Ngày 20-04-2024 12:09:03
 


Mọi chi tiết xin liên hệ với trường chúng tôi theo mẫu dưới :
Họ tên
Nội dung
 

Lượt truy cập : 6684609
Số người online: 6
 
 
 
 
Đề cương ôn thi thử TN THPT lần 1 - MÔN VĂN
 
Học sinh sử dụng Đề cương này để ôn thi thử TN THPT lần 1, ôn theo các chủ đề và các đề thi thử.
 
 

TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG ĐÀ NẴNG 

 

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI THỬ LẦN 1

MÔN NGỮ VĂN-NĂM HỌC 2011-2012

 

PHẦN I: CÁC CHỦ ĐỀ

 

CHỦ ĐỀ 1: TÁI HIỆN KIẾN THỨC CƠ BẢN (câu 2điểm)

Câu 1: Nêu các đặc điểm văn học VN từ CMT8 1945-1975.Thế nào là khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn?

Gợi ý:

+VHVN 45-75 có 3 đặc điểm :

-Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng CM hoá,gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước.

-Nền văn học hướng về đại chúng.

-Nền văn học mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.

+Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn

-Khuynh hướng sử thi thể hiện ở những phương diện sau:VH đề cập đến những vấn đềcó ý nghĩa lịch sử và tính chất toàn dân tộc.Nhân vật chính là những con người đại diện cho tinh hoa và khí phách,phẩm chất và ý chí của dân tộc,tiêu biểu là cho lí tưởng cộng đồng hơn là lợi ích và khát vọng cá nhân.Con người chủ yếu được khám phá ở bổn phận, trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, ở lẽ sống lớn và tình cảm lớn.Lời văn sử thi cũng thường mang giọng điệu ngợi ca,trang trọng và đẹp một cách tráng lệ,hào hùng.

-Cảm hứng lãng mạn.:là cảm hứng khẳng định cái tôi đầy tình cảm, cảm xúc và hướng tới lí tưởng.Cảm hứng lãngạn trong văn học giai đoạn này chủ yếu được thể hiện trong việc khẳng định phương diện lí tưởng của cuộc sống mới và vẻ đẹp con người mới,ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc.)

Câu 2:Đặc điểm văn Việt Nam học giai đoạn 1975 đến hết thế kỉ XX.

Gợi ý:

-Từ 1975 và nhất là từ 1986,văn học Việt Nam từng bước chuyển sang giai đoạn đổi mới.Văn học vận động theo hướng dân chủ hoá,mang tính nhân bản và nhân văn sâu sắc.Văn học phát triển đa dạng hơn về đề tài,chủ đề;phong phú và mới mẻ hơn về thủ pháp nghệ thuật;cá tính sáng tạo của nhà văn được phát huy.

-Văn học đổi mới cách nhìn nhận,cách tiếp cận con người và hiện thực đời sống, khám phá con người trong mối quan hệ đa dạng và phức tạp,thể hiện con người ở nhiều phương diện của đời sống,kể cả đời sống tâm linh.

-Cái mới của văn học giai đoạn này là tính chất hướng nội, đi vào hành trình tìm kiếm bên trong,quan tâm nhiều hơn tới số phận cá nhân trong những hoàn cảnh phức tạp, đời thường.

-Tuy nhiên,bên cạnh những mặt tích cực và những tìm tòi đúng hướng cũng nảy sinh những biểu hiện quá đà,thiếu lành mạnh.

       

Câu 3:Phong cách nghệ thuật HCM?

Gợi ý:

 Phong cách nghệ thuật HCM vô cùng độc đáo và đa dạng.Nhìn chung, ở mỗi thể loại văn học,từ văn chính luận,truyện,kí đến thơ ca,HCM đều tạo được nh ững nét phong cách riêng, độc đáo và hấp dẫn.

-Văn chính luận:thường ngắn gọn,tư duy sắc sảo,lập luận chặt chẽ,lí lẽ đanh thép,bằng chứng đầy sức thuyết phục,giàu tính luận chiến và đa d ạng về bút pháp.Các tp tiêu biểu:Tuyên ngôn độc lập,lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến,bản án chế độ thực dân

-Truyện và kí :nhìn chung rất hiện đại,thể hiện tính chiến đấu mạnh mẽ,nghệ thuật trào phúng vừa sắc bén thâm thuý của phương Đông vừa hóm hỉnh,hài hước của phương Tây.Các tp tiêu biểu:Vi hành,những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu ,lời than vãn của bà Trưng Trắc.

-Thơ ca: Đây là lĩnh vực nổi bật ,thể hiện rõ nét phong cách nghệ thuật HCM.Những bài thơ tuyên truyền cách mạng thường giản dị,mộc mạc,dễ nhớ,dễ thuộc,có sức tác động trực tiếp đến người đọc,người nghe. Đa số những bài thơ nghệ thuật của Người có sự kết hợp chặt chẽ giữa bút pháp cổ điển và hiện đại,ngôn ngữ hàm súc,thâm thuý,hài hoà giữa tính trữ tình và tính chiến đấu.Tiêu biểu tập “nhật kí trong tù”.

Câu 4:Giá trị lịch sử,giá trị văn học của "Tuyên ngôn độc lập?

Gợi ý:

-Giá trị lịch sử :

+TNĐL là một văn kiện có giá trị lịch sử to lớn:là lời tuyên bố xoá bỏ chế độ thực dân,phong kiến,là sự khẳng định quyền tự chủ và vị thế bình đẳng của dân tộc ta trên toàn thế giới,là mốc son mở ra kỉ nguyên độc lập tự do trên  toàn nước ta.

 +Văn kiện lịch sử này không chỉ được đọc trước quốc dân đồng bào mà còn để công bố với toàn thế giới, đặc biệt là những lực lượng thù địch và cơ hội quốc tế đang mang dã tâm một lần nữa nô dịch nước ta.Cũng vào thời gian đó,nhà cầm quyền Pháp tuyên bố: Đông Dương là thuộc địa của Pháp,bị quân Nhật xâm chiếm,nay Nhật đã đầu hàng.vậy Đông Dương đương nhiên thuộc quyền “bảo hộ” của Pháp.Bản Tuyên ngôn độc lập đã cương quyết bác bỏ luận điệu này.

-Gía trị văn học:- Tuyên ngôn độc lập là tác phẩm chính luận đặc sắc.Sức mạnh  và tính thuyết phục của tác phẩm đư ợc thể hiện chủ yếu ở cách lập luận chặt chẽ,lí lẽ sắc bén,bằng chứng xác đáng,ng ôn ng ữ h ùng h ồn, đ ầy c ảm x úc.

                            -Tuyên ngôn độc lập  còn là một áng văn tâm huyết của HCM,hội tụ vẻ đẹp tư tưởng và tình cảm của Người, đồng thời kết tinh khát vọng cháy bỏng về độc lập tự do của dân tộc ta.

 

        Câu 5: Trong bản “Thông điệp nhân ngày Thế giới phòng chống  AIDS, 1-12-2003”, Tổng thư ký Liên hợp quốc Cô-phi An-nan đã kêu gọi mọi người có thái độ như thế nào trong cuộc chiến chống HIV/AIDS?

*Gợi ý:

-Trong bản “Thông điệp nhân ngày Thế giới phòng chống  AIDS, 1-12-2003”, Tổng thư ký Liên hợp quốc Cô-phi An-nan đã kêu gọi các quốc gia và tổ chức “phải đưa vấn đề AIDS lên vị trí hang đầu của chương trình nghị sự về chính trị và hành động thực tế”; phải nỗ lực nhiều hơn nữa trong hành động. Với mọi người, ông kêu gọi:

- Công khai lên tiếng về AIDS, đối mặt với thực tế không mấy dễ chịu.

- Không vội vàng phán xét đồng loại của mình.

- Không kì thị và phân biệt đối xử với những người bị HIV/AIDS.

- Không ảo tưởng về sự bảo về bằng cách dựng lên hàng rào ngăn cách với người bị nhiễm HIV.

- Sát cánh cùng nhau trong cuộc chiến chống HIV.

                                                 

 

Câu 6:Trình bày hoàn cảnh sáng tác bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng và nhận xét ngắn gọn về giá trị nghệ thuật bài thơ?

* Gợi ý:

- Tây Tiến là một đơn vị quân đội được thành lập năm 1947, hoạt động từ các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Hoà Bình, miền tây Thanh Hoá. Thành phần của đoàn quân đa số là thanh niên Hà Nội thuộc nhiều tầng lớp khác nhau, trong đó có cả học sinh, sinh viên.Họ yêu nước và có một tâm hồn hào hoa,lãng mạn. Nhiệm vụ của họ là phối hợp với bộ đội Lào để bảo vệ biên giới Việt Lào, đánh tiêu hao quân đội Pháp ở Thượng Lào và miền Tây Bắc Việt Nam. Quang Dũng chính là đại đội trưởng của đoàn quân Tây Tiến.

- Cuối năm 1948, Quang Dũng chuyển sang đơn vị mới. Vào một đêm tại Phù Lưu Chanh, nhớ đống đội cũ, Quang Dũng viết bài thơ Tây Tiến. Bài thơ có tên gọi ban đầu: Nhớ Tây Tiến, sau đổi thành Tây Tiến.(in trongtập "Mây đầu ô")).

- Giá trị  nghệ thuật ; Cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng.

 

 

Câu 7: Nêu ý nghĩa của bài viết “Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc” của tác giả Phạm Văn Đồng?

 

  Gợi ý:

  Bằng cách nhìn, cách nghĩ sâu rộng, mới mẻ và nhiệt tình của một người gắn bó hết mình với đất nước, với nhân dân, Phạm Văn Đồng đã làm sáng tỏ mối quan hệ khăng khít giữa thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu với hoàn cảnh của Tổ quốc lúc bấy giờ và với thời đại hiện nay. Đồng thời, tác giả hết lòng ca ngợi Nguyễn Đình Chiểu, một người trọn đời dùng cây bút làm vũ khí chiến đấu cho dân, cho nước, một ngôi sao sáng trong nền văn nghệ của dân tộc Việt Nam.Bài viết của ông vì thế đã có tác dụng định hướng cho người đọc trong việc tiếp cận cái hay ,cái đẹp trong văn thơ NĐC,khẳng định vị trí của ông trên mặt trận văn hóa tư tưởng.

