Ngày 25-04-2024 10:55:10
 


Mọi chi tiết xin liên hệ với trường chúng tôi theo mẫu dưới :
Họ tên
Nội dung
 

Lượt truy cập : 6686835
Số người online: 11
 
 
 
 
ĐỀ CƯƠNG KIỂM TRA CUỐI KÌ II MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 12 NĂM HỌC 2022-2023
 

ĐỀ CƯƠNG KIỂM TRA CUỐI KÌ II MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 12

NĂM HỌC 2022-2023

Nội dung thi theo quy định của Sở GD&ĐT TP.Đà Nẵng bao gồm

STT

Nội dung kiểm tra

Ghi chú

1

Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản (Tiết 3)


2

Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản (Tiết 4)

Phần 2: Nội dung bài học mục 2b. Trách nhiệm của công dân (Khuyến khích học sinh tự đọc)

3

Bài 7: Công dân với các quyền dân chủ (Tiết 1)

Mục 1c: Khuyền khích hs tự đọc

4

Bài 7: Công dân với các quyền dân chủ (Tiết 2)

Mục 2c: Khuyền khích hs tự đọc

5

Bài 7: Công dân với các quyền dân chủ (Tiết 3)

Mục 3c: Khuyền khích hs tự đọc


NỘI DUNG ÔN TẬP

BÀI 6: CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN 

I. Những nội dung cần lưu ý:

1. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

- Khái niệm

+ Chỗ ở của công dân được nhà nước và mọi người tôn trọng.

+ Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.

+ Trường hợp được khám xét chỗ ở của người khác: Được pháp luật cho phép và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và việc khám xét phải tuân theo quy trình của pháp luật.

- Nội dung:

+ Không ai được tự tiện vào chỗ ở của người khác. Chỗ ở của mọi người được pháp luật bảo vệ.

+ Được khám xét trong trường hợp:

      Trường hợp 1: Người có thẩm quyền theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự ra lệnh khám.

      Lý do: Có căn cứ để khẳng định chỗ ở, địa điểm của người nào đó có công cụ, phương tiện để thực hiện phạm tội hoăc đồ vật, tài liệu liên quan đến vụ án.

      Trường hợp 2: Người có thẩm quyền theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự ra lệnh khám.

        Lý do: khám xét chỗ ở khi cần bắt người đang truy nã hoặc người phạm tội lẩn trốn ở đó.

2. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân

- Khái niệm

   + Thư tín điện thoại, điện tín của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.

    + Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân phải có quy định của pháp luật và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Nội dung

   + Không ai được được tùy tiện bóc mở, thu giữ, tiêu hủy thư, điện tín của người khác. Đây thuộc bí mật đời tư cá nhân được luật bảo vệ.

    + Chỉ những người có thẩm quyền và trong trường hợp thật cần thiết mới được tiến hành kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của người khác.

3. Quyền tự do ngôn luận

- Khái niệm

Công dân có quyền được tự do phát biểu ý kiến, trình bày quan điểm của mình về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước.

- Nội dung

+ Trực tiếp: Trình bày trong các cuộc họp, hội nghị.

+ Gián tiếp: Thông qua người đại diện cho mình (đại biểu quốc hội, HĐND các cấp); bằng việc viết đơn, viết báo...

II. Một số câu trắc nghiệm tham khảo:

Câu 1: "Những người làm nhiệm vụ chuyển thư, điện tín không được giao nhầm cho người khác, không được để mất thư, điện tín của nhân dân." là một nội dung thuộc 

A. Bình đẳng về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín 

B. Ý nghĩa về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín 

C. Nội dung về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín 

D. Khái niệm về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện

Câu 2: "Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được thực hiện trong trường hợp pháp luật có qui định và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền." là một nội dung thuộc 

A. Bình đẳng về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín 

B. Ý nghĩa về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín 

C. Nội dung về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín 

D. Khái niệm về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín 

Câu 3: "Công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước." là một nội dung thuộc 

A. Bình đẳng về quyền tự do ngôn luận B. Ý nghĩa về quyền tự do ngôn luận 

C. Nội dung về quyền tự do ngôn luận D. Khái niệm về quyền tự do ngôn luận

Câu 4: "Công dân có thể trực tiếp phát biểu ý kiến nhằm xây dựng cơ quan, trường học, địa phương mình trong các cuộc họp." là một nội dung thuộc 

A. Bình đẳng về quyền tự do ngôn luận B. Ý nghĩa về quyền tự do ngôn luận 

C. Nội dung về quyền tự do ngôn luận D. Khái niệm về quyền tự do ngôn luận

Câu 5: "Công dân có quyền đóng góp ý kiến, kiến nghị với các đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân về những vấn đề mình quan tâm." là một nội dung thuộc 

A. Bình đẳng về quyền tự do ngôn luận B. Ý nghĩa về quyền tự do ngôn luận 

C. Nội dung về quyền tự do ngôn luận D. Khái niệm về quyền tự do ngôn luận

Câu 6: Việc khám xét chỗ ở, địa điểm của người nào đó được cơ quan có thẩm quyền tiến hành khi nào?

A. Người bị truy nã hoặc người phạm tội đang lẩn trốn ở đó.     

B. Chỉ người bị truy nã.

C. Người đang phạm tội quả tang.                                        

D. Chỉ người phạm tội đang lẩn trốn ở đó.

Câu 7: Chỉ được khám xét nhà ở của công dân trong các trường hợp nào sau đây?

A. Vào nhà lấy lại đồ đã cho người khác mượn khi người đó đi vắng.

B. Nghi ngờ người đó lấy trộm đồ của mình.

C. Cần bắt người bị truy nã đang lẩn trốn ở đó.

D. Bắt người không có lí do.

Câu 8: . Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý trừ trường hợp

A. công an cho phép. B. có người làm chứng.       

C. pháp luật cho phép.   D. trưởng ấp cho phép.

Câu 9: Pháp luật cho phép khám xét chỗ ở của công dân trong mấy trường hợp?

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5

Câu 10: Để thể hiện quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân, đòi hỏi mỗi người phải

A. tôn trọng chỗ ở của người khác. B. tôn trọng bí mật của người khác.

C. tôn trọng tự do của người khác. D. tôn trọng quyền riêng tư của người khác.

Câu 11: Khẳng định nào sau đây là đúng với quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?

A. Bất kỳ ai cũng có quyền khám xét chỗ ở của người khác.

B. Cơ quan điều tra muốn thì khám xét chỗ ở của công dân.

C. Thủ trưởng cơ quan khám xét chỗ ở của nhân viên.

D. Công an khám nhà của công dân khi có lệnh.

Câu 12: Hành vi tự ý vào nhà của người khác là xâm phạm 

A. quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.   

B. quyền tự  do về nơi ở, nơi cư trú của công dân.

C. quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

D. quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự của công dân.

Câu 13: . Ai trong những người dưới đây có quyền ra lệnh khám chỗ ở của công dân?

A. Cán bộ, chiến sĩ công an.                                                         

 B. Những người làm nhiệm vụ điều tra.

C. Những người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

D. Những người mất tài sản cần phải kiểm tra xác minh.

Câu 14: Nghi ngờ tên trộm chạy vào nhà anh A nên anh B đòi khám xét nhà anh A. Anh A đã vi phạm quyền nào dưới đây?

A. Bất khả xâm phạm về thân thể. B. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.

C. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe. D. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.

Câu 15: A và B là bạn thân, khi A đi vắng B tự ý vào nhà của A. Hành vi này là vi phạm 

A. vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

B. vi phạm quyền được bảo hộ về tính mạng và sức khỏe.

C. vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

D. vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.

Câu 16: Nghi con Ông B lấy trộm, ông A tự tiện vào nhà ông B khám xét. Trong trường hợp này Ông A đã xâm phạm quyền

A. được pháp luật bảo vệ danh dư, uy tín. B.  bất khả xâm phạm về thân thể.

C.  tự do ngôn luận. D.  bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

Câu 17: Trường hợp nào sau đây là vi phạm quyền bất khả xâm phạm của công dân ?

A. Giúp chủ nhà phá khoá để vào nhà.     B. Con cái đi vào nhà mà không xin phép bố mẹ.

C. Trèo qua nhà hàng xóm lấy đồ bị rơi.     D. Tự tiện ra vào nhà mà mình đang thuê trọ.

Câu 18: Đang truy đuổi người phạm tội quả tang nhưng mất dấu, ông A định vào ngôi nhà vắng chủ để khám xét. Nếu em là ông A em chọn cách ứng xử nào sau đây để đúng quy định của pháp luật?

A. Dừng lại vì mình không có quyền bắt trộm. B. Vào nhà đó để kịp thời tìm bắt tên trộm.

C. Chờ chủ nhà về cho phép vào tìm người. D. Đến trình báo với cơ quan công an.

Câu 19: Nghi ngờ tên ăn trộm xe đạp chạy vào một nhà dân, hai người  đàn ông đã chạy thẳng vào nhà mà không chờ chủ nhà đồng ý. Trong trường hợp trên em chọn cách ứng xử nào cho phù hợp?

