Ngày 20-04-2024 08:30:41
 


Mọi chi tiết xin liên hệ với trường chúng tôi theo mẫu dưới :
Họ tên
Nội dung
 

Lượt truy cập : 6684426
Số người online: 7
 
 
 
 
ĐỀ CƯƠNG KIỂM TRA HỌC KỲ II CÁC MÔN XÃ HỘI LỚP 11
 
VĂN - GDCD - Môn Sử - Môn Địa lý.
 
 

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐÀ NẴNGĐỀ CƯƠNGHỌC KÌ II 2016 - 2017

   TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG                           Môn: NGỮ VĂN 11

ĐỀ 1

I.PHẦN ĐỌC – HIỂU (3 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các yêu cầu từ câu 1 đến câu 3:

Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,

Con thuyền xuôi mái nước song song,

Thuyền về nước lại, sầu trăm ngã;

Củi một cành khô lạc mấy dòng.

(Ngữ văn 11 cơ bản, tập 2, NXB Giáo dục)

Câu 1:Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm nào? Tác giả của bài thơ đó là ai? (1 điểm)

Câu 2: Chỉ ra ý nghĩa biểu tưởng của hình ảnh “củi một cành khô lạc mấy dòng”?

Câu 3: Khái quát ngắn gọn nội dung chính của đoạn thơ này? (1 điểm)

II. PHẦN LÀM VĂN

Câu 1: Một nhà văn Nga đã từng nói: “Nơi lạnh nhất không phải là nơi Bắc cực, mà là nơi không có tình thương”. Viết đoạn văn (khoảng 20 dòng) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về câu nói trên. (2 điểm).

Câu 2: Cảm nhận của anh (chị) về khổ thơ đầubài thơ Từ ấy của Tố Hữu: (5 điểm)

“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim…”

(Ngữ văn 11 cơ bản, tập 2, NXB Giáo dục)

 

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐÀ NẴNG         ĐỀ CƯƠNG CUỐI HỌC KÌ II

   TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG                         Môn: NGỮ VĂN 11

Đáp án – Thang điểm      

ĐỀ 1

 

PHẦN

Câu

NỘI DUNG

ĐIỂM

I

Đọc hiểu một đoạn thơ...

3,0

1

Đoạn trích trên thuộc bài Tràng giang,  tác giả Huy Cận

1,0

2

Hình ảnh “củi một cành khô lạc mấy dòng” là hình ảnh mới mẻ, gợi cảm, có nhiều sức biểu hiện. Nó đã nói lên được cái trôi dạt, cô đơn, bơ vơ giữa mênh mông cuộc đời sóng gió.

1,0

3

Cảm giác cô đơn và nỗi buồn bâng khuâng toát lên từ khung cảnh sông, nước "tràng giang".

1,0

II

 1

Nghị luận xã hội: “Nơi lạnh nhất không phải là nơi Bắc cực, mà là nơi không có tình thương”.

2,0

a. Giải thích:
* Bắc Cực: là cực Bắc Trái đất, thuộc kiểu khí hậu hàn đới, lạnh giá quanh năm, nhiệt độ có thể xuống tới -50 độ C.
* Tình thương: Tình cảm giữa người với người (tình mẫu tử, tình gia đình, tình bạn bè, tình yêu đôi lứa, lòng yêu mến thầy cô, sự cảm thông với những số phận bất hạnh,…)
=> Nơi thiếu vắng tình thương: nơi không tình yêu, lòng thương, sự rung động, đồng cảm; là nơi sự ích kỉ, độc ác lên ngôi.

0,5

Lấy dẫn chứng từ hiện thực đời sống
– Con người không sẻ chia, cảm thông cho nhau.
– Con người không đoàn kết, gắn bó và giúp đỡ nhau mà “thân ai nấy sống”.
– Con người thờ ơ trước nỗi đau, sự bất hạnh của người khác.
– Con người chà đạp, hãm hại nhau vì lợi ích cá nhân.

0,5

Với những người không chia sẻ yêu thương, không biết yêu thương:
+ Không được nhận lại tình yêu, sự đồng cảm, chia sẻ từ người khác.
+ Không được xã hội coi trọng, mọi người yêu mến.
+ Không cảm thấy vui vẻ, thoải mái, lạc quan.
+ Sống ích kỉ, cô độc, thậm chí là độc ác dẫn đến những hành động xấu.

0,5

* Giá trị của tình thương:
– Giúp ta sống thoải mái, yêu đời vì trao gửi yêu thương, cảm thông.
– Được nhận lại tình yêu và lòng coi trọng.
– Giúp đỡ những số phận bất hạnh xung quanh. Gắn kết tập thể, cộng đồng, xã hội.

0,5

II

Nghị luận văn học: Cảm nhận về khổ thơ đầu bài thơ Từ ấy của Tố Hữu

5,0

Mở bài: Giới thiệu khái quát về nhà thơ Tố Hữu và tác phẩm Từ ấy.

0,5

Thân bài: Hai câu đầu được viết theo bút pháp t sự. Từấy” là mc thi gian có ý nghĩa đặc bit quan trọng trong đời cách mạng và đời thơ của T Hữu, khi đó nhà thơ mới 18 tuổi, đang hoạt động tích cc trong phong trào thanh niên, được giác ngộlí tưởng cng sản, được kết nạp vào Đảng.

1,0

Bng nhng hình nh n d“nng h”, “mt tri chân lí”, “chói qua tim”, T Hu khẳng định lí tưởng cng sản như một ngun sáng mi làm bng sáng tâm hồn nhà thơ.

1,0

hai câu sau, bút pháp tr tình lãng mn cùng nhng hình ảnh so sánh đã din t c th niềm vui sướng vô hn của nhà thơ trong buổi đầu đến với lí tưởng cng sản. Đó là mt thế giới tràn đầy sc sng với hương sắc ca các loài hoa, vẻtươi xanh của cây lá, âm thanh rn rã ca tiếng chim hót.

1,0

T Hữu sung sướng đón nhận lí tưởng. Cách mng không đối lp vi ngh thut, trái lại, đã khơi dậy mt sc sng mới, đem lại mt cm hng sáng to mi cho hồn thơ.

1,0

Kết bài: Bài thơ là niềm vui sướng, say mê, mãnh lit ca T Hu trong buổi đầu gp lí tưởng cng sn và tác dng kì diệu đối vi cuộc đời nhà thơ.

0.5

 

 

 

 SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐÀ NẴNG          ĐỀ CƯƠNG HỌC KÌ II 2016 - 2017

   TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG                         Môn: NGỮ VĂN 11                                                 

ĐỀ2

I.PHẦN ĐỌC – HIỂU (3 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các yêu cầu từ câu 1 đến câu 3:

“Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng,

Đò biếng lười nằm mặc nước song trôi;

Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng

Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời…”

  (Trích Chiều Xuân – Anh Thơ, SGK Ngữ văn 11, tập 2, NXB Giáo dục)

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính sử dụng trong đoạn thơ trên là gì? (1 điểm)

Câu 2: Tác giả đã sử dụng những từ láy nào trong đoạn thơ? Nêu ý nghĩa?(1 điểm)

Câu 3: Hãy xác định nội dung chính của đoạn thơ trên? (1 điểm)

II. PHẦN LÀM VĂN

Câu 1: Viết đoạn văn (khoảng 20 dòng) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về câu nói sau: “Thành công chỉ đến khi chúng ta cố gắng hết sức và không ngừng hoàn thiện bản thân mình”(2 điểm)

Câu 2:Phân tích bài thơ Chiều tối (Mộ) của Hồ Chí Minh: (5 điểm)

 “Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không
Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết lò than đã rực hồng”

(Ngữ văn 11 cơ bản, tập 2, NXB Giáo dục)

 

 SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐÀ NẴNG         ĐỀ CƯƠNG CUỐI HỌC KÌ II

   TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG                          Môn: NGỮ VĂN 11

                                                        Đáp án – Thang điểm      

ĐỀ 2

 

PHẦN

Câu

NỘI DUNG

ĐIỂM

I

Đọc hiểu một đoạn thơ...

3,0

1

Phương thức biểu đạt chủ yếu: miêu tả

1,0

2

Những từ láy là  êm êm”, “im lìm”, “tơi bời

Hiệu quả biểu đạt: Những từ láy có sức gợi tả hình ảnh và cảm xúc cao độ. Nhờ đó, người đọc hình dung về một bức tranh chiều xuân yên ả, tĩnh lặng, thanh bình

1,0

3

Nội dung: Miêu tả bức tranh thiên nhiên ở đồng quê miền Bắc nước ta

1,0

II

 1

Nghị luận xã hội: “Thành công chỉ đến khi chúng ta cố gắng hết sức và không ngừng hoàn thiện bản thân mình

2,0

a.     Giải thích:

“ cố gắng hết sức”: nỗ lực đến tận độ, kiên trì, bền bỉ

“không ngừng hoàn thiện bản thân mình”: rèn luyện, bồi đắp bản thân, không dễ dàng hài lòng với chính mình.

0,5

-Thành công không dễ dàng. Thành công có thể đến rất bất ngờ, đôi khi chính là khởi đầu từ lúc bạn thất bại.

-Thành công cũng sẽ không mĩm cười với những bạn không bao giờ thay đổi bản thân theo chiều hướng tích cực, chắc chắn bạn cũng không thể nắm giữ được thành công quá lâu nếu bạn dễ dàng hài lòng với những gì trước mắt, hài lòng với bản thân

0,5

Lấy ví dụ dẫn chứng:

Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký, dù thầy không đôi tay để cầm viết những thầy đã cố gắng sử dụng đôi chân của mình tạo nên những dòng chữ đẹp đẽ.

Nhìn vào những giọt mồ hôi của các vận động viên, để có được những tấm huy chương vàng, huy chương bạc mang vinh danh cho đất nước họ đã ngày đêm luyện tập gian khổ từ khi còn rất nhỏ….Và tất cả họ, đều đã thành công trên con đường mình đã chọn.

0,5

-Hãy xác định những mục tiêu đúng đắn, và cố gắng hết mình, hoàn thiện bản thân mỗi ngày.

0,5

II

 2

Nghị luận văn học: Phân tích bài thơ Chiều tối (Mộ) của Hồ Chí Minh

5,0

Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả Hồ Chí Minh và tác phẩm Mộ

0,5

Thân bài: Hai câu thơ đầu gi thi gian và không gian ca bc tranh thiên nhiên ca núi rng lúc chiu ti. Trời đã v chiu, ánh nng sp tàn li, ch có chòm mây lơ lững gia bu tri.

1,0

Nhìn cánh chim bay mà thấy được “quyện điểu”, thấy được trong dáng bay ca cánh chim có s mi mt ca nó. Nghĩa là nhà thơ nhìn thấy được s vận động bên trong của cánh chim kia. Đây chính là tình cảm nhân đạo ca H Chí Minh.

1,0

Hình nh cô thiếu n xay ngô tr trung, khe mạnh tràn đầy sc sng. Hai ch“thiếu n gi lên v trẻtrung, tươi tắn ca cô gái cùng vi hoạt động xay ngô đã làm hin lên vẻđẹp khe khon, nhp nhàng.

1,0

Vi mt ch“hồng” cuối bài thơ, Bác đã làm sáng rc lên toàn bộbài thơ, đã làm mất đi sự mt mi, s u oi, s vi vã, s nng nềđã din ra trong ba câu đầu, đã làm sáng rc lên khuôn mt ca cô em sau khi xay xong ngô ti.

1,0

Kết bài:  Bài thơ miêu tả bc tranh thiên nhiên núi rng và cuc sống con người miền sơn cước. Qua đó ta thấy được phong thái ung dung t tại đầy khí phách , lòng lc quan Cách mng cùng tình cảm nhân đạo sâu sc ca Bác

0.5

  

 

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐÀ NẴNG      ĐỀ CƯƠNG HỌC KÌ II 2016 - 2017

   TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG                        Môn: NGỮ VĂN 11                                                 

ĐỀ3

I.PHẦN ĐỌC – HIỂU (3 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các yêu cầu từ câu 1 đến câu 3:

“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lí chói qua tim

Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim...”

(Từ ấy – Tố Hữu, Ngữ văn 11, tập hai, NXB Giáo dục)

Câu 1: Đoạn thơ được viết theo thể thơ gì? Xác định phương thức biểu đạt của bài thơ?

Câu 2:Ở đoạn trích trên đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Nêu ý nghĩa khi sử dụng biện pháp này?

Câu 3: Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên?

II. PHẦN LÀM VĂN

Câu 1: Viết đoạn văn (khoảng 20 dòng) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩmhiện nay. (2 điểm)

Câu 2:Cảm nhận của anh (chị) về khổ thơ cuối bài thơ Vội vàngcủa Xuân Diệu: (5 điểm)

“…Ta muốn ôm

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;

Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,

Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,

Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều

Và non nước, và cây, và cỏ rạng,

Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng

Cho no nê thanh sắc của thời tươi;

- Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!...”

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐÀ NẴNG          ĐỀ CƯƠNG CUỐI HỌC KÌ II

   TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG                          Môn: NGỮ VĂN 11

                                                                                            Đáp án – Thang điểm      

ĐỀ 3

 

PHẦN

Câu

NỘI DUNG

ĐIỂM

I

Đọc hiểu một đoạn thơ...

3,0

1

Đoạn trích trên được viết theo thể thơ 7 chữ.

Phương thức biểu đạt chính là Biểu cảm

1,0

2

Biện pháp so sánh trong đoạn thơ được nhận ra nhờ từ “là” kết nối hai vế

Biện pháp ẩn dụ được nhận ra nhờ hai hình ảnh: nắng hạmặt trời chân lí. Trong đoạn thơ, nắng hạmặt trời chân lí ngầm chỉ ánh sáng của lí tưởng cách mạng.

1,0

3

Ý chính của đoạn thơ: bộc lộ niềm vui sướng khi bắt gặp lý tưởng cách mạng; thể hiện những thay đổi của tâm hồn lúc được “mặt trời chân lí” rọi chiếu đến.

1,0

II

 1

Nghị luận xã hội: trình bày suy nghĩ của anh (chị) về “vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay”.

2,0

a. Giải thích:
- Thực phẩm bẩn là gì?
Thực phẩm bẩn là những thực phẩm chứa các chất độc hại, tác động tiêu cực đến sức khỏe và tính mạng con người.
- Thực phẩm sạch là gi?
Thực phẩm sạch là thực phẩm không chứa chất “bẩn”.

0,5

Nêu hiện trạng hiện nay
- Vấn đề thực phẩm bẩn là một hiện tượng phổ biến, đang diễn ra từng ngày
- Hầu hết thức ăn ta ăn đều có chứa chất độc hại
- Mức báo động cao gây ra những ảnh hưởng xấu về sức khỏe con người.
- Ví dụ minh họa: thịt có chất tạo nạc, rau có thuốc trừ sâu; làm đổ ruốc bằng hóa chất…

0,5

Nguyên nhân dẫn đến các thực phẩm bẩn, không an toàn
- Do vấn đề lợi nhuận
- Nghĩ đến sức khỏe của mình, xem thường sức khỏe người khác
- Sự xuống cấp về lương tâm, đạo đức và là biểu hiện của một trình độ nhận thức hẹp hòi, ích kỷ.
- Chưa có biện pháp xứng đáng đối với các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm bẩn.

0,5

Hậu quả
- Bệnh tật nguy hiểm: viêm màng não, bệnh ung thư…
- Tâm lí hoang mang cho người tiêu dùng

Giải pháp                 
- Nâng cao ý thức, tuyên truyền về về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm và đảm bảo sức khỏe của xã hội
- Tăng cường kiểm soát, ra những quy định xử phạt các cơ quan sản xuất thực phẩm bẩn
- Mỗi cá nhân cần tỉnh táo hơn trong việc lựa chọn thực phẩm cho mình và gia đình

0,5

II

 2

Nghị luận văn học: Cảm nhận của về khổ thơ cuối bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu

5,0

Mở bài: Giới thiệu khái quát về nhà thơ Xuân Diệu và tác phẩm Vội vàng.

0,5

Thân bài:Sống mãnh liệt, sống hết mình. Sống nồng nàn say mê. Nghệ thuật trùng điệp trong diễn tả. Ngôn từ đậm màu sắc cảm giác, xúc giác, rạo rực: ta muốn ôm, ta muốn riết, ta muốn say, ta muốn thâu.

1,0

Đoạn thơ mở đầu bằng ba chữ “Ta muốn ôm” như phơi bày ra hết sự ham hố và cuồng nhiệt của Xuân Diệu với cuộc sống trần thế. “Ta muốn” được lặp đi, lặp lại như nhịp điệu hối hả, như hơi thở gấp gáp của thi nhân.

1,0

Điệp từ “cho” với nhịp độ tăng tiến nhấn mạnh các cấp độ khát vọng hưởng thụ đạt đến độ thỏa thuê, sung mãn, trọn vẹn. Xuân Diệu muốn tận hưởng cuộc sống cho đến “no nê”, “chếnh choáng”, “đã đầy”.

1,0

Mỗi một lần khao khát “Ta muốn” thì lại đi liền với một động từ chỉ trạng thái yêu đương mỗi lúc một mạnh mẽ, nồng nàn hơn “ôm – sự sống” – “riết – mây đưa, gió lượn” – “say – cánh bướm, tình yêu” – “thâu – cái hôn nhiều”, để cuối cùng là một tiếng kêu của sự cuồng

1,0

Kết bài:Đoạn thơ đã giúp ta hình dung được tâm hồn Xuân Diệu, một cái tôi yêu đời, giàu xúc cảm, một nhân sinh quan tiến bộ về cuộc đời. Với những gì thể hiện ở trên, Xuân Diệu rất xứng đáng với danh hiệu: “Nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới” (Hoài Thanh).

0.5

 

 

 

 

 

                                                                                             

 SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐÀ NẴNG    ĐỀ CƯƠNG HỌC KÌ II 2016 - 2017

   TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG                       Môn: NGỮ VĂN 11                                              

ĐỀ 4

I.PHẦN ĐỌC – HIỂU (3 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các yêu cầu từ câu 1 đến câu 3:

"…Của ong bướm này đây tuần tháng mật;

Này đây hoa của đồng nội xanh rì;

Này đây lá của cành tơ phơ phất;

Của yến anh này đây khúc tình si;

Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,

Mỗi buổi sớm thần Vui hằng gõ cửa;

Tháng giêng ngon như một cặp môi gần… "

 

Câu 1:Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm nào? Tác giả của bài thơ đó là ai? (1 điểm)

Câu 2: Trong đoạn thơ đã sử dụng phép điệp từ nào? Nêu hiệu quả? (1 điểm)

Câu 3: Xác định nội dung chính của đoạn thơ này? (1 điểm)

II. PHẦN LÀM VĂN

Câu 1: Viết đoạn văn (khoảng 20 dòng) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩmhiện nay. (2 điểm)

Câu 2:Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ Tràng Giang của Huy Cận: (5 điểm)

“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,

Con thuyền xuôi mái nước song song,

Thuyền về nước lại sầu trăm ngả;

Củi một cành khô lạc mấy dòng.

Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,

Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.

Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;

Sông dài, trời rộng, bến cô liêu ...”

(Ngữ văn 11 cơ bản, tập 2, NXB Giáo dục)

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐÀ NẴNG          ĐỀ CƯƠNG CUỐI HỌC KÌ II

   TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG                          Môn: NGỮ VĂN 11

                                                                                          Đáp án – Thang điểm      

ĐỀ 4

 

PHẦN

Câu

NỘI DUNG

ĐIỂM

I

Đọc hiểu một đoạn thơ...

3,0

1

Đoạn trích trên được thuộc tác phẩm Vội vàng – tác giả Xuân Diệu

1,0

2

Phép điệp từ “này đây”.Hiệu quả là nhấn mạnh vẻ đẹp tươi non, phơi phới, rạo rực, tình tứ của mùa xuân qua tâm hồn khát sống, khát yêu, khát khao giao cảm mãnh liệt của nhân vật trữ tình.

1,0

3

Nội dung chính:Tình yêu cuộc sống mãnh liệt, quan niệm về thời gian, tuổi trẻ và hạnh phúc của ông, tất cả đã chất chứa nên thơ và đặc biệt là sự nồng nàn cháy bỏng với tình yêu cuộc sống được hiện lên trong đoạn thơ.

1,0

II

 1

Nghị luận xã hội: trình bày suy nghĩ của anh (chị) về sự sẻ chia trong cuộc sống

2,0

a. Giải thích:
Chia sẻ là cùng nhau hưởng thụ hoặc cùng nhau hành động “có phúc cùng hưởng, có hoạ cùng chia” khiến niềm vui nhân đôi và nỗi buồn vơi bớt.

0,5

Lấy dẫn chứng:

Ông bà ta còn lưu lại lối sống đồng cảm sẻ chia qua những câu ca dao tục ngữ như: “Lá lành đùm là rách”, “Thương người như thể thương thân”…Thời nay, đồng cảm sẻ chia lại càng được phát huy mạnh mẽ qua những chương trình thiện nguyện, hỗ trợ…

0,5

Tuy nhiên, bên cạnh những tấm lòng cao cả biết cảm thông, sẻ chia vẫn còn đó những con người vô cảm, dửng dưng quay lưng trước nỗi đau và mất mát của những người xung quanh. Đó là biểu hiện của lối sống ích kỷ.

0,5

Kết đoạn:Đồng cảm sẻ chia là đức tính tốt đẹp nên cần phát huy lối sống đó trong cuộc sống ngày nay.

0,5

II

Nghị luận văn học: Phân tích đoạn thơ trong bài thơ Tràng Giang của Huy Cận

5,0

Mở bài: Giới thiệu khái quát về nhà thơ Huy Cận và tác phẩm Tràng giang.

0,5

Thân bài: Nhan đề bài thơ Tràng giang gợi lên không khí những bài thơ cổ: một dòng sông dài rộng, những khoảng cách xa xôi, những chia li cách trở

1,0

Khổ thứ nhất:

-   Những hình ảnh cổ điển: một dòng tràng giang phẳng lặng, một con thuyền lặng lẽ trôi, một cành củi khô nhỏ bé.

-   Cảm giác buồn của con người hiện đại:

+ Sóng gợn tràng giang nhưng lại buồn điệp điệp

+ Thuyền và nước bên nhau nhưng giữa thuyền và nước là sự xa cách hững hờ.

+ Cành củi bé nhỏ giữa tràng giang mênh mông. Cành củi ở đây không chỉ là cành củi mà còn là cảm nhận về thận phận bé nhỏ của con người.

1,0

Cảm nhận về nỗi buồn không chỉ trong không gian mà cả trong thời gian.

