Chuyển đổi số là một vấn đề mang tính thời đại trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra. Thế nhưng tại sao giáo dục Việt Nam ta khi giáo viên lên lớp vẫn chỉ sử dụng viên phấn-bảng đen, thậm chí vẫn đọc chép
GIỚI THIỆU MỘT MÔ HÌNH CHUYỂN ĐỔI SỐ
CỦATRƯỜNG THPT QUANG TRUNG TẠI
THÀNH PHỐ
ĐÀ NẴNG ĐÃ THỰC HIỆN TRÊN 10
NĂM QUA.
*******************************************
Chuyển đổi số là một vấn đề mang tính
thời đại trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra. Thế nhưng
tại sao giáo dục Việt Nam ta khi giáo viên lên lớp vẫn chỉ sử dụng viên
phấn-bảng đen, thậm chí vẫn đọc chép?
Qua bao nhiêu đời bộ trưởng giáo dục
cũng chưa “bức phá” được cái hàng rào cũ kỷ lạc hậu bao đời này. Năm học
2021-2022, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn
Kim Sơn, Chủ tịch Ủy ban giáo dục và phát triển nhân lực cho biết: Ngành Giáo dục xác định ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số là
một trong những khâu có tính đột phá, hướng đến tạo ra những thay đổi quan
trọng trong giáo dục và đây là công việc rất khó, không phải một
sớm một chiều có thể thực hiện được, song cần phải bắt đầu ngay và phải được
làm thường xuyên, với hy vọng 5-10 năm sau công cuộc chuyển đổi số của ngành sẽ
đạt kết quả.
Quá khó, nên nhiều đời bộ trưởng đã không làm
được. Để thực hiện được chuyển đổi số trong giáo dục, tình hình hiện nay phải
cần:
1- Chuyển đổi số trong
quản lý: điều này ngành giáo dục đang làm được;
2- Chuyển đổi số trong dạy
và học: điều này ngành giáo dục chưa làm được, mà phải làm thường xuyên từ 5
đến 10 năm!
Điều này, chính Bộ trưởng Nguyễn Kim
Sơn cũng đã công nhận là khó. Đó là phải tổ chức dạy học bằng CNTT trên lớp, và
phải có quy định bắt buộc giáo viên phải dạy được 100% trên lớp bằng CNTT, phối
hợp dạy bằng miệng với dạy bằng máy tính một cách nhuần nhuyễn, với một phần
mềm hiện đại có giá trị để hấp dẫn học sinh, để học sinh tiếp thu nhanh, phát
huy được tính sáng tạo, tính tự lập bằng cách biết tự học ở nhà mà không cần đi
học thêm. Có thế thì ngành giáo dục, là một ngành quan trọng nhất, mới có thể
“dìu dắt” đất nước thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra một
cách vũ bảo trên toàn thế giới. Phải chăng để đất nước tiến lên, Tổng Bí thư, Chủ
tịch nước và Thủ tướng nước ta thường có câu: “Ai làm không được thì đứng ra ngoài để người làm được vào làm?”
Tại
sao ngành giáo dục trong nhiều n ăm nay cứ lay hoay “đổi mới căn bản và
toàn diện” là cứ viết lại SKG giấy, như thế thử hỏi khi nào ngành giáo dục thực
hiện được CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG GIÁO DỤC ?
Muốn thế, trước hết Bộ GD&ĐT phải xây dựng được một bộ SGK điện tử cho các cấp học, cho
tất cả các môn học. Về bộ SGK giấy hiện hành này, qua nhiều lần cải cách giáo
dục, nhiều lần chỉnh lý, chúng ta đã có một bộ SGK giấy tương đổi hoàn chỉnh. Không cần thiết phải
thay đổi như trong nhiều năm qua ngành giáo dục viết lại bộ sách giáo khoa giấy
này với bao nhiêu công sức và tiền của, chỉ cần bỏ đi các nội dung không cần
thiết đã lặp lại từ các lớp dưới, thêm một số kiến thức hiện đại, nhưng điều
cần thiết trước hết để thực hiện được chuyển đổi số trong giáo dục là phải có bộ SGK điện tử cho học sinh tự học ở
nhà và sử dụng để học trên lớp và bộ Giáo án điện tử để giáo viên dạy học trên lớp bằng CNTT.
Còn về việc trang bị các thiết bị
điện tử trên lớp cũng không phải là vấn đề khó. Từ trước đến nay, chúng ta tự làm khó chúng ta, tự đặt ra sự bao cấp
trong giáo dục như: Một trường học nào đó phụ huynh tự nguyện góp tiền để mua
ti vi cho con em họ học bằng CNTT thì nhà nước ta phê bình, cảnh cáo, kỷ luật, báo
chí ăn theo phê phán. Chúng ta chỉ
cần có một chủ trương xã hội hóa giáo dục, cho phép và khuyến khích phụ huynh
trang bị các thiết bị học tập cho lớp con họ đang học, cho trường để cho chính
con em họ được học tập bằng CNTT. Riêng các địa bàn rất khó khăn thì ngân sách
nhà nước sẽ trang bị. Tại sao các trường tư thục hầu hết thực hiện được, không
cần ngân sách nhà nước, mà tại sao các trường công lập đã được hưởng quá nhiều
ưu đải lại không làm được? Cái cơ thế thời bao cấp đã hại chúng ta chăn
Bộ trưởng thì nói khó, phải cần nỗ lực từ 5 đến 10 năm để thực hiện cho
được chuyển đổi số trong giáo dục. Thế nhưng trường THPT Quang Trung từ hơn 10
năm qua đã thực hiện được mà ngành giáo dục không quan tâm, vì sao? Có phải đó
là một trường tư thục chăng?
Để thực hiện chuyển đổi số trong giáo dục.
trường Quang Trung thực hiện 3 nội dung: Chuyển đổi số trong quản lý; quan
trọng nhất là chuyển đổi số trong dạy và học; và để thực hiện đươc chuyển đổi
số trong dạy và học, trường Quang Trung phải trang bị đầy đủ các thiết bị về
CNTT.
Trước khi trình bày công trình Chuyển đổi số
trong giáo dục thuộc cấp học trung học phổ thông của trường THPT Quang Trung,
chúng tôi xin sơ lược: Thế nào là Chuyển đổi số, thế nào là Chuyển đổi số trong
giáo dục?
I/ SƠ LƯỢC VỀ CHUYỂN ĐỔI SỐ:
Chuyển đổi số là gì?
- Tiếng Anh là Digital
Transformation là sự tích hợp các công nghệ Kỹ thuật số vào tất cả các
lĩnh vực của doanh nghiệp, tận dụng các công nghệ để thay đổi căn bản cách thức
vận hành, mô hình kinh doanh và cung cấp các giá trị mới cho khách hàng của
doanh nghiệp đó, cũng như tăng tôc các hoạt động kinh doanh. Chuyển đổi số cũng
là sự thay đổi về văn hóa của các doanh nghiệp, đòi hỏi các doanh nghiệp phải
liên tục thay đổi, thử nghiệm mới và thoải mái chấp nhận các thất bại.
- Microsoft lại định nghĩa chuyển
đổi số là việc tư duy lại cách thức các tổ chức tập hợp mọi người, dữ liệu và
quy trình để tạo những giá trị mới.
-
Còn theo quan điểm của FPT, chuyển đổi số trong tổ chức, doanh nghiệp là
quá trình thay đổi từ mô hình truyền thống sang doanh nghiệp số bằng cách áp dụng
công nghệ mới như Dữ liệu lớn (Big Data), Internet vạn vật ( IoT), Điện toán
đám mây (Cloud),… thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc,
văn hóa công ty.
Do tiếp cận với các giác độ khác
nhau nên cách diễn đạt của các định nghĩa trên không giống nhau. Nhưng về nội
hàm, tất cả các định nghĩa trên đều có điểm chung, đó là chuyển các hoạt động của
chúng ta từ thế giới thực sang thế giới ảo trên môi trường mạng.

II. CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG GIÁO DỤC VIỆT
NAM:
1. Chuyển đổi số trong giáo dục (Digital
Transformation in Education):
1.1
Cơ sở pháp lý: “Chương
trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” được phê
duyệt tại Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 3.6.2020 của Thủ tướng Chính phủ như
sau:
“Phát triển nền tảng hỗ
trợ dạy và học từ xa, ứng dụng triệt để công nghệ số trong công tác quản lý,
giảng dạy và học tập; số hóa tài liệu, giáo trình; xây dựng nền tảng chia sẻ
tài nguyên giảng dạy và học tập theo cả hình thức trực tiếp và trực tuyến. Phát
triển công nghệ phục vụ giáo dục, hướng tới đào tạo cá thể hóa. 100% các cơ sở
giáo dục triển khai công tác dạy và học từ xa, trong đó thử nghiệm chương trình
đào tạo cho phép học sinh, sinh viên học trực tuyến tối thiểu 20% nội dung
chương trình. Ứng dụng công nghệ số để giao bài tập về nhà và kiểm tra sự chuẩn
bị của học sinh trước khi đến lớp học”.
1.2 Tiến hành đồng thời 2 nội dung: Như vậy việc chuyển đổi số trong Giáo dục
và Đào tạo (GDĐT) tập trung vào hai nội dung chính:
+ Chuyển đổi số trong quản lý;
+ Chuyển đổi số trong dạy, học, kiểm tra, đánh giá.
Chuyển đổi số trong quản lý là số hóa thông tin quản lý, tạo ra những
hệ thống cơ sở dữ liệu lớn liên thông, triển khai các dịch vụ công trực tuyến,
ứng dụng các công nghệ 4.0 (AI, blockchain, phân tích dữ liệu, ..) để quản lý,
điều hành, dự báo, hỗ trợ các cấp lãnh đạo, quản lý ra quyết định trong lãnh
đạo, điều hành.
