Ngày 27-04-2024 12:01:47
 


Mọi chi tiết xin liên hệ với trường chúng tôi theo mẫu dưới :
Họ tên
Nội dung
 

Lượt truy cập : 6688357
Số người online: 22
 
 
 
 
TÀI LIỆU ÔN TẬP MÔN LÝ 12, 11 ,10 HKII NH 2019-2020
 
Lớp 12, 11 và 10.

TÀI LIỆU ÔN TẬP MÔN LÝ 12 NH 2019-2020.


I. MẠCH DAO ĐỘNG:

1. Mạch dao động là một mạch kín gồm một tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp với một cuộn cảm có độ tự cảm L.

2. Mạch dao động lí tưởng là mạch dao động có điện trở của mạch bằng không và mạch không bức xạ sóng điện từ.

3. Định luật biến thiên điện tích, cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong mạch dao động lí tưởng.

- Sự biến thiên điện tích của một bản tụ điện: q = q0cos(ωt + ϕ).

- Sự biến thiên cường độ dòng điện trong mạch: i = -I0sin(ωt + ϕ) = I0cos(ωt + ϕ + ). 

(Với I0 = ωq0)

- Sự biến thiên hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện: u = U0cos(ωt + ϕ). (Với )

q0 : điện tích cực đại trên một bản tụ điện (đơn vị C).

I0 : cường độ dòng điện cực đại trong mạch (đơn vị A).

U0 : hiệu điện thế cực đại giữa hai bản tụ điện (đơn vị V).

: tần số góc riêng của mạch dao động LC (đơn vị rad/s).

: chu kì riêng của mạch dao động LC (đơn vị s).

: tần số riêng của mạch dao động LC (đơn vị Hz).

Độ tự cảm của cuộn cảm: (đơn vị H)

(trong đó, N là số vòng dây quấn của ống dây điện chiều dài l, có tiết diện ống dây S)

Nhận xét: i nhanh pha so với q, và so với u. Và q cùng pha với u.

4. Biểu thức độc lập với thời gian.

5. Định nghĩa dao động điện từ tự do: là sự biến thiên điều hòa theo thời gian của điện tích q của một bản tụ điện và cường độ dòng điện i ( hoặc của cường độ điện trường và cảm ứng từ ) trong mạch dao động.

6. Năng lượng điện từ trong mạch dao động lí tưởng.

- Năng lượng điện trường tập trung ở tụ điện.

- Năng lượng từ trường tập trung ở cuộn cảm.

- Năng lượng điện từ trong mạch dao động là tổng năng lượng điện trường và năng lượng từ trường của mạch.

Nhận xét: 

  • Năng lượng trong mạch dao động gồm năng lượng điện trường tập trung ở tụ điện và năng lượng từ trường tập trung ở cuộn cảm.

  • Mạch dao động có tần số góc ω, tần số f và chu kỳ T thì năng lượng điện trường và năng lượng từ trường cùng biến thiên tuần hoàn với tần số góc 2ω, tần số 2f và chu kỳ .

  • Tại mọi thời điểm, tổng năng lượng điện trường và năng lượng từ trường luôn luôn không đổi. Nói cách khác, năng lượng điện từ trường của mạch dao động luôn bảo toàn.

  • Năng lượng điện trường cực đại = năng lượng từ trường cực đại = năng lượng điện từ trường.

(Lưu ý thêm rằng )


II. ĐIỆN TỪ TRƯỜNG (TRƯỜNG ĐIỆN TỪ):

1. Giả thuyết của Mắc-xoen về mối quan hệ giữa điện trường và từ trường.

- Khi một từ trường biến thiên theo thời gian, nó sinh ra một điện trường xoáy, là điện trường có các đường sức điện là đường cong kín, bao quanh các đường sức từ.

- Khi một điện trường biến thiên theo thời gian, nó sinh ra một từ trường, có các đường cảm ứng từ bao quanh các đường sức điện.

2. Điện từ trường là trường có hai thành phần biến thiên theo thời gian, liên quan mật thiết với nhau là điện trường biến thiên và từ trường biến thiên.


III. SÓNG ĐIỆN TỪ:

1. Sóng điện từ là điện từ trường lan truyền trong không gian.

2. Những tính chất (đặc điểm) của sóng điện từ.

  • Sóng điện từ truyền được trong tất cả các môi trường vật chất, kể cả chân không. Vận tốc lan truyền sóng điện từ trong chân không bằng vận tốc ánh sáng trong chân không : c = 3.108 m/s. Trong chân không, sóng điện từ tần số f thì có bước sóng là

  • Sóng điện từ là sóng ngang. Trong quá trình truyền sóng, tại một điểm bất kì trên phương truyền, vecto và vecto luôn vuông góc với nhau và vuông góc với phương truyền sóng . Ba vecto , , tạo thành một tam diện thuận.

  • Trong sóng điện từ, điện trường và từ trường luôn biến thiên tuần hoàn theo không gian và thời gian, và luôn cùng pha với nhau.

  • Sóng điện từ cũng tuân theo các định luật phản xạ, khúc xạ; cũng có thể giao thoa, nhiễu xạ ... như ánh sáng.

  • Sóng điện từ mang năng lượng. Năng lượng sóng điện từ tỉ lệ với lũy thừa bậc bốn của tần số.

  • Sóng điện từ có bước sóng từ vài mét đến vài kilômét được dùng trong thông tin liên lạc vô tuyến và được gọi là sóng vô tuyến.

3. Sóng điện từ và thông tin vô tuyến.

Sóng vô tuyến được chia thành : sóng dài, sóng trung, sóng ngắn và sóng cực ngắn.

  • Sóng dài: Bước sóng λ khoảng trên 103 m (f khoảng dưới 3.105 Hz). Ít bị nước hấp thụ, dùng để thông tin dưới nước. Năng lượng sóng dài nhỏ, không truyền được đi xa nên ít dùng để thông tin trên mặt đất.

  • Sóng trung: Bước sóng khoảng từ 102 m đến 103 m (f khoảng từ 3.105 Hz  đến 3.106 Hz). Truyền được theo bề mặt của Trái Đất. Ban ngày, sóng trung bị tầng điện li hấp thụ mạnh nên không truyền được đi xa. Ban đêm, tầng điện li, mặt đất, nước phản xạ tốt sóng trung nên chúng truyền đi xa được. (Ban đêm nghe đài bằng sóng trung rõ hơn ban ngày)

  • Sóng ngắn: Bước sóng khoảng từ 10 m đến 102 m (f khoảng từ 3.106 Hz đến 3.107 Hz). Bị tầng điện li, mặt đất và nước phản xạ tốt. Nhờ vậy mà sóng ngắn truyền đi xa được. Sóng ngắn có năng lượng lớn hơn sóng trung, nên một đài phát sóng ngắn với công suất lớn có thể truyền sóng đi khắp mọi nới trên mặt đất.

  • Sóng cực ngắn: Bước sóng khoảng từ 10-2 m đến 10 m (f khoảng từ 3.107 Hz đến 3.1010 Hz). Có năng lượng lớn nhất, không bị tầng điện li hấp thụ hoặc phản xạ, có khả năng truyền đi rất xa theo phương truyền thẳng và được dùng trong thông tin vũ trụ. (Vô tuyến truyền hình dùng sóng cực ngắn không truyền đi xa trên mặt đất. Muốn truyền hình đi xa, người ta phải làm các đài tiếp sóng trung gian; hoặc dùng vệ tinh nhân tạo để thu sóng của đài phát rồi phát trở lại về Trái Đất theo một phương nhất định).



CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Chọn phát biểu đúng về mạch dao động.

A. Mạch dao động gồm một cuộn cảm, một điện trở mắc song song với một tụ điện.

B. Năng lượng điện từ toàn phần của mạch dao động biến thiên điều hòa.

C. Nếu điện dung của tụ điện trong mạch càng nhỏ thì tần số của dao động điện từ càng lớn.

D. Nếu độ tự cảm của cuộn dây trong mạch càng nhỏ thì chu kì dao động điện từ càng lớn.

Câu 2: Tần số dao động điện từ tự do của mạch LC có điện trở thuần không đáng kể là

A. B. C. D.

Câu 3: Trong mạch dao động LC, nếu tăng điện dung của tụ lên 12 lần và giảm độ tự cảm của cuộn cảm thuần xuống 3 lần thì tần số dao động của mạch

A. giảm 4 lần. B. tăng 4 lần. C. giảm 2 lần. D. tăng 2 lần.

Câu 4: Phát biểu nào sau đây không đúng?

Trong mạch LC, đại lượng biến thiên tuần hoàn với chu kì

A. điện tích q của một bản tụ. B. cường độ dòng điện trong mạch.

C. hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch. D. năng lượng từ trường trong cuộn cảm thuần.

Câu 5: Cho mạch dao động gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L = 0,4 mH và một tụ điện có điện dung C = 16 pF. Biết lúc t = 0 cường độ dòng điện trong mạch cực đại và bằng 12 mA. Biểu thức của cường độ dòng điện tức thời là

A. B.

C. D.

Câu 6: Tìm câu phát biểu sai về mạch dao động LC.

