Ngày 29-03-2024 01:23:48
 


Mọi chi tiết xin liên hệ với trường chúng tôi theo mẫu dưới :
Họ tên
Nội dung
 

Lượt truy cập : 6651570
Số người online: 3
 
 
 
 
ÔN THI THPT quốc gia MÔN SINH HOC 12, 10 năm 2018
 

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II SINH HỌC 10

NĂM HỌC: 2017 – 2018

I/ NỘI DUNG ÔN TẬP:

1. Chu kì tế bào và quá trình nguyên phân

2. Giảm phân

3. Dinh dưỡng chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật

4. Sinh trưởng của vi sinh vật

5. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật

6. Cấu trúc các loại virut

7. Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ


II/ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM:

Câu 1. Trong một chu kỳ tế bào, thời gian dài nhất là của :

A. Kì  cuối B. Kỳ giữa C. Kỳ đầu D. Kỳ trung gian

Câu 2. Trong 1 chu kỳ tế bào, kỳ trung gian được chia làm :

A. 1 pha B. 2 pha C. 3  pha D. 4 pha

Câu 3. Hoạt động xảy ra trong pha Gl của kỳ trung gian là :

A. Sự tổng hợp  thêm tế bào chất và bào quan B. Trung thể tự nhân  đôi

C. ADN tự nhân đôi D. Nhiễm  sắc thể  tự nhân đôi

Câu 4. Các nhiễm sắc  thể tự nhân đôi ở pha nào sau đây của kỳ trung gian?

A. Pha  G1 B. Pha S C. Pha G2 D. Pha G1 và  pha G2

Câu 5. Thứ  tự lần lượt trước - sau  của tiến trình 3 pha ở kỳ trung gian trong một chu kỳ tế bào là :  

A. G2,G2,S B. S,G1,G2 C. S,G2,G1 D. G1,S,G2

Câu 6. Diễn biến  nào sau đây đúng trong nguyên phân ?

A. Tế bào  phân chia  trước rồi đên nhân  phân chia

B. Nhân phân chia  trước rồi mới phân  chia tế bào chất

C. Nhân  và tế bào  phân chia cùng lúc

D. Chỉ  có nhân  phân chia  còn tế bào chất thì không

Câu 7. Quá trình  phân chia nhân  trong 1 chu kỳ nguyên  phân bao gồm:

A. Một kỳ B. Hai  kỳ C. Ba  kỳ D. Bốn  kỳ

Câu 8. Thứ tự  nào sau đây được sắp  xếp đúng với trình tự  phân chia nhân trong nguyên phân?  

    A. Kỳ đầu , kỳ sau , kỳ  cuối , kỳ giữa           B. Kỳ sau ,kỳ   giữa ,Kỳ đầu ,  kỳ cuối

C. Kỳ đầu , kỳ   giữa , kỳ sau , kỳ  cuối D. Kỳ   giữa , kỳ sau , kỳ đầu , kỳ  cuối

Câu 9. Trong  kỳ đầu của  nguyên nhân, NST  có hoạt động nào sau  đây ?

A. Tự  nhân đôi  tạo nhiễm sắc  thể kép B. Bắt  đầu co  xoắn lại

C. Co  xoắn  tối đa D. Bắt đầu  dãn xoắn

Câu 10. Thoi  phân bào  bắt đầu được hình thành ở :

A. Kỳ đầu B. Kỳ   giữa C. Kỳ sau D. Kỳ  cuối

Câu 11. Hiện tượng  xảy ra ở kỳ đầu của nguyên phân là :

A. Màng  nhân mờ  dần rồi tiêu biến đi B. Các NST bắt đầu  co xoắn lại

C. Thoi phân  bào bắt đầu  xuât hiện D. Cả a, b, c đều đúng

Câu 12. Trong kỳ  giữa , NST  có đặc điểm:

A. Ở  trạng thái  kép bắt đầu có  co xoắn B. Ở  trạng thái   đơn bắt đầu có  co xoắn

C. Ở  trạng thái  kép có xoắn  cực đại D. Ở  trạng thái   đơn có xoắn  cực đại

Câu 13.  Hiện tượng các NST xếp trên mặt phẳng xích đạo của thoi  phân bào xảy ra vào:

A. Kỳ  cuối B. Kỳ đầu C. Kỳ  trung gian D. Kỳ giữa

Câu 14. Nhiễm sắc thể  có hình thái đặc trưng  và dễ quan sát nhất vào :

A. Kỳ giữa B. Kỳ  cuối C. Kỳ sau D. Kỳ đầu

Câu 15.  Các nhiếm sắc thể  dính vào tia thoi phân bào  nhờ :

A. Eo  sơ cấp B. Eo thứ cấp C. Tâm động D. Đầu nhiễm sắc thể

Câu 16. Những  kỳ nào sau đây  trong nguyên phân, nhiễm sắc thể ở trạng thái kép ?

