Ngày 16-05-2024 20:01:34
 


Mọi chi tiết xin liên hệ với trường chúng tôi theo mẫu dưới :
Họ tên
Nội dung
 

Lượt truy cập : 6696301
Số người online: 2
 
 
 
 
Hình mẫu T’nú trong “Rừng xà nu”
 

"Hình mẫu T’nú trong “Rừng xà nu”

Nhân vật T’nú trong tác phẩm “Rừng xà nu” hiện đang sống ở Kon Tum.

Theo bước chân chàng thanh niên A Hoàn, tôi tìm đến ngôi nhà sàn của Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân A Tranh, người mà hơn 40 năm qua, bao thầy cô, học trò và bạn đọc chỉ biết tên qua nhân vật T’nú trong tác phẩm “Rừng xà nu” của nhà văn Nguyễn Trung Thành.

Tây Nguyên tháng tư. Những con đường vắt qua các sườn đồi cà phê như dải lụa còn thấm đẫm sương đêm. Buôn làng thoắt hiện dưới những tán rừng xà nu chạy dài tít tắp tận chân trời.

Từ con hổ dưới chân núi Ngọc Linh…

Sinh năm 1924, năm nay A Tranh đã 83 tuổi. Lão già làng vẫn khỏe khoắn lạ thường. Đôi tay dài chắc nịch, bước chân nhanh nhẹn của người từng trèo đèo, lội suối phục kích đánh giặc còn in rõ trong từng cử chỉ của ông.

Đã hàng chục năm trôi qua, nhưng những chiến công của A Tranh, những trận đánh giặc lạ lùng như huyền thoại của ông thì người làng Kon Pông còn nhớ rõ lắm. Người làng gọi A Tranh là A Niếc, đó là cái tên già làng đặt cho khi ông mới được nhúng vào chậu nước sành của bà đỡ.

Tháng 3/1945, A Tranh cùng đám trai làng tham gia đánh giặc. Những trận đánh càn của giặc không làm A Niếc nao núng mà ngược lại càng làm A Niếc suy nghĩ tìm cách để giết được giặc nhiều hơn.

21 tuổi A Niếc được buôn làng bầu làm Chủ tịch xã Đắk Ui. Để giữ bí mật, A Niếc đổi tên thành A Tranh. Cái tên A Tranh trở thành niềm tự hào của bà con dân tộc Xê Đăng khắp Tây Nguyên hùng vĩ, đồng thời cũng gieo nỗi kinh hoàng cho bọn tay sai và lính Mỹ mỗi khi nhắc đến.

Năm 1957, A Tranh được kết nạp vào Đảng, Chi bộ chỉ có 3 người là A Tranh, Y Brối và A The, nhưng từ hạt nhân này ngọn lửa chiến đấu giữ đất, giữ làng cháy bùng lên khắp buôn làng Kon Tum.

Tháng 3/1961, cuộc đấu tranh vũ trang đầu tiên nổ ra ở Đắk Ui. Giặc Mỹ và tay sai rầm rộ kéo lên càn quét. A Tranh tổ chức bố trí du kích đón đánh địch ở hai điểm chính là đồi Ngõ Ngách và làng Kon Pông, còn dân làng thì làm hầm chông, bẫy chông, thò bẫy rồi rút đi.

Chỉ với 3 khẩu súng trường mát và một khẩu Grăng nhưng với lối dánh du kích mưu mẹo và linh hoạt, A Tranh và 4 du kích đã tiêu diệt trên 100 tên giặc. Từ đó thanh niên trong buôn làng hăng hái xin A Tranh vào đội du kích giết giặc.

Năm 1965 và 1966, giặc Mỹ và tay sai điên cuồng dùng những vũ khí tối tân nhất, cách giết người man rợ nhất nhằm đè bẹp tinh thần chiến đấu của quân và dân ta ở Tây Nguyên.

Tháng 8/1965, Mỹ đưa hai tiểu đoàn thuộc Lữ đoàn dù 101 đến đóng chốt ở phía Bắc thị xã Kon Tum. Tháng 2/1966, có thêm hai tiểu đoàn không quân Mỹ đến đóng ở Tân Cảnh. Chưa dừng lại ở đó, Mỹ còn kéo thêm 150 cố vấn cùng vũ khí, phương tiện chiến tranh hiện đại lên Kon Tum. Đội du kích của A Tranh được giao nhiệm vụ tìm đánh tiêu hao sinh lực địch.

