Ngày 24-04-2024 02:35:44
 


Mọi chi tiết xin liên hệ với trường chúng tôi theo mẫu dưới :
Họ tên
Nội dung
 

Lượt truy cập : 6686181
Số người online: 4
 
 
 
 
ÔN THI THPT quốc gia MÔN LỊCH SỬ 12 , ÔN KT HKII 10
 
Tóm tắc ngắn lý thuyết + Câu hỏi trắc nghiệm 12; Ôn tập Kiểm tra HKII lớp 10

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI THỬ


NỘI DUNG CƠ BẢN PHẦN LỊCH SỬ LỚP 10 HKII (2017-2018)

PHẦN I. TÓM TẮT TỰ LUẬN

* Giới hạn nội dung ôn tập:

Chương 1. VIỆT NAM TỪ THỜI NGUYÊN THỦY ĐẾN THẾ KỈ X

    Bài 13: Việt Nam thời nguyên thủy

           1. Những dấu tích người tối cổ ở Việt Nam:

                - Xuất hiện cách ngày nay 30 – 40 vạn năm.

                - Công cụ đá ghè đẽo thô sơ

                - Ở Lạng Sơn, thanh Hóa, Đồng Nai, Bình Phước.

            2. Sự hình thành và phát triển của công xã thị tộc:

                - Văn hóa Sơn Vi: cách nay 2 vạn năm. Thời đá cũ, công cụ thô sơ ghè 1 mặt.

                - Văn hóa Hòa Bình – Bắc Sơn: Cách nay 12000 – 6000. Công cụ ghè 2 mặt.

                - Cách mạng “ đá mới”: Cách nay 6000- 5000. Công cụ đá mới.

            3. Sự ra đời thuật luyện kim và nông nghiệp trồng lúa nước: Cách nay 3000 – 4000 năm.

                - Văn hóa Phùng Nguyên, Sa Huỳnh, Đồng Nai.

  Bài 15 + 16: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ( Từ thế kỉ II TCN đến thế kỉ X)

        1. Chế độ cai trị:

             - Chia thành nhiều quận sát nhập vào Trung Quốc.

             - Bắt cống nạp sản vật quý hiếm

             - Thực hiện chính sách đồng hóa

         2. Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu: Hai Bà Trưng, Lí Bí, Khúc Thừa Dụ, Ngô Quyền.

Bài 17: Quá trình hình thành và phát triển nhà nước phong kiến

        1. Bước đầu xây dựng nhà nước: thời Ngô, Đinh, Tiền Lê

            - Năm 939 Ngô Quyền xưng vương đóng đô ở Cổ Loa-> bước đầu xây dựng nhà nước tự chủ.

            - 968 Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân lập nên nhà Đinh, dời đô về Hoa Lư.

            - Nhà Đinh, nhà Tiền Lê đã xây dựng. Bộ máy theo 3 ban: ban văn, ban võ, tăng ban, về hành chính chia đất nước thành 10 đạo.

      2. Nhà nước Đại Việt Thời Lý, Trần, Hồ.

         + Qua các thời kì: Lý,trần, Hồ - Lê Sơ.

           - Năm 1009, nhà Lý thành lập.

           - Năm 1010, Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long.

           - Năm 1054, Lý Thánh Tông đổi tên nước Đại  Việt.

        + Qua các triều đại nhà nước quân chủ ngày càng hoàn thiện, tổ chức chặc chẽ.

          - Luật pháp hoàn chỉnh qua các bộ luật: Hình thư, Hình luật, Quốc triều hình luật( Hồng Đức).

          - Quân đội: Tổ chức quy cũ-> Chính sách ngự binh ư nông.

          - Đối nội: Quan tâm đs nhân dân, đoàn kết các dân tộc.

          - Đối ngoại: Khôn khéo, luôn giữ vừn tư thế của một quốc gia độc lập, tự chủ.

Bài 19: Những cuộc đấu tranh chống ngoại xâm ở các thế kỉ X – XV

  1. Kháng chiến chống Tống

       * Thời Tiền Lê

       - Lãnh đạo: Lê Hoàn

       - Thắng lợi tiêu biểu: trên sông Bạch Đằng

       * Thời Lý ( 1075 – 1077)

       - Lãnh đạo: Lý Thường Kiệt

       - Tổ chức đánh địch theo 2 giai đoạn:

          + Chiến lược “ tiên phát chế nhân” đem quân đánh trước chặn thế mạng của địch.

          + Địch kéo sang ta chủ động giảng hòa kết thúc chiến tranh.

    2. Kháng chiến chống Mông - Nguyên    

        - Lãnh đạo: Lý thường Kiệt     

        - Những thắng lợi tiêu biểu: Đông Bộ Đầu, Hàm Tử, Chương Dương, Vạn Kiếp, Bạch Đằng...

       + Lần 1: Đông Bộ Đầu

       + Lần 2: Đẩy lùi quân xâm lược Mông – Nguyên năm 11285

      - Trận chiến tiêu biểu nhất: Chiến thắng trên sông Bạch Đằng 1288, đè bẹp ý chí xâm lược Mông – Nguyên.

   3. Phong trào kháng chiến chống quân xâm lược và khởi nghĩa Lam Sơn

     - 1407 kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ thất bại.

     - Lãnh đạo: Lê Lợi – Nguyễn Trãi

     - Thắng lợi tiêu biểu:

       + Vùng giải phóng được  mở rộng từ Lam Sơn ( Thanh Hóa) vào Nam.

       + Tốt Động đẩy quân Minh vào thế bị động.

       + Chi Lăng – Xương Giang, đập tan 10 vạn quân cứu viện khiến, quân giặc bỏ chạy về nước.

Bài 20: Xây dựng và phát triển văn hóa trong các thế kỉ X – XV

    1. Tư tưởng, tôn giáo: Nho giáo, phật giáo, đạo giáo

        - Du nhập thời Bắc Thuộc

        - Thời Lê: Nho giáo chiếm vị trí độc tôn

        - Thời Lý Trần: Phật giáo phát triển ( xây dựng nhiều chùa chiền...)

   2. Giáo dục, văn hóa, nghệ thuật, khoa học – kĩ thuật

       + Giáo dục:  Lập văn miếu ( Lý Thánh Tông) , tổ chức thi cử, 3 năm có một kì thi hội để chọn tiến sĩ, dựng bia tiến sĩ.

       + Văn học: Văn học chữ Hán và chữ Nôm ra đời với hàng loạt các tác phẩm: Hịch Tướng Sĩ, Bạch Đằng Giang Phú, Bình Ngô Đại Cáo, Quốc Âm Thi Tập.

       + Nghệ thuật:  Chùa tháp được xây dựng như: Chùa Một Cột, chùa Dâu, tháp báo thiên...Kinh đô Thăng Long, Thành nhà Hồ.

       + Khoa học – Kĩ thuật: Đại Việt Sử Kí ( Bộ sử đầu tiên)

Bài 21: Những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỉ XVI – XVIII

   1. Sự sụp đổ của triều  Lê Sơ. Nhà Mạc thành lập

      - Mạc Đăng Dung bắt ép vua Lê nhường ngôi, thành lập nhà Mạc

   2. Đất nước bị chia cắt

     - Lấy sông Gianh làm ranh giới chia đất nước hai Đàng

     - Đàng Trong( chúa Nguyễn)

     - Đàng Ngoài ( vua Lê, chúa Trịnh)

Bài 23: Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ tổ quốc cuối thế kỉ XVIII

   1. Phong trào Tây Sơn, sự nghiệp thống nhất đất nước.

      - Lãnh đạo: 3 anh em Tây Sơn ( Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ)

      - Giải phóng hầu hết Đàng Trong và tiêu diệt cát cứ họ Nguyễn.

      - Sự nghiệp thống nhất đất nước cơ bản được hoàn thành.

   2. Các cuộc kháng chiến

      - Chống Xiêm( 1785) : thắng lợi trận  Rạch Gầm – Xoài Mút đánh tan quân Xiêm.

      - Chống Thanh ( 1789)  thắng lợi trận Ngọc Hồi – Đống Đa.

  3. Vương triều Tây Sơn

      - Nguyễn Huệ lên ngôi lấy hiệu Quang Trung

      - Xây dựng chính quyền theo chế độ quân chủ chuyên chế

      - 1792 Quang Trung qua đời, vương triều Tây Sơn sụp đổ.

Bài 25: Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều Nguyễn ( nửa đầu thế kỉ XIX)

      - Năm 1802 Nguyễn Ánh lên ngôi, lấy niên hiệu Gia Long.

      - Quyền hành thuộc về vua.

      - Luật Pháp: Hoàng Việt Luật Lệ ( luật Gia Long)

      - Ngoại giao: Khép kín.

      Nông nghiệp: Khó khăn, TCN phát triển

=> Không ổn định, nhiều cuộc đấu tranh diễn ra.

Chương 2: CÁC CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN:

Bài 29: Cách mạng Hà Lan và Cách mạng tư sản Anh.

  1. Cách mạng tư sản Anh

      - Mục tiêu, nhiệm vụ: Chống Phong kiến

      - vai trò lãnh đạo: Quý tộc mới, tư sản

      - Hình thức: Nội chiến

      - Hướng phát triển: Chủ nghĩa tư bản

      - Tính Chất: Cách mạng tư sản không triệt để.

Bài 30: Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ

      - Là cuộc cách mạng tư sản ( không triệt để) diễn ra dưới hình thức chiến tranh giải phóng dân tộc.

Bài 31: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII

      - Mục tiêu, nhiệm vụ: Chống Phong kiến

      - vai trò lãnh đạo: giai cấp  tư sản

      - Hình thức: Nội chiến và cách mạng

      - Hướng phát triển: Chủ nghĩa tư bản

      - Tính Chất: Cách mạng tư sản  triệt để.

Là cuộc cách mạng tư sản  triệt để vì:

- Giải quyết vấn  đề ruộng đất cho nhân dân

- Lật đổ chính quyền quân chủ chuyên chế

- Thủ tiêu tàn tích phong kiến, mở đường cho kinh tế TBCN phát triển

- Cổ vũ lực lượng dân chủ tiến bộ trên thế giơi chống  phong kiến,

Theo Lenin cm Pháp 1789 là “ Đại cách mạng”.

Bài 32: Cách mạng công nghiệp ở Châu Âu

      - Bắt đầu từ những năm 60 của thế kỉ XVIII

      - Máy được phát minh và sử dụng đầu tiên: máy kéo sợi

      - Anh được mệnh danh công xưởng thế giới.

      - Làm thay đổi bộ mặt các nước tư bản:nhiều trung tâm công nghiệp và thành thị xuất hiện.

Bài 35: Các nước đế quốc Anh, Pháp, Đức, Mĩ và sự bành trướng thuộc địa.  

      - Cuối TK XIX – đầu TK XX kinh tế các nước tư bản phát triển không đều, các nước đẩy mạnh xâm lược thuộc địa phân chia lại thị trường thế giới.

Đặc điểm cơ bản của chủ nghĩa đế quốc

      - Pháp: Chủ nghĩa đế quốc cho vay nặng lãi

      - Anh: Chủ nghĩa đế quốc thực dân

      - Đức: Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến

      - Mĩ: xứ sở của những ông vua công nghiệp


PHẦN II.  TRẮC NGHIỆM ( 100 câu)

Câu 1. Người tối cổ được tìm thấy trên đất nước ta có niên đại cách ngày nay



A. khoảng 30 – 40 vạn năm.

B. khoảng 10 – 20 vạn năm.

C. khoảng 5000 – 1 vạn năm.

D. khoảng 7000 – 1 vạn năm.



Câu 2. Chủ nhân của nền văn hoá nào mở đầu cho sơ kì thời đại đồng thau ở Việt Nam?



A. Bắc Sơn.

B. Sa Huỳnh.

C. Phùng Nguyên.

D. Đông Nai.



Câu 3. Nền văn hóa nào dưới đây không thuộc thời kỳ đá mới?



A. Văn hóa Hòa Bình.

B. Văn hóa Bắc Sơn.

C. Văn hóa Sơn Vi.

D. Văn hóa Phùng Nguyên.



Câu 4. Phương thức sinh sống của Người tối cổ trên đất nước ta là

A. sống tập trung trong các bản làng, do già làng đứng đầu.

B. sống tập trung ở gần sông suối.

C. sống theo từng gia đình nhỏ riêng lẽ gần nguồn nước.

D. sống thành từng bầy, lấy săn bắt hái lượm làm nguồn sống chính.

Câu 5. Quốc gia cổ Văn Lang – Âu Lạc được hình thành trên cơ sở của nền văn hóa cổ nào dưới đây?



A. Sa Huỳnh.

B. Đồng Nai.

C. Ốc Eo.

D. Đông Sơn.



Câu 6. Kinh đô của nhà nước Văn Lang đặt ở đâu?



A. Luy Lâu (Thuận Thành, Bắc Ninh).

B. Thăng Long (Hà Nội).

C. Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội).

D. Bạch Hạc (Việt Trì, Vĩnh Phú).



Câu 7. Kinh đô của nước Âu Lạc đặt ở



A. Luy Lâu (Thuận Thành, Bắc Ninh).

B. Thăng Long (Hà Nội).

C. Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội).

D. Bạch Hạc (Việt Trì, Vĩnh Phú).



Câu 8. Các tầng lớp chính trong xã hội quốc gia Văn Lang – Âu Lạc là



A. vua, quan lại, tăng lữ.

B. vua, quý tộc, dân tự do, nô tì.

C. vua, tăng lữ, nông dân tự canh.

D. vua, địa chủ và nông nô.



Câu 9. Ngành kinh tế chủ yếu của cư dân Văn Lang – Âu Lạc là



A. du mục.

B. trồng lúa nước.

C. thủ công nghiệp.

D. thương nghiệp.



Câu 10. Quốc gia cổ Cham - pa được hình thành trên cơ sở của nền văn hóa cổ nào dưới đây?



A. Sa Huỳnh.

B. Đồng Nai.

C. Ốc Eo.

D. Đông Sơn



Câu 11:  Thái Úy Lý Thường Kiệt đã sử dụng chiến thuật gì để đánh quân xâm lược Tống?

A.  Chiến thuật “Tiên phát chế nhân”

           B.  Chiến thuật “Đánh du kích”

C.  Chiến thuật “Đánh địch vận”

           D.  Chiến thuật “Vườn không nhà trống”

Câu 12:  Bộ luật Quốc triều Hình luật còn có tên gọi khác là gì?

A.  Hoàng Triều Đại Điển

B.  Luật Gia Long

C.  Hình Luật

D.  Luật Hồng Đức

Câu 13:  Nước ta rơi vào ách thống trị của các triều đại phong kiến phương Bắc từ năm



A. 111 TCN.

B. 179 TCN.

C. 208 TCN.

D. 179 SCN.



Câu 14: Sau khi chiếm được Âu Lạc, nhà Triệu chia nước ta thành hai quận là



A. Giao Chỉ và Cửu Chân

B. Cửu Chân và Nhật Nam

C. Nhật Nam và Giao Chỉ

D. Giao Chỉ và Tỉ Ảnh



Câu 15:  Triều đại nào ở Trung Quốc đã thực hiện chính sách tăng cường kiểm soát cử quan cai trị tới cấp huyện?



A. Nhà Triệu      B. Nhà Hán

C. Nhà Ngô      D. Nhà Đường



Câu 16:  Ý nào không phản ánh đúng về việc tổ chức bộ máy cai trị của chính quyền đô hộ phương Bắc ở nước ta?

