu trữ dữ liệu

B. Cung cấp công cụ tạo lập, cập nhật và khai thác dữ liệu

C. Cung cấp công cụ tạo lập, lưu trữ và khai thác dữ liệu

D. Cung cấp công cụ tạo lập, lưu trữ, cập nhật và khai thác dữ liệu

Câu 36: Các đối tượng cơ bản trong Access là:

A. Bảng, Macro, Biểu mẫu, Mẫu hỏi B. Bảng, Macro, Biểu mẫu, Báo cáo

C. Bảng, Mẫu hỏi, Biểu mẫu, Báo cáo D. Bảng, Macro, Môđun, Báo cáo

Câu 37: Trong Access có mấy đối tượng cơ bản?

A. 4 B. 2 C. 3 D. 1

Câu 38: Chọn câu sai trong các câu sau:

A. Access có khả năng cung cấp công cụ tạo lập CSDL

B. Access không hỗ trợ lưu trữ CSDL trên các thiết bị nhớ.

C. Access cho phép cập nhật dữ liệu, tạo báo cáo, thống kê, tổng hợp.

D. CSDL xây dựng trong Access gồm các bảng và liên kết giữa các bảng.

Câu 39: Để định dạng, tính toán, tổng hợp và in dữ liệu, ta dùng:

A. Table B. Form C. Query D. Report

Câu 40: Để sắp xếp, tìm kiếm và kết xuất dữ liệu xác định từ một hoặc nhiều bảng, ta dùng:

A. Table B. Form C. Query D. Report

Câu 41: Đối tượng nào tạo giao diện thuận tiện cho việc nhập hoặc hiển thị thông tin?

A. Table B. Form C. Query D. Report

Câu 42: Đối tượng nào có chức năng dùng để lưu dữ liệu?

A. Table B. Form C. Query D. Report

Câu 43: Để khởi động Access, ta thực hiện:

A. Nháy đúp vào biểu tượng Access trên màn hình nền

B. Nháy vào biểu tượng Access trên màn hình nền

C. Start 🡪 All Programs 🡪 Microsoft Office 🡪 Microsoft Access

D. A hoặc C

Câu 44: Để tạo một CSDL mới và đặt tên tệp trong Access, ta phải:

A. Khởi động Access, vào File chọn New hoặc kích vào biểu tượng New

B. Vào File chọn New

C. Kích vào biểu  tượng New

D. Khởi động Access, vào File chọn New hoặc kích vào biểu tượng New, kích tiếp vào Blank DataBase, rồi đặt tên file và chọn vị trí lưu tệp, rồi sau đó chọn Create

Câu 45: Hãy sắp xếp các bước sau để được một thao tác đúng khi tạo một CSDL mới?

(1) Chọn nút Create    ( 2) Chọn File -> New    (3) Nhập tên cơ sở dữ liệu     (4) Chọn Blank Database

A. (2) → (4) → (3) → (1)    B. (2) → (1) → (3) → (4)     

C. (1) → (2) → (3) → (4) D. (1) → (3) → (4) → (2)

Câu 46: Trong Access, để tạo CSDL mới, thao tác thực hiện lệnh nào sau đây là đúng?

A. Create Table in Design View B. Create table by using wizard

C. File/open D. File/New/Blank Database

Câu 47: Tên của CSDL trong Access bắt buộc phải đặt trước hay sau khi tạo CSDL?

A. Đặt tên tệp sau khi đã tạo CSDL                  B. Vào File /Exit

C. Vào File /Close                                             D. Bắt buộc vào là đặt tên tệp ngay rồi mới tạo CSDL sau

Câu 48: Trong Acess, để mở CSDL đã lưu, thao tác thực hiện lệnh nào sau đây là đúng?

A. File/new/Blank Database B. Create table by using wizard

C. File/open/ D. Create Table in Design View

Câu 49: Giả sử đã có tệp Access trên đĩa, để mở tập tin đó thì ta thực hiện thao tác nào mới đúng?

A. Nhấn tổ hợp phím CTRL+ O B. Nháy đúp chuột lên tên của CSDL (nếu có) trong khung New File

C. File/Open D. Cả A, B và C đều đúng

Câu 50: Kết thúc phiên làm việc với Access bằng cách thực hiện thao tác:

A. File/Close B. Nháy vào nút (X) nằm ở góc trên bên phải màn hình làm việc của Access

C. File/Exit D. Câu B hoặc C

Câu 51: Có mấy chế độ chính để làm việc với các loại đối tượng?

A. 5 chế độ B. 3 chế độ C. 4 chế độ D. 2 chế độ

Câu 52: Hai chế độ chính làm việc với các đối tượng là:

A. Trang dữ liệu và thiết kế B. Chỉnh sửa và cập nhật

C. Thiết kế và bảng D. Thiết kế và cập nhật

Câu 53: Chế độ thiết kế được dùng để:

A. Tạo mới hay thay đổi cấu trúc của bảng, mẫu hỏi; thay đổi cách trình bày và định dạng biểu mẫu, báo cáo

B. Cập nhật dữ liệu cho của bảng, mẫu hỏi; thay đổi cách trình bày và định dạng biểu mẫu, báo cáo

C. Tạo mới hay thay đổi cấu trúc của bảng, mẫu hỏi; hiển thị dữ liệu của biểu mẫu, báo cáo

D. Tạo mới hay thay đổi cấu trúc của bảng, mẫu hỏi, biểu mẫu và báo cáo

Câu 54: Chế độ trang dữ liệu được dùng để:

A. Tạo mới hay thay đổi cấu trúc của bảng, mẫu hỏi; thay đổi cách trình bày và định dạng biểu mẫu, báo cáo

B. Cập nhật dữ liệu cho của bảng, mẫu hỏi; thay đổi cách trình bày và định dạng biểu mẫu, báo cáo

C. Hiển thị dữ liệu của biểu mẫu, báo cáo; thay đổi cấu trúc bảng, mẫu hỏi

D. Hiển thị dữ liệu dạng bảng, cho phép xem, xóa hoặc thay đổi các dữ liệu đã có

Câu 55: Trong chế độ trang dữ liệu, ta có thể chuyển sang chế độ thiết kế bằng cách dùng menu:

A. Format→Design View B. View→Design View

C. Tools→Design View D. Edit →Design View

Câu 56: Để chuyển đổi qua lại giữa chế độ trang dữ liệu và chế độ thiết kế, ta nháy nút:

A. B. C. hoặc D.

Câu 57: Một đối tượng trong Access có thể được tạo ra bằng cách:

A. Người dùng tự thiết kế, dùng thuật sĩ hoặc kết hợp cả 2 cách trên B. Người dùng tự thiết kế

C. Kết hợp thiết kế và thuật sĩ D. Dùng các mẫu dựng sẵn

Câu 58: Để tạo một đối tượng trong Access, trước tiên ta phải nháy chọn một đối tượng cần tạo trong bảng chọn đối tượng, rồi tiếp tục thực hiện:

A. Nháy nút

B. Nháy chọn  một trong các cách (tự thiết kế, dùng thuật sĩ, kết hợp giữa thuật sĩ và thiết kế) trong trang bảng

C. Đáp án A, B đều đúng

D. Đáp án A, B đều sai

Câu 59: Người ta thường sử dụng cách nào để tạo một đối tượng mới (table)?