Chuyển đổi số trong dạy, học và kiểm tra, đánh giá là số hóa học liệu (sách giáo khoa điện tử, bài giảng điện tử,
kho bài giảng e-Learning, Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm), thư viện số, phòng
thí nghiệm ảo, triển khai hệ thống đào tạo trực tuyến…; chuyển đổi toàn bộ cách
thức, phương pháp giảng dạy, kỹ thuật quản lý lớp học, tương tác với người học
sang không gian số, khai thác công nghệ thông tin để tổ chức giảng dạy thành
công.
1.3 Cần gì để “Chuyển đổi số
trong giáo dục”?
Chuyển đổi số đòi hỏi
hạ tầng công nghệ mới, trang thiết bị mới cho cả người học, người trực tiếp
giảng dạy, cơ sở giáo dục và cơ quan quản lý. Đi kèm thiết bị phần cứng là các
ứng dụng phần mềm, các nền tảng (platform) để toàn bộ mọi hoạt động giáo dục và
quản lý của các cấp diễn ra trên đó.
Nếu như ứng dụng CNTT
vào giáo dục chủ yếu đề cập đến những chương trì phần mềm riêng lẻ, tách biệt,
chuyển đổi số yêu cầu tất cả những thứ riêng lẻ này phải tương thích và kết nối
với nhau, tích hợp trên cùng một nền tảng số.
Nền tảng số này cho
phép các hoạt động giảng dạy, quản lý, học tập, kiểm tra, đánh giá, thi cử,
quản lý người học và việc giảng dạy, cũng như toàn bộ việc tương tác giữa người
học với giáo viên và nhà trường cùng diễn ra.
Đồng thời chuyển đổi số
đòi hỏi tư duy và năng lực quản lý của lãnh đạo ngành giáo dục cũng như
lãnh đạo nhà trường phải thay đổi.
Cuối cùng là văn hóa
giáo dục số, gồm các vấn đề về thái độ học tập, hiểu biết về đạo đức học thuật,
tính tự giác, ý thức về học tập suốt đời.
Thực trạng chuyển
đổi số trong giáo dục tại Việt Nam?
Sự
bùng nổ của công nghệ đang tạo ra nhiều phương thức giáo dục mới, thông minh
hơn, hiệu quả hơn, tiết kiệm nhiều chi phí hơn. Đến nay, xu hướng chuyển
đổi số trong giáo dục đã tác động sâu sắc đến con người.
Hãy
cùng Chuyendoiso chúng tôi, khám phá cách chuyển đổi số thay đổi phương thức
giáo dục của Việt Nam hiện nay thế nào nhé!
1.4 Các phần trong Chuyển đổi số trong giáo dục:
Chuyển đổi số ngành giáo dục, nghĩa là
việc áp dụng công nghệ, dựa vào mục đích, cơ cấu của doanh nghiệp giáo dục.
Hiện tại, được ứng dụng dưới 3 hình thức chính:
PHÀN I: Ứng dụng công nghệ trong quản lý:
Công cụ vận hành, quản lý.
PHẦN II; Ứng dụng công nghệ trong phương
pháp giảng dạy: Lớp học thông minh, lập trình…vào việc giảng dạy.
PHẦN III: Ứng dụng công nghệ trong lớp học: Công cụ giảng dạy, cơ sở vật
chất.
2.
Thực trạng chuyển đổi số trong ngành giáo dục tại Việt Nam:
1) Ứng dụng chuyển đổi số trong phương pháp
giảng dạy:
Xu
hướng công nghệ số không gian giảng dạy, học tập cần được nhân rộng, các thiết
bị thông minh được lắp đặt tại các lớp học như: đầu ghi hình, bàn học thông
minh, bảng điện tử thông minh, thiết bị họp trực tuyến,…đã được đưa vào sử
dụng.
Nhiều
doanh nghiệp giáo dục cũng tạo điều kiện để sinh viên tham gia trải nghiệm,
tiếp cận công nghệ cao, thậm chí tham gia các chuyến tham quan thực tế ảo.
Những
ứng dụng chuyện đổi số giáo dục trong phương pháp dạy học:
- Khóa học trực tuyến e –
Learning;
- Phương pháp học tập thông
qua các dự án;
- Phương pháp học bằng ứng
dụng thực tế ảo;
- Các lớp học về Lập trình,
STEM, STEAM, Tiếng Anh công nghệ.
2) Ứng dụng công nghệ
trong quản lý:
Hiện
nay, phần mềm quản lý trường học đã được nhiều đơn vị công lập áp dụng. Những
doanh nghiệp giáo dục tư nhân có sử dụng các phần mềm để quản lý, dần dần được
số hóa bằng những phần mềm quản lý tài sản, phần mềm quản lý trường học chuyên
biệt…
Ứng
dụng công nghệ này, giúp người học dễ dàng trong tra cứu thông tin khi đến thư
viện, hay giáo viên, quản lý có thể quản lý được bảng điểm học sinh, thời khóa
biểu, hay các thông tin khác.
3) Tầm quan trọng của chuyển đổi số trong giáo
dục và đào tạo thời covid-19
Trong
những năm gần đây ngành giáo dục đã tích cực áp dụng CNTT vào trong hoạt động
giảng dạy. Ngành giáo dục đã phát triển mô hình giảng dạy học trực tuyến/
online, để người học có thể học mọi nơi, mọi lúc, chủ động trong việc học tập
hiệu quả hơn.
Trong
cái đại dịch covid-19 xảy ra trên toàn thế giới khiến cho mọi lĩnh vực công
tác, kinh tế ngành nghề bị thiệt hại không nhỏ, và ngành giáo dục cũng không là
ngoại lệ. Để đảm bảo an toàn cho học sinh, sinh viên cũng như thực hiện giãn
cách xã hội thì các trường học đã cho học sinh, sinh viên nghỉ học cách ly tại
nhà. Nhưng để đảm bảo kiến thức thì ngành
giáo dục đã áp dụng việc học online/ trực tuyến vào trong giảng dạy. Nhưng việc
áp dụng học online lại gặp rất nhiều khó khăn về công nghệ, kiểm soát, đánh giá
năng lực người học…
Việc
áp dụng công nghệ vào trong phương pháp giảng dạy khiến cho nhiều trường vẫn
chưa quen với phương pháp này, hay cơ sở vật chất điều kiện kinh tế của một số
trường khiến cho việc học theo phương pháp này không mấy hiệu quả.
Với
sự phát triển nhanh chóng của công nghệ như hiện nay, cùng với việc ngành giáo
dục đang đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ nghệ chuyển đổi số trong giảng dạy,
thì mọi khó khăn sẽ được giải quyết sớm nhất trong tương lai. Cùng với đó là sự
phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội, ứng dụng di động đã tạo điều kiện cho
chuyển đổi số trong giáo dục phát triển mạnh mẽ hơn, tạo cơ hội cho mọi người
có thể học và tương tác ở mọi lúc, mọi nơi.
Nền tảng cơ bản của chuyển đổi
số trong giáo dục dựa vào cơ sở vật chất, hạ tầng thông tin, cơ sở dữ liệu số
chuyên ngành, đường lối, chủ trương chính sách và đội ngũ lãnh đạo, cán bộ viên
chức, giảng viên, giáo viên, người học …
4) Chuyển đổi
số trong giáo dục cần những điều kiện gì?
Ví
dụ như áp dụng học trực tuyến đòi hỏi phải có mạng internet, máy móc, phần mềm
học thì những vấn đề này khá dễ dàng để thực hiện được. Cái khó ở đây trong
chuyển đối số giáo dục là thay đổi tư duy và thói quen tại các cơ sở đào tạo.
Giáo
dục là một trong các lĩnh vực được ưu tiên đầu tư trong chương trình chuyển đổi
số quốc giá. Chuyển đổi số trong ngành giáo dục đóng vai trò rất quan trọng để
nâng cao hiệu quả hoạt động đào tạo học sinh, sinh viên, giúp Việt Nam trở
thành những quốc gia hàng đầu về chuyển đổi số trong giáo dục đào tạo.
Chuyển
đổi số trong ngành giáo dục cần phải có nền tảng công nghệ quốc gia thống nhất
để tất cả mọi người trong ngành giáo dục đều có thể tham gia. Tài nguyên số,
học thuật cũng cần phải thực hiện trên công nghệ thống nhất để mọi công việc
học tập, giảng dạy hay học trực tuyến trong đại dịch covid-19 đem lại hiệu quả
tốt nhất.
Chuyển
đổi số trong giáo dục muốn phát triển tốt thì yếu tố nhân lực cần được ưu tiên
nhất. Các trường đại học nên mở lớp đào tạo đội ngũ hỗ trợ kỹ thuật để thích
ứng cho cả nước, mở những hệ đào tạo tài năng nhất.
5) Lợi ích chuyển
đổi số trong ngành giáo dục tại Việt Nam
a) Chủ động trong việc học tập
Công
nghệ số đã mở ra không gian học tập thoải mái qua mạng Internet, bạn có thể học
mọi lúc, mọi nơi. Giờ đây, người học có thể tiếp thu kiến thức dễ dàng, thuận
tiện hơn. Chính điều này, đã mở ra cho Việt Nam nói riêng một nền giáo dục mở
hoàn toàn mới.
Điểm
cộng là mang tới không gian học tập lý tưởng, phù hợp với mọi đối tượng. Bạn có
thể học ở nhà, quán cà phê,…hay bất kỳ đâu bạn cảm thấy thoải mái nhất, tiếp
thu kiến thức tốt nhất.
Với
một tinh thần thoải mái, hiển nhiên kết quả học tập sẽ được cải thiện, nâng cao
hơn. Nó giúp loại bỏ những giới hạn về khoảng cách, tối ưu thời gian học, nâng
cao tư duy cho người học
b)
Không giới hạn trong truy cập tài liệu học tập, giảm chi phí in ấn:
Truy cập tài liệu học tập không giới hạn. Bởi
với kho tài liệu khổng lồ, không giới hạn, bạn có thể truy cập một cách dễ
dàng, đồng thời tiết kiệm được khá nhiều chi phí.
Hơn
nữa, chuyển đổi số trong ngành giáo dục giúp bạn tìm kiếm, khai thác học liệu
nhanh chóng bằng các thiết bị trực tuyến, không bị giới hạn bởi khả năng tài
chính của người dùng.
