Ngày 25-04-2024 14:17:38
 


Mọi chi tiết xin liên hệ với trường chúng tôi theo mẫu dưới :
Họ tên
Nội dung
 

Lượt truy cập : 6686911
Số người online: 12
 
 
 
 
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI - MÔN: NGỮ VĂN 11
 

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI THỬ TỐT NGHIỆP NĂM HỌC 2016 - 2017

MÔN: NGỮ VĂN 11 (BAN CƠ BẢN)

---eóf---

A.  Giới hạn nội dung ôn tập:

Phần 1: Đọc – hiểu (3 điểm)

- Học sinh ôn tập kĩ năng làm bài đọc – hiểu, phạm vi nằm ở những văn bản trong và ngoài chương trình.

- Văn bản trong chương trình (Ngữ văn 10, 11), lưu ý một số tác phẩm: Khóc Dương Khuê, Vịnh Khoa thi Hương, Chạy giặc, Vi hành, tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ, Nhàn, Cảnh ngày hè, Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy,…

Phần 2: Làm văn:

1.Viết đoạn văn nghị luận xã hội (nghị luận về tư tưởng đạo lí, nghị luận về một hiện tượng xã hội) (2 điểm).

2. Nghị luận văn học: Phân tích, cảm nhận về một bài thơ hoặc một khía cạnh nội dung trong tác phẩm văn học (5 điểm).

- Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi)

- Truyện Kiều (Nguyễn Du)

- Hai đứa trẻ (Thạch Lam)

- Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)

- Chí Phèo (Nam Cao)

- Tự tình (Hồ Xuân Hương)

- Thương vợ (Tế Xương)

- Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến)

- Vội vàng (Xuân Diệu)

B. Phần soạn giảng của giáo viên:

Phần 1: Đọc - hiểu:

1. Xác định phương thức biểu đạt (5 phương thức biểu đạt đã học): Tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh.

Cách xác định: học sinh nắm được khái niệm và đặc điểm của mỗi phương thức để xác định:

- Tự sự (kể chuyện, tường thuật): Tự sự là kể lại, thuật lại sự việc, là phương thức trình bày 1 chuỗi các sự việc, sự việc này đẫn đến sự việc kia, cuối cùng kết thúc

- Miêu tả: Miêu tả là làm cho người đọc, người nghe, người xem có thể thấy sự vật, hiện tượng, con người (đặc biệt là thế giới nội tâm) như đang hiện ra trước mắt qua ngôn ngữ miêu tả.

- Biểu cảm: Là bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình về thế giới xung quanh.

- Nghị luận: Là phương thức chủ yếu được dùng để bàn bạc phải, trái, đúng sai nhằm bộc lộ rõ chủ kiến, thái độ của người nói, người viết.

- Thuyết minh: Được sử dụng khi cần cung cấp, giới thiệu, giảng giải những tri thức về 1 sự vật, hiện tượng nào đó cho người đọc, người nghe.

2. Xác định phương cách ngôn ngữ của văn bản:

- Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là phong cách được dùng trong giao tiếp sinh hoạt hằng ngày, thuộc hoàn cảnh giao tiếp không mang tính nghi thức, dùng để thông tin ,trao đổi ý nghĩ, tình cảm….đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống.

Nhận biết:

+ Gồm các dạng: chuyện trò, nhật kí, thư từ.

+ Ngôn ngữ: Khẩu ngữ, bình dị, suồng sã, địa phương.

- Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật: phong cách ngôn ngữ nghệ thuật được dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực văn chương (Văn xuôi nghệ thuật, thơ, kich).

- Phong cách ngôn ngữ báo chí: Là phong cách được dùng trong lĩnh vực thông tin của xã hội về tất cả những vấn đề thời sự: (thông tấn có nghĩa là thu thập và biên tập tin tức để cung cấp cho các nơi).

Một số thể loại văn bản báo chí:

     + Bản tin: Cung cấp tin tức cho người đọc theo 1 khuôn mẫu: Nguồn tin- Thời gian- Địa điểm- Sự kiện- Diễn biến-Kết quả.