1,0

Thân phận bé nhỏ và cô đơn của con người càng thấm thía trong sự so sánh: sông dài, trời rộng – bến cô liêu. Sông dài trời rộng là không gian ba chiều, nơi nhà thơ đang ngồi, như cũng chính là thân phận con người

1,0

Kết bài:Tràng giang của Huy Cận đẹp vì những hình ảnh, những từ ngữ đẹp như thơ cổ, cho người đọc thưởng thức những bức tranh quen thuộc của phong cảnh sông nước quê hương.

0.5

 

 

 

 

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐÀ NẴNG     ĐỀ CƯƠNG HỌC KÌ II 2016 - 2017

   TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG Môn:                       NGỮ VĂN 11                 

ĐỀ5

I.PHẦN ĐỌC – HIỂU (3 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các yêu cầu từ câu 1 đến câu 3:

“…Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn.
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và cây, và cỏ rạng,
Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng,
Cho no nê thanh sắc của thời tươi;
- Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!”

Câu 1:Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm nào? Tác giả của bài thơ đó là ai? (1 điểm)

Câu 2: Xác định thể thơ và tìm các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên? (1 điểm)

Câu 3: Xác định nội dung chính của đoạn thơ này? (1 điểm)

II. PHẦN LÀM VĂN

Câu 1: Viết đoạn văn (khoảng 20 dòng) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về sự sẻ chia trong cuộc sống. (2 điểm)

Câu 2: Phân tích bài thơ Chiều tối (Mộ) của Hồ Chí Minh: (5 điểm)

 “Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không
Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết lò than đã rực hồng”.

(Ngữ văn 11 cơ bản, tập 2, NXB Giáo dục)

 

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐÀ NẴNG          ĐỀ CƯƠNG CUỐI HỌC KÌ II

   TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG                          Môn: NGỮ VĂN 11

                                                                                            Đáp án – Thang điểm      

ĐỀ 5

 

PHẦN

Câu

NỘI DUNG

ĐIỂM

I

Đọc hiểu một đoạn thơ...

3,0

1

Đoạn trích trên thuộc bài Vội vàng – Xuân Diệu

1,0

2

Thể thơ tự do -  Biện pháp nhân hóa, lặp từ

1,0

3

Nội dung chính:Xuân Diệu nồng nhiệt rối rít, cuống quýt, như muốn cùng lúc giang tay ôm hết cả vũ trụ, cả cuộc đời, mùa xuân vào lòng mình

1,0

II

 1

Nghị luận xã hội: trình bày suy nghĩ về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩmhiện nay.

2,0

a. Giải thích:
- Thực phẩm bẩn là gì?
Thực phẩm bẩn là những thực phẩm chứa các chất độc hại, tác động tiêu cực đến sức khỏe và tính mạng con người.
- Thực phẩm sạch là gi?
Thực phẩm sạch là thực phẩm không chứa chất “bẩn”.

0,5

Nêu hiện trạng hiện nay
- Vấn đề thực phẩm bẩn là một hiện tượng phổ biến, đang diễn ra từng ngày
- Hầu hết thức ăn ta ăn đều có chứa chất độc hại
- Mức báo động cao gây ra những ảnh hưởng xấu về sức khỏe con người.
- Ví dụ minh họa: thịt có chất tạo nạc, rau có thuốc trừ sâu; làm đổ ruốc bằng hóa chất…

0,5

Nguyên nhân dẫn đến các thực phẩm bẩn

- Do vấn đề lợi nhuận
- Nghĩ đến sức khỏe của mình, xem thường sức khỏe người khác
- Sự xuống cấp về lương tâm, đạo đức và là biểu hiện của một trình độ nhận thức hẹp hòi, ích kỷ.
- Chưa có biện pháp xứng đáng đối với các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm bẩn.

0,5

Hậu quả
- Bệnh tật nguy hiểm: viêm màng não, bệnh ung thư…
- Tâm lí hoang mang cho người tiêu dùng

Giải pháp                 
- Nâng cao ý thức, tuyên truyền về về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm và đảm bảo sức khỏe của xã hội
- Tăng cường kiểm soát, ra những quy định xử phạt các cơ quan sản xuất thực phẩm bẩn
- Mỗi cá nhân cần tỉnh táo hơn trong việc lựa chọn thực phẩm cho mình và gia đình

0,5

II

 2

Nghị luận văn học: Phân tích bài thơ Chiều tối (Mộ) của Hồ Chí Minh

5,0

Mở bài: Giới thiệu khái quát về Hồ Chí Minh và tác phẩm Chiều tối.

0,5

Thân bài: Hai câu thơ đầu gi thi gian và không gian ca bc tranh thiên nhiên ca núi rng lúc chiu ti. Trời đã v chiu, ánh nng sp tàn li, ch có chòm mây lơ lững gia bu tri.

1,0

Nhìn cánh chim bay mà thấy được “quyện điểu”, thấy được trong dáng bay ca cánh chim có s mi mt ca nó. Đây chính là tình cảm nhân đạo ca H Chí Minh.

1,0

4

Hình nh cô thiếu n xay ngô tr trung, khe mạnh tràn đầy sc sng. Hai ch“thiếu n gi lên v trẻtrung, tươi tắn ca cô gái cùng vi hoạt động xay ngô đã làm hin lên vẻđẹp khe khon, nhp nhàng.

1,0

Vi mt ch “hồng” cuối bài thơ, Bác đã làm sáng rc lên toàn bộbài thơ, đã làm mất đi sự mt mi, s u oi, s vi vã, s nng nềđã din ra trong ba câu đầu, đã làm sáng rc lên khuôn mt ca cô em sau khi xay xong ngô ti.

1,0

Kết bài: Bài thơ miêu tả bc tranh thiên nhiên núi rng và cuc sống con người miền sơn cước. Qua đó ta thấy được phong thái ung dung t tại đầy khí phách , lòng lc quan Cách mng cùng tình cảm nhân đạo sâu sc ca Bác

0.5

 

 

ĐỀ CƯƠNG KIỂM TRA HỌC KỲ II

     MÔN GDCD LỚP 11 – NĂM 2016-2017

 

 

PHÂN I: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

 

Câu 1: Vì sao sự nghiệp giáo dục – đào taọ nước ta được coi là quốc sách hàng đầu?

a. Có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn, truyền bá văn minh

b. Là điều kiện để phát huy nguồn lực

c. Là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy CNH – HĐH

d. Là điều kiện quan tronhj để phát triển đất nước

Câu 2: Nhiệm vụ của giáo dục – đào tạo nước ta hiện nay là gì?

a. Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc                   b. Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài

c. Phục vụ sự nghiệp CNH – HĐH đất nước                              d. Cả a, b, c đúng

Câu 3: Để phát triển giáo dục đào tạo, nhà nước cần phải có chính sách như thế nào?

a. Nhận thức đúng đắn về vị trí ”quốc sách hàng đầu” của giáp dục và đào tạo

b. Bảo đảm quyền học tập của nhân dân, huy động mọi nguồn lực cho giáo dục

c. Phát triển nhiều hình thức giáo dục, cải tiến nội dung, phương pháp dạy học

d. Cả a, b, c đúng

Câu 4: Muốn nâng cao hiệu quả và chất lượng của giáo dục đào tạo chúng ta phải làm như thế nào?

a. Thực hiện giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy hoc

b. Đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lí

c. Có chính sách đúng đắn trong việc, phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng nhân tài

d. Cả a, b, c đúng

Câu 5: Nước ta muốn thoát khỏi tình trạng kém phát triển, hội nhập có hiệu quả thì giáo dục đào tạo cần phải thực hiện nhiệm vụ như thế nào?

a. Đào tạo được nhiều nhân tài, chuyên gia trên tất cả các lĩnh vực

b. Đào tạo nhiều nhân tài trong lĩnh vực giáo dục

c. Cần có nhân tài, chuyên gia trong lĩnh vực khoa học

d. Cần có nhân tài, chuyên gia trong lĩnh vực khoa học công nghệ

Câu 6: Làm thế nào để mở rộng quy mô giáo dục – đào tạo nước ta?

a. Dựa trên cơ sở chất lượng, hiệu quả                   b. Gắn với yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội

c. Cả a, b, c đúng                                                       d. Cả a, b, c đúng

Câu 7: Thế nào là mở rộng quy mô giáo dục?

a. Mở rộng từ giáo dục mầm non đến đại học          b. Mở rộng các trường dạy nghề và trung cấp chuyên nghiệp

c. Cả a, b, c đúng                                                       d. Cả a, b, c đúng

Câu 8: Vì sao công bằng xã hội trong giáo dục là vấn đề mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc của sự nghiệp giáo dục nước ta?

a. Đảm bảo quyền của công dân                              b. Đảm bảo nghĩa vụ của công dân

c. Tạo điều kiện để mọi người có cơ hội học tập và phát huy tài năng               

d. Để công dân nâng cao nhận thức

Câu 9: Phương hướng tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục, đào tạo đòi hổi chúng ta phải làm gì?

a. Tiếp cận với chuẩn mực giáo dục tiên tiến trên thế giới

b. Tiếp cận với trình độ khoa học công nghệ trên thế giới

c. Tham gia đào tạo nhân lực trong khu vực và trên thế giới

d. Tiếp cận với chuẩn mực giáo dục tiên tiến trên thế giới phù hợp với yêu cầu phát triển của nước ta.

Câu 10: Đảng và nhà nước ta có quan niệm và nhận định như thế nào về giáo dục và đào tạo?

a. Quốc sách hàng đầu                                              b. Quốc sách

c. Yếu tố then chốt để phát triển đất nước             d. Nhân tố quan trọng trong chính sách quốc gia

Câu 11: Trong bối cảnh nền kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật, Đảng và nhà nước ta xác định tầm quan trọng của khoa học công nghệ là gì?

a. Động lực thúc đẩy sự nghiệp phát triển đất nước                     b. Điều kiện để phát triển đất nước

c. Tiền đề để xây dựng đất nước                                                     d. Mục tiêu phát triển của đất nước

Câu 12: Một trong nững nhiệm vụ của khoa học công nghệ là gì?

a. Bảo vệ Tổ quốc                  b. Phát triển nguồn nhân lực

c. Giải đáp kịp thời vấn đề lí luận và thực tiễn do cuộc sống đăt ra                     d. Phát triển khoa học

Câu 13: Phương án nào sau đây  đúng khi nói về nhiệm vụ của khoa học và công nghệ?

a. Cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước

b. Xây dựng cơ sở hạ tầng kỉ thuật phục vụ cho sự nghiệp CNH – HĐH

c. Tạo ra sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất

d. Tiền đề để phát triển đất nước

Câu 14:Nhờ dâu mà các nước phát triển nhanh, nền kinh tế có sức cạnh tranh mạnh mẽ?

a. Tài nguyên thiên nhiên phong phú                                         b. Nguồn nhân lực dồi dào

c. Nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng và sử dụng có hiệu quả những thành tựu của KHCN

d. Không có chiến tranh

Câu 15: Một trong những phương hướng cơ bản của khoa học công nghệ là gì?

a. Đổi mới cơ chế quản lí khoa học và công nghệ                      b. Cung cấp luận cứ khoa học

c. Giải đáp kịp thời vấn đè lí luận và thực tiễn                           d. Cả a, b, c đúng

Câu 16: Một trong những phương hướng cơ bản của khoa học công nghệ là gì?

a. Cung cấp luận cứ khoa học                                                     b. Tạo thị trường cho khoa học và công nghệ

c. Giải đáp kịp thời vấn đè lí luận và thực tiễn                           d. Cả a, b, c đúng

Câu 17: Một trong những phương hướng cơ bản của khoa học công nghệ là gì?

a. Cung cấp luận cứ khoa học                                                         b. Giải đáp kịp thời vấn đè lí luận và thực tiễn

c. Xây dựng tiềm lực khoa học và công nghệ                             d. Cả a, b, c đúng

Câu 18: Một trong những phương hướng cơ bản của khoa học công nghệ là gì?

a. Cung cấp luận cứ khoa học                                                         b. Giải đáp kịp thời vấn đè lí luận và thực tiễn

c. Tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm                                   d. Cả a, b, c đúng

Câu 19: Nhà nước đổi mới cơ chế quản lí khoa học và công nghệ nhằm mục đích gì?

a. Khai thác mọi tiềm năng sáng tạo trong nghiên cứu khoa học và công nghệ

b. Tạo ra thị trường cạnh tranh bình đẳng

c.Nâng cao số lượng đội ngũ nghiên cứu khoa học

d. Nâng cao chất lượng đội ngũ nghiên cứu khoa học

Câu 20: Nhà nước đổi mới cơ chế quản lí khoa học và công nghệ như thế nào?

a. Tạo ra thị trường cạnh tranh bình đẳng

b. Nhà nước đầu tư ngân sách vào các chương trình nghiên cứu quốc gia đạt trình độ khu vực và thế giới

c.Nâng cao số lượng đội ngũ nghiên cứu khoa học

d. Nâng cao chất lượng đội ngũ nghiên cứu khoa học

 Câu 21: Nhà nước đổi mới cơ chế quản lí khoa học và công nghệ như thế nào?

a. Tạo ra thị trường cạnh tranh bình đẳng

b.Nâng cao số lượng đội ngũ nghiên cứu khoa học

c. Huy động các nguồn lực để đi nhanh vào một số lĩnh vực sử dụng công nghệ cao và công nghệ tiên tiến

d. Nâng cao chất lượng đội ngũ nghiên cứu khoa học

Câu 22: Để có thị trường khoa học công nghệ nước ta cần phải có chính sách như thế nào?

a. Tạo thị trường cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy việc áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ.

b. Khai thác mọi tiềm năng sáng tạo trong nghiên cứu khoa học và công nghệ

c. Nhà nước đầu tư ngân sách vào các chương trình nghiên cứu quốc gia đạt trình độ khu vực và thế giới

d. Huy động các nguồn lực để đi nhanh vào một số lĩnh vực sử dụng công nghệ cao và công nghệ tiên tiến

Câu 23: Để có thị trường khoa học công nghệ nước ta cần phải có chính sách như thế nào?

a. Khai thác mọi tiềm năng sáng tạo trong nghiên cứu khoa học và công nghệ

b. Đổi mới công nghệ

c. Nhà nước đầu tư ngân sách vào các chương trình nghiên cứu quốc gia đạt trình độ khu vực và thế giới

d. Huy động các nguồn lực để đi nhanh vào một số lĩnh vực sử dụng công nghệ cao và công nghệ tiên tiến

Câu 24: Để có thị trường khoa học công nghệ nước ta cần phải có chính sách như thế nào?

a. Khai thác mọi tiềm năng sáng tạo trong nghiên cứu khoa học và công nghệ

b. Nhà nước đầu tư ngân sách vào các chương trình nghiên cứu quốc gia đạt trình độ khu vực và thế giới

c. Hoàn thiện cơ sở pháp lí và nâng cao hiệu lực thi hành pháp luật về sở hữu trí tuệ, trọng dụng nhân tài

d. Huy động các nguồn lực để đi nhanh vào một số lĩnh vực sử dụng công nghệ cao và công nghệ tiên tiến

Câu 25: Để nâng cao tiềm lực khoa học công nghệ nước ta cần phải có biện pháp như thế nào?

a. Nâng cao chất lượng, tăng thêm số lượng đội ngũ cán bộ khoa học

b. Khai thác mọi tiềm năng sáng tạo trong nghiên cứu khoa học và công nghệ

c. Nhà nước đầu tư ngân sách vào các chương trình nghiên cứu quốc gia đạt trình độ khu vực và thế giới

d. Huy động các nguồn lực để đi nhanh vào một số lĩnh vực sử dụng công nghệ cao và công nghệ tiên tiến

Câu 26: Để nâng cao tiềm lực khoa học công nghệ nước ta cần phải có biện pháp như thế nào?

a. Khai thác mọi tiềm năng sáng tạo trong nghiên cứu khoa học và công nghệ

b. Tăng cường cơ sở vật chất kỉ thuật

c. Tạo ra thị trường cạnh tranh bình đẳng

d.Nâng cao số lượng đội ngũ nghiên cứu khoa học

Câu 27: Để nâng cao tiềm lực khoa học công nghệ nước ta cần phải có biện pháp như thế nào?

a. Khai thác mọi tiềm năng sáng tạo trong nghiên cứu khoa học và công nghệ

b. Tạo ra thị trường cạnh tranh bình đẳng

c. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế

d.Nâng cao số lượng đội ngũ nghiên cứu khoa học

Câu 28: Những lĩnh vực nào của khoa học công nghệ được xác định là trọng tâm?

a. Các lĩnh vực khoa học xã hội, ứng dụng

b. Chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn

c. Phát triển công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới

d. Cả a, b, c đúng

Câu 29: Nền văn hóa tiên tiến là nền văn hóa như thế nào?

a. Thể hiện tinh thần yêu nước                    b. Tiến bộ

c. Thể hiện tinh thần đại đoàn kết               d. Thể hiện tinh thần yêu nước và đại đoàn kết

Câu 30: Một trong những phương hướng cơ bản để xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc là gì?

a. Làm cho chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh Giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của nhân dân

b. Đổi mới cơ chế quản lí văn hóa

c. Tập trung vào nhiệm vụ xxaay dựng văn hóa

d. Tạo môi trường cho văn hóa phát triển

Câu 31: Một trong những phương hướng cơ bản để xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc là gì?

a. Đổi mới cơ chế quản lí văn hóa

b. Kế thừa, phát huy những di sản và truyền thống văn hóa của dân tộc

c. Tập trung vào nhiệm vụ xxaay dựng văn hóa

d. Tạo môi trường cho văn hóa phát triển

Câu 32: Một trong những phương hướng cơ bản để xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc là gì?

a. Đổi mới cơ chế quản lí văn hóa

b. Tập trung vào nhiệm vụ xxaay dựng văn hóa

c. Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại

d. Tạo môi trường cho văn hóa phát triển

Câu 33: Một trong những phương hướng cơ bản để xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc là gì?

a. Đổi mới cơ chế quản lí văn hóa

b. Tập trung vào nhiệm vụ xxaay dựng văn hóa

c. Tạo môi trường cho văn hóa phát triển

d. Nâng cao hiểu biết và mức hưởng thụ văn hóa, phát huy tiềm năng sáng tạo văn hóa trong nhân dân

Câu 34: Nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc là nền văn hóa như thế nào?

a. Nền văn hóa tạo ra sức sống của dân tộc                                b. Nền văn hóa thể hiện bản lĩnh dân tộc

c. Nền văn hóa chứa đựng những yếu tố tạo ra sức sống, bản lĩnh dân tộc.

d. Nền văn hóa kế thừa truyền thống.

Câu 35: Để xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc chúng ta cần phải làm gì?

a. Xóa bỏ tất cả những gì thuộc quà khứ               b. Giữ nguyên truyền thống dân tộc

c. Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại

d. Kế thừa, phát huy những di sản và truyền thống văn hóa của dân tộc; tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại

Câu 36: Làm thế nào để kế thừa và phát huy những di sản, truyền thống văn hóa của dân tộc?

a. Bảo tồn các giá trị chungcuar tất cả các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam

b. Bảo tồn những nét đẹp riêng của mỗi dân tộc trên đất nước Việt Nam

c. Bảo tồn, phát huy những giá trị chung và nét đẹp riêng của các dân tộc trên đất nước Việt Nam

d. Bảo tồn, phát huy những nét đẹp riêng của mỗi dân tộc trên đất nước Việt Nam

Câu 37: Làm thế nào để kế thừa và phát huy những di sản, truyền thống văn hóa của dân tộc?

a. Kế thừa, phát huy những giá trị tinh thần, đạo đức, thẩm mỹ, văn hóa, thuần phong mỹ tục của dân tộc

b. Bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử, di sản văn hóa và danh lam thắng cảnh của đất nước.

c. Kế thừa, phát huy những giá trị tinh thần, đạo đức, thẩm mỹ, văn hóa, thuần phong mỹ tục của dân tộc, bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử, di sản văn hóa và danh lam thắng cảnh của đất nước.

d. Kế thừa, phát huy những giá trị tinh thần, đạo đức, bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử, di sản văn hóa và danh lam thắng cảnh của đất nước.

Câu 38: Vì sao phải làm cho thế giới quan Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của nhân dân?

a. CN Mác Lênin cho chúng ta nhận thức đúng đắn về tự nhiên, xã hội và tư duy để xây dựng xã hội mới, tư tưởng Hồ Chí Minh là sự vận dụng sáng tạo CN Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta

b. Tư tưởng Hồ Chí Minh trở thành giá trị tinh thần, tài sản quý báu của dân tộc ta

c. Cả a, b đúng                                                          d. Cả a, b sai

Câu 39: Nước ta muốn có quy mô, cơ cấu dân số và phân bố dân cư hợp lí để phát triển nhanh và bền vững thì phải làm như thế nào?

a. Có chính sách dân số đúng đắn               b. Khuyến khích tăng dân số

c. Giảm nhan việc tăng dân số                     d. Phân bố lại dân cư hợp lí

Câu 40: Quy mô dân số là gì?

a. Là số người dân trong mỗi quốc gia tại một thời điểm nhất định

b. Là số người dân sống trong một khu vực tại một thời điểm nhất định

c. Là số người sống trong một đơn vị hành chính tại một thời điểm nhất định.

d. Là số người sống trong một quốc gia khu vực, vùng địa lí kinh tế tại thời điểm nhất định

Câu 41: Cơ cấu dân số là gì?

a. Là tổng số dân được phân loại theo giới tính, độ tuổi

b. Là tổng số dân được phân loại theo giới tính, độ tuổi, dân tộc, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân

c. Là tổng số dân được phân loại theo độ tuổi dân tộc, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân

d. Là tổng số dân được phân loại theo giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân

Câu 42: Phân bố dân cư là gì?

a. Là sự phân chia tổng số dân theo khu vực

b. Là sự phân chia tổng số dân theo khu vực, vùng địa lí kinh tế.

c. Là sự phân chia tổng số dân theo khu vực, vùng địa lí kinh tế hoặc một đơn vị hành chính.

d. Là sự phân chia tổng số dân theo khu vực hoặc một đơn vị hành chính.