Vậy
nên, việc sử dụng công nghệ giúp chia sẻ tài liệu, giáo trình giữa giáo viên và
học sinh sẽ dễ dàng và tiết kiệm hơn. Do bạn có thể giảm thiểu được chi phí in
ấn.
c) Chất lượng giáo dục được nâng cao
Chuyển
đổi số trong giáo dục đã tạo nên kỷ nguyên mới, khi mà người dạy và người học
được trao quyền để áp dụng công nghệ. Các thành tựu như:
- Big Data giúp lưu trữ mọi
kiến thức lên mạng
- IoT giúp theo dõi hoạt
động của học sinh, quản lý, giám sát học sinh.
- Blockchain giúp quản lý
thông tin, hồ sơ giáo dục của học sinh. Cho phép quản lý, chia sẻ dữ liệu
từ nhiều trường khác nhau, ghi chép lại lịch sử học, bảng điểm để đảm bảo
thông tin được minh bạch.
d)
Tiết kiệm tối đa chi phí học tập
Khả
năng tiết kiệm chi phí là một lợi ích lớn, thiết thực mà chuyển đổi số trong
giáo dục đem lại. Khi thấy được giá trị phương pháp mang lại, chắc chắn bạn sẽ
thấy hài lòng về kết quả nhận được. Chính vì vậy, việc học tập sẽ trở nên suôn
sẻ, không có quá nhiều ảnh hưởng từ xung quanh.
Chuyển
đổi số trong ngành giáo còn giúp bạn có nhiều sự lựa chọn. Thay vì đến trường,
bạn có thể tham gia khóa học e-Learning với chi phí rẻ hơn. Thậm chí bạn có thể
chọn khóa học bạn quan tâm, phù hợp với bản thân. Điều này giúp bạn học tập
chất lượng, hiệu quả hơn.
6) Giải
pháp thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành giáo dục ở Việt Nam
a) Tuyên truyền tư tưởng cho nhân sự
Phổ
biến, nâng cao nhận thức, trách nhiệm về tư tưởng, quyết tâm thực hiện chuyển
đổi số trong ngành giáo dục. Phổ biến đến từng địa phương, nhà trường, giáo
viên, cán bộ quản lý. Cùng nhau xây dựng văn hóa số trong giáo dục. Bồi dưỡng, đào tạo cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên kiến
thức, kỹ năng công nghệ để đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số.
b) Áp dụng các phương pháp công nghệ
Tăng
cường các phương pháp công nghệ: để nâng cao chất lượng, quản lý dữ liệu, thúc
đẩy hình thức dạy – học trực tuyến qua mạng.
Hoàn
thiện cơ sở mạng đồng bộ: tạo cơ hội học tập bình đẳng giữa các vùng miền khác
nhau, ưu tiên thuê dịch vụ, huy động nguồn lực cùng tham gia.
Thúc
đẩy phát triển học liệu số: Thực hiện ở tất cả cấp học, ngành học, môn học gắn
với việc thẩm định nội dung, chia sẻ học liệu giữa các địa phương.
c) Triển khai
mạng xã hội giáo dục:
Triển khai có kiểm soát, định hướng thống nhất, từ đó chia sẻ giữa cơ quan quản
lý – nhà trường – gia đình. Phát triển các khóa học trực
tuyến: Nhằm phục vụ công tác bồi dưỡng giáo viên, hỗ trợ dạy học tại những nơi
khó khăn.
Qua
bài chia sẻ này, đã một phần nào đó, giúp bạn hiểu được chuyển đổi số
trong ngành giáo dục là gì, thực trạng sử dụng hiện nay tại Việt Nam, cũng
như lợi ích chuyển đổi số đem lại. Hãy biết cách áp dụng thật đúng đắn, để tận
dụng tối đa giá trị công nghệ đem đến cho con người.
III. TRONG HƠN 10 NĂM QUA,
TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG ĐÃ THƯC
HIỆN CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG GIÁO DỤC NHƯ THẾ NÀO?
Năm học 2021-2022, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn có khẳng
định: Chuyển đổi số trong giáo dục là công việc khó không phải một sớm một
chiều có thể thực hiện được, song cần phải bắt đầu ngay và phải được làm thường
xuyên, với hy vọng 5-10 năm sau công cuộc chuyển đổi số của ngành sẽ đạt kết
quả.
Trường THPT Quang Trung ở Đà Nẵng xin
báo cáo với bộ trưởng là trường đã thực hiện chuyển đổi số ở bậc trung học phổ
thông với sự nỗ lực ngày đêm ròng rã trong hơn 10 năm qua, và hôm nay trường
xin ý kiến chỉ đạo của bộ trưởng.
Để thực hiện chuyển đổi số trong giáo dục
ở bậc trung học phổ thông. trường Quang Trung thực hiện 3 nội dung: Chuyển đổi
số trong quản lý; quan trọng nhất là chuyển đổi số trong dạy và học; và để thực
hiện đươc chuyển đổi số trong dạy và học, trường Quang Trung phải trang bị đầy
đủ các thiết bị về CNTT.
A.
CHUYỂN
ĐỔI SỐ TRONG QUẢN LÝ:
Cũng như hầu hết các trường trong thành phố Đà Nẵng, trường Quang Trung thực
hiện Chuyển đổi số trong quản lý :
-
Các
công văn, văn bản của Sở GD&ĐT được trường nhận qua Trao đổi nội bộ và in ra để phổ biến đầy đủ trong hội đồng sư
phạm, trong học sinh và trong phụ huynh;
-
Trường
thường xuyên liên hệ với CB GV NV, học sinh, phụ huynh bằng Tin nhắn, cũng như
Sổ điểm điện tử, Sổ liên lạc điện tử, Học bạ điện tử, … từ mạng giáo dục vnEdu.
Có thể nói Quang Trung là trường đầu tiên thực hiện mạng giáo dục vnEdu, kết
hợp với việc xây dựng “SGK điện tử” và
“Giáo án điên tử” làm
tiền đề cho công cuộc chuyrnr đổi số trong giáo dục;
-
Phần
mềm Chia Thời khóa biểu sau khi có Phân công chuyên môn có sự kiểm tra nhất trí
của giáo viên, của Tổ chuyên môn;
-
Gửi
và nhận công văn, Tờ trình đến thành phố, Sở, Quận Thanh Khê, Quận đoàn, Phường
Vĩnh Trung bắng CNTT;
-
Sử
dụng các công cụ, phương tiện quảng cáo tuyển sinh đầu cấp.
-
Lập
các báo cáo, tờ trình… liên hệ đến tuyển sinh, cụm thi đua, hội nghị Người lao
động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho CB GV NV và cho học sinh…
-
Báo
cáo phòng chống Covd-19, dạy và học online.
-
Phân
công dạy thay, thực hiện bảng lương đúng hạn hàng tháng.
B. CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG DẠY VÀ HỌC:
1-
Để hoàn thành cuộc cách mạng 3.0. trường Quang Trung đã thực hiện việc “số hóa”
33 bộ SGK giấy bậc trung học phổ thông thành 33 bộ SGK điện tử để học sinh học,
đồng thời cũng là 33 bộ Giáo án điện tử để giáo viên dạy trên lớp:
Trước hết thử tìm hiểu Lịch sử 4 cuộc
cách mạng công nghiêp:
- Cách mạng công nghiệp lần
1: gắn
với cơ khí hóa cùng sự xuất hiện của động cơ hơi nước;
- Cách mạng công nghiệp lần
2: gắn
với điện và những dây chuyền sản xuất hàng loạt;
- Cách mạng công nghiệp lần
3: sự
đột phá về công nghệ thông tin và sự tự động hóa;
- Cách mạng
công nghiệp lần 4: sự xuất hiện của những hệ thống quản lý ảo. Điển hình
là sự xuất hiện của trí tuệ nhân tạo AI, rô bốt, máy in 3D, đột xuất về nhận thức
trong những quy trình sinh học. Một trong các lĩnh vực được đánh giá cao thay đổi
mạnh mẽ nhất là lĩnh vực công nghệ thông tin, lĩnh vực số.
Như vậy, giáo viên ta hiện nay đang dạy
trên lớp bằng viên phấn và bảng đen với đầy đủ ánh sáng đèn điện trên lớp thì
ngành giáo dục hiện nay mới ở cuộc cách mạng công nghiệp 2.0 . Trong khoảng thời
gian từ 5 đến 10 năm, ngành giáo dục Việt Nam phải kinh qua cuộc cách mạng 3.0
, đó là phải số hóa toàn bộ SGK giấy các cấp thành các bộ SGK điện tử và các bộ
Giáo án điện tử để giáo viên dạy trên lớp (chứ không bỏ thời gian viết lại SGK
giấy như hiện nay, vì nếu phí phạm thời gian như thế thì để thực hiện chuyển đổi
số trong giáo dục không phải chỉ 5 đến 10 năm mà phải đến vài ba chục năm !).
Tiếp theo, muốn đạt được chuyển số hóa trong giáo dục trong cuộc cách mạng 4.0
thì Bộ GD&ĐT phải có các Quy định để tập huấn cho giáo viên dạy được giáo
án điện tử này trên lớp.
Trường THPT Quang Trung xin báo cáo với
bộ trưởng các giai đoạn để chuyển cuộc
CMCN 2.0 sang cuộc CMCN 3.0 và chuyển cuộc CMCN 3.0 sang cuộc CMCN 4.0 như thế
nào?