     + Phóng sự: Cung cấp tin tức nhưng mở rộng phần tường thuật chi tiết sự kiện, miêu tả bằng hình ảnh, giúp người đọc có 1 cái nhìn đầy đủ, sinh động, hấp dẫn.

     + Tiểu phẩm: Giọng văn thân mật, dân dã, thường mang sắc thái mỉa mai, châm biếm nhưng hàm chứa 1 chính kiến về thời cuộc.

Ngoài ra còn có một số thể loại khác như phỏng vấn, quảng cáo, xã luận,…

3. Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản và tác dụng của nó.

- Tutừ về ngâm:điệpâm,điệpvn,đipthanh,…(tạoâmhưởngvànhpđiệucho

u)

- Tutừ về t:sosánh,nhâna,nd, hoánd,tươngphn,chơich, nói gim,itránh,thậmxưng,…

- Tutừ về cúpháp:Lặpcúpháp,liệtkê,chêmxen,câuhitut,đảong,đi,im lng

Hiệu quảnghệ thut(Tác dụngnghệ thut)

Sosánh: Giúpsự vt,sựvic được miêutsinhđng,cthể tác độnếnttưng

tưng, gợihìnhdungvà cảmxúc.

Ẩn dụ: chdinđạthàmsúc,côđng,giá trịbiểuđtcao,ginhngliêntưnnhị, sâusắc

Nhân a:Làmchođitưnghinra sinhđng, gầngũi,cótâmtrạngvà cóhnhơn

Hoán dụ:diễntsinhđngnidungthôngbáovà gợinhngliêntưnvị,sâusắc Điệptừ/ng/cấutrúc: Nhấnmnh, tôđậmấn tưng–tănggiátrịbiucảm

Nóigim: Làmgiảmnhđđauthương, mấtmátnhằmthhinsựtrântrng

Thmxưng(phóngđi):Tôđậmấn tưngv

Câu hitu t: Bclộcảmxúc,gâychú ý

Đongữ:Nhấnmnh,gâyấn tưngvề…

Đối: Tosựcânđinhpnhànggia cácvếcâu…

Imlng(…):Tođimnhn,gợisựlngđngcảmxúc, dinbiếntâmlý

Liệt: Dintả cụthể,toàndinsựviệc.

4. Hiểu về một từ, một câu, một ý trong văn bản?

5. Thông điệp mà nhà văn gửi gắm.

6. Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của bản than về một vấn đề đặt ra trong đoạn văn.

Phần 2: Làm văn:

1. Nghị luận xã hội:

Ôn tập và cung cấp dàn ý khái quát 2 dạng văn nghị luận xã hội:

a. Nghị luận về một tư tưởng đạo lí.

b. Nghị luận về một hiện tượng đời sống.

2. Nghị luận văn học:

Giáo viên khái quát các khía cạnh nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm trong phần giới hạn.

C. Phần ôn tập của học sinh:

I. Phần đọc – hiểu:

1. Nắm được phương pháp trả lời các câu hỏi.

2. Thực hành một số đề mẫu cho giáo viên cung cấp.

II. Phần làm văn:

1. Thực hành viết đoạn văn nghị luận xã hội.

2. Lập dàn ý phân tích, cảm nhận về một bài thơ: Tự tình, Thương vợ, Câu cá mùa thu.

3. Truyện ngắn “Hai đứa trẻ”:

a. Bức tranh phố huyện lúc chiều tàn.

b. Phố huyện về đêm.

c. Phố huyện lúc đoàn tàu đi qua.

4. Truyện ngắn “Chữ người tử tù”

a. Tình huống truyện.

b. Nhân vật Huấn Cao.

c. Nhân vật quản ngục.

Chú ý: cảnh cho chữ.

5. Truyện ngắn “Chí Phèo”

Phân tích hình tượng nhân vật Chí Phèo:

- Chí Phèo trước khi vào tù: là một người nông dân lương thiện.

