Ngày 29-03-2024 20:24:37
 


Mọi chi tiết xin liên hệ với trường chúng tôi theo mẫu dưới :
Họ tên
Nội dung
 

Lượt truy cập : 6652022
Số người online: 24
 
 
 
 
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI HỌC KÌ I MÔN XÃ HỘI
 

 

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI HỌC KÌ I

MÔN NGỮ VĂN

I. Kiến thức đọc văn

1. Đoạn trích “Uy-lít-xơ trở về” (Trích sử thi “Ô-đi-xê” của Hô-me-rơ)

- Học phần tìm hiểu chung về tác giả Hô-me-rơ, tác phẩm “Ô-đi-xê
 và đoạn trích “Uy-lít-xơ trở về”

- Câu hỏi: Phân tích diễn biến tâm trạng của Uy-lít-xơ trong đoạn trích “Uy-lít-xơ trở về”

2. Truyện cười “Nhưng nó phải bằng hai mày”

- Học phần tìm hiểu chung về truyện cười (Khái niệm truyện cười, phân loại truyện cười

- Câu hỏi: Phân tích tình huống xử kiện và kịch tính của truyện cười “Nhưng nó phải bằng hai mày”. Từ đó rút ra ý nghĩa phê phán  của truyện.

3. Bài thơ “Cảnh ngày hè” (Nguyễn Trãi)

- Học phần tìm hiểu chung về tập thơ Nôm “Quốc âm thi tập” và bài thơ “Cảnh ngày hè”

- Câu hỏi: Cảm nhận của em về vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài thơ “Cảnh ngày hè”

4. Bài thơ “Đọc Tiểu Thanh kí” (Nguyễn Du)

- Học phần tìm hiểu chung về Tiểu Thanh và bài thơ “Đọc Tiểu Thanh kí”

- Câu hỏi: Phân tích tâm sự của Nguyễn Du qua bốn câu thơ cuối bài thơ “Đọc Tiểu Thanh kí”

5. Bài thơ “Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng” (Lí Bạch)

- Học phần tìm hiểu chung về tác giả Lí Bạch.

- Câu hỏi: Cảm nhận của em về vẻ đẹp của tình bạn giữa Lí Bạch và Mạnh Hạo Nhiên qua bài thơ “Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng”

II. Kiến thức tiếng Việt

1. Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết

Câu hỏi: Phân biệt ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết trên các phương diện: phương tiện ngôn ngữ, tình huống giao tiếp, phương tiện phụ trợ, đặc điểm từ, câu, văn bản.

2. Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ

a. Tìm và phân tích phép ẩn dụ trong các câu sau:

- Một lá về đâu xa thẳm thẳm

  Nghìn làng trông xuống bé con con (Nguyễn Khuyến)

- Vì lợi ích mười năm trồng cây

  Vì lợi ích trăm năm trồng người (Hồ Chí Minh)

- Nói ngọt lọt đến xương (Tục ngữ)

b. Tìm và phân tích phép hoán dụ trong những câu sau”

- Sen tàn, cúc lại nở hoa

Sầu dài ngày ngắn, đông đà sang xuân (Nguyễn Du)

- Một trái tim lớn lao đã giã từ cuộc đời

  Một khối óc lớn đã ngừng sống (Xuân Diệu, Viết về Na-dim Hít-mét)

- Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay (Tố Hữu)

III. Kiến thức làm văn

1. Tóm tắt truyền thuyết “Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy” dựa theo nhân vật An Dương Vương

2. Tóm tắt truyền thuyết “Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy” dựa theo nhân vật Mị Châu

3. Tóm tắt truyền thuyết “Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy” dựa theo nhân vật Trọng Thủy

4. Tóm tắt truyện “Tấm Cám” dựa theo nhân vật Tấm.




GIẢI ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI HỌC KÌ I


MÔN NGỮ VĂN


I. Kiến thức đọc văn


1. Đoạn trích “Uy-lít-xơ trở về” (Trích sử thi “Ô-đi-xê” của Hô-me-rơ)