Trường
THPT Quang Trung
chuyển
cuộc CMCN từ 2.0 sang 3.0
***************************
1. Từ năm 2005 với chủ trương của Bộ
GD&ĐT là đưa CNTT vào trường: Trường Quang Trung bước đầu thực hiện cuộc
cách mạng công nghệ 3.0 là đưa CNTT vào trường bài giảng powerpoint ở vài tiết
học của các lớp,
Sau các năm chuẩn bị, trường Quang Trung hạ quyết tâm đưa
CNTT vào từng lớp học: Cao điểm là năm 2008, trường đã tổ chức NGÀY HỘI CÔNG NGHỆ THÔNG TIN thành công với sự chứng
kiến Sở GD&ĐT thành phố Đà Nẵng, Hiệu trưởng các trường THPT, Giám đốc các
Trung tâm GDTX với:
-
Sự
thuyết minh của 11 tổ chuyên môn về bài giảng powerpoint trên máy chiếu với lời
giảng bài của các giáo viên;
-
Ra mắt trang Web: thptquangtrung.vn chứa
cơ bản các Bài giảng powerpoint, Thư viện điện tử, Các thông tin về trường, Góc
văn học của Giáo viên, Học sinh, Cựu giáo
chức, Cựu học sinh, các video, hình ảnh…
2.
Việc số hóa
33 Bộ SGK giấy thành 33 Bộ SGK điện tử:
2.1) Đưa CNTT vào lớp học bằng powerpoint: Liền sau thành
công của Ngày hôi CNTT của trường, hiệu trưởng động viên tất cả giáo viên từ
SGK giấy, giáo viên chuyển sang giáo án word, rồi từ word chuyển sang
powerpoint, và từ năm học 2008-2009, trường bỏ tiền ra trang bị máy vi tính máy
chiếu và động viên giáo viên dạy trên lớp bằng powerpoint.
Trong giai đoạn này, Bộ đã tổ chức nhiều cuộc hội nghị để tập huấn
cho các cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên biết tin học các kỹ năng xây dựng
phòng bộ môn, phương pháp dạy học bằng CNTT, phương pháp soạn giáo án để họ về
trường xây dựng phòng bộ môn, thiết kê các bài giảng trình chiếu powerpoint để
tập huấn lại cho giáo viên toàn trường biết dạy học bằng CNTT. Tuy nhiên, có một
trở ngại là còn nhiều cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên chưa biết về tin học,
nhất là những người lớn tuổi, điều này ảnh hưởng đến nhiều học sinh không được
thụ hưởng các bài học bằng CNTT. Một học sinh khi được học một tiết học về
CNTT, các em sẽ thích thú, dễ tiếp thu bài học với mẫu chữ màu và lớn, nhiều
hình ảnh sinh động, kể cả các video, các thí nghiệm ảo,…Nhưng điều quan trọng
nhất là do các em được tiếp cận sớm CNTT nên khi các em ra đời hay học lên đại
học cao đẳng dễ hòa đồng với các môi trường xã hội, làm tiền đề để tiếp cận với
cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 rất quan trọng hiện nay.
2.2) Đưa CNTT vào lớp học bằng Bài giảng điện tử e-Learning:
Khát vọng muốn nâng Bài giảng powerpoint lên tầm cao hơn.
Mùa
hè năm 2009, từ khi Ông Cục trưởng Cục CNTT Bộ GD&ĐT Quách Tuấn Ngọc về tập
huấn Bài giảng điện tử e-Learning cho các cán bộ giáo viên cốt cán của Sở
GD&ĐT thành phố Đà Nẵng. Hội đồng sư phạm trường Quang Trung xem như “một phép lạ” để trường Quang Trung tìm hiếu để nâng cấp và bổ sung
khát vọng xây dựng một trường học điện tử. Phải chăng Bài giảng được trình
chiếu bằng powerpoint với các độ lớn và màu của các con chữ, các hình ảnh phụ
họa còn có nhiều hạn chế tính hấp dẫn cho học sinh, có chăng đưa được các lời
giảng của thầy cô giáo vào đây thì tuyệt vời biết bao! Khi đó học sinh tự học
trước ở nhà mà không cần đi học thêm gây bức xúc cho xã hội thì không có gì
tuyệt vời bằng!
Qua
tham khảo phần mềm Lecture Maker của Hàn quốc,
trường Quang Trung quyết tâm nghiên cứu Bài giảng điện tử e-Learning. Trước khi
về nghỉ hè năm 2009, Ban Giám hiệu trường Quang Trung có ra một quyết định
là tất cả giáo viên về nhà nghiên cứu Bài giảng e-Learning mà Bộ vừa mới phổ
biến và hiệu trưởng ra chỉ đạo là mỗi giáo viên trong hè phải soạn cho bằng được
một tiết dạy Bài giảng điện tử e-Learning để khi tựu trường năm học mới
2009-2010 tất cả giáo viên phải báo cáo cho Ban Giám hiệu.
Trong
buổi họp hội đồng đầu năm học 2009-2010, khi hiệu trưởng hỏi có giáo viên nào
đã soạn được Bài giảng điện tử e-Learning không, thì rất tiếc không có một giáo
viên nào soạn được cả.
Tình
hình lâm vào cảnh bế tắt, chẳng lẽ trường bỏ cuộc hay sao? Cái quyết tâm hiện đại
hóa giáo dục của trường Quang Trung biết làm sao đây?
Thầy
Phạm Sỹ Liêm sau nhiều ngày đêm tìm hiểu trên mạng, tham khảo với đứa con
trai đang du học sau đại học ở trường Đại học Beckley ở San Francisco bang
California, cuối cùng thầy Liêm đã tìm ra thêm một phần mềm để chèn lời giảng
bài của giáo viên lên bài giảng powerpoint. Từ đó mở ra được một giai
đoạn hình thành được Bài giảng điện tử
e-Learning để được giảng dạy đại trà trên lớp!
Thế
rồi thầy hiệu trưởng tự soạn ra mỗi môn học một Bài giảng e-Learning, sau đó họp
hội đồng thầy trình chiếu cho cả hội đồng xem trên máy chiếu và nghe trên loa.
Các giáo viên phấn khởi và đồng tình về lại nhà với máy tính của mình,
mua thêm mic để thu âm lời giảng bài của chính mình theo 5 bước trên lớp.
Thế là khó khăn đã vượt qua, một
chân trời mới đã xuất hiện. Năm học mới
2009-2010 tất cả học sinh trường THPT Quang Trung được thụ hưởng một kết quả do
công trinh nghiên cứu của hội đồng sư phạm trường Quang Trung đã dày công khổ
luyện làm ra.
2.3) Đưa CNTT vào lớp học bằng Bài giảng điện
tử e-Learning: Khát vọng muốn nâng Bài giảng
powerpoint lên tầm cao hơn.
Mùa
hè năm 2009, từ khi Ông Cục trưởng Cục CNTT Bộ GD&ĐT Quách Tuấn Ngọc về tập
huấn Bài giảng điện tử e-Learning cho các cán bộ giáo viên cốt cán của Sở
GD&ĐT thành phố Đà Nẵng. Hội đồng sư phạm trường Quang Trung xem như “một phép lạ” để trường Quang Trung tìm hiếu để nâng cấp và bổ
sung khát vọng xây dựng một trường học điện tử. Phải chăng Bài giảng được
trình chiếu bằng powerpoint với các độ lớn và màu của các con chữ, các hình ảnh
phụ họa còn có nhiều hạn chế tính hấp dẫn cho học sinh, có chăng đưa được các lời
giảng của thầy cô giáo vào đây thì tuyệt vời biết bao! Khi đó học sinh tự học
trước ở nhà mà không cần đi học thêm gây bức xúc cho xã hội thì không có gì
tuyệt vời bằng!
Qua
tham khảo phần mềm Lecture Maker của Hàn quốc,
trường Quang Trung quyết tâm nghiên cứu Bài giảng điện tử e-Learning. Trước khi
về nghỉ hè năm 2009, Ban Giám hiệu trường Quang Trung có ra một quyết định
là tất cả giáo viên về nhà nghiên cứu Bài giảng e-Learning mà Bộ vừa mới phổ
biến và hiệu trưởng ra chỉ đạo là mỗi giáo viên trong hè phải soạn cho bằng được
một tiết dạy Bài giảng điện tử e-Learning để khi tựu trường năm học mới
2009-2010 tất cả giáo viên phải báo cáo cho Ban Giám hiệu.
Trong
buổi họp hội đồng đầu năm học 2009-2010, khi hiệu trưởng hỏi có giáo viên nào
đã soạn được Bài giảng điện tử e-Learning không, thì rất tiếc không có một giáo
viên nào soạn được cả.
Tình
hình lâm vào cảnh bế tắt, chẳng lẽ trưởng bỏ cuộc hay sao? Cái quyết tâm hiện đại
hóa giáo dục của trường Quang Trung biết làm sao đây?
Thầy
Phạm Sỹ Liêm sau nhiều ngày đêm tìm hiểu trên mạng, tham khảo với đứa con
trai đang du học sau đại học ở trường Đại học Beckley ở San Francisco bang
California, cuối cùng thầy Liêm đã tìm ra thêm một phần mềm để chèn lời giảng
bài của giáo viên lên bài giảng powerpoint. Từ đó mở ra được một giai
đoạn hình thành được Bài giảng điện tử
e-Learning để được giảng dạy đại trà trên lớp!
Thế
rồi thầy hiệu trưởng tự soạn ra mỗi môn học một Bài giảng e-Learning, sau đó họp
hội đồng thầy trình chiếu cho cả hội đồng xem trên máy chiếu và nghe trên loa.
Các giáo viên phấn khởi và đồng tình về lại nhà với máy tính của mình,
mua thêm mic để thu âm lời giảng bài của chính mình theo 5 bước trên lớp.
Thế là khó khăn đã vượt qua, một
chân trời mới đã xuất hiện. Năm học mới
2009-2010 tất cả học sinh trường THPT Quang Trung được thụ hưởng một kết quả do
công trinh nghiên cứu của hội đồng sư phạm trường Quang Trung đã dày công khổ
luyện làm ra.
2.3-
Các giai đoạn để hình thành bài giảng điện tử e - Learning.
a) Từ chủ
trương của Bộ là một giáo viên trong một năm học chỉ cần phải soạn 1 tiết dạy học
bằng e-Learning đến một khát vọng vĩ đại là giáo viên Quang Trung phải biết soạn
và biết dạy 100% các tiết dạy học bằng bài giảng điện tử e-Learning:
Như chúng tôi đã thông báo, Bộ GDĐT chỉ yêu cầu mỗi giáo viên bậc
THPT chỉ cần một năm soạn cho được một bài giảng điện tử e – Learning mà thôi.
