Ngày 24-04-2024 13:13:37
 


Mọi chi tiết xin liên hệ với trường chúng tôi theo mẫu dưới :
Họ tên
Nội dung
 

Lượt truy cập : 6686405
Số người online: 4
 
 
 
 
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN
 

Sở Giáo Dục Và Đào Tạo Đà Nẵng                                                               Tổ Ngữ Văn

Trường THPT Quang Trung                                                               Năm học 2017 – 2018

 

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ I

MÔN NGỮ VĂN - KHỐI 12

 

PHẦN A. HỌC SINH TỰ ÔN TẬP:

I.               ĐỌC HIỂU: Ở phần này, các em cần nắm những kiến thức như sau:

1/ Các phong cách ngôn ngữ

-        Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt: tính cá thể; tính sinh động, cụ thể; tính cảm xúc.

-        Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật: tính thẩm mỹ; tính đa nghĩa; dấu ấn riêng của tác giả.

-        Phong cách ngôn ngữ báo chí: tính thông tin thời sự; tính ngắn gọn; tính sinh động, hấp dẫn.

-        Phong cách ngôn ngữ chính luận: tính công khai về chính kiến, lập trường, tư tưởng chính trị; tính chặt chẽ trong lập luận; tính truyền cảm mạnh mẽ.

-        Phong cách ngôn ngữ khoa học: tính khái quát, trừu tượng; tính lí trí, logic; tính khách quan, phi cá thể.

-        Phong cách ngôn ngữ hành chính: Tính khuôn mẫu; tính minh xác; tính công vụ

2/ Các thao tác lập luận

-        Thao tác lập luận so sánh

-        Thao tác lập luận phân tích

-        Thao tác lập luận bình luận

-        Thao tác lập luận bác bỏ

-        Thao tác lập luận chứng minh

-        Thao tác lập luận giải thích

3/ Một số biện pháp tu từ thường gặp

-        So sánh, nhân hóa, đảo ngữ, câu hỏi tu từ

-        Ẩn dụ, hoán dụ, ngoa dụ (thậm xưng, cường điệu, phóng đại, nói quá)

-        Phép điệp: điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc (điệp cú pháp)

-        Nói giảm nói tránh, liệt kê…

4/ Các phương thức biểu đạt (kiểu văn bản)

-        Tự sự

-        Miêu tả

-        Biểu cảm

-        Nghị luận

-        Thuyết minh

-        Điều hành

5/ Một số kiến thức khác

Ngoài ra, học sinh cần phải nắm thêm kiến thức về các thể thơ, các kiểu câu, các từ loại trong tiếng Việt.

 II: LÀM VĂN (7 ĐIỂM)

CÂU 1: DẠNG ĐỀ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI (2 ĐIỂM)

1/ Nghị luận tư tưởng đạo lí:

a/ Mở bài:

-        Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận mà HS suy ra được từ một câu nói, câu danh ngôn, ngạn ngữ nào đó xuất hiện trong đề bài

-        Giới thiệu được câu trích dẫn có trong đề bài

b/ Thân bài:

-        Giải thích

-        Bình luận

-        Mở rộng vấn đề

-        Rút ra bài học

c/ Kết bài:

-        Khẳng định lại ý kiến của mình về câu nói trên

-        Nhấn mạnh lại ý nghĩa hoặc tác dụng của câu nói có trong đề bài

2/ Nghị luận hiện tượng xã hội:

a/ Mở bài:

-        Giới thiệu được hiện tượng xã hội đã nhắc đến trong đề bài

b/ Thân bài:

-        Giải thích (nếu có)

-        Thực trạng (tình hình hiện tượng)

-        Nguyên nhân (khách quan + chủ quan)

-        Hậu quả/kết quả

-        Giải pháp (chú trọng đến giải pháp của bản thân đối với hiện tượng xã hội)

c/ Kết bài:

-        Nhấn mạnh lại tầm ảnh hưởng quan trọng của hiện tượng đó đối với xã hội.

-        Khẳng định lại ý thức của bản thân đối với việc ngăn chặn hoặc phát huy hiện tượng xã hội đó.

CÂU 2: DẠNG ĐỀ NGHỊ LUẬN VĂN HỌC (5 ĐIỂM)

I. Ôn tập một số kiểu viết bài nghị luận

Bài 1. Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ

- Giới thiệu khái quát về bài thơ, đoạn thơ cần phân tích, bình giảng, bàn luận...

- Phân tích, bình giảng, bàn luận... dựa vào mạch vận động của cảm xúc, suy tư

- Khái quát, đánh giá những giá trị nổi bật về tư tưởng, nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ

Chú ý: Cần phối hợp các thao tác lập luận như: Giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận... Cần diễn đạt một cách ngắn gọn, trong sáng, nêu bật suy nghĩ riêng của bản thân.

Bài 2. Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học

+ Giới thiệu khái quát về vấn đề cần nghị luận

+ Phân tích, bình giảng, bàn luận... những vấn đề nêu trong đề bài; mở rộng vấn đề liên quan

+ Nêu ý nghĩa và rút ra những giá trị cơ bản có tầm tư tưởng và học thuật

Chú ý: Cần phối hợp các thao tác lập luận như: Giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận... Cần diễn đạt một cách ngắn gọn, trong sáng, nêu bật suy nghĩ riêng của bản thân.

Bài 3. Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích, nhận vật

+ Giới thiệu khái quát về tác phẩm hoặc đoạn trích cần nghị luận; nhân vật cần phân tích...

+ Bàn về những giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, đoạn trích theo định hướng của đề bài

+ Khái quát, đánh giá những giá trị nổi bật về tư tưởng, nghệ thuật của tác phẩm hay đoạn trích nghị luận

Chú ý: Cần phối hợp các thao tác lập luận như: Giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận... Cần diễn đạt một cách ngắn gọn, trong sáng, nêu bật những nhận xét, đánh giá riêng của bản thân.

Bài 4. Nghị luận về sự liên kết giữa các tác phẩm

a. Ví dụ:

Đề: Cảm nhận và so sánh của anh/chị về hai đoạn văn bản sau:

Dốc lên khúc khuỷu đốc thăm thẳm

Heo hút côn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

                                    Tây Tiến - Quang Dũng

Đoạn 2:

… Còn xa lắm mới đến cái thác dưới.Nhưng đã thấy tiếng nước réo gần mãi lại réo to mãi lên.Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo.

Thế rồi nó rống lênnhư tiếng một ngàn con trâu mộng đang lộng lộn giữa rừng vầu  rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng. Tới cái thác rồi. Ngoặt khúc sông lượn, thấy sóng bọt đã trắng xóa cả một chân trời đá…

                                                                                Người lái đò Sông Đà – Nguyễn Tuân

b. Cách làm: lí giải từng nhân vật theo yêu cầu để ra như cách làm bài NLVH bình thường; sau đó so sánh hai nhân vật ( Giống và khác nhau) → Kết bài theo bố cục bài viết

Bài 5. Nghị luận về sự kết hợp NLVH với NLXH

a. Ví dụ

Đề: Phân tích đoạn thơ trong bài Tây tiến của Quang Dũng (Từ câu Tây tiến đoàn binh không mọc tóc đến câu Sông Mã gầm lên khúc độc hành).

Từ ý nghĩa của câu Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh anh/chị hãy nêu cảm nghĩ của mình về lí tưởng của lớp trẻ ngày nay.

b. Cách viết: Bài viết có hai phần

* Phần đầu viết một bài văn NLVH theo đúng yêu cầu.

* Phần tiếp theo viết một bài văn NLXH theo yêu cầu

* Mở bài và kết bài là chung của cả hai phần; câu văn dẫn từ NLVH sang NLXH là mở bài của phần NLXH

II. Cách viết một văn bản nghị luận về Văn học:

1. Bố cục bài viết

a. Mở bài:

+ Giới thiệu ngắn gọn và sinh động, hấp dẫn về tác giả và tác phẩm cần nghị luận

+ Nêu vấn đề nghị luận (nội dung chính của tác phẩm, hoặc đoạn tác phẩm cần nghị luận)

+ Dẫn lại nguyên văn nhận xét có ở đề bài (nếu có)

b. Thân bài:

+ Lí giải nhan đề, lời đề từ; những khái niệm xuất hiện trong đề (nếu có); trình bày khát quát những nét về nghệ thuật và nội dung chính cần nghị luận trong bài viết.

+ Chia tách vấn đề nghị luận thành các luận điểm, luận cứ; dùng lí lẽ và dẫn chứng làm sáng tỏ từng luận cứ và tổng hợp, nhận xét, đánh giá từng luận điểm

+ Tổng hợp, nêu nhận xét; bài học

c. Kết bài: 

          Đánh giá giá trị nghệ thuật và nội dung của vấn đề đã nghị luận và nâng cao .