Câu 43:Nói đến chất lượng dân số là nói đến tiêu chí nào sau đây?

a. Yếu tố thể chất                              b. Yếu tố thể chất, trí tuệ và tinh thần

c. Yếu tố trí tuệ                                  d. Yếu tố thể chất và tinh thần

Câu 44: Một trong những mục tiêu của chính sách dân số nước ta là gì?

a. Tiếp tục giảm tốc độ gia tăng dân số                   b. Tiếp tục giảm quy mô dân số

c. Tiếp tục giảm cơ cấu dân cư                                d. Tiếp tục tăng chất lượng dân số

Câu 45: Một trong những mục tiêu của chính sách dân số nước ta là gì?

a. Sớm ổn định quy mô, cơ cấu dân số                    b. Sớm ổn định quy mô và tốc độ gia tăng dân số

c. Sớm ổn định cơ cấu và tốc độ gia tăng dân số    d. Sớm ổn điịnh mức tăng tự nhiên

Câu 46: Một trong những mục tiêu của chính sách dân số nước ta là gì?

a. Nâng cao hiệu quả của chính sách dân số để phát triển nguồn nhân lực

b. Nâng cao chất lượng dân số để phát triển nguồn nhân lực

c. Nâng cao chất lượng cuộc sống để phát triển nguồn nhân lực

d. Nâng cao đời sống nhân dân để phát triển nguồn nhân lực

Câu 47: Một trong những phương hướng cơ bản của chính sách dân số nước ta là gì?

a. Làm tốt công tác thông tin tuyên truyền             b. Làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục

c. Làm tốt công tác tuyên truyền                             d. Làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục

Câu 48: Một trong những phương hướng cơ bản của chính sách dân số nước ta là gì?

a. Nâng cao đời sống nhân dân                                b. Tăng cường nhận thức, thông tin

c. Nâng cao hiệu quả đời sống nhân dân                d. Nâng cao hiể biết của người dân

Câu 49: Một trong những phương hướng cơ bản của chính sách dân số nước ta là gì?

a. Tăng cường công tác lãnh đạo và quản lí           b. Tăng cường công tác tổ chức

c. Tăng cường công tác giáo dục                             d. Tăng cường công tác vận động

 

Câu 50: Tình hình việc làm nước ta hiện nay như thế nào?

a. Việc là thiếu trầm trọng                            b. Việc là là vấn đề không cần quan tâm nhiều

c. Việc làm đã được giải quyết hợp lí                      d. Thiếu việc làm là vấn đề bức xúc ở nông thôn và thành thị

Câu 51: Một trong những mục tiêu của chính sách giải quyết việc là  nước ta là gì?

a. Phát triển nguồn nhân lực                                   b. Mở rộng thị trường lao động

c. Phát triển nguồn nhân lực, mở rộng thị trường lao động         d. Xuất khẩu lao động

Câu 52: Một trong những mục tiêu của chính sách giải quyết việc là  nước ta là gì?

a. Tập trung giải quyết việc là ở cả thành thị và nông thôn

b. Tập trung giải quyết việc là ở cả nông thôn

c. Tập trung giải quyết việc là ở cả thành thị

d. Khuyến khích người lao động làm giàu hợp pháp

Câu 53: Một trong những mục tiêu của chính sách giải quyết việc là  nước ta là gì?

a. Giảm tỉ lệ thất nghiệp                               b. Tăng tỉ lệ lao động qua đào tạo nghề

c. Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn              d. Giảm tỉ lệ thất nghiệp, tăng tỉ lệ lao động qua đào tạo nghề

Câu 54: Tài nguyên thiên nhiên thường chia làm mấy loại?

a. Ba loại; không thể phục hồi, có thể phục hồi và vô tận

b. Ba loại: khoáng sản, đất đai, động thực vật

c. Ba loại: không thể phục hồi, có thể phục hồi và khoáng sản.

d. Ba loại: đất đai, động vật, thực vật

Câu 55: Vấn đề nào dưới đây cần tất cả các nước cùng cam kết thực hiện thì mới có thể được giải quyết triệt để?

a. Phát hiện sự sống ngoài vũ trụ                b. Vấn đề dân số trẻ

c. Chống ô nhiễm môi trường                      d. Đô thị hóa và việc làm

Câu 56: Cách xử lí rác nào sau đây có thể đỡ gây ô nhiễm môi trường nhất?

a. Đốt và xả khí lên cao                                 b. Chôn sâu

c. Đổ tập trung vào bãi rác                           d. Phân loại và tái chế

Câu 57: Vấn đề nào dưới đây được đặc biệt chú ysowr nước ta do tác động lâu daifcuar nó đối với chất lượng cuộc sống và phát triển bền vững?

a. Phát triển đô thị                                                    b. Phát triển chăn nuôi gia đình

c. Giáo dục môi trường cho thế hệ trẻ                     d. Giáo dục và rèn luyện thể chất cho thế hệ trẻ

Câu 58:Tài nguyên thiên nhiên nước ta rất, thuận lợi cho sự phát triển của đất nước, điều nào thể hiện ở nội dung nào dưới đây?

a. Khoáng sản phong phú, đất đai màu mỡ, rừng có nhiều laoij quý hiếm

b. Biển rộng lớn, phong cảnh đẹp, có nhiều hải sản quý

c. Không khí, ánh sáng và nguồn nước dồi dào                             d. Cả a, b, c đúng

Câu 59: Hiện nay tài nguyên đất đang bị xói mòn nghiêm trọng là do đâu?

a. Mưa lũ, hạn hán                            b. Thiếu tính toán khi xây dựng các khu kinh tế mới

c. Chặt phá rừng, khai hoang bừa bãi, thiếu tính toán khi xây dựng các khu kinh tế mới

d. Câu a, b đúng

Câu 60: Mục tiêu của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường nước ta hiện nay là gì?

a. Khai thác nhanh, nhiều tài nguyên để đẩy mạnh phát triển kinh tế

b. Ngăn chặn tình trạng hủy hoại đang diễn ra nghiêm trọng

c. Cải thiện môi trường, tránh xu hướng chạy theo lợi ích trước mắt để gây hại cho môi trường

d. Sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, từng bước nâng cao chất lượng môi trường, góp phần phất triển kinh tế - xã hội bền vững.

Câu 61: Làm gì để bảo vệ tài nguyên, môi trường nước ta hiện nay?

a. Giữ nguyên hiện trạng

b. Không khai thác và sử dụng tài nguyên; chỉ làm cho môi trường tốt hơn

c. Nghiêm cấm tất cả các ngành sản xuất có thể ảnh hưởng xấu đến môi trường

d. Sử dụng hợp lí tài nguyên, cải thiện môi trường, ngăn chặn tình trạng  hủy hoại đang diễn ra nghiêm trọng

Câu 62: Để thực hiện mục tiêu của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường chúng ta cần có những biện pháp nào?

a. Quy định quyền sở hữu, trách nhiệm sử dụng tài nguyên                                b. Gắn lợi ích và quyền

c. Gắn trách nhiệm và nghĩa vụ                               d. Xử lí kịp thời

Câu 63: Để thực hiện mục tiêu của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường chúng ta cần có những biện pháp nào?

a. Gắn lợi ích và quyền                     b. Tài nguyên đưa vào sử dụng phải nộp thuế và trả tiền thuê

c. Gắn trách nhiệm và nghĩa vụ                                                   d. Xử lí kịp thời

Câu 64: Để thực hiện mục tiêu của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường chúng ta cần có những biện pháp nào?

a. Gắn lợi ích và quyền                     b. Gắn trách nhiệm và nghĩa vụ                                         

c. Khai thác đi đôi với bảo vệ, tái tạo; có biện pháp bảo vệ môi trường                          d. Xử lí kịp thời

Câu 65: Mọi tài nguyên đưa vào sử dụng  đều phải nộp thuế và trả tiền thuê nhằm mục đích gì?

a. Ngăn chặn tình trạng hủy hoại đang diễn ra nghiêm trọng

b. Sử dụng tiết kiệm tài nguyên

c. Hạn chế việc sử dụng để cho phát triển bền vững

d. Sử dụng hợp lí tài nguyên, ngăn chặn khai thác bừa bãi dẫn đến hủy hoại, chống xu hướng chạy theo lợi ích trước mắt.

Câu 66: Chính sách đối với tài nguyên không thể phục hồi là gì?

a. Không được khai thác                  b. Khai thác một cách tiết kiệm để phát triển lâu dài

c. Khai thác bao nhiêu cũng được, miễn là nộp thuế, trả tiền thuê một cách đầy đủ

d. Sử dụng một cách hợp lí, tiết kiệm và nộp thuế và trả tiền thuê để phát triển bền vững

Câu 67:  Đâu là biện pháp hiệu quả để giữ cho môi trường trong sạch?

a. Các nhà máy phải có hệ thống xử lí chất gây ô nhiễm

b. Thu gom, xử lí tốt rác thải sinh hoạt

c. Mỗi người phải chấp hành tốt luật bảo vệ môi trường và tham gia tích cực vào các hoạt động bảo vệ môi trường

d. Tất cả các phương án trên

Câu 68: Đối với tài nguyên có thể phục hồi, chính sách của Đảng và nhà nước là gì?

a. Khai thác tối đa                             b. Khai thác đi đôi với bảo vệ

c. Khai thác, sử dụng hợp lí, tiết kiệm, kết hợp với bảo vệ, tái tạo và phải nộp thuế hoặc trả tiền thuê đầy đủ.

d. Khai thác theo nhu cầu, nộp thuế hoặc trả tiền thuê đầy đủ

Câu 69: Sự thay đổi của các hình thái kinh tế xã hội theo chiều hướng nào?

a. Từ thấp đến cao.                                       b. Từ cao đến thấp

c. Thay đổi về trình độ phát triển.               d. Thay đổi về mặt xã hội.

Câu 70: Nguyên nhân dẫn dến sự thay đổi từ chế độ xã hội này bằng chế độ xã hội khác là gì?

a. Kinh tế                               b. Chính trị                c. Văn hóa                  d. Tư tưởng  

Câu 71: Yếu tố quyết định dẫn đến sự thay đổi của chế độ xã hội này bằng chế độ xã hội khác là yếu tố nào sau đây?

a. Quan hệ sản xuất.                                     b. Công cụ lao động.

c. Phương thức sản xuất.                              d. Lực lượng sản xuất.

Câu 72: Hai giai đoạn phát triển của cộng sản chủ nghĩa khác nhau ở  yếu tố nào sau đây?

a. Sự phát triển của khoa học công nghệ.               b. Sự phát triển của lực lượng sản xuất.

c. Sự phát triển của trình độ dân trí.                                   d. Sự tăng lên của năng suất lao động.

Câu 73: Trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội nước ta cần phải làm gì?

a. Xóa bỏ ngay những yếu tố của xã hội cũ.                       b. Giữ nguyên những yếu tố của xã hội cũ.           

c. Từng bước cải tạo các yếu tố của xã hội cũ.       d. Để cho các yếu tố xã hội tự điều chỉnh.

Câu 74: Nguyên nhân nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội là do đâu?

a. Xuất phát từ ý định chủ quan của con người.   b. Là một yếu tố khách quan.

c. Do tình hình thế giới tác động.                             d. Do mơ ước của toàn dân.

Câu 75: Quá độ lên chủ nghĩa xã hội có bao nhiêu hình thức?

a. 2                                                      b. 3

c. 4                                                      d. 5

Câu 76: Hình thức quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt nam là gì?

a. Quá độ trực tiếp.                                                   b. Quá độ gián tiếp.

c. Thông qua  một giai đoạn trung gian.                 d. Theo quy luật khách quan.

Câu 77: Hai hình thức quá độ lên chủ nghĩa xã hội được gọi là gì?

a. Quá độ trực tuyến và quá độ gián tiếp                            b. Quá độ trực tiếp và quá độ trung gian

c. Quá độ trực tiếp và qua độ trực tuyến                            d. Quá độ trực tiếp và quá độ gián tiếp

Câu 78: Theo quan điiểm của Mác – Lênin CSCN  phát triển qua mấy giai đoạn cơ bản?

a. 2                                                      b. 3

c. 4                                                      d. 5

Câu 79: Giai đoạn đầu của xã hội CSCN được gọi là gì?

a. Xã hội chủ nghĩa               b. Chủ nghĩa xã hội               c. Xã hội của dân                   d. Xã hội dân chủ

Câu 80: Quá độ lên CNXH ở Việt Nam bỏ qua chế dộ TBCN được hiểu như thế nào?          

a. Bỏ qua toàn bộ sự phát triển trong giai đọa phát triển TBCN.

b. Bỏ qua việc xác lập địa vị thống trị của quan hệ sản xuất TBCN.

c. Bỏ qua việc sử dụng thành quả khoa học kỉ thuật.                    d. Bỏ qua phương thức quản lí.

Câu 81: Nguyên tắc phân phối trong giai đoạn đầu  của xã hội cộng sản chủ nghĩa là gì?

a. Làm theo năng lực hưởng theo lao động.                               b. Làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu.

c. Làm hết  mình hưởng hết nhu cầu.                                         d. Tùy theo khả năng để đáp ứng  nhu cầu.

Câu 82: Nguyên tắc phân phối trong giai đoạn sau  của xã hội cộng sản chủ nghĩa là gì?

a. Làm theo năng lực hưởng theo lao động.                               b. Làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu.

c. Làm hết  mình hưởng hết nhu cầu.                                         d. Tùy theo khả năng để đáp ứng  nhu cầu.

Câu 83: Lịch sử xã hội loài người đã và đang trải qua bao mhiêu hình thái kinh tế xã hội?

a. 4                                          b. 5                                                  c. 6                                  d. 7

Câu 84: Lịch sử xã hội loài người đã và đang trải qua những hình thái kinh tế xã hội nào sau đây?

a. CSNT, CHNL, PK, TBCN, XHCN                    b. CSNT, PK, TBCN, XHCN

c. CSNT, CHNL, TBCN, XHCN                            d. CSNT, CHNL, PK, TBCN         

Câu 85: Đặc trưng trên lĩnh vực văn hóa ở xã hội XHCN mà nhân dân ta đang xây dựng là gì?

a. Nền văn hóa kế thừa những truyền thống dân tộc                    b. Nền văn hóa tiến bộ         

c. Nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc                       d. Nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc

Câu 86: Đặc điểm trên lĩnh vực chính trị thời kì quá độ lên CNXH ở Việt Nam là gì?

a. Vai trò lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ngày càng được củng cố, nâng cao.

b. Các chính sác được thực hiện có hiệu quả.                            c. Cả a, b đúng.             d. Cả a, b sai.

Câu 87: Đặc điểm trên lĩnh vực kinh tế thời kì quá độ lên CNXH ở Việt Nam là gì?

a. Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần.                               b. Xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa.

c. Kinh tế nhà nước giữ vị trí thống trị.      d. Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần định hướng XHCN.

Câu 88: Đặc điểm trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa thời kì quá độ lên CNXH ở Việt Nam là gì?

a. Xây dựng nền văn hóa XHCN.             b. Tồn tại nhiều loại. nhiều khuynh hướng tư tưởng khác nhau.

c. Đã hình thành xong nền văn hoa XHCN.                                   d. Xóa bỏ ngay tư tưởng, văn hóa xã hội cũ.

Câu 89: Đặc điểm trên lĩnh vực xã hội thời kì quá độ lên CNXH ở Việt Nam là gì?

a. Tồn tại giai cấp công nhân và nông dân             b. Tồn tại giai cấp công nhân và tầng lớp trí thức

c. Tồn tại giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức   d. Tồn tại nhiều giai cấp và tầng lớp khác nhau

Câu 90: Thời kì quá độ lên CNXH ở nước ta có đặc điểm gì?

a. Tồn tại nhiều yếu tố khác nhau.                                                  b. Có những yếu tố đối lập nhau.

c. Có những yếu tố thâm nhập vào nhau, ảnh hưởng lẫn nhau.              d. Cả a, b, c đúng.

Câu 91: Những đặc trưng cơ bản của CNXH ở Việt Nam hiện nay biểu hiện như thế nào?

a. Tất cả đều chưa hình thành.                                                    b. Tất cả đều đã hình thành.

c. Có những đặc trưng  đã và đang hình thành.                        d. Không thể đạt đến đặc trưng đó.

Câu 92: Thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam giai cấp nào giữ vai trò hạt nhân đoàn kết các giai cấp và tầng lớp khác trong xã hội?

a. Nông dân                           b. Tư sản                    c. Công nhân                         d. Địa chủ

Câu 93: Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã tồn tại bao nhiêu kiểu nhà nước?

a. 3                              b. 4                              c. 5                              d. 6       

Câu 94: Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã tồn tại những kiểu nhà nước nào sau đây?

a.Nhà nước chiến nô, phong kiến, tư sản, XHCN           b.Nhà nước nguyên thủy, chiến nô, tư sản, XHCN

c.Nhà nước nguyên thủy, phong kiến, tư sản, XHCN      d.Nhà nước nguyên thủy, chiến nô, phong kiến, XHCN

Câu 95: Trong các kiểu nhà nước Nhà nước nào khác về chất so với các nhà nước trước đó?    

a. Chiếm hữu nô lệ.               b. Phong kiến                                 c. Tư bản.                       d. XHCN.

Câu 96: Trong lịch sử xã hội loài người nhà nước xuất hiện khi nào?

a. Thời kì giữa xã hội CSNT.                                                       b. Thời kì đầu CSNT.

c. Xuất hiện chế độ tư hữu TLSX.                          d. Cuối xã hội chiếm hữu nô lệ.

Câu 97: Nhà nước xuất hiện do đâu?

a.Do ý muốn chủ quan của con người.                   b. Do ý chí của giai cấp thống trị.

c. Là một tất yếu khách quan.                                                     d. Do lực lượng siêu nhiên áp đặt từ bên ngoài vào.

Câu 98: Bản chất của nhà nước là gì?

a. Vì lợi ích của tất cả các giai cấp trong xã hội.     b. Mang bản chất của các giai cấp chủ yếu trong xã hội.

c. Vì lợi ích của giai cấp áp đảo về số lượng.                              d. Mang bản chất của giai cấp thống trị.

Câu 99: Bản chất giai cấp của nhà nước được thể hiện như thế nào?

a. Nhà nước là bộ máy dùng để duy trì sự thống trị của giai cấp này đối với giai cấp khác

b. Nhà nước là bộ máy trấn áp đặc biệt của giai cấp này đối với giai cấp khác

c. Cả a,b đúng                                                                               d. cả a, b sai

Câu 100: Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang bản chất của giai cấp nào?

a. Giai cấp công nhân.                                                                      b.Giai cấp công nhân và giai cấp nông dân.

c. Giai cấp công nhân và giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.              d. Tất cả cá giai cấp trong xã hội.

Câu 101: Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang bản chất của giai cấp công nhân vì sao?

a. Nhà nước có được là thành quả cách mạng của quần chúng nhân dân lao động

b. Nhà nước có được là thành quả cách mạng của giai cấp công nhân

c. Nhà nước có được là thành quả cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam

d. Nhà nước có được là thành quả cách mạng của quần chúng nhân dân lao động do giai cấp công nhân thông qua chính đảng là Đảng Cộng sản lãnh đạo.

Câu 102:Bản chất giai cấp của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể hiện tập trung nhất là gì?

a. Phục vụ lợi ích của nhân dân                               b. Sự lãnh đạo của ĐCS Việt Nam đối với nhà nước

c. Thể hiện ý chí của nhân dân                                d. Do nhân dân xây dựng nên

Câu 103: Dân chủ là gì?

a. Quyền lực thuộc về nhân dân.                             b. Quyền lực cho giai cấp chiếm số đông trong xã hội

c. Quyền lực cho giai cấp thống trị.                         d. Quyền lực cho giai cấp áp đảo trong xã hội.

Câu 104: Đặc điểm của nền dân chủ XHCN là gì?

a. Phát triển cao nhất trong lịch sử.                                            b. Rộng rãi nhất và triệt để nhất trong lịch sử.

c. Tuyệt đối nhất trong lịch sử.                                d. Hoàn bị nhất trong lịch sử.

Câu 105: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa được thực hiện trên các lĩnh vực nào?

a. Kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.                      b. Kinh tế, chính trị, văn hóa.

c. Kinh tế, chính trị, văn hóa, tinh thần.                 d. Chính trị, văn hóa, xã hội.

 

Câu 106: Nền dân chủ XHCN mang bản chất giai cấp nào?

a. Giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao động.           b. Giai cấp chiếm đa số trong xã hội.

c. Giai cấp công nhân.                                                                      d. Giai cấp công nhân và giai cấp nông dân.

Câu 107: Nền dân chủ XHCN là nền dân chủ của ai?

a. Giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao động.           b. Người thừa hành trong xã hội.

c. Giai cấp công nhân.                                                                                  d. Giai cấp công nhân và giai cấp nông dân.

Câu 108: Nền dân chủ XHCN dựa trên cơ sở kinh tế như thế nào?                                     

a. Chế độ công hữu về TLSX.                                                     b. Chế độ tư hữu về TLSX.

c. Kinh tế xã hội chủ nghĩa.                                                          d. Kinh tế nhiều thành phần.

Câu 109:Nền dân chủ XHCN dựa trên  hệ tư tưởng  nào?

a. Giai cấp công nhân.                                                                  b. Giai cấp nông dân.

c. Giai cấp tư sản.                                                      d. Hệ tư tưởng Mác – Lênin.

Câu 110: Một trong những nguyên tắc cơ bản để xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân là gì?

a. Quyền lực tập trung trong tay nhà nước                                b. Nhà nước quản lí mọi mặt xã hội

c. Quyền lực thuộc về nhân dân                              d. Nhân dân làm chủ

Câu 111: Một yếu tố không thể thiếu để xây dựng nền dân chủ XHCN là gì?

a. Pháp luật, kỷ luật.                                                                     b. Pháp luật, kỉ luật, kỉ cương.

c. Pháp luật,nhà tù.                                                                       d. Pháp luật, quân đội.

Câu 112: Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực kinh tế ở Việt Nam là gì?

a. Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật.

b. Mọi công dân dều bình đẳng và tự do kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật.

c. Mọi công dân dều bình đẳng và tự do kinh doanh và thực hiện nghĩa vụ đóng thuế theo quy định của pháp luật.

d. Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật và tự do lựa chọn ngành nghề.       

