Ngày 19-04-2024 18:00:45
 


Mọi chi tiết xin liên hệ với trường chúng tôi theo mẫu dưới :
Họ tên
Nội dung
 

Lượt truy cập : 6684162
Số người online: 9
 
 
 
 
3 ĐỀ KIỂM TRA HKII THAM KHẢO MÔN SỬ LỚP 12 NH 2021-2022
 



ĐỀ ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II

MÔN: LỊCH SỬ - LỚP 12

ĐỀ 1:

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM ( 7 điểm)

Câu 1: Sau Tổng tiến công nổi dậy Mậu Thân Xuân 1968 Mĩ phải:

    A. Thất bại chiến tranh Đặc Biệt.                          B. Tuyên bố phi mĩ hóa.

    C. Mĩ kí kết hiệp định ở Pari.                                D. Mĩ rút hết quân về nước.

Câu 2: Trong cuộc Tiến công chiến lược năm 1972 ta làm phá sản:

    A. Chiến tranh Đơn phương.                                  B. Việt Nam hóa chiến tranh.

    C. Chiến tranh cục bộ.                                            D. Chiến tranh  Đặc biệt.

Câu 3: Một trong những ý nghĩa của phong trào Đồng khởi năm 1960 là:

    A. Thất bại chiến tranh Đặc Biệt.                          B. Làm lung lay chính quyền Ngô Đình Diệm.

    C. Ngừng ném bom phá hoại Miền Bắc.               D. Mĩ rút hết quân về nước.

Câu 4: Chiến thắng Vạn Tường ( 18- 8- 1965 ) đã chứng tỏ điều gì ?

    A. Quân viễn chinh Mĩ đã mất khả năng chiến đấu.

    B. Miền Nam đã giành thắng lợi trong chiến tranh cục bộ  .

    C. Lực lượng vũ trang miền Nam đã trưởng thành.

    D. Nhân dân miền Nam đủ sức  đánh bại quân Mĩ.

Câu 5: Thắng lợi nào của ta buộc Mĩ kí kết hiệp định ở Pari năm 1973 :

    A. Chiến thắng Điện Biên Phủ.                              B. Điện Biên Phủ trên không.       

    C. Chiến thắng Vạn tường.                                     D. Tổng tiến công Mậu Thân.

Câu 6: Niên đại 27/1/1973 phù hợp với sự kiện nào ?

    A. Quần đảo Trường Sa được giải phóng.                   B.  kí hiệp định Pari về Việt Nam.

    C. Dương Văn Minh đầu hàng không điều kiện.        D. Miền Nam hoàn toàn giải phóng.

Câu 7: Một trong những âm mưu của Mĩ khi tiến hành xâm lược Việt Nam là biến Việt Nam thành :

    A. Căn cứ quân sự duy nhất.                                  B. Đồng  minh duy nhất.

    C. Thuộc địa kiểu mới.                                           D. Thị trường xuất khẩu.

Câu 8: Mở đầu cuộc tổng tiến công chiến lược 1972, quân ta tấn công vào:

    A. Nam Trung Bộ.            B. Đông Nam Bộ.              C. Quảng Trị.                    D. Tây Nguyên.

Câu 9: Nhằm tạo thắng lợi quân sự quyết định buộc ta ký hiệp định có lợi cho Mĩ, Mĩ đã:

    A. Tiến hành đàm phán, hòa hoãn với Liên Xô và Trung Quốc.

    B. Mở cuộc tập kích 12 ngày đêm vào Hà Nội Hải Phòng .

    C. Tăng cường dồn dân lập ấp chiến lược.

    D. Mở cuộc tập kích đánh vào Vạn Tường.         

Câu 10: Nhiệm vụ của cách mạng hai miền Nam, Bắc sau năm 1954 là:

    A. Tăng cường nhờ sự viện trợ của quốc tế nhằm giúp nhân dân ta kháng chiến, đoàn kết quốc tế.

    B. tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

    C. đấu tranh chống Mĩ - Diệm.

    D. Cách mạng Xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.

Câu 11: Sau thắng lợi Vạn Tường khắp Miền Nam dấy lên phong trào:

    A. Thi đua Ấp Bắc giết giặc lập công.                  B. không một tất đất bỏ hoang.

    C. Tìm Mĩ mà đánh lùng Ngụy mà diệt.               D. Một tất không đi ,một li không rời.

Câu 12: Sau thắng lợi phong trào Đồng khởi ta đạt kết quả nào dưới đây ?

    A. Giải phóng toàn bộ Miền Nam .

    B. Mặt trận Dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam ra đời.

    C. Nắm quyền chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ.

    D. Giải phóng 1/2 diện tích Tây Nguyên với 4 vạn dân.

Câu 13: Với thắng lợi trong phong trào Đồng Khởi 1960 ta buộc Mĩ-Diệm phải:

    A. Tuyên bố “Mĩ hóa”.                                           B. Tuyên bố “phi Mĩ hóa”.

    C. kí hiệp định Pari rút quân về nước.                  D. Đưa ra loại hình chiến tranh mới.          

Câu 14: Tình hình nước ta sau hiệp định Giơnevơ 1954 là:

    A. Miền Bắc chưa được giải phóng.                      B. Đất nước hoàn toàn giải phóng.

    C. Miền Bắc được giải phóng.                               D. Miền Nam được giải phóng.

Câu 15: Một trong những hành động của Mĩ thực hiện trong chiến tranh Đặc Biệt?

    A. Dồn dân lập ấp chiến lược.                               B. Tấn công Vạn Tường.           

    C. Mở tập kích 12 ngày đêm.                                 D. Phá hoại Miền BắC lần 2

Câu 16: Để đem quân phá hoại Miền Bc lần thứ nhất Mĩ đã dựng lên sự kiện gì?

    A. Thất bại ở Ấp Bắc.

    B. Sự kiện Vịnh Bắc Bộ.                                               

    C. Ta tấn công trại lính của chúng ở Playku.                

    D. Thất bại ở Vạn Tường .        

Câu 17: Trong giai đoạn 1965 – 1968, đế quốc Mĩ đã thực hiện chiến lược chiến tranh nào ở miền Nam Việt Nam?

    A. Chiến tranh cục bộ.                                            B. Chiến tranh Đặc biệt.

    C. Chiến tranh Đơn phương.                                  D. Việt Nam hóa chiến tranh .

Câu 18: Về quy mô Việt Nam hóa chiến tranh khác gì so với Chiến tranh đặc biệt ?

    A. Lớn hơn mở rộng ra Đông Dương.

    B. Như nhau đều sử dụng quân Mĩ làm nòng cốt.

    C. Nhỏ hơn chỉ diễn ra ở Miền Bắc.

    D. Nhỏ hơn chỉ diễn ra ở Miền Nam.

Câu 19: Nội dung nào không phản ánh đúng ý nghĩa cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968 ?