A. Xin phép chủ nhà cho vào nhà khám xét. B. Gọi nhiều người cùng vào nhà khám xét.

C. Chạy vào nhà khám xét. D. Ở ngoài chờ tên trộm ra rồi bắt.

Câu 20: Anh B mất trộm gà. Do nghi ngờ A là thủ phạm nên B đòi vào nhà A để khám. Nếu là A, em ứng xử như thế nào cho phù hợp quy định pháp luật?

A. Cho B vào nhà mình khám để chứng minh sự trong sạch.

B. Không cho vào nhà khám.

C. Thách đố B xông vào nhà mình để khám.            

D. Gọi điện cho gia đình hỏi ý kiến.

Câu 21: Ai có quyền bóc mở thu giữ, tiêu hủy thư, điện tín của người khác?

A. Mọi công dân trong xã hội . B. Cán bộ công chức nhà nước.

C. Người làm nhiệm vụ chuyển thư. D. Những người có thẩm quyền theo quy định PL

Câu 22: Tự tiện bóc mở, thu giữ, tiêu hủy thư tín của người khác là xâm phạm quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

B. Quyền được đảm bảo an toàn nơi cư trú.

C. Quyền được đảm bảo an toàn thư tín, điện thoại, điện tín.

D. Quyền bí mật đời tư.

Câu 23: Hình thức nào sau đây không phải là thư tín, điện tín ?

A. Tin nhắn điện thoại.              B. Email.                 C. Bưu phẩm.               D. Sổ nhật kí.

Câu 24: Thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân đc đảm bảo an toàn và bí mật. Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được thực hiện trong trường hợp PL có quy định và phải có quyết định của cơ quan NN có thẩm quyền là nội dung quyền nào sau đây?

A. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

B. Quyền được đảm bảo an toàn nơi cư trú.

C. Quyền được đảm bảo an toàn thư tín, điện thoại, điện tín.

D. Quyền bí mật đời tư.

Câu 25: Khi nào thì được xem tin nhắn trên điện thoại của bạn thân?

A. Đã là bạn thì có thể tự ý xem.

B. Chỉ được xem nếu bạn đồng ý

C. Khi người lớn đồng ý thì có quyền xem.

D. Bạn đồng ý thì mình xem hết các tin nhắn khác.

Câu 26: Ý kiến nào dưới đây là đúng với quy định của pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín ?

A. Thư của người thân thì được phép mở ra xem.

B. Đã là vợ chồng thì được tự ý xem thư của nhau.

C. Thư nhặt được thì được phép xem.

D. Người có thẩm quyền được phép kiểm tra thư để phục vụ công tác điều tra

Câu 27: Bạn H lấy trộm mật khẩu Facebook của em để đọc trộm tin nhắn trên mạng. Vậy bạn H đã vi phạm quyền nào sau đây?

A. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

B. Được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm của công dân.

C. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

D. Quyền tự do ngôn luận.

Câu 28: ông dân có thể sử dụng quyền tự do ngôn luận bằng cách

A. phát biểu xây dựng trong các cuộc họp ở cơ quan, trường học.

B. phát biểu ở bất cứ nơi nào.

C. phê phán cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước trên mạng Facebook.

D. gửi đơn tố cáo cán bộ, công chức đến cơ quan có thẩm quyền.

Câu 29: Công dân có thể phát biểu ý kiến xây dựng cơ quan, trường học ở nơi nào dưới đây ?

A. Ở bất cứ nơi nào. B. Trong các cuộc họp ở cơ quan, trường học.

C. Ở nhà riêng của mình. D. Ở nơi tụ tập đông người.

Câu 30: Quyền tự do ngôn luận của công dân được hiểu là công dân có quyền tự do

A. bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề quyền của công dân.

B. trực tiếp bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề chính trị.

C. phát biểu, bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề của đất nước.

D. gián tiếp phát biểu quan điểm của mình về các vấn đề nổi cộm của đất nước.

BÀI 7: CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN DÂN CHỦ

I. Những nội dung cần lưu ý:

1. Quyền bầu cử, ứng cử vào các cơ quan đại biểu của nhân dân

1.1. Khái niệm quyền bầu cử, ứng cử

- Là quyền dân chủ cơ bản của côn dân trong lĩnh vực chính trị.

- Thông qua đó, nhân dân thực thi hình thức dân chủ gián tiếp ở từng địa phương và trong phạm vi cả nước.

1.2. Nội dung

- Người có quyền bầu cử, ứng cử vào cơ quan đại biểu của nhân dân.

+ Công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và từ đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội và HĐND các cấp.

+ Quyền bầu cử, ứng cử là quyền chính trị quan trọng, không phân biệt đối xử...

- Người không được thực hiện quyền bầu cử: Người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật; người đang phải chấp hành án phạt tù; người đang bị tạm giam; người mất năng lực hành vi dân sự.

- Người không được thực hiện quyền ứng cử: Bao gồm những người thuộc diện không được bầu cử. Ngoài ra còn có: Người đang bị khởi tố hình sự; đang chấp hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án; người chấp hành xong bản án nhưng chưa được xóa án; người đang chấp hành quyết định xử lý hành chính hoặc đang bị quản chế.

1.3. Cách thức thực hiện quyền bầu cử, ứng cử.

1.3.1. Của nhân dân:

- Bầu cử: được thực hiện theo các nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.

- Ứng cử được thực hiện qua 2 con đường: tự ứng cử và giới thiệu ứng cử.

1.3.2. Nhân dân thực hiện quyền lực của nhà nước thông qua các đại biểu và cơ quan quyền lực (đại diện cho nhân dân)

- Thứ nhất, các đại biểu nhân dân phải liên hệ chặt chẽ với các cử tri.

- Thứ hai, các đại biểu nhân dân chịu trách nhiệm trước nhân dân và chịu sự giám sát của cử tri.

2. Quyền tham gia quản lý nhà nước và quản lý xã hội

2.1. Khái niệm

- Là quyền công dân tham gia thảo luận vào các vấn đề chung của đất nước trên tất cả mọi lĩnh vực trong phạm vi từng địa phương và phạm vi cả nước.

- Là quyền công dân được kiến nghị với các cơ quan nhà nước về xây dựng bộ máy nhà nước và phát triển kinh tế - xã hội.

Đây thực chất là quyền dân chủ trực tiếp của công dân.

2.2. Nội dung

- Ở phạm vi cả nước: 

+ Tham gia thảo luận, góp ý xây dựng các văn bản pháp luật quan trọng như: Hiến pháp, luật đất đai…

+ Thảo luận và biểu quyết các vấn đề trọng đại khi nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân

- Ở phạm vi cơ sở:

+ Những việc phải được thông báo để dân biết và thực hiện: Chính sách, pháp luật.

+ Những việc dân bàn và quyết định trực tiếp bằng biểu quyết: Chủ trương đóng góp xây dựng các công trình phúc lợi.

+ Những việc nhân dân được thảo luận, tham gia ý kiến trước khi chính quyền địa phương quyết định: kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

+ Những việc nhân dân giám sát, kiểm tra: Phẩm chất, hoạt động của cán bộ xã, thu chi các loại quỹ…

3. Quyền khiếu nạo, tố cáo của công dân

3.1. Khái niệm khiếu nại, tố cáo

- Quyền khiếu nại, tố cáo là quyền dân chủ cơ bản của công dân được ghi trong Hiến pháp, là công cụ để nhân dân thực hiện dân chủ trực tiếp trong trường hợp cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân bị hành vi trái pháp luật xâm hại.

- Quyền khiếu nại: là quyền của công dân đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính khi có chứng cứ khẳng định quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính trái pháp luật, xâm hại quyền và lợi ích hộ pháp của công dân.

- Quyền tố cáo là quyền của công dân được báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ ai gây thiệt hại, xâm phạm lợi ích của nhà nước, tổ chức, cá nhân.

- Mục đích:

+ Khiếu nại: Nhằm khôi phục lại quyền và lợi ích hợp pháp của công dân đã bị quyết định hành chính, hành vi hành chính xâm hại.

+ Tố cáo: Phát hiện, ngăn chặn hành vi của cá nhân xâm hại đến quyền và lợi ích của nhà nước, công dân.

3.2. Nội dung

- Người khiếu nại, tố cáo:

+ Người có quyền khiếu nại: Tổ chức, cá nhân.

+ Người có quyền tố cáo: Chỉ có cá nhân.

- Người giải quyết khiếu nại: là cá nhân, tổ chức có thẩm quyền theo luật.

+ Người đứng đầu cơ quan hành chính ra quyết định hành chính hoặc cán bộ cấp dưới có hành vi hành chính. 

+ Người đứng dầu cấp trên trực tiếp của người ra quyết định hành chính bị khiếu nại.

