Ngày 28-04-2024 10:33:36
 


Mọi chi tiết xin liên hệ với trường chúng tôi theo mẫu dưới :
Họ tên
Nội dung
 

Lượt truy cập : 6688822
Số người online: 2
 
 
 
 
Kinh nghiệm học-thi : Môn Tiếng Anh và Địa Lý
 

 

Kinh nghiệm học-thi

Những lưu ý khi làm bài ỳ thi tuyển sinh ĐH sẽ diễn ra với nhiều môn thi, trong đó có môn ngoại ngữ và địa lý. Sau đây là kinh nghiệm từ các thầy cô từng làm cán bộ chấm thi.

Môn tiếng Anh: nên dành thời gian coi lại bài làm

Thời gian thi có 90 phút, TS nên dành 10 phút để đọc lại bài làm và hoàn thành tất cả các câu còn dang dở. Trước một đề thi chi chít chữ tiếng Anh, TS rất dễ mất điểm do nhầm lẫn. Cho nên phải thật tỉnh táo và không được chủ quan khi làm bài. TS cần bình tĩnh đọc và hiểu toàn bộ câu viết để có chọn lựa thích hợp.

Nên xem kỹ các từ nối như: before, after, until, since, therefore, but, so, though, despite, in spite of... Cũng nên phân biệt cách dùng của các nhóm sau: so, such, (not) enough và too; used to, be used to, be used for... Trong phần điền từ vào đoạn văn, nếu các từ gợi ý cùng một gia đình (family words) thì xem khoảng trống cần từ loại gì để quyết định chọn. Nếu các từ gợi ý khác nghĩa nhau thì phải xem xét chữ nào phù hợp với nghĩa của câu.

Trong phần "tìm câu có nghĩa gần nhất với câu đã cho", TS nên chú ý hiểu nghĩa và dò xem trong phương án trả lời cấu trúc các câu có đúng không để loại những câu sai cấu trúc. Riêng phần đọc hiểu, thông thường TS đọc đoạn văn trước rồi mới đọc câu hỏi, sau đó lại đọc đoạn văn một lần nữa. Cách làm này mất nhiều thời gian. Theo tôi, các em nên đọc các câu hỏi trước, xác định yêu cầu trọng tâm rồi đọc kỹ đoạn văn sau. Như vậy sẽ dễ xác định trọng tâm để chọn phương án đúng nhanh chóng và chính xác nhất.

Thầy LÊ THANH TÙNG
(GV Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, TP. HCM)

Môn địa lý: viết lan man, thiếu ý sẽ không có điểm cao

Với những câu hỏi về các nguồn lực kinh tế, bài làm cần tránh sa đà vào phần ưu điểm các nguồn lực kinh tế mà bỏ quên phần nhược điểm. Bài viết cũng phải trình bày được hướng phát triển nguồn lực kinh tế ấy như thế nào.

Đối với các câu hỏi về đặc điểm phát triển và phân bố các ngành kinh tế: cố gắng phân tích các điều kiện phát triển kinh tế (chia thành hai nhóm: điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội). Phần trình bày về tài nguyên thiên nhiên trong câu hỏi này, cần lưu ý: đề bài hỏi ngành kinh tế nào chỉ trả lời những nguồn tài nguyên liên quan đến ngành kinh tế ấy, không trình bày lan man. Đối với câu hỏi liên quan đến các vùng kinh tế, ngoài phần trình bày về điều kiện tự nhiên, xã hội, bài làm cần làm nổi bật đặc trưng, thế mạnh của vùng kinh tế đó, hướng phát triển (cả ưu và nhược điểm của nó).

Ở phần đề phân tích số liệu, cần cần đọc kỹ bảng số liệu, nên phân tích theo hàng ngang hoặc hàng dọc để không bỏ sót số liệu nào. Phần nhận xét số liệu, cần liên hệ kiến thức đã học và thực tế để giải thích vấn đề liên quan đến bảng số liệu. Đề thi có thể không yêu cầu, nhưng đáp án luôn có điểm phần giải thích, đây chính là phần để phân loại trình độ thí sinh.

Thầy ĐẶNG DUY ĐịNH
(tổ trưởng tổ địa lý Trường THPT Nguyễn Chí Thanh, TP.HCM)
 

   :: Các tin khác

 
Điện thoại : 0511.3691445 - 0511.3656697 * Email: quangtrung.thpt@yahoo.com
* - Website: thptquangtrung.vn * Website : thpt-quangtrung-danang.edu.vn