 

 

Câu 8:Trình bày những nét chính trong phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu?

         Gợi ý:

-Thơ Tố Hữu là thơ trữ tình chính trị, quan tâm thể hiện những vấn đề lớn, lẽ sống lớn, tình cảm lớn của cách mạng và con người cách mạng.

- Thơ Tố Hữu tràn đầy cảm hứng lãng mạn luôn hướng người đọc tới một chân trời tươi sáng.

- Thơ Tố Hữu có giọng tâm tình, ngọt ngào ,tha thiết, giọng của tình thương mến. Nhiều vấn đề chính trị, cách mạng đã được thể hiện như những vấn đề của tình cảm muôn đời.

- Thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc không chỉ trong nội dung mà còn trong nghệ thuật biểu hiện: các thể thơ và thi liệu truyền thống được sư dụng nhuần nhuyễn, ngôn ngữ giản dị, vần điệu phong phú, nhạc tính dồi dào.

 

 

 

        

 

CHỦ ĐỀ 2: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI:

Đề 1: Một ngày so với một đời người là quá ngắn ngủi, nhưng một đời người lại là do mỗi ngày tạo nên.

Hãy viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên.

* Gợi ý:

I. Mở bài:Thời gian là tài sản vô giá của con người.Mỗi phút giây,mỗi ngày đều đóng vai trò quan trọng trong cuộc đời mỗi người.Vì vậy,có ý kiến cho rằng:"Một ngày so với một đời người là quá ngắn ngủi, nhưng một đời người lại là do mỗi ngày tạo nên."

II. Thân bài:

1. Giải thích ý kiến

- Câu nói so sánh sự đối lập giữa thời gian rất dài của đời người và thời gian rất ngắn của một ngày để nhấn mạnh: giá trị cuộc sống của mỗi ngày là cơ sở để tạo nên chất lượng, ý nghĩa cuộc sống của một đời người.

- Thực chất, ý nghĩa câu nói: trong cuộc đời con người mỗi ngày là rất quan trọng, quí giá; đừng để lãng phí thời gian.

2. Bình luận:

-Thời gian là một điều kiện quan trọng để tạo nên cuộc sống của con người. Ai cũng ước được sống lâu để làm việc, cống hiến, tận hưởng niềm hạnh phúc

- Một ngày rất ngắn ngủi nhưng con người có thể làm được nhiều việc có ích cho bản thân, cho xã hội: học tập, lao động; có những phát minh, công trình khoa học được tìm ra trong khoảng thời gian rất ngắn.

- Sự so sánh đối lập giữa một ngày và một đời người còn thể hiện ý nghĩa sâu sắc về mối quan hệ giữa việc nhỏ và việc lớn; có rất nhiều việc nhỏ xem ra không đáng quan tâm, nhưng là cơ sở để tạo thành những sự việc lớn.

- Phê phán hiện tượng lười biếng trong công việc, hoạt động sống hằng ngày.

III.Kết bài: Bài học nhận thức và hành động :

- Cuộc đời con người là hữu hạn nên phải biết quí trọng thời gian, đừng để thời gian

trôi đi một cách lãng phí.

- Biết trân trọng những giá trị của việc làm, những niềm vui, hạnh phúc thường ngày trong cuộc sống.

 

Đề 2:

 Hãy viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến sau :

 “Một người đã đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn sẽ còn đánh mất thêm nhiều thứ quí giá khác nữa”.

                              (Theo sách Dám thành công – Nhiều tác giả, NXB Trẻ, 2008, tr.90)

I.MB:Giới thiệu vai trò của niềm tin và dẫn dắt câu nói.

         II. Thân bài:

1. Giải thích:

Về nội dung trực tiếp, câu trích này nói về hậu quả của việc đánh mất niềm tin vào bản thân.

Về thực chất, ý kiến này đề cập đến vai trò quyết định của lòng tự tin.

2. Bình  luận:

- Người có lòng tự tin luôn khẳng định năng lực và phẩm chất của mình, coi đó là nguồn sức mạnh chân chính, có ý nghĩa quyết định, giúp con người vững vàng, lạc quan và thành công trong cuộc sống. Do đó tự tin là đức tính quý báu.

- Khi mất tự tin:

+ Con người không còn tin vào phẩm chất và năng lực của bản thân nên sẽ đánh mất những điều kiện cơ bản và cần thiết giúp đạt đến những giá trị quý báu: nghị lực và ý chí, hi vọng và lạc quan...

+ Con người không còn khả năng đương đầu với những khó khăn, thử thách, nên dễ dàng buông xuôi, bỏ mất những cơ hội tốt trong cuộc sống.

 - Trong mọi hoàn cảnh cuộc sống, đặc biệt những khi gặp khó khăn, thử thách, cần nêu cao bản lĩnh, không đánh mất niềm tin vào bản thân.

- Luôn sống tự tin nhưng tránh chủ quan. Phải cảnh giác với việc tự tin mù quáng. Phải tỉnh táo để biết lắng nghe; biết học hỏi, hợp tác; biết tu dưỡng phẩm chất và trau dồi năng lực của bản thân vì đó là cơ sở của lòng tự tin. Niềm tin vào bản thân : là niềm tin cần thiết nhất trong tất cả các niềm tin, bởi nền tảng của thành công thật sự là bền vững là chỉ có thể dựa vào chính mình chứ không phải vào cái gì khác.Đánh mất niềm tin vào bản thân là đánh mất tất cả, trong đó có những thứ quí giá nhất như cơ hội, hạnh phúc, tình yêu … thất vọng. Con người tin yêu vào cuộc sống, tin vào sức mạnh của mình tất yếu sẽ biết đón nhận và vượt qua khó khăn để đến bờ thành công và hạnh phúc.

       III. Kết bài:

  Con người tin yêu vào cuộc sống, tin vào sức mạnh của mình tất yếu sẽ biết đón nhận và vượt qua khó khăn để đến bờ thành công và hạnh phúc.

       Đề 3:

                  "Đừng cố gắng trở thành người nổi tiếng mà trước hết hãy là người có ích."

     Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến trên.

I. MỞ BÀI

 Cuộc sống không phải lúc nào cũng sống cho ta mà nhiều khi phải biết sống vì người khác.Nhận định:"Đừng cố gắng trở thành người nổi tiếng mà trước hết hãy là người có ích" đã thể hiện rõ vấn đề trên.

II. THÂN BÀI

- Giải thích :

            + Người nổi tiếng : là người có tiếng tăm được nhiều người biết đến.

            + Người có ích : là người có cuộc sống có ích, có ý nghĩa, cũng cần thiết và có giá trị đối với người khác, gia đình, xã hội.

            + Ý kiến là một lời khuyên về một trong những mục đích sống của con người : hãy sống với một mục đích sống chân chính đừng cố gắng theo đuổi tiếng tăm, danh vọng mà hãy quan tâm đến giá trị của cuộc sống, nhất là với mọi người.

- Bình luận: :

            + Đừng cố gắng trở thành người nổi tiếng :

            × Tiếng tăm, danh vọng :  thường không phải là mục đích cao đẹp nhất của cuộc sống.

            × Danh vọng có thể làm tha hóa con người, làm băng hoại đạo đức và đẩy con người ta vào tội lỗi.

            × Để cố trở thành người nổi tiếng có những người đã đi vào những con đường bất chính, sử dụng những phương cách xấu xa. Do đó, nổi tiếng như thế chỉ là vô nghĩa.

            + Trước hết, hãy là người có ích :

            × Người sống có ích mang lại nhiều ích lợi cho người khác trong cuộc sống.

            × Sống có ích sẽ làm thăng hoa giá trị con người, thăng hoa giá trị cuộc sống.

            × Người có ích dù không được nổi tiếng nhưng cuộc sống của họ là cần thiết, có giá trị, có ý nghĩa đối với người khác, gia đình, xã hội. Ngay cả trong quan niệm của người xưa về “chí nam nhi”, chữ “danh” (Phải có danh gì với núi sông) luôn gắn với thực chất của hành động (Làm nên đấng anh hùng đâu đấy tỏ).

            + Nổi tiếng cũng có mặt tốt, có tác dụng tốt. Tiếng nói của người nổi tiếng thường có tác động nhiều hơn, lớn hơn đối với người khác, xã hội.

+ Nhưng đừng cố gắng chạy theo việc trở thành người nổi tiếng bằng mọi cách vì điều đó mang lại nhiều tác hại. Hãy để cho tiếng tăm được đến một cách tự nhiên bằng hành động có thực chất: hữu xạ tự nhiên hương.

+ Làm sao để là người có ích :

× Hãy sống có lý tưởng;

× Hãy sống có đạo đức, có trách nhiệm;

× Hãy sống vì gia đình, vì xã hội, vì cộng đồng;

+ Ý kiến này là một biểu hiện cụ thể của vấn đề danh và thực trong cuộc sống con người. Giải quyết tốt mối quan hệ của vấn đề nổi tiếng và có ích, của danh và thực, người ta sẽ dễ có cuộc sống bình an, hạnh phúc, chân chính.

III. KẾT BÀI:

 Đây là một ý kiến có giá trị đúng đắn. Đồng thời nó cũng là một lời khuyên rất có tính thời sự, nhất là trước hiện tượng một bộ phận giới trẻ ngày nay đang có xu hướng tìm sự nổi tiếng bằng mọi giá.

 

 

 

   Đề 4: Bàn về giá trị của việc đọc sách, Gor- ki nói: “Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên tôi tách ra khỏi con thú để lên tới gần con người”.

Trình bày trong một bài văn ngắn (không quá 400 từ) quan điểm của anh/ chị về ý kiến trên.