A. Create table in Design view B. Create table by using wizard

C. Create table by entering data D. Create form in Design view

Câu 60: Để mở một đối tượng, trong cửa sổ của loại đối tượng tương ứng, ta thực hiện:

A. Nháy lên tên một đối tượng rồi tiếp tục nháy nút để mở nó

B. Nháy lên tên một đối tượng để mở nó

C. Nháy đúp lên tên một đối tượng để mở nó

D. Đáp án A hoặc C

Câu 61: Phần đuôi của tên tập tin trong Access là

A. MDB B. DOC C. XLS D. TEXT

Câu 62: MDB viết tắt bởi

A. Không có câu nào đúng B. Manegement DataBase

C. Microsoft DataBase D. Microsoft Access DataBase

Câu 63: Thành phần cơ sở của Access là:

A. Table B. Field C. Record D. Field name

Câu 64: Trong Access, muốn làm việc với đối tượng bảng, tại cửa sổ cơ sở dữ liệu ta chọn nhãn :

A. Queries B. Reports C. Tables D. Forms

Câu 65: Để mở một bảng ở chế độ thiết kế, ta chọn bảng đó rồi:

A. Click vào nút B. Bấm Enter

C. Click vào nút D. Click vào nút

Câu 66: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sai?

A. Trường (field): bản chất là cột của bảng, thể hiện thuộc tính của chủ thể cần quản lý

B. Bản ghi (record): bản chất là hàng của bảng, gồm dữ liệu về các thuộc tính của chủ thể được quản lý

C. Kiểu dữ liệu (Data Type): là kiểu của dữ liệu lưu trong một trường

D. Một trường có thể có nhiều kiểu dữ liệu

Câu 67: Trong Access, một bản ghi được tạo thành từ dãy:

A.Trường B.Cơ sở dữ liệu C.Tệp D.Bản ghi khác

Câu 68: Phát biểu nào sau là đúng nhất ?

A. Record  là tổng số hàng của bảng B. Data Type là kiểu dữ liệu trong một bảng

C. Table gồm các cột và hàng D. Field là tổng số cột trên một bảng

Câu 69: Trong Access, khi nhập dữ liệu cho bảng, giá trị của field GIOI_TINH là True. Khi đó field GIOI_TINH được xác định kiểu dữ liệu gì ?

A.Yes/No B.Boolean C.True/False D.Date/Time

Câu 70: Khi chọn kiểu dữ liệu cho trường THÀNH_TIỀN (bắt buộc kèm theo đơn vị tiền tệ), phải  chọn loại nào?

A. Number B. Currency C. Text D. Date/time

Câu 71: Khi chọn dữ liệu cho các trường chỉ chứa một trong hai giá trị như: trường “gioitinh”, trường  “đoàn viên”, ...nên chọn kiểu dữ liệu nào để sau này nhập dữ liệu cho nhanh.

A. Number B. Text C. Yes/No D. Auto Number

Câu 72: Đâu là kiểu dữ liệu văn bản trong Access:

A. Character B. String C. Text D. Currency

Câu 73: Chọn kiểu dữ liệu nào cho truờng điểm “Tóan”, “Lý”,...

A. AutoNumber B. Yes/No C. Number D. Currency

Câu 74: Trong Access, dữ liệu kiểu ngày tháng được khai báo bằng:

A. Day/Type B. Date/Type C. Day/Time D. Date/Time

Câu 75: Trong Access khi ta nhập dữ liệu cho trường “Ghi chú” trong CSDL (dữ liệu kiểu văn bản) mà nhiều hơn 255 kí tự thì ta cần phải định nghĩa trường đó theo kiểu nào?

A. Text B. Currency C. Longint D. Memo

Câu 76 Trong của sổ CSDL đang làm việc, để tạo cấu trúc bảng trong chế độ thiết kế, thao tác thực hiện lệnh nào sau đây là đúng?

A. Nháy nút , rồi nháy đúp Design View B. Nhấp đúp

C. Nháy đúp vào Create Table in Design View D. A hoặc C

Câu 77: Cửa sổ cấu trúc bảng được chia làm những phần nào?

A. Phần định nghĩa trường và phần các tính chất của trường

B. Tên trường (Field Name), kiểu dữ liệu (Data Type) và mô tả trường (Description)

C. Tên trường (Field Name), kiểu dữ liệu (Data Type) và các tính chất của trường (Field Properties)

D. Tên trường (Field Name), kiểu dữ liệu (Data Type), mô tả trường (Description) và các tính chất của trường (Field Properties)

Câu 78: Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Phần định nghĩa trường gồm có: tên trường, kiểu dữ liệu và mô tả trường

B. Mô tả nội dung của trường bắt buộc phải có

C. Cấu trúc của bảng được thể hiện bởi các trường

D. Mỗi trường có tên trường, kiểu dữ liệu, mô tả trường và các tính chất của trường
Câu 79: Khi làm việc với cấu trúc bảng, để xác định tên trường, ta gõ tên trường tại cột:

A. File Name B. Field Name C. Name Field D. Name

Câu 80: Khi làm việc với cấu trúc bảng, để xác định kiểu dữ liệu của trường, ta xác định tên kiểu dữ liệu tại cột:

A. Field Type B. Description C. Data Type D. Field Properties

Câu 81: Trong khi tạo cấu trúc bảng, muốn thay đổi kích thước của trường, ta xác định giá trị mới tại dòng:

A. Field Name B. Field Size C. Description D. Data Type

Câu 82: Khi tạo bảng, trường “DiaChi” có kiểu dữ liệu là Text, trong mục Field size ta nhập vào số 300. Sau đó ta lưu cấu trúc bảng lại.

A. Access báo lỗi B. Trường DiaChi có tối đa 255 kí tự

C. Trường DiaChi có tối đa 300 kí tự D. Trường DiaChi có tối đa 256 kí tự

Câu 83: Giả sử trường “DiaChi” có Field size là 50. Ban đầu địa chỉ của học sinh A là “Le Hong Phong”, giờ ta sửa lại thành “70 Le Hong Phong” thì kích thước CSDL có thay đổi như thế nào ?

A. Giảm xuống B. Không đổi C. Tăng lên

Câu 84: Các trường mà giá trị của chúng được xác định duy nhất mỗi hàng của bảng được gọi là:

A. Khóa chính B.Bản ghi chính C.Kiểu dữ liệu D.Trường chính

Câu 85: Hãy chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau?