A. Trung gian, đầu và cuối B. Đầu, giữa , cuối

C. Trung gian , đầu  và giữa D. Đầu, giữa , sau  và cuối

Câu 17. Bào quan  sau đây tham gia  vào việc hình thành  thoi phân bào là :

A. Trung thể B. Ti thể C. Không bào D. Bộ  máy Gôn gi

Câu 18. Sự phân li nhiễm sắc thể trong nguyên phân xảy ra ở

A. Kỳ đầu B. Kỳ sau C. Kỳ  trung gian D. Kỳ  cuối

Câu 19. Hiện tượng  các nhiễm sắc thể  kép co xoắn cực đại  ở kỳ giữa nhằm chuẩn bị cho hoạt động  nào sau đây?

A. Phân li  nhiễm sắc thể B. Nhân  đôi nhiễm sắc thể

C. Tiếp hợp nhiễm sắc thể D. Trao đổi chéo nhiễm sắc thể

Câu 20. Trong chu kỳ nguyên  phân trạng thái đơn  của NST tồn tại ở :

A. Kỳ đầu và  kì cuối B. Kỳ  sau và kì  giữa

C. Kỳ  sau và  kỳ cuối D. Kỳ  cuối và  kỳ giữa

Câu 21. Khi hoàn thành  kỳ sau , số nhiễm sắc thể  trong tế bào là :

A. 4n, trạng thái  đơn B. 2n, trạng thái  đơn C. 4n, trạng thái   kép D. 2n, trạng thái  đơn

Câu 22 . Hiện tượng dãn xoắn  nhiễm sắc thể xảy ra vào :

A. Kỳ  giữa B. Kỳ  đầu C. Kỳ sau D. Kỳ  cuối

Câu 23.  Hiện tượng  không xảy ra ở kỳ cuối  là:

A. Thoi phân  bào biến mất B. các nhiễm  sắc thể đơn  dãn xoắn

C. Màng nhân  và nhân con  xuất hiện D. Nhiễm sắc thể  tiếp tục nhân đôi

Câu 24. Gà  có 2n=78. Vào kỳ  trung gian , sau khi  xảy ra tự nhân đôi , số nhiễm sắc  thể trong mỗi tế bào là :

A. 78  nhiễm sắc thể  đơn           B. 78  nhiễm sắc thể   kép

C. 156  nhiễm sắc thể  đơn D. 156  nhiễm sắc thể   kép

Câu 25.  Vào kỳ sau của nguyên phân , trong  mỗi tế bào của người có :

A. 46 nhiễm sắc  thể đơn B. 92 nhiễm sắc thể kép

C. 46 crômatit D. 92 tâm động

Câu 26. Giảm phân  là hình thức  phân bào xảy ra  ở loại tế bào nào  sau đây?

A. Tế bào  sinh dưỡng B. Tế bào  sinh dục  chín

C. Giao tử D. Tế bào  xô ma

Câu 27. Đặc điểm  có ở giảm phân  mà không có ở nguyên  phân là :

A. Xảy ra  sự biến đổi  của nhiễm sắc thể B. Có  sự phân chia  của tế bào chất

C. Có 2 lần phân bào D. Nhiễm sắc thể tự  nhân đôi

Câu 28.  Trong  giảm phân, nhiễm sắc thể  tự nhân đôi vào :

A. Kỳ  giữa I B. Kỳ trung gian  trước lần phân bào I

C. Kỳ giữa II D. Kỳ  trung  gian trước lần  phân bào II

Câu 29.  Trong giảm  phân các NST  xếp trên mặt phẳng xích  đạo của thoi phân bào ở :

A. Kỳ giữa I và sau I B. Kỳ giữa II và sau II C. Kỳ giữa I và sau II D. Kỳ giữa I và sau II

Câu 30.  Ở  kỳ đầu I của giảm phân , các nhiễm sắc  thể có hoạt động khác với quá trình nguyên phân là :  