Câu hỏi: Phân tích diễn biến tâm trạng của Uy-lít-xơ trong đoạn trích “Uy-lít-xơ trở về”


a. Kiên nhẫn đợi chờ


- Sau khi đánh đuổi bọn cầu hôn, vẫn khoác lên mình bộ quần áo rách rưới, bẩn thỉu đầy máu me, Uy-lít-xơ kiên nhẫn chờ đợi Pê-nê-lốp nhận mặt mình, chờ đợi những hành vi âu yếm, tình cảm của Pê-nê-lốp à Tâm lí nhớ nhung, mong muốn được gần gũi, yêu thương của người chồng được gặp lại vợ sau bao năm trời xa cách


- Sự kiên nhẫn này còn được đối sánh với các hành vi giục giã của nhũ mẫu Ơ-ri-clê và con trai Tê-lê-mác. Họ càng giục Pê-nê-lốp bao nhiêu thì Pê-nê-lốp càng trở nên thản nhiên bấy nhiêu và Uy-lít-xơ càng kiên nhẫn chờ đợi, không nản lòng.


- Uy-lít-xơ tiếp tục nghe mọi người đối thoại, thể hiện một phong thái “cao quý và nhẫn nại”, bình tĩnh lí giải cho con trai hiểu khi Tê-lê-mác trách mẹ sắt đá.


ð Cao quý, nhẫn nại, trí xảo.


b. Giận dỗi, lo âu


- Sau khi tắm rửa xong, thay bộ quần áo mới, trông Uy-lít-xơ “đẹp như một vị thần” nhưng Pê-nê-lốp vẫn không chịu nhận mặt chồng à Giận dỗi, đau khổ, trách Pê-nê-lốp sắt đá, yêu cầu nhũ mẫu kê giường riêng để ngủ


- Khi nghe Pê-nê-lốp yêu cầu nhũ mẫu dời chiếc giường kiên cố do chính tay Uy-lít-xơ tạo ra, chàng lo âu không biết Pê-nê-lốp có còn thủy chung hay không, sợ hãi sẽ mất hạnh phúc gia đình à chứng minh sự chắc chắn, kiên cố của chiếc giường.


c. Cảm thông, trân trọng


- Nghe Uy-lít-xơ tả đúng mười mươi sự thật về chiếc giường, Pê-nê-lốp xúc động tột độ, thanh minh cho Uy-lít-xơ hiểu lí do nghi ngờ chồng.


- Uy-lít-xơ cũng vô cùng cảm động, chàng khóc và ôm lấy người vợ thân thương và thủy chung của mình.


- Hạnh phúc tột cùng vì vợ chồng đã nhận ra nhau và vẫn giữ được lòng tin tưởng suốt 20 năm xa cách.


Kết luận: Chỉ một đoạn trích ngắn nhưng tâm trạng của Uy-lít-xơ được bộc lộ ở những cung bậc khác nhau, tạo nên những diễn biến tâm lí hấp dẫn, khơi gợi sự đồng cảm nơi người đọc. Bức tranh tâm trạng của Uy-lít-xơ cho thấy tài năng miêu tả tâm lí của tác giả Hô-me-rơ, đồng thời cho thấy vẻ đẹp của các nhân vật Pê-nê-lốp và Uy-lít-xơ.


 


2. Truyện cười “Nhưng nó phải bằng hai mày”


Câu hỏi: Phân tích tình huống xử kiện và kịch tính của truyện cười “Nhưng nó phải bằng hai mày”. Từ đó rút ra ý nghĩa phê phán của truyện.


a. Tình huống xử kiện


- Cải và Ngô đánh nhau, mang nhau đi kiện, cả hai đều đút lót trước cho thầy lí.