A. Khi đã chỉ định khóa chính cho bảng, Access sẽ không cho phép nhập giá trị trùng hoặc để trống giá trị trong trường khóa chính

B. Trường khóa chính có thể nhận giá trị  trùng nhau

C. Trường khóa chính có thể để trống

D. Trường khóa chính phải là trường có kiểu dữ liệu là Number hoặc AutoNumber

Câu 86 Hãy chọn phát biểu sai  trong các phát biểu sau?

A. Khi đã chỉ định khóa chính cho bảng, Access sẽ không cho phép nhập giá trị trùng hoặc để trống giá trị trong trường khóa chính

B. Khóa chính có thể là một hoặc nhiều trường

C. Một bảng có thể có nhiều khóa chính

D. Có thể thay đổi khóa chính

Câu 87: Chọn phát biểu đúng khi nói về khóa chính và bảng (được thiết kế tốt) trong access?

A. Bảng không cần có khóa chính B. Một bảng có thể có 2 trường cùng kiểu AutoNumber

C. Một bảng phải có một khóa chính D. Một bảng có nhiều khóa chính

Câu 88: Để chỉ định khóa chính cho một bảng, sau khi chọn trường, ta thực hiện:

A. Edit 🡪 Primary key B. Nháy nút

C. A và B D. A hoặc B

Câu 89: Trong Access, khi chỉ định khoá chính sai, muốn xóa bỏ khoá chính đã chỉ định, ta nháy chuột vào nút lệnh :

A. B. C. D.

Câu 90: Trong Access, muốn thay đổi khóa chính, ta chọn trường muốn chỉ định khóa chính rồi thực hiện:

A. Nháy nút  hoặc chọn Edit 🡪 Primary Key B. Nháy nút  và chọn Edit 🡪 Primary Key

C. Nháy nút   D. Edit 🡪 Primary Key

Câu 91: Trong khi làm việc với cấu trúc bảng, muốn xác định khóa chính, ta thực hiện : ........... → Primary Key

A. Insert B. Edit C. File D. Tools

Câu 92:  Khi thiết kế xong bảng, nếu không chỉ định khóa chính thì:

A. Access đưa lựa chọn là tự động tạo trường khóa chính cho bảng có tên là ID với kiểu dữ liệu là AutoNumber

B. Access không cho phép lưu bảng

C. Access không cho phép nhập dữ liệu

D. Dữ liệu của bảng sẽ có hai hàng giống hệt nhau

Câu 93: Khi đang làm việc với cấu trúc bảng, muốn lưu cấu trúc vào đĩa, ta thực hiện :

A. View – Save B. Tools – Save C. Format – Save D. File – Save

Câu 94: Để lưu cấu trúc bảng, ta thực hiện :

A. File 🡪 Save B.Nháy nút

C. Nhấn tổ hợp phím Ctrl+S D. A hoặc B hoặc C

Câu 95: Cho các thao tác sau:
1. Mở cửa sổ CSDL, chọn đối tượng Table trong bảng chọn đối tượng
2. Trong cửa sổ Table: gõ tên trường, chọn kiểu dữ liệu, mô tả, định tính chất trường
3. Tạo cấu trúc theo chế độ thiết kế
4. Đặt tên và lưu cấu trúc bảng
5. Chỉ định khóa chính

Để tạo cấu trúc một bảng trong CSDL, ta thực hiện lần lượt các thao tác:

A.1, 3, 2, 5, 4   B.3, 4, 2, 1, 5 C.2, 3, 1, 5, 4 D.1, 2, 3, 4, 5

Câu 96: Cấu trúc bảng bị thay đổi khi có một trong những thao tác nào sau đây?

A. Thêm/xóa trường

B. Thay đổi tên, kiểu dữ liệu của trường, thứ tự các trường, khóa chính

C. Thay đổi các tính chất của trường

D. Thêm/xóa trường, thay đổi tên, kiểu dữ liệu của trường, thứ tự các trường, khóa chính

Câu 97: Trong chế độ thiết kế, một trường thay đổi khi:

A.Một trong những tính chất của trường thay đổi B. Kiểu dữ liệu của trường thay đổi

C.Tên trường thay đổi D. Tất cả các phương án trên

Câu 98: Chế độ trang dữ liệu, không cho phép thực hiện thao tác nào trong các thao tác dưới đây?

A. Thêm bản ghi mới. B. Xóa bản ghi.

C. Thêm bớt trường của bảng D. Chỉnh sửa nội dung của bản ghi.

Câu 99: Bảng đã được hiển thị ở chế độ trang dữ liệu, muốn xóa trường đã chọn, thao tác thực hiện lệnh nào sau đây là đúng?

A. Không thực hiện được B. Edit/Delete Field

C. Edit/Delete Rows D. Insert/Rows

Câu 100: Trong cửa sổ CSDL, muốn thay đổi cấu trúc 1 bảng, ta chọn bảng đó rồi nháy:

A. B. C. D.

Đáp án:

01. C; 02. C; 03. C; 04. B; 05. B; 06. C; 07. C; 08. D; 09. A; 10. D; 11. C; 12. A; 13. A; 14. A; 15. D;

16. D; 17. D; 18. B; 19. B; 20. D; 21. D; 22. A; 23. B; 24. A; 25. D; 26. B; 27. C; 28. C; 29. A; 30. D;

31. A; 32. D; 33. D; 34. D; 35. B; 36. D; 37. D; 38. A; 39. A; 40. B; 41. C; 42. C; 43. B; 44. C; 45. D;

46. D; 47. C; 48. D; 49. B; 50. D; 51. D; 52. D; 53. D; 54. A; 55. D; 56. B; 57. A; 58. C; 59. A; 60. B;

61.D; 62.A; 63.A; 64.C; 65.A; 66.A; 67.A; 68.D; 69.C; 70. A; 71.D; 72.D; 73.D; 74.C; 75.A; 76.B; 77. B

78. D; 79.A; 80.D;81.B;82.B; 83.B; 84.D;85.D; 86.D; 87.A; 88.A; 89.C; 90.B; 91.D; 92.B; 93.A; 94.D; 95.D; 96.D;

97.D; 98.D; 99.D; 100.D






SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

 TP ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG


                  

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I 

NĂM HỌC: 2020 - 2021

Môn: TIN LỚP 11






ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I

MÔN: TIN HỌC  - KHỐI LỚP 11

NĂM HỌC 2020 – 2021




Bài 1: KHÁI NIỆM VỀ LẬP TRÌNH VÀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH


TÓM TẮT LÍ THUYẾT


- Các thành phần cơ bản của ngôn ngữ lập trình nói chung

- Khái niệm về chương trình dịch

- Phân biệt được chương trình dịch là biên dịch và thông dịch

- Vai trò của chương trình dịch

- Ý nghĩa nhiệm vụ của chương trình dịch


Bài 2: CÁC THÀNH PHẦN CỦA NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH


TÓM TẮT LÍ THUYẾT


- Một số khái niệm như: tên, tên chuẩn, tên dành riêng, ….

