Ngày 29-03-2024 20:49:15
 


Mọi chi tiết xin liên hệ với trường chúng tôi theo mẫu dưới :
Họ tên
Nội dung
 

Lượt truy cập : 6652032
Số người online: 12
 
 
 
 
TÀI LIỆU ÔN THI THPT MÔN VẬT LÝ NĂM HỌC 2022
 

1. Định nghĩa dao động cơ. là chuyển động của các vật qua lại quanh vị trí cân bằng.
- Vị trí cân bằng (VTCB): thường là vị trí ban đầu khi vật đứng yên ở trạng thái tự do.
- Ví dụ: Chiếc thuyền nhấp nhô tại chỗ neo; dây đàn ghita rI. ĐẠI CƯƠNG VỀ DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA.ung động; màng trống rung động; …
2. Dao động tuần hoàn. 
a) Định nghĩa. là dao động được lặp lại như cũ (vật quay trở lại vị trí cũ và chuyển động theo hướng cũ) sau những khoảng thời gian bằng nhau.
b) Chu kì, tần số , tần số góc của dao động tuần hoàn:(1vòng/phút =  )
         .Số dao động toàn phần:          
3. Dao động điều hòa.
a) Định nghĩa. Dao động cơ điều hòa là dao động mà li độ của vật biến thiên theo theo quy luật hàm sin hoặc côsin theo thời gian :   , trong đó : A, ω là những hằng số dương, φ là hằng số (có thể dương, âm hay bằng 0).
b) Các đại lượng đặc trưng của dao động điều hòa.
Li độ dao động x ;Biên độ A ;  (ωt + φ) : pha của dao động ở thời điểm t. 
φ gọi là pha ban đầu .
Tần số góc ω : là tốc độ biến đổi của góc pha. Đơn vị : rad/s (hay độ/s). 
c) Vận tốc và gia tốc trong dao động điều hòa.
Biểu thức vận tốc :  v = x/ = - ωAsin(ωt + φ).= 
vmax = ωA (khi vật qua VTCB theo chiều dương) 
*Biểu thức gia tốc : a = v/ =  x// = - ω2Acos(ωt + φ) =  - ω2x.
gia tốc có độ lớn cực đai amax = ω2A ( khi vật ở biên vị trí biên âm x = -A ) , hoặc + Ở VTCB ( x = 0 ): thì gia tốc a = 0.
+ Gia tốc luôn hướng về VTCB.



Chú ý : Hệ thức độc lập với thời gian    .
II. CON LẮC LÒ XO. 
1. Chu kỳ, tần số , tần số góc:
                     .                                             .2. Lực kéo về (hay lực hồi phục) trong dđđh của con lắc lò xo. là lực đàn hồi của lò xo : 
- Độ lớn lực đàn hồi khi vật ở vị trí li độ x là :    . 
∆l : là độ biến dạng của lò xo ở VTCB.
∆l = chiều dài lò xo ở VTCB – chiều dài tự nhiên của lò xo = lcb – l0.
Đối với con lắc lò xo ngang :    ∆  = 0        .Fđhmax = k.A  ;    Fmin  = 0
Đối với con lắc lò xo thẳng đứng: Tại VTCB ta có:     .
- Lực đàn hồi cực đại :  .- Lực đàn hồi cực tiểu .
3. Chiều dài tự nhiên l0, chiều dài cực đại lmax, và chiều dài cực tiểu lmin của lò xo.
Khi vật ở vị trí mà lò xo có chiều dài tự nhiên l0 thì Fđh = 0.
Chiều dài cực đại của lò xo : lmax = l0 + ∆l + A.
Chiều dài cực tiểu của lò xo : lmin = l0 + ∆l - A.
Biên độ dao động :   .
Biên độ dao động :    ;  MN là độ dài quỹ đạo dao động.
4. Năng lượng của con lắc lò xo.
- Động năng của con lắc lò xo (là động năng của vật nhỏ m): 
 
- Thế năng của con lắc lò xo (là thế năng đàn hồi của lò xo):
 
         - Cơ năng của con lắc lò xo:     W = Wđ + Wt =  = không đổi.
Nhận xét :
Trong quá trình dao động điều hòa, động năng và thế năng của con lắc lò xo đều biến thiên tuần hoàn với tần số góc ω/ = 2ω ; chu kì T/ =   ; tần số f/ = 2f.
Động năng giảm thì thế năng tăng, và ngược lại. Luôn có sự chuyển hóa qua lại giữa động năng và thế năng. Nhưng tổng của chúng là cơ năng, thì luôn không đổi trong suốt quá trình vật dđđh.
Ghi nhớ : Cứ sau khoảng thời gian bằng   thì động năng lại bằng thế năng.
5. Thời gian lò xo nén và giãn.
   a.Khi A >l (Với Ox hướng xuống):
 Thời gian nén trong nửa chu kì: Là thời gian đi từ x1 = –l đến x2 = –A  ;
   với   
 => Thời gian lò xo nén trong một chu kỳ là: tnén = 2.t = T/3
Thời gian lò xo giãn trong nửa chu kì là thời gian ngắn nhất để vật đi  từ vị trí
 x1 = –l đến x2 = A ;  
                Thời gian lò xo giãn =  
=> Trong một chu kỳ thời gian lò xo giãn là :Δtgiãn = T – tnén=  T – 2Δt =  2T/3
   b. Khi A < l (Với Ox hướng xuống):  Khi A < l thì thời gian lò xo giãn trong một chu kì là t = T. Thời gian lò xo nén bằng không.
6. Ghép lò xo: 
    * Nối tiếp   Þ cùng treo một vật khối lượng như nhau thì: T2 = T12 + T22
    * Song song: k = k1 + k2 + … Þ cùng treo một vật khối lượng như nhau thì: 
7 .Công thức tính khoảng thời gian:              
- Khoảng thời gian ngắn nhất để vật đi từ vị trí có tọa độ x1 đến vị trí có tọa độ x2:  
- Khoảng thời gian để vật tăng tốc từ v1(m/s) đến v2(m/s) thì :               
- Khoảng thời gian để vật thay đổi gia tốc từ a1(m/s2) đến a2(m/s2) thì :  
III. CON LẮC ĐƠN.
1.Dao động của con lắc đơn.
                                                             ;  
2. Phương trình dao động của con lắc đơn. 
 a. Phương trình li độ dài:    s = s0.cos(ωt + φ) hoặc s = s0.sin(ωt + φ)  đv: cm; m 
 b. Phương trình li độ góc:  α= α0cos(ωt + φ) hoặc  α= α0.sin(ωt + φ)  đv: rad

   


2. Vận tốc của con lắc đơn.
- Khi co lắc đơn dao động với biên độ góc α0 bất kì.
Biểu thức vận tốc :  
3. Lực căng dây.
- Khi biên độ góc α0 bất kì : 
Lực căng dây :   .
Ở VTCB (li độ góc α = 0) thì lực căng dây  : Tmax = mg(3 – 2cosα0).
Ở vị trí biên (α = ± α0) thì lực căng dây có độ lớn cực tiểu : Tmin = mgcosα0.
4. Năng lượng của con lắc đơn.
- Động năng của con lắc đơn (là động năng của vật nặng m):                                     .
- Thế năng của con lắc đơn (là thế năng trọng trường của vật nặng m):  .
- Cơ năng của con lắc đơn: W = Wđ + Wt = mgl(1 – cosα0) =  = không đổi.
VII. TỔNG HỢP DAO ĐỘNG.
- Để tổng hợp hai dđđh cùng phương, cùng tần số 
  và   
- Dao động điều hòa tổng hợp x = Acos(ωt + φ) có :
biên độ dao động tổng hợp là :  
Với ∆φ = φ2 – φ1 : là độ lệch pha của hai dđđh thành phần.
pha ban đầu φ của dao động tổng hợp được tính theo công thức:  
Chú ý : Nếu hai dao động thành phần 
+ cùng pha ( ∆φ = 2kπ ; k Є Z ) thì : A = A1 + A2   (biên độ tổng hợp có giá trị cực đại).
+ ngược pha ( ∆φ = (2k+1)π ; k Є Z ) thì : A =     (biên độ tổng hợp có giá trị cực tiểu).
Tổng quát : ta luôn có    .












+ lệch pha nhau bất kì thì :  .









Dùng máy tinh 570ES bấm mode 2 (CMLX):A1 < φ1 +A2 < φ2 ..(chế độ rad)bấm Shift 2 3 => kq
 
I. SÓNG CƠ.
1. Định nghĩa sóng cơ. Sóng cơ là dao động cơ lan truyền trong một môi trường.
a) Sóng ngang. Là sóng cơ mà trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương vuông góc với phương truyền sóng.
Trừ trường hợp sóng trên mặt nước, còn sóng ngang chỉ truyền được trong chất rắn.
b) Sóng dọc. Là sóng cơ mà trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương trùng với phương truyền sóng.
Sóng dọc truyền được cả trong chất khí, chất lỏng và chất rắn.
c) Sóng cơ không truyền được trong chân không.
2. Các đặc trưng của một sóng hình sin.
a) Biên độ sóng. Biên độ sóng A tại mỗi điểm trong không gian là biên độ dao động của một phần tử môi trường tại điểm đó.
b) Chu kì (hoặc tần số) sóng. Là chu kì (hoặc tần số) dao động của các phần tử môi trường có sóng truyền qua, và bằng chu kì (hoặc tần số) dao động của nguồn sóng.
Công thức liên hệ giữa chu kì sóng T và tần số sóng f :           f =  .
c) Tốc độ truyền sóng. Tốc độ truyền sóng v là tốc độ lan truyền dao động trong môi trường.
Đối với mỗi môi trường, tốc độ truyền sóng v có một giá trị không đổi.
Quá trình truyền sóng là quá trình truyền pha dao động, còn các phần tử môi trường vẫn dao động quanh vị trí cân bằng của chúng.
Tốc độ truyền sóng chính là tốc độ truyền pha dao động.
d) Bước sóng. Bước sóng λ là quãng đường sóng truyền đi được trong một chu kì dao động.
 .
Hoặc : Bước sóng λ là khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên phương truyền sóng mà dao động cùng pha.
Khoảng cách giữa hai điểm dao động cùng pha trên cùng một phương truyền sóng là: d = kλ  (kЄN*).
Khoảng cách giữa hai điểm dao động ngược pha trên cùng một phương truyền sóng là: 
d = ( k + )λ    (kЄN).
e) Năng lượng sóng. Năng lượng sóng tại mỗi điểm trong môi trường chính là năng lượng dao động cúa các phần tử môi trường tại điểm đó.
3. Phương trình sóng.  
a) Nguồn sóng dao động với phương trình uO = Acosωt.
Phương trình sóng tại điểm cách nguồn đoạn x :
   ( với điều kiện t ≥   ).
Phương trình sóng cho biết li độ u của phần tử có tọa độ x vào thời điểm t.
Nếu sóng truyền ngược chiều với chiều dương của trục Ox thì phương trình sóng có dạng : 
 .
b) Nguồn sóng dao động với phương trình uO = Acos(ωt + φ). Thì phương trình sóng là    
2.Độ lệch pha giữa hai điểm trên phương truyền sóng  . 
 (d và λ phải cùng đơn vị)
 (Δφ  : Đv: rad) và Δd : là khoảng cách giữa hai điểm đang xét ( đv: cùng đv với λ )
+ Nếu Δφ = 2kπ  d2 – d1 = kλ  thì hai điểm dao động cùng pha. 
                        Hai điểm gần nhau nhất k =1Δφ = 2π d2 – d1 = λ  
  Hai điểm gần nhau nhất dao động cùng pha cách nhau 1 bước sóng.       Δd =λ  
+ Nếu Δφ = (2k + 1)π  d2 – d1 = (k + 0,5)λ thì hai điểm dao động ngược pha. 
                  Hai điểm gần nhau nhất n = 0  d2 – d1 = λ/2 . 
        Hai điểm gần nhau nhất dao động ngược pha cách nhau 1/2 bước sóng.  Δd =       
+ Nếu Δφ = (k + 0,5)π/2  d2 – d1 = (2k + 1)λ/4 thì hai điểm hai điểm dao động vuông pha. 
              Hai điểm gần nhau nhất n = 0. d2 – d1 = λ/4 .
         Hai điểm gần nhau nhất dao động vuông pha cách nhau 1/4 bước sóng. Δd  =  
         Hai điểm gần nhau nhất dao động lệch pha 300     . 
         Hai điểm gần nhau nhất dao động lệch pha 450    .  
         Hai điểm gần nhau nhất dao động lệch pha 600     . 

II. GIAO THOA SÓNG CƠ.
1. Hai sóng kết hợp. Là hai sóng có cùng phương dao động, cùng tần số và có hiệu số pha không đổi theo thời gian.
Hai sóng kết hợp do hai nguồn kết hợp phát ra.
Hai nguồn kết hợp có cùng pha gọi là hai nguồn đồng bộ.
2. Sự giao thoa sóng cơ. Là hiện tượng hai hay nhiều sóng kết hợp khi gặp nhau tại những điểm xác định chúng luôn luôn tăng cường nhau (biên độ dao động sóng cực đại) hoặc luôn luôn triệt tiêu nhau (biên độ dao động sóng cực tiểu).



Hình ảnh giao thoa sóng:
 
- Phương trình sóng tại hai nguồn S1 và S2 là : u1 = u2 = Acosωt.
- Phương trình sóng do S1 và S2 gởi đến M là :
u1M = Acos(ωt -  d1)   ;    u2M = Acos(ωt -  d2)
Độ lệch pha của hai dao động này là :   
- Phương trình sóng tổng hợp tại M là :
uM = u1M + u2M = 2Acos[ (d2 - d1)]cos[2π( )]
Biên độ dao động tổng hợp là :   
a) Cực đại giao thoa.  Khi hai dao động cùng pha:     = 2kπ
      Hay:    (d2 - d1) = kλ    ( k Є Z )
+ k = 0 thì d1 = d2 : Quỹ tích là đường trung trực của đoạn S1S2 , ta có vân cực đại bậc 0.
+ k = ±1 : Quỹ tích là hai nhánh hypebol ta gọi là vân cực đại bậc 1.
+ k = ±2 : Quỹ tích là hai nhánh hypebol ta gọi là vân cực đại bậc 2.
+ Số vân cực đại trong vùng giao thoa : Xuất phát từ điều kiện
-S1S2 < (d2 - d1) = kλ < S1S2Tính số giá trị k Є Z thỏa mãn là số vân cực đại.
b) Cực tiểu giao thoa.  Khi hai dao động ngược pha: 
    = (2k + 1)π    Hay:    (d2 - d1) = (k + )λ    ( k Є Z )
+ Số vân cực tiểu trong vùng giao thoa : Xuất phát từ điều kiện
-S1S2 < (d2 - d1) = (k + )λ < S1S2  Tính số giá trị k Є Z thỏa mãn là số vân cực đại.
          + 2 nguồn cùng pha:     * Số Cực đại:              và kZ.
* Số Cực tiểu:         và k Z.
          + 2 nguồn ngược pha:   * Số Cực đại:         và k Z.

 * Số Cực tiểu:              và kZ.
 + Hai nguồn dao động vuông  pha:      (Δφ= φ1 – φ2 = π/2 Hoặc Δφ = (2k + 1)π/2  )
- Số đường hoặc số điểm (không tính hai nguồn) dao động cực đại bằng cực tiểu :            
 
- Lưu ý: Khi tính cả hai nguồn thì dấu  <  sẽ được thay bằng dấu   ≤
3. Điều kiện giao thoa. Hai hay nhiều sóng muốn giao thoa với nhau thì chúng phải là các sóng kết hợp.
III. SỰ NHIỄU XẠ CỦA SÓNG. Là hiện tượng sóng khi gặp vật cản thì đi lệch khỏi phương truyền thẳng của sóng và đi vòng qua vật cản.
IV. PHẢN XẠ SÓNG - SÓNG DỪNG.
1. Sự phản xạ của sóng.
a) Sự phản xạ của sóng trên vật cản cố định. Khi phản xạ trên vật cản cố định, sóng phản xạ luôn luôn ngược pha với sóng tới ở điểm phản xạ.
b) Phản xạ của sóng trên vật cản tự do. Khi phản xạ trên vật cản tự do, sóng phản xạ luôn luôn cùng pha với sóng tới ở điểm phản xạ.
2. Sóng dừng. Là sóng mà có những điểm nút và những điểm bụng cố định trong không gian. Đó là kết quả của sự giao thoa sóng gồm sóng tới và sóng phản xạ trên cùng một phương truyền sóng.
- Các điểm nút là những điểm luôn luôn đứng yên. Các điểm bụng là những điểm luôn luôn dao động với biên độ cực đại. 
- Các nút và bụng xen kẻ, cách đều nhau.





- Khoảng cách giữa hai nút sóng (hoặc hai bụng sóng) liên tiếp bằng nửa bước sóng ( ).
-  Khoảng cách giữa một nút sóng và một bụng sóng liên tiếp bằng một phần tư bước sóng ( ).
- Vị trí các nút: cách đầu cố định những khoảng bằng một số nguyên lần nửa bước sóng dk = k    ( k Є Z )
- Vị trí các bụng: cách dầu cố định những khoảng bằng một số bán nguyên lần nửa bước sóng (hoặc bằng một số lẻ lần một phần tư bước sóng)
dk = (k + )  = (2k + 1)    ( k Є Z )
   Cả hai biểu thức trên ta đều có điều kiện :  0 ≤ dk ≤ l .
a) Sóng dừng trên một sợi dây có hai đầu cố định.
- Hai đầu cố định là hai nút.
- Điều kiện để có sóng dừng trên sợi dây hai đầu cố định : chiều dài của sợi dây phải bằng một số nguyên lần nửa bước sóng.     ( k Є Z ).
Chú ý : k là số bụng quán sát được.
b) Sóng dừng trên một sợi dây có một đầu cố định, một đầu tự do.
   ( k Є Z ).Chú ý : (k + 1) là số bụng quan sát được.
3. Ứng dụng của hiện tượng sóng dừng. Để xác định vận tốc truyền sóng trên dây  
                Dạng bài tập:                      
Đầu bài cho   f1 ≤ f ≤ f2   hoặc             v1 ≤ v ≤ v2
                                     - Nếu hai điểm cùng pha: v.k = df
- Nếu hai điểm ngược pha: v.(2k+1) = 2df
- Nếu hai điểm vuông pha: v.(2k+1) = 4df
Phương pháp: rút v hoặc f ra rồi thế vào  f1 ≤ f ≤ f2   hoặc     v1 ≤ v ≤ v2  để tìm giá trị k thuộc Z
V. SÓNG ÂM. 
1. Định nghĩa sóng âm. Sóng âm là những sóng cơ lan truyền trong các môi trường khí, lỏng, rắn.
- Trong chất khí, lỏng thì sóng âm là sóng dọc. Còn trong chất rắn, sóng âm gồm cả sóng ngang và sóng dọc.
2. Âm nghe được, hạ âm, siêu âm.
Âm nghe được (hay âm thanh) : là những sóng âm có tần số âm nằm trong khoảng từ 16 Hz đến 20 000 Hz.
Hạ âm : là những sóng âm có tần số âm dưới 16 Hz.
Siêu âm : là những sóng âm có tần số âm trên 20 000 Hz.
- Tai người không nghe được hạ âm và siêu âm.
- Một số loài vật có thể nghe được hạ âm ( như voi, chim bồ câu, cá voi, …) và siêu âm (như dơi, chó, cá heo, dế, …).
- Cảm giác về âm phụ thuộc vào nguồn âm và tai người nghe.
3. Sự truyền âm. 
Môi trường truyền âm.
+ Sóng âm truyền được trong các môi trường khí, lỏng, rắn. Nhưng sóng âm không truyền được trong chân không.
+ Âm hầu như không truyền được qua các chất xốp như bông, len … vì tính đàn hồi của chúng kém. Những chất đó được gọi là chất cách âm.
+ Tốc độ truyền âm phụ thuộc tính đàn hồi và mật độ của môi trường : tốc độ truyền âm trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng, và trong chất lỏng lớn hơn trong chất khí. 
+ Tốc độ truyền âm cũng thay đổi theo nhiệt độ.
4. Nhạc âm và tạp âm.
Nhạc âm : là những âm do các nhạc cụ phát ra, cho cảm giác nghe êm ái, dễ chịu và đồ thị dao động của chúng có đặc điểm chung là những đường cong tuần hoàn có tần số xác định.
Tạp âm : là những âm cho cảm giác nghe chối tai, gây cảm giác khó chịu và đồ thị của chúng là những đường cong không tuần hoàn, không có tần số xác định.
VI. CÁC ĐẶC TRƯNG VẬT LÍ CỦA ÂM.
1. Tần số âm : bằng tần số dao động f của nguồn âm (hay là tần số của sóng âm). 
Tần số âm là một trong những đặc trưng vật lí quan trọng nhất của âm.
2. Cường độ âm và mức cường độ âm.
a) Cường độ âm I tại một điểm : là đại lượng đo bằng lượng năng lượng mà sóng âm tải qua một đơn vị diện tích đặt tại điểm đó, vuông góc với phương truyền sóng trong một đơn vị thời gian.
  Đơn vị cường độ âm là W/m2.
b) Mức cường độ âm L : đo bằng đơn vị ben (kí hiệu B), được định nghĩa bằng công thức :    L(B) = lg .
+ I0 là cường độ âm chuẩn của âm rất nhỏ mà tai ta vừa đủ nghe được, âm này có tần số f = 1 000 Hz.;  I0 = 10-12 W/m2.
1 dB = 0,1 B.
 Cường độ âm I :  1. Cường độ âm:  , cường độ âm tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách (bán kính)  
    Với W (J), P (W) là năng lượng, công suất phát âm của nguồn
           S (m2) là diện tích mặt vuông góc với phương truyền âm (với sóng cầu thì S là diện tích mặt cầu S=4πR2)
Công thức tính mức cường độ âm theo đơn vị đêxiben là :  L(dB) = 10.lg .
- Chú ý : Khi cường độ âm tăng lên 10n lần thì mức cường độ âm cộng thêm 10n dB.
3. * Tần số do đàn phát ra (hai đầu dây cố định  hai đầu là nút sóng)
       Ứng với k = 1   âm phát ra âm cơ bản có tần số  
          k = 2,3,4… có các hoạ âm bậc 2 (tần số 2f1), bậc 3 (tần số 3f1)…
   * Tần số do ống sáo phát ra (một đầu bịt kín, một đầu để hở  một đầu là nút sóng, một đầu là bụng sóng)
   Ứng với k = 0   âm phát ra âm cơ bản có tần số  
           k = 1,2,3… có các hoạ âm bậc 3 (tần số 3f1), bậc 5 (tần số 5f1)…
- Tai người cảm thụ được âm : 0dB đến 130dB
4. Đồ thị dao động của âm.
- Sóng âm do một nhạc cụ phát ra là sóng tổng hợp của nhiều sóng âm được phát ra cùng một lúc. Các sóng này có tần số là f0, 2f0, 3f0, … và có các biên độ A1, A2, A3, … rất khác nhau.
+ Âm có tần số f0 gọi là họa âm cơ bản (hay họa âm thứ nhất), các âm có tần số 2f0, 3f0, … gọi là các họa âm thứ hai, họa âm thứ ba, …
VII. ĐẶC TRƯNG SINH LÍ CỦA ÂM.
1. Độ cao của âm. Là đặc trưng sinh lí gắn liền với đặc trưng vật lí tần số âm.
- Âm càng cao thì tần số càng lớn.
- Độ cao của âm không phụ thuộc vào cường độ âm.
- Chú ý rằng, tần số 880 Hz chẳng hạn, thì gấp đôi tần số 440 Hz, nhưng không thể nói âm có tần số 880 Hz cao gấp đôi âm có tần số 440 Hz được.
2. Độ to của âm. Là đặc trưng sinh lí của âm gắn liền với đặc trưng vật lí mức cường độ âm.
- Âm có cường độ càng lớn thì nghe càng to. Nhưng cảm giác về độ to của âm lại không tăng theo cường độ âm, mà tăng theo mức cường độ âm.
- Cảm giác nghe âm “to” hay “nhỏ” không những phụ thuộc vào cường độ âm, mà còn phụ thuộc vào tần số của âm. Với cùng một cường độ âm, tai ta nghe được âm có tần số cao “to” hơn âm có tần số thấp. (Phát thanh viên nữ nghe rõ hơn phát thanh viên nam)
Ngưỡng nghe : là giá trị cực tiểu của mức cường độ âm mà còn gây cho tai ta có cảm giác về âm.
Ngưỡng đau : lả giá trị cực đại của mức cường độ âm mà tai ta còn có thể chịu đựng được (tai ta cảm giác nhức nhối, đau đớn).
*Miền nghe được : là mức cường độ âm giới hạn từ ngưỡng nghe đến ngưỡng đau.
3. Âm sắc. Là đặc trưng sinh lí của âm gắn liền với đặc trưng vật lí đồ thị dao động âm. 
- Âm sắc là đặc trưng sinh lí của âm giúp ta nhận biết âm do các nguồn khác nhau phát ra : Hai nhạc cụ khác nhau có thể phát ra cùng một âm có cùng độ cao (cùng tần số), nhưng chúng có đồ thị dao động khác nhau, nên có âm sắc khác nhau, khi nghe ta dễ dàng phân biệt được hai âm này.
- Âm sắc (đồ thị dao động của âm) phụ thuộc vào số các họa âm và cường độ của các họa âm.
 
 
1. Nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ.
2. Suất điện động xoay chiều. 
Một khung dây dẫn phẳng gồm N vòng, tiết diện S, quay đều với tốc độ góc ω quanh một trục cố định xx/ trong một từ trường đều   có phương vuông góc với trục xx/. 
 Từ thông gửi qua khung dây là : Φ = NBScosα = NBScosωt  (Wb).
  Từ thông cực đại : Φ0 = NBS.Suất điện động cảm ứng   (V).
Như vậy, suất điện động cảm ứng e trong khung biến thiên điều hòa với tần số góc ω. Và có :+ suất điện động cực đại : E0 = NBSω  (V).+ suất điện động hiệu dụngE =    
Chú ý: Căn cứ vào công thức E0 = NBSω = NBS.2πf = NBS.2π.pn , suy ra suất điện động của máy phát điện xoay chiều phụ thuộc vào :
+ số vòng dây N của phần ứng.       + cảm ứng từ B của từ trường.
+ diện tích một vòng dây S của phần ứng.
+ số cặp cực p của nam châm (phần cảm).     + tốc độ quay n của rôto.
3. Điện áp xoay chiều và dòng điện xoay chiều.
Điện áp hai đầu mạch ngoài : u = U0cos(ωt + φu)  (V).
Trong đó: u là điện áp tức thời ở thời điểm t ; U0 là điện áp cực đại ;
 φu là pha ban đầu của điện áp.
Dòng điện xoay chiều : i = I0cos(ωt + φi)  (A).
Trong đó: i là cường độ dòng điện tức thời ở thời điểm t ; I0 là cường độ dòng điện cực đại ; φi là pha ban đầu của điện áp.
Độ lệch pha giữa điện áp u và cường độ dòng điện i là :  
+ Nếu φ > 0 : u sớm pha hơn i một góc φ.
+ Nếu φ < 0 : u trễ pha hơn i một góc φ.
+ Nếu φ = 0 : u đồng pha (cùng pha) so với i.
4. Giá trị hiệu dụng.
Cường độ dòng điện hiệu dụng :   .       Điện áp hiệu dụng :   .

Tổng quát : Giá trị hiệu dụng =                            .
Chú ý :  + Dùng ampe kế nhiệt để đo dòng điện xoay chiều. Và dùng vôn kế nhiệt để đo điện áp xoay chiều.+ Số chỉ trên các dụng cụ đo điện trong mạch xoay chiều đều cho biết giá trị hiệu dụng của đại lượng đo.
 
1. Mạch điện chỉ chứa điện trở thuần R.
Định luật Ôm :      hay    .
Độ lệch pha giữa u và i : φ = φu - φi = 0
   Điện áp u và dòng điện i trong đoạn mạch chỉ chứa R đồng pha.
2. Mạch điện chỉ chứa cuộn cảm thuần L.
Cảm kháng : ZL = ωL.
Định luật Ôm :     hay    .
Độ lệch pha giữa u và i : φ = φu - φi =  .
  Điện áp u sớm pha   so với dòng điện i trong đoạn mạch chỉ chứa cuộn cảm thuần L.
3. Mạch điện chỉ chứa tụ điện C.
Dung kháng : ZC =  .

Định luật Ôm :     hay    .
Độ lệch pha giữa u và i : φ = φu - φi = - .
   Điện áp u trễ pha   so với dòng điện i trong đoạn mạch chỉ chứa tụ điện C.
 