A. Tại mọi thời điểm, tổng của năng lượng điện trường và của năng lượng từ trường là không đổi.

B. Tần số dao động của mạch chỉ phụ thuộc đặc tính của mạch dao động.

C. Năng lượng điện từ toàn phần gồm năng lượng điện trường ở tụ điện và năng lượng từ trường ở cuộn cảm.

D. Năng lượng điện trường và năng lượng từ trường biến thiên tuần hoàn cùng tần số với dòng điện trong mạch.

Câu 7: Tìm câu phát biểu sai về năng lượng điện từ trong mạch LC.

A. Năng lượng điện trường tập trung chủ yếu giữa hai bản tụ điện.

B. Năng lượng từ trường tập trung chủ yếu bên trong cuộn cảm.

C. Năng lượng điện trường và năng lượng từ trường biến thiên đồng pha.

D. Năng lượng điện trường và năng lượng từ trường biến thiên với cùng tần số.

Câu 8: Trong mạch dao động

A. Năng lượng điện trường biến thiên tuần hoàn với chu kì

B. Năng lượng từ trường biến thiên tuần hoàn với tần số

C. năng lượng toàn phần biến thiên với tần số bằng 2 lần tần số của dòng điện.

D. Năng lượng điện trường cực đại bằng năng lượng từ trường cực đại.

Câu 9: Một mạch chọn sóng của một máy thu gồm một cuộn dây có độ tự cảm L = 4 μH và một tụ điện có điện dung biến đổi từ C1 = 10 pF đến C2 = 250 pF (coi π2 = 10). Mạch trên thu được dải sóng có bước sóng trong khoảng từ 

A. 12 m đến 60 m. B. 24 m đến 300 m. C. 12 m đến 300 m. D. 24 m đến 120 m.

Câu 10: Một mạch chọn sóng của một máy thu gồm một cuộn dây có độ tự cảm L = 4 μH. Coi π2 = 10. Để thu sóng điện từ có bước sóng λ = 240 m thì điên dung của tụ điện trong mạch phải có giá trị bằng

A. 16 nF. B. 8 nF. C. 4 nF. D. 24 nF.

Câu 11: Điện từ trường xuất hiện ở xung quanh

A. một điện tích đứng yên. B. một dòng điện không đổi.

C. một tụ điện đã tích điện và được ngắt khỏi nguồn.

D. nguồn sinh tia lửa điện.

Câu 12: Điện trường xoáy không có đặc điểm nào dưới đây?

A. làm phát sinh từ trường biến thiên.

B. các đường sức không khép kín.

C. vectơ cường độ điện trường xoáy có phương vuông góc với vectơ cảm ứng từ .

D. không tách rời từ trường biến thiên.

Câu 13: Chọn câu phát biểu sai.

Điện trường xoáy khác điện trường tĩnh ở chỗ

A. có đường sức khép kín.

B. điện trường xoáy xuất hiện khi điện tích chuyển động thẳng đều, còn điện trường tĩnh chỉ xuất hiện khi điện tích đứng yên.

C. điện trường xoáy làm xuất hiện từ trường biến thiên, còn điện trường tĩnh thì không.

D. điện trường xoáy do từ trường biến thiên sinh ra.

Câu 14: Sóng điện từ và sóng cơ học không có tính chất chung nào dưới đây?

A. có tốc độ lan truyền phụ thuộc vào môi trường.

B. có thể bị khúc xạ, phản xạ.

C. truyền được trong chân không.

D. mang năng lượng.

Câu 15: Tốc độ truyền sóng điện từ

A. không phụ thuộc vào môi trường truyền sóng nhưng phụ thuộc vào tần số của sóng.

B. không phụ thuộc vào cả môi trường truyền sóng và tần số của sóng.

C. phụ thuộc vào môi trường truyền sóng nhưng không phụ thuộc vào tần số của sóng.

D. phụ thuộc vào môi trường truyền sóng và tần số của sóng.

Câu 16: Sóng điện từ nào dưới đây không bị phản xạ ở tầng điện li?

A. sóng cực ngắn. B. sóng ngắn. C. Sóng trung. D. Sóng dài.

Câu 17: Nguyên tắc hoạt động của mạch chọn sóng trong máy thu sóng vô tuyến là dựa vào hiện tượng

A. giao thoa sóng điện từ. B. cộng hưởng sóng điện từ.

C. nhiễu xạ sóng điện từ. D. Phản xạ sóng điện từ.

Câu 18: Một mạch dao động LC cộng hưởng với sóng điện từ có bước sóng 50 m. Để máy này có thể thu được sóng điện từ có bước sóng 100 m mà vẫn giữ nguyên độ tự cảm L thì điện dung của tụ phải 

A. tăng 2 lần. B. tăng 4 lần. C. Giảm 2 lần. D. Giảm 4 lần.

Câu 19: Một mạch dao động gồm một cuộn cảm có độ tự cảm L = 0,2 H và tụ điện có điện dung C = 0,4 μF. Khi dòng điện qua cuộn dây là 10 mA thì hiệu điện thế giữa hai bản của tụ điện là 10 V. Năng lượng điện từ toàn phần của mạch bằng

A. 1.10-5 J. B. 2. 10-5 J. C. 3. 10-5 J. D. 4. 10-5 J.

Câu 20: Mạch dao động điện từ gồm một cuộn cảm thuần và tụ điện có điện dung C = 5 μF. Biết giá trị cực đại của hiệu điện thế giữa hai bản tụ là U0 = 6 V. Tại thời điểm hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện là uC = 4 V thì năng lượng điện trường và năng lượng từ trường của mạch tại thời điểm đó lần lượt bằng

A. 4. 10-5 J và 9.10-5 J. B. 4. 10-5 J và 5.10-5 J.

C. 2. 10-5 J và 4,5.10-5 J. D. 2. 10-5 J và 2,5.10-5 J.

Câu 21: Một mạch dao động gồm một cuộn cảm có độ tự cảm L = 5 mH và tụ điện C. Mạch dao động tự do nhờ được cung cấp năng lượng 2.10-6 J. Tại thời điểm năng lượng từ trường bằng năng lượng điện trường thì cường độ dòng điện trong mạch dao động là

A. 0,05 A. B. 0,01 A. C. 0,02 A. D. 0,4 A.

Câu 22: Cường độ dòng điện trong một mạch dao động biến đổi với tần số là f. Năng lượng điện trường trong tụ điện biến thiên tuần hoàn với tần số 

A. f/2. B. f. C. 2f. D. 4f.

Câu 23: Một mạch dao động gồm một cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và một tụ điện có điện dung C có dao động điện từ tự do. Giá trị cực đại của hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện bằng U0. Giá trị cực đại của cường độ dòng điện trong mạch là

A. B. C. D.

Câu 24: Một mạch dao động gồm tụ điện có điện dung C = 125 nF và một cuộn dây có độ tự cảm L = 5 mH. Điện trở thuần của mạch không đáng kể. Cường độ dòng điện cực đại trong mạch là 60 mA. Hiệu điện thế cực đại giữa hai bản tụ điện là

A. U0 = 12 V. B. U0 = 60 V. C. U0 = 2,4 V. D. U0 = 0,96 V.

Câu 25: Trong mạch dao động LC, điện tích cực đại của tụ điện là Q0 = 0,8 nC, cường độ dòng điện cực đại I0 = 20 mA. Tần số dao động điện từ tự do trong mạch là

A. 5 kHz. B. 25 M Hz. C. 50 M Hz. D. Không có đáp số đúng.

Câu 26: Một mạch dao động LC có tần số dao động riêng là f1 = 60 kHz nếu dùng tụ C1 và có tần số dao động riêng là f2 = 80 kHz nếu dùng tụ C2. Khi dùng cả C1 và C2 ghép song song thì tần số dao động riêng của mạch là

A. 140 kHz. B. 48 kHz. C. 20 kHz. D. 24 kHz.

Câu 27: Mạch dao động LC gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L = 6 mH, năng lượng của mạch bằng 7,5 μJ. Cường độ dòng điện cực đại trong mạch bằng

A. 0,0025 A. B. 0,10 A. C. 0,15 A. D. 0,05 A.

Câu 28: Trong mạch dao động điện từ, sau 3/4 chu kì kể từ khi tụ điện bắt đầu phóng điện, năng lượng của mạch dao động tập trung ở đâu?

A. tụ điện. B. Cuộn cảm.

C. Tụ điện và cuộn cảm. D. Bức xạ ra không gian xung quanh.

Câu 29: (ĐH-CĐ Khối A-2007) Một mạch dao động điện từ gồm một tụ điện có điện dung 0,125 μF và một cuộn cảm có độ tự cảm 50 μH. Điện trở thuần của mạch không đáng kể. Hiệu điện thế cực đại giữa hai bản tụ điện là 3 V. Cường độ dòng điện cực đại trong mạch là

A. 7,5 A. B. 7,5 mA. C. 15 mA. D. 0,15 A.

Câu 30: (ĐH-CĐ Khối A-2007) Một tụ điện có điện dung 10 μF được tích điện đến một hiệu điện thế xác định. Sau đó nối hai bản tụ điện vào hai đầu một cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm 1 H. Bỏ qua điện trở của các dây nối, lấy π2 = 10. Sau khoảng thời gian ngắn nhất là bao nhiêu (kể từ lúc nối) điện tích trên tụ điện có giá trị bằng một nửa giá trị ban đầu ?