- Phân biệt được tên chuẩn với tên dành riêng và tên do người lập trình đặt.

- Các quy tắc đặt tên hằng và biến

- Cách  đặt tên đúng, nhận biết tên sai.


Bài 3: CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH


TÓM TẮT LÍ THUYẾT


- Cấu trúc chung của một chương trình và cấu trúc chung của một chương trình Pascal

- Hiểu và phân biệt các thành phần trong cấu trúc của một chương trình.

- Nhận biết được các thành phần của một chương trình đơn giản.


Bài 4: MỘT SỐ KIỂU DỮ LIỆU CHUẨN


TÓM TẮT LÍ THUYẾT


- Biết được cấu trúc chung của một chương trình.

- Biết được một số kiểu dữ liệu chuẩn: nguyên, ký tự, logic, thưc.

- Biết đực cấu trúc chung của khai báo biến.

- Sử dụng được kiểu dữ liệu và khai báo biến để viết được một chương trình đơn giản

- Hiểu được khai báo biến. Khai báo đúng, nhận biết được khai báo sai.


Bài 6: PHÉP TOÁN, BIỂU THỨC, CÂU LỆNH GÁN


TÓM TẮT LÍ THUYẾT


- Các phép toán thông dụng trong ngôn ngữ lập trình

- Cách diễn đạt một số hình thức trong ngôn ngữ lâp trình

- Chức năng của câu lệnh gán

- Biết được cấu trúc câu lệnh gán và một số hàm chuẩn trong ngôn ngữ lập trình Pascal.

- Sử dụng được các phép toán để xây dựng biểu thức

- Sử dụng lệnh gán để viết chương trình.



Bài 7: CÁC THỦ TỤC CHUẨN VÀO/RA ĐƠN GIẢN


TÓM TẮT LÍ THUYẾT


- Biết được ý nghĩa của các thủ tục vào a chuẩn đối với lập trình

- Biết được cấu trúc chung của thủ tục vào a trong ngôn ngữ lập trình pascal.

- Biết được các bước để hoàn chỉnh một chương trình.

- Biết được các file chương trình cơ bản của Turbo Pascal 7.0

- Viết đúng lệnh vào a dữ liệu

- Biết nhập đúng dữ liệu khi thực hiện chương trình.

- Biết khởi động và thoát khỏi hệ soạn thảo Turbo Pascal.

- Soạn thảo được một chương trình vào máy

- Dịch được chương trình để phát hiện lỗi cú pháp.

- Thực hiện chương trình để nhập dữ liệu và thu kết quả, tìm lỗi của thuật toán và sủa lỗi.



Bài 9: CẤU TRÚC RẼ NHÁNH

TÓM TẮT LÍ THUYẾT


- Hiểu nhu cầu của cáu trúc rẽ nhánh trong biểu diễn thuật toán.

- Học sinh nắm vững ý nghĩa và cú pháp của câu lệnh rẽ nhánh dạng khuyết và dạng đủ, hiểu được cách sử dụng câu lệnh ghép.

- Sử dụng cấu trúc rẽ nhánh trong mô tả thuật toán của một số bài toán đơn giản.

 - Viết được các lệnh rẽ nhánh khuyết, rẽ nhánh đầy đủ và áp dụng được để thể hiện thuật toán của một số bài toán đơn giản


Bài 10: CẤU TRÚC LẶP

TÓM TẮT LÍ THUYẾT


-  Hiểu nhu cầu của cấu trúc lặp trong biểu diễn thuật toán.

 - Biết được cấu trúc chung của lệnh lặp FOR trong ngôn ngữ lập trình.

 - Hiểu được cấu trúc lặp với số lần biết trước và câu lệnh FOR – DO

 - Sử dụng được lệnh lặp FOR để lập trình giải quyết được một số bài toán đơn giản








CÂU HỎI ÔN TẬP

Câu 1: Chọn cụm từ điền vào (…) trong cú pháp: <…> để được cú pháp của biểu thức quan hệ trong Pascal:

A. phép toán quan hệ B. biểu thức số học C. phép toán logic D. biểu thức logic

Câu 2: Trong Pascal, lệnh gán có cú pháp là:

A. : ; B. := ;

C. = ; D. := ;

Câu 3: Trong Pascal, hàm căn bậc hai cho kiểu kết quả là:

A. kiểu thực B. kiểu nguyên C. kiểu kí tự D. kiểu logic

Câu 4: Để tính diện tích đường tròn bán kính R, hằng pi được khai báo với giá trị 3.14, biểu thức nào trong PASCAL là đúng:

A. S:=sqr(R)*3,14; B. S:=R2*pi; C. S:=sqr(R)*pi; D. S:=R*R*3,14648;

Câu 5: Từ khóa VAR dùng để :

A. Khai báo tên chương trình B. Khai báo hằng

C. Khai báo biến D. Khai báo thư viện

Câu 6: Tìm biểu diễn đúng trong Pascal của biểu thức toán học: Ax2 + Bx + C:

A. A*x2 + B*x + C B. A*x*x + B*x + C

C. Ax2 + Bx + C D. Cả 3 ý trên đều đúng.

Câu 7: Với khai báo var x,y, z: Integer;

Người ta thực hiện dãy lệnh gán sau: x:=3; y:=4; z:=x+y; x:=z-1; y:=z-2;

Giá trị cuối cùng của x, y, z là:

A. 3, 4, 7 B. 6, 5, 11 C. 6, 5, 7 D. 11, 6, 5

Câu 8: Đại lượng có giá trị không thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình được gọi là?

A. Biến B. Giá trị logic C. Tên D. Hằng

Câu 9: Giả sử x là biến kiểu integer, hằng pi có giá trị 3.14; phép gán nào sau đây là đúng:

A. x:=a/b; B. x:=-123; C. x:=pi; D. x:=2200000000;

Câu 10: Khẳng định nào sau đây là sai:

A. Phần tên chương trình không nhất thiết phải có

B. Phần khai báo có thể có hoặc không

C. Phần thân chương trình có thể có hoặc không

D. Phần khai báo thư viện có thể có hoặc không;

Câu 11: Với khai báo var x,y: Integer;

Người ta thực hiện dãy lệnh gán sau: x:=3; y:=4; x:=x+y; y:=x-1;

Giá trị cuối cùng của x, y là:

A. 7, 4 B. 3, 4

C. 7, 6 D. Không xác định được

Câu 12: Các tên biến sau đây, tên nào là sai:

A. hoten B. ho_ten C. ho-ten D. hoten1

Câu 13: Trong các khai báo biến sau, khai báo nào sai:

A. Var x1,x2:integer; B. Var x1,x3:real; C. Var x1,x4:longint; D. Var x1,x1:char;

Câu 14: Trong ngôn ngữ Pascal, các kiểu dữ liệu dưới đây kiểu nào không phải là kiểu nguyên:

A. Extended B. Longint C. Integer D. Word

Câu 15: Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, từ khóa dùng để khai báo thư viên là?