 

*Gợi ý:

 

Mở bài:

- Đọc sách mang lại những giá trị tốt đẹp

- Dẫn câu nói của Gor-ki

Thân bài:

1. Giải thích ý kiến

- Nội dung trực tiếp: sách giúp con người hoàn thiện nhân cách, sống xứng đáng với danh hiệu con người.

- Thực chất: khẳng định giá trị của sách và việc đọc sách

2. Bàn luận về giá trị của sách và việc đọc sách:

- Sách là sản phẩm tinh thần kì diệu của con người

 + Sách là sản phẩm của văn minh nhân loại

 + Sách là kết quả của lao động trí tuệ

 + Sách có sức mạnh vượt không gian và thời gian

- Tác dụng của sách và việc đọc sách:

 + Sách đưa người đọc đến những hiểu biết mới mẻ về thế giới xung quanh về vũ trụ bao la, những đất nước và những dân tộc xã xôi.

 + Sách giúp người đọc phát hiện ra chính mình, hiểu rõ mình là ai và phải làm gì để sống cho đúng và đi tới một cuộc đời thật sự. Sách mở rộng những chân trời ước mơ và khát vọng, giúp con người vươn lên sống xứng đáng với danh hiệu Con người – biết yêu cái Đẹp và lẽ phải.

 + Những vĩ nhân của nhân loại đều vươn lên ánh sang văn hoá bằng con đường đọc sách – tự học qua sách

 + Đọc sách là một cách giải trí lành mạnh và bổ ích

- Phê phán hiện tượng lười đọc sách và thiếu lựa chọn

3. Bài học nhận thức và hành động:

- Đọc sách mang lại lợi ích nên phải biết chọn sách để đọc, biết học hỏi và làm theo những điều tốt đẹp trong sách.

- Sách rất quan trọng nhưng chỉ học trong sách vở thì chưa đủ mà phải biết học cả trong thực tế cuộc sống

Kết bài:

- Mỗi người cần rèn luyện cho mình niềm đam mê đọc sách

 

 

Đề 5: Anh, Chị hãy viết bài văn ngắn (không quá 400 từ) nêu suy nghĩ của mình về câu nói:

          “Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố”

                                                            (Trích: Nhật ký Đặng Thùy Trâm)

 

*Gợi ý:

 

Mở bài:

- Cuộc sống không phải là một con đường bằng phẳng mà nó luôn tồn tại những khó khăn, thử thách .Điều quan trọng là thái độ của chúng ta đối với những khó khăn đó.

- Trích dẫn câu nói của Đặng Thùy Trâm.       

Thân bài:

1. Giải thích:

- Giông tố xét về nghĩa gốc là những hiện tượng tự nhiên dữ dội,ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của con người và sản xuất..

- Nghĩa chuyển là những gian nan, thử thách trong cuộc sống nhưng con người không được cúi đầu, khuất phục.

3. Bàn bạc, khẳng định, mở rộng vấn đề:

- Câu nói thể hiện một quan niệm nhân sinh tích cực: Gian nan thử thách chính là môi trường tôi luyện con người

 - Sống có nghị lực và bản lĩnh, con người sẽ dễ dàng vượt qua gian nan thử thách.

- Câu nói trên là tiếng nói của một lớp trẻ sinh ra và lớn lên trong thời đại đầy bão táp, sống thật đẹp và hào hùng.

- Suy nghĩ về bản thân: Trong học tập, trong cuộc sống, bản thân phải luôn có ý thức vượt khó, vươn lên. Cuộc đời không phải con đường bằng phẳng mà đầy chông gai, mỗi lần thất bại hay vấp ngã càng phải dũng cảm đứng dậy, không được chán nản hay bi quan, buông xuôi.

- Cuộc sống chiến đấu lao động của con người Việt Nam.

- Những tấm gương vượt qua nghịch cảnh trong đời thường.

 

Kết bài:

- Nhận định về ý kiến của Đặng Thuỳ Trâm

- Cuộc đời không phải con đường bằng phẳng mà đầy chông gai, mỗi lần thất bại hay vấp ngã càng phải dũng cảm đứng dậy, không được chán nản hay bi quan, buông xuôi.

Đề 6:  Suy nghĩ của anh/chị về lối sống buông thả của một bộ phận thanh niên hiện nay.(Bài viết không quá 400 từ)

Gợi ý:

 MB 

-Thanh niên ở thời đại nào cũng là thành phần quan trọng đối với sự phát triển của xã hội.Tuy nhiên,trong cuộc sống hiện đại ngày nay,không ít thanh niên đang có lối sống buông thả,hưởng thụ,không cần biết đến ngày mai như thế nào.

TB

-  Đã qua rồi thời của những thế hệ thanh niên nối tiếp nhau lên đường ra trận, để rồi sự hi sinh của họ được đền đáp bằng nền độc lập tự do của đất nước.Ngày nay,cs đang ngày một hiện đại,chất lượng sống ngày một nâng cao, đất nước đạt nhiều thành tựu nhưng cũng đang phải đối mặt với không ít thử thách. Đa số thanh niên đều ý thức được vai trò của mình,ra sức học tập vì ngày mai lập nghiệp.

-  Thế nhưng, không ít thanh niên đang rơi vào lối sống sai lầm:thích hưởng thụ,sống lêu lổng,buông thả để rồi dẫn tới con đường tội phạm.Không khó để tìm thấy một em học sinh còn nhỏ tuổi đã hút thuốc,uống cà phê,xài điện thoại hoặc nghiện internet.Lớn hơn một chút thì nhậu nhẹt,suốt ngày chăm lo sắc đẹp hay nhảy nhót quay cuồng ở vũ trường.Một bộ phận thanh niên sống không mục đích,không lí tưởng,sống hưởng thụ và không nghĩ tới người khác...

 - Điều đáng buồn là bộ phận thanh niên này đang ngày một gia tăng.Phần lớn những người nghiện hút,vi phạm luật giao thông,vi phạm pháp luật đều là thanh niên học sinh.Lẽ ra,họ phải ngồi trên ghế nhà trường để học tập hoặc lao động trong các nhà máy thì họ lại tụ tập quán xá,vũ trường,thậm chí ngồi tù.Khi họ thức tỉnh thì mọi cái đã muộn.Nỗi đau không chỉ riêng họ mà cả gia đình và xã hội.

-Lối sống đó cần phải lên án.Những thanh niên như thế cần sớm thức tỉnh trước khi quá muộn.

-Chúng ta là những học sinh, điều quan trọng nhất là học tập và rèn luyện để có tương lai tốt đẹp và cống hiến cho xã hội.Bên cạnh đó,chúng ta cũng cần “nối vòng tay lớn” để giúp những thanh niên lầm đường lạc lối sớm trở về với cuộc sống đời thường.

 

 

 

CHỦ ĐỀ 3: NGHỊ LUẬN VĂN HỌC (câu 5 điểm)

 

Câu 1: Cảm nhận của anh (chị) về khung cảnh hùng tráng của Việt Bắc trong kháng chiến qua đoạn thơ sau:

Những đường Việt Bắc của ta

Đêm đêm rầm rập như là đất rung

Quân đi điệp điệp trùng trùng

Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan

Dân công đỏ đuốc từng đoàn

Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay

Nghìn đêm thăm thăm sương dày

Đèn pha bật sáng như ngày mai lên”

                                                          (Trích “Việt Bắc”- Tố Hữu)

Gợi ý:

A. Mở bài: - giới thiệu tác giả, tác phẩm

                - Vị trí và nội dung chủ yếu của đoạn trích

B. Thân bài.

- Bức tranh toàn cảnh quân dân ta ra trận chiến đấu với khí thế hào hùng, sôi sục, khẩn trương:

 + không gian rộng lớn “những đường VB”

+ thời gian dài đằng đẵng “đêm đêm”

+  khí thế sôi sục “như là đất rung”.

- Hình ảnh bộ đội hành quân ra trận vừa hào hùng vừa lãng mạn.

+ Hào hùng: từ láy “điệp điệp trung trùng”: bước đi của đoàn quân đông đảo. mạnh mẽ như những đợt sóng.

+ Lãng mạn: “ánh sao đầu súng” là hình ảnh ẩn dụ chỉ lí tưởng của Đảng dẫn đường chỉ lối cho các chiến sĩ.

- Hình ảnh những đoàn dân công phục vụ chiến đấu với ý chí phi thường, sức mạnh to lớn: “đỏ đuốc”, “bước chân nát đá”

-Niềm lạc quan tin tưởng vững chắc “trường lì kháng chiến nhất định thắng lợi”: đối lập bóng tối và ánh sáng “nghìn đêm thăm thẳm” (những đêm trời nô lệ) >< “đèn pha bật sáng” (tự do, tương lai tươi sáng)

- Nghệ thuật:

+ Sử dụng từ láy

+ Nghệ thuật đối lập (ánh sáng- bóng tối)

C. Kết bài:

- Đánh giá chung về giá trị của đoạn thơ so với toàn bài

- Đoạn thơ đã tái hiện khung cảnh hùng tráng của Việt Bắc trong kháng chiến.

 

Câu 2:

Cảm nhận của anh/ chị về đoạn thơ sau trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu:

Ta về mình có nhớ ta ?

Ta về ta nhớ những hoa cùng người

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng

Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình

Rừng thu trăng rọi hòa bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung

(Trích "Việt Bắc"-Tố Hữu-SGK ngữ văn 12 tập 1)

 

Gợi ý::

A.Mở bài:

- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm

- Giới thiệu vị trí và ý nghĩa khái quát của đoạn trích

 + Đoạn thơ là một trong những đoạn hay nhất của tác phẩm: thể hiện một cách tập trung vẻ đẹp, giá trị tư tưởng và phong cách nghệ thuật của Tố Hữu.

 + Đoạn thơ không chỉ thể hiện nỗi nhớ tha thiết bồi hồi giữa kẻ ở người đi, giữa người cán bộ kháng chiến và người dân Việt Bắc mà còn tạo nên bộ tứ bình độc đáo của thiên nhiên vùng rừng núi chiến khu.

