Ngày 24-04-2024 00:39:30
 


Mọi chi tiết xin liên hệ với trường chúng tôi theo mẫu dưới :
Họ tên
Nội dung
 

Lượt truy cập : 6686168
Số người online: 0
 
 
 
 
TÀI LIỆU ÔN TẬP GIỬA KỲ VÀ HKI MÔN CÔNG NGHỆ 11,12 và 10.
 
Do Covid 19, chương trình có hạn chế nên GV chọn một số nội dung để Kiểm tra giữa kỳ I và Kiểm tra Học kỳ I. HT.



ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I NĂM HỌC 2019-2020                         

MÔN: CÔNG NGHỆ 11

CHƯƠNG 1. VẼ KĨ THUẬT CƠ SỞ

A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT

I. TIÊU CHUẨN CỦA BẢN VẼ KĨ THUẬT 

1. Khổ giấy : A0 : 1189 x 841 A1 : 841 x 594 A2 : 594 x 420 A3 : 420 x 297

A4 : 297 x 210. Từ khổ giấy A0 có thể lập ra các khổ còn lại. Mỗi bản vẽ đều có khung vẽ và khung tên.

2. Tỉ lệ :

- Phóng to : 1 : 1 ; 5 : 1 ; 10 : 1 ; 20 : 1 ; 50 : 1 ; 100 : 1.

- Nguyên hình : 1 : 1

- Thu nhỏ : 1 : 2 ; 1 : 5 ; 1 : 10 ; 1 : 20 ; 1 : 50 ; 1 : 100.

3. Nét vẽ :

- Nét liền đậm : Đường bao thấy, cạnh thấy.

- Nét liền mảnh : Đường kích thước, đường gióng, đường gạch gạch trên mặt cắt.

- Nét lượn sóng : Đường giới hạn một phần hình cắt.

- Nét đứt mảnh : Đường bao khuất, cạnh khuất.

- Nét gạch chấm mảnh : Đường tâm, đường trục đối xứng.

4. Chữ viết :

- Chiều rộng (d) của nét chữ thường lấy bằng  .

 - Trên bản vẽ kĩ thuật thường dùng kiểu chữ đứng.

5. Ghi kích thước :

a. Đặc điểm đường kích thước :     

- Vẽ bằng nét liền mảnh, song song với phần tử được ghi kích thước.         

 - Ở 2 đầu mút có vẽ mũi tên.

b.  Đặc điểm đường gióng kích thước.

 - Vẽ bằng nét liền mảnh.   

- Kẻ vuông góc với đường kích thước.

- Khoảng cách cho phép đường gióng vượt qua đường kích thước là 2 → 4mm.

c. Chữ số kích thước :

- Chỉ trị số kích thước thật, không phụ thuộc vào kích thước thật của bản vẽ.

 - Có 2 loại chữ số kích thước : kích thước độ dài và kích thước góc.

- Nếu bản vẽ không ghi đơn vị kích thước thì được hiểu đơn vị là mm.

d. Kí hiệu Ø, R.

- Trước số kích thước đường kính của đường tròn, ghi kí hiệu Ø.

- Trước số kích thước bán kính của đường tròn, ghi kí hiệu R.

- Ví dụ : + Ø12 : Bán kính là 12.       + R25 : Đường kính là 25.

 II. HÌNH CHIẾU VUÔNG GÓC

- Để biểu diễn hình dạng của vật thể, trên bản vẽ kĩ thuật thường dùng các hình chiếu vuông góc.

- Có 2 phương pháp chiếu : phương pháp chiếu góc thứ nhất và phương pháp chiếu góc thứ ba.

III. MẶT CẮT VÀ HÌNH CẮT

1. Khái niệm hình cắt và mặt cắt :

- Mặt cắt : + Là hình biểu diễn các đường bao của vật thể nằm trên mặt phẳng cắt.

+ Thể hiện bằng đường gạch gạch.    

+ Dùng để biểu diễn hình dạng tiết diện vuông góc của vật thể.

- Hình cắt : + Là hình biểu diễn mặt cắt và các đường bao của vật thể nằm trên mặt phẳng cắt.

 - Mặt phẳng cắt : + Là mặt phẳng tưởng tượng, song song với mặt phẳng hình chiếu cắt vật thể ra làm 2 phần.

2. Mặt cắt :

 

Mặt cắt chập

Mặt cắt rời

Vị trí vẽ

Vẽ ngay lên hình chiếu tương ứng

Vẽ bên ngoài hình chiếu.

Nét vẽ của đường bao

Nét liền mảnh

-Nét liền đậm

- Liên hệ với hình chiếu bằng nét gạch chấm mảnh.

Ứng dụng

Biểu diễn mặt cắt có hình dạng đơn giản

Biểu diễn mặt cắt có hình dạng phức tạp.

 

3. Hình cắt :

 

Hình cắt toàn bộ

Hình cắt một nửa

Hình cắt cục bộ.

Định nghĩa

Sử dụng một mặt phẳng cắt, cắt toàn bộ vật thể

- Là hình biểu diễn gồm một nửa hình cắt ghép với một nửa hình chiếu. - Đường phân cách là trục đối xứng, vẽ bằng nét gạch chấm mảnh.

- Là hình biểu diễn một phần hình cắt với hình chiếu. - Đường giới hạn vẽ bằng nét lượn sóng.

Ứng dụng

Dùng để biểu diễn bên trong của vật thể

Dùng trong trường hợp vật thể đối xứng

Dùng để biểu diễn một phần vật thể dưới dạng hình cắt.

 

 

IV. HÌNH CHIẾU TRỤC ĐO

1. Khái niệm :Là hình biểu diễn ba chiều của vật thể, được xây dựng bằng phép chiếu song song.

2. Thông số cơ bản của hình chiếu trục đo

a) Góc trục đo:Góc giữa các trục đo : gọi là góc trục đo

b) Hệ số biến dạng :là tỉ số độ dài hình chiếu của một đoạn thẳng nằm trên trục toạ độ với độ dài thực của đoạn thẳng đó.

3.Phân loạiCó 2 loại hình chiếu trục đo: Hình chiếu trục đo vuông góc đều và Hình chiếu trục đo xiên góc cân

 

Hình chiếu trục đo  vuông góc đều

Hình chiếu trục đo xiên góc cân

Góc trục đo

Hệ số biến dạng

p = q = r = l

p = r = 1; q = 0.5

 

IV. HÌNH CHIẾU PHỐI CẢNH

1.     Khái niệm: Là hình biểu diễn được xây dựng bằng phép chiếu xuyên tâm.

§  Tâm chiếu chính là mắt người quan sát (còn gọi là điểm nhìn)

§  Mặt phẳng hình chiếu là một mặt phẳng thẳng đứng tưởng tượng, được gọi là mặt tranh,

§  Mặt phẳng nằm ngang trên đó đặt các vật thể cần biểu diễn được gọi là mặt phẳng vật thể.

§  Mặt phẳng nằm ngang đi qua điểm nhìn gọi là mặt phẳng tầm mắt.

§  Mặt phẳng tầm mắt cắt mặt tranh theo một đường thẳng gọi là đường chân trời

 

2.Phân loại: Có 2 loại hình chiếu phối cảnh :

+ Hình chiếu phối cảnh 1 điểm tụ : có mặt tranh song song với 1 mặt của vật thể.

 + Hình chiếu phối cảnh 2 điểm tụ : có mặt tranh không song song với mặt nào của vật thể

3.Phương pháp vẽ phác hình chiếu phối cảnh:7 bước

B.BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Theo TCVN, từ khổ giấy A1, chia bao nhiêu lần sẽ được khổ giấy A4?

A. 5 lần.                  B. 2 lần.                  C. 4 lần.                  D. 3 lần.

Câu 2: Tỉ lệ 1 : 2 thuộc loại:

A. Tỉ lệ nguyên hình                    B. Tỉ lệ phóng to

C. Tỉ lệ thu nhỏ                           D. Tỉ lệ riêng

Câu 3: Nét liền đậm dùng để vẽ:

A. Đường bao thấy, cạnh thấy. B. Đường bao khuất, cạnh khuất.

C. Đường tâm, đường trục đối xứng D. Đường gióng, đường kích thước.

Câu 4: Nét đứt mảnh dùng để vẽ:

A. Đường bao thấy, cạnh thấy.               B. Đường bao khuất, cạnh khuất.

C. Đường tâm, đường trục đối xứng         D. Đường gióng, đường kích thước.

Câu 5: Đường kích thước được vẽ bằng:

A. Nét liền mảnh, song song với phần tử ghi kích thước.

B. Nét liền mảnh, vuông góc với phần tử ghi kích thước.

C. Nét liền đậm, song song với phần tử ghi kích thước.

D. Nét liền đậm, vuông góc với phần tử ghi kích thước.

Câu 6: Trong PPCG1 hình chiếu bằng được đặt ở vị trí nào so với hình chiếu đứng?

A. Phía dưới                      B. Phía trên             C. Bên phải             D. Bên trái

 

Câu 7: Hình chiếu cạnh được đặt như thế nào so với hình chiếu đứng?( PPCG1)

A. Bên trái              B. Ở trên                 C. Ở dưới                D. Bên phải

Câu 8: Hệ số biến dạng của hình chiếu trục đo vuông góc đều:

A. p=q=1, r=0.5          B. p=q=r=1           C.p=r=1, q=0.5         D.q=r=1, p=0.5

Câu 9: Hình chiếu trục đo xiên góc cân có góc trục đo là:

A. X’O’Y’=Y’O’Z’= Z’O’X’=1200         B. X’O’Y’= Y’O’Z’= Z’O’X’=900                      

C. X’O’Y’=Y’O’Z’= Z’O’X’=1350           D.X’O’Z’= 900; Y’O’Z’=X’O’Y’=1350

Câu 10: Đường tâm và đường trục đối xứng được vẽ bằng nét vẽ:

 A. Gạch chấm mảnh      B. Liền mảnh.             C. Đứt mảnh.          D. Liền đậm.

Câu 11: Trong bản vẽ kỹ thuật, hình cắt dùng để biểu diễn phần vật thể nào dưới đây?

A. Biểu diễn đường bao của vật thể nằm trên mặt phẳng cắt.

B. Biểu diễn mặt cắt và các đường bao của vật thể sau mặt phẳng cắt.

C. Biểu diễn phần vật thể từ mặt phẳng cắt đến mắt người quan sát.

D. Biểu diễn phần vật thể từ mặt phẳng cắt đến phía sau mặt phẳng cắt.

Câu 12: Cho đường tròn R = 8 cm thì trong hình chiếu trục đo, elip đó có độ dài của trục dài và trục ngắn là:

A. 9,72 cm và 9,76 cm                           B. 9,76 cm và 5,68cm

C. 19,52 cm và 11,63  cm                       D. 19,52 cm và 11,36 cm

Câu 13: Kết luận nào sau đây về mặt cắt rời là đúng?

A. Vẽ bên ngoài hình chiếu, vẽ bằng nét liền đậm     B. Vẽ ngay trên hình chiếu

C. Đường bao vẽ bằng nét liền mảnh                  D. Biểu diễn vật thể có hình dạng đơn giản

Câu 14: Trong PPCG1 hình chiếu bằng được đặt ở vị trí nào so với hình chiếu đứng?           A. Phía dưới            B. Phía trên             C. Bên phải        D. Bên trái

Câu 15: Hình cắt toàn bộ dùng để biểu diễn:

A. Vật thể đối xứng. B. Hình dạng bên trong của vật thể.

C. Hình dạng bên ngoài của vật thể. D. Tiết diện vuông góc của vật thể.

Câu 16: Hình cắt một nửa dùng để biểu diễn:

A. Vật thể đối xứng.                               B. Hình dạng bên trong của vật thể.

C. Hình dạng bên ngoài của vật thể.        D. Tiết diện vuông góc của vật thể.

Câu 17: Hình chiếu phối cảnh một điểm tụ nhận được khi nào?

A. Khi mặt tranh song song với một mặt của vật thể.

B. Khi mặt tranh không  song song với một mặt của vật thể.

C. Khi mặt tranh  vuông góc với một mặt của vật thể.

D. Khi mặt tranh không  vuông góc với một mặt của vật thể.

Câu 18: Hình chiếu phối cảnh là hình biểu diễn được xây dựng bằng:

A. Phép chiếu song song.                       B. Phép chiếu xuyên tâm.

C. Phép chiếu vuông góc                        D. Phép chiếu xiên góc

Câu 19: Cách ghi kích thước nào sau đây là đúng?

 

 

 

              A.                          B.               C.                 D.

Câu 20: Cho hình chiếu đứng, hình chiếu bằng của một vật thể như trong hình vẽ. Hãy lựa chọn hình chiếu cạnh phù hợp?

 

 

Câu 21: Cho hình chiếu đứng, hình chiếu bằng của một vật thể như trong hình vẽ. Hãy lựa chọn hình chiếu cạnh phù hợp.

 

 

 

 

 

Câu 22: Vẽ phát hình chiếu phối cảnh một điểm tụ của vật thể gồm mấy bước?

A.6 bước                B.7 bước                           C.8 bước                 D.9 bước

Câu 23: Trong hình chiếu trục đo, p là hệ số biến dạng theo trục nào?

A. OX                   B. O’Z’.                  C. OY                             D. OX.

Câu 24: Trong hình chiếu trục đo, q là hệ số biến dạng theo trục nào?

A. OX                   B. O’Z’.                  C. OY                             D. OY.

Câu 25: Trong hình chiếu trục đo, r là hệ số biến dạng theo trục nào?

A. OX                   B. O’Z’.                  C. OY                             D. OZ.

Câu 26: Góc trục đo của hình chiếu trục đo vuông góc đều có:

A. XOY = YOZ’ = 900 ; XOZ= 1350     B. XOY =YOZ =1350 ; XOZ= 900

C. XOY = YOZ = XOZ’ = 1200              D. XOY = YOZ = XOZ’ = 1350              

Câu 27: Hình chiếu trục đo xiên góc cân có hệ số biến dạng là:

A. p = q = r = 0,5.                                            B. p = r = 1; q = 0,5

C. p = q = r = 1                                                D. p = q = 1; r = 0,5

Câu 28: Mặt cắt chập được vẽ ở đâu so với hình chiếu tương ứng:

A. Bên trái hình chiếu.                                     B. Ngay lên hình chiếu.     

C. Bên phải hình chiếu.                                    D. Bên ngoài hình chiếu.

Câu 29: Mặt cắt rời được vẽ ở đâu so với hình chiếu tương ứng:

A. Bên trái hình chiếu.                                     B. Ngay lên hình chiếu.     

C. Bên phải hình chiếu.                                    D. Bên ngoài hình chiếu.

Câu 30: Cho biết vị trí của khung tên trên bản vẽ kĩ thuật:

A. Góc trái phía trên bản vẽ.                             B. Góc phải phía dưới bản vẽ.

C. Góc phải phía trên bản vẽ.                            D. Góc trái phía dưới bản vẽ.

CHƯƠNG 2. VẼ KĨ THUẬT ỨNG DỤNG

A. TÓM TẮT LÝ  THUYẾT

I.THIẾT KẾ VÀ BẢN VẼ KĨ THUẬT

1.Khái niệm: Thiết kế là quá trình hoạt động sáng tạo của người thiết kế, bao gồm nhiều giai đoạn.

2.Các giai đoạn thiết kế

 

 

 

 

 

3. Bản vẽ kĩ thuật

Các loại bản vẽ kĩ thuật

Bản vẽ kĩ thuật là các thông tin kĩ thuật được trình bày dưới dạng đồ hoạ theo các quy tắc thống nhất.

Có hai loại bản vẽ kĩ thuật thuộc hai lĩnh vực quan trọng là:

- Bản vẽ cơ khí gồm các bản vẽ liên quan đến thiết kế, kiểm tra, chế tạo, lắp ráp, sử dụng các máy móc và thiết bị.

- Bản vẽ xây dựng gồm các bản vẽ liên quan đến thiết kế, thi công, lắp ráp, kiểm tra sử dụng các công trình xây dựng.

II.BẢN VẼ CƠ KHÍ

 1.Bản Vẽ Chi Tiết

a. Nội dung bản vẽ chi tiết.

Bản vẽ chi tiết thể hiện hình dạng, kích thước và các yêu cầu kĩ thuật của chi tiết. Bản vẽ chi tiết dùng để chế tạo và kiểm tra chi tiết.

b. Cách lập bản vẽ chi tiết

Bước 1: Bố trí các hình biểu diễn và khung tên

Bước 2: Vẽ mờ.

Bước 3: Tô đậm.

Bước 4: Ghi phần chữ

2.Bản Vẽ Lắp

Bản vẽ lắp trình bày hình dạng và vị trí tương quan của một nhóm chi tiết được lắp với nhau. Bản vẽ lắp dùng để lắp ráp các chi tiết.

III. BẢN VẼ XÂY DỰNG

1. Khái niệm:  Bản vẽ xây dựng bao gồm các bản vẽ về các công trình xây dựng như: nhà cửa, cầu đường, bến cảng,…  Hay gặp nhất, đó là bản vẽ nhà.

Bản vẽ nhà thể hiện hình dạng, kích thước, cấu tạo của ngôi nhà. Người thi công căn cứ vào bản vẽ để xây dựng ngôi nhà.

