Ngày 18-04-2024 11:24:43
 


Mọi chi tiết xin liên hệ với trường chúng tôi theo mẫu dưới :
Họ tên
Nội dung
 

Lượt truy cập : 6683527
Số người online: 3
 
 
 
 
Học sinh phổ thông TP.HCM nô nức tựu trường
 
Sáng nay 15-8, học sinh các trường tiểu học, THCS, THPT ở TP.HCM nô nức đến trường sau kỳ nghỉ hè.


​Học sinh phổ thông TP.HCM nô nức tựu trường

15/08/2016 09:31 GMT+7

TTO - Đây là năm học đầu tiên sau một mùa hè nhiều trường tiểu học, THCS và THPT trên địa bàn TP.HCM không tổ chức ôn tập hè hoặc dạy thêm, học thêm.

​Học sinh phổ thông TP.HCM nô nức tựu trường
Niềm vui của học sinh trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi Q.4, TP.HCM trong ngày tựu trường - Ảnh: Như Hùng

Sáng nay 15-8, học sinh các trường tiểu học, THCS, THPT ở TP.HCM nô nức đến trường sau kỳ nghỉ hè.

Tại trường tiểu học Võ Trường Toản (Q.10, TP.HCM), từ sáng sớm nhiều học sinh lớp một đã cùng cha, mẹ đến trường. Không ít em còn bỡ ngỡ trong khi học sinh khối lớp 2, 3, 4 đến trường với khuôn mặt háo hức sau gần 3 tháng hè. 

“Gặp lại các bạn con vui quá. Đến trường thật là vui”, học sinh Trần Việt Huy, lớp 4/1, Trường TH Võ Trường Toản hớn hở nói khi vui đùa với các bạn sau một tiết học “làm quen cô giáo mới” trên lớp.

Ông Nguyễn Thế Dũng - Hiệu trưởng Trường TH Võ Trường Toản - cho biết hai tuần đầu ở trường chủ yếu là rèn nề nếp, hiểu thêm về lịch sử trường, cho học sinh các khối “quen” lại với nếp sinh hoạt của lớp, của trường.

Đối với học sinh lớp một, các em chủ yếu trong giai đoạn chuyển tiếp nên bắt đầu từ việc tiếp xúc với bạn với cô mỗi lúc một ít và nhiều dần lên.

Tại trường, tuần đầu tiên học sinh bắt đầu vào lớp từ 7g30 và ra về lúc 10g30. Từ 22-8 nhà trường mới tổ chức học bán trú.

Ông Nguyễn Văn Hiếu - Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM - chobiết theo báo cáo từ các cụm trường, hầu hết các trường học trong các quận, huyện đều cho học sinh tựu trường trong ngày này.

Đối với học sinh các lớp đầu cấp, lớp 1, lớp 6, hai tuần đầu chính là thời gian để làm quen với trường mới, lớp mới, bạn mới.

Riêng đối với bậc THPT, tùy vào kế hoạch từng trường đối với các khối lớp, bắt đầu từ ngày 15-8 có thể tính là tuần học đầu tiên của học sinh nhưng cũng có thể là lúc để thầy cô và học sinh giới thiệu về các môn học, làm quen và định hướng nghề nghiệp.

​Học sinh phổ thông TP.HCM nô nức tựu trường
Học sinh trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi Q4, TP.HCM tranh thủ ăn sáng trước khi vào tập trung sáng 15-8 - Ảnh: NHƯ HÙNG
​Học sinh phổ thông TP.HCM nô nức tựu trường
Học sinh lớp 1 trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi Q4, TP.HCM kiểm tra cặp của mình trong ngày đầu tiên đi học - Ảnh: NHƯ HÙNG
​Học sinh phổ thông TP.HCM nô nức tựu trường
Cô bảo mẫu đang dỗ dành học sinh lớp 1 trường tiểu học Trần Bình Trọng Q.5, TP.HCM trong ngày tựu trường - Ảnh: NHƯ HÙNG
​Học sinh phổ thông TP.HCM nô nức tựu trường
Một học sinh lớp 1 trường tiểu học Trần Bình Trọng Q.5, TP.HCM ngủ gục trong ngày tựu trường - Ảnh: NHƯ HÙNG
 
Cô Nguyễn Thị Thanh Hồng đang hướng dẫn học sinh lớp 1/1 trường tiểu học Trần Bình Trọng Q.5, TP.HCM cách đưa tay phát biểu - Ảnh: NHƯ HÙNG
​Học sinh phổ thông TP.HCM nô nức tựu trường
Cô Trần Yến Linh hướng dẫn học sinh lớp 1/3 trường tiểu học Trần Bình Trọng cách cầm viết - Ảnh: NHƯ HÙNG
​Học sinh phổ thông TP.HCM nô nức tựu trường
Học sinh lớp 1 tập xếp hàng vào lớp - Ảnh: NHƯ HÙNG
​Học sinh phổ thông TP.HCM nô nức tựu trường
Cô Vũ Thị Duyên đang tập nề nếp chào cô giáo khi vào lớp cho học sinh lớp 1/4 trường tiểu học Trần Bình Trọng - Ảnh: NHƯ HÙNG
​Học sinh phổ thông TP.HCM nô nức tựu trường
Cô giáo lớp một tại Trường TH Võ Trường Toản (Q.10) dạy học sinh phân biệt các cuốn vở bằng màu sắc - Ảnh: MỸ DUNG
MỸ DUNG

Những điểm mới trong cấu trúc Hệ thống giáo dục Việt Nam

Giáo dục 24h

(GDVN) - Việt Nam hiện chưa phải là một quốc gia phát triển, đầu tư cho giáo dục còn hạn hẹp, do đó chọn hướng phân luồng học sinh từ sau THCS là hợp lý.