    A. Buộc Mĩ tuyên bố thất bại hòa toàn trong chiến tranh cục bộ.

    B. Buộc Mĩ  rút quân Mĩ và quân đồng minh về nước.

    C. Mở ra bước ngoặt trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

    D. Buộc Mĩ chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc.

Câu 20: Chiến thắng nào của ta làm phá sản Việt nam hóa chiến tranh của Mĩ:

    A. chiến thắng Vạn Tường                                     B. chiến thắng Âp Bắc.

    C. Tiến công chiến lược  năm 1972.                     D. Tổng tiến công Mậu Thân năm 1968 .

Câu 21: Chiến tranh cục bộ được Mĩ đưa ra trong hoàn cảnh:

    A. Thất bại trong trong chiến tranh Đặc Biệt.

    B. Thất bại trong Tổng tiến công Mậu Thân.

    C. Thất bại trong chiến trang đơn phương .

    D. Thất bại trong phong trào Đồng khởi năm 1960 .

Câu 22: Tại sao nói chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh thủ đoạn của Mĩ  thâm độc hơn so với các chiến lược chiến tranh trước?

    A. Do Mĩ thực hiện âm mưu dùng người Việt đánh người Việt.

    B. Do Mĩ tìm cách chia rẽ Việt Nam với các nước XHCN.

    C. Do đây là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới.

    D. Do được tiến hành bằng quân Sài Gòn là chủ yếu.

Câu 23: Cùng với thực hiện chiến lược "Chiến tranh cục bộ" ở miền Nam, Mĩ còn mở rộng chiến tranh ở đâu ?

    A. Chiến tranh ở Lào.                                              B. Chiến tranh ở Campuchia.

    C. Chiến tranh phá hoại miền Bắc.                       D. Chiến tranh cả Đông Dương.

Câu 24: Thắng lợi nào đưa nhân dân Miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công:

    A. Chiến dịch Biên giới 1950.                               B. Phong trào Đồng Khởi.

    C. Chiến thắng ẤP Bắc.                                          D. Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.

Câu 25: Trận "Điện Biên Phủ trên không"(1972) là thắng lợi nào của quân dân miền Bắc ?

    A. Đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mĩ ở miền Bắc.

    B. Đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mĩ ở miền Bắc.

    C. Cuộc tập kích chiến lược 12 ngày đêm của Mĩ ra miền Bắc.

    D. Đánh bại hai lần chiến tranh phá hoại của Mĩ ở miền Bắc.

Câu 26: Điểm tương đồng trong các chiến lược chiến tranh Mĩ thực hiện ở Miền Nam Việt Nam (1961-1973)  là:

    A. Âm mưu chia cắt lâu dài nước ta .

    B. Dùng người Việt đánh người Việt.

    C. Sử dụng quân Mĩ và quân chư hầu làm nòng cốt.

    D. Sử dụng quân đội Sài Gòn làm nòng cốt.

Câu 27: Nội dung nào không phải mục đích Mĩ tiến hành chiến tranh phá hoại ra Miền Bắc:

    A. Làm lung lay ‎ chí chiến đấu của nhân dân ta.

    B. Phá hoại tiềm lực kinh tế , quốc phòng miền Bắc.

    C. Ngăn chặn chi viện cho Miền Nam.

    D. Nhanh chóng kết thúc chiến tranh trong danh dự.

Câu 28: Hội nghị lần 15( 1/1959)cho nhân dân Miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng đánh đổ Mĩ- Diệm chủ yếu là đấu tranh:

    A. Ngoại giao.                   B. Biểu tình.                      C. Chính trị.                      D. Tư tưởng.

PHẦN II: TỰ LUẬN ( 3 điểm)

Đề: Trong giai đoạn từ 1954 – 1975, phong trào nào đã chuyển cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công? Nêu nguyên nhân, kết quả và ý nghĩa của phong trào đó?

 ĐỀ ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II

MÔN: LỊCH SỬ - LỚP 12

 ĐỀ 2:

I. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

 Câu 1. Thắng lợi của phong trào "Đồng khởi" dẫn đến sự ra đời của tổ chức nào?

       A. Trung ương Cục miền Nam.

       B. Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình.S

       C. Măt trận Dân tộc gải phóng miền Nam Việt Nam.

       D. Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam.

 Câu 2. "Việt Nam hóa chiến tranh"  thực chất là tiếp tục thực hiện âm mưu nào của Đế quốc Mĩ?

       A. Đề cao học thuyết Ních-xơn.               B. "Tìm diệt" và "bình định".                              

       C. "Dùng người Việt đánh người Việt".   D. Sử dụng quân Mĩ là chủ yếu.

 Câu 3. Trong chiến dịch Tây Nguyên, ta đã chọn địa điểm nào để đánh nghi binh  quân địch?

       A. Kon Tum và Gialai.                                            B. Plâyku và KonTum.

       C. Buôn Ma Thuột và Plâyku.                                 D. Buôn Ma Thuột và Kon Tum.

 Câu 4. Âm mưu thâm độc của đế quốc Mĩ trong chiến lược "Chiến tranh cục bộ" được thể hiện trong chiến thuật nào?

       A. Thực hiện "tìm diệt" và "bình định".

       B. Sử dụng phổ biến các chiến thuật mới như "trực thăng vận" và "thiết xa vận".      

       C. Lập "ấp chiến lược".   

       D. Tiến hành "tìm diệt" và "lấn chiếm".

 Câu 5. Trong "Đông Dương hóa chiến tranh", lực lượng nào được sử dụng như một lực lượng xung kích để xâm lược Cam-pu-chia và tăng cường chiến tranh ở Lào?

       A. Quân viễn chinh Mĩ.                                           B. Quân đội Sài Gòn và quân đồng minh.                                                                     

       C. Quân đội Sài Gòn.                                               D. Quân đội Mĩ và Đồng minh Mĩ.

 Câu 6. Vì sao Bộ Chính trị Trung ương Đảng quyết định chọn Tây Nguyên làm hướng tiến công chủ yếu trong năm 1975?

       A. Tây Nguyên có vị trí chiến lược quan trọng, lực lượng của địch mỏng, bố phòng sơ hở.

       B. Lực lượng chủ lực của ta tập trung chủ yếu ở Tây Nguyên.

       C. Giải phóng được Tây Nguyên ta sẽ làm chủ hoàn toàn các tỉnh duyên hải miền Trung.

       D. Quân địch mạnh nhưng bố phòng sơ hở.

 Câu 7. Nội dung nào là ý nghĩa của Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam năm 1973?

       A. Kết thúc 15 năm chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc.

       B. Lật đổ ách thống trị của Pháp và Nhật.

       C. Mở ra bước ngoặt mới của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước.

       D. Giúp Việt Nam giành lại được Độc lập.

 Câu 8. Chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi) vào ngày 18-8-1968, chứng tỏ điểu gì?

       A. Cách mạng miền Nam đã giành thắng lợi trong việc đánh bại "Chiến tranh cục bộ" của Mĩ.

      B. Quân viễn chinh Mĩ đã mất khá năng chiến đấu.

      C. Lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam đã trường thành nhanh chóng.

      D. Lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam đủ sức đánh bại quân viễn chinh Mĩ.

 Câu 9. Chiến thắng nào được coi là "phép thử" để Đảng đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn Miền Nam?