Câu 113: Quá trình ứng dụng và trang bị những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến hiện đại vào quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, quản lí kinh tế xã hội là quá trình nào sau đây?

a. Hiện đại hoá           b. Công  nghiệp hoá              c. Tự động hoá          d. Công nghiệp hoá - hiện đại hoá

Câu 114: Quá trình chuyển đổi căn bản các hoạt động sản xuất từ sử dụng sức lao động thủ công sang sư dụng  sức lao động dựa trên sự phát triển của công nghiệp cơ khí là quá trình nào sau đây?

a. Hiện đại hoá           b. Công  nghiệp hoá              c. Tự động hoá          d. Công nghiệp hoá - hiện đại hoá

Câu 115: Cuộc Cách mạng khoa học kỉ thuật lần thứ nhất diễn ra vào thời gian nào?

a. Thế kỷ VII             b. Thế kỷ XVIII                    c. Thế kỷ XIX                        d. Thế kỷ XX

Câu 116: Cuộc Cách mạng khoa học kỉ thuật lần thứ hai diễn ra vào thời gian nào?

a. Thế kỷ VII             b. Thế kỷ XVIII                    c. Thế kỷ XIX                        d. Thế kỷ XX

Câu 117: Cuộc Cách mạng khoa học kỉ thuật lần thứ nhất ứng với qúa trình nào sau đây?

a. Hiện đại hoá           b. Công  nghiệp hoá              c. Tự động hoá          d. Công nghiệp hoá - hiện đại hoá

Câu 118: Cuộc Cách mạng khoa học kỉ thuật lần thứ hai ứng với qúa trình nào sau đây?

a. Hiện đại hoá           b. Công  nghiệp hoá              c. Tự động hoá          d. Công nghiệp hoá - hiện đại hoá

Câu 119: Thành tựu nổi bật của cuộc cách mạng khoa học kỷ thuật làn thứ nhất là gì?

a. Điện                                    b. Máy tính                            c. Máy hơi nước        d. Xe lửa

Câu 120: Thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kỷ thuật làn thứ nhất ứng dụng vào lĩnh vực nào?

a. Nông nghiệp          b. Sản xuất                             c. Dịch vụ                   d. Kinh doanh

Câu 121: Thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kỷ thuật làn thứ hai ứng dụng vào lĩnh vực nào?

a. S ản xuất                b. Kinh doanh. dịch vụ         c. Quản lý kinh tế, xã hội      d. Cả a, b, c đúng

Câu 121: Vì sao CNH phải gắn liền với HĐH?

a. Vì nhân loại đã trải qua hai cuộc cách mạng kỉ thuật và công nghệ.

b.Xu hướng toàn cầu hóa, mở ra cơ hội mới cho các nước tiến hành CNH sau như Việt Nam.

c. Tránh sự tụt hậu, rút ngắn thời gianđể HĐH mọi mặt.                         d. Cả a, b, c đều đúng

Câu 122: Vì sao phải tiến hành CNH – HĐh đất nước?

a. Do yêu cầu phải xây dựng cơ sở vật chất kỉ thuật cho CNXH.

b. Do yêu cầu phải rút ngắn khoảng cách tụt hậu xa về kinh tế, kỉ thuật, công nghệ, do yêu cầu phải tạo ra năng suất lao động xã hội cao.

c. Do yêu cầu phải xây dựng cơ sở vật chất kỉ thuật cho CNXH, do yêu cầu phải tạo ra năng suất lao động xã hội cao.                                                                       d. Cả a, b đều đúng.

Câu 123: Nội dung cơ bản của công nghiệp hoá , hiện đại hoá là gì?

a.Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất               b. Xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý, hiện đại, hiệu quả.

c. Củng cố và tăng cường địa vị chủ đạo của QHSX XHCN                                d. Cả a,b, c đúng

Câu 124:Cơ cấu kinh tế là tổng thể quan hệ hữu cơ, phụ thuộc và quy đinh lẫn nhau về quy mô và trình độ của cơ cấu nào sau đây?

a. Cơ cấu kinh tế ngành       b. Cơ cấu vùng kinh tế         c. Cơ cấu thành phần kinh tế           d. Cả a, b, c đúng

Câu 125:Đi đôi với chuyển dich cơ cấu kinh tế phải chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng CNH – HĐH gắn với phát triển yếu tố nào sau đây?

a. Kinh tế nông nghiệp         b. Kinh tế hiện đại                 c. Kinh tế tri thức                  d. Kinh tế thị trường

Câu 126: Em đồng ý với ý kiến nào sau đây

a. Để xây dựng CSVC kĩ thuật của CNXH, nước ta cần tự nghiên cứu, xây dựng.

b. Để xây dựng CSVC kĩ thuật của CNXH, nước ta cần nhận chuyển giao kỹ thuật và công nghệ hiện đại từ các nước tiên tiến.

c. Để xây dựng CSVC kĩ thuật của CNXH, nước ta cần kết hợp tự nghiên cứu, xây dựng vừa nhận chuyển giao kỹ thuật và công nghệ hiện đại từ các nước tiên tiến.

d. Để xây dựng CSVC kĩ thuật của CNXH, nước ta cần đầu tư  cho xây dựng.

Câu 127: CNH, HĐH có tác dụng:

a.Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển    b.Tạo điều kiện để p.triển LLSX và tăng năng suất LĐ xã hội

c.Tạo điều kiện để nước ta hội nhập k.tế quốc tế               d.Nâng cao uy tín của nước ta trên trường quốc tế

Câu 128: Một trong những nội dung cơ bản của CNH, HĐH ở nước ta là:

a. Phát triển mạnh mẽ ngành công nghiệp cơ khí              b. Phát triển mạnh mẽ khoa học kĩ thuật

c. Phát triển mạnh mẽ công nghệ thông tin                                    d. Phát triển mạnh mẽ LLSX

Câu 129: Trong TKQĐ lên CNXH ở nước ta tồn tại nền k.tế nhiều TP là vì:

a. Để giải quyết việc làm cho người lao động                      b. Khai thác mọi tiềm năng sẵn có của đất nước

c. Kinh tế NN và k.tế tập thể còn yếu                                              d. Nước ta là một nước nông nghiệp lạc hậu

Câu 130: Thành phần kinh tế là gì?

a.Là kiểu quan hệ kinh tế dựa trên một hình thức sở hữu nhất định về tư liệu sản xuất.

b. Là kiểu quan hệ dựa trên một hình thức sở hữu nhất định về tư liệu sản xuất.

c. Là kiểu quan hệ kinh tế dựa trên một hình thức sở hữu nhất định.

d. Là kiểu quan hệ dựa trên một hình thức sở hữu nhất định.

Câu 131: Để xác định thành phần kinh tế thì cần căn cứ vào đâu?

a.Nội dung của từng thành phần kinh tế                b. Hình thức sở hữu

c. Vai trò của các thành phần kinh tế                                 d. Biểu hiện của từng thành phần kinh tế.

Câu 132: Vì sao ở nước ta sự tồn tại nhiều thành phần kinh tế là một tất yếu khách quan?

a.Vì trong thời kì quá độ ở nước ta tồn tại đan xen một số thành phần kinh tế của xã hội trước, đồng thời trong quá trình xây dựng xã hội mới xuất hiện thêm một số thành phần kinh tế mới.

b. Thời kì quá độ ở nước ta LLSX thấp kém với nhiều trình độ khác nhau nên có nhiều hình thức sở hữu TLSX khác nhau.

c. Cả a, b đúng                                                                      d. Cả a, b sai

Câu 133: Nước ta hiện nay có bao nhiêu thành phần kinh tế?

a.4                   b. 5                                          c. 6                                          d. 7

Câu 134: Ở nước ta hiện nay có những thành phần kinh tế nào?

a.Nhà nước , tập thể, tư nhân, tư bản nhà nước, có vốn đầu tư nước ngoài.

b. Nhà nước , tập thể, cá thể tiểu chủ, tư bản nhà nước, có vốn đầu tư nước ngoài.

c. Nhà nước , tập thể, tư bản tư nhân, tư bản nhà nước, có vốn đầu tư nước ngoài.

d. Nhà nước , tập thể, cá thể tiểu chủ, tư bản tư nhân, tư bản nhà nước, có vốn đầu tư nước ngoài.

Câu 135: Kinh tế nhà nước có vai trò như thế nào?

a.Cần thiết                 b. Chủ đạo                             c. Then chốt                           d. Quan trọng

Câu 136: Thành phần kinh tế tư nhân có cơ cấu như thế nào?

a.Kinh tế các thể tiểu chủ, kinh tế tư nhân                         b. Kinh tế tư nhân, kinh tế cá thể

c. Kinh tế cá thể tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân              d. Kinh tế cá thể tiểu chủ, kinh tế tư bản

Câu 137: Lực lượng nòng cốt của kinh tế tập thể là gì?

a.Doanh nghiệp nhà nước                                        b. Công ty nhà nước            

c. Tài sản thuộc sở hữu tập thể                                d. Hợp tác xã

Câu 138: Kinh tế nhà nước dựa trên hình thức sở hữu nào?

a.Nhà nước                b. Tư nhân                             c. Tập thể                               d. Hỗn hợp     

Câu 139: Kinh tế tập thể dựa trên hình thức sở hữu nào?

a.Nhà nước                b. Tư nhân                             c. Tập thể                               d. Hỗn hợp     

Câu 140: Kinh tế tư nhân dựa trên hình thức sở hữu nào?

a.Nhà nước                b. Tư nhân                             c. Tập thể                               d. Hỗn hợp     

Câu 141: Kinh tế tư bản nhà nước  dựa trên hình thức sở hữu nào?

a.Nhà nước                b. Tư nhân                             c. Tập thể                               d. Hỗn hợp     

Câu 142: Nội dung quản lí kinh tế của nhà nước là gì?

a.Quản lí các doanh nghiệp kinh tế             b.  Quản lí các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế nhà nước

c. Quản lí các doanh nghiệp kinh tế, điều tiết vĩ mô

d. Quản lí các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế nhà nước, điều tiết vĩ mô

Câu 143: Làm thế nào để tăng cường vai trò và hiệu lực quản lí kinh tế của nhà nước?

a.Tiếp tục đổi mới công cụ quản lí, tăng cường vai trò của nhà nước

b. Tiếp tục đổi mới công cụ quản lí, tăng cường lực lượng vật chất của nhà nước

c. Tiếp tục đổi mới công cụ quản lí, tăng cường lực lượng vật chất của nhà nước, tiếp tục cải cách hành chính bộ máy nhà nước

d. Tiếp tục đổi mới công cụ quản lí, tiếp tục cải cách hành chính bộ máy nhà nước

Câu 144: Vì sao trong nền kinh tế thị trường ở nước ta sự quản lí của nhà nước là cần thiết và khách quan?

a.Nhà nước là đại diện cho sở hữu toàn dân về tư liệu sản xuất

b. Nhà nước phát huy mặt tích cực và khắc phục mặt hạn chế của nền kinh tế thị trường

c.Nhà nước đại diệ cho xã hội thực hiện việc điều tiết, quản lí nền kinh tế

d. Cả a, b, c đúng

Câu 145: Mối quan hệ cung cầu là mối quan hệ tác động giữa ai với ai?

a. Người mua và người bán                                     b. Người bán và người bán

c. Người sản xuất với người sản xuất                                  d. Cả a, c đúng

Câu 146: Nội dung của quan hệ cung cầu được biểu hiện như thế nào?

a. Cung cầu tác động lẫn nhau                                b. Cung cầu ảnh hưởng đến giá cả

c. Giá cả ảnh hưởng đến cung cầu                          d. Cả a, b, c đúng.

Câu 147: Khi cầu tăng dẫn đến sản xuất mở rộng dẫn đến cung tăng là nội dung của biểu hiện nào trong quan hệ cung - cầu ?

a. Cung cầu tác động lẫn nhau                                b. Cung cầu ảnh hưởng đến giá cả

c. Giá cả ảnh hưởng đến cung cầu                          d. Thị trường chi phối cung cầu

Câu 148: Khi cầu giảm dẫn đến sản xuất mở rộng dẫn đến cung giảm là nội dung của biểu hiện nào trong quan hệ cung - cầu ?

a. Cung cầu tác động lẫn nhau                                b. Cung cầu ảnh hưởng đến giá cả

c. Giá cả ảnh hưởng đến cung cầu                          d. Thị trường chi phối cung cầu

C âu 149: Khi trên thị  trường  giá cả giảm thì xảy ra trường hợp nào sau đây?

a. Cung và cầu tăng                                                  b. Cung và cầu giảm

c. Cung tăng, cầu giảm                                             d. Cung giảm, cầu tăng

C âu 150: Khi trên thị  trường  giá cả tăng thì xảy ra trường hợp nào sau đây?

a. Cung và cầu tăng                                                  b. Cung và cầu giảm

c. Cung tăng, cầu giảm                                             d. Cung giảm, cầu tăng

 

                       

 

                                    PHẦN II: CÂU HỎI TỰ LUẬN

 

Câu 1: Nêu những đặc trưng của Chủ nghĩa xã hội?

Câu 2: Có mấy hình thức quá độ lên chủ nghĩa xã hội?

Câu 3: Tại sao nước ta phải quá độ lên Chủ nghĩa xã hội?

Câu 4: Giải thích nguồn gốc ra đời của nhà nước?

Câu 5: Thế nào là nhà nước pháp quyền xã hội chue nghĩa Việt Nam?

Câu 6: Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là gì?

Câu 7: Những nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực chính trị?

Câu 8: Mục tiêu và phương hướng của chính sách giải quyết việc làm ở nước ta hiện nay?

Câu 9: Khái niệm dân chủ trực tiếp, dân chủ gián tiếp?

Câu 10: Nêu tình hình Tài nguyên và môi trường ở nước ta hiện nay?

 

 

 

 

 

ĐỀ CƯƠNG KIỂM TRA HỌC KỲ II

MÔN LỊCH SỬ - LỚP 11-2017

 

PHẦN I: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1:Sau khi xé bỏ hòa ước Véc-xai, nước Đức phát xít hướng tới mục tiêu gì?

A. Chuẩn bị xâm lược các nước Tây Âu

B. Chuẩn bị đánh bại Liên Xô

C. Thành lập một nước Đại Đức bao gồm toàn bộ châu Âu.

D. Chuẩn bị  chiếm vùng Xuy-đét và Tiệp Khắc   

Câu 2: Sau khi Đức liên kết với  Italia,Nhật hình thành liên minh phát xít, thái độ của Liên Xô đối với các nước Đức như thế nào?

A. Coi nước Đức là đồng minh

B. Phớt lờ trước hành động của nước Đức

C. Coi nước Đức là kẻ thù nguy hiểm nhất.

 D. Không đặt quan hệ ngoại giao với Đức.      

Câu 3:Chủ trương của Liên xô với các nước tư bản  sau khi Đức ,Italia,Nhật hình thành liên minh phát xít ?

A. Liên kết với các nước tư bản Anh, Pháp để chống phát xít.

B. Đối đầu với các nước tư bản Anh, Pháp

C. Hợp tác chặt chẽ với các nước Anh, Pháp trên mọi lĩnh vực.

D. Khộng hợp tác với các nước tư bản  vì các nước tư bản dung dưỡng phe phát xít.

Câu 4:Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ vào thời điểm nào?

A. 9/5/1945

B. 1/9/1939

C. 22/6/1941

D.  Tháng 2/1943  

Câu 5: Phát xít Đức tấn công Liên Xô

A. 9/5/1945

 B. 1/9/1939

 C. 22/6/1941

 D.  Tháng 2/1943    

Câu 6: Chiến thắng Xtalingrát  tạo nên bước ngoặt của tiến trình chiến tranh thế giới ,diễn ra vào thời gian  nào:

A. 9/5/1945

B. 1/9/1939

C. 22/6/1941

D.  Tháng 2/1943     

Câu 7: Phát xít Đức kí văn bản đầu hàng Đồng Minh không điều kiện vào thời điểm nào:

 A. 9/5/1945

 B. 1/9/1939

C.  22/6/1941

D.  Tháng 2/1943    

Câu 8:Hậu quả của chiến tranh thế giới hai:

a.  Hơn 1700 triệu người bị lôi cuốn vào vòng chiến,khoảng 60 triệu người chết,90 triệu người bị tàn phế…

b.  Hơn 100 quốc gia với 1700 triệu người bị lôi cuốn vào vòng chiến và khoảng 60 triệu người chết,…

c.  Hơn 1700 triệu người bị lôi cuốn vào vòng chiến,khoảng 80 triệu người chết,90 triệu người bị tàn phế….

d.  Khoảng 60 triệu người chết,80 triệu người bị tàn phế ,nhiều thành phố làng mạc bị tàn phá….

 Câu 9:Lực lượng giữ vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủa nghĩa phát xít là:

a.  Liên xô

b.  Anh,Mỹ.

c.  Anh ,Mỹ ,Liên xô.

d.  Anh,Mỹ ,Liên xô,Pháp. 

  Câu 10: Ngày 1/1/1942 khối Đồng minh chống phát xít được thành lập ở Oa-sinh-tơn gồm :

a.  26 nước.

b.  27 nước

c.  28 nước

d.  29 nước   

Câu 11:Chiến thắng nào đã làm phá sản chiến lược “chiến tranh chớp nhoáng” của Hít le :

a. Chiến thắng Mát-xcơ-va

b. Chiến thắng Xta-lin-gơ-rat.

c. Chiến thắng En A-la-men.

d. Chiến thắng Gu-a-đan-ca-nan 

Câu 12:Trong chiến tranh thế giới hai,thành phố được mệnh danh là “nút sống “ của Liên Xô là thành phố nào:

a.   Thành phố  Xta-lin-gơ-rat.

b.   Thành phố  Mat-xcơ-va

c.   Thành phố Lê-nin-gơ-rát.

d.   Thành phố  Ki-ép. 

 Câu 13:Trong chiến tranh thế giới hai, quân Nhật  tấn công Hạm đội Mỹ ở Trân Châu Cảng vào thời gian nào:

a.  Ngày  7/12/1941

b.  Ngày  7/12/1940

c.  Ngày  7/12/1942

d.  Ngày  7/12/1943 

Câu 15:Từ tháng 3 à 5/1945, quân đội nước nào đã quét sạch liên quân Đức –Italia khỏi lục địc châu Phi:

a.  Liên quân Mỹ -Liên xô

b.  Liên quân Anh-Mỹ .

c. Liên quân Anh-Liên xô.

d.  Liên quân Liên xô-Mỹ- Anh

Câu 16:Nhật đầu hàng Đồng Minh không điều kiện vào thời điểm nào:

A. 15/8/1945

B. 15/9/1945

C. 1/8/1945

 D.  1/9/1945    

Câu 17:Vào giữa thế kỷ XIX,tình hình nước ta có những đặc điểm  nổi bật nào:

a. Chế độ phong kiến Việt Nam đang trong giai đoạn hình thành.

b. Chế độ phong kiến Việt Nam đang ở trong giai đoạn khủng hoảng suy yếu nghiêm trọng

c. Chế độ phong kiến Việt Nam được cũng cố vững chắc.

d. Một lực lượng sản xuất mới –tư bản chủ nghĩa đang hình thành trong lòng xã hội phong kiến. 

Câu 18:Sự kiến nào đánh dấu mốc quân Pháp xâm lược Việt Nam:

a.Chiều 31-8-1858,Liên quân Pháp-Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng.

b.Sáng 1-9-1858 ,liên quân Pháp –Tây Ban Nha nổ súng rồi đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà.

c.Ngày 17-2-1859,Pháp chiếm thành Gia Định.

d.Hiệp ước Nhâm Tuất (năm1862) được ký kết

Câu 19:Quân Tây Ban Nha cùng với quân Pháp xâm lược Việt Nam ,vì:

a.Muốn có thị trường tiêu thụ hàng hóa ở Việt Nam.

b.Muốn chia quyền lợi với Pháp sau khi chiếm xong Việt Nam làm thuộc địa.

c.Có một số giáo sĩ Tây Ban Nha bị triều đình giam giữ,giết hại.

d.Cả a,b,c.

Câu 20:Từ cuối tháng 8/1858 đến đầu tháng 2/1859, liên quân Pháp-Tây Ban Nha bị cầm chân trên bán đảo Sơn Trà, vì:

a. Quân đội triều đình nhà Nguyễn anh dũng chống trả quân xâm lược đẩy lùi nhiều đơt tấn công của chúng

b. Nhân dân cả nước kiên cường chống giăc đẩy lùi nhiều đơt tấn công của chúng.

c. Quân dân cả nước anh dũng chống trả quân xâm lược đẩy lùi nhiều đơt tấn công của chúng

d. Quân ít,thiếu viên binh,thời tiết không thuận lợi.

Câu 22:Tháng 2/1859 Pháp đưa quân từ Đà Nẵng vào Gia định là vì:

a. Muốn làm chủ lưu vực sông Mê-công.

b. Muốn chiếm vùng đất Nam kỳ .

c. Muốn cắt đứt con đường tiếp tế lương thực của triều đình.

d. Cả a,b,c

Câu 23:Sau khi chiếm thành Gia Định (1859),Pháp rơi vào tình thế:

a. Bị nghĩa quân bao vây ,quấy rối liên tục.

b. Bị thương vong gần hết.

c. Bị bệnh dịch hoành hành.

d. Bị thiệt hại nặng nề do bệnh dịch và thương vong

Câu 24:Từ đầu năm 1860,Pháp cho rút toàn bộ số quân từ Đà Nẵng vào Gia định , vì:

a. Pháp bị sa lầy trong cuộc chiến tranh ở Trung quốc và Italia

b.Chuẩn bị cho việc xâm lược Campuchia .

c. Bệnh dịch ở Đà Nẵng đang hoành hành.

d.Cả a,b,c.

Câu 25:Năm 1860,quân triều đình không giành được thắng lợi quyết định trên chiến trường Gia định là do:

a. Không chủ động tấn công giặc.

b. Thiếu sự ủng hộ của nhân dân.

c. Quân  ít.

d.Cả a,b,c

Câu 26:Với hiệp ước Nhâm Tuất (ký ngày 5-6-1862) , triều đình nhà Nguyễn đã nhượng cho Pháp :

a.  Ba tỉnh :Biên hòa,Gia định,Định tường  và đảo Côn lôn

b. Ba tỉnh :Biên hòa,Gia định,Vĩnh Long  và đảo Côn lôn

c. Ba tỉnh :Biên hòa,Hà Tiên ,Định tường  và đảo Côn lôn

d. Ba tỉnh :An giang,Gia định,Định tường  và đảo Côn lôn

Câu 27:Sau năm 1862,thái độ của triều đình đối với các nghĩa binh chống Pháp ở Gia Định,Biên Hòa Định Tường là:

a.Khuyến khích và ủng hộ các nghĩa binh chống Pháp. .

b.Ra lệnh giải tán các nghĩa binh chống Pháp

c.Yêu cầu quân triều đình cùng các nghĩa binh chống Pháp

d.Cử quan lại chỉ huy các nghĩa binh chống Pháp.

Câu 28:Thực dân Pháp chiếm xong Nam kỳ vào thời gian:

a. 24-6-1865

b. 24-6-1866

c. 24-6-1867

d. 24-6-1868

Câu 30:Sau khi sáu tỉnh miền Tây Nam Kỳ rơi vào tay Pháp, thái độ của quan lại cao cấp trong triều đình Huế :

a. Kiên quyết chống Pháp

b. Dựa vào nhân dân chống Pháp.

c. Đầu hàng Pháp

d.  Dựa vào quân đội triều đình và nhân dân để giành lại những phần đất  đã mất.