1. Mạch điện RLC mắc nối tiếp.
Tổng trở : Z =  .
Định luật Ôm :     hay    .
Độ lệch pha giữa u và i : φ = φu - φi .  
Với :   tanφ =  .
+ Nếu UL > UC (hay ZL > ZC) : φ > 0     Điện áp u sớm pha φ so với dòng điện i trong đoạn mạch RLC mắc nối tiếp.
+ Nếu UL < UC (hay ZL < ZC) : φ < 0     Điện áp u trễ pha   so với dòng điện i trong đoạn mạch RLC mắc nối tiếp.
+ Nếu UL = UC (hay ZL = ZC) : φ = 0     Cộng hưởng điện.
Điện áp hiệu dụng hai đầu đoạn mạch : 
      .
Lưu ý: khi tính  tan  mà có dạng:
      + nếu Tử số > 0 ta chọn  
      + nếu Tử số <  0 ta chọn  
 -Công thức độc lập:           

2. Hiện tượng cộng hưởng điện. 
ZL = ZC  hay  ωL =    hay  ω =  .
Tổng trở của đoạn mạch đạt giá trị cực tiểu : Zmin = R.
Cường độ hiệu dụng trong mạch đạt giá trị cực đại : Imax =  .
Điện áp giữa hai đầu tụ điện và cuộn cảm có biên độ bằng nhau, nhưng ngược pha (nên triệt tiêu lân nhau).
Điện áp hai đầu điện trở R bằng điện áp hai đầu đoạn mạch : uR = u.
Cường độ dòng điện biến đổi đồng pha với điện áp hai đầu đoạn mạch : 
∆φ = φu - φi = 0.
Công suất của mạch đạt giá trị cực đại : Pmax = R =  .
 
1. Công suất của dòng điện xoay chiều.    
φ = φu - φi : độ lệch pha giữa điện áp hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện trong mạch.
Ghi nhớ:   + Trong đoạn mạch RLC nối tiếp, cuộn cảm thuần L và tụ điện C không tiêu thụ điện năng, điện năng chỉ tiêu thụ trên điện trở R. 
+ Vậy, công suất tiêu thụ điện trên đoạn mạch RLC nối tiếp bằng công suất tỏa nhiệt trên R : P = RI2
+ Nhiệt lượng tỏa ra trên điện trở R là : Q = Pt = RI2t.
- Công suất tiêu thụ còn được tính theo công thức : P =  .  
2. Hệ số công suất.   
Hệ số công suất phụ thuộc vào các giá trị của R, L, C của đoạn mạch và tần số ω của dòng điện.
Hệ số công suất cosφ có giá trị từ 0 đến 1.
+ Hệ số công suất đạt giá trị cực đại : cosφ = 1     φ = 0  .  Suy ra :
* mạch xảy ra cộng hưởng. * hoặc : đoạn mạch chỉ có điện trở thuần R. 
+ Hệ số công suất đạt giá trị cực tiểu : cosφ = 0       φ = ±      điện trở của đoạn mạch bằng 0.
3. Thay đổi một đại lượng điện để công suất trong mạch đạt cực đại.
a) Thay đổi điện trở R để công suất trong mạch đạt cực đại.
        Vậy,   
Khi điện trở có hai giá trị  R = R1 hoặc R = R2 mà công suất không đổi (có cùng giá trị). Ta có                      
                      
  Để giá trị R để công suất cả mạch đạt cực đại là: 
 còn công suất cực đại là:    

b) Thay đổi một trong các đại lượng : L hoặc C hoặc f  để công suất trong mạch đạt cực đại.
  Trong mạch xảy ra cộng hưởng điện
Khi đó  .
4. Thay đổi L để (UL)max. Khi đó ta có điều kiện  . (UL)max = I.ZL
5. Thay đổi C để (UC)max. Khi đó ta có điều kiện  . (UC)max = I.ZC
Với  = 1 hoặc  = 2 mà (Cường độ dòng điện đạt cực đại là IMax hoặc P đạt cực đại là PMax  hoặc UR đạt cực đại là URmax )  hoặc ( I  ; P ; UR có cùng một giá trị) thì  giá trị   cần tìm thỏa mãn:         tần số  
 
1. Máy phát điện xoay chiều một pha.
a) Cấu tạo. Có hai bộ phận chính : 
Phần cảm : là nam châm điện hay nam châm vĩnh cửu. Là bộ phận tạo ra từ trường
Phần ứng : là những cuộn dây. Là bộ phận mà trong đó xuất hiện xuất điện động cảm ứng khí máy hoạt động.
Một trong hai phần đó được đặt cố định, phần còn lại quay quanh một trục cố định. Phần cố định gọi là stato, phần quay gọi là rôto.
b) Hoạt động. 
Nếu phần ứng quay, phần cảm cố định : Stato là nam châm đặt cố định, rôto là khung dây quay quanh một trục trong từ trường của stato.  Để dẫn dòng điện ra mạch ngoài, người ta dùng BỘ GÓP ĐIỆN (gồm 2 vành khuyên và 2 thanh quét, mỗi thanh quét tì lên một vành khuyên). 
Nếu phần cảm quay, phần ứng cố định : rôto là nam châm , stato là nhiều cuộn dây có lõi sắt, xếp thành một vòng tròn.
   Đối với loại máy phát điện một pha này, KHÔNG cần bộ góp điện để đưa điện ra mạch ngoài.
***  Máy phát điện có p cặp cực, quay với tốc độ góc n vòng/giây thì tần số dòng điện là : f = pn.
+ Lõi thép gồm nhiều lá thép mỏng ghép cách điện với nhau để giảm hao phí do dòng Phu – cô.
2. Máy phát điện xoay chiều ba pha.
 a) Cấu tạo. Gồm hai bộ phận chính :
Rôto luôn là phần cảm (tạo ra từ trường) : là một nam châm điện.
Stato luôn là phần ứng : là 3 cuộn dây riêng rẽ, hoàn toàn giống nhau, quấn trên ba lõi sắt đặt lệch nhau 1200 trên một vòng tròn.
b) Hoạt động. Do đó, suất điện động xoay chiều trong ba cuộn dây lệch nhau   chu kì về thời gian, hoặc lệch nhau 1200 ( ) về pha. Nhưng có cùng biên độ và cùng tần số.
Chú ý: Máy phát điện xoay chiều ba pha KHÔNG cần bộ góp điện để đưa điện ra mạch ngoài.




3.  Động cơ không  đồng bộ ba pha.















 
1. Máy biến áp.
a) Định nghĩa. Là thiết bị dùng để thay đổi hiệu điện thế xoay chiều (và thay đổi cả dòng điện xoay chiều) mà không thay đổi tần số của nó.
b) Cấu tạo. 
Lõi thép : làm từ nhiều lá thép mỏng (lá thép kĩ thuật điện) hình khung rỗng ghép cách điện với nhau (để giảm hao phí điện năng do dòng điện Fu-cô). 
Hai cuộn dây  Cuộn dây nối với nguồn điện xoay chiều gọi là cuộn sơ cấp. Cuộn dây nối với tải tiêu thụ điện gọi là cuộn thứ cấp.
c) Hoạt động. Dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ.
Gọi :
N1 là số vòng dây cuộn sơ cấp.
N2 là số vòng dây cuộn thứ cấp.
U1 là điện áp giữa 2 đầu cuộn sơ cấp.
U2 là điện áp giữa 2 đầu cuộn thứ cấp.- Bỏ qua điện trở dây quấn, ta có:            Nếu N2 > N1 : máy tăng áp.       Nếu N2 < N1 : máy hạ áp.
 .- Hiệu suất máy biến áp:  .P1: công suất đưa vào cuộn sơ cấp.P2: công suất lấy ra ở cuộn thứ cấp.
2. Truyền tải điện năng đi xa.
Nguyên nhân điện năng bị tiêu hao trên đường dây truyền tải là tỏa nhiệt trên dây.
Thì công suất hao phí trên đường dây truyền tải :  .
Hiệu suất :                









 
I. MẠCH DAO ĐỘNG:
1. Mạch dao động là một mạch kín gồm một tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp với một cuộn cảm có độ tự cảm L.
2. Mạch dao động lí tưởng là mạch dao động có điện trở của mạch bằng không và mạch không bức xạ sóng điện từ.
3. Định luật biến thiên điện tích, cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong mạch dao động lí tưởng.
- Sự biến thiên điện tích của một bản tụ điện: q = q0cos(ωt + ϕ).
- Sự biến thiên cường độ dòng điện trong mạch: i = -I0sin(ωt + ϕ) = I0cos(ωt + ϕ +  ). 
 



- Sự biến thiên hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện: u = U0cos(ωt + ϕ). (Với  )
q0 : điện tích cực đại trên một bản tụ điện (đơn vị C).
I0 : cường độ dòng điện cực đại trong mạch (đơn vị A).
U0 : hiệu điện thế cực đại giữa hai bản tụ điện (đơn vị V).
 : tần số góc riêng của mạch dao động LC (đơn vị rad/s).
 : chu kì riêng của mạch dao động LC (đơn vị s).
 : tần số riêng của mạch dao động LC (đơn vị Hz).
Nhận xét: i nhanh pha   so với q, và so với u. Và q cùng pha với u.
Chú ý:
Nếu mạch có (C1 // C2) nt L thì  
Nếu mạch có (C1 nt C2)nt L thì  
Nếu mạch có (L1 // L2) nt C thì   
Nếu mạch có (L1 nt L2) nt C thì   
4. Biểu thức độc lập với thời gian.
 
5. Định nghĩa dao động điện từ tự do: là sự biến thiên điều hòa theo thời gian của điện tích q của một bản tụ điện và cường độ dòng điện i ( hoặc của cường độ điện trường   và cảm ứng từ  ) trong mạch dao động.
6. Năng lượng điện từ trong mạch dao động lí tưởng.
- Năng lượng điện trường tập trung ở tụ điện.
 
- Năng lượng từ trường tập trung ở cuộn cảm.
 
- Năng lượng điện từ trong mạch dao động là tổng năng lượng điện trường và năng lượng từ trường của mạch.
 
Nhận xét: 
Năng lượng trong mạch dao động gồm năng lượng điện trường tập trung ở tụ điện và năng lượng từ trường tập trung ở cuộn cảm.
Mạch dao động có tần số góc , tần số f và chu kỳ T thì năng lượng điện trường và năng lượng từ trường cùng biến thiên tuần hoàn với tần số góc 2, tần số 2f và chu kỳ  .
Tại mọi thời điểm, tổng năng lượng điện trường và năng lượng từ trường luôn luôn không đổi. Nói cách khác, năng lượng điện từ trường của mạch dao động luôn bảo toàn.
Năng lượng điện trường cực đại = năng lượng từ trường cực đại = năng lượng điện từ trường.
  (Lưu ý thêm rằng  )
7. Công suất trong mạch dao động:  









 
 
1. Thí nghiệm
- Cho chùm áng sáng mặt trời đi qua lăng kính thủy tinh, chùm sáng sau khi qua lăng kính bị lệch về phía đáy, đồng thời bị tách ra thành một dãy màu liên tục có 7 màu chính: đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím.
- Sự phân tách một chùm sáng phức tạp thành các chùm sáng đơn sắc gọi là sự tán sắc ánh sáng.
2. Ánh sáng đơn sắc : ánh sáng có một màu nhất định và không bị tán sắc khi qua lăng kính gọi là ánh sáng đơn sắc.
* Chú ý: Mỗi ánh sáng đơn sắc có một tần số xác định (trong một môi trường nhất định thì mỗi ánh sáng đơn sắc có một bước sóng xác định)
II. GIẢI THÍCH HIỆN TƯỢNG TÁN SẮC
- Chiết suất của thủy tinh đối với các ánh sáng đơn sắc khác nhau thì khác nhau. Chiết suất có giá trị nhỏ nhất đối với ánh sáng đỏ và tăng dần khi chuyển sang màu da cam, màu vàng,…và có giá trị lớn nhất đối với ánh sáng tím. Đặc điểm này là chung cho mọi chất trong suốt ( )
III. ỨNG DỤNG 
   Hiện tượng tán sắc giúp ta giải thích được một số hiện tượng như cầu vồng, ứng dụng trong máy quang phổ…
- Bước sóng và màu sắc ánh sáng: 
Màu ánh sáng Khoảng bước sóng λ(μm)
(trong chân không hoặc không khí)
Đỏ
Da cam
Vàng
Lục
Lam
Chàm
Tím 0,640 ÷ 0,760
0,590 ÷ 0,650
0,570 ÷ 0,600
0,500 ÷ 0,575
0,450 ÷ 0,510
0,430 ÷ 0,460
0,380 ÷ 0,440

- Trong chân không (hoặc không khí), bước sóng của ánh sáng đơn sắc :   , với c là vận tốc sóng điện từ hay vận tốc ánh sáng trong chân không, và c = 3.108 m/s ; f là tần số ánh sáng.
Trong môi trường có chiết suất n, bước sóng của ánh sáng đơn sắc là   , với v là vận tốc ánh sáng trong môi trường chiết suất n đó.
 
1. Hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng: là hiện tượng ánh sáng không tuân theo định luật truyền thẳng, quan sát được khi ánh sáng truyền qua lỗ nhỏ hoặc gần mép những vật trong suốt hoặc không trong suốt.
Hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng được ứng dụng trong máy quang phổ cách tử để phân tích một chùm ánh sáng đa sắc thành các thành phần đơn sắc.
2. Giao thoa ánh sáng là sự tổng hợp của hai sóng ánh sáng kết hợp.
Hai sóng ánh sáng kết hợp do hai nguồn sáng kết hợp phát ra.
Hai sóng ánh sáng kết hợp là hai sóng ánh sáng có cùng phương dao động, cùng tần số (cùng màu sắc), và có độ lệch pha không đổi theo thời gian.
3. Các hiện tượng tán sắc ánh sáng, nhiễu xạ ánh sáng, giao thoa ánh sáng ... là những bằng chứng thực nghiệm quan trọng khẳng định ánh sáng có tính chất sóng.
4. Thí nghiệm young (y-âng) về giao thoa ánh sáng. 
4.1. Giao thoa với ánh sáng đơn sắc.
- S1, S2 : gọi là hai khe Y-âng. Và S1S2 = a : khoảng cách hai khe Y-âng.
-  OI = D: khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát.
- S1A = d1 ; S2A = d2
  - x = OA : khoảng cách từ vân sáng trung tâm đến điểm A đang xét.
a) Hiệu đường đi  
b) Vị trí các vân sáng trong vùng giao thoa.
  (k nguyên)
k = 0 : vân sáng trung tâm (tại vị trí điểm O).
k =   1 : vân sáng bậc 1 (ở hai bên vân trung tâm).
k =   2 : vân sáng bậc 2 (ở hai bên vân trung tâm) . . . . 
c) Vị trí các vân tối trong vùng giao thoa.
  (k nguyên)
Vân tối thú nhất (tính từ vân sáng trung tâm): ứng với k = 0 (theo nữa phần +), hoặc k = - 1 (theo nữa phần -).
Vân tối thứ hai : ứng với k = 1 (theo nữa phần +), hoặc k = -2 (theo nữa phần -).
Vân tối thứ ba : ứng với k = 2 (theo nữa phần +), hoặc k = -3 (theo nữa phần -) . . . .   
d) Lưu ý: Trong vùng giao thoa, số vân sáng luôn là số lẻ, số vân tối luôn là số chẵn.
e) Khoảng vân: kí hiệu i, là khoảng cách giữa hai vân sáng hoặc hai vân tối liền kề.
    Suy ra bước sóng   Từ biểu thức này, người ta ứng dụng hiện tượng giao thoa để đo bước sóng ánh sáng ( bằng cách đo i, D, a rồi suy ra bước sóng λ ).
Vị trí các vân sáng được viết lại là:    (k nguyên).
Vị trí các vân tối được viết lại là:    (k nguyên).
4.2. Giao thoa với ánh sáng trắng. Ánh sáng trắng là tập hợp của vô số ánh sáng đơn sắc có màu biến thiên liên tục từ tím đến đỏ và có bước sóng biến thiên liên tục từ 0,38 μm đến 0,76 μm.
* Xác định số vân sáng, vân tối trong vùng giao thoa (trường giao thoa) có bề rộng L:                                        + Số vân sáng (là số lẻ):   + Số vân tối (là số chẵn):  
   Trong đó [x] là phần nguyên của x. Ví dụ: [6] = 6; [5,05] = 5; [7,99] = 7
* Xác định khoảng vân i trong khoảng có bề rộng L. Biết trong khoảng L có n vân sáng.
   + Nếu 2 đầu là hai vân sáng thì:       + Nếu 2 đầu là hai vân tối thì:  
   + Nếu một đầu là vân sáng còn một đầu là vân tối thì:   
* Xác định độ rộng quang phổ bậc n     
Dạng bài tập:  Xác định vị trí có màu cùng màu với vân sáng trung tâm (hoặc khoảng cách ngắn nhất giữa các vân sáng có màu cùng màu với vân sáng trung tâm )hoặc khoảng cách nhắn nhất giữa các vân sáng trùng nhau.
Phương pháp:      
xs1 = xs2             k1λ1 = k2λ2
                                 k1i1 = k2i2  ak1 = bk2 (với a ; b là số nguyên tối giản)
                                => vị trí cần tìm : x = ai2 =  bi1
Ví dụ 1: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng của I-âng. Hai khe hẹp cách nhau 1mm, khoảng cách từ màn quan sát đến màn chứa hai khe hẹp là 1,25m. Ánh sáng dùng trong thí nghiệm gồm hai ánh sáng đơn sắc có bước sóng 
λ1 = 0,64μm và λ2 = 0,48μm. Khoảng cách từ vân sáng trung tâm đến vân sáng cùng màu với nó và gần nó nhất là:
A. 3,6mm.                      B. 4,8mm. C. 1,2mm.          D. 2,4mm.
Giải: 
a = 10-3m
D = 1,25m
λ1 = 0,64μm 
λ2 = 0,48μmΔx = ?
Ví dụ 2: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng bằng khe young. khoảng cách giữa 2 khe kết hợp là a = 1 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là D = 50cm. ánh sáng sử dụng gồm 4 bức xạ có bước sóng : λ1 = 0,64μm , 
λ2 = 0,6μm , λ3 = 0,54μm.  λ4 = 0,48μm . Khoảng cách ngắn nhất giữa hai vân cùng màu với vân sáng trung tâm là?
A. 4,8mm        B. 4,32 mm                        C. 0,864 cm    D. 4,32cm
Giải: 
a = 10-3m
D = 0,5m
λ1 = 0,64μm 
λ2 = 0,6μm
λ3 =0,54μm,  λ4 = 0,48μm ; Δx = ?
Dạng bài tập: Xác định số vân sáng trong khoảng giữa 2 hoặc 3 vân sáng liên tiếp có màu giống với VSTT.
      Phương pháp: 
      Bước 1: Tính k1→ k4 như trong yêu cầu 1
      Bước 2: Xác định các vị trí trùng nhau cho từng cặp bức xạ.  (Bước này khá phức tạp)           Nguyên tắc lập tỉ số từng cặp:
                                                       
                Các cặp tỉ số được nhân đôi liên tục cho đến khi đạt giá trị k1→ k4 đã tính trên.
- Có bao nhiêu lần nhân đôi thì trong khoảng giữa có bấy nhiêu vị trí trùng nhau cho từng cặp.
                      (Lưu ý: xác định rõ xem đang tính trong khoảng giữa hay trên đoạn )



Ví dụ 1 : Trong thí nghiệm I- âng về giao thoa ánh sáng , hai khe được chiếu đồng thời 3 bức xạ đơn sắc có bước sóng : λ1 = 0,4μm , λ2 = 0,5μm , λ3 = 0,6μm . Trên màn quan sát ta hứng được hệ vân giao thoa , trong khoảng giữa hai vân sáng gần nhau nhất cùng màu với vân sáng trung tâm , ta quan sát được số vân sáng bằng :
A.34        B. 28  C. 26                           D. 27
Giải:  Khi các vân sáng trùng nhau:   k1λ1 =  k2λ2 =  k3λ3  
                                                  k10,4 = k20,5 = k30,6 <=> 4k1 = 5k2 = 6k3  
BSCNN(4,5,6) = 60
=> k1 = 15 ; k2 = 12 ; k3 = 10 Bậc 15 của λ1 trùng bậc 12 của λ2 trùng với bậc 10 của λ3
Trong khoảng giữa phải có:  Tổng số VS tính toán = 14 + 11 + 9 = 34
Ta xẽ lập tỉ số cho tới khi   k1 = 15 ; k2 = 12 ; k3 = 10
  - Với cặp λ1, λ2 :             
      Như vậy:  Trên đoạn từ vân VSTT đến  k1 = 15 ; k2 = 12  thì có tất cả 4 vị trí trùng nhau
Vị trí 1: VSTT   
Vị trí 2:  k1 = 5 ; k2 = 4
Vị trí 3:  k1 = 10 ; k2 = 8
Vị trí 4:  k1 = 15 ; k2 = 12
  - Với cặp λ2, λ3 :             
      Như vậy:  Trên đoạn từ vân VSTT đến  k2 = 12 ; k3 = 10  thì có tất cả 3 vị trí trùng nhau
Vị trí 1: VSTT   
Vị trí 2:  k2 = 6 ; k3 = 5
Vị trí 3:  k2 = 12 ; k3 = 10
- Với cặp λ1, λ3 :             
      Như vậy:  Trên đoạn từ vân VSTT đến  k1 = 15 ; k3 = 10  thì có tất cả 6 vị trí trùng nhau
Vị trí 1: VSTT   
Vị trí 2:  k1 = 3   ;  k3 = 2
Vị trí 3:  k1 = 6   ;  k3 = 4
Vị trí 4:  k1 = 9   ;  k3 = 6
Vị trí 5:  k1 = 12 ;  k3 = 8
Vị trí 6:  k1 = 15 ;  k3 = 10
Vậy tất cả có 2 + 1 +4 =7 vị trí trùng nhau của các bức xạ.
          Số VS quan sát được = Tổng số VS tính toán – Số vị trí trùng nhau       
                                             = 34 – 7 = 27 vân sáng.
 
I. MÁY QUANG PHỔ
  Là dụng cụ dùng để phân tích chùm ánh sáng phức tạp tạo thành những thành phần đơn sắc
  Máy quang phổ gồm có 3 bộ hận chính:
+ Ống chuẩn trực: để tạo ra chùm tia song song
+ Hệ tán sắc (gồm các lăng kính): để tán sắc ánh sáng
+ Buồng tối: để thu ảnh quang phổ
II. QUANG PHỔ PHÁT XẠ.
  Quang phổ phát xạ của một chất là quang phổ của ánh sáng do chất đó phát ra khi được nung nóng đến nhiệt độ cao.
  Quang phổ phát xạ được chia làm hai loại là quang phổ liên tục và quang phổ vạch.
* Quang phổ liên tục: 
 a) Định nghĩa: Quang phổ liên tục là một dãi màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím.
 b) Nguồn phát: 
  -  do các chất rắn, chất lỏng hoặc chất khí có áp suất lớn, phát ra khi bị nung nóng
 c) Đặc điểm: 
   - Quang phổ liên tục gồm một dãi có màu thay đổi một cách liên tục.
   - Quang phổ liên tục không phụ thuộc thành phần cấu tạo nguồn sáng chỉ phụ thuộc nhiệt độ.
d) Ứng dụng: dùng để đo nhiệt độ của các vật có nhiệt độ cao và các thiên thể ở rất xa chúng ta.
* Quang phổ vạch phát xạ:
a) Định nghĩa: Quang phổ vạch phát xạ là một hệ thống những vạch màu riêng lẻ, ngăn cách nhau bởi những khoảng tối.
 b) Nguồn phát:
  - do các chất khí ở áp suất thấp phát ra, khi bị kích thích bằng nhiệt hay bằng điện. 
 c) Đặc điểm:
  - Quang phổ vạch của các nguyên tố khác nhau thì rất khác nhau về số lượng vạch, về vị trí (hay bước sóng) và độ sáng tỉ đối giữa các vạch.
  - Quang phổ vạch của mỗi nguyên tố hóa học thì đặc trưng cho nguyên tố đó.
d) Ứng dụng: dùng để xác định thành phần cấu tạo của nguồn sáng.
III. QUANG PHỔ HẤP THỤ 
 a) Định nghĩa: Quang phổ vạch hấp thụ là các vạch hay đám vạch tối nằm trên nền của một quang phổ liên tục.
 b) Nguồn phát:  do các chất nung nóng ở áp suất thấp đặt trên đường đi của nguồn phát quang phổ liên tục phát ra.
 c) Đặc điểm: Quang phổ hấp thụ của các chất khí chứa các vạch hấp thụ và đặc trưng cho chất khí đó.
 Điều kiện để thu được quang phổ vạch hấp thụ là nhiệt độ của các chất phải nhỏ hơn nhiệt độ của nguồn phát quang phổ liên tục.
d) Ứng dụng: dùng để xác định thành phần cấu tạo của nguồn sáng.
* Chú ý: Chất rắn, chất lỏng, chất khí đều cho được quang phổ hấp thụ. Quang phổ hấp thụ của chất khí chỉ chứa các vạch hấp thụ, còn quang phổ của chất lỏng, chất rắn chứa các đám vạch (đám vạch gồm nhiều vạch hấp thụ nối tiếp với nhau một cách liên tục).
 
1. Tia hồng ngoại.
1.1. Định nghĩa. Tia hồng ngoại là những bức xạ không nhìn thấy, có bước sóng dài hơn bước sóng ánh sáng đỏ (0,76 μm) đến khoảng vài milimét.
1.2 Nguồn phát. Mọi vật, dù ở nhiệt độ thấp, đều phát ra tia hồng ngoại.
Ở nhiệt độ cao, ngoài tia hồng ngoại, vật còn phát ra các bức xạ nhìn thấy.
Nguồn phát tia hồng ngoại thông dụng là lò than, lò điện, đèn điện dây tóc, . . .
(Trong ánh sáng Mặt Trời có khoảng 50% năng lượng thuộc về tia hồng ngoại).
1.3. Bản chất. Tia hồng ngoại có bản chất là sóng điện từ.
1.4. Tính chất, tác dụng. 
Tính chất nổi bậc của tia hồng ngoại là tác dụng nhiệt (vật hấp thụ tia hồng ngoại sẽ nóng lên)
Gây ra một số phản ứng hoá học
Tác dụng lên một số loại phim ảnh đặc biệt (loại phim chụp ảnh ban đêm, . . .)
Tia hồng ngoại có thể biến điệu như sóng điện từ cao tần.
Gây ra hiện tượng quang điện trong, ở một số chất bán dẫn.
1.5. Ứng dụng.
Ứng dụng quan trọng nhất là dùng để sấy khô, sưởi ấm.
Được sử dụng trong các bộ điều khiển từ xa để điều khiển hoạt động của tivi, thiết bị nghe nhìn . . .
Dùng để chụp ảnh bề mặt của Trái Đất từ vệ tinh.
Ứng dụng nhiều trong quân sự: camera hồng ngoại để chụp ảnh, quay phim ban đêm; ống nhòm hồng ngoại để quan sát ban đêm . . . 
2. Tia từ ngoại.
2.1. Định nghĩa. Tia tử ngoại là bức xạ không nhìn thấy có bước sóng ngắn hơn bước sóng ánh sáng tím (0,38 μm) đến cỡ 10-9.
2.2. Nguồn phát. Những vật bị nung nóng đến nhiệt độ cao (trên 2 0000C) đều phát tia tử ngoại.
Nguồn tia tử ngoại phổ biến là đèn hơi thuỷ ngân.
Hồ quang điện có nhiệt độ trên 3 0000C là nguồn phát tia từ ngoại mạnh.
Trong ánh sáng Mặt Trời có khoảng 9% năng lượng thuộc về tia tử ngoại.
2.3. Bản chất. Tia tử ngoại cũng có bản chất là sóng điện từ (nhưng có bước sóng ngắn hơn tia hồng ngoại và ánh sáng khả kiến).
2.4. Tính chất, tác dụng.
Tác dung rất mạnh lên phim ảnh.
Làm ion hoá không khí và một số chất khí khác.
Làm phát quang nhiều chất (như kẽm sunfua, cadimi sunfua).
Gây ra một số phản ứng quang hoá và phản ứng hoá học.
Bị thuỷ tinh, nước . . . hấp thụ rất mạnh.(Tia tử ngoại có bước sóng từ 0,18 μm đến 0,4 μm truyền qua được thạch anh).
Có một số tác dụng sinh lí: huỷ diệt tế bào da, làm da rám nắng, làm hại mắt. diệt khuẩn, diệt nấm mốc, . . .
Có thể gây ra hiện tượng quang điện (ngoài).
2.5. Ứng dụng.
Khả năng làm phát quang được dùng để tìm vết nứt, vết xước trong kĩ thuất chế tạo máy.
Tác dụng sinh học được ứng dụng để khử trùng nước, thực phẩm và dụng cụ y tế; dùng chữa bệnh (như còi xương ...) . . .
 