A. s. B. s. C. s. D. s.

Câu 31: (ĐH-CĐ Khối A-2007) Phát biểu nào sai khi nói về sóng điện từ ?

A. Sóng điện từ là sự lan truyền trong không gian của điện từ trường biến thiên theo thời gian.

B. Trong sóng điện từ, điện trường và từ trường luôn dao động lệch pha nhau .

C. Trong sóng điện từ, điện trường và từ trường biến thiên theo thời gian với cùng chu kì.

D. Sóng điện từ dùng trong thông tin vô tuyến gọi là sóng vô tuyến.

Câu 32: (CĐ Khối A-2007) Sóng điện từ và sóng cơ học không có chung tính chất nào sau đây ?

A. Phản xạ. B. Truyền được trong chân không.

C. Mang năng lượng. D. Khúc xạ. 

Câu 33: (CĐ Khối A-2007) Một mạch dao động LC có điện trở thuần không đáng kể. Dao động điện từ riêng (tự do) của mạch LC có chu kì 2,0.10-4 s. Năng lượng điện trường trong mạch biến đổi điều hòa với chu kì là 

A. 0,5.10-4 s. B. 4,0.10-4 s. C. 2,0.10-4 s. D. 1,0.10-4 s.

Câu 34: (CĐ Khối A-2007) Một mạch dao động LC có điện trở thuần không đáng kể, tụ điện có điện dung 5 μF. Dao động điện từ riêng (tự do) của mạch LC với hiệu điện thế cực đại ở hai đầu tụ điện bằng 6 V. Khi hiệu điện thế ở hai đầu tụ điện là 4 V thì năng lượng từ trường trong mạch bằng

A. 10-5 J. B. 5.10-5 J. C. 9.10-5 J. D. 4.10-5 J.

Câu 35: (CĐ Khối A-2007) Một mạch dao động LC có điện trở thuần không đáng kể, gồm một cuộn dây có hệ số tự cảm L và một tụ điện có điện dung C. Trong mạch có dao động điện từ riêng (tự do) với giá trị cực đại của hiệu điện thế ở hai bản tụ điện bằng Umax . Giá trị cực đại Imax của cường độ dòng điện trong mạch được tính bằng biểu thức

A. B. C. D.

Câu 36: (CĐ Khối A-2007) Sóng điện từ là sự lan truyền của điện từ trường biến thiên, trong không gian. Khi nói về quan hệ giữa điện trường và từ trường của điện từ trường trên thì kết luận nào sau đây là đúng?

A. Vecto cường độ điện trường và vecto cảm ứng từ cùng phương và cùng độ lớn.

B. Điện trường và từ trường biến thiên theo thời gian với cùng chu kì.

C. Tại mỗi điểm của không gian, điện trường và từ trường luôn luôn dao động lệch pha .

D. Tại mỗi điểm của không gian, điện trường và từ trường luôn luôn dao động ngược pha.


Câu 37: (ĐH-CĐ Khối A-2008) Đối với sự lan truyền sóng điện từ thì :

A. vectơ cường độ điện trường cùng phương với phương truyền sóng còn vectơ cảm ứng từ vuông góc với vectơ cường độ điện trường .

B. vectơ cường độ điện trường và vectơ cảm ứng từ luôn cùng phương với phương truyền sóng.

C. vectơ cường độ điện trường và vectơ cảm ứng từ luôn vuông góc với phương truyền sóng.

D. vectơ cảm ứng từ cùng phương với phương truyền sóng còn vectơ cường độ điện trường vuông góc với vectơ cảm ứng từ .

Câu 38: (ĐH-CĐ Khối A-2008) Trong một mạch dao động LC không có điện trở thuần, có dao động điện từ tự do (dao động riêng). Hiệu điện thế cực đại giữa hai bản tụ và cường độ dòng điện cực đại qua mạch lần lượt là U0 và I0. Tại thời điểm cường độ dòng điện trong mạch có giá trị thì độ lớn hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện là

A. B. C. D.

Câu 39: (ĐH-CĐ Khối A-2008) Trong mạch dao động LC có dao động điện từ tự do (dao động riêng) với tần số góc 104 rad/s. Điện tích cực đại trên tụ điện là 10-9 C. Khi cường độ dòng điện trong mạch bằng 6.10-6 thì điện tích trên tụ là

A. 6.10-10 C. B. 8. 10-10 C. C. 2. 10-10 C. D. 4. 10-10 C.

Câu 40: (ĐH-CĐ Khối A-2008) Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về năng lượng dao động điện từ tự do (dao động riêng) trong mạch dao động điện từ LC không có điện trở thuần ?

A. Khi năng lượng điện trường giảm thì năng lượng từ trường tăng.

B. Năng lượng điện từ của mạch dao động bằng tổng năng lượng điện trường tập trung ở tụ điện và năng lượng điện trường tập trung ở cuộn cảm.

C. Năng lượng từ trường cực đại bằng năng lượng điện từ của mạch dao động.

D. Năng lượng điện trường và năng lượng từ trường biến thiên điều hòa với tần số bằng một nửa tần số của cường độ dòng điện trong mạch.

Câu 41: (Đề mẫu ĐH-CĐ 2008) Mạch chọn sóng của một máy thu thanh gồm cuộn dây có độ tự cảm L = 2.10-6; tụ điện có điện dung C = 2.10-10 F; điện trở thuần R = 0. Xác định tổng năng lượng điện từ trong mạch, biết rằng hiệu điện thế cực đại giữa hai bản tụ điện bằng 120 mV. Để máy thu thanh chỉ có thể thu được các sóng điện từ có bước sóng từ 18π m đến 240π m, người ta thay tụ điện trong mạch trên bằng một tụ điện có điện dung biến thiên. Cho c = 3.108 m/s. Giá trị điện dung của tụ điện nằm trong khoảng nào?

A. 1,44.10-12 J ; 4,5.10-10 F ≤ C ≤ 80.10-9 F.

B. 1,44.10-10 J ; 4,5.10-9 F ≤ C ≤ 8.10-9 F.

C. 1,44.10-10 mJ ; 4,5.10-9 F ≤ C ≤ 8.10-9 F.

D. 1,44.10-10 J ; 4,5.10-9 F ≤ C ≤ 80.10-8 F.

Câu 42: (Đề mẫu ĐH-CĐ 2008) Khung dao động ở lối vào máy thu vô tuyến điện gồm tụ điện có điện dung C thay đổi được từ 20 pF đến 400 pF và cuộn dây có độ tự cảm L = 8 μH. Lấy π2 = 10. Máy có thể thu được sóng điện từ có tần số trong khoảng nào sau đây ?

A. 88 kHz ≤ f ≤ 100 kHz. B. 88 kHz ≤ f ≤ 2,8 MHz.

C. 100 kHz ≤ f ≤ 12,5 MHz. D. 2,8 MHz ≤ f ≤ 12,5 MHz.

Câu 43: (Đề mẫu ĐH-CĐ 2008) Phát biểu nào về tính chất của sóng điện từ không đúng ?

A. Sóng điện từ mang năng lượng.

B. Tần số của sóng điện từ và tần số dao động của điện tích (gây ra sóng điện từ) bằng nhau.

C. Sóng điện từ truyền trong chân không với vận tốc bằng vận tốc ánh sáng.

D. Sóng điện từ không bị phản xạ ở tầng điện li của Trái Đất.

Câu 44: (CĐ Khối A-2008) Một mạch dao động LC có điện trở thuần bằng không gồm cuộn dây thuần cảm (cảm thuần) và tụ điện có điện dung 5 μF. Trong mạch có dao động điện từ tự do (riêng) với hiệu điện thế cực đại giữa hai bản tụ điện bằng 10 V. Năng lượng dao động điện từ trong mạch bằng

A. 2,5.10-3 J. B. 2,5. 10-1 J. C. 2,5. 10-4 J. D. 2,5. 10-2 J.

Câu 45: (CĐ Khối A-2008) Một mạch dao động LC có điện trở thuần bằng không gồm cuộn dây thuần cảm (cảm thuần) có độ tự cảm 4 mH và tụ điện có điện dung 9 nF. Trong mạch có dao động điện từ tự do (riêng), hiệu điện thế cực đại giữa hai bản tụ điện bằng 5 V. Khi hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện là 3 V thì cường độ dòng điện trong cuộn cảm là

A. 9 mA. B. 12 mA. C. 3 mA. D. 6 mA.

Câu 46: (CĐ Khối A-2008) Một mạch dao động LC có điện trở thuần bằng không gồm cuộn dây th3ần cảm (cảm thuần) và tụ điện có điện dung C. Trong mạch có dao động điện từ tự do (riêng) với tần số f. Khi mắc nối tiếp với tụ điện trong mạch trên một tụ điện có điện dung thì tần số dao động điện từ tự do (riêng) của mạch lúc này bằng

A. 4f. B. C. D. 2f.

Câu 47: (CĐ Khối A-2008) Khi nói về sóng điện từ, phát biểu nào sau đây là sai ?