Câu 31:Thực dân Pháp nổ súng đánh thành Hà nội lần nhất vào thời gian nào:

a.  20.10.1872

b.  20.11.1873

c.  20.12.1874

d.  20.1.1875

Câu 32:Thực dân Pháp đem quân tấn công Hà nội lần nhất với  lý do:

a. Nhà Nguyễn tiếp tục liên lạc với nhà Thanh.

b. Vì nhu cầu về thị trường ,nguyên liệu,nhân công,…

c. Nhà Nguyễn không trả chiến phí cho Pháp.

d. Giải quyết vụ gây rối của Đuy-puy

Câu 33:Người lãnh đạo cuộc chiến đấu chống Pháp tấn công thành Hà Nội lần nhất là:

a.Nguyễn Tri Phương

b.Nguyễn Lâm

c.Hoàng Diệu.

d.Phan Thanh GiảN

Câu 34:Trận cầu Giấy lần nhất làm cho tên thực dân Gác-ni-ê thiệt mạng diễn ra vào thời gian nào:

a. 21 .12.1873

b. 21.11.1872

c. 21.10.1871

d. 21.9.1870

Câu 35:Với hiệp ước Giáp Tuất (ký năm1874) , triều đình nhà Nguyễn đã chính thức thừa nhận :

a.  Ba tỉnh miền Đông Nam kỳ là đất thuộc Pháp.

b. Ba tỉnh miền Tây Nam kỳ là đất thuộc Pháp.

c. Sáu tỉnh Nam kỳ là đất thuộc Pháp.

d. Sáu tỉnh Nam kỳ và đảo Côn lôn là đất thuộc Pháp

Câu 36:Thực dân Pháp nổ súng đánh thành Hà nội lần hai vào thời gian nào:

a.  25.4.1873

b.  25.5.1874

c.  25.6.1875

d.  25.7.1876

Câu 37:Người lãnh đạo cuộc chiến đấu chống Pháp tấn công thành Hà Nội lần hai là:

a.Nguyễn Tri Phương

b.Nguyễn Lâm

c.Hoàng Diệu.

d.Phan Thanh Giản

Câu 38:Trận cầu Giấy lần hai làm cho tên thực dân Ri-vi-e thiệt mạng diễn ra vào thời gian nào:

a.  19.5.1883

b. 19.6.1882

c. 19.7.1881

d. 19.8.1880

Câu 39:Nguyên nhân thực dân Pháp đem quân tấn công Hà nội lần hai là:

a.  Nhà Nguyễn tiếp tục liên lạc với nhà Thanh.

b.  Vì nhu cầu về thị trường ,nguyên liệu,nhân công,…

c.  Nhà Nguyễn không trả chiến phí cho Pháp.

d.  Giải quyết vụ gây rối của Đuy-puy

Câu 40:Sau Hiệp ước Hác-măng (1883),thái độ của triều đình đối với phong trào kháng chiến của nhân dân:

a.  Ra lệnh chấm dứt các hoạt động chống Pháp trong cả nước.

b.  Ra lệnh chấm dứt các hoạt động chống Pháp ở Trung kỳ.

c.  Ra lệnh chấm dứt các hoạt động chống Pháp ở Nam kỳ

d.  Ra lệnh chấm dứt các hoạt động chống Pháp ở  Bắc Kỳ

Câu 41:Phái chủ chiến đứng đầu là Tôn Thất Thuyết tổ chức cuộc phản công quân Pháp ở Kinh thành Huế và phát động phong trào Cần Vương dựa trên cơ sở:

a.  có sự đồng tâm nhất trí trong hoàng tộc.

b.  có sự ủng hộ của triều đình Mãn Thanh.

c.  có sự ủng hộ của binh lính

d. có sự ủng hộ của nhân dân và quan lại chủ chiến.

Câu 42:Cuộc phản công quân Pháp tại kinh thành Huế diễn ra vào:

a.   Đêm 4 rạng ngày 5 tháng 5 năm 1885.

b.   Đêm 4 rạng ngày 5 tháng 6 năm 1885.

c.   Đêm 4 rạng ngày 5 tháng 7 năm 1885.

d.   Đêm 4 rạng ngày 5 tháng 8 năm 1885.

Câu 43:Trước khi trở thành lãnh tụ của khởi nghĩa, Phan Đình Phùng đã giữ chức vụ gì trong triều đình:

a. Tri huyện.

b. Thừa biện Bộ Lễ.

c.  Quan Ngự sử

d. Thượng thư Bộ Binh.

Câu 44: Nguyên nhân bùng nổ của phong trào Yên Thế:

a.  Muốn giúp vua cứu nước.

b. Vì bị vua quan phong kiến áp bức nặng nề.

c. Muốn lật đổ vương triều nhà Nguyễn.

d. Căm thù Pháp,chống Pháp để bảo vệ cuộc sống tự do.

Câu 45:Nguyên nhân bùng nổ của phong trào Cần Vương:

a. Muốn giúp vua cứu nước.

b. Vì bị vua quan phong kiến áp bức nặng nề.

c. Muốn lật đổ vương triều nhà Nguyễn.

d. Căm thù Pháp,chống Pháp để bảo vệ cuộc sống tự do.

Câu 46:Phong trào nào sau đây không được xem là  phong trào Cần Vương:

a.  Khởi nghĩa Ba Đình

b. Khởi nghĩa Bãi Sậy

c. Khởi nghĩa Hương Khê

d. Khởi nghĩa Yên Thế

Câu 47:Trong các phong trào chống Pháp cuối thế kỷ XIX đầu XX ,phong trào kéo dài lâu nhất là :

a. Khởi nghĩa Ba Đình

b. Khởi nghĩa Bãi Sậy

c. Khởi nghĩa Hương Khê

d. Khởi nghĩa Yên Thế

Câu 48:Phong trào nào sau đây được xem là  phong trào Cần Vương tiêu biểu:

a. Khởi nghĩa Ba Đình

b. Khởi nghĩa Bãi Sậy

c. Khởi nghĩa Hương Khê

d. Khởi nghĩa Yên Thế

Câu 49:Phong trào Cần Vương  diễn ra trong thời gian:

a. 1885-1895

b. 1880-1895

c. 1885 -1896

d.  1885 -1895 

Câu 50:Người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 – 1892) là :

A. Đinh Gia Quế về sau là Nguyễn Thiện Thuật

B. Phan Đình Phùng.

C. Hoàng Hoa Thám.

D. Phạm Bành và Đnh Công Tráng

Câu 51:Người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885 -1896) là :

A. Đinh Gia Quế về sau là Nguyễn Thiện Thuật

B. Phan Đình Phùng.

C. Hoàng Hoa Thám.

D. Phạm Bành và Đnh Công Tráng

Câu 51: Trước cách mạng tháng 2/1917, Nga là nước:

A .Quân chủ chuyên chế.                      B. Quân chủ lập hiến   

C. Thuộc địa nửa phong kiến.                D. Cộng hoà.

Câu5 2: Nước Nga trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất thuộc phe:

   A.Trung lập                                            B. Liên minh.

    C. Hiệp ước.                                            D. Đồng minh.

Câu5 3: Nền kinh tế nước Nga đầu thế kỉ XX là:

    A. Nền kinh tế TBCN phát triển.            B. Nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu.

      C. Nền kinh tế TB chậm phát triển.         C.Nền kinh tế XHCN.

Câu 54: Cách mạng tháng 2 /1917 đã:

  1. Đưa nước Nga ra khỏi chiến tranh thế giới lần thứ nhất.
  2. Lật đỏ chế độ quân chủ chuyên chế Nga hoàng.
  3. Giải  quyết được mâu thuẫn giữa giai cấp Tư sản và vô sản.
  4. Giải  quyết được vấn đề ruộng đất và vấn đề dân tọc ở Nga.

Câu 55.I.Lê-nin tuyên bố thành lập chính quyền Xô viết vào ngày:
      A.Ngày7tháng10năm1917.
       B.Ngày7tháng11năm1917.
       C.Ngày17tháng10năm1917.
       D. Ngày 17 tháng 11 năm 1917.

Câu56:Kết quả của cách mạng tháng Hai là:
A.   lật đổ chế độ Nga hoàng, tồn tại hai chính quyền song song
B.   lật đổ chế độ Nga hoàng, tồn tại ba chính quyền
C.   tồn tại chế độ Nga hoàng
D.  lật đổ chính quyền của giai cấp tư sản
Câu 57: Ai là vị lãnh tụ lãnh đạo CMT10 Nga năm 1917?
A.  LêNin.
B.Mác.
C.Enghen  
D.  X.Talin

Câu 58: Mục tiêu trong Luận cương tháng Tư của Lê-nin là gì?
A.   Chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa
B.   Chuyển từ chế độ phong kiến sang cách mạng dân chủ tư sản
C.   Duy trì chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản.
D.  Tạo điều kiện cho giai cấp tư sản phát triển.

Câu5 9: Sự kiện mở đầu cuộc cách mạng dân chủ tư sản 2/1917 ở Nga”

A.   Cuéc biÓu t×nh cña 9 v¹n n÷ c«ng nh©n Pª-t¬-r«-g¬-r¸t.

B.   Cuộc tấn công cung điên mùa đông vào ngày 25/10/1917.

C.   Cuộc khởi nghĩa vũ trang của công nhân ở Mát-xcơ-va.

D.   Cuộc nổi dậy của nông dân vùng ngoại ô Mát-xcơ-va.

Câu 60: Chính quyền được thành lập sau chách mạng tháng 2 /1917 là:

A.     Nền chuyên chính của giai cấp vô sản.

B.     Chính quyền của giai cấp Tư sản.

C.     Nền chuyên chính của của quý tộc và phòn kiến.

D.     Chính phủ tư sản  lâm thời và chính quyền xô viết song song tồn tại.

Câu 61: Lê nin bí mạt về Pê-tơ-rô-gratđể chỉ đạo cuộc cách mạng tháng mười từ:

A.    Ba Lan.

B.     Phần Lan.

C.    Na Uy.

D.    Thuỵ Điển.

Câu 62: Mở đầu cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là sự kiện:

  1. Đêm 24/10 các đội cận vệ đánh chiếm vị chí then chốt ở thủ đô.
  2. Đêm 25/10 quân khởi nghĩa đánh chiếm cung điệ mùa đông.
  3. Ngày 27/10 Chính quyền Xô viết được thành lập ở Mát-xcơ-va.
  4. Đêm 25/10 Chính quyền Xô viết được thành lập ở Pª-t¬-r«-g¬-r¸t.

Câu 63: Để tiêu diệt nước Nga non trẻ quân đội 14 nước đã:(Tham khảo)

A.    Cấu kết với bọn phản cách mạng trong nước, mở cuộc tấn công vũ trang nhằm lật đổ chính quyền xô viết.

B.     Khôi phục lại quyền lợi cho Nga Hoàng Ni-co-la Iii.

C.    Thực hiện chính sách cấm vận kinh tế.

D.    Thực hiện diễn biến hoà bìnhđẻ lật đổ chính quyền Xô viết.

Câu 64 Năm 1919 để vượt qua những khó khăn thử thách sau cách mạng tháng Mười  Nga 1917, Lê nin và đảng Bôn sê vích đã thực hiện:

  1. Chính sách kinh tế mới.
  2. Chính sách cộng sản thời chiến.
  3. Chính sách ngoại giao hoà bình.
  4.  Tiếp tục cuộc chiến trtanh với các nước đế quốc.

Câu 65 Cuộc đấu tranh chống thù trong giặc ngoài của nước Nga xô viết căn bản hoàn thành vào năm:

     A.Cuối năm 1919.                                       B. Cuối năm 1920.    

      C. Cuối năm 1921                                      D. Cuối năm 1922.

Câu 66 Cách mạng tháng 2/1917 ở nga mang tính chất là cuộc cách mạng:

A.    Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ.

B.     Cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiều mới.

C.    Cuộc cách dân chủ tư sản.

D.    Cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.

Câu 67  Đại hội xô viết toàn Nga lần thứ nhất được khai mạc vào:

A.    Đêm 24/10/1917 Tại Mát-xcơ- va.

B.     Đêm 25/10/1917 Tại Mát-xcơ- va.

C.    Đêm 25/10/1917 Tại  điện Xmô-ưi.

D.    Đêm 25/10/1917  tại Pê-tư-rô-grat.

Câu 68: Ý nghĩa của “Luận cương tháng 4”do Lê ninh soạn thảo:

A.    giác ngộ chách mạng cho đông đảo quần chúng nhân dân.

B.     Trang bị vũ khí tư tưởng cho mọi giaicaaps tầng lớp.

C.    Chỉ rõ mục tiêu và đường lối chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa.

D.    Kêu gọi quần chúng tích cực tham gia khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.

 Câu 69: Cách mạng tháng 10/1917 ở nga mang tính chất là cuộc cách mạng:         

A.Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ.

B.Cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiều mới.

C.Cuộc cách dân chủ tư sản.

Cuộc cách mạng Xã hội chủ nghĩa.

Câu 70:Cuộc cách mạng thán mười Nga năm 1917 giành thắng lợi đã:  

A. Đập tan ách áp bức bóc lột của phong kiến, tư sản giải phóng công nhân và nhân dân lao đông,đưa công nhân và nhân dân lao đông lên nắm chín quyền, xây dựng CNXH.

B. Đập tan ách áp bức bóc lột và âm mưu xâm lược của các nước đế quôc ở châu âu.

C.  Đập tan ách áp bức bóc lột và âm mưu xâm lược của Mĩ muốn làm bá chủ thế giới.

D. Đập tan âm mưu của Nga hoàng muốn khôi phục lại chế độ phong kiến.

                            

Câu 71: Để khôi phục kinh tế sau chiến tranh, tháng 3/1921 Lê nin và đảng Bôn sê vích đã thực hiện:

A.    Ban hành hành sắc lệnh hoà bình và Sắc lệnh ruộng đất.

B.     Ban hành chính sách cộng sản thời chiến.

C.    Ban hành chính sách kinh tế mới .

D.    Cải cách chính phủ.

Câu7 2: “NEP” là cụm từ viết tắt của:

 

A.    Chính sách cộng sản thời chiến.

B.     Các kế hoạch năm năm của Liên xô từ năm 1921 đến 1941.

C.    Liên bang cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết.

D.    Chính sách kinh tế mới.

 

Câu 73:Chính sách kinh tế mới do Lê nin khởi xướng vào:

  1.  Tháng 12/1919.
  2. Tháng 10/1920.
  3. Tháng 3/1921.
  4. Tháng 1/1924.

Câu 74:Liên bang cộng hoà xã hội Xô viết được thành lập vào:

A.    Tháng 3/1921.        

B.     Tháng 12/1922.

C.    Tháng 3/1923.

D.    Tháng 1/1924.

Câu 75:Nội dung dung cơ bản của “Chính sách kinh tế mới”mà nước Nga thực hiện là :

  1. Nhà nước Xô viết nắm đọc quyền về kinh tế về mọi mặt.
  2. Nhà nước kiểm soát toàn bộ nền công nghiệp, trưng thu lương thực thừa của nông dân.
  3. Tạo ra nền kinh tế nhiều thành phần nhưng vẫn đặt dưới sự kiểm soát của nhà nước .
  4. Thi hành chính sách lao động cưỡng bức đối với nông dân.

Câu7 6: Nhiệm vụ trọng tâm trong công cuộc xây dựng CNXH ở Liên xô từ năm từ năm 1925 đến năm 1941 là:

  1. Phát triển công nghiệp nhẹ
  2. Phát triển công nghiệp quốc phòng.
  3. Phát triển công nghiệp xã hội chủ nghĩa.
  4. Phát triển công nghiệp giao thông vận tải.

Câu7 7 Thành tựu lớn nhất của Liên xô trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội từ 1925-1941 là:

A. Đời sống vật chất tinh thần của người dân ngày càng được tăng lên.

B. Hơn 60 triệu người dân Liên xô thoát nạn mù chữ.

  1. Liên xô từ một nước nông nghiệp ( chiếm 2/3 tổng sản phẩm kinh tế quốc dân)trở thành cường quốc  công nghiệp xã hội chủ nghĩa
  2. Hoàn thành tập thể hoá nông nghiệp.

Câu7 8:Nhân dân Liên xô tạm ngừng công cuộc xây dựng đất nước trong khi đang tiến hành kế hoạch năm năm lần thứ 3 vì:

  1. Liên xô đã hoàn thành công cuộc xây dựng CNHX trước thời hạn.
  2. Các nước đế quốc bao vây, tấn công nên liên xô phải tiến hành cuộc chiến tranh giữ nước.
  3. Liên xô chuyển sang kế hoạch xây dựng CNXH dài hạn.
  4. Phát xít Đức tấn công Lirn xô tháng 6/1941, nhân dân Liên xô phải tiến hành cuộc chiến tranh vệ quốc.

    Câu 79: Thực chất của chính sách kinh tế mới của Lê nin là:

  1. Nhà nước nắm độc quyền về kinh tế.
  2. Cho phép kinh tế tự do phát triển, không cần sự quản lí của nhà nước.
  3. Phát triển kinh tế nhiều thành phần có sự có sự điều tiết và quản lí của nhà nước.
  4. Phát triển kinh tế do tư nhân quản lí.

 

Câu 80: Vì sao viếc thực hiện chính sách kinh tế mới”NEP” lại bắt đầu từ Nông nghiệp :

  1. Vì nông dân chiến tuyệt đối trong xã hội.
  2. Vì nông nghiệp là ngành kinh tế then chốt trong xã hội
  3. Vì chính sách Trưng thu lương thực thừa đang làm nhân dân bất bình
  4.  Vì các sản phẩm nông nghiệp đáp ứng đước nhu cầu xuất khẩu của đất nước.

Câu 81:Tai sao để thực hiện xây dựng CNXH nhân dân Liên Xô phải tiến hành công nghiệp hoá :

  1. Công nghiệp hoá sẽ trang bị cơ sở vật chất cho Liên xô.
  2. Công nghiệp hoá sẽ giúp Liên xô trở thành cương quốc công nghiệp đứng số 1 thế giới.
  3. Công nghiệp hoá sẽ giúp Liên xô từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở thành cường quốc công nghiệp XHCN.
  4. Công nghiệp hoá thành công sẽ làm cho Mĩ nể sợ.

 

Câu 82:Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất và làn thứ haicuar Liên xô đều hoàn thành vượt  thời gian chứng tỏ điều gì:

  1. Chế độ mới đã phát huy hết khả năng, trí tuệ và tinh thần của người lao độngtrong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
  2. Sự nóng vội đốt cháy giai đoạn của Liên xô trong việc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
  3. Liên xô đã trở thành 1 cương quốc công nghiệp đứng số 1 thế giới.
  4. Liên xô đã hoàn thành triệt đẻ công nghiệp hoá đất nước.

Câu 83:Từ 1922 đến1933 nhều nước trên thế giới đã công nhân và thiết lập quan hệ ngoại giao cới Liên xô điều này chứng tỏ :

  1. Khẳng định uy tín ngày càng cao của Liên xô trên trường quôc tế.
  2. Các nước Đế quốc đã nể sợ Liên xô.
  3. Liên xô trở thành thị trường tiềm năng đối với nền kinh tế các nước lớn.
  4. Mâu thẫn giữa TBCN và XHCN đã chấm hết.

 

Câu 84: Liên xô đặt quan hệ ngoại giao với các nước : Đức,Anh, Ý, Pháp, Nhật trong khoảng thời gian :

  1. Trong những năm 1922-1925.
  2. Trong những năm 1921-1925.
  3.  Trong những năm 1922-1924.
  4. Trong những năm 1922-1928

Câu 85: Liên xô đặt quan hệ ngoại giao với Mĩ Năm:

A.Năm 1933.                Năm 1934.               C.Năm 1935               D. Năm 1936.

 

Câu 86:  Chiến tranh thế giới lần thứ nhất kết thúc các nước thắng trận đã họp nhau ở Véc-xai( Nước Pháp) nhằm:

  1. Kí kết một loạt các hiệp ước và hoà ước để phân chia quyền lợi.
  2.  Bàn cách đối phó chống lại liên xô.
  3. Bàn cách nhằm  phát triển kinh tế ở Châu âu.
  4. Bàn chách hợp tác về quân sự.

Câu 87:  Những nước giành được nhiều thành quả và quyền lợi nhất trong hội nghị Véc-Xai là :

  1. Anh, Pháp Mỹ, Nhật.
  2. Pháp, Đức, Nga.
  3. Mĩ, Anh, Đức,Ý.
  4. Tây Ban Nha, Nhật bản.

 

Câu 88: Nhằm duy trì một trật tự thế giới mới bảo vệ quyền lợi cho mình, các các nước trận, đã thành lập một tổ chức quốc tế mới có tên gọi là:

  1. Tổ chức liên hợp quốc.
  2. Hội quốc Liên.
  3. Hội liên hiệp quốc tế mới.
  4. Hội Tư bản.

Câu 89:Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới diễn  ra đầu tiên ở :

A.    Anh.

B.      Mĩ.

C.     Pháp.

D.    Đức.

 Câu 90: Nguyên nhân cơ bản dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 là do :

A.    Các nước Tư bản không quản lí, điều tiết nền sản xuất.

B.     Sản xuát một cách ồ ạt, chạy theo lợi nhuận trong những nawm1924-1929 dẫn đến cung vượt qua cầu .

C.    Người dan không dủ tiền mua hàng hoá.

D.    Tác động của cao trào cách mạng thế giớ 1918-1923.

Câu 91: Hậu nghiêm trong nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 là :

  1. Hàng trục triệu người trên thế giới thất nghiệp.
  2. Nhiều người bị phá sản,mất hết tiền bạc và nhà cửa.
  3. Sự xuất hiện của chủ nghĩa Phát xít và nguy cơ chiến tranh thế giới 2.
  4. Lạm phát trở nên phi mã, nhà nước không thể điều tiết được.

 

Câu 92 : Trước nguy cơ xuất hiện của chủ nghĩa Phát xít, và chiến tranh thế giới mới, quốc tế cộng sản đã :

  1. Chủ trương trương thành lập mặt trận nhân dân chống  phát xít.
  2. Giúp đỡ nước Pháp chống chủ nghĩa phát xít.
  3. Kêu gọi nhân dân thế giới nhan chóng thoát ra  khỏi cuộc khủng hoảng.
  4.  Tìm cách hạn chế quyền lực của Hít le.

 

Câu 93: Thắng lợi của mặt trận nhân dân pháp trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít, chống chiến tranh đế quốc là đã:

  1. Lật đổ được chế độ phát xít tồn tại lâu đời ở Pháp.
  2. Thành lập đảng cộng sản Pháp.
  3. Thành lập hội liên hiệp chống chủ nghã phát xít ở Pháp.
  4. Giành thắng lợi trong cuộc tổng tuyển cử tháng 6/1936 và thành lập một chính phủ mới.

Câu 94:Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) đã hình thành 2 khối đế quốc đối lập nhau là :

A.    Mĩ – Anh –Đức và Nhật-Ý- Pháp.

B.     Mĩ –Ý- Nhật và Anh- Pháp –Đức

C.     Mĩ –Anh – Pháp và Đức-Ý- Nhật.

D.    Đức- Áo – Hung- Ý và Anh- Pháp – Nga.

Câu 95:Đặc điển của cuôc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) là :

  1. Cuộc khủng hoảng thiếu.
  2.  Cuộc khủng hoảng ngắn nhất trong lịch sử.
  3. Cuộc khủng hoảng thừa, trần trọng và kéo dài nhất.
  4. Cuộc khủng hoảng thiếu và trầm trọng nhất.