- Lí trưởng nổi tiếng xử kiện giỏi


à Cách giới thiệu tình huống gây tò mò, chú ý cho người đọc.


b. Kịch tính của truyện


- Mâu thuẫn đột ngột xuất hiện khi Cải đã lót trước cho thầy lí 5 đồng nhưng bất ngờ thay vẫn bị đánh chục roi (thua kiện) à Cải bị động, không kịp trở tay, rơi vào tình trạng bi hài (vừa mất tiền, vừa bị đánh)


- Màn kịch ngắn bắt đầu diễn ra. Một bên chủ động, một bên hoàn toàn bị động. Một bên xin xét lại, một bên cứ kết án. Động tác và lời nói của hai bên hoàn toàn trái ngược nhau.


- Sự kết hợp giữa hai thứ ngôn ngữ (lời nói và cử chỉ) của thầy lí và Cải:


+ Cải


. Lời nói: lẽ phải thuộc về con


. Cử chỉ: xòe 5 ngón tay


+ Thầy lí:


. Lời nói: mày phải, nhưng nó phải bằng hai mày


. Cử chỉ: xòe 5 ngón tay trái úp lên 5 ngón tay mặt


ð Ngôn ngữ bằng lời nói là ngôn ngữ công khai, nói cho tất cả những người có mặt nghe. “Ngôn ngữ” bằng động tác (cử chỉ) là thứ ngôn ngữ “mật”, chỉ có người trong cuộc (thầy lí và Cải) mới hiểu được.


ð Sự bất đồng của hai thứ “ngôn ngữ” này được thống nhất lại với nhau, cùng có giá trị ngang nhau: Lẽ phải được tính bằng 5 ngón tay, hai lần lẽ được tính bằng 10 ngón tay à Ngón tay Cải trở thành kí hiệu của tiền tệ; hai bàn tay úp vào nhau của quan là kí hiệu cho lượng tiền đút lót của Ngô và Cải à Lẽ phải được đo bằng tiền, tiền thành thước đo công lí.


c. Ý nghĩa phê phán


- Bản chất tham nhũng của hàng ngũ quan lại xưa.


- Vừa thương vừa trách những người như Cải: vừa là nạn nhân, vừa là thủ phạm.


 


3. Bài thơ “Cảnh ngày hè” (Nguyễn Trãi)


Câu hỏi: Cảm nhận của em về vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài thơ “Cảnh ngày hè”


a. Tình yêu thiên nhiên nồng nàn, tinh tế, cảm nhận thiên nhiên bằng nhiều giác quan


- Bằng thị giác, nhà thơ ngắm nhìn màu lục của lá hòe làm nổi bật màu đỏ của hoa thạch lựu và ánh mặt trời buổi chiều như đính vàng trên những tán hòe xanh.


- Bằng thính giác, thi sĩ lắng nghe tiếng ve – âm thanh mùa hè, hòa cùng tiếng “lao xao chợ cá” – âm thanh đặc trưng của làng chài.


- Bằng khứu giác, Ức Trai cảm nhận những đóa sen hồng trong ao đang ngát mùi hương.


ð Thiên nhiên qua cảm nhận của nhà thơ trở thành một bức tranh ngày hè thật sống động, có sự hài hòa giữa đường nét, màu sắc, âm thanh, con người và cảnh vật.


b. Tình yêu thiên nhiên có cội nguồn sâu xa là lòng thiết tha yêu đời, yêu cuộc sống của tác giả


- Cảnh yên vui vì tâm hồn thanh thản.


- Gắn bó với cuộc sống đời thường bình dị, lắng nghe những âm thanh quen thuộc, mộc mạc của cuộc sống lao động còn lắm vất vả, khó khăn của nhân dân à nhà thơ dường như vui với những xao động của tiếng đời.


c. Yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu cuộc sống nhưng trên hết vẫn là tấm lòng thiết tha với dân, với nước


- Hiếm khi có một phút giây thanh thản, dù có một “ngày trường” thưởng thức thiên nhiên nhưng nhà thơ cuối cùng vẫn đau đáu nỗi lo cho dân, cho nước.


- Ước mơ cháy bỏng, đầy tính nhân văn được đúc kết trong câu thơ 6 chữ: mong có đàn của vua Thuấn để gảy nên khúc Nam phong cầu cho dân giàu đủ khắp đòi phương à luôn nghĩ cho sự thịnh an của dân, mà phải là khắp mọi chốn, mọi nơi, cho mọi người. 