A. Sóng điện từ bị phản xạ khi gặp mặt phân cách giữa hai môi trường.

B. Sóng điện từ truyền trong môi trường vật chất và chân không.

C. Trong quá trình truyền sóng điện từ, vecto cường độ điện trường và vecto cảm ứng từ luôn cùng phương.

D. Trong chân không, sóng điện từ lan truyền với vận tốc bằng vận tốc của ánh sáng.

Câu 48: (ĐH-CĐ Khối A-2009) Một mạch dao động điện từ LC lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm 5 μH và tụ điện có điện dung 5 μF. Trong mạch có dao động điện từ tự do. Khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp mà điện tích trên một bản tụ điện có độ lớn cực đại là:

A. 5π. 10-6 s. B. 2,5π. 10-6 s. C. 10π. 10-6 s. D. 10-6 s.

Câu 49: (ĐH-CĐ Khối A-2009) Trong mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do, điện tích của một bản tụ điện và cường độ dòng điện qua cuộn cảm biến thiên điều hòa theo thời gian :

A. luôn ngược pha nhau. B. với cùng biên độ.

C. luôn cùng pha nhau. D. với cùng tần số.

Câu 50: (ĐH-CĐ Khối A-2009) Khi nói về dao động điện từ trong mạch dao động LC lí tưởng, phát biểu nào sau đây sai ?

A. Cường độ dòng điện qua cuộn cảm và hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện biến thiên điều hòa theo thời gian và cùng tần số.

B. Năng lượng điện từ của mạch gồm năng lượng điện trường và năng lượng từ trường.

C. Điện tích của một bản tụ điện và cường độ dòng điện trong mạch biến thiên điều hòa theo thời gian và lệch pha nhau .

D. Năng lượng từ trường và năng lượng điện trường của mạch luôn cùng tăng hoặc luôn cùng giảm.

Câu 51: (ĐH-CĐ Khối A-2009) Phát biểu nào sau đây sai khi nói về sóng điện từ ?

A. Sóng điện từ là sóng ngang.

B. Khi sóng điện từ lan truyền, vecto cường độ điện trường luôn vuông góc với vecto cảm ứng từ.

C. Khi sóng điện từ lan truyền, vecto cường độ điện trường luôn cùng phương với vecto cảm ứng từ.

D. Sóng điện từ lan truyền được trong chân không.

Câu 52: (ĐH-CĐ Khối A-2009) Một mạch dao động LC lí tưởng gồm cuộn cảm thuần độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C thay đổi từ C1 đến C2. Mạch dao động này có chu kì riêng thay đổi được

A. từ  đến B. từ đến .

C. từ đến . D. từ đến

Câu 53: (CĐ Khối A-2009) Một mạch dao động LC lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm không đổi, tụ điện có điện dung C thay đổi. Khi C = C1 thì tần số dao động riêng của mạch là 7,5 MHz và khi C = C2 thì tần số dao động riêng của mạch là 10 MHz. Nếu C = C1 + C2 thì tần số dao động riêng của mạch là

A. 12,5 MHz. B. 2,5 MHz. C. 17,5 MHz. D. 6,0 MHz.

Câu 54: (CĐ Khối A-2009) Một sóng điện từ có tần số 100 MHz truyền với tốc độ 3.108 m/s có bước sóng là

A. 300 m. B. 0,3 m. C. 30 m. D. 3 m.

Câu 55: (CĐ Khối A-2009) Trong mạch dao động LC lí tưởng có dao động điện từ tự do thì

A. năng lượng điện trường tập trung ở cuộn cảm.

B. năng lượng điện trường và năng lượng từ trường luôn không đổi.

C. năng lượng từ trường tập trung ở tụ điện.

D. năng lượng điện từ của mạch được bảo toàn.

Câu 56: (CĐ Khối A-2009) Trong mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do. Biết điện tích cực đại của hai bản tụ điện có độ lớn là 10-8 C và cường độ dòng điện cực đại qua cuộn cảm thuần là 62,8 mA. Tần số dao động điện từ tự do của mạch là

A. 2,5.103 kHz. B. 3. 103 kHz. C. 2. 103 kHz. D. 103 kHz.

Câu 57: (CĐ Khối A-2009) Mạch dao động LC lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L, tụ điện có điện dung C. Trong mạch có dao động điện từ tự do. Biết hiệu điện thế cực đại giữa hai bản tụ điện là U0. Năng lượng điện từ của mạch bằng

A. B. C. D.

Câu 58: (CĐ Khối A-2009) Mạch dao động LC lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L, tụ điện có điện dung C. Trong mạch có dao động điện từ tự do. Gọi U0, I0 lần lượt là hiệu điện thế cực đại giữa hai đầu tụ điện và cường độ dòng điện cực đại trong mạch thì

A. B. C. D.


Câu 59: (Kiểm tra học kì I- 2009) Mạch chọn sóng của một máy thu gồm một cuộn cảm có độ tự cảm 1 mH và một tụ điện có điện dung 10 pF. Tốc độ sóng điện từ trong chân không c = 300000 km/s. Máy thu này có thể thu được sóng điện từ có bước sóng bằng

A. 188,4 m. B. 94,2 m. C. 1884 m. D. 942 m.

Câu 60: (Kiểm tra học kì I- 2009) Trong mạch dao động LC đang có dao động điện từ tự do với tần số ω. Bỏ qua sự tiêu hao năng lượng. Năng lượng điện từ của mạch

A. không biến thiên theo thời gian.

B. biến thiên tuần hoàn theo thời gian với tần số ω.

C. biến thiên tuần hoàn theo thời gian với tần số 2ω.

D. biến thiên tuần hoàn theo thời gian với tần số ω/2.

Câu 61: (ĐH-CĐ Khối A-2007) Trong mạch dao động LC có điện trở thuần bằng không thì

A. năng lượng từ trường tập trung ở cuộn cảm và biến thiên với chu kì bằng chu kì dao động riêng của mạch.

B. năng lượng điện trường tập trung ở cuộn cảm và biến thiên với chu kì bằng chu kì dao động riêng của mạch.

C. năng lượng từ trường tập trung ở tụ điện và biến thiên với chu kì bằng nửa chu kì dao động riêng của mạch.

D. năng lượng điện trường tập trung ở tụ điện và biến thiên với chu kì bằng nửa chu kì dao động riêng của mạch.













A. Lý thuyết

I. ÁNH SÁNG: là sóng điện từ có bước sóng ngắn.

- Ánh sáng đớn sắc là ánh sáng có tần số f xác định, và chỉ có một màu.

Ánh sáng đơn sắc không bị tán sắc mà chỉ bị lệch (về phía đáy) khi đi qua lăng kính.

- Ánh sáng đa sắc (phức tạp) là ánh sáng gồm 2 hay nhiều ánh sáng đơn sắc.

- Ánh sáng trắng là tập hợp của vô số tia sáng đơn sắc khác nhau, có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím. Trong đó có bảy màu chính, đó là : đỏ, (da) cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. Giữa các màu đơn sắc cạnh nhau không có ranh giới rõ rệt.

   Quang phổ của ánh sáng trắng là một dải màu như ở cầu vồng, biến thiên liên tục từ đỏ đến tím.

- Bước sóng và màu sắc ánh sáng: 

Màu ánh sáng

Khoảng bước sóng λ(μm)

(trong chân không hoặc không khí)

Đỏ

Da cam

Vàng

Lục

Lam

Chàm

Tím

0,640 ÷ 0,760

0,590 ÷ 0,650

0,570 ÷ 0,600

0,500 ÷ 0,575

0,450 ÷ 0,510

0,430 ÷ 0,460

0,380 ÷ 0,440

- Trong chân không (hoặc không khí), bước sóng của ánh sáng đơn sắc : , với c là vận tốc sóng điện từ hay vận tốc ánh sáng trong chân không, và c = 3.108 m/s ; f là tần số ánh sáng.

Trong môi trường có chiết suất n, bước sóng của ánh sáng đơn sắc là , với v là vận tốc ánh sáng trong môi trường chiết suất n đó.

1. Hiện tượng tán sắc ánh sáng.

- Sự tán sắc ánh sáng là sự phân tách một chùm ánh sáng phức tạp thành các chùm ánh sáng đơn sắc khác nhau.

- Hiện tượng lăng kính phân tích một chùm sáng trắng thành nhiều chùm ánh sáng đơn sắc khác nhau là hiện tượng tán sắc ánh sáng.

- Nguyên nhân của hiện tượng tán sắc ánh sáng là do chiết suất của môi trường trong suốt đối với các ánh sáng đơn sắc khác nhau là khác nhau. Ánh sáng có bước sóng càng ngắn thì chiết suất của môi trường càng lớn. (Trong chùm sáng trắng, chiết suất của lăng kính đối với ánh sáng tím là lớn nhất, nên ánh sáng tím lệch nhiều nhất; đối với ánh sáng đỏ là nhỏ nhất, nên ánh sáng đỏ lệch ít nhất).

- Hiện tượng tán sắc ánh sáng được ứng dụng trong máy quang phổ để phân tích thành phần cấu tạo của các chùm ánh sáng do các nguồn sáng phát ra.

2. Hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng: là hiện tượng ánh sáng không tuân theo định luật truyền thẳng, quan sát được khi ánh sáng truyền qua lỗ nhỏ hoặc gần mép những vật trong suốt hoặc không trong suốt.

Hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng được ứng dụng trong máy quang phổ cách tử để phân tích một chùm ánh sáng đa sắc thành các thành phần đơn sắc.

3. Giao thoa ánh sáng là sự tổng hợp của hai sóng ánh sáng kết hợp.

Hai sóng ánh sáng kết hợp do hai nguồn sáng kết hợp phát ra.

Hai sóng ánh sáng kết hợp là hai sóng ánh sáng có cùng phương dao động, cùng tần số (cùng màu sắc), và có độ lệch pha không đổi theo thời gian.



4. Các hiện tượng tán sắc ánh sáng, nhiễu xạ ánh sáng, giao thoa ánh sáng ... là những bằng chứng thực nghiệm quan trọng khẳng định ánh sáng có tính chất sóng.


5. Thí nghiệm young (y-âng) về giao thoa ánh sáng. 

5.1. Giao thoa với ánh sáng đơn sắc.

  • S1, S2 : gọi là hai khe Y-âng. Và S1S2 = a : khoảng cách hai khe Y-âng.

  • OI = D: khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát.

  • S1A = d1 ; S2A = d2

  • x = OA : khoảng cách từ vân sáng trung tâm đến điểm A đang xét.

a) Hiệu đường đi

b) Vị trí các vân sáng trong vùng giao thoa.

(k nguyên)

  • k = 0 : vân sáng trung tâm (tại vị trí điểm O).

  • k =  1 : vân sáng bậc 1 (ở hai bên vân trung tâm).

  • k =  2 : vân sáng bậc 2 (ở hai bên vân trung tâm) . . . . 

c) Vị trí các vân tối trong vùng giao thoa.

(k nguyên)

  • Vân tối thú nhất (tính từ vân sáng trung tâm): ứng với k = 0 (theo nữa phần +), hoặc k = - 1 (theo nữa phần -).

  • Vân tối thứ hai : ứng với k = 1 (theo nữa phần +), hoặc k = -2 (theo nữa phần -).

  • Vân tối thứ ba : ứng với k = 2 (theo nữa phần +), hoặc k = -3 (theo nữa phần -) . . . .   

d) Lưu ý: Trong vùng giao thoa, số vân sáng luôn là số lẻ, số vân tối luôn là số chẵn.

e) Khoảng vân: kí hiệu i, là khoảng cách giữa hai vân sáng hoặc hai vân tối liền kề.

  • Suy ra bước sóng Từ biểu thức này, người ta ứng dụng hiện tượng giao thoa để đo bước sóng ánh sáng ( bằng cách đo i, D, a rồi suy ra bước sóng λ ).

  • Vị trí các vân sáng được viết lại là:   (k nguyên).

  • Vị trí các vân tối được viết lại là:   (k nguyên).

5.2. Giao thoa với ánh sáng trắng. Ánh sáng trắng là tập hợp của vô số ánh sáng đơn sắc có màu biến thiên liên tục từ tím đến đỏ và có bước sóng biến thiên liên tục từ 0,38 μm đến 0,76 μm.

Khi đó, tại vị trí điểm O, tất cả các tia sáng đơn sắc đều cho vân sáng bậc 0 tại đó. Ta có vân sáng trắng trung tâm (tại điểm O).

Vì khoảng vân tăng dần từ tím đến đỏ : itímchàm< . . . camđỏ nên sát hai bên vân sáng trắng trung tâm có hai vân tối thứ nhất, rồi xuất hiện hai dải màu cầu vồng: tím ở trong, đỏ ở ngoài. Đó là quang phổ bậc 1 (ứng với k = 1). Tiếp đến là quang phổ bậc hai (ứng với k = 2) . . . .  

Chú ý rằng, các vạch tím cách đều nhau, . . ., các vach đỏ cũng cách đều nhau nhưng với khoảng cách lớn hơn. Quang phổ bậc 1 là dải màu liên tục từ vạch tím bậc 1 đến vạch đỏ bậc 1. Tượng tự như vậy đối với các quang phổ bậc 2, bậc 3, . . . 


II. CÁC LOẠI QUANG PHỔ.

1. Máy quang phổ là dụng cụ dùng để phân tích chùm sáng đa sắc (phức tạp) thành những thành phần đơn sắc khác nhau. (Nói khác đi, nó dùng để nhận biết thành phần cấu tạo của một chùm sáng đa sắc do một nguồn sáng phát ra).

2. Máy quang phổ lăng kính. Có ba bộ phận chính:


2.1. Ống chuẩn trực. 

- Cấu tạo: Có dạng một cái ống, nó có một khe hẹp F nằm ở tiêu diện của một thấu kính hội tụ L1

- Vai trò: Ánh sáng từ nguồn S mà ta cần nghiên cứu được rọi vào khe F. Qua ống chuẩn trực, chùm tia ló ra khỏi L1 là một chùm sáng song song.


2.2. Hệ tán sắc.

- Cấu tạo: gồm một hoặc vài lăng kính P

- Vai trò: Tán sắc chùm tia song song từ L1 chiếu tới thành nhiều chùm tia đơn sắc song song.

2.3. Buồng tối (hay buồng ảnh).

- Cấu tạo: là một hộp kín, trong đó có một thấu kính hội tụ L2 (đặt chắn chùm tia sáng đã bị tán sắc sau khi qua P); và một tấm kính ảnh (hoặc tấm kính mờ) đặt tại tiêu diện của L2.

- Vai trò: Ló ra khỏi P là nhiều chùm tia sáng đơn sắc lệch theo các phương khác nhau. Thấu kính L2 sẽ hội tụ mỗi chùm đơn sắc song song ấy thành một vệch trên tiêu diện của L2 và cho một ảnh thật của nguồn sáng S. Các vạch sáng này được chụp trên kính ảnh, hoặc hiện lên kính mờ để quan sát.

Nếu nguồn sáng S phát ra một số ánh sáng có bước sóng λ1, λ2, λ3 . . . thì trên tấm kính ảnh ta thu được một số vạch màu tương ứng trên một nền tối. Mỗi vạch màu ứng với một thành phần ánh sáng đơn sắc của nguồn sáng S.

3. Quang phổ phát xạ. Mọi chất rắn, lỏng, khí được nung nóng đến nhiệt độ cao, đều phát ra ánh sáng. Quang phổ của ánh sáng do các chất đó phát ra gọi là quang phổ phát xạ của chúng.

Quang phổ phát xạ của các chất khác nhau chia thành 2 loại: quang phổ liên tục và quang phổ vạch.

3.1. Quang phổ phát xạ liên tục (Quang phổ liên tục). 

a) Định nghĩa: Quang phổ liên tục là một dải màu từ đỏ đến tím nối liền nhau một cách liên tục.

b) Nguồn phát: các chất rắn, lỏng, và chất khí ở áp suất lớn khi bị nung nóng, phát ra ánh sáng có quang phổ liên tục.

Ví dụ: ánh sáng do Mặt Trời, do bóng đèn dây tóc nóng sáng ... phát ra có quang phổ liên tục.

c) Tính chất (đặc điểm):

  • Đặc điểm quan trọng của quang phổ liên tục là nó không phụ thuộc vào thành phần cấu tạo của vật phát sáng, mà chỉ phụ thuộc nhiệt độ của vật.

  • Nhiệt độ càng cao, miền phát sáng của vật càng mở rộng về phía áng sáng có bước sóng ngắn của quang phổ. Đồng thời vật càng bức xạ mạnh các ánh sáng có bước sóng ngắn (nhiệt độ càng cao, vùng màu sáng nhất có bước sóng càng ngắn).

Ví dụ: Ở nhiệt độ 5000C, các vật bắt đầu phát sáng ở vùng ánh sáng đỏ, nhưng rất yếu, mắt vẫn chưa cảm nhận được, nên vật vẫn tối. Khi nhiệt độ tăng lên, quang phổ mở rộng sang các màu cam, vàng, lục, .... Khi vật nung đến sáng trắng (như các dây tóc bóng đèn có nhiệt độ khoảng từ 2500K đến 3000K) thì phát sáng khá mạnh ở vùng ánh sáng nhìn thấy và cho một quang phổ liên tục có đủ màu sắc từ đỏ đến tím. (Ánh sáng của bóng đèn dây tóc này là ánh sáng trắng).

d) Ứng dụng: Vì quang phổ liên tục chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn sáng, nên dùng quang phổ liên tục để đo nhiệt độ của vật phát sáng như nhiệt độ của dây tóc bóng đèn, hồ quang, lò cao; đặc biệt là vật ở xa, như Mặt Trời, các ngôi sao, . . . 

3.2. Quang phổ vạch phát xạ.

a) Định nghĩa: Quang phổ vạch phát xạ là hệ thông những vạch sáng riêng lẻ, ngăn cách nhau bởi những khoảng tối.

b) Nguồn phát: Các chất khí, hay hơi ở áp suất thấp khi bị kích thích (như nung nóng hay phóng điện qua ...) thì phát ra ánh sáng có quang phổ vạch.

c) Tính chất (đặc điểm):

Quang phổ vạch phát xạ của các nguyên tố khác nhau thì rất khác nhau về số lượng vạch; màu sắc các vạch hay bước sóng ( tức là vị trí các vạch ); và độ sáng tỉ đối của các vạch đó. 