V. TIA X (TIA RƠN-GHEN).
1. Địng nghĩa. Tia X (Tia Rơn-ghen) là bức xạ có bước sóng từ 10-8 m đến 10-11 m.
2. Bản chất. Tia X có bản chất là sóng điện từ, nhưng có bước sóng ngắn hơn bước sóng tia tử ngoại.
3. Cơ chế tạo ra tia X. Chùm tia catốt (chùm electron có vận tốc lớn) được tăng tốc trong điện trường mạnh, thu được động năng lớn, cho đập vào một miếng kim loại có nguyên tử lượng lớn (như platin hoặc vonfam), làm phát ra một bức xạ không nhìn thấy, có bước sóng rất ngắn, đó là tia X (tia Rơn-ghen). (Nhà bác học Rơn-ghen là người đầu tiên tạo ra được tia X (năm 1895))
4. Tính chất và ứng dụng.
Tính chất nổi bật là khả năng đâm xuyên mạnh. Tia X xuyên qua được những vật thông thường như giấy, vải, gỗ, thậm chí cả kim loại. 
Các kim loại có khối lượng riêng càng lớn thì có thể cản tia X càng mạnh. (Tia X dễ đi xuyên qua tấm nhôm dày vài cm, nhưng lại bị lớp chì dày vài mm chặn lại
* Nhờ khả năng đâm xuyên mạnh mà tia X 
+ được dùng nhiều nhất trong y học : để chiếu điện, chụp điện (vì nó bị xương và các chỗ tổn thương trong cơ thể cản mạnh hơn da thịt) ; để chẩn đoán bệnh hoặc tìm chỗ xương gãy, mảnh kim loại trong người . . . ; để chữa bệnh (như ung thư). 
+ được dùng trong công nghiệp, để kiểm tra các lỗ hổng khuyết tật nằm bên trong các sản phẩm đúc ; nghiên cứu cấu trúc vật rắn ; tìm các vết nứt, các bọt khí bên trong các vật bằng kim loại ; kiểm tra hành lí của hành khách đi máy bay . . .
Có tác dụng rất mạnh lên kính ảnh. Nên nó được dùng để chụp điện.
Có khả năng ion hóa không khí và các chất khí khác. 
Có tác dụng làm phát quang nhiều chất. Nên được ứng dụng để quan sát màn hình trong việc chiếu điện 
Có thể gây ra hiện tượng quang điện ở hầu hết các kim loại.
Có tác dụng sinh lí mạnh: hủy diệt tế bào, diệt vi khuẩn, . . 
IV. TỔNG QUÁT VỀ SÓNG ĐIỆN TỪ. THANG SÓNG ĐIỆN TỪ.
1. Các sóng vô tuyến, tia hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy, tia tử ngoại, tia X, và tia gamma đều có cùng bản chất là sóng điện từ. Chúng đều không mang điện nên không bị lệch đường đi trong điện trường và từ trường. Chúng đều là sóng ngang.
2. Điểm khác cơ bản của chúng là chúng có tần số (bước sóng) khác nhau, nên chúng có những tính chất rất khác nhau (có thể nhìn thấy hoặc không, có khả năng đâm xuyên khác nhau, cách phát khác nhau). 
* Các tia có bước sóng càng ngắn (tia gamma, tia Rơn-ghen) có tính đâm xuyên càng mạnh, dễ tác dụng lên tấm ảnh, dễ làm phát quang các chất và dễ ion hóa không khí.
* Các tia có bước sóng càng dài, ta càng dễ quan sát hiện tượng giao thoa của chúng.
Giữa các vùng tia không có ranh giới rõ rệt.  
      3. Thang sóng điện từ theo thứ tự bước sóng giảm dần, hay theo thứ tự tần số tăng dần:  
Miền sóng điện từ Bước sóng λ(m) Tần số f(Hz)
Sóng vô tuyến điện 3.104 ÷ 10-4 104 ÷ 3.1012
Tia hồng ngoại 10-3 ÷ 0,76.10-6 3.1011 ÷ 4.1014
Ánh sáng nhìn thấy 0,76.10-6 ÷ 0,38.10-6 4.1014 ÷ 8.1014
Tia từ ngoại 0,38.10-6 ÷ 10-9 8.1014 ÷ 3.1017
Tia X 10-8 ÷ 10-11 3.1016 ÷ 3.1019
Tia gamma Dưới 10-11 Trên 3.1019

 
A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT:
I. HIỆN TƯỢNG QUANG ĐIỆN. (Hiện tượng quang điện ngoài)
1. Định nghĩa hiện tượng quang điện (ngoài). Là hiện tượng ánh sáng làm bật các electron ra khỏi bề mặt kim loại.
2. Định luật về giới hạn quang điện. 
Hiện tượng quang điện chỉ xảy ra khi ánh sáng kích thích chiếu vào kim loại có bước sóng nhỏ hơn hoặc bằng bước sóng λ0. λ0 được gọi là giới hạn quang điện của kim loại đó:  .
(Các kim loại khác nhau có giới hạn quang điện λ0 khác nhau).
3. Muốn cho dòng quang điện triệt tiêu hòa toàn (các electron quang điện bức ra khỏi kim loại làm catốt không đến được anốt) thì phải đặt giữa anốt và catốt (của tế bào quang điện) một hiện điện thế âm -Uh nào đó. Uh được gọi là hiệu điện thế hãm. 
* Giá trị của hiệu điện thế hãm Uh ứng với mỗi kim loại dùng làm catốt hoàn toàn không phụ thuộc vào cường độ của chùm sáng kích thích mà chỉ phụ thuộc vào bước sóng của chùm sáng kích thích đó.
* Giữa động năng ban đầu cực đại của quang electron và độ lớn của hiệu điện thế hãm có hệ thức
 
Với e = 1,6.10-19 C; m = 9,1.10-31 kg: là điện tích và khối lượng của electron.
II. THUYẾT LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG.
1. Giả thuyết  Plăng. 
Lượng năng lượng mà mỗi lần một nguyên tử hay phân tử hấp thụ hay phát xạ có giá trị hoàn toàn xác định, gọi là lượng tử năng lượng. Lượng tử năng lượng, kí hiệu ε, có giá trị bằng:              ε = hf.
( f là tần số ánh sáng bị hấp thụ hoặc được phát xạ; 
h = 6,625.10-34 J.s : gọi là hằng số Plăng).
2. Thuyết lượng tử ánh sáng (Thuyết phôtôn).
* Năm 1905, Albert Einstein (An-be Anh-xtanh) phát triển giả thuyết của Plăng, và đề xuất ra thuyết lượng tử ánh sáng (hay thuyết phôtôn) có nội dung cơ bản sau đây:
Chùm ánh sáng là một chùm các phôtôn (các lượng tử ánh sáng). Mỗi phôtôn có năng lượng xác định ε = hf, chỉ phụ thuộc vào tần số f của sóng ánh sáng đơn sắc tương ứng, mà không phụ thuộc khoảng cách từ đó đến nguồn sáng. 
Mỗi ánh sáng đơn sắc có tần số f, các phôtôn đều giống nhau, mỗi phôtôn mang năng lượng bằng hf.
Phân tử, nguyên tử, electron . . . phát xạ hay hấp thụ ánh sáng, cũng có nghĩa là chúng phát xạ hay hấp thụ phôtôn.
Các phôtôn bay dọc theo tia sáng với tốc độ c = 3.108 m/s trong chân không.
3. Công thức Anh-xtanh về hiện tượng quang điện.
 
(Đây là công thức Anh-xtanh về hiện tượng quang điện)
4. Chú ý thêm. 
Cường độ dòng quang điện bão hòa : Ibh = ne
n: là số electron quang điện bức ra khỏi bề mặt catốt (và đi đến anốt) trong một đơn vị thời gian.
Công suất của chùm ánh sáng :  
N: là số phôtôn tới catốt trong một đơn vị thời gian.
Hiệu suất của hiện tượng quang điện (hiệu suất lượng tử):

                                                   H =                                                          =  .

5. Giải thích định luật về giới hạn quang điện.
A: hf ≥ A. Hay: h  ≥ A. Suy ra: λ ≤  . Đặt:  . Ta có:  .       : chính là giới hạn quang điện của kim loại làm catốt. 
Biếu thức:  biếu thị định luật quang điện thứ nhất.
III. LƯỠNG TÍNH SÓNG – HẠT CỦA ÁNH SÁNG.
Nếu chỉ thừa nhận tính chất sóng của ánh sáng, thì không giải thích được hiện tượng quang điện. Còn nếu chỉ thừa nhận tính chất hạt của ánh sáng, thì không giải thích được hiện tượng giao thoa ánh sáng. Ánh sáng có hai tính chất đối nghịch nhau, ta nói ánh sáng có lưỡng tính sóng - hạt.
IV. HIỆN TƯỢNG QUANG ĐIỆN TRONG.
1. Hiện tượng quang điện trong. Là hiện tượng tạo thành các electron dẫn và lỗ trống trong chất bán dẫn, do tác dụng của ánh sáng có bước sóng thích hợp.
2. Chất quang dẫn. 
Là một số chất bán dẫn như Ge, PbS, PbSe, PbTe, CdS, CdSe, CdTe, . . . có tính chất đặc biệt là: chúng dẫn điện kém khi không bị chiếu sáng, và chúng dẫn điện tốt khi bị chiếu ánh sáng thích hợp.
   Hiện tượng quang dẫn. Là hiện tượng giảm điện trở suất, tức là tăng độ dẫn điện của chất bán dẫn, khi có ánh sáng thích hợp chiếu vào.
3. Quang điện trở (LDR: Ligh dependant resistor – điện trở phụ thuộc ánh sáng). Là một điện trở làm bằng chất quang dẫn. (Hay: đó là một tấm bán dẫn có giá trị điện trở thay đổi khi thay đổi cường độ chùm sáng chiếu vào nó)
4. Pin quang điện (Pin Mặt Trời). là nguồn điện chạy bằng năng lượng ánh sáng, trong đó quang năng được biến đổi trực tiếp thành điện năng. 
V. MẪU NGUYÊN TỬ BO (Bohr).
1. Các tiên đề của Bo về cấu tạo nguyên tử.
1.1. Tiên đề về các trạng thái dừng.
* “ Nguyên tử chỉ tồn tại trong một số trạng thái có năng lượng xác định En, gọi là các trạng thái dừng. Khi ở trạng thái dừng, nguyên tử không bức xạ.
* Hệ quả của tiên đề trên: Trong các trạng thái dừng của nguyên tử, electron chuyển động quanh hạt nhân trên các quỹ đạo có bán kính hoàn toàn xác định, gọi là các quỹ đạo dừng.
Bo đã tìm được công thức tính bán kính quỹ đạo dừng của electron trong nguyên tử Hiđrô:  
Với n là số nguyên; r0 = 5,3.10-11 m, gọi là bán kính Bo (là bán kính của quỹ đạo electron, ứng với trạng thái cơ bản của nguyên tử)
Tên các quỹ đạo dừng của electron ứng với n khác nhau như sau:
n 1 2 3 4 5 6 . . .
Tên quỹ đạo K L M N O P . . .
Bán kính r0 4 r0 9 r0 16 r0 25 r0 36 r0 . . .
1.2. Tiên đề về bức xạ và hấp thụ năng lượng của nguyên tử. 
* “ Khi nguyên tử chuyển từ trạng thái dừng có năng lượng En sang trạng thái dừng có năng lượng Em nhỏ hơn thì nguyên tử phát ra một phôtôn có năng lượng đúng bằng hiệu En – Em ”.                                                   
(h = 6,625.10-34 J.s: hằng số Plăng;  fnm : là tần số của sóng ánh sáng ứng với phôtôn đó; 
n, m là những số nguyên).
   “ Ngược lại, nếu nguyên tử đang ở trạng thái dừng có năng lượng Em mà hấp thụ được một phôtôn có năng lượng hf đúng bằng hiệu En – Em thì nó chuyển sang trạng thái dừng có năng lượng En lớn hơn ”.
VI. QUANG PHỔ VẠCH CỦA NGUYÊN TỬ HIĐRÔ.
* Việc giải thích dựa trên sơ đồ chuyển mức năng lượng của nguyên từ Hiđrô:












Dãy Laiman được tạo thành khi electron chuyển từ các quỹ đạo dừng bên ngoài về quỹ đạo K: L→K, M→K, N→K, O→K, P→K, . . .
Dãy Banme được tạo thành khi electron từ các quỹ đạo dừng ở phía ngoài chuyển về quỹ đạo L: M→L (vạch đỏ Hα), N→L (vạch lam Hβ), O→L (vạch chàm Hγ), P→L (vạch tím Hδ), . . . 
Dãy Pasen được tạo thành khi electron chuyển từ các quỹ đạo ở phía ngoài chuyển về quỹ đạo M: N→M, O→M, P→M, . . . 
VII. HIỆN TƯỢNG QUANG – PHÁT QUANG:
1. Định nghĩa sự phát quang. Là hiện tượng ở một số chất (ở thể rắn, lỏng, hoặc khí) khi hấp thụ năng lượng dưới một dạng nào đó, thì có khả năng phát ra các bức xạ điện từ trong miền ánh sáng nhìn thấy.
Những ví dụ điển hình về sự phát quang: Sự phát quang của đom đóm, sự phát sáng của phốtpho bị ôxi hóa trong không khí, sự phát quang của một số chất hơi hoặc chất rắn khi được chiếu sáng bằng tia tử ngoại, . . .
2. Đặc điểm khác biệt của sự phát quang với các hiện tượng phát ánh sáng khác.
Bức xạ phát quang là bức xạ riêng của vật: mỗi vật phát quang có một quang phổ riêng đặc trưng cho nó.
Sau khi ngừng kích thích, sự phát quang của một số chất còn tiếp tục kéo dài thêm một khoảng thời gian nào đó, rồi mới ngừng hẳn.
Khoảng thời gian từ lúc ngừng kích thích cho đến lúc ngừng phát quang gọi là thời gian phát quang. 
3. Hiện tượng quang-phát quang.
3.1. Hiện tượng quang-phát quang là hiện tượng một số chất hấp thụ ánh sáng kích thích có bước sóng này để phát ra ánh sáng có bước sóng khác.
Người ta thường gọi sự phát quang là sự phát sáng lạnh, để phân biệt với sự phát quang của vật khi bị nung nóng.
3.2. Các dạng quang-phát quang: huỳnh quang và lân quang.
- Có hai loại quang-phát quang, tùy theo thời gian phát quang: đó là huỳnh quang và lân quang.
Huỳnh quang: là sự quang-phát quang có thời gian phát quang ngắn (dưới 10-8 s)
+ Nghĩa là khi tắt ánh sáng kích thích, thì ánh sáng phát quang hầu như tắt ngay.
+ Huỳnh quang thường xảy ra với chất lỏng và chất khí.
+ Ví dụ: Chất lỏng fluorexein khi được chiếu sáng bằng tia tử ngoại thì phát ánh sáng màu lục và ngừng phát sáng rất nhanh sau khi ngừng chiếu sáng.
Lân quang: là sự phát quang có thời gian phát quang dài (10-8 s trở lên)
+ Lân quang thường xảy ra với chất rắn.
+ Các chất rắn phát quang loại này gọi là chất lân quang.
+ Ví dụ: Các loại sơn vàng, xanh, đỏ, . . . quét trên một số biển báo giao thông, hoặc ở đầu các cọc chỉ giới đường có thể là chất lân quang có thời gian kéo dài khoảng vài phần mười giây.
3.3. Định luật Xtốc về sự phát quang.
- Nội dung. “ Ánh sáng huỳnh quang có bước sóng  dài hớn bước sóng của ánh sáng kích thích  : λhq > λkt ”.
- Trong công nghiệp, tia laze được dùng trong các công việc như cắt, khoan, tôi, . . .chính xác trên nhiều chất liệu khác nhau như kim loại, compôzit, . - Trong trắc địa, laze được dùng trong các công việc như đo khoảng cách, . . .
- Ngoài ra, laze còn được dùng trong các đầu đọc đĩa CD, trong các bút chỉ bảng, bản đồ, . . .Các laze này thuộc laze bán dẫn.
**********************************************
 
I. CẤU TẠO HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ.
1. Cấu tạo hạt nhân. Nuclôn. 
- Hạt nhân dược cấu tạo từ những hạt nhỏ hơn, là các hạt proton và nơtron. hai loại hạt này có tên gọi chung là nuclôn.
- Số khối A: là tổng số hạt nuclôn trong hạt nhân.
- Hạt prôtôn (p):
Số hạt prôtôn trong hạt nhân = Z = số electron ở lớp vỏ nguyên tử = vị trí của nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn (HTTH).
Z : gọi là nguyên tử số (còn gọi là điện tích hạt nhân, có giá trị bằng số điện tích nguyên tố trong hạt nhân).
 Khối lượng của một hạt prôtôn : mp = 1,67262.10-27 kg.
Prôtôn mang điện tích dương, điện tích một hạt prôtôn = +e = +1,6.10-19  C.
- Hạt nơtron:
Số hạt nơtron trong hạt nhân: N = A – Z.
Khối lượng một hạt nơtron: mn = 1,67493.10-27 kg.
Nơtron không mang điện.
2. Kí hiệu hạt nhân.   . Trong đó: A là số khối của nguyên tử, Z là nguyên tử số.
3. Kích thước hạt nhân.
Có thể coi hạt nhân như một quả cầu bán kính R được tính theo công thức gần đúng sau:    (m)
4. Đồng vị. 
- Định nghĩa. Đồng vị là những nguyên tử mà hạt nhân chứa cùng số prôtôn Z (cùng vị trí trong bảng HTTH), nhưng khác nhau số nơtron N (khác số khối A).
- Ví dụ. 
+ Hiđrô có 3 đồng vị: 
 (hiđrô thường), chiếm 99,99% hiđrô thiên nhiên.
 (hay  ): Đơtêri (hiđrô nặng), chiếm 0,015% hiđrô thiên nhiên.
 (hay  ): Triti (hiđrô siêu nặng), hạt nhân này không bền, thời gian sống của nó khoảng 10 năm.
+ Cacbon có 7 đồng vị:  ,  ,  ,  ,  ,  ,  .
- Phân loại. Có hai loại đồng vị: Đồng vị bền và đồng vị phóng xạ (không bền).
5. Đơn vị khối lượng nguyên tử.
- Định nghĩa. Đơn vị khối lượng nguyên tử, kí hiệu u, có trị số bằng   khối lượng nguyên tử của đồng vị bền   (đôi khi đơn vị này còn gọi là đơn vị cacbon).
Vậy,         ;    hay       ;    hay  .
II. LỰC HẠT NHÂN.
- Định nghĩa: Lực hạt nhân là lực tương tác giữa các nuclôn trong hạt nhân, có tác dụng liên kết các nuclôn với nhau tạo nên hạt nhân bền vững.
- Bán kính tác dụng:  bán kính tác dụng của lực hạt nhân khoảng 10-15 m. 
III. ĐỘ HỤT KHỐI. NĂNG LƯỢNG LIÊN KẾT CỦA HẠT NHÂN VÀ NĂNG LƯỢNG LIÊN KẾT RIÊNG.
1. Độ hụt khối.
- Độ hụt khối của hạt nhân   là:  .
Trong đó:  mp = khối lượng 1 hạt prôtôn = 1,007276u.
mn = khối lượng 1 hạt nơtron = 1,008665u.
mX =  (= khối lượng hạt nhân  ).
2. Năng lượng liên kết của hạt nhân và năng lượng liên kết riêng.
- Năng lượng tỏa ra khi tạo thành một hạt nhân  là :  .
- Năng lượng liên kết của hạt nhân  là :  .
- Năng lượng liên kết riêng Wr : :  .
Năng lượng liên kết riêng là đại lượng đặc trưng cho độ bền vững của hạt nhân: hạt nhân có năng lượng liên kết riêng càng lớn thì càng bền vững.
 (mnguyên tử = mhạt nhân + Z.melectron) .
3. Phản ứng hạt nhân.
- Định nghĩa. Phản ứng hạt nhân là mọi quá trình dẫn đến biến đổi hạt nhân.
- Phân loại PƯHN. Có hai loại :
+ PƯHN tự phát : là sự tự phân rã của một hạt nhân không bền thành các hạt khác. Ví dụ : sự phóng xạ.
+ PƯHN kích thích : là sự tương tác của các hạt nhân với nhau dẫn đến sự biến đổi chúng thành các hạt nhân khác. Ví dụ : phản ứng phân hạch, và phản ứng nhiệt hạch.
- Phản ứng hạt nhân có thể tạo nên đồng vị phóng xạ nhân tạo.
Phương trình PƯHN đầy đủ :  
4. Các định luật bảo toàn trong phản ứng hạt nhân.  
Xét phản ứng hạt nhân :   .
a) Định luật bảo toàn số nuclôn (số khối A). A1 + A2 = A3 + A4.
b) Định luật bảo toàn điện tích (số prôtôn hoặc nguyên tử số Z).
Z1 + Z2 = Z3 + Z4.
c) Định luật bảo toàn năng lượng toàn phần. 
d) Định luật bảo toàn động lượng . (Chú ý : Động lượng là đại lượng vectơ) 
* Chú ý : Trong PƯHN không có sự bảo toàn khối lượng nghỉ của các hạt nhân trước và sau phản ứng.
 Nguyên nhân : do các hạt nhân trước và sau phản ứng có độ hụt khối khác nhau.
5. Năng lượng của phản ứng hạt nhân.
  Khối lượng nghỉ của các hạt nhân trước phản ứng : m0 = mtrước = mA + mB.
  Khối lượng nghỉ của các hạt nhân sau phản ứng : m = msau = mC + mD.
- Năng lượng của phản ứng hạt nhân : 

+ Nếu W > 0 (hay mtrước > msau) thì PƯHN tỏa năng lượng
+ Nếu W < 0 (hay mtrước < msau) thì phản ứng thu năng lượng
- Có hai loại phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng : phản ứng phân hạch và phản ứng nhiệt hạch.
IV. PHÓNG XẠ.
1. Hiện tượng phóng xạ. Là hiện tượng một hạt nhân không bền vững tự phát phân rã, phát ra các tia phóng xạ và biến đổi thành hạt nhân khác.
- Quy ước gọi hạt nhân phóng xạ là hạt nhân mẹ, và hạt nhân sản phẩm phân rã là hạt nhân con.
2. Các loại tia phóng xạ.- Có 3 loại tia  chính: tia anpha(α); tia bêta(β), tia gamma (γ).
- Phân loại phóng xạ: có 3 loại phóng xạ: phóng xạ α (hay phân rã α), phóng xạ β (hay phân rã β), phóng xạ γ (hay phân rã γ).
3. Bản chất các tia phóng xạ.
a) Tia anpha (α).               - Bản chất: là các hạt nhân   .
- Tốc độ: các hạt α phóng ra khoảng 2.107 m/s.
- Tính chất:
Tia α ion hóa mạnh các nguyên tử trên đường đi của nó. Nên năng lượng của tia α mất rất nhanh.
Tia α chỉ đi được tối đa 8 cm trong không khí, không xuyên qua được tờ bìa dày 1 mm, xuyên qua vật rắn dày chừng vài μm.
b) Tia bêta (β).
- Tốc độ: các tia β phóng ra cỡ vận tốc ánh sáng trong chân không (c).
- Tính chất:
Tia β cũng làm ion hóa các nguyên tử trên đường đi của nó, nhưng yếu hơn tia α.
Tia β có thể đi được vài m trong không khí, xuyên qua được lá nhôm dày cỡ mm.
- Phân loại tia β. Có hai loại tia β: tia   và tia  .
+ Tia  : (là loại hiếm gặp)
Bản chất: tia   là các hạt pôzitron ( hay electron dương), kí hiệu   hoặc  , có cùng khối lượng với electron nhưng mang điện tích nguyên tố dương.
Trong phóng xạ  , có xuất hiện một hạt sơ cấp mới là hạt nơtrinô, kí hiệu  . 
+ Tia  : (là loại phổ biến hơn)
Bản chất: tia   là các hạt electron (   hoặc  ).
Trong phóng xạ  , có xuất hiện một hạt sơ cấp mới là phản nơtrinô, kí hiệu  . 
c) Tia gamma (γ).
- Bản chất: Tia γ là các bức xạ điện từ có bước sóng rất ngắn (dưới 10-11 m) (ngắn hơn cả tia X), tức là các hạt phôtôn có năng lượng cao.
- Tính chất: Tia γ có khả năng đâm xuyên mạnh hơn so với tia α, và tia β. Tia γ có thể đi được vài m trong bêtông, và vài cm trong chì.
- Chú ý: Tia γ có thể tạo ra đồng thời trong phóng xạ α, và phóng xạ β.
4. Quy tắc chuyển dịch trong hiện tượng phóng xạ.
a) Phóng xạ α ( ).     
b) Phóng xạ  ( ).                
c) Phóng xạ  ( ).                     
d) Phóng xạ γ.                    
5. Định luật phóng xạ. Độ phóng xạ.
- Định luật phóng xạ. “ Trong quá trình phóng xạ, số hạt nhân (và khối lượng) phóng xạ giảm theo thời gian theo định luật hàm số mũ ”.
       ;       
Trong đó: N, m: số hạt nhân và khối lượng của chất phóng xạ còn lại sau thời gian t.
N0, m0: số hạt nhân và khối lượng ban đầu của chất phóng xạ.
  : gọi là hằng số phóng xạ (đặc trưng cho từng chất phóng xạ).
- Độ phóng xạ H (hạy hoạt độ phóng xạ). “ Độ phóng xạ của một lượng chất phóng xạ tại thời điểm t bằng tích của hằng số phóng xạ và số lượng hạt nhân phóng xạ chứa trong lượng chất đó ở thời điểm t ”.
 Trong đó:  H: độ phóng xạ ở thời điểm t.
N: số hạt nhân còn lại của chất phóng xạ ở thời điểm t.
+ Theo định luật phóng xạ:  .  Suy ra:    
Với :   : gọi là độ phóng xạ ban đầu.
+ Ý nghĩa độ phóng xạ H. Là đại lượng đặc trưng cho tính phóng xạ mạnh hạy yếu của một lượng chất phóng xạ. Độ phóng xạ H đặc trưng cho tốc độ phân rã.
+ Đơn vị: Beccơren (Bq) : 1Bq = 1 phân rã/giây.
Ngoài ra còn dùng đơn vị Curi (Ci) : 1Ci = 3,7.1010 Bq.
 Chú ý thêm.
Công thức liên hệ qua lại giữa khối lượng m của chất phóng xạ và số hạt nhân N tương ứng trong lượng chất đó :      .  
M : khối lượng mol của chất đó   ;   NA = 6,022.1023 mol-1 : số A-vô-ga-đrô.
Số hạt nhân đã phân rã trong thời gian t là :   .
Số hạt nhân đã phân rã trong thời gian từ t1 đến t2 là :   . 
Cân bằng phóng xạ : H1 = H2    λ1N1 = λ2N2.
V. PHẢN ỨNG PHÂN HẠCH.
1. Phản ứng phân hạch.
- Định nghĩa. Phản ứng phân hạch là PƯHN trong đó một hạt nhân nặng vỡ thành hai mảnh nhẹ hơn (có khối lượng cùng cỡ).
- Năng lượng phân hạch. Là năng lượng tỏa ra của phản ứng phân hạch.
2. Sự phân hạch của Urani.
- Cách kích thích : dùng nơtron nhiệt (còn gọi là nơtron chậm) có động năng dưới 0,1 eV bắn vào  . Khi hạt nhân   hấp thụ nơtron, nó chuyển sang trạng thái kích thích (thành  ), trạng thái này không bền, và kết quả xảy ra phân hạch.
- Phản ứng phân hạch   có phương trình như sau :  
+ Các hạt nhân X1 và X2 là các hạt nhân có số khối A thuộc loại trung bình (từ 80 đến 160) và hầu hết là các hạt nhân phóng xạ.
+ k : là số hạt nơtron trung bình được sinh ra.
+ Phản ứng phân hạch tỏa ra năng lượng khoảng 200 MeV dưới dạng động năng của các hạt.
- Ví dụ một phản ứng phân hạch của   là :  .
Hạt nhân  là chất phóng xạ γ , hạt nhân   là chất phóng xạ β-.
3. Đặc điểm chung của các phản ứng phân hạch.
- Sau mỗi phản ứng đều có hơn 2 nơtron phát ra.
- Mỗi phản ứng phân hạch đều giải phóng ra năng lượng lớn, thường gọi là năng lượng hạt nhân.
4. Phản ứng phân hạch dây chuyền.
- Ta phải xét đến số hạt nơtron trung bình k còn lại sau mỗi phân hạch ( gọi là hệ số nhân nơtron).
- Muốn có phản ứng phân hạch dây chuyền ( phải giảm thiểu số nơtron bị mất mát nhằm đảm bảo k ≥ 1 ) thì khối lượng nhiên liệu hạt nhân phải có một giá trị tối thiểu, gọi là khối lượng tới hạn mth.
Công thức logarit:     lga + lgb = lg(ab)        ;        lga – lgb = lg( )          ;     lgea = lna
                                 lgeax = lnax = xlna         ;         ex = a  x = lgea
 

CẤU TRÚC KIẾN THỨC

TT

Chủ đề

Đơn vị kiến thức

Số câu

1.             

 

 

 

 

 

Dao động cơ

·     Dao động điều hòa

·     Con lắc lò xo

·     Con lắc đơn

·     Năng lượng của con lắc lò xo và con lắc đơn 

·     Dao động tắt dần, dao động duy trì, dao động cưỡng bức

·     Hiện tượng cộng hưởng

·     Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương,  cùng tần số. Phương pháp giản đồ Fre-nen

·     Thực hành: Chu kì dao động của con lắc đơn.

10

2.             

Sóng cơ

 

 

·     Đại cương về sóng, sự truyền sóng

·     Sóng âm

·     Giao thoa sóng

·     Phản xạ sóng. Sóng dừng.

6

3.             