A. Chia nước ta thành quận (hoặc châu)

B. Sáp nhập nước ta vào lãnh thổ của phong kiến Trung Quốc

C. Xóa bỏ tất cả các đơn vị hành chính của người Việt

D. Tăng cường kiểm soát, của quan lại cai trị tới cấp huyện

Câu 17:  Việc tổ chức bộ máy cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc nhằm mục đích cuối cùng là gì?

A. Sáp nhập nước ta vào lãnh thổ của chúng

B. Thành lập quốc gia mới thần phục phong kiến Trung Quốc

C. Thành lập quốc gia riêng của người Hán

D. Phát triển kinh tế, ổn định đời sống nhân dân Âu Lạc

Câu 18: Để bóc lột nhân dân ta, chính quyền đô hộ phương Bắc đã thực hiện chính sách nhất quán nào?

A. Bóc lột, cống nạp nặng nề; cướp ruộng đất, lập đồn điền; nắm độc quyền về muối và sắt

B. Đầu tư phát triển nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp để tận thu nguồn lợi

C. Đặt ra nhiều loại thuế bất hợp lí hòng tận thu mọi sản phẩm do nhân dân làm ra

D. Cải cách chế độ thuế, tăng thuế ruộng khiến người dân thêm khốn khổ

Câu 19:  Ý nào không phản ánh đúng mục đích của chính sách độc quyền về sắt của chính quyền đô hộ phương Bắc

A. ở nước ta không có sẵn nguyên liệu này

B. nhằm quản lí chặt chẽ nguồn tài nguyên

C. nhằm duy trì tình trạng sản xuất lạc hậu

D. nhằm ngăn ngừa các cuộc nổi dậy vũ trang của nhân dân ta

Câu 20:  Ý nào không phản ánh đúng những chính sách về văn hóa – xã hội của chính quyền đô hộ đối với nhân dân ta

A. Đạo Phật được coi là quốc giáo

B. Truyền bá Nho giáo vào nước ta

C. Bắt nhân dân ta theo phong tục của người Hán

D. Đưa người Hán vào nước ta ở lẫn với người Việt

Câu 21:  Các triều đại phong kiến phương Bắc thực hiện chính sách đồng hóa về văn hóa đối với nhân dân ta nhằm mục đích

A. Bảo tồn và phát triển tinh hoa văn hóa phương Đông

B. Khai hóa văn minh cho nhân dân ta

C. Nô dịch, đồng hóa nhân dân ta về văn hóa

D. Phát triển văn hóa Hán trên đất nước ta

Câu 22:  Cho biết hệ tư tưởng Nho giáo được truyền bá vào nước ta trong thời kì nào?

       A.  Thời Bắc thuộc

       B.  Thời Ngô - Đinh - Tiền Lê

       C.  Thời Lê sơ

       D.  Thời Văn Lang - Âu Lạc

Câu 23:  Cuối thế kỉ XIV, một khu thành lớn được xây dựng, sau này gọi là thành nhà Hồ. Học sinh cho biết thành nhà Hồ hiện nay ở địa phương nào sau đây?

       A.  Vĩnh Lộc (Thanh Hóa)

       B.  Cẩm Thủy (Thanh Hóa)

       C.  Yên Cát (Thanh Hóa)

       D.  Quan Hóa (Thanh Hóa)

Câu 24:  Câu thơ

                          “Đời vua Thái tổ, Thái tông,

                    Thóc lúa đầy đồng trâu chẳng buồn ăn”

Chứng tỏ sự phát triển mạnh của nền kinh tế nông nghiệp dưới triều đại nào sau đây?

       A.  Triều Hồ

       B.  Triều Lê sơ

       C.  Triều Lý

       D.  Triều Trần

Câu 25. Nhà Nguyễn đặt quan hệ ngoại giao với các nước phương Tây như thế nào ?.

A. Đặt quan hệ ngoại giao với các nước phương Tây.

B. Thi hành chính sách tương đối mở đối với các nước phương Tây.

C. Thực hiện mở cửa để quan hệ với phương Tây.

D. Chủ trương đóng cửa, không chấp nhận quan hệ với họ.

Câu 26:  Cho biết công trình kiến trúc Phật giáo nào sau đây không được xây

       A.  Tượng Phật bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay ở chùa Bút Tháp

       B.  Đền Đồng Cổ

       C.  Chùa Chân Giáo

       D.  Chùa Diên Hựu

Câu 27:  Sau khi lên làm vua, Lí Bí đặt quốc hiệu nước ta là

A.  Đại Việt.    B. Nam Việt      C. Vạn Xuân. D. Đại Cồ Việt.

Câu 28:  Cuộc khởi nghĩa đầu tiên của nhân dân Âu Lạc chống lại ách đô hộ của bọn phong kiến phương Bắc là



A. khởi nghĩa Bà Triệu.                        

B. khởi nghĩa Lý Bí.

C. khởi nghĩa Hai Bà Trưng.             

D. khởi nghĩa Phùng Hưng.



Câu 29. Khởi nghĩa của Hai Bà Trưng đánh bại quân xâm lược



A.nhà Hán.

B. nhà Tùy.

C. nhà Ngô.

D.nhà Lương.



Câu 30: Năm 603, đất nước ta rơi vào ách đô hộ của triều nào của Trung Quốc?

A.  Nhà Đường.     B. Nhà Tùy.   C. Nhà Lương.    D. Nhà Tống.

Câu 31:  Chiến thắng quyết định của Ngô Quyền trước quân Nam Hán diễn ra tại

A. sông Như Nguyệt.                                    B. sông Bạch Đằng.

B. cửa Hàm Tử.                                            D. Đông Bộ Đầu.

Câu 32. Đâu là nhận xét không đúng về các cuộc đấu tranh giành độc lập thời Bắc thuộc từ thế kỉ I đến X?

A.Nổ ra lẻ tẻ, thiếu liên kết.

B. Diễn ra trên phạm vi rộng lớn, quyết liệt

C. Thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.

D.Tất cả đều thất bại.

Câu 33. Điểm độc đáo của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là

A. có sự liên kết với các tù trưởng thiểu số. B. được đông đảo nhân dân tham gia.

C. lực lượng tượng binh giữ vai trò tiên phong.

D. nhiều nữ tướng tham gia chỉ huy cuộc khởi nghĩa.

Câu 34: Cho các dữ kiện sau về Việt Nam thời nguyên thủy:

1. Văn hóa Phùng Nguyên.

2. Văn hóa Sơn Vi.

3. Văn hóa Hòa Bình - Bắc Sơn.

4. Tìm thấy dấu tích Người tối cổ.

Sắp xếp các dữ kiện trên theo trình tự thời gian.

A. 2,4,3,1. B. 4,2,1,3. C. 4,2,3,1. D. 2,3,1,4.

Câu 35: Cuộc khởi nghĩa nào đánh dấu cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta suốt nghìn năm Bắc thuộc đã giành được thắng lợi về căn bản?

A. Chiến thắng của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng.

B. Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ.

C. Khởi nghĩa Lí Bí.

D. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

Câu 36. Nhà nước phong kiến Việt Nam trong các thế kỉ XI – XV được xây dựng theo thể chế



A. Quân chủ chuyên chế.                      

B. Dân chủ đại nghị.

C. Quân chủ lập hiến.                              

D. Dân chủ chủ nô.



Câu 37: Từ ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938, hãy chỉ ra đâu không phải là công lao của Ngô Quyền trong cuộc kháng chiến này?

A. Trừ khử tên phản động Kiều Công Tiễn, thủ tiêu nội ứng lợi hại của quân Nam Hán.

B. Thiết kế và chỉ huy trận đánh ở sông Bạch Đằng, đập tan cuộc xâm lược của quân Nam Hán.

C. Cuộc kháng chiến của Ngô Quyền thắng lợi đã đánh dấu sự thắng lợi về cơ bản của cuộc đấu tranh vũ trang trong hơn một nghìn năm Bắc thuộc.

D. Chiến thắng trên sông Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền đã kết thúc vĩnh viễn ách đô hộ của Trung Quốc, mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài trên đất nước ta.

Câu 38. Tầng lớp quý tộc, thương nhân châu Âu đã tích lũy số vốn ban đầu bằng nhiều thủ đoạn, ngoại trừ

A. Dùng bạo lực cướp đoạt ruộng đất của nông dân, tước đoạt tư liệu sản xuất của thợ thủ công

B. Cướp bóc thực dân đối với các nước Châu Mĩ, châu Phi và châu Á

C. Đầu tư vốn vào các thuộc địa để phát triển sản xuất, thu lợi nhuận

D. Bóc lột nhân dân lao động trong nước

Câu 39. Năm 1771, anh em nhà Tây Sơn dựng cờ khởi nghĩa ở đâu? Ai là người lãnh đạo phong trào Tây Sơn?

A. Tây Sơn hạ đạo. Lãnh đạo là Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Ánh.

B. Tây Sơn trung đạo. Lãnh đạo là Nguyễn Lữ, Nguyễn Ánh, Nguyễn Huệ

C. Tây Sơn thượng đạo. Lãnh đạo là Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ.

D. Tây Sơn hạ đạo. Lãnh đạo là Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ, Nguyễn Ánh.

Câu 40. Dưới thời nhà Đinh, nước ta đóng đô ở đâu?

        A. Đại La.                          B. Cổ Loa.

       C. Thăng Long.                 D Hoa Lư.

Câu 41. Thời Lý – Trần – Hồ, quan hệ nước ta với phương Bắc như thế nào?

A. Giữ thái độ vừa mềm dẻo, vừa cứng rắn để giữ vững biên cương.

B. Giữ lệ thần phục, nộp phú cống đều đặn.

C. Giữ lệ thần phục, nộp phú cống đều đặn nhưng luôn giữ tư thế dân tộc độc lập.

D. Hợp tác bình đẳng, hai bên cùng có lợi.

Câu 42. Quân đội  ta trong các thế kỉ từ thế kỉ X đến thế kỉ XV được tuyển theo chế độ



A.Con em trong hoàng tộc.

B. Con nhà dân nghèo.

C.Ngụ binh ư nông.

D.Tù binh, dân nghèo bị bắt.



Câu 43. Hãy kết nối nội dung ở cột bên trái với cột bên phải cho phù hợp về nguồn gốc hình thành hai giai cấp tư sản và vô sản

1. Giai cấp vô sản

2. Giai cấp tư sản

a) Chủ xưởng

b) Nông dân bị mất đất

c) Chủ đất

d) Thợ thủ công bị phá sản

e) Thương nhân



A. 1 – b, d; 2 – a, c, e.

B. 1 – b, c; 2 – a, d, e

C. 1 – b, b; 2 – c, d, e

D. 1 – d, e; 2 – a, b, c



Câu 44: Khi Nguyễn Huệ quyết định tiến quân ra Đàng Ngoài, ông đã nêu khẩu hiệu gì?

A. "Thần tốc, táo bạo, bất ngờ"       B. "Diệt Lê diệt Trịnh"

C. "Phù Trịnh diệt Lê" D. "Phù Lê diệt Trịnh"

Câu 45. Vị vua nào cho lập Văn Miếu ở kinh đô Thăng Long, ‘đắp tượng Khổng Tử, Chu Công, vẽ 72 vị hiền tài, bốn mùa cúng tế và cho Hoàng thái tử đến học”vào năm 1070?



A.  Vị vua L‎ý Thái Tổ.

B.  Vị vua L‎ý Thái Tông.

C.  Vị vua L‎ý Nhân Tông.

D.  Vị vua L‎ý Thánh Tông.



Câu 46. Dưới thời nhà Nguyễn, bộ Hoàng Việt Luật lệ còn được gọi là gì?



A. Luật Gia Long.

B. Luật Hoàng triều.

C. Luật Minh Mạng.

D. Luật Hồng Đức.



Câu  47. Bộ luật đầu tiên của nước ta là

A.Hình thư (thời Lý).            B. Hình luật (thời Trần).

C. Hồng Đức (thời Lê).            D. Gia Long (thời Nguyễn).

Câu 48: Năm 1649, Cách mạng tư sản Anh đạt đến đỉnh cao vì :

A. Vua Sác-lơ I bị xử tử, chế độ cộng hòa được thiết lập.

B. Đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình là lật đổ giai cấp tư sản.

C. Ngay sau khi cuộc nội chiến kết thúc, chế độ độc tài được thiết lập.

D. Cách mạng đã thiết lập được chế độ quân chủ lập hiến.

Câu 49.Chiến thắng có ý nghĩa quyết định thắng lợi của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc dưới ngọn cờ khởi nghĩa Lam Sơn là trận nào?



A. Chí Linh (1424)

B. Diễn Châu (1425)

C.Tốt Động – Chúc Động (1426).

D. Chi Lăng – Xương Giang (1427) .



Câu 50. Ở giữa thế kỉ XV, để giải quyết khó khăn trong nước, nhà Tống đã chủ trương

A.  Đánh 2 nước Liêu, Hạ.

B. Đánh Chăm Pa để mở rộng lãnh thổ.

C. Đánh Đại Việt làm cho Liêu, Hạ phải kiềng nể.

D.  Giải hòa với Đại Việt để đánh Liêu, Hạ.

Câu 51. Sắp xếp theo thứ tự thời gian tồn tại của các triều đại phong kiến Việt Nam trong các thế kỉ X-XV:

A. Lí, Trần, Ngô,Đinh, Tiền Lê, Hồ, Lê sơ.

B. Ngô,Đinh, Tiền Lê, Lí, Trần, Hồ, Lê sơ.

C. Ngô ,Đinh, Tiền Lê, Hồ, Lí , Trần , Lê sơ.

D. Ngô,Đinh, Tiền Lê, Trần, Hồ, Lí, Lê sơ.

Câu 52: Trước cách mạng tư sản, xã hội Pháp chia thành các đẳng cấp là:

A. tăng lữ, quý tộc, đẳng cấp thứ ba B. quý tộc, tư sản, nông dân

C. tăng lữ, quý tộc, nông dân D. tư sản, nông dân, bình dân

Câu 53: Cách mạng công nghiệp Anh bắt đầu từ:

A. những năm 30 của thế kỉ XIX B. những năm 60 của thế kỉ XVIII

C. những năm 50 của thế kỉ XIX D. những năm 40 của thế kỉ XIX

Câu 54:  Trận thắng quyết định cuộc kháng chiến chống quân Xiêm giành thắng lợi là:

    A. Bạch Đằng                                                        B. Chi Lăng – Xương Giang

    C. Rạch Gầm – Xoài Mút                                   D. Ngọc Hồi – Đống Đa

Câu 55: Máy móc được phát minh sử dụng đầu tiên trong sản xuất, mở đầu cho cách mạng công nghiệp là



A. máy hơi nước.

B. xe lửa.

C. máy kéo sợi.

D. máy dệt



Câu 56: Đến giữa thế kỷ XIX, nước Anh được mệnh danh là gì?

A. “Nước có nền công nghiệp phát triển nhất thế giới”.

B. “Nước công nghiệp hiện đại”.

C. “Nước đi tiên phong trong công nghiệp”

D. “Công xưởng của thế giới”.

Câu 57. Nho giáo chiếm vị trí độc tôn ở nước ta vào thời kì nào?

A. Thời Tiền Lê                                      B. Thời Ly

C. Thời Trần                                            D. Thời Lê.

Câu 58. Các triều đại phong kiến đều đề cao tôn giáo nhằm mục đích:

A. Hạn chế các cuộc đấu tranh của nhân dân.

B. Duy trì tôc ti trật tự, đẳng cấp trong xã hội để dễ bề cai trị

C. Đề cao tôn giáo nhằm tập hợp cộng đồng dân cư trong làng xã.

D. Đề cao các tôn giáo vốn chịu ảnh hưởng từ phong kiến phương Bắc là để cầu hoà với các triều đại đó.

Câu 59. Dưới thời Trần, ai là thầy giáo, nhà Nho được triều đình trọng dụng nhất?