ð Điểm kết tụ tâm hồn Nguyễn Trãi không phải ở thiên nhiên, tạo vật mà ở con người, người dân


 


4. Bài thơ “Đọc Tiểu Thanh kí” (Nguyễn Du)


Câu hỏi: Phân tích tâm sự của Nguyễn Du qua bốn câu thơ cuối bài thơ “Đọc Tiểu Thanh kí”


a. Hai câu luận (5+6)


- Hận vì sự bất công, phi lí của cuộc đời, hễ tài hoa là bạc mệnh à hiện tượng phổ biến trong xã hội lúc bấy giờ, trở thành định lệ từ xưa đến nay. 


- Thiên nan vấn: khó hỏi trời à nỗi bất lực, uất ức, bế tắc của Nguyễn Du trước nỗi oan ấy.


- 4 thanh trắc trong 1 câu (cổ, hận, sự, vấn) à tăng thêm nỗi lòng đau đớn, nỗi uất ức, căm hận của tác giả.


- Tự xem mình là người cùng một hội với Tiểu Thanh và những người tài hoa bạc mệnh mắc nỗi oan lạ lùng vì nết phong nhã à đồng cảm của người cùng cảnh ngộ ð Tố cáo XHPK tàn bạo.


ð Xót xa, bi phẫn trước cuộc đời bất công, ngang trái, không trân trọng những người tài hoa, thương người và thương mình.


Kết luận: Hai câu luận là niềm cảm thông với những kiếp hồng nhan, những người tài hoa bạc mệnh. Từ số phận của Tiểu Thanh, Nguyễn Du khái quát về quy luật nghiệt ngã “tài mệnh tương đố”, “hồng nhan bạc phận” và tự nhận mình cũng là kẻ cùng hội cùng thuyền với Tiểu Thanh, là nạn nhân của nỗi oan khiên lạ lùng, bộc lộ mối đồng cảm sâu xa.


b. Hai câu kết


- 300 năm lẻ: thời gian dài, mang tính ước lệ.


- Câu hỏi lớn: thiên hạ (xã hội) hà nhân (có người nào) khóc cho Tố Như (Nguyễn Du) như Nguyễn Du từng khóc vì Tiểu Thanh hôm nay không?


à Cô đơn tột cùng ở hiện tại, nỗi đau thiếu vắng tri âm ở hiện tại, khao khát đồng cảm ở hậu thế, hi vọng mong manh vào tương lai những người tài năng sẽ được trân trọng.


ð Thể hiện cao nhất nỗi niềm tâm sự u uất, nỗi đau bi kịch của nhà thơ trước cuộc đời


Kết luận: Hai câu kết là tiếng lòng khao khát tri âm của Nguyễn Du. Khóc Tiểu Thanh, Nguyễn Du “trông người lại nghĩ đến ta” và hướng về hậu thế bày tỏ nỗi khao khát tri âm của mọi kiếp người tài hoa mà phải chịu đau khổ trên đời.


 


5. Bài thơ “Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng” (Lí Bạch)


Câu hỏi: Cảm nhận của em về vẻ đẹp của tình bạn giữa Lí Bạch và Mạnh Hạo Nhiên qua bài thơ “Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng”


a. Hai câu đầu


- Cố nhân: bạn cũ, lâu à gắn bó sâu sắc.


- Không gian:


+ Lầu Hoàng Hạc (nơi đi): là một di tích văn hóa lịch sử, nơi gắn với bao huyền thoại, chứng kiến nhiều lần hội ngộ giữa hai người.


à Gợi không khí trang nghiêm, trang trọng


à Đăng cao: có thể dõi theo bạn xa hơn: nỗi lưu luyện, bịn rịn.


+ Dương Châu (nơi đến): nơi phồn hoa đô hội bậc nhất, nơi gửi gắm hoài bão chính trị.