2. Bài viết luôn luôn phải đảm bảo hai yêu cầu cơ bản:

a. Yêu cầu về kĩ năng:

Biết cách viết bài văn nghị luận văn học; bố cục chặt chẽ; diễn đạt trôi chảy; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp thông thường.

b. Yêu cầu về kiến thức:

Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song cần đạt các nội dung theo yêu cầu đề ra.

III. Kiến thức trọng tâm chương trình Ngữ Văn học kì I

1/ Những văn bản thơ:

BÀI 1: TÂY TIẾN – QUANG DŨNG

I. Tác giả:

- Trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp                

- Là nhà thơ của xứ Đoài mây trắng

- Con người hào hoa, lãng tử khiến tác phẩm đậm chất men say lãng mạn

II. Hoàn cảnh ra đời:

- 1947 binh đoàn được thành lập đầu năm 1947 có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt – Lào, tiêu hao lực lượng địch ở thượng Lào cũng như miền Tây Bắc bộ VN.

- Năm 1948, sau một năm hoạt động đoàn bình tây tiến về Hoà Bình thành lập trung đoàn 52, Quang Dũng chuyển sang đơn vị khác.

- Tại đại hội thi đua toàn quân (Phù Lưu Chanh) Quang Dũng viết bài thơ, lúc đầu có tên “Nhớ Tây Tiến” .Bài thơ in lần đầu năm 1949 – đến năm 1957 được in lại trong tập “Rừng biển quê hương” và đổi tên “Tây Tiến”             

III. Nội dung trọng tâm:

1/ Bức tranh thiên nhiên núi rừng miền Tây Bắc hùng vĩ, dữ dội nhưng vô cùng mĩ lệ, trữ tình và hình ảnh người lính trên chặng đường hành quân trong cảm xúc “nhớ chơi vơi”

- Vùng đất xa xôi, hoang vắng, hùng vĩ, dữ dội, khắc nghiệt, đầy bí hiểm nhưng vô cùng thơ mộng, trữ tình.

- Cảnh đêm liên hoan rực rỡ lung linh, chung vui với bản làng xứ lạ.

- Cảnh thiên nhiên sông nước miền tây một chiều sương giăng hư ảo.

- Hình ảnh người lính trên chặng đường hành quân: gian khổ, hi sinh mà vẫn ngang tàng, tâm hồn vẫn trẻ trung, lãng mạn.

2/ Bức chân dung về người lính Tây Tiến trong nỗi “nhớ chơi vơi” về một thời gian khổ mà hào hùng:

- Vẻ đẹp lẫm liệt, kiêu hùng, hào hoa, lãng mạn;

- Vẻ đẹp bi tráng.

3/ Nghệ thuật:

* Cảm hứng và bút pháp lãng mạn.

* Cách sử dụng ngôn từ đặc sắc: các từ chỉ địa danh, từ tượng hình, từ Hán Việt…

* Kết hợp chất nhạc và chất họa.

4/ Ý nghĩa văn bản:

            Bài thơ đã khắc họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến trên nền cảnh núi rừng miền Tây hùng vĩ, dữ dội. Hình tượng người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp lãng mạn, đậm chất bi  tráng sẽ  luôn  đồng  hành  trong  trái  tim và trí óc mỗi chúng ta.

BÀI 2: VIỆT BẮC – TỐ HỮU

I. Tác giả:

- Quê ở Huế, sinh ra trong một gia đình có truyền thống cách mạng

- Là lá cờ đầu của thơ ca CM Việt Nam, con đường thơ gắn liền với những sự kiện chính trị quan trọng của đất nước

- Mang phong cách trữ tình – chính trị, với giọng văn tâm tình ngọt ngào, đậm đà tính dân tộc.

II. Hoàn cảnh ra đời:

- Việt Bắc là quê hương cách mạng là căn cứ địa vững chắc của cuộc kháng chiến, nơi đã che chở đùm bọc cho Đảng, Chính Phủ, bộ đội trong suốt cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ.

- Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, tháng 7-1954, Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được kí kết, hòa bình lập lại, Miền Bắc nước ta được giải phóng.

- Tháng 10-1954 các cơ quan trung ương của Đảng và Chính Phủ rời chiến khu Việt Bắc về Hà Nội

- Một trang sử mới của đất nước và một giai đoạn mới của cách mạng được mở ra. Nhân sự kiện trọng đại này Tố Hữu viết bài thơ Việt Bắc.

- Bài thơ đựoc trích trong tập Việt bắc (1947-1954).

III. Nội dung trong tâm

1/ Tám câu thơ đầu: Khung cảnh chia tay và tâm trạng của con người.

      + Bốn câu trên: Lời ướm hỏi, khơi gợi kỉ niệm về một giai đoạn đã qua, về không gian nguồn cội, tình nghĩa; qua đó, thể hiện tâm trạng của người ở lại.

      + Bốn câu thơ tiếp: Tiếng lòng người về xuôi bâng khuâng lưu luyến.

2/ Tám mươi hai câu sau: Những kỉ niệm về Việt Bắc hiện lên trong hoài niệm..

- Mười hai câu hỏi: Gợi lên những kỉ niệm ở Việt Bắc trong những năm tháng qua, khơi gợi, nhắc nhớ những kỉ niệm trong những năm cách mạng và kháng chiến. Việt Bắc từng là chiến khu an toàn, nhân dân ân tình, thủy chung, hết lòng với cách mạng và kháng chiến.

- Bảy mươi câu đáp:

+ Mượn lời đáp của người về xuôi, nhà thơ bộc lộ nỗi nhớ da diết với Việt Bắc; qua đó, dựng lên hình ảnh chiến khu trong kháng chiến anh hùng và tình nghĩa thủy chung.

+ Nội dung chủ đạo là nỗi nhớ Việt Bắc, những kỉ niệm về Việt Bắc, trong đó:

— bốn câu đầu đoạn khẳng định tình nghĩa thủy chung son sắc;

— hai mươi tám câu tiếp nói về nỗi nhớ thiên nhiên, núi rừng và con người, cuộc sống nơi đây;

đặc biệt chú ý: sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người trong bộ tranh tứ bình

— hai mươi tám câu tiếp theo nói về cuộc kháng chiến anh hùng: sự góp sức của thiên nhiên Việt Bắc + cảnh chiến đấu và chiến thắng của quân dân Việt Bắc.

3/ Nghệ thuật:

            Bài thơ đậm đà tính dân tộc, tiêu biểu cho phong cách thơ Tố Hữu: thể thơ lục bát, lối đối đáp, cách xưng hô mình – ta, ngôn từ mộc mạc, giàu sức gợi…

4/ Ý nghĩa văn bản:

            Bản anh hùng ca về cuộc kháng chiến; bản tình ca về nghĩa tình cách mạng và kháng chiến.

BÀI 3: ĐẤT NƯỚC – MẶT ĐƯỜNG KHÁT VỌNG, NGUYỄN KHOA ĐIỀM

I. Tác giả:

- Trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ nên tiếng thơ đầy tươi mới, sôi nổi, nóng bỏng nhiệt thành yêu nước của một thế hệ trẻ.

- Có phong cách thơ trữ tình – chính luận nên thơ đậm chất suy tư, dồn nén, chiêm nghiệm.

II. Hoàn cảnh ra đời:

- “Mặt đường khát vọng” là tập trường ca Nguyễn Khoa Điềm hình thành ở chiến khu Trị Thiên năm 1971, in lần đầu 1974. Bản trường ca khái quát quá trình thức tỉnh của tuổi trẻ các đô thị vùng tạm chiếm miền Nam: nhận thức rõ bộ mặt xâm lược của đế quốc Mỹ; hướng về nhân dân về đất nước; ý thức được sứ mệnh của thế hệ mình, đứng dậy xuống đường đấu tranh hòa nhịp với cuộc chiến đấucủa toàn dân tộc.

- Đoạn trích “Đất Nước” thuộc phần đầu chương V của trường ca “Mặt đường khát vọng”.

III.Nội dung trọng tâm:

1/ Phần 1: Nêu lên cách cảm nhận độc đáo về quá trình hình thành, phát triển của đất nước; từ đó khơi dậy ý thức về trách nhiệm thiêng liêng với nhân dân, đất nước.

 - Đất nước được hình thành từ những gì bé nhỏ, gần gũi, riêng tư trong cuộc sống của mỗi con người.

- Đất nước là sự hòa quyện không thể tách rời giữa cá nhân và cộng đồng dân tộc.

- Mỗi người phải có trách nhiệm với đất nước.

2/ Phần 2: tư tưởng “Đất nước của Nhân dân” được thể hiện qua ba chiều cảm nhận về đất nước.

      + Từ không gian địa lí; + Từ thời gian lịch sử; + Từ bản sắc văn hóa.

Qua đó, nhà thơ khẳng định, ngợi ca công lao vĩ đại của nhân dân trên hành trình dựng nước và giữ nước.