       A. Chiến thắng Buôn Ma Thuột.                              B. Chiến thắng Phước Long.

       C. Chiến thắng tết Mậu Thân.                                  D. Chiến thắng Plâycu.

 Câu 10. Bộ chính trị Trung ương Đảng quyết địch gì sau thắng lợi của chiến dịch Tây Nguyên và Huế - Đà Nẵng?

       A. Giải phóng Sài Gòn sau năm 1975.

       B. Mở chiến dịch Hồ Chí Minh.

       C. Giải phóng hoàn toàn miền Nam trước mùa mưa (tháng 5-1975).

       D. Giải phóng Sài Gòn trước mùa mưa năm 1975.

 Câu 11. "Quốc sách" để Mĩ và chính quyền Sài Gòn bình định miền Nam Việt Nam là gì?

       A. sử dụng chiến thuật mới "trực thăng vận", "thiết xa vận".

       B. lập Bộ chỉ huy quân sự ở miền Nam (MACV).

       C. trang bị các phương tiện chiến tranh hiện đại.

       D. dồn dân lập ấp chiến lược.

 Câu 12. Chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định được Bộ chính trị quyết định mang tên gì?

       A. Chiến dịch Hồ Chí Minh.                                    B. Chiến dịch Trần Hưng Đạo.

       C. Chiến dịch Quang Trung.                                    D. Chiến dịch Hoàng Hoa Thám.              

 Câu 13. Sự kiện nào đánh dấu miền Bắc nước ta hoàn toàn giải phóng sau năm 1954?

       A. Quân ta tiến vào tiếp quản thủ đô.                              B. Toán lính Pháp cuối cùng rút khỏi Hà Nội.                   

       C. Toán lính Pháp cuối cùng rút khỏi đảo Cát Bà.           D. Trung ương Đảng, chính phủ ra mắt nhân dân thủ đô.

 Câu 14. Sự đúng đắn, linh hoạt của Đảng được thể hiện như thế nào trong chủ trương, kế hoạch giải phóng miền Nam?

       A. Năm 1976, tổng khởi nghĩa, giải phóng hoàn toàn miền Nam.

       B. Nếu thời cơ đến đầu hoặc cuối 1975, thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975.

       C. tranh thủ thời cơ, đánh thắng nhanh để đỡ thiệt hại về người và của cho nhân dân, giữ gìn tốt cơ sở kinh tế, công trình văn hoá… giảm bớt sự tàn phá của chiến tranh.

       D. Trong năm 1975 tiến công địch trên quy mô rộng lớn.

 Câu 15. Âm mưu cơ bản của Mĩ trong chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" (1961- 1965) ở miền Nam là gì?

       A. Mĩ hoá cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

       B. Mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương.

       C. Phá hoại tình đoàn kết liên minh chiến đấu của ba nước Đông Dương.

       D. Dùng người Việt đánh người Việt.

 Câu 16. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần III của Đảng (9/1960) đã xác định, cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam Việt Nam có vai trò như thế nào?

       A. đưa miền Bắc tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên CNXH.

       B. sử dụng bạo lực cách mạng đánh đổ chính quyền Mĩ - Diệm.

       C. quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam.

       D. quyết định nhất đối với sự phát triển của cách mạng cả nước.

 Câu 17. Đâu là đặc điểm nổi bật của tình hình nước ta sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954?

       A. Pháp tiếp tục tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần 3.

       B. Đất nước tạm thời bị chia cắt làm hai miền.

       C. Cả nước tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.

       D. Chiến tranh đã chấm dứt, hoà bình được lặp lại trên cả nước.

 Câu 18. Phong trào "Đồng khởi" (1959-1960) diễn ra mạnh mẽ trên khắp miền Nam, tiêu biểu là ở tỉnh nào?

       A. Bến Tre.                        B. Ninh Thuận.              C. Bình Định.                     D. Quảng Ngãi.                            

 Câu 19. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 trải qua những chiến dịch lớn nào?

       A. Tây Nguyên, Huế - Đà Nẵng, Chiến dịch Hồ Chí Minh.          B. Cà Mau, Tây Nguyên và Tây Ninh.

       C. Quảng trị, Tây Nguyên, Huế - Đà Nẵng.                        D. Bình - Trị - Thiên, Tây Nguyên, Đà Nẵng.

 Câu 20. Trong cuộc Tiến công chiến lược năm 1972, quân ta đã chọc thủng ba phòng tuyến mạnh nhất của địch ở đâu?

       A. Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn.                                      B. Quảng Trị, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.

       C. Quảng Trị, Đà Nẵng, Sài Gòn.                            D. Đà Nẵng, Tây Nguyên, Sài Gòn.

 Câu 21. Văn kiện nào đã được thông qua trong Đại hội lần III của Đảng (9-1960)?

       A. Báo cáo chính trị, Báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam.

       B. Tuyên ngôn , Chính cương, Điều lệ mới.

       C. Báo cáo chính trị, Báo cáo sửa đổi Điều lệ Đảng, kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất.

       D. Chỉ thị Toàn dân kháng chiến.

 Câu 22. Trong những điều khoản Hiệp định Pari năm 1973, điều khoản nào có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của cách mạng miền Nam Việt Nam?

       A. Hoa Kì rút hết quân đội của mình, quân đồng minh, phá hết căn cứ quân sự, cam kết không tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam.

       B. Nhân dân miền Nam tự quyết định tương lai chính trị của mình thông qua tổng tuyển cử tự do.

       C. Các bên thừa nhận thực tế miền Nam Việt Nam có 2 chính quyền, 2 quân đội, 2 vùng kiểm soát và 3 lực lượng chính trị.

       D. Hai bên ngừng bắn ở miền Nam vào ngày 27/1/1973. Hoa kì cam kết chấm dứt mọi hoạt động quân sự chống miền Bắc Việt Nam.

 Câu 23. Trước khi bắt đầu chiến dịch giải phóng Sài Gòn, quân ta tiến công những căn cứ phòng thủ trọng yếu của địch ở đâu?

       A. Phan Thiết và Xuân Lộc.                                     B. Xuân Lộc và Phan Rang.

       C. Long Khánh và Ninh Thuận.                               D. Phan Rang và Phan Thiết.            

 Câu 24. Nội dung nào thể hiện cơ hội để Đảng đề ra chủ trương, kế hoạch giải phóng miền Nam?

       A. Mĩ cắt giảm viện trợ cho chính quyền Sài Gòn.

       B. So sánh lực lượng thay đổi có lợi cho ta, nhất là sau chiến thắng Phước Long.

       C. Khả năng chi viện của miền Bắc cho tiền tuyến miền Nam.

       D. Quân Mĩ và quân đồng minh đã rút khỏi miền Nam, quân đội Sài Gòn mất chỗ dựa.

 Câu 25. Thắng lợi chính trị mở đầu của quân dân miền Nam trong chiến đấu chống Chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh" là

       A. Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập.