A. Const B. Program C. Var D. Uses

Câu 16: Với x được khai báo kiểu Real, Lệnh nào sau đây là sai:

A. x:=x+1; B. x:=(a=5) or (b=7); C. x:=1.25; D. x:=pi*12;

Câu 17: Với khai báo var x,y: Integer;

Người ta thực hiện dãy lệnh gán sau: x:=3; y:=4; x:=x+y; y:=x/2;

Giá trị cuối cùng của x, y là:

A. 7, 4 B. Không xác định được

C. 7, 6 D. 3, 4

Câu 18: Với bài toán: Nhập vào bán kính r, tính và xuất ra chu vi, diện tích hình tròn. Biết Cv 🡨2*pi*r; DT🡨 p*r2. Với pi là hằng số có giá trị 3.14. Người ta phải khai báo những biến nào?

A. r, pi B. pi, CV, DT C. r, pi, CV, DT D. r, CV, DT

Câu 19: Biểu thức (sqrt(36) div 4) có kết quả là mấy:

A. 2 B. 1 C. 3 D. 4

Câu 20: Trong Pascal, các phép toán nào là các phép toán số học của số nguyên:

A. +, -, *, div, mod B. +, - , *, / C. <, <=, >, >=, =, <> D. not, or, and



Câu 21: Trong Pascal, các phép toán nào là các phép toán logic:

A. +, -, *, div, mod B. +, - , *, / C. <, <=, >, >=, =, <> D. not, or, and

Câu 22: Trong Pascal, các phép toán nào là các phép toán quan hệ:

A. <, <=, >, >=, =, <> B. not, or, and C. +, -, *, div, mod D. +, - , *, /

Câu 23: Khẳng định nào dưới đây là đúng

A. Biến phải khai báo còn hằng thì không nhất thiết phải khai báo

B. Có thể gán hằng bằng biến

C. Hằng và biến đều bắt buộc phải khai báo

D. Hằng phải khai báo còn biến thì không

Câu 24: Chương trình viết bằng ngôn ngữ bậc cao có ưu điểm:

A. Viết mất nhiều thời gian B. Dễ hiểu, dễ chỉnh sửa và nâng cấp

C. Thực hiện nhanh D. Không cần phải dịch khi chạy

Câu 25: Biên dịch là:

A. Dịch toàn bộ chương trình B. Các đại lượng của Pascal

C. Chạy chương trình D. Dịch từng lệnh

Câu 26: Chương trình dịch:

A. Dịch ngôn ngữ máy ra ngôn ngữ tự nhiên B. Dịch từ hợp ngữ ra ngôn ngữ bậc cao

C. Dịch ngôn ngữ tự nhiên ra ngôn ngữ máy D. Dịch từ ngôn ngữ bậc cao ra ngôn ngữ máy

Câu 27: Khẳng định nào dưới đây là sai:

A. Chương trình dịch không thể phát hiện lỗi ngữ nghĩa

B. Chương trình dịch có thể phát hiện lỗi cú pháp

C. Chương trình dịch có thể phát hiện lỗi ngữ nghĩa và cả lỗi cú pháp.

D. Chương trình dịch không tự động sửa lỗi cú pháp

Câu 28: Cú pháp là … … … để viết chương trình

A. bộ chữ cái B. bộ quy tắc C. bộ chữ cái và chữ số D. bộ mã ASCII

Câu 29: Kết quả của biểu thức sqr((ABS(24-50) mod 4) ) là:

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 30: Kết quả của biều thức (24 div 3)/(24 mod 4) là:

A. 6 B. 0 C. 4 D. Không xác định

Câu 31: Trong Pascal, các đoạn chú thích được đặt trong cặp dấu?

A. dấu { và } hoặc (* và *) B. dấu { và } hoặc /* và */

C. dấu /* và */ hoặc (* và *) D. dấu /* và */ hoặc (* và *) hoặc { và }

Câu 32: Cho biểu thức logic: (m mod 100 < 10) and (m div 100 > 0). Với giá trị nào của m sau đây thì biểu thức logic có giá trị là đúng (True)

A. 5 B. 105 C. 55 D. 155

Câu 33: Các số sau đây, số nào không phải là  hằng đối với một chương trình Pascal

A. 1.2E-3 B. 12,345 C. -12.34 D. 12345

Câu 34: Kết quả của biểu thức quan hệ cho giá trị... :

A. nguyên B. số học C. thực D. lôgic

Câu 35: Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, khi khai báo:

Var  a, b, c: Integer;

        x, y: Real;

        z: Longint;

vậy bộ nhớ tổng cộng đã khai báo biến là bao nhiêu?

A. 22 B. 20 C. 44 D. 33

Câu 36: Để giải bài  toán giải phương trình bậc hai trên máy tính, người ta nhập vào ba số a, b, c, sau đó tính delta, dựa vào giá trị delta, người ta sẽ tính hai nghiệm x1, x2, hay chỉ tính một nghiệm x hoặc xuất thông báo phương trình vô nghiêm. Bài toán này cần khai báo những biến nào:

A. x1, x2, x, detal B. a, b, c, x1, x2

C. a, b, c, x1, x2, x, delta D. x1, x2, x

Câu 37: Với khai báo var x,y, z: Integer;

Người ta thực hiện dãy lệnh gán sau: x:=3; y:=4; z:=x+y; x:=z-1; y:=z-2; z:=x+y;

Giá trị cuối cùng của x, y, z là:

A. 3, 4, 7 B. 6, 5, 11 C. 6, 5, 7 D. 11, 6, 5

Câu 38: Kiểu nào sau đây có miền giá trị lớn nhất:

A. Byte B. Integer C. Longint D. Word

Câu 39: Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, từ khóa dùng để khai báo tên chương trình là?

A. Var B. Uses C. Program D. Const

Câu 40: Với a, b, c là ba cạnh của một tam giác, biểu thức logic nào sao đây khi cho kết quả true thì tam giác đó là tam giác đều

A. a = b = c B. a= b and b=c C. a= b or a=c D. a = b and c


Câu 41 : 

Để đưa thông tin ra màn hình ta sử dụng thủ tục nào?

A.

Read

B.

Real

C.

Readln

D.

Writeln

Câu 42 : 

Hãy chọn phát biểu đúng về biến trong ngôn ngữ lập trình?

A.

Biến là đại lượng có giá trị không đổi

B.

Biến phải được khai báo trước khi sử dụng

C.

Tên biến được đặt tùy ý

D.

Tên biến có thể được bắt đầu bằng chữ số

Câu 43 : 

Để nhập dữ liệu vào từ bàn phím cho 2 biến a,b ta dùng lệnh?

A.

Writeln(a,b);

B.

Readln(a,b);

C.

Write(a;b);

D.

Readln(a;b);

Câu 44 : 

Hãy chọn phát biểu đúng về hằng?