A. Trương Hán Siêu.

B. Chu Văn An.

C. Nguyễn Trãi.

D. Phạm Sư Mạnh



Câu 60. Biểu hiện nào cho thấy giáo dục giáo dục, thi cử được quan tâm đặc biệt ở thời Lê sơ?

A. Cứ 3 năm lại tổ chức một kì thi Hội.

B. Cho dựng bia Tiến sĩ ở Văn Miếu, đặt lễ xướng danh.

C. Cứ 3 năm lại tổ chức một kì thi Hội, Cho dựng bia Tiến sĩ ở Văn Miếu.

D. Cứ 3 năm lại tổ chức một kì thi Hội, Cho dựng bia Tiến sĩ ở Văn Miếu, đặt lễ xướng danh.

Câu 61. Ai là tác giả của tác phẩm “ Bạch Đằng giang phú”, một tác phẩm thể hiện niềm tự hào dân tộc?



A. Tác giả là Trần Quốc Tuấn.

B. Tác giả là Trương Hán Siêu

C. Tác giả là Nguyễn Trãi.

D. Tác giả là Lý Thường Kiệt.



Câu 62. Thời nhà Trần có một danh sĩ được gọi là “ Lưỡng quốc Trạng nguyên”. Đó là ai?



A. Đó là Lê Quý Đôn

B. Đó là Chu Văn An.

C. Đó là Phạm Sư Mạnh

D. Đó là Mạc Đĩnh Chi



Câu 63: Vì sao nước Anh là nước tiến hành cách mạng công nghiệp đầu tiên trên thế giới?

A. Nước Anh nổ ra cuộc cách mạng tư sản sớm.

B. Nước Anh có điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh sản xuất.

C. Nước Anh thu được nhiều lợi nhuận trong các cuộc phát kiến địa lý

C. Nước Anh có thuộc địa rộng lớn

Câu 64 : Tính chất của cách mạng Pháp cuối thế kỷ XVIII là

A. cách mạng dân chủ tư sản.

B. cách mạng XHCN.

C. cách mạng tư sản (không triệt để) diễn ra dưới hình thức hiến tranh giải phóng dân tộc.

D. cách mạng dân chủ tư sản không triệt để.

Câu 65:  Năm 1649, cách mạng tư sản Anh đạt đến đỉnh cao vì

A. Đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình là lật đổ giai cấp tư sản

B. Vua Sáclơ I bị xử tử, chế độ cộng hòa được thiết lập

C. Ngay sau khi cuộc nội chiến kết thúc, chế độ độc tài được thiết lập

D. Cách mạng đã thiết lập được chế độ quân chủ lập hiến – một chế độ phù hợp với tình hình nước Anh lúc đó

Câu 66: Tính chất của cách mạng Nêđéclan là

A. cách mạng dân chủ tư sản.

B. cách mạng XHCN.

C. cách mạng tư sản (không triệt để) diễn ra dưới hình thức hiến tranh giải phóng dân tộc.

D. cách mạng dân chủ tư sản không triệt để.

Câu 67. Hậu quả nghiêm trọng của quá trình tranh giành quyền lực giữa các tập đoàn phong kiến Việt Nam diễn ra trong suốt các TK XVI – XVIII đó là gì?

  A. Đất nước bị chia cắt thành hai Đàng.

  B. Đặt đất nước đứng trước nguy cơ bị chủ nghĩa thực dân phương Tây xâm lược.

  C. Đất nước khủng hoảng tạo điều kiện cho 29 vạn quân Thanh kéo sang xâm lược nước ta.

  D. Chính quyền nhà Lê sơ suy sụp, họ Trịnh thâu tóm quyền lực chi phối nhà Lê.

Câu 68. Chiến trường chính trong cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn là ở đâu?

A. Sông Mã - Thanh Hóa                           B. Sông Gianh, Nghệ Tĩnh

C. Sông Gianh, sông Lệ Thủy                   D. Sông Lệ Thủy, Quảng Trị

Câu 69: Vị chúa Nguyễn nào khởi đầu xây dựng chế độ phong kiến Nam triều?

A. Nguyễn Kim                                       B. Nguyễn Hoàng

C. Nguyễn Phúc Khoát                            D. Nguyễn Ánh

Câu 70. Vì sao nhà Mạc không còn nhận được sự tin tưởng và ủng hộ của nhân dân?

A. Thần phục các nước Phương Nam.

B. Cắt đất thần phục nhà Minh của Trung Quốc.

C. Thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng”.

D. Gây chiến tranh với Lào và Chân Lạp.

Câu 71. Vì sao Nguyễn Hoàng xin vào trấn thủ ở Thuận Hóa?



A. Tránh xung đột Nam – Bắc triều

B. Tập hợp nhân dân khai hoang

C. Tránh âm mưu ám hại của họ Trịnh

D. Để xây dựng lực lượng chống Bắc triều.



Câu 72: Tại sao nói: “Nền độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ của nước ta từ giữa thế kỷ

XVI đến cuối thế kỷ XVIII bị xâm phạm nghiêm trọng”?

A. Vì nhà Mạc cắt đất thần phục nhà Minh của Trung Quốc. B. Vì cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều kéo dài.

C. Vì cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn kéo dài.

D. Vì cuộc tranh giành quyền lực giữa các tập đoàn phong kiến Việt Nam diễn ra trong suốt các TK XVI – XVIII.

Câu 73. Sự thay thế từ nhà Lý sang nhà Trần và từ nhà Lê sơ sang nhà Mạc có điểm gì

giống nhau?

A. Đó là sự bất lực của triều đại trước

B. Đó là sự thay thế tất yếu và hợp quy luật

C. Đó là sự thay thế bằng vũ lực

D. Đều do sự tranh giành quyền lực của các thế lực phong kiến.

Câu 74: Rút ra tính chất của các cuộc chiến tranh giành quyền lực giữa các tập đoàn phong kiến Việt Nam diễn ra trong suốt các TK XVI – XVIII.

A. Là cuộc nội chiến.

B. Là cuộc cách mạng tư sản.

C. Là cuộc chiến tranh phi nghĩa giữa các thế lực phong kiến đối lập.

D. Là cuộc chiến tranh chính nghĩa bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ.

Câu 75. Phát biểu nào đúng về chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút năm 1785?

A. Đây là trận hợp đồng binh chủng đầu tiên trong lịch sử.

B. Đây là một trong những trận thủy chiến lớn nhất trong lịch sử nước ta.

C. Đây là trận phục kích của mang tính chất du kích tiêu biểu trong lịch sử. D. Đây là chiến thắng thể hiện rõ nghệ thuật “đánh điểm diệt viện”.

Câu 76. Một trong những nguyên nhân thất bại chủ yếu của phong trào nông dân Tây Sơn là

A. không có sự giúp đỡ của nước ngoài.

B. nội bộ bị chia rẽ, mất đoàn kết.

C. không có đường lối kháng chiến đúng đắn để chống giặc ngoại xâm.

D. quân Thanh quá mạnh nên đã dễ dàng đánh bại nghĩa quân.

Câu 77. Ý nào không phản ánh đúng nguyên nhân dẫn đến các chính sách của vua Quang Trung chưa được áp dụng nhiều trên thực tế?



A. Vua Quang Trung mất sớm.            

B. Nguyễn Ánh đánh bại triều Tây Sơn.

C. Triều Tây Sơn bị chia rẽ.                

D. Không có sự hậu thuẫn của vua Lê.



Câu 78. Ý nào phản ánh đúng về đóng góp của phong trào Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc?

A. Bước đầu hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước.

B. Thống nhất hoàn toàn đất nước.

C. Hỗ trợ vua Lê nắm quyền trở lại trên cả nước.

D. Đánh bại ba lần xâm lược của quân Mông – Nguyên, Xiêm và Thanh.

Câu 79. Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng đế vào năm nào?. Đặt niên hiệu là gì?



A. Năm 1801- niên hiệu là Gia Long.

B. Năm 1804- niên hiệu Càn Long.

C. Năm 1806- niên hiệu Minh Mạng.

D. Năm 1802- niên hiệu Gia Long


Câu 80: Vì sao chính sách Quân điền thời Nguyễn không đạt hiệu quả?

A. Nông nghiệp quá lạc hậu.

B. Người nông dân không quan tâm đến ruộng đất.

C. Tình trạng chấp chiếm ruộng đất của giai cấp thống trị.

D. Diện tích ruộng đất công ở làng xã quá nhiều.

Câu 81: Điểm chung trong chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn với các triều đại trước?



A. Thần phục nhà Thanh.

B. Bắt lào, Chân Lạp phục tùng.

C. Hạn chế, không quan hệ với phương Tây.

D. Phục tùng Phương Tây.



Câu 82: Công trình văn hóa vật thể nào của nhà Nguyễn được UNESCO công nhận là di sản thế giới?



A. Phố cổ Hội An.

B. Thánh địa Mỹ Sơn.

C. Kinh thành Huế.

D. Nhã nhạc cung đình Huế.



Câu 83. Tổ chức bộ máy cai trị ở địa phương thời Minh Mạng theo những cấp nào?



A. Tỉnh, phủ, huyện và xã.

B. Tỉnh, huyện, phủ, tổng và xã.

C. Tỉnh, phủ, huyện, châu, tổng và xã.

D. Tỉnh, phủ, huyện, châu và xã.



Câu 84. Về thực chất, chính sách quân điền của nhà Nguyễn nhằm cấp ruộng cho giai cấp, tầng lớp nào trong xã hội?



A. Nông dân, nô tì.

B. Quan lại, binh lính.

C. Địa chủ và nông dân.

D. Quan lại, nhà chùa.



Câu 85. Sự sa sút của kinh tế thương nghiệp thời Nguyễn đã dẫn đến hậu quả gì ?



A. Làm cho nông nghiệp suy yếu.

B. Làm cho thủ công nghiệp kém phát triển.

C. Làm cho đô thị bị suy thoái.

D. Làm cho nội thương kém phát triển.



Câu 86. Để củng cố bệ đỡ tư tưởng cho chính quyền chuyên chế, nhà Nguyễn thi hành chính sách gì đối với tôn giáo ?

A. Độc tôn Nho giáo.

B. Loại bỏ dần Nho giáo ra khỏi các lễ nghi của triều đình.

C. Phát triển các tín ngưỡng dân gian.

D. Bài trừ Thiên Chúa giáo.

Câu 87: Ý nào sau đây không nằm trong chính sách của phái Giacobanh?

A. Tịch thu ruộng đất của giáo hội đem bán cho nông dân với giá cao.               

B. Thông qua sắc lệnh “Tổng động viên toàn quốc”.

C. Thông qua Hiến pháp mới tuyên bố chế độ cộng hòa.

D. Thông qua luật giá tối đa và lương tối đa cho công nhân.

Câu 88: Sự kiện mở đầu cho cách mạng tư sản Pháp 1789 là gì?

A. Vua triệu tập hội nghị 3 đẳng cấp.              

B. Đẳng cấp thứ 3 tuyên bố là Quốc hội.

C. Vua và quý tộc đàn áp cuộc đấu tranh của quần chúng nhân dân.

D. Quần chúng nhân dân tấn công ngục Baxti và giành thắng lợi.

Câu 89. Vì sao phái Giacobanh sụp đỗ?

A. Mâu thuẫn nội bộ trong phái Giacobanh.

B. Phái Giacobanh bị mất niềm tin của quần chúng nhân dân.

C. Phái Giacobanh chỉ lo củng cố quyền lực không chăm lo đến đời sống nhân dân.

D. Giai cấp tư sản phản động tiến hành đảo chính.

Câu 90: Lực lượng đi đầu lãnh đạo cuộc cách mạng tư sản Pháp khác với cách mạng tư sản

Anh là gì?

A. Quý tộc mới                   B. Tư sản.

C. Chủ nô                           D. Quần chúng nhân dân.

Câu 91: Điểm chung thể hiện mặt tiến bộ giữa Tuyên ngôn Độc lập 1776 của nước Mỹ và

Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền 1789 của nước Pháp là gì?

A. Đề cao quyền công dân và quyền con người.

B. Bảo vệ quyền lợi cho tất cả các tầng lớp trong xã hội. C. Bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản.

D. Quyền tư hữu là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm.

Câu 92: Ai là người sáng chế ra máy kéo sợi và lấy tên con gái mình đặt tên cho máy?



A.  Giêm Oat.

B.  Giêm Hgri-vơ.

C.  Ét mơn-các rai.

D. Xliphen xơn.



Câu 93: Nội dung nào không phải là tiền để của cuộc cách mạng công nghiệp?



A. Nguồn nhân công dồi dào

B. Thị trường rộng lớn

C. Có chỗ dựa là tôn giáo

D. Có nguồn vốn lớn



Câu 94: Hệ quả xã hội của cách mạng công nghiệp ở châu Âu cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX là gì?

A.  Làm thay đổi bộ mặt các nước tư bản.

B.  Thúc đẩy những chuyển biển trong nông nghiệp và giao thông.

C.  Hình thành giai cấp tư sản và vô sản

D. Góp phần giải phóng nông dân, góp phần bổ sung lao động cho thành thị.

Câu 95: Nội dung nào không phải là hệ quả cuộc cách mạng công nghiệp

A. Tăng năng suất lao động

B. Nhiều trung tâm công nghiệp mới ra đời

C. Hình thành 2 giai cấp tư sản công nghiệp-vô sản công nghiệp

D. Giai cấp vô sản tăng cường bóc lột giai cấp tư sản.

Câu 96: tại sao sau giai cấp vô sản ngày càng đông đảo...?

A.  Giai cấp vô sản bị áp bức, bốc lột nên họ tập trung ngày càng đông.

B.  Quá trình cơ giới hóa trong nông nghiệp làm cho nông dân trở thành giai cấp vô sản.

C.  Quá trình phát triển công nghiệp cần phải có nhiều nhân công.

D. Nông dân bị cướp ruộng đất.

Câu 97. Từ sau năm 1871, công nghiệp của Pháp đứng sau các nước nào?



A. Mĩ, Đức, Anh.

B. Đức, Nga. Mĩ.

C. Mĩ, Nga. Trung Quốc.

D. Nga, Pháp, Hà Lan.



Câu 98. Đặc điểm của Chủ nghĩa đế quốc Pháp cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX là

A. Chủ nghĩa đế quốc thực dân. B. Chủ nghĩa đế quốc ngân hàng.

C. Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi.

D. Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt và hiếu chiến.

Câu 99. Tại sao quá trình tập trung tư bản và sản xuất ở Đức diễn ra nhanh?



A. Do cạnh tranh trong sản xuất công nghiệp nặng.

B. Do khoa học-kĩ thuật phát triển.

C. Do tư sản cần nhiều tiền.

D. Do có nhiều máy móc tối tân.



Câu 100. Nội dung nào sau đây là đúng thể hiện sự phát triển nền kinh tế nông nghiệp

Mĩ?

A. Tập trung vùng chuyên canh.

B. Phát triển trang trại.

C. Cung cấp nguyên liệu, lương thực, thực phẩm cho thị trường châu Âu.

D. Sản lượng nông nghiệp Mĩ tăng.

………………………….HẾT…………………………….

( Chúc các em có một kỳ thi thật tốt!)