Mà trường Quang Trung lại có khát vọng muốn tất
cả giáo viên phải biết soạn 100% bài giảng điện tử e - Learning để dạy trên lớp. Đây
là một yêu cầu rất cao để hình thành tất cả các bài giảng điện tử e - Learning
từ tuần 1 đến tuần 36 cho tất cả 11 môn học từ lớp 10 đến lớp 12, và nếu
thực hiện được thì đúng là một công trình vĩ đại, đòi hỏi tiền của và công
sức với sự nỗ lực rất lớn của trường Quang Trung.
Từ năm học 2009 - 2010 tất cả các giáo viên
trường Quang Trung đều phải soạn trước ít nhất hai tuần bài giảng điện tử e -
Learning.
Tất cả các bài giảng này đều phải nộp cho hiệu
trưởng xét duyệt, bài giảng nào chưa đạt yêu cầu thì trả lại để bổ sung. Trong
thời gian đầu, các bài giảng e - Learning có đuôi là .lne, với đuôi này thì
không phải máy tính nào cũng đọc được, và chỉ đọc được khi máy tính đó có cài
phần mềm Lecture Maker của Hàn Quốc. Trong học kỳ I, trường chỉ đạo khi soạn
các bài giảng này phải theo một thứ tự bắt buộc có tính khoa học như sau:
"Tuần
thứ - Tiết thứ - Tên bài giảng - Tên giáo viên".
Kết quả, trường hình thành 11 folder có tên
11 môn học Toán, Lý, Hóa, Sinh, Công nghệ, Tin, Văn, Sử, Địa, GDCD,
Tiếng Anh. Trong mỗi folder, có các file là các bài giảng của nhiều giáo
viên. Điều cần lưu ý, là một tiết dạy điện tử được nhiều giáo viên soạn, cho
nên có nhiều môn, mỗi tuần chỉ theo PPCT có 2 đến 3 tiết, thì tuần đó có từ 6 đến
10 file, do nhiều giáo viên cùng soạn và do có một số tiết phụ đạo và nâng cao
do trường tăng tiết dạy.
Sau
kết quả khả quan ở học kỳ I, trường THPT Quang Trung họp hội đồng để sơ kết
rút kinh nghiệm bài giảng điện tử ở học kỳ I và sau đó triển khai soạn bài
giảng điện tử e - Learning học kỳ II. Kết quả là cuối học kỳ II mỗi môn học đều
có một folder chưa các file theo PPCT của trường ở học kỳ II. Nếu tổng
hợp lại 2 học kỳ thì được Bài giảng điện tử e-Learning cả năm.
Như vậy, để
có được bộ SGK điện tử bặc THPT, hiệu trưởng và tập thể giáo viên Quang Trung
đã bỏ ra biết bao công sức ngày đêm lao động trí tuệ !
3. Báo cáo công trình số hóa bộ SGK giấy thành bộ SGK điện tử
lên Chính phủ và lên Bộ GDĐT.
Đầu năm học 2014 - 2015, sau khi tập hợp
các folder và xếp theo thứ tự các file từ tuần 1 đến tuần 36, hiệu trưởng trường
THPT Quang Trung gửi kết quả này lên Thủ trưởng Nguyễn Tấn Dũng, các Phó Thủ
tướng Nguyễn Xuân Phúc, Vũ Đức Đam và Bộ trưởng Bộ GDĐT Phạm Vũ Luận.
Sau đó 1 tháng, trường Quang Trung rất
vui mừng được sự phản hồi:
-
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng qua thư có bút phê của thủ tướng giao cho chánh văn
phòng Thủ tướng Nguyễn Khắc Định ký và chuyển kết quả này đến Bộ GDĐT và
ghi nhận công trình số hóa SGK này.
-
Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (nay là Chủ tịch nước) đã gửi thư khen ngợi trường
Quang Trung: "Xin cảm ơn Ông đã gửi cho tôi về
hiện đại hóa giáo dục và ứng dụng bộ đĩa DVD về số hóa SGK bậc THPT.
Trong những năm qua, Ông và trường Quang Trung đã có nhiều đóng góp tích cực
cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Đặc biệt sáng kiến ứng dụng 13 đĩa DVD số
hóa SGK 11 môn học lớp 10, 11, 12 đã góp phần thiết thực vào việc triển khai
Nghị quyết TW8 về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo".
-
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã điện thoại trực tiếp cho hiệu trưởng Phạm Sỹ Liêm
là đã nhận được bộ đĩa DVD và khen ngợi công lao của hiệu trưởng và trường
Quang Trung.
-
Trong thư của Bộ trưởng Bộ GDĐT Phạm Vũ
Luận có đoạn:
"Tôi đã nhận thư và bộ đĩa DVD của Thầy gửi
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam và gửi cho tôi kèm theo ý kiến hiện đại hóa giáo dục
theo theo tinh thần Nghị quyết số 29. Tôi đã chỉ đạo Bộ phận thường trực đổi mới
chương trình SGK và các đơn vị chức năng của Bộ nghiên cứu nội dung Công trình
số hóa SGK hiện hành bậc THPT mà Thầy và đồng nghiệp đã công phu chuẩn bị trong
thời gian vừa qua"
-
Trong Công văn số 3876/BGDĐT - GDTrH ngày 31/7/2015 do Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục
trung học Nguyễn Xuân Thành thừa lệnh Bộ trưởng ký và đóng dấu có đoạn: " Bộ giáo dục và đào tạo hoan nghênh sự
cố gắng của nhà trường về việc tổ chức sản xuất bộ đĩa DVD phục vụ dạy học
trong trường trung học."
4. Việc sắp xếp lại các thành quả này theo môn học, theo tuần
và theo file.
Do
một tiết học của một môn học là do nhiều giáo viên sản xuất, nên hiệu trưởng phải
sắp xếp lại theo môn, mỗi môn theo tuần, mỗi tuần theo thứ tự file. Đây là một
việc cũng rất vất vả và tốn nhiều thời gian.
Với
một môn học, khi được sắp xếp theo từng folder, mỗi folder gồm nhiều file trong
một tiết dạy. Có đến 36 tuần của một năm như vậy mỗi môn học có đều 36 tuần, ví dụ folder môn Toán 12 có đến
36x10= 360 file. Do số file nhiều quá làm cho học sinh khó tìm ra file để học, nên
thầy Liêm lại chia mỗi tuần là một folder con, mỗi folder con có từ 6
đến 10 file. Như vây các môn chứa quá nhiều file như Toán, Lý, Hóa,
Tin, Văn, Tiếng Anh thì mỗi folder môn học chia ra 36 folder con. Còn các
môn còn lại không chia theo các folder con.
Tóm
lại, đây là một khối lượng khổng lồ mà hiệu trưởng Phạm Sỹ Liêm vì đam mê mà bỏ
ra một thời gian rất dài (thay vì nghỉ
ngơi tuổi hưu trí) để hình thành một công trình biến 33 bộ sách giáo
khoa giấy hiện hành thành 33 bộ sách giáo khoa điện tử e-Learning (còn gọi là bộ giáo án điện tử e –
Learning), mà nếu có một cơ quan
nào đó thực hiện thì số tiền trên chi phí lên đến hàng nhiều tỉ đồng.
Việc các lãnh đạo trung ương tuy
không chuyên về giáo dục nhưng các vị này
vẫn thấy giá trị công sức của công trình, tuy nhiên nhiều đời bộ trưởng
GD&ĐT vẫn chưa thấy giá trị về Chuyển đổi số trong giáo dục (như bộ trưởng
NN-PTNT đã thấy giá trị việc Chuyển đổi số trong nông nghiệp, từ đó các trường
THPT trên cả nước cũng chưa quan tâm vì họ chưa thấy chủ trương của Bộ
GD&ĐT mặc dù chúng tôi đã in bộ đĩa DVD và gửi tặng trên 2.500 bộ SGK điện
tử này!)
5. Việc sản xuất đại trà ra các bộ đĩa DVD sách giáo khoa điện
tử này.
- Khi đã hình thành duy nhất nên bộ sách điện
tử e-Learning này, trường Quang Trung
muốn phổ biến đại trà nên cần phải sao in ra nhiều bản khác.
-
Trước tiên, hiệu trưởng sử dụng máy vi tính: đó là dùng phần mềm sao chép đĩa
CD/DVD bằng Nero. Bản thân Nero cũng có nhiều phiên bản, phải tìm một phiên bản
mới để sao in nhanh nhất. Trong quá trình sao in một đĩa DVD phải tốn trên dưới
20 phút, do vậy để sao in 33 đĩa DVD thì rất tốn nhiều thời gian. Nếu
muốn thâu ra chỉ một đĩa DVD cho một môn
thì thời gian cũng phải mất đến 10 giờ, mà cần sao ra 1000 bản phải mất
10.000 giờ. Thật là gay go phải không? Đây là một bài toán khó cần phải
có trí tuệ để giải quyết!
- Để
giải quyết bế tắt này, thầy hiệu trưởng tìm hiểu các cơ sở sao in đĩa CD và DVD
bán trên thị trường các băng nhạc. Từ đó tìm ra được một máy sao in được 1 lần
10 đĩa thời gian sao in đĩa DVD 10 phút. Để tăng tốc độ in, trường đã mua thêm
3 máy sao in nữa. Như vậy, trong khoảng thời gian 4 tháng, trường Quang Trung
đã sao in ra khoản 10.000 bộ đĩa DVD các bài giảng điện tử e - Learning.
Như
đã nói ở trên, năm học 2021-2022, trường đã chuyển Bộ SGK điện tử vĩ đại và cồng
kềnh sang một USB chỉ nhỏ bằng đầu ngón tay!
6. Thực hiện hoài bảo “hiện
đại hóa nền giáo dục” như lời của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trường Quang
Trung đã làm những việc gì?
