Ngày 29-03-2024 09:00:10
 


Mọi chi tiết xin liên hệ với trường chúng tôi theo mẫu dưới :
Họ tên
Nội dung
 

Lượt truy cập : 6651755
Số người online: 8
 
 
 
 
Dao Ánh thời trẻ - Nối vòng tay lớn.
 
Chân dung bà Dao Ánh thời trẻ - người nhận 300 bức thư tình của Trịnh Công Sơn - Hàng ngàn người hát Nối vòng tay lớn!

Chân dung bà Dao Ánh thời trẻ - người nhận 300 bức thư tình của Trịnh Công Sơn

Dân trí Trong dịp kỷ niệm 16 năm ngày mất của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn tại Đà Lạt, bà Dao Ánh đã hồi âm cho em cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn khi không thể về tham gia chương trình. Bà gửi hình về và viết: “Chị gửi ảnh xem như thay mặt chị...”.
 >> Nghệ sĩ và khán giả Đà Lạt hào hứng chờ đợi đêm nhạc Trịnh lớn nhất

Mối tình kì lạ của Trịnh Công Sơn và Dao Ánh lần đầu tiên được tái hiện trên sân khấu “Đêm nhạc Trịnh Công Sơn - Thư tình gửi một người” nhân kỉ niệm 16 năm ngày mất của ông. Đêm nhạc sẽ là món quà mà gia đình và các nghệ sĩ dành tặng cho khán giả yêu nhạc Trịnh.

Trước khi chương trình diễn ra, BTC có gửi thư mời bà Dao Ánh - chủ nhân của 300 bức thư tình trong đêm nhạc này về tham dự chương trình, để cùng những người yêu nhạc Trịnh hát lại những ca khúc mà ông đã sáng tác tặng cho bà cũng như viết tặng cho đời, cho mình.

Trả lời thư mời, bà cho biết rất lấy làm tiếc khi không thể tham dự chương trình đặc biệt lần này.

“Muốn về lắm chứ nhưng chắc là không về kịp rồi. Chị gửi ảnh xem như thay mặt chị..", bà trả lời thư cho nữ ca sĩ Trịnh Vĩnh Trinh - người em gái út của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

Bức ảnh chân dung thời trẻ với nét đẹp thu hút được bà Dao Ánh gửi về trước khi đêm nhạc chính thức được diễn ra.
Bức ảnh chân dung thời trẻ với nét đẹp thu hút được bà Dao Ánh gửi về trước khi đêm nhạc chính thức được diễn ra.

Ngày 1/4/2011, đúng 10 năm sau ngày nhạc sĩ mất, bà Dao Ánh - người tình đầu tiên - một trong những người tình đã mãi mãi bất tử bằng những ca khúc của ông cho công bố hơn 300 bức thư tình Trịnh Công Sơn gửi cho bà. Những bức thư này đã hé mở phần sâu thẳm trong trái tim nhạc sĩ tài hoa, gắn với một thời đoạn khai sinh những ca khúc bất hủ về tình yêu và thân phận.

Ca sĩ Trịnh Vĩnh Trinh cho biết, ngày 1/4 vừa qua, khi gia đình đang chuẩn bị lo ngày giỗ lần thứ 16 cho cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, bà Dao Ánh đã gửi thư cho chị Trịnh Vĩnh Thuý - em gái của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Trong thư bà viết: “Giờ này ở Việt Nam chắc đã là 1/4. Nén hương thắp lên và ngụm rượu nhấp môi, Ánh ngày xưa cũng như Ánh hôm nay, nhớ anh hôm nay cũng như nhớ anh bao ngày, tháng, năm đã qua, những ngày tháng, năm sắp tới. Thăm cả nhà."

Không chỉ gửi thư, bà Dao Ánh còn gửi tặng gia đình những bức ảnh còn trẻ rất xinh đẹp.

Ca khúc được nhạc sĩ Trịnh Công Sơn viết cho bà Dao Ánh
Ca khúc được nhạc sĩ Trịnh Công Sơn viết cho bà Dao Ánh

Dao Ánh là em ruột của Ngô Vũ Bích Diễm (người mà nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng yêu và viết tặng Diễm xưa). Tuy nhiên mối tình của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn với Bích Diễm không sâu nặng như với Dao Ánh.