PHẦN I: TÓM TẮT LÝ THUYẾT

Bài 21

XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC, ĐẤU TRANH CHỐNG ĐẾ QUỐC MỸ VÀ CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN Ở MIỀN NAM (1954–1965)

I- TÌNH HÌNH VÀ NHIỆM VỤ CÁCH MẠNG NƯỚC TA SAU HIỆP ĐỊNH GIƠNEVƠ NĂM 1954 VỀ ĐÔNG DƯƠNG

1. Tình hình nước ta sau hiệp định Giơnevơ

- Ngày 16 – 5 – 1955, Pháp rút khỏi đảo Cát Bà, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng.

- Tháng 5 – 1956, Pháp rút quân khỏi miền Nam khi chưa thực hiện cuộc tổng tuyển cử thống nhất đất nước.

- Ở miền Nam, Mĩ  thay thế Pháp ở miền Nam, dựng lên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm, thực hiện âm mưu chia cắt Việt Nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ ở Đông Nam Á.

2. Nhiệm vụ cách mạng Việt Nam

- Miền Bắc: Khôi phục kinh tế, đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội.

- Miền Nam: Tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thống nhất đất nước.

+ Mối quan hệ của cách mạng hai miền: Miền Bắc là hậu phương có vai trò quyết định nhất, còn miền Nam là tiền tuyến có vai trò quyết định trực tiếp trong việc thực hiện nhiệm vụ chung.

II – MIỀN BẮC HOÀN THÀNH CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT, KHÔI PHỤC KINH TẾ, CẢI TẠO QUAN HỆ SẢN XUẤT (1954 – 1960)

1. Hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh (1954 - 1957)

a. Hoàn thành cải cách ruộng đất

- Từ 1954 - 1956 miền Bắc diễn ra đợt 6 giảm tô và 4 đợt cải cách ruộng đất.

- Kết quả: 81 vạn ha ruộng đất, 10 vạn trâu bò và 1,8 triệu nông cụ chia cho 2 triệu hộ nông dân.Khối liên minh công nông được củng cồ.

b. Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh

- Nông nghiệp: Khẩn hoang, sửa chữa đê điều,  Đến cuối 1957, sản lượng lương thực đạt gần 4 triệu tấn, nạn đói căn bản được giải quyết.

- Công nghiệp: Khôi phục và mở rộng các nhà máy bị phá hỏng, xây dựng thêm một số nhà máy mới. .

- Thủ công nghiệp và thương nghiệp: Được nhanh chóng khôi phục bảo đảm cung cấp nhiều mặt hàng cho nhân dân.

- Giao thông vận tải: Khôi phục tuyến đường sắt, sửa chữa và làm mới hàng nghìn km đường ô tô.

- Văn hóa, giáo dục: Được đẩy mạnh, , thành lập một số trường đại học...

- Hệ thống y tế: Chăm lo sức khỏe cho nhân dân được nhà nước quan tâm xây dựng.

2. Cải tạo quan hệ sản xuất, bước đầu phát triển kinh tế - xã hội (1958 - 1960)

- Đẩy mạnh cải tạo xạ hội chủ nghĩa trong tất cả các ngành kinh tế, chủ yếu là hợp tác hóa nông nghiệp.

- Bước đầu phát triển kinh tế-xã hội, trọng tâm là phát triển thành phần kinh tế quốc doanh.

Kết quả: Cuối 1960, miền Bắc có:

- 85% hộ nông dân với 70% ruộng đất vào hợp tác xã nông nghiệp.

- 95% hộ tư sản vào công tư hợp doanh.

- 172 xí nghiệp trng ương quản lí, hơn 500 xí nghiệp địa phương quản lí.

III – MIỀN NAM ĐẤU TRANH CHỐNG CHẾ ĐỘ MĨ – DIỆM, GIỮ GÌN VÀ PHÁT TRIỂN LỰC LƯỢNG CÁCH MẠNG, TIẾN TỚI “ĐỒNG KHỞI” (1954 – 1960)

1. Đấu tranh chống chế độ Mĩ - Diệm, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng (1954 - 1959)

Chủ trương ta

Từ 1954 cách mạng miền Nam chuyển sang đấu tranh chính trị chống Mĩ -Diệm.

Mục đích

Đòi thi hành hiệp định Giơnevơ, bảo vệ hòa bình, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng.

Diễn biến

- Tháng 8 - 1954, có “phong trào hòa bình” của trí thức và các tầng lớp nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn.

- Mỹ - Diệm tăng cường khủng bố, đàn áp nhưng phong trào vẫn tiếp tục dâng cao, lan rộng đến Huế - Đà Nẵng lôi cuốn mọi tầng lớp nhân dân tham gia.

- Phong trào chuyển từđấu tranh chính trị kết hợp đấu tranh vũ trang.

2. Phong trào “Đồng Khởi” (1959 - 1960)

a. Nguyên nhân

- Trong những năm 1957 – 1959, Mĩ – Diệm tăng cường khủng bố, đàn áp cách mạng, ban hành đạo luật đặt cộng sản ngoài vòng pháp luật và ra Luật 10/59 công khai chém giết làm cho cách mạng miền Nam gặp nhiều khó khăn, tổn thất.

- Tháng 1 – 1959, Hội nghị lần 15 Ban chấp hành trung ương Đảng quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng để lật đổ chính quyền Mĩ – Diệm.

b. Diễn biến

- Ngày 17 -1- 1960,dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy Bến Tre, “Đồng khởi” nổ ra ở huyện Mỏ Cày( Bến Tre)sau đó nhanh chóng lan ra toàn tỉnh Bến Tre, phá vỡ từng mảng lớn chính quyền của địch.

- Đồng khởi nhanh chóng lan ra khắp Nam Bộ,Tây Nguyên…đến năm 1960, ta đã làm chủ nhiều thôn, xã ở Nam Bộ, ven biển Trung Bộ và Tây nguyên.

- Ta làm chủ: Nam Bộ 600 xã, Trung Bộ 904 thôn, Tây Nguyên 3200 thôn.

- Thắng lợi của  “Đồng khởi”dẫn đến sự ra đời của Mặt trận Dân tộcgiải phóng miền Nam Việt Nam ngày 20-12-1960.

c. Ý nghĩa

- Phong trào “Đồng khởi” đã giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ, làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.

- Đánh dấu bước phát triển của cách mạng MN chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.

IV – MIỀN BẮC XÂY DỰNG BƯỚC ĐẦU CƠ SỞ VẬT CHẤT – KĨ THUẬT CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI (1961 – 1965)

1. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9 – 1960)

Nội dung

Đề ra nhiệm vụ chiến lược của cách mạng cả nước và nhiệm vụ của cách mạng từng miền:

- Miền Bắc: Cách mạng xã hội chủ nghĩa, có vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của cách mạng cả nước.

- Miền Nam: cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, có vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng Miền Nam.thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tro

-  Cách mạng 2 miền có quan hệ mật thiết, gắn bó và tác động lẫn nhau nhằm thực hiện hòa bình thống nhất đất nước

- Đại hội thông qua Báo cáo chính trị, Báo cáo sửa đổi Điều lệ Đảng và thông qua kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 – 1965).

2. Miền Bắc thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm (1961 – 1965)

Nhiệm vụ cơ bản của kế hoạch 5 năm

- Phát triển công nghiệp và nông nghiệp, tiếp tục cải tạo xã hội chủ nghĩa.

- Củng cố và tăng cường kinh tế quốc doanh.

- Củng cố quốc phòng, tăng cường trật tự an ninh xã hội.

Thành tựu

- Nông nghiệp: Xây dựng hợp tác xã nông nghiệp bậc cao, áp dụng khoa học – kĩ thuật vào sản xuất. Nhiều hợp tác xã đạt năng suất lúa 5 tấn/ha.

- Công nghiệp: Ưu tiên vốn đầu tư xây dựng

- Thương nghiệp quốc doanh được ưu tiên phát triển, cải thiện đời sống nhân dân.

- Giao thông vận tải: Được củng cố.

- Giáo dục: Hệ thống giáo dục từ phổ thông đến đại học phát triển nhanh.

- Hệ thống y tế được đầu tư phát triển.

V – MIỀN NAM CHIẾN ĐẤU CHỐNG CHIẾN LƯỢC “CHIẾN TRANH ĐẶC BIỆT” CỦA ĐẾ QUỐC MĨ (1961 – 1965)

1. Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam

a. Hoàn cảnh

Sau phong trào “Đồng khởi”, phong trào đấu tranh chính trị kết hợp vũ trang ở Miền Nam vẫn duy trì và phát triển. Mĩ buộc phải chuyển sang thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 – 1965).

b. Âm mưu

- “Chiến tranh đặc biệt” là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân mới được tiến hành bằng quân đội Sài gòn, dưới sự chỉ huy của hệ thống cố vấn Mỹ, dựa vào vũ khí, trang bị kỹ thuật, phương tiện chiến tranh của Mỹ nhằm chống lại các lực lượng cách mạng và nhân dân ta.

- Âm mưu cơ bản của “Chiến tranh đặc biệt” là “dùng người Việt đánh người Việt”.

c. Thủ đoạn

- Kế hoạch Xtalây – Taylo nhằm bình định miền Nam trong vòng 18 tháng (1961 - 1963).

- Kế hoạch Giônxơn – Macnamara bình định miền Nam có trọng điểm trong 2 năm (1964 - 1965).

- Mĩ tăng cường viện trợ quân sự cho chính quyền Diệm, đưa cố vấn quân sự Mĩ,

- Tăng nhanh lực lượng quân đội Sài Gòn.

- Tiến hành dồn dân lập “ấp chiến lược”.

- Trang bị phương tiện chiến tranh hiện đại “trực thăng vận”, “thiết xa vận”.

- Mở nhiều cuộc hành quân càn quét nhằm tiêu diệt lực lượng cách mạng, phá hoại miền Bắc.

2. Miền Nam chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh  đặc biệt” của Mĩ

a. Chủ trương của ta- Tiến

- Kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, nổi dậy tiến công địch trên cả ba vùng chiến lược, bằng ba mũi giáp công (chính trị, quân sự, binh vận).

- Đáp ứng yêu cầu phát triển của cách mạng miền Nam, tháng 1 - 1961, Trung ương cục miền Nam ra đời; tháng 2 – 1961, các lực lượng vũ trang thống nhất thành Quân giải phóng miền Nam.

b. Thắng lợi của quân dân miền Nam

Trên mặt trận chống “Bình định”

- Cuộc đấu tranh chống và phá ấp chiến lược diễn ra gay go quyết liệt giữa ta và địch. Đến cuối 1962 trên nửa tổng số ấp và 70%  nông dân vẫn do cách mạng kiểm soát.

- Đến giữa năm 1965, chỉ còn kiểm soát 2.200 ấp. Ấp chiến lược “xương sống” của “chiến tranh đặc biệt” bị phá sản về cơ bản.

Trên mặt trận đấu tranh chính trị

- Phong trào đấu tranh chính trị diễn ra sôi nổi ở các đô thị lớn như: Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn thu hút đông đảo quần chúng tham gia, nhất phụ nữ, tăng ni, phật tử, học sinh – sinh viên.

- Phong trào đã góp phần đẩy nhanh quá trình suy sụp của chính quyền Ngô Đình Diệm, buộc Mĩ phải đảo chính lật đổ Diệm – Nhu (1-11-1963).

Trên mặt trận quân sự

- Ngày 2 – 1 – 1963, quân dân ta giành thắng lợi vang dội ở trận Ấp Bắc (Mỹ Tho), đánh bại cuộc hành quân càn quét của hơn 2.000 quân đội Sài Gòn có cố vấn Mĩ chỉ huy. Sau trận Ấp Bắc, khắp miền Nam đã dấy lên phong trào “thi đua Ấp Bắc giết giặc lập công”.

- Đông xuân 1964-1965,ta chiến thắng Bình Giã (Bà rịa) . Tiếp đó là thắng lợi ở An Lão, Ba Gia, Đồng Xoài, làm phá sản cơ bản chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ .


Bài 22

NHÂN DÂN HAI MIỀN TRỰC TIẾP CHIẾN ĐẤU CHỐNG MĨ. NHÂN DÂN MIỀN BẮC VỪA CHIẾN ĐẤU VỪA SẢN XUẤT (1965-1973)

I. CHIẾN ĐẤU CHỐNG CHIẾN LƯỢC “CHIẾN TRANH CỤC BỘ” CỦA MĨ Ở MIỀN NAM (1965 - 1968)

1- Âm mưu và thủ đoạn của Mĩ trong chiến lược “chiến tranh cục bộ” (1965-1968) ở miền Nam.

a- Hoàn cảnh:

Sau thất bại của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, từ giữa năm 1965 Mĩ đã chuyển sang thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam và mở rộng chiến tranh phá hoại ở miền Bắc.

b- Âm mưu:

Chiến tranh cục bộ là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới được tiến hành bằng lực lượng quân Mĩ, quân đồng minh và quân đội Sài Gòn. Trong đó, quân Mĩ giữ vai trò quan trọng, không ngừng tăng lên về số lượng và trang bị nhằm chống lại các lực lượng cách mạng và nhân dân ta.

c- Mục Tiêu:

Giành lại thế chủ động trên chiến trường, đẩy lực lượng vũ trang của ta trở về phòng ngự, buộc ta phải phân tán đánh nhỏ hoặc rút về biên giới.

d- Thủ đoạn

Tăng cường đổ quân viễn chinh Mĩ và đồng minh vào miền Nam. Quân số lúc cao nhất (năm 1969) hơn nửa triệu quân Mĩ (trong tổng số 1.5 triệu quân).

Dựa vào ưu thế quân sự, quân Mĩ vừa vào miền Nam đã mở ngay cuộc hành quân “tìm diệt” vào căn cứ Vạn Tường (Quảng Ngãi) và hai cuộc phản công chiến lược mùa khô 1965-1966; 1966-1967 bằng hàng loạt các cuộc hành quân “Tìm diệt” và “Bình định” vào vùng “đất thành Việt cộng”.

2- Quân dân miền Nam chiến đấu chống chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ (1965-1968)

a- Mặt trân quân sự :

- 18-8-1965 quân ta đẩy lùi cuộc hành quân của địch ở thôn Vạn tường (Quảng Ngãi) diệt 900 tên, mở đầu cao trào “tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt” trên khắp miền Nam.

- Chiến thắng trong hai mùa khô

- Quân và dân miền Nam đã đập tan các cuộc phản công chiến lược mùa khô thứ nhất (1965-1966) với 450 cuộc hành quân, trong đó có 5 cuộc hành quân “tìm diệt” lớn của địch nhằm vào hai hướng chiến lược chính ở đông Nam Bộ và Liên khu V, diệt 104.000 tên

- Tiếp đó, quân và dân ta đập tan cuộc phản công chiến lược mùa khô thứ hai (1966-1967) với 895 cuộc hành quân, trong đó có 3 cuộc hành quân lớn “tìm diệt và bình định”, lớn nhất là cuộc hành quân Gianxơn Xiti đánh vào căn cứ Dương Minh Châu nhằm tiêu diệt lực lượng chủ lực và cơ quan đầu não của ta. Ta đã loại khỏi vòng chiến 151.000 tên địch

- Đỉnh cao thắng lợi là cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968, làm lung lay ý chí xâm lược của quân Mĩ, làm phá sản chiến lược chiến tranh cục bộ, buộc Mĩ phải chấm dứt chiến tranh phá hoại miền Bắc và chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán với ta tại  hội nghị Pa-ri.

b-Trên mặt trận chống bình định :

- Ở các vùng nông thôn, nhân dân nổi dậy chống ách kìm kẹp của địch, phá vỡ từng mảng “Ấp chiến lược”. Vùng giải phóng được mở rộng,

c- Trên mặt trận đấu tranh chính trị

- Trong khắp các thành thị, phong trào đấu tranh đòi Mĩ rút về nước, đòi tự do dân chủ phát triển mạnh mẽ.

3- Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968.

a- Hoàn cảnh :

Sau thắng lợi 2 mùa khô 1965-1966 và 1966-1967, so sánh lực lượng thay đổi có lợi cho ta.

Lợi dụng mâu thuẫn của Mĩ trong năm bầu cử tổng thống, ta mở cuộc tổng tiến công nổi dậy toàn miền Nam.

Mục tiêu: tiêu diệt một bộ phận quân Mĩ, quân đồng minh, đánh đòn mạnh vào chính quyền và quân đội Sài Gòn, giành chính quyền về tay nhân dân buộc Mĩ đàm phán rút quân về nước.

b- Diễn biến:

Cuộc tổng tiến công và nổi dậy nổ ra đồng loạt trên toàn miền Nam, trọng tâm là các đô thị. Mở đầu bằng cuộc tập kích chiến lược của quân chủ lực vào hầu khắp các đô thị miền Nam trong đêm 30 rạng sáng 31-1-1968.

Cuộc tổng tiến công và nổi dậy chia làm 3 đợt: đợt 1 (30-01 đến 25-02-1968); đợt 2 (tháng 5 và 6); đợt 3 (tháng 8 và 9).

Tại Sài Gòn, ta tấn công các vị trí đầu não của địch: Tòa Đại sứ Mĩ, Dinh Độc Lập, bộ tổng tham mưu, Tổng nha cảnh sát, Đài phát thanh…

c- Kết quả:

Đợt 1: ta loại khỏi vòng chiến 147.000 địch, trong đó có 43.000 lính Mĩ, phá hủy một khối lượng lớn vật chất và phương tiện chiến tranh của địch.

Đợt 2 và 3: lực lượng của ta gặp khó khăn và tổn thất do ta chủ quan trong đánh giá tình hình, không kịp thời kiểm điểm rút kinh nghiệm.

d- Ý nghĩa :

Làm lung lay ý chí xâm lược của quân Mỹ.

Buộc Mỹ phải tuyên bố “phi Mỹ hóa” chiến tranh xâm lược, chấm dứt ném bom phá hoại miền Bắc và chấp nhận đàm phán với ta ở Pari để bàn về chấm dứt chiến tranh ở VN.

Mở ra bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mĩ.

II. MIỀN BẮC VỪA SẢN XUẤT VỪA CHIẾN ĐẤU CHỐNG CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI LẦN THỨ NHẤT CỦA MĨ (1965 - 1968)

1- Mĩ tiến hành chiến tranh bằng không quân, hải quân phá hoại miền Bắc lần I (1965-1968).

Âm mưu:

Phá hoại tiềm lực kinh tế, quốc phòng và công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc.

Ngăn chặn nguồn chi viện bên ngoài vào miền Bắc và từ miền Bắc vào Nam.

Uy hiếp tinh thần và làm lung lay ý chí quyết tam chống Mỹ của nhân dân ta.

Thủ đoạn

5/8/1964 Mĩ dựng lên sự kiện “vịnh Bắc bộ” cho máy bay ném bom Miền Bắc.

7-2-1965 Mĩ lấy cớ trả đũa quân ta tiến công quân Mĩ ở Plâycu, chính thức gây ra cuộc chiến tranh phá hoại Miền Bắc lần thứ nhất.

Mĩ đã huy động một lực lượng không quân và hải quân rất lớn, gồm hàng nghìn máy bay F111, B52… và các vũ khí hiện đại khác, đánh vào các mục tiêu quân sự, giao thông, nhà máy, trường học, nhà trẻ, bệnh viện…

2- Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương (1965-1968)

Thành tích trong chiến đấu: Sau 4 năm (1964 – 1968) miền Bắc đã bắn rơi 3.243 máy bay, bắt sống hàng nghìn giặc lái, bắn chìm 143 tàu chiến. Buộc đế quốc Mĩ phải tuyên bố ngừng ném bom bắn phá miền Bắc (11-1968).

Thành tích trong sản xuất:

Nông nghiệp: Diện tích canh tác mở rộng, năng suất lao động tăng, nhiều hợp tác xã đạt 5tấn/ha

Công nghiệp: Các cơ sở công nghiệp lớn đã kịp thời sơ tán, sớm đi vào sản xuất, công nghiệp địa phương và công nghiệp quốc phòng đều phát triển

Giao thông vận tải được đảm bảo thông suốt.

Thực hiện nghĩa vụ  hậu phương lớn: Trong 4 năm (1965 – 1968), miền Bắc đã đưa hơn 30 vạn cán bộ, bộ đội, hàng chục vạn tấn vũ khí, lương thực, thuốc men vào chiến trường miền Nam.

III. CHIẾN ĐẤU CHỐNG CHIẾN LƯỢC “VIỆT NAM HÓA CHIẾN TRANH” VÀ “ĐÔNG DƯƠNG HÓA CHIẾN TRANH” CỦA MĨ (1969 - 1973)

1- Âm mưu và thủ đoạn của Mĩ trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh” (1969-1973)

a- Hoàn cảnh :

Sau thất bại của chiến tranh cục bộ, đầu năm 1969 Mỹ chuyển sang thực hiện chiến lược “Việt nam hóa chiến tranh” đồng thời mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương thực hiện “Đông Dương hóa chiến tranh”.

b- Âm mưu

“Việt nam hóa chiến tranh” là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mĩ được tiến hành bằng quân đội Sài Gòn là chủ yếu, có sự phối hợp về hỏa lực, không quân, hậu cần của Mĩ và vẫn do cố vấn Mĩ chỉ huy nhằm chống nhân dân ta.

Tiến hành “Việt nam hóa chiến tranh”, Mĩ tiếp tục thực hiện âm mưu “Dùng người Việt đánh người Việt” để giảm xương máu người Mĩ trên chiến trường.

c- Thủ đoạn

Mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc, tăng cường và mở rộng chiến tranh sang Lào và Cămpuchia nhằm hỗ trợ cho VNHCT.

Mĩ tìm cách thỏa hiệp với Trung Quốc, hòa hoãn với LX nhằm hạn chế sự giúp đỡ của các nước này đối với cuộc kháng chiến của nhân dân ta.

2- Chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh” của Mĩ (1969-1973)

a- Trên mặt trận ngoại giao:

Ngày 6-6-1969 Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam thành lập, được 23 nước công nhận, trong đó có 21 nước đặt quan hệ ngoại giao.

Ngày 24-25/4/1970 hội nghị cấp cao 3 nước Đông Dương họp biểu thị quyết tâm đoàn kết chống Mỹ của nhân dân Đông Dương.

b- Trên mặt trận chính trị:

Ở khắp các đô thị, phong trào đấu tranh của học sinh, sinh viên phát triển rầm rộ.

Ở vùng nông thôn quần chúng nổi dậy chống “bình định” phá “Ấp chiến lược”.

c- Trên mặt trận quân sự :

Từ tháng 4 đến tháng 6-1970 quân đội VN phối hợp với quân dân Cămpuchia đập tan cuộc hành quân xâm lược Campuchia của 10 vạn quân Mĩ và quân đội Sài Gòn, tiêu diệt 17.000 địch.

Từ tháng 2 tháng 3-1971 liên quân Việt - Lào đập tan cuộc hành quân “Lam sơn 719” của 4.5 vạn Mĩ và quân đội Sài Gòn, diệt 22.000 tên, buộc chúng rút khỏi đường 9 –Nam Lào, giữ vững hành lang chiến lược của cách mạng Đông Dương.

Đỉnh cao của cuộc chiến đấu chống “Việt Nam hóa chiến tranh” là cuộc tiến công chiến lược 1972, buộc Mỹ phải tuyên bố “Mỹ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược.

3- Cuộc tiến công chiến lược năm 1972

a/ Hoàn cảnh:

Trong 2 năm 1970-1971, ta giành những thắng lợi trên các mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao đã tạo điều kiện thuận lợi cho ta mở cuộc tiến công chiến lược.

b/ Diễn biến- kết quả

30-3-1972, quân ta mở cuộc tiến công chiến lược đánh vào Quảng Trị làm hướng tiến công chủ yếu, rồi phát triển rộng khắp chiến trường Miền Nam.

Đến cuối tháng 6-1972, quân ta đã chọc thủng 3 phòng tuyến mạnh nhất của địch là Quảng Trị, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, loại khỏi vòng chiến đấu hơn 20 vạn địch, giải phóng vùng đất đai rộng lớn.

c/ Ý nghĩa

Giáng 1 đòn nặng nề vào chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, buộc Mỹ phải tuyên bố “Mỹ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược.

IV. MIỀN BẮC KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI, CHIẾN ĐẤU CHỐNG CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI LẦN THỨ HAI CỦA MĨ  VÀ LÀM NGHĨA VỤ HẬU PHƯƠNG (1969 – 1973)

1. Miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội.

- Nông nghiệp : Nhiều hợp tác xã đạt 5 tấn thóc/ha, Sản lượng lương thực năm 1970 tăng hơn 60 vạn tấn so với năm 1968.

- Công nghiệp: Sản lượng công nghiệp năm 1971 tăng 142% so với năm 1968.

- Giao thông vận tải: Được khẩn trương khôi phục.

- Văn hóa, giáo dục, y tế: Được phục hồi và phát triển. Đời sống nhân dân ổn định.

- Ý nghĩa: Thành tựu đạt được tạo điều kiện tăng cường củng cố quốc phòng, sẵn sàng chiến đấu chống chiên tranh phá hoại lần 2 của Mĩ.

2- Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương

16-4-1972 Tổng thống Mĩ Ních-xơn chính thức tiến hành chiến tranh bằng không quân và hải quân phá hoại miền Bắc lần thứ 2.

Từ 18-12 29-12-1972 Mĩ mở cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B52 vào Hà Nội, Hải Phòng.

Quân dân miền Bắc đã đập tan cuộc tập kích chiến lược đường không bằng máy bay B52 của chúng.

Kết quả

Trong trận “Điện Biên Phủ trên không” quân dân ta đã bắn rơi 81 máy bay, bắt sống 43 phi công Mĩ.

Trong cả cuộc chiến tranh phá hoại lần 2, MB bắn rơi 735 máy bay, bắn chìm 125 tàu chiến, hàng trăm phi công Mĩ.

Ý nghĩa :

Trận “Điện Biên Phủ trên không” là thắng lợi quyết định buộc Mỹ chấm dứt chiến tranh phá hoại miền Bắc và ký hiệp định Pa-ri chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở VN.

Làm nghĩa vụ hậu phương:

Miền Bắc vẫn đảm bảo nhịp độ sản xuất, tiếp nhận hàng viện trợ từ bên ngoài và chi viện theo yêu cầu của chiến trường MN. Trong 3 năm (1969-1971), hàng chục vạn bộ đội được đưa vào chiến trường. khối lượng vật chất đưa vào các chiến trường tăng gấp 1.6 lần…

V- HIỆP ĐỊNH PARI NĂM 1973 VỀ CHẤM DỨT CHIẾN TRANH LẬP LẠI HÒA BÌNH Ở VIỆT NAM

a. Diễn biến của hội nghị

31-3-1968, sau đòn bất ngờ cuộc Tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân 1968 của ta, Mĩ bắt đầu nói đến thương lượng.

Cuộc đàm phán 2 bên (5-1968), sau đó là 4 bên (1-1969) diễn ra gay gắt, nhiều lúc phải gián đoạn.

Sau thất bại nặng nề ở 2 miền Nam - Bắc Việt Nam, đặc biệt là thất bại trong trận “Điện Biên Phủ trên không” Mĩ buộc phải kí Hiệp định Pari (27-1-1973).

b. Nội dung

Hoa Kỳ và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

Hai bên ngừng bắn ở miền Nam lúc 24 giờ ngày 27-01-1973 và Hoa Kì cam kết chấm dứt mọi hoạt động chống  miền Bắc Việt Nam.

Hoa Kỳ rút hết quân đội của mình và quân các nước đồng minh, hủy bỏ các căn cứ quân sự, cam kết không tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam.

Nhân dân miền Nam tự quyết định tương lai chính trị thông qua tổng tuyển cử tự do, không có sự can thiệp nước ngoài.

Các bên thừa nhận thực tế miền Nam Việt Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát và ba lực lượng chính trị.

Hai bên  trao trả tù binh và dân thường bị bắt.

Hoa Kì cam kết góp phần vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam và Đông Dương, thiết lập quan hệ bình thường cùng có lợi với Việt Nam.

c. Ý nghĩa

Hiệp định Pari là  thắng lợi của sự kết hợp đấu tranh quân sự – chính trị – ngoại giao. Là kết quả cuộc đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân dân ta , mở ra bước ngoặt mới cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Mĩ phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta, rút hết quân về nước, tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên giải phóng hoàn toàn Miền Nam.



Bài 23

KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN KT-XH Ở MIỀN BẮC

GIẢI PHÓNG HOÀN TOÀN MIỀN NAM (1973-1975)

I. MIỀN BẮC KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI, RA SỨC CHI VIỆN CHO MIỀN NAM

Về khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội

Sau hai năm (1973 – 1974), về cơ bản, miền Bắc khôi phục xong các cơ sở kinh tế, hệ thống giao thông …kinh tế có bước phát triển.

Cuối 1974: Sản xuất công nghiệp, nông nghiệp vượt năm 1964. Đời sống nhân được ổn định

Về chi viện cho MN

1973-1974, miền Bắc chi viện cho chiến trường miền Nam, Lào, Campuchia gần 20 vạn bộ đội, hàng vạn thanh niên xung phong.

II. MIỀN NAM ĐẤU TRANH CHỐNG ĐỊCH “BÌNH ĐỊNH – LẤN CHIẾM” TẠO THẾ VÀ LỰC TIẾN TỚI GIẢI PHÓNG HOÀN TOÀN

Âm mưu của Mĩ và Chính quyền Sài Gòn

29-3-1973, toán lính Mĩ cuối cùng rút khỏi nước ta, nhưng Mĩ vẫn giữ lại hơn 2 vạn cố vấn quân sự, lập ra bộ chỉ huy quân sự, tiếp tục viện trợ cho chính quyền Sài Gòn.

Chính quyền Sài Gòn phá hoại hiệp định Pari, tiến hành chiến dịch “tràn ngập lãnh thổ” liên tiếp mở những cuộc hành quân “bình định – lấn chiếm” vùng giải phóng.

Cuộc chiến đấu của quân và dân miền Nam

- Từ cuối 1973, quân dân ta kiên quyết đánh trả địch, chủ động mở những cuộc tiến công tại những căn cứ xuất phát của chúng.

- Cuối 1974 đầu 1975,ta mở đợt hoạt động quân sự, trọng tâm là đồng bằng sông Cửu long và Đông Nam Bộ, giành thắng lợi vang dội ở Phước long (6-1-1975).

- Chiến thắng Phước Long thấy rõ sự lớn mạnh của ta và khả năng thắng lớn của ta, sự suy yếu bất lực của quân đội Sài Gòn và khả năng can thiệp của Mĩ là rất hạn chế.

- Ở các vùng giải phóng, nhân dân đẩy mạnh sản xuất, tăng nguồn dự trữ chiến lược tạo thế và lực tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam.

III. GIẢI PHÓNG HOÀN TOÀN MIỀN NAM, GIÀNH TOÀN VẸN LÃNH THỔ TỔ QUỐC

1- Chủ trương, kế hoạch giải phóng Miền Nam

Cuối 1974 đầu 1975, Bộ chính trị trung ương Đảng đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam trong 2 năm 1975 – 1976, nhưng nhấn mạnh “cả 1975 là thời cơ” và “nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam ngay trong năm 1975”.