Tuân thủ theo lời Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gửi
thư cho Ông Phạm Sỹ Liêm “ Xin cảm ơn Ông đã gửi cho tôi về hiện đại
hóa giáo dục và ứng dụng bộ đĩa DVD về số hóa SGK bậc THPT”, trường Quang
Trung đã nảy sinh ra một ý tưởng làm thế nào để các trường THPT trước hết tại
thành phố Đà Nẵng và sau đó là 63 tỉnh
thành đều có bộ đĩa DVD này để tham khảo trong quá trình dạy học cả năm. Từ đó,
trường Quang Trung đã xuất tiền ra để gửi bưu điện và tiền công sao in gửi
miễn phí tặng cho hơn 2.500 trường trung học phổ thông và các trung tâm GDTX
– DN trên cả nước và giới thiệu nếu trường nào giáo viên nào cần mua thì chúng
tôi sẽ đáp ứng. Có một số trường và 1 số giáo viên đã phản hồi, nhưng rất tiếc
số lượng này chưa cao.
Do Bộ GD&ĐT chưa có chủ trương số
hóa SGK giấy thành SGK điện tử, nên các trường chưa thấy được giá trị của công
trình vĩ đại này của trường Quang Trung, nên chúng tôi trở thành người cô đơn
giữa hầu hết các trường chỉ dạy trên lớp chỉ bằng viên phấn và bảng đen!!
Kết luận về giai đoạn chuyển
từ cuộc CMCN 2.0 sang 3.0 của trường THPT Quang Trung:
Qua bao nhiêu cam go vất vã, bằng sự
lao động ở mức độ cao nhất: Hiệu trưởng ngày đêm vắt óc tư duy suy nghỉ kế hoạch
để chỉ đạo, để kiểm tra từng giáo án của từng giáo viên; giáo viên không chỉ dạy
và soạn giáo án ban ngày, mà cả đêm thức giữa đêm để thâu lời giảng bài, vì khi
có một tiếng động của trẻ con, người nhà, tiếng chó sủa, tiếng xe chạy thì phải
xóa bài giảng e-Learning để soạn lại, hay soạn tiếng giảng bài nhỏ thì hiệu trưởng
trả lại soạn lần thứ hai. Ôi biết bao nhiêu khổ cực mà lãnh đạo ngành giáo dục
không hề quan tâm, không hề thấy đó là điển hình tiên tiến để nhận rộng ra, để
giáo viên cả nước không biết day học bằng CNTT với giáo án điện tử! chỉ có Chủ
tịch nước Nguyễn Xuân Phúc là quan tâm và gửi thư khen ngợi!
Trường
THPT Quang Trung
chuyển
cuộc CMCN từ 3.0 sang 4.0
**************************
1.- Thực hiện CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG GIÁO DỤC của trường THPT
Quang Trung TỪ HIỆN ĐẠI HÓA NỀN GIÁO DỤC BẰNG
CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 3.0 dẫn đến Chuyển đổi số trong cuộc cách mạng công nghiệp
4.0.
Sau khi hình thành xong Bộ SGK điện tử và
Bộ Giáo án điện tử, trường THPT Quang Trung tiến hành bước Chuyển đổi số trong
dạy cho học sinh tại lớp và việc học sinh tự học SGK điện tử tại nhà mà không cần
đi học thêm để hoàn thành việc chuyển đổi số trong
giáo dục bậc trung học phổ thông:
1.1 Hướng dẫn giáo viên soạn Bài giảng
điện tử e-Learning:
Đầu mỗi năm học, nhà
trường dành 15 ngày trước khai giảng:
- Để giáo viên hướng dẫn
học sinh biết sử dụng SGK điện tử tự học ở nhà;
- Đồng thời tập huấn
cho giáo viên biết phương pháp dạy học Bài giảng điện tử trên lớp, biết kết hợp
50% dạy học bằng phương pháp truyền thống với 50% thời gian dạy học bằng Giáo
án điện tử e-Learning.
Trường quy định: Giáo án điện tử này
phải soạn giống như giáo án truyền thống mà thầy cô đã soạn từ trước đến nay,
nghĩa là phải tuân theo 5 bước có phân phối thời gian rõ ràng:
Bước 1 (1 phút): Ổn định lớp: Giáo viên sau khi cho học sinh đứng dậy, lớp trưởng báo
cáo số lượng và tên học sinh vắng để giáo viên ghi vào giáo án và cho học sinh
ngồi xuống theo sơ đồ lớp;
Bước 2 (5 đến 7 phút):Kiểm tra bài cũ: Giáo viên soạn 3 câu theo 3 trình độ: khó, trung bình,
yếu (soạn trước ở tiết trước đó để học sinh chuẩn bị trước ở nhà) và dò bài học
sinh bằng đĩa dò bài hay bằng cách
khác nào đó, có cho điểm công khai;
Bước 3: (33 đến 35 phút): Giảng bài mới: Tùy theo chỉ đạo của từng môn học có thể chia thành 2 đến
3 cột. Đây là phần cơ bản của bài giảng;
Bước 4: (2 phút): Củng cố: Phần cơ bản nhất và ngắn gọn nhất của tiết dạy mà học sinh phải
nhớ khi rời phòng học, phải khắc sâu ngay, được xem như một đơn vị kiến thức
mà học sinh phải nhớ đời;
Bước 3: (3phút):Hướng đẫn học ở nhà(không dùng:
Dặn dò): Soạn 3 câu hỏi khó, trung bình, dễ để dò bài tiết sau.
Sau
thành công rực rỡ bước đầu này, tất cả giáo viên căn cứ vào phân phối chương
trình của Sở và của trường mà soạn Giáo án điện tử e-Learning trước ít nhất là trước
2 tuần để nộp cho hiệu trưởng phê duyệt. Các bài giảng nào chưa đạt yêu cầu như
bị khống chế về thời gian, không đủ các bước, tiếng giảng bài còn nhỏ, tên các
bài giảng không đúng quy định đều bị trả lại để soạn lại tốt hơn.
1.2- Một trở ngại lớn
phải vượt qua: Khi một giáo viên sản xuất ra một file phục vụ
cho một tiết dạy bằng bài giảng điện tử e-Learning, sản phẩm xuất xưởng theo phần
mềm Lecture Maker chỉ có duôi .lme . Mà muốn đọc và nghe được lời giảng bài của
giáo viên, máy tinh phải được cài phần mềm Lecture Maker của Hàn Quốc. Đây là một
hạn chế lớn để phổ biến đại trà cho các giáo viên khác nhất là cho học sinh.
Để vượt quan trở ngại này, thì chính duy
nhất hiệu trưởng Quang Trung phải tìm cách chuyển trên 10.000 file có đuôi .lme
sang đuôi .exe . Đây là một việc làm gian khổ của hiệu trưởng Quang Trung. Hiệu
trưởng phải sử dụng thời gian 5 tháng làm việc cả ngày lẫn đêm để chuyển toàn bộ
Khi đã hoàn thiện đuôi .exe rồi, phải
làm thế nào để sản xuất đại trà SGK điện tử này để giao viên và học sinh sử dụng
trên bất kỳ máy vi tính nào mà không cần phải cài phần mềm Lecture Maker. Việc
này cũng rất công phu: phải thu các bài giảng này sang các đĩa DVD có dung lượng
lớn. Lúc đầu, hiệu trưởng thu trên máy vi tính, nhưng để có được một đĩa phải mất
cả ngày, thế thì làm sao thu được hang ngàn đĩa để thị trường sử dụng. Sau một
thời gian nghiên cứu, hiệu trưởng mua được
một máy thu như các cơ sở kinh doanh đĩa đã làm. Kết quả tốt, hiệu trưởng mua
thêm 2 máy. Từ đó, ròng rã một năm, hiệu trưởng đã sản xuất ra hang loạt bộ đĩa
DVD. Mỗi khối lớp có 4 bộ đĩa DVD phục vụ cho 11 môn học là Toán, Văn, Anh, Lỳ,
Hóa, Sinh, Tin, Công nghệ, Sử , Địa, GDCD. Cả 3 khối lớp có 12 bộ đĩa DVD.
1.3- Cái khó của
người mở đường: Biết bao nhiêu công sức để hình thành bộ SGK điện tử và
sản phẩm đã hoàn thành sẵn sàng đưa ra thị trường sử dụng. Do Bộ GD&ĐT chưa
có chủ trương dạy học bằng CNTT trên lớp mà chỉ dạy bằng viên phấn bảng đen ở
thế hệ 2.0, nên sản phẩm SGK điện tử thế hệ 3.0 bị thị trường cả nước chê không
sử dụng. Để khẳng định điều này, chúng tôi đã bỏ tiền và công sức để gửi 12 bộ
đĩa DVD chp trên 2,500 trường THPT và Trung tâm GDTX cả nước nhưng được đáp trả
với một số lượng rất nhỏ.
Người mở đường trở thành người cô đơn
trong bối cảnh cuộc cách mạng 3.0 vá 4.0
diễn ra một
cách vũ bão trên toàn thế giới!!!
1.4 Bản lĩnh của người mở đường: Tuy vô cùng khó khăn, nhưng trường Quang Trung vẫn tiến bước vào cuộc
CMCN 4..0 để thực hiện công cuộc chuyển đổi số bậc trung học phổ thông. Trong
nhiều năm học sau khi hoàn thiện bộ SGK điện tử cũng là bộ Giáo án điện tử. hiệu
trưởng trường THPT Quang Trung cũng đơn phương chỉ đạo giáo viên dạy trên lớp bằng
Giáo án điện tử và chỉ đạo học sinh tự học SGK điện tử ở nhà, biết soạn trước
các nội dung mà GVBM đã chỉ định ở tiết trước.
Để minh họa điều này, chúng tôi xin
trình bày việc dạy và việc học của trường Quang Trung trong năm học 2021-2022.
2. TỪ HƯỚNG DẪN GV SOẠN GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ VÀ DẠY
TRÊN LỚP BẰNG CNTT ĐỂ THỰC HIỆN CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG GIÁO DỤC THÔNG QUA VIỆC
PHÁT CÁC USB VỀ GA ĐT CHO GV VÀ SKG ĐT CHO HS TRONG NĂM HỌC 2021-2022.