2. Bản vẽ mặt bằng tổng thể Bản vẽ mặt bằng tổng thể là bản vẽ hình chiếu bằng của công trình trên khu đất xây dựng. Trên bản vẽ mặt bằng tổng thể thể hiện vị trí các công trình với hệ thồng đường xá, cây xanh… hiện có hoặc dự định xây dựng và quy hoạch của khu đất., trên mặt bằng tổng thể thường vẽ mũi tên chỉ hướng Bắc.

 

3.Các hình biểu diễn ngôi nhà

Các hình biểu diễn chính của một ngôi nhà gồm có: các mặt bằng, mặt đứng và mặt cắt

B.BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Bản vẽ lắp dùng để:

A. Chế tạo và kiểm tra                           B. Lắp ráp và kiểm tra

C. Chế tạo các chi tiết                            D. Lắp ráp các chi tiết

Câu 2: Sắp xếp các bước lập bản vẽ chi tiết sao cho hợp lý?

1. Vẽ mờ   2. Tô đậm   3. Bố trí các hình biểu diễn và khung tên.    4. Ghi phần chữ.

 A. 1 – 2 – 3 – 4       B. 2 – 3 – 4 – 1        C. 1 – 3 – 4 – 2      D. 3 – 1 – 2 – 4

Câu 3: Bản vẽ nhà gồm có những loại hình biểu diễn chính nào?

A. Chiếu đứng, chiếu bằng, mặt cắt         B. Mặt bằng, chiếu cạnh, mặt cắt

C. Mặt bằng, mặt đứng, hình cắt   D. Chiếu đứng, hình cắt, mặt cắt

Câu 4: Bản vẽ chi tiết thể hiện hình dạng, ..........  và các yêu cầu kĩ thuật của chi tiết.

A. Kết cấu.             B. Cấu tạo.              C. Kích thước            D. Vị trí tương quan.

Câu 5: Bản vẽ của ......... không phải là bản vẽ xây dựng.

A. Ngôi biệt thự cao cấp                         B. Trường học

C. Ô tô khách chất lượng cao                  D. Đường Ngô Gia Tự

Câu 6: Hình thành ý tưởng. Xác định đề tài thiết kế là giai đoạn mấy trong quá trình thiết kế:           A. 1              B. 2                        C. 3                        D. 4

Câu 7: Thu thập thông tin. Tiến hành thiết kế là giai đoạn mấy trong quá trình thiết

kế:                A. 1              B. 2                       C. 3                        D. 4

Câu 8: Làm mô hình thử nghiệm. Chế tạo thử là giai đoạn mấy trong quá trình thiết kế:                  A. 1                        B. 2                        C. 3                        D. 4

Câu 9: Thẩm định, đánh giá phương án thiết kế là giai đoạn mấy trong quá trình thiết kế:        A. 1                        B. 2                        C. 3                        D. 4

Câu 10: Mặt bằng là:

A. Hình cắt bằng của ngôi nhà đước cắt bởi mặt phẳng nằm ngang đi qua cửa sổ.

B. Hình chiếu vuông góc của ngôi nhà lên một mặt phẳng thắng đứng.

C. Hình cắt được tạo bởi mặt phẳng cắt song song với một mặt đứng của ngôi nhà.

D. Hình chiếu bằng của các công trình trên khu đất xây dựng

Câu 11: Mặt đứng là:

A. Hình cắt bằng của ngôi nhà đước cắt bởi mặt phẳng nằm ngang đi qua cửa sổ.

B. Hình chiếu vuông góc của ngôi nhà lên một mặt phẳng thắng đứng.

C. Hình cắt được tạo bởi mặt phẳng cắt song song với một mặt đứng của ngôi nhà.

D. Hình chiếu bằng của các công trình trên khu đất xây dựng.

Câu 12: Bản vẽ cơ khí liên quan đến:

A. chế tạo, lắp ráp máy móc thiết bị           

B. kiểm tra, sử dụng các máy móc

C. thiết kế, chế tạo, lắp ráp, kiểm tra, sử dụng … các máy móc và thiết bị

D. hướng dẫn lắp ráp chi tiết

Câu 13: Hình cắt là:

A. Hình cắt bằng của ngôi nhà đước cắt bởi mặt phẳng nằm ngang đi qua cửa sổ.

B. Hình chiếu vuông góc của ngôi nhà lên một mặt phẳng thắng đứng.

C. Hình cắt được tạo bởi mặt phẳng cắt song song với một mặt đứng của ngôi nhà.

D. Hình chiếu bằng của các công trình trên khu đất xây dựng.

Câu 14: Mặt bằng tổng thể thể hiện:

A. Vị trí các công trình với hệ thống đường sá, cây xanh...

B. Vị trí, kích thước của tường, vách ngăn, cửa đi, ...

C. Hình dáng, sự cân đối và vẻ đẹp bên ngoài ngôi nhà.

D. Kết cấu của các bộ phận của ngôi nhà, kích thước, các tầng nhà theo chiều cao, cửa sổ,…

Câu 15: Mặt bằng thể hiện:

A. Vị trí các công trình với hệ thống đường sá, cây xanh...

B. Vị trí, kích thước của tường, vách ngăn, cửa đi, ...

C. Hình dáng, sự cân đối và vẻ đẹp bên ngoài ngôi nhà.

D. Kết cấu của các bộ phận của ngôi nhà, kích thước, các tầng nhà theo chiều cao, cửa sổ,…

Câu 16: Mặt đứng thể hiện:

A. Vị trí các công trình với hệ thống đường sá, cây xanh...

B. Vị trí, kích thước của tường, vách ngăn, cửa đi, ...

C. Hình dáng, sự cân đối và vẻ đẹp bên ngoài ngôi nhà.

D. Kết cấu của các bộ phận của ngôi nhà, kích thước, các tầng nhà theo chiều cao, cửa sổ,…     

Câu 17: Hình cắt thể hiện:

A. Vị trí các công trình với hệ thống đường sá, cây xanh...

B. Vị trí, kích thước của tường, vách ngăn, cửa đi, ...

C. Hình dáng, sự cân đối và vẻ đẹp bên ngoài ngôi nhà.

D. Kết cấu của các bộ phận của ngôi nhà, kích thước, các tầng nhà theo chiều cao, cửa sổ,…

Câu 18: Thiết kế nhằm mục đích gì?

A. Xác định hình dạng                           B. Xác định kích thước

C. Xác định kết cấu và chức năng           D. Cả 3 đáp án trên

 

Câu 19: Tài liệu kĩ thuật chủ yếu của sản phẩm cơ khí là:

A. Bản vẽ chi tiết                                   B. Bản vẽ lắp

C. Bản vẽ chi tiết và bản vẽ lắp               D. Bản vẽ chi tiết hoặc bản vẽ lắp

Câu 20: Điền vào chỗ trống: Bản vẽ mặt bằng tổng thể là bản vẽ ..... của các công trình trên khu đất xây dựng

A. Hình chiếu bằng  B. Hình chiếu đứng  C. Hình chiếu cạnh  D. Hình chiếu trục đo

 

 

 


ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CÔNG NGHỆ 12 HỌC KỲ I
 



ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CÔNG NGHỆ 12 HỌC KỲ I

TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG

Câu 1: Điện trở nhiệt có.

A. 2 loại. B. 3 loại. C. 4 loại.     D. 5 loại.

Câu 2: Linh kiện điện tử có thể cho dòng điện ngược đi qua là.

A. Điốt tiếp điểm B. Điốt tiếp mặt C. Điốt zene D. Tirixto

Câu 3: Trong mạch điện, điện trở có công dụng.

A. Phân chia điện áp trong mạch B. Điều chỉnh dòng điện trong mạch

C. Khống chế dòng điện trong mạch D. Phân áp và hạn chế hoặc điều chỉnh dòng điện trong mạch

Câu 4: Loại tụ điện cần được mắc đúng cực là.

A. Tụ giấy B. Tụ sứ C. Tụ hóa D. Tụ dầu

Câu 5: Loại tụ điện có thể biến đổi được điện dung là

A. Tụ xoay B. Tụ sứ C. Tụ hóa D. Tụ dầu

Câu 6: Linh kiện điện tử có hai lớp tiếp giáp P – N là.

A. Tirixto B. Tranzito C. Triac D. Diac

Câu 7: Linh kiện bán dẫn kí hiệu 3 chân ( A1, A2 và G) có tên gọi là?

A. DIAC B. TIRIXTO C. TRIAC D. Cả ba phương án trên

Câu 8: Ngăn cách dòng điện một chiều và cho dòng điện xoay chiều đi qua, đó là công dụng của?

A. Điện trở. B. Tụ điện. C. Cuộn cảm.          D. Tranzito.

Câu 9: Hệ số phẩm chất (Q) đặc trưng cho tổn hao năng lượng trong.

A. Cuộn cảm B. Tụ điện C. Điện trở D. Điốt

Câu 10: Theo công nghệ chế tạo, điốt được phân thành.

A. 2 loại. B. 3 loại. C. 4 loại. D. 5 loại.

Câu 11: Để kiểm tra giá trị của điện trở, ta dùng.

A. Ôm kế B. Oát kế C. Vôn kế D. Ampe kế

Câu 12: TIRIXTO có mấy lớp tiếp giáp P-N

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 13: Tranzito có mấy lớp tiếp giáp P-N

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu14: Tụ điện được phân thành mấy loại

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5

Câu 15: Nếu căn cứ vào trị số thì điện trở được phân thành.

A. 2 loại B. 3 loại C. 4 loại D. 5 loại

Câu 16: Quang điện trở khi ánh sáng rọi vào thì R.

A. Giảm B. Tăng C. Giữ nguyên          D. Cả ba đều sai

Câu 17: Công dụng của điện trở là:

A. Hạn chế dòng điện và phân chia điện áp trong mạch điện.

B. Hạn chế hoặc điều khiển dòng điện và phân chia điện áp trong mạch điện.

C. Điều chỉnh dòng điện và tăng cường điện áp trong mạch điện.

D. Tăng cường dòng điện và phân chia điện áp trong mạch điện.

Câu 18: Đặc điểm của điện trở nhiệt loại có…

A. Hệ số dương là: khi nhiệt độ tăng thì điện trở R tăng.

B. Hệ số dương là: khi nhiệt độ tăng thì điện trở R giảm.

C. Hệ số âm là: khi nhiệt độ tăng thì điện trở R tăng.

D. Hệ số âm là: khi nhiệt độ tăng thì điện trở R giảm về không (R = 0)

Câu 19: Trong các nhóm linh kiện điện tử sau đây, đâu là nhóm chỉ toàn các linh kiện tích cực?

A.  Điôt, tranzito, tirixto, triac. B.  Điện trở, tụ điện, cuộn cảm, điôt.

C.  Tụ điện, điôt, tranzito, IC, điac. D.  Tranzito, IC, triac, điac, cuộn cảm.

Câu 20: Ý nghĩa của trị số điện trở là:

A. Cho biết mức độ cản trở dòng điện của điện trở.

B. Cho biết mức độ chịu đựng của điện trở.

C. Cho biết khả năng phân chia điện áp của điện trở.

D. Cho biết khả năng hạn chế điện áp trong mạch điện.

Câu 21: Công dụng của tụ điện là:

A. Ngăn chặn dòng điện một chiều, cho dòng điện xoay chiều đi qua, lắp mạch cộng hưởng

B. Ngăn chặn dòng điện xoay chiều, cho dòng điện một chiều đi qua, lắp mạch cộng hưởng.

C. Tích điện và phóng điện khi có dòng điện một chiều chạy qua.

D. Ngăn chặn dòng điện, khi mắc phối hợp với điện trở sẽ tạo thành mạch cộng hưởng.

Câu 22: Để phân loại tụ điện người ta căn cứ vào…

A. Vật liệu làm lớp điện môi giữa hai bản cực của tụ điện. B. Vật liệu làm vỏ của tụ điện.

C. Vật liệu làm hai bản cực của tụ điện. D. Vật liệu làm chân của tụ điện.n

Câu 23: Kí hiệu như hình vẽ bên là của loại linh kiện điện tử nào?

A. Tụ điện có điện dung thay đổi được. B. Tụ điện có điện dung cố định.

C. Tụ điện bán chỉnh. D. Tụ điện tinh chỉnh.

Câu 24 Ý nghĩa của trị số điện dung là:

A.Cho biết khả năng tích lũy năng lượng điện trường của tụ điện.

B. Cho biết khả năng tích lũy năng lượng từ trường của tụ điện.

C. Cho biết khả năng tích lũy năng lượng hóa học của tụ khi nạp điện.

D. Cho biết khả năng tích lũy năng lượng cơ học của tụ khi phóng điện.

Câu 25 Ý nghĩa của trị số điện cảm là:

A. Cho biết khả năng tích lũy năng lượng điện trường của cuộn cảm.

B. Cho biết khả năng tích lũy năng lượng từ trường của cuộn cảm

C. Cho biết mức độ tổn hao năng lượng trong cuộn cảm khi dòng điện chạy qua.

D. Cho biết khả năng tích lũy nhiệt lượng của cuộn cảm khi dòng điện chạy qua.

Câu 26  Trên một tụ điện có ghi 160V - 100F. Các thông số này cho ta biết điều gì?

A. Điện áp định mức và trị số điện dung của tụ điện.

B. Điện áp định mức và dung kháng của tụ điện.

C. Điện áp đánh thủng và dung lượng của tụ điện.

D. Điện áp cực đại và khả năng tích điện tối thiểu của tụ điện.

Câu 27 Loại tụ điện nào chỉ sử dụng cho điện một chiều và phải mắc đúng cực?

A. Tụ hóa B. Tụ xoay C. Tụ giấy D. Tụ gốm

Câu  28 Công dụng của cuộn cảm là:

A. Ngăn chặn dòng điện cao tần, dẫn dòng điện một chiều, lắp mạch cộng hưởng.

B. Ngăn chặn dòng điện một chiều, dẫn dòng điện cao tần, lắp mạch cộng hưởng.

C. Phân chia điện áp và hạn chế dòng điện xoay chiều chạy qua cuộn cảm.

D. Ngăn chặn dòng điện cao tần, khi mắc với điện trở sẽ tạo thành mạch cộng hưởng.

Câu  29 Cuộn cảm được phân thành những loại nào?

A. Cuộn cảm cao tần, cuộn cảm trung tần, cuộn cảm âm tần.

B. Cuộn cảm cao tần, cuộn cảm trung tần, cuộn cảm hạ tần.

C. Cuộn cảm thượng tần, cuộn cảm trung tần, cuộn cảm âm tần.

D. Cuộn cảm thượng tần, cuộn cảm trung tần, cuộn cảm hạ tần.

Câu  30 Trong các nhận định dưới đây về cuộn cảm, nhận định nào không chính xác?

A. Dòng điện có tần số càng cao thì đi qua cuộn cảm càng dễ.

B. Dòng điện có tần số càng cao thì đi qua cuộn cảm càng khó.

C. Cuộn cảm không có tác dụng ngăn chặn dòng điện một chiều.

D. Nếu ghép nối tiếp thì trị số điện cảm tăng, nếu ghép song song thì trị số điện cảm giảm.

Câu 31 Cấu tạo của tụ điện:

A. Dùng dây kim loại, bột than. B. Dùng dây dẫn điện quấn thành cuộn.

C. Dùng hai hay nhiều vật dẫn ngăn cách bởi lớp điện môi. D. Câu a, b,c đúng

Câu 32: Điôt ổn áp (Điôt zene) khác Điôt chỉnh lưu ở chỗ:

A. Bị đánh thủng mà vẫn không hỏng

B. Chỉ cho dòng điện chạy qua theo một chiều từ anôt (A) sang catôt (K).

C. Không bị đánh thủng khi bị phân cực ngược.

D. Chịu được được áp ngược cao hơn mà không bị đánh thủng.

Câu 33: Người ta phân Tranzito làm hai loại là:

A. Tranzito PPN và Tranzito NPP. B. Tranzito PNP và Tranzito NPN.

C. Tranzito PPN và Tranzito NNP. D. Tranzito PNN và Tranzito NPP.

Câu 34: Khi Tirixto đã thông thì nó làm việcnhư một Điôt tiếp mặt và sẽ ngưng dẫn khi…

A. UAK 0. B. UGK 0. C. UAK 0. D. UGK = 0.

Câu 35: Thông thường IC được bố trí theo kiểu hình răng lược có…

A. Hai hàng chân hoặc một hàng chân. B. Hai hàng chân hoặc ba hàng chân.

C. Ba hàng chân hoặc bốn hàng chân. D. Bốn hàng chân hoặc năm hàng chân.

Câu 36: Tirixto thường được dùng…

A. Trong mạch chỉnh lưu có điều khiển.

B. Để khuếch đại tín hiệu, tạo sóng, tạo xung…

C. Để điều khiển các thiết bị điện trong các mạch điện xoay chiều.

D. Để ổn định điện áp một chiều.

Câu 37: Công dụng của Điôt bán dẫn:

A. Biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều.

B. Khuếch đaị tín hiệu, tạo sóng, tạo xung.

C. Dùng trong mạch chỉnh lưu có điền khiển.

D. Dùng để điều khiển các thiết bị điện

Câu 38: Chức năng của mạch chỉnh lưu là:

A. Biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều.

B. Biến đổi dòng điện một chiều thành dòng điện xoay chiều.

C. Ổn định điện áp xoay chiều.

D. Ổn định dòng điện và điện áp một chiều

Câu 39: Trong mạch chỉnh lưu cầu phải dùng tối thiểu bao nhiêu điôt?