Dòng điện xoay chiều

·     Đại cương về dòng điện xoay chiều

·     Đoạn mạch điện xoay chiều chỉ có R, L, C  và R,L,C mắc nối tiếp. Cộng hưởng điện

·     Công suất dòng điện xoay chiều. Hệ số công suất

·     Máy biến áp.Truyền tải điện năng

·     Máy phát điện xoay chiều

·     Động cơ không đồng bộ ba pha

·     Thực hành: Khảo sát đoạn mạch RLC nối tiếp.

11

4.             

Dao động và sóng điện từ

·     Dao động điện từ - Mạch dao động LC

·     Điện từ trường

·     Sóng điện từ

·     Truyền thông (thông tin liên lạc) bằng sóng điện từ.

4

5.             

Sóng ánh sáng

·     Tán sắc ánh sáng

·     Nhiễu xạ ánh sáng. Giao thoa ánh sáng

·     Bước sóng và màu sắc ánh sáng

·     Các loại quang phổ

·     Tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia X

·     Thang sóng điện từ

·     Thực hành: Xác định bước sóng ánh sáng.

7

6.             

Lượng tử ánh sáng

·     Hiện tượng quang điện ngoài. Định luật về giới hạn quang điện

·     Thuyết lượng tử ánh sáng. Lưỡng tính sóng - hạt của ánh sáng

·     Hiện tượng quang điện trong

·     Quang điện trở. Pin quang điện

·     Hiện tượng quang - phát quang

·     Sơ lược về laze

·     Mẫu nguyên tử Bo và quang phổ vạch của nguyên tử hiđrô.

4

7.             

Hạt nhân nguyên tử

·     Cấu tạo hạt nhân nguyên tử. Khối lượng hạt nhân. Độ hụt khối. Lực hạt nhân

·     Năng lượng liên kết, năng lượng liên kết riêng

·     Hệ thức giữa khối lượng và năng lượng

·     Phóng xạ

·     Phản ứng hạt nhân

·     Phản ứng phân hạch

·     Phản ứng nhiệt hạch.

6

 

 

 

 

 

2

8.             

Tổng hợp

·     Kiến thức tổng hợp

Tổng

 

50

 

Text Box: ĐỀ SỐ 1

 

 


Câu 1:  Dao động điều hòa là                             

A. chuyển động của vật được lặp đi lặp lại nhiều lần xung quanh một vị trí cân bằng xác định.

B. chuyển động mà trạng thái chuyển động của vật được lặp lại như cũ sau những khoảng thời gian bằng nhau.

C. dao động mà li độ biển đổi theo quy luật dạng cosin hoặc sin.

D. hình chiếu của một điểm chuyển động tròn xuống một đường thẳng vuông góc với mặt phẳng quỹ đạo.

Câu 2:  Gọi A là biên độ dao động,  là tần số góc của một vật dao động điều hòa. Vận tốc và gia tốc trong dao động điều hòa liên hệ với nhau bởi phương trình

A.                                    B. 

C.                                    C. 

Câu 3: Con lắc lò xo thẳng đứng gồm một lò xo độ cứng k, vật nhỏ khối lượng m. Khi vật ở vị trí cân bằng lò xo giãn Lấy . Chu kì dao động của vật là

A. 0,04 s.                     B. 0,4 s.                       C. 98,6 s.                     D. 4 s.

Câu 4: Một con lắc lò xo có độ cứng k = 100 N/m dao động điều hoà theo phương ngang với biên độ A = 5 cm. Động năng của vật nặng ứng với li độ x = 3 cm là

A. 0,125 J.                   B. 800 J.                      C. 0,045 J.                               D. 0,08 J.

Câu 5: Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hoà cùng phương, cùng tần số:  . Phương trình của dao động tổng hợp là:

 A.                           

                         

Câu 6: Một con lắc đơn có chiều dài 1m dao động điều hòa xung quanh vị trí cân bằng. Sau thời gian 20 s con lắc thực hiện 10 dao động toàn phần . Lấy  thì gia tốc trọng trường nơi đó có giá trị là

A. 10 m/s2.                  B. 9,86 m/s2.               C. 9,80 m/s2.               D. 9,78 m/s2.

Câu 7: Một sóng cơ lan truyền trong một môi trường vật chất tại một điểm cách nguồn x (m) có phương trình sóng . Tốc độ lan truyền sóng trong môi trường đó có giá trị là

A. 2 m/s.                     B. 1 m/s.                      C. 0,5 m/s.                   D. 0,5 cm/s.

Câu 8: Khi một sóng cơ lan truyền từ không khí vào nước thì đại lượng nào sau đây không thay đổi ?

A. Tốc độ lan truyền sóng.                             B. Tần số sóng.                      

C. Bước sóng.                                                 D. Năng lượng sóng.

Câu 9: Một người quan sát sóng trên mặt hồ thấy khoảng cách giữa hai ngọn sóng liên tiếp bằng 1,5 m và có 5 ngọn sóng qua trước mặt trong 6s. Tốc độ lan truyền sóng trên mặt nước là

A. 1,25 m/s.                B. 1,5 m/s.                  C. 2,25 m/s.                 D. 1 m/s.

Câu 10: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Chu kì dao động của các phần tử vật chất khi có sóng truyền qua gọi là chu kì của sóng

B. Bước sóng là khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm dao động cùng pha.

C. Tốc độ lan truyền sóng là vận tốc dao động của các phần tử vật chất.

D. Quá trình truyền sóng là quá trình truyền năng lượng và cũng là quá trình truyền biên độ.

Câu 11: Điện áp đặt vào hai đầu một đoạn mạch điện xoay chiều và cường độ dòng điện qua mạch lần lượt có biểu thức: Công suất tiêu thụ của đoạn mạch là:

A. 0 W                        B. 50 W                       C. 100 W                                 D. 200 W.

Câu 12: Cho một đoạn mạch điện gồm điện trở R = 50 W mắc nối tiếp với một tụ điện dung . Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều  Biểu thức của cường độ dòng điện qua đoạn mạch là:

A. .                                B.  . 

C. .                                   D. .

Câu 13: Phát biểu nào sau đây là sai?

Trong mạch điện xoay chiều gồm R, L, C mắc nối tiếp. Khi hiện tượng cộng hưởng xảy ra thì

A. điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở bằng điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch.

B. cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch .

C. điện áp hiệu dụng giữa hai bản tụ  bằng điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn dây và bằng không.

D. tần số góc, điện dụng tụ điện và độ tự cảm của cuộn dây liên hệ với nhau bởi công thức 

Câu 14: Trong mạch điện xoay chiều RLC nối tiếp, độ lệch pha giữa điện áp hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện trong mạch là . Nhận xét nào sau đây là đúng ?

A. Mạch điện có tính dung kháng.                             B. Mạch điện có tính cảm kháng.

C. Mạch điện có tính trở kháng.                                 D. Mạch điện cộng hưởng điện.

Câu 15: Cho mạch điện RLC nối tiếp. Đặt vào hai đầu đoạn mạch điện áp xoay chiều , tần số góc  thay đổi được. Khi tăng tần số góc thì

A. cảm kháng tăng, dung kháng giảm.

B. tổng trở của mạch tăng.

C. độ lệch pha giữa điện áp và dòng điện tăng.

D. dòng điện trong mạch tăng đến giá trị cực đại.

Câu 16: Phát biểu nào sau đây về máy phát điện xoay chiều là không đúng?

A. Nguyên tắc hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ.

B. Máy phát điện xoay chiều có cấu tạo gồm hai bộ phận chính là phần cảm và phần ứng.

C. Trong máy phát điện xoay chiều một pha, phần cảm là nam châm điện hoặc nam châm vĩnh cửu. Đó là phần tạo ra dòng điện.

D. Trong máy phát điện xoay chiều ba pha, khi rôto quay đều, các suất điện động cảm ứng xuất hiện trong ba cuộn dây có cùng biên độ, cùng tần số nhưng lệch nhau về pha là .

Câu 17: Trên cùng một đường dây tải điện, nếu dùng máy biến áp để tăng điện áp ở hai đầu dây dẫn lên 100 lần thì công suất hao phí trên đường dây sẽ

A. tăng 100 lần.                     B. giảm 100 lần.         

C. tăng lên 10lần.                  D. giảm đi 104 lần.       

Câu 18: Một mạch dao động  gồm 1 tụ điện có điện dung C và một cuộn dây thuần cảm L. Biểu thức của cường độ dòng điện qua mạch i = 4.10-2cos(2.107t) (A). Điện tích cực đại của tụ là

A. 10-C.                     B. 2.10-9 C.                 C. 4.10-9 C.                 D. 8.10-9 C.

Câu 19: Nhận xét nào dưới đây là đúng ?

A. Sóng điện từ là sóng cơ học.

B. Sóng điện từ cũng như sóng âm, là sóng dọc nhưng có thể lan truyền trong chân không.

C. Sóng điện từ là sóng ngang và có thể lan truyền trong mọi môi trường kể cả chân không.

D. Sóng điện từ chỉ lan truyền trong chất khí và bị phản xạ từ các mặt phẳng kim loại.

Câu 20: Phát biểu nào sau đây về hiện tượng tán sắc ánh sáng là không đúng ?

            A. Chiết suất của lăng kính đối với các ánh sáng đơn sắc khác nhau là khác nhau.

            B. Khi chiếu chùm sáng trắng qua lăng kính, tia tím lệch ít nhất, tia đỏ lệch nhiều nhất.

            C. Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng không bị tán sắc khi qua lăng kính.

D. Ánh sáng trắng là tập hợp của vô số ánh sáng đơn sắc biến thiên liên tục từ đỏ đến tím.

Câu 21: Trong các hiện tượng sau, hiện tượng nào không thuộc tính chất sóng của ánh sáng?

A. Hiện tượng phát quang.                             B. Hiện tượng tán sắc.

C. Hiện tượng giao thoa.                                D. Hiện tượng nhiễu xạ.

Câu 22: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe S1, S2 bằng 1,5mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn bằng 3 m. Trên màn quan sát người ta đếm có tất cả 7 vân sáng mà khoảng cách giữa hai vân sáng ngoài cùng là 9 mm. Bước sóng của ánh sáng đơn sắc trong thí nghiệm có giá trị là

A. 0,75 μm.                 B. 0,6 μm.                   C. 0,55 μm.                 D. 0,4 μm.

Câu 23: Trong các tính chất sau, tính chất nào không phải của tia X ?

A. Có khả năng đâm xuyên mạnh.

B. Làm phát quang nhiều chất.

C. Tác dụng mạnh lên kính ảnh.

D. Gây ra hiện tượng quang điện ngoài ở hầu hết các kim loại nhưng không gây hiện tượng quang dẫn

Câu 24: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về tính chất của tia tử ngoại ?

A. Tác dụng mạnh lên kính ảnh, làm ion hóa không khí.

B. Kích thích sự phát quang của nhiều chất.

C. Không bị nước và thủy tinh hấp thụ.

D. Có một số tác dụng sinh lý: hủy diệt tế bào, diệt khuẩn, diệt nấm mốc.

Câu 25: Công thoát êlectron của natri là 2,5 eV. Điều kiện về bước sóng để xảy ra hiện tượng quang điện đối với natri là bức xạ kích thích phải có bước sóng

            A. lớn hơn 0,5 μm.                 B. lớn hơn hoặc bằng 0,5 μm.

            C. bằng 0,5 m.                        D. nhỏ hơn hoặc bằng 0,5 μm.

Câu 26: Giới hạn quang điện của kim loại dùng làm catôt là λo = 0,30µm. Công thoát của kim loại dùng làm catôt là

A. 1,16 eV.                    B. 2,21 eV.                  C. 4,14 eV.                  D. 6,62 eV

Câu 27: Nguyên tắc hoạt động của quang trở dựa trên

A. hiện tượng quang điện ngoài.                                B. hiện tượng quang điện trong.

C. hiện tượng phát quang.                                          D. hiện tượng ion hóa.  

Câu 28: Khẳng định nào sau đây là đúng?

A. Vị trí vạch tối trong quang phổ hấp thụ của một nguyên tố trùng với vị trí vạch sáng màu trong quang phổ vạch phát xạ của nguyên tố đó.

B. Trong quang phổ vạch hấp thụ các vân tối cách đều nhau.

C. Trong quang phổ vạch phát xạ các vân sáng và các vân tối cách đều nhau.

D. Quang phổ vạch của các nguyên tố hóa học đều giống nhau ở cùng một nhiệt độ.

Câu 29: Các nguyên tử được gọi là đồng vị khi hạt nhân của chúng có:

A. cùng số nuclôn.                                          B. cùng số nơtrôn.

C. cùng số prôtôn.                                          D. cùng khối lượng.

Câu 30: Radon  là một chất phóng xạ có chu kì bán rã là 3,8 ngày đêm. Nếu ban đầu có 64 g chất này thì sau 19 ngày khối lượng Radon đã bị phân rã là                                                                                                                            

A. 62 g                         B. 32 g.                       C. 16 g.                                   D. 8 g.                

Câu 31:  Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về phản ứng phân hạch ?

A. Phản ứng phân hạch là trường hợp riêng của hiện tượng phóng xạ.

B. Phản ứng phân hạch xảy ra ở nhiệt độ rất cao, hàng trăm triệu độ.

C. Phản ứng phân hạch tỏa ra một năng lượng rất lớn mà con người không kiểm soát được.

D. Đặc điểm chung của phản ứng phân hạch là sau mỗi phản ứng đều có hơn hai nơtron được phóng ra, và mỗi phân hạch đều giải phóng ra một năng lượng lớn.

Câu 32:  Điều nào sau đây là đúng khi nói về độ hụt khối và năng lượng liên kết ?                                                                                                                       

A. Khối lượng của hạt nhân lớn hơn tổng khối lượng của các nuclôn tạo thành hạt nhân.                         

B. Hạt nhân có năng lượng liên kết riêng càng nhỏ thì càng kém bền vững.

C. Hạt nhân có độ hụt khối càng lớn thì càng bền vững.                        

D. Hạt nhân có năng lượng liên kết ΔE càng lớn thì càng bền vững.

Câu 33:  Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số f = 10 Hz, có biên độ lần lượt là A1 = 7 cm, A2 = 8 cm  và độ lệch pha . Độ lớn vận tốc của vật ứng với li độ x = 12 cm là

                                                    D. 

Câu 34 : Một sóng cơ phát ra từ một nguồn O lan truyền trên mặt nước với tốc độ v = 2 m/s. Người ta thấy hai điểm M, N gần nhau nhất trên mặt nước nằm trên cùng đường thẳng qua O và cách nhau 40 cm luôn dao động ngược pha nhau. Tần số sóng của sóng cơ có giá trị là

A. 0,4 Hz.                              B. 1,5 Hz.                                

C. 2,0 Hz.                                D. 2,5 Hz.

Câu 35Một tụ điện có điện dung C = F  được nối vào một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 8 V, tần số 50 Hz. Cường độ hiệu dụng của dòng điện qua tụ điện là

           A. 0,08A.                       B. 40A.     C. 1,6A.                D. 0,16A.                                     

Câu 36: Một mạch dao động gồm một cuộn dây L và tụ điện C thực hiện dao động điện từ tự do. Để bước sóng của mạch dao động tăng lên hai lần thì phải thay tụ điện C bằng tụ điện C’ có giá trị là

A. C’ = 4C.                 B. C’ = 2C.                             C. C’ = C/2.                D. C’ = C/4.

Câu 37: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, cho a = 3 mm, D = 2 m. Dùng nguồn sáng S có bước sóng l thì khoảng vân giao thoa trên màn là i = 0,4 mm. Tần số của bức xạ có giá trị là

A. 180 Hz.                   B. 5.1014 Hz.                         C. 2.1015 Hz.               D. 2.10-15 Hz.

Câu 38: Bức xạ có tần số 4.1014 Hz không thể gây hiện tượng quang điện cho kim loại có công thoát nào sau đây?

            A. 1,8 eV.                    B. 1,4 eV.                    C. 1,2 eV.                    D. 0,8 eV.

Câu 39: Khối lượng của hạt nhân  là 10,0113u, khối lượng của nơtron là mn = 1,0086u, khối lượng của prôtôn là   mP = 1,0072u. Độ hụt khối của hạt nhân 

A. 0,9110u.                 B. 0,0811u.                C. 0,0691u.                D. 0,0561u.

Câu 40: Phát biểu nào sau đây không đúng đối với các hạt sơ cấp ?

A. Các hạt sơ cấp gồm phôtôn, leptôn, mêzôn và barion.

B. Các hạt sơ cấp có thể mang điện tích hoặc không mang điện tích.

C. Phần lớn các hạt sơ cấp đều tạo thành một cặp hạt và phản hạt.

D. Đa số các hạt sơ cấp là không bền, chúng tự phân huỷ và biến thành hạt sơ cấp khác.

 

Text Box: ĐỀ SỐ 2

 

 

 


Câu 1: Trong dao động điều hoà

A. vận tốc biến đổi điều hoà cùng pha so với li độ.

B. vận tốc biến đổi điều hoà ngược pha so với li độ.

C. vận tốc biến đổi điều hoà sớm pha π/2 so với li độ.

D. vận tốc biến đổi điều hoà chậm pha π/2 so với li độ.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây về mối quan hệ giữa li độ, vận tốc, gia tốc là đúng?

A. Trong dao động điều hoà vận tốc và li độ luôn cùng chiều.

B. Trong dao động điều hoà vận tốc và gia tốc luôn ngược chiều.

C. Trong dao động điều hoà gia tốc và li độ luôn ngược chiều.

D. Trong dao động điều hoà gia tốc và li độ luôn cùng chiều.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Tần số của dao động cưỡng bức luôn bằng tần số của dao động riêng.

B. Tần số của dao động cưỡng bức bằng tần số của lực cưỡng bức.

C. Chu kì của dao động cưỡng bức không bằng chu kì của dao động riêng.

D. Chu kì của dao động cưỡng bức bằng chu kì của lực cưỡng bức.

Câu 4: Một chất điểm dao động điều hoà dọc theo trục Ox, quanh vị trí cân bằng O. Trong thời gian 20 s vật thực hiện được 40 lần dao động. Tại thời điểm ban đầu vật chuyển động qua vị trí cân bằng theo chiều âm của trục toạ độ với vận tốc 20π cm/s. Phương trình dao động của vật là:

A. x = 20sin4πt cm.                B. x = - 5sin4πt cm.

C. x = 5sin4πt cm.                  D. x = 20sin20t cm.

Câu 5:  Một con lắc lò xo được bố trí trên mặt phẳng ngang không ma sát và dao động điều hòa với phương trình x = 6sin(10t + π) cm. Trong quá trình dao động, chiều dài cực đại của lò xo là 42 cm. Chiều dài tự nhiên của lò xo là

            A. 0,48 cm.                 B. 0,36 m.                   C. 42,6 cm.                 D. 30 cm.

Câu 6: Một con lắc đơn ở nơi gia tốc trọng trường là 9,75 m/s2 , nó dao động (biên độ góc nhỏ) với chu kì 2,24 s. Coi chiều dài dây của con lắc không thay đổi. Chuyển đến nơi gia tốc trọng trường là 9,84 m/s2 thì nó dao động

A.    nhanh hơn so vởi ở vị trí trước 0,01 s.

B.    nhanh hơn so với ở vị trí trước 2,23 s.

C.    chậm hơn so với ở vị trí trước 0,01 s.

D.    chậm hơn so với ở vị trí trước 2,23 s.

Câu 7:   Tốc độ truyền âm trong môi trường nào sau đây là lớn nhất?

A. Môi trường không khí loãng.         B. Môi trường không khí.

C. Môi trường nước nguyên chất.      D. Môi trường chất rắn.

Câu 8: Hiện tượng giao thoa sóng xảy ra khi

A.  có hai sóng chuyển động ngược chiều nhau.

B.  có hai dao động cùng chiều, cùng pha gặp nhau.

C.  có hai sóng xuất phát từ hai nguồn dao động cùng pha, cùng biên độ.

D.  có hai sóng xuất phát từ hai tâm dao động cùng tần số, cùng pha.

Câu 9:  Trong hiện tượng sóng dừng trên dây đàn hồi, khoảng cách giữa hai nút sóng liên tiếp là

A. hai lần bước sóng.              B. một bước sóng.

C. một nửa bước sóng.           D. một phần tư bước sóng.

Câu 10:  Trong thí nghiệm về hiện tượng sóng dừng trên sợi dây dài 2m có hai đầu cố định, bước sóng lớn nhất có thể có sóng dừng trên dây là

            A. 1 m.                        B. 2 m.                        C. 3 m.                        D. 4 m.

Câu 11:  Trong thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt chất lỏng, tốc độ truyền sóng là 2 m/s. Hai nguồn sóng có cùng tần số 20 Hz và cùng pha. Điểm nào sau đây thuộc vân cực đại?

A.    Điểm M cách nguồn một 40 cm và nguồn hai 60 cm.

B.    Điểm N cách nguồn một 40 cm và nguồn hai 55 cm.

C.    Điểm P cách nguồn một 40 cm và nguồn hai 65 cm.

D.    Điểm Q cách nguồn một 40 cm và nguồn hai 52,5 cm.

Câu 12:  Phát biểu nào sau đây về dòng điện xoay chiều là  đúng?

A. Trong công nghiệp, có thể dùng dòng điện xoay chiều để mạ điện.

B. Điện lượng chuyển qua một tiết diện thẳng dây dẫn trong một chu kì bằng không.

C. Điện lượng chuyển qua một tiết diện thẳng dây dẫn trong khoảng thời gian bất kì đều bằng không.

D. Công suất toả nhiệt tức thời có giá trị cực đại bằng  lần công suất toả nhiệt trung bình.

Câu 13: Trong mạch RLC mắc nối tiếp, độ lệch pha giữa dòng điện và điện áp giữa hai đầu đoạn mạch phụ thuộc vào

A. cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch.

B. điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch.

C. cách chọn gốc tính thời gian.

D. tính chất của mạch điện.

Câu 14: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Trong mạch điện xoay chiều không phân nhánh ta có thể tạo ra điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm lớn hơn điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch.

B. Trong mạch điện xoay chiều không phân nhánh ta có thể tạo ra điện áp hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện lớn hơn điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch.

C. Trong mạch điện xoay chiều không phân nhánh ta có thể tạo ra điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở lớn hơn điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch.

D. Trong mạch điện xoay chiều không phân nhánh ta có thể tạo ra điện áp hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện bằng điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm.

Câu 15: Cường độ dòng điện trong mạch không phân nhánh có dạng i = 2cos100лt (A). Cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch là

A. I = 4 A.       B. I = 2,83 A.              C. I = 2 A.       D. I = 1,41 A.

Câu 16: Nhận xét nào sau đây về máy biến áp là không đúng?

A. Máy biến áp có thể thay đổi tần số dòng điện xoay chiều.

B. Máy biến áp có thể tăng điện áp.

C. Máy biến áp có thể giảm điện áp.

D. Máy biến áp có tác dụng biến đổi cường độ dòng điện.

Câu 17: Một điện trở thuần 150 Ω và một tụ điện C = 16 μF được mắc nối tiếp với nhau và mắc vào mạng điện 100 V – 50 Hz. Cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch là

            A. 0,4 A.                     B. 0,6 A.                      C. 0,28 A.                    D. 4 A.

Câu 18:  Cho mạch điện xoay chiều RLC nối tiếp. Điện áp hiệu dụng hai đầu điện trở, tụ điện và cuộn dây thuần cảm lần lượt là 40 V, 60 V và 20 V. Kết luận nào sau đây là đúng?

A.    Không đủ dữ kiện để tính độ lệch pha giữa cường độ dòng điện và điện áp hai đầu mạch.

B.    Cường độ dòng điện tức thời sớm pha hơn điện áp hai đầu mạch là .

C.    Cường độ dòng điện tức thời trễ pha hơn điện áp hai đầu mạch là .

D.    Hệ số công suất của đoạn mạch là 0,5.

Câu 19:  Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Dòng điện dẫn là dòng chuyển động có hướng của các điện tích.

B. Dòng điện dịch là do điện trường biến thiên sinh ra.

C. Có thể dùng ampe kế để đo trực tiếp dòng điện dẫn.

D. Có thể dùng ampe kế để đo trực tiếp dòng điện dịch.

Câu 20: Phát biểu nào sau đây về tính chất của sóng điện từ là không đúng?

A. Sóng điện từ là sóng ngang.

B. Sóng điện từ mang năng lượng.

C. Sóng điện từ có thể bị phản xạ, khúc xạ, giao thoa.

D. Tốc độ truyền sóng điện từ gần bằng tốc độ ánh sáng.

Câu 21: Mạch chọn sóng ở đầu vào của máy thu vô tuyến điện gồm tụ điện C = 1 nF và cuộn cảm L = 100 μH (lấy π2 = 10). Bước sóng điện từ mà mạch thu được có giá trị là

A. 300 m.                    B. 600 m.                    C. 300 km.                  D. 1000 m.

Câu 22: Cường độ dòng điện tức thời trong mạch dao động LC có dạng i = 0,02cos2000t (A). Tụ điện trong mạch có điện dung 5 μF. Độ tự cảm của cuộn cảm có giá trị là

A. 50 mH.                   B. 50 H.           C. 5.10-6 H.      D. 5.10-8 H.

Câu 23: Phát biểu nào sau đây về máy quang phổ lăng kính là không đúng?

A. Trong máy quang phổ, ống chuẩn trực có tác dụng tạo ra chùm tia sáng song song.

B. Trong máy quang phổ, buồng ảnh nằm ở phía sau lăng kính.

C. Trong máy quang phổ, lăng kính có tác dụng phân tích chùm ánh sáng phức tạp song song thành các chùm sáng đơn sắc song song.

D. Trong máy quang phổ, quang phổ của một chùm sáng thu được trong buồng ảnh luôn là một dải sáng có màu cầu vồng.

Câu 24: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Quang phổ vạch phát xạ của các nguyên tố khác nhau thì khác nhau về số lượng vạch màu, màu sắc vạch, vị trí và độ sáng tỉ đối của các vạch quang phổ.

B. Mỗi nguyên tố hóa học ở trạng thái khí hay hơi ở áp suất thấp được kích thích phát sáng có một quang phổ vạch phát xạ đặc trưng.

C. Quang phổ vạch phát xạ là những dải màu biến đổi liên tục nằm trên một nền tối.

D. Quang phổ vạch phát xạ là những vạch màu riêng biệt nằm trên một nền tối.

Câu 25: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Tia hồng ngoại có tần số cao hơn tần số của tia sáng vàng.

B. Tia tử ngoại có bước sóng lớn hơn bước sóng của tia sáng đỏ.

C. Bức xạ tử ngoại có tần số cao hơn tần số của bức xạ hồng ngoại.

D. Bức xạ tử ngoại có chu kì lớn hơn chu kì của bức xạ hồng ngoại.

Câu 26:  Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe hẹp là 1,2 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn chắn là 2 m. Ánh sáng dùng làm thí nghiệm có bước sóng 0,45 μm. Khoảng cách giữa hai vân sáng bậc 2 là

            A. 0,75 mm.                B. 1,5 mm.                  C. 2,25 mm.                D. 3 mm.

Câu 27:  Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe hẹp là 1 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn chắn là 2 m. Ánh sáng dùng làm thí nghiệm có bước sóng 0,6 μm. Khoảng cách giữa vân sáng bậc hai và vân tối thứ nhất ở cùng phía của vân trung tâm là

            A. 1,2 mm.                  B. 1,8 mm.                  C. 0,6 mm.                  D. 2,4 mm.

Câu 28:  Bức xạ có tần số nào sau đây có thể gây ra hiện tượng quang điện cho một kim loại có giới hạn quang điện là 0,45 μm?

A. 7.1014 Hz.               B. 6.1014  Hz.               C. 8.1013 Hz.               D. 5.1014 Hz.

Câu 29:  Trường hợp nào sau đây nguyên tử hiđrô phát xạ phôton? Khi êlectron chuyển từ quỹ đạo

A. K đến quỹ đạo M.                          B. L đến quỹ đạo K.                           

C. M đến quỹ đạo O.                          D. L đến quỹ đạo N.

Câu 30: Năng lượng ion hóa nguyên tử hiđrô là 13,6 eV. Bước sóng ngắn nhất của bức xạ mà nguyên tử có thể phát ra là :

A. 0,1220 μm.             B. 0,0913 μm.             C. 0,0656 μm.             D. 0,5672 μm.

Câu 31: Phát biểu nào sau đây về phổ của nguyên tử hiđrô là không đúng?

A.    Êlectron của nguyển tử chuyển động trên các quỹ đạo có bán kính xác định.

B.    Các quỹ đạo liên tiếp của êlectron tăng tỉ lệ với các số nguyên liên tiếp.

C.    Khi chuyển từ các quỹ đạo ngoài vào quỹ đạo trong, nguyên từ phát xạ năng lượng.

D.    Năng lượng nguyên tử phát xạ ra dưới dạng các phôton.

Câu 32:  Hạt nhân  có cấu tạo gồm:

A. 33 prôtôn và 27 nơtron.                 B. 27 prôton  và 60 nơtron.

C. 27 prôton và 33 nơtron.                 D. 33 prôton và 27 nơtron.

Câu 33:  Một con lắc lò xo treo thẳng đứng, quả nặng ở phía trên điểm treo. Trong quá trình dao động điều hòa, khi chiều dài lò xo là cực tiểu thì điều nào sau đây có thể không đúng?