       B. Trung ương cục miền Nam được thành lập.

       C. Quân giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời.

       D. Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam được thành lập.

 Câu 26. Những thắng lợi quân sự của ta trong đông xuân 1964 - 1965 có ý nghĩa gì?

       A. Đánh dấu sự phá sản về cơ bản chiến lược "Chiến tranh đặc biệt cua Mĩ".

       B. Chứng tỏ quân dân miền Nam có thể đánh bại chiến lược "Chiến tranh đặc biệt".

       C. Làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.

       D. Làm phá sản hoàn toàn chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" của Mĩ.

 Câu 27. Chiến thắng Ấp Bắc (1/1963) có ý nghĩa gì đối với cuộc kháng chiến của nhân dân ta?

       A. Chứng tỏ quân đội Sài Gòn không đủ sức đứng vững trước sức tiến công của ta.

       B. Làm phá sản hoàn toàn chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" của Mĩ.

       C. Mở  ra thời kì mới, thời kì kết hợp chiến tranh du kích với chiến tranh chính quy.

       D. Chứng minh ta có khả năng đánh bại chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" của Mĩ.

 Câu 28. Quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta được khẳng định trong Hiệp định Pari năm 1973 là gì?

       A. Độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.                                B. Thống nhất.

       C. Độc lập, chủ quyền.                                                                                    D. Toàn vẹn lãnh thổ.

II. TỰ LUẬN (3,0 điêm)

Câu 1 (2,0 điểm). Phân tích ý nghĩa của phong trào “Đồng khởi” (1959-1960) trong sự phát triên chung của cách mạng miền Nam.

Câu 2 (1,0 điểm). Nhận xét tác động của cách mạng mỗi miền và mối quan hệ khăng khít của cách mạng hai miền Nam - Bắc trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của dân tôc (1954-1975).

 

 


ĐỀ ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KỲ II

MÔN: LỊCH SỬ - LỚP 12

ĐỀ 3

I.PHẦN TRẮC NGHIỆM: 7 điểm

Câu 1: Sau thắng lợi phong trào Đồng khởi ta đạt kết quả nào dưới đây ?

    A. Giải phóng toàn bộ Miền Nam .

    B. Mặt trận Dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam ra đời.

    C. Nắm quyền chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ.

    D. Giải phóng 1/2 diện tích Tây Nguyên với 4 vạn dân.

Câu 2: Với thắng lợi trong phong trào Đồng Khởi 1960 ta buộc Mĩ-Diệm phải:

    A. Tuyên bố “Mĩ hóa”.                                           B. Tuyên bố “phi Mĩ hóa”.

    C. kí hiệp định Pari rút quân về nước.                  D. Đưa ra loại hình chiến tranh mới.          

Câu 3: Tình hình nước ta sau hiệp định Giơnevơ 1954 là:

    A. Miền Bắc chưa được giải phóng.                      B. Đất nước hoàn toàn giải phóng.

    C. Miền Bắc được giải phóng.                               D. Miền Nam được giải phóng.

Câu 4: Một trong những hành động của Mĩ thực hiện trong chiến tranh Đặc Biệt?

    A. Dồn dân lập ấp chiến lược.                               B. Tấn công Vạn Tường.           

    C. Mở tập kích 12 ngày đêm.                                 D. Phá hoại Miền BắC lần 2

Câu 5: Để đem quân phá hoại Miền Bc lần thứ nhất Mĩ đã dựng lên sự kiện gì?

    A. Thất bại ở Ấp Bắc.

    B. Sự kiện Vịnh Bắc Bộ.                                               

    C. Ta tấn công trại lính của chúng ở Playku.                

    D. Thất bại ở Vạn Tường .        

Câu 6: Trong giai đoạn 1965 – 1968, đế quốc Mĩ đã thực hiện chiến lược chiến tranh nào ở miền Nam Việt Nam?

    A. Chiến tranh cục bộ.                                            B. Chiến tranh Đặc biệt.

    C. Chiến tranh Đơn phương.                                  D. Việt Nam hóa chiến tranh .

Câu 7: Về quy mô Việt Nam hóa chiến tranh khác gì so với Chiến tranh đặc biệt ?

    A. Lớn hơn mở rộng ra Đông Dương.

    B. Như nhau đều sử dụng quân Mĩ làm nòng cốt.

    C. Nhỏ hơn chỉ diễn ra ở Miền Bắc.

    D. Nhỏ hơn chỉ diễn ra ở Miền Nam.

Câu 8: Nội dung nào không phản ánh đúng ý nghĩa cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968 ?

    A. Buộc Mĩ tuyên bố thất bại hòa toàn trong chiến tranh cục bộ.

    B. Buộc Mĩ  rút quân Mĩ và quân đồng minh về nước.

    C. Mở ra bước ngoặt trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

    D. Buộc Mĩ chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc.

Câu 9: Chiến thắng nào của ta làm phá sản Việt nam hóa chiến tranh của Mĩ:

    A. chiến thắng Vạn Tường                                     B. chiến thắng Âp Bắc.

    C. Tiến công chiến lược  năm 1972.                     D. Tổng tiến công Mậu Thân năm 1968 .

Câu 10: Chiến tranh cục bộ được Mĩ đưa ra trong hoàn cảnh:

    A. Thất bại trong trong chiến tranh Đặc Biệt.

    B. Thất bại trong Tổng tiến công Mậu Thân.

    C. Thất bại trong chiến trang đơn phương .

    D. Thất bại trong phong trào Đồng khởi năm 1960 .

Câu 11: Tại sao nói chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh thủ đoạn của Mĩ  thâm độc hơn so với các chiến lược chiến tranh trước?

    A. Do Mĩ thực hiện âm mưu dùng người Việt đánh người Việt.

    B. Do Mĩ tìm cách chia rẽ Việt Nam với các nước XHCN.

    C. Do đây là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới.

    D. Do được tiến hành bằng quân Sài Gòn là chủ yếu.

Câu 12: Cùng với thực hiện chiến lược "Chiến tranh cục bộ" ở miền Nam, Mĩ còn mở rộng chiến tranh ở đâu ?

    A. Chiến tranh ở Lào.                                              B. Chiến tranh ở Campuchia.

    C. Chiến tranh phá hoại miền Bắc.                       D. Chiến tranh cả Đông Dương.

Câu 13: Thắng lợi nào đưa nhân dân Miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công:

    A. Chiến dịch Biên giới 1950.                               B. Phong trào Đồng Khởi.

    C. Chiến thắng ẤP Bắc.                                          D. Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.

Câu 14: Trận "Điện Biên Phủ trên không"(1972) là thắng lợi nào của quân dân miền Bắc ?