B. Thân bài:

* Ý nghĩa của 2 câu thơ mở đoạn

- Nỗi nhớ là cảm xúc bao trùm. Đây là nỗi nhớ của người về hướng tới “những hoa cùng người”- hướng tới thiên nhiên và con người Việt Bắc.

- Hai câu thơ mang giai điệu dân ca ngọt ngào, sâu lắng (cặp từ “ta”, “mình”) là cảm hứng chủ đạo tạo nên các cung bậc nhớ cụ thể và cảnh vật cụ thể hữu tình của cảnh và người ở 8 câu thơ sau.

* Vẻ đẹp của bức tranh tứ bình qua 8 câu thơ tiếp theo

- Mùa đông: + Màu xanh bất tận của rừng già + màu đỏ tươi của hoa chuối (ấm áp, xua tan sự u tối, lạnh lẽo của núi rừng mùa đông)=> nghệ thuật phối màu tài tình

                     + Con người: trong tư thế vững chãi, làm chủ núi rừng

- Mùa xuân: màu trắng tinh khiết của hoa mơ làm sáng bừng, đầy sức sống cho núi rừng.

                     + Con người: cần cù, tỉ mỉ, khéo léo (chú ý cụm từ chuốt từng sợi giang)

+ Mùa hè:    + Không chỉ có màu sắc (màu vàng của rừng phách) mà còn có cả âm thanh của tiếng ve. Tiếng ve kéo theo sự chuyển động của thời gian (chú ý từ đổ- được xem là nhãn tự)-> đất trời nhuốm màu vàng.

                    + Con người: không đơn độc mà gắn bó với thiên nhiên, duyên dáng, chịu thương chịu khó.

+  Mùa thu:  + Khung cảnh lãng mạn của ánh trăng, hòa bình-> dịu êm, bình yên.

                     + Con người: tình tứ, thủy chung và son sắt với cách mạng

=> bức tranh thiên nhiên đẹp có đầy đủ màu sắc, âm thanh, ánh sáng, đường nét., có sự gắn bó, hòa quyện giữa thiên nhiên và con người.

* Nghệ thuật:

- Thể thơ lục bát

- Điệp từ nhớ

- Sử dụng hình thức đối đáp giao duyên

3. Kết bài:

- Giá trị của đoạn thơ so với toàn bài.
- Nét đặc sắc của đoạn thơ còn được bộc lộ ở hình thức đối thoại của nhân vật trữ tình, cách thể hiện ấy kết hợp với giọng thơ ngọt ngào mang dấu ấn của sự hồi tưởng, suy tư đã làm nên sức hấp dẫn và vẻ đẹp của phong cách Tố Hữu.

 

 

 

Câu 3:

                Cảm nhận của anh  (chị) về đoạn thơ:

Những người vợ nhớ chồng góp cho Đât Nước những núi vọng Phu

Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống mái

Gót ngựa của Thàng Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại

Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương.

Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm.

Những người học trò nghèo góp cho Đất nước mình núi Bút, non Nghiên.

Những người dân nào đã góp nên Ông Đốc, ông Trang, bà Đen, bà Điểm.

Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi

Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, môt lối sống ông cha.

Ôi, Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy

Những cuộc đời đã hóa núi sông ta…

(Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm, SGK Ngữ văn 12 cơ bản, tập I, tr. 120)

* Gợi ý:

I. Mở bài: (tham khảo đề 1)

II. Thân bài:

+ Tác giả đã có những phát hiện có chiều sâu về đại lí, lịch sử văn hoá về những địa danh trên khắp đất nước. Muôn vàng vẻ đẹp, theo tác giả, đều là kết tinh của bao công sức và khát vọng của nhân dân, của những con người bình thường, vô danh.

Những người vợ…núi sông ta

+ Những núi Vọng Phu, hòn Trống Mái, núi Bút non Nghiên không chỉ là tặng vật của tạo hoá, mà được soi chiếu qua tâm hồ, qua số phận và cảnh ngộ của nhân dân.

Những người vợ nhớ chồng góp cho Đât Nước những núi vọng Phu

Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống mái

+ Trong quá trình vận động tạo sơn, có những núi đá được hình thành mang một vẻ đẹp riêng. Qua trí tưởng tượng, qua tâm hồn, qua cuộc chiến tranh li tán, Nhân Dân đặt tên cho dáng núi Vọng Phu (ngóng chồng); không có tình yêu thủy chung vợ chồng và tí ngưỡng phồn thực sẽ không có Hòn Trống Mái. Tình yêu đôi lứa, vợ chồng “góp cho”, “góp nên’ Đất nước.

+ Trong những kì quan thiên nhiên, lịch sử dựng nước và giữ nước còn lưu lại vết tích:

Gót ngựa của Thàng Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại

Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương.

Nếu không có  Vua Hùng dựng nước sẽ không có truyền thuyết về “chín mươi chín con voi” chầu phục quanh đỉnh núi Phong Châu. Tương truyền rằng, khi vua đóng đo ở Phong châu, có đến 100 con voi chầu phục quanh đỉnh núi. Sáng hôm sau, khi đăng đàn tế lễ, một con voi đứng dậy quay đầu về hướng bắc. Vua tức giận rút gươm chém bay đầu, chỉ còn lại 99 con. Ở đây, do cách nói ước lệ và vần điệu thơ, Nguyễn Khoa Điềm đã viết “99 con voi góp mình dựng đất tổ hùng Vương”. Bên cạnh đó, gót chân ngựa sắt của Tháng gióng chống giặc Ân năm xưa cũng “đi qua còn trăm ao đầm để lại”. Cảnh tượng đó thật kì vĩ. Hóa ra, mỗi ao hồ, đầm phá đều mang trên mình cả quá khứ oai hùng của dân tộc.

+ Đất Nước còn được nhìn theo chiều rộng lớn của không gian lãnh thổ. Đất Nước ta không chỉ có “biển khơi”, “núi bạc”, có sông Hồng “đỏ nặng phù sa”, có sông Đà “độc bắc lưu”, có sông Hương ‘trương Giang như kiếm lấp thanh thiên” (Sông dài như kiếm dựng trời xanh), và còn có con sông Cửu Long bao đời thể hiện một sức mạnh hùng tráng vươn mình ra biển cả:

Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm.

Bao đời nay, con rồng ấy vẫn “nằm im” , tạo nên bao dáng vẻ phù sa cho Nam Bộ.

+ Không chỉ vậy, truyền thống hiếu học đã khoác lên cho thiên nhiên những dáng hình độc đáo:

Những người học trò nghèo góp cho Đất nước mình núi Bút, non Nghiên.

+ Hạ Long trở nên lung linh, huyền thoại là nhờ những cái tên; “con cóc”, ‘con gà”

+ Nhân Dân chính là người đặt nên tên đất, tên làng

            Những người dân nào đã góp nên Ông Đốc, ông Trang, bà Đen, bà Điểm.

+ Điều đặc sắc là ở đây cái nhìn của nhà thơ đã thấm sâu ý thức về nhân dân, về con người bình thường đã góp mình tạo dựng đất nước

Và ở ……………………………………sông ta.

 

 Chính nhân dân là người tạo dựng nên đất nước này, đã đặt tên  và ghi dấu cuộc đời mình lên trên đó.

III. Kết bài:

- Đóng góp  của Nguyễn Khoa Điềm về Đất Nước là cách nhìn, cách cảm thụ đầy mới mẻ trong sự kết tinh và hội tụ của nó trên nhiều bình diện; lịch sử- địa lí- văn hoá và cuộc sống đời thường. Khi nói về Đất Nước, Nguyễn Khao Điềm không ngợi ca các triều đại, cũng không nói đến những vị anh hùng. Nhà thơ chỉ tập trung đến những con người vô danh, bình thường, giản dị. Mỗi kì quan thiên nhiên trên khắp đất nước đều găn với tâm hồn, số phận, tính cách Nhân Dân .

-  Giọng thơ trữ tình- chính luận sâu lắng, thiết tha nhờ tác giả sử dụng nhuần nhuyễn chất liệu văn hoá dân gian vào câu thơ hiện đại. Đồng thời, đoạn thơ còn thể hiện vốn tri thức phong phú của nhà thơ về Đất nước.

 

Câu 4:
“Tuyên ngôn độc lập” vừa là một áng văn chính luận mẫu mực vừa là áng văn chan chứa những tình cảm lớn."

  Anh (chị) hãy làm sáng tỏ điều trên.
*Gợi ý:

Mở bài:

- Hồ Chí Minh là một anh hùng dân tộc, một danh nhân văn hóa thế giới, nhà thơ nhà văn tài ba.

- Tuyên ngôn độc lập vừa là áng văn chính luận mẫu mực vừa là áng văn chan chứa những tình cảm lớn.
Thân bài:
● Tuyên ngôn độc lập là áng văn đánh dấu sự ra đời của nước việt Nam dân chủ cộng hòa. Ngày 2/9/1945 người thay mặt chính phủ lâm thời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đọc bản Tuyên ngôn độc lập trước hàng vạn đồng bào.
  TNĐL là áng văn chính luận mẫu mực:
 
-Tuyên ngôn độc lập đã đưa ra những lí lẽ sắc sảo, luận điểm chặt chẽ, những dẫn chứng chính xác và đanh thép không thể chối cãi được.
 
- Tác phẩm có hệ thống lập luận chặt chẽ và khoa học. Hệ thống lập luận trong Tuyên ngôn độc lập thể hiện khả năng tư duy sắc sảo, nhạy bén đầy trí tuệ.

 + Mở đầu bản Tuyên ngôn độc lập tác giả trích dẫn hai bản Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ và bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp khiến cho kẻ thù không thể bác bỏ được quyền độc lập của ta. Người đã dùng nghệ thuật “gậy ông đập lưng ông” lấy chính luận điệu cũa kẻ thù mà bác bỏ kẻ thù.