Cần phải tranh thủ thời cơ đánh nhanh thắng nhanh để đỡ thiệt hại về người và của cho nhân dân.

2- Diễn biến cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975

a- Chiến dịch Tây Nguyên (4/ 3 đến 24/ 3/1975)

4/ 3/1975 ta đánh nghi binh ở Plâycu - Kontum nhằm thu hút lực lượng địch.

10/ 3/1975 ta bất ngờ đánh Buôn Ma Thuột, đến ngày 11/ 3 ta giành thắng lợi.

12/ 3/1975 đập tan cuộc phản công của địch tại Buôn Ma Thuột.

14-3-1975, địch được lệnh rút toàn bộ quân khỏi Tây Nguyên về giữ vùng ven biển miền Trung. Trên đường rút chạy, địch bị quân ta truy kích tiêu diệt.

Ngày 24/ 3/1975 Tây Nguyên hoàn toàn giải phóng.

Ý nghĩa: Chuyển cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của ta từ tiến công chiến lược sang tổng tiến công chiến lược trên toàn miền Nam.

b- Chiến dịch Huế – Đà Nẵng (21/ 3 đến 29/ 3/1975)

19/ 3/ 1975 ta giải phóng Quảng Trị.

21/ 3/1975, quân ta tấn công Huế và chặn đường rút chạy của địch.

Ngày 26/ 3 ta giải phóng thành phố Huế và toàn tỉnh Thừa Thiên.

Cùng thời gian giải phóng Huế, quân ta tiến vào giải phóng Tam Kỳ, Chu Lai, Quảng Ngãi.

29/ 3/ 1975 quân ta từ nhiều hướng tiến công Đà Nẵng và đến 3 giờ chiều cùng ngày thì giải phóng Đà Nẵng.

Từ cuối tháng 3 đầu tháng 4, các tỉnh còn lại ven biển miền Trung, Nam Tây Nguyên và một số tỉnh ở Nam Bộ, các đảo biển miền Trung cũng lần lượt được giải phóng.

Ý nghĩa: gây nên tâm lí tuyệt vọng trong ngụy quyền, đưa cuộc tổng tiến công và nổi dậy của quân dân ta tiến lên một bước mới với sức mạnh áp đảo.

c- Chiến dịch Hồ Chí Minh (26/ 4 đến 30/ 4/ 1975)

Sau thăng lợi của chiến dịch Tây Nguyên và Huế - Đà Nẵng, Bộ chính trị trung ương Đảng quyết định giải phóng MN trước mùa mưa.

Chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định được Bộ chính trị quyết định mang tên Chiến dịch Hồ Chí Minh.

Trước khi bắt đầu chiến dịch giải phóng Sài Gòn, quân ta tiến công Xuân Lộc và Phan Rang – những căn cứ phòng thủ trọng yếu của địch bảo vệ Sài Gòn từ phía đông:

Ngày 16- 4-1975 ta chọc thủng tuyến phòng thủ Phan Rang.

Ngày 21- 4-1975 giải phóng Xuân Lộc.

17h ngày 26- 4- 1975, quân ta được lệnh nổ súng mở đầu chiến dịch. 5 cánh quân ta vượt qua tuyến phòng thủ vòng ngoài của địch tiến vào trung tâm Sài Gòn, đánh chiếm các cơ quan đầu não của chúng.

10 h 45’ ngày 30- 4- 1975, xe tăng và bộ binh của ta tiến vào Dinh Độc Lập bắt sống toàn bộ Nội các Sài Gòn – Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện.

11h 30’ ngày 30-4-1975, lá cờ cách mạng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập báo hiệu chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng.

Chiến dịch Hồ Chí Minh thắng lợi tạo điều kiện thuận lợi để giải phóng hoàn toàn miền Nam. Ngày 2- 5- 1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng

IV- NGUYÊN NHÂN THẮNG LỢI, Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MĨ CỨU NƯỚC (1954 – 1975)

1- Nguyên nhân thắng lợi

Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh với đường lối chính trị, quân sự, phương pháp cách mạng đúng đắn, sáng tạo, độc lập và tự chủ.

Truyền thống yêu nước nồng nàn của nhân dân ta, tinh thần đoàn kết chiến đấu dũng cảm vì sự nghiệp cách mạng.

Hậu phương miền Bắc vững chắc đáp ứng kịp thời các yêu cầu của cuộc chiến đấu ở hai miền.

Sự đoàn kết chiến đấu của nhân dân 3 nước Đông Dương.

Sự đồng tình ủng hộ và giúp đỡ to lớn của Liên Xô, Trung Quốc và các nước XHCN khác, của các lực lượng tiến bộ trên thế giới.

2- Ý nghĩa lịch sử

Kết thúc 21 năm chiến đấu chống Mỹ và 30 năm chiến tranh GPDT, bảo vệ tổ quốc từ sau cách mạng tháng tám.

Chấm dứt hoàn toàn ách thống trị của chủ nghĩa thực dân- đế quốc ở nước ta. Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ trong cả nước và thống nhất đất nước.

Mở ra kỉ nguyên mới của lịch sử dân tộc – kỉ nguyên đất nước độc lập, thống nhất đi lên CNXH.

Tác động mạnh đến tình hình nước Mĩ và thế giới, là nguồn cổ vũ to lớn đối với phong trào giải phóng dân tộc thế giới.


Chương V

VIỆT NAM TỪ NĂM 1975 ĐẾN NĂM 2000

Bài 24

VIỆT NAM TRONG NĂM ĐẦU SAU THẮNG LỢI CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC NĂM 1975

I. TÌNH HÌNH HAI MIỀN NAM - BẮC SAU NĂM 1975

Miền Bắc: Sau 20 năm xây dựng CNXH có những thành tựu to lớn toàn diện nhưng bị cuộc chiến tranh phá hoại của mỹ tàn phá nặng nề, gây hậu quả lâu dài đối với miền Bắc.

Miền Nam:  Hoàn toàn giải phóng, vẫn còn tồn tại nhiều di hại của xã hội cũ.

Chiến tranh tàn phá (ruộng đất bị bỏ hoang, rừng bị chất độc hóa học, bom mìn…)

Hàng triệu người thất nghiệp, mù chữ.

Kinh tế miền Nam phát triển mất cân đối, bị lệ thuộc vào viện trợ từ bên ngoài.

II. KHẮC PHỤC HẬU QUẢ CHIẾN TRANH, KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở HAI MIỀN ĐẤT NƯỚC

Miền Bắc

+ Đến giữa năm 1976 miền Bắc căn bản hoàn thành nhiệm vụ khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế văn hóa.

+ Trong việc thực hiện kế hoạchnhà nước cuối năm 1975, đầu 1976 miền Bắc có những tiến bộ đáng kể: diện tích gieo trồng tăng, nhiều nhà máy được xây dựng...

Miền Nam:

+ Khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục phát triển kinh tế văn hóa kết hợp với ổn định tình hình chính trị - xã hội ở vùng mới giải phóng (lập chính quyền cách mạng, đoàn thể, phát hành tiền mới…) phục hồi các hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế.

III. HOÀN THÀNH THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC VỀ MẶT NHÀ NƯỚC (1975 - 1976)

Hội nghị lần thứ 24 của Ban Chấp hành trung ương Đảng (9/1975) đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước “ thống nhất…dân tộc VN”

Quá trình thực hiện thống nhất:

- 15-21/11/1975 tại Sài Gòn hai đoàn đại biểu nhất trí chủ trương biện pháp thống nhất đất nước.

-  25/4/1976 Tổng tuyển cử quốc hội trong cả nước, bầu ra 492 đại biểu

-  24/6 - 3/7/1976 Quốc hội khóa VI của nước Việt Nam thống nhất họp kì đầu tiên tại Hà Nội đã thông qua các chính sách đối nội, đối ngoại của nước ta quy định :

Tên nước: CHXHCN Việt Nam (2/7/1976)

Quốc huy mang dòng chữ CHXHCN VN, quốc kì là lá cờ đỏ sao vàng, quốc ca là bài Tiến Quân Ca.

Thủ đô là Hà Nội.

Đổi tên Sài Gòn Thành phố Hồ Chí Minh.

Bầu các cơ quan, chức vụ lãnh đạo cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam, bầu ban dự thảo hiến pháp.

18/12/1976: Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam được quốc hội thông qua

Ý Nghĩa: Hoàn thành thống nhất đất nước về  nhà nước là yêu cầu tất yếu khách quan của sự phát triển của cách mạng Việt Nam, tạo những điều kiện thuận lợi về chính trị, khả năng bảo vệ tổ quốc, mở rộng quan hệ quốc tế, việc thống nhất đất nước thể hiện lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, ý chí thống nhất tổ quốc của nhân dân ta.





























PHẦN II: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Con đường phát triển cơ bản của cách mạng miền Nam mà nghị quyết Trung ương lần thứ 15 (1959) xác định là

A. khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân, bằng lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang nhân dân.

B. giữ gìn và phát triển lực lượng chờ thời cơ.

C. chuyển từ hình thức vũ trang chống Pháp sang đấu tranh chính trị hoà bình chống Mỹ - Diệm.

D. thực hiện ngay hình thức tổng tiến công và nổi dậy giành chính quyền về tay nhân dân.

Câu 2. Được tiến hành bằng quân đội tay sai, dưới sự chỉ huy của cố vấn quân sự Mỹ và dựa vào vũ khí, trang bị kĩ thuật, phương tiện chiến tranh của Mỹ, đó là:

A. chiến lược Chiến tranh đặc biệt.

B. chiến lược Chiến tranh cục bộ.

C. chiến lược Việt Nam hoá chiến tranh.

D. chiến lược Chiến tranh đơn phương.

Câu 3.  Đặc điểm chính của tình hình nước ta sau Hiệp định Giơnevơ 1954 là

A. đất nước bị chia cắt thành hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau bởi những âm mưu và thủ đoạn của Mỹ - Diệm.

B. miền Bắc nước ta được hoàn toàn giải phóng.

C. Pháp rút quân ra khỏi miền Bắc và miền Nam Việt Nam.

D. Pháp không tổ chức hiệp thương tổng tuyển cử ở hai miền Bắc và Nam Việt Nam.

Câu 4. Đoàn kết toàn dân, đấu tranh chống đế quốc Mĩ xâm lược và chính quyền Ngô Đình Diệm, thành lập chính quyền cách mạng dưới hình thức những ủy ban nhân dân tự quản là chủ trương của:

A. Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.

B. Mặt trận dân chủ Đông Dương.

C. Mặt trận Việt Minh.

D. Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.

Câu 5. Nhằm đẩy lùi lực lượng cách mạng ra khỏi các xã, ấp, tách dân khỏi cách mạng, tiến tới bình định miền Nam Việt Nam, đế quốc Mỹ đã tiến hành

A. lập Ấp chiến lược nhanh chóng bình định miền Nam.

B. tăng nhanh viện trợ quân sự và cố vấn cho Diệm.

C. thực hiện chính sách tố cộng, diệt cộng.

D. đẩy mạnh tàn sát nhân dân, tiêu diệt những người kháng chiến cũ.

Câu 6. Chiến thắng nào chứng tỏ quân và dân miền Nam có khả năng đánh bại hoàn toàn chiến lược Chiến tranh đặc biệt?

A. Chiến thắng Ấp Bắc.

B. Chiến thắng Vạn Tường.

C. Chiến thắng Bình Gĩa.  

D. Chiến thắng Đồng Xoài.

Câu 7.  Quân và dân miền Nam đã làm phá sản về cơ bản chiến lược “Chiến tranh Đặc biệt” của Mỹ với chiến thắng

A. Bình Giã (Bà Rịa).

B. Ấp Bắc (Mỹ Tho).

C. An Lão (Bình Định).

D. Ba Gia (Quảng Ngãi).


Câu8 .  Lực lượng chủ yếu được sử dụng trong chiến lược Chiến tranh Đặc biệt của Mĩ – Diệm (1961-1965) là

A. quân đội tay sai.

B. quân viễn chinh Mĩ.

C. cố vấn Mĩ.

D. quân Mĩ và chư hầu.

Câu 9 . Bộ mặt nông thôn miền Bắc có nhiều thay đổi, khối liên minh công nông được củng cố từ sau:

A. cải cách ruộng đất (1954 – 1956).

B. thời kì khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh.

C. cải tạo quan hệ sản xuất đối với  nông nghiệp.

D. giai đoạn bước đầu phát triển kinh tế - xã hội.

Câu 10.  Có vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của cách mạng cả nước cũng như đối với sự nghiệp thống nhất đất nước trong kháng chiến chống Mỹ là:

A. hậu phương miền Bắc.

B. cuộc chiến tranh giải phóng của nhân dân miền Nam.

C. cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mỹ của nhân dân miền Bắc.

D. sự giúp đỡ của Liên xô và Trung quốc.

Câu 11.  Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công là ý nghĩa của

A. phong trào Đồng khởi (1959-1960).

B. phong trào hoà bình (8/1954).

C. phong trào chống tố cộng diệt cộng của nhân dân miền Nam.

D. phong trào phá Ấp chiến lược.

Câu 12. Nội dung nào trong kế hoạch Giôn xơn – Mac Namara chứng tỏ đó là bước lùi của Mĩ so với kế hoạch Stalay – Taylo?

A. Bình định có trọng điểm miền Nam trong vòng hai năm.

B. Tăng nhanh viện trợ quân sự cho chính quyền Sài Gòn.

C. Đẩy mạnh việc lập Ấp chiến lược.

D. Tăng nhanh lực lượng quân đội Sài Gòn và cố vấn Mĩ.

Câu 13. Điểm khác biệt về chủ trương, phương pháp đấu tranh của ta trong kháng chiến chống Mĩ (1954 – 1975) so với kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) là

A. tiến công địch trên cả 3 vùng chiến lược (rừng núi, nông thôn đồng bằng và các đô thị).

B. kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang.

C. chú trọng hình thức chiến tranh du kích.

D. tăng cường đấu tranh trên mặt trận ngoại giao.

Câu 14. Chủ trương độc đáo, sáng tạo của Đảng ta trong thời kì chống Mĩ cứu nước (1954 – 1975) là

A. tiến hành đồng thời cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam và cách mạng Xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc.

B. tiến hành cách mạng Xã hội chủ nghĩa, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.

C. tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam.

D. tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa và bạn bè quốc tế.




Câu 15. Sự kiện nào của quân dân ta ở miền Nam trong chiến đấu chống Mĩ đã buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh?

A. Chiến thắng Vạn Tường.

B. Chiến thắng Ấp Bắc.

C. Chiến thắng Bình Giã.

D. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968.

Câu 16. Lực lượng nào giữ vai trò chủ yếu trong chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở miền Nam?

A. Quân đội Sài Gòn.

B. Quân đồng minh của Mĩ.

C. Quân viễn chinh Mĩ.

D. Quân đội Sài Gòn và quân đồng minh của Mĩ.

Câu 17. Đế quốc Mĩ đã thực hiện chiến lược chiến tranh nào trong những năm 1969 - 1973?

A. Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.

B. Chiến lược “Chiến tranh Cục bộ” .

C. Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh”.

D. Chiến lược “Chiến tranh đơn phương”.

Câu 18. Nội dung nào dưới đây không phải là mục đích của Mĩ khi tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất?