A. Một điôt B. Hai điôt C. Ba điôt D. Bốn điôt

Câu 40: Trong mạch chỉnh lưu cầu, nếu có một trong các điôt bị đánh thủng hoặc mắc ngược chiều thì hiện tượng gì sẽ xảy ra?

A. Cuộn thứ cấp của biến áp nguồn bị ngắn mạch, làm cháy biến áp nguồn.

B. Dòng điện sẽ chạy qua tải tiêu thụ theo chiều ngược lại.

C. Biến áp nguồn vẫn hoạt động tốt, nhưng không có dòng điện chạy qua tải tiêu thụ.

D. Không có dòng điện chạy qua cuộn thứ cấp của biến áp nguồn.

Câu 41: Trong sơ đồ khối chức năng của mạch nguồn một chiều có bao nhiêu khối?

A. 3 khối B. 4 khối C. 5 khối D. 6 khối

Câu 42: Trong sơ đồ khối chức năng của mạch nguồn một chiều, ta có thể bỏ bớt những khối nào mà vẫn đảm bảo mạch điện còn hoạt động được?

A. Khối 4 và khối 5. B. Khối 2 và khối 4. C. Khối 1 và khối 2.  D. Khối 2 và khối 5.

Câu 43: Trong mạch nguồn một chiều thực tế, nếu tụ C1 hoặc C2 bị đánh thủng thì hiện tượng gì sẽ xảy ra?

A. Mạch điện bị ngắn mạch làm cháy biến áp nguồn.

B. Mạch không còn chức năng chỉnh lưu, điện áp ra vẫn là điện áp xoay chiều.

C. Dòng điện chạy qua tải tiêu thụ tăng vọt, làm cháy tải tiêu thụ.

D. Điện áp ra sẽ ngược pha với điện áp vào.

Câu 44: Trong các đặc điểm sau đây, đặc điểm nào không liên quan đến mạch khuếch đại điện áp dùng OA?

A. Điện áp ra và điện áp vào luôn có cùng chu kì, tần số và cùng pha.

B. Tín hiệu Uvào được đưa tới đầu vào đảo thông qua điện trở R1.

C. Đầu vào không đảo được nối mass (nối đất)

D. Điện áp ra luôn ngược pha với điện áp vào.

Câu 45: Trong mạch tạo xung đa hài tự kích dùng tranzito, để biến đổi xung đa hài đối xứng thành xung đa hài không đối xứng thì ta cần phải làm gì?

A. Chỉ cần thay đổi hai tụ điện đang sử dụng bằng hai tụ điện có điện dung khác nhau.

B. Chỉ cần tăng điện dung của các tụ điện.

C. Chỉ cần giảm điện dung của các tụ điện.

D. Chỉ cần thay đổi giá trị của các điện trở R3 và R4.

Câu  46: Trong mạch tạo xung đa hài tự kích dùng tranzito, để tăng chu kì của xung đa hài thì phương án tối ưu nhất là:

A. Tăng điện dung của các tụ điện. B. Giảm điện dung của các tụ điện.

C. Tăng trị số của các điện trở. D. Giảm trị số của các điện trở.

Câu  47: IC khuếch đại thuật toán có bao nhiêu đầu vào và bao nhiêu đầu ra?

A. Hai đầu vào và một đầu ra. B. Một đầu vào và hai đầu ra.

C. Một đầu vào và một đầu ra. D. Hai đầu vào và hai đầu ra.

Câu  48: Hệ số khuếch đại của mạch khuếch đại điện áp dùng OA phụ thuộc vào…

A. Trị số của các điện trở R1 và Rht B. Chu kì và tần số của tín hiệu đưa vào.

C. Độ lớn của điện áp vào. D. Độ lớn của điện áp ra.

Câu 49: Mạch nào sau đây không phải là mạch điện tử điều khiển:

A. Mạch tạo xung B. Tín hiệu giao thông

C. Báo hiệu và bảo vệ điện áp D. Điều khiển bảng điện tử

Câu 50: Mạch điều khiển tín hiệu là mạch điện tử có chức năng thay đổi …... của các ……

A. tín hiệu - tần số         B. biên độ - tần số        C. trạng thái – tín hiệu   D. đối tượng - tín hiệu

Sở giáo dục và đào tạo TP Đà Nẵng

Trường: THPT Quang Trung

Năm học: 2019-2020


Sở giáo dục và đào tạo Đà Nẵng                   ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KỲ I

Trường THPT Quang Trung                                                      Môn: Công nghệ 10

Câu 1: Khảo nghiệm giống cây trồng có ý nghĩa quan trọng trong việc đưa giống mới vào:

 A. Sản xuất.

 B. Trồng, cấy.

C. Phổ biến trong thực tế.

D. Sản xuất đại trà.

 Câu 2: Giống mới nếu không qua khảo nghiệm sẽ như thế nào?

 A. Không sử dụng và khai thác tối đa hiệu quả của giống mới.

 B. Không được công nhận kịp thời giống.

 C. Không biết được những thông tin chủ yếu về yêu cầu kĩ thuật canh tác.

 D. Không biết sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống.

Câu 3: Quy trình thí nghiệm khảo nghiệm giống cây trồng:

A. TN k.tra kĩ thuật →TN so sánh giống → TN sx quảng cáo.

B. TN so sánh giống → TN k.tra kĩ thuật → TN sx quảng cáo.

C. TN sx q.cáo →TN ktra kĩ thuật → TN so sánh giống

D. TN so sánh giống → TN sx quảng cáo → TN kiểm tra kĩ thuật.

Câu 4: Thí nghiệm so sánh giống nhằm mục đích gì?

 A. Để mọi người biết về giống mới.

 B. So sánh toàn diện giống mới nhập nội với giống đại trà.

C. Kiểm tra những kỹ thuật của cơ quan chọn tạo giống về quy trình kỹ thuật.

 D. Duy trì những đặc tính tốt của giống.

 Câu 5: Một xã X mới nhập về một giống lúa mới đang được sản xuất phổ biến nơi đưa giống đi, để mọi người sử dụng giống này trước hết họ phải làm gì?

A. Làm thí nghiệm so sánh giống.

 B. Làm thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật.

 C. Làm thí nghiệm quảng cáo.

D. Không cần làm thí nghiệm mà cho sản xuất đại trà ngay.

Câu 6: Nội dung của thí nghiệm so sánh là:

A. Bố trí thí nghiệm trên diện rộng

 B.Bố trí sản xuất so sánh các giống với nhau.

C. Bố trí sản xuất so sánh giống mới với giống đại trà.

D. Bố trí sản xuất với các chế độ phân bón khác nhau.

 Câu 7: Thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật nhằm mục đích gì?

 A. Để mọi người biết về giống mới.

B. So sánh giống mới nhập nội với giống đại trà.

C. Kiểm tra những kỹ thuật của cơ quan chọn tạo giống về quy trình kỹ thu

D. Duy trì những đặc tính tốt của giống.

Câu 8: Thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật nhằm xác định:

 A. Mật độ, thời vụ gieo trồng, chế độ phân bón.

 B. Khả năng chống chịu.

C. Khả năng thích nghi.

D. Năng suất,chất lượng.

 Câu 9: Giống được cấp giấy chứng nhận Giống Quốc Gia khi đã đạt yêu cầu của:

A. Thí nghiệm sản xuất quảng cáo.

B. Thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật.

C. Thí nghiệm so sánh giống.

D. Không cần thí nghiệm.

 Câu 10: Bố trí trên diện rộng, tổ chức hội nghị đầu bờ và tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng là hoạt động của thí nghiệm?

A. So sánh giống.

B. Kiểm tra kỹ thuật.

C. Sản xuất quảng cáo.

D. Nuôi cấy mô.

Câu 11: Mục đích của công tác sản xuất giống cây trồng:

A. Sản xuất hạt giống SNC

B. Đưa giống mới phổ biến nhanh vào sản xuất.

 C. Đưa giống tốt phổ biến nhanh vào sản xuất.

D. Tạo ra số lượng lớn cần thiết để cung cấp cho sx đại trà

Câu 12: Quá trình hạt giống được cơ quan chọn tạo giống nhà nước cung cấp đến khi nhân được số lượng lớn hạt giống phục vụ cho sản xuất đại trà phải trải qua các giai đoạn sản xuất hạt giống sau:

A. Từ hạt tác giả ® hạt siêu nguyên chủng ® hạt nguyên chủng ® hạt xác nhận

B. Giống thoái hóa ® hạt siêu nguyên chủng ® hạt nguyên chủng ® hạt xác nhận

C. Giống nhập nội ® hạt siêu nguyên chủng ® hạt nguyên chủng ® hạt xác nhận

 D. Hạt giống siêu nguyên chủng → hạt nguyên chủng ® hạt xác nhận

Câu 13: Trong hệ thống sản xuất giống cây trồng, mục đích tạo ra hạt giống xác nhận là:

A. Do hạt nguyên chủng tạo ra

B. Do hạt siêu nguyên chủng tạo ra

C. Để nhân ra một số lượng hạt giống

D. Để cung cấp cho nông dân sản xuất đại trà

Câu 14: Quy trình sản xuất giống cây trồng thụ phấn chéo khác với tự thụ phấn là:

A. Sx ra hạt giống xác nhận

B. Lựa chọn ruộng sx giống ở khu cách li.

C. Chọn lọc ra các cây ưu tú

 D. bắt đầu sx từ giống SNC

Câu 15: Quy trình sản xuất giống ở cây tự thụ phấn được tiến hành như sau

A. Từ hạt tác giả ® hạt siêu nguyên chủng ® hạt nguyên chủng ® hạt xác nhận

B. Giống thoái hóa ® hạt siêu nguyên chủng ® hạt nguyên chủng ® hạt xác nhận

C. Giống nhập nội ® hạt siêu nguyên chủng ® hạt nguyên chủng ® hạt xác nhận

D. Hạt giống siêu nguyên chủng → hạt nguyên chủng ® hạt xác nhận

 Câu 16: Sản xuất giống ở cây trồng tự thụ phấn theo sơ đồ duy trì nào?

 A. Hạt SNC, hạt tác giả → đánh giá dòng → nhân giống nguyên chủng → nhân giống xác nhận.

 B. Hạt SNC, hạt tác giả → nhân giống nguyên chủng → đánh giá dòng → nhân giống xác nhận.

 C. Nhân giống nguyên chủng → hạt SNC, hạt tác giả → đánh giá dòng → nhân giống nguyên chủng → nhân giống xác nhận.

D. Đánh giá dòng → hạt SNC, hạt tác giả → nhân giống nguyên chủng → nhân giống xác nhận.

Câu 17: Sản xuất giống ở cây trồng thụ phấn chéo cần loại bỏ cây xấu khi:

A. Cây chưa ra hoa

B. Hoa đực chưa tung phấn.

C. Hoa đực đã tung phấn

D. Cây đã kết quả

Câu 18: Đối với giống cây trồng do tác giả cung cấp giống hoặc có hạt giống siêu nguyên chủng thì quy trình sản xuất hạt giống theo sơ đồ?

A. Phục tráng

 B. Tự thụ phấn

C. Thụ phấn chéo

 D. Duy trì

 Câu 19: Các giống nhập nội, các giống bị thoái hóa ( không còn giống siêu nguyên chủng) thì quy trình sản xuất hạt giống được tiến hành theo quy trình nào ?

 A. Sơ đồ phục tráng.

B. Hệ thống sản xuất giống.

C. Sản xuất giống cây thụ phấn chéo.

D. Sơ đồ duy trì

Câu 20: Quy trình sản xuất giống ở cây trồng tự thụ theo phương thức duy trì và phục tráng khác nhau ở A. Chọn lọc hỗn hợp qua thí nghiệm so sánh

B. Thời gian chọn lọc dài

C. Vật liệu khởi đầu

D. Quy trình chọn lọc và vật liệu khởi đầu.

Câu 21: Trong quá trình sản xuất giống cây ngô cần?

 A. Loại bỏ ngay cây xấu trước khi tung phấn.

B. Loại bỏ cây xấu sau khi tung phấn.

C. Các hạt của các cây giống cần để riêng.

D. Bỏ qua khâu đnáh giá dòng.

Câu 22: Khi có 1 giống lạc( đậu phộng) mới siêu nguyên chủng với số lượng ít thì?

A. Sản xuất hạt giống trên theo sơ đồ duy trì.

B. Sản xuất hạt giống theo sơ đò phục tráng.

C. Sản xuất hạt giống theo sơ đồ ở cây trồng thụ phấn chéo.

D. Đem giống siêu nguyên chủng vào sản xuất đại trà.

 Câu 23: Quy trình sản xuất giống cây rừng được thực hiện theo sơ đồ nào?

A. Khảo nghiệm – chọn cây trội - chọn cây đạt tiêu chuẩn - nhân giống cho sản xuất.

B. Chọn cây trội – khảo nghiện – nhân giống cho sản xuất.

C. Chọn cây trội – khảo nghiệm – chọn cây đạt tiêu chuẩn – nhân giống cho sản xuất.

 D. Chọn cây trội – chọn cây đạt tiêu chuẩn – nhân giống cho sản xuất.

 Câu 24: Dùng thuốc thử Carmin ngâm hạt sau 15 phút người ta thấy những hạt có nội nhũ bị nhuộm màu là hạt chết, nếu nội nhũ không bị nhuộm màu là hạt sống. Thí nghiệm trên dùng để

 A. Xác định sức sống của hạt.

B. Kiểm tra kỹ thuật bảo quản hạt giống.

C. Kiểm tra khả năng bắt màu của hạt.

D. Xác định các loại hạt giống.

 Câu 25: Người ta làm thí nghiệm xác định sức sống với 50 hạt giống thì thấy có 6 hạt bị nhuộm màu. Tỉ lệ hạt sống là?

A. 87%.

B. 86%.

C. 85%.

 D. 88%.

Câu 26: Nuôi cấy mô, tế bào là phương pháp

A. Tách rời tế bào, mô giâm trong môi trường có chất kích thích để mô phát triển thành cây trưởng thành.

B. Tách rời tế bào TV nuôi cấy trong môi trường dinh dưỡng thích hợp giống như trong cơ thể sống, giúp tế bào phân chia, biệt hóa thành mô, cơ quan, phát triển thành cây hoàn chỉnh.

C. Tách mô, nuôi dưỡng trong môi trường có chất kích thích tạo chồi, rễ, phát triển thành cây mới.

 D. Tách tế bào TV nuôi cấy trong môi trường cách li để tế bào TV sống, phát triển thành cây hoàn chỉnh. Câu 27: Cơ sở khoa học của phương pháp nuôi cấy mô tế bào là……..của tế bào thực vật.

 A. Tính đa dạng.

B. Tính ưu việt.

C.Tính năng động.

D. Tính toàn năng.

Câu 28: Phương pháp nuôi cấy mô tế bào dựa trên cơ sở khoa học nào ?

A. Mô, TB là một phần của cơ thể nhưng sự phát triển của chúng vẫn có tính độc lập, chúng có tính toàn năng.

 B. Nuôi dưỡng mô, TB trong môi trường nhân tạo giống như môi trường cơ thể thì nó vẫn duy trì sự sống.

C. Mỗi tế bào của cơ thể đều mang toàn bộ lượng thông tin di truyền của cơ thể đó và có khả năng phát triển thành cơ thể hoàn chỉnh khi gặp điều kiện thuận lợi.

D. Từ một tế bào thực vật nuôi dưỡng trong môi trường nhân tạo thích hợp sẽ tạo ra được một hoặc một số cơ thể mới. 

Câu 29: Đặc điểm của TB chuyên hóa là:

 A. Mang hệ gen giống nhau, có màng xenlulô, có khả năng phân chia.

 B. Có tính toàn năng, có khả năng phân chia vô tính.

 C. Có tính toàn năng, đã phân hóa nhưng không mất khả năng biến đổi và có khả năng phản phân hóa. D. Có tính toàn năng, nếu được nuôi dưỡng trong MT thích hợp dẽ phân hóa thành cơ quan.

Câu 30: Những phần tử có kích thước nhỏ < 1micromet, không hòa tan trong nước mà ở trạng thái huyền phù là:

A. Limon.

 B. Sét.

 C. Keo đất.

D. Keo dương.

Câu 31: Mỗi một hạt keo đất có cấu tạo như thế nào?

 A. Ở giữa nhân keo → lớp ion quyết định điện → lớp ion bất động → lớp ion khuếch tán.

B. Ở giữa nhân keo → lớp ion quyết định điện → lớp ion bù → lớp ion bất động.

C. Ở giữa nhân keo → lớp ion quyết định điện → lớp ion khuếch tán → lớp ion bất động.

D. Ở giữa nhân keo → lớp ion quyết định điện → lớp ion bù → lớp ion khuếch tán

Câu 32: Keo âm là keo?