2.1 Việc chuyển 12 bộ đĩa DVD tương đối cồng kềnh
sang một USB nhỏ xíu bằng đầu ngón tay:
Năm
học 2021-2022, GV các Tổ vẫn giữ lại PPCT năm học cũ 2020-2021. Tuy nhiên việc
soạn giáo án hoàn toàn thay đổi: 100% GV phải soạn lại giáo án mới, gọn nhẹ hơn
nhưng hiệu quả hơn, bởi lẽ năm học vừa qua nhà trường có hướng dẫn soạn và dạy
trên lớp bằng USB, nhưng vài GV chấp hành chưa triệt để. Vì thế trong năm học này, trong 3 tháng hè, hiệu trưởng đã bỏ
công sức để copy trên 10.000 Bài giảng điện tử e-Learning từ 12 bộ đĩa DVD hơi
cồng kềnh sang các USB rất nhỏ và phát đến tận tay giáo viên cũng như phát cho
tất cả học sinh nên:
Nguyên tắc chung là: GV bám vào USB mà
trường đã phát từ đầu năm nay, GV đọc kỹ
từng file mà các GV cũ trước đây đã soạn, chọn các file hay nhất và sắp thứ tự,
thông báo trước cho HS ít nhất 2 tuần để HS tự soạn trước ở nhà trên vở, đến lớp
GV kiểm tra bài soạn của 3 HS bằng đĩa dò bài hay chỉ định hay xung phong. Sau
đó GV nhận xét cho điểm và giảng rõ cho cả lớp, và GV sẽ dạy đầy đủ trong phần giảng bài mới, HS
phải ghi đầy đủ bài giảng này trong vở, cuối mỗi tiết dạy GV thông báo cho HS học
tiết kế tiếp file trong USB nào trong tuần đó của USB. Nhà trường sẽ thường
xuyên kiểm tra việc dạy của GV có đúng kế hoạch không, GV nào làm sai sẽ được
nhắc nhỡ, phê bình, thậm chí cắt thi đua. Tuy nhiên, trong năm học này, do tình
hình Covid, phải học online một thời gian nên dạy và học có phần hạn chế.
VÍ DỤ1 TIÊU BIỂU: Tuần thứ 20 môn
Toán 10, có đến 10 lile, giáo viên chọn 1 file để dạy trên lớp, còn 9 file tự học
tham khảo tại nhà do nhiều giáo viên cùng dạy
            
VÍ DỤ 2 TIÊU BIỂU MÔN VĂN LỚP
11:
    
VÍ DỤ 3 TIÊU BIỂU MÔN ANH LỚP
12:
         
CHÚ Ý 1:
Các
đĩa xanh ở trên nếu không mở được thì chúng tôi đính kèm:
1)
Đĩa DVD môn Ngữ Văn l0, một trong 33 cuốn SGK điện tử
của trường THPT Quang Trung;
2)
Đĩa CD về Ngân hàng Câu hỏi trắc do trường Quang Trung
soạn và sưu tầm để bổ sung phần trắc nghiệm trong Kiểm tra thường xuyên, Giữa kỳ,
Học kỳ và Thi TN THPT.
Tuy Sở GD ĐT có hướng đẫn GV năm
nay trong 2 tuần đầu không dạy bài mới, chỉ ôn tập kiến thức cũ vì HS chưa mua
được SGK do giãn cách không ra đường được. Tuy nhiên, trường Quang Trung đã chuẩn
bị SGK điện tử bằng USB, nên trường Quang Trung chỉ dành 1 đến 2 tiết đầu hướng
dẫn HS phương pháp học, nhất là học online, sau đó dù chưa hết giãn cách nhưng
HS vẫn học trên SGK điện tử, SGK giấy dung để tham khảo.
Về việc dạy trên lớp, trừ tiết 1, sau tiết 1 GV phải hướng dẫn HS tự học
trên USB file nào, tiết mấy, thứ tự file kể từ trên xuống dưới hay từ dưới lên
trên.
CHÚ Ý
2 :
Về việc chỉ đạo GV dạy bài mới năm học 2021-2022 để
thực hiện tốt hơn trong Chuyển đổi số của trường THPT Quang Trung.
1/ GV soạn bài phải bám sát về
các bài giảng của GV cũ trước đây trên USB từng tuần một.
2/ Sau mỗi tiết dò bài 3 HS, GV dạy
bằng miệng như trước đây, chữa lại lý thuyết và bài tập, cho HS ghi vào vở và
phải kiểm tra các HS nào lơ là không ghi, cho điểm trừ.
3/ Thời gian kiểm tra 3 học sinh
soạn bài trên USB ở nhà là 6 phút, sau đó GV giảng miệng, tóm tắt kiến thức cơ
bản và hướng dẫn học ở nhà.
4/ Nhà trường sẽ kiểm tra GA ĐT
15 tiết đầu tiên (2 tuần cho Toán Văn Anh) trong ngày thứ năm tuần 1. Sau đó, cứ
2 tuần kiểm tra GA ĐT một lần.
C. CƠ SỞ VẬT CHẤT CỦA TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG ĐỂ THỰC
HIỆN CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG GIÁO DỤC
Để thực hiện được chuyển đổi số đến
từng lớp học, các trường nói chung phải trang bị các thiết bị CNTT đến từng lớp
học, tốn rất nhiều tiền của. Riêng trường THPT Quang Trung, từ năm 2005, trường
đã trang bị 50% máy vi tinh đến các lớp hoc, mua máy chiếu từ Mỹ để trang bị
cho các lớp học này.
Những năm sau đó trường lần lượt
trang bị thêm cho các lớp học nữa, đến năm 2015 trường Quang Trung đã trang bị
100% máy vi tính và máy chiếu, các sau này đổi ti vi 55 inch. Trong thời gian
này, các thiết bị thường hay trở ngại phải đi chữa, thậm chí hư hỏng phải thay
mới. Nhìn chung, việc đổ tiền bạc để trang bị các thiết bị này đối với trường
tư thục phải bỏ tiền túi ra là rất lớn, có khó khăn nhưng trường vẫn cố gắng
vượt qua mới hoàn thành được việc chuyển đổi số trong dạy và học.
Trong các năm học mới, chúng tôi
phải nỗ lưc hơn nữa để trang bị các thiết bị dạy học để hoàn thiện hơn nữa việc
chuyển đổi số trong giáo dục của trường Quang Trung.
IV. KẾT LUẬN
1-
Chuyển đổi số là vấn đề rất mới, rất thời
thượng trên toàn thế giới trong thời đại đang có cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
diễn ra. Nước Việt Nam ta muốn tiến nhanh và hiện đại hóa đất nước phải lấy
chuyển đổi số lên hàng đầu. Ngành giáo dục Việt Nam muốn thực hiện “Đổi mới căn
bản và toàn diện” phái lấy chuyển đổi số trong giáo dục lên hàng đầu. Để hiện
thực được điều này, phải cần một chủ
trương cụ thể của Bộ GD&ĐT, không thể chậm trể để giáo viên chỉ lên lớp chỉ
bằng viên phấn và bảng đen như hiện nay. Đó là một một trong các lý do đó mà
nhiều trường chưa thực hiện được chuyển đổi số trong dạy và học. Nguyên do chính
là các trường đó không tạo ra được SGK điện tử, mà Bộ vẫn còn chủ trương soạn
giáo án giấy mà chưa có chủ trương soạn giáo án điện tử.
2)
Tại sao Bộ GD&ĐT chưa biểu dương các
trường nào đã thực hiện chuyển đổi số, đã dạy trên lớp bằng CNTT, dạy được một
số tuần, một số tháng, một học kỳ hay cả năm! Có nên xem các trường đó là điển
hình tiên tiến, có cần nhân rộng ra không?
3)
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang chờ chúng
ta, các sản phẩm về công nghiệp 4.0 đang phục vụ chúng ta, ngành y tế đang phục
vụ chúng ta chống đại dịch cứu sinh mạng bao nhiêu người, ngành nông nghiệp
không chỉ chạy theo số lượng như mỗi năm có mấy triệu tấn gạo xuất khẩu, mà
phải đổi mới tư duy là cần chú trọng đến giá
trị sản phẩm, như người Nhật sản phẩm nông nghiệp của họ làm ra đã được chế
biến thành các sản phẩm bán trên các siêu thi toàn thé giới nên người nông dân
của họ đã có thu nhập cao rất nhiều lần so với thu nhập của nông dân Việt Nam!
Đà Nẵng, tháng 02 năm 2022.
Người báo cáo:
PHẠM SỸ LIÊM
Chủ đầu tư kiêm Hiệu trưởng trường
THPT Quang Trung TP Đà Nẵng.
Sơ lược về người báo cáo:
-
Sinh ngày
05-01-2044 (cùng tuổi với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng) tại Đà Nẵng;
-
Cử nhân
Giáo Khoa Toán học và Cao học Nhân khẩu và Thống kê Toán học tại trường đại học
Khoa học Huế;
-
30 năm dạy
Toán tại trường THPT Phan Châu Trinh và 25 năm quản lý trường THPT Quang Trung;
-
Có làm
chuyên gia giáo dục tại tỉnh Battambang Campuchia năm 1984;
-
Có tham gia kháng chiến nội thành ở Miền Trung
Trung bộ từ năm 1963 đến năm 1975 và được thưởng Huân chương kháng chiến chống
Mỹ.
----------------------------------------------------------------------------------------------------
PHẦN PHỤ
LỤC:
1)
Trí tuệ nhân tạo AI là gì?
Trí
tuệ nhân tạo hay trí thông
minh nhân tạo (Artificial intelligence – viết tắt là AI) là một
ngành thuộc lĩnh vực khoa học máy tính (Computer science). Là trí tuệ do con
người lập trình tạo nên với mục tiêu giúp máy tính có thể tự động hóa các hành
vi thông minh như con người.
Trí
tuệ nhân tạo khác với việc lập trình logic trong các ngôn ngữ
lập trình là ở việc ứng dụng các hệ thống học máy (machine
learning) để mô phỏng trí tuệ của con người trong các xử lý mà con người làm
tốt hơn máy tính.