LTS: Nhiều chuyên gia cho rằng, cơ cấu hệ thống giáo dục Việt Nam hiện nay về cơ bản không đáp ứng nhiều định hướng quan trọng trong Nghị quyết Trung ương 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. 

Để làm rõ hơn vấn đề này, phóng viên Báo điện tử giáo dục Việt Nam có cuộc trao đổi với TS.Lê Viết Khuyến – Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT).


Phóng viên: Thưa ông, cấu trúc Hệ thống giáo dục Việt Nam do 3 tổ chức là Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam; Hội khuyến học Việt Nam và Hiệp hội Vì giáo dục cùng đề xuất cũng như cấu trúc ở Dự thảo lần 2 mới đây của Bộ GD&ĐT có điểm mới nổi bật nào so với Cấu trúc hệ thống Giáo dục Việt Nam hiện tại?

TS.Lê Viết Khuyến: Nét mới ở sơ đồ này là đã phác họa ra hình hài của một hệ thống giáo dục mở, ở đó thể hiện rất rõ ràng sự phân luồng người học sau THCS và sau THPT, cũng như tính liên thông ở mỗi luồng cho tới trình độ cao nhất. 

Khung cơ cấu Hệ thống giáo dục quốc dân của Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, Hiệp hội vì giáo dục cho mọi người và Hội khuyến học Việt Nam.

Đồng thời sơ đồ cũng cho phép tạo ra đội ngũ nhân lực đa dạng, đa trình độ để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

Tính phân luồng của sơ đồ thể hiện như thế nào, thưa ông?

TS.Lê Viết Khuyến: Có 2 thời mốc quan trọng để thực hiện phân luồng người học:

Một là, phân chia học sinh sau THCS theo 2 luồng: luồng trung học phổ thông (3 năm) và luồng trung học nghề (3 năm). 

Luồng trung học phổ thông chủ yếu cung cấp nguồn tuyển cho cao đẳng và đại học.

Luồng trung học nghề chủ yếu cung cấp nhân lực tham gia thị trường lao động, một bộ phận không nhỏ cũng sẽ là nguồn tuyển cho cao đẳng thực hành. 

Dự tính bước đầu luồng THPT chiếm không quá 50%, luồng trung học nghề chiếm trên 30% quy mô học sinh tốt nghiệp THCS.

Hai là, phân chia học sinh sau THPT theo 2 luồng: luồng đại học nghiên cứu (4-6 năm) và luồng ứng dụng – thực hành bao gồm cao đẳng thực hành (3 năm) và đại học ứng dụng (4 năm). 

TS.Lê Viết Khuyến (Ảnh: Thùy Linh)

Trong khi đó thời gian thiết kế cho học sinh từ trung học nghề lên cao đẳng thực hành chỉ là 2 năm, từ cao đẳng thực hành lên đại học ứng dụng là 2 năm. 

Đây là giải pháp rất phổ biến ở nhiều nước để khuyến khích học sinh sau THCS tự nguyện đi theo luồng trung học nghề (ở nhiều nước, tỷ lệ phân luồng giữa THPT và trung học nghề có thể đạt tới 30:70).

Thưa ông, vậy sơ đồ này tính tới yếu tố liên thông giữa các cấp, bậc học như thế nào?

TS.Lê Viết Khuyến: Tính liên thông của sơ đồ được thể hiện ở chỗ sau THCS người học được phân luồng theo 2 hướng: hướng phổ thông - nghiên cứu và hướng nghề - ứng dụng/thực hành. 

Nếu theo đúng hướng thì thời gian đi từ trình độ thấp nhất tới trình độ cao nhất ở cả 2 hướng là tương đương nhau. 

Việc người học có đi tới được trình độ cao nhất hay không là tùy thuộc vào năng lực của người đó và các đòi hỏi về đầu vào của mỗi cơ sở giáo dục, hoàn toàn không có vướng mắc về thể chế như ở hệ thống giáo dục hiện hành của Việt Nam.

PGS.TS Trần Xuân Nhĩ kiến nghị cần sửa ngay một số nội dung các Luật về giáo dục

(GDVN) - Để đưa Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân vào cuộc sống thì cần sớm điều chỉnh lại một số nội dung ở các Luật về giáo dục.

Tất nhiên sự liên thông sẽ thuận lợi hơn nếu người học đi đúng luồng. Còn trong trường hợp người học cần đi “chéo luồng” thì phải chấp nhận thời gian học dài hơn hoặc phải bổ sung thêm một vài chứng chỉ kiến thức (nếu phải thi chung đầu vào). 