3/ Nghệ thuật:

*Sử dụng chất liệu văn hóa dân gian: ngôn từ, hình ảnh bình dị, dân dã, giàu sức gợi.

* Giọng điệu thơ biến đổi linh hoạt.

* Sức truyền cảm lớn từ sự hòa quyện của chất chính luận và chất trữ tình.

4/ Ý nghĩa văn bản:

            Một cách cảm nhận mới về đất nước, qua đó khơi dậy lòng yêu nước, tự hào dân tộc, tự hào về nền văn hóa đậm đà bản sắc Việt Nam.

BÀI 4: SÓNG – XUÂN QUỲNH

I. Tác giả:

- Có tuổi thơ chịu nhiều thiệt thòi nên luôn khát khao tình yêu, khát khao mái ấm gia đình và tình mẫu tử.

- Hồn thơ của Xuân Quỳnh dung dị, hồn nhiên tươi tắn cùng trái tim đa cảm, gắn bó thiết tha với cuộc đời, với con người, vừa giàu trực cảm vừa lắng sâu suy tư.

II. Hoàn cảnh ra đời:

Trong chuyến đi công tác tại vùng biển Diêm Điền, Thái Bình năm 1967, thi sĩ đã sáng tác bài thơ. Tác phẩm được in trong tập “Hoa dọc chiến hào” (1968), là một trong những bài thơ tình hay nhất của thơ ca hiện đại Việt Nam.

III. Nội dung trọng tâm:

1/ Phần 1: Sóng và em – những nét tương đồng:

+ Cung bậc phong phú, trạng thái đối cực phức tạp, đầy bí ẩn, nghịch lí (khổ 1)

+ Khát vọng vươn xa, thoát khỏi những gì nhỏ hẹp, chật chội, tầm thường. (khổ 1)

+ Tồn tại vĩnh hằng (khổ 2)

+ Luôn trăn trở đi tìm nguồn gội, nhớ nhung và bao giờ cũng thủy chung với niềm tin son sắt (khổ 3, 4, 5, 6, 7)

2/ Phần 2: Những suy tư, lo âu, trăn trở trước cuộc đời và khát vọng tình yêu:

+ Những suy tư, lo âu, trăn trở trước cuộc đời: ý thức được sự hữu hạn của đời người, sự mong manh của hạnh phúc (khổ 8)

+ Khát vọng sống hết mình trong tình yêu: khát vọng hóa thân thành sóng để bất tử hóa tình yêu. (khổ 9)

3/ Nghệ thuật:

* Thể thơ năm chữ truyền thống; cách ngắt nhịp theo vần độc đáo, giàu sức liên tưởng.

* Xây dựng hình tượng ẩn dụ, giọng thơ tha thiết.

4/ Ý nghĩa văn bản:

            Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu hiện lên qua hình tượng sóng: tình yêu thiết tha, nồng nàn, đầy khát vọng và sắt son chung thủy, vượt lên mọi giới hạn của đời người.

BÀI 5: ĐÀN GHI TA CỦA LOR-CA - THANH THẢO

I. Tác giả:

- Thanh Thảo là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Thơ mang đậm chất suy tư của một trí thức có trách nhiệm với thời cuộc, với đất nước. Là tiếng nói của người trí thức nhiều trăn trở về các vấn đề của xã hội và thời đại.

- Là nhà thơ có nhiều nỗ lực cách tân, tìm tòi đổi mới không ngừng về nội dung và hình thức

- Giàu chất suy tư và triết lí và phóng khoáng về cách biểu đạt.

II. Hoàn cảnh ra đời:

- In trong tập Khối vuông ru bích (1985), tiêu biểu cho lối viết giàu suy tư, mãnh liệt, phóng túng và có màu sắc tượng trưng, siêu thực của Thanh Thảo.

III.Nội dung trọng tâm:

- Hình tượng Lor-ca được nhà thơ phác họa bằng những nét vẽ mang dấu ấn của thơ siêu thực: tiếng đàn bọt nước, áo choàng đỏ gắt, vầng trăng chếnh choáng, yên ngựa mỏi mòn… => Lor-ca hiện lên mạnh mẽ song cũng thật lẻ loi trên con đường gập gềnh xa thẳm.

- Bằng hệ thống hình ảnh vừa mang nghĩa thực vừa mang nghĩa ẩn dụ tượng trưng, tác giả đã tái hiện cái chết bi thảm, dữ dội của Lor-ca. Nhưng bất chấp tất cả, tiếng đàn-linh hồn của người nghệ sĩ-vẫn sống. Trong tiếng đàn ấy, nỗi đau và tình yêu, cái chết và sự bất tử hòa quyện vào nhau… Lời thơ di chúc của Lor-ca được nhắc lại, hàm ẩn cả tình yêu đất nước, tình yêu nghệ thuật và khát vọng cách tân nghệ thuật mãnh liệt.

- Cái chết không thể tiêu diệt được tâm hồn và những sáng tạo nghệ thuật của Lor-ca. Nhà cách tân vĩ đại của đất nước TBN trở thành bất tử trong chính cuộc giả từ này.

3/ Nghệ thuật:

Sử dụng thành công những thủ pháp tiêu biểu của thơ siêu thực, đặc biệt là chuỗi hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng. Ngôn ngữ thơ hàm súc, giàu sức gợi.

4/ Ý nghĩa văn bản:

Ngợi ca vẻ đẹp nhân cách, tâm hồn và tài năng của Lor-ca – nhà thơ, nhà cách tân vĩ đại của văn học Tây Ban Nha và thế giới thế kỉ XX.

 2. Những văn bản văn xuôi

BÀI 1: TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP – HỒ CHÍ MINH

I. Tác giả:

- Xem văn chương là vũ khí đấu tranh cách mạng => nhà văn phải là chiến sĩ trên mặt trận vưn hóa nghệ thuật.

- Luôn đặt ra 4 câu hỏi: Viết cho ai? Viết để làm gì? Viết cái gì? Viết như thế nào? trước khi sáng tác

II. Hoàn cảnh ra đời:

- Xem lại sgk (lưu ý ngày tháng)

- Lưu ý: “Tuyên ngôn Độc lập” ra đời trong một tình thế vô cùng cấp bách:

+ từ phía Bắc là quân đội Quốc dân đảng Trung Quốc, đằng sau là đế quốc Mĩ;

+ từ phía Nam là quân đội Anh, đằng sau là lính viễn chinh Pháp.

+ lúc này thực dân Pháp tuyên bố Đông Dương là đất “bảo hộ” của người Pháp bị nhật xâm chiếm, nay Nhật đầu hàng, vậy Đông Dương đương nhiên phải trở lại với người Pháp.

III. Giá trị lịch sử và giá trị văn học:

- Xem lại nội dung trong vở kết hợp với SGK

IV. Nội dung trọng tâm:

1/ Cơ sở pháp lí:

- Nêu nguyên lí chung về quyền bình đẳng, tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc của con người và các dân tộc qua việc trích dẫn 2 bản tuyên ngôn của Mĩ, Pháp.

- Tác dụng của 2 bản tuyên ngôn:

+ khéo léo tôn trọng, đề cao giá trị của tư tưởng nhân đạo và văn minh nhân loại.

+ cương quyết tạo hàng rào pháp lí để không ai chối cãi được

+ tự hào đặt 3 bản tuyên ngôn, 3 cuộc cách mạng ngang hàng nhau.

- Từ quyền bình đẳng, tự do của con người, Bác suy rộng ra quyền tự do, bình đẳng của các dân tộc và khẳng định đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.

→ đóng góp riêng của Người vào lịch sử tư tưởng nhân loại

2/ Cơ sở thực tiễn:

- Tội ác của thực dân Pháp

+ vạch trần tội ác dã man, tàn bạo, thâm độc về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội.

+ Ng.thuật: đối lập (thế mà); liệt kê, điệp từ chúng; từ ngữ giàu hình ảnh

→ bác bỏ công lao khai hóa của Pháp

+ Mùa thu/1940: Pháp quỳ gối đầu hàng Nhật. → hơn hai triệu người chết đói

+ 9/3/1945: Pháp bỏ chạy, đầu hàng khi Nhật tước khí giới → bán nước ta 2 lần cho Nhật

→ bác bỏ quyền bảo hộ của Pháp

- Khẳng định thực tế đấu tranh của dân tộc để lập nên nước Việt Nam dân chủ Cộng Hòa.

- 2 sự thật = bằng chứng hùng hồn

→ phản bác mạnh mẽ luận điệu xảo trá của kẻ thù trước dư luận thế giới

3/ Lời tuyên bố độc lập:

- Tuyên bố thoát li hẳn quan hệ thực dân với Pháp

- Kêu gọi toàn dân đoàn kết chống lại âm mưu của thực dân Pháp

- Kêu gọi cộng đồng quốc tế công nhận quyền độc lập, tự do của nước VN.