    A. Đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mĩ ở miền Bắc.

    B. Đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mĩ ở miền Bắc.

    C. Cuộc tập kích chiến lược 12 ngày đêm của Mĩ ra miền Bắc.

    D. Đánh bại hai lần chiến tranh phá hoại của Mĩ ở miền Bắc.

Câu 15: Điểm tương đồng trong các chiến lược chiến tranh Mĩ thực hiện ở Miền Nam Việt Nam (1961-1973)  là:

    A. Âm mưu chia cắt lâu dài nước ta .

    B. Dùng người Việt đánh người Việt.

    C. Sử dụng quân Mĩ và quân chư hầu làm nòng cốt.

    D. Sử dụng quân đội Sài Gòn làm nòng cốt.

Câu 16: Nội dung nào không phải mục đích Mĩ tiến hành chiến tranh phá hoại ra Miền Bắc:

    A. Làm lung lay ‎ chí chiến đấu của nhân dân ta.

    B. Phá hoại tiềm lực kinh tế , quốc phòng miền Bắc.

    C. Ngăn chặn chi viện cho Miền Nam.

    D. Nhanh chóng kết thúc chiến tranh trong danh dự.

Câu 17: Hội nghị lần 15( 1/1959)cho nhân dân Miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng đánh đổ Mĩ- Diệm chủ yếu là đấu tranh:

    A. Ngoại giao.                   B. Biểu tình.                      C. Chính trị.                      D. Tư tưởng.

Câu 18: Sự kiện nào sau đây đã buộc Mĩ phải tuyên bố rút quân Mĩ và quân đồng minh của Mĩ về nước?

    A. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.

    B. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968.

    C. Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam.

    D. Thất bại trong “Điện Biên Phủ” trên không năm 1972.

Câu 19: Một trong những điểm chung giữa hiệp định Giơnevơ và Pari là:

    A. Giải phóng hoàn toàn Miền Nam .

    B. Chứng tỏ nước ta hoàn toàn độc lập,thống nhất.

    C. Được ký kết sau thắng lợi quân sự lớn của ta.                                

    D. Giải phóng Miền Bắc từ vĩ tuyến 17.                 

Câu 20: Phong trào Đồng Khởi lan rộng khắp Miền Nam tiêu biểu nhất là ở :

    A. Vạn Tường.                B. Mĩ Tho.                        C. Quảng Ngãi.               D. Bến Tre.

Câu 21: Chiến tranh đặc biệt được Mĩ đưa ra trong hoàn cảnh:

    A. Sau thất bại Chiến tranh đơn phương.             B. Sau thất bại Chiến tranh cục bộ.

    C. Sau thất bại Việt nam hóa chiến tranh .          D. Sau thất bại vào tết Mậu Thân 1968.

Câu 22: Việt Nam hóa chiến tranh có điểm chung gì so với Chiến tranh đặc biệt ?

    A. Sử dụng quân Mĩ làm nòng cốt

    B. Làm lung lay chính quyền Ngô Đình Diệm.

    C. Tìm cách chia rẽ Việt Nam với các nước XHCN.

    D. Dùng người Việt đánh người Việt.

Câu 23: Với việc đề ra chiến lược việt nam hóa chiến tranh thực chất Mĩ đang tiếp tục thực hiện âm mưu:

    A. chiến thuật đánh nhanh thắng nhanh.             B. chính sách tố cộng ,diệt cộng.

    C. dùng người Việt đánh người Việt.                    D. chiến thuật đánh lâu dài với ta.

Câu 24: Đế quốc Mĩ chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán với Việt Nam ở Hội nghị Pari năm 1973, vì:

    A. Bị thất bại trong cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai.

    B. Bị đánh bất ngờ trong Tết Mậu Thân 1968 .

    C. Bị thất bại trong chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất.

    D. Bị thua trong cuộc tập kích chiến lược 12 ngày đêm đánh phá miền Bắc.

Câu 25: Tội ác tàn bạo nhất của đế quốc Mĩ trong việc đánh phá miền Bắc Việt Nam (1965 - 1968) là:

    A. Ném bom vào các nhà máy, xí nghiệp, hầm mỏ, các công trình thủy lợi.

    B. Ném bom vào các đầu mối giao thông (cầu cống, đường sá).

    C. Ném bom vào các mục tiêu quân sự.

    D. Ném bom vào khu đông dân, trường học, nhà trẻ, bệnh viện.

Câu 26: “Ý Đảng, lòng dân gặp nhau” thể hiện ở phong trào nào trong cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân miền Nam từ 1954 - 1975?

    A. Phong trào “Đồng khởi”.

    B. Phong trào “Tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt”.

    C. Phong trào “Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công”.

    D. Phong trào phá “ấp chiến lược”.

Câu 27: Miền Nam có vai trò gì trong việc đánh đổ thống trị của đế quốc Mĩ và tay sai, thống nhất đất nước?

    A. Có vai trò cơ bản nhất.                        B. Có vai trò quan trọng nhất.                 

    C. Có vai trò quyết định trực tiếp.                 D. Có vai trò quyết định nhất.

Câu 28: Một trong những ý nghĩa quan trọng của hiệp định Pari 1973 là:

    A. Tạo điều kiện nhân dân ta đánh bại Pháp.

    B. Tạo điều kiện tiến lên giải phóng hoàn toàn Miền Nam.

    C. Tạo điều kiện cho nước ta phát triển kinh tế.

    D. Tạo điều kiện cho nước ta gia nhập vào Liên Hợp Quốc.

II. PHẦN TỰ LUẬN ( 3 điểm)

Câu 1: Chủ trương, kế hoạch giải phóng Miền Nam được Bộ chính trị đề ra như thế nào? (1 điểm).

Câu 2: Nêu nguyên nhân tháng lợi, ý nghĩa lịch sử cuộc kháng chiến chống Mĩ (2 điểm)     

 

 

SỞ  GDĐT TP ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG

――――――

KỲ THI  HỌC KÌ 2 LỚP 11

NĂM HỌC 2021 – 2022

ĐỀ THI MÔN: LỊCH SỬ

Thời gian làm bài : 45 phút, không kể thời gian phát đề.

————————————

 

Mã đề thi 3

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)

Họ, tên thí sinh:..................................................................... SBD: .............................

I. Phần trắc nghiệm (7 điểm)

Câu 1: Cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp của quân dân Việt Nam ở mặt trận Đà Nẵng (1858)

A.  Làm phá sản hoàn toàn kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Pháp.

B.  buộc pháp phải lập tức chuyển hướng tiến công cửa biển Thuận An.

C.  Buộc pháp phải lập tức thực hiện kế hoạch tấn công bắc kì.

D.  bước đầu làm thất bại kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Pháp.

Câu 2: Thực dân Pháp đã viện cớ nào để tấn công ra Bắc Kì lần thứ nhất (1873)?