            A. vật đang ở vị trí biên.                     B. vận tốc của vật bằng không.

            C. độ lớn lực đàn hồi bằng 0.             D. thế năng đàn hồi cực tiểu.

Câu 34: Kết luận nào sau đây chắc chắn sai?

Khi xảy ra hiện tượng sóng dừng trên một sợi dây có một đầu cố định, một đầu tự do thì chiều dài dây có thể là

            A. bước sóng.         B.  bước sóng.         C.  bước sóng.         D.  bước sóng.

Câu 35:  Một sóng điện từ có bước sóng 20 m. Tần số của sóng điện từ là

            A. 15.106 Hz.              C. 1,5.106 Hz.             C. Hz.              D.  F.

Câu 36:  Một tia X có bước sóng 2 nm, năng lượng của mỗi phôton ứng với nó là

            A. 2 eV.                       B. 6 eV.                       C. 621 eV.                   D. 117 eV.

Câu 37:  Ở nguyên tử hiđrô, bán kính quỹ quỹ đạo có giá trị bằng 16 bán kính Bo là quỹ đạo

            A. K.                           B. L.                            C. M.                           D. N.

Câu 38: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Phóng xạ là hiện tượng hạt nhân nguyên tử phát ra sóng điện từ.

B. Phóng xạ là hiện tượng hạt nhân nguyên tử phát ra các tia αβγ.

C. Phóng xạ là hiện tượng hạt nhân nguyên tử phát ra các tia không nhìn thấy và biến đổi thành hạt nhân khác.

D. Phóng xạ là hiện tượng hạt nhân nguyên tử nặng bị phá vỡ thành các hạt nhân nhẹ khi hấp thụ nơtron.

Câu 39: Chất phóng xạ  phát ra tia α và biến đổi thành . Biết khối lượng các hạt là mPb = 205,9744 u, mPo = 209,9828 u, mα = 4,0026 u. Năng lượng toả ra khi một hạt nhân Po phân rã là

A. 4,8 MeV.                B. 5,4 MeV.                C. 5,9 MeV.                D. 6,2 MeV.

Câu 40: Chất phóng xạ  phát ra tia α và biến đổi thành . Biết khối lượng các hạt là mPb = 205,974 4 u, mPo = 209,9828 u, mα = 4,002 6 u. Năng lượng toả ra khi 10g Po phân rã hết là

A. 2,2.1010 J.               B. 2,5.1010 J.               C. 2,7.1010 J.               D. 2,8.1010 J.

 

Text Box: ĐỀ SỐ 3

 

 

 


Câu 1: Trong các lựa chọn sau đây, lựa chọn nào không phải là nghiệm của phương trình
x” + ω2x = 0?

A. x = Asin(ωt + φ).                           B. x = Acos(ωt + φ).

C. x = A1sinωt + A2cosωt.                  D. x = Atsin(ωt + φ).

Câu 2: Trong dao động điều hoà

A. vận tốc biến đổi điều hoà cùng pha so với li độ.

B. vận tốc biến đổi điều hoà ngược pha so với li độ.

C. vận tốc biến đổi điều hoà sớm pha π/2 so với li độ.

D. vận tốc biến đổi điều hoà chậm pha π/2 so với li độ.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây về động năng và thế năng trong dao động điều hoà là không đúng?

A. Động năng đạt giá trị cực đại khi vật chuyển động qua VTCB.

B. Động năng đạt giá trị cực tiểu khi vật ở một trong hai vị trí biên.

C. Thế năng đạt giá trị cực đại khi gia tốc của vật đạt giá trị cực tiểu.

D. Thế năng đạt giá trị cực tiểu khi gia tốc của vật đạt giá trị cực tiểu.

Câu 4: Một vật dao động điều hoà theo phương trình x = 6cos(4πt) cm, chiều dài quỹ đạo của vật là

A. 4 cm.                      B. 12 cm.                    C. 6  cm.                     D. 6 m.

Câu 5: Một chất điểm dao động điều hoà theo phương trình x = 5.cos(πt + π/2) (cm,t đo bằng s). Gia tốc của chất điểm tại thời điểm t = 2 s là

            A. 0 cm/s2.                  B. 5 cm/s2.                  C. 5π cm/s2                 D. 5π2 cm/s2.

Câu 6:  Một chất điểm dao động điều hoà dọc theo trục Ox với chu kì T = 2 s, chất điểm vạch ra một quỹ đạo có độ dài S = 12 cm. Thời điểm ban đầu, chất điểm ở vị trí biên dương. Phương trình dao động của chất điểm là

            A. x = 12cos(2t + ) cm.                  B. 6cos(2t + )  cm.

            C. 6cos(πt + ) cm.                           D. 6cosπt cm.

Câu 7:  Một sóng cơ có tần số f lan truyền trong môi trường vật chất đàn hồi với tốc độ v, khi đó bước sóng đư­ợc tính theo công thức

A. λ = vf.         B. λ = v/f.        C. λ = 2vf.       D. λ = 2v/f.

Câu 8: Hiện tượng giao thoa sóng xảy ra khi

A. có hai sóng chuyển động ngược chiều nhau.

B. có hai dao động cùng chiều, cùng pha gặp nhau.

C. có hai sóng xuất phát từ hai nguồn dao động cùng pha, cùng biên độ.

D. có hai sóng xuất phát từ hai tâm dao động cùng tần số, cùng pha.

Câu 9: Trong hiện tượng giao thoa sóng trên mặt nước, khoảng cách giữa hai cực đại liên tiếp nằm trên đường nối hai tâm sóng bằng

A. hai lần bước sóng.              B. một bước sóng.

C. một nửa bước sóng.           D. một phần tư bước sóng.

Câu 10:  Một sợi đây đàn hồi dài 1m treo thẳng đứng, đầu trên gắn với một nguồn dao động có tấn số 20 Hz. Đầu dưới tự do. Trên dây có sóng dừng, có 3 bụng sóng với đầu trên của dây sát một nút sóng. Tốc độ truyền sóng trên dây là

            A. 4 m/s.                     B. 8 m/s.                     C. 16 m/s.                   D. 24 m/s.

Câu 11:  Trên mặt chất lỏng có một sóng lan truyền với bước sóng 10 cm. Xét trên một phương truyền sóng, khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất dao động vuông pha là

            A.  cm.                    B. 2,5 cm.                   C. 5 cm.                      D. 10 cm.

Câu 12: Một điện trở thuần R mắc vào mạch điện xoay chiều tần số 50Hz, muốn dòng điện trong mạch sớm pha hơn điện áp giữa hai đầu đoạn mạch một góc π/2 người ta phải

A. mắc thêm vào mạch một tụ điện nối tiếp với điện trở.

B. mắc thêm vào mạch một cuộn cảm nối tiếp với điện trở.

C. thay điện trở nói trên bằng một tụ điện.

D. thay điện trở nói trên bằng một cuộn cảm.

Câu 13: Mạch điện xoay chiều nào sau đây có hệ số công suất lớn nhất?

A. Điện trở thuần R1 nối tiếp với điện trở thuần R2.

B. Điện trở thuần R nối tiếp với cuộn cảm L.

C. Điện trở thuần R nối tiếp với tụ điện C.

D. Cuộn cảm L nối tiếp với tụ điện C.

Câu 14: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Cảm ứng từ do cả ba cuộn dây gây ra tại tâm stato của động cơ không đồng bộ ba pha, khi có dòng điện xoay chiều ba pha đi vào động cơ có độ lớn không đổi.

B. Cảm ứng từ do cả ba cuộn dây gây ra tại tâm stato của động cơ không đồng bộ ba pha, khi có dòng điện xoay chiều ba pha đi vào động cơ có phương không đổi.

C. Cảm ứng từ do cả ba cuộn dây gây ra tại tâm stato của động cơ không đồng bộ ba pha, khi có dòng điện xoay chiều ba pha đi vào động cơ có hướng quay đều.

D. Cảm ứng từ do cả ba cuộn dây gây ra tại tâm stato của động cơ không đồng bộ ba pha, khi có dòng điện xoay chiều ba pha đi vào động cơ có tần số quay bằng tần số dòng điện.

Câu 15: Mạch điện xoay chiều RLC mắc nối tiếp, gồm điện trở thuần R = 100 Ω, cuộn thuần cảm L =  H và tụ điện C =   μF. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều có dạng u = 200cos(100πt) (V). Tổng trở của mạch là

            A. 300 Ω.                    B. 200 Ω.                    C. Ω.               D. 100 Ω.

Câu 16:  Mạch điện xoay chiều RLC mắc nối tiếp, gồm điện trở thuần R = 100 Ω, cuộn thuần cảm L =  H và tụ điện C =   μF. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều có dạng u = 200cos(100πt) V. Cường độ dòng điện hiệu dụng của mạch là

            A.  A.                    B. 1 A.                         C. 2 A.                         1,5 A.

Câu 17:  Mạch điện xoay chiều RLC mắc nối tiếp, gồm điện trở thuần R = 100 Ω, cuộn thuần cảm L =  H và tụ điện C =   μF. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều có dạng u = 200cos(100πt) (V). Công suất của mạch là

            A. 50 W.                     B. 100 W.                    C. 200 W.                    484 W.

Câu 18: Nguyên tắc thu sóng điện từ dựa vào

A. hiện tượng cộng hưởng điện trong mạch LC.

B. hiện tượng bức xạ sóng điện từ của mạch dao động hở.

C. hiện tượng hấp thụ sóng điện từ của môi trường.

D. hiện tượng giao thoa sóng điện từ.

Câu 19:  Cho mạch dao đao động điện từ LC đang hoạt động. Khi điện tích trên các bản tụ điện đạt giá trị cực đại thì cường độ dòng điện tức thời trong mạch

            A. bằng 0.                                                       B. cực đại.                  

C. bằng cường độ dòng điện hiệu dụng.         D. bằng  lần cường độ dòng điện cực đại.

Câu 20:  Một mạch chọn sóng, cuộn dây thuần cảm có hệ số tự cảm 20 μH. Để thu được sóng có bước sóng 90 m thì phải điều chỉnh điện dung của tụ đến giá trị là

            A. 1,14 nF.                  B. 0,114 nF.                C. 1,14 pF.                  C. 0,114 pF.

Câu 21:  Một mạch chọn sóng gồm cuộn dây thuần cảm và một tụ điện biến dung. Khi tụ có điện dung 20 nF thì thu được sóng có bước sóng 10 m. Nếu tăng điện dung của tụ nên 80 nF thì mạch thu được sóng có bước sóng là

            A. 5 m.                        B. 2,5 m.                     C. 20 m.                      D. 40 m.

Câu 22: Quang phổ liên tục của một vật

A. phụ thuộc vào bản chất của vật nóng sáng.

B. phụ thuộc vào nhiệt độ của vật nóng sáng.

C. không phụ thuộc vào nhiệt độ của vật nóng sáng.

D. phụ thuộc vào nhiệt độ và bản chất của vật nóng sáng.

Câu 23: Khẳng định nào sau đây là đúng?

A. Vị trí vạch tối trong quang phổ hấp thụ của một nguyên tố trùng với vị trí vạch sáng màu trong quang phổ vạch phát xạ của nguyên tố đó.

B. Trong quang phổ vạch hấp thụ các vân tối cách đều nhau.

C. Trong quang phổ vạch phát xạ các vân sáng và các vân tối cách đều nhau.

D. Quang phổ vạch của các nguyên tố hóa học đều giống nhau ở cùng một nhiệt độ.

Câu 24: Bức xạ có bước sóng trong khoảng từ 10-9  m đến 4.10-7  m thuộc loại nào trong các loại sóng dưới đây?

A. Tia X.         B. Ánh sáng nhìn thấy.           C. Tia hồng ngoại.      D. Tia tử ngoại.

Câu 25: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe hẹp là 1 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn chắn là 2 m. Ánh sáng dùng làm thí nghiệm có bước sóng 0,6 μm. Khoảng cách giữa vân sáng bậc hai và vân tối thứ nhất ở khác phía của vân trung tâm là

            A. 1,2 mm.                  B. 1,8 mm.                  C. 0,6 mm.                  D. 3 mm.

Câu 26: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe hẹp là 1,2 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn chắn là 2,4 m. Ánh sáng dùng làm thí nghiệm có bước sóng 0,4 μm. Khoảng cách giữa 5 vân sáng liên tiếp là

            A. 3,2 mm.                  B. 4 mm.                     C. 6,4 mm.                  D. 8 mm.

Câu 27:  Nếu bức xạ có tần số f = 1015 Hz thì bức xạ

            A. thuộc dải sóng vô tuyến.                B. thuộc vùng hồng ngoại.

            C. thuộc vùng ánh sáng nhìn thấy.     D. thuộc vùng tử ngoại.

Câu 28:  Công thoát êlectron của natri là 2,5 eV. Điều kiện về bước sóng để xảy ra hiện tượng quang điện đối với natri là bức xạ kích thích phải có bước sóng

            A. lớn hơn 0,5 μm.                 B. lớn hơn hoặc bằng 0,5 μm.

            C. bằng 0,5 m.                        D. nhỏ hơn hoặc bằng 0,5 μm.

Câu 29:  Kết luận nào về bản chất của các tia phóng xạ dưới đây là không đúng?

A. Tia αβγ đều có chung bản chất là sóng điện từ có bước sóng khác nhau.

B. Tia α là dòng các hạt nhân nguyên tử.

C. Tia β là dòng hạt mang điện.

D. Tia γ là sóng điện từ.

Câu 30: Sau 2 chu kì bán rã thì tỉ số khối lượng chất phóng xạ còn lại và khối lượng chất phóng xạ bị phân rã là ?

A. 1/2.             B. 1/4.                         C. 2.                            D. 4.

Câu 31: Hạt α có khối lượng 4,0015 u, biết số Avôgađrô NA = 6,02.1023 mol-1, 1u = 931 MeV/c2. Các nuclôn kết hợp với nhau tạo thành hạt α, năng lượng toả ra khi tạo thành 1mol khí hêli là

A. 2,7.1012J.                B. 3,5. 1012J.               C. 2,7.1010J.                D. 3,5. 1010J.

Câu 32: Đồng vị  sau một chuỗi phóng xạ α và  biến đổi thành . Số phóng xạ α và  trong chuỗi là

A. 7 phóng xạ α, 4 phóng xạ .       B. 5 phóng xạ α, 5 phóng xạ .

C. 10 phóng xạ α, 8 phóng xạ .     D. 16 phóng xạ α, 12 phóng xạ .

Câu 33:  Một lắc lò xo, khi dao động điều hòa với biên độ 5 cm thì cơ năng của nó là 0,02 J. Khi nó dao động với biện độ 8 cm thì cơ năng của nó là

            A. 0,36 J.                     B. 0,036 J.                   C. 0,0125 J.                 D. 0,0512 J.

Câu 34:  Sóng nào sau đây không có cùng bản chất với sóng còn lại?

            A. Sóng âm.                B. Sóng mặt nước.      C. Sóng ánh sáng.       D. Sóng trên sợi dây.

Câu 35:  Hai đầu một cuộn dây có một điện áp 200 V thì dòng điện trong mạch trễ pha so với điện áp và có giá trị hiệu dụng  A. Kết luận nào về cuộn dây là đúng?

            A. Cuộn dây thuần cảm có cảm kháng 100 Ω.               

B. Cuộn dây thuần cảm có cảm kháng 100 Ω.

C. Cuộn dây có điện trở thuần bằng cảm kháng bằng 100 Ω.

D. Cuộn dây có điện trở thuần bằng cảm kháng bằng 100 Ω.

Câu 36:  Bức xạ có tần số 4.1014 Hz không thể gây hiện tượng quang điện cho kim loại có công thoát nào sau đây?

            A. 1,8 eV.                    B. 1,4 eV.                    C. 1,2 eV.                    D. 0,8 eV.

Câu 37:  Điều nào sau đây về phản ứng phân hạch là không đúng?

A.    Phản ứng phân hạch là phản ứng tỏa nhiệt.

B.    Phản ứng phân hạch sinh ra các hạt nhân cỡ trung bình.

C.    Phóng xạ là trường hợp đặc biệt của phân hạch.

D.    Không cần điểu kiện nhiệt độ rất cao để xảy ra phản ứng phân hạch.

Câu 38:  có chu kì bán rã là 138 ngày đêm. Ban đầu có 10 g Po nguyên chất. Sau 276 ngày đêm khối lượng Po đã phân rã là

            A. 2,5 g.                      B. 5 g.             C. 7,5 g.                      D. 8,28 g.

Câu 39: Khối lượng của Trái Đất vào cỡ

A. 6.1024 kg.               B. 6.1025 kg.                C. 6.1026 kg.                D. 6.1027 kg.

Câu 40: Cho phản ứng hạt nhân, khối lượng của các hạt nhân là m(Ar) = 36,956889 u, mCl = 36,956563 u, mn = 1,008670 u, mp = 1,007276 u, 1u = 931 MeV/c2. Năng lượng mà phản ứng này toả ra hoặc thu vào là bao nhiêu?

A. Toả ra 1,60132 MeV.                     B. Thu vào 1,60132 MeV.

C. Toả ra 2,562112.10-19 J.                 D. Thu vào 2,562112.10-19 J.

 

Text Box: ĐỀ SỐ 4       

 

Câu 1:  Độ lớn vận tốc của chất điểm dao động điều hoà có độ lớn cực đại khi

A. li độ có độ lớn cực đại.                    B. li độ bằng không.          

C. pha cực đại.                                       D. gia tốc có độ lớn cực đại.

Câu 2: Động năng trong dao động điều hoà biển đổi theo thời gian

A. tuần hoàn với chu kì T.                    B. như hàm cosin.

C. không đổi.                                         D. tuần hoàn với chu kì T/2.

Câu 3: Dao động duy trì là dao động tắt dần mà người ta đã

A.    tác dụng một ngoại lực làm giảm lực cản của môi trường đối với vật chuyển động.

B.    tác dụng ngoại lực biến đổi điều hoà theo thời gian vào dao động.

C.    tác dụng ngoại lực vào vật dao động cùng chiều với chuyển động trong một phần của từng chu kì để bổ sung phần năng lượng vừa bị mất mát.

D.    kích thích lại dao động sau khi dao động bị tắt dần.

Câu 4: Một chất điểm dao động điều hoà theo phương trình , biên độ dao động của chất điểm là:

A. 4m.                            B. 4cm.                       C. m.                     D. cm.

Câu 5: Một vật dao động điều hoà theo phương trình x = 6cos(4πt)cm, chu kì dao động của vật là

A. 6s.                             B. 4s.                           C. 2s.                           D. 0,5s.

Câu 6:  Một chất điểm dao động điều hoà theo phương trình: cm, pha dao động của chất điểm tại thời điểm t = 1s là

A. -3cm.                        B. 2s.                           C. 1,5π rad.                 D. 0,5 Hz.

Câu 7: Bước sóng là

A. quãng đường mà mỗi phần tử của môi trường đi được trong 1 giây.

B. khoảng cách giữa hai phần tử của sóng dao động ngược pha.

C. khoảng cách giữa hai phần tử sóng gần nhau nhất dao động cùng pha.

D. khoảng cách giữa hai vị trí xa nhau nhất của mỗi phần tử sóng.

Câu 8: Phát biểu nào sau đây về sóng âm là không đúng?

A.    Sóng âm là sóng dọc.

B.    Sóng âm thể lan truyền các môi trường rắn, lỏng, khí và chân không.

C.    Sóng âm có thể gây ra được hiện tượng giao thoa.

D.    Sóng âm có thể gây ra được hiện tượng sóng dừng.

Câu 9: Trong thí nghiệm tạo vân giao thoa sóng trên mặt nước, người ta dùng hai nguồn dao động có tần số 50Hz và đo được khoảng cách giữa hai cực đại liên tiếp nằm trên đường nối hai tâm dao động là 2mm. Bước sóng của sóng trên mặt nước là

A. 1mm.                        B. 2mm.                      C. 4mm.                      D. 8mm.

Câu 10: Tại điểm M cách tâm sóng một khoảng x có phương trình dao động . Tần số của sóng có giá trị là

A. 200Hz.          B. 100Hz.                    C. 100s.                       D. 0,01s.

Câu 11: Một sóng lan truyền trên sợi dây đàn hồi rất dài với tần số 500Hz, người ta thấy khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất dao động cùng pha là 80cm. Tốc độ truyền sóng trên dây là

A.  400cm/s.                  B. 16m/s.                    C.  6,25m/s.                D. 400m/s.

Câu 12: Trong điện từ trường, các vectơ cường độ điện trường và vectơ cảm ứng từ luôn

A. cùng phương, ngược chiều.             B. cùng phương, cùng chiều.

C. có phương vuông góc với nhau.      D. có phương lệch nhau góc 450.

Câu 13: Phát biểu nào sau đây về tính chất của sóng điện từ là không đúng?

A. Mọi sóng điện từ đều không thể truyền trong nước.

B. Sóng điện từ mang năng lượng.

C. Sóng điện từ có thể bị phản xạ, khúc xạ, giao thoa.

D. Tốc độ lan truyền sóng điện từ trong chân không bằng vận tốc ánh sáng.

Câu 14: Mạch dao động LC gồm cuộn cảm có độ tự cảm L = 2mH và tụ điện có điện dung C = 2pF, (lấy π2 = 10). Tần số dao động của mạch có giá trị là

A. 2,5 Hz.                      B.  2,5 MHz.               C. 1 Hz.                       D. 1 MHz.

Câu 15: Trong quá trình lan truyền sóng điện từ, vectơ  và vectơ  luôn luôn

A. trùng phương và vuông góc với phương truyền sóng.

B. biến thiên tuần hoàn theo không gian, không tuần hoàn theo thời gian.

C. dao động ngược pha.

D. dao động cùng pha.

Câu 16: Nguyên tắc thu sóng điện từ dựa vào hiện tượng

A. cộng hưởng điện trong mạch LC.

B. bức xạ sóng điện từ của mạch dao động hở.

C. hấp thụ sóng điện từ của môi trường.

D. giao thoa sóng điện từ.

Câu 17: Mạch chọn sóng của máy thu vô tuyến điện gồm tụ điện C = 880pF và cuộn cảm L = 20μH. Bước sóng điện từ mà mạch chọn sóng thu được có giá trị là

A. 100 m.           B. 150 m.                    C. 250 m.                    D. 500 m.

Câu 18: Phát biểu nào sau đây không đúng?

Giá trị hiệu dụng của cường độ dòng điện xoay chiều

A. được xây dựng dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện.

B. được đo bằng ampe kế nhiệt.

C. bằng giá trị trung bình của cường độ dòng điện chia cho 2.

D. bằng giá trị cường độ dòng điện cực đại chia cho.

Câu 19:Khi tần số dòng điện xoay chiều chạy qua đoạn mạch chỉ chứa cuộn cảm tăng lên 4 lần thì cảm kháng của cuộn cảm

A. tăng lên 2 lần.           B. tăng lên 4 lần.         C. giảm đi 2 lần.         D. giảm đi 4 lần.

Câu 20: Đặt vào hai đầu tụ điện  một điện áp xoay chiều tần số 100Hz, dung kháng của tụ điện là

A. 200 Ω.                       B. 100 Ω.                    C. 50 Ω.                      D. 25 Ω.

Câu 21: Công thức tính tổng trở của đoạn mạch RLC mắc nối tiếp là

A.                      B. 

C.                       D. 

Câu 22: Cho đoạn mạch xoay chiều RLC gồm: R = 100Ω,  và mắc nối tiếp. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều có dạng u = 200cos100πt(V). Cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch là

A. 2 A.               B. 1,4 A.                     C. 1 A.                        D.  0,5 A.

Câu 23: Công thức tính công suất của một đoạn mạch xoay chiều là

A. P = U.I.                 B. P = R.I 2.                   C. P = Z.I 2 cosj.             D. P = R.I.cosj.

Câu 24: Một cuộn dây khi mắc vào điện áp xoay chiều 50V – 50Hz thì cường độ dòng điện qua cuộn dây là 0,2A và công suất tiêu thụ trên cuộn dây là 1,5W. Hệ số công suất của mạch có giá trị là

A. 0,15.              B. 0,25.                       C. 0,50.                       D. 0,75.

Câu 25:  Cho mạch điện xoay chiều gồm một điện trở và một hộp đen, trong hộp có chứa chỉ một linh kiện, hoặc điện trở, hoặc hoặc cuộn dây, hoặc hoặc tụ điện. Biết điện áp hai đầu mạch sớm pha hơn cường độ dòng điện trong mạch. Linh kiện trong hộp đen là

            A. điện trở.                 B. tụ điện.                  

C. cuộn dây.                D. cuộn dây có cảm kháng lớn hơn điện trở.

Câu 26:  Trong hiện tượng giao thoa ánh sáng, nếu dùng ánh sáng thí nghiệm là ánh sáng Mặt Trời thì điều khẳng định nào sau đây là không đúng?

A.    Vân trung tâm là vân sáng trắng.

B.    Đối xứng hai bên vân trung tâm là các dải sáng màu.

C.    Các dải màu biến thiên liên tục như màu cầu vồng.

D.    Tất các các dải màu đều phân tách rõ ràng và không chồng lên nhau.

Câu 27:  Tính theo thứ tự của các tia có khả năng đâm xuyên giảm dần, thứ tự nào sau đây là đúng?

A.    Tia sáng tím, tia tử ngoại, tia hồng ngoại, tia X.

B.    Tia tử ngoại, tia sáng đỏ, tia hồng ngoại, tia X.

C.    Tia X, tia tử ngoại, tia hồng ngoại, tia sáng tím.

D.    Tia X cứng, tia X mềm, tia tử ngoại, tia hồng ngoại.

Câu 28:  Nguồn nào sau đây có thể phát ra cả tia hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy và tia từ ngoại?

            A. cơ thể sống.                        B. đèn huỳnh quang.              

C. nguồn hồ quang.                 D. đèn dây tóc nóng đỏ.

Câu 29:  Trong hiện tượng giao thoa theo phương  pháp của Y-âng, dùng ánh sáng đơn sắc chiếu vào hai khe hẹp cách nhau 1 mm thì trên màn chắn cách hai khe 2 m, khoảng vân đo được là 1,1 mm. Bươc sóng của ánh sáng làm thí nghiệm là

            A. 5 mm.         B. 5,5 mm.                  C. 5,5 m.                     D. 0,55 μm.

Câu 30:  Trong hiện tượng giao thoa theo phương  pháp của Y-âng, dùng ánh sáng đơn sắc có bước sóng  0,45 μm chiếu vào hai khe hẹp cách nhau 1 mm thì trên màn chắn cách hai khe 2 m. Khoảng cách từ vân trung tâm đến vân sáng bậc 5 là

            A. 0,9 mm.                  B. 3,6 mm.                  C. 4,5 mm.                  D. 5,4 mm.

Câu 31:  Để gây được hiện tượng quang điện, bức xạ rọi vào kim loại được thoả mãn điều kiện nào sau đây?

A. Tần số lớn hơn giới hạn quang điện.

B. Tần số nhỏ hơn giới hạn quang điện.

C. Bước sóng nhỏ hơn giới hạn quang điện.

D. Bước sóng lớn hơn giới hạn quang điện.

Câu 32: Hiện tượng quang điện trong là hiện tượng

A. ánh sáng giải phóng các êlectron liên kết để chúng trở thành êlectron tự do và lỗ trống ở chất bán dẫn.

B. ánh sáng giải phóng các êlectron liên kết để chúng trở thành êlectron tự do và lỗ trống ở kim loại.

C. ánh sáng bứt các êlectron ra khỏi bề mặt kim loại.

D. dòng điện chạy qua chất bán dẫn làm nó phát quang.

Câu 33:  Một con lắc lò xo quả nặng có khối lượng 200 g dao đồng điều hòa với phương trình x = 4cos10t cm. Độ cứng của lò xo là

            A. 20 N/m.                  B. 200 N/m.                C. 2000 N/m.              D. 20000 N/m.

Câu 34:  Sóng cơ không truyền được trong môi trường nào sau đây?

            A. Chất rắn.                B. Chất lỏng.               C. Chất khí.                 D. Chân không.

Câu 35:  Trong đoạn mạch xoay chiều RLC nối tiếp, điện áp hai đầu tụ điện

A.    cùng pha với điện áp hai đầu điện trở.

B.    ngược pha với điện áp hai đầu điện trở.

C.    cùng pha với điện áp hai đầu cuộn dây.

D.    ngược pha với điện áp hai đầu cuộn dây.

Câu 36:  Phát biểu nào sau đây về quang phổ là không đúng?

A.    Quang phổ liên tục có thể cho biết nhiệt độ của nguồn phát.

B.    Quang phổ vạch có thể cho biết thành phần cấu tạo của nguồn phát.

C.    Nhiệt độ của nguồn phát phổ liên tục càng cao thì phổ càng mở rộng về phía ánh sáng tím.

D.    Đám khí hay ở áp suất  thấp nhưng bị kích thích thì có thể phát ra phổ liên tục.

Câu 37:  Phát biểu nào sau đây về hiện tượng phóng xạ là không đúng ?