A. Có lớp ion khuếch tán mang điện tích dương.

 B. Có lớp ion quyết định điện mang điện tích dương.

C. Có lớp ion khuếch tán mang điện tích âm.

 D. Có lớp ion quyết định điện mang điện tích âm.

Câu 33: Phản ứng của dung dịch đất do yếu tố nào quyết định?

A. Nồng độ H + và OH- .

 B. Nồng độ bazơ.

 C. Nồng độ Na+ .

D. Nồng độ axít.

Câu 34: Chọn câu đúng:

A. Nếu [H+ ] > [OH- ] thì đất có phản ứng kiềm.

B. Nếu [H+ ] < [OH- ] thì đất có phản ứng trung tính.

C. Nếu [H+ ] > [OH- ] thì đất có phản ứng chua.

 D. Nếu [H+ ] < [OH- ] thì đất có phản ứng chua.

Câu 35: Phản ứng chua của đất được đo bằng trị số pH, nếu:

 A. pH < 7, đất trung tính.

B. pH > 7, đất chua.

C. pH < 7, đất kiềm.

D. pH < 7, đất chua

Câu 36: Đất có phản ứng kiềm là do trong đất có chứa

A. các muối tan NaCl, Na2SO4

B. các ion H + và Al3+ .

 C. H2SO4.

D. các ion mang tính kiềm: Na+ , K+ , Ca2+…

Câu 37: Nguyên nhân chính làm cho đất bị nhiễm mặn là:

A. Do đất chứa nhiều cation natri.

B. Do nước biển tràn vào và do ảnh hưởng của nước ngầm.

C. Do ảnh hưởng của nước ngầm.

D. Do nước biển tràn vào.

Câu 38: Đất mặn có đặc điểm:

A. Phản ứng trung tính, hơi kiềm.

 B. Phản ứng chua.

C. Phản ứng kiềm.

D. Phản ứng vừa chua vừa mặn.

Câu 39: Đất mặn có thành phần cơ giới nặng, có tỉ lệ sét:

 A. 45% - 50%.

 B. 40% - 50%.

C. 50% - 60%.

D. 30% - 40%.

Câu 40: Vật liệu nuôi cấy mô tế bào thường là mô chưa phân hóa trong các đỉnh sinh trưởng của rễ, thân, lá là những tế bào của:

 A. Tế bào của mô phân sinh.

B. Tế bào phôi sinh.

C. Tế bào chuyên hóa.

 D. Tế bào mô mềm.

Câu 41: Phản ứng của dung dịch đất do yếu tố nào quyết định?

A. Nồng độ H + và OH- .

 B. Nồng độ bazơ.

 C. Nồng độ Na+ .

D. Nồng độ axít.

Câu 42: Chọn câu đúng:

A. Nếu [H+ ] > [OH- ] thì đất có phản ứng kiềm.

B. Nếu [H+ ] < [OH- ] thì đất có phản ứng trung tính.

C. Nếu [H+ ] > [OH- ] thì đất có phản ứng chua.

 D. Nếu [H+ ] < [OH- ] thì đất có phản ứng chua.

Câu 43: Phản ứng chua của đất được đo bằng trị số pH, nếu:

 A. pH < 7, đất trung tính.

B. pH > 7, đất chua.

C. pH < 7, đất kiềm.

D. pH < 7, đất chua

Câu 44: Đất có phản ứng kiềm là do trong đất có chứa

A. các muối tan NaCl, Na2SO4

B. các ion H + và Al3+ .

 C. H2SO4.

D. các ion mang tính kiềm: Na+ , K+ , Ca2+…

Câu 45: Nguyên nhân chính làm cho đất bị nhiễm mặn là:

A. Do đất chứa nhiều cation natri.

B. Do nước biển tràn vào và do ảnh hưởng của nước ngầm.

C. Do ảnh hưởng của nước ngầm.

D. Do nước biển tràn vào.

Câu 46: Đất mặn có đặc điểm:

A. Phản ứng trung tính, hơi kiềm.

 B. Phản ứng chua.

C. Phản ứng kiềm.

D. Phản ứng vừa chua vừa mặn.

Câu 47: Đất mặn có thành phần cơ giới nặng, có tỉ lệ sét:

 A. 45% - 50%.

 B. 40% - 50%.

C. 50% - 60%.

D. 30% - 40%.

Câu 48: Bón vôi cho đất mặn có tác dụng:

A. Làm cho đất tơi xốp.

B. Làm giảm độ chua.

C. Tăng cường chất hưu cơ cho đất.

D. Đẩy Na+ ra khỏi bề mặt keo đất.

Câu 49: Vật liệu nuôi cấy mô tế bào thường là mô chưa phân hóa trong các đỉnh sinh trưởng của rễ, thân, lá là những tế bào của:

 A. Tế bào của mô phân sinh.

B. Tế bào phôi sinh.

C. Tế bào chuyên hóa.

 D. Tế bào mô mềm.

Câu 50: Mục đích của công tác khảo nghiệm giống cây trồng?

A. Cung cấp những thông tin về giống.

 B. Tạo số lượng lớn hạt giống cung cấp cho đại trà.

 C. Duy trì độ thuần chủng của giống.

D. Đánh giá khách quan, chính xác và công nhận kịp thời giống cây trồng mới phù hợp với từng vùng.

Câu 51: Công tác xem xét, theo dõi các đặc điểm sinh học, kinh tế, kĩ thuật canh tác để đánh giá xác nhận cây trồng là:

 A. Khảo nghiệm giống cây trồng

 B. Sản xuất giống cây trồng

C. Nhân giống cây trồng

D. xác định sức sống của hạt

Câu 52: Khảo nghiệm giống cây trồng có ý nghĩa quan trọng trong việc đưa giống mới vào:

 A. Sản xuất.

 B. Trồng, cấy.

C. Phổ biến trong thực tế.

D. Sản xuất đại trà.

 Câu 53: Giống mới nếu không qua khảo nghiệm sẽ như thế nào?

 A. Không sử dụng và khai thác tối đa hiệu quả của giống mới.

 B. Không được công nhận kịp thời giống.

 C. Không biết được những thông tin chủ yếu về yêu cầu kĩ thuật canh tác.

 D. Không biết sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống.

Câu 54: Quy trình thí nghiệm khảo nghiệm giống cây trồng:

A. TN k.tra kĩ thuật →TN so sánh giống → TN sx quảng cáo.

B. TN so sánh giống → TN k.tra kĩ thuật → TN sx quảng cáo.

C. TN sx q.cáo →TN ktra kĩ thuật → TN so sánh giống

D. TN so sánh giống → TN sx quảng cáo → TN kiểm tra kĩ thuật.

Câu 55: Thí nghiệm so sánh giống nhằm mục đích gì?

 A. Để mọi người biết về giống mới.

 B. So sánh toàn diện giống mới nhập nội với giống đại trà.

C. Kiểm tra những kỹ thuật của cơ quan chọn tạo giống về quy trình kỹ thuật.

 D. Duy trì những đặc tính tốt của giống.

 Câu 56: Một xã X mới nhập về một giống lúa mới đang được sản xuất phổ biến nơi đưa giống đi, để mọi người sử dụng giống này trước hết họ phải làm gì?

A. Làm thí nghiệm so sánh giống.

 B. Làm thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật.

 C. Làm thí nghiệm quảng cáo.

D. Không cần làm thí nghiệm mà cho sản xuất đại trà ngay.

Câu 57: Nội dung của thí nghiệm so sánh là:

A. Bố trí thí nghiệm trên diện rộng

 B.Bố trí sản xuất so sánh các giống với nhau.

C. Bố trí sản xuất so sánh giống mới với giống đại trà.

D. Bố trí sản xuất với các chế độ phân bón khác nhau.

 Câu 58: Thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật nhằm mục đích gì?

 A. Để mọi người biết về giống mới.

B. So sánh giống mới nhập nội với giống đại trà.

C. Kiểm tra những kỹ thuật của cơ quan chọn tạo giống về quy trình kỹ thu

D. Duy trì những đặc tính tốt của giống.

Câu 59: Thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật nhằm xác định:

 A. Mật độ, thời vụ gieo trồng, chế độ phân bón.

 B. Khả năng chống chịu.

C. Khả năng thích nghi.

D. Năng suất,chất lượng.

 Câu 60: Giống được cấp giấy chứng nhận Giống Quốc Gia khi đã đạt yêu cầu của:

A. Thí nghiệm sản xuất quảng cáo.

B. Thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật.

C. Thí nghiệm so sánh giống.

D. Không cần thí nghiệm.

 Câu 61: Bố trí trên diện rộng, tổ chức hội nghị đầu bờ và tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng là hoạt động của thí nghiệm?

A. So sánh giống.

B. Kiểm tra kỹ thuật.

C. Sản xuất quảng cáo.

D. Nuôi cấy mô.

Câu 62: Mục đích của công tác sản xuất giống cây trồng:

A. Sản xuất hạt giống SNC

B. Đưa giống mới phổ biến nhanh vào sản xuất.

 C. Đưa giống tốt phổ biến nhanh vào sản xuất.

D. Tạo ra số lượng lớn cần thiết để cung cấp cho sx đại trà

Câu 63: Quá trình hạt giống được cơ quan chọn tạo giống nhà nước cung cấp đến khi nhân được số lượng lớn hạt giống phục vụ cho sản xuất đại trà phải trải qua các giai đoạn sản xuất hạt giống sau:

A. Từ hạt tác giả ® hạt siêu nguyên chủng ® hạt nguyên chủng ® hạt xác nhận

B. Giống thoái hóa ® hạt siêu nguyên chủng ® hạt nguyên chủng ® hạt xác nhận

C. Giống nhập nội ® hạt siêu nguyên chủng ® hạt nguyên chủng ® hạt xác nhận

 D. Hạt giống siêu nguyên chủng → hạt nguyên chủng ® hạt xác nhận

Câu 64: Trong hệ thống sản xuất giống cây trồng, mục đích tạo ra hạt giống xác nhận là:

A. Do hạt nguyên chủng tạo ra

B. Do hạt siêu nguyên chủng tạo ra

C. Để nhân ra một số lượng hạt giống

D. Để cung cấp cho nông dân sản xuất đại trà

 Câu 65: Quy trình sản xuất giống cây trồng nông nghiệp được dựa vào các . . . . .của cây trồng.

 A. Đặc điểm hình thái.

B. Đặc điểm sinh lí.

C. Phương thức sinh sản.

D. Phương thức dinh dưỡng.

Câu 66: Quy trình sản xuất giống cây trồng thụ phấn chéo khác với tự thụ phấn là:

A. Sx ra hạt giống xác nhận

B. Lựa chọn ruộng sx giống ở khu cách li.

C. Chọn lọc ra các cây ưu tú

 D. bắt đầu sx từ giống SNC

Câu 67: Sản xuất giống cây trồng thụ phấn chéo vì sao phải chọn ruộng cách li?

A. Khi thụ phấn sẽ bị tạp giao.

B. Để đạt chất lượng tốt

C. Hạt giống là SNC

D. hạt giống là hạt bị thoái hóa

Câu 68: Quy trình sản xuất giống ở cây tự thụ phấn được tiến hành như sau

A. Từ hạt tác giả ® hạt siêu nguyên chủng ® hạt nguyên chủng ® hạt xác nhận

 B. Giống thoái hóa ® hạt siêu nguyên chủng ® hạt nguyên chủng ® hạt xác nhận

C. Giống nhập nội ® hạt siêu nguyên chủng ® hạt nguyên chủng ® hạt xác nhận

D. Hạt giống siêu nguyên chủng → hạt nguyên chủng ® hạt xác nhận

Câu 69: Sản xuất giống ở cây trồng tự thụ phấn theo sơ đồ duy trì nào?

 A. Hạt SNC, hạt tác giả → đánh giá dòng → nhân giống nguyên chủng → nhân giống xác nhận.

 B. Hạt SNC, hạt tác giả → nhân giống nguyên chủng → đánh giá dòng → nhân giống xác nhận.

 C. Nhân giống nguyên chủng → hạt SNC, hạt tác giả → đánh giá dòng → nhân giống nguyên chủng → nhân giống xác nhận.

D. Đánh giá dòng → hạt SNC, hạt tác giả → nhân giống nguyên chủng → nhân giống xác nhận.

Câu 70: Sản xuất giống ở cây trồng thụ phấn chéo cần loại bỏ cây xấu khi:

A. Cây chưa ra hoa

B. Hoa đực chưa tung phấn.

C. Hoa đực đã tung phấn

D. Cây đã kết quả

Câu 71: Đối với giống cây trồng do tác giả cung cấp giống hoặc có hạt giống siêu nguyên chủng thì quy trình sản xuất hạt giống theo sơ đồ?

A. Phục tráng

 B. Tự thụ phấn

C. Thụ phấn chéo

 D. Duy trì

 Câu 72: Các giống nhập nội, các giống bị thoái hóa ( không còn giống siêu nguyên chủng) thì quy trình sản xuất hạt giống được tiến hành theo quy trình nào ?

 A. Sơ đồ phục tráng.

B. Hệ thống sản xuất giống.

C. Sản xuất giống cây thụ phấn chéo.

D. Sơ đồ duy trì

Câu 73: Quy trình sản xuất giống ở cây trồng tự thụ theo phương thức duy trì và phục tráng khác nhau ở A. Chọn lọc hỗn hợp qua thí nghiệm so sánh

B. Thời gian chọn lọc dài

C. Vật liệu khởi đầu

D. Quy trình chọn lọc và vật liệu khởi đầu.

Câu 74: Trong quá trình sản xuất giống cây ngô cần?

 A. Loại bỏ ngay cây xấu trước khi tung phấn.

B. Loại bỏ cây xấu sau khi tung phấn.

C. Các hạt của các cây giống cần để riêng.

D. Bỏ qua khâu đnáh giá dòng.

Câu 75: Khi có 1 giống lạc( đậu phộng) mới siêu nguyên chủng với số lượng ít thì?

A. Sản xuất hạt giống trên theo sơ đồ duy trì.

B. Sản xuất hạt giống theo sơ đò phục tráng.

C. Sản xuất hạt giống theo sơ đồ ở cây trồng thụ phấn chéo.

D. Đem giống siêu nguyên chủng vào sản xuất đại trà.

 Câu 76: Quy trình sản xuất giống cây rừng được thực hiện theo sơ đồ nào?

A. Khảo nghiệm – chọn cây trội - chọn cây đạt tiêu chuẩn - nhân giống cho sản xuất.

B. Chọn cây trội – khảo nghiện – nhân giống cho sản xuất.

C. Chọn cây trội – khảo nghiệm – chọn cây đạt tiêu chuẩn – nhân giống cho sản xuất.

 D. Chọn cây trội – chọn cây đạt tiêu chuẩn – nhân giống cho sản xuất.

 Câu 77: Dùng thuốc thử Carmin ngâm hạt sau 15 phút người ta thấy những hạt có nội nhũ bị nhuộm màu là hạt chết, nếu nội nhũ không bị nhuộm màu là hạt sống. Thí nghiệm trên dùng để

 A. Xác định sức sống của hạt.

B. Kiểm tra kỹ thuật bảo quản hạt giống.

C. Kiểm tra khả năng bắt màu của hạt.

D. Xác định các loại hạt giống.

 Câu 78: Người ta làm thí nghiệm xác định sức sống với 50 hạt giống thì thấy có 6 hạt bị nhuộm màu. Tỉ lệ hạt sống là?

A. 87%.

B. 86%.

C. 85%.

 D. 88%.

Câu 79: Nuôi cấy mô, tế bào là phương pháp

A. Tách rời tế bào, mô giâm trong môi trường có chất kích thích để mô phát triển thành cây trưởng thành.

B. Tách rời tế bào TV nuôi cấy trong môi trường dinh dưỡng thích hợp giống như trong cơ thể sống, giúp tế bào phân chia, biệt hóa thành mô, cơ quan, phát triển thành cây hoàn chỉnh.

C. Tách mô, nuôi dưỡng trong môi trường có chất kích thích tạo chồi, rễ, phát triển thành cây mới.

 D. Tách tế bào TV nuôi cấy trong môi trường cách li để tế bào TV sống, phát triển thành cây hoàn chỉnh.

Câu 80: Cơ sở khoa học của phương pháp nuôi cấy mô tế bào là……..của tế bào thực vật.

 A. Tính đa dạng.

B. Tính ưu việt.

C.Tính năng động.

D. Tính toàn năng.

Câu 81: Phương pháp nuôi cấy mô tế bào dựa trên cơ sở khoa học nào ?

A. Mô, TB là một phần của cơ thể nhưng sự phát triển của chúng vẫn có tính độc lập, chúng có tính toàn năng.

 B. Nuôi dưỡng mô, TB trong môi trường nhân tạo giống như môi trường cơ thể thì nó vẫn duy trì sự sống.

C. Mỗi tế bào của cơ thể đều mang toàn bộ lượng thông tin di truyền của cơ thể đó và có khả năng phát triển thành cơ thể hoàn chỉnh khi gặp điều kiện thuận lợi.