A. Nhà Nguyễn vẫn tiếp tục chính sách “bế quan tỏa cảng”

B. Nhà Nguyễn nhờ giải quyết “vụ Đuypuy”

C. Nhà Nguyễn đàn áp đẫm máu các cuộc khởi nghĩa của nông dân

D. Nhà Nguyễn phản đối những chính sách ngang ngược của Pháp

Câu 3: Liên Xô là cụm từ viết tắt của

A. Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết

B. Liên hiệp các Xô viết

C. Liên hiệp các Xô viết xã hội chủ nghĩa

D. Liên bang Xô viết

Câu 4: Câu nói của Nguyễn Trung Trực “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” thể hiện điều gì?

A.  Lòng căm thù giặc sâu sắc của nhân dân Việt Nam.

B.  Quyết tâm đánh Pháp của nhân dân Việt Nam.

C.  Ý chí độc lập, tự chủ của dân tộc Việt Nam.

D.  Tinh thần đoàn kết chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam.

Câu 5: Điểm khác của khởi nghĩa Yên Thế so với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương là

A. Chống thực dân Pháp, chống triều đình nhà Nguyễn

B. Phản ứng trước hành động đầu hàng thực dân Pháp của triều đình

C. Hưởng ứng chiếu Cần vương

D. Là phong trào nông dân chống Pháp, không thuộc phạm trù phong trào Cần vương

Câu 6: Trong giai đoạn từ năm 1893 đến năm 1897, lãnh tụ tối cao của khởi nghĩa Yên Thế là

A. Đề Nắm                                                              B. Đề Thám

C. Nguyễn Trung Trực                                         D. Phan Đình Phùng

Câu 7: Anh và Pháp phải chịu một phần trách nhiệm về sự bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) vì:

A.  thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít.

B.  ngăn cản việc thành lập liên minh chống phát xít.

C.  thực hiện chính sách hòa bình, trung lập.

D.  không tham gia khối Đồng minh chống phát xít.

Câu 8: Cuộc khởi nghĩa Hương Khê do ai lãnh đạo?

A. Phan Đình Phùng và Cao Thắng                    B. Phan Đình Phùng và Hoàng Hoa Thám

C. Cao Điền và Tống Duy Tân                            D. Tống Duy Tân và Cao Thắng

Câu 9: Cao Thắng có vai trò như thế nào trong khởi nghĩa Hương Khê?

A. Chiêu tập binh sĩ, trang bị và huấn luyện quân sự

B. Xây dựng căn cứ thuộc vùng rừng núi các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình

C. Chiêu tập binh sĩ, trang bị và huấn luyện quân sự, xây dựng căn cứ, nghiên cứu chế tạo thành công súng trường theo mẫu của Pháp

D. Chuẩn bị lực lượng và vũ khí cho khởi nghĩa

Câu 10: Bản chất của phong trào Cần vương là

A. Là phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản

B. Là phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản

C. Là phong trào yêu nước theo khuynh hướng và ý thức hệ phong kiến

D. Là phong trào yêu nước của các tầng lớp nông dân

Câu 11: Hiệp ước nào đánh dấu việc triều đình nhà Nguyễn chính thức thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì là đất thuộc Pháp?

A.  Hiệp ước Hácmăng.                                        B.  Hiệp ước Giáp Tuất.

C.  Hiệp ước Patơnốt.                                           D.  Hiệp ước Nhâm Tuất.

Câu 12: Sau khi vua Hàm Nghi bị bắt, phong trào Cần vương

A. vẫn tiếp tục nhưng thu hẹp địa bàn ở Nam Trung Bộ

B. Chấm dứt hoạt động

C. tiếp tục hoạt động, quy tụ dần thành những trung tâm lớn

D. Chỉ hoạt động cầm chừng

Câu 13: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hai cuộc chiến tranh thế giới trong thế kỉ XX là do

A.  âm mưu muốn bá chủ thế giới của Đức và Nhật Bản.

B.  các nước Anh, Pháp, Mĩ dung dưỡng, nhượng bộ với phát xít.

C.  cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới diễn ra trầm trọng.

D.  mâu thuẫn giữa các nước đế quốc xung quanh về vấn đề thuộc địa.

Câu 14: Đâu không phải là hành động của nhân dân Bắc Kì khi Gác-ni-ê đưa quân tấn công Bắc Kì lần thứ nhất năm 1873?

A.  Bất hợp tác với Pháp.                                     B.  Bỏ thuốc độc vào các giếng nước uống.

C.  Tìm cách thỏa hiệp với Pháp.                        D.  Đốt kho thuốc súng của Pháp.

Câu 15: Nước tư bản nào đã liên quân với Pháp để tấn công Đà Nẵng vào 1858?

A.  Hà Lan.                    B.  Anh.                          C.  Tây Ban Nha.                                     D.  Bồ Đào Nha.

Câu 16: Nhật Hoàng tuyên bố đầu hàng đồng minh vào ngày tháng năm nào?

A.  25/08/1945.              B.  15/08/1945.              C.  05/08/1945.                                             D.  30/08/1945.

Câu 17: Ai là người đã chỉ huy nghĩa quân đánh chìm tàu Étpêrăng của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông (1861)

A. Nguyễn Trung Trực                                         B. Nguyễn Hữu Huân

C. Dương Bình Tâm                                              D. Trương Định

Câu 18: Thực dân Pháp đã chiếm gọn ba tỉnh miền Tây Nam Kì (1867) mà không tốn một viên đạn vì

A.  quân đội triều đình trang bị vũ khí quá kém.

B.  nhân dân không ủng hộ triều đình chống Pháp.

C.  thực dân Pháp tấn công bất ngờ.

D.  triều đình bạc nhược, thiếu kiên quyết chống Pháp.

Câu 19: Chọn đáp án đúng để sắp xếp các Hiệp ước mà triều đình nhà Nguyễn kí với thực dân Pháp theo trình tự thời gian

1. Hiệp ước Hác – măng. 2. Hiệp ước Nhâm Tuất.

3. Hiệp ước Pa - tơ – nốt. 4. Hiệp ước Giáp Tuất.

A.  2 – 4 – 1 – 3.            B.  2 – 3 – 1 - 4.             C.  1 - 2 - 3 - 4.                                             D.  3 - 2 - 4 - 1.

Câu 20: Tội phạm chiến tranh, đã lôi kéo 1700 triệu người ở trên 70 nước tham gia, gây ra cái chết cho khoảng 60 triệu người và làm tàn phế 90 triệu người khác là

A. Anh, Pháp                                                          B. Các nước phát xít Đức, Italia và Nhật Bản

C.                                                                        D. Phát xít Đức

Câu 21: Cuộc khủng hoảng kinh tế tg 1929 – 1933 đã để lại hậu quả nghiêm trọng nhất đối với thế giới là

A. Dư thừa hàng hóa do cung vượt quá cầu

B. Xuất hiện chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh

C. Nạn thất nghiệp tràn lan

D. Sản xuất đình đốn

Câu 22: Trước khi thực dân Pháp xâm lược (1858), Việt Nam là một quốc gia

A.  tự do trong Liên bang Đông Dương.            B.  dân chủ, có chủ quyền.

C.  độc lập, có chủ quyền.                                    D.  độc lập trong Liên bang Đông Dương.

Câu 23: Hội nghị Muy-nich với sự tham gia của các quốc gia nào sau đây?