- Khẳng định quyết tâm bảo vệ quyền độc lập tự do đã giành được.

4/ Nghệ thuật:

- Lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng xác thực, giàu sức thuyết phục.

- Ngôn ngữ vừa chính xác vừa chính xác vừa gợi cảm.

- Giọng văn linh hoạt

5/ Ý nghĩa văn bản:

- Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện lịch sử vô giá tuyên bố trước quốc dân đồng bào và thế giới về quyền tự do, độc lập của dân tộc Việt Nam và khẳng định quyết tâm bảo vệ nền độc lập, tự do ấy.

- Kết tinh lí tưởng đấu giải phóng dân tộc và tinh thần yêu chuộng độc lập, tự do.

- Là một áng văn chính luận mẫu mực.

 

 

 

 

BÀI 2: NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ – NGUYỄN TUÂN

 

I. Tác giả:

- Là người theo chủ nghĩa “xê dịch”, suốt đời đi tìm kiếm cái đẹp. Sau 1945, với Nguyễn Tuân, cái đẹp không còn nằm ở quá khứ, cái đẹp hiện hữu ở cảnh sắc thiên nhiên và những con người lao động bình thường.

- Có kiến thức uyên bác ở nhiều lĩnh vực và cách sử dụng ngôn từ đa dạng, phong phú.

II. Hoàn cảnh ra đời:

- Tùy bút Sông Đà là kết quả chuyến đi thực tế của Nguyễn Tuân trên vùng núi Tây Bắc. – Người lái đò Sông Đà trích trong tập tùy bút này (1960)

III. Nội dung trọng tâm:

1/ Hình tượng Sông Đà:

- Hung bạo, dữ dằn: Cảnh đá dựng thành vách, những đoạn đá chẹt dòng sông như cái yết hầu; cảnh nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió cuồn cuộn luồng gió gùn ghè; những hút nước sẵn sàng nhấn chìm và đập tan chiếc thuyền nào lọt vào; những thạch trận, phòng tuyến sẵn sàng ăn chết con thuyền và người lái đò;…

- Trữ tình và thơ mộng: Dòng chảy uốn lượn của con sông như mái tóc người thiếu nữ Tây Bắc diễm kiều;  nước sông Đà biến đổi theo mùa, mỗi mùa có một vẻ đạp riêng; cảnh vật hai bên bờ sông Đà vừa hoang sơ nhuốm màu cổ tích, vừa trù phú, tràn trề nhựa sống;…

è Qua hình tượng sông Đà, NT thể hiện tình yêu mến thiết tha đối với thiên nhiên đất nước. với ông, thiên nhiên cũng là một tác phẩm nghệ thuật vô song của tạo hóa. Cảm nhận và miêu tả sông Đà, NT đã chứng tỏ sự tài hoa, uyên bác và lịch lãm. Hình tượng sông Đà là phông nền cho sự xuất hiện và tôn vinh vẻ đẹp của người lao động trong chế độ mới.

2/ Hình tượng người lái đò:

+ Là vị chỉ huy cái thuyền sáu bơi chèo trong cuộc chiến đấu không cân sức với thiên nhiên dữ dội, hiểm độc(sóng, nước, đá, gió…).

- Bằng trí dũng tuyệt vời và phong thái ung dung, tài hoa, người lái đò nắm lấy bờm sóng vượt qua trận thủy chiến ác liệt (đá nổi, đá chìm, ba phòng tuyến trùng vi vây bủa….) thuần phục dòng sông.

- Ông nhìn thử thách bằng cái nhìn giản dị mà lãng mạn; bình tĩnh và hùng dũng ngay cả lúc đã bị thương.

- Nguyên nhân chiến thắng của ông lái đò: Sự ngoan cường, dũng cảm và nhất là kinh nghiệm sông nước.

è Hình ảnh ông lái đò cho thấy NT đã tìm được nhân vật mới: những con người đáng trân trọng, ngợi ca, khong thuộc tầng lớp đài các vang bóng một thời  mà là những người lao động bình thường-chất vàng mười của Tây Bắc. Qua đây, nhà văn mốn phát biểu quan niệm: người anh hùng không chỉ có trong chiến đấu mà còn có trong cuộc sống lao động thường ngày.

3/ Nghệ thuật:

- Những ví von, so sánh, liên tưởng, tưởng tượng độc đáo, bất ngờ và rất thú vị.

- Từ ngữ phong phú, sống động, giàu hình ảnh và có sức gợi cảm cao.

- Câu văn đa dạng, nhiều tầng, giàu nhịp điệu, lúc thì hối hả, gân guốc, khi thì chậm rãi, trữ tình…

4/ Ý nghĩa văn bản:

Giới thiệu, khẳng định, ngợi ca vẻ đẹp của thiên nhiên và con người lao động ở miền Tây Bắc của Tổ quốc; thể hiện tình yêu mến, sự gắn bó thiết the của Nguyễn Tuân đối với đất nước và con người Việt Nam.

 

BÀI 3: AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG – HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG

 

I. Tác giả:

- Quê ở Huế và là nhà văn chuyên về bút kí

- Sáng tác có sự kết hợp giữa chất trí tuệ và tính trữ tình, giữa nghị luận sắc bén và tư duy đa chiều cùng lối hành văn hướng nội. 

II. Hoàn cảnh ra đời:

- Tác phẩm được viết tại Huế, ngày 4/1/1981, trích trong tập truyện cùng tên gồm 3 phần

- Đoạn trích thuộc phần thứ nhất.

III. Nội dung trọng tâm:

1/ Thủy trình của Hương giang:

- Ở vùng thượng lưu:  Sông Hương có vẻ đạp hoang dại, đầy cá tính, là bản trường ca của rừng già, là cô gái di-gan phóng khoáng và man dại, là  người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở.

- Đến ngoại vi TP Huế:

+ Sông Hương như  người con gái nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại được người tình mong đợi đến đánh thức.

+ Thủy trình của SH khi bắt đầu về xuôi tựa một cuộc tìm kiếm có ý thức người tình nhân đích thực của một người con gái đẹp trong câu chuyện tình yêu lãng mạn nhuốm màu cổ tích.

- Đến giữa TP Huế:

+ SH như tìm được chính mình vui hẳn lên…mềm hẳn đi như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu.

+ Nó có những đường nét tinh tế, đẹp như  điệu “slow” tình cảm dành riêng cho Huế, như người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya…

- Trước khi từ biệt Huế: SH giống như  người tình dịu dàng và chung thủy. Con sông như nàng Kiều trong đêm tình tự, trở lại tìm Kim Trọng để nói một lời thề trước lúc đi xa…

2/ Dòng sông của lịch sử và thi ca:

- Trong lịch sử, Sông Hương mang vẻ đẹp của một bản hùng ca ghi dấu bao chiến công oanh liệt của dân tộc.

- Trong đời thường, Sông Hương mang vẻ đẹp giản dị của  một người con gái dịu dàng của đất nước.

- Sông Hương là dòng sông của thi ca, là nguồn cảm hứng bất tận cho các văn nghệ sĩ.

3/ Nghệ thuật:

- Văn phong tao nhã, hướng nội, tinh tế và tài hoa;

- Ngôn từ phong phú, gợi hình, gợi cảm; câu văn giàu nhạc điệu.

- Các biện pháp nghệ thuật ẩn dụ, nhân hóa, so sánh được sử dụng một cách hiệu quả.

4/ Ý nghĩa văn bản:

Thể hiện những phát hiện, khám phá sâu sắc và độc đáo về sông Hương; bộc lộ tình yêu tha thiết, sâu lắng và niềm tự hào lớn lao của nhà văn đối với dòng sông quê hương, với xứ Huế thân thương.

 

 

 

 

 

 

 

 

PHẦN B: GV HƯỚNG DẪN HS ÔN TẬP:

MỘT SỐ ĐỀ VĂN CỤ THỂ


 

SỞ GD&ĐT ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG

 

 

ĐỀ KIỂM TRA 2 TIẾT

Năm học: 2017 - 2018

Môn: NGỮ VĂN 12

Thời gian làm bài: 90 phút

Phần I: Đọc - hiểu (4,0 điểm)

A.   Em hãy đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi nêu dưới:
“Mai này con ta lớn lên 
Con sẽ mang đất nước đi xa 
Đến những tháng ngày mơ mộng 
Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình 
Phải biết gắn bó và san sẻ 
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở 
Làm nên Đất Nước muôn đời...”

Câu 1 (0.5đ):  Đoạn thơ trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?

Câu 2: (0.5đ): Tác giả viết hoa từ Đất Nước nhằm mục đích gì?

Câu 3 (1,0 đ): Đoạn thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Phân tích tác dụng.