+ Chủ tịch UBND tỉnh, Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan cấp Bộ, Tổng Thanh tra Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

- Người giải quyết tố cáo: Là tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.

+ Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý người bị tố cáo.

+ Người đứng đầu cấp trên của cơ quan có người bị tố cáo.

+ Chánh thanh tra các cấp, Tổng thanh tra Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

+ Hành vi bị tố cáo có dấu hiệu vi phạm hình sự thì cơ quan điều tra, kiểm sát, Tòa án giải quyết.

- Quy trình giải quyết khiếu nại:

Bước 1: Gửi đơn khiếu nại đến cơ quan ra Quyết định hành chính.

Bước 2: Người giải quyết khiếu nại xem xét, giải quyết. Nội dung giải quyết là giữ nguyên, hủy một phần hay hủy toàn bộ quyết định hành chính.

Bước 3: nếu người  đề nghị khiếu nại đồng ý, quyết định có hiệu lực. nếu người khiếu nạo không đồng ý thì có 2 phương án: Gửi đơn khiếu nại lên thủ trưởng cấp trên trực tiếp của cơ quan ra Quyết định hoặc khởi kiện ra Tòa án Hành chính thuộc Tòa án Nhân dân, khi đó được giải quyết theo tòa án.

Bước 4: Giải quyết khiếu nại lần 2. Ra quyết định giữ nguyên hoặc hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định bị khiếu nại, chấm dứt hành vi khiếu nại, bồi thường thiệt hại (nếu có).

Nếu người khiếu nại không đồng ý thì có thể khởi kiện ra tòa án hành chính. Thẩm quyền thuộc tòa án hành chính.

- Quy trình giải quyết tố cáo:

Bước 1: Người tố cáo gửi đơn tố cáo đến cơ quan, cá nhân có thẩm quyền.

Bước 2: Người có thẩm quyền xác minh và ra quyết định về nội dung tố cáo, xác định trách nhiệm của cơ quan có hành vi vi phạm, áp dụng biện pháp xử lý theo thẩm quyền.

Nếu xét thấy hành vi có biểu hiện vi phạm hình sự thì chuyển hồ sơ đến các cơ quan tố tụng theo thẩm quyền.

Bước 3: Người tố cáo nếu xét thấy người giải quyết chưa đúng hoặc quá thời hạn mà tố cáo không được giải quyết thì người tố cáo có quyền tố cáo trên cơ quan cấp trên trực tiếp của người giải quyết tố cáo.

Bước 4: Cơ quan, tổ chức, cá nhân giải quyết lần 2 có trách nhiệm giải quyết trong tời hạn luật định.

II. Một số câu trắc nghiệm tham khảo:

Câu 1: "Hình thức dân chủ với những qui chế, thiết chế để nhân dân thảo luận, biểu quyết tham gia trực tiếp quyết định công việc của cộng đồng, của Nhà nước." là 

A. Hình thức dân chủ trực tiếp.                       B. Hình thức dân chủ gián tiếp 

C. Hình thức dân chủ tập trung.                      D. Hình thức dân chủ xã hội chủ nghĩa

Câu 2: “.... là quyền của công dân được báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền  

biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào”. 

A. Quyền khiếu nại                                           B. Quyền bầu cử 

C. Quyền tố cáo.                                               D. Quyền góp ý 

Câu 3: Nhận định nào sai: Dân được hưởng quyền bầu cử và ứng cử một cách bình đẳng, không phân biệt 

A. Giới tính, dân tộc, tôn giáo.              B. Tình trạng pháp lý 

C. Trình độ văn hoá, nghề nghiệp.         D. Thời hạn cư trú nơi thực hiện quyền bầu cử, ứng cử

Câu 4: Nhận định nào sai: Khi xác định người không được thực hiện quyền ứng cử 

A. Người bị khởi tố dân sự 

B. Người đang chấp hành quyết định hình sự của Toà án 

C. Ngưòi đang bị xử lý hành chính về giáo dục tại địa phương 

D. Người đã chấp hành xong bản án hình sự nhưng chưa được xoá án

Câu 5: Công dân A tham gia góp ý vào dự thảo luật khi Nhà nước trưng cầu dân ý, ta gọi công dân A đã thực hiện quyền dân chủ nào? 

A. Quyền ứng cử                                            B. Quyền kiểm tra, giám sát 

C. Quyền đóng góp ý kiến.                             D. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội

Câu 6: Việc vận động người khác không bỏ phiếu cho một người là vi phạm quyền nào dưới đây ?

A. Quyền bầu cử. B. Quyền ứng cử.

C. Quyền tự do dân chủ. D. Quyền tự do cá nhân.

Câu 7: Trong dịp đại biểu Quốc hội tiếp xúc với cử tri, nhân dân thôn H đã nêu một số kiến nghị với đại biểu về xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Việc nhân dân đề xuất kiến nghị là thể hiện quyền nào của công dân ?

A. Quyền tham gia phát triển kinh tế - xã hội.

B. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội.

C. Quyền dân chủ trong xã hội.

D. Quyền tự do ngôn luận.

Câu 8: Mỗi cử tri đều tự bỏ phiếu vào hòm phiếu kín là thực hiện nguyên tắc bầu cử nào dưới đây ?

A. Bỏ phiếu kín.      B. Phổ thông. C. Gián tiếp.      D. Tự nguyện.

Câu 9: Mỗi cử tri đều tự viết phiếu bầu là thực hiện nguyên tắc bầu cử nào dưới đây ? 

A. Bình đẳng.      B. Bình quyền. C. Công bằng.      D. Dân chủ.

Câu 10: Mục đích của quyền khiếu nại là nhằm ...... quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại. 

A. phục hồi                   B. bù đắp.                  C. chia sẻ                D. khôi phục

Câu 11: B phát hiện thấy người lấy trộm tài sản của cơ quan, B cần phải làm gì để thực hiện quyền của công dân ?

A. Lờ đi coi như không biết. B. Truy bắt người ăn trộm.

C. Báo cho cơ quan công an gần nhất. D. Báo cho bố mẹ và bạn bè biết.

Câu 12: Người khiếu nại có các quyền và nghãi vụ do luật nào quy định ?

A. Luật Khiếu nại.      B. Luật Hành chính. C. Luật báo chí.      D. Luật tố cáo.

Câu 13: Ở bước đầu tiên, người tố cáo cần gửi đơn đến cơ quan, cá nhân, tổ chức nào dưới đây ?

A. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền. B. Cơ quan công an.

C. Ủy ban nhân dân các cấp. D. Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.

Câu 14: Bà H vì đau chân nên không đến được nơi bầu cử. Vì vậy tổ bầu cử đã mang hòm phiếu đến tận nhà bà để bà bỏ phiếu bầu đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. Việc làm của tổ bầu cử là để đảm bảo quyền bầu cử nào dưới đây của bà H ?

A. Bình đẳng.      B. Phổ thông. C. Trực tiếp.      D. Tự nguyện.

Câu 15: Bà L bị Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện ra quyết định buộc tháo dỡ công trình xây dựng nhà ở. Khi cho rẳng quyết định xây dựng trên là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình, bà L cần làm đơn gì và gửi đến chủ thể nào dưới đây cho đúng pháp luật ?

A. Đơn tố cáo, gửi cơ quan công an phường, nơi có công trình bị tháo dỡ.

B. Đơn tố cáo, gửi Thanh tra xây dựng huyện.

C. Đơn khiếu nại, gửi tới Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện.

D. Đơn khiếu nại, gửi đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện.

Câu 16: Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội là quyền của ai dưới đây ?

A. Của tất cả mọi người sinh sống ở Việt Nam. B. Của mọi công dân.

C. Của riêng những người lớn. D. Của riêng cán bộ, công chức nhà nước.

Câu 17: Quyền tố cáo là quyền của

A. mọi công dân, tổ chức. B. mọi công dân.

C. mọi cơ quan, tổ chức. D. những người có thẩm quyền.

Câu 18: Người giải quyết khiếu nại là cơ quan, tổ chức, cá nhân

A. bất kỳ. B. chuyên trách làm nhiệm vụ giải quyết, khiếu nại.

C. có thẩm quyền giải quyết, khiếu nại. D. thuộc ngành Thanh tra.

Câu 19: Ở phạm vi cơ sở, chủ trương, chính sách pháp luật là 

A. Những việc phải được thông báo để dân biết và thực hiện 

B. Những việc dân bàn và quyết định trực tiếp 

C. Những việc dân đuợc thảo luận, tham gia ý kiến trước khi chính quyền xã, phường quyết định 

D. Những việc nhân dân ở xã, phường giám sát, kiểm tra

Câu 20: Ở phạm vi cơ sở, các đề án định canh, định cư, giải phóng mặt bằng, tái định cư .... là 