D. Từ một tế bào thực vật nuôi dưỡng trong môi trường nhân tạo thích hợp sẽ tạo ra được một hoặc một số cơ thể mới.

Câu 82: Tế bào phôi sinh là:

 A. Những tế bào đã được biệt hóa.

 B. Những tế bào hình thành ở giai đọan đầu tiên của hợp tử .

C. Những tế bào hình thành ở giai đoạn đầu của hợp tử chưa mang chức năng chuyên biệt.

D. Những tế bào có tính toàn năng.

Câu 83: Đặc điểm của TB chuyên hóa là:

 A. Mang hệ gen giống nhau, có màng xenlulô, có khả năng phân chia.

 B. Có tính toàn năng, có khả năng phân chia vô tính.

 C. Có tính toàn năng, đã phân hóa nhưng không mất khả năng biến đổi và có khả năng phản phân hóa. D. Có tính toàn năng, nếu được nuôi dưỡng trong MT thích hợp dẽ phân hóa thành cơ quan.

Câu 84: Sự chuyển hóa TB phôi sinh → TB chuyên hóa đảm nhận chức năng khác nhau gọi là:

A. Sự phân chia TB

B. Sự phân hóa TB

C. Sự phản phân hóa TB

D. Sự nảy mầm

Câu 85: Sự chuyển hóa TB chuyên hóa → TB phôi sinh, có khả năng phân chia mạnh mẽ là:

A. Sự phân chia TB.

B. Sự phân hóa TB

C. Sự phản phân hóa TB

D. Sự nảy mầm

Câu 86: Từ một tế bào, làm thế nào phát triển thành nhiều loại tế bào thực hiện chức năng khác nhau? A. Phải trải qua quá trình phân hóa và phản phân hóa.

 B. Cho sinh sản vô tính

C. Cho sinh sản hữu tính

D. Cho sinh sản vô tính và phải trải qua quá trình phân hóa và phản phân hóa.

Câu 87: Ý nghĩa của nuôi cấy mô, TB là:

A. Các sản phẩm không đồng nhất về mặt di truyền.

 B. Có trị số nhân giống thấp.

C. Cho ra các sản phẩm đồng nhất về mặt di truyền.

 D. Phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, khí hậu.

 Câu 88: Keo đất là gì?

A. Là những phần tử có kích thước > 1 micromet, không tan trong nước mà ở tạng thái huyền phù.

B. Là những phần tử có kích thước nhỏ < 1micromet, không tan trong nước mà ở trạng thái huyền phù. C. Là những phần từ có kích thước > 1micromet tan trong nước.

D. Là những phần tử có kích thước nhỏ < 1micromet, tan trong nước.

Câu 89: Những phần tử có kích thước nhỏ < 1micromet, không hòa tan trong nước mà ở trạng thái huyền phù là:

A. Limon.

 B. Sét.

 C. Keo đất.

D. Keo dương.

Câu 90: Mỗi một hạt keo đất có cấu tạo như thế nào

 A. Ở giữa nhân keo → lớp ion quyết định điện → lớp ion bất động → lớp ion khuếch tán.

B. Ở giữa nhân keo → lớp ion quyết định điện → lớp ion bù → lớp ion bất động.

C. Ở giữa nhân keo → lớp ion quyết định điện → lớp ion khuếch tán → lớp ion bất động.

D. Ở giữa nhân keo → lớp ion quyết định điện → lớp ion bù → lớp ion khuếch tán

Câu 91: Quan sát hình, cho biết lớp ion có vai trò quan trọng đặc biệt đối với tên gọi của keo đất là:

A. Lớp ion quyết định điện

 B. Lớp ion khuếch tán

C. Lớp ion bất động

D. Lớp ion bù

Câu 92: Keo dương là keo?

 A. Có lớp ion khuếch tán mang điện tích dương.

B. Có lớp ion quyết định điện mang điện tích dương.

C. Có lớp ion khuếch tán mang điện tích âm.

D. Có lớp ion quyết định điện mang điện tích âm.

Câu 93: Keo âm là keo?

A. Có lớp ion khuếch tán mang điện tích dương.

 B. Có lớp ion quyết định điện mang điện tích dương.

C. Có lớp ion khuếch tán mang điện tích âm.

 D. Có lớp ion quyết định điện mang điện tích âm.

 

 

Câu 94: Phản ứng của dung dịch đất do yếu tố nào quyết định?

A. Nồng độ H + và OH- .

 B. Nồng độ bazơ.

 C. Nồng độ Na+ .

D. Nồng độ axít.

Câu 95: Chọn câu đúng:

A. Nếu [H+ ] > [OH- ] thì đất có phản ứng kiềm.

B. Nếu [H+ ] < [OH- ] thì đất có phản ứng trung tính.

C. Nếu [H+ ] > [OH- ] thì đất có phản ứng chua.

 D. Nếu [H+ ] < [OH- ] thì đất có phản ứng chua.

Câu 96: Phản ứng chua của đất được đo bằng trị số pH, nếu:

 A. pH < 7, đất trung tính.

B. pH > 7, đất chua.

C. pH < 7, đất kiềm.

D. pH < 7, đất chua

Câu 97: Đất có phản ứng kiềm là do trong đất có chứa

A. các muối tan NaCl, Na2SO4

B. các ion H + và Al3+ .

 C. H2SO4.

D. các ion mang tính kiềm: Na+ , K+ , Ca2+…

Câu 98: Nguyên nhân chính làm cho đất bị nhiễm mặn là:

A. Do đất chứa nhiều cation natri.

B. Do nước biển tràn vào và do ảnh hưởng của nước ngầm.

C. Do ảnh hưởng của nước ngầm.

D. Do nước biển tràn vào.

Câu 99: Đất mặn có đặc điểm:

A. Phản ứng trung tính, hơi kiềm.

 B. Phản ứng chua.

C. Phản ứng kiềm.

D. Phản ứng vừa chua vừa mặn.

Câu 100: Đất mặn có thành phần cơ giới nặng, có tỉ lệ sét:

 A. 45% - 50%.

 B. 40% - 50%.

C. 50% - 60%.

D. 30% - 40%.

 

 

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI HỌC KÌ I SINH HỌC 10

PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THẾ GIỚI SỐNG

Chọn phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất

Câu 1. Đơn vị tổ chức cơ sở của mọi sinh vật là

A. các đại phân tử.      B. tế bào.                    C. mô.             D. cơ quan.

Câu 2. Căn cứ chủ yếu để coi tế bào là đơn vị cơ bản của sự sống là

A. chúng có cấu tạo phức tạp.     

B. chúng được cấu tạo bởi nhiều bào quan.

C. ở tế bào có các đặc điểm chủ yếu của sự sống.

            D. cả A, B, C.

Câu 3. Tác giả của hệ thống 5 giới sinh vật được nhiều nhà khoa học ủng hộ và hiện nay vẫn được sử dụng là

            A. Linnê.                     B. Lơvenhuc.              C. Hacken.                  D. Uytakơ.

Câu 4. Các tiêu chí cơ bản của hệ thống 5 giới bao gồm

A.    khả năng di chuyển, cấu tạo cơ thể, kiểu dinh dưỡng .

B.    loại tế bào, mức độ tổ chức cơ thể, kiểu dinh dưỡng.

C.    cấu tạo tế bào, khả năng vận động, mức độ tổ chức cơ thể.

D.    trình tự các nuclêotít, mức độ tổ chức cơ thể.

Câu 5. Giới nguyên sinh bao gồm

A.    vi sinh vật, động vật nguyên sinh.     

B.    vi sinh vật, tảo, nấm, động vật nguyên sinh .

C.    tảo, nấm, động vật nguyên sinh.

D.    tảo, nấm nhày, động vật nguyên sinh.

Câu 6. Vi sinh vật bao gồm các dạng

A. vi khuẩn, vi sinh vật cổ, vi trùng, vi rút.

  1. vi khuẩn cổ, vi rút,vi tảo, vi nấm,động vật nguyên sinh .
  2. vi khuẩn, vi sinh vật cổ, vi rút, nấm .
  3. vi khuẩn, vi sinh vật cổ, vi nấm, vi tảo, động vật nguyên sinh .

Câu 7. Ngành thực vật đa dạng và tiến hoá nhất là ngành

A. Rêu.                        B. Quyết.                    C. Hạt trần.        D. Hạt kín.

Câu 8. Ngành thực vật có thể giao tử chiếm ưu thế so với thể bào tử là ngành

A. Rêu.                        B. Quyết.            C. Hạt trần          D. Hạt kín.

Câu 9. Nguồn gốc chung của giới thực vật là

            A. vi tảo.                                                         B. tảo lục.       

C. tảo lục đơn bào.                                          D. tảo lục đa bào nguyên thuỷ.            

Câu 11. Đặc điểm cơ bản nhất dể phân biệt ngành động vật có xương sống với động vật không xương sống là

A. cơ thể đối xứng 2 bên và có bộ xương ngoài.          

B. cơ thể đối xứng 2 bên và có bộ xương trong.

C. có bộ xương trong và bộ xương ngoài.

D. có bộ xương trong và cột sống.

Câu 12. Nguồn gốc chung của giới động vật là

A. tảo lục đơn bào nguyên thuỷ.

B. động vật đơn bào nguyên thuỷ.

            C. động vật nguyên sinh.                  

D. động vật nguyên sinh nguyên thuỷ.

*Câu 13. Đặc điểm của vi khuẩn, xạ khuẩn là

          A.Thuộc nhóm nhân sơ.

          B. Sinh sản bằng bào tử.

          C. Phagơ có thể xâm nhập vào cơ thể.

          D. Hình thành hợp tử từng phần.

Câu 14. Các cấp tổ chức cơ bản của thế giới sống bao gồm:

            1. quần xã;      2. quần thể;     3. cơ thể;        4. hệ sinh thái; 5. tế bào         

Các cấp tổ chức đó theo trình tự từ nhỏ đến lớn là…

              A. 5->3->2->1->4.   

              B. 5->3->2->1->4.   

              C. 5->2->3->1->4.   

              D. 5->2->3->4->1.   

Câu 15. Các cấp tổ chức của thế giới sống đều là những hệ mở vì:

            A. có khả năng thích nghi với môi trường.

B. thường xuyên trao đổi chất với môi trường.

            C. có khả năng sinh sản để duy trì nòi giống.

            D. phát triển và tiến hoá không ngừng.

Câu 16. Sự sống được tiếp diễn liên tục là nhờ

            A. khả năng cảm ứng đặc biệt của sinh vật.

            B. khả năng tự điều chỉnh cân bằng nội môi.

            C. khả năng tiến hoá thích nghi với môi trường sống.

            D. sự truyền thông tin trên ADN từ tế bào này sang tế bào khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Câu 17. Tập hợp các sinh vật sống ở rừng Quốc gia Cúc Phương là

            A. quần thể sinh vật.

            B. cá thể sinh vật.

            C. cá thể và quần thể.

            D. quần xã sinh vật .

Câu 18. Những con rùa ở hồ Hoàn Kiếm là:

A. quần thể sinh vật.

            B. cá thể snh vật.

            C. cá thể và quần thể.

            D. quần xã và hệ sinh thái.

Câu 19. Thế giới sinh vật được phân loại thành các nhóm theo trình tự lớn dần là:

A. giới - ngành - lớp - bộ - họ - chi - loài.

B. loài - bộ - họ - chi - lớp - ngành - giới.

C. loài - chi- họ -  bộ -  lớp - ngành - giới.

D. loài -  chi - bộ - họ - lớp - ngành - giới.

Câu 20. Giới khởi sinh gồm:

            A. virut và vi khuẩn lam.

            B. nấm và vi khuẩn.

            C. vi khuẩn và vi khuẩn lam.

            D. tảo và vi khuẩn lam.

Câu 21. Những giới sinh vật thuộc nhóm sinh vật nhân thực là:

            A. Giới khởi sinh, giới nấm, giới thực vật, giới động vật.

            B. Giới nguyên sinh, giới thực vật , giới nấm, giới động vật.

            C. giới khởi sinh, giới nguyên sinh, giới thực vật, giới nấm.

            D. giới khởi sinh, giới nguyên sinh, giới thực vật, giới động vật.

Câu 22. Giới động vật gồm những sinh vật

            A. đa bào, nhân thực, dị dưỡng, có khả năng di chuyển, phản ứng nhanh.

            B. đa bào, một số đơn bào, dị dưỡng, có khả năng di chuyển, phản ứng nhanh.

C. đa bào, nhân thực, dị dưỡng, một số không có khả năng di chuyển, phản ứng nhanh.

D. đa bào, một số tập đoàn đơn bào,nhân thực, dị dưỡng, có khả năng di chuyển, phản ứng nhanh.

Câu 23. Giới thực vật gồm những sinh vật

            A. đa bào, nhân thực, tự dưỡng, một số dị dưỡng,có khả năng phản ứng chậm.

            B. đa bào, nhân thực, phần lớn tự dưỡng, có khả năng phản ứng chậm.

C. đa bào, một số loại đơn bào, nhân thực, tự dưỡng, một số dị dưỡng,có khả năng phản ứng chậm.

            D. đa bào, nhân thực, tự dưỡng, có khả năng phản ứng chậm.

 Câu 24. Nấm men thuộc giới

            A. khởi sinh.

            B. nguyên sinh.

            C. nấm.

            D. thực vật.

Câu 25. Địa y là sinh vật thuộc giới

            A. khởi sinh.

            B. nấm.

            C. nguyên sinh.

            D. thực vật.

Câu 26. Thực vật có nguồn gốc từ

            A. vi khuẩn.

            B.nấm.

            C.tảo lục đơn bào nguyên thuỷ.

            D. virut.

Câu 27. Đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt ngành động vật có xương sống với động vật không xương sống là

A. cơ thể đối xứng 2 bên và có bộ xương ngoài.          

B. cơ thể đối xứng 2 bên và có bộ xương trong.

C. có bộ xương trong và bộ xương ngoài.

D. có bộ xương trong và cột sống.

Câu 28. Nguồn gốc chung của giới động vật là

A. tảo lục đơn bào nguyên thuỷ.                           

B. động vật đơn bào nguyên thuỷ.

            C. động vật nguyên sinh.                                          

D. động vật nguyên sinh nguyên thuỷ.

 

----------------------------------------------------------

 

Phần thứ hai: SINH HỌC TẾ BÀO

Chương I. THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA TẾ BÀO

(Chọn phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất)

Câu 29 . Bốn nguyên tố chính cấu tạo nên chất sống là:

A. C, H, O, P.             B. C, H, O, N.     C. O, P, C, N.     D. H, O, N, P.

Câu 30 . Cácbon là nguyên tố hoá học đăc biệt quan trọng trong việc tạo nên sự đa dạng của các đại phân tử hữu cơ vì cacbon

A.    là một trong những nguyên tố chính cấu tạo nên chất sống.

B.    chiếm tỷ lệ đáng kể trong cơ thể sống.

C.    có cấu hình điện tử vòng ngoài với 4 điện tử (cùng lúc tạo nên 4 liên kết cộng hoá trị với nguyên tử khác).

D.    Cả A, B, C .

Câu 31. Phần lớn các nguyên tố đa lượng cấu tạo nên

A.    lipit, enzym.

B.    prôtêin, vitamin.

C.    đại phân tử hữu cơ.

D.    glucôzơ, tinh bột, vitamin.

Câu 32. Nguyên tố quan trọng trong việc tạo nên sự đa dạng của vật chất hữu cơ là

            A- Cacbon.

            B- Hydro.

            C- Oxy.

            D- Nitơ.

*Câu 33.Trong các nguyên tố sau, nguyên tố  chiếm số lượng ít nhất trong cơ thể người là

A. ni tơ.

B. các bon.

C. hiđrrô.

D. phốt pho.

Câu 34. Các chức năng của cácbon trong tế bào là

A.    dự trữ năng lượng,  là vật liệu cấu trúc tế bào.

B.    cấu trúc tế bào, cấu trúc các enzim.

C.    điều hoà trao đổi chất, tham gia cấu tạo tế bào chất.

D.    thu nhận thông tin và bảo vệ cơ thể.

Câu 35. Nước có vai trò quan trọng đặc biệt với sự sống vì

A.     cấu tạo từ 2 nguyên tố chiếm tỷ lệ đáng kể trong cơ thể sống .

B.    chúng có tính phân cực.

C.    có thể tồn tại ở nhiều dạng vật chất khác nhau.

D.    chiếm thành phần chủ yếu trong mọi tế bào và cơ thể sống.

Câu 36. Nước là dung môi hoà tan nhiều chất trong cơ thể sống vì chúng có

       A. nhiệt dung riêng cao.                                                  B. lực gắn kết.

       C. nhiệt bay hơi cao.                                            D. tính phân cực.

Câu 37. Nước đá có đặc điểm

            A- các liên kết hyđrô luôn bị bẻ gãy và tái taọ liên tục.

            B- các liên kết hyđrô luôn bị bẻ gãy nhưng không được tái tạo.

            C- các liên kết hyđrô luôn bền vững và tạo nên cấu trúc mạng.

            D- không tồn tại các liên kết hyđrô.

Câu 38. Các tính chất đặc biệt của nước là do các phân tử nước

A. rất nhỏ.

B. có xu hướng liên kết với nhau.

C. có tính phân cực.

E.     dễ tách khỏi nhau.

Câu 39. Ôxi và Hiđrô trong phân tử nước kết hợp với nhau bằng các liên kết

A.tĩnh điện.