- Chí Phèo sau khi ra tù: thằng lưu manh, “con quỷ dữ”, bị tha hóa về nhân hình lẫn nhân tính.

 

MỘT SỐ ĐỀ MẪU

ĐỀ 1:

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi từ 1 – 3:

Xin dạy cho cháu biết đến thế giới kì diệu của sách, nhưng cũng để cho cháu đủ thời gian để lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống: đàn chim tung cánh trên bầu trời, đàn ong bay lượn trong nắng, và những bông hoa nở ngát trên đồi xanh…

Ở trường, xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi. Xin hãy tạo cho cháu có niềm tin vào ý kiến của bản thân, cho dù tất cả mọi người xung quanh đều cho rằng ý kiến ấy là không đúng…

Xin hãy dạy cho cháu biết cách đối xử dịu dàng với những người hòa nhã và cứng rắn đối với kẻ thô bạo. Xin tạo cho cháu sức mạnh để không chạy theo đám đông khi tất cả mọi người chạy theo thời thế.

 (Trích thư của Tổng Thống Mĩ Lin-Côn gửi thầy hiệu trưởng của con trai mình, trong Những câu chuyện về người thầy).

Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản? Văn bản trên sử dụng những phương thức biểu đạt nào?

Câu 2: Nêu nội dung chính của văn bản.

Câu 3: Chỉ ra những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản trên.

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm)

Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 15 - 20 dòng) trình bày suy nghĩ của em về đức tính trung thực.

Câu 2 (5.0 điểm) Phân tích bài thơ Tự tình (bài II) của Hồ Xuân Hương dể thấy được bi kịch duyên phận và khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,

Trơ cái hồng nhan với nước non.

Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,

Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.

Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,

Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.

Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,

Manh tình san sẻ, tí con con.

(Theo Sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập 1, Nxb Giáo dục, 2016, tr. 19).

 

ĐỀ 2:                

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi ở bên dưới:

Điều gì là quan trọng?

Chuyện xảy ra tại một trường trung học.

Thầy giáo giơ cao một tờ giấy trắng, trên đó có một vệt đen dài và đặt câu hỏi với học sinh:

- Các em có thấy gì không?

Cả phòng học vang lên câu trả lời:

- Đó là một vệt đen.

Thầy giáo nhận xét:

- Các em trả lời không sai. Nhưng không ai nhận ra đây là một tờ giấy trắng ư?

Và thầy kết luận:

- Có người thường chú tâm đến những lỗi lầm nhỏ nhặt của người khác mà quên đi những phẩm chất tốt đẹp của họ. Khi phải đánh giá một sự việc hay một con người, thầy mong các em đừng quá chú trọng vào vết đen mà hãy nhìn ra tờ giấy trắng với nhiều mảng sạch mà ta có thể viết lên đó những điều có ích cho đời.

(Trích Quà tặng cuộc sống – Dẫn theo http://gacsach.com)

Câu 1. Xác định những phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản trên.

Câu 2. Nội dung chính mà văn bản trên muốn đề cập đến là gì? Dựa vào nội dung đó, hãy đặt cho văn bản một nhan đề khác.

Câu 3. Trong lời khuyên của thầy giáo, hình ảnh “vết đen” tượng trưng cho điều gì?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 10 – 15 dòng) trình bày suy nghĩ của anh/chị về lời khuyên của thầy giáo trong văn bản ở phần Đọc hiểu: “Khi phải đánh giá một sự việc hay một con người, thầy mong các em đừng quá chú trọng vào vết đen mà hãy nhìn ra tờ giấy trắng với nhiều mảng sạch mà ta có thể viết lên đó những điều có ích cho đời”.

Câu 2 (5.0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:

Tôi muốn tắt nắng đi

Cho màu đừng nhạt mất;

Tôi muốn buộc gió lại

Cho hương đừng bay đi.