Câu 96:Hội quốc liên ra đời nhằm mục đích :

  1. Duy trì một trật tự thế giới mới.
  2. Bảo vệ hoà bình và an ninh thế giới.
  3. Giải quyết tranh chấp quốc tế.
  4. Khống chế sự lũng đoạn của các công ti độc quyền xuyên quốc gia.

 

Câu 97 :Năm 1929 sản lượng công nghiệp củ Đức đã :

A, Đã vượt qua Anh,Ý, đứng đầu châu Âu.

      B. Đã vượt qua Anh,Mĩ, đứng đầu thế giới

C. Đã vượt qua Anh, Pháp, đứng đầu châu Âu.

D. Đã vượt qua Anh, Pháp, Mĩ, đứng đầu thế giới.

 

 

Câu 98:Đức tuyên bố rút ra khỏi hội quốc Liên để được tự do hành động vào :

  1. Tháng 10/1933.                  B. Tháng 10/1934.

C.  Tháng 10/1935                   D.Tháng 10/1936

 

Câu 99:Tại sao Đức,Ý, Nhật bản lại đi theo con đường phát xít hoá bộ máy nhà nước để cứu vãn tình trạng khủng hoảng kinh tế:

  1. Vì cay cú sau thất bại trong chiến tranh thế giới thứ nhất.
  2. Vì có ít thuộc địa, ngày càng thiếu vốn, thiếu nguyên liệu và thị trường.
  3. Vì Phát xít hoá bộ máy nhà nước mới tập trung được sức mạnh để khôi phục kinh tế.
  4. Đó là những nước quân phiệt hiếu chiến.

Câu 100: Để thiết lập nền chuyên chính độc tài, chính phủ Hít le đã :

  1.  Công khai khủng bố các đảng phái dân chủ tiến bộ,trước hết là Đảng cộng sản.
  2. Ám sát tổng thống Hin đen bua.
  3.  Rút ra khỏi hội quốc liên.
  4. Không sản xuất công nghiệp nhe.

Câu 101:Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933đã:

  1. Không tác động, ảnh hưởng gì đến nước Đức.
  2. Tạo điều kiện cho nền công nghiệp nước Đức phát triển nhanh chóng.
  3. Giáng một đòn nặng nề vào nền kinh tế nước Đức, cuộc khủng hoảng chính trị ở Đức ngày càng trầm trọng.
  4. Lam cho phong trào công nhân phát triển nhanh chóng.

 

Câu 102: Để thoát khỏi khủng hoảng kinh tế 1929-1933 giới cầm quyền Đức đã:

  1. Thực hiện các quyền tự do dân chủ trong xã hội.
  2. Tập trung sản xuất thâu tóm những ngành kinh tế chính.
  3. Tuyên truyền kích động chủ nghĩa phục thù, chủ nghĩa chống cộng chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, phát xít hoá bộ máy ..
  4. Thành lập mặt trận chống phát xít.

Câu 103: Hít le làm thủ tường thiết lập thiết lập nền chuyên chính độc tài vào:

  1. Ngày 30/1/1933.              B.  Tháng 2/1933.
  1. Tháng 5/1933.                    C. Tháng 7/1933.

 

Câu 104: Nền công nghiệp Đức trong những năm 1933-1939 đứng hàng:

  1. Hàng thư nhất ở châu Âu vượt qua cả Anh, Pháp,Ý.
  2. Thứ 2 châu Âu sau Anh.
  3. Đứng thứ 3 châu Âu sau Anh, Pháp,Ý..
  4. Đứng thứ 4 châu Âu sau Anh, Pháp,Ý,.Liên xô.

 

Câu 105: Nền công nghiệp phát triển mạnh nhất ở Đức trong những năm 1933-1939 là :

A. Công nghiệp quân sự.            B. Công nghiệp giao thông vận tải.

C. Công nghiệp nhẹ.                     D. Công nghiệp nặng.

Câu 106: Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 nổ ra đầu tiên ở :

A. Anh.                             B. Pháp.

C. Đức                                D. Mỹ.

Câu 107 : Đặc điểm  của chủ nghĩa đế quốc Đức là:

  1. Chủ nghĩa đế quốc thực dân.
  2. Chủ nghĩa đế quốc cho vay nặng lãi.
  3. Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến.
  4. Chủ nghĩa đế quốc bành trướng thuộc địa

Câu 108:.Đặc điểm  của chủ nghĩa đế quốc Mĩ là:

  1. Sự hình thành các tờ rớt khổng lồ với những tập đoàn tài chính hùng mạnh.
  2. Đế quốc thực dân với hệ thống thuộc địa rộng lớn và đông dân.
  3. Đế quốc cho vay nặng lãi.
  4. Xuất hiện nhều mâu thuẫn nội bộ.

Câu 109: Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 bắt đàu từ lĩnh vực :

  1. Công nghiệp nặng.
  2. Tài chính ngân hàng.
  3. Sản xuất hàng hoá.
  4. Nông nghiệp.

Câu 112: Đảng cộng sản Mĩ được thành lập :

  1. Tháng 5/1918.                        B.Tháng 5/1919.

C.   Tháng 5/1920.                       D.  Tháng 5/1921.

Câu 113:Người đã thực hiện chính sách «kinh tế mới » và đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 là :

A. Tru-man.                         B. Ru-do-ven.

 C. Ai-xen-hao.                    D. Hu-vơ.

Câu 114:Chính sách « Kinh tế mới » là chính sách,biện pháp thực hiện trên các lính vực:

A. Nông nghiệp.                    

 B.Sản xuất hàng tiêu dung.

C. Kinh tế tài chín,và carchinhs trị xã hội.

D. Đời sống xã hội.

Câu 115: Đạo luật quan trọng nhất trong chính sách mới là :

  1. Đạo luật ngân hàng.
  2. Đạo luật phục hưng công nghiệp.
  3. Đạo luật điều chỉnh nông nghiệp.
  4. Đạo luật chính trị xã hội.

Câu 116: Chính sách đối ngoại của chính phủ Ru-do-ven trong quan hệ với khu vực Mĩ la tinh là:

  1. Chính sách láng giềng thân thiện.
  2. Gây chiến tranh xân lược.
  3. Can thiệp băng vũ trang.
  4. Sử dụng đồng tiền đôla, buộc các nước phụ thuộc vào Mĩ.

 

Câu 117: Mĩ chính  thức công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với  Liên xô vào :

       A. Tháng10/1917.                   B. Tháng10/1917.

        C.  Tháng11/1929.                D. Tháng10/1917.

Câu 118: Mĩ chính  thức công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với  Việt nam vào :

       A. Tháng5 /1995.                   B. Tháng10/2000.

        C.  Tháng11/1929.                D. Tháng10/1917.

    

Câu 119: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất kinh tế nhật bản :

  1. Lâm vào khủn hoảng.
  2. Nông nghiệp phát triển nhanh chóng nhờ xuất khẩu  lương thực thực phẩm.
  3. Sản xuất công nghiệp phát triển nhanh chóng.
  4. Ổnr định và tăng trưởng nhanh chóng cả Nông nghiệp,công nghiệp và thương nghiệp.

Câu 120: Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, nền kinh tế Nhật bản diễn ra trong hoàn cảnh:

  1. Bị chiến tranh tàn phá nặng nề.
  2. Bị các nước Tư bản châu Âu chèn ép.
  3. Các nước tư bản thực hiện diễn biến hoà bình, bao vây kinh tế Nhật bản.
  4. Sự suy yếu của các nước Tư bản châu Âu trong chiến tranh, phải dựa vào Nhật bản để sản xuất công nghiệp quốc phòng.

Câu 121: Sự tăng trưởng kinh tế Nhật bản sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, có đặc điểm là :

  1. Ổn địn lâu dài từ năm 1918 đến 1939.
  2. Phát triển toàn diện cả Công nghiệp và nông ngiệp.
  3. Chỉ ổn định trong một thời gian ngắn(18 tháng sau chiến tranh thế giới lần thư nhất.
  4. Phát triển ổn định trong những năm 20 của thế kỉ XX.

Câu 122:Cuộc «Bạo động lúa gạo»ở Nhật bản diễn ra vào: 

A.    Mùa thu 1918.                     B.Mùa thu 1919.

        C. Mùa thu 1920.                      D. Mùa thu 1921.

Câu 123: Tháng 7/191922 ở Nhật bản diễn ra sự kiện gì:

  1. Cuộc «Bạo động lúa gạo» của nông dân diễn ra trong cả nước.
  2. Trận động đất lướn nhất Tô-ki- ô đã tàn phá nặng nề nền kinh tế đất nước.
  3. Cuộc tổng bãi công của công nhân nhật bản.
  4. Đảng cộng sản Nhật bản được thành lập.

Câu 124:Nền kinh tế Nhật bản bị tàn phá nặng nề nhất trong cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 là :

      A. Công nghiệp nặng.                       B.Công nghiệp quân sự.

       D. Tài chính ngân hàng.                    D. Nông nghiệp.

Câu125: Để vượt qua khủng hoảng kinh tế 1929-1933 giới cầm quyền Nhật bảnđã chủ trương:

    A. Quân phiệt hoá bộ máy nhà nước, gây chiến tranh xâm lược, bành trướng ra bên ngoài.

    B. Thực hiện chế độ chuyên chế độc tài phát xít giống như nước Đức.

    C. Thực hiện chính sách mới của Tổng thống Mĩ( Ru-do-ven).

    D. Thực hiện nền dân chủ,mở cửa,ứng dụng những thành tựu khoa học- kĩ thuật.

Câu 126:Nhật bản xâm lược và chiếm đóng vùng đông bắc Trung quốc vào :

     A. Tháng 9/1929.                       B. Tháng 9/19231.

     C. Tháng 5/1932.                        D. Tháng 6/1933.

Câu 127: Cuộc đấu tranh của nhân dân Nhật banrtrong những năm 30 của thế kỉ XX đã :

  1. Góp phần làm chậm quá trình phát xít hoá bộ máy nhà nước.
  2. Góp phần đẩy nhanh quá trình phát xít hoá bộ máy nhà nước.
  3. Góp phần làm cho cuộc khủng hoảng kinh tế ở Nhật bản trở nên trầm trọng hơn.
  4. Làm thất bại âm mưu quân phiệt hoá bộ máy nhà nước của  giai cấp tư sản, quý tộc.

Câu 128 :Chính sách đối ngoại của chính phủ Rudoven với khu vực Mĩ la tinh là :

A. Chính sách láng giềng thân thiện

B.Gây chiến tranh xâm lược

C.Can thiệp bằng vũ trang

D. Sử dụng đồng đô la buộc các nước lệ thuộc Mĩ

Câu 129 :Mĩ chính thức công nhận và ặt quan hệ với Liên Xô vào :

A. Tháng 10 – 1917                           B. Tháng 12 – 1922

C. Tháng 11-  1929                            D.Tháng 11-1933

Câu 130 :Người đã thực hiện chính sách mới và đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng là :

A. Tơ-ru-man                                                B. B. Ru-do-ven

C.Ai-xen-hao                                     D. Hu-vo

 

 

 

Câu 131 Lãnh tụ nào của Ấn Độ được nhân dân tôn sùng như vị thánh?

A Ti-lắc
B Gan-đi
C A-sô-ka

D Cả a, b, c

Câu 132: Người dám mạnh dạn bày tỏ ý kiến cải cách duy tân bị vua Tự Đức khép tội chết là:

A Nguyễn Lộ Trạch
B . Nguyễn Trường Tộ
C Nguyễn Quyền
D Cả a, b, c

Câu 133: Người được nhân dân phong Bình Tây đại nguyên soái là:

A Trương Quyền
B Nguyễn Trung Trực
C Trương Định
D Cả a, b, c.

Câu 134: Người được xem là đứng đầu phe chủ chiến trong triều đình Huế là:

A Nguyễn Tri Phương
B Nguyễn Văn Tường
C Tôn Thất Thuyết
D Cả a, b, c.

Câu 135: Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, ở Việt Nam ngoài thực dân Pháp, còn có giai cấp nào trở thành đối tượng của cách mạng Việt Nam?

A Giai cấp nông dân
B Giai cấp công nhân
C Giai cấp đại địa chủ phong kiến
D Giai cấp tư sản, dân tộc

Câu 136: Dưới ách thống trị của thực dân Pháp, thái độ chính trị của giai cấp tư sản dân tộc Việt Nam như thế nào?

A Có thái độ kiên định với Pháp
B Có thái độ không kiên định, dễ thoải hiệp, cải lương khi đế quốc mạnh
C Có tinh thần đấu tranh cách mạng triệt để trong sự nghiệp giải phóng dân tộc.
D Tất
cả các đáp án
Câu trên đều đúng.

Câu 137: Lực lượng nào hăng hái và đông đảo nhất của cách mạng Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất?

A Công nhân
B Nông dân
C Tiểu tư sản
D Tư sản dân tộc

Câu 138: Cuộc Chiến tranh Nga -Nhật diễn ra vào thời gian:

A Từ năm 1904 đến năm 1905.
B Từ năm 1903 đến năm 1904.
C Từ năm 1903 đến năm 1905.
D Từ năm 1904 đến năm 1906.

Câu 139: Đặc điểm của cơ bản đế quốc Mĩ là:

A. B. C. D.
A Sự hình thành các Tờ-rớt khổng lồ với những tập đoàn tài chính hùng mạnh.
B Đế quốc thực dân với hệ thống thuộc địa rộng lớn và đông dân.
C Đế quốc cho vay nặng lãi.
D Xuất hiện nhiều mâu thuẫn trong nội bộ

Câu 140: Sự kiện lịch sử chứng tỏ Anh chính thức công nhận nền độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ là:

A Kí kết hoà ước Véc-xai ở Pháp tháng 9 – 1873.
B Mĩ thông qua Hiến pháp năm 1787.
C Thông qua bản tuyên ngôn độc lập ngày 4 –7 -1776.
D Chiến thắng Xa-ra-tô-ga ngày 17 – 10 – 1777.

Câu 141: Trần Dân Tiên viết: “việc đó tuy nhỏ nhưng nó báo hiệu bắt đầu thời đại đấu tranh dân tộc như chim én nhỏ báo hiệu mùa xuân”. Sự kiện nào sau đây phản ánh điều đó?

A Cuộc bãi công của công nhân Ba Son.
B Cuộc đấu tranh đòi nhà cầm quyền Pháp thả Phan Bội Châu (1925).
C Phong trào để tang Phan Châu Trinh (1926)
D Tiếng bom Phạm Hồng Thái tại Sa Diện- Quảng Châu (6/1924)

Câu 142: Nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) là:

A Mâu thuẫn giữa nhân dân các nước thuộc địa với các nước đế quốc.
B Mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân với giai cấp tư sản.
C Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa.
D Mâu thuẫn giữa phe Hiệp ước (Anh, Nga, Pháp)với phe Liên minh (Đức, Áo-Hung,I-ta-li-a).

Câu 143: Trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt là vì:

A Sự tranh chấp giữa các nước đế quốc về thuộc địa.
B Sự xâm luợc các thuộc địa của các nước đề quốc.
C Sự hình thành các tổ chức độc quyền với sự ra đời tầng lớp tư bản tài chính.
D Tất cả đều đúng.

Câu 144: Hệ quả xã hội của cách mạng công nghiệp ở các nước châu Âu từ cuối thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX là:

A Làm thay đổi bộ mặt các nước tư bản ở châu Âu.
B Thúc đẩy những chuyển biến mạnh mẽ trong nông nghiệp và giao thông.
C Góp phần giải phóng nông dân, bổ sung lực lượng lao động cho thành phố.
D Hình thành giai cấp tư sản công nghiệp và vô sản công nghiệp

Câu 145 Để thống nhất đất nước Đức đã sử dụng biện pháp:

A Nội chiến để thống nhất đất nước.
B Con đường từ dưới lên.
C Dùng bạo lực để thống nhất đất nước.
D Con đường từ trên xuống.

Câu 146: Lĩnh vực được đặc biệt coi trọng trong cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản là:

A Kinh tế
B Chính trị
C Giáo dục
D Quân s

Câu 147: Trong thời kỳ cận đại, cuộc cách mạng tư sản được xem là triệt để nhất là:

A Cách mạng tư sản Hà Lan.
B Cách mạng tư sản ở Băc Mĩ
C Cách mạng tư sản Pháp.
D Cách mạng tư sản Anh.

Câu 148: Nguyên nhân cơ bản nhất đưa nền kinh tế của Mĩ vươn lên đứng đầu thế giới là:

A Giàu tài nguyên thiên nhiên, có nguồn nhân lực dồi dào.
B Phát triển sau nên áp dụng đựơc những thành tựu khoa học – kĩ thuật và kinh nghiệm của các nước đi trước.
C Có thị trường rộng lớn.
D Thu được nhiều lợi nhuận trong chiến tranh.

Câu 149: Đứng truớc chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa đế quốc quyền lợi của chúng ta là thống nhất, các bạn hãy nhớ lời kêu gọi của Các Mác: “Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại!”. Hãy cho biết đoạn văn trên của ai, viết trong tác phẩm nào?

A Của Lênin – trong sơ thảo luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa
B Của Mác- Ănghen trong tuyên ngôn Đảng Cộng sản
C Của Nguyễn ái Quốc trong tuyên ngôn của Hội liên hiệp thuộc địa
D Tất cả đều sai

150:Hít leleen làm thủ tướng Đức và thành lập chính phủ mới vào:

A. tháng 1-1933                                          B. tháng 3 – 1933

C. tháng 5 – 1933                                        D. tháng 7 – 1933

                   PHẦN II: CÂU HỎI TỰ LUẬN:

Câu 1: Phong trào Cần Vương bùng nổ trong điều kiện lịch sử nào?

Câu 2: Nêu các giai đoạn phát triển của phong trào Cần vương. Điểm khác nhau cơ bản của các giai đoạn này là gì?

Câu 3:Nêu những nội dung cơ bản của hiệp ước Hác Măng năm 1883?

Câu 4:Nêu thời gian và kết quả của hai lần Pháp đánh Bắc Kì?

Câu 5: Những nội dung cơ bản của Hiệp ước Nhâm Tuất ngày 5 – 6 – 1862?

Câu 6:Ba tỉnh miền Đông Nam Kì và ba tỉnh miền Tây Nam Kì là những tỉnh nào?

Câu 7: Vì sao Pháp đánh Đà Nẵng?

Câu 8: Nhận xét thái độ của triều đình và nhân dân trong cuộc kháng chiến chống Pháp?

Câu 9: Nêu kết quả cuộc chiến tranh thế giới thứ 2?

Câu 10: Những nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới hiện đại 1917-1945?

 
 

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II ĐỊA LÍ 11

 

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (150 CÂU)

 

Câu 1: Ngành công nghiệp mũi nhọn, hàng năm mang lại nhiều ngoại tệ của Nga là ngành:

A. Công nghiệpluyệnkim                                    B. Khai thác dầukhí

C. Khai thác quặngkimloại                                 D. Công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản

Câu 2: Khó khăn thường xuyên và lớn nhất trong việc phát triển công nghiệp ở Nhật Bản là:

A.  Chi phí sản xuất cao, khó cạnh tranh

B.  Thiếu nguồn lao động trẻ, có trìnhđộ

C.  Sự cạnh tranh của các nước công nghiệpkhác

D.  Nguyên, nhiên liệu phần lớn nhập từ nước ngoài

Câu 3: Vùng biển Nhật Bản có nhiều ngư trường lớn là do:

A.  dòng biển nóng và dòng biển lạnh giao nhau

B.  Có đường bờ biển kéodài

C.  Nằm trong khu vực có khí hậu gió mùa, mưa nhiều

D.  nhiều đảo lớn và hàng nghìn đảo nhỏ

Câu 4: Nhật Bản là nước nghèo khoáng sản gây khó khăn cho phát triển

A.dịchvụ                       B.côngnghiệp                C.nôngnghiệp               D. thươngmại

Câu 5: Đặc điểm nào sau đây không đúng với kinh tế LB  Nga?

A. Khai thác đầu khí là ngànhmũi nhọn             B. Sản lượng nông sản đứng thứ hai thế giới

C. Kinh tế đối ngoại là ngành khá quan trọng   D. Các ngành dịch vụ đang phát triển  mạnh

Câu 6: Về kinh tế đối ngoại, Nga là nước 

A. giá trị thương mạikhônglớn                           B. nhập khẩu luôn lớn hơn xuấtkhẩu

C. tổng kim ngạch thương mại liêntụctăng        D. cán cân thương mại không ổn định

Câu 7: Nhật Bản có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất trong giai đoạn nào sau   đây?

A. 1973-1974                B. 1979-1980                C. 1986-1990                D. Từ 1991 đếnnay

Câu 8: Sông ngòi Nhật Bản ngắn dốc thuận lợi  cho

A. xây dựng nhà máythủyđiện                           B. giao thông đườngthủy

C. phát triểnnôngnghiệp                                     D. đánh bắt thủysản

Câu 9: Ý nào sau đây không đúng về điều kiện tự nhiên Nhật   Bản?

A.  Đồng bằng ven biển diện tích rộng, phù sa màu mỡ

B.  Khí hậu sự thay đổi từ Bắc xuống Nam

C.  Chiếm phần lớn diện tích là núi trung bình, thấp

D.  nhiều sông ngắn, dốc, giá trị thủy điện lớn

Câu 10: Quan hệ Nga- Việt trong thập niên 90(thế kỉ XX) được nâng lên tầm cao mới của đối tác

chiến lược là đối tác

A.songphương                                                    B. chiếnlược

C.toàndiện                                                          D. chiến lược toàndiện

Câu 11: Nhật Bản duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng  là:

A.  Vừa nhập nguyên liệu, vừa xuất sảnphẩm

B.  Vừa phát triển công nghiệp, vừa phát triển nông nghiệp

C.  Vừa phát triển kinh tế trong nước, vừa đẩy mạnh kinh tế đối ngoại

D.  Vừa phát triển các xí nghiệp lớn, vừa duy trì các xí nghiệp nhỏ, thủ công

Câu 12: Liên bang Nga là cường quốc công  nghiệp

A.điệnlực                      B. vũ trụ,nguyêntử        C.luyệnkim                   D. điện tử, tinhọc

Câu 13: Trong hệ thống giao thông vận tải nội địa của LB Nga, loại hình giao thông có ý nghĩa quan trọng hàng đầulà:

A.Đườngsông                                                     B. Đường hàngkhông

C. Đườngô                                                      D. Đườngsắt

Câu 14: Sản xuất nông nghiệp của Liên bang Nga có đặc   điểm?