B. cộng hoá trị

C. hiđrô.

D. este.

Câu 40. Nước là dung môi hoà tan nhiều chất trong cơ thể sống vì chúng có

            A. nhiệt dung riêng cao.                                            

B. lực gắn kết.

            C. nhiệt bay hơi cao.                                      

D. tính phân cực.

Câu 41. Nước có tính phân cực do

A.    cấu tạo từ oxi và hiđrô.

B.    electron của hiđrô yếu.

C.    2 đầu có tích điện trái dấu.

D. các liên kết hiđrô luôn bền vững

Câu 42. Khi trời bắt đầu đổ mưa, nhiệt độ không khí tăng lên chút ít là do

A.    nước liên kết với các phân tử khác trong không khí giải phóng nhiệt.

B.    liên kết hidro giữa các phân tử nước được hình thành đã giải phóng nhiệt.

C.    liên kết hiđro giữa các phân tử nước bị phá vỡ đã giải phóng nhiệt.

D.    sức căng bề mặt của nước tăng cao.

Câu 43. Cácbonhiđrat là hợp chất hưũ cơ được cấu tạo bởi các nguyên tố

A. C, H, O, N.               B. C, H, N, P.                        C. C, H, O.          D. C, H, O, P.

Câu 44. Các bon hyđrát gồm các loại

A.    đường đơn, đường đôi.

B.    đường đôi, đường đa.

C.    đường đơn, đường đa.

D.    đường đôi, đường đơn, đường đa.

Câu 45. Các đơn phân chủ yếu cấu tạo nên các loại cacbohyđrat là

            A- glucôzơ, fructôzơ, saccarôzơ.

            B- glucôzơ, fructôzơ, galactôzơ.

            C- glucôzơ, galactôzơ, saccarôzơ.

            D- fructôzơ, saccarôzơ, galactôzơ.

Câu 46. Đường mía (saccarotơ) là loại đường đôi được cấu tạo bởi

           A. hai phân tử glucozơ.                      

 B. một phân tử glucozơ và một phân tử fructozơ.

C. hai phân tử fructozơ.

D. một phân tử gluczơ và một phân tử galactozơ.

Câu 47. Xenlulozơ được cấu tạo bởi đơn phân là

            A. glucozơ.                                                                 B. fructozơ.

            C. glucozơ và tructozơ.                                              D. saccarozơ.

Câu 48. Thuật ngữ dùng để chỉ tất cả các loại đường là

            A- tinh bột.

            B- xenlulôzơ.

            C- đường đôi.

            D- cacbohyđrat.

Câu 49. Những hợp chất có đơn phân là glucôzơ gồm

            A- tinh bột và saccrôzơ.

            B- glicôgen và saccarôzơ.

            C- saccarôzơ và xenlulôzơ.

            D- tinh bột và glicôgen.

Câu 50.Thành tế bào thực vật được hình thành bởi sự liên kết giữa

            A- các phân tử xenlulôzơ với nhau.

            B- các đơn phân glucôzơ với nhau.

            C- các vi sợi xenlucôzơ với nhau.

            D- các phân tử fructôzơ.

Câu 51. Một phân tử mỡ bao gồm

            A- 1 phân tử glxêrôl với 1 axít béo

            B- 1 phân tử glxêrôl với 2 axít béo.

            C- 1 phân tử glxêrôl với 3 axít béo.

            D- 3 phân tử glxêrôl với 3 axít béo.

Câu 52. Chức năng chính của mỡ là

            A- dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể.

            B- thành phần chính cấu tạo nên màng sinh chất.

            C- thành phần cấu tạo nên một số loại hoocmôn.

            D- thành phần cấu tạo nên các bào quan.

Câu 53. Đơn phân của prôtêin là

            A- glucôzơ.

            B- axít amin.

            C- nuclêôtit.

            D- axít béo.

Câu 54. Trình tự sắp xếp đặc thù của các axít amin trong chuỗi pôlipeptít tạo nên prôtêin có cấu trúc

            A- bậc 1.

            B- bậc 2.

            C- bậc 3.

            D- bậc 4.

Câu 55. Các loại prôtêin khác nhau được phân biệt nhau bởi

            A- số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp các axít amin.

            B- số lượng, thành phần axít amin và cấu trúc không gian.

            C- số lượng, thành phần, trật tự sắp xếp các axít amin và cấu trúc không gian.

            D- số lượng, trật tự sắp xếp các axít amin và cấu trúc không gian.

Câu 56. Chức năng không có ở prôtêin là

A. cấu trúc.

B. xúc tác quá trình trao đổi chất.

C. điều hoà quá trình trao đổi chất.

D. truyền đạt thông tin di truyền.

Câu 57. Trong  phân tử prôtêin, các axit amin đã liên kết với nhau bằng liên kết

            A- peptit.

            B- ion.

            C- hydro.

            D- cộng hoá trị.

Câu 58 . Loại phân tử hữu cơ có cấu trúc và chức năng đa dạng nhất là

            A. protein.                                                                   B. cacbonhidrat.

            C. axit nucleic.                                                            D. lipit.

Câu 59: Prôtêin bị mất chức năng sinh học khi

A. prôtêin bị mất một axitamin.

B. prôtêin được thêm vào một axitamin.

C. cấu trúc không gian 3 chiều của prôtêin bị phá vỡ.

D . cả A và B.

Câu 60. Khi các liên kết hiđro trong phân tử protein bị phá vỡ, bậc cấu trúc không gian của protein ít bị ảnh hưởng nhất là

A. bậc 1.                      B. bậc 2.                      C. bậc 3.                      D. bậc 4.

Câu 61. ADN là thuật ngữ viết tắt của

            A. axit nucleic.                                                            B. axit nucleotit.

            B. axit đêoxiribonuleic.                                              D. axit ribonucleic.

Câu 62. Đơn phân của ADN là

            A- nuclêôtit.

            B- axít amin.

            C- bazơ nitơ.

            D- axít béo.

Câu 63. Mỗi nuclêôtit cấu tạo gồm

            A- đường pentôzơ và nhóm phốtphát.

            B- nhóm phốtphát và bazơ nitơ.

            C- đường pentôzơ, nhóm phốtphát và bazơ nitơ.

            D- đường pentôzơ và bazơ nitơ.

Câu 64. ADN là một đại phân tử cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là 4 loại

            A. ribonucleotit ( A,T,G,X ).                   B. nucleotit ( A,T,G,X ).

            C. ribonucleotit (A,U,G,X ).                 D. nuclcotit ( A, U, G, X).

Câu 65. Hai  chuỗi pôlinuclêôtit của ADN liên kết với nhau bởi liên kết

            A- hyđrô.

            B- peptit.

            C- ion.

            D- cộng hoá trị.

Câu 66. Loại phân tử có chức năng truyền thông tin từ ADN tới riboxom và được dùng như khuôn tổng hợp nên protein là

            A. AND.                     B. rARN.         C. mARN.                  D. tARN.

Câu 67. Loại ARN được dùng là khuôn để tổng hợp prôtêin là

A- mARN.                                                     

B- tARN.                                                        

C- rARN.

D- cả A, B và C.

Câu 68. Các phân tử ARN được tổng hợp nhờ quá trình

A- Tự sao.                                                      

B- Sao mã.                                         

C- Giải mã.

D- Phân bào.

Câu 69. Sau khi thực hiện xong chức năng của mình, các ARN thường

A- tồn tại tự do trong tế bào.

B- liên kết lại với nhau.

C- bị các enzin của tế bào phân huỷ thành các Nuclêôtit.

D- bị vô hiệu hoá.

Câu 70. Đơn phân của ADN khác đơn phân của ARN ở thành phần

            A- đường.

            B- nhóm phốtphát.

            C- bazơ nitơ.

            D- cả A và C.

Câu 71. Cấu trúc mang và truyền đạt thông tin di truyền là

A. protein.      

B. ADN.

C. mARN.

Câu 72. Liên kết hyđrô có mặt trong các phân tử

A. ADN.                                                         

B- prôtêin.                                                     

C- CO2.

D- cả A và B.

Câu 73. Các đặc điểm của cơ thể sinh vật được quy định bởi

A- Tế bào chất.                                              

B- Các bào quan.                                           

C- ARN.

D- ADN.

Câu 74. Tính đa dạng và đặc thù của ADN được quy định bởi

A- số vòng xoắn.

B- chiều xoắn.

C- số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp các Nuclêôtit.

D- tỷ lệ A + T / G + X.

Câu 75. Loại liên kết hoá học góp phần duy trì cấu trúc không gian của ADN là

A- cộng hoá trị.                                             

B- hyđrô.                                                        

C- ion.

D- Vande – van.

Câu 76. Chức năng của ADN là

A. cấu tạo nên riboxôm là nơi tổng hợp protein.

            B. truyền thông tin tới riboxôm.

C. vận chuyển axit amin tới ribôxôm.

D. lưu trữ, truyền đạt thông tin di truyền.

Câu 77. Vai trò cơ bản của các liên kết yếu là duy trì cấu trúc

A. hoá học của các đại phân tử.

B. không gian của các đại phân tử.

C. protein.                                                                  

D. màng tế bào.

-----------------------------

Chương II.  CẤU TRÚC TẾ BÀO

Câu 78. Cấu tạo chung của tế bào nhân sơ bao gồm 3 thành phần chính là

A.    thành tế bào, màng sinh chất, nhân.

B.    thành tế bào, tế bào chất, nhân.

C.    màng sinh chất, thành tế bào, vùng nhân.

D.    màng tế bào, chất tế bào, vùng nhân.

*Câu 79. Tế bào vi khuẩn có kích nhỏ và cấu tạo đơn giản giúp chúng

A. xâm nhập dễ dàng vào tế bào vật chủ.

B. có tỷ lệ  S/V lớn, trao đổi chất với môi trường nhanh, tế bào sinh sản nhanh hơn tế bào có kích thước lớn.

C. tránh được sự tiêu diệt của kẻ thù vì khó phát hiện.

D. tiêu tốn ít thức ăn.

Câu 80. Những đặc điểm nào sau đây có ở tất cả các loại vi khuẩn:

1. có kích thước bé.

2. sống kí sinh và gây bệnh.

3. cơ thể chỉ có 1 tế bào.

4. chưa có nhân chính thức.

5. sinh sản rất nhanh.

Câu trả lời đúng là:

A.    1, 2, 3, 4.

B.    1, 3, 4, 5.

C.    1, 2, 3, 5.

D.    1, 2, 4, 5.

Câu 81. Yếu tố để phân chia vi khuẩn thành 2 loại Gram dương và Gram âm là cấu trúc và thành phần hoá học của

            A. thành tế bào.                     

B. màng.                   

C. vùng tế bào.           

D. vùng nhân.

Câu 82. Các thành phần bắt buộc cấu tạo nên tế bào nhân sơ

A.thành tế bào, nhân, tế bào chất, vỏ nhầy.

B.    màng sinh chất, tế bào chất vùng nhân.

C. màng sinh chất, vùng nhân, vỏ nhầy, tế bào chất.

D. thành tế bào, tế bào chất, vùng nhân và roi.

Câu 83. Các thành phần không bắt buộc cấu tạo nên tế bào nhân sơ

A.    màng sinh chất, thành tế bào, vỏ nhày, vùng nhân.

B.    vùng nhân, tế bào chất, roi, lông.

C.    vỏ nhày, thành tế bào, roi, lông.

D.    vùng nhân, tế bào chất, màng sinh chất, roi.

Câu 84. Thành tế bào vi khuẩn cấu tạo chủ yếu từ

A. colesteron.                                     B. xenlulozơ   .          

C. peptiđôglican.                                            D. photpholipit và protein.

Câu 85. Chất tế bào của vi khuẩn không có

A.    tương bào và các bào quan có màng bao bọc.

B.    các bào quan không có màng bao bọc, tương bào.

C.    hệ thống nội màng, tương bào, bào quan có màng bao bọc.

D.    hệ thống nội màng, khung tế bào, bào quan có màng bao bọc.

Câu 86. Màng sinh chất của tế bào vi khuẩn không có

A. photpholipit.                      B. lipit.            C. protein.       D. colesteron.

Câu 87. Thành tế bào vi khuẩn có vai trò

            A- trao đổi chất giữa tế bào với môi trường.

            B- ngăn cách giữa bên trong và bên ngoài tế bào.

            C- liên lạc với các tế bào lân cận.

            D- Cố định hình dạng của tế bào.

Câu 88. Bào quan có mặt ở tế bào nhân sơ là

            A- ti thể.

            B- ribôxôm.

            C- lạp thể.

            D- trung thể.

Câu 89. Plasinit không phải là vật chất di truyền tối cần thiết đối với tế bào nhân sơ vì

A- chiếm tỷ lệ rất ít.

B- thiếu nó tế bào vẫn phát triển bình thường.

C- số lượng Nuclêôtit rất ít.

D- nó có dạng kép vòng..

Câu 90. Trong tế bào sống có

    1. các ribôxôm.
    2. tổng hợp ATP.
    3. màng tế bào.
    4. màng nhân.
    5. các itron.
    6. ADN polymerase.
    7. sự quang hợp.
    8. ti thể.

a) Vật chất di truyền ở cấp độ phân tử của sinh vật nhân chuẩn là

A. các phân tử axitnucleeic.

B. nuclêopotêin.

C. hệ gen.

D. các phân tử axit đêôxiribônuclêic.

b) Những thành phần có thể có trong cả tế bào sinh vật nhân chuẩn và nhân sơ là…

A. 1, 2, 3, 6, 7.

B. 1, 2, 3, 5, 7, 8.

C. 1, 2, 3, 4, 7.

D. 1, 3, 5, 6.

Câu 91. Vai trò cơ bản nhất của tế bào chất là

A.    nơi chứa đựng tất cả thông tin di truyền của tế bào.

B.    bảo vệ nhân.

C.    nơi thực hiện trao đổi chất trực tiếp của tế bào với môi trường.

D.    nơi diễn ra mọi hoạt động sống của tế bào.

Câu 92: Tế bào chất ở sinh vật nhân thực chứa

A.    các bào quan không có màng bao bọc.

B.    chỉ chứa ribôxom và nhân tế bào.

C.    chứa bào tương và nhân tế bào.

D.    hệ thống nội màng, các bào quan có màng bao bọc và khung xương tế bào

Câu 93. Bào quan giữ vai trò quan trọng nhất trong quá trình hô hấp của tế bào là

A.    lạp thể.

B.    ti thể.

C.    bộ máy gôngi.

D.    ribôxôm.

Câu 94. Màng sinh chấtcủa tế bào ở sinh vật nhân thực được cấu tạo bởi

E.     các phân tử prôtêin và axitnuclêic.

F.     các phân tử phôtpholipit  và axitnuclêic.

G.    các phân tử prôtêin và phôtpholipit.

H.    các phân tử prôtêin.

Câu 95. Colesteron có ở màng sinh chất của tế bào

            A. vi khuẩn.    B. nấm .          C. động vật.                D. thực vật.

Câu 96. Màng sinh chất là một cấu trúc khảm động là vì

A.    các phân tử cấu tạo nên màng có thể di chuyển trong phạm vi màng.

B.    được cấu tạo bởi nhiều loại chất hữu cơ khác nhau.

C.    phải bao bọc xung quanh tế bào .

D.    gắn kết chặt chẽ với khung tế bào .

Câu 97. Màng tế bào điều khiển các chất ra vào tế bào

A.    một cách tuỳ ý.                            

B. một cách có chọn lọc .

C. chỉ cho các chất vào.         

D. chỉ cho các chất ra.

Câu 98. Grana là cấu trúc có trong bào quan

            A. ti thể.                     

B. trung thể.               

C. lục lạp.      

D. lizoxom.

Câu 99. Trong tế bào, protein được tổng hợp ở

            A. nhân tế bào.                      

B. riboxom.                            

C. bộ máy gôngi.           

D. ti thể.

Câu 100. Loại bào quan giữ chức năng cung cấp nguồn năng lượng chủ yếu của tế bào là

            A. riboxom.                           

B. bộ máy gongi.                   

C. lưới nội chất.              

 D. ti thể.

 

Sở giáo dục và đào tạo Đà Nẵng                                       ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KỲ I

Trường THPT Quang Trung                                  ôn: Công nghệ lớp 10

Câu 1: Khảo nghiệm giống cây trồng có ý nghĩa quan trọng trong việc đưa giống mới vào:

 A. Sản xuất.

 B. Trồng, cấy.

C. Phổ biến trong thực tế.

D. Sản xuất đại trà.

 Câu 2: Giống mới nếu không qua khảo nghiệm sẽ như thế nào?

 A. Không sử dụng và khai thác tối đa hiệu quả của giống mới.

 B. Không được công nhận kịp thời giống.

 C. Không biết được những thông tin chủ yếu về yêu cầu kĩ thuật canh tác.

 D. Không biết sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống.

Câu 3: Quy trình thí nghiệm khảo nghiệm giống cây trồng:

A. TN k.tra kĩ thuật →TN so sánh giống → TN sx quảng cáo.

B. TN so sánh giống → TN k.tra kĩ thuật → TN sx quảng cáo.

C. TN sx q.cáo →TN ktra kĩ thuật → TN so sánh giống

D. TN so sánh giống → TN sx quảng cáo → TN kiểm tra kĩ thuật.

Câu 4: Thí nghiệm so sánh giống nhằm mục đích gì?