B.   Em hãy đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi nêu dưới:

“Ta chào Việt Bắc, ta xuôi, 
Quê hương cách mạng muôn đời suy tôn 
Mẹ nghèo vẫn cố nuôi con: 
Lúc bùi măng nứa, khi ngon củ mài, 
Sẻ từng hạt muối cắn đôi, 
Nhà sàn chung ở, chăn sui đắp cùng.” 

(Ta chào Việt Bắc,về xuôi, Xuân Diệu)

Câu 1 (1,0 đ):  Hãy cho biết, đoạn thơ trên được viết bằng thể thơ gì? Nội dung của đoạn thơ? 

Câu 2: (1,0 đ): Đọc đoạn thơ, em liên tưởng đến đoạn trích, tác phẩm nào trong chương trình Ngữ văn 12? Hãy chỉ ra nét tương đồng. 

Phần II: Làm văn ( 6,0 điểm)

Cảm nhận về tâm trạng của nhân vật trữ tình trong đoạn thơ sau:

“Con sóng dưới lòng sâu 
Con sóng trên mặt nước 
Ôi con sóng nhớ bờ 
Ngày đêm không ngủ được 
Lòng em nhớ đến anh 
Cả trong mơ còn thức 


Dẫu xuôi về phương bắc 
Dẫu ngược về phương nam 
Nơi nào em cũng nghĩ 
Hướng về anh - một phương 

Ở ngoài kia đại dương 
Trăm nghìn con sóng đó 
Con nào chẳng tới bờ 
Dù muôn vời cách trở” 
                       

                        (Sóng_Xuân Quỳnh)

 

SỞ GD&ĐT ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG

 

 

ĐỀ KIỂM TRA 2 TIẾT

Năm học: 2017 - 2018

Môn: NGỮ VĂN 12

Thời gian làm bài: 90 phút

Phần I: Đọc - hiểu (4,0 điểm)

A.   Em hãy đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi nêu dưới:
“Dữ dội và dịu êm 
Ồn ào và lặng lẽ 
Sông không hiểu nổi mình 
Sóng tìm ra tận bể 
Ôi con sóng ngày xưa 
Và ngày sau vẫn thế 
Nỗi khát vọng tình yêu 
Bồi hồi trong ngực trẻ” 

Câu 1 (0.5đ):  Đoạn thơ trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?

Câu 2: (0.5đ): Đoạn thơ nói đến những trạng thái nào của sóng ?

Câu 3 (1,0 đ): Hai câu thơ: Sông không hiểu nổi mình / Sóng tìm ra tận bể  sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Phân tích tác dụng.

B.   Em hãy đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi nêu dưới:

Chỉ có thuyền mới hiểu

Biển mênh mông nhường nào

Chỉ có biển mới biết

Thuyền đi đâu, về đâu

 

Những ngày không gặp nhau

Biển bạc đầu thương nhớ

Những ngày không gặp nhau

Lòng thuyền đau – rạn vỡ”.

(Xuân Quỳnh – “Thuyền và biển”)

Câu 1 (0.5 đ):  Đọc đoạn thơ, em liên tưởng đến đoạn trích, tác phẩm nào trong chương trình Ngữ văn 12? 

Câu 2: (0.5 đ): Hãy cho biết, đoạn thơ trên được viết bằng thể thơ gì?

Câu 3 (1,0 đ): Đoạn thở sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Phân tích tác dụng.

Phần II: Làm văn ( 6,0 điểm)

Cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ sau:

“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi 
Đất Nước có trong những cái "ngày xửa ngày xưa..." mẹ thường hay kể 
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn 
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc 
Tóc mẹ thì bới sau đầu 
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn 
Cái kèo, cái cột thành tên 
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng 
Đất Nước có từ ngày đó...”.

 (Đất nước_Trích trường ca Mặt đường khát vọng_Nguyễn Khoa Điềm)

 

SỞ GD&ĐT ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG

 

 

ĐỀ KIỂM TRA 2 TIẾT

Năm học: 2017 - 2018

Môn: NGỮ VĂN 12

Thời gian làm bài: 90 phút

Phần I: Đọc - hiểu (4,0 điểm)

A.   Em hãy đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi nêu dưới:

“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi 
Đất Nước có trong những cái "ngày xửa ngày xưa..." mẹ thường hay kể 
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn 
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc 
Tóc mẹ thì bới sau đầu 
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn 
Cái kèo, cái cột thành tên 
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng 
Đất Nước có từ ngày đó...”.

Câu 1 (0.5đ):  Đoạn thơ trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?

Câu 2: (0.5đ): Tác giả viết hoa từ Đất Nước nhằm mục đích gì?

Câu 3 (1,0 đ): Những ngữ liệu văn hoá dân gian nào được vận dụng trong đoạn thơ?

B.   Em hãy đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi nêu dưới:

“Gặp em trên cao lộng gió 
Rừng lạ ào ào lá đỏ 
Em đứng bên đường như quê hương 
Vai áo bạc quàng súng trường. 
Đoàn quân vẫn đi vội vã 
Bụi Trường Sơn nhòa trong trời lửa. 
Chào em, em gái tiền phương 
Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn. 
Em vẫy tay cười đôi mắt trong.”

(Lá đỏ _ Nguyễn Đình Thi)

Câu 1 (0.5đ):  Dựa vào những thông tin trong tác phẩm, hãy nêu ngắn gọn hoàn cảnh ra đời của bài thơ. 

Câu 2: (0.5đ): Bài thơ được viết theo thể thơ nào? 

Câu 3 (1,0 đ): Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ Em đứng bên đường như quê hương?

 

 

Phần II: Làm văn ( 6,0 điểm)

Cảm nhận về tâm trạng của nhân vật trữ tình trong đoạn thơ sau:

“Dữ dội và dịu êm 
Ồn ào và lặng lẽ 
Sông không hiểu nổi mình 
Sóng tìm ra tận bể 

Ôi con sóng ngày xưa 
Và ngày sau vẫn thế 
Nỗi khát vọng tình yêu 
Bồi hồi trong ngực trẻ 

Trước muôn trùng sóng bể 
Em nghĩ về anh, em 
Em nghĩ về biển lớn 
Từ nơi nào sóng lên? 

Sóng bắt đầu từ gió 
Gió bắt đầu từ đâu? 
Em cũng không biết nữa 
Khi nào ta yêu nhau”

                        (Sóng_Xuân Quỳnh)

 

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2016 - 2017

MÔN: NGỮ VĂN 11 (BAN CƠ BẢN)

---eóf---

A.  Giới hạn nội dung ôn tập:

Phần 1: Đọc – hiểu (3 điểm)

- Học sinh ôn tập kĩ năng làm bài đọc – hiểu, phạm vi nằm ở những văn bản trong và ngoài chương trình.

- Văn bản trong chương trình, lưu ý một số tác phẩm: Khóc Dương Khuê, Vịnh Khoa thi Hương, Chạy giặc, Vi hành.

Phần 2: Làm văn:

1. Viết đoạn văn nghị luận xã hội (nghị luận về tư tưởng đạo lí, nghị luận về một hiện tượng xã hội) (3 điểm).

2. Nghị luận văn học: Phân tích, cảm nhận về một bài thơ hoặc một khía cạnh nội dung trong tác phẩm văn học (5 điểm).

- Hai đứa trẻ (Thạch Lam)

- Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)

- Chí Phèo (Nam Cao)

- Tự tình (Hồ Xuân Hương)

- Thương vợ (Tế Xương)

- Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến)

B. Phần soạn giảng của giáo viên:

Phần 1: Đọc - hiểu:

1. Xác định phương thức biểu đạt (5 phương thức biểu đạt đã học): Tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh.

Cách xác định: học sinh nắm được khái niệm và đặc điểm của mỗi phương thức để xác định:

- Tự sự (kể chuyện, tường thuật): Tự sự là kể lại, thuật lại sự việc, là phương thức trình bày 1 chuỗi các sự việc, sự việc này đẫn đến sự việc kia, cuối cùng kết thúc

- Miêu tả: Miêu tả là làm cho người đọc, người nghe, người xem có thể thấy sự vật, hiện tượng, con người (đặc biệt là thế giới nội tâm) như đang hiện ra trước mắt qua ngôn ngữ miêu tả.

- Biểu cảm: Là bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình về thế giới xung quanh.

- Nghị luận: Là phương thức chủ yếu được dùng để bàn bạc phải, trái, đúng sai nhằm bộc lộ rõ chủ kiến, thái độ của người nói, người viết.

- Thuyết minh: Được sử dụng khi cần cung cấp, giới thiệu, giảng giải những tri thức về 1 sự vật, hiện tượng nào đó cho người đọc, người nghe.

2. Xác định phương cách ngôn ngữ của văn bản:

- Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là phong cách được dùng trong giao tiếp sinh hoạt hằng ngày, thuộc hoàn cảnh giao tiếp không mang tính nghi thức, dùng để thông tin ,trao đổi ý nghĩ, tình cảm….đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống.