Sau hai chu kì bán rã

A.    số mol của lượng chất chỉ còn  so với ban đầu.

B.    khối lượng chất phóng xạ chỉ cònso với ban đầu.

C.    số hạt chất phóng xạ chỉ còn so với ban đầu.

D.    hằng số phóng xạ chỉ còn so với ban đầu.

Câu 38: Hạt phôton có năng lượng là 1,035 eV thì tương ứng với sóng điện từ có tần số là

A. 2,5.1014 Hz.              B. 1,55.1033 Hz.                      C. 2,5.10-14 Hz.           D. 1,55.10-33 Hz.

Câu 39: Giới hạn quang điện của kim loại dùng làm catôt là λo = 0,30µm. Công thoát của kim loại dùng làm catôt là

A. 1,16 eV.                    B. 2,21 eV.                  C. 4,14 eV.                  D. 6,62 eV

Câu 40: Ở trạng thái dừng, nguyên tử

A. không bức xạ và không hấp thụ năng lượng.

B. không bức xạ nhưng có thể hấp thụ năng lượng.

C. không hấp thụ, nhưng có thể bức xạ năng lượng.

D. vẫn có thể hấp thụ và bức xạ năng lượng.

Text Box: ĐỀ SỐ 5

 

 

 


Câu 1: Con lắc lò xo thực hiện dao động điều hòa thì đại lượng nào sau đây của nó thay đổi theo thời gian?

A.    Cơ năng.               B. Biên độ.                  C. Tần số.                   D. Động năng.

Câu 2:  Phát biểu nào sau đây về con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương ngang sau đây là sai?

A.    Trong quá trình dao động, chiều dài của lò xo thay đổi.

B.    Trong quá trình dao động, có có thời điểm lò xo không dãn không nén.

C.    Trong quá trình dao động, có thời điểm vận tốc và gia tốc đồng thời bằng không.

D.    Trong quá trình dao động có thời điểm li độ và gia tốc đồng thời bằng không.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây về dao động tắt dần là không đúng ?

A.    Biên độ dao động giảm dần theo thời gian.

B.    Cơ năng của vật dao động bị chuyển dần thành nhiệt năng.

C.    Lực cản càng lớn thì dao động tắt dần càng nhanh.

D.    Chu kì dao động không hề thay đổi trong quá trình dao động.

Câu 4:  Một con lắc lò xo dao đang dao động với chu kì 0,5 s và biên độ 1 cm. Nếu tăng biên độ lên 2 cm thì chu kì dao động của con lắc sẽ là

            A. 0,25 s.                     B. 0,5 s.                       C. 1 s.                          D. 2 s.

Câu 5:  Một con lắc lò xo dao động với chu kì 0,2 s. Sẽ xảy ra hiện tượng cộng hưởng khi nó chịu tác dùng lực tuần hoàn với tần số

            A. 0,2 Hz.                    B. 0,4π Hz.                  C. 5 Hz.                       D. 10π Hz.

Câu 6:  Khi tổng hợp hai dao động cuàng phương có phương trình x1 = 6cos(10t + ) cm và x2 = 8sin(10t + ) cm thì biên độ của dao động tổng hợp là

            A. 2 cm.                      B. 6 cm.                      C. 10 cm.                    D. 14 cm.

Câu 7:  Trong các phát biểu sau về sóng cơ, phát biểu nào là đúng?

A.    Sóng trên mặt chất lỏng là sóng dọc.

B.    Sóng âm là sóng ngang.

C.    Sóng dọc và sóng ngang đều mang năng lượng.

D.    Sóng dọc truyền được trong chân không, còn sóng ngang thì không.

Câu 8:  Phát biểu nào sau đây về sóng âm là không đúng?

A.    Sóng âm là là sóng dọc.

B.    Sóng âm không truyền được trong chất lỏng và chất rắn.

C.    Sóng siêu âm có chu kì nhỏ hơn sóng hạ âm.

D.    Sóng âm làm rung màng nhĩ tạo cho người nghe cảm giác về âm.

Câu 9:  Trong hiện tượng giao thoa sóng trên mặt chất lỏng, hai nguồn sóng có cùng tần số 30 Hz và cùng pha. Biết tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 3 m/s. Một điểm M trên mặt chất lỏng cách hai nguồn sóng là 40 cm và 60 cm. Tính từ đường trung trực thì vân đi qua M là

            A. vân cực tiểu thứ nhất.                    B. vân cực đại thứ nhất.

            C. vân cực tiểu thứ hai.                       D. vân cực đại thứ hai.

Câu 10:  Trên một sợi dây đàn hồi dài 1 m một đầu cố định, một đầu tự do có sóng dừng với 3 nút sóng. Bước sóng của sóng trên dây có giá trị là

            A. 0,2 m.                     B. 0,4 m.                     C. 0,8 m.                     D. 1 m.

Câu 11:  Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về mạch dao động điện từ đang hoạt động?

Khi điện tích trên tụ đạt giá trị cực đại thì

A.    độ lớn hiệu điện thế hai đầu cuộn dây đạt giá trị cực đại.

B.    cường độ dòng điện trong mạch đạt giá trị cực đại.

C.    năng lượng điện của tụ đạt giá trị cực đại.

D.    năng lượng điện bằng năng lượng điện từ.

Câu 12:  Nguyên tắc hoạt động của việc thu sóng điện từ là dựa trên hiện tượng

            A. cảm ứng điện từ.                B. cộng hưởng dao động điện từ.

            C. giao thoa sóng điện từ.       D. khúc xạ sóng điện từ.

Câu 13:  Một mạch dao động điện từ, cuộn dây thuần cảm có hệ số tự cảm 20 mH. Mạch dao động với tần số 4000 Hz. Điện dung của tụ điện là

            A. 80 nF.                     B. 8 nF.                       C. 0,8 nF.                    D. 0,8 μF.

Câu 14:  Một mạch dao động điện từ, tụ điện có điện dung 400 nF được nạp điện bằng hiệu điện thế 20 V. Năng lượng từ cực đại của cuộn dây là

            A. 80 μJ.                     B. 160 μJ.                    C. 80 mJ.                     D. 160mJ.

Câu 15:  Trong mạch điện xoay chiều không phân nhánh gồm tụ điện, cuộn dây và điện trở. Nếu cảm kháng của cuộn dây bằng dung kháng của tụ điện thì điều nào sau đây là sai?

A.    Hệ số công suất của mạch bằng 1.

B.    Điện áp hiệu dụng hai đầu tụ điện bằng điện áp hiệu dụng hai đầu mạch.

C.    Điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn dây thuần cảm bằng điện áp hiệu dụng hai đầu tụ điện.

D.    Điện áp hiệu dụng của đoạn mạch L và C gấp đôi điện áp hiệu dụng hai đầu tụ điện.

Câu 16:   Phát biểu nào sau đây về động cơ không đồng bộ 3 pha là không đúng?

A.    Từ trường quay được tạo ra từ hệ thống dòng xoay chiều 3 pha.

B.    Dòng 3 pha được đưa vào 3 cuộn dây đặt lệch nhau  trên stato.

C.    Động cơ luôn quay chậm hơn tốc độ quay của từ trường do dòng 3 pha sinh ra.

D.    Hiệu suất của động cơ luôn nhỏ hơn 1.

Câu 17:  Phát biểu nào sau đây về dòng điện không đổi là đúng ?

A.    Dòng điện không đổi do chỉnh lưu dòng xoay chiều bằng 1 điôt.

B.    Dòng điện không đổi do chỉnh lưu dòng xoay chiều bằng 4 điôt.

C.    Dòng điện không đổi do động cơ điện một chiều phát ra.

D.    Dòng điện không đổi do trong mạch kín chỉ có điện trở thuần được duy trì bằng nguồn điện là một acquy.

Câu 18:  Một đoạn mạch gồm điện trở thuần 50 Ω và một tụ điện mắc nối tiếp. Điện áp xoay chiều hai đầu mạch có tần số 50 Hz và trễ pha  so với cường độ dòng điện trong mạch. Điện dung của tụ điện là

            A. F.                B. F.                    C. F.                    D. F.

Câu 19:  Điện áp hai đầu một mạch điện xoay chiều có biểu thức u = 200cos(120πt + ) V thì cường độ dòng điện trong mạch có biểu thức i = 2cos(120πt) A. Công suất của mạch là

            A. 400 W.                   B. 200 W.                    C. 100 W.                         D. 100 W.

Câu 20:  Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng

            A. chỉ có một màu.                                         B. tập hợp tự nhiều tia sáng riêng rẽ.

            C. không bị tán sắc khi đi qua lăng kính.       D. không bị đổi hướng khi đi qua lăng kính.

Câu 21:  Bộ phận có tác dụng phân tích chùm sáng phức tạp thành các thành phần đơn sắc ở máy quang phổ lăng kính là

            A. ống chuẩn trực.      B. các thấu kính hội tụ.           C. lăng kính.               D. buồng tối.

Câu 22:  Một vật có nhiệt độ 310 K có thể phát ra

            A. tia hồng ngoại.       B. ánh sáng nhìn thấy.            C. tia tử ngoại.            D. tia X.

Câu 23:  Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng sáng Y-âng, nếu khoảng cách giữa hai khe hẹp là 0,8 mm, khoảng cách giữa hai khe đến màn chắn là 2,4 m, ánh sáng dùng làm thí nghiệm có tần số 6.1014 Hz thì khoảng vân trên màn chắn là

            A. 1,5 m.                     B. 1,5 mm.                  C. 18420 m.                D. 0,75 mm.

Câu 24:  Đặc điểm nào sau đây không có ở tia X?

A.    Có khả năng đâm xuyên mạnh.

B.    Không tác dụng lên kính ảnh.

C.    Có khả năng làm phát quang một số chất.

D.    Hủy diệt tế bào.

Câu 25:  Kết luận nào sau đây không đúng về ánh sáng?

A.    Sáng có lưỡng tính sóng hạt.

B.    Ánh sáng mang năng lượng.

C.    Hiện tượng quang điện đã chứng tỏ ánh sáng có tính chất sóng.

D.    Ánh sáng có cùng bản chất với tia X.

Câu 26:  Hiện tượng quang điện trong là hiện tượng

A.    khi chiếu ánh sáng vào kim loại mà êlectron không bị bứt ra khỏi bề mặt kim loại.

B.    khi chiếu ánh sáng vào các điện môi thì êlectron bị bứt ra khỏi bề mặt kim loại.

C.    khi chiếu ánh sáng vào bán dẫn làm điện trở của chất bán dẫn tăng lên.

D.    giải phóng ra khỏi liên kết để chúng trở thành các êlectron dẫn và các lỗ trống tự do khi vật được chiếu sáng.

Câu 27:  Phát biểu nào sau đây về phổ của nguyên tử hiđrô là không đúng?

A.    Phổ của nguyên tử hiđrô là phổ vạch.

B.    Nguyên từ hiđrô nhận những mức năng lượng gián đoạn.

C.    Trong phổ của nguyên tử hiđrô có một dải sáng có màu biến thiên từ đỏ tới tím.

D.    Êlectron trong nguyên tử chỉ chuyển động trên các quỹ đạo có bán kính xác định.

Câu 28:  Một tia X có bước sóng 80 pm. Năng lượng của phôton ứng với nó là

            A. 2,48.10-15 J. B. 2,12.10-16 J.            C. 1,6.10-18 J.              D. 9,22.10-19 J.

Câu 29: Nguyên tử hiđrô chuyển từ mức năng lượng -13,6 eV lên mức -3,4 eV, nó

A.    phát ra một phôton ứng với bước sóng 1,128.10-7 m.

B.    hấp thụ một phôton ứng với bước sóng 1,128.10-7 m.

C.    phát ra một bức xạ hồng ngoại.

D.    phát ra một bức xạ nhìn thấy.

Câu 30:  Phát biểu mào sau đây về cấu tạo của hạt nhân nguyên tử là không đúng ?

A. Prôtôn trong hạt nhân mang điện tích +e.

B. Nơtron trong hạt nhân mang điện tích - e.

C. Tổng số các prôtôn và nơtron gọi là số khối.

D. Số prôtôn trong hạt nhân đúng bằng số êlectron trong nguyên tử.

Câu 31: Hạt nhân  có cấu tạo gồm

A. 238p và 92n.                         B. 92p và 238n.           C. 238p và 146n.         D. 92p và 143n.

Câu 32: Hạt nhân có khối lượng là 55,940u. Biết khối lượng của prôton là 1,0073u và khối lượng của nơtron là 1,0087u. Độ hụt khối của hạt nhân  là

A. 4,544u.                      B. 4,536u.                   C. 3,154u.                   D. 3,637u.

Câu 33:  Biên độ của dao động cưỡng bức phụ thuộc vào

A.    tần số ngoại lực cưỡng bức.

B.    tần số riêng của vật dao động.

C.    biên độ của ngoại lực cưỡng bức.

D.    nhiệt độ của môi trường.

Câu 34: Trên mặt chất lỏng thấy tại một điểm, sóng nhô lên 5 lần trong 2 s, và khoảng cách giữa hai đỉnh sóng liên tiếp trên cùng một phương truyền sóng là 80 cm. Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là

            A. 32 cm/s.                 B. 40 cm/s.                  C. 80π cm/s.                D. 64π cm/s.

Câu 35:  Một mạch điện RLC nối tiếp có điện áp xoay chiều hiệu dụng hai đầu cả mạch 200 V. Khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng điện thì cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch là 4 A. Điện trở thuần chủa mạch là

            A. 100 Ω.                    B. 50 Ω.                      C. 25 Ω.          D. 75Ω.

Câu 36:  Trong một mạch dao động LC có một dòng điện  i = 2cos8000t A. Điện tích cực đại mà tụ tích được có giá trị là

            A. 2,5 μC.                   B. 25 μC.                     C. 250 μC.                   D. 2,5 mC.

Câu 37:  Hiện tượng quang dẫn là hiện tượng

A. một chất dẫn điện trở thành cách điện khi được chiếu sáng.

B. giảm điện trở của kim loại khi được chiếu sáng.

C. giảm điện trở của một chất bãn dẫn, khi được chiếu sáng.

D. truyền dẫn ánh sáng theo các sợi quang uốn cong một cách bất kì.

Câu 38: Đồng vị   là chất phóng xạ  với chu kì bán rã T = 5,33 năm, ban đầu một lượng Co có khối lượng m0. Sau một năm lượng Co trên bị phân rã bao nhiêu phần trăm?

A. 12,2%.                      B. 27,8%.                    C. 30,2%.                    D. 42,7%

Câu 39:  Giả sử một chất phóng xạ có khối lượng mo và chu kì bán rã là 20 h. Sau 3 chu kì bán rã thì tỉ số lượng chất phóng xạ còn lại so với lượng chất phóng xạ đã phân rã là

A.1/3 .                            B. 1/6.                         C. 1/8.                         D. 1/7.

Câu 40:  Hạt nhân có khối lượng là 55,940u. Biết khối lượng của prôton là 1,0073u và khối lượng của nơtron là 1,0087u. Năng lượng liên kết riêng của hạt nhân  là

A. 70,5 MeV.                B. 70,4 MeV.              C. 48,9 MeV.              D. 54,4 MeV

 

 

Text Box: ĐỀ SỐ 6

 

 


Câu 1: Biên độ của dao động cưỡng bức không phụ thuộc vào

A. Pha ban đầu của ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật.

B. Biên độ của ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật.

C. Tần số của ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật.

D. Hệ số lực cản (của ma sát nhớt) tác dụng lên vật.

Câu 2: Trong dao động điều hòa, giá trị cực tiểu của vận tốc là

A.  ωA.              B.  0.               C.  - ωA.                      D.  - ω2A.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây về động năng và thế năng trong dao động điều hoà là không đúng?

A. Động năng đạt giá trị cực đại khi vật chuyển động qua VTCB.

B. Động năng đạt giá trị cực tiểu khi vật ở một trong hai vị trí biên.

C. Thế năng đạt giá trị cực đại khi vận tốc của vật đạt giá trị cực tiểu.

D. Thế năng đạt giá trị cực đại khi độ lớn gia tốc của vật đạt giá trị cực tiểu.

Câu 4: Con lắc lò xo gồm vật m = 100g và lò xo k = 100N/m (lấy π2 = 10) dao động điều hoà với chu kì là

A. 0,1s.              B. 0,2s.                        C. 0,3s.                        D. 0,4s.

Câu 5: Một con lắc lò xo gồm vật nặng khối lượng 0,4kg gắn vào đầu lò xo có độ cứng 40N/m. Người ta kéo quả nặng ra khỏi VTCB một đoạn 4cm rồi thả nhẹ cho nó dao động. Chọn thời điểm ban đầu là lúc thả vật thì phương trình dao động của vật nặng là

A. x = 4cos(10t)cm.                              B. x = 4cos(10t - )cm.

C. x = 4cos(10πt - )cm.                     D. x = 4cos(10πt + )cm.

Câu 6: Một con lắc lò xo gồm vật nặng khối lượng 0,4kg gắn vào đầu lò xo có độ cứng 40N/m. Người ta kéo quả nặng ra khỏi VTCB một đoạn 4cm rồi thả nhẹ cho nó dao động. Vận tốc cực đại của vật nặng là

A. 160cm/s.                B. 80cm/s.                   C. 40cm/s.                   D. 20cm/s.

Câu 7: Phát biểu nào sau đây không đúng với sóng cơ?

A. Sóng cơ có thể lan truyền được trong môi trường chất rắn.

B. Sóng cơ có thể lan truyền được trong môi trường chất lỏng.

C. Sóng cơ có thể lan truyền được trong môi trường chất khí.

D. Sóng cơ có thể lan truyền được trong môi trường chân không.

Câu 8: Khi xảy ra hiện tượng sóng dừng trên, khoảng cách giữa hai nút sóng liên tiếp là

A. hai lần bước sóng.                B. một bước sóng.

C. một nửa bước sóng.              D. một phần tư bước sóng.

Câu 9: Dây AB căng nằm ngang dài 2m, hai đầu A và B cố định, tạo một sóng dừng trên dây với tần số 50Hz, trên đoạn AB thấy có 5 nút sóng. Tốc độ truyền sóng trên dây là

A. 100 m/s.                    B. 50 m/s.                   C. 25 cm/s.                  D. 2,5 cm/s.

Câu 10: Trong thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn kết hợp A, B dao động với tần số f = 16Hz. Tại một điểm M cách các nguồn A, B những khoảng d­1 = 30cm, d2 = 25,5cm, sóng có biên độ cực đại. Giữa M và đường trung trực có 2 dãy cực đại khác. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là

A. 24 m/s.          B. 24 cm/s.                  C. 36 m/s.                   D. 36 cm/s.

Câu 11: Độ cao của âm phụ thuộc vào

A. độ đàn hồi của nguồn âm.                  B. biên độ dao động của nguồn âm.

C. tần số của nguồn âm.                         D. đồ thị dao động của nguồn âm.

Câu 12: Mạch dao động điện từ gồm tụ điện C và cuộn cảm L, dao động tự do với tần số góc

A. .            B. .             C. .              D. 

Câu 13: Mạch dao động điện từ điều hoà LC gồm tụ điện C = 30nF và cuộn cảm L =25mH. Nạp điện cho tụ điện đến hiệu điện thế 4,8V rồi cho tụ phóng điện qua cuộn cảm, cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch là

A. 3,72mA.                    B. 4,28mA.                 C. 5,20mA.     D. 6,34mA.

Câu 14: Để duy trì dao động điện từ trong mạch với tần số riêng của nó cần phải

A. đặt vào mạch một điện áp xoay chiều.

B. đặt vào mạch một điện áp một chiều không đổi.

C. dùng máy phát dao động điện từ điều hoà.

D. tăng thêm điện trở của mạch dao động.

Câu 15: Chọn sóng ở đầu vào của máy thu vô tuyến điện gồm tụ điện C = 1nF và cuộn cảm                L = 100μH (lấy π2 = 10). Bước sóng điện từ mà mạch thu được là

A. 300m.                        B. 600m.                     C. 300km.                   D. 1000m.

Câu 16: Để tăng dung kháng của tụ điện phẳng có chất điện môi là không khí ta phải

A. tăng tần số của điện áp đặt vào hai bản tụ điện.

B. tăng khoảng cách giữa hai bản tụ điện.

C. giảm điện áp hiệu dụng giữa hai bản tụ điện.

D. đưa thêm bản điện môi vào trong lòng tụ điện.

Câu 17: Phát biểu nào sau đây với mạch điện xoay chiều chỉ chứa cuộn cảm là đúng ?

A. Dòng điện sớm pha hơn điện áp một góc π/2.

B. Dòng điện sớm pha hơn điện áp một góc π/4.

C. Dòng điện trễ pha hơn điện áp một góc π/2.

D. Dòng điện trễ pha hơn điện áp một góc π/4.

Câu 18: Đặt vào hai đầu cuộn cảm  một điện áp xoay chiều u = 141cos(100πt)V. Cường độ dòng điện hiệu dụng qua cuộn cảm là

A. 1,41 A.                      B. 1,00 A.                   C. 2,00 A.                   D. 10 A.

Câu 19: Cho đoạn mạch xoay chiều RLC nối tiếp gồm: R = 60Ω,   và  . Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều có dạng u = 50cos100πt(V). Cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch là

A. 0,25A.                       B. 0,50A.                    C.  0,71A.                   D. 1,00A.

Câu 20: Mạch điện xoay chiều nào sau đây có hệ số công suất nhỏ nhất?

A. Điện trở thuần R1 nối tiếp với điện trở thuần R2.

B. Điện trở thuần R nối tiếp với cuộn cảm L.

C. Điện trở thuần R nối tiếp với tụ điện C.

D. Cuộn cảm L nối tiếp với tụ điện C.

Câu 21: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Ánh sáng trắng là tập hợp của vô số các ánh sáng đơn sắc có màu biến đổi liên tục từ đỏ đến tím.

B. Chiết suất của chất làm lăng kính đối với các ánh sáng đơn sắc là khác nhau.

C. Ánh sáng đơn sắc không bị tán sắc khi đi qua lăng kính.

D. Khi chiếu một chùm ánh sáng Mặt Trời đi qua một cặp hai môi trường trong suốt thì tia tím bị lệch về phía mặt phân cách hai môi trường nhiều hơn tia đỏ

Câu 22: Nguyên nhân gây ra hiện tượng tán sắc ánh sáng Mặt Trời trong thí nghiệm của Niu-tơn là

A. thủy tinh đã nhuộm màu cho chùm ánh sáng Mặt Trời.

B. chiết suất của lăng kính đối với các ánh sáng đơn sắc là khác nhau.

C. lăng kính có tác dụng làm biến đổi màu chùm ánh sáng Mặt Trời.

D. chùm ánh sáng Mặt Trời đã bị nhiễu loạn khi đi qua lăng kính.

Câu 23: Đối với những ánh sáng nhìn thấy, chiết suất của môi trường

         A. như nhau đối với mọi ánh sáng đơn sắc.

B. lớn nhất đối với những ánh sáng có màu đỏ

C. lớn nhất đối với những ánh sáng có màu tím.

D. nhỏ khi môi trường có nhiều ánh sáng đơn sắc truyền qua.

Câu 24: Trong một thí nghiệm giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe Y-âng là 1mm, khoảng cách từ màn chứa hai khe tới màn quan sát là1m. Hai khe được chiếu bởi ánh sáng đỏ có bước sóng 0,75 µm, khoảng cách giữa vân sáng thứ tư đến vân sáng thứ 10 ở cùng một bên đối với vân sáng trung tâm là

A. 2,8 mm.                    B. 3,6 mm.                  C. 4,5 mm.                  D. 5,2 mm.

Câu 25: Hai khe Y-âng cách nhau 3mm được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,60µm. Các vân giao thoa được hứng trên màn cách hai khe 2m. Tại điểm M cách vân trung tâm 1,2 mm có

A. vân sáng bậc 3.         B. vân tối.       C. vân sáng bậc 5.       D. vân sáng bậc 4.

Câu 26: Phát biểu mào sau đây là sai khi nói về thuyết lượng tử ánh sáng?

A. Những nguyên tử hay phân tử vật chất không hấp thụ hay bức xạ ánh sáng một cách liên tục mà thành từng phần riêng biệt, đứt quãng.

B. Chùm sáng là dòng hạt, mỗi hạt là một phôton.

C. Năng lượng của các phôton ánh sáng là như nhau, không phụ thuộc vào bước sóng ánh sáng.

D. Khi ánh sáng truyền đi, các lượng tử ánh sáng không bị thay đổi, không phụ thuộc khoảng cách tới nguồn sáng.

Câu 27: Chiếu một chùm bức xạ đơn sắc vào một tấm kẽm có giới hạn quang điện 0,35μm. Hiện tượng quang điện sẽ không xảy ra khi chùm bức xạ có bước sóng

A. 0,15 µm.                   B. 0,25 µm.                 C. 0,33 µm.                 D. 0,41 µm.

Câu 28:  Giới hạn quang điện của Na là 0,50µm. Công thoát êlectron của nó là

A. 1,24 eV.                    B. 2,48 eV.                  C. 3,65 eV.                 D. 3,975 eV.

Câu 29: Phát biểu nào sau đây không đúng với nội dung của thuyết lượng tử?

A. Ánh sáng được tạo thành bởi các hạt phôton.

B. Các phôton đều giống nhau và mang năng lượng là hf.

C. Các phôton dao động theo phương vuông góc với phương truyền sáng.

D. Mỗi nguyên tử hay phân tử phát xạ hoặc hấp thụ ánh sáng thì chúng phát xạ hoặc hấp thụ phôton.

Câu 30: Hiện tượng quang điện ngoài đối với kim loại có giới hạn quang điện λ0 xay ra chỉ khi bước sóng bức xạ kích thích λ thỏa mãn

A. λ0 > λ.                       B. λ0 < λ.                     C. λ0 ≤ λ                    D. λ0 ≥λ.

Câu 31: Đồng vị là các nguyên tử mà hạt nhân của chúng có

A. số khối A bằng nhau.

B. số prôton bằng nhau, số nơtron khác nhau.

C. số nơtron bằng nhau, số prôton khác nhau.

D. khối lượng bằng nhau.

Câu 32: Hạt nhân đơteri  có khối lượng 2,0136u. Biết khối lượng của prôton là 1,0073u và khối lượng của nơtron là 1,0087u. Năng lượng liên kết của hạt nhân 

A. 0,67 MeV.                 B.1,86 MeV.               C. 2,02 MeV.              D. 2,23 MeV.

Câu 33:  Chu kì dao động của con lắc đơn có chiều dài dây treo là l thì

A.    tỉ lệ thuận với l.                               B.tỉ lệ thuận với .

C. tỉ lệ nghịch với l.                              D. tỉ lệ nghịch với .

Câu 34:  Khi tổng hợp hai dao động cùng tần số cùng phương, cùng biên độ 4 cm, cùng pha thì biên độ dao động tổng hợp là

            A. 8 cm.                      B. 4 cm.                C. 4 cm.                      D. 0 cm.

Câu 35: Mạch điện xoay chiều gồm RLC mắc nối tiếp, có R = 30Ω, ZC = 20Ω, ZL = 60Ω. Tổng trở của mạch có giá trị là

A. 50Ω            B. 70Ω.                       C. 110Ω.                     D. 2500Ω.

Câu 36: Tia tử ngoại được phát ra rất mạnh từ nguồn nào sau đây?

A. Lò sưởi điện.                                    B. Hồ quang điện.      

C. Lò vi sóng.                                       D. Màn hình vô tuyến.

Câu 37: Năng lượng ion hóa nguyên tử hiđrô là 13,6eV. Bước sóng ngắn nhất của bức xạ mà nguyên tử có thể phát ra là

A. 0,1220 µm.               B. 0,0913 µm.             C. 0,0656 µm.             D. 0,5672 µm.

Câu 38: Phát biểu nào sau đây khi nói về tia anpha là không đúng ?