A. Phá tiềm lực kinh tế quốc phòng, phá công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.

B. Ngăn chặn sự chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc, từ miền Bắc vào miền Nam.

C. Buộc Việt Nam phải ký Hiệp định Pa-ri với những điều khoản có lợi cho Mĩ.

D. Uy hiếp tinh thần, làm lung lay ý chí kháng chiến chống Mĩ của nhân dân hai miền.

Câu 19. Thắng lợi nào của nhân dân ta ở miền Nam buộc Mĩ phải tuyên bố “ Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược?

A. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.

B. Cuộc tiến công chiến lược năm 1972.

C. Trận “Điện biên phủ trên không” cuối 1972.

D. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.

Câu 20.  Mĩ chuyển sang thực hiện chiến lược “chiến tranh cục bộ” ở miền Nam sau thất bại nào?

A. Trận Vạn Tường.

B. Ở trận Ấp Bắc.

C. Chiến lược chiến tranh đặc biệt

D. Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”.

Câu 21. Lưc lượng chủ yếu được Mĩ sử dụng trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” là:

A. Quân đội Sài Gòn

B. Quân Mĩ và Đồng minh của Mĩ

C. Quân đồng minh và quân đội Sài Gòn

D. Quân Sài Gòn và quân Mĩ.

Câu 22. Thủ đoạn nào không nằm trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở miền Nam?

A. “Tìm diệt”

B. “Bình định”

C. Mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc

D. Mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương

Câu 23. Vì sao Mĩ phải dựng lên sự kiện “Vịnh Bắc Bộ” (đầu tháng 8/1964)?

A. Để thử sức phòng vệ của lực lượng Hải quân miền Bắc.

B. Để mở đầu chiến tranh phá hoại miền Bắc.

C. Để lấy cớ gây chiến tranh phá hoại miền Bắc.

D. Để lấy cớ giải trình với quốc hội Mĩ.

Câu 24. Phòng tuyến quân sự nào của địch đã bị quân ta chọc thủng trong cuộc tiến công chiến lược năm 1972?

A. Quảng Trị, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.

B. Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng.

C. Quảng Trị, Đà Nẵng, Sài Gòn.

D. Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn.

Câu 25. Điểm khác biệt trong chiến lược “ Việt Nam hóa chiến tranh” so với chiến lược “Chiến tranh đặc biệt là” gì?

A. Âm mưu “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”.

B. Âm mưu “dùng người Việt đánh người Việt”.

C. Thỏa hiệp với các nước lớn XHCN.

D. Âm mưu “thay màu da trên xác chết”.

Câu 26. Điểm giống nhau cơ bản giữa chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” và chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở miền Nam là:

A. Đều là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới

B. Đều sử dụng quân đội Sài Gòn là chủ yếu

C. Được đề ra dưới đời tổng thống Mĩ Ken-nơ-đi và Giôn-Xơn.

D. Đều mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc.

Câu 27. Điểm giống nhau giữa chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” với các chiến lược chiến tranh trước đó là

A. Tìm cách chia rẽ Việt Nam với các nước XHCN

B. Gắn “Việt Nam hóa chiến tranh” với  “Đông Dương hóa chiến tranh”

C. Được tiến hành bằng quân đội tay sai là chủ yếu, có sự phối hợp của quân đội Mĩ

D. Là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới ở miền Nam nằm trong chiến lược toàn cầu của Mĩ.

Câu 28. Điểm khác biệt về thắng lợi của Hiệp định Pa-ri năm 1973 so với Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 là gì?

A. Công nhận độc lập tự do của nhân dân ta.

B. Các bên trao trả tù binh và dân thường bị bắt.

C. Các bên ngừng bắn, chấm dứt chiến tranh.

D. Công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

Câu 29. Đánh giá về chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi) 18.8.1965

A. Làm phá sản chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của  Mĩ.

B. Chứng minh khả năng đánh bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ

C. Mở ra bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mĩ

D. Buộc Mĩ phải ngồi vào bàn đàm phán ở Pari

Câu 30. Sắp xếp các sự kiện dưới đây theo trình tự thời gian:  1. Cuộc tổng tiến công Xuân Mậu Thân; 2. Chiến dịch Hồ Chí Minh;  3. Chiến dịch Tây Nguyên; 4. Hiệp định Pari được kí;

A. 1, 4, 3, 2.

B. 1, 3, 4, 2.

C. 1, 2, 3, 4.

D. 1, 3, 2, 4.

Câu 31. Chiến thắng nào của ta trong năm 1975, đã chuyển cách mạng miền Nam từ cuộc tiến công chiến lược sang tổng tiến công chiến lược?

A. Chiến thắng Phước Long

B. Chiến thắng Tây Nguyên

C. Chiến thắng Huế -Đà Nẵng

D. Chiến thắng Quảng Trị

Câu 32. Khi chiến dịch Tây Nguyên đang diễn ra thì Đảng ta đã quyết định mở chiến dịch nào?

A. Chiến dịch giải phóng Quảng Trị.

B. Chiến dich đường số 14 Phước Long.

C. Chiến dịch Huế-Đà Nẵng.

D. Chiến dịch Hồ Chí Minh.

Câu 33. “Phải tập trung nhanh nhất lực lượng, binh khí kĩ thuật và vật chất giải phóng miền Nam trước mùa mưa 1975". Quyết định này ra đời khi

A. chiến dịch Huế Đà Nẵng và chiến dịch Tây Nguyên chuẩn bị bắt đầu.

B. chiến dịch Tây Nguyên và chiến dịch Huế - Đà Nẵng sắp thắng lợi.

C. chiến dịch Tây Nguyên và chiến dịch Huế - Đà Nẵng giành thắng lợi.

D. chiến dịch Hồ Chí Minh và chiến dịch Tây Nguyên kết thúc thắng lợi.

Câu 34. Chiến thắng nào củng cố thêm quyết tâm giải phóng miền Nam trong 2 năm 1975 - 1976 của Bộ Chính trị ?

A. Chiến thắng Quảng Trị.

B. Chiến thắng Tây Nguyên.

C. Chiến thắng Phước Long.

D. Chiến thắng Đà Nẵng.

Câu 35. Hội nghị lần thứ 21 (7/1973) của Ban Chấp hành Đảng Lao động Việt Nam khẳng định       phải tiếp tục con đường bạo lực cách mạng là do

A. các lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam đã phát triển.

B. đã có lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang lớn mạnh.

C. Mĩ và chính quyền Sài Gòn phá hoại Hiệp định Pari.

D. vùng giải phóng của cách mạng ở miền Nam càng bị thu hẹp.

Câu36. Thắng lợi nào của nhân dân ta đã mở ra kỉ nguyên đất nước độc lập, thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội?

A. Cách mạng tháng Tám 1945.

B. Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954).

C. Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 về Đông Dương.

D. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975.

Câu 37. Việc Tổng thống Mĩ ra lệnh di tản hết người Mĩ khỏi Sài Gòn (18/4/1975) chứng tỏ điều gì?

A. Chính quyền Sài Gòn bắt đầu khủng hoảng

B. Chính quyền Sài Gòn đã sụp đổ hoàn toàn.

C. Sự sa sút tột độ về mặt tinh thần, ý chí trong nội bộ Mĩ và chính quyền Sài Gòn.

D. Chính quyền Sài Gòn đã đầu hàng vô điều kiện.

Câu 38. Chiến thắng đường số 14 Phước Long không khẳng định nội dung nào sau đây?

A. Quân đội Sài Gòn đã bất lực

B. Sự can thiệp trở lại bằng quân sự của Mĩ rất hạn chế.

C. Mĩ đã hoàn toàn từ bỏ chiến tranh xâm lược Việt Nam.

D. Sự lớn mạnh và khả năng thắng lớn của quân ta.

Câu 39. Nguyên nhân quyết định đưa tới thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước là gì?

A. Nhân dân ta có truyền thống yêu nước.

B. Có hậu phương miền Bắc vững chắc.

C. Có sự lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt của Đảng.

D. Có sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa.

-------------------------------------

Câu 40. Sau đại thắng mùa Xuân 1975, nhiệm vụ cấp thiết hàng đầu của cả nước ta là

A. khắc phục hậu quả chiến tranh và phát triển kinh tế.

B. ổn định tình hình chính trị, xã hội ở miền Nam.

C. thống nhất đất nước về mặt Nhà nước.

D. mở rộng quan hệ giao lưu với các nước.

Câu 41. Thuận lợi cơ bản nhất của đất nước sau 1975 là

A. nhân dân phấn khởi với chiến thắng vừa giành được.

B. có miền Bắc xây dựng XHCN, miền Nam hoàn toàn giải phóng

C. đất  nước được độc lập, thống nhất.

D. các nước XHCN tiếp tục ủng hộ

Câu 42. Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa VI nước Việt Nam thống nhất quyết định tên nước là

A. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

B. Việt Nam dân chủ cộng hòa.

C. Việt Nam Cộng hòa.

D. Việt Nam độc lập đồng minh.

Câu 43. Thắng lợi nào đã tạo nên những điều kiện chính trị cơ bản để phát huy sức mạnh toàn diện của đất nước, những điều kiện thuận lợi để cả nước đi lên CNXH và mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới?

A. Thắng lợi của việc ký Hiệp định Pa-ri 1973.

B. Thắng lợi của đại thắng mùa Xuân 1975.

C. Thắng lợi của việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước.

D. Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc.

Câu 44. Đâu là khó khăn cơ bản nhất của đất nước sau 1975?

A. Nạn đói hoành hành khắp nơi.

B. Bọn phản động trong nước ngóc đầu dậy

C. 95% dân số mù chữ.

D. Hậu quả của chiến tranh và CNTD mới Mĩ để lại rất nặng nề.

Câu 45. Ngày 20 – 9 – 1977, nước ta trở thành thành viên thứ 149 của tổ chức nào?

A. ASEAN.

B. WTO.

C. Liên hợp quốc.

D. APEC.

Câu 46. Hội nghị nào đã đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước?

A. Hội nghị Hiệp thương chính trị tổ chức tại Sài Gòn.

B. Hội nghị lần thứ 24 BCH TƯ Đảng (9 – 1975).

C. Hội nghị lần thứ 21 BCH TƯ Đảng (7 – 1973).

D. Hội nghị TƯ lần thứ 15.


Câu 47. Tại sao phải thống nhất đất nước về mặt Nhà nước?

A. Vì chính quyền Sài Gòn sụp đổ.

B. Đáp ứng nguyện vọng của nhân dân cả nước.

C. Đất nước được hòa bình.

D. Đất nước được thống nhất về lãnh thổ, song ở mỗi miền vẫn tồn tại hình thức tổ chức nhà nước khác nhau.

Câu 48. Sau mùa Xuân 1975, nguyện vọng tình cảm thiêng liêng của nhân dân 2 miền Nam – Bắc là

A. giải phóng hoàn toàn miền Nam.

B. mong muốn có một chính phủ thống nhất.

C. tiến hành CMXHCN trên cả nước.

D. gia nhập các tổ chức quốc tế.

Câu 49. Hãy sắp xếp sự kiện sau theo trình tự thời gian: 1. Hội nghị lần thứ 24 BCH TƯ Đảng;  2. Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước; 3. Quốc hội khóa VI nước Việt Nam thống nhất họp kỳ đầu tiên;  4. Tổng tuyển của bầu Quốc hội chung cả nước.

A. 1,3,2,4.

B. 1,2,3,4.

C. 1,2,4,3.

D. 2,1,3,4.

Câu 50. Đại hội lần thứ VII của Đảng cộng sản Việt Nam là đại hội của

A. Công cuộc đổi mới

B. Công cuộc bảo vệ Tổ quốc.

C. Công cuộc xây dựng CNXH.

D. Công cuộc xây dựng nền văn hóa dân tộc.

Câu 51. Trọng tâm đổi mới đất nước do Đại hội lần thứ VI của Đảng cộng sản Việt Nam đề ra là:

A. Đổi mới nền kinh tế và Quốc phòng.

B. Đổi mới về kinh tế và văn hóa.

C. Đổi mới về kinh tế và chính trị.

D. Đổi mới về kinh tế và đối ngoại.

Câu 52. Chủ trương đổi mới của Đại hội Đảng lần thứ VI là gì?

A. Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng trên cơ sở phát triển công nghiệp và công nghiệp nhẹ.

B. Thực hiện công nghiệp hóa, điện đại hóa đưa sự nghiệp đổi mới đất nước tiến lên.

C. Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước.

D. Khắc phục sai lầm, khuyết điểm, đưa đất nước vượt qua khủng hoảng đẩy mạnh cách mạng XHCN tiến lên.

Câu 53. Những mục tiêu kinh tế mà toàn Đảng, toàn dân ta thực hiện trong kế hoạch 5 năm (1986-1990) là:

A. Công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ.

B. Công nghiệp, nông nghiệp và kinh tế đối ngoại.

C. Lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.

D. Lương thực, thực phẩm

Câu 54. Khó khăn, yếu kém cản trở đường lối đổi mới được xem như “giặc nội xâm” là gì?

A. Kinh tế mất cân đối, lạm phát ở mức độ cao.

B. Lao động thiếu việc làm, hiệu quả nền kinh tế thấp.

C. Đời sống của một bộ phận nhân dân khó khăn, văn hóa có những mặt xuống cấp.

D. Tình trạng tham ô, tham nhũng, chưa được chặn đứng.

Câu 55. Kết quả quan trọng nhất của công việc đổi mới giai đoạn 1986-1990 là:

A. Lương thực thực phẩm.

B. Hàng hóa trên thị trường.

C. Kinh tế đối ngoại.

D. Kiềm chế được một bước đà lạm phát.

Câu 56. Đại hội VI của Đảng đã đề ra chủ trương:

A. Xây dựng nhà nước XHCN.

B. Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN.

C. Xây dựng nhà nước cách mạng XHCN.

D. Xây dựng nhà nước dân chủ XHCN.

Câu 57. Đồng chí nào được đại hội VI của Đảng bầu làm Tổng bí thư:

A. Lê Duẫn.

B. Đổ Mười.

C. Nông Đức Mạnh.

D. Nguyễn Văn Linh.

Câu 58. Chiến thắng nào mở đầu cho phong trào “Tìm Mĩ mà đánh, tìm Ngụy mà diệt” trên khắp miền Nam là:

A. Bình Giã (Bà Rịa). B. Vạn Tường (Quảng Ngãi).

C. Trà Bồng (Quảng Ngãi). D. Núi Thành (Quảng Nam).

Câu 59. Cuộc phản công chiến lược mùa khô (1965-1966) của Mĩ thực hiên bao nhiêu cuộc hành quân lớn nhỏ?

A. 980 cuộc hành quân. B. 540 cuộc hành quân.

C. 895cuộc hành quân. D. 450 cuộc hành quân.

Câu 60. Những chiến thắng quân sự trong đông – xuân 1964-1965, làm phá sản hoàn toàn chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ

A. Ấp Bắc, Bình Giã, Vạn Tường. B. Bình Giã, An Lão, Vạn Tường.

C. An Lão, Ba Gia, Đồng Xoài. D. An Lão, Ấp Bắc, Đồng Xoài.

Câu 61. Đặc điểm của tình hình nước ta sau Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương là

A. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.

B. Đất nước bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị -xã hội khác nhau.

C. Đất nước bị chia cắt làm Đàng Trong và Đàng Ngoài.

D. Cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Câu 62. Trong những năm 1954-1956, cách mạng miền Bắc thực hiện nhiệm vụ gì?

A. xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

B. hoàn thành cải cách ruộng đất.

C. cải tạo quan hệ sản xuất, bước đầu phát triển kinh tế-xã hội.

D. khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh.

Câu 63. Âm mưu nào sau đây không nằm trong âm mưu chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất của Mĩ?

