Ngày 28-04-2024 16:12:45
 


Mọi chi tiết xin liên hệ với trường chúng tôi theo mẫu dưới :
Họ tên
Nội dung
 

Lượt truy cập : 6688919
Số người online: 7
 
 
 
 
Sông Mê Kông-ĐL học
 

Sông Mê Kông-ĐL học
Sông Cửu Long, hay Cửu Long Giang (chữ Hán: 九龍江), là tên gọi chung cho các đoạn sông thuộc về sông Mê Kông chảy trên lãnh thổ của Việt Nam.

Sông Mê Kôngmột trong những con sông lớn nhất trên thế giới. Tính theo độ dài nó đứng thứ 12 (thứ 7 tại châu Á), còn tính theo lưu lượng nước nó đứng thứ 10 trên thế giới (lưu lượng hàng năm đạt khoảng 475 tỷ m³).

Lưu lượng trung bình 13.200 m³/s, vào mùa nước lũ có thể lên tới 30.000 m³/s. Lưu vực của nó rộng khoảng 795.000 km² (theo số liệu của Ủy ban sông Mê Kông) hoặc hơn 810.000 km² (theo số liệu của Encyclopaedia Britannica 2004).

Từ Tây Tạng nó chảy qua tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), Myanma, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam. Các quốc gia kể trên (trừ Trung Quốc) nằm trong Ủy ban sông Mê Kông. Giao thông bằng đường thủy trên sông Mê Kông gặp nhiều khó khăn do dòng chảy bị thay đổi nhiều theo mùa, các đoạn chảy xiết và các thác nước cao

Dòng chảy

Cảnh sông Mê Kông trước hoàng hôn tại biên giới Lào-Thái Lan.Đầu nguồn của dòng sông đến nay chưa xác định rõ, do vậy độ dài chính xác của nó cũng không chắc chắn vì lý do chính là sự tồn tại của một số sông nhánh trong những khu vực mà con người chưa thể đặt chân đến.

Những nhà thám hiểm Trung Quốc tin rằng đầu nguồn của con sông này nằm ở núi Cát Phú (吉富; Jifu) thuộc huyện Tạp Đa (杂多; Bính âm: Záduō), châu tự trị dân tộc Tạng Ngọc Thụ (玉樹; Bính âm: Yùshù), tỉnh Thanh Hải ở phía tây bắc Trung Quốc, với độ cao trung bình khoảng 5.200 m trên mực nước biển.

Cuộc thám hiểm sớm hơn do Michel Peissel dẫn đầu thì cho rằng đầu nguồn của nó nằm ở trung tâm của hẻm núi Rupsa-La (xa hơn về phía tây, tại độ cao 4.975 m). Các con số về độ dài của nó do vậy dao động trong khoảng 4.350-4.909 km.

Sau đó, đoạn sông Mê Kông dài khoảng 200 km tạo thành biên giới giữa hai nước Myanma và Lào. Tại điểm cuối của biên giới, con sông này hợp lưu với sông nhánh Ruak tại Tam giác vàng. Điểm này cũng là điểm phân chia phần Thượng và phần Hạ của Mê Kông.

Sông Mê Kông sau đó tạo thành biên giới của Lào và Thái Lan, trước khi dòng chảy chạy vào đất Lào. Nó được người Lào và người Thái gọi với tên Mènam Khong (Mènam nghĩa là "sông"). Sử Việt Nam thì gọi là Sông Khung.

Khoảng sông ở Lào đặc trưng bởi các hẻm núi sâu, các dòng chảy xiết và những vũng nước sâu khoảng nửa mét vào mùa khô. Nó mở rộng ra ở phía nam Luang Prabang, ở đó nó có thể rộng tới 4 km và sâu tới 100 mét, mặc dù dòng chảy của nó vẫn rất trái ngược nhau.

Con sông này sau đó lại làm biên giới của Lào và Thái Lan trong đoạn chảy qua Viêng Chăn, sau đó lại là một đoạn ngắn chảy trên đất Lào. Ở đoạn này có chi lưu chính hữu ngạn từ Thái Lan đổ vào: Mènam Mun dài 750 km. Nó bao gồm cả khu vực Si Phan Đôn (bốn ngàn đảo) phía trên thác Khone gần biên giới Campuchia. Thác nước này dài 15 km, cao 18 m khá hùng vĩ và gần như không thể vượt qua đối với giao thông bằng đường thủy.

Tại Campuchia, con sông này có tên là sông Mékôngk hay Tông-lê Thơm (sông lớn). Vùng nước chảy xiết Sambor phía trên Kratie là cản trở giao thông cuối cùng. Ở phía trên Phnom Penh nó hợp lưu với Tông-lê Sáp, con sông nhánh chính của nó ở Campuchia. Vào mùa lũ, nước chảy ngược từ sông Mê Kông vào Tông-lê Sáp.

Bắt đầu từ Phnôm Pênh, nó chia thành 2 nhánh: bên phải là sông Bát Sắc (sang Việt Nam gọi là Hậu Giang hay sông Hậu) và bên trái là Mê Kông (sang Việt Nam gọi là Tiền Giang hay sông Tiền), cả hai đều chảy vào khu vực đồng bằng châu thổ rộng lớn ở Nam Bộ Việt Nam, dài chừng 220-250 km mỗi sông. Tại Việt Nam, sông Mê Kông còn có tên gọi là sông Lớn, hay sông Cửu Long.

Sông Cửu Long tại Việt Nam có lưu lượng rất lớn, khoảng 6.000 m³/s về mùa khô, lên đến 120.000 m³/s vào mùa mưa, và chuyên chở rất nhiều phù sa bồi đắp đồng bằng Nam Bộ.

Sông Tiền có lòng sông rộng với nhiều cù lao ở giữa dòng, chảy qua Tân Châu (Châu Đốc), Hồng Ngự và Cao Lãnh đến Cai Lậy thì chia làm bốn sông đổ ra biển bằng sáu cửa.

Sông Mỹ Tho, chảy qua tỉnh lỵ tỉnh Tiền Giang là thành phố Mỹ Tho và phía nam Gò Công, ra biển bằng Cửa Tiểu qua đường sông Cửa Tiểu và Cửa Đại qua đường sông Cửa Đại.

Sông Ba Lai chảy qua phía bắc tỉnh Bến Tre (tên cũ Kiến Hòa), ra Cửa Ba Lai.

Sông Hàm Luông, chảy qua phía nam tỉnh Bến Tre, ra Cửa Hàm Luông.

Sông Cổ Chiên, làm thành ranh giới tỉnh Bến Tre-Trà Vinh (Vĩnh Bình), đổ ra biển bằng Cửa Cổ Chiên và Cửa Cung Hầu.

Sông Hậu chảy qua Châu Phú (Châu Đốc), Long Xuyên (An Giang), Cần Thơ, Trà Ôn, Long Phú, và đổ ra biển bằng ba cửa: Cửa Định An, Cửa Ba Thắc", Cửa Tranh Đề.

Do chín cửa sông này mà sông Mê Kông còn được gọi là sông Cửu Long, tức sông chín rồng. Hiện nay đoạn sông Hậu chảy ra biển chỉ còn 2 cửa là Tranh Đề và Định An. Khoảng 90 triệu người dân có cuộc sống dựa vào con sông này.

   :: Các tin khác

 
Điện thoại : 0511.3691445 - 0511.3656697 * Email: quangtrung.thpt@yahoo.com
* - Website: thptquangtrung.vn * Website : thpt-quangtrung-danang.edu.vn