A. Tia anpha thực chất là hạt nhân nguyên tử hêli ().

B. Khi đi qua điện trường giữa hai bản tụ điện, tia anpha bị lệch về phía bản âm tụ điện.

C. Tia anpha phóng ra từ hạt nhân với tốc độ  bằng tốc độ  ánh sáng.

D. Khi đi trong không khí, tia anpha làm ion hoá không khí và mất dần năng lượng.

Câu 39: Với m0 là khối lượng của chất phóng xạ ban đầu, m là khối lượng chất phóng xạ còn lại tại thời điểm t, l là hằng số phóng xạ, biểu thức của định luật phóng xạ là

A. .            B. .           C. .            D. 

Câu 40: Chất phóng xạ  phát ra tia α và biến đổi thành . Biết khối lượng các hạt là mPb = 205,9744u, mPo = 209,9828u, mα = 4,0026u. Năng lượng tỏa ra khi 10g Po phân rã hết là

A. 2,2.1010J.      B. 2,5.1010J.                C. 2,7.1010J.                D. 2,8.1010J.

Text Box: ĐỀ SỐ 7

 

 

 


Câu 1: Vận tốc của vật dao động điều hoà có độ lớn cực đại khi vật ở vị trí

A. có li độ cực đại.                                            B. có gia tốc đạt cực đại.

C. có li độ bằng không.                                     D. có pha dao động cực đại.

Câu 2: Con lắc lò xo ngang dao động điều hoà, vận tốc của vật bằng không khi vật chuyển động qua

A. vị trí cân bằng.

B. vị trí vật có li độ cực đại.

C. vị trí mà lò xo không bị biến dạng.

D. vị trí mà lực đàn hồi của lò xo bằng không.

Câu 3: Hai dao động điều hoà cùng pha khi độ lệch pha giữa chúng là

A. Δφ = 2nπ (với nZ).                                    B. Δφ = (2n + 1)π (với nZ).

C. Δφ = (2n + 1) (với nZ).             D. Δφ = (2n + 1) (với nZ).

Câu 4: . Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hoà cùng phương, cùng tần số có biên độ lần lượt là 8cm và 12cm. Biên độ dao động tổng hợp có thể là

A. 2cm.              B. 3cm.                       C.  5cm.                      D.  21cm.

Câu 5: Một chất điểm tham gia đồng thời hai dao động điều hoà cùng phương, có phương trình lần lượt là x1 = 2sin(100pt - p/3) cm và x2 = cos(100pt + p/6) cm. Phương trình của dao động tổng hợp là

A. x = sin(100pt - p/3)cm.                    B. x = cos(100pt - 5p/6)cm.

C. x = 3sin(100pt - p/3)cm.                  D. x = 3cos(100pt + p/6) cm.

Câu 6: Một người xách một xô nước đi trên đường, mỗi bước đi được 50cm. Chu kì dao động riêng của nước trong xô là 1s. Để nước trong xô sóng sánh mạnh nhất thì người đó phải đi với vận tốc

A. 100 cm/s.                  B. 75 cm/s.                  C. 50 cm/s.                  D. 25 cm/s.

Câu 7: Phát biểu nào sau đây về sóng cơ là không đúng?

A. Sóng cơ là quá trình lan truyền dao động cơ trong một môi trường liên tục.

B. Sóng ngang là sóng có các phần tử dao động theo phương ngang.

C. Sóng dọc là sóng có các phần tử dao động theo phương trùng với phương truyền sóng.

D. Bước sóng là quãng đường sóng truyền đi được trong một chu kì.

Câu 8: Một sóng cơ có tần số 1000Hz truyền đi với tốc độ 330 m/s thì bước sóng của nó có giá trị nào sau đây?

A. 330 m.                      B. 0,3 m.                     C. 3,3 m.                     D. 0,33 m.

Câu 9: Một người quan sát một chiếc phao trên mặt biển thấy nó nhô lên cao 10 lần trong 18s, khoảng cách giữa hai ngọn sóng kề nhau là 2m. Tốc độ truyền sóng trên mặt biển là

A. 1m/s.                         B. 2m/s.                      C. 4m/s.                      D.  8m/s.

Câu 10: Điều kiện để giao thoa sóng là có hai sóng cùng phương

A. chuyển động ngược chiều giao nhau.

B. cùng tần số và có độ lệch pha không đổi theo thời gian.

C. cùng bước sóng giao nhau.

D. cùng biên độ, cùng tốc độ giao nhau.

Câu 11: Trong thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn kết hợp A, B dao động với tần số f = 13Hz. Tại một điểm M cách các nguồn A, B những khoảng d­1 = 19cm, d2 = 21cm, sóng có biên độ cực đại. Giữa M và đường trung trực không có dãy cực đại khác. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là

        A. 26 m/s.           B. 26 cm/s.                  C. 52 m/s.                   D. 52 cm/s.

Câu 12: Âm thoa điện mang một nhánh chĩa hai dao động với tần số 100Hz, chạm mặt nước tại hai điểm S1, S2. Khoảng cách S1S2 = 9,6cm. Tốc độ truyền sóng nước là 1,2m/s. Số gợn sóng trong khoảng giữa Svà S2 là

A. 8.                               B. 14.                          C. 15.                          D. 17.

Câu 13: Sóng điện từ có khả năng xuyên qua tầng điện li là

A. sóng dài.       B. sóng trung.             C. sóng ngắn.              D. sóng cực ngắn.

Câu 14: Khi mắc tụ điện có điện dung C1 với cuộn cảm L thì mạch thu được sóng có bước sóng  λ1 = 60m. khi mắc tụ điện có điện dung C2 với cuộn L thì mạch thu được sóng có bước sóng λ2 = 80m. Khi mắc nối tiếp C1 và C2 với cuộn L thì mạch thu được sóng có bước sóng là

A. 48 m.             B. 70 m.                      C. 100 m.                    D. 140 m.

Câu 15: Khi mắc tụ điện có điện dung C1 với cuộn cảm L thì tần số dao động của mạch là f1 = 6kHz. khi mắc tụ điện có điện dung C2 với cuộn L thì tần số dao động của mạch là f2 = 8kHz. Khi mắc nối tiếp C1 và C2 với cuộn L thì tần số dao động của mạch là

A. 4,8 kHz.                    B. 7 kHz.                     C. 10 kHz.                   D. 14 kHz.

Câu 16: . Trong mạch RLC mắc nối tiếp, độ lệch pha giữa dòng điện và điện áp giữa hai đầu đoạn mạch phụ thuộc vào

A. cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch.

B. điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch.

C. cách chọn gốc tính thời gian.

D. tính chất của mạch điện.

Câu 17: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

Trong mạch điện xoay chiều không phân nhánh khi điện dung của tụ điện thay đổi và thoả mãn điều kiện  thì

A. điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm đạt cực đại.

B. điện áp hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện và cuộn dây thuần cảm bằng nhau.

C. tổng trở của mạch đạt giá trị lớn nhất.

D. điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở đạt cực đại.

Câu 18: Đặt vào hai đầu cuộn cảm L = 1/π(H) một điện áp xoay chiều 220V – 50Hz. Cường độ dòng điện hiệu dụng qua cuộn cảm là

A. 2,2 A.                        B. 2,0 A.                     C. 1,6 A.                     D. 1,1 A.

Câu 19: Điện áp giữa hai đầu đoạn mạch nối tiếp sớm pha p/4 đối với dòng điện của nó thì

A. tần số dòng điện trong đoạn mạch nhỏ hơn giá trị cần để xảy ra cộng hưởng.

B. tổng trở của mạch bằng hai lần điện trở R của đoạn mạch.

C. hiệu số giữa cảm kháng và dung kháng bằng điện trở thuần của đoạn mạch.

D. điện áp giữa hai đầu điện trở sớm pha p/4 đối với điện áp giữa hai bản tụ.

Câu 20: Một tụ điện có điện dung C = 5,3μF mắc nối tiếp với điện trở R = 300Ω thành một đoạn mạch. Mắc đoạn mạch này vào mạng điện xoay chiều 220V – 50Hz.  Điện năng mà đoạn mạch tiêu thụ trong một phút là

A. 32,22 J.                     B. 1047 J.                    C. 1933 J.                    D. 2148 J.

Câu 21: Phát biểu nào sau đây về động cơ không đồng bộ ba pha là không đúng?

A. Hai bộ phận chính của động cơ là rôto và stato.

B. Bộ phận tạo ra từ trường quay là stato.

C. Nguyên tắc hoạt động của động cơ là dựa trên hiện tượng tự cảm.

D. Có thể chế tạo động cơ không đồng bộ ba pha với công suất lớn.

Câu 22: Chiết suất của môi trường

         A. như nhau đối với mọi ánh sáng đơn sắc.

B. lớn đối với những ánh sáng có màu đỏ

C. lớn đối với những ánh sáng có màu tím.

D. nhỏ khi môi trường có nhiều ánh sáng đơn sắc truyền qua.

Câu 23: Hai khe Y-âng cách nhau 3mm được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,60µm. Các vân giao thoa được hứng trên màn cách hai khe 2m. Tại N cách vân trung tâm 1,8 mm có

A. vân sáng bậc 2.         B. vân sáng bậc 4.       C. vân tối.                   D. vân sáng bậc 5.

Câu 24: Trong một thí nghiệm về giao thoa ánh sáng. Hai khe Y-âng cách nhau 3mm, hình ảnh giao thoa được hứng trên màn ảnh cách hai khe 3m. Sử dụng ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ, khoảng cách giữa 9 vân sáng liên tiếp đo được là 4mm. Bước sóng của ánh sáng đó là

A. λ  = 0,40 µm.            B. λ  = 0,50 µm.          C. λ  = 0,55 µm.          D. λ  = 0,60 µm.

Câu 25: Máy quang phổ càng tốt, nếu chiết suất của chất làm lăng kính

A. càng lớn.                                                                 

B. càng nhỏ.

C. biến thiên càng nhanh theo bước sóng ánh sáng.

D. biến thiên càng chậm theo bước sóng ánh sáng.

Câu 26: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về máy quang phổ?

A. Trong máy quang phổ thì ống chuẩn trực có tác dụng tạo ra chùm tia sáng song song.

B. Trong máy quang phổ thì buồng ảnh nằm ở phía sau lăng kính.

C. Trong máy quang phổ thì lăng kính có tác dụng phân tích chùm ánh sáng phức tạp song song thành các chùm sáng đơn sắc song song.

D. Trong máy quang phổ thì quang phổ của một chùm sáng thu được trong buồng ảnh của máy là một dải sáng có màu cầu vồng.

Câu 27: Quang phổ liên tục của một vật

A. phụ thuộc vào bản chất của vật

B. phụ thuộc vào nhiệt độ của vật nóng sáng

C. không phụ thuộc vào nhiệt độ và bản chất của vật

D. phụ thuộc cả nhiệt độ và bản chất của vật

Câu 28: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Khi chiếu bức xạ có hướng sóng đủ dài vào kim loại thì êlectron trong kim loại bị bứt ra.

B. Khi chiếu bức xạ có cường độ đủ lớn vào kim loại thì êlectron trong kim loại bứt ra.

C. Khi chiếu bức xạ có bước sóng đủ ngắn thì êlectron sẽ bị mất điện tích.

D. Khi chiếu bức xạ có bước sóng đủ ngắn vào bề mặt kim loại thì êlectron bị bứt ra.

Câu 29: Ở nguyên tử hiđrô, quỹ đạo có bán kính gấp 25 lần bán kính Bo là

A. M.                             B. N.                           C. O.                           D. P.

Câu 30: Công thoát của kim loại Na là 2,48 eV. Chiếu một chùm bức xạ có bước sóng 0,36 µm vào tế bào quang điện có catôt làm bằng Na thì cường độ dòng quang điện bão hòa là 3 µA. Số êlectron bị bứt ra khỏi catôt trong mỗi giây là

A. 1,875.1013.                B. 2,544.1013.              C. 3,263.1012.              D. 4,827.1012.

Câu 31: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Hiện tượng quang điện trong là hiện tượng bứt êlectron ra khỏi bề mặt kim loại khi chiếu vào kim loại ánh sáng có bước sóng thích hợp.

B. Hiện tượng quang điện trong là hiện tượng êlectron bị bắn ra khỏi kim loại khi kim loại bị đốt nóng

C. Hiện tượng quang điện trong là hiện tượng êlectron liên kết được giải phóng thành êlectron dẫn khi chất bán dẫn được chiếu bằng bức xạ thích hợp.

D. Hiện tượng quang điện trong là hiện tượng điện trở của vật dẫn kim loại tăng lên khi chiếu ánh sáng vào kim loại.

Câu 32: Ở nguyên tử hiđrô, khi nguyên tử có êlectron chuyển động trên quỹ đạo M và quỹ đạo L thì năng lượng ứng với các quỹ đạo đó tương ứng lần lượt là - 3,4 eV và -1,51 eV. Khi êlectron chuyển từ quỹ đạo M đến quỹ đạo L thì nguyên tử

A.    phát ra phôton có bước sóng 0,434 μm.

B.    hấp thụ phôton có bước sóng 0,434 μm.

C.    phát ra phôton có bước sóng 0,656 μm.

D.    hấp thụ phôton có bước sóng 0,656 μm.

Câu 33: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

Cơ năng của dao động điều hoà luôn bằng

A. tổng động năng và thế năng ở thời điểm bất kì.

B. động năng ở thời điểm ban đầu.

C. thế năng ở vị trí li độ cực đại.

D. động năng ở vị trí cân bằng.

Câu 34: Một người quan sát một chiếc phao trên mặt biển thấy nó nhô lên cao 10 lần trong 18s, khoảng cách giữa hai ngọn sóng kề nhau là 2m. Tốc độ truyền sóng trên mặt biển là

A. 1 m/s.            B. 2 m/s.                     C. 4 m/s.                     D.  8 m/s.

Câu 35:  Một mạch dao động gồm một cuộn cảm có độ tự cảm L =1mH và một tụ điện có điện dung    C = 0,1μF. Mạch thu được sóng điện từ có tần số là

A. 31830,9 Hz.              B. 15915,5 Hz.                        C. 503,292 Hz.            D. 15,9155 Hz.

Câu 36: Công suất toả nhiệt trung bình của dòng điện xoay chiều được tính theo công thức nào sau đây?

A. P = u.i.cosφ.             B. P = u.i.sinφ.            C. P = U.I.cosφ.          D. P = U.I.sinφ.

Câu 37: Biết bán kính quỹ đạo nhỏ nhất của êlectron trong nguyên tử hiđrô là 5,3 pm. Bán kính quỹ đạo nhỏ thứ tư của êlectron là

                A. 84,8 pm.          B. 21,2 pm.        

                C. 2,15 pm.          D. chưa đủ dữ kiện để xác định.

Câu 38: Cho phản ứng hạt nhân , biết số Avô-ga-đrô NA = 6,02.1023. Năng lượng toả ra khi tổng hợp được 1g khí hêli là

                A. 423,808.103J.                               B. 503,272.103J.

                C. 423,808.109J.                               D. 503,272.109J.

Câu 39: Đồng vị   là chất phóng xạ  với chu kì bán rã T = 5,33 năm, ban đầu một lượng Co có khối lượng m0. Sau một năm lượng Co trên bị phân rã bao nhiêu phần trăm?

A. 12,2%.                      B. 27,8%.                    C. 30,2%.                    D. 42,7%

Câu 40: Chất phóng xạ  phát ra tia α và biến đổi thành . Biết khối lượng các hạt là mPb = 205,9744u, mPo = 209,9828u, mα = 4,0026u. Năng lượng tỏa ra khi một hạt nhân Po phân rã là

A. 4,8 MeV.                  B. 5,4 MeV.                C. 5,9 MeV.                D. 6,2 MeV.

Text Box: ĐỀ SỐ 8

 


                                                                                         

 

Câu 1: Phát biểu nào sau đây với con lắc đơn dao động điều hoà là không đúng?

A. Động năng tỉ lệ với bình phương tốc độ góc của vật.

B. Thế năng tỉ lệ với thuận tốc độ góc của vật.

C. Thế năng tỉ lệ với bình phương li độ góc của vật.

D. Cơ năng không đổi theo thời gian và tỉ lệ với bình phương biên độ góc.

Câu 2: Con lắc lò xo gồm vật khối lượng m và lò xo có độ cứng k, dao động điều hoà với chu kì

A. .              B. .                       C. .             D. .

Câu 3: Con lắc lò xo ngang dao động với biên độ A = 8cm, chu kì T = 0,5s, khối lượng của vật là m = 0,4kg, (lấy π2 = 10). Giá trị cực đại của lực đàn hồi tác dụng vào vật là

A.  525 N.          B.  5,12 N.                   C.  256 N.                    D.  2,56 N.

Câu 4: Một con lắc lò xo gồm quả nặng khối lượng 1kg và một lò xo có độ cứng 1600N/m. Khi quả nặng ở VTCB, người ta truyền cho nó vận tốc ban đầu bằng 2m/s theo chiều dương trục toạ độ. Chọn gốc toạ độ ở vị trí cân bằng, mốc thời gian là lúc thả vật thì phương trình li độ dao động của quả nặng là

A. x = 5cos(40t - )m.                        B. x = 0,5cos(40t + )m.

C. x = 5cos(40t - )cm.                       D. x = 0,5cos(40t)cm.

Câu 5: Con lắc đơn gồm vật nặng khối lượng m treo vào sợi dây l tại nơi có gia tốc trọng trường g, dao động điều hoà với chu kì T phụ thuộc vào

A. l và g.            B. m và l.                    C. m và g.                   D. m, l và g.

Câu 6: Con lắc đơn dao động điều hoà tại nơi có gia tốc trọng trường 9,81m/s2, với chu kì T = 2s. Chiều dài của con lắc là

A. 3,120m.         B.  96,60cm.               C.  0,993m.                 D.  0,040m.

Câu 7: Hai sóng kết hợp là hai sóng cùng phương

A. chuyển động cùng chiều và cùng tốc độ.

B. luôn đi kèm với nhau.

C. có cùng tần số và có độ lệch pha không đổi theo thời gian.

D. có cùng bước sóng và có độ lệch pha biến thiên tuần hoàn.

Câu 8: Trong hiện tượng giao thoa sóng trên mặt nước, khoảng cách giữa hai cực đại liên tiếp nằm trên đường nối hai tâm sóng có độ dài là

A. hai lần bước sóng.                            B. một bước sóng.

C. một nửa bước sóng.                          D. một phần tư bước sóng.

Câu 9: Tại điểm M cách tâm sóng một khoảng x có phương trình dao động . Tần số của sóng là

A. 200 Hz.         B. 100 Hz.                   C. 100 Hz.                   D. 0,01 Hz.

Câu 10: Cho một sóng ngang có phương trình sóng là , trong đó x tính bằng cm, t tính bằng giây. Bước sóng là

A. 0,1 m.            B. 50 cm.                    C. 8 mm.                     D. 1 m.

Câu 11: . Sóng cơ lan truyền trong không khí với cường độ đủ lớn, tai ta có thể cảm thụ được sóng cơ có

A. tần số 10 Hz.                                     B. tần số 30 kHz.

C.  chu kì 2,0 μs.                                   D. chu kì 2,0 ms.

Câu 12: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sóng điện từ?

A. Khi một điện tích điểm dao động thì sẽ có điện từ trường lan truyền trong không gian dưới dạng sóng.

B. Điện tích dao động không thể bức xạ sóng điện từ.

C. Tốc độ của sóng điện từ trong chân không nhỏ hơn nhiều lần so với tốc độ ánh sáng trong chân không.

D. Tần số của sóng điện từ chỉ bằng nửa tần số điện tích dao động.

Câu 13: Một mạch dao động gồm một cuộn cảm có độ tự cảm L =1mH và một tụ điện có điện dung    C = 0,1μF. Mạch thu được sóng điện từ có tần số là

A. 31830,9 Hz.              B. 15915,5 Hz.            C. 503,292 Hz.            D. 15,9155 Hz.     

Câu 14: Khi mắc tụ điện có điện dung C1 với cuộn cảm L thì mạch thu được sóng có bước sóng  λ1 = 60m. khi mắc tụ điện có điện dung C2 với cuộn L thì mạch thu được sóng có bước sóng λ2 = 80m. Khi mắc nối tiếp C1 và C2 với cuộn L thì mạch thu được sóng có bước sóng là

A. 48 m.                         B. 70 m.                      C. 100 m.                    D. 140 m.

Câu 15: Dòng điện xoay chiều qua đoạn mạch chỉ có cuộn cảm hay tụ điện giống nhau ở điểm nào?

A. Đều biến thiên trễ pha p/2 đối với điện áp ở hai đầu đoạn mạch.

B. Đều có cường độ hiệu dụng tỉ lệ với điện áp hiệu dụng ở hai đầu đoạn mạch.

C. Đều có cường độ hiệu dụng tăng khi tần số dòng điện tăng.

D. Đều có cường độ hiệu dụng giảm khi tần số điểm điện tăng.

Câu 16: Cách phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Trong đoạn mạch chỉ chứa tụ điện, dòng điện biến thiên sớm pha π/2 so với điện áp.

B. Trong đoạn mạch chỉ chứa tụ điện, dòng điện biến thiên chậm pha π/2 so với điện áp.

C. Trong đoạn mạch chỉ chứa cuộn cảm, dòng điện biến thiên chậm pha π/2 so với điện áp.

D. Trong đoạn mạch chỉ chứa cuộn cảm, điện áp biến thiên sớm pha π/2 so với dòng điện trong mạch.

Câu 17: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

Trong mạch điện xoay chiều không phân nhánh ta có thể tạo ra điện áp hiệu dụng giữa hai đầu

A. cuộn cảm lớn hơn điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch.

B. tụ điện lớn hơn điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch.

C. điện trở lớn hơn điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch.

D. tụ điện bằng điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm.

Câu 18: Đoạn mạch xoay chiều gồm tụ điện có điện dung  mắc nối tiếp với điện trở thuần có giá trị thay đổi. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều có dạng    u = 200sin(100πt)V. Khi công suất tiêu thụ trong mạch đạt giá trị cực đại thì điện trở phải có giá trị là

A. 50 Ω.                         B. 100 Ω.                    C. 150 Ω.                    D. 200 Ω.

Câu 19: Thí nghiệm có thể dùng để đo bước sóng ánh sáng là

A. thí nghiệm tán sắc ánh sáng của Niu-tơn.                  

B. thí nghiệm tổng hợp ánh sáng trắng.

C. thí nghiệm giao thoa ánh sáng với khe Y-âng.            

D. thí nghiệm về ánh sáng đơn sắc.

Câu 20: Trong một thí nghiệm về giao thoa ánh sáng. Hai khe Y-âng cách nhau 3mm, hình ảnh giao thoa được hứng trên màn ảnh cách hai khe 3m. Sử dụng ánh sáng trắng có bước sóng từ 0,40µm đến 0,75µm. Trên màn quan sát thu được các dải quang phổ. Bề rộng của dải quang phổ thứ hai kể từ vân sáng trắng trung tâm là

A. 0,45 mm.                  B. 0,60 mm.                C. 0,70 mm.                D. 0,85 mm.

Câu 21: Tia hồng ngoại

A. là một bức xạ đơn sắc có màu hồng.

B. là sóng điện từ có bước sóng nhỏ hơn 0,4 µm.

C. do các vật có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ môi trường xung quanh phát ra.

D. bị lệch trong điện trường và từ trường.

Câu 22: Trong một thí nghiệm Y-âng sử dụng một bức xạ đơn sắc. Khoảng cách giữa hai khe S1 và S2 là  a = 3mm. Màn hứng vân giao thoa là một phim ảnh đặt cách S1,S2 một khoảng D = 45cm. Sau khi tráng phim thấy trên phim có một loạt các vạch đen song song cách đều nhau. Khoảng cách từ vạch thứ nhất đến vạch thứ 37 là 1,39 mm. Bước sóng của bức xạ sử dụng trong thí nghiệm là

A. 0,257 µm.                 B. 0,250 µm.                           C. 0,129 µm.               D. 0,125 µm.

Câu 23: Phát biểu nào dưới đây là không đúng?

A. Tia X có khả năng xuyên qua một lá nhôm mỏng.

B. Tia X có tác dụng mạnh lên kính ảnh.

C. Tia X là bức xạ có thể trông thấy được vì nó làm cho một số chất phát quang

D. Tia X là bức xạ có hại đối với sức khỏe con người.

Câu 24: Thứ tự không đúng trong thang sóng điện từ có bước sóng giảm dần là

          A. Sóng vô tuyến điện, tia hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy.

          B. Ánh sáng nhìn thấy, tia tử ngoại, tia X.

          C. Tia tử ngoại, tia X, tia gamma.

          D. Sóng vô tuyến, tia gamma, ánh sáng nhìn thấy.

Câu 25: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng của Y-âng trong không khí, hai cách nhau 3mm được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,60µm, màn quan cách hai khe 2m. Sau đó đặt toàn bộ thí nghiệm vào trong nước có chiết suất 4/3, khoảng vân quan sát trên màn là

A. 0,4m.             B. 0,3m.                      C. 0,4mm.                   D. 0,3mm.

Câu 26: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Hiện tượng quang điện chỉ xảy ra khi giới hạn quang điện λ0 của kim loại làm catôt nhỏ hơn bước sóng λ của ánh sáng kích thích.

B. Khi chiếu ánh sáng trắng vào catôt thì hiện tượng quang điện xảy ra như nhau đối với các kim loại dùng làm catôt.

C. Hiện tượng quang điện chỉ xảy ra khi giới hạn quang điện λ0 của kim loại làm catôt không lớn hơn bước sóng λ của ánh sáng kích thích.

D. Khi chiếu ánh sáng có cường độ mạnh vào catôt kim loại thì xảy ra hiện tượng quang điện.

Câu 27: Chiếu một chùm bức xạ đơn sắc có bước sóng 0,20µm vào một quả cầu bằng đồng, đặt cô lập về điện. Giới hạn quang điện của đồng là 0,30µm. Điện thế cực đại mà quả cầu đạt được so với mặt đất là

A. 1,34V.                       B. 2,07V.                    C. 3,12V.                    D. 4,26V.

Câu 28: Kim loại có công thoát là 2,2 eV. Giới hạn quang điện là

A. 0,43.10-6m.             B. 0,48.10-6m.             C. 0,52.10-6m.             D. 0,19.10-6m.

Câu 29: Hiện tượng quang dẫn là hiện tượng

A. một chất dẫn điện trở thành cách điện khi được chiếu sáng.

B. giảm điện trở của kim loại khi được chiếu sáng.

C. giảm điện trở của một chất bãn dẫn, khi được chiếu sáng.

D. truyền dẫn ánh sáng theo các sợi quang uốn cong một cách bất kì.

Câu 30: Biết bán kính Bo của nguyên tử hiđrô là r0 = 0,53 pm. Bán kính quỹ đạo M là

A. 1,59 pm;                   B. 4,77 pm;                 C. 2,12 pm;                 D. 8,48 pm.

Câu 31:  Bức xạ có tần số 6.1014  Hz thì phôton tương ứng có năng lượng là

   A. 2,48 J.         B. 1,24 eV.      C. 7,12 eV.      D. 2,48 eV.

Câu 32: Phóng xạ là hiện tượng một hạt nhân

A. phát ra một bức xạ điện từ

B. tự phát ra các tia abg.

C. tự phát ra tia phóng xạ và biến thành một hạt nhân khác.

D. phóng ra các tia phóng xạ, khi bị bắn phá bằng những hạt chuyển động nhanh.

Câu 33: Một vật dao động điều hoà theo phương trình x = 6cos(4πt)cm, toạ độ của vật tại thời điểm t = 10s là

A. 3cm.              B. 6cm.                       C.  - 3cm.                    D.  -6cm.

Câu 34: Một sóng truyền trên sợi dây đàn hồi rất dài với tần số 500Hz, người ta thấy khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng dao động cùng pha là 80cm. Tốc độ truyền sóng trên dây là

A.  400 cm/s.                 B. 16 m/s.                   C.  6,25 m/s.               D. 400 m/s.

Câu 35: Sóng điện từ trong chân không có tần số f = 150kHz, bước sóng của sóng điện từ đó là

A. 2000 m.                     B. 2000 km.                C. 1000 m.                  D. 1000 km.

Câu 36: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Tia hồng ngoại do các vật bị nung nóng phát ra.

B. Tia hồng ngoại là sóng điện từ có bước sóng lớn hơn 0,76 µm.

C. Tia hồng ngoại có tác dụng lên mọi kính ảnh.

D. Tia hồng ngoại có tác dụng nhiệt rất mạnh

Câu 37: Phát biểu nào sau đây về phổ của nguyên tử hiđrô là không đúng?

E.     Phổ của nguyên tử hiđrô là phổ vạch.

F.     Nguyên từ hiđrô nhận những mức năng lượng gián đoạn.

G.    Trong phổ của nguyên tử hiđrô có một dải sáng có màu biến thiên từ đỏ tới tím.

H.    Êlectron trong nguyên tử chỉ chuyển động trên các quỹ đạo có bán kính xác định.

Câu 38: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về tia b-?

A. Hạt b- thực chất là êlectron.

B. Trong điện trường, tia b- bị lệch về phía bản dương của tụ điện, lệch nhiều hơn so với tia a.

C. Tia b- có thể xuyên qua một tấm chì dày cỡ centimet.

D. Tia b- phóng ra với tốc độ bằng tốc độ ánh sáng trong chân không.

Câu 39: Hạt nhân  có cấu tạo gồm

A. 238p và 92n.                         B. 92p và 238n.           C. 238p và 146n.         D. 92p và 143n.

Câu 40: Chất phóng xạ  có chu kì bán rã 8 ngày đêm. Ban đầu có 1,00g chất này thì sau 1 ngày đêm còn lại là

A. 0,92g.                        B. 0,87g.                     C. 0,78g.                     D. 0,69g.

Text Box: ĐỀ SỐ 9 

 


Câu 1 :   Đại lượng nào sau đây không cho biết dao động điều hoà là nhanh hay chậm ?

                A. Chu kì;            B. Tần số;           C. Tốc độ góc;           D. Biên độ.

Câu 2 :    Trong dao động điều hoà của một con lắc lò xo xác định, nếu biên độ dao động tăng 4 lần thì năng lượng dao động

                A. giảm 2 lần.      B. không đổi.      C. tăng 16 lần.           D. tăng 2 lần.

Câu 3 :    Khi tổng hợp hai đao động cùng phương, cùng tần số và khác pha ban đầu thì thấy pha của dao động tổng hợp cùng pha với dao động thứ nhất. Kết luận nào sau đây đúng ?