A.

Không cần khai báo khi dùng

B.

Đại lượng không đổi trong quá trình thực hiện chương trình

C.

Đại lượng có thể thay đổi

D.

Khai báo bằng từ khóa VAR

Câu45 : 

Đâu là câu lệnh gán đúng?

A.

X:Y;

B.

X=Y;

C.

X;=Y;

D.

X:=Y;

Câu 46 : 

Trong ngôn ngữ lập trình Pascal để thực hiện chương trình ta nhấn các phím?

A.

Ctrl + F9

B.

Alt + F9

C.

F9

D.

Alt + F3

Câu 47 : 

Khẳng định nào sau đây là sai?

A.

Phần tên chương trình không nhất thiết phải có

B.

Phần khai báo có thể có hoặc không

C.

Phần thân chương trình có thể có hoặc không

D.

Phần khai báo thư viện có thể có hoặc không

Câu 48 : 

Biểu thức ((25 mod 10) div 2) có kết quả là:

A.

1

B.

3

C.

2

D.

4

Câu 49 : 

Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, khai báo hằng nào sau đây sai?

A.

CONST Max=1000;

B.

CONST pi=3.1416;

C.

CONST Lop=”Lop 11”;

D.

CONST Lop=’Lop 11’;

Câu 50 : 

Tên trong ngôn ngữ lập trình Turbo Pascal là một dãy liên tiếp không quá bao nhiêu kí tự?

A.

16

B.

127

C.

255

D.

64

Câu 51 : 

Trong cấu trúc chương trình Pascal phần thân chương trình bắt đầu bằng…. và kết thúc bằng…?

A.

BEGIN…END;

B.

BEGIN… END

C.

BEGIN… END,

D.

BEGIN… END.

Câu 52 : 

Kết qủa của biểu thức quan hệ trong ngôn ngữ lập trình sẽ trả về giá trị gì?

A.

True/False

B.

0/1

C.

Đúng/Sai

D.

Yes/No

Câu 53 : 

Hãy chọn biểu diễn tên đúng trong ngôn ngữ lập trình Pascal?

A.

AB_234

B.

100ngan

C.

Bai tap

D.

‘*****’

Câu 54 : 

Kết quả của biểu thức sqr((ABS(25-30) mod 4)) là:

A.

4

B.

2

C.

1

D.

8

Câu 55 : 

Kiểu nào sau đây có miền giá trị lớn nhất?

A.

Byte

B.

Word

C.

Longint

D.

Integer

Câu 56 : 

Để khai báo biến, trong ngôn ngữ lập trình Pascal ta sử dụng từ khóa nào?

A.

BEGIN

B.

VAR

C.

CONST

D.

USES

Câu 57 : 

Trong 1 chương trình, biến M có thể nhận các giá trị: 10, 15, 20, 30, 40 và biến N có thể nhận các giá trị: 1.0, 1.5, 2.0, 2.5, 3.0. Khai báo nào sau đây đúng?

A.

Var M,N :Byte;

B.

Var M: Real; N: Word;

C.

Var M, N: Longint;

D.

Var M: Word; NReal;

Câu 58 : 

Trong các tên sau, đâu là tên dành riêng (từ khóa) trong ngôn ngữ lập trình Pascal?

A.

Baitap

B.

Program

C.

Real

D.

Vidu

Câu 59 : 

Biểu diễn hằng nào sau đây là sai trong ngôn ngữ lập trình Pascal?

A.

57,15

B.

1.03E-15

C.

3+9

D.

’TIN HOC’

Câu 60 : 

Với lệnh nào sau đây dùng để in giá trị M(M kiểu số thực) ra màn hình với độ rộng là 5 và có 2 chữ số phần thập phân ?

A.

Write(M:5);

B.

Writeln(M:2);

C.

Writeln(M:2:5);

D.

Writeln(M:5:2);

Câu 61 : 

Trong khai báo dưới đây bộ nhớ sẽ cấp phát cho các biến tổng cộng là bao nhiêu byte?

Var x,y,z : Integer; c,h: Char; ok: Boolean;

A.

9 byte

B.

10 byte

C.

11 byte

D.

12 byte

Câu 62 : 

Khai báo 3 biến A,B,C nào sau đây đúng cú pháp trong ngôn ngữ lập trình Pascal?

A.

VAR A; B; C: Byte;

B.

VAR A; B; C Byte

C.

VAR A, B, C: Byte;

D.

VAR A B C : Byte;

Câu 63 : 

Để biểu diễn , ta có thể viết?

A.

SQRT(x*x)*x

B.

SQR(x*x*x)

C.

SQR(SQRT(X)*X)

D.

SQRT(x*x*x)

Câu 64 : 

Điều kiện của cấu trúc câu lệnh rẽ nhánh là biểu thức

A.

Số học

B.

Quan hệ

C.

Quan hệ hoặc Logic 

D.

Logic



Câu 65  Hãy chọn phương án ghép phù hợp nhất . Ngôn ngữ lập trình là gì :

  1. phương tiện để soạn thảo văn bản trong đó có chương trình;

  2. ngôn ngữ Pascal hoặc C;

  3. phương tiện diễn đạt thuật toán để máy tính thực hiện công việc; 

  4. phương tiện diễn đạt thuật toán;

Câu 66  Phát biểu nào dưới đây chắc chắn sai ?

  1. Lập trình là viết chương trình;

  2. Lập trình và chương trình là hai khái niệm tương đương, đều là cách mô tả thuật toán bằng ngôn ngữ lập trình; 

  3. Chương trình được tạo thành từ tổ hợp các câu lệnh và các khai báo cần thiết về biến, hằng, hàm, … ;

  4. Chương trình chưa chắc là đã đúng nếu cho kết quả đúng với rất nhiều bộ dữ liệu vào;

Câu 67  Phát biểu nào sau đây chắc chắn sai ?

  1. Mọi bài toán đều có thể giải được bằng máy tính; 

  2. Chương trình là một mô tả thuật toán bằng một ngôn ngữ lập trình;

  3. Không thể viết được chương trình để giải một bài toán nếu như không biết thuật toán để giải bài toán đó;

  4. Một bài toán có thể có nhiều thuật toán để giải;

Câu 68  Phát biểu nào sau đây chắc chắn sai ?