 A. Để mọi người biết về giống mới.

 B. So sánh toàn diện giống mới nhập nội với giống đại trà.

C. Kiểm tra những kỹ thuật của cơ quan chọn tạo giống về quy trình kỹ thuật.

 D. Duy trì những đặc tính tốt của giống.

 Câu 5: Một xã X mới nhập về một giống lúa mới đang được sản xuất phổ biến nơi đưa giống đi, để mọi người sử dụng giống này trước hết họ phải làm gì?

A. Làm thí nghiệm so sánh giống.

 B. Làm thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật.

 C. Làm thí nghiệm quảng cáo.

D. Không cần làm thí nghiệm mà cho sản xuất đại trà ngay.

Câu 6: Nội dung của thí nghiệm so sánh là:

A. Bố trí thí nghiệm trên diện rộng

 B.Bố trí sản xuất so sánh các giống với nhau.

C. Bố trí sản xuất so sánh giống mới với giống đại trà.

D. Bố trí sản xuất với các chế độ phân bón khác nhau.

 Câu 7: Thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật nhằm mục đích gì?

 A. Để mọi người biết về giống mới.

B. So sánh giống mới nhập nội với giống đại trà.

C. Kiểm tra những kỹ thuật của cơ quan chọn tạo giống về quy trình kỹ thu

D. Duy trì những đặc tính tốt của giống.

Câu 8: Thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật nhằm xác định:

 A. Mật độ, thời vụ gieo trồng, chế độ phân bón.

 B. Khả năng chống chịu.

C. Khả năng thích nghi.

D. Năng suất,chất lượng.

 Câu 9: Giống được cấp giấy chứng nhận Giống Quốc Gia khi đã đạt yêu cầu của:

A. Thí nghiệm sản xuất quảng cáo.

B. Thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật.

C. Thí nghiệm so sánh giống.

D. Không cần thí nghiệm.

 Câu 10: Bố trí trên diện rộng, tổ chức hội nghị đầu bờ và tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng là hoạt động của thí nghiệm?

A. So sánh giống.

B. Kiểm tra kỹ thuật.

C. Sản xuất quảng cáo.

D. Nuôi cấy mô.

Câu 11: Mục đích của công tác sản xuất giống cây trồng:

A. Sản xuất hạt giống SNC

B. Đưa giống mới phổ biến nhanh vào sản xuất.

 C. Đưa giống tốt phổ biến nhanh vào sản xuất.

D. Tạo ra số lượng lớn cần thiết để cung cấp cho sx đại trà

Câu 12: Quá trình hạt giống được cơ quan chọn tạo giống nhà nước cung cấp đến khi nhân được số lượng lớn hạt giống phục vụ cho sản xuất đại trà phải trải qua các giai đoạn sản xuất hạt giống sau:

A. Từ hạt tác giả ® hạt siêu nguyên chủng ® hạt nguyên chủng ® hạt xác nhận

B. Giống thoái hóa ® hạt siêu nguyên chủng ® hạt nguyên chủng ® hạt xác nhận

C. Giống nhập nội ® hạt siêu nguyên chủng ® hạt nguyên chủng ® hạt xác nhận

 D. Hạt giống siêu nguyên chủng → hạt nguyên chủng ® hạt xác nhận

Câu 13: Trong hệ thống sản xuất giống cây trồng, mục đích tạo ra hạt giống xác nhận là:

A. Do hạt nguyên chủng tạo ra

B. Do hạt siêu nguyên chủng tạo ra

C. Để nhân ra một số lượng hạt giống

D. Để cung cấp cho nông dân sản xuất đại trà

Câu 14: Quy trình sản xuất giống cây trồng thụ phấn chéo khác với tự thụ phấn là:

A. Sx ra hạt giống xác nhận

B. Lựa chọn ruộng sx giống ở khu cách li.

C. Chọn lọc ra các cây ưu tú

 D. bắt đầu sx từ giống SNC

Câu 15: Quy trình sản xuất giống ở cây tự thụ phấn được tiến hành như sau

A. Từ hạt tác giả ® hạt siêu nguyên chủng ® hạt nguyên chủng ® hạt xác nhận

B. Giống thoái hóa ® hạt siêu nguyên chủng ® hạt nguyên chủng ® hạt xác nhận

C. Giống nhập nội ® hạt siêu nguyên chủng ® hạt nguyên chủng ® hạt xác nhận

D. Hạt giống siêu nguyên chủng → hạt nguyên chủng ® hạt xác nhận

 Câu 16: Sản xuất giống ở cây trồng tự thụ phấn theo sơ đồ duy trì nào?

 A. Hạt SNC, hạt tác giả → đánh giá dòng → nhân giống nguyên chủng → nhân giống xác nhận.

 B. Hạt SNC, hạt tác giả → nhân giống nguyên chủng → đánh giá dòng → nhân giống xác nhận.

 C. Nhân giống nguyên chủng → hạt SNC, hạt tác giả → đánh giá dòng → nhân giống nguyên chủng → nhân giống xác nhận.

D. Đánh giá dòng → hạt SNC, hạt tác giả → nhân giống nguyên chủng → nhân giống xác nhận.

Câu 17: Sản xuất giống ở cây trồng thụ phấn chéo cần loại bỏ cây xấu khi:

A. Cây chưa ra hoa

B. Hoa đực chưa tung phấn.

C. Hoa đực đã tung phấn

D. Cây đã kết quả

Câu 18: Đối với giống cây trồng do tác giả cung cấp giống hoặc có hạt giống siêu nguyên chủng thì quy trình sản xuất hạt giống theo sơ đồ?

A. Phục tráng

 B. Tự thụ phấn

C. Thụ phấn chéo

 D. Duy trì

 Câu 19: Các giống nhập nội, các giống bị thoái hóa ( không còn giống siêu nguyên chủng) thì quy trình sản xuất hạt giống được tiến hành theo quy trình nào ?

 A. Sơ đồ phục tráng.

B. Hệ thống sản xuất giống.

C. Sản xuất giống cây thụ phấn chéo.

D. Sơ đồ duy trì

Câu 20: Quy trình sản xuất giống ở cây trồng tự thụ theo phương thức duy trì và phục tráng khác nhau ở A. Chọn lọc hỗn hợp qua thí nghiệm so sánh

B. Thời gian chọn lọc dài

C. Vật liệu khởi đầu

D. Quy trình chọn lọc và vật liệu khởi đầu.

Câu 21: Trong quá trình sản xuất giống cây ngô cần?

 A. Loại bỏ ngay cây xấu trước khi tung phấn.

B. Loại bỏ cây xấu sau khi tung phấn.

C. Các hạt của các cây giống cần để riêng.

D. Bỏ qua khâu đnáh giá dòng.

Câu 22: Khi có 1 giống lạc( đậu phộng) mới siêu nguyên chủng với số lượng ít thì?

A. Sản xuất hạt giống trên theo sơ đồ duy trì.

B. Sản xuất hạt giống theo sơ đò phục tráng.

C. Sản xuất hạt giống theo sơ đồ ở cây trồng thụ phấn chéo.

D. Đem giống siêu nguyên chủng vào sản xuất đại trà.

 Câu 23: Quy trình sản xuất giống cây rừng được thực hiện theo sơ đồ nào?

A. Khảo nghiệm – chọn cây trội - chọn cây đạt tiêu chuẩn - nhân giống cho sản xuất.

B. Chọn cây trội – khảo nghiện – nhân giống cho sản xuất.

C. Chọn cây trội – khảo nghiệm – chọn cây đạt tiêu chuẩn – nhân giống cho sản xuất.

 D. Chọn cây trội – chọn cây đạt tiêu chuẩn – nhân giống cho sản xuất.

 Câu 24: Dùng thuốc thử Carmin ngâm hạt sau 15 phút người ta thấy những hạt có nội nhũ bị nhuộm màu là hạt chết, nếu nội nhũ không bị nhuộm màu là hạt sống. Thí nghiệm trên dùng để

 A. Xác định sức sống của hạt.

B. Kiểm tra kỹ thuật bảo quản hạt giống.

C. Kiểm tra khả năng bắt màu của hạt.

D. Xác định các loại hạt giống.

 Câu 25: Người ta làm thí nghiệm xác định sức sống với 50 hạt giống thì thấy có 6 hạt bị nhuộm màu. Tỉ lệ hạt sống là?

A. 87%.

B. 86%.

C. 85%.

 D. 88%.

Câu 26: Nuôi cấy mô, tế bào là phương pháp

A. Tách rời tế bào, mô giâm trong môi trường có chất kích thích để mô phát triển thành cây trưởng thành.

B. Tách rời tế bào TV nuôi cấy trong môi trường dinh dưỡng thích hợp giống như trong cơ thể sống, giúp tế bào phân chia, biệt hóa thành mô, cơ quan, phát triển thành cây hoàn chỉnh.

C. Tách mô, nuôi dưỡng trong môi trường có chất kích thích tạo chồi, rễ, phát triển thành cây mới.

 D. Tách tế bào TV nuôi cấy trong môi trường cách li để tế bào TV sống, phát triển thành cây hoàn chỉnh. Câu 27: Cơ sở khoa học của phương pháp nuôi cấy mô tế bào là……..của tế bào thực vật.

 A. Tính đa dạng.

B. Tính ưu việt.

C.Tính năng động.

D. Tính toàn năng.

Câu 28: Phương pháp nuôi cấy mô tế bào dựa trên cơ sở khoa học nào ?

A. Mô, TB là một phần của cơ thể nhưng sự phát triển của chúng vẫn có tính độc lập, chúng có tính toàn năng.

 B. Nuôi dưỡng mô, TB trong môi trường nhân tạo giống như môi trường cơ thể thì nó vẫn duy trì sự sống.

C. Mỗi tế bào của cơ thể đều mang toàn bộ lượng thông tin di truyền của cơ thể đó và có khả năng phát triển thành cơ thể hoàn chỉnh khi gặp điều kiện thuận lợi.

D. Từ một tế bào thực vật nuôi dưỡng trong môi trường nhân tạo thích hợp sẽ tạo ra được một hoặc một số cơ thể mới. 

Câu 29: Đặc điểm của TB chuyên hóa là:

 A. Mang hệ gen giống nhau, có màng xenlulô, có khả năng phân chia.

 B. Có tính toàn năng, có khả năng phân chia vô tính.

 C. Có tính toàn năng, đã phân hóa nhưng không mất khả năng biến đổi và có khả năng phản phân hóa. D. Có tính toàn năng, nếu được nuôi dưỡng trong MT thích hợp dẽ phân hóa thành cơ quan.

Câu 30: Những phần tử có kích thước nhỏ < 1micromet, không hòa tan trong nước mà ở trạng thái huyền phù là:

A. Limon.

 B. Sét.

 C. Keo đất.

D. Keo dương.

Câu 31: Mỗi một hạt keo đất có cấu tạo như thế nào?

 A. Ở giữa nhân keo → lớp ion quyết định điện → lớp ion bất động → lớp ion khuếch tán.

B. Ở giữa nhân keo → lớp ion quyết định điện → lớp ion bù → lớp ion bất động.

C. Ở giữa nhân keo → lớp ion quyết định điện → lớp ion khuếch tán → lớp ion bất động.

D. Ở giữa nhân keo → lớp ion quyết định điện → lớp ion bù → lớp ion khuếch tán

Câu 32: Keo âm là keo?

A. Có lớp ion khuếch tán mang điện tích dương.

 B. Có lớp ion quyết định điện mang điện tích dương.

C. Có lớp ion khuếch tán mang điện tích âm.

 D. Có lớp ion quyết định điện mang điện tích âm.

Câu 33: Phản ứng của dung dịch đất do yếu tố nào quyết định?

A. Nồng độ H + và OH- .

 B. Nồng độ bazơ.

 C. Nồng độ Na+ .

D. Nồng độ axít.

Câu 34: Chọn câu đúng:

A. Nếu [H+ ] > [OH- ] thì đất có phản ứng kiềm.

B. Nếu [H+ ] < [OH- ] thì đất có phản ứng trung tính.

C. Nếu [H+ ] > [OH- ] thì đất có phản ứng chua.

 D. Nếu [H+ ] < [OH- ] thì đất có phản ứng chua.

Câu 35: Phản ứng chua của đất được đo bằng trị số pH, nếu:

 A. pH < 7, đất trung tính.

B. pH > 7, đất chua.

C. pH < 7, đất kiềm.

D. pH < 7, đất chua

Câu 36: Đất có phản ứng kiềm là do trong đất có chứa

A. các muối tan NaCl, Na2SO4

B. các ion H + và Al3+ .

 C. H2SO4.

D. các ion mang tính kiềm: Na+ , K+ , Ca2+…

Câu 37: Nguyên nhân chính làm cho đất bị nhiễm mặn là:

A. Do đất chứa nhiều cation natri.

B. Do nước biển tràn vào và do ảnh hưởng của nước ngầm.

C. Do ảnh hưởng của nước ngầm.

D. Do nước biển tràn vào.

Câu 38: Đất mặn có đặc điểm:

A. Phản ứng trung tính, hơi kiềm.

 B. Phản ứng chua.

C. Phản ứng kiềm.

D. Phản ứng vừa chua vừa mặn.

Câu 39: Đất mặn có thành phần cơ giới nặng, có tỉ lệ sét:

 A. 45% - 50%.

 B. 40% - 50%.

C. 50% - 60%.

D. 30% - 40%.

Câu 40: Vật liệu nuôi cấy mô tế bào thường là mô chưa phân hóa trong các đỉnh sinh trưởng của rễ, thân, lá là những tế bào của:

 A. Tế bào của mô phân sinh.

B. Tế bào phôi sinh.

C. Tế bào chuyên hóa.

 D. Tế bào mô mềm.

Câu 41: Phản ứng của dung dịch đất do yếu tố nào quyết định?

A. Nồng độ H + và OH- .

 B. Nồng độ bazơ.

 C. Nồng độ Na+ .

D. Nồng độ axít.

Câu 42: Chọn câu đúng:

A. Nếu [H+ ] > [OH- ] thì đất có phản ứng kiềm.

B. Nếu [H+ ] < [OH- ] thì đất có phản ứng trung tính.

C. Nếu [H+ ] > [OH- ] thì đất có phản ứng chua.

 D. Nếu [H+ ] < [OH- ] thì đất có phản ứng chua.

Câu 43: Phản ứng chua của đất được đo bằng trị số pH, nếu:

 A. pH < 7, đất trung tính.

B. pH > 7, đất chua.

C. pH < 7, đất kiềm.

D. pH < 7, đất chua

Câu 44: Đất có phản ứng kiềm là do trong đất có chứa

A. các muối tan NaCl, Na2SO4

B. các ion H + và Al3+ .

 C. H2SO4.

D. các ion mang tính kiềm: Na+ , K+ , Ca2+…

Câu 45: Nguyên nhân chính làm cho đất bị nhiễm mặn là:

A. Do đất chứa nhiều cation natri.

B. Do nước biển tràn vào và do ảnh hưởng của nước ngầm.

C. Do ảnh hưởng của nước ngầm.

D. Do nước biển tràn vào.

Câu 46: Đất mặn có đặc điểm:

A. Phản ứng trung tính, hơi kiềm.

 B. Phản ứng chua.

C. Phản ứng kiềm.

D. Phản ứng vừa chua vừa mặn.

Câu 47: Đất mặn có thành phần cơ giới nặng, có tỉ lệ sét:

 A. 45% - 50%.

 B. 40% - 50%.

C. 50% - 60%.

D. 30% - 40%.

Câu 48: Bón vôi cho đất mặn có tác dụng:

A. Làm cho đất tơi xốp.

B. Làm giảm độ chua.

C. Tăng cường chất hưu cơ cho đất.

D. Đẩy Na+ ra khỏi bề mặt keo đất.

Câu 49: Vật liệu nuôi cấy mô tế bào thường là mô chưa phân hóa trong các đỉnh sinh trưởng của rễ, thân, lá là những tế bào của:

 A. Tế bào của mô phân sinh.

B. Tế bào phôi sinh.

C. Tế bào chuyên hóa.

 D. Tế bào mô mềm.

Câu 50: Mục đích của công tác khảo nghiệm giống cây trồng?

A. Cung cấp những thông tin về giống.

 B. Tạo số lượng lớn hạt giống cung cấp cho đại trà.

 C. Duy trì độ thuần chủng của giống.

D. Đánh giá khách quan, chính xác và công nhận kịp thời giống cây trồng mới phù hợp với từng vùng.

Câu 51: Công tác xem xét, theo dõi các đặc điểm sinh học, kinh tế, kĩ thuật canh tác để đánh giá xác nhận cây trồng là:

 A. Khảo nghiệm giống cây trồng

 B. Sản xuất giống cây trồng

C. Nhân giống cây trồng

D. xác định sức sống của hạt

Câu 52: Khảo nghiệm giống cây trồng có ý nghĩa quan trọng trong việc đưa giống mới vào:

 A. Sản xuất.

 B. Trồng, cấy.

C. Phổ biến trong thực tế.

D. Sản xuất đại trà.

 Câu 53: Giống mới nếu không qua khảo nghiệm sẽ như thế nào?