A. Những việc phải được thông báo để dân biết và thực hiện 

B. Những việc dân bàn và quyết định trực tiếp 

C. Những việc dân đuợc thảo luận, tham gia ý kiến trước khi chính quyền xã, phường quyết định 

D. Những việc nhân dân ở xã, phường giám sát, kiểm tra

Câu 21: "Cách thức nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước thông qua các đại biểu và cơ quan quyền lực nhà nước - cơ quan đại biểu nhân dân." là một nội dung thuộc 

A. Ý nghĩa quyền bầu cử, ứng cử B. Nội dung quyền bầu cử, ứng cử 

C. Khái niệm quyền bầu cử, ứng cử D. Bình đẳng trong thực hiện quyền bầu cử, ứng cử

Câu 22: Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội là quyền gắn liền với việc thực hiện 

A. Hình thức dân chủ trực tiếp B. Hình thức dân chủ gián tiếp 

C. Hình thức dân chủ tập trung D. Hình thức dân chủ xã hội chủ nghĩa

Câu 23: Thảo luận và biểu quyết các các vấn đề trọng đại khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân là việc thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước ở 

A. Phạm vi cả nước.                                           B. Phạm vi cơ sở 

C. Phạm vi địa phương.                                      D. Phạm vi cơ sở và địa phương

Câu 24: Ở phạm vi cơ sở, kiểm sát dự toán và quyết toán ngân sách xã, phường là 

A. Những việc phải được thông báo để dân biết và thực hiện 

B. Những việc dân bàn và quyết định trực tiếp 

C. Những việc dân đuợc thảo luận, tham gia ý kiến trước khi chính quyền xã, phường quyết định 

D. Những việc nhân dân ở xã, phường giám sát, kiểm tra

Câu 25: Quyền bầu cử của công dân được quy định :

A. Công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử.

B. Ai cũng có quyền bầu cử.

C. Công dân bị kỷ luật ở cơ quan thì không được bầu cử.

D. Công dân tự ứng cử thì không được bầu cử.

Câu 26: Công dân đủ bao nhiêu tuổi trở lên mới được quyền ứng cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân ?

A. Đủ 21 tuổi.      B. Đủ 20 tuổi. C. Đủ 19 tuổi.      D. Đủ 18 tuổi.

Câu 27: Nguyên tắc bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân là

A. phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.

B. dân chủ, công bằng, tiến bộ, văn mình.

C. khẩn trương, công khai, minh bạch.

D. phổ biến, rộng rãi, chính xác.

Câu 28: Một trong các nội dung quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội là quyền của công dân tham gia

A. thảo luận vào các công việc chung của đất nước.

B. xây dựng văn bản pháp luật về chính trị, kinh tế.

C. phê phán cơ quan nhà nước trên Facebook.

D. giữ gìn an ninh, trật tự xã hội.

Câu 29: Người nào dưới đây không được thực hiện quyền bầu cử ?

A. Người đang phải cháp hành hình phạt tù. B. Người đang bị tình nghi vi phạm pháp luật.

C. Người đang ốm nằm điều trị ở nhà. D. Người đang đi công tác xa nhà.

Câu 30: Việc công dân kiến nghị với các cơ quan nhà nước về xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội là thể hiện quyền

A. tham gia xây dựng đất nước. B. tham gia quản lý nhà nước và xã hội.

C. dân chủ trong xã hội. D. tự do ngôn luận





Giải bài tập SGK GDCD 11

Bài 9: Nhà nước xã hội chủ nghĩa

Câu 1: Trong lịch sử xã hội loài người, nhà nước xuất hiện từ khi nào? Tại sao khi đó nhà nước xuất hiện?

Hướng dẫn giải:

Trong lịch sử xã hội loài người, nhà nước ra đời khi xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, khi xã hội phân hóa thành các giai cấp, mâu thuẫn giữa các giai cấp ngày càng gay gắt đến mức không thể điều hòa được.

Khi đó nhà nước xuất hiện vì khi lực lượng sản xuất phát triển, xuất hiện sản phẩm lao động dư thừa, quá trình tư hữu tài sản diễn ra, chế độ tư hữu hình thành, phân chia xã hội thành hai giai cấp đối lập nhau: giai cấp bóc lột và giai cấp bị bóc lột. Mâu thuẫn giữa hai giai cấp ngày càng gay gắt, không thể điều hòa được. Để duy trì trật tự và quản lí một xã hội đã có những thay đổi rất căn bản ấy đòi hỏi phải có một tổ chức với quyền lực mới do giai cấp chiếm ưu thế về kinh tế lập ra để thực hiện sự thống trị giai cấp, làm dịu bớt sự xung đột giữa các giai cấp và giữ cho sự xung đột đó nhằm trong vòng “trật tự”, bảo vệ lợi ích và địa vị của giai cấp mình, đó chính là Nhà nước.

Câu 2: Giải thích tại sao nhà nước mang bản chất giai cấp của giai cấp thống trị? Cho ví dụ minh họa?

Hướng dẫn giải:

Nhà nước mang bản chất giai cấp của giai cấp thống trị vì:

  • Nhà nước là bộ máy dùng để duy trì sự thống trị của giai cấp này đối với giai cấp khác. Sự thống trị xét về mặt nội dung thể hiện ở ba mặt: kinh tế, chính trị, tư tưởng. Để thực hiện sư thống trị của mình, giai cấp thống trị phải tổ chức và sử dụng nhà nước để duy trì quyền lực kinh tế, chính trị và tư tưởng của mình đối với toàn xã hội. Bằng nhà nước và thông qua nhà nước, giai cấp thống trị về kinh tế trở thành giai cấp thống trị về chính trị và tư tưởng; ý chí của giai cấp thống trị được thể hiện thành ý chí nhà nước, bắt buộc mọi thành viên trong xã hội phải tuân theo.

  • Nhà nước là bộ máy trấn áp đặc biệt của giai cấp này đối với giai cấp khác. Bất kì nhà nước nào cũng có những lực lượng đặc biệt được vũ trang như quân đội, cảnh sát,… Để bảo vệ địa vị thống trị và lợi ích của mình, giai cấp thống trị sử dụng những lực lượng đặc biệt đó đàn áp sự phản kháng của các giai cấp bị thống trị.

Ví dụ: Nhà nước ban hành Hiến pháp và pháp luật mang tính bắt buộc, được nhà nước bảo đảm thực hiện, ai làm trái sẽ bị xử phạt theo đúng quy định của pháp luật.

Câu 3: Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là gì? Tại sao nói nhà nước ta mang bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc?

Hướng dẫn giải:

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, quản lí mọi mặt của đời sống xã hội bằng pháp luật, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.

Nói nhà nước ta mang bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc vì:

  • Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, thành quả cách mạng của quần chúng nhân dân lao động do giai cấp công nhân thông qua chính đảng của mình là Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.

  • Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân, do nhân dân lập nên và nhân dân tham gia quản lí; nhà nước thể hiện ý chí, lợi ích và nguyện vọng của nhân dân, là công cụ chủ yếu để nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình.

  • Trong tổ chức và thực hiện, nhà nước ta kế thừa và phát huy những truyền thống, bản sắc tốt đẹp của dân tộc, Nhà nước có chính sách dân tộc đúng đắn, chăm lo lợi ích mọi mặt cho các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam và thực hiện đại đoàn kết dân tộc, coi đoàn kết dân tộc, đoàn kết toàn dân là đường lối chiến lược và động lực to lớn để xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Câu 4: Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam có những chức năng cơ bản nào? Chức năng nào là cơ bản nhất? Tại sao?

Hướng dẫn giải:

  • Các chức năng cơ bản của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam:

    • Chức năng bảo đảm an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội. Để xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Nhà nước ta sử dụng toàn bộ sức mạnh của mình để phòng ngừa, ngăn chặn mọi âm mưu gây rối, phá hoại, bạo loạn, xâm hại đến nền an ninh quốc gia, đến sự ổn định chính trị trong nước, bảo đảm giữ vững an ninh chính trị, an toàn xã hội, tạo điều kiện hòa bình, ổn định cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta.

    • Chức năng tổ chức và xây dựng, bảo đảm thực hiện các quyền tự do, dân chủ và lợi ích hợp pháp của công dân.

  • Tổ chức xây dựng và quản lí nền kinh tế xã hội chủ nghĩa.

  • Tổ chức xây dựng và quản lí văn hóa, giáo dục, khoa học.

  • Tổ chức xây dựng và bảo đảm thực hiện các chính sách xã hội.

  • Xây dựng hệ thống pháp luật để đảm bảo thực hiện các quyền tự do, dân chủ và lợi ích hợp pháp của công dân.

  • Hai chức năng trên có mối quan hệ hữu cơ và thống nhất với nhau, trong đó có chức năng tổ chức và xây dựng là căn bản nhất, giữ vai trò quyết định.

  • Bởi vì, với nhà nước xã hội chủ nghĩa, chức năng đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội “mới chỉ là những công việc quét dọn trước khi xây dựng, chứ chưa phải là đích thân việc xây dựng” như Lê-nin đã khẳng định.