- Thời gian: “yên hoa tam nguyệt”: giữa cảnh đẹp mua xuân à tăng nỗi buồn, tiếc nhớ


ð Qua mối quan hệ thời gian, không gian và con người của cuộc tiễn đưa, ta thấy một tình bạn gắn bó chân thành, sâu sắc và sự lưu luyến thầm kín, lo lắng khi bạn đi về nơi phố thị phồn hoa.


b. Hai câu cuối


- Cô phàm (cánh buồm lẻ loi) >< Bích không tận (khoảng không xanh biếc): Con người bé nhỏ, cô độc >< Không gian rộng lớn, bao la


à Sự cô độc của người đi kẻ ở.


- Trên dòng Trường Giang tấp nập, tác giả chỉ nhìn thấy bóng cánh buồm của bạn cho đến khi mất hút à tấm lòng định hướng cho đôi mắt à nỗi lo lắng, bịn rịn, lưu quyến.


- Hình ảnh dòng sông chảy vào cõi trời là hình ảnh kì vĩ, lãng mạn, bay bổng.


ð Sự níu kéo, bịn rịn nhưng vô vọng


     Nỗi bàng hoàng, trống trải, cô đơn


     Tình cảm nhớ thương da diết, luyến tiếc, nỗi buồn chia li man mác của một tình bạn gắn bó sâu nặng.


c. Cảm nhận về tình bạn giữa Lí Bạch và Mạnh Hạo Nhiên


- Tình bạn chân thành, không vụ lợi


- Gắn bó sâu sắc, nghĩa tình sâu nặng, bộc lộ rõ nhất lúc chia li (không nỡ xa nhau, dùng dằng, lưu luyến, bịn rịn…).


- Rút ra bài học: Tình bạn thời đại nào cũng rất đáng trân trọng và không thể thiếu được trong đời sống tinh thần của con người mọi thời đại.


 


II. Kiến thức tiếng Việt


1. Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết


Câu hỏi: Phân biệt ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết trên các phương diện: phương tiện ngôn ngữ, tình huống giao tiếp, phương tiện phụ trợ, đặc điểm từ, câu, văn bản.


 

Ngôn ngữ nói

Ngôn ngữ viết

Phương tiện ngôn ngữ

Âm thanh

 

Chữ viết

 

Tình huống giao tiếp

- Giao tiếp hằng ngày

- Tiếp xúc trực tiếp, đổi vai, phản hồi tức khắc

- Người nói ít có điều kiện lựa chọn, gọt giũa các PTNN; người nghe ít có điều kiện suy ngẫm, phân tích kĩ

- Phải biết các kí hiệu chữ viết, quy tắc chính tả, quy cách tổ chức văn bản.

- Không tiếp xúc trực tiếp, không đổi vai à phạm vi không – thời gian rộng lớn

- Người viết có điều kiện suy ngẫm, lựa chọn, gọt giũa các PTNN; người đọc có điều kiện đọc lại, suy ngẫm, phân tích kĩ

Phương tiện phụ trợ

- Ngữ điệu à bộc lộ và bổ sung thông tin.

- Phương tiện khác: nét mặt, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ...

- Hệ thống dấu câu, kí hiệu văn tự, hình ảnh minh họa, bảng biểu, sơ đồ…

Đặc điểm từ, câu, văn bản

- Từ ngữ: đa dạng

- Câu: linh hoạt về kết cấu, kiểu câu, có thể dùng hình thức tỉnh lược/chêm xen yếu tố dư thừa…

- Văn bản: không thật chặt chẽ, mạch lạc.

 

- Từ ngữ: được lựa chọnà chính xác, phù hợp với từng phong cách ngôn ngữ, tránh dùng khẩu ngữ, từ địa phương, tiếng lóng, tiếng tục…

- Câu: thường là câu dài, nhiều thành phần nhưng mạch lạc, chặt chẽ

- Văn bản: mạch lạc, chặt chẽ


 


2. Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ


a. Tìm và phân tích phép ẩn dụ trong các câu sau:


(1)  Một lá về đâu xa thẳm thẳm


  Nghìn làng trông xuống bé con con (Nguyễn Khuyến)


 


Từ “lá” chỉ con thuyền nhỏ bé trôi dạt giữa dòng sông. Con thuyền có hình dáng, kích thước (nhìn từ trên cao xuống) và cả trạng thái trôi dạt giống cái lá cây, do đó từ “lá” là một ẩn dụ.