A.  Đức, Áo, Hung, Bỉ.                                         B.  Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp.

C.  Anh, Pháp, Đức, Italia.                                   D.  Anh, Pháp, Nhật, Italia.

Câu 24: Sau khi bắt được vua Hàm Nghi, thực dân Pháp đã đưa ông đi đày ở đâu?

A. Tuynidi                      B. Nam Phi                     C. Mêhicô                                             D. Angiêri

Câu 25: Cuộc khởi nghĩa vũ trang lớn và kéo dài nhất trong phong trào chống Pháp cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là

A. Khởi nghĩa Hương Khê

B. Khởi nghĩa của đồng bào Tây Nguyên

C. Khởi nghĩa ở vùng Tây Bắc và hạ lưu sông Đà

D. Khởi nghĩa Yên Thế

Câu 26: Sau khi cuộc phản công kinh thành Huế thất bại, Tôn Thất Thuyết đã làm gì?

A. Đưa vua Hàm Nghi và Tam cung rời khỏi Hoàng thành đến sơn phòng Tân Sở (Quảng Trị)

B. Tiếp tục xây dựng hệ thống sơn phòng

C. Bổ sung lực lượng quân sự

D. Đưa vua Hàm Nghi và Tam cung rời khỏi Hoàng thành đến sơn phòng Âu Sơn (Hà Tĩnh)

Câu 27: Năm 1917, sự kiện nào đã làm thay đổi hoàn toàn tình hình đất nước và số phận của hàng triệu con người ở Nga

A. Cách mạng tháng Mười                                   B. Cách mạng tháng Hai

C. Luận cương tháng tư                                        D. Chiến tranh thế giới thứ nhất

Câu 28: Nguyên nhân nào thúc đẩy các quốc gia trên thế giới hình thành liên minh chống phát xít?

A.  Do Anh, Mĩ đều thua nhiều trận trên chiến trường.

B.  Do hành động xâm lược, bành trướng của phe phát xít khiến thế giới lo ngại.

C.  Do uy tín của Liên Xô đã tập hợp được các nước khác.

D.  Do nhân dân các nước trên thế giới đoàn kết.

II. Phần tự luận (3 điểm)

Câu 29 (1đ) Phân tích nguyên nhân thất bại của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta vào cuối thế kỉ XIX.

Câu 30 (2đ) Tóm tắt các giai đoạn phát triển của phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX theo bảng sau:

 

 

 

Nội dung/ Giai đoạn

 

 

Lãnh đạo

 

 

Lực lượng

 

 

Địa bàn

 

 

Kết quả

 

 

 

-----------------------------------------------

----------- HẾT ----------

 

 

SỞ  GDĐT TP ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG THPT QUANG   TRUNG

――――――

 

KỲ THI  HỌC KÌ 2 LỚP 11

            NĂM HỌC 2021– 2022

ĐỀ THI MÔN: LỊCH SỬ

Thời gian làm bài : 45 phút, không kể thời gian phát đề.

————————————

 

Mã đề thi 2

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)

Họ, tên thí sinh:.....................................................................

I. Phần trắc nghiệm (7 điểm)

Câu 1: Liên Xô là cụm từ viết tắt của

A. Liên bang Xô viết

B. Liên hiệp các Xô viết xã hội chủ nghĩa

C. Liên hiệp các Xô viết

D. Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết

Câu 2: Nước tư bản nào đã liên quân với Pháp để tấn công Đà Nẵng vào 1858?

A.  Anh.                          B.  Bồ Đào Nha.            C.  Tây Ban Nha.                                     D.  Hà Lan.

Câu 3: Thực dân Pháp đã chiếm gọn ba tỉnh miền Tây Nam Kì (1867) mà không tốn một viên đạn vì

A.  nhân dân không ủng hộ triều đình chống Pháp.

B.  quân đội triều đình trang bị vũ khí quá kém.

C.  thực dân Pháp tấn công bất ngờ.

D.  triều đình bạc nhược, thiếu kiên quyết chống Pháp.

Câu 4: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hai cuộc chiến tranh thế giới trong thế kỉ XX là do

A.  mâu thuẫn giữa các nước đế quốc xung quanh về vấn đề thuộc địa.

B.  âm mưu muốn bá chủ thế giới của Đức và Nhật Bản.

C.  cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới diễn ra trầm trọng.

D.  các nước Anh, Pháp, Mĩ dung dưỡng, nhượng bộ với phát xít.

Câu 5: Năm 1917, sự kiện nào đã làm thay đổi hoàn toàn tình hình đất nước và số phận của hàng triệu con người ở Nga

A. Chiến tranh thế giới thứ nhất                          B. Cách mạng tháng Hai

C. Cách mạng tháng Mười                                   D. Luận cương tháng tư

Câu 6: Thực dân Pháp đã viện cớ nào để tấn công ra Bắc Kì lần thứ nhất (1873)?

A. Nhà Nguyễn nhờ giải quyết “vụ Đuypuy”

B. Nhà Nguyễn phản đối những chính sách ngang ngược của Pháp

C. Nhà Nguyễn đàn áp đẫm máu các cuộc khởi nghĩa của nông dân

D. Nhà Nguyễn vẫn tiếp tục chính sách “bế quan tỏa cảng”

Câu 7: Sau khi bắt được vua Hàm Nghi, thực dân Pháp đã đưa ông đi đày ở đâu?

A. Tuynidi                      B. Angiêri                       C. Mêhicô                                             D. Nam Phi

Câu 8: Cuộc khởi nghĩa Hương Khê do ai lãnh đạo?

A. Cao Điền và Tống Duy Tân                            B. Tống Duy Tân và Cao Thắng

C. Phan Đình Phùng và Hoàng Hoa Thám        D. Phan Đình Phùng và Cao Thắng

Câu 9: Câu nói của Nguyễn Trung Trực “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” thể hiện điều gì?

A.  Ý chí độc lập, tự chủ của dân tộc Việt Nam.

B.  Quyết tâm đánh Pháp của nhân dân Việt Nam.

C.  Lòng căm thù giặc sâu sắc của nhân dân Việt Nam.

D.  Tinh thần đoàn kết chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam.

Câu 10: Đâu không phải là hành động của nhân dân Bắc Kì khi Gác-ni-ê đưa quân tấn công Bắc Kì lần thứ nhất năm 1873?