Câu 5: Vai trò của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong hệ thống chính trị ở nước ta như thế nào?

Hướng dẫn giải:

Hệ thống chính trị là tập hợp các thiết chế chính trị, bao gồm nhà nước, các đảng phái chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội có quan hệ gắn bó hữu cơ và tác động qua lại lẫn nhau nhằm thực hiện quyền chính trị của giai cấp cầm quyền.

Hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay bao gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội khác như: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, ….

Là một yếu tố cấu thành hệ thống chính trị, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam có những vai trò sau:

  • Thể chế hóa và tổ chức thực hiện đường lối chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam; thể chế hóa và thực hiện quyền làm chủ của nhân dân.

  • Tổ chức xây dựng xã hội mới – xã hội xã hội chủ nghĩa.

  • Là công cụ hữu hiệu để Đảng thực hiện vai trò của mình đối với toàn xã hội

  • Là công cụ chủ yếu của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Câu 6: Mỗi công dân cần phải làm gì để góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta?

Hướng dẫn giải:

  • Gương mẫu thực hiện và tuyên truyền, vận động mọi người thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

  • Tích cực tham gia các hoạt động: xây dựng, củng cố, bảo vệ chính quyền, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.

  • Phê phán, đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật

  • Thường xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác trước những âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch.

Câu 7: Em hãy nêu những ví dụ thể hiện Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân?

Hướng dẫn giải:

  • Người dân được hưởng quyền bình đẳng, quyền tự do ngôn luận, quyền bầu cử, ứng cử, quyền và nghĩa vụ học tập, lao động,…

  • Người dân chung người dân được hưởng đầy đủ chế độ ưu đãi, chính sách đãi ngộ

  • Khi nhà nước ban hành các quy định và bộ luật đều tiến hành trưng cầu dân ý, để mỗi người dân đều được đóng góp ý kiến, nhất là vào những hoạt động có liên quan đến bản thân mình.

Câu 8: Hãy nêu những việc làm của chính quyền địa phương nhằm phát huy quyền dân chủ của nhân dân mà em biết?

Hướng dẫn giải:

  • Thực hiện bầu cử quốc hội và chính quyền địa phương các cấp, tính dân chủ thể hiện ở chỗ việc chính quyền địa phương sẽ tổ chức hội nghị lấy ý kiến nhận xét, tín nhiệm của cử tri nơi ứng cử viên công tác và cư trú. Tại hội nghị này, cử tri có quyền nhận xét, bày tỏ tín nhiệm đối với người tự ứng cử, người được giới thiệu ứng cử bằng cách giơ tay hoặc bỏ phiếu kín.

  • Khi thực hiện các công trình phúc lợi xã hội như làm cầu đường giao thông nông thôn, nạo vét cống rãnh, ... sẽ tổ chức họp lấy ý kiến trong địa phương, lần đầu bà con chưa thông thì họp tiếp; nếu 80% hộ dân đồng tình, có thể vận động nhân dân thực hiện.

  • Các thủ tục hành chính liên tục được cải tiến tăng cường tính công khai, minh bạch; tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc và chi phí đi lại nhiều lần gây tốn kém cho nhân nhân.

  • Địa phương có các nhà văn hóa, khu thể thao để người dân đến sinh hoạt, giải trí, ...

  • Chính quyền địa phương quan tâm đến các gia đình chính sách, gia đình khó khăn như xây nhà tình thương, tình nghĩa, ...

Câu 9: Là một học sinh, em phải làm gì để góp phần xây dựng chính quyền vững mạnh ở địa phương mình?

Hướng dẫn giải:

  • Tham gia tích cực các hoạt động tập thể ở địa phương như vệ sinh đường làng ngõ xóm, vận động người dân giữ gìn vệ sinh môi trường,..

  • Tham gia tuyên truyền kế hoạch hóa gia đình, tuyên truyền việc thực hiện tốt các đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước

  • Tham gia bầu cử HĐND các cấp khi đủ tuổi


Bài 10: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa

Câu 1: Những biểu hiện về mặt bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là gì?

Hướng dẫn giải:

Những biểu hiện về mặt bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa:

* Thứ nhất, mang bản chất giai cấp công nhân

  • Giai cấp công nhân là giai cấp của công đảo quần chúng nhân dân lao động.

  • Giai cấp đi đầu trong việc đấu tranh, xây dựng một xã hộ mới xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.

  • Chỉ có mang bản chất giai cấp công nhân thì chính quyền mới thực sự thuộc về nhân dân.

* Thứ hai, có cơ sở kinh tế là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất.

  • Công hữu tức là mọi của cải trong xã hội đều nhằm phục vụ lợi ích nhu cầu của quần chúng nhân dân.

  • Công hữu về tư liệu sản xuất là điều kiện quan trọng để nhân dân làm chủ các lĩnh vực khác của đời sống xã hội.

* Thứ ba, lấy hệ tư tưởng Mác – Lê Nin làm nền tảng tinh thần của xã hội.

  • Đây là hệ tư tưởng khoa học, đúng đắn, phù hợp với quy luật phát triển của xã hội.

  • Việt Nam đang lực chọn hệ tư tưởng này là một sự lựa chọn hoàn toàn đúng đắn về nó đã được chứng minh bằng lịch sử và cả trong thời đại xây dựng đất nước hôm nay.

* Thứ tư, là nền dân chủ của nhân dân lao động

Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Nhân dân chỉ thực sự làm chủ khi họ được bảo đảm về mọi quyền lợi. Đây là các điều mà ở các xã hội khác không có được.

* Cuối tùng, dân chủ gắn với pháp luật, kỉ luật, kỉ cương.

Đây là nhằm bảo vệ quyền dân chủ cho mọi công dân. Cần trừng trị, ngăn chặn những hành vi đi ngược với lợi ích quần chúng lao động. Từ đó giúp mỗi cá nhân từ hoàn thiện chính bản thân mình.

Câu 2: Em hãy nêu những nội dung cơ bản của dân chủ trong các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội?

Hướng dẫn giải:

Những nội dung cơ bản của dân chủ trong các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.

Dân chủ trong lĩnh vực kinh tế

  • Xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần

  • Quyền tự do kinh doanh buôn bán

  • Quyền sử dụng những tư liệu sản xuất chung của xã hội.

Dân chủ trong lĩnh vực chính trị

  • Quyền ứng cử, bầu cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước

  • Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội

  • Quyền kiến nghị, biểu quyết với cơ quan nhà nước

  • Quyền được thông tin, tự do ngôn luận, tự do báo chí.

Dân chủ trong lĩnh vực văn hóa

  • Quyền tham gia vào đời sống văn hóa

  • Quyền hưởng lợi ích từ sáng tạo văn hóa

  • Quyền sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật.

Dân chủ trong lĩnh vực xã hội

  • Quyền lao động, bình đẳng nam nữ

  • Quyền được hưởng an toàn, bảo hiểm XH

  • Quyền được bảo vệ về vật chất bà tinh thần khi không còn khả năng lao động.

  • Quyền bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ cống hiến trong xã hội.

Câu 3: Em hãy phân biệt dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp. Cho ví dụ minh họa?

Hướng dẫn giải:

Bài tập GDCD lớp 11

Câu 4: Hãy nêu những ví dụ thể hiện dân chủ và thể hiện không dân chủ mà em biết?

Hướng dẫn giải:

Những hành vi thể hiện dân chủ:

  • Công dân đủ 18 tuổi trở lên đều được đi bầu cử.

  • Trưng cầu ý kiến của dân trước khi ban hành, sửa đổi một bộ luật mới.

  • Nhân dân được tư do sinh sống, kinh doanh, học tập trong phạm vi cho phép của pháp luật.

  • Các cán bộ tự phê bình trước nhân dân khi mắc khiết điểm.

  • Công khai minh bạch các khoản chi thu trong quý, năm….

Những hành vi thể hiện không dân chủ:

  • Nhờ người bỏ phiếu bầu cử thay

  • Ban hành các chính sách, chủ trương nhằm phục vụ lợi ích cho cán bộ.

  • Thời phong kiến, mọi quyền lực thuộc về vua, dân không có tiếng nói…

Câu 5: Là một học sinh, em phải làm gì để góp phần thực hiện nếp sống dân chủ?

Hướng dẫn giải:

Để góp phần thực hiện nếp sống dân chủ, bản thân em sẽ:

  • Thực hiện tốt quyền dân chủ của mình, tôn trọng quyền dân chủ của người khác.

  • Luôn lắng nghe ý kiến đồng thời bày tỏ ý kiến trong những cuộc thảo luận

  • Chấp hành tốt nội quy kỷ luật của Nhà trường

  • Thực hiện tốt nếp sống văn hoá nơi công cộng

  • Đấu tranh, phê phán những thói hư tật xấu, những tiêu cực, thói tự do vô kỷ luật, vi phạm quyền dân chủ của người khác.