  + Người đã dùng những bằng chừng xác thực và đanh thép vạch trần bộ mặt” khai hóa” và “bảo hộ” của thực dân Pháp, vạch trần sự hèn hạ của thực dân Pháp khi chúng bán nước ta hai lần cho Nhật.

 + Người khẳng định xóa bỏ mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước chúng ta, xóa bỏ chế độ phong kiến tồn tại ngàn năm , nhân dân ta có quyền làm chủ đất nước mình có quyền hưởng tự do, độc lập và sẽ đem tất cả tính mạng và tài sản để bảo vệ độc lập.
- Ngôn ngữ dễ hiểu, chặt chẽ, hàm súc tác động mạnh mẽ đến người nghe.
● Tuyên ngôn độc lập còn là áng văn chan chứa những tình cảm lớn vì:
- Nó thể hiện tình cảm thiết tha, đau xót, căm giận của tác giả trước những tội ác mà thực dân Pháp đã gây ra đối với đồng bào ta.

- Tuyên ngôn độc lập còn thể hiện niềm tự hào khi tuyên bố với thế giới nước Việt Nam có quyền được hưởng tự do độc lập và sự thật đã thành một nước tự do độc lập”.
Kết bài:

 - Tuyên ngôn độc lập là một văn kiện lịch sử vô giá

Câu 5:          Bình giảng đoạn thơ sau trong bài “Tây tiến” của Quang Dũng

                                     (Sách văn 12-cơ bản tập 1,NXB GD 2008).                             

                         

                          “Sông Mã xa rồi Tây tiến ơi

                             Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi

                             Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

                             Mường Lát hoa về trong đêm hơi

                             Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

                             Heo hút cồn mây súng ngửi trời

                             Ngàn thước lên cao,ngàn thước xuốngS

                             Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

                             Anh bạn giải dầu không bước nữa

                             Gục lên súng mũ bỏ quên đời

                             Chiều chiều oai linh thác gầm thét

                             Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người

                             Nhớ ôi Tây tiến cơm lên khói

                              Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”

*GỢI Ý :

-MB:

     Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu nhất trong sáng tác của QD và cũng là thành phần không thể thiếu trong bức tranh bằng thơ về người lính kháng chiến chống Pháp. Được viết năm 1948 khi QD vừa rời xa đơn vị Tây Tiến một thời gian,bài thơ dạt dào những cảm tưởng xúc động,chân tình một thời chinh chiến đầy gian lao khổ ải nhưng vô cùng anh dũng.Nét độc đáo nất của bài thơ là cảm hứng lãng mạn và tính chất bi tráng khi viết về người lính Tây Tiến. Điều đó được thể hiện tập trung trong đoạn mở đầu của bài thơ.

-TB:

+  Mở đầu đoạn thơ cũng là  mở đầu bài thơ,QD gợi cảm xúc chung bằng nỗi nhớ.Nhà thơ không sao tránh khỏi những xúc động,bồi hồi như thốt lên,kêu lên để tưởng nhớ những kỉ niệm sâu sắc đã đi qua trong cuộc đời:

                               “Sông Mã xa rồi Tây tiến ơi

                                 Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi”

Nhà thơ gọi tên những gì quen thuộc,thân thiết nhất: đó là dòng sông Mã như tượng trưng cho tính chất thất thường,lúc hiền hoà,lúc dữ dội của thiên nhiên Tây Bắc; đó là đông đội Tây tiến gồm đa số là thanh niên Hà Nội hào hoa lãng mạn,anh dũng kiên cường.Chính QD đã cùng đoàn quân ấy trải qua bao tháng ngày đầy gian khổ,hi sinh nhưng cũng thắm thiết tình đồng đội,nghĩa đồng bào.Bởi vậy,câu thơ thứ 2 điệp lại 2 lần từ “nhớ” như để nhấn mạnh,khắc sâu nỗi nhớ khôn nguôi.QD còn rất tài hoa khi dùng 2 chữ “chơi vơi” để gợi cảm giác mờ ảo,xa xôi của sự hồi tưởng cũng như tính chất bay bổng,lãng mạn của trí tưởng tượng.

+      Nếu ở 2 câu đầu nỗi nhớ có phần mờ ảo,xa xôi thì đến 2 câu sau nỗi nhớ đã khá định hình.Kỉ niệm về đoàn binh TT trở về ngập tràn trong tâm tưởng của nhà thơ.

                            “ Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

                             Mường Lát hoa về trong đêm hơi”

    Ở đây,tên những bản làng quen thuộc như Sài Khao,Mường Lát in đậm trong trí nhớ của QD cùng với những hình ảnh vừa thực vừa lãng mạn.Hình ảnh đoàn quân im lìm,gan góc,dãi dầu đi trong sương sớm gợi bao sự gian lao vất vả.Vậy mà các anh vẫn cảm nhận được tất cả những vẻ đẹp của núi rừng.Đó là tâm hồn tinh tế,hào hoa của những chàng trai thủ đô một thời vì nước quên thân.

+Với ngòi bút lãng mạn,QD đã miêu tả thiên nhiên Tây Bắc vừa bao la hùng vĩ vừa hiểm trở,dữ dội như thử thách ý chí,nghị lực của con người.

                            “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

                             Heo hút cồn mây súng ngửi trời

                             Ngàn thước lên cao,ngàn thước xuống

                             Nhà ai Pha Luông  mưa xa khơi”

     Trong hồi tưởng của QD có lẽ đấy là những chặng đường hành quân đầy kỉ niệm nhưng hết sức gian truân.Có những con đường lên cao,lên cao rồi gập ghềnh,khúc khuỷu,mờ mịt xa vời.Cái khó khăn,trắc trở cũng như cái vất vả nặng nhọc của người chiến sĩ được diễn đạt qua hàng loạt những thanh trắc xuất hiện trong một câu thơ:” Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm”.

     Cũng có những chặng đường ẩn hiện trong mây,người chiến sĩ như bước trên những cồn mây với cảm giác mũi súng chạm t ới trời” Heo hút cồn mây súng ngửi trời”.Hình ảnh nhân hoá có phần cường điệu “súng ngửi trời” là cách nói đùa vui tinh nghịch cho thấy dù gian khổ vất vả đến đâu cũng không làm mất đi tính cách lạc quan yêu đời của người chiến sĩ.

     Lại có những chặng đường như gấp khúc giữa chiều cao và chiều sâu,hai bên dốc núi gần như dựng đứng:” Ngàn thước lên cao,ngàn thước xuống”.Người chiến sĩ vượt qua con đường ấy phải là người bình  tĩnh ,tự  chủ ,có nghị lực kiên cường.Chúng ta như nhìn thấy sự vất vả trên khuôn mặt,hơi thở dồn dập trong lông ngực của các anh.Vậy mà,câu thơ tiếp lại toàn thanh bằng như một nốt nhạc du dương:” Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”.Dường như đấy là cảm giác nhẹ nhõm của người chiến sĩ khi tạm dừng chân trên đỉnh dốc,cũng là dây phút mơ màng khi họ phóng tầm mắt ra xa để thấy những mái nhà thấp thoáng trong màn mưa mênh mông như biển khơi.

+    Sự kết hợp những thanh bằng trắc và sự đan xen những hình ảnh vừa gân guốc vừa mềm mại đã tạo ra tính nhạc cho đoạn thơ. Đó cũng là nét bút tài hoa của QD.Bởi vậy mà có ý kiến cho rằng” đọc thơ QD như ngậm âm nhạc trong miệng” là vì vậy.

 +       Cũng trên con đường hành quân không thể thiếu tình đồng đội,nghĩa đồng bào.

                           “ Anh bạn giải dầu không bước nữa

                             Gục lên súng mũ bỏ quên đời

                             Chiều chi ều oai linh thác gầm thét

                             Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người

                             Nhớ ôi Tây tiến cơm lên khói

                              Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”

      thể thấy QD không dấu diếm bao nỗi gian khổ,vất vả,hi sinh của cuộc đời chiến binh.Do đó, có thể hiểu 2câu đầu nói về cái chết trên đường hàng quân nhưng cũng có thể hiểu đấy là trạng thái nghỉ ngơi của người chiến sĩ tạm dừng chân trên đỉnh dốc.Câu thơ thấm đượm bao tình cảm của nhà thơ đối với đồng đội cẩu mình bởi hơn ai hết QD hiểu rằng đằng sau vẻ “bỏ quên đời” rất nhẹ nhàng ấy lạ cả một sự hi sinh cao đẹp của người lính Tây Tiến.

+   Người lính Tây tiến ra đi như không có chuyện gì xảy ra. Để rồi thiên nhiên Tây Bắc vẫn tiếp tục những điêu nhạc rùng rợn”                 

                                 “ Chiều chiều oai linh thác gầm thét

                                  Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người”

+  Thế nhưng,cái đọng lại trong tâm trí của tác giả lại là một hình ảnh rất đỗi nên thơ:”

                             Nhớ ôi Tây tiến cơm lên khói

                              Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”

  Câu thơ chất chứa bao nhiêu tình cảm cao đẹp của tình quân dân.Hình ảnh “cơm lên khói” đủ sức xua tan cái khắc nghiệt của rừng thiêng nước độc bởi đó là sự sống,là mái ấm gia đình,là yêu thương,là trìu mến.QD mang theo trong nỗi nhớ của mình cả mùi thơm nếp xôi,cả hơi nóng của vắt xôi mà cô gái Tây Bắc trao vội giữa đường hành quân.Thật cảm động và thật cao đẹp bi ết bao. Đằng sau vẻ đẹp của câu thơ là vẻ đẹp của người lính TT lãng mạn hào hao,luôn quên những nhọc nhằn để hướng tới những vẻ đẹp nên thơ của cuộc sống.