                A. Hai dao động có cùng biên độ.

                B. Hai dao động vuông pha.

                C. Biên độ của dao động thứ nhất lớn hơn biên độ của dao động thứ hai.

                D. Hai dao động lệch pha nhau 120o.

Câu 4 :    Một con lắc lò xo, quả nặng có khối lượng 100g, lò xo có độ cứng 10 N/m. Thời gian để nó thực hiện 10 dao động là

                A. π/5 s.                B. π/2 s.               C. 2π s.           D. 2 s.

Câu 5 :    Chất điểm dao động điều hoà với phương trình x = 10cos(10πt) cm. Vận tốc của vật tại thời điểm t = 1/5s là

                A. 100π cm/s.   B. 50π cm/s. C. 10cm/s.     D. 0.

Câu 6 :    Tổng hợp hai dao động cùng phương, cùng tần số, vuông pha có biên độ lần lượt là 3cm và 4cm ta được biên độ dao động tổng hợp là

                A. 1 cm.               B. 3 cm.               C. 5 cm.         D. 7 cm.

Câu 7 :    Phát biểu nào sau đây đúng về sóng?

                A. Sóng cơ là các dao động với biên độ lớn.

                B. Sóng ngang là sóng có phương dao động là phương ngang.

                C. Sóng dọc là sóng có phương dao động là phương thẳng đứng.

                D. Sóng lan truyền trên mặt chất lỏng là sóng ngang.

Câu 8 :    Phát biểu nào sau đây về sóng âm là không đúng?

                A. Sóng âm là sóng dọc.

                B. Sóng âm truyền được trong chất lỏng.

                C. Sóng âm truyền được trong chất rắn.

                D. Sóng âm truyền được trong chân không.

Câu 9 :    Có một sóng lan truyền trên mặt chất lỏng từ một nguồn với bước sóng 0,25m. Các điểm A, B, C, D lần lượt cách nguồn 12,5cm, 25cm, 50cm và 100cm. Điểm không dao động cùng pha với nguồn là

                A. điểm A.           B. điểm B.           C. điểm C.      D. điểm D.

Câu 10 : Một sóng cơ có tần số 10Hz lan truyền với tốc độ 2m/s. Trong 2 chu kì, sóng truyền được quãng đường là

                A. 10 cm.             B. 20 cm.             C. 40 cm.       D. 80 cm.

Câu 11 : Trên một sợi dây dài 60 cm có sóng dừng với hai đầu dây cố định, người ta đếm được trên dây có 3 bụng sóng. Biết tần số của nguồn kích thích là 20 Hz. Tốc độ truyền sóng trên dây là

                A. 2 m/s.              B. 4 m/s.              C. 6 m/s.        D. 8 m/s.

Câu 12 : Cho một mạch dao động điện từ, cuộn dây thuần cảm có hệ số tự cảm không đổi. Tụ điện có điện dung thay đổi được. Khi tăng điện dung của tụ lên 8 lần thì tần số dao động của mạch

                A. tăng 64 lần.     B. tăng 16 lần.     C. giảm 2 lần.      D. giảm 64 lần.

Câu 13 : Phát biểu nào sau đây về mạch dao động điện từ là sai ?

                A. Năng lượng điện biến thiên cùng tần số với năng lượng từ.

                B. Năng lượng điện từ biến thiên cùng tần số với cường độ dòng điện.

                C. Cường độ dòng điện biến thiên cùng tần số với hiệu điện thế hai đầu tụ điện.

                D. Hiệu điện thế hai đầu cuộn dây biến thiên cùng tần số với điện tích của tụ.

Câu 14 : Phát biểu nào sau đây về sóng điện từ là không đúng?

                A. Sóng điện từ là sóng ngang.

                B. Sóng điện từ truyền được trong chân không.

                C. Sóng điện từ có thể giao thoa với nhau.

                D. Sóng điện từ không mang năng lượng.

Câu 15 : Mạch chọn sóng ở đầu vào của máy thu vô tuyến điện gồm tụ điện C = 1nF và cuộn cảm L = 100μH (lấy π2 = 10). Bước sóng điện từ mà mạch chọn sóng thu được có giá trị là

                A. 300 m.             B. 600 m.            C. 300 km.     D. 1000 m.

Câu 16 : Nhận xét nào sau đây về đặc điểm của mạch dao động điện từ điều hoà LC là không đúng ?

                A. Điện tích trong mạch biến thiên điều hoà.

                B. Năng lượng điện trường tập trung chủ yếu ở tụ điện.

                C. Năng lượng từ trường tập trung chủ yếu ở cuộn cảm.

                D. Tần số dao động của mạch phụ thuộc vào điện tích của tụ điện.

Câu 17 : Tụ điện của mạch dao động có điện dung C = 1μF, ban đầu được tích điện đến hiệu điện thế 100V, sau đó cho mạch thực hiện dao động điện từ tắt dần. Năng lượng mất mát của mạch từ khi bắt đầu thực hiện dao động đến khi dao động điện từ tắt hẳn có giá trị là

                A. 10 mJ.              B. 5 mJ.               C.10 kJ.          D. 5 kJ.

Câu 18 : Đối với dòng điện xoay chiều cách phát biểu nào sau đây đúng ?

                A. Trong công nghiệp, có thể dùng dòng điện xoay chiều để mạ điện.

                B. Điện lượng chuyển qua một tiết diện thẳng dây dẫn trong một chu kì bằng không.

                C. Điện lượng chuyển qua một tiết diện thẳng dây dẫn trong khoảng thời gian bất kì đều bằng không.

                D. Công suất toả nhiệt tức thời có giá trị cực đại bằng lần công suất toả nhiệt trung bình.

Câu 19 : Phát biểu nào sau đây không đúng ?

                A. Điện áp biến đổi điều hoà theo thời gian gọi là điện áp xoay chiều.

                B. Dòng điện có cường độ biến đổi điều hoà theo thời gian gọi là dòng điện xoay chiều.

                C. Suất điện động biến đổi điều hoà theo thời gian gọi là suất điện động xoay chiều.

                D. Cho dòng điện một chiều và dòng điện xoay chiều lần lượt đi qua cùng một điện trở thì chúng toả ra nhiệt lượng như nhau.

Câu 20 : Phát biểu nào sau đây là đúng với mạch điện xoay chiều chỉ chứa cuộn cảm ?

                A. Dòng điện sớm pha hơn điện áp một góc π/2.

                B. Dòng điện sớm pha hơn điện áp một góc π/4.

                C. Dòng điện trễ pha hơn điện áp một góc π/2.

                D. Dòng điện trễ pha hơn điện áp một góc π/4.

Câu 21 : Đặt vào hai đầu tụ điện  một điện áp xoay chiều
u = 141cos(100πt) V. Cường độ dòng điện chạy qua tụ điện có giá trị là

                A. 1,41 A.             B. 1,00 A.            C. 2,00 A.      D. 10 A.

Câu 22 : Cho đoạn mạch xoay chiều AB gồm điện trở R = 100Ω, tụ điện F và cuộn cảm H mắc nối tiếp. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều có dạng u = 200cos100πt(V). Cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch có giá trị là

                A. 2 A.                  B. 1,4 A.              C. 1 A.           D. 0,5 A.

Câu 23 : Điện năng ở một trạm phát điện được truyền đi dưới điện áp 2kV, hiệu suất trong quá trình truyền tải là H = 80%. Muốn hiệu suất trong quá trình truyền tải tăng đến 95% thì ta phải

                A. tăng điện áp lên đến 4 kV.

                B. tăng điện áp lên đến 8 kV.

                C. giảm điện áp xuống còn 1 kV.

                D. giảm điện áp xuống còn 0,5 kV.

Câu 24 : Phát biểu nào sau đây không đúng ?

                A. Ánh sáng trắng là tập hợp của vô số các ánh sáng đơn sắc có màu biến đổi liên tục từ đỏ đến tím.

                B. Chiết suất của chất làm lăng kính đối với các ánh sáng đơn sắc là khác nhau.

                C. Ánh sáng đơn sắc không bị tán sắc khi đi qua lăng kính.

                D. Khi chiếu một chùm ánh sáng mặt trời đi qua một cặp hai môi trường trong suốt thì tia tím bị lệch về phía mặt phân cách hai môi trường nhiều hơn tia đỏ.

Câu 25 : Cho các chùm ánh sáng màu: trắng, đỏ, vàng, tím. Phát biểu nào sau đây không đúng ?

                A. Ánh sáng trắng bị tán sắc khi đi qua lăng kính.

                B. Ánh sáng trắng đi qua máy quang phổ sẽ thu được quang phổ liên tục.

                C. Mỗi chùm ánh sáng trên đều có một bước sóng xác định.

                D. Ánh sáng tím bị lệch về phía đáy lăng kính nhiều nhất nên chiết suất của lăng kính đối với nó lớn nhất.

Câu 26 : Trong một thí nghiệm đo bước sóng ánh sáng thu được một kết quả
λ = 0,526μm. Ánh sáng dùng trong thí nghiệm là ánh sáng màu

                A. đỏ.                   B. lục.                  C. vàng.         D. tím.

Câu 27 : Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, đo được khoảng cách từ vân sáng thứ tư đến vân sáng thứ 10 ở cùng một phía đối với vân sáng trung tâm là 2,4 mm, khoảng cách giữa hai khe Y-âng là 1mm, khoảng cách từ màn chứa hai khe tới màn quan sát là 1 m. Bước sóng ánh sáng dùng trong thí nghiệm có giá trị là

                A. 0,40μm.           B.  0,45μm.         C. 0,68μm.     D.  0,72μm.

Câu 28 : Hai khe Y-âng cách nhau 3 mm được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,60μm. Các vân giao thoa được hứng trên màn cách hai khe 2m. Tại điểm M cách vân trung tâm 1,2mm có

                A. vân sáng bậc 2.                            B. vân sáng bậc 3.

                C. vân tối thứ 2.                               D. vân tối thứ 3.

Câu 29 : Hiện tượng quang điện là

                A. hiện tượng êlectron bị bứt ra khỏi kim loại khi chiếu vào kim loại ánh sáng thích hợp.

                B. hiện tượng êlectron bị bứt ra khỏi kim loại khi nó bị nung nóng.

                C. hiện tượng êlectron bị bứt ra khỏi kim loại khi đặt tấm kim loại vào trong một điện trường mạnh.

                D. hiện tượng êlectron bị bứt ra khỏi kim loại khi nhúng tấm kim loại vào trong một dung dịch.

Câu 30 : Giới hạn quang điện của mỗi kim loại là

                A. bước sóng dài nhất của bức xạ chiếu vào kim loại đó mà gây ra được hiện tượng quang điện.

                B. bước sóng ngắn nhất của bức xạ chiếu vào kim loại đó mà gây ra được hiện tượng quang điện.

                C. công nhỏ nhất dùng để bứt êlectron ra khỏi bề mặt kim loại đó.

                D. công lớn nhất dùng để bứt êlectron ra khỏi bề mặt kim loại đó.

Câu 31 : Phát biểu nào sau đây là  đúng?

                A. Hiện tượng quang điện nói chung chỉ xảy ra đối với kim loại.

                B. Khi chiếu bức xạ có cường độ đủ mạnh vào kim loại thì sẽ làm xảy ra hiện tượng quang điện.

                C. Công thoát êlectron của kim loại tỉ lệ thuận với giới hạn quang điện.

                D. Giới hạn quang điện của kim loại phụ thuộc bản chất của kim loại.

Câu 32 : Giới hạn quang điện của Na là 0,50 μm. Bức xạ có bước sóng nào sau đây không gây ra hiện tượng quang điện?

A. 400nm.       B. 4000 nm.    C. 60 nm.                    D. 70 nm.

Câu 33 : Trong dao dộng điều hoà của con lắc, khi vật dao động có vận tốc bằng 0 thì vật

                A đang ở vị trí biên.                         B. có gia tốc bằng 0.

                C. động năng cực đại.                      D. có thế năng bằng 0.

Câu 34 : Một mạch điện xoay chiều RC nối tiếp, R = 100Ω, ZC = 100Ω. Tổng trở của mạch là

                A. 100Ω.              B. 0.                     C. 100Ω.  D. 200Ω.

Câu 35 : Một mạch dao động điện từ, cuộn dây có hệ số tự cảm 0,5mH, tụ điện có điện dung 0,04μF. Tần số của mạch là

                A. 4,5.106Hz.     B. 2,23.105Hz.     C. 3,6.104Hz. D. 0,02Hz.

Câu 36 : Tia hồng ngoại không có đặc điểm nào sau đây ?

                A. Tác dụng nhiệt;                          

                B. Tác dụng lên kính ảnh hồng ngoại;

                C. Đâm xuyên mạnh;

                D. Có tần số nhỏ hơn tần số tia tử ngoại.

Câu 37 : Ứng dụng nào sau đây là của hiện tượng phóng xạ ?

                A. Phương pháp nguyên tử đánh dấu;

                B. Phương pháp điện phân nóng chảy;

                C. Phương pháp nội soi;

                D. Phương pháp phân tích quang phổ.

Câu 38 : Chiếu một chùm bức xạ đơn sắc có bước sóng 0,20μm vào một quả cầu bằng đồng, đặt cô lập về điện. Giới hạn quang điện của đồng là 0,30μm. Điện thế cực đại mà quả cầu đạt được so với đất có giá trị là

                A. 1,34 V.             B. 2,07 V.            C. 3,12 V.      D. 4,26 V.

Câu 39: Bước sóng của bức xạ phát quang so với bước sóng của bức xạ kích thích thì luôn

                A. nhỏ hơn.          B. lớn hơn.          C. bằng nhau.       D. không lớn hơn.

Câu 40 : Hạt nhân nguyên tử  được cấu tạo gồm

                A. Z nơtron và A prôton.

                B. Z prôton và A nơtron.

                C. Z prôton và (A – Z) nơtron.

                D. Z nơtron và (A + Z) prôton.

 

Text Box: ĐỀ SỐ 10 

 


Câu 1 :   Phương trình tổng quát của dao động điều hoà là

                A. x = Acotg(ωt + φ).                      B. x = Atg(ωt + φ).

                C. x = Acos(ωt + φ).                        D. x = Acos(ωt2 + φ).

Câu 2 :    Trong dao động điều hoà, phát biểu nào sau đây là không đúng ?

                A. Cứ sau một khoảng thời gian một chu kì thì vật lại trở về vị trí ban đầu.

                B. Cứ sau một khoảng thời gian một chu kì thì vận tốc của vật lại trở về giá trị ban đầu.

                C. Cứ sau một khoảng thời gian một chu kì thì gia tốc của vật lại trở về giá trị ban đầu.

                D. Cứ sau một khoảng thời gian một chu kì thì biên độ dao động của vật lại trở về giá trị ban đầu.

Câu 3 :    Phát biểu nào sau đây là không đúng ?

                Cơ năng của dao động tử điều hoà luôn bằng

                A. tổng động năng và thế năng ở thời điểm bất kì.

                B. động năng ở thời điểm ban đầu.

                C. thế năng ở vị trí li độ cực đại.

                D. động năng ở vị trí cân bằng.

Câu 4 :    Một chất điểm dao động điều hoà theo phương trình x = 5cos(2πt) cm, chu kì dao động của chất điểm có giá trị là

                A. 1 s.                   B. 2 s.                  C. 0,5 s.          D. 1,5 s.

Câu 5 :    Con lắc lò xo dao động điều hoà, khi tăng khối lượng của vật lên 4 lần thì tần số dao động của vật

                A. tăng lên 4 lần.                              B. giảm đi 4 lần.

                C. tăng lên 2 lần.                              D.giảm đi 2 lần.

Câu 6 :    Một chất điểm khối lượng m = 100 g, dao động điều điều hoà dọc theo trục Ox với phương trình x = 4cos(2t) cm. Cơ năng trong dao động điều hoà của chất điểm có giá trị là

                A. 3200 J.             B. 3,2 J.               C. 0,32 J.        D. 0,32 mJ.

Câu 7 :    Phát biểu nào sau đây về sóng là không đúng ?

                A. Sóng cơ là quá trình lan truyền dao động cơ trong một môi trường liên tục.

                B. Sóng ngang là sóng có các phần tử dao động theo phương ngang.

                C. Sóng dọc là sóng có các phần tử dao động theo phương trùng với phương truyền sóng.

                D. Bước sóng là quãng đường sóng truyền đi được trong một chu kì.

Câu 8 :    Một sóng cơ có tần số f = 1000 Hz lan truyền trong không khí. Sóng đó được gọi là

                A. sóng siêu âm.                               B. sóng âm.

                C. sóng hạ âm.                                 D. chưa đủ dữ kiện để kết luận.

Câu 9 :    Cho một dây đàn hồi nằm ngang, đầu A dao động với biên độ a = 5 cm theo phương thẳng đứng. Chu kì T = 2 s, tốc độ truyền sóng dọc theo dây v = 5 m/s. Phương trình dao động tại điểm M cách A một đoạn d = 2,5 m là

                A. SM = 5.sin() cm.               B. SM = 5sin() cm.

                C. SM = 2,5sin(() m.              D. SM = 2,5sin(() m.

Câu 10 : Dây AB căng nằm ngang dài 2 m, hai đầu A và B cố định, tạo một sóng dừng trên dây với tần số 50 Hz, trên đoạn AB thấy có 5 nút sóng. Tốc độ truyền sóng trên dây có giá trị là

                A. 100m/s.           B. 50m/s.             C. 25cm/s.     D. 12,5cm/s.

Câu 11 : Phát biểu nào sau đây là không đúng ?

                A. Điện áp biến đổi điều hoà theo thời gian gọi là điện áp xoay chiều.

                B. Dòng điện có cường độ biến đổi điều hoà theo thời gian gọi là dòng điện xoay chiều.

                C. Suất điện động biến đổi điều hoà theo thời gian gọi là suất điện động xoay chiều.

                D. Cho dòng điện một chiều và dòng điện xoay chiều lần lượt đi qua cùng một điện trở thì chúng toả ra nhiệt lượng như nhau.

Câu 12 : Phát biểu nào sau đây là đúng với mạch điện xoay chiều chỉ chứa tụ điện ?

                A. Dòng điện sớm pha hơn điện áp một góc π/2.

                B. Dòng điện sớm pha hơn điện áp một góc π/4.

                C. Dòng điện trễ pha hơn điện áp một góc π/2.

                D. Dòng điện trễ pha hơn điện áp một góc π/4.

Câu 13 : Cho mạch điện xoay chiều RLC mắc nối tiếp, có R = 30 Ω, ZC = 20 Ω, ZL = 60 Ω. Tổng trở của mạch có giá trị là

                A. 50 Ω.               B. 70 Ω.               C. 110 Ω.       D. 2500 Ω.

Câu 14 : Cho mạch điện xoay chiều gồm RLC mắc nối tiếp, có R = 30 Ω, ZC = 60 Ω, ZL = 60 Ω. Kết luận nào sau đây là sai ?

                A. Điện áp tức thời hai đầu điện trở vuông pha với điện áp tức thời hai đầu cuộn dây.

                B. Điện áp tức thời hai đầu điện trở vuông pha với điện áp tức thời hai đầu tụ điện.

                C. Điện áp thức thời hai đầu cả mạch điện cùng pha với cường độ dòng điện tức thời trong mạch.

                D. Điện áp thức thời hai đầu cuộn dây điện cùng pha với cường độ dòng điện tức thời trong mạch.

Câu 15 : Cho mạch điện xoay chiều RLC nối tiếp, có R = 30 Ω, ZC = 30 Ω, ZL = 60 Ω. Kết luận nào sau đây là sai ?

A.  Tổng trở của mạch là 30 Ω.

B.   Cường độ dòng hiện tức thời trong mạch sớm pha hơn điện áp hai đầu cả mạch là .

C.   Hệ số công suất của mạch là .

D.  Mạch không có cộng hưởng điện.

Câu 16 : Cho mạch điện xoay chiều R,L,C nối tiếp có tần số 50 Hz, L =  H. Trong mạch có cộng hưởng điện. Điện dung của tụ điện là 

                A. 10 F.                B.  F.               C.  F.                  D.  μF.

Câu 17 : Mạch dao động điện từ điều hoà LC, khi tăng điện dung của tụ điện lên 4 lần thì chu kì dao động của mạch

                A. tăng lên 4 lần.                              B. tăng lên 2 lần.

                C. giảm đi 4 lần.                               D. giảm đi 2 lần.

Câu 18 : Nhận xét nào sau đây về đặc điểm của mạch dao động điện từ điều hoà LC là không đúng ?

                A. Điện tích trong mạch biến thiên điều hoà.

                B. Năng lượng điện trường tập trung chủ yếu ở tụ điện.

                C. Năng lượng từ trường tập trung chủ yếu ở cuộn cảm.

                D. Tần số dao động của mạch phụ thuộc vào điện tích của tụ điện.

Câu 19 : Cường độ dòng điện tức thời trong mạch dao động LC có dạng i = 0,02cos2000t (A). Tụ điện trong mạch có điện dung 5 F. Độ tự cảm của cuộn cảm có giá trị là

                A. 50mH.             B. 50H.                C. 5.106H.    D. 5.108H.

Câu 20 : Mạch dao động LC gồm cuộn cảm có độ tự cảm là L = 2 mH và tụ điện có điện dung là C = 2 pF, (lấy π2 = 10). Tần số dao động của mạch là

                A. 2,5 Hz.             B. 2,5 MHz.        C. 1 Hz.          D. 1 MHz.

Câu 21 : Mạch chọn sóng ở đầu vào của máy thu vô tuyến điện gồm tụ điện C = 1 nF và cuộn cảm L = 100 μH (lấy π2 = 10). Bước sóng điện từ mà mạch chọn sóng thu được có giá trị là

                A. 300 m.             B. 600 m.            C. 300 km.     D. 1000 m.

Câu 22 : Một chùm ánh sáng mặt trời có dạng một dải sáng mỏng, hẹp rọi xuống mặt nước trong một bể nước tạo nên ở đáy bể

                A. một vết sáng có màu trắng dù chiếu xiên hay chiếu vuông góc.

                B. một vết sáng có nhiều màu dù chiếu xiên hay chiếu vuông góc.

                C. một vết sáng có nhiều màu khi chiếu xiên và có màu trắng khi chiếu vuông góc.

                D. một vết sáng có nhiều màu khi chiếu vuông góc và có màu trắng khi chiếu xiên.

Câu 23 : Nguyên nhân gây ra hiện tượng tán sắc ánh sáng Mặt Trời trong thí nghiệm của Niu-tơn là :

                A. góc chiết quang của lăng kính trong thí nghiệm chưa đủ lớn.

                B. chiết suất của lăng kính đối với các ánh sáng đơn sắc là khác nhau.

                C. bề mặt của lăng kính trong thí nghiệm không nhẵn.

                D. chùm ánh sáng mặt trời đã bị nhiễu xạ khi đi qua lăng kính.

Câu 24 : Hai khe Y-âng cách nhau 3 mm được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,60 µm. Các vân giao thoa được hứng trên màn cách hai khe 2 m. Tại điểm M cách vân trung tâm 1,2 mm có :

                A. vân sáng bậc 2 .                           B. vân sáng bậc 3

                C. vân tối thứ 2.                               D. vân tối thứ 3

Câu 25 : Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe Y-âng cách nhau 3 mm, hình ảnh giao thoa được hứng trên màn ảnh cách hai khe 3 m. Sử dụng ánh sáng trắng có bước sóng từ 0,40 μm đến 0,75 μm. Trên màn quan sát thu được các dải quang phổ. Bề rộng của dải quang phổ ngay sát vạch sáng trắng trung tâm là

                A. 0,35 mm.         B. 0,45 mm.        C. 0,50 mm.   D. 0,55 mm.

Câu 26 : Trong một thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, bước sóng ánh sáng làm thí nghiệm là 0,5 μm, hình ảnh giao thoa được hứng trên màn ảnh cách hai khe 2 m. Khoảng cách giữa 6 vân sáng liên tiếp là 5 mm. Khoảng cách giữa hai khe hẹp là

                A. 0,1 mm.           B. 1 mm.             C. 2 mm.        D. 10 mm.

Câu 27 : Dòng quang điện đạt đến giá trị bão hoà khi

                A. tất cả các êlectron bật ra từ catôt khi catôt được chiếu sáng đều đi về được anôt.

                B. tất cả các êlectron bật ra từ catôt khi catôt được chiếu sáng đều quay trở về được catôt.

                C. có sự cân bằng giữa số êlectron bật ra từ catôt và số êlectron bị hút quay trở lại catôt.

                D. số êlectron đi từ catôt về anôt không đổi theo thời gian.

Câu 28 : Hiện tượng quang điện trong là

                A. hiện tượng bứt êlectron ra khỏi bề mặt kim loại khi chiếu vào kim loại ánh sáng có bước sóng thích hợp.

                B. hiện tượng êlectron bị bắn ra khỏi kim loại khi kim loại bị đốt nóng

                C. hiện tượng êlectron liên kết được giải phóng thành êlectron dẫn khi chất bán dẫn được chiếu bằng bức xạ thích hợp.

                D. hiện tượng điện trở của vật dẫn kim loại tăng lên khi chiếu ánh sáng vào kim loại.

Câu 29: Phát biểu nào sau đây về nguyên tử hiđrô là sai?

                A. Êlectron chuyển động trên những quỹ đạo có bán kính xác định.

                B. Êlectron chuyển động luôn phát ra sóng điện từ.

                C. Để êlectron chuyển từ quỹ đạo ngày sang quỹ đạo khác, nguyên tử phải hấp thụ năng hoặc phát xạ năng lượng.

                D. Khi chuyển lên các quỹ đạo có bán kính lớn hơn thì nguyên tử sẽ hấp thụ năng lượng.

Câu 30: Một kim loại có công thoát là 32 eV. Giới hạn quang điện của nó là

                        A. 2,52 μm.     B. 0,39 nm.     C. 0,39 μm.                 D. 6,2.10-26 m.

Câu 31 : Phát biểu nào say đây là không đúng?

  1. Áp suất bên trong ống Rơn-ghen rất nhỏ.
  2. Điện áp giữa anôt và catôt trong ống Rơn-ghen có trị số cỡ hàng vạn chục vôn.
  3. Tia Rơn-ghen có khả năng iôn hoá chất khí.
  4. Tia Rơn-ghen giúp chữa bệnh còi xương.

Câu 32 : Đồng vị là

                A. các nguyên tử mà hạt nhân của chúng có số khối A bằng nhau.

                B. các nguyên tử mà hạt nhân của chúng có số prôton bằng nhau, số nơtron khác nhau.

                C. các nguyên tử mà hạt nhân của chúng có số nơtron bằng nhau, số prôton khác nhau.

                D. các nguyên tử mà hạt nhân của chúng có khối lượng bằng nhau.

Câu 33 : Một con lắc đơn có dây dài 1 m, dao động với biên độ góc 20. Biên độ dài của con lắc là

                A. 2 cm.               B. 1,7 cm.            C. 3,5 cm.                 D. 4,2 cm.

Câu 34 : Một sóng cơ có bước sóng 12 cm. Trong 3,5 chu kì dao động của một phần tử sóng, sóng truyền được quãng đường là

                A. 42 cm.             B. 21 cm.             C. 3,43 cm.    D. 51,2 cm.

Câu 35 : Một mạch điện xoay chiều có công suất có công suất 200 W. Biết cường độ dòng điện cực đại của mạch là 2 A. Điện trở thuần của mạch là

                A. 50 Ω.               B. 100 Ω.             C. 200 Ω.       D. 100 Ω.

Câu 36 : Giới hạn quang điện của một kim loại là 0,4 μm. Công thoát của kim loại này là

            A. 1 eV.           B. 5.10-19 J.            C. 5.10-19 eV.       D. 3,2.10-19 eV.

Câu 37 : Một chất phóng xạ có chu kì bán rã là 3,8 ngày, ban đầu nó có khối lượng 4 g. Sau 11,4 ngày, khối lượng chất phóng xạ còn lại là

            A. 2 g. B. 0,5 g.          C. 4/3 g.                      D. 0,4 g.

Câu 38 : Năng lượng liên kết là

                A. toàn bộ năng lượng của nguyên tử gồm động năng và năng lượng nghỉ.

                B. năng lượng toả ra khi các nuclon liên kết với nhau tạo thành hạt nhân.

                C. năng lượng toàn phần của nguyên tử tính trung bình trên số nuclon.

                D. năng lượng liên kết các êlectron và hạt nhân nguyên tử.

Câu 39 : Hạt nhân đơteri  có khối lượng 2,0136 u. Biết khối lượng của prôtôn là 1,0073 u và khối lượng của nơtron là 1,0087 u. Năng lượng liên kết của hạt nhân có giá trị là

                A. 0,67MeV.        B. 1,86MeV.       C. 2,02MeV.  D. 2,23MeV.

Câu 40 : Chất phóng xạ  ban đầu có khối lượng 1 mg. Sau 15,2 ngày khối lượng giảm 93,75%. Chu kì bán rã của Rn là

A. 4,0 ngày.      B. 3,8 ngày.   C. 3,5 ngày.                 D. 2,7 ngày.

 

                                                                            

 

******************************************



   :: Các tin khác

 
Điện thoại : 0511.3691445 - 0511.3656697 * Email: quangtrung.thpt@yahoo.com
* - Website: thptquangtrung.vn * Website : thpt-quangtrung-danang.edu.vn