  • Tham gia vào quyền sáng tác nghệ thuật nếu có thể,…

  • Không được có thái độ khiếm nhã, không tôn trọng đối với người khác


Bài 11: Chính sách dân số và giải quyết việc làm

Câu 1: Nêu tình hình dân số ở nước ta và tác động của nó đối với mọi mặt của đời sống xã hội. Hãy tìm hiểu về mật độ dân số ở địa phương em và so sánh với mật độ dân số trung bình của cả nước?

Hướng dẫn giải:

Tình hình dân số ở nước ta:

  • Dân số đông

  • Quy mô dân số lớ

  • Mật độ dân số cao

  • Dân cư phân bố không hợp lí

  • Giảm sinh chưa hiệu quả, chất lượng dân số thấp.

Tác động đến đời sống: gây cản trở tốc độ phát triển kinh tế xã hội, gây khó khăn lớn trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống, giải quyết việc làm và thu nhập, làm cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường.

Mật độ dân số ở ở Hà Nội1.979 người/km², mật độ dân số trung bình cả nước 274 người/km² -> Đông gấp gần 8 lần.

Câu 2: Mục tiêu và phương hướng cơ bản của chính sách dân số ở nước ta?

Hướng dẫn giải:

Chính sách dân số ở nước ta đang là bài toán cần được giải quyết, trước tình hình đó, Đảng và nhà nước ta đã đưa ra các mục tiêu và phương hướng cụ thể:

Về mục tiêu:

  • Giảm tốc độ gia tăng dân số

  • Ổn định quy mô, cơ cấu dân số, phân bố dân cư hợp lí

  • Nâng cao chất lượng dân số nhằm phát huy nguồn lực cho đất nước.

Về phương hướng:

  • Tăng cường công tác lãnh đạo và quản lí

  • Làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền và giáo dục

  • Nâng cao hiểu biết của người dân

  • Nhà nước đầu tư đúng mức, thực hiện xã hội hóa công tác dân số, tạo điều kiện để mọi gia đình, cá nhân tự nguyện tham gia công tác dân số

Câu 3: Em hãy giải thích và nêu lên thái độ của mình đối với những quan niệm sau: Trời sinh voi, trời sinh cỏ; Đông con hơn nhiều của; Trọng nam khinh nữ?

Hướng dẫn giải:

Trời sinh voi, trời sinh cỏ

Ta có thể hiểu câu này theo hai nghĩa đen và bóng. Nếu hiểu nghĩa đen thì đó là một quy luât tự nhiên, khi trời sinh voi thì tất nhiên phải sinh ra cỏ để nuôi sống loài voi. Tuy nhiên, nếu hiểu theo nghĩa bóng thì câu này có nghĩa là bố mẹ sinh con ra thì con ắt sẽ tìm được cách mưu sinh không cần bố mẹ nuôi dưỡng.

Đây là quan niệm sai trái, em không đồng tình vì nó thể hiện sự thiếu trách nhiệm của cha mẹ đối với con cái.

Đông con hơn nhiều của

Ta hiểu câu này như sau: Về nghĩa đen câu này muốn nói con cái là thứ quý giá nhất và không một thứ của quý nào có thể sánh bằng. Nghĩa bóng câu nói này là sinh nhiều con cái sau này còn có người chăm sóc khi về già còn hơn là có của nhưng không có người chăm sóc.

Em không đồng tình với quan điểm này bởi nó thể hiện sự ích kỉ của bố mẹ. Bố mẹ muốn sau này có người chăm sóc khi về già nhưng bố mẹ không nghĩ đến quá trình chăm con như thế nào để lớn đến khi phụng dưỡng cha mẹ. Đó là quá trình vất vả, nhà ít con đã vất vả, nhà nhiều con càng vất vả hơn. Do đó, các con chắc chắn sẽ thiếu thốn đủ thứ và thậm chí không được đi học.

Trọng nam khinh nữ

Ta hiểu câu này là quý trọng con trai, ghét bỏ con gái và chỉ nên sinh con trai, không sinh con gái.

Đây là quan niệm cổ hủ, em không đồng tình. Trong xã hội hiện đại ngày nay, con gái hoàn toàn có thể làm được những việc mà con trai làm. Vai trò của người phụ nữ ngày càng lên cao. Do đó, không nên có sự trọng nam khinh nữ ở đây. Phải có sự công bằng, bình đẳng, con nào cũng phải mang nặng 9 tháng 10 ngày, cũng là máu mủ của mình.

Câu 4: Nêu tình hình việc làm và mục tiêu của chính sách giải quyết việc làm ở nước. Hãy tìm hiểu và nhận xét tình hình việc làm ở địa phương em?

Hướng dẫn giải:

Tình hình việc làm ở nước ta:

  • Thiếu việc làm ở thành thị và nông thôn

  • Thu nhập thấp

  • Số người trong độ tuổi lao động tăng

  • Chất lượng nguồn nhân lực còn thấp

  • Số người đổ về thành thị kiếm việc làm ngày càng tăng

  • Tỉ lệ thất nghiệp cao.

Mục tiêu việc làm ở nước ta:

  • Tập trung sức giải quyết việc làm ở thành thị và nông thông

  • Phát triển nguồn nhân lực

  • Mở rộng thị trường lao động

  • Giảm tỉ lệ thất nghiệp

  • Tăng tỉ lệ người lao động qua đào tạo.

Tình hình việc làm ở địa phương em (Hà Nội):

  • Thị trường lao động dồi dào (Từ các tỉnh khác đến)

  • Có nhiều người có bằng cấp đại học, cao đẳng…

  • Độ tuổi lao động trẻ nhiều

  • Có nhiều người có việc làm và cũng có nhiều người chưa có việc làm ổn định.

Câu 5: Trình bày phương hướng cơ bản nhằm giải quyết vấn đề việc làm ở nước ta hiện nay?

Hướng dẫn giải:

Phương hướng cơ bản nhằm giải quyết vấn đề việc làm ở nước ta hiện nay:

  • Thúc đẩy phát triển sản xuất và dịch vụ. Nhà nước khuyến khích các thành phần kinh tế, các nhà đầu tư trong và ngoài nước sản xuất, kinh doanh có hiệu quả nhằm tạo ra nhiều việc làm cho người lao động.

  • Khuyến khích làm giàu theo pháp luật, tự do hành nghề, khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống, đẩy mạnh phong trào lập nghiệp của thanh niên.

  • Đẩy mạnh xuất khẩu lao động, đặc biệt là lao động đã qua đào tạo nghề, lao động nông nghiệp nhằm giải quyết yêu cầu trước mắt và lâu dài, tăng thu nhập cho người lao động.

  • Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn trong chương trình mục tiêu quốc gia để giải quyết việc làm, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động.

Câu 6: Em suy nghĩ như thế nào về trách nhiệm của mình đối với chính sách dân số và giải quyết việc làm?

Hướng dẫn giải:

Em nhận thấy, mình là học sinh lớp 11, là một công dân của đất nước. Vì vậy, bản thân em cũng có trách nhiệm trong chính sách dân số và giải quyết việc làm

Để thực hiện tốt bổn phận của mình, em sẽ:

  • Chấp hành chính sách dân số, pháp luật về dân số

  • Chấp hành chính sách giải quyết việc làm và pháp luật về lao động

  • Động viên người thân và những người khác chấp hành

  • Có ý chí vươn lên nắm bắt khoa học kĩ thuật tiên tiến, định hướng đúng đắn nghề nghiệp.


Bài 12: Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường

Câu 1: Nêu tình hình môi trường ở nước ta hiện nay và nhận xét?

Hướng dẫn giải:

Tình hình môi trường ở nước ta hiện nay:

  • Ô nhiễm môi trường nước

  • Ô nhiễm môi trường không khí

  • Ô nhiễm môi trường đất

  • Môi trường biển bắt đầu bị ô nhiễm

Từ đó, ta thấy môi trường ở nước ta đang bị ô nhiễm trầm trọng. Môi trường nước, đất, không khí…đều đang bị ô nhiễm khắp nơi, đặc biệt là khu vực thành phố nơi có đông đảo người sinh sống.

Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến môi trường ngày càng bị ô nhiễm, bao gồm cả nguyên nhân khác quan và nguyên nhân chủ quan. Tuy nhiên, chủ yếu vẫn là do nguyên nhân chủ quan. Vì vậy, người dân cần phải nâng cao nhận thức trong việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Đó là việc làm cần thiết và cấp bách hiện nay.

Câu 2: Nêu mục tiêu, phương hướng cơ bản nhằm sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường?

Hướng dẫn giải:

Để sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường, Đảng và nhà nước ta đã vạch ra những mục tiêu và phương hướng cụ thể:

Về mục tiêu:

  • Sử dụng hợp lý tài nguyên.

  • Bảo tồn đa dạng sinh học.

  • Từng bước nâng cao chất lượng môi trường.

  • Nhằm góp phần phát triển kinh tế- xã hội bền vững,nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.