-KL: Đoạn thơ mở đầu bằng hoài niệm và kết thúc bằng hoài niệm.Qua đoạn th ơ,khung  cảnh thiên nhiên Tây Bắc hiện ra với vẻ đẹp hùng vĩ, hiểm trở và thơ mộng,diễm lệ.Nhưng nổi bật trong khung cảnh thiên nhiên đó vẫn là hình ảnh con người chiến sĩ Tây Tiến với nghị lực phi thường,với tình đồng đội,tình quân dân ấm áp,với tâm hồn lãng mạn,hào hoa của thanh niên thủ đô đi kháng chiến. Điều đó giúp chúng ta hiểu vì sao hình ảnh người lính Tây Tiến trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp của thời đại,của dân
tộc.

 

      PHẦN II:        CÁC ĐỀ THI THỬ

 

ĐỀ 1:

Câu 1 (3 điểm):Hoàn cảnh ra đời bản “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh?

 Câu 2:(3 điểm):Quan niệm của anh/chị về hạnh phúc?(vận dụng kiến thức đời sống và xã hội để viết một bài nghị luận khoảng 400 từ)

    Câu3: (5 điểm) Phân tích vẻ đẹp lãng mạn và bi tráng của hình tượng người lính Tây Tiến  trong bài thơ cùng tên của Quang Dũng(SGK 12 Tập1 NXB DG 2008)

Hướng dẫn làm bài:

  Câu 1:

  - Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh, trên toàn quốc, nhân dân ta vùng dậy giành chính quyền

- Ngày 26/8/1945, tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang, Hồ Chí Minh soạn thảo bản “Tuyên ngôn độc lập”.

- Ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, trước hàng vạn đồng bào, Người thay mặt chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đọc bản “Tuyên ngôn dộc lập” khai sinh ra nước Việt Nam mới.

Câu 2:

 MB:  Hạnh phúc là phần thưởng lớn nhất mà cuộc sống dành tặng cho con người. Đó là đích hướng tới, là khát vọng, là  ý nghĩa của sự sống.Thế nhưng,cuộc sống có hp hay không nhiều khi lại phụ thuộc rất nhiều vào quan niệm của từng cá nhân con người,thậm chí của t ừng dân tộc,từng cộng đồng xã hội.

   TB:

       Thực ra,hp chính là sự thoả mãn,sự bằng lòng,sự cảm nhận và hưởng thụ ở một mức nào đó về các giá trị vật chất và tinh thần.Hp có thể thật lớn lao,vĩ  đại và  cũng  có thể chỉ có thể là những điều bình dị của cuộc sống xung quanh ta.Là chủ của một tập đoàn kinh tế lớn,là chủ của một khối tài sản khổng lồ hay chỉ một ngụm nước đối với một người đi trên sa mạc đều là hạnh phúc.Hạnh phúc thật quý giá nhưng lại rất mong manh,dễ vỡ nếu ta không biết quý trọng,nâng niu,gìn giữ,vun đắp.Hạnh phúc chỉ thật sự có ý nghĩa khi chúng ta biết trân trọng nó,hiểu được giá trị của nó.

            Biết bằng lòng cũng là một cách để có được hp.Cuộc sống luôn rộng lớn,và nhu cầu của con người là vô tận.Chúng ta luôn phấn đấu cho những điều ca hơn, đẹp hơn,lớn hơn nhưng nhiều khi cũng phải biết bằng lòng với những gì mình đang có.Nếu không,chúng ta sẽ không bao giờ cảm nhận được hp là gì.

          Tuy nhiên,hp không phải lúc nào cũng là sự hưởng thụ.Hay nói cách khác không phải lúc nào cũng nhận về mình.Có những lúc mình cho người khác,mình giúp đỡ người khác,mình làm được một việc tốt,trong lòng mình ngập tràn một niềm vui không gì diễn tả được. Đó là hp.Nam Cao cũng từng quan niệm”hp là một cái chăn hẹp mà người này kéo thì người kia hụt”.Nếu có hp mà phải chà đạp lên quyền lợi và sự sống,hp của người khác thì đó không phải là hp.

        KB:

 Như vậy,hp là phần thưởng cao quý của con người .Nhưng hp đó chỉ có ý nghĩa khi chúng ta hài hoà được hp cá nhân với hp của cộng động,của xã hội. .”Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.

 

 

 

Câu 3:

MB: Tây tiến là bài thơ hay nhất,tiêu biểu nhất của.Bài thơ được viết vào năm 1948 ở Phù Lưu Chanh khi ông rời xa đơn vị một thời gian.Trong bài thơ này,QD đã khắc hoạ thành công hình tượng tập thể những người lính Tây tiến với một vẻ đẹp lãng mạn,thấm đẫm tinh thần bi tráng.

TB:

a)Vẻ đẹp lãng mạn của người lính Tây Tiến:

   -Hình tượng tập thể những người lính Tây Tiến đ ược xây dựng bằng bút pháp lãng mạn với khuynh hướng tô đậm cài phi thường,sử dụng rộng rãi các thủ pháp đối lập để tác động vào cảm quan người đọc,kích thích trí tưởng tượng phong phú của người đọc.

   -QD đã chọn những nét tiêu biểu nhất của những người lính Tây Tiến để tạc nên bức tượng đài về người lính chống Pháp.Qua ngòi bút của QD,hình tượng những người lính xuất hiện đầy oai phong lẫm liệt.QD không hề che dấu những gian khổ,thiếu thốn ghê gớm mà người lính phải chịu đựng.

                                              ”Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

                                                 …………………………..dữ oai hùm”

Chỉ có điều,cái nhìn lãng mạn của QD đã nhìn thấy người lính TT ốm mà không yếu, đã nhìn thấy bên trong cái hình hài tiều tuỵ của họ chứa đựng một sức mạnh phi thường,chói ngời lí tưởng.

   -Hình tượng người lính Tây Tiến còn có thêm vẻ đẹp của chất hào hoa,mơ mộng,lãng mạn.Tâm hồn tươi trẻ của những chàng trai Tây Tiến bị cuốn hút,hấp dẫn bởi cái đẹp ,cái hào hoa,mơ mộng,tình tứ của cảnh vật và con người,của vữ trụ và âm nhạc nơi xứ lạ.Có thể nói,bằng ngòi bút lãng mạn của mình,QD đã tạo nên bức tượng đài tập thể về người lính Tây Tiến không chỉ bằng những đường nét khắc hoạ dáng vẻ bên ngoaimf còn thể hiện được cả thế giới tâm hồn đầy mộng mơ của họ(Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm)

   -Khác với vẻ đẹp người lính trong thơ Chính Hữu:Vẻ đẹp của người lính xuất thân từ nông dân,mộc mạc,giản dị bước ra từ đồng quê nghèo khó. Ở đây,người lính Tây Tiến thể hiện được tâm hồn đẹp đẽ,giàu lòng lạc quan,yêu đời.Trong gian khổ,con người vẫn hướng tới lí tưởng,hướng tới tương lai,tới những gì yêu thương nhất. Đó là nguồn sức mạnh tinh thần giúp họ vượt qua những khó khăn nghiệt ngã của hiện tại.  

   -Những mộng mơ của người lính TT không phải là một thứ “mộng rớt”như ai đó từng phê phán. Đó là một nét tâm lí rất thực,là cách cảm,cách nghĩ của cả một lớp người trong một thời kì lịch sử đặc biệt một đi không trở lại của dân tộc.

    b)Chất bi tráng của người lính Tây Tiến:

   -Khi viết về người lính Tây Tiến,QD đã nói tới cá chết,sự hi sinh nhưng không hề bi luỵ, đau thương:”gục lên súng mũ bỏ quên đời; áo bào thay chiếu anh về đất).Cảm hứng lãng mạn đã khiến ngòi bút của ông nói nhiều đến cái buồn,cái chết nhưmột chất liệu thẩm mĩ tạo nên cái đẹp mang tính bi hùng.

   -Cảm hứng của QD mỗi khi chìm vào cái bi thương lại được nâng đỡ bằng đôi cánh của lí tưởng,của tinh thần lãng mạn.Vì vậy mà những nấm mồ chiến sĩ rải rác nơi rừng hoang biên giới xa xôi đã bị mờ đi trước lí tưởng quên mình vì tổ quốc của người lính Tây Tiến.

                         “Rải rác biên cương…

                           ……………………….khúc độc hành”

Cái sự thật về người lính gục ngã bên đường không có manh chiếu che thân qua cái nhìn của nhà thơ lại được bọc trong chiếc áo bào sang trọng.Và rồi,cái bi thương ấy lại một lần nữa bị át đi bởi tiếng gào thét của dòng sông Mã.

   -Hình tượng người lính Tây Tiến thấm đẫm tinh thần bi tráng.Cái chết của những người lính được QD miêu tả thật trang trọng,thể hiện sự trân trọng của QD trước những hi sinh của đồng đội.

    -Bài thơ của QD là một thành công,có ý nghĩa tiên phong cho khuynh hướng viết về chiến tranh mà không cần né tránh những hi sinh,mất mát.

KL:

Hơn 50 năm.hình tưọng người lính Tây Tiến vẫn sống mãi với cuộc đời.Chúng ta vẫn mãi vinh danh những con người kiên cường,bất khuất,oai hùng mà cũng hết sức lãng mạn ,hào hoa.QD đã góp vào bảo tàng những người lính một bác tượng đài vừa đặc biệt vừa bất tử. 

  ĐỀ 2:

 Câu 1:Giới thiệu những nét chính về tập thơ"Việt Bắc"?

Câu 2: Phân tích thái độ thiếu trung thực trong thi cử.Theo anh(chị),làm thế nào để khắc phục tình trạng đó?

Câu 3:Phân tích những cảm nhận mới mẻ về Đất nước của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm trong đoạn thơ sau:

Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi

Đất nước có trong những cái ngày xửa ngày xua... Mẹ thường hay kể.

Đất nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn

Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc

Tóc mẹ thì bới sau đầu

Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn

Cái kèo cái cột thành tên

Hạt gạo phải một nắng hai sương xay giã dần sàng

Đất nước có từ ngày đó...

(Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm, SGK Ngữ văn 12 cơ bản, tập I, tr. 118)

* Gợi ý:

Câu 1:

Tập thơ"Việt Bắc"( 1947 – 1954 )

- Vieát veà cuoäc khaùng chieán choáng Phaùp cuûa daân toäc:

+ Baûn anh huøng ca veà cuoäc khaùng chieán choáng Phaùp gian khoå, nhieàu hy sinh nhöng anh duõng, veû vang cuûa daân toäc.