 A. Không sử dụng và khai thác tối đa hiệu quả của giống mới.

 B. Không được công nhận kịp thời giống.

 C. Không biết được những thông tin chủ yếu về yêu cầu kĩ thuật canh tác.

 D. Không biết sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống.

Câu 54: Quy trình thí nghiệm khảo nghiệm giống cây trồng:

A. TN k.tra kĩ thuật →TN so sánh giống → TN sx quảng cáo.

B. TN so sánh giống → TN k.tra kĩ thuật → TN sx quảng cáo.

C. TN sx q.cáo →TN ktra kĩ thuật → TN so sánh giống

D. TN so sánh giống → TN sx quảng cáo → TN kiểm tra kĩ thuật.

Câu 55: Thí nghiệm so sánh giống nhằm mục đích gì?

 A. Để mọi người biết về giống mới.

 B. So sánh toàn diện giống mới nhập nội với giống đại trà.

C. Kiểm tra những kỹ thuật của cơ quan chọn tạo giống về quy trình kỹ thuật.

 D. Duy trì những đặc tính tốt của giống.

 Câu 56: Một xã X mới nhập về một giống lúa mới đang được sản xuất phổ biến nơi đưa giống đi, để mọi người sử dụng giống này trước hết họ phải làm gì?

A. Làm thí nghiệm so sánh giống.

 B. Làm thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật.

 C. Làm thí nghiệm quảng cáo.

D. Không cần làm thí nghiệm mà cho sản xuất đại trà ngay.

Câu 57: Nội dung của thí nghiệm so sánh là:

A. Bố trí thí nghiệm trên diện rộng

 B.Bố trí sản xuất so sánh các giống với nhau.

C. Bố trí sản xuất so sánh giống mới với giống đại trà.

D. Bố trí sản xuất với các chế độ phân bón khác nhau.

 Câu 58: Thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật nhằm mục đích gì?

 A. Để mọi người biết về giống mới.

B. So sánh giống mới nhập nội với giống đại trà.

C. Kiểm tra những kỹ thuật của cơ quan chọn tạo giống về quy trình kỹ thu

D. Duy trì những đặc tính tốt của giống.

Câu 59: Thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật nhằm xác định:

 A. Mật độ, thời vụ gieo trồng, chế độ phân bón.

 B. Khả năng chống chịu.

C. Khả năng thích nghi.

D. Năng suất,chất lượng.

 Câu 60: Giống được cấp giấy chứng nhận Giống Quốc Gia khi đã đạt yêu cầu của:

A. Thí nghiệm sản xuất quảng cáo.

B. Thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật.

C. Thí nghiệm so sánh giống.

D. Không cần thí nghiệm.

 Câu 61: Bố trí trên diện rộng, tổ chức hội nghị đầu bờ và tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng là hoạt động của thí nghiệm?

A. So sánh giống.

B. Kiểm tra kỹ thuật.

C. Sản xuất quảng cáo.

D. Nuôi cấy mô.

Câu 62: Mục đích của công tác sản xuất giống cây trồng:

A. Sản xuất hạt giống SNC

B. Đưa giống mới phổ biến nhanh vào sản xuất.

 C. Đưa giống tốt phổ biến nhanh vào sản xuất.

D. Tạo ra số lượng lớn cần thiết để cung cấp cho sx đại trà

Câu 63: Quá trình hạt giống được cơ quan chọn tạo giống nhà nước cung cấp đến khi nhân được số lượng lớn hạt giống phục vụ cho sản xuất đại trà phải trải qua các giai đoạn sản xuất hạt giống sau:

A. Từ hạt tác giả ® hạt siêu nguyên chủng ® hạt nguyên chủng ® hạt xác nhận

B. Giống thoái hóa ® hạt siêu nguyên chủng ® hạt nguyên chủng ® hạt xác nhận

C. Giống nhập nội ® hạt siêu nguyên chủng ® hạt nguyên chủng ® hạt xác nhận

 D. Hạt giống siêu nguyên chủng → hạt nguyên chủng ® hạt xác nhận

Câu 64: Trong hệ thống sản xuất giống cây trồng, mục đích tạo ra hạt giống xác nhận là:

A. Do hạt nguyên chủng tạo ra

B. Do hạt siêu nguyên chủng tạo ra

C. Để nhân ra một số lượng hạt giống

D. Để cung cấp cho nông dân sản xuất đại trà

 Câu 65: Quy trình sản xuất giống cây trồng nông nghiệp được dựa vào các . . . . .của cây trồng.

 A. Đặc điểm hình thái.

B. Đặc điểm sinh lí.

C. Phương thức sinh sản.

D. Phương thức dinh dưỡng.

Câu 66: Quy trình sản xuất giống cây trồng thụ phấn chéo khác với tự thụ phấn là:

A. Sx ra hạt giống xác nhận

B. Lựa chọn ruộng sx giống ở khu cách li.

C. Chọn lọc ra các cây ưu tú

 D. bắt đầu sx từ giống SNC

Câu 67: Sản xuất giống cây trồng thụ phấn chéo vì sao phải chọn ruộng cách li?

A. Khi thụ phấn sẽ bị tạp giao.

B. Để đạt chất lượng tốt

C. Hạt giống là SNC

D. hạt giống là hạt bị thoái hóa

Câu 68: Quy trình sản xuất giống ở cây tự thụ phấn được tiến hành như sau

A. Từ hạt tác giả ® hạt siêu nguyên chủng ® hạt nguyên chủng ® hạt xác nhận

 B. Giống thoái hóa ® hạt siêu nguyên chủng ® hạt nguyên chủng ® hạt xác nhận

C. Giống nhập nội ® hạt siêu nguyên chủng ® hạt nguyên chủng ® hạt xác nhận

D. Hạt giống siêu nguyên chủng → hạt nguyên chủng ® hạt xác nhận

Câu 69: Sản xuất giống ở cây trồng tự thụ phấn theo sơ đồ duy trì nào?

 A. Hạt SNC, hạt tác giả → đánh giá dòng → nhân giống nguyên chủng → nhân giống xác nhận.

 B. Hạt SNC, hạt tác giả → nhân giống nguyên chủng → đánh giá dòng → nhân giống xác nhận.

 C. Nhân giống nguyên chủng → hạt SNC, hạt tác giả → đánh giá dòng → nhân giống nguyên chủng → nhân giống xác nhận.

D. Đánh giá dòng → hạt SNC, hạt tác giả → nhân giống nguyên chủng → nhân giống xác nhận.

Câu 70: Sản xuất giống ở cây trồng thụ phấn chéo cần loại bỏ cây xấu khi:

A. Cây chưa ra hoa

B. Hoa đực chưa tung phấn.

C. Hoa đực đã tung phấn

D. Cây đã kết quả

Câu 71: Đối với giống cây trồng do tác giả cung cấp giống hoặc có hạt giống siêu nguyên chủng thì quy trình sản xuất hạt giống theo sơ đồ?

A. Phục tráng

 B. Tự thụ phấn

C. Thụ phấn chéo

 D. Duy trì

 Câu 72: Các giống nhập nội, các giống bị thoái hóa ( không còn giống siêu nguyên chủng) thì quy trình sản xuất hạt giống được tiến hành theo quy trình nào ?

 A. Sơ đồ phục tráng.

B. Hệ thống sản xuất giống.

C. Sản xuất giống cây thụ phấn chéo.

D. Sơ đồ duy trì

Câu 73: Quy trình sản xuất giống ở cây trồng tự thụ theo phương thức duy trì và phục tráng khác nhau ở A. Chọn lọc hỗn hợp qua thí nghiệm so sánh

B. Thời gian chọn lọc dài

C. Vật liệu khởi đầu

D. Quy trình chọn lọc và vật liệu khởi đầu.

Câu 74: Trong quá trình sản xuất giống cây ngô cần?

 A. Loại bỏ ngay cây xấu trước khi tung phấn.

B. Loại bỏ cây xấu sau khi tung phấn.

C. Các hạt của các cây giống cần để riêng.

D. Bỏ qua khâu đnáh giá dòng.

Câu 75: Khi có 1 giống lạc( đậu phộng) mới siêu nguyên chủng với số lượng ít thì?

A. Sản xuất hạt giống trên theo sơ đồ duy trì.

B. Sản xuất hạt giống theo sơ đò phục tráng.

C. Sản xuất hạt giống theo sơ đồ ở cây trồng thụ phấn chéo.

D. Đem giống siêu nguyên chủng vào sản xuất đại trà.

 Câu 76: Quy trình sản xuất giống cây rừng được thực hiện theo sơ đồ nào?

A. Khảo nghiệm – chọn cây trội - chọn cây đạt tiêu chuẩn - nhân giống cho sản xuất.

B. Chọn cây trội – khảo nghiện – nhân giống cho sản xuất.

C. Chọn cây trội – khảo nghiệm – chọn cây đạt tiêu chuẩn – nhân giống cho sản xuất.

 D. Chọn cây trội – chọn cây đạt tiêu chuẩn – nhân giống cho sản xuất.

 Câu 77: Dùng thuốc thử Carmin ngâm hạt sau 15 phút người ta thấy những hạt có nội nhũ bị nhuộm màu là hạt chết, nếu nội nhũ không bị nhuộm màu là hạt sống. Thí nghiệm trên dùng để

 A. Xác định sức sống của hạt.

B. Kiểm tra kỹ thuật bảo quản hạt giống.

C. Kiểm tra khả năng bắt màu của hạt.

D. Xác định các loại hạt giống.

 Câu 78: Người ta làm thí nghiệm xác định sức sống với 50 hạt giống thì thấy có 6 hạt bị nhuộm màu. Tỉ lệ hạt sống là?

A. 87%.

B. 86%.

C. 85%.

 D. 88%.

Câu 79: Nuôi cấy mô, tế bào là phương pháp

A. Tách rời tế bào, mô giâm trong môi trường có chất kích thích để mô phát triển thành cây trưởng thành.

B. Tách rời tế bào TV nuôi cấy trong môi trường dinh dưỡng thích hợp giống như trong cơ thể sống, giúp tế bào phân chia, biệt hóa thành mô, cơ quan, phát triển thành cây hoàn chỉnh.

C. Tách mô, nuôi dưỡng trong môi trường có chất kích thích tạo chồi, rễ, phát triển thành cây mới.

 D. Tách tế bào TV nuôi cấy trong môi trường cách li để tế bào TV sống, phát triển thành cây hoàn chỉnh.

Câu 80: Cơ sở khoa học của phương pháp nuôi cấy mô tế bào là……..của tế bào thực vật.

 A. Tính đa dạng.

B. Tính ưu việt.

C.Tính năng động.

D. Tính toàn năng.

Câu 81: Phương pháp nuôi cấy mô tế bào dựa trên cơ sở khoa học nào ?

A. Mô, TB là một phần của cơ thể nhưng sự phát triển của chúng vẫn có tính độc lập, chúng có tính toàn năng.

 B. Nuôi dưỡng mô, TB trong môi trường nhân tạo giống như môi trường cơ thể thì nó vẫn duy trì sự sống.

C. Mỗi tế bào của cơ thể đều mang toàn bộ lượng thông tin di truyền của cơ thể đó và có khả năng phát triển thành cơ thể hoàn chỉnh khi gặp điều kiện thuận lợi.

D. Từ một tế bào thực vật nuôi dưỡng trong môi trường nhân tạo thích hợp sẽ tạo ra được một hoặc một số cơ thể mới.

Câu 82: Tế bào phôi sinh là:

 A. Những tế bào đã được biệt hóa.

 B. Những tế bào hình thành ở giai đọan đầu tiên của hợp tử .

C. Những tế bào hình thành ở giai đoạn đầu của hợp tử chưa mang chức năng chuyên biệt.

D. Những tế bào có tính toàn năng.

Câu 83: Đặc điểm của TB chuyên hóa là:

 A. Mang hệ gen giống nhau, có màng xenlulô, có khả năng phân chia.

 B. Có tính toàn năng, có khả năng phân chia vô tính.

 C. Có tính toàn năng, đã phân hóa nhưng không mất khả năng biến đổi và có khả năng phản phân hóa. D. Có tính toàn năng, nếu được nuôi dưỡng trong MT thích hợp dẽ phân hóa thành cơ quan.

Câu 84: Sự chuyển hóa TB phôi sinh → TB chuyên hóa đảm nhận chức năng khác nhau gọi là:

A. Sự phân chia TB

B. Sự phân hóa TB

C. Sự phản phân hóa TB

D. Sự nảy mầm

Câu 85: Sự chuyển hóa TB chuyên hóa → TB phôi sinh, có khả năng phân chia mạnh mẽ là:

A. Sự phân chia TB.

B. Sự phân hóa TB

C. Sự phản phân hóa TB

D. Sự nảy mầm

Câu 86: Từ một tế bào, làm thế nào phát triển thành nhiều loại tế bào thực hiện chức năng khác nhau? A. Phải trải qua quá trình phân hóa và phản phân hóa.

 B. Cho sinh sản vô tính

C. Cho sinh sản hữu tính

D. Cho sinh sản vô tính và phải trải qua quá trình phân hóa và phản phân hóa.

Câu 87: Ý nghĩa của nuôi cấy mô, TB là:

A. Các sản phẩm không đồng nhất về mặt di truyền.

 B. Có trị số nhân giống thấp.

C. Cho ra các sản phẩm đồng nhất về mặt di truyền.

 D. Phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, khí hậu.

 Câu 88: Keo đất là gì?

A. Là những phần tử có kích thước > 1 micromet, không tan trong nước mà ở tạng thái huyền phù.

B. Là những phần tử có kích thước nhỏ < 1micromet, không tan trong nước mà ở trạng thái huyền phù. C. Là những phần từ có kích thước > 1micromet tan trong nước.

D. Là những phần tử có kích thước nhỏ < 1micromet, tan trong nước.

Câu 89: Những phần tử có kích thước nhỏ < 1micromet, không hòa tan trong nước mà ở trạng thái huyền phù là:

A. Limon.

 B. Sét.

 C. Keo đất.

D. Keo dương.

Câu 90: Mỗi một hạt keo đất có cấu tạo như thế nào

 A. Ở giữa nhân keo → lớp ion quyết định điện → lớp ion bất động → lớp ion khuếch tán.

B. Ở giữa nhân keo → lớp ion quyết định điện → lớp ion bù → lớp ion bất động.

C. Ở giữa nhân keo → lớp ion quyết định điện → lớp ion khuếch tán → lớp ion bất động.

D. Ở giữa nhân keo → lớp ion quyết định điện → lớp ion bù → lớp ion khuếch tán

Câu 91: Quan sát hình, cho biết lớp ion có vai trò quan trọng đặc biệt đối với tên gọi của keo đất là:

A. Lớp ion quyết định điện

 B. Lớp ion khuếch tán

C. Lớp ion bất động

D. Lớp ion bù

Câu 92: Keo dương là keo?

 A. Có lớp ion khuếch tán mang điện tích dương.

B. Có lớp ion quyết định điện mang điện tích dương.

C. Có lớp ion khuếch tán mang điện tích âm.

D. Có lớp ion quyết định điện mang điện tích âm.

Câu 93: Keo âm là keo?

A. Có lớp ion khuếch tán mang điện tích dương.

 B. Có lớp ion quyết định điện mang điện tích dương.

C. Có lớp ion khuếch tán mang điện tích âm.

 D. Có lớp ion quyết định điện mang điện tích âm.

 

 

Câu 94: Phản ứng của dung dịch đất do yếu tố nào quyết định?

A. Nồng độ H + và OH- .

 B. Nồng độ bazơ.

 C. Nồng độ Na+ .

D. Nồng độ axít.

Câu 95: Chọn câu đúng:

A. Nếu [H+ ] > [OH- ] thì đất có phản ứng kiềm.

B. Nếu [H+ ] < [OH- ] thì đất có phản ứng trung tính.

C. Nếu [H+ ] > [OH- ] thì đất có phản ứng chua.

 D. Nếu [H+ ] < [OH- ] thì đất có phản ứng chua.

Câu 96: Phản ứng chua của đất được đo bằng trị số pH, nếu:

 A. pH < 7, đất trung tính.

B. pH > 7, đất chua.

C. pH < 7, đất kiềm.

D. pH < 7, đất chua

Câu 97: Đất có phản ứng kiềm là do trong đất có chứa

A. các muối tan NaCl, Na2SO4

B. các ion H + và Al3+ .

 C. H2SO4.

D. các ion mang tính kiềm: Na+ , K+ , Ca2+…

Câu 98: Nguyên nhân chính làm cho đất bị nhiễm mặn là:

A. Do đất chứa nhiều cation natri.

B. Do nước biển tràn vào và do ảnh hưởng của nước ngầm.

C. Do ảnh hưởng của nước ngầm.

D. Do nước biển tràn vào.

Câu 99: Đất mặn có đặc điểm:

A. Phản ứng trung tính, hơi kiềm.

 B. Phản ứng chua.

C. Phản ứng kiềm.

D. Phản ứng vừa chua vừa mặn.

Câu 100: Đất mặn có thành phần cơ giới nặng, có tỉ lệ sét:

 A. 45% - 50%.

 B. 40% - 50%.

C. 50% - 60%.

D. 30% - 40%.

 


   :: Các tin khác

 
Điện thoại : 0511.3691445 - 0511.3656697 * Email: quangtrung.thpt@yahoo.com
* - Website: thptquangtrung.vn * Website : thpt-quangtrung-danang.edu.vn