Về phương hướng

  • Tăng cường công tác, quản lý của nhà nước về bảo vệ môi trường từ trung ương đến địa phương.

  • Thường xuyên giáo dục, tuyên truyền, xây dựng ý thức trách nhiệm bảo vệ tài nguyên, môi trường cho mọi người dân.

  • Coi trọng công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ, mở rộng hợp tác quốc tế, khu vực trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

  • Chủ động phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm, cải thiện môi trường, bảo tồn thiên nhiên.

  • Khai thác, sử dụng hợp lí, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên

  • Áp dụng công nghệ hiện đại để khai thác tài nguyên và xử lí chất thải

Câu 3: Giả sử có một đàn voi rừng trong quá trình di chuyển chỗ ở đã tàn phá nhiều vườn tược, hoa màu, nguy hiểm hơn chúng đã giẫm chết và làm trọng thương nhiều người.

Theo em, tình huống trên nên xử lí như thế nào?

Hướng dẫn giải:

Theo em, trong tình huống trên nên khẩn trương báo với cơ quan chức năng để có trách nhiệm sơ tán người dân ra vùng nguy hiểm. Đồng thời có phương án đối phó với loài voi để đưa chúng trở lại rừng, tránh làm hại chúng, bởi đây là một loài động vật đang dần bị cạn kiệt do con người săn bắn, giết để lấy ngà.

Câu 4: Trách nhiệm của em đối với việc bảo vệ tài nguyên, môi trường như thế nào?

Hướng dẫn giải:

Để bảo vệ tài nguyên, môi trường, em nhận thấy mình cần phải:

  • Chấp hành chính sách và pháp luật về bảo vệ tài nguyên và môi trường.

  • Tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ tài nguyên, môi trường ở điạ phương

  • Vận động mọi người cùng thực hiện, đồng thời chống các hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Câu 5: Hãy kể về hoạt động bảo vệ tài nguyên, môi trường mà em biết hoặc trực tiếp tham gia và cho biết ý nghĩa của hoạt động đó đối với bản thân?

Hướng dẫn giải:

Trong một lần về thăm quê ngoại, em có tham gia hoạt động của đoàn thanh thiếu niên ở quê tổ chức, đó là đi thu gom vỏ thuốc trừ sâu ở ngoài ruộng và tuyên truyền cho người dân có ý thức trong việc sử dụng thuốc trừ sâu.

Trong lần đó, chúng em đã tiến hành thu gom tất cả những vỏ bao thuốc trừ sâu ở bờ ruộng, trên đường vào một chỗ để phân hủy.

Hiện nay, việc phun và vứt vỏ thuốc trừ sâu quá nhiều đã làm cho môi trường đất bị ô nhiễm nặng hơn. Vì vậy, với việc làm của mình, em cảm thấy rất tự hào, dù không quá lớn lao nhưng cũng có một phần nhỏ vào việc bảo vệ tài nguyên đất nói riêng và tài nguyên, môi trường nói chung.

Bên cạnh hoạt động kể trên, em còn tham gia vệ sinh tổ dân cư, tham gia trồng cây xanh khu vực nhà văn hóa dân cư để làm cho môi trường trong sạch hơn….


Bài 13: Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa

Câu 1: Nêu nhiệm vụ của sự nghiệp giáo dục và đào tạo ở nước ta hiện nay. Hãy nêu một hoạt động nhằm thực hiện chính sách giáo dục và đào tạo mà em biết hoặc tham gia?

Hướng dẫn giải:

Nhiệm vụ của sự nghiệp giáo dục và đào tạo ở nước ta hiện nay

  • Nâng cao dân trí

  • Đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài nhằm phát triển tài năng trí tuệ.

  • Cung cấp cho đất nước nguồn lao động có chất lượng cao.

  • Một hoạt động nhằm thực hiện chính sách giáo dục và đào tạo mà em biết hoặc tham gia:

Nhằm để học sinh ngày càng tiếp cận tốt hơn và sát hơn với kiến thức, lược bỏ đi những bài học không cần thiết. Cứ theo thường niên, bộ giáo dục lại ban hành lại bộ sách giáo khoa mới. Đây là bộ sách cung cấp kiến thức sát nhất, phù hợp với điều kiện xã hội hiện tại, giúp học sinh tiếp thu tốt hơn và liên hệ tốt hơn. Đây là một trong những phương án để giúp nâng cao chất lượng học sinh hơn.

Câu 2: Trình bày phương hướng cơ bản để phát triển giáo dục và đào tạo?

Hướng dẫn giải:

Phương hướng cơ bản để phát triển giáo dục và đào tạo gồm có các ý chính như sau:

  • Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo

  • Mở rộng quy mô giáo dục

  • Ưu tiên đầu tư giáo dục

  • Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục

  • Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục

  • Tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo

Câu 3: Khoa học và công nghệ có nhiệm vụ như thế nào? Lấy ví dụ về việc áp dụng thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất hoặc sáng kiến khoa học – kĩ thuật mà em biết?

Hướng dẫn giải:

Nhiệm vụ khoa học và công nghệ:

  • Giải đáp kịp thời những vấn đề lí luận và thực tiễn do cuộc sống đặt ra

  • Cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước.

  • Đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

  • Nâng cao trình độ quản lí, hiệu quả của hoạt động khoa học và công nghệ

Ví dụ về việc áp dụng thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất hoặc sáng kiến khoa học – kĩ thuật mà em biết:

  • Trong nông nghiệp, tạo ra máy cày, máy gặt, máy cấy để phục vụ sản xuất lúa nước cho bà con nông dân, giảm sức lao động tay chân.

  • Trong cuông nghiệp sáng tạo ra hệ thống lắp ráp tự động cuộn cảm.

Câu 4: Những phương hướng cơ bản để phát triển khoa học và công nghệ là gì?

Hướng dẫn giải:

Phương hướng cơ bản để phát triển khoa học và công nghệ của nước ta là:

  • Đổi mới cơ chế tổ chức, quản lí khoa học và công nghệ

  • Tạo thị trường cho khoa học và công nghệ

  • Phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ

  • Tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm

Câu 5: Nhiệm vụ của văn hóa là gì? Em hiểu như thế nào là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc?

Hướng dẫn giải:

Nhiệm vụ của văn hóa gồm có hai nhiệm vụ chính đó là:

  • Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

  • Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo.

Nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là:

  • Nền văn hóa tiên tiến thể hiện tinh thần yêu nước và tiến bộ mà nội dung cốt lõi là lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội theo chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nhằm mục tiêu tất cả vì con người, vì hạnh phúc và sự phát triển phong phú, tự do, toàn diện của con người trong mối quan hệ hài hòa giữa cá nhân và cộng đồng, giữa xã hội và tự nhiên.

  • Nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp nên qua lịch sử hàng nghàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân – gia đình – làng xã – Tổ quốc; lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý; đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động; sự tinh tế trong ứng xử, tính giải dị trong lối sống... Bản sắc văn hóa dân tộc còn đậm nét trong các hình thức biểu hiện mang tính dân tộc độc đáo.

=> Như vậy, bên cạnh bảo vệ bản sắc dân tộc phải gắn kết với mở rộng giao lưu quốc tế, tiếp thu có chọn lọc những cái hay, cái tiến bộ trong văn hóa các dân tộc khác. Giữ gìn bản sắc dân tộc phải đi liền với chống lạc hậu, lỗi thời trong phong tục, tập quán, lề thói cũ.

Câu 6: Trình bày phương hướng cơ bản để xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Em hãy nêu một ví dụ về hoạt động nhằm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc ở địa phương em?

Hướng dẫn giải:

Phương hướng cơ bản để xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

  • Làm cho chủ nghĩa Mác – Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của nhân dân.

  • Kế thừa, phát huy những di sản và truyền thống văn hóa của dân tộc.

  • Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại

  • Nâng cao hiểu biết và mực hưởng thụ văn hóa, phát huy tiềm năng sáng tạo văn hóa của nhân dân…

Ví dụ về hoạt động nhằm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc ở địa phương em.

Hằng năm, nước ta diễn ra rất nhiều các lễ hội khác nhau, nhằm thể hiện nét đẹp truyền thống từ xa xưa và giữ gìn bản sắc dân tộc. Một số lễ hội điển hình như:

  • 10/3 âm lịch diễn ra ngày giỗ tổ Hùng Vương

  • 20/1 âm lịch diễn ra lễ hội Đền Qủa Sơn (Nghệ An)

  • Lễ hội chùa Hương đầu năm

  • 8/4 âm lịch diễn ra lễ hội Thánh Gióng


Bài 14: Chính sách quốc phòng và an ninh

Câu 1: Trình bày nhiệm vụ của quốc phòng và an ninh trong giai đoạn hiện nay? Theo em tại sao phải tăng cường quốc phòng và an ninh?

Hướng dẫn giải:

Trong giai đoạn hiện nay, quốc phòng và an ninh có nhiệm vụ:

  • Xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân vững mạnh toàn diện.