Cụ
thể, trí tuệ nhân tạo giúp máy tính có được những trí tuệ của con người như:
biết suy nghĩ và lập luận để giải quyết vấn đề, biết giao tiếp do hiểu ngôn
ngữ, tiếng nói, biết học và tự thích nghi,…
Tuy
rằng trí thông minh nhân tạo có nghĩa rộng như là trí thông minh trong các tác
phẩm khoa học viễn tưởng, nó là một trong những ngành trọng yếu
của tin học. Trí thông minh nhân tạo liên quan đến cách cư xử, sự học hỏi
và khả năng thích ứng thông minh của máy móc.
Có bao nhiêu loại AI?
Công
nghệ AI được chia làm 4 loại chính:
Loại 1: Công nghệ AI
phản ứng.
Công
nghệ AI phản ứng có khả năng phân tích những động thái khả thi nhất của chính mình
và của đối thủ, từ đó, đưa ra được giải pháp tối ưu nhất.
Một
ví dụ điển hình của công nghệ AI phản ứng là Deep Blue. Đây là một chương trình
chơi cờ vua tự động, được tạo ra bởi IBM, với khả năng xác định các nước cờ
đồng thời dự đoán những bước đi tiếp theo của đối thủ. Thông qua đó, Deep Blue
đưa ra những nước đi thích hợp nhất.
Loại 2: Công nghệ AI
với bộ nhớ hạn chế
Đặc
điểm của công nghệ AI với bộ nhớ hạn chế là khả năng sử dụng những kinh nghiệm
trong quá khứ để đưa ra những quyết định trong tương lai. Công nghệ AI này
thường kết hợp với cảm biến môi trường xung quanh nhằm mục đích dự đoán những
trường hợp có thể xảy ra và đưa ra quyết định tốt nhất cho thiết bị.
Ví
dụ như đối với xe không người lái, nhiều cảm biến được trang bị xung quanh xe và
ở đầu xe để tính toán khoảng cách với các xe phía trước, công nghệ AI sẽ dự
đoán khả năng xảy ra va chạm, từ đó điều chỉnh tốc độ xe phù hợp để giữ an toàn
cho xe.
Loại 3: Lý thuyết trí
tuệ nhân tạo
Công
nghệ AI này có thể học hỏi cũng như tự suy nghĩ, sau đó áp dụng những gì học
được để thực hiện một việc cụ thể. Hiện nay, công nghệ AI này vẫn chưa trở
thành một phương án khả thi.
Loại 4: Tự nhận thức
Công
nghệ AI này có khả năng tự nhận thức về bản thân, có ý thức và hành xử như con
người. Thậm chí, chúng còn có thể bộc lộ cảm xúc cũng như hiểu được những cảm
xúc của con người. Đây được xem là bước phát triển cao nhất của công nghệ AI và
đến thời điểm hiện tại, công nghệ này vẫn chưa khả thi.
AI được ứng dụng thế nào trong cuộc sống hiện
tại và tương lai
Trong ngành vận tải
Trí
tuệ nhân tạo được ứng dụng trên những phương tiện vận tải tự lái, điển hình là
ô tô. Sự ứng dụng này góp phần mang lại lợi ích kinh tế cao hơn nhờ khả năng
cắt giảm chi phí cũng như hạn chế những tai nạn nguy hiểm đến tính mạng.
Vào
năm 2016, Otto, hãng phát triển xe tự lái thuộc Uber đã vận chuyển thành công
50.000 lon bia Budweisers bằng xe tự lái trên quãng đường dài 193 km. Theo
dự đoán của công ty tư vấn công nghệ thông tin Gartner, trong tương lai, những
chiếc xe có thể kết nối với nhau thông qua Wifi để đưa ra những lộ trình vận
tải tốt nhất.
Trong sản xuất
Trí
tuệ nhân tạo được ứng dụng để xây dựng những quy trình sản xuất tối ưu
hơn. Công nghệ AI có khả năng phân tích cao, làm cơ sở định hướng cho việc
ra quyết định trong sản xuất.
Trong y tế
Ứng
dụng tiêu biểu của trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực y tế là máy bay thiết bị bay
không người lái được sử dụng trong những trường hợp cứu hộ khẩn cấp. Thiết bị
bay không người lái có tốc độ nhanh hơn xe chuyên dụng đến 40% và vô cùng thích
hợp để sử dụng ở những nơi có địa hình hiểm trở.
Trong giáo dục
Sự
ra đời của trí tuệ nhân tạo giúp tạo ra những thay đổi lớn trong lĩnh vực giáo
dục. Các hoạt động giáo dục như chấm điểm hay dạy kèm học sinh có thể được tự
động hóa nhờ công nghệ AI. Nhiều trò chơi, phần mềm giáo dục ra đời đáp ứng nhu
cầu cụ thể của từng học sinh, giúp học sinh cải thiện tình hình học tập theo
tốc độ riêng của mình.
Trí
tuệ nhân tạo còn có thể chỉ ra những vấn đề mà các khóa học cần phải cải thiện.
Chẳng hạn như khi nhiều học sinh được phát hiện là gửi đáp án sai cho bài tập,
hệ thống sẽ thông báo cho giáo viên đồng thời gửi thông điệp đến học sinh để
chỉnh sửa đáp án phù hợp. Công nghệ AI còn có khả năng theo dõi sự tiến bộ của
học sinh và thông báo đến giáo viên khi phát hiện ra vấn đề đối với kết quả học
tập của học sinh.
Hơn
nữa, sinh viên còn có thể học hỏi từ bất cứ nơi nào trên thế giới thông qua
việc sử dụng những phần mềm có hỗ trợ AI. Công nghệ AI cũng cung cấp dữ liệu
nhằm giúp sinh viên lựa chọn được những khóa học tốt nhất cho mình.
Trong truyền thông
Đối
với lĩnh vực truyền thông, sự phát triển của trí tuệ nhân tạo góp phần làm thay
đổi cách thức tiếp cận đối với khách hàng mục tiêu. Nhờ những ưu điểm của công
nghệ AI, các công ty có thể cung cấp quảng cáo vào đúng thời điểm, đúng khách
hàng tiềm năng, dựa trên việc phân tích các đặc điểm về nhân khẩu học, thói
quen hoạt động trực tuyến và những nội dung mà khách hàng thường xem trên quảng
cáo.
Trong ngành dịch vụ
Công
nghệ AI giúp ngành dịch vụ hoạt động tối ưu hơn và góp phần mang đến những trải
nghiệm mới mẻ hơn và tốt hơn cho khách hàng. Thông qua việc thu thập và
phân tích dữ liệu, công nghệ AI có thể nắm bắt thông tin về hành vi sử dụng
dịch vụ của khách hàng, từ đó mang lại những giải pháp phù hợp với nhu cầu của
từng khách hàng.
Xu hướng của sáng tạo công nghệ trên thế giới
luôn chú tâm đến phát triển trí tuệ nhân tạo. Trong khoảng 5 đến 10 năm nữa,
ngành công nghệ này sẽ thật sự đạt đến đỉnh cao. Hãy cùng chờ đợi những sáng
tạo mới nhất của loài người về lĩnh vực này nhé.
2) IoT là gì?
Internet vạn vật (viết tắt: IoT- Internet of Things) là một
mạng lưới liên kết rộng lớn giữa các thiết bị vật lý với nhau,
như giữa các phương tiện giao thông, các hộ gia đình, các thiết bị điện tử, cảm
biến, bộ dẫn động và các thiết bị khác.
Phần giao tiếp này có thể được thực
hiện giữa bóng đèn và iphone.
Ví dụ việc kết hợp giữa bóng đèn và đồng hồ báo
thức, có thể phối hợp để làm cho thói quen dậy sớm vào buổi sáng của bạn dễ
dàng.
IoT có ứng dụng lớn hơn và rộng hơn như
cho bạn các tiện ích, bảo tồn năng lượng, nông nghiệp, giao thông vận tải, vận
chuyển,…
Ví dụ, trong làm nông, các hệ thống
canh tác thông minh dựa trên IoT có thể sử dụng các cảm biến để theo dõi ánh
sáng, độ ẩm, nhiệt độ và độ ẩm đất của cánh đồng. Trong chăm sóc sức khỏe, các
hệ thống dựa trên IoT có thể giám sát từ xa như huyết áp bệnh
nhân, nhịp tim và tuân thủ thuốc, tăng cường đáng kể việc chăm sóc bệnh
nhân,...
3)
AI + IoT là gì? Trí tuệ nhân tạo của vạn vật là gì?
Sự kết hợp giữa trí
tuệ nhân tạo (AI) và Internet vạn vật (IoT) giúp thiết bị được kết nối với trí
thông minh của chúng, điều này cho phép chúng hành động theo hành vi và sở
thích của người dùng mà không cần lập trình từ con người. Cùng tham khảo bài
viết bên dưới để hiểu hơn sự kết hợp này nhé.
4) Dữ
liệu lớn (Tiếng Anh: Big data) là một thuật ngữ
cho việc xử lý một tập hợp dữ liệu rất lớn và phức tạp mà các ứng dụng xử lý dữ
liệu truyền thống không xử lý được. Dữ liệu lớn bao gồm các thách thức
như phân
tích, thu
thập, giám sát
dữ liệu, tìm kiếm, chia sẻ, lưu trữ, truyền nhận, trực quan, truy vấn và tính
riêng tư. Thuật ngữ này thường chỉ đơn giản đề cập đến việc việc sử dụng các
phân tích dự báo, phân tích hành vi người dùng, hoặc một số phương pháp phân
tích dữ liệu tiên tiến khác trích xuất giá trị từ dữ liệu mà ít khi đề cập đến kích thước của bộ dữ liệu. "Vài
nghi ngờ cho rằng số lượng của dữ liệu có sẵn hiện nay thực sự lớn, nhưng đó
không phải là đặc trưng phù hợp nhất của hệ sinh thái dữ liệu mới này."
|