    A. Co xoắn dần lại B. Tiếp hợp

C. Gồm 2  crôntit dính nhau D. Cả a,b,c đều đúng

Câu 31.  Đặc điểm có ở kỳ  giữa I của giảm phân và ở kỳ  giữa của nguyên phân là :

A. Các nhiễm sắc thể  co xoắn tối đa                   B. Nhiễm  sắc thể  ở trạng thái kép

C. Hai NST kép  tương đồng xếp song song với nhau trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào                  

D. Nhiễm sắc thể  sắp xếp 1 hàng trên thoi phân bào

Câu 32.  Sự tiếp hợp và trao đổi chéo nhiễm sắc thể  diễn ra ở kỳ nào trong giảm phân ?

A. Kỳ  đầu I B. Kỳ đầu II C. Kỳ giữa  I D. Kỳ giữa II

Câu 33. Kết thúc lần phân bào I trong giảm phân, các nhiễm sắc thể  trong tế bào ở trạng thái :

A. Đơn, dãn  xoắn B. Đơn  co xoắn C. Kép , dãn  xoắn D. Kép ,   co xoắn

Câu 34. Ý nghĩa  của sự trao đổi  chéo NST trong giảm phân  về mặt di truyền là:

A. Làm tăng  số lượng NST  trong tế bào

B. Tạo ra  sự ổn định  về thông tin  di truyền

C. Góp phần  tạo ra sự đa  dạng về kiểu gen  ở loài

D. Duy  trì tính đặc trưng  về cấu trúc nhiễm sắc thể

Câu 35. Số tinh trùng được tạo ra nếu so với số tế bào sinh tinh thì :

A. Bằng nhau B. Bằng 4 lần C. Bằng 2 lần D. Giảm  một nửa

Câu 36.  Có 5 tế bào sinh dục chín của một loài giảm phân. Biết số nhiễm sắc thể của loài là 2n=40. Số tế bào con được tạo ra sau giảm phân là  :

A. 5 B. 10 C. 15 D. 20

Câu 37.  Một nhóm tế bào sinh tinh tham gia quá trình giảm phân đã tạo ra 512 tinh trùng. Số tế bào sinh tinh là        

A- 16.                                  B- 32. C- 64.                                   D- 128.

Câu 38: Trong một quần thể nuôi cấy vi sinh vật, số lượng tế bào ban đầu là 100. Sau 120 phút số lượng tế bào trong quần thể là 800. Thời gian thế hệ của quần thể đó là:

A. 60 phút B. 50 phút C. 30 phút D. 40 phút

Câu 39: Thời gian từ lúc bắt đầu cho sinh vật vào môi trường nuôi cấy đến khi SV bắt đầu sinh trưởng là:
A. Pha tiềm phát. B. Pha lũy thừa. C. Pha cân bằng D.Pha suy vong.
Câu 40: Trong nuôi cấy không liên tục, vi khuẩn bắt đầu sinh trưởng ở pha nào?
A. Pha tiềm phát. B. Pha lũy thừa. C. Pha cân bằng D.Pha suy vong.
Câu 41: Trong nuôi cấy không liên tục, tốc độ sinh trưởng của vi khuẩn giảm dần ở pha nào?
A. Pha tiềm phát. B. Pha lũy thừa. C. Pha cân bằng D.Pha suy vong.
Câu 42: Trong nuôi cấy không liên tục, số lượng tế bào vi khuẩn chết vượt số tế bào mới tạo thành ở pha:
A. Pha tiềm phát. B. Pha lũy thừa. C. Pha cân bằng D.Pha suy vong.

Câu 43: Phagơ bám lên bề mặt tế bào chủ nhờ thụ thể thích hợp với thụ thể của tế bào chủ diễn ra ở

A. Giai đoạn hấp thụ. B. Giai đoạn xâm nhập.

C. Giai đoạn tổng hợp. D. Giai đoạn lắp ráp.

Câu 44: Hóa chất nào sau đây tác dụng ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật?
A. Prôtêin. B. Mônôsaccarit. C. Pôlisaccarit. D. Phênol.
Câu 45: Chất kháng sinh được thu lấy chủ yếu từ loại vi sinh vật nào sau đây?
A. Xạ khuẩn. B. Vi khuẩn lam. C. Tảo đỏ. D. Nấm rơm.
Câu 46: Dạng nấm sau đây sản xuất được chất kháng sinh là:
A. Nấm rơm. B. Nấm Pênixilin. C. Nấm mỡ. D. Nấm hương .
Câu 47: Người ta không sử dụng loại nấm nào sau đây làm thức ăn?
A. Nấm rơm. B. Nấm nhầy. C. Nấm hương . D. Nấm mỡ.
Câu 48: Khi có ánh sáng và giàu CO2, một loại vi sinh vật có thể phát triển trên môi trường với thành phần được tính theo đơn vị g/l như sau:

(NH4)3PO4 (0,2);  KH2PO4 (1,0) ;  MgSO4(0,2) ; CaCl2(0,1) ; NaCl(0,5).