  • Bảo vệ vững chắc chủ quyền , thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ Đảng, nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN.

  • Bảo vệ an ninh chính trị, an ninh kinh tế, văn hóa tư tưởng và an ninh xã hội.

  • Duy trì trật tự , kỉ cương, an toàn xã hội.

  • Góp phần giữ vững ổn định chính trị của đất nước, ngăn chặn, đẩy lùi và làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, không để bị động bất ngờ.

Mặc dù hiện nay đã chuyển sang thời bình, nhưng chúng ta vẫn phải tăng cường quốc phòng và an ninh vì:

Chiến tranh đã chấm dứt nhưng những âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch vẫn còn tiếp tục diễn ra. Việc gây rối, tìm mọi cơ hội để gây bạo loạn, chống nhà nước, lật đổ nhà nước vẫn thi thoảng diễn ra. Bên cạnh đó, đời sống xã hội đang ngày càng phức tạp, các tệ nạn ngày càng nhiều và nguy hiểm. Do đó, quốc phòng và an ninh có vai trò trực tiếp giữ gìn và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Câu 2: Nêu những phương hướng cơ bản nhằm tăng cường quốc phòng và an ninh?

Hướng dẫn giải:

Phương hướng cơ bản nhằm tăng cường quốc phòng và an ninh gồm có mấy ý cơ bản sau:

  • Phát huy sức mạnh tổng hợp khối đại đoàn kết dân tộc

  • Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại

  • Kết hợp quốc phòng với an ninh

  • Kết hợp kinh tế xã hội với quốc phòng và an ninh

Từ những phương hướng đó đòi hỏi khách quan là phải xây dựng công an nhân dân và quân đội nhân dân trở thành lực lượng chính quy,tinh nhuệ,từng bước hiện đại. Đồng thời tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối và trực tiếp của Đảng với quân đội nhân dân và công an nhân dân.

Câu 3: Em suy nghĩ như thế nào về trách nhiệm của công dân đối với chính sách quốc phòng và an ninh?

Hướng dẫn giải:

Là công dân của một nước đồng nghĩa với việc yêu nước và có trách nhiệm bảo vệ đất nước. Vì vậy, mọi công dân đều có một phần trách nhiệm trong việc tham gia hoạt động quốc phòng và an ninh.

Công dân có thể thực hiện trách nhiệm của mình bằng cách:

  • Tin tưởng vào chính sách quốc phòng an ninh của Đảng và nhà nước.

  • Chấp hành pháp nghiêm chính pháp luật, giữ gìn an ninh trật tự và bí mật quốc gia.

  • Thường xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác trước mọi âm mưu,thủ đoạn tinh vi của kẻ thù.

  • Sẵn sàng tham gia nghĩa vụ quân sự và công tác quốc phòng, an ninh ở nơi cư trú.

Câu 4: Lấy ví dụ về cá nhân hay tập thể tiêu biểu trong việc thực hiện chính sách quốc phòng và an ninh?

Hướng dẫn giải:

Các em tự liên hệ đến địa phương, tập thể nơi mình sinh sống như:

  • Công an bắt cướp

  • Thanh niên chấp hành nghĩa vụ quân sự

  • Cá nhân tiêu biểu phát hiện ổ bán ma túy…

  • Phá phi vụ đánh bài bạc có quy mô lớn…

Bác Tư sống trong khu tập thể gần nhà, năm nay bác đã về hưu, nên chủ yếu bác ở nhà. Gần đây, khi đi thể dục dưới sân khu tập thể, bác thấy có thanh niên lạ ngày nào cũng đi đi vào vào. Khi thấy bác Tư nhìn, bọn đó nhanh chân đi ra. Thấy có vấn đề lạ, bác Tư đã bí mật nói lại với các đồng chí công an phường. Nhưng vì chưa biết mục đích và căn cứ nên các đồng chí công an cắt cử người phối hợp cùng bác Tư theo dõi. Sau khi điều tra, phát hiện và lên kế hoạch giăng bẫy, bọn chúng đã bị tóm gọn với tội danh bắt cóc trẻ em bán sang nước ngoài. Đây là băng nhóm đã có hai lần tiền án về bắt cóc trẻ em và buôn ma túy. Sau đợt phá án thành công này, bác Tư đã được tuyên dương và khen ngợi.

Câu 5: Tăng cường quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ là nhiệm vụ trọng yếu thường xuyên của Đảng, Nhà nước và của toàn dân, trong đó lực lượng nòng cốt là:

  1. Toàn dân.

  2. Quân đội nhân dân.

  3. Công an nhân dân.

  4. Quân đội nhân dân và công an nhân dân.

Em hãy lựa chọn phương án đúng nhất?

Hướng dẫn giải:

Đáp án d: Quân đội nhân dân và công an nhân dân.


Bài 15: Chính sách đối ngoại

Câu 1: Trình bày vai trò, nhiệm vụ của chính sách đối ngoại?

Hướng dẫn giải:

Vai trò và nhiệm vụ của chính sách đối ngoại:

Vai trò của chính sách đối ngoại

  • Chủ động tạo ra mối quan hệ quốc tê thuận lợi để đưa nước ta hội nhập với thế giới.

  • Góp phần tạo điều kiện thuận lợi để phát triển đất nước.

  • Nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế.

Nhiệm vụ của chính sách đối ngoại: Giữ vững môi trường hòa bình, tạo các điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới, đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, đồng thời góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới và hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Câu 2: Em hãy phân tích những nguyên tắc cơ bản trong chính sách đối ngoại ở nước ta hiện nay?

Hướng dẫn giải:

Ở nước ta có hai nguyên tắc cơ bản trong chính sách đối ngoại. Đó là:

Thứ nhất, ôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Nguyên tắc này đòi hỏi nước ta tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các nước khác, đồng thời nêu cao tinh thần độc lập tự chủ trong quan hệ quốc tế và làm thất bại những hành động can thiệp của các thế lực thù địch vào công việc nội bộ nước ta.

Thứ hai, tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng và cùng có lợi. Các nước trên thế giới dù lớn hay nhỏ đều có quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc, phát triển. Nguyên tắc này yêu cầu nước ta phải tôn trọng quyền của các nước và đòi hỏi các nước tôn trọng quyền bình đẳng của Việt Nam. Đồng thời, các nước tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau, hợp tác cùng có lợi.

Câu 3: Trình bày những phương hướng cơ bản để thực hiện chính sách đối ngoại của Nhà nước ta?

Hướng dẫn giải:

Nước ta có 5 phương hướng cơ bản để thực hiện chính sách đối ngoại, đó là:

  • Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế thế giới.

  • Củng cố và tăng cường quan hệ với các Đảng cộng sản.

  • Phát triển công tác đối ngoại nhân dân

  • Chủ động tham gia vào cuộc đấu tranh chung vì quyền lợi con người.

  • Đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại.

Câu 4: Em nhận thức như thế nào về chính sách đối ngoại và cần làm gì để thực hiện chính sách đối ngoại?

Hướng dẫn giải:

Trong thời buổi kinh tế hội nhập như hiện nay, chính sách đối ngoại là yếu tố vô cùng quan trọng. Nhờ các chính sách mở cửa và hội nhập, nhà nước ta có thêm điều kiện học hỏi, tiếp thu khoa học kĩ thuật tiên tiến để phát triển đất nước…

Nhận thấy vai trò của chính sách đối ngoại, chúng ta là công dân của đất nước, chúng ta cần:

  • Tin tưởng và chấp hành nghiêm túc chính sách đối ngoại của Đảng vào Nhà nước.

  • Luôn quan tâm đến tình hình thế giới và vai trò của nước ta trên trường quốc tế.

  • Chuẩn bị những điều kiện cần thiết để tham gia các công việc liên quan đến đối ngoại.

  • Cần có ý thức dân tộc và phát huy những nét đẹp trong truyền thống văn hoá dân tộc, có thái độ đoàn kết, hữu nghị, lịch sự khi quan hệ với các đối tác nước ngoài.

Câu 5: Em hãy cho biết: Hiện nay, nước ta có quan hệ với bao nhiêu nước trên thế giới? Nêu một số tổ chức quốc tế toàn cầu và khu vực mà nước ta có quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực mà em biết?

Hướng dẫn giải:

Hiện nay, nước ta có quan hệ với gần 200 quốc gia trên thế giới, thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư với 224 thị trường tại các châu lục.

Một số tổ chức quốc tế toàn cầu và khu vực mà nước ta có quan hệ hợp tác là: hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM), tổ chức thương mại thế giới (WTO), tổ chức Hợp tác và Phát Triển kinh tế (OECD), diễn đàn kinh tế khu vực châu Á – Thái Bình Dương (APEC), ….


   :: Các tin khác

 
Điện thoại : 0511.3691445 - 0511.3656697 * Email: quangtrung.thpt@yahoo.com
* - Website: thptquangtrung.vn * Website : thpt-quangtrung-danang.edu.vn