Nhận biết:

+ Gồm các dạng: chuyện trò, nhật kí, thư từ.

+ Ngôn ngữ: Khẩu ngữ, bình dị, suồng sã, địa phương.

- Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật: phong cách ngôn ngữ nghệ thuật được dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực văn chương (Văn xuôi nghệ thuật, thơ, kich).

- Phong cách ngôn ngữ báo chí: Là phong cách được dùng trong lĩnh vực thông tin của xã hội về tất cả những vấn đề thời sự: (thông tấn có nghĩa là thu thập và biên tập tin tức để cung cấp cho các nơi).

Một số thể loại văn bản báo chí:

     + Bản tin: Cung cấp tin tức cho người đọc theo 1 khuôn mẫu: Nguồn tin- Thời gian- Địa điểm- Sự kiện- Diễn biến-Kết quả.

     + Phóng sự: Cung cấp tin tức nhưng mở rộng phần tường thuật chi tiết sự kiện, miêu tả bằng hình ảnh, giúp người đọc có 1 cái nhìn đầy đủ, sinh động, hấp dẫn.

     + Tiểu phẩm: Giọng văn thân mật, dân dã, thường mang sắc thái mỉa mai, châm biếm nhưng hàm chứa 1 chính kiến về thời cuộc.

Ngoài ra còn có một số thể loại khác như phỏng vấn, quảng cáo, xã luận,…

3. Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản và tác dụng của nó.

4. Hiểu về một từ, một câu, một ý trong văn bản?

5. Thông điệp mà nhà văn gửi gắm.

6. Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của bản than về một vấn đề đặt ra trong đoạn văn.

Phần 2: Làm văn:

1. Nghị luận xã hội:

Ôn tập và cung cấp dàn ý khái quát 2 dạng văn nghị luận xã hội:

a. Nghị luận về một tư tưởng đạo lí.

b. Nghị luận về một hiện tượng đời sống.

2. Nghị luận văn học:

Giáo viên khái quát các khía cạnh nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm trong phần giới hạn.

C. Phần ôn tập của học sinh:

I. Phần đọc – hiểu:

1. Nắm được phương pháp trả lời các câu hỏi.

2. Thực hành một số đề mẫu cho giáo viên cung cấp.

II. Phần làm văn:

1. Thực hành viết đoạn văn nghị luận xã hội.

2. Lập dàn ý phân tích, cảm nhận về một bài thơ: Tự tình, Thương vợ, Câu cá mùa thu.

3. Truyện ngắn “Hai đứa trẻ”:

a. Bức tranh phố huyện lúc chiều tàn.

b. Phố huyện về đêm.

c. Phố huyện lúc đoàn tàu đi qua.

4. Truyện ngắn “Chữ người tử tù”

a. Tình huống truyện.

b. Nhân vật Huấn Cao.

c. Nhân vật quản ngục.

Chú ý: cảnh cho chữ.

5. Truyện ngắn “Chí Phèo”

Phân tích hình tượng nhân vật Chí Phèo:

- Chí Phèo trước khi vào tù: là một người nông dân lương thiện.

- Chí Phèo sau khi ra tù: thằng lưu manh, “con quỷ dữ”, bị tha hóa về nhân hình lẫn nhân tính.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

MỘT SỐ ĐỀ MẪU

ĐỀ 1:                     

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP. ĐÀ NẴNG        ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG                             Năm học 20176 – 2018

                                                                                      Môn thi: Ngữ văn 11

                                                                                   Thời gian làm bài: 90 phút

 

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi từ 1 – 3:

Xin dạy cho cháu biết đến thế giới kì diệu của sách, nhưng cũng để cho cháu đủ thời gian để lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống: đàn chim tung cánh trên bầu trời, đàn ong bay lượn trong nắng, và những bông hoa nở ngát trên đồi xanh…

Ở trường, xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi. Xin hãy tạo cho cháu có niềm tin vào ý kiến của bản thân, cho dù tất cả mọi người xung quanh đều cho rằng ý kiến ấy là không đúng…

Xin hãy dạy cho cháu biết cách đối xử dịu dàng với những người hòa nhã và cứng rắn đối với kẻ thô bạo. Xin tạo cho cháu sức mạnh để không chạy theo đám đông khi tất cả mọi người chạy theo thời thế.

                   (Trích thư của Tổng Thống Mĩ Lin-Côn gửi thầy hiệu trưởng của con trai mình, trong Những câu chuyện về người thầy).

Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản? Văn bản trên sử dụng những phương thức biểu đạt nào?

Câu 2: Nêu nội dung chính của văn bản.

Câu 3: Chỉ ra những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản trên.

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm)

Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 - 15 dòng) trình bày suy nghĩ của em về đức tính trung thực.

Câu 2 (5.0 điểm) Phân tích bài thơ Tự tình (bài II) của Hồ Xuân Hương dể thấy được bi kịch duyên phận và khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,

Trơ cái hồng nhan với nước non.

Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,

Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.

Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,

Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.

Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,

Manh tình san sẻ, tí con con.

                       (Theo Sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập 1, Nxb Giáo dục, 2016, tr. 19).

 

 – Hết –

 

 

ĐỀ 2:                     

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP. ĐÀ NẴNG        ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG                             Năm học 20176 – 2018

                                                                                      Môn thi: Ngữ văn 10

                                                                                   Thời gian làm bài: 90 phút

 

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi ở bên dưới:

Điều gì là quan trọng?

Chuyện xảy ra tại một trường trung học.

Thầy giáo giơ cao một tờ giấy trắng, trên đó có một vệt đen dài và đặt câu hỏi với học sinh:

- Các em có thấy gì không?

Cả phòng học vang lên câu trả lời:

- Đó là một vệt đen.

Thầy giáo nhận xét:

- Các em trả lời không sai. Nhưng không ai nhận ra đây là một tờ giấy trắng ư?

Và thầy kết luận:

- Có người thường chú tâm đến những lỗi lầm nhỏ nhặt của người khác mà quên đi những phẩm chất tốt đẹp của họ. Khi phải đánh giá một sự việc hay một con người, thầy mong các em đừng quá chú trọng vào vết đen mà hãy nhìn ra tờ giấy trắng với nhiều mảng sạch mà ta có thể viết lên đó những điều có ích cho đời.

(Trích Quà tặng cuộc sống – Dẫn theo http://gacsach.com)

Câu 1. Xác định những phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản trên.

Câu 2. Nội dung chính mà văn bản trên muốn đề cập đến là gì? Dựa vào nội dung đó, hãy đặt cho văn bản một nhan đề khác.

Câu 3. Trong lời khuyên của thầy giáo, hình ảnh “vết đen” tượng trưng cho điều gì?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 10 – 15 dòng) trình bày suy nghĩ của anh/chị về lời khuyên của thầy giáo trong văn bản ở phần Đọc hiểu: “Khi phải đánh giá một sự việc hay một con người, thầy mong các em đừng quá chú trọng vào vết đen mà hãy nhìn ra tờ giấy trắng với nhiều mảng sạch mà ta có thể viết lên đó những điều có ích cho đời”.

Câu 2 (5.0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về hình ảnh bà Tú trong bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương.

Quanh năm buôn bán ở mom song,

Nuôi đủ năm con với một chồng.

Lặn lội thân cò khi quãng vắng,

Eo sèo mặt nước buổi đò đông.

Một duyên hai nợ, âu đành phận,

Năm nắng mười mưa dám quản công.

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,

Có chồng hờ hững cũng như không.

                  (Theo Sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập 11, Nxb Giáo dục, 2016, tr. 29, 30).

– Hết –

ĐỀ 3:

SỞ GD&ĐT ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG

 

 

 

ĐỀ KIỂM TRA HKI

Năm học: 2017 - 2018

Môn: NGỮ VĂN 11

Thời gian làm bài: 90 phút

Phần I: Đọc - hiểu (3,0 điểm)

Em hãy đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi nêu dưới:

Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều. Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời.

Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng hơi tối, muỗi đã bắt đầu vo ve. Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen ; đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần vào cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị ; Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn. 

Câu 1 (0.5đ):  Văn bản trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?

Câu 2 (0.5đ): Đoạn văn trên thuộc phong cách ngôn ngữ  nào?

Câu 3 ( 1.0 đ): Chỉ ra giọng điệu chung của đoạn văn trên?

Câu  (1,0 đ):  Tâm trạng nhân vật Liên trước cảnh phố huyện lúc chiều tối được thể hiện như thế nào?

Phần II: Làm văn (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): 

Viết đoạn văn ( khoảng 100 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về hiện tượng thực phẩm bẩn ở nước ta hiện nay.

Câu 2 (5,0 điểm):

Cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân.