  1. Để giải bài toán bằng máy tính phải viết chương trình mô tả thuật toán giải bài toán đó;

  2. Mọi người sử dụngmáy tính đều phải biết lập chương trình; 

  3. Máy tính điện tử có thể chạy các chương trình;

  4. Một bài toán có thể có nhiều thuật toán để giải;

Câu 69 Hãy chọn phương án ghép đúng . Ngôn ngữ lập trình là ngôn ngữ 

  1. cho phép thể hiện các dữ liệu trong bài toán mà các chương trình sẽ phải xử lí;

  2. dưới dạng nhị phân để máy tính có thể thực hiện trực tiếp;

  3. diễn đạt thuật toán để có thể giao cho máy tính thực hiện; 

  4. có tên là “ngôn ngữ thuật toán” hay còn gọi là “ngôn ngữ lập trình bậc cao” gần với ngôn ngữ toán học cho phép mô tả cách giải quyết vấn đề độc lập với máy tính;

Câu 70  Hãy chọn phương án ghép đúng . Ngôn ngữ máy là

  1. bất cứ ngôn ngữ lập trình nào mà có thể diễn đạt thuật toán để giao cho máy tính thực hiện

  2. ngôn ngữ để viết các chương trình mà mỗi chương trình là một dãy lệnh máy trong hệ nhị phân; 

  3. các ngôn ngữ mà chương trình viết trên chúng sau khi dịch ra hệ nhị phân thì máy có thể chạy được;

  4. diễn đạt thuật toán để có thể giao cho máy tính thực hiện

Câu 71 Hãy chọn phương án ghép đúng . Hợp ngữ là ngôn ngữ 

  1. mà máy tính có thể thực hiện được trực tiếp không cần dịch

  2. có các lệnh được viết bằng kí tự nhưng về cơ bản mỗi lệnh tương đương với một lệnh máy . Để chạy được cần dịch ra ngôn ngữ máy; 

  3. mà các lệnh không viết trực tiếp bằng mã nhị phân ;

  4. không viết bằng mã nhị phân, được thiết kế cho một số loại máy có thể chạy trực tiếp dưới dạng kí tự .

Câu 72 Hãy chọn phương án ghép sai . Ngôn ngữ lập trình bậc cao là ngôn ngữ

  1. thể hiện thuật toán theo những quy ước nào đó không phụ thuộc vào các máy tính cụ thể;

  2. mà máy tính không hiểu trực tiếp được, chương trình viết trên ngôn ngữ bậc cao trước khi chạy phải dịch sang ngôn ngữ máy;

  3. có thể diễn đạt được mọi thuật toán;

  4. sử dụng từ vựng và cú pháp của ngôn ngữ tự nhiên (tiếng Anh); 

Câu 73 Phát biểu nào dưới đây chắc chắn sai ?

  1. Chương trình dịch cho phép chuyển chương trình viết bằng một ngôn ngữ lập trình nào đó sang chương trình trên ngôn ngữ máy để máy có thể thực hiện được mà vẫn bảo toàn được ngữ nghĩa của chương trình nguồn; 

  2. Chương trình dịch giúp người lập trình có thể lập trình trên một ngôn ngữ lập trình gần với ngôn ngữ tự nhiên hơn, do đó giảm nhẹ được nỗ lực lập trình, tăng cường hiệu suất lập trình;

  3. Chương trình dịch giúp tìm ra tất cả các lỗi của chương trình;

  4. Một ngôn ngữ lập trình có thể có cả chương trình thông dịch và chương trình biên dịch;

Câu 74 Phát biểu nào dưới đây là sai khi nói về biên dịch và thông dịch ?

  1. Chương trình dịch của ngôn ngữ lập trình bậc cao gọi là biên dịch còn thông dịch là chương trình dịch dùng với hợp ngữ; 

  2. Một ngôn ngữ lập trình có thể có cả chương trình thông dịch và chương trình biên dịch;

  3. Thông dịch lần lượt dịch và thực hiện từng câu lệnh còn biên dịch phải dịch trước toàn bộ chương trình sang mã nhị phân thì mới có thể thực hiện được;

  4. Biên dịch và thông dịch đều kiểm tra tính đúng đắn của câu lệnh;

Câu 75 Phát biểu nào dưới đây là đúng ?

  1. Mỗi ngôn ngữ lập trình bậc cao đều có đúng một chương trình dịch;

  2. Chương trình dịch gồm hợp dịch, thông dịch, biên dịch;

  3. Máy tính chỉ nhận biết được kí tự 0 và kí tự 1 nên chương trình bằng ngôn ngữ máy cũng phải được dịch sang mã nhị phân;

  4. Một ngôn ngữ lập trình bậc cao có thể có nhiều chương trình dịch khác nhau; 

Câu 76 Phát biểu nào dưới đây là đúng ?

  1. Ngữ nghĩa trong ngôn ngữ lập trình phụ thuộc nhiều vào ý muốn của người lập trình tạo ra;

  2. Mỗi ngôn ngữ lập trình đều có 3 thành phần là bảng chữ cái, cú pháp và ngữ nghĩa, nên việc khai báo kiểu dữ liệu, hằng, biến,… được áp dụng chung như nhau cho mọi ngôn ngữ lập trình;

  3. Cú pháp của một ngôn ngữ lập trình là bộ quy tắc cho phép người lập trình viết chương trình trên ngôn ngữ đó; 

  4. Các ngôn ngữ lập trình đều có chung một bộ chữ cái;

Câu 77 Phát biểu nào dưới đây là đúng ?

  1. Ngoài bảng chữ cáicú phápngữ nghĩa, một ngôn ngữ lập trình còn có các quy tắc để khai báo biến, hằng,…;

  2. Ngoài bảng chữ cái, có thể dùng các kí tự thông dụng trong toán học để viết chương trình;

  3. Chương trình có lỗi cú pháp có thể được dịch ra ngôn ngữ máy nhưng không thực hiện được; 

  4. Cú pháp là bộ quy tắc dùng để chương trình; 

Câu 78 Chọn ý kiến đúng trong các ý kiến sau đây:

  1. Chương trình cho kết quả đúng khi thực hiện đủ 20 test / 20 test thì chương trìn đó đúng;

  2. Chương trình cho kết quả sai khi thực hiện 1 test thì chương trình đó sai; 

  3. Bộ test với kích thước dữ liệu lớn có nhiều khả năng phát hiện lỗi sai của chương trình hơn là các bộ test với kích thước dữ liệu nhỏ;

  4. Khi dịch chương trình không thấy lỗi thì có thể kết luận chương trình là đúng.

Câu 79 Phát biểu nào dưới đây là hợp lí nhất ?

  1. Biến là đại lượng nhận giá trị trước khi chương trình thực hiện .

  2. Biến là đại lượng được đặt tên và có giá trị thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình. 

  3. Biến có thể lưu trữ nhiều loại giá trị khác nhau.

  4. Biến có thể đặt hoặc không đặt tên gọi .

Câu 80  Phát biểu nào dưới đây là hợp lí nhất ?

  1. Biến dùng trong chương trình phải khai báo . 

  2. Biến được chương trình dịch bỏ qua .

  3. Biến có thể lưu trữ nhiều loại giá trị khác nhau .

  4. Biến là đại lượng nhận giá trị trước khi chương trình thực hiện .

Câu 81  Phát biểu nào dưới đây là hợp lí nhất ?