Thí dụ như thời gian học cao đẳng của những học sinh tốt nghiệp trung học nghề chỉ là 2 năm, nhưng với những người tốt nghiệp THPT, do “trắng nghề”, nên phải chấp nhận 3 năm. Khác với hệ thống giáo dục hiện tại, trong sơ đồ mới này không có các “ngõ cụt”.

Trên thế giới người ta có thực hiện phân luồng và liên thông học sinh như ở sơ đồ này hay không, thưa ông?

TS.Lê Viết Khuyến: Trước khi đề xuất, đưa ra mô hình mới tái cấu trúc hệ thống giáo dục quốc dân, chúng tôi cũng đã nghiên cứu rất kỹ cấu trúc giáo dục quốc dân hiện tại của Việt Nam cũng như mô hình của các nước trên thế giới.

Theo kinh nghiệm của thế giới, càng đi sâu vào tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cơ cấu trình độ và cơ cấu ngành nghề của lực lượng lao động  sẽ ngày càng đa dạng hơn. 

Sáu bước để Khung cơ cấu giáo dục quốc dân đi vào cuộc sống

(GDVN) - Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam tiếp tục có Văn bản gửi Thủ tướng về Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân.

Để đáp ứng được sự đa dạng đó, hệ thống giáo dục của quốc gia bắt buộc phải phân luồng mạnh.

Ngoài ra, quy mô, trình độ và cơ cấu ngành nghề đào tạo phải luôn được điều chỉnh cho phù hợp với dịch chuyển cơ cấu kinh tế của từng vùng lãnh thổ.

Theo Phân loại giáo dục theo tiêu chuẩn quốc tế ISCED 2011 của UNESCO, trên thế giới, sự phân luồng học sinh, sinh viên có thể bắt đầu từ sau tiểu học (giáo dục trung học thường phân thành các luồng phổ thông và nghề, còn giáo dục đại học phân thành các luồng hàn lâm hay học thuật và chuyên nghiệp). 

Tuy nhiên, thường gặp phổ biến 2 dạng phân luồng từ sau trung học cơ sở và sau Trung học phổ thông, tùy theo chính sách phúc lợi và trình độ phát triển xã hội – công nghệ ở mỗi quốc gia.

Đối với các quốc gia phát triển phân luồng thường diễn ra từ sau trung học phổ thông thành các hướng: đại học, cao đẳng, nghề. 

Đối với các quốc gia đang phát triển phân luồng thường diễn ra từ sau trung học cơ sở, thành các hướng: phổ thông (General) và nghề (Vocational); khi tiếp lên giáo dục đại học, các hướng này được tiếp nối thành các hướng hàn lâm hay học thuật (Academic) và chuyên nghiệp (Professional).

Việt Nam hiện chưa phải là một quốc gia phát triển, đầu tư cho giáo dục còn hạn hẹp, trình độ công nghệ trong sản xuất còn thấp, do đó chọn hướng phân luồng học sinh từ sau THCS là hợp lý.

Trân trọng cảm ơn ông. 

Đề án Hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân được khởi động từ năm 2013, đã qua nhiều lần dự thảo. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo nghiên cứu nhiều vấn đề liên quan tới cơ cấu khung hệ thống như: 

(1) Cơ cấu, hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam qua các thời kì (1945 - nay), trong đó đánh giá thực trạng, chỉ ra các bước phát triển của hệ thống, sự đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước;

(2) Hệ thống giáo dục Phần Lan, Cộng hòa Liên bang Đức, Israel, Hàn Quốc, Trung Quốc, Pháp, Nga, Hoa Kỳ, Thái Lan … (các nước trong khu vực có quan hệ hợp tác phát triển giáo dục với Việt Nam, các nước có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới);

(3) Thời lượng của giáo dục phổ thông trên thế giới;

(4) Kinh nghiệm quốc tế về phân loại và xếp hạng đại học;

(5) Mô hình Đại học Quốc gia ở một số nước;

(6) Hệ thống phân loại tiêu chuẩn quốc tế các chương trình giáo dục của UNESCO (ISCED);

(7) Khả năng vận dụng ISCED vào hệ thống giáo dục Việt Nam;

(8) Các phương án điều chỉnh khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân (04 phương án khác nhau đã được đề xuất);

(9) Vị trí hệ thống đào tạo nhân lực ngành y tế trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Thùy Linh
Từ khóa :
giáo dục , sơ đồ , cấu trúc , phân luồng , liên thông
Những điểm mới trong cấu trúc Hệ thống giáo dục Việt Nam
Chủ đề : Đổi mới Giáo dục
Chủ đề : Góc nhìn Giáo dục
Chủ đề : TỰ CHỦ ĐẠI HỌC
Viết bình luận của bạn về bài viết này ...
Tin khác

   :: Các tin khác

 
Điện thoại : 0511.3691445 - 0511.3656697 * Email: quangtrung.thpt@yahoo.com
* - Website: thptquangtrung.vn * Website : thpt-quangtrung-danang.edu.vn