Sau nhiều đêm nằm suy nghĩ, tính toán, A Tranh chia đội du kích của mình thành hai bộ phận. Du kích xã lo tổ chức chống địch càn và đánh địch. Du kích thôn (chủ yếu là phụ nữ) lo bảo vệ dân (người già và trẻ em). Cái chân A Tranh lội qua các con sông Đắk Pxi, Đắk Kôi, Đắk Rin, Pô Kô… tìm đường để nhử giặc vào nơi du kích phục sẵn. Còn cái tay của A Tranh thì bày cho bà con buôn làng cách vót cái chông, làm cái tên, bố trí hầm chông, bẫy thò sao cho hóc hiểm.

Mỹ chết nhiều quá, bọn giặc điên cuồng truy nã ráo riết, treo phần thưởng nếu ai lấy được đầu A Tranh. Sợ để mãi tên A Tranh sẽ bị giặc phát hiện, các cán bộ lãnh đạo của Đảng đã đổi tên A Tranh thành T’nú. T’nú đã len lỏi khắp núi rừng Tây Nguyên tập hợp du kích đánh giặc. Những chiến công của T’nú cũng như trang đời của ông được nhà văn Nguyên Ngọc mô tả phần nào qua truyện ngắn “Rừng xà nu”.

… Đến cây xà nu làng Kon Pông

Đôi mắt T’nú còn tinh lắm, hai con mắt như chứa đầy lửa, nắng của đất rừng Tây Nguyên. Mới năm qua thôi khi tham dự lễ hội Ngày Quốc phòng toàn dân, bộ đội mời T’nú cầm súng bắn thử, T’nú còn bắn trúng cả ba vòng mười. T’nú bắn súng giỏi quá, bộ đội không cho T’nú đi xe về nhà mà cõng bộ T’nú chạy gần 2 km về nhà mới thôi.

Trong quá trình chiến đấu, T’nú được tặng 12 huân, huy chương các loại, 2 lần được bầu là Chiến sĩ thi đua của miền và mặt trận Tây Nguyên. Năm 1995, ông được Chủ tịch Nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Nhà văn Nguyên Ngọc (Nguyễn Trung Thành), SN 1932, nguyên Thư ký tòa soạn Tạp chí Văn nghệ Quân đội, Phó Tổng thư ký, Bí thư Đảng, Đoàn Hội Nhà văn. Các tác phẩm chính: “Đất nước đứng lên“, “Rẻo cao“, “Rừng xà nu“, “Đất Quảng“… Giải thưởng văn nghệ Việt Nam, giải thưởng Nguyễn Đình Chiểu, giải thưởng văn học quốc tế Lotus…
Nhìn bàn tay bầm đen và
 
Khuyết tật của T’nú tôi lại nhớ tới hình ảnh một thời ông bị bọn tay sai dùng nhựa xà nu tẩm vào đầu mười ngón tay và đốt. Bàn tay của T’nú biến thành ngọn lửa, nỗi đau thể xác buốt tận tim, gan nhưng ông vẫn một mực không khai, giữ bí mật cho cách mạng. Những hình ảnh đó được nhà văn Nguyên Ngọc mô tả một cách chi tiết và đã đọng lại với biết bao thế hệ thầy cô, học trò trong hàng chục năm qua…

Bên chiếc bàn cũ, những chiếc bát uống nước thời chống Mỹ cũng cũ kỹ, T’nú đưa cho tôi xem những kỷ vật ông còn giữ lại được; con dao làm bằng inốc sáng loáng, cây đàn Prang, chiếc cung và những bó tên… tất cả được ông gói gém cẩn thận như vật bất ly thân không gì đánh đổi.

“Mình lấy Yủi nhưng không giúp được gì cho vợ. Lo đánh giặc mà, có tám đứa con thì chết mất năm. Con đau một mình Yủi nuôi không được mà con chết mình không về được. Trận mình phục kích địch ở dốc Đầu lâu, giết được lính Mỹ nhiều lắm, về làng để báo cho Yủi mừng. Về đến làng thì Yủi đang khóc vì hai đứa con vừa chết vì bị kiết lị. Buồn quá mình vô núi Ngọc Linh khóc suốt một đêm dài”. T’nú thổn thức.

Trời về chiều. T’nú lấy chiếc đàn Prang ra đánh. Trước hiên nhà, bà con buôn làng Xê Đăng đến chúc mừng ông vừa tròn 50 năm tuổi Đảng và Ngày giải phóng thống nhất đất nước

Dương Sông Lam
 

   :: Các tin khác

 
Điện thoại : 0511.3691445 - 0511.3656697 * Email: quangtrung.thpt@yahoo.com
* - Website: thptquangtrung.vn * Website : thpt-quangtrung-danang.edu.vn