Ngay từ khi còn nhỏ, Dao Ánh đã ngưỡng mộ và yêu quý Trịnh Công Sơn. Chính vì thế, khi biết chị mình (Diễm) đã chia tay nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, Dao Ánh viết thư cho ông để nói lên tình cảm thân thương đồng thời chia sẻ những chuyện không vui đang bủa vây ông. Ngay sau khi nhận thư, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã hồi âm và từ đó cả hai thường xuyên trao đổi thư từ. Năm 1964, Dao Ánh mới 15 tuổi còn Trịnh Công Sơn 24 tuổi.

Lá thư đầu tiên của ông viết cho Dao Ánh là vào ngày 2/9/1964. Đến lá thư cuối cùng qua e-mail vào ngày 17/1/2001, trước khi ông mất chưa đầy 3 tháng. Khi đó, ông đang nằm trên giường bệnh, không còn khả năng cầm viết, nhưng vẫn nhớ tới Dao Ánh nên nhờ bạn đánh máy và gửi hộ.

Kể từ ngày gặp Dao Ánh cho đến tận cuối cuộc đời, trong 37 năm, ông đã viết 300 lá thư cho Dao Ánh, nhiều nhất là khoảng thời gian từ năm 1964 đến 1967.

Cũng trong khoảng thời gian này, ông đã sáng tác rất nhiều ca khúc hay cho Dao Ánh. Mỗi lần sáng tác xong, ông đều gửi kèm trong thư tặng Dao Ánh. Có thể kể đến là Mưa hồng, Còn tuổi nào cho em, Ru em từng ngón xuân nồng, Lời buồn thánh…

Dù rất yêu Dao Ánh nhưng sau đó, cuộc tình họ cũng tan vỡ. Dao Ánh sang Mỹ tiếp tục học và lập gia đình nhưng bà vẫn giữ liên hệ rất thân thiết với những người trong nhà của nhạc sĩ.


Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và bà Dao Ánh trong một lần hội ngộ

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và bà Dao Ánh trong một lần hội ngộ

“Sau này mỗi khi có dịp dù ở trong nước hay ở ngoài nước, chúng tôi vào một dịp chị về Việt Nam và chị nói với gia đình chúng tôi rằng, những lá thư này giờ đã nằm trong tâm tưởng của chị. Chị muốn đưa ra để mọi người cùng biết thêm về anh Sơn thời trẻ, thời yêu thương say đắm dẫn đến sự ra đời của những bản tình ca mượt mà. Khi chúng tôi chuẩn bị trong dịp kỷ niệm 10 năm ngày mất của anh Sơn, gia đình đã mời chị Ánh xuất hiện trước công chúng, nhưng vốn là người không thích có mặt trước đám đông nên chị đã cám ơn và xin khất lại… Nay thì chương trình này chị muốn có mặt lại không thể sắp xếp được. Thật tiếc”, nữ ca sĩ Trịnh Trinh chia sẻ.

Băng Châu

Ảnh: GĐCC

"Nối vòng tay lớn" đạt kỷ lục hàng nghìn người hát

Chen trong rừng người dự đêm nhạc Trịnh, cô Monika người Đức xúc động cất giọng hát "Nối vòng tay lớn" cùng đám đông.

Đêm nhạc Đóa hoa vô thường, kỷ niệm 12 năm ngày mất của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn diễn ra vào tối 31/3 tại TP HCM.

Nhạc Trịnh từ lâu đã được xem là món ăn tinh thần không thể thiếu của người Việt Nam trong và ngoài nước. Quanh năm, người ta nghe nhạc Trịnh ở khắp nơi: trong những chuyến xe đêm, những quán cà phê, trường học, các tụ điểm, chương trình sân khấu ca nhạc lớn nhỏ... Nhưng những đêm nhạc Trịnh do chính gia đình ông tổ chức tại Sài Gòn hàng năm từ ngày ông qua đời đã mang nét đặc trưng riêng. Chương trình hấp dẫn không chỉ vì miễn phí mà còn bởi đây là một trong những dịp không nhiều để người ta được cùng nhau sống trong không khí âm nhạc của cố nhạc sĩ tài hoa. Màu sắc mới ở hoạt động này năm nay chính là không khí giao lưu cộng đồng được làm đậm nét.

monikato-jpg-1364789149_500x0.jpg
Cô Monika Nguyễn Nam, người Đức đứng lên cùng hát "Nối vòng tay lớn". Cô rất yêu nhạc Trịnh và biết tiếng Việt đủ để cảm những nhạc phẩm của ông.