Môi trường mà vi sinh vật đó sống được gọi là môi trường

A. tự nhiên. B. nhân tạo. C. tổng hợp. D. bán tổng hợp.

Câu 49: Môi trường V-F có các thành phần: nước thịt, gan, glucozơ. Đây là loại môi trường

A. tự nhiên. B. tổng hợp. C. bán tự nhiên. D. bán tổng hợp.

Câu 50. Đối với vi khuẩn lactic, nước rau quả khi muối chua là môi trường

A. tự nhiên B. tổng hợp. C. bán tổng hợp. D. không phải A, B, C.

Câu 51. Vi khuẩn lam dinh dưỡng theo kiểu

A. quang tự dưỡng.            B. quang dị dưỡng.

C. hoá tự dưỡng. D. hoá dị dưỡng.

Câu 52: Vi sinh vật quang tự dưỡng cần nguồn năng lượng và nguồn cacbon chủ yếu từ

A.  ánh sáng và CO2. B. ánh sáng và chất hữu cơ.

C. chất vô cơ và CO2. D. chất hữu cơ.

Câu 53: Khi có ánh sáng và giàu CO2, một loại vi sinh vật có thể phát triển trên môi trường với thành phần được tính theo đơn vị g/l như sau: (NH4)3PO4, KH2PO4 (1,0);  MgSO4(0,2) ; CaCl2(0,1) ; NaCl(0,5). Nguồn cacbon của vi sinh vật này là

A. chất hữu cơ. B. chất vô cơ. C. CO2. D. cả A và B.

Câu 54: Trong 1 quần thể vi sinh vật, ban đầu có 104 tế bào. Thời gian 1 thế hệ là 20phút, số tế bào trong quần thể sau 2h

A: 104.23. B. 104.24. C. 104.25 D. 104.26

Câu 55: Trong điều kiện nuôi cấy không liên tục, tốc độ sinh trưởng của VSV đạt cực đại ở pha

A. tiềm phát. B. Lũy thừa. C. cân bằng. D. suy vong.

Câu 56: Nhân tố sinh trưởng là tất cả các chất

A. cần cho sự sinh trưởng của sinh vật

B. không cần cho sự sinh trưởng của sinh vật

C. cần cho sự sinh trưởng của sinh vật mà chúng tự tổng hợp được

D. cần cho sự sinh trưởng của sinh vật mà chúng không tự tổng hợp được

Câu 57: Clo được sử dụng để kiểm soát sinh trưởng của vi sinh vật trong lĩnh vực

A. khử trùng các dụng cụ nhựa, kim loại. B. tẩy trùng trong bệnh viện

C. khử trùng phòng thí nghiệm. D. thanh trùng nước máy

Câu 58: Các hợp chất sau không được dùng diệt khuẩn trong bệnh viện

A: kháng sinh. B. cồn. C. iốt. D. các hợp chất kim loại nặng.

Câu 59: Vi sinh vật ký sinh trong động vật thuộc nhóm vi sinh vật

A. ưa ấm. B. ưa nhiệt. C. ưa lạnh. D. ưa axit.

Câu 60: Vi khuẩn E.Coli, ký sinh trong hệ tiêu hoá của người, chúng thuộc nhóm vi sinh vật

A. ưa bazo. B. ưa nhiệt. C. ưa lạnh. D. ưa axit.

Câu 61: Các tia tử ngoại  có tác dụng

A. đẩy mạnh tốc độ các phản ứng sinh hoá trong tế bào vi sinh vật.

B. tham gia vào các quá trình thuỷ phân trong tế bào vi khuẩn.

C. tăng hoạt tính enzim.

D. gây đột biến hoặc gây chết các tế bào vi khuẩn.

Câu 62. Giữ thực phẩm được khá lâu trong tủ lạnh vì

A- nhiệt độ thấp có thể diệt khuẩn.