+ Ca ngôïi nhöõng tình caûm cao ñeïp: tình ñoàng ñoäi, tình quaân daân, tình queâ höông ñaát nöôùc …

- Nhaân vaät trung taâm: quaàn chuùng nhaân daân (anh veä quoác, chò daân coâng, em beù lieân laïc, baø meï chieán só, …)

" Caùi toâi tröõ tình aån trong hình aûnh nhaân daân anh huøng.

- Mang caûm höùng söû thi haøo huøng vaø ñaäm chaát laõng maïn .

Taùc phaåm tieâu bieåu: Phaù ñöôøng- Reùt Thaùi Nguyeân…, Baø meï Vieät Baéc, Baø Buû, Baàm ôi, Löôïm, Saùng thaùng naêm, Hoan hoâ chieán só Ñieän Bieân, Ta ñi tôùi, Vieät Baéc,…

Câu 2:

Mở bài :
          Tính trung thực là một trong những phẩm chất cao đẹp của con người.
Thân bài

     A / Giải thích thế nào là tính trung thực
Trung : Hết lòng với người, hết lòng với nước.
Thực : Thật.
Trung thực có thể hiểu là : Ngay thẳng , thật thà ,nói đúng sự thật , không làm sai lệch sự thật .
B / Phân tích những biểu hiện của tính trung thực
Trong cuộc sống:
Thẳng thắn nhận lỗi khi mắc lỗi ; không báo cáo sai sự thật ;không tham lam lấy của người khác làm của mình ; sản xuất kinh doanh sản phẩm có chất lượng , đúng giá , không làm giả , làm hại đến người tiêu dùng.
Trong học hành , thi cử:
Không quay cóp chép bài của bạn ; không mở tài liệu khi làm bài thi , bài kiểm tra; không chạy điểm; không dùng bằng giả .
C / Lợi ích của tính trung thực :
-Giúp hoàn thiện nhân cách , được mọi người yêu mến, tôn trọng.
-Có kiến thức thực , làm giàu có tri thức của bản thân , giúp ta thành đạt trong cuộc sống.
Sửa chữa được lỗi sai của bản thân để thành người tốt.
Trung thực trong kinh doanh sẽ mang lại uy tín và niềm tin của khách hàng , kinh doanh đạt hiệu quả cao.
Trung thực sẽ đem lại cho xã hội trong sạch , văn minh , ngày càng phát triển .
D / Phê phán những biểu hiện sai trái ,không trung thực:
-Trong cuộc sống :
Thiếu trung thực sẽ đánh mất niềm tin và sự tôn trọng của mọi người đối với mình
-Trong sản xuất kinh doanh :
Số liệu báo các thiếu trung thực làm xã hội đi xuống , gây thiệt hại rất lớn đến nền kinh tế đất nước . Chất lượng sản phẩm không trung thực sẽ ảnh hưởng không tốt đến người tiêu dùng, thậm chí gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng đe doạ tính mạng con người.
Trong học tập , trong các kì thi :
Nạn học giả , bằng thật do quay cóp chép bài của bạn , gian lận trong thi cử vẫn còn phổ biến . Điều đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả thực chất của dạy và học, gây dư luận xấu trong xã hội .
Thiếu trung thực trở thành căn bệnh lây lan nhanh , làm xuống cấp đạo đức xã hội .
Nêu suy nghĩ của em về hiện tượng gian lận trong học hành , thi cử ?
Em đã bao giờ gian lận trong học hành , thi cử chưa ? Theo em việc làm đó để lại hậu quả như thế nào?
E / Thái độ cần phải có:
Xây dựng ý thức trung thực trong từng việc nhỏ hàng ngày đến việc lớn.
Lên án sự thiếu trung thực , đẩy lùi những tiêu cực do thiếu trung thực gây nên .
Biểu dương những việc làm trung thực .
Kết bài :
Kết luận :

 tổng kết, nêu nhận thức mới, tỏ ý khuyên bảo hoặc tỏ ý hành động
Trung thực là một đức tính rất cần thiết trong cuộc sống . Trong thời kì hiện đại khi mà chúng ta hội nhập với nền kinh tế tri thức toàn cầu thì đức tính trung thực lại càng cần thiết hơn bao giờ hết.Vì vậy mỗi chúng ta cần phải xác định đúng tư tưởng để có một tương lai tốt đẹp.

 

Câu 3:

I. Mở bài:

- Nguyễn Khoa Điềm là một gương mặt  tiêu biểu cho thế hệ các nhà thơ trẻ trưởng thành vào giai đoạn gần cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Thơ Nguyễn Khoa Điềm giàu chất suy tư, xúc cảm sâu lắng.

- Trường ca “ Mặt đường khát vọng” được hoàn thành năm 1971 tại chiến khu Bình-Trị- Thiên, in lần đầu năm 1974, viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ đô thị vùng tạm chiếm miền Nam về non sông đất nước, về sứ mệnh của thế hệ mình trong cuộc chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược.  Đoạn trích "Đất nước" trích trong phần đầu chương V, Trường ca Mặt đường khát vọng, là đoạn thơ hay về đề tài đất nước trong thơ Việt Nam hiện đại,tiêu biểu nhất trong đoạn trích là đoạn thơ sau:(trích dẫn đoạn thơ)

 II. Thân bài:

- Khác với nhiều tác giả đi trước và một số cây bút cùng thế hệ, thường lấy yếu tố lịch sử của các triều đại để chiêm ngưỡng hình ảnh của Tổ quốc và hay  dùng những hình ảnh kì vĩ, mĩ lệ, mang tính biểu tượng để thể hiện cảm nhận của mình về đất nước. Nguyễn Khoa Điềm thì khác, ông lại  lại bắt đầu từ những yếu tố văn hóa gần gũi, giản dị. thân thiết để dựng nên hình ảnh đất nước Việt Nam.

Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi

Đất nước có trong những cái ngày xửa ngày xua... Mẹ thường hay kể.

Đất nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn

Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc

Tóc mẹ thì bới sau đầu

Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn

Cái kèo cái cột thành tên

Hạt gạo phải một nắng hai sương xay giã dần sàng

Đất nước có từ ngày đó...

- Bằng giọng thơ ngọt ngào, thủ thỉ như lời bà, lời mẹ tâm tình, cùng với sự am hiểu vốn văn hóa dân gian sâu sắc cùng với việc sử dụng chất liệu dân gian như mượn thành ngữ, ca dao, tục ngữ dân gian để lí giải nguồn gốc đất nước bằng chính những gì bình dị và gần gũi nhất. Những cụm từ như: :Đất nước đã có rồi”, “Đất nước có”, “Đất Nước bắt đầu”, “đất Nước lớn lên”….diễn tả cho cái nhìn về sự trưởng thành của đất nước trong suốt 4000 năm lịch sử.

+ Đất nước gắn liền với với cổ tích: câu chuỵện ngày xửa ngày xưa mẹ thường hay kể.

+ Đất Nước gắn với truyền thống văn hoá của dân tộc qua miếng trầu bà thường hay kể. Miếng trầu gợi đến tình nghĩa thuỷ chung của con người trong “Sự tích Trầu Cau”, đến những câu ca dao ngọt ngào; “miếng trầu là đầu câu chuyện”, “Miếng trầu nên dâu nhà người”….

+ Đất Nước lớn lên với truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Hình ảnh cấy tre biểu tượng cho phẩm chất con người Việt nam:

Thù này ắt hẳn còn lâu

Trồng tre thành gậy gặp đâu đánh què

Hay gợi nhắ đến truyền thuyết Thánh Gióng. Đó là biểu tượng đẹp đẽ của một dân tộc. Cũng lấy chất liệu từ truyền thuyết này, Trần Vàng Sao viết:

                                                Nuôi lớn người từ ngày mở đất.

Bốn ngàn năm nằm gai nếm mật.

Một tấc lòng cũng đẩy hồn Thánh Gióng

+ Đất Nước gắn với phong tục tập quán: “tóc mẹ thì bới sau đầu”

+ Đất Nước là tình nghĩa thuỷ chung giữa cha và mẹ: ‘ cha mẹ…mặn”. Thành ngữ trong dân gian “gừng cay muối mặn” còn gợi nhắc đến câu ca dao:

Tay nâng chén muối đĩa gừng

Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau.

+ Đất nước còn gắn với những sự vật bình dị: “cái kèo, cái cột”.

+ Đất nước gắn với công lao động chắt chiu: “Hạt gạo ……sàng”. Để làm nên hạt gạo trắng, dẻo, thơm mà ta ăn hằng ngày, ai biết được người nông dân đã phải trải qua bao khó khăn vất vả "một nắng hai sương", trải qua nhiều công đoạn " xay giã dần sàng" mới cho ra thành quả. Bởi vậy, ăn hạt gạo dẻo thơm ta phải nhớ tới công ơn của người đã làm ra nó ;

Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.

Sau này qua thơ Trần Đăng Khoa, hạt gọa tuy bé nhỏ, đơn sơ nhưng nó chứa bao tố chất tinh túy của con người Việt nam:

Hạt gạo làng ta

Có vị phù sa

Của sông kinh Thầy

Có hương sen thơm

Hay hạt gao trong thơ Thanh Thảo biểu trung cho phẩm giá con người qua bão lửa chiến tranh:

Những hạt gạo trên sàng

Sàng qua lửa qua bom

Qua đắng cay vẫn còn nguyên chất gạo.

Trong thơ Nguyễn Khoa Điềm, hạt gạo là cội nguồn của dân tộc, tượng hình cho biết bao cuộc đòi trong qua trình vật lộn để sống, sản xuất, chiến đấu. Nếu không yêu nồng nàn, không gần gũi với nhân dân, chắc chắn nhà thơ sẽ không tạo ấn tượng và gần gũi đến như vậy.