Vậy nên, tối 31/3, hoạt động "đến hẹn lại lên" này thu hút hàng chục nghìn đổ về khu vực Hồ Bán Nguyệt, quận 7 TP HCM tham dự. Khán giả dự đêm tưởng nhớ Trịnh Công Sơn khá đa dạng, từ những cô bác, ông bà có mái đầu bạc phơ đến các bạn trẻ, tuổi teen và cả thiếu nhi...

20h chương trình chính mới bắt đầu. Nhưng từ 17h, trong không khí nóng bức của chiều Sài Gòn cuối tuần, dòng người lũ lượt đổ về khu vực diễn. Có người đi cùng cả đại gia đình ba thế hệ. Họ cùng trải những tấm bạt cao su trên bãi cỏ trước sân khấu để "xí" chỗ ngồi tốt. Trong khi đó, nhiều người ngồi rải rác ven bờ hồ hóng gió và cùng nghe nhạc Trịnh được các sinh viên, các tình nguyện viên trình diễn quanh các lều karaoke đặt rải rác trong khuôn viên. Khán giả còn được phát bánh, kẹo, kem và nước uống miễn phí.

Ban tổ chức đã thông báo từ trước là phần cuối chương trình, các ca sĩ sẽ cùng khán giả hát để lập kỷ lục Việt Nam "Hàng chục nghìn người cùng hát bài Nối vòng tay lớn". Điều này khiến cho nhiều người khá hồi hộp và thích thú chờ đợi khoảnh khắc cùng hòa giọng. Ngồi duỗi chân trên bãi cỏ, cô Monika Nguyễn Nam, một phụ nữ Đức 50 tuổi có chồng là người Việt Nam, mân mê tấm vé mời có in lời bài hát Nối vòng tay lớn ở mặt sau và lẩm nhẩm hát theo. Cô đến xem đêm nhạc cùng một người bạn Việt Nam và cả hai đều là những fan cuồng nhiệt của cố nhạc sĩ. Trong khi chờ chương trình, họ liên tục quay sang trò chuyện với những khán giả khác về nhạc Trịnh, về Khánh Ly...

Màn cùng hát lập kỷ lục diễn ra cuối cùng khi các ca sĩ đều tụ họp trên sân khấu và kêu gọi mọi người đứng lên hòa giọng. Không khí lúc này trở nên thật sôi động. Mọi người đứng cả dậy để cùng vỗ tay theo nhịp và hát tạo nên một làn sóng người chuyển động đẹp mắt. Nối vòng tay lớn được hát hai lần trong sự phấn khích và hào hứng của nghệ sĩ lẫn khán giả.

Clip: Hàng chục nghìn người cùng hát "Nối vòng tay lớn"

"Tôi không quan trọng việc có góp phần lập kỷ lục Việt Nam. Tôi thích không khí tất cả mọi người cùng đứng bên cạnh nhau hát như thế vầy. Cảm giác rất vui, rất nhiều cảm xúc và có tính chất cộng đồng cao", bác Nguyễn Văn Nam, một khán giả lớn tuổi, chia sẻ.

2-jpg-1364788100-1364789149_500x0.jpg
Đám đông khán giả hòa mình trong đêm nhạc Trịnh.

Trong nước, hoạt động thưởng thức âm nhạc ngoài trời, gần như là dạng festival âm nhạc như thế này không nhiều. Thời gian qua, khán giả trẻ thường biết đến đại nhạc hội Việt - Hàn, các liveshow của ngôi sao ca nhạc trong và ngoài nước nhiều hơn. Vì thế không khí thưởng thức đêm nhạc Trịnh Công Sơn có thể khiến bất cứ ai yêu dòng nhạc trữ tình cũng phải ấm lòng, xúc động. Cảnh hàng chục nghìn người trật tự nằm, ngồi trên bãi cỏ im phắc để thưởng thức một ca khúc, rồi bật lên vỗ tay, hay cảnh đám đông cuồng nhiệt hòa giọng hát chung một nhạc phẩm là những nét đẹp trong văn hóa thưởng thức nghệ thuật đang được tìm kiếm trong đời sống nhạc Việt.