 


(2) Vì lợi ích mười năm trồng cây


  Vì lợi ích trăm năm trồng người (Hồ Chí Minh)


 


Từ “trồng” vốn chỉ hoạt động trồng cây, nhưng ở câu nói của Chủ tịch HCM, nó còn được dùng để chỉ hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con người. Các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ… đối với cây và đối với con người có quan hệ tương đồng, do đó từ “trồng” (thứ hai) là một ẩn dụ.



(3) Nói ngọt lọt đến xương (Tục ngữ)


 


Từ “ngọt” vốn chỉ cảm nhận của vị giác khi lưỡi tiếp xúc với thức ăn, đưa lại cảm giác dễ chịu, khác với chua, cay, mặn, chát,… Nhưng ở câu tục ngữ này, nó chỉ cảm giác về lời nói âm thanh (thính giác). Hai cảm giác này (vị giác và thính giác) đem lại ấn tượng giống nhau, nếu lời nói dễ chịu, khéo léo.


 


b. Tìm và phân tích phép hoán dụ trong những câu sau”


(1) Sen tàn, cúc lại nở hoa


Sầu dài ngày ngắn, đông đà sang xuân (Nguyễn Du)


 


“Sen” và “cúc” là những hoán dụ để chỉ các mùa khác nhau. “Sen” chỉ mùa hạ, “cúc” chỉ mùa thu. Đây là phép hoán dụ dựa trên mối quan hệ giữa vật thể và thời gian thường xuyên xuất hiện của nó. Cách nói này khiến câu thơ hình tượng, bóng bẩy hơn, diễn tả tinh tế hơn sự chảy trôi của thời gian từ hè sang thu.


 


(2) Một trái tim lớn lao đã giã từ cuộc đời


  Một khối óc lớn đã ngừng sống (Xuân Diệu, Viết về Na-dim Hít-mét)


 


“Một trái tim”, “một khối óc” là những hoán dụ chỉ con người Na-dim Hít-mét. Đây là phép hoán dụ dựa trên mối quan hệ tương cận giữa bộ phận và toàn thể, lấy cái bộ phận để nói cái toàn thể. Cách nói này khiến câu thơ hình tượng, bóng bẩy hơn, đồng thời nhấn mạnh được tâm hồn cao đẹp và trí tuệ lớn lao của Na-dim Hít-mét.


 


(3) Áo chàm đưa buổi phân li


Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay (Tố Hữu)


 


“Áo chàm” là hoán dụ chỉ người dân miền núi Việt Bắc. Đây là phép hoán dụ dựa trên mối quan hệ giữa tư trang, quần áo thường mặc và con người. Cách nói này khiến câu thơ ý nhị hơn. Hình ảnh “áo chàm” cứ vấn vương mãi trong lòng người ra đi, khiến cảnh chia li càng lưu luyến hơn.


 


III. Kiến thức làm văn


1. Tóm tắt truyền thuyết “Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy” dựa theo nhân vật An Dương Vương


- ADV là vua nước Âu Lạc


- ADV xây dựng thành công Loa Thành, chế được nỏ thần và đánh thắng Triệu Đà xâm lược nhờ sự giúp đỡ của thần Kim Quy.


- ADV gả con gái là MC cho TT là con trai TĐ, TT lợi dụng sự cả tin, ngây thơ, mất cảnh giác của MC để đánh tráo lẫy nỏ.


- Triệu Đà lại sang xâm lược, AVD vì chủ quan mất cảnh giác nên thua trận, mang con gái chạy trốn. Cùng đường, ADV cầu cứu, Rùa Vàng hiện lên kết tội MC là giặc.


- ADV chém con gái MC rồi cầm sừng tê giác bảy tấc theo Rùa Vàng xuống biển.