            Đây là một kiểu lí giải đặc biệt làm nên cái hay của chương thơ Đất Nước. Chốt lại đoạn thơ mở đầu Nguyễn Khoa Điềm nhẹ nhàng ghi khắc vào lòng ta:

Đất nước có từ ngày đó...

Ngày đó là ngày nào? Ngày đó là ngày đất nước ta có phong tục, truyền thống, có văn hóa. Mà có văn hóa nghĩa là ta có Đất Nước.

III. Kết bài:

Đoạn thơ đậm đặc chất liệu dân gian, cùng với những hình ảnh giàu sức gợi đã đưa hình tương đất nước trở về với đời thừa, với những gì giản dị nhất.

 ĐỀ 3:

 

Câu 1:Nêu hiểu biết của anh chị về hoàn cảnh ra đời bài thơ Việt Bắc?

Câu 2:Trình bày quan điểm của anh(chị) về nhận định sau (bài viết không quá 400 từ):

                         Cái nết đánh chết cái đẹp

Câu 3:Cảm nhận đoạn thơ sau:

                            "Trong anh và em hôm nay

                             Đều có một phần của đất nước

                           Khi hai đứa cầm tay

                           Đất nước trong chúng ta hài hòa ,nồng thắm.

                           Khi chúng ta cầm tay mọi người

                             Đất nước vẹn tròn,to lớn.

                             Mai này con ta lớn lên

                             Con sẽ mang đất nước đi xa

                              Đến những tháng ngày mơ nộng

                              Em ơi em

                              Đất nước là máu xương của mình

                               Phải biết gắn bó và san sẻ

                                         Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở

                                       s  Làm nên đất nước muôn đời"

                      (Trích "Đất nước-trường ca MĐKV"sgk 12 tập 1)

 

 

Gợi ý:

Câu 1:

- Sau chiến thắng Điện Biên Phủ hoà bình được lập lại, mền Bắc được giải phóng và bắt tay vào công cuộc xây dựng cuộc sống mới.

- Tháng 10 – 1954, các cơ quan TƯ Đảng và chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về lại thủ đô Hà Nội. Cuộc chia tay lịch sử ấy đem lại cảm hứng cho Tố Hữu sáng tác bài thơ Việt Bắc.

                

Câu 2:

HS có thể làm theo nhiều các khác nhau ,nhưng phải đảm bảo các ý sau:

-Cái nết :là vẻ đẹp phẩm chất,nhân cách đạo đức... của con người.

-Cái đẹp:là vẻ đẹp ngoại hình,cái đẹp bên ngoài.

-Vẻ đẹp phẩm chất bao giờ cũng có vai trò quan trọng hơn vẻ đẹp hình thức bởi chính phẩm chất mới là cái tác động nhiều nhất tới các lĩnh vực của cuộc sống,tồn tại lâu dài.Còn vẻ đẹp hình thức chỉ là cái bề ngoài,có thể mất đi theo năm tháng,không quyết định nhiều đến cuộc sống.Người có ngoại hình xấu không ai trách,không ai ghét bỏ và xa lánh nhưng người có đạo đức xấu thì bị mọi người lên án.

-Chúng ta không phủ nhận vẻ đẹp hình thức nhưng cần trau dồi vẻ đẹp đạo đức nhiều hơn.

-Nên biết kết hợp được cả hai vẻ đẹp để trở thành một vẻ đẹp hoàn hảo.

 

Câu 3:

-HS biết cách làm bài văn nghị luận văn học.

-HS cần đảm bảo các ý chính sau:

+Đất nước hiện hữu trong từng cá nhân.mỗi cá nhân là một phần của đất nước.

+Đất nước sẽ đẹp hơn trong tình đoàn kết của dân tộc.

+Niềm tin vào tương lai đất nước to lướn hơn,đẹp đẽ hơn.

+Ý thức trách nhiệm của bản thân đối với đất nước:phải biết gắn bó,san sẻ,hóa thân cho xứ sở...

 

ĐỀ 4:

Câu 1(2 đ):Quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh?

Câu2:(3 đ)Trình bày quan điểm của anh (chị) về nhận định sau:"Tình thương là hạnh phúc của con người".Bài viết không qúa 400 từ.

Câu 3:(5 đ) Phân tích cơ sở pháp lí và cơ sở thực tế của bản “Tuyên ngôn độc lập” của HCM. (Sách ngữ văn 12-tập 1 NXBGD 2008)

Gợi ý:

Câu 1:

- HCM coi văn học là vũ khí đấu tranh cách mạng.

-HCM luôn coi trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn học:Tính chân thật được coi là thước đo giá trị của văn chương nghệ thuật.Người nhắc nhở giới nghệ sĩ”nên chú ý phát huy cốt cách dân tộc” và đề cao tính sáng tạo”chớ có gò bó vào một khuôn,làm mất vẻ sáng tạo”)

-HCM luôn coi trọng mục đích và đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung  và hình thức tác phẩm.Người luôn đặt câu hỏi “viết cho ai?”,”viết để làm gì? ” rồi mới quyết định “viết như thế nào?”.

Câu 2:

Giải thích :- Tình thương: là tình cảm nồng nhiệt làm cho gắn bó mật thiết và có trách nhiệm với người, với vật (Từ điển tiếng Việt)

          - Hạnh phúc: là trạng thái sung sướng vì cảm thấy hoàn toàn đạt được ý nguyện. (Từ điển tiếng Việt)

Bình luận:

- Tại sao Tình thương là hạnh phúc của con người?

+ Tình thương khiến cho người ta luôn hướng về nhau để chia sẻ, thông cảm, đùm bọc lẫn nhau.

+ Như vậy là thỏa mãn mọi ý nguyện, đã được hưởng sung sướng, hạnh phúc mà tình thương mang lại.

-Chứng minh các biểu hiện, ý nghĩa của tình thương:

- Trong phạm vi gia đình?

- Trong phạm vi xã hội?

- Liên hệ bản thân:

Rút ra bài học về phương châm sống xứng đáng là con người có đạo đức, có nhân cách và hành động vì tình thương.

CÂU 3:

+ Cơ sở pháp lí:

-Trong tranh luận, để bác bỏ luận điểm của một đối thủ nào đó không có gì đích đáng hơn là dùng lí lẽ của chính đối tượng ấy.Người ta gọi đây là kiểu lập luận “lấy gậy ông đập lưng ông”.Mở đầu bản tuyên ngôn,Bác đã nhắc tới 2 bản tuyên ngôn nổi tiếng của nước Pháp và Mĩ. Đó là bản tuyên ngôn 1776 của nước Mĩ:”Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng.Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạn được…mưa cầu hạnh phúc.”.Tiếp đó là bản tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp 1791:”Người ta sinh tự do và bình đẳng về quyền lợi,và phải luôn luôn tự do và bình đẳng về quyền lợi”.Sau khi dẫn ra 2 bản tuyên ngôn,Bác khẳng định:” Đó là những lẽ phải không ai có thể chối cãi được.”

-Như vậy,Bác đã có cơ sở pháp lí vững chắc cho lập luận của mình sau này.Bác đã ngấm ngầm vạch rõ sự sai trái trong việc xâm lược nước ta của đế quốc Mĩ và thực dân Pháp.

-Về ý nghĩa, đó là một rất khéo léo và kiên quyết.Khéo léo vì Bác đã rất trân trong những tư tưởng tiến bộ của người Mĩ và người Pháp cũng là của nhân loại.Như vậy,họ xâm lược Việt Nam là họ đang đi ngược lại chính ho, đi ngược lại với tổ tiên,làm vấy bẩn lá cờ nhân đạo của những cuộc cách mạng vĩ đại mà họ đã có.

-HCM đã đặt ngang hàng 3 bản tuyên ngôn với nhau,cũng có nghĩa là 3dân tộc đều có quyền như nhau trong việc quyết định chủ ưuyền của dân tộc.

+Cơ sở thực tế:

-Ở thời điểm lịch sử đó,việc xác đinh cơ sở pháp lí chưa đủ khi nước ta đang đứng trước nguy cơ xâm lược của nhiều kể thù.Bởi vậy,cần phải có cơ sở thực tiễn để vạch rõ sự phi nghĩa của Pháp cũng như khẳng định sự chính nghĩa của Việt Nam.

-Trước hết,qua những chứng cứ cụ thể,xác thực,bản tuyên ngôn đã vạch rõ những  việc làm trái với nhân đạo và chính nghĩa của thực dân Pháp.Chúng đã lợi dụng lá cờ “Tự do-bình đẳng-bác ái” ,lợi dụng danh nghĩa “bảo hộ”,”khai hóa” để cướp nước ta, áp bức đồng bào ta.

-Bản tuyên ngôn đã chỉ rõ:về chính trị,về kinh tế:

 -Chúng lại bán nước ta 2 lần cho Nhật.

-Từ những cơ sở thực tế đầy sức thuyết phục đó,HCM đã vạch trần bộ mặt độc ác,phi nghĩa của thực dân Pháp và khẳng định sự chính nghĩa thuộc về ta.

-Tất cả những cơ sở thực tiến đó không những rất xác đáng mà còn thẫm đượm tấm nhiệt huyết và tấm lòng của Bác dành cho nhân dân,cho dân tộc.

 

                             Chúc các em ôn và có kết quả tốt.

 

ĐẾN MỘT LÚC ...

denmotluc
denmotluc
denmotluc
denmotluc
denmotluc
denmotluc
denmotluc
denmotluc

denmotluc
denmotluc
denmotluc
denmotluc
denmotluc
denmotluc
denmotluc
denmotluc

denmotluc
denmotluc
denmotluc
denmotluc
denmotluc
denmotluc

denmotluc
denmotluc

denmotluc
denmotluc
denmotluc


   :: Các tin khác

 
Điện thoại : 0511.3691445 - 0511.3656697 * Email: quangtrung.thpt@yahoo.com
* - Website: thptquangtrung.vn * Website : thpt-quangtrung-danang.edu.vn