Mỗi nguyên tố hóa học ở trạng thái khí hay hơi khi bị kích thích dưới áp suất thấp, phát ra ánh sáng có quang phổ vạch riêng, đặc trưng cho nguyên tố đó.

d) Ứng dụng: Quang phổ vạch phát xạ được ứng dụng để nhận biết sự có mặt của các nguyên tố hóa học (định tính); và nồng độ, tỉ lệ của các nguyên tố đó (định lượng) trong một hợp chất, một mẫu đem phân tích nào đó.

Ngoài ra, còn được dùng để phát hiện ra những nguyên tố mới.

4. Quang phổ hấp thụ.

4.1. Định nghĩa: Quang phổ hấp thụ là các vạch hay đám vạch tối nằm riêng lẻ trên nền quang phổ liên tục.

4.2. Điều kiện để thu được quang phổ hấp thụ là nhiệt độ chất khí hoặc hơi hấp thụ phải thấp hơn nhiệt độ của nguồn sáng phát ra quang phổ liên tục. 

4.3. Tính chất (đặc điểm): (như quang phổ vạch phát xạ).

4.4. Ứng dụng: (như quang phổ vạch phát xạ).

5. Sự đảo vạch quang phổ.

Khảo sát quang phổ vạch hấp thụ của nhiều chất khác nhau, người ta đều thấy chúng cũng là quang phổ vạch, nhưng vạch phổ sáng khi phát xạ đã trở thành vạch tối trong quang phổ hấp thụ. Hiện tượng đó gọi là sự đảo vạch quang phổ..

Như vậy, mỗi nguyên tố hóa học chỉ hấp thụ những bức xạ nào mà nó có khả năng phát xạ; và ngược lại, nó chỉ phát những bức xạ nào mà nó có khả năng hấp thụ.

6. Phân tích quang phổ:

6.1. Định nghĩa. Phân tích quang phổ là phương pháp vật lí dùng để xác định thành phần hóa học của một chất ( hay hợp chất) dựa vào việc nghiên cứu quang phổ của ánh sáng do chất ấy phát ra hoặc hấp thụ.

6.2. Các phép phân tích quang phổ và tiện ích của nó.

  • Phép phân tích quang phổ định tính: xác định sự có mặt của các nguyên tố khác nhau trong mẫu vật nghiên cứu. Việc phân tích này thực hiện đơn giản; cho kết quả nhanh; và có thể cùng một lúc xác định được sự có mặt của nhiều nguyên tố (so với phép phân tích hóa học).

  • Phép phân tích quang phổ định lượng: xác định hàm lượng của các nguyên tố có trong mẫu vật bằng cách đo cường độ các vạch quang phổ phát xạ hay hấp thụ của các nguyên tố đó. Phép phân tích này rất nhạy, có thể phát hiện và xác định được một hàm lượng rất nhỏ của nguyên tố có trong mẫu.

  • Phép phân tích quang phổ có khả năng phân tích từ xa, cho ta biết được thành phần hóa học, nhiệt độ và cả tốc độ chuyển động ... của Mặt Trời và các ngôi sao.


III. TIA HỒNG NGOẠI. TIA TỬ NGOẠI.

1. Tia hồng ngoại.

1.1. Định nghĩa. Tia hồng ngoại là những bức xạ không nhìn thấy, có bước sóng dài hơn bước sóng ánh sáng đỏ (0,76 μm) đến khoảng vài milimét.

1.2 Nguồn phát. Mọi vật, dù ở nhiệt độ thấp, đều phát ra tia hồng ngoại.

Ở nhiệt độ cao, ngoài tia hồng ngoại, vật còn phát ra các bức xạ nhìn thấy.

Nguồn phát tia hồng ngoại thông dụng là lò than, lò điện, đèn điện dây tóc, . . .

(Trong ánh sáng Mặt Trời có khoảng 50% năng lượng thuộc về tia hồng ngoại).

1.3. Bản chất. Tia hồng ngoại có bản chất là sóng điện từ.

1.4. Tính chất, tác dụng. 

Tính chất nổi bậc của tia hồng ngoại là tác dụng nhiệt (vật hấp thụ tia hồng ngoại sẽ nóng lên)

Gây ra một số phản ứng hoá học

Tác dụngGây ra hiện tượng quang điện trong, ở một số chất bán dẫn.

Bị hơi nước hấp thụ mạnh.

1.5. Ứng dụng.

Ứng dụng quan trọng nhất là dùng để sấy khô, sưởi ấm.

Được sử dụng trong các bộ điều khiển từ xa để điều khiển hoạt động của tivi, thiết bị nghe nhìn . . .

Dùng để chụp ảnh bề mặt của Trái Đất từ vệ tinh.

Ứng dụng nhiều trong quân sự: tên lửa tự động tìm mục tiêu dựa vào tia hồng ngoại do mục tiêu phát ra; camera hồng ngoại để chụp ảnh, quay phim ban đêm; ống nhòm hồng ngoại để quan sát ban đêm . . . 

2. Tia từ ngoại.

2.1. Định nghĩa. Tia tử ngoại là bức xạ không nhìn thấy có bước sóng ngắn hơn bước sóng ánh sáng tím (0,38 μm) đến cỡ 10-9.

2.2. Nguồn phát. Những vật bị nung nóng đến nhiệt độ cao (trên 2 0000C) đều phát tia tử ngoại.

Nguồn tia tử ngoại phổ biến là đèn hơi thuỷ ngân.

Hồ quang điện có nhiệt độ trên 3 0000C là nguồn phát tia từ ngoại mạnh.

Trong ánh sáng Mặt Trời có khoảng 9% năng lượng thuộc về tia tử ngoại.

2.3. Bản chất. Tia tử ngoại cũng có bản chất là sóng điện từ (nhưng có bước sóng ngắn hơn tia hồng ngoại và ánh sáng khả kiến).

2.4. Tính chất, tác dụng.

Tác dung rất mạnh lên kính ảnh.

Làm ion hoá không khí và một số chất khí khác.

Làm phát quang nhiều chất (như kẽm sunfua, cadimi sunfua).

Gây ra một số phản ứng quang hoá và phản ứng hoá học.

Bị thuỷ tinh, nước . . . hấp thụ rất mạnh.(Tia tử ngoại có bước sóng từ 0,18 μm đến 0,4 μm truyền qua được thạch anh).

Có một số tác dụng sinh lí: huỷ diệt tế bào da, làm da rám nắng, làm hại mắt. diệt khuẩn, diệt nấm mốc, . . .

Có thể gây ra hiện tượng quang điện (ngoài).

2.5. Ứng dụng.

Khả năng làm phát quang được dùng để tìm vết nứt, vết xước trong kĩ thuất chế tạo máy.

Tác dụng sinh học được ứng dụng để khử trùng nước, thực phẩm và dụng cụ y tế; dùng chữa bệnh (như còi xương ...) . . .


IV. TIA X (TIA RƠN-GHEN).

1. Địng nghĩa. Tia X (Tia Rơn-ghen) là bức xạ có bước sóng từ 10-8 m đến 10-11 m.

2. Bản chất. Tia X có bản chất là sóng điện từ, nhưng có bước sóng ngắn hơn bước sóng tia tử ngoại.

3. Cơ chế tạo ra tia X. Chùm tia catốt (chùm electron có vận tốc lớn) được tăng tốc trong điện trường mạnh, thu được động năng lớn, cho đập vào một miếng kim loại có nguyên tử lượng lớn (như platin hoặc vonfam), làm phát ra một bức xạ không nhìn thấy, có bước sóng rất ngắn, đó là tia X (tia Rơn-ghen). (Nhà bác học Rơn-ghen là người đầu tiên tạo ra được tia X (năm 1895))

4. Tính chất và ứng dụng.

Tính chất nổi bật là khả năng đâm xuyên mạnh. Tia X xuyên qua được những vật thông thường như giấy, vải, gỗ, thậm chí cả kim loại. 

Các kim loại có khối lượng riêng càng lớn thì có thể cản tia X càng mạnh. (Tia X dễ đi xuyên qua tấm nhôm dày vài cm, nhưng lại bị lớp chì dày vài mm chặn lại

* Nhờ khả năng đâm xuyên mạnh mà tia X 

+ được dùng nhiều nhất trong y học : để chiếu điện, chụp điện (vì nó bị xương và các chỗ tổn thương trong cơ thể cản mạnh hơn da thịt) ; để chẩn đoán bệnh hoặc tìm chỗ xương gãy, mảnh kim loại trong người . . . ; để chữa bệnh (như ung thư). 

+ được dùng trong công nghiệp, để kiểm tra các lỗ hổng khuyết tật nằm bên trong các sản phẩm đúc ; nghiên cứu cấu trúc vật rắn ; tìm các vết nứt, các bọt khí bên trong các vật bằng kim loại ; kiểm tra hành lí của hành khách đi máy bay . . .

Có tác dụng rất mạnh lên kính ảnh. Nên nó được dùng để chụp điện.

Có khả năng ion hóa không khí và các chất khí khác. Tính chất này được ứng dụng để làm các máy đo liều lượng tia Rơn-ghen.