 

 

 

 

 

 

 

ĐỀ 4:

SỞ GD&ĐT ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG

 

 

ĐỀ KIỂM TRA HKI

Năm học: 2017 - 2018

Môn: NGỮ VĂN 11

Thời gian làm bài: 90 phút

Phần I: Đọc - hiểu (3,0 điểm)

Em hãy đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi nêu dưới:

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo
Tựa gối buông cần lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.

Câu 1 (0.5đ):  Nhan đề của bài thơ trên là gì? Tác giả là ai?

Câu 2: (0.5đ): Bài thơ thuộc phong cách ngôn ngữ nào?

Câu 3 (1,0 đ): Điểm nhìn cảnh thu của tác giả trong bài thơ có gì đặc sắc? Từ điểm nhìn ấy, nhà thơ đã bao quát cảnh thu như thế nào?

Câu 4( 1.0 đ): Bài thơ nói chuyện câu cá mà thực ra có phải là câu cá hay không? Vì sao?

Phần II: Làm văn (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): 

          Viết đoạn văn ( 8-10 dòng) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về lối sống thờ ơ, vô cảm của một bộ phận giới trẻ hiện nay.

Câu 2 (5,0 điểm): Anh (chị) hãy phân tích bi kịch tha hoá của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao ?

ĐỀ 5:

SỞ GD&ĐT ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG

 

 

ĐỀ KIỂM TRA HKI

Năm học: 2017 - 2018

Môn: NGỮ VĂN 11

Thời gian làm bài: 90 phút

Phần I: Đọc - hiểu (3,0 điểm)

Em hãy đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi nêu dưới:

Nhà nước ba năm mở một khoa
Trường nam thi lẫn với trường hà
Lôi thôi sĩ tư vai đeo lọ
Ậm oẹ quan trường miêng thét loa
Lọng cắm rợp trời quan sứ đến
Váy lê quét đất mụ đầm ra 
Nhan tài đất bắc nào ai đó
Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà

( Vịnh khoa thi hương_ Trần Tế Xương)

Câu 1 (0.5đ):  Xác định phong cách ngôn ngữ và phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?

Câu 2: (1.0đ): Hai câu thơ: 

Lôi thôi sĩ tư vai đeo lọ
Ậm oẹ quan trương miêng thét loa
 

sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó?

Câu 3 (1,0 đ): Thái độ của tác giả đối với chế độ thi cử của nước ta thời bấy giờ được thể hiện như thế nào?

Phần II: Làm văn (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): 

          Viết đoạn văn ( khoảng 100 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) hiện tượng bạo lực học đường ở nước ta hiện nay.

Câu 2 (5,0 điểm):

Cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp của đoạn văn sau:

Đêm hôm ấy, lúc trại giam tỉnh Sơn chỉ còn vẳng tiếng mõ trên vọng canh, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có đã bày ra trong buông tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, tổ rệp, đất bừa bãi phân chuột và gián.
      Trong một không khí tỏa như đám cháy, ánh sáng đỏ ngòm của một bó đuốc tẩm dầu rọi lên trên ba cái đầu người đang chăm chú trên một tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ. Khói bốc tỏa cay mắt làm họ dụi mắt lia lịa. Một tên tù cổ đeo gông, chân vứơng xiềng đang đậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng phẳng trên mảnh ván. Tên tù viết xong một chữ, tên quản ngục lại khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phíên lụa óng. Và cái thầy thơ lại gầy gò thì run run bưng chậu mực. Thay bút con, đề xong lạc khỏan, ông Huấn Cao thở dài, buồn bã đỡ viên quản ngục đứng thẳng dậy và đĩnh đạc bảo:
     - Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy Quản nên thay chỗ ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng trẻo với những nét chữ vuông vắn rõ ràng như thế. Thoi mực kiếm được ở đâu tốt và thơm lắm. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên không?... Ta bảo thực đấy, thầy Quản nên tìm về quê mà ở đã , rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi.

( Trích Chữ người tử tù_ Nguyễn Tuân)

 

 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2017 - 2018

MÔN: NGỮ VĂN 10 ( BAN CƠ BẢN)

---eóf---

A.    GIỚI HẠN NỘI DUNG ÔN TẬP

B.     

1. Kiến thức Đọc – Hiểu (3.0 điểm)

-        Học sinh ôn tập kĩ năng làm bài đọc – hiểu, phạm vi nằm ở những văn bản trong và ngoài chương trình.

-        Văn bản trong chương trình, lưu ý một số bài:

·       Chiến thắng Mtao-Mxây

·       Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa

·       Lời tiễn dặn

·       Vận nước.

2. Kiến thức Làm văn (7.0 điểm)

a. Nghị luận xã hội (2.0 điểm): Viết đoạn văn nghị luận xã hội (khoảng 200 chữ)

-        Nghị luận về tư tưởng đạo lí

-        Nghị luận về một hiện tượng xã hội

b. Nghị luận văn học (5.0 điểm): Phân tích, cảm nhận về một bài thơ hoặc một khía cạnh nội dung trong một số tác phẩm văn học:

-        Tấm Cám (truyện cổ tích)

-        Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy (truyền thuyết)

-        Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm)

-        Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi)

-        Tỏ lòng (Phạm Ngũ Lão)

-        Đọc Tiểu Thanh kí (Nguyễn Du)

-         

C.    PHẦN SOẠN GIẢNG CỦA GIÁO VIÊN

D.     

Phần 1: Đọc - hiểu

1. Xác định phương thức biểu đạt (6 phương thức biểu đạt đã học): Tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, hành chính

Cách xác định: học sinh nắm được khái niệm và đặc điểm của mỗi phương thức để xác định:

- Tự sự (kể chuyện, tường thuật): Tự sự là kể lại, thuật lại sự việc, là phương thức trình bày 1 chuỗi các sự việc, sự việc này đẫn đến sự việc kia, cuối cùng kết thúc.

- Miêu tả: Miêu tả là làm cho người đọc, người nghe, người xem có thể thấy sự vật, hiện tượng, con người (đặc biệt là thế giới nội tâm) như đang hiện ra trước mắt qua ngôn ngữ miêu tả.

- Biểu cảm: Là bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình về thế giới xung quanh.

- Nghị luận: Là phương thức chủ yếu được dùng để bàn bạc phải, trái, đúng sai nhằm bộc lộ rõ chủ kiến, thái độ của người nói, người viết.

- Thuyết minh: Được sử dụng khi cần cung cấp, giới thiệu, giảng giải những tri thức về 1 sự vật, hiện tượng nào đó cho người đọc, người nghe.

2. Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản và tác dụng của nó.

3. Hiểu về một từ, một câu, một ý trong văn bản?

4. Thông điệp mà tác giả gửi gắm.

5. Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của bản thân về một vấn đề đặt ra trong đoạn văn.

Phần 2: Làm văn:

1. Nghị luận xã hội:

Ôn tập và cung cấp dàn ý khái quát 2 dạng văn nghị luận xã hội:

a. Nghị luận về một tư tưởng đạo lí.

b. Nghị luận về một hiện tượng đời sống.

2. Nghị luận văn học:

Giáo viên khái quát các khía cạnh nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm trong phần giới hạn.

C. PHẦN HỌC SINH TỰ ÔN TẬP

I. Phần đọc – hiểu:

1. Nắm được phương pháp trả lời các câu hỏi.

2. Thực hành một số đề mẫu cho giáo viên cung cấp.

II. Phần làm văn:

1. Thực hành viết đoạn văn nghị luận xã hội.

2. Lập dàn ý phân tích, cảm nhận về một bài thơ: Cảnh ngày hè, Tỏ lòng, Nhàn, Đọc Tiểu Thanh kí.

3. Truyện cổ tích “Tấm Cám”:

a.Thân phân Tấm và con đường đi đến hạnh phúc của cô.

b.Quá trình đấu tranh giành và giữ hạnh phúc của cô Tấm

4. Truyền thuyết “Truyện An Vương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy”

a. Nhân vật An Dương Vương:

- Vai trò của An Dương Vương trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.

- Bi kịch nước mất nhà tan.

b. Nhân vật Mị Châu, Trọng Thủy.

 

 

 

 

 

MỘT SỐ ĐỀ VĂN MẪU

ĐỀ 1:                     

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP. ĐÀ NẴNG        ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG                             Năm học 20176 – 2018

                                                                                      Môn thi: Ngữ văn 10

                                                                                   Thời gian làm bài: 90 phút

 

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện những yêu cầu nêu bên dưới:

Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu,

Trái tim lầm chỗ để trên đầu.

Nỏ thần vô ý trao tay giặc,

Nên nỗi cơ đồ đứm biển sâu.

(Tâm sự - Tố Hữu)

Câu 1: Xác định các phương thức biểu đạt có trong văn bản trên?

Câu 2: Văn bản trên giúp em liên tưởng đến truyện cổ dân gian nào đã học trong chương trình Ngữ văn 10, tập 1? Nêu thể loại của truyện cổ dân gian đó.