A. Uy hiếp, lung lay tinh thần đấu tranh của nhân dân hai miền.

B. Phá vỡ tiềm lực kinh tế, quốc phòng, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.

C. Ngăn chặn sự chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc và từ miền Bắc vào miền Nam.

D. Cứu nguy cho chiến lược “chiến tranh cục bộ” ở miền Nam.

Câu 64. Thắng lợi quân sự nào của quân dân miền Nam (1954-1975) đã mở ra bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mĩ?

A. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.

B. Chiến thắng Ấp Bắc.

C. Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972.

D. Trận “Điện Biên Phủ trên không”.

Câu 65. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9-1960) đã chỉ rõ cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Miền Bắc có vai trò

A. quyết định nhất đối với sự phát triển của cách mạng cả nước.

B. quyết định trực tiếp đối với cách mạng miền Nam.

C. quyết định trực tiếp với cách mạng miền Nam và Đông Dương.

D. quyết định nhất đối với cách mạng miền Nam.

Câu 66. Nguyên nhân quyết định bùng nổ phong trào “Đồng khởi” là

A. Ngô Đình Diệm tuyên bố “Biên giới Hoa Kì kéo dài đến vĩ tuyến 17”.

B. Hội nghị 15 của Đảng về đường lối cách mạng miền Nam.

C. Cách mạng miền Nam gặp muôn vàn khó khăn 1957-1959.

D. Chính sách “tố cộng”, “diệt cộng” của Mĩ-Diệm.

Câu 67. Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (1-1959) chỉ rõ phương hướng cơ bản của cách mạng miền Nam đánh đổ ách thống trị của Mĩ- Diệm là

A. đấu tranh chính trị là chủ yếu, kết hợp với đấu tranh vũ trang .

B. tiến công địch ở ba vùng chiến lược (rừng núi, nông thôn và đô thị).

C. tiến hành Tổng tiến công và nổi dậy giải phóng miền Nam .

D. kiên trì con đường đấu tranh chính trị, hòa bình.

Câu 68. Ý nghĩa quan trọng nhất của phong trào “Đồng khởi” (1959-1960) là:

A. giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ.

B. lung lay chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.

C. buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược.

D. cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.

Câu 69. Nhiệm vụ nào mà Pháp chưa thực hiện khi rút khỏi miền Nam vào giữa tháng 5-1956?

A. Đưa Ngô Đình Diệm lên làm thủ tướng.

B. Tăng cường viện trợ cho Diệm.

C. Tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực

D. Cuộc hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất hai miền Nam-Bắc.

Câu 70. Qua đợt cải cách ruộng đất, miền Bắc đã thực hiện tốt khẩu hiệu nào?

A. “Độc lập dân tộc” và “ruộng đất dân cày”.

B. “Tăng gia sản xuất nhanh, tăng gia sản xuất nữa”.

C. “Người cày có ruộng”.

D. “Tấc đất, tấc vàng”

Câu 71. Sự kiện nào đánh dấu thủ đô Hà Nội được giải phóng?

A. Quân ta tiến vào tiếp quản thủ đô (10/10/1955).

B. Khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội thắng lợi (19/8/1945).

C. Đảng, Chính Phủ và Hồ Chí Minh ra mắt nhân dân thủ đô (1/1/1955).

D. Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập (2/9/1945).

Câu72. Kết quả lớn nhất của phong trào “Đồng khởi” (1959-1960) là

A. Thành lập Ủy ban nhân dân tự quản

B. Quần chúng nổi dậy giải tán chính quyền địch, tịch thu ruộng đất của địa chủ.

C. làm chủ nhiều thôn, xã ở Nam Bộ, Trung Trung Bộ và Tây Nguyên.

D. Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời (20-12-1960).

Câu 73. Âm mưu cơ bản của chiến lược “chiến tranh đặc biệt” là gì?

A. Tạo ưu thế về binh lực và hỏa lực giành ưu thế chủ động trên chiến trường.

B. giảm xương máu của người Mĩ trên chiến trường miền Nam.

C. “Dùng người Việt đánh người Việt”.

D. “Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”.

Câu 74. Sắp xếp các sự kiện sau theo trình tự thời gian:

1. Chiến thắng Vạn Tường. 2. Chiến thắng Ấp Bắc.

3. Mĩ tuyên bố ngừng ném bom bắn phá miền Bắc. 4. “Sự kiện vịnh Bắc Bộ”.

A. 3-1-4-2.                B. 2-4-1-3.                C. 1-2-3-4.                D. 1-3-2-4.

Câu 75. Mối quan hệ của cách mạng hai miền Nam – Bắc Việt Nam từ 1954 đến 1975 là

A. hợp tác với nhau. B. gắn bó, mật thiết và tác động lẫn nhau.

C. hợp tác, giúp đỡ nhau. D. hỗ trợ lẫn nhau.

Câu 76. Chiến thắng quân sự nào của ta đã làm phá sản về cơ bản “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ?

A. An Lão.               B. Bình Giã.            C. Ấp Bắc.           D. Đồng Xoài.

Câu 77. Ý phản ánh không đúng âm mưu và thủ đoạn của Mĩ trong chiến lược “chiến tranh cục bộ” ở miền Nam là

A. dồn dân lập “ấp chiến lược” và coi đây là “xương sống” của chiến lược.

B. buộc ta phải phân tán nhỏ, hoặc rút về biên giới, làm cho chiến tranh tàn lụi dần.

C. tiến hành cuộc hành quân “tìm diệt”, “bình định” vào “đất thánh Việt cộng”.

D. tạo ưu thế về binh lực và hỏa lực bằng chiến lược quân sự mới “tìm diệt”.

Câu 78. Đại hội nào của Đảng được xác định là “Đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh hòa bình thống nhất nước nhà”

A. Đại hội IV             B. Đại hội lần III                C. Đại hội lần II              D. Đại hội lần I

Câu 79. “Một tấc không đi, một li không rời” là quyết tâm của đồng bào miền Nam trong phong trào

A. “Đồng khởi” (1959-1960).

B. chống và phá “ấp chiến lược” (1961-1965).

C. đòi Mĩ- Diệm chấp hành nghiêm chỉnh Hiệp định Giơnevơ.

D. đòi Mĩ thi hành Hiệp định Pari năm 1973.

Câu 80. Mặt trận dân tộc thống nhất đầu tiên ở miền Nam Việt Nam (1954-1975) là

A. Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.

B. Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình.

C. Mặt trận Việt Minh.

D. Mặt trận Dân chủ Đông Dương.

Câu 81. Để thực hiện chiến lược “chiến tranh đặc biệt”, Mĩ đã sử dụng lực lượng quân đội nào là chủ yếu?

A. quân đội Sài Gòn. B. cố vấn Mĩ.

C. quân đồng minh của Mĩ D. quân đội Mĩ.

Câu 82. Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam sau Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương là gì?

A. Thống nhất đất nước, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.

B. Hoàn thành cải cách ruộng đất ở miền Bắc và đấu tranh chống chế độ Mĩ-Diệm ở miền Nam.

C. Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.

D. Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước.

Câu 83. Phong trào “Đồng khởi” nổ ra ở ba xã điểm của huyện Mỏ Cày là

A. Định Thủy, Phước Hiệp, Bình Khánh.

B. Phước Hiệp, Bình Khánh, Thạnh Phú.

C. Định Thủy, Bình Khánh, Ba Tri.

D. Giồng Trôm, Ba Tri, Châu Thành.

Câu 84. Đâu là “xương sống” của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam?

A. Lực lượng cố vấn Mĩ. B. Ấp chiến lược.

C. Chính quyền, quân đội Sài Gòn. D. Phương tiện chiến tranh Mĩ.

Câu 85. Ý phản ảnh không đúng về điểm giống nhau giữa “chiến tranh cục bộ” và “chiến tranh đặc biệt”?

A. Đều có hoạt động phá hoại miền Bắc.

B. Đều có quân Mĩ là lực lượng chủ yếu.

C. Đều phối hợp hoạt động quân sự với chính trị.

D. Là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mĩ.

Câu 86.Ý nghĩa lớn nhất của kì họp thứ nhất Quốc hội khóa VI nước Việt Nam thống nhất là?

A. Thực hiện thống nhất đất nước về mặt lãnh thổ

B. Kiện toàn hệ thống Hội đồng nhân dân các cấp

C. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước

D.Hoàn chỉnh bộ máy nhà nước, thông qua hiến pháp mới

Câu 87. Sau Hiệp định Pari về Việt Nam, so sánh lực lượng ở miền Nam thay đổi có lợi cho cách mạng vì

A. Miền Bắc đã chi viện cho miền Nam khối lượng lớn của cải vật chất.

B. Ở miền Nam có hai chính quyền, hai quân đội

C. Vùng giải phóng được mở rộng và phát triển về mọi mặt

D.Quân Mĩ và đồng minh của Mĩ rút khỏi miền Nam

Câu 88. Đường lối đổi mới của Đảng cộng sản Việt Nam được đề ra đầu tiên tại

A. Đại hội VI(12 – 1986) B. Đại hội VIII ( 6 – 1996)

C.Đại hội VII ( 6 – 1991) D. Đại hội V ( 3 – 1982)

Câu 89. Mục tiêu cách mạng xuyên suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam từ 1930 đến nay là gì?

A. Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân

B. Cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng

C.Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội

D. Cách mạng xã hội chủ nghĩa và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

Câu 90. Hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thực hiện hòa bình thống nhất đất nước là mục tiêu quan trọng của cách mạng Việt Nam được đề ra tại

A. Hội nghị lần thứ 21 Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam ( 1973)

B. Đại hội đại biểu lần II của Đảng Cộng sản Đông Dương (1951)

C. Đai hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng lao động Việt Nam ( 1960)

D. Hội nghị lần thứ 15 Ban chấp hành trung ương  Đảng lao động Việt Nam ( 1959)

 

 

 

PHẦN III: ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI



Câââu

Đáp án

Hướng dẫn giải

1

A

Phương hướng đấu tranh được nêu trong nghị quyết 15 ( 1-59)

2

A

Đây là khái niệm của chiến lược “ chiến tranh đặc biệt ( 1961-1965) của Mĩ

3

A

Sau Hiệp định năm 1954, nước ta bị chia cắt làm hai miền Nam – Bắc, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới.

4

A

Chủ trương của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, ra đời ngày 20 – 12 – 1960

5

A

Đây là chính sách dồn dân, lạp Ấp chiến lược nhằm bình dịnh miền Nam.

6



7



8



9



10



11



12



13



14



15

D

Ý nghĩa cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, buộc Mĩ tuyên bố “ Phi Mĩ hóa “ chiến tranh.

16

C

Chiến tranh cục bộ gồm quân Mĩ, đồng minh và quân đội Sài Gòn, nhưng quân Mĩ là quan trọng nhất.

17

C

Tổng thống Ních Xơn đã đề ra loại hình chiến tranh này để mở rộng ra toàn Đông Dương

18

C

Bắt đầu từ năm 1968 Mĩ Mới chính thức đến bàn đàm phán nói chuyện với Việt Nam

19

C

Ý  nghĩa của cuộc tổng tiến công chiến lược năm 1972, buộc mĩ tuyên bố “ Mĩ hóa “ trở lại chiến tranh xâm lược Việt Nam.

20

C

Từ sau Thất bại của chiến tranh đặc biệt, tức là từ giữa năm 1965

21

A

Quân đội Sài Gòn được sử dụng như lực lượng xung kích trên toàn chiến trường miền Nam

22

D

Loại hình chiến tranh này chỉ sử dụng ở Việt Nam

23

C

Để lấy cớ gây chiến tranh phá hoại Miền Bắc, ngăn chặn sự chi viện của Miền BẮc cho miền Nam.

24

A

Mục tiêu trong cuộc tổng tiến công chiến lược năm 1972

25

C

Trong VNHCT Mĩ bắt tay với các nước lớn để cô lập Việt Nam

26

A

Tất cả chiến lược chiến tranh của Mĩ ở Miền Nam đều là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mĩ.


27

D

Nằm trong mục tiêu của chiến lược toàn cầu của Mĩ từ sau 1945

28

D

Buộc Mĩ công nhận các quyền độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

29

B

Vạn Tường được coi là Ấp BẮc đối với quân Mĩ

30

A

Mở đầu là Mậu Thân 1968, Hiệp định Pa ri, chiến dịc Tây Nguyên, chiến dịch Hồ Chí Minh.

31

B

Ý nghĩa của chiến dịch Tây Nguyên

32

C

Ngay khi chiến dịch Tây Nguyên còn đang tiếp diễn, Bộ Chính Trị quyết định mở chiên dịch Huế-Đà Nẵng

33

B

Quyết định mở chiến dịch Hồ Chí Minh

34

C

Chiến thắng Phước Long là chìa khóa giúp Bộ Chính Tri đề ra kế hoạch giải phóng Miền Nam.

35

C

Âm mưu phá hoại hiệp định Pa ri của Mĩ và ngụy

36

D

Ý nghĩa Lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước

37

C

Mĩ đã chấp nhận thất bại ở Việt Nam, để cho chính quyền Sài Gòn tự giãy dụa trong trận đánh cuối cùng.

38

C

Chiến thắng Phước Long chỉ cho thấy sự can thiệp rất yếu của Mĩ đối với chính quyền Sài Gòn

39

C

Có Đảng lãnh đạo là nhân tố quyết định nhất

40

C

Chúng ta chỉ mới thống nhất về mặt lãnh thổ chứ chưa thống nhất về mặt nhà nước.

41

C

Đất nước đã sạch bóng quân thù, nhân dân sẽ được sống trong hòa bình hạnh phúc

42

A

Từ ngày 2 – 7 – 1976 nước ta là Cộng Hòa Xã hội chủ Nghĩa Việt Nam

43

C

Thắng lợi của việc thống nhất đất nước về mặt nhà nước là rất quan trọng.

44

D

Đất nước khó khăn do hậu quả cuộc chiến tranh để lại

45

C

Việt Nam trở thành thành viên thứ 149 của Liên Hợp Quốc từ  20 – 9 - 1977

46

B

Hội nghị 24 ( 9 -1975) đề ra nhiệm vụ thống nhất đất nước về mặt nhà nước.

47

D

Sau đại thắng năm 1975, nước ta chỉ mới thống nhất về mặt lãnh thở chứ chưa thống nhất về mặt nhà nước.

48

B

Nguyện vọng của nhân dân” Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một.”

49

C

Theo thứ tự các mốc thời gian và các năm cụ thể

50



51



52



53



54



55



56



57



58



59



60



61



62



63



64



65



66



67



68



69



70



71



72



73



74



75



76



77



78



79



80



81



82



83



84

B

Ấp chiến lược chính là xương sống của chiến lược chiến tranh đặc biệt.

85

A

Từ chiến tranh Cục bộ Mĩ mới gây chiến tranh phá hoại miền Bắc

86

C

Chúúng ta đã hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước

87

D

Theo hiệp đinh, Mĩ và đồng minh của Mĩ sẽ rút khởi Việt Nam

88

A

Bắt đầu từ Đại Hội VI, nước ta tiến hành đổi mới đất nước

89

C

Đây là nội dung cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng từ năm 1930, xác định sự nghiệp cách mạng Việt Nam.

90

C

Đại Hội III xác định đó chính là mối quan hệ giữa hai miền







   :: Các tin khác

 
Điện thoại : 0511.3691445 - 0511.3656697 * Email: quangtrung.thpt@yahoo.com
* - Website: thptquangtrung.vn * Website : thpt-quangtrung-danang.edu.vn