B- nhiệt độ thấp làm cho thức ăn đông lại, vi khuẩn không thể phân huỷ được.

C- trong tủ lạnh vi khuẩn bị mất nước nên không hoạt động được.

D- ở nhiệt độ thấp trong tủ lạnh các vi khuẩn kí sinh bị ức chế.

Câu 63: Yếu tố vật lý ức chế sự sinh trưởng của vsv có hại trong quá trình muối chua rau quả là

A. nhiệt độ. B. ánh sáng. C. độ ẩm. D. độ pH.

Câu 64: Vi khuẩn H.pylori ký sinh trong dạ dày người, nó thuộc nhóm vi sinh vật

A. ưa kiềm. B. ưa pH trung tính. C. ưa axit. D. ưa lạnh.

Câu 65. Virut là

A- một dạng sống đặc biệt chưa có cấu trúc tế bào. B- chỉ có vỏ là prôtêin và lõi là axit nuclêic.

C- sống kí sinh bắt buộc. D- cả A,B và C.

Câu 66. Virut có cấu tạo gồm

A- vỏ prôtêin ,axit nuclêic và  có thể có vỏ ngoài. B- có vỏ prôtêin và ADN.

C- có vỏ prôtêin và ARN. D- có vỏ prôtêin,  ARN và có thể có vỏ ngoài.

Câu 67. Hai thành phần cơ bản của tất cả các virut bao gồm

A. protein và axit amin. B. protein và axit nucleic.

C. axit nucleic và lipit. D. prtein và lipit..

Câu 68. Capsome là

A. lõi của virut. B. đơn phân của axit nucleic cấu tạo nên lõi virut.

C. vỏ bọc ngoài virut. D. đơn phân cấu tạo nên vỏ capsit của virut.

Câu 69. Cấu tạo của virut trần gồm có

A. axit nucleic và capsit. B. axit nucleic, capsit và vỏ ngoài.

C. axit nucleic và vỏ ngoài. D. capsit và vỏ ngoài.

Câu 70. Mỗi loại virut chỉ nhân lên trong các tế bào nhất định vì

A. tế bào có tính đặc hiệu. B. virut có tính đặc hiệu

C. virut không có cấu tạo tế bào D. virut và tế bào có cấu tạo khác nhau.

Câu 71. Virut HIV gây bệnh cho người bị nhiễm loại virut này vì chúng phá huỷ các tế bào

A. máu. B. não. C. tim. D. của hệ thống miễn dịch.

Câu 72. Phagơ là virut gây bệnh cho

A. người. B. động vật. C. thực vật. D. vi sinh vật.

Câu 73. Virut xâm nhiễm vào tế bào thực vật qua vật trung gian là

A. ong, bướm. B. vi sinh vật. C. côn trùng. D: virut khác.

Câu 74. Tỷ lệ % bệnh đường hô hấp do các tác nhân virut là

A. 60%. B. 70%. C. 80%. D. 90%.

Câu 75. Lõi của virut HIV là

A. ADN. B. ARN. C. ADN và ARN. D. protein.

Câu 76. Đặc điểm chỉ có ở vi rút mà không có ở vi khuẩn là

A. có cấu tạo tế bào. B. chỉ chứa ADN hoặc ARN.

C. chứa cả ADN và ARN. D.Chứa ribôxôm, sinh sản độc lập.

Câu 77. Hoạt động nào sau đây KHÔNG lây nhiễm HIV

A- bắt tay, nói chuyện, ăn chung bát. B- dùng chung bơm kim tiêm với người nhiễm.

C- quan hệ tình dục với người nhiễm. D- cả B và C.

Câu 78. Virut ở người và động vật có bộ gen là

A- ADN. B- ARN. C- ADN và ARN. D- ADN hoặc ARN.

Câu 79. Nếu trộn axit nuclêic của chủng virut B với một nửa prôtêin của chủng virut A và một nửa prôtêin của chủng B thì chủng lai sẽ có dạng

A- giống chủng A. B- giống chủng B.

C- vỏ giống A và B , lõi giống B. D- vỏ giống A, lõi giống B.


Câu 80. Không thể tiến hành nuôi virut trong môi trường nhân tạo giống như vi khuẩn được vì

A- kích thước của nó vô cùng nhỏ bé. B- hệ gen chỉ chứa một loại axit nuclêic.