Có tác dụng làm phát quang nhiều chất. Nên được ứng dụng để quan sát màn hình trong việc chiếu điện (Màn huỳnh quang dùng trong việc chiếu điện là màn có phủ một lớp kẽm sunfua hoặc bari platinocyanua, lớp này phát quang màu xanh lục dưới tác dụng của tia X)

Có thể gây ra hiện tượng quang điện ở hầu hết các kim loại.

Có tác dụng sinh lí mạnh: hủy diệt tế bào, diệt vi khuẩn, . . .Vì thế tia X được dùng để tiệt trùng trong nước máy; dùng để diệt tế bào ung thư ở da.


V. TỔNG QUÁT VỀ SÓNG ĐIỆN TỪ. THANG SÓNG ĐIỆN TỪ.

1. Các sóng vô tuyến, tia hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy, tia tử ngoại, tia X, và tia gamma đều có cùng bản chất là sóng điện từ. Chúng đều không mang điện nên không bị lệch đường đi trong điện trường và từ trường. Chúng đều là sóng ngang.

2. Điểm khác cơ bản của chúng là chúng có tần số (bước sóng) khác nhau, nên chúng có những tính chất rất khác nhau (có thể nhìn thấy hoặc không, có khả năng đâm xuyên khác nhau, cách phát khác nhau). 

* Các tia có bước sóng càng ngắn (tia gamma, tia Rơn-ghen) có tính đâm xuyên càng mạnh, dễ tác dụng lên tấm ảnh, dễ làm phát quang các chất và dễ ion hóa không khí.

* Các tia có bước sóng càng dài, ta càng dễ quan sát hiện tượng giao thoa của chúng.

Giữa các vùng tia không có ranh giới rõ rệt. 

3. Thang sóng điện từ theo thứ tự bước sóng giảm dần, hay theo thứ tự tần số tăng dần:  


Miền sóng điện từ

Bước sóng λ(m)

Tần số f(Hz)

Sóng vô tuyến điện

3.104 ÷ 10-4

104 ÷ 3.1012

Tia hồng ngoại

10-3 ÷ 0,76.10-6

3.1011 ÷ 4.1014

Ánh sáng nhìn thấy

0,76.10-6 ÷ 0,38.10-6

4.1014 ÷ 8.1014

Tia từ ngoại

0,38.10-6 ÷ 10-9

8.1014 ÷ 3.1017

Tia X

10-8 ÷ 10-11

3.1016 ÷ 3.1019

Tia gamma

Dưới 10-11

Trên 3.1019



4. Cách phát và thu các tia đó cũng khác nhau nhiều (xem bảng dưới đây)
































B. BÀI TẬP

I. Bài tập tự luận

Bài 1. Hai khe young cách nhau1mm. Nguồn sáng đơn sắc có bước sóng 0,6 cm cách đều hai khe. Tính khoảng cách giữa hai vân sáng (hai vân tối) liên tiếp nhau ở trên màn được đặt song song và cách hai khe một khoảng 0,2 cm.

Giải

- Khoảng cách giữa hai vân sáng (hai vân tối) liên tiếp nhau chính là khoảng vân i:

- Sử dụng công thức i = λD/a với λ = 0,6.10-6m,  D = 0,2m, a = 10-3m , thay vào ta được i = 12.10-5m = 0,12mm

Bài 2. Trong thí nghiệm young khoảng cách giữa hai khe là 1mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là 2m. khoảng cách đo được là 1,2mm. Tính bước sóng của ánh sáng.

Giải

- Từ công thức i = λD/a => λ = ia/D thay số vào ta được λ = 0,6.10-6m  = 0,6μm

Bài 3. Trong thia nghiêm young về giao thoa ánh sáng , các khe được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc. Khoảng cách giữa hai khe là 1mm. khoảng cách giữa hai khe đến màn quan sát là 3mm. Khoảng cách giữa hai vân sáng liên tiếp là 1,5mm.

a. Tìm bước sóng của ánh sáng 

b. Xác định vị trí vân sáng thứ 3

Giải

a. Ta có i = λD/a => λ = ia/D thay số vào ta được λ = 0,5μm

b. Sử dụng công thức xs = kD.λ/a = ki. Vân sáng thứ 3 ( k = 3) => xs = 4,5mm

Bài 4. Hai khe young cách nhau một khoảng 2,5mm được chiếu bởi một ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,5μm. Màn ảnh E đặt song song và cách hai khe một khoảng 2,5m.

a. Xác định khoảng vân

b. Tại điểm M cách vân trung tâm một khoảng 4mm là vân sáng hay vân tối.

Giải

a. Sử dụng công thức i = λD/a = 0,5mm

b. Ta sử dụng công thức tìm vị trí vân sáng và vị trí vân tối trên màn quan sát.Tùy theo bài mà ta sử cụng, ở bài này ta thấy với công thức xs = ki , với x = 4mm, i = 0,5mm => k = 8 => Tại M là một vân sáng

Bài 5. Trong thí nghệm về giao thoa ánh sáng , hai khe cách nhau 2mm, khoảng cách từ hai khe tới màn MN là 1m. Trên màn người ta quan sát được khoảng cách  từ vân sáng trung tâm đến vân sáng thứ 10 là 4mm.

a. Tìm bước sóng của ánh sáng

b. Tìm số vân sáng và vân tối quan sát được trên màn MN. Biết MN = 8mm và tại M, N là hai vân sáng.

Giải

a. Từ vân sáng trung tâm đến vân sáng thứ 10 có 11 vân sáng và có 10 khoảng vân ⬄ 10i = 4 => i = 4/10 = 0,4mm

b. Do tại M,N là hai vân sáng nên nếu gọi ns là số vân sáng quan sát được trong đoạn MN thì số khoảng vân sẽ là ns - 1 

Ta có số khoảng vân là: ns - 1 = MN/i => ns = MN/i + 1 = 8/0,4 + 1 = 21 vân

Số vân tối ít hơn một vân và bằng 21 - 1 = 20 vân 


II. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Phát biểu nào sau đây nói về ánh sáng trắng và ánh sáng đơn sắc là không đúng?

A. Ánh sáng trắng là tập hợp vô số ánh sáng đơn sắc khác nhau có màu từ đỏ tới tím

B. Chiết suất n của chất lăng kính đối với các ánh sáng đơn sắc  là khác nhau 

C. Ánh sáng đơn sắc không bị tán sắc qua lăng kính

D. Khi ánh sáng đơn sắc đi qua một môi trường trong suốt thì chiết suất của môi trường đối với ánh sáng đỏ là nhỏ nhất đối với ánh sáng tím là lớn nhất

Câu 2.Hiện tượng tán sắc ánh sáng xảy ra 

A. chỉ với lăng kính thủy tinh

B. chỉ với lăng kính chất rắn hoặc chất lỏng

C. ở mặt phân cách giữa hai môi trường khác nhau

D. ở mặt phân cách giữa một môi trường rắn hoặc lỏng với chân không( hoặc không khí)

Câu 3. Biết I là ánh sáng  ánh sáng trắng, II là ánh sáng đỏ, III là ánh sáng vàng, IV là ánh sáng tím. Trật tự sắp xếp giá trị ánh sáng đơn sắc theo thứ tự tăng dần là:

            A. I,II,III B. IV, III, II                               C.I, II, IV D. I, III, IV

Câu 4. Một chùm sáng mặt trời có dạng một dải sáng mỏng, hẹp rọi xuống mặt nước trong một bể nước tạo nên ở đáy bể một vệt sáng

A. có màu trắng dù chiếu xiên hay chiếu vuông góc B. có nhiều màu dù chiếu xiên hay chiếu vuông góc

C. Có nhiều màu khi chiếu xiên và có màu trắng khi chiếu vuông góc

D. có nhiều màu khi chiếu vuông góc và có màu trắng khi chiếu xiên

Câu 5. Khi tăng nhiệt độ của dây tóc bóng điện, thì quang phổ của ánh sáng do nó phát ra thay đổi như thế nào?

A. Sáng dần lên nhưng chưa đủ bảy màu cầu vồng

B. Ban đầu chỉ có màu đỏ sau đó lần lượt có thêm màu vàng cuối cùng khi có nhiệt độ cao mới có đủ bảy màu chứ không sáng thêm

C. Vừa sáng dần vừa trải rộng từ màu đỏ qua các màu da cam, vàng … cuối cùng khi có nhiệt độ cao mới thấy rõ có đủ 7 màu

D. Hoàn toàn không thay đổi

Câu 6.Điều nào sau đây là không đúng khi nói về quang phổ liên tục?

A. Quang phổ liên tục không phụ thuộc vào thành phần cấu tạo của nguồn sáng

B. Quang phổ liên tục phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn sáng

C. Quang phổ liên tục là một dải những vạch màu riêng biệt trên một nền tối

D. Quang phổ liên tục do các vật rắn , lỏng hoặc khí  có áp suất lớn khi bị nung nóng phát ra

Câu 7. Chùm tia sáng ló ra khỏi lăng kính của máy quang phổ lăng kính trước khi đi qua thấu kính ẩu buồng ảnh là

A. một chùm tia phân kỳ có màu sắc khác nhau

B. tập hợp một chùm tia sáng song song,mỗi chùm một màu, có hướng không trùng nhau

C. một chùm tia phân kỳ màu trắng.

D. một chùm tia sáng màu song song.

Câu 8.Sự đảo vạch quang phổ là 

A. sự đảo ngược vị trí à thay đổi màu sắc vạch quang phổ

B. sự chuyễn môt vạch sáng khi phát xạ thành một vạch tối khi hấp thụ

C. sự đảo ngược vị trí các vạch phát xạ.

D. sự thay đổi màu sắc các vạch quang phổ

Câu9. Phép phân tích quang phổ là

A. phép phân tích một chùm sáng nhờ hiện tượng tán sắc

B. phép xác định thành phần hóa học của một chất ( hợp chất) dựa trên việc nghiên cứu quang phổ của ánh sáng do nó phát ra.