A.  Tìm cách thỏa hiệp với Pháp.                        B.  Bất hợp tác với Pháp.

C.  Đốt kho thuốc súng của Pháp.                       D.  Bỏ thuốc độc vào các giếng nước uống.

Câu 11: Anh và Pháp phải chịu một phần trách nhiệm về sự bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) vì:

A.  thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít.

B.  ngăn cản việc thành lập liên minh chống phát xít.

C.  thực hiện chính sách hòa bình, trung lập.

D.  không tham gia khối Đồng minh chống phát xít.

Câu 12: Bản chất của phong trào Cần vương là

A. Là phong trào yêu nước theo khuynh hướng và ý thức hệ phong kiến

B. Là phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản

C. Là phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản

D. Là phong trào yêu nước của các tầng lớp nông dân

Câu 13: Sau khi vua Hàm Nghi bị bắt, phong trào Cần vương

A. vẫn tiếp tục nhưng thu hẹp địa bàn ở Nam Trung Bộ

B. tiếp tục hoạt động, quy tụ dần thành những trung tâm lớn

C. Chấm dứt hoạt động

D. Chỉ hoạt động cầm chừng

Câu 14: Cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp của quân dân Việt Nam ở mặt trận Đà Nẵng (1858)

A.  buộc pháp phải lập tức chuyển hướng tiến công cửa biển Thuận An.

B.  Làm phá sản hoàn toàn kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Pháp.

C.  Buộc pháp phải lập tức thực hiện kế hoạch tấn công bắc kì.

D.  bước đầu làm thất bại kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Pháp.

Câu 15: Điểm khác của khởi nghĩa Yên Thế so với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương là

A. Hưởng ứng chiếu Cần vương

B. Chống thực dân Pháp, chống triều đình nhà Nguyễn

C. Là phong trào nông dân chống Pháp, không thuộc phạm trù phong trào Cần vương

D. Phản ứng trước hành động đầu hàng thực dân Pháp của triều đình

Câu 16: Hiệp ước nào đánh dấu việc triều đình nhà Nguyễn chính thức thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì là đất thuộc Pháp?

A.  Hiệp ước Hácmăng.                                        B.  Hiệp ước Giáp Tuất.

C.  Hiệp ước Patơnốt.                                           D.  Hiệp ước Nhâm Tuất.

Câu 17: Nhật Hoàng tuyên bố đầu hàng đồng minh vào ngày tháng năm nào?

A.  25/08/1945.              B.  15/08/1945.              C.  05/08/1945.                                             D.  30/08/1945.

Câu 18: Cuộc khủng hoảng kinh tế tg 1929 – 1933 đã để lại hậu quả nghiêm trọng nhất đối với thế giới là

A. Dư thừa hàng hóa do cung vượt quá cầu

B. Sản xuất đình đốn

C. Nạn thất nghiệp tràn lan

D. Xuất hiện chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh

Câu 19: Ai là người đã chỉ huy nghĩa quân đánh chìm tàu Étpêrăng của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông (1861)

A. Dương Bình Tâm                                              B. Trương Định

C. Nguyễn Hữu Huân                                           D. Nguyễn Trung Trực

Câu 20: Chọn đáp án đúng để sắp xếp các Hiệp ước mà triều đình nhà Nguyễn kí với thực dân Pháp theo trình tự thời gian

1. Hiệp ước Hác – măng. 2. Hiệp ước Nhâm Tuất.

3. Hiệp ước Pa - tơ – nốt. 4. Hiệp ước Giáp Tuất.

A.  2 – 4 – 1 – 3.            B.  2 – 3 – 1 - 4.             C.  1 - 2 - 3 - 4.                                             D.  3 - 2 - 4 - 1.

Câu 21: Tội phạm chiến tranh, đã lôi kéo 1700 triệu người ở trên 70 nước tham gia, gây ra cái chết cho khoảng 60 triệu người và làm tàn phế 90 triệu người khác là

A. Anh, Pháp                                                          B. Các nước phát xít Đức, Italia và Nhật Bản

C.                                                                        D. Phát xít Đức

Câu 22: Nguyên nhân nào thúc đẩy các quốc gia trên thế giới hình thành liên minh chống phát xít?

A.  Do Anh, Mĩ đều thua nhiều trận trên chiến trường.

B.  Do uy tín của Liên Xô đã tập hợp được các nước khác.

C.  Do hành động xâm lược, bành trướng của phe phát xít khiến thế giới lo ngại.

D.  Do nhân dân các nước trên thế giới đoàn kết.

Câu 23: Trước khi thực dân Pháp xâm lược (1858), Việt Nam là một quốc gia

A.  tự do trong Liên bang Đông Dương.            B.  dân chủ, có chủ quyền.

C.  độc lập, có chủ quyền.                                    D.  độc lập trong Liên bang Đông Dương.

Câu 24: Hội nghị Muy-nich với sự tham gia của các quốc gia nào sau đây?

A.  Đức, Áo, Hung, Bỉ.                                         B.  Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp.

C.  Anh, Pháp, Đức, Italia.                                   D.  Anh, Pháp, Nhật, Italia.

Câu 25: Trong giai đoạn từ năm 1893 đến năm 1897, lãnh tụ tối cao của khởi nghĩa Yên Thế là

A. Đề Nắm                                                              B. Đề Thám

C. Nguyễn Trung Trực                                         D. Phan Đình Phùng

Câu 26: Cuộc khởi nghĩa vũ trang lớn và kéo dài nhất trong phong trào chống Pháp cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là

A. Khởi nghĩa Hương Khê

B. Khởi nghĩa Yên Thế

C. Khởi nghĩa ở vùng Tây Bắc và hạ lưu sông Đà

D. Khởi nghĩa của đồng bào Tây Nguyên

Câu 27: Cao Thắng có vai trò như thế nào trong khởi nghĩa Hương Khê?

A. Chiêu tập binh sĩ, trang bị và huấn luyện quân sự

B. Xây dựng căn cứ thuộc vùng rừng núi các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình

C. Chiêu tập binh sĩ, trang bị và huấn luyện quân sự, xây dựng căn cứ, nghiên cứu chế tạo thành công súng trường theo mẫu của Pháp

D. Chuẩn bị lực lượng và vũ khí cho khởi nghĩa

Câu 28: Sau khi cuộc phản công kinh thành Huế thất bại, Tôn Thất Thuyết đã làm gì?

A. Đưa vua Hàm Nghi và Tam cung rời khỏi Hoàng thành đến sơn phòng Tân Sở (Quảng Trị)

B. Tiếp tục xây dựng hệ thống sơn phòng

C. Bổ sung lực lượng quân sự

D. Đưa vua Hàm Nghi và Tam cung rời khỏi Hoàng thành đến sơn phòng Âu Sơn (Hà Tĩnh)

II. Phần tự luận (3 điểm)

Câu 29 (1đ) Phân tích nguyên nhân thất bại của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta vào cuối thế kỉ XIX.

Câu 30 (2đ) Tóm tắt các giai đoạn phát triển của phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX theo bảng sau:

 

Nội dung/ Giai đoạn

 

 

Lãnh đạo

 

 

Lực lượng

 

 

Địa bàn

 

 

Kết quả

 

 

 

 

-----------------------------------------------

----------- HẾT ----------

 

 


   :: Các tin khác

 
Điện thoại : 0511.3691445 - 0511.3656697 * Email: quangtrung.thpt@yahoo.com
* - Website: thptquangtrung.vn * Website : thpt-quangtrung-danang.edu.vn