C- không có hình dạng đặc thù. D- nó chỉ sống kí sinh nội bào bắt buộc.

Câu 81. Các phagơ mới được tạo thành phá vỡ tế bào chủ chui ra ngoài được gọi là giai đoạn

A- hấp phụ. B- phóng thích. C- sinh tổng hợp. D- lắp ráp.

Câu 82. Chu trình nhân lên của virut gồm 5 giai đoạn theo trình tự…

A. hấp phụ-  xâm nhập- lắp ráp- sinh tổng hợp- phóng thích.

B. hấp phụ-  xâm nhập - sinh tổng hợp- phóng thích- lắp ráp.

C. hấp phụ - lắp ráp-  xâm nhập - sinh tổng hợp- phóng thích

D. hấp phụ-  xâm nhập- sinh tổng hợp- lắp ráp-  phóng thích.

Câu 83. Khi xâm nhập vào cơ thể người, HIV sẽ tấn công vào tế bào…

A. hồng cầu. B. cơ. C. thần kinh. D. limphôT.

Câu 84. Đối với những người nhiễm HIV, người ta có thể tìm thấy virut này ở…

A. nước tiểu, mồ hôi. B. máu, tinh dịch, dịch nhầy âm đạo.

C. đờm, mồ hôi. D. nước tiểu, đờm, mồ hôi.

Câu 85. HIV gây hội chứng suy giảm miễn dịch vì…

A. làm giảm lượng hồng cầu của người bệnh.      B. phá huỷ tế bào LimphôT và các đại thực bào.

C. tăng tế bào bạch cầu. D. làm vỡ tiểu cầu.

Câu 86. Vi sinh vật gây bệnh cơ hội là những vi sinh vật…

A. kết hợp với một loại virut nữa để tấn công vật chủ.

B. tấn công khi vật chủ đã chết.

C. lợi dụng lúc cơ thể bị suy giảm miễn dịch để tấn công.

D. tấn công vật chủ khi đã có sinh vật khác tấn công.

Câu 87. Đối với thực vật, virut xâm nhập vào tế bào thông qua…

A. hấp phụ trên bề mặt. B. hạt giống, củ, cành chiết.

C. vết tiêm chích của côn trùng hoặc vết xước D. cả B và C.

Câu 88. Virut sau khi nhân lên trong tế bào thực vật sẽ lan sang các tế bào khác thông qua…

A. các khoảng gian bào. B. màng lưới nội chất.

C. cầu sinh chất. D. hệ mạch dẫn.

Câu 89. Virut gây hại cho cơ thể vật chủ vì chúng…

A. sống kí sinh trong tế bào vật chủ. B. sử dụng nguyên liệu của tế bào vật chủ.

C. phá huỷ tế bào vật chủ. D. cả, B và C.

Câu 90. Sự hình thành mối liên kết hoá học đặc hiệu giữa các thụ thể của virut và tế bào chủ diễn ra ở giai đoạn…

A. hấp phụ. B. xâm nhập C. tổng hợp. D. lắp ráp.

Câu 91. Sự hình thành ADN và các thành phần của phagơ chủ diễn ra ở giai đoạn…

A. hấp phụ. B. xâm nhập C. tổng hợp. D. lắp ráp.

Câu 92. Virut nhâm nhập vào tế bào chủ  diễn ra ở giai đoạn…

A. hấp phụ. B. xâm nhập C. tổng hợp. D. lắp ráp.

Câu 93. Nếu đặt số thứ tự các bước của quá trình tạo virut như sau:

1. tổng hợp prôtêin của virut

2.  hợp nhất màng bao của virut với màng của tế bào

3. lắp ghép các prôtêin

4. loại bỏ vỏ capsit

5. giải phóng virut khỏi tế bào

6. nhân  các ARN của virut

Trường hợp nào dưới đây là đúng với trật tự diễn ra các bước trong quá trình phát triển của virut độc ?

A. 4 – 2 – 1 – 6 – 3 – 5 B. 6 – 4 – 1 – 3 – 5 – 2

C. 2 – 4 – 6 – 1 –  3 – 5 D. 4 – 6 – 2 – 1 – 3 – 5


---------------------- CHÚC CÁC EM HỌC TỐT! ----------------------------


   :: Các tin khác

 
Điện thoại : 0511.3691445 - 0511.3656697 * Email: quangtrung.thpt@yahoo.com
* - Website: thptquangtrung.vn * Website : thpt-quangtrung-danang.edu.vn