Câu 3: Theo em, vì sao Tố Hữu viết Nỏ thần vô ý trao tay giặc?

Câu 4: Em rút ra được bài học kinh nghiệm gì qua câu chuyện của Mị Châu?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm)

Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 - 15 dòng) trình bày suy nghĩ của em hiện tượng nói tục chửi thề trong học sinh hiện nay.

Câu 2 (5.0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi.

Rồi hóng mát thuở ngày trường,

Hòe lục đùn đùn tán rợp giương.

Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,

Hồng liên trì đã tiễn mùi hương.

Lao xao chợ cá làng ngư phủ,

Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương.

Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,

 Dân giàu đủ khắp đòi phương.

                       (Theo Sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập 1, Nxb Giáo dục, 2015, tr. 118).

 

 – Hết –

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm)

Họ và tên thí sinh…………………………………………….. Số báo danh……

 

 

 

 

 

ĐỀ 2:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP. ĐÀ NẴNG        ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG                             Năm học 20176 – 2018

                                                                                      Môn thi: Ngữ văn 10

                                                                                   Thời gian làm bài: 90 phút

 

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện những yêu cầu nêu bên dưới:

ĐỌC TIỂU THANH KÍ

(Nguyễn Du)

Tây Hồ cảnh đẹp hóa gò hoang,

Thổn thức bên song mảnh giấy tàn.

Son phấn có thần chôn vẫn hận,

Văn chương không mệnh đốt còn vương.

Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi,

Cái án phong lưu khách tự mang.

Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa,

Người đời ai khóc Tố Như chăng?

(Ngữ văn 10, tập 1, tr.132, NXB Giáo dục Việt Nam – 2015)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

Câu 2: Nêu nội dung chính của văn bản.

Câu 3: “Son phấn”, “Văn chương” trong hai câu thơ “Son phấn có thần chôn vẫn hận/Văn chương không mệnh đốt còn vương” sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó.

Câu 4: Theo cách phân kì Văn học trung đại Việt Nam, tác giả Nguyễn Du thuộc về giai đoạn văn học nào?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm)

Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 - 15 dòng) trình bày suy nghĩ của em về lối sống giản dị của con người.

Câu 2 (5.0 điểm) Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, giữa cái tốt và cái xấu trong xã hội xưa và nay sau khi học truyện cổ tích Tấm Cám.

 

 – Hết –

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm)

Họ và tên thí sinh…………………………………………….. Số báo danh……

 

 

 

 

 

ĐỀ 3:                     

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP. ĐÀ NẴNG        ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG                             Năm học 20176 – 2018

                                                                                      Môn thi: Ngữ văn 10

                                                                                   Thời gian làm bài: 90 phút

 

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc bài ca dao sau và trả lời các câu hỏi:

Muối ba năm muối đang còn mặn

Gừng chín tháng gừng hãy còn cay

Đôi ta nghĩa nặng tình dày

Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa.

(Theo SGK Ngữ văn 10, tập 1, Nxb Giáo dục 2013, tr.83)

Câu 1. (1.0 đ) Bài ca dao trên thuộc mảng ca dao nào?

A.   Những bài ca dao than thân

B.   Những bài ca dao hài hước

C.   Những bài ca dao yêu thương tình nghĩa

D.   Không thuộc những nhóm ca dao trên

Câu 2. (1.0 đ) Bài ca dao được viết theo phương thức biểu đạt nào? Nội dung chính của bài ca dao là gì?

Câu 3. (1.0 đ) Phát hiện biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài ca dao. Chỉ ra hiệu quả nghệ thuật của biện pháp đó.

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm)

 “Người hạnh phúc là người đem đến hạnh phúc cho nhiều người khác” (Đi-đơ-rô). Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 10 - 15 dòng) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về câu nói trên.

Câu 2 (5.0 điểm)

Phân tích tâm sự của Nguyễn Du qua bốn câu thơ cuối bài thơ “Đọc Tiểu Thanh kí”:

Phiên âm    

Cổ kim hận sự thiên nan vấn,

Phong vận kì oan ngã tự cư.

Bất tri tam bách dư niên hậu,

Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?   

Dịch nghĩa

Những mối hận cổ kim khó mà hỏi trời được,

Ta tự coi như người cùng một hội với kẻ mắc nỗi oan lạ lùng vì    nết phong nhã.

Không biết hơn ba trăm năm sau,         

Thiên hạ ai người khóc Tố Như?

 Dịch thơ                        

Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi,

Cái án phong lưu khách tự mang.

Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa,

Người đời ai khóc Tố Như chăng?

(Ngữ văn 10, Tập một, Nxb Giáo dục Việt Nam – 2013, tr.132)

 – Hết –

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm)

Họ và tên thí sinh…………………………………………….. Số báo danh……

ĐỀ 4:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP. ĐÀ NẴNG        ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG                              Năm học 2017 – 2018

                                                                                      Môn thi: Ngữ văn 10

                                                                                   Thời gian làm bài: 90 phút

 

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc bài ca dao sau và trả lời câu hỏi:

Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.

(Theo SGK Ngữ văn 10, tập 1, Nxb Giáo dục 2013, tr.83)

Câu 1. (0.5 đ) Bài ca dao trên thuộc nhóm ca dao nào?

A.   Những bài ca dao than thân

B.   Những bài ca dao hài hước

C.   Những bài ca dao yêu thương tình nghĩa

D.   Không thuộc những nhóm ca dao trên

Câu 2. (1.0 đ) Bài ca dao được viết theo phương thức biểu đạt nào? Nêu ý nghĩa của bài ca dao trên.

Câu 3. (1.5 đ) Tìm và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong bài ca dao trên.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 10 - 15 dòng) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về vấn nạn bạo lực học đường hiện nay.

Câu 2 (5,0 điểm)

Phân tích bài thơ “Nhàn” để làm rõ quan niệm sống “nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Một mai, một cuốc, một cần câu,

Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.

Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,

Người khôn, người đến chốn lao xao.

Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,

Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.

Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống,

Nhìn xem phú quý, tựa chiêm bao.

(Theo SGK Ngữ văn 10, tập 1, Nxb Giáo dục 2013, tr.129)

– Hết –

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm)

Họ và tên thí sinh…………………………………………….. Số báo danh……...

 


 

ĐỀ 5:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP. ĐÀ NẴNG       ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG                              Năm học 2017 – 2018

                                                                                      Môn thi: Ngữ văn 10

                                                                                   Thời gian làm bài: 90 phút

 

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi ở dưới:

Thế là Đăm Săn lại múa. Chàng múa trên cao, gió như bão. Chàng múa dưới thấp, gió như lốc. Chòi lẫm đổ lăn lóc. Cây cối chết rụi. Khi chàng múa dưới thấp, vang lên tiếng đĩa khiên “đồng”. Khi chàng múa trên cao, vang lên tiếng đĩa khiên “kênh”. Khi chàng múa chạy nước kiệu, quả núi ba lần rạn nứt, ba đồi tranh bật rễ bay tung. Cây giáo thần, cây giáo dính đầy những oan hồn của chàng nhằm đùi Mtao Mxây phóng tới, trúng nhưng không thủng. Chàng đâm vào người Mtao Mxây cũng không thủng.

(Theo SGK Ngữ văn 10, tập 1, Nxb Giáo dục 2013, tr.32)

Câu 1. (1.0 đ) Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm nào? Tác phẩm đó thuộc thể loại gì?

Câu 2. (1.0 đ) Nêu nội dung của đoạn trích?

Câu 3. (1.0 đ) Chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích. Nêu tác dụng của biện pháp đó?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm)

Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 10 - 15 dòng) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về hiện tượng xả rác bừa bãi ở nơi công cộng hiện nay.

Câu 2 (5.0 điểm)

Phân tích bài thơ “Tỏ lòng” (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão.

Phiên âm

Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu,

Tam quân tì hổ khí thôn ngưu.

Nam nhi vị liễu công danh trái,

Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu.

Dịch nghĩa

Cầm ngang ngọn giáo gìn giữ non sông đã mấy thu,

Ba quân như hổ báo, khí thế hùng dũng nuốt trôi trâu.

Thân nam nhi mà chưa trả xong nợ công danh,

Thì luống thẹn thùng khi nghe người đời kể chuyện Vũ hầu.

Dịch thơ

Múa giáo non sông trải mấy thu,

Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu.

Công danh nam tử còn vương nợ,

Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu.

(Theo SGK Ngữ văn 10, tập 1, Nxb Giáo dục 2013, tr.115-116)

– Hết –

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm)

Họ và tên thí sinh…………………………………………….. Số báo danh……...

 

 

   :: Các tin khác

 
Điện thoại : 0511.3691445 - 0511.3656697 * Email: quangtrung.thpt@yahoo.com
* - Website: thptquangtrung.vn * Website : thpt-quangtrung-danang.edu.vn