Với số lượng người đông đúc, để tổ chức một chương trình mang tính cộng đồng cao như đêm Đóa hoa vô thường là điều không đơn giản. Nhưng ban tổ chức đã nỗ lực để mang lại không khí này cho chương trình. Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng, họa sĩ Lê Thiết Cương mang đến một sân khấu đẹp, thoáng đãng cho người xem thưởng thức nhạc Trịnh. Ba màn hình lớn đặt ngoài sân cỏ giúp những người không vào được khu vực sân khấu vẫn thưởng thức trọn vẹn đêm nhạc. Một dàn âm thanh hiện đại của Mỹ được sử dụng để tạo âm thanh đồng nhất cho toàn bộ khu vực biểu diễn mở ngoài trời với gần 20.000 khán giả. Khán giả ngồi xa vẫn có thể nghe nhạc khá rõ.

Các nghệ sĩ tham dự đêm nhạc gồm: Ngọc Mai, Trần Mạnh Tuấn, nhóm MTV, Thanh Lam, Mỹ Linh, Hồng Nhung và Đức Tuấn đã biểu diễn hết mình. Trong khoảng 2 giờ đồng hồ, mỗi ca sĩ trình diễn trung bình 3-5 nhạc phẩm của Trịnh Công Sơn. Xen kẽ các phần trình bày, từng nghệ sĩ đều dành chút thời gian bày tỏ tình cảm, cảm nhận của mình về nhạc Trịnh. Nhiều hình ảnh, clip tư liệu về Trịnh Công Sơn được phát trên màn hình chính của sân khấu tạo nên cảm xúc mạnh cho người xem.

kim-xuanto-jpg-1364789150_500x0.jpg
Cô Kim Xuân (trái) khóc khi nghe bài "Nước mắt cho quê hương" do Đức Tuấn thể hiện.

Cô Kim Xuân, người bạn đi cùng với Monika, đã khóc khi ở phần đầu đêm nhạc ca sĩ Đức Tuấn thể hiện bài Nước mắt cho quê hương, một trong số 8 ca khúc vừa được Cục Nghệ thuật Biểu diễn cấp phép biểu diễn trở lại sau năm 1975. Vừa lấy khăn lau nước mắt, cô vừa quay sang chia sẻ cảm nhận với mọi người xung quanh: "Nhạc ông ấy (Trịnh Công Sơn) hay quá. Ca từ hay quá! Ổng không nói về ổng, ổng nói về quê hương, về đất nước". Có người gật gù đồng cảm với cô, cũng có người mải chăm chú theo dõi ca sĩ trên sân khấu nên không nghe thấy.

Còn hai bạn Phương Dung và bạn Hoa (cả hai đều sinh năm 1991) cho biết đã nghe nhạc Trịnh từ ngày rất nhỏ do ảnh hưởng từ ông bà, cha mẹ.  “Mỗi lần nghe nhạc Trịnh, tụi mình đều cảm thấy bình yên, và giờ thì mình chỉ nghe nhạc Trịnh và nhạc xưa, không nghe nhạc thị trường”, hai bạn trẻ này nói.

 

ẢnhNghệ sĩ, khán giả hòa quyện đêm "Đóa hoa vô thường"
Clip: Các tiết mục trình diễn trong đêm nhạc
- Thanh Lam hát: Ru đời đi nhéRu ta ngậm ngùi
- Mỹ Linh hát: Như cánh vạc bay
- Ngọc Mai hát: Lời mẹ ru con
- Đức Tuấn hát: Nước mắt cho quê hươngĐôi mắt nào mở raCó những con đường
- Hồng Nhung hát: Huyền thoại mẹXin cho tôiĐể gió cuốn đi
- Trần Mạnh Tuấn và Andre Hwang trình diễn liên khúc saxophone
- Nhóm MTV hát: Ru em

 
 

   :: Các tin khác

 
Điện thoại : 0511.3691445 - 0511.3656697 * Email: quangtrung.thpt@yahoo.com
* - Website: thptquangtrung.vn * Website : thpt-quangtrung-danang.edu.vn