Của ong bướn này đây tuần tháng mật;

Này đây hoa của đồng nội xanh rì;

Này đây lá của cành tơ phơ phất;

Của yến anh này đây khúc tình si;

Và này đây ánh sáng chớp hàng mi;

Mỗi buổi sớm thần vui hằng gõ cửa;

Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;    

Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa

Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.

(Trích Vội vàng – Xuân Diệu Theo, Sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập 11, Nxb Giáo dục, 2016, tr. 22).

– Hết –

 

 

ĐỀ 3:


Phần I: Đọc – hiểu:


Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:


Người dân nào xưa đưa em về đây 
Cho em gặp bố 
Người bố mất nỏ thần, giận em, ruồng bỏ 
Nhưng nhân dân mình không nỡ bỏ em ... 
Nhân dân mình không nỡ bỏ em 
Không nỡ bỏ đứa con bị bỏ 
Để chiều nay trong gian đình cổ 
Tôi đứng lặng trước em 

Tôi đứng lặng trước em 
Không phải trước nỗi lầm 
biến em thành đá cuội 
Nhớ vận nước có một thời chìm nổi 
Bắt đầu từ một tình yêu 

Em hoá đá ở trong truyền thuyết 
Cho bao cô gái sau em 
Không còn phải hoá đá trong đời

 

Có những lỗi lầm phải trả bằng cả 
một kiếp người 
Nhưng lỗi lầm em lại phải trả bằng 
máu toàn dân tộc 
Máu vẫn thấm qua từng trang tập đọc 
Vó ngựa Triệu Đà còn đau đến hôm nay.... 

Người dân nào xưa đưa em về đây 
Như muốn nhắc một điều gì ... 
Đền Cổ Loa nhạt nắng 
Lừng lẫy bóng chiều đi…

 

(Trước đá Mị Châu – Trần Đăng Khoa)




Câu 1.Xác định phương thức biểu đạt của văn bản trên?Văn bản trên khiến anh/ chị nhớ đến câu chuyện nào trong truyền thuyết dân gian?

Câu 2.Văn bản trên viết về nội dung gì?

Câu 3.Thái độ của tác giả khi đứng trước đá Mị Châu là gì?

Câu 4.Người dân nào xưa đưa em về đây.

Như muốn nhắc một điều gì ...”.

Điều nhân dân muốn nhắc nhở trong hai câu thơ trên là gì?Liên hệ bản thân?

Phần II: Làm văn (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Nghị luận xã hội

Viết đoạn văn (khoảng 15 - 20 dòng) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về hiện tượng thực phẩm bẩn ở nước ta hiện nay.

Câu 2 (5,0 điểm): Nghị luận văn học

Cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân.

Đề số 4:

Phần I: Đọc - hiểu (3,0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi từ 1 – 3:

“…Cậy em, em có chịu lời,

Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.

Giữa đường đứt gánh tương tư,

Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.

Kể từ khi gặp chàng Kim,

Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề.

Sự đâu sóng gió bất kì,

Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn 2…”

(Trao duyên – trích Truyện Kiều, Nguyễn Du, Ngữ văn 10, tập 2)

Câu 1: Đoạn thơ trên sử dụng phương thức biểu đạt nào chủ yếu? Nêu nội dung chính của đoạn thơ.

Câu 2: Thúy Kiều đã dùng những từ ngữ nào để thuyết phục thúy vân? Giải thích ý nghĩa của các từ ngữ đó.

Câu 3: Em có suy nghĩ gì về tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn trích trên?

Phần II: Làm văn (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Nghị luận xã hội

Viết đoạn văn ( 15-20 dòng) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về lối sống thờ ơ, vô cảm của một bộ phận giới trẻ hiện nay.

Câu 2 (5,0 điểm):Nghị luận văn học

Anh (chị) hãy phân tích bi kịch tha hoá của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao ?

   :: Các tin khác

 
Điện thoại : 0511.3691445 - 0511.3656697 * Email: quangtrung.thpt@yahoo.com
* - Website: thptquangtrung.vn * Website : thpt-quangtrung-danang.edu.vn