 


2. Tóm tắt truyền thuyết “Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy” dựa theo nhân vật Mị Châu


- MC là con gái của vua ADV.


- Sau khi vua cha xây được thành và chế nỏ thần, MC được gả cho TT, con trai TĐ, người đã cử binh xâm lược Âu Lạc bị ADV đánh bại.


- Tin yêu chồng và mất cảnh giác, MC để cho TT đánh tráo nỏ thần.


- TĐ cất binh sang đánh, ADV bại trận, MC cùng cha chạy trốn.


- Theo lời hẹn ước lúc chia tay, MC vừa chạy vừa rắc lông ngỗng chỉ đường cho chồng.


- ADV cùng đường phải cầu cứu Rùa Vàng, rùa hiện lên kết tội MC là giặc. Trước khi bị vua cha chém, MC khấn: Nếu là kẻ phản nghịch thì chết sẽ thành cát bụt, còn một lòng trung hiếu mà bị lừa dối thì sẽ hóa thành châu ngọc.


- MC chết, máu chảy xuống biển trai sò ăn phải đều biến thành hạt châu, thân xác biến thành ngọc thạch.


 


3. Tóm tắt truyền thuyết “Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy” dựa theo nhân vật Trọng Thủy


- TT là con trai TĐ đến Loa Thành làm rể ADV, thực hiện âm mưu của TĐ.


- Lợi dụng lòng tin yêu và sự mất cảnh giác của MC, TT đánh tráo lẫy nỏ, rồi từ biệt vợ trở về.


- TT mang lẫy nỏ thần và những bí mật của Loa Thanh về cho vua cha, sau đó cùng vua cha đem quân sang đánh nước Âu Lạc.


- Hạ được thành, TT đem quân truy đuổi ADV. Theo đường lông ngỗng của MC, TT đuổi tới bờ biển.


- Đến nơi, không thấy bóng dáng ADV, chỉ thấy xác MC, TT đem về mai táng ở Loa Thành.


- Quá bi thương, không làm chủ được mình, chàng lao đầu xuống giếng tự vẫn.


- Người đời sau đem ngọc ở biển Đông về rửa nước giếng – nơi TT trầm mình – thì thấy ngọc đó sáng lên.


 


4. Tóm tắt truyện “Tấm Cám” dựa theo nhân vật Tấm.


- Lai lịch: Tấm là cô bé mồ côi, cha mẹ mất sớm, ở với dì ghẻ và đứa em gái cùng cha khác mẹ. Tấm rất hiền lành, chăm chỉ, tốt bụng nhưng lại bị mẹ con Cám ngược đãi, bắt làm việc quần quật suốt ngày.


- Các sự việc cơ bản xảy ra với nhân vật:


+ Tấm bị mẹ con Cám ức hiếp, tước đoạt hết những gì Tấm có (bị Cám lừa lấy phần thưởng yếm đỏ, bị mẹ con Cám lừa giết người bạn cá bống, bị dì ghẻ cản trở không cho đi xem hội…)


+ Nhờ Bụt giúp đỡ, Tấm đi dự hội ở hoàng cung và được vua lấy làm hoàng hậu.


+ Ngày giỗ cha, Tấm bị mẹ con Cám hãm hại. Dì ghẻ đưa Cám vào cung thay Tấm. Dù mẹ con Cám thâm độc, Tấm vẫn nhiều lần hóa thân (thành chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, quả thị), trở lại cuộc đời.


+ Nhờ tấm lòng nhân hậu của bà lão bán nước, qua 5 lần biến hóa, Tấm được sống những ngày tháng yên bình, gặp lại vua, được vua đón về cung và thương yêu như xưa.


+ Mẹ con Cám chưa kịp có mưu kế gì để hãm hại Tấm thì bị Tấm trừng phạt.




   :: Các tin khác

 
Điện thoại : 0511.3691445 - 0511.3656697 * Email: quangtrung.thpt@yahoo.com
* - Website: thptquangtrung.vn * Website : thpt-quangtrung-danang.edu.vn