  1. Hằng là đại lượng nhận giá trị trước khi chương trình thực hiện . 

  2. Hằng là đại lượng được đặt tên và có giá trị thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình

  3. Hằng có thể lưu trữ nhiều loại giá trị khác nhau .

  4. Hằng được chương trình dịch bỏ qua .

Câu 82  Phát biểu nào dưới đây là hợp lí nhất ?

  1. Tên gọi là đại lượng nhận giá trị trước khi chương trình thực hiện .

  2. Tên gọi là đại lượng được đặt tên và có giá trị thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình .

  3. Tên gọi có thể lưu trữ nhiều loại giá trị khác nhau .

  4. Tên gọi do người lập trình tự đặt theo quy tắc do từng ngôn ngữ lập trình xác định . 

Câu 83  Hãy chọn biểu diễn hằng đúng trong các biểu diễn sau :

  1. Begin

  2. 58,5

  3. ‘65

  4. 1024

Câu 84  Hãy chọn biểu diễn tên đúng trong những biểu diễn sau

  1. ‘*****’

  2. -tenkhongsai

  3. (bai_tap)

  4. Tensai

Câu 85  Chương trình viết bằng hợp ngữ không có đặc điểm nào trong các đặc điểm sau :

  1. Dễ lập trình hơn so với ngôn ngữ bậc cao

  2. Tốc độ thực hiện nhanh hơn so với chương trình được viết bằng ngôn ngữ bậc cao

  3. Gần với ngôn ngữ máy

  4. Sử dụng trọn vẹn các khả năng của máy tính

Câu 86  Chương trình dịch không có khả năng nào trong các khả năng sau ?

  1. Phát hiện được lỗi ngữ nghĩa

  2. Phát hiện được lỗi cú pháp

  3. Thông báo lỗi cú pháp

  4. Tạo được chương trình đích

Câu 87  Phát biểu nào dưới đây đúng ?

  1. Chương trình là dãy các lệnh được tổ chức theo các quy tắc được xác định bởi ngôn ngữ lập trình cụ thể

  2. Trong chế độ thông dịch, mỗi câu lệnh của chương trình nguồn được dịch thành một câu lệnh của chương trình đích

  3. Mọi bài toán đều có chương trình để giải trên máy tính

  4. Nếu chương trình nguồn có lỗi cú pháp thì chương trình đích cũng có lỗi cú pháp

Câu 88  Chương trình dịch là chương trình có chức năng

  1. Chuyển đổi chương trình được viết bằng ngôn ngữ lập trình bậc cao thành chương trình thực hiện được trên máy

  2. Chuyển đổi chương trình được viết bằng ngôn ngữ lập trình Pascal thành chương trình thực hiện được trên máy

  3. Chuyển đổi chương trình được viết bằng ngôn ngữ máy thành chương trình thực hiện được trên máy

  4. Chuyển đổi chương trình được viết bằng ngôn ngữ lập trình bậc cao thành chương trình hợp ngữ

Câu 89  Trong tin học, hằng là đại lượng

  1. Có giá trị thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình

  2. Có giá trị không thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình

  3. Được đặt tên

  4. Có thể thay đổi giá trị hoặc không thay đổi giá trị tùy thuộc vào bài toán

Câu 90  Các thành phần của ngôn ngữ lập trình là 

  1. Chương trình thông dịch và chương trình biên dịch

  2. Chương trình dịch, bảng chữ cái, cú pháp, ngữ nghĩa

  3. Bảng chữ cái, cú pháp, ngữ nghĩa

  4. Tên dành riêng, tên chuẩn và tên do người lập trình định nghĩa

Câu 91  Trong các cách khai báo Hằng sau đây, cách khai báo nào là đúng ?

  1. Const Pi = 3,14;

  2. Const = Pi;

  3. Const Pi = 3.1;

  4. Pi = 3.14

Câu 92  Hãy chọn phát biểu sai ?

  1. Các biến đều phải được khai báo và mỗi biến chỉ khai báo một lần

  2. Một chương trình luôn luôn có hai phần : phần khai báo và phần thân

  3. Sau từ khóa var có thể khai báo nhiều danh sách biến khác nhau

  4. Chương trình dịch có hai loại : thông dịch và biên dịch

Câu 93  Trong ngôn ngữ Pascal, từ khóa CONST dùng để khai báo 

  1. Tên chương trình

  2. Hằng

  3. Biến

  4. Thư viện

Câu 94  Trong ngôn ngữ Pascal, từ khóa USES  dùng để khai báo

  1. Tên chương trình

  2. Hằng

  3. Biến

  4. Thư viện

Câu 95  Tên nào không đúng trong ngôn ngữ Pascal

  1. abc_123

  2. _123abc

  3. 123_abc

  4. abc123

Câu 96  Bằng 2 chữ cái A và B , người ta có thể viết được mấy tên đúng có độ dài không quá 2 chữ cái

  1. 2

  2. 4

  3. 6

  4. 8

Câu 97  Có mấy loại hằng ?

  1. 2

  2. 3

  3. 4

  4. 5

Câu 98  Trong Pascal, các đoạn chú thích được đặt giữa cặp dấu nào ?

  1. {   và   }

  2. [   và   ]

  3. (   và   )

  4. /*   và    */

Câu 99  Trong những biểu diễn dưới đây, biểu diễn nào là từ khóa trong Pascal ?

  1. End

  2. Sqrt

  3. Crt

  4. LongInt

Câu 100  Khái niệm nào sau đây là đúng về tên dành riêng ?

  1. Tên dành riêng là tên do người lập trình đặt

  2. Tên dành riêng là tên đã được NNLT qui định dùng với ý nghĩa riêng xác định, không được sử dụng với ý nghĩa khác

  3. Tên dành riêng là tên đã được NNLT qui định đúng với ý nghĩa riêng xác định, có thể được định nghĩa lại

  4. Tên dành riêng là các hằng hay biến



ĐÁP ÁN



1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

A

X


X











X





X

X

B






X



X







X

X




C




X

X


X



X

X

X









D


X






X





X


X



X





21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

A


X

X


X






X




X






B




X




X




X

X




X



X

C







X









X


X

X


D

X





X



X

X




X









41

42

43

44

45

46

47

48

49

50

51

52

53

54

55

56

57

58

59

60

A






X






X

X






X


B


X

X

X






X






X


X



C







X

X

X





X

X






D

X




X






X






X



X



61

62

63

64

65

66

67

68

69

70

71

72

73

74

75

76

77

78

79

80

A

X






X






X

X






X

B






X


X


X

X







X

X


C


X


X

X




X







X





D



X









X



X


X






81

82

83

84

85

86

87

88

89

90

91

92

93

94

95

96

97

98

99

100

A

X




X

X

X

X










X

X


B









X



X

X




X



X

C










X

X




X

X





D


X

X

X










X









   :: Các tin khác

 
Điện thoại : 0511.3691445 - 0511.3656697 * Email: quangtrung.thpt@yahoo.com
* - Website: thptquangtrung.vn * Website : thpt-quangtrung-danang.edu.vn