A.  Nông nghiệp phát triển với trình độ thâm canh chưa cao

B.  Diện tích đất nông nghiệp không lớn

C.  Phát triển cả trồng trọt và chăn nuôi

D.  Sản xuất hàng hóa, nhưng không phục vụ xuất khẩu

Câu 15: Từ những năm 1990 trở lại đây tốc độ tăng trưởng kinh tế Nhật Bản chậm    lại là do:

A. Sự cạnh tranh của các nền kinhtếkhác           B. Đường lối phát triển kinh tế không đúng

C. Tập trung phát triểnnôngnghiệp                     D. Hậu quả sau chiến tranh thế giới

Câu 16: Nông nghiệp của Nhật Bản chỉ giữ vai trò thứ yếu là   do:

A.  Diện tích đất canh tác hạnchế

B.  Thường xuyên bị tàn phá bởi các loại thiên tai

C.  Thiếu hụt lao động ở nôngthôn

D.  Môi trường bị ô nhiễm, nhất môi trường đất

Câu 17: Trong hợp tác kinh tế, lĩnh vực mà Nga và Việt Nam hợp tác nhiều nhất là:

A.  Khai thác quặng kim loại ở miềnBắc

B.  Xây dựng các công trình thủy lợi ở miền Nam

C.  Thiết kế và xây dựng các công trình công cộng

D.  Khai thác dầu và xây dựng các nhà máy lọcdầu

Câu 18: Đặc điểm nào sau đây không đúng về tự nhiên của miền Tây Trung Quốc?

A.  Địa hình chủ yếu là núi cao, cao nguyên, sơn nguyên

B.  Thượng nguồn của nhiều sông lớn, giá trị thủy điện

C.  Khí hậu ôn hòa, là điều kiện thuận lợi cho phân bố dân

D.  Rừng, đồng cỏ diện tích lớn tạo điều kiện phát triển chăn  nuôi

Câu 19: Từ Bắc xuống Nam Trung Quốc lần lượt có các đồng bằng   :

A.  Hoa Bắc, Đông Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam

B.  Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam

C.  Hoa Trung, Hoa Nam, Hoa Bắc, ĐôngBắc

D.  Đông Bắc, Hoa Trung, Hoa Bắc, HoaNam

Câu 20: Ranh giới phân chia tự nhiên Trung Quốc thành hai miền Đông, Tây là:

A. Kinhtuyến1050                                              B. Dãy núiHymalaya

C. Kinhtuyến1200                                              D. Sông TrườngGiang

Câu 21: Đặc điểm nổi bật nhất của bờ biển Nhật  Bản

A.  Là một dải liên tục, ít bị cắtxẻ

B.  Bờ biển ngắn, thường xuyên bị sạt lở, xói mòn

C.  Được bồi đắp phù sa tạo nhiều đồng bằng rộng lớn

D.  Khúc khuỷu, bị cắt xẻ mạnh, tạo nhiều vũng, vịnh

Câu 22: Trung Quốc có vị trí  thuộc

A. khu vựcBắcÁ                                                 B. khu vực TrungÁ

C. khu vựcĐôngÁ                                              D. khu vực Đông NamÁ

Câu 23: Bốn thành phố trực thuộc trung ương của Trung Quốc   là:

A.  Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân, Trùng Khánh

B.  Bắc Kinh, Trùng Khánh, Thượng Hải, Quảng Châu

C.  Bắc Kinh, Nam Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân

D.  Bắc Kinh, Nam Kinh, Thượng Hải, TrùngKhánh

Câu 24: Giá trị sản lượng công nghiệp của Nhật Bản đứng thứ hai thế giới, sau

A.Pháp                          B.HoaKì                        C.Đức                           D.Anh

Câu 25: Phát biểu nào sau đây đúng nhất về đặc điểm ngành dịch vụ của Nhật Bản:

A.  Nhật Bản đứng hàng thứ nhất thế giới về thương mại.

B.  Bạn hàng buôn bán của Nhật Bản chủ yếu các nước đang phát  triển.

C.  Nhật Bản là nước có ngành tài chính, ngân hàng đứng hàng đầu thế giới.

D.  Ngành giao thông vận tải biển đứng hàng thứ tư thế giới.

Câu 26: Các trung tâm công nghiệp lớn của Trung Quốc phân bố tập trung chủ yếu ở miền

A.Bắc.                           B.Nam.                          C.Đông                         D.Tây

Câu 27: Trung Quốc có hai đặc khu hành chính 

A. Hồng Công vàMaCao                                    B. Đài Loan và HồngCông

C. Ma Cao vàĐàiLoan                                        D. Thượng Hải và Trùng  Khánh

Câu 28: Năm ngành công nghiệp trụ cột trong chính sách công nghiệp mới của Trung Quốc   là:

A.  Chế tạo máy, điện tử, hóa dầu, sản xuất máy bay, xây dựng.

B.  Chế tạo máy, điện tử, dệt may, sản xuất ô tô, xây dựng.

C.  Chế tạo máy, chế biến gỗ, hóa dầu, sản xuất ô tô, xây dựng.

D.  Chế tạo máy, điện tử, hóa dầu, sản xuất ô tô, xây dựng.

Câu 29. Diện tích tự nhiên của Nhật Bản là
A. 338 nghìn km2.                                    B. 378 nghìn km2.
C. 387 nghìn km2.                                    D. 738 nghìn km2.
Câu
30. Bốn đảo lớn nhất của Nhật Bản theo thứ tự từ bắc xuống nam là
A. Hô-cai-đô, Hôn-su, Xi-cô-cư, Kiu-xiu.
B. Hôn-su, Hô-cai-đô, Kiu-xiu, Xi-cô-cư.
C. Kiu-xiu, Hôn-su, Hô-cai-đô, Xi-cô-cư.
D. Hôn-su, Hô-cai-đô, Xi-cô-cư, Kiu-xiu.
Câu
31. Khí hậu của Nhật Bản chủ yếu là
A.
Hàn đới và ôn đới lục địa.
B.
Hàn đới và ôn đới đại dương.
C.
Ôn đới và cận nhiệt đới.
D.
Ôn đới đại dương và nhiệt đới.
Câu
32. Nhật Bản nằm trong khu vực khí hậu
A.
Gió mùa.                                    B. Lục địa.
C.
Chí tuyến.                                   D. Hải dương.
Câu
33. Nhận xét không đúng về một số đặc điểm tự nhiên của Nhật Bản là
A. 
Vùng biển Nhật Bản có các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau.
B. 
Nằm trong khu vực khí hậu gió mùa, ít mưa.
C. 
Phía bắc có khí hậu ôn đới, phía nam có khí hậu cận nhiệt.
D. 
Có nhiều thiên tai như: động đất, núi lửa, sóng thần, bão.
Câu
34. Vùng biển Nhật Bản có nhiều ngư trường lớn là do
A. 
Nước Nhật là một quần đảo.
B. 
Vùng biển Nhật Bản có cả dòng biển nóng và dòng biển lạnh .
C. 
Dòng biển nóng và dòng biển lạnh gặp nhau ở vùng biển Nhật Bản.
D. 
Các ý trên.
Câu
35. Nhận xét không chính xác về đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Nhật Bản là
A. 
Địa hình chủ yếu là đồi núi.
B. 
Đồng bằng nhỏ, hẹp nằm ven biển.
C. 
Sông ngòi ngắn và dốc.
D.
Nghèo khoáng sản nhưng than đá có trữ lượng lớn.
Câu
36. Dân số Nhật Bản năm 2005 khoảng
A.
Gần 127 triệu người.                    B. Trên 127 triệu người.
C.
Gần 172  triệu người.                   D. Trên 172 triệu người.
Câu
37. Nhận xét không đúng về tình hình đân số của Nhật Bản là
A. 
Đông dân và tập trung chủ yếu ở các thành phố ven biển.
B. 
Tốc độ gia tăng dân số thấp nhưng đang tăng dần.
C. 
Tỉ lệ người già trong dân cư ngày càng lớn.
D. 
Tỉ lệ trẻ em đang giảm dần.
Câu
38. Tốc độ gia tăng dân số hàng năm của Nhật Bản thấp sẽ dẫn đến hệ quả là
A.
Thiếu nguồn lao động trong tương lai.
B. 
Tỉ lệ người già trong xã hội ngày càng tăng.
C. 
Tỉ lệ trẻ em ngày càng giảm.
D. 
Các ý trên.
Câu
39. Tốc độ gia tăng dân số của Nhật Bản hiện ở mức
A. 0,1%/năm.                            B. 0,5%/năm.
C. 1,0%/năm.                            D. 1,5%/năm.
Câu
40. Năng xuất lao động xã hội ở Nhật Bản cao là do người lao động Nhật Bản
A. 
Luôn độc lập suy nghĩ và sáng tạo trong lao động.
B. 
Làm việc tích cực vì sự hùng mạnh của đất nước.
C. 
Thường xuyên làm việc tăng ca và tăng cường độ lao động.
D. 
Làm việc tích cực, tự giác, tinh thần trách nhiệm cao.
Câu
41. Sau chiến tranh thế giới tứ hai, nền kinh tế Nhật Bản đã nhanh chóng được phục hồi và đạt ngang mức trước chiến tranh vào năm
A. 1950            B. 1951                 C. 1952              D. 1953
Câu
42. Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn 1955-1973 do những nguyên nhân chủ yếu là
A. 
Chú trọng đầu tư hiện đại hóa công nghiệp.
B. 
Tập trung cao độ vào phát triển các ngành then chốt.
C. 
Duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng.
D. 
Các ý trên.
Câu
43. Những năm 1973-1974 và 1979-1980 tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Nhật Bản giảm sút mạnh là do
A. 
Khủng hoảng tài chính trên thế giới.
B. 
Khủng hoảng dầu mỏ trên thế giới.
C. 
Sức mua thị trường trong nước giảm.
D. 
Thiên tai động đất, sóng thần sảy ra nhiều.
Câu
44. Nhận xét đúng về tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế Nhật Bản từ sau năm 1991 là
A.
Tăng trưởng ổn định và luôn ở mức cao.
B. 
Tăng trưởng cao nhưng còn biến động.
C. 
Tăng trưởng chậm lại nhưng vẫn ở mức cao.
D. 
Tăng trưởng chậm lại, có biến động và ở mức thấp.
Câu 45. Về kinh tế, tài chính Nhật Bản đứng
A.
Thứ hai thế giới.                             B.  Thứ ba thế giới.      
C.
Thứ tư thế giới.                               D.  Thứ năm thế giới.
Câu
46. Nhật Bản chiếm vị trí cao trên thế giới về sản xuất các sản phẩm
A.
Máy công nghiệp, thiết bị điện tử, người máy.
B.
Tàu biển, thép, ô tô, vô tuyến truyền hình, máy ảnh.
C.
Tơ tằm, tơ sợi tổng hợp, giấy in báo.
D. Các ý trên.
Câu
47. Chiếm khoảng 40% giá trị hàng công nghiệp xuất khẩu của Nhật Bản đó là ngành
A.
Công nghiệp chế tạo.
B.
Công nghiệp sản xuất điện tử,
C.
Công nghiệp công nghiệp xây dựng và công trình công cộng.
D.
Công nghiệp dệt, vải các loại, sợi.
Câu
48. Các sản phẩm nổi bật về ngành công nghiệp chế tạo của Nhật Bản là
A.
Tàu biển, ô tô, xe gắn máy.
B.
Tàu biển, ô tô, máy nông nghiệp.
C.
Ô tô, xe gắn máy, đầu máy xe lửa.
D.
Xe gắn máy, đầu máy xe lửa, máy nông nghiệp.
Câu
49. Ngành công nghiệp được coi là ngành mũi nhọn của nền công nghiệp Nhật Bản là ngành
A.
Công nghiệp chế tạo máy.
B.
Công nghiệp sản xuất điện tử.
C.
Công nghiệp xây dựng và công trình công cộng.
D.
Công nghiệp dệt, sợi vải các loại.
Câu
50. Sản phẩm công nghiệp nổi tiếng của Nhật Bản trong ngành công nghiệp điện tử, chiếm 60% sản lượng của thế giới, được sử dụng với tỉ lệ lớn trong các ngành công nghiệp kỹ thuật cao và dịch vụ là
A. sản phẩm tin học.
B. vi mạch và chất bán dẫn.
C. vật liệu truyền thông.
D. rô bốt (người máy).
Câu
46. Trong các ngành dịch vụ của Nhật Bản, hai ngành có vai trò hết sức to lớn là
A. thương mại và du lịch.
B. thương mại và tài chính.
C. tài chính và du lịch.
d. tài chính và giao thông vận tải.
Câu
47. Về thương mại, Nhật Bản đứng hàng
A. thứ hai thế giới.
B. thứ ba thế giới.
C. thứ tư thế giới.
D. thứ năm thế giới
Câu
48. So với các cường quốc thương mại trên thế giới, Nhật Bản
A. đứng sau Hoa Kỳ, CHLB Đức và trước Trung Quốc.
B. đứng sau Hoa Kỳ, LB Nga, Trung Quốc.
C. đứng sau Hoa Kỳ, CHLB Đức và Trung Quốc.
D. đứng sau Hoa Kỳ, Trung Quốc và trước CHLB Đức.
Câu
49. Ngành giao thông vận tải biển của Nhật Bản có vị trí đắc biệt quan trọng và hiện đứng
A. thứ nhất thế giới.                                   
B. thứ nhì thế giới.
C. thứ ba thế giới.
D. thứ tư thế giới.
Câu
50. Các hải cảng lớn của Nhật Bản là Cô-bê, I-ô-cô-ha-ma, Tô-ki-ô,Ô-xa-ca đều nằm ở đảo
A. Hô-cai-đô.
B. Hôn-su.
C. Xi-cô-cư.
D. Kiu-xiu.
Câu
51. Tỉ trọng nông nghiệp trong cơ cấu GDP của Nhật Bản hiện chỉ chiếm khoảng    
A. 1,0%                  B. 2,0%                 C. 3,0%                D. 4,0%
Câu
52. Nhận xét không đúng về nền nông nghiệp của Nhật Bản là
A. đóng vai trò thứ yếu trong nền kinh tế.
B. tỉ trọng trong GDP chỉ chiếm khoảng 2%.
C. diện tích đất nông nghiệp ít, chỉ chiếm dưới 14% diện tích tự nhiên.
D. phát triển theo hướng thâm canh.
Câu
53. Diện tích rộng nhất, dân số đông nhất kinh tế phát triển nhất trong các vùng kinh tế của Nhật Bản đó là vùng kinh tế/đảo
A. Kiu-xiu.                                              B. Hôn-su.
C. Xi-cô-cư.                                            D. Hô-cai-đô.
Câu
54. Vùng kinh tế đảo Kiuxiu không có đặc điểm nổi bật là
A. phát triển công nghiệp nặng.
B. Phát triển khai thác than và luyện thép.
C. mật độ dân cư thưa thớt.
D. trồng nhiều cây công nghiệp và rau quả.
Câu
55. Vùng kinh tế đảo Hôcaiđô không có đặc điểm nổi bật là
A. mật độ dân cư thưa thớt.
B. trồng nhiều cây công nghiệp và rau quả.
C. rừng bao phủ phần lớn diện tích.
D. phát triển mạnh công nghiệp khai thác và chế biến gỗ.
Câu
56. Trong thời kỳ 1990-2004, tổng giá trị xuất nhập khẩu của Nhật Bản thay đổi theo xu hướng
A. liên tục tăng và tăng mạnh.
B.  liên tục giảm nhưng giảm chậm.
C. tăng mạnh nhưng còn biến động.
D. giảm nhẹ và có biến động.
Câu
57. Nhận xét đúng nhất về cán cân thương mại của Nhật Bản trong thời kỳ1990-2004 là
A. tăng mạnh và tăng hơn hai lần.
B. luôn đạt giá trị dương và còn biến động.
C. tăng mạnh nhất vào giai đoạn 2001-2004.
D. Các ý trên.
Câu
58. Các mặt hàng nhập khẩu chính của Nhật Bản là
A. sản phẩm nông nghiệp: lúa gạo, lúa mì, đỗ tương, hoa quả, đường…
B. năng lượng: than, dầu mỏ, khí đốt.
C. nguyên liệu công nghiệp: quặng, gỗ, cao su, bông, vải…
D. các ý trên
Câu
59. Đứng đầu thế giới về viện trợ phát triển chính thức (ODA) là
A. Hoa Kỳ                                          B. Nhật Bản.
C. Trung Quốc.                                   D. CHLB Đức.
Câu 60. Trung quốc là đất nước có:

A. Diện tích lớn thứ ba thế giới                                                        B. Biển lớn mở rộng ra thái Bình Dương

C. Đường bờ biển dài khoảng 9000km                                             D. Tất cả các ý trên

Câu 61. Vị trí địa lí, quy mô lãnh thổ trung Quốc đã có ảnh hưởng đến thiên nhiên và sự phát triển đất nước Trung Quốc, biểu hiện ở:

A. Thiên nhiên đa dạng, có sự khác biệt giữa các vùng

B. Việc mở rộng quan hệ với các quốc gia, khu vực có nhiều thuận lợi

C. Tài nguyên khoáng sản phong phú

D. Cả a và b đúng

Câu 62. Thiên nhiên miền Đông  giống với thiên nhiên miền Tây ở chổ:

A. Chủ yếu đồng bằng phù sa châu thổ, màu mỡ

B. Tài nguyên khoáng sản giàu có

C. Khí hậu gió mùa cận nhiệt , ôn đới

D. Là nơi tập trung hạ lưu các sông lớn, dồi dào nước

Câu 63. Thuận lợi của tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế Trung Quốc là:

A. Đồng bằng phù sa màu mỡ                                        B. Khí hậu thích hợp cho cả cây ôn đới và cận nhiệt

C. Khoáng sản thuận lợi cho phát triển công nghiệp      D. Tất cả các ý trên

Câu 64. Khó khăn của tự nhiên Trung Quốc đối với phát triển kinh tế là:

A. Lãnh thổ rộng lớn, khô hạn ở Miền Tây                    B. Bão, lũ dữ dội ở đồng bằng Hoa Nam

C. Gió lạnh kéo dài ở vùng Hoa Bắc                              D. Cả a và b đúng

Câu 65.00231 Nhận xét nào dưới đây không đúng với tình hình dân số Trung Quốc từ năm 1949 – 2005:

A. Gia tăng rất lớn                                                          B. Mức độ gia tăng giảm

C. Dân số nông thôn tăng                                               D. Phát triển dân số dần đi vào ổn định

Câu 66.00233 Chính sách dân số rất cứng rắn của Trung Quốc đã đưa đến kết quả:

A. Mỗi gia đình chỉ sinh một con                                   B. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên giảm

C. Cơ cấu giới tính hợp lí                                               D. Dân số phát triển ổn định

Câu 67. Điểm nào sau đây không đúng với dân cư và xã hội Trung Quốc:

A. Chú ý đầu tư phát triển giáo dục                                         

B. Có ít dân tộc

C. Phát minh ra chữ viết 500 năm trước Công nguyên   

D. Người dân có truyền thống lao động cần cù, sáng tạo

Câu 68. Vào những năm sau của hiện đại hoá, Trung Quốc đã đạt được những thành tựu nổi bật về phát triển kinh tế là:

A. Mức tăng trưởng GDP cao nhất thế giới                             B. Tổng GDP ngày càng lớn

C. Thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh                         D. Tất cả các ý trên

Câu 69. Trung Quốc đã sử dụng biện pháp nào sau đây để khai thác tiềm năng phát triển công nghiệp:

A. Giao quyền chủ động hơn cho các nhà máy trong lập kế hoạch sản xuất và tìm thị trường tiêu thụ

B. Thực hiện chính sách mở cửa, tăng cường giao lưu với thị trường thế giới, thu hút vốn đầu tư nước ngoài

C. Hiện đại hoá trang thiết bị, phát triển và ứngdụng công nghệ cao cho các ngành công nghiệp

D. Tất cả các ý trên

Câu 70. Ngành công nghiệp trụ cột được Trung Quốc  chú trọng phát triển trong giai đoạn thực hiện chính sách công nghiệp mới từ 1994 trở đi là:

A. Chế tạo máy                B. Điện tử                          C. Hoá dầu                           D. Tất cả các ngành trên

Câu 71. Sự phân bố công nghiệp ở miền Đông giống với miền Tây của Trung Quốc ở điểm:

A. Có nhiều điểm công nghiệp tập trung                                        B. Phân bố tập trung chế tạo máy

C. Có ngành luyện kim                                                                   D. Có ngành sản xuất thiết bị điện tử

Câu 72. Trung Quốc đã thực hiện biện pháp nào dưới đây để khai thác tiềm năng sản xuất nông nghiệp:

A. Giao quyền sử dụng đất cho nông dân

B. Cải thiện cơ sở hạ tầng nông thôn

C. Đưa kĩ thuật mới và giống mới vào sản xuất

D. Tất cả các ý trên

Câu 73. Kết quả nào sau đây không phải của sản xuất nông nghiệp trung Quốc:

A. Giá trị sản lượng nông nghiệp tăng nhanh

B. Nhiều loại nông sản  có năng suất cao

C. Cây lương thực chiếm vị trí quan trọng nhất

D. Chăn nuôi chiếm giá trị lớn hơn trồng trọt

Câu 74. Nông sản nào sau đây của Trung Quốc có sản lượng đứng đầu thế giới(năm 2004)

A. Lương thực                B. Bông                          C. Lợn                                     D. Tất cả nông sản trên

Câu 75. Khó khăn chủ yếu của nông nghiệp trung Quốc trong quá trình phát triển là:

A. Bình quân đất nông nghiệp trên đầu người thấp           B. Công nghệ trong sản xuất nông nghiệp thấp

C. Thiên tai diễn ra thường xuyên                                     D. Tất cả các ý trên

Câu 76. Điểm nào sau đây đúng với vị trí địa lí của các nước Đông Nam Á

A. Nằm ở tiếp giáp giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương

B. Nằm ở vị trí cầu nối giữa lục địa Á- Âu với lục địa Ô x trây li a

C. Nằm ở nơi giao thoa của các nền văn minh lớn của thế giới

D. Tất cả các ý trên

Câu 77. Đông Nam Á có điều kiện thuận lợi cho trồng lúa nước, biểu hiện ở:

A. Lượng bức xạ lớn, độ chiếu sáng trung bình cao                         B. Độ ẩm dồi dào

C. Lượng mưa phong phú                                                                 D. Tất cả các ý trên

Câu 78. Điểm khác cơ bản địa hình Đông Nam Á lục địa với Đông Nam Á biển đảo là:

A. Ít đồng bằng, nhiều đồi núi                                                    B. Núi thường thấp dưới 3000m

C. Đồng bằng phù sa nằm đan xen giữa các dãy núi                  D. Có nhiều núi lửa đang hoạt động

Câu 79.00257 Đông Nam Á biển đảo không phải là khu vực:

A. Quần đảo thuộc loại lớn nhất thế giới

B. Bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi hướng Tây Bắc - Đông Nam

C. Nằm trong vùng có động đất núi lửa hoạt động mạnh

D. Có nhiều đồng bằng lớn, đất phù sa được phủ tro, bụi của núi lửa

Câu 80. Đông Nam Á có nhiều thuận lợi cho việc phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới vững chắc, đó là:

A. Khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ trung bình năm cao        B. Có đất Feralit, đất đỏ badan, đất phù sa màu mỡ

C. Sông ngòi dày đặc với nguồn nước dồi dào              D. Tất cả các ý trên

Câu 81. Điểm nào sau đây không đúng với tài nguyên khu vực Đông Nam Á:

A. Tài nguyên khoáng sản giàu có                                B. Thảm thực vật phong phú

C. Khí hậu nóng ẩm ôn hoà                                           D. Sinh vật biển đa dạng

Câu 82. Dân cư Đông Nam Á có đặc điểm:

A. Trẻ, số người trong độ tuổi lao động chiếm trên 50%

B. Đông nguồn lao động dồi dào             

C. Hạn chế về tay nghề và trình độ chuyên môn

D.Tất cả các ý trên

Câu 83. Điểm nào sau đây không đúng với Đông Nam Á:

A. Các nước đều là những quốc gia đa dân tộc              

B. Một số dân tộc phân bố không theo biên giới quốc gia

C. Kết cấu xã hội của các nước khác biệt nhau rất lớn

D. Có hầu hết các tôn giáo lớn của thế giới

Câu 84.Cơ cấu nền kinh tế của các nước Đông Nam Á đang chuyển dịch theo hướng hiện đại hoá, biểu hiện ở:

A. Từ kinh tế nông nghiệp chuyển sang kinh tế công nghiệp

B. Từ kinh tế nông nghiệp chuyển sang kinh tế công nghiệp, dịch vụ

C. Đóng góp lớn cho GDP chủ yếu là dịch vụ

D. Kinh tế nông nghiệp ngày càng có vai trò nhỏ dần

Câu 85. Ngành nào sau đây đặc trưng cho nông nghiệp Đông Nam Á:

A. Trồng lúa gạo                                  

B. Trồng cây công nghiệp, cây ăn quả

C. Chăn nuôi , đánh bắt và nuôi trồng thuỷ hải sản

D. Tất cả các ý trên

Câu 86. Lúa gạo được trồng nhiều ở:

A. Các đồng bằng phù sa châu thổ của Đông Nam Á lục địa

B. Nơi có đất đai màu mỡ, đủ nước tưới của Đông Nam Á biển đảo

C. Trên các vùng thung lủng núi của cả Đông Nam Á

D. Cả a và b đúng

Câu 87. Nước đứng hàng đầu thế giới về xuất khẩu gạo là:

A. In đô nê xi a             B. Việt Nam                 C. Thái Lan                       D. Cả b và c đúng

Câu 88. Tuy có lợi thế về biển, nhưng sản lượng đánh bắt hải sản của Đông Nam Á chưa cao vì:

A. Phương tiện đánh bắt còn lạc hậu

B. Chủ yếu là lao động đánh bắt thủ công

C. Hầu hết thực hiện phương thức đánh bắt gần bờ

D. Tất cả các ý trên

Câu 89. Nhằm tích luỹ vốn cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá của mỗi quốc gia, công nghiệp Đông Nam Á đang phát triển theo hướng:

A. Tăng cường liên doanh, liên kết với nước ngoài

B. Hiện đại hoá thiết bị, sử dụng kĩ thuật mới

C. Chú trọng phát triển sản xuất các mặt hàng xuất khẩu

D. Tất cả các ý trên

Câu 90. Trong những năm gần đây, ngành nào tăng nhanh và ngày càng trở thành thế mạnh của các nước trong khu vực Đông Nam Á:

A. Công nghịêp dệt may, giày da

B. Công nghiệp khai thác than và khoáng sản kim loại

C. Công nghiệp chế biến và lắp ráp ô tô, xe máy, thiết bị điện tử

D. Các ngành tiểu thủ công nghiệp phục vụ xuất khẩu

Câu 91. Điểm nào sau đây không đúng với ngành dịch vụ của Đông Nam Á:

A. Hệ thống ngân hàng, tín dụng được phát triển và hiện đại

B. Dịch vụ phát triển khá đều giữa các nước trong khu vực

C. Hệ thống giao thông được mở rộng và tăng thêm

D. Thông tin liên lạc được cải thiện và nâng cấp

Câu 92. Nước gia nhập ASEAN vào năm 1995 là:

A. Bru nây                         B.Việt Nam                    C. Mianma                                          D. Lào

Câu 93. Mục tiêu tổng quát của ASEAN là:

A. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hoá , giáo dục và tiến bộ xã hội của các nước thành viên

B. Xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực hoà bình, ổn định có nền văn hoá, kinh tế , xã hội phát triển

C. Đoàn kết và hợp tác ì một ASEAN hoà bình , ổn định và cùng phát triển

D. Giải quyết những khác biệt trong nội bộ liên quan đến quan hệ giữa ASEAN với các nước, các khối nước và các tổ chức quốc tế khác

Câu 94. Tại sao mục tiêu  của ASEAN lại nhấn mạnh đến sự ổn định:

A. Vì mỗi nước trong khu vực, ở mức độ khác nhau và tuỳ từng thời kì đều chịu sự ảnh hưởng của sự mất ổn định

B. Vì giữa các nước còn có sự tranh chấp phức tạp về biên giới, đảo, vùng biển đặc quyền kinh tế

C. Vì giữ ổn định khu vực sẽ không tạo cớ để các cường quốc can thiệp bằng vũ lực

D. Tất cả các ý trên

Câu 95. Cơ chế hợp tác của ASEAN là:

A. Thông qua các diễn đàn, hội nghị                                            B. Thông qua kí kết các hiệp ước

C. Thông qua các dự án, chương trình phát triển                         D. Tất cả các ý trên

Câu 96. Thành tựu của ASEAN có ý nghĩa hết sức quan trọng về mặt chính trị đó là:

A. Tạo dựng được môi trường hoà bình, ổn định trong khu vực

B. Nhiều đô thị của một số nước  đã tiến kịp trình độ của các nước tiên tiến

C. Hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển theo hướng hiện đại hoá

D. Đời sống nhân dân được cải thiện

Câu 97.Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ trình độ phát triển của ASEAN còn chưa đồng đều:

A. GDP của một số nước rất cao, trong khi nhiều nước còn thấp

B. Số hộ đói nghèo giữa các quốc gia khác nhau

C. Đô thị hoá khác nhau giữa các quốc gia

D. Việc sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường ở nhiều quốc gia chưa hợp lí

Câu 98. Vấn đề xã hội nào sau dây đang là thách thức đối với các nước ASEAN:

A. Phát triển nguồn nhân lực                                                       B. Dịch bệnh

C. Sử dụng tài nguyên thiên nhiên                                               D. Tất cả các ý trên

Câu 99.00290 Nhân tố nào sau đây đã ảnh hưởng xấu tới môi trường đầu tư của các nước Đông Nam Á:

A. Ô nhiễm môi trường                                                   B. Mất ổn định do vấn đề dân tộc tôn giáo

C. Đói nghèo                                                                   D. Thất nghiệp thiếu việc làm

Câu 100. Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ Việt Nam ngày càng có vai trò tích cực trong ASEAN:

A. Tích cực tham gia vào các hoạt động trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá , xã hội... của khu vực và thế giới

B. Có nhiều sáng kiến đóng góp để củng cố, nâng cao vị thế ASEAN trên trường quốc tế

C. Buôn bán với ASEAN chiếm 30% giao dịch thương mại quốc tế của Việt Nam

D. Tất cả các ý trên          

Câu 101. Góp phần chủ yếu vào gia tăng dân số ở Ô-xtrây-li-a là:

A. dân nhập cư                    B. dân Hồi giáo                                C. từ châu Á                                D. từ châu Phi

Câu 102. Trước 1973, di cư vào Ô-xtrây-li-a chủ yếu là người:

A. da trắng                          B. da vàng                                        C. da đen                                      D. da màu

Câu 103. Năm 2005 dân số Ô-xtrây-li-a là bao nhiêu?
A. 19,2 triệu người.                                               B. 20,4 triệu người.
C. 22,4 triệu người.                                               D. 24,2 triệu người 
Câu 104: 95% dân cư của Ô-xtrây-li-a có nguồn gốc:
A. châu Á.                                                             B. Châu Âu.
C. Châu Phi.                                                          D. Bản địa và cư dân đảo.

Câu 105. Bốn đảo lớn nhất của Nhật Bản theo thứ tự từ bắc xuống nam là
        A. Hô-cai-đô, Hôn-su, Xi-cô-cư, Kiu-xiu.                      B. Hôn-su, Hô-cai-đô, Kiu-xiu, Xi-cô-cư.
        C. Kiu-xiu, Hôn-su, Hô-cai-đô, Xi-cô-cư.                      D. Hôn-su, Hô-cai-đô, Xi-cô-cư, Kiu-xiu.
Câu 106.
 Cho bảng số liệu:
BẢNG 1: GIÁ TRỊ XUẤT, NHẬP KHẨU CỦA NHẬT BẢN QUA CÁC NĂM

                                                                                                                                     Đơn vị: tỉ USD

NĂM

1990

1995

2000

2001

2004

Xuất khẩu

287.6

443.1

479.2

403.5

565.7

Nhập khẩu

235.4

335.9

379.5

349.1

454.5

So với 1990 thì năm 2004 Nhật Bản xuất siêu hơn
        A. 59 tỉ USD.                        B.  278.1 tỉ USD.                C. 219 tỉ USD.                    D. 2,1 tỉ USD.
Câu 107
. Dựa vào bảng 1, yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng giá trị xuất nhập khẩu của Nhật Bản qua các năm thì dạng biểu đồ thích hợp là
        A. cột.                                  B. đường.                             C. cột ghép.                        D. miền.
Câu 108.
 Nhận xét đúng về sản lượng khai thác cá của Nhật Bản trong thời kỳ 1985-2003 là
        A. sản lượng cá liên tục giảm và giảm mạnh.                   B. sản lượng cá giảm mạnh và có biến động.
        C. sản lượng các tăng liên tục nhưng còn tăng chậm.       D. sản lượng cá tăng nhưng còn biến động.
Câu 109.
 Đảo Kiuxiu có kiểu khí hậu
        A. cận nhiệt gió mùa.           B. cận nhiệt hải dương.     C. cận nhiệt lục địa.       D. ôn đới gió mùa .
Câu 120.
 Củ cải đường chỉ được trồng ở vùng kinh tế/đảo
        A. Hô-cai-đô.                       B. Hôn-su.                         C. Xi-cô-cư.                     D. Kiu-xiu.
Câu 121.
 Cây trồng chiếm diện tích lớn nhất ở Nhật Bản là
        A. lúa gạo.                            B. lúa mì.                           C. ngô.                             D. tơ tằm.
Câu 122.
 Các bạn hàng thương mại quan trọng nhất của Nhật Bản là
        A. Hoa Kỳ, Canađa, Ấn Độ, Braxin, Đông Nam Á.
        B. Hoa Kỳ, Ấn Độ, Braxin, EU, Canađa.
        C. Hoa Kỳ, Trung Quốc, EU, Đông Nam Á, Ôxtrâylia.
        D. Hoa Kỳ, Trung Quốc, CHLB Nga, EU, Braxin.
Câu 123. Vùng kinh tế/đảo Hônsu KHÔNG
 có đặc điểm nổi bật là
        A. diện tích rộng lớn nhất.                                  B. dân số đông nhất.
C. diện tích rừng lớn nhất.                                   D. kinh tế phát triển nhất.
Câu 124. Sản xuất các sản phẩm nổi bật trong ngành công nghiệp điện tử của Nhật bản KHÔNG
 phải là hãng
        A. Sony.                              B. Toshiba.                 C. Toyota.                           D. Hitachi.
Câu 125. 
Ngành công nghiệp được coi là ngành mũi nhọn của nền công nghiệp Nhật Bản là
        A. công nghiệp chế tạo máy.                                          B. công nghiệp sản xuất điện tử.
        C. công nghiệp xây dựng và công trình công cộng.       D. công nghiệp dệt, sợi vải các loại.
Câu 126
. Ngành công nghiệp của Nhật Bản chiếm khoảng 41% sản lượng xuất khẩu của thế giới là
        A. sản xuất Ô tô.                 B. sản xuất Tàu biển.          C. Xe gắn máy.           D. Sản phẩm tin học.
Câu 127.
 Trong thời gian từ 1950 đến 1973, nền kinh tế Nhật Bản phát triển với tốc độ thấp nhất vào giai đoạn
        A. 1950 - 1954.                   B. 1955 - 1959.                    C. 1960 - 1964.          D. 1965 - 1969.
Câu 128.
 Năng xuất lao động xã hội ở Nhật Bản cao là do người lao động
         A. luôn độc lập suy nghĩ và sáng tạo trong lao động.
         B. làm việc tích cực vì sự hùng mạnh của đất nước.
         C. thường xuyên làm việc tăng ca và tăng cường độ lao động.
         D. làm việc tích cực, tự giác, tinh thần trách nhiệm cao.
Câu 16
. Dựa vào bảng 2 thì năm 2005 so với năm 1950 số người dưới 15 tuổi giảm
        A. 11,6 triệu người.            B. 21,5 triệu người.          C. 39,2 triệu người.       D. 27,7 triệu người.
Câu 17. Nhận xét KHÔNG
 chính xác vền đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Nhật Bản là
        A. địa hình chủ yếu là đồi núi.                               B. đồng bằng nhỏ, hẹp nằm ven biển.
        C. sông ngòi ngắn và dốc.                                      D. than đá có trữ lượng lớn.

Câu 129. Từ bảng số liệu sau
BẢNG 2. SỰ BIẾN ĐỘNG CƠ CẤU DÂN SỐ THEO ĐỘ TUỔI NHẬT BẢN

 

1950

1970

1997

2005

Dưới 15 tuổi (%)

35,4

23,9

15,3

13,9

Từ 15 đến 64 tuổi (%)

59,6

69,0

69,0

66,9

65 tuổi trở lên (%)

5,0

7,1

15,7

19,2

Số dân (triệu người)

83,0

104,0

126,0

127,7

Dân số từ 65 tuổi trở lên của Nhật bản năm 2005 là
        A. 17,7 triệu người.            B. 85,4 triệu người.         C. 24,5 triệu người.       D. 44,7 triệu người.
Câu 130. Nhận xét ĐÚNG
 về tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế Nhật Bản từ sau năm 1991 là:
       A. Tăng trưởng ổn định và luôn ở mức cao.
B. Tăng trưởng cao nhưng còn biến động.
       C. Tăng trưởng chậm lại nhưng vẫn ở mức cao.
D. Tăng trưởng chậm lại, có biến động và ở mức thấp.
Câu 131. 
Trong các ngành dịch vụ của Nhật Bản, hai ngành có vai trò hết sức to lớn là
        A. thương mại và du lịch.                                      B. thương mại và tài chính.
        C. tài chính và du lịch.                                           D. tài chính và giao thông vận tải.
Câu 132.
 Rừng bao phủ phần lớn diện tích là đặc điểm nổi bật của vùng kinh tế/đảo
        A. Hô-cai-đô.                     B. Hôn-su.                   C. Xi-cô-cư.                            D. Kiu-xiu.
Câu 133.
 Diện tích tự nhiên của Nhật Bản là
         A. 338 nghìn km
2.             B. 378 nghìn km2.       C. 387 nghìn km2.                    D. 738 nghìn km2
.
Câu 134. Đặc điểm KHÔNG ĐÚNG
 với ngành công nghiệp Nhật Bản là:
         A. Giá trị công nghiệp đứng thứ hai thế giới.        B. Sản phẩm phần lớn phục vụ cho xuất khẩu.
         C. Sản lượng tơ tằm đứng đầu thế giới.                 D. Chiếm 90% số robot của toàn thế giới.
Câu 135.
 Rừng của Liên Bang Nga phân bố tập trung ở
         A. phần lãnh thổ phía Tây.                                     B. vùng núi U-ran.
         C. phần lãnh thổ phía Đông.                                  D. Đồng bằng Tây Xi bia.
Câu 136.
 Thương mại Nhật Bản đứng thứ tư thế giới sau các nước nào sau đây?
         A. Pháp, Đức, Trung Quốc.                                   B. Anh, Đức, Pháp. 
         C. Hoa Kì, Đức, Trung Quốc.                                D. Trung Quốc, Hoa Kì, Anh.

 
Câu 137. Dân cư ở Ô-xtrây-li-a có đặc điểm:

A. trình độ học vấn thấp                                         B. trình độ học vấn cao

C. trình độ học vấn tương đối                                 D. người mù chữ còn chiếm tỉ lệ cao
Câu 138. Tỉ lệ phổ cập giáo dục và tốt nghiệp phổ thông đứng ở vị trí:

A. top 200 quốc gia                                                  B. hàng đầu thế giới

B. thứ 3 thế giới                                                        D. top 100 quốc gia

Câu 139. Điểm nào sau đây không đúng với dân cư, xã hội của Ô xtrây lia:

A. Là quốc gia đa sắc tộc, đa tôn giáo, đa văn hoá

B. Dân số tăng chủ yếu do gia tăng tự nhiên

C. Chú trọng phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao

D. Là quốc gia tiên tiến về khoa học- kĩ thuật

Câu 140. Dân cư Ô x trây lia có đặc điểm:

A. Phần lớn có nguồn gốc  từ Châu Âu

B. Tập trung chủ yếu ở ven biển Đông Nam và Tây Nam

C. Tỉ lệ dân thành thị vào loại cao nhất thế giới

D. Tất cả các ý trên

Câu 141. Đông Nam Á có nhiều thuận lợi cho việc phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới vững chắc, đó là:

A. Khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ trung bình năm cao        B. Có đất Feralit, đất đỏ badan, đất phù sa màu mỡ

C. Sông ngòi dày đặc với nguồn nước dồi dào              D. Tất cả các ý trên

Câu 142. Dân cư Đông Nam Á có đặc điểm:

A. Trẻ, số người trong độ tuổi lao động chiếm trên 50%

B. Đông nguồn lao động dồi dào             

C. Hạn chế về tay nghề và trình độ chuyên môn

D.Tất cả các ý trên

Câu 143. Điểm nào sau đây không đúng với Đông Nam Á:

A. Các nước đều là những quốc gia đa dân tộc              

B. Một số dân tộc phân bố không theo biên giới quốc gia

C. Kết cấu xã hội của các nước khác biệt nhau rất lớn

D. Có hầu hết các tôn giáo lớn của thế giới

Câu 144. Cơ cấu nền kinh tế của các nước Đông Nam Á đang chuyển dịch theo hướng hiện đại hoá, biểu hiện ở:

A. Từ kinh tế nông nghiệp chuyển sang kinh tế công nghiệp

B. Từ kinh tế nông nghiệp chuyển sang kinh tế công nghiệp, dịch vụ

C. Đóng góp lớn cho GDP chủ yếu là dịch vụ

D. Kinh tế nông nghiệp ngày càng có vai trò nhỏ dần

Câu 145. Ngành nào sau đây đặc trưng cho nông nghiệp Đông Nam Á:

A. Trồng lúa gạo                                 

B. Trồng cây công nghiệp, cây ăn quả

C. Chăn nuôi , đánh bắt và nuôi trồng thuỷ hải sản

D. Tất cả các ý trên

Câu 146. Lúa gạo được trồng nhiều ở:

A. Các đồng bằng phù sa châu thổ của Đông Nam Á lục địa

B. Nơi có đất đai màu mỡ, đủ nước tưới của Đông Nam Á biển đảo

C. Trên các vùng thung lủng núi của cả Đông Nam Á

D. Cả a và b đúng

Câu 147. Nước đứng hàng đầu thế giới về xuất khẩu gạo là:

A. In đô nê xi a             B. Việt Nam                 C. Thái Lan                       D. Cả b và c đúng

Câu 148. Tuy có lợi thế về biển, nhưng sản lượng đánh bắt hải sản của Đông Nam Á chưa cao vì:

A. Phương tiện đánh bắt còn lạc hậu

B. Chủ yếu là lao động đánh bắt thủ công

C. Hầu hết thực hiện phương thức đánh bắt gần bờ

D. Tất cả các ý trên

Câu 149. Nhằm tích luỹ vốn cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá của mỗi quốc gia, công nghiệp Đông Nam Á đang phát triển theo hướng:

A. Tăng cường liên doanh, liên kết với nước ngoài

B. Hiện đại hoá thiết bị, sử dụng kĩ thuật mới

C. Chú trọng phát triển sản xuất các mặt hàng xuất khẩu

D. Tất cả các ý trên

Câu 150. Trong những năm gần đây, ngành nào tăng nhanh và ngày càng trở thành thế mạnh của các nước trong khu vực Đông Nam Á:

A. Công nghịêp dệt may, giày da

B. Công nghiệp khai thác than và khoáng sản kim loại

C. Công nghiệp chế biến và lắp ráp ô tô, xe máy, thiết bị điện tử

D. Các ngành tiểu thủ công nghiệp phục vụ xuất khẩu

 

II. PHẦN TỰ LUẬN

 

Câu 1: Trình bày đặc điểm nổi bật của nền nông nghiệp Nhật Bản? Tại sao diện tích đất trồng lúa gạo của Nhật Bản giảm?

Câu 2: Nhận xét và giải thích về đặc điểm phân bố công nghiệp của Nhật Bản?

Câu 3: Nêu một số nét nổi bật về dân cư của Nhật Bản.

Câu 4: Em hãy phân tích những đặc điểm của dân cư và xã hội Trung Quốc tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội ?

Câu 5: Nêu những thế mạnh và hạn chế của điều kiện tự nhiên của Đông Nam Á trong việc phát triển kinh tế khu vực?

Câu 6: Đông Nam Á có đủ điều kiện thuận lợi gì để phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới điển hình.

Câu 7: Chính sách dân số đã tác động đến dân số Trung Quốc như thế nào ?

Câu 8:Vì sao sản xuất nông nghiệp ở Trung Quốc lại tập trung chủ yếu ở miền Đông ?

Câu 9: Trình bày mục tiêu của ASEAN.

Câu 10: Trình bày sự phát triển nông nghiệp của khu vực Đông Nam Á.

 

 

   :: Các tin khác

 
Điện thoại : 0511.3691445 - 0511.3656697 * Email: quangtrung.thpt@yahoo.com
* - Website: thptquangtrung.vn * Website : thpt-quangtrung-danang.edu.vn