C. phép xác định loại quang phổ do vật phát ra.

D. phép đo tốc độ và bước sóng của ánh sáng từ quang phổ thu được

Câu 10. Phát biểu nào sau không đúng ?

Cho các chùm sáng sau: trắng, đỏ, vàng, tím.

A. Ánh sáng trắng bị tán sắc khi đi qua lăng kính.

B. Chiếu ánh sáng trắng vào máy quang phổ sẽ thu được quang phổ liên tục.

C. Mỗi chùm sáng trên đều có một bước sóng xác định.

D. Ánh sáng tím bị lệch về phía đáy lăng kính nhiều nhất nên chiết suất của lăng kính đối với nó lớn nhất.

 Câu 11.Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng trắng của Y-âng, trên màn quan sát thu được hình ảnh giao thoa là

A. một vạch ánh sáng chính giữa là vạch sáng trắng, hai bên có những dải màu.

B. một dải ánh sáng màu cầu vồng biến thiên liên tục từ đỏ đến tím.

C. tập hợp các vạch sáng trắng và tối xen kẽ nhau.

D. tập hợp các vạch màu cầu vồng xen kẽ các vạch tối cách đều nhau.

Câu 12. Từ hiện tượng tán sắc ánh sáng, kết luận nào sau đây đúng khi nói về chiết suất của một môi trường ?

A. Chiết suất của môi trường như nhau đối với mọi ánh sáng đơn sắc.

B. Chiết suất của môi trường lớn đối với những ánh sáng có bước sóng dài.

C. Chiết suất của môi trường lớn đối với những ánh sáng có bước sóng ngắn.

D. Chiết suất của môi trường nhỏ khi môi trường có nhiều ánh sáng truyền qua.

Câu 13(câu 24 ôn tập tốt nghiệp năm 2009) Trong một thí nghiệm giao thoa ánh sáng, đo được khoảng cách từ vân sáng thứ 4 đến vân sáng thứ 10 ở cùng một phía đối với vân sáng trung tâm là 2,4 mm, khoảng cách giữa hai khe Y-âng là 1mm, khoảng cách từ màn chứa hai khe tới màn quan sát là 1m. Bước sóng ánh sáng dùng trong thí nghiệm là

A. 0,4 μm. B. 0,45 μm. C. 0,68 μm. D. 0,72 μm.

Câu 14. (câu 33 ôn tập tốt nghiệp năm 2009) Trong thí nghiệm young về giao thoa ánh sáng hai khe young cách nhau 3mm, hình ảnh giao thoa hứng được trên màn cách hai khe 3m. Sử dụng ánh sáng trắng có bước sóng từ 0,38µm đến 0.76µm. Trên màn quan sát thu được dãi quang phổ. Bề rộng của dải quang phổ bậc một ngay sát vân trung tâm là

A.0,38mm B.0,45mm C.0,50mm D.0,55mm 

Câu 15. (câu 31 ôn tập tốt nghiệp năm 2009) Trong một thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe Y-âng cách nhau 2mm, hình ảnh giao thoa được hứng trên màn ảnh cách hai khe 1m. Sử dụng ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ, khoảng vân đo được là 0,2 mm. Thay bức xạ trên bằng bức xạ có bước sóng λ/ > λ thì tại vị trí của vân sáng bậc 3 của bức xạ λ có một vân sáng của bức xạ λ/. Bức xạ λ/ có giá trị nào dưới đây ?

A. λ= 0,48 μm. B. λ= 0,52 μm. C. λ= 0,58 μm. D. λ= 0,60 μm.

Câu 16. (câu 32 ôn tập tốt nghiệp năm 2009) Trong một thí nghiệm về giao thoa ánh sáng, hai khe young cách nhau 3mm hình ảnh giao thoa được hứng trên màn cách hai khe 3m . sử dụng ánh sáng co bước sóng λ, khoảng cách giữa 9 vân sáng liên tiếp là 4mm. Bước sóng của ánh sáng đó là:

A.0.40µm B. 0.50µm C. 0,55µm D. 0,60µm

Câu 17: Để thu được quang phổ vạch hấp thụ thì

A. nhiệt độ của đám khí hay hơi hấp thụ phải lớn hơn nhiệt độ của nguồn sáng trắng.

B. nhiệt độ của đám khí hay hơi hấp thụ phải nhỏ hơn nhiệt độ của nguồn sáng trắng.

C. nhiệt độ của đám khí hay hơi hấp thụ phải bằng hơn nhiệt độ của nguồn sáng trắng.

D. áp suất của đám khí hấp thụ phải rất lớn.

Câu 18: Khẳng định nào sau đây đúng ?

A. Vị trí vạch tối trong quang phổ hấp thụ của một nguyên tố trùng với vị trí vạch sáng màu trong quang phổ vạch phát xạ của nguyên tố đó.

B. Trong quang phổ vạch hấp thụ các vân tối cách đều nhau.

C. Trong quang phổ vạch phát xạ các vân sáng và các vân tối cách đều nhau.

D. Quang phổ vạch của các nguyên tố hóa học đều giống nhau ở cùng một nhiệt độ.

Câu 19: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về tia hồng ngoại ?

A. Tia hồng ngoại là một bức xạ đơn sắc có màu hồng.

B. Tia hồng ngoại là sóng điện từ có bước sóng nhỏ hơn 0,38 μm.

C. Tia hồng ngoại do các vật có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ môi trường xung quanh phát ra.

D. Tia hồng ngoại bị lệch trong điện trường và từ trường.

Câu 20: Phát biểu nào sau đây là đúng về tia hồng ngoại ?

A. Tia hồng ngoại có khả năng đâm xuyên rất mạnh.

B. Tia hồng ngoại có thể kích thích cho một số chất phát quang.

C. Tia hồng ngoại chỉ được phát ra từ các vật bị nung nóng có nhiệt độ trên 5000C.

D. Tia hồng ngoại mắt người không nhìn thấy được.

Câu 21: Phát biểu nào sau đây không đúng ?

A. Vật có nhiệt độ trên 30000C phát ra tia tử ngoại rất mạnh.

B. Tia tử ngoại là sóng điện từ có bước sóng nhỏ hơn bước sóng của ánh sáng đỏ.

C. Tia tử ngoại không bị thủy tinh hấp thụ.

D.Tia tử ngoại có tác dụng nhiệt.

Câu 22. (câu 29 ôn tập tốt nghiệp năm 2009) Trong một thí nghiệm Y-âng sử dụng một ánh sáng đơn sắc đơn sắc. Khoảng cách giữa hai khe S1 và S2 là a = 2 mm. Màn hứng vân giao thoa  cách S1S2 một khoảng D = 1 m.Khoảng vân đo được là 0,2mm. Bước sóng của ánh sáng sử dụng trong thí nghiệm là

A. 0,64μm. B. 0,55 μm. C. 0,48 μm. D. 0,40 μm.

Câu 23: Chọn phát biểu không đúng về tia X ?

A. Tia X là sóng điện từ có bước sóng nhỏ hơn bước sóng của tia tử ngoại.

B. Tia X có tác dụng mạnh lên kính ảnh.

C. Tia X là bức xạ có thể trông thấy được vì nó làm cho một số chất phát quang.

D. Tia X là bức xạ có hại đối với sức khỏe con người.

Câu 24: Thân thể con người bình thường có thể phát ra bức xạ nào dưới đây?

A. Tia X. B. Ánh sáng nhìn thấy. C. Tia hồng ngoại. D. Tia tử ngoại.

Câu 25: Phát biểu nào sau đây không đúng ?

A. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều có bản chất là sóng điện từ.

B. Tia hồng ngoại có bước sóng nhỏ hơn tia tử ngoại.

C. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều là những bức xạ không nhìn thấy.

D. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều có tác dụng nhiệt.

Câu 26: Phát biểu nào sau đây không đúng ?

A. Tia X và tia tử ngoại đều có bản chất là sóng điện từ.

B. Tia X và tia tử ngoại đều tác dụng mạnh lên kính ảnh.

C. Tia X và tia tử ngoại đều kích thích một số chất phát quang.

D. Tia X và tia tử ngoại đều bị lệch khi đi qua một điện trường mạnh.

Câu 27. (câu 26 ôn tập tốt nghiệp năm 2009) Trong một thí nghiệm Y-âng. Khoảng cách giữa hai khe S1 và S2 là  1mm. Màn hứng vân giao thoa  cách S1S2 một khoảng D = 1 m. Hai khe được chiếu bằng ánh sáng đỏ có bước sóng 0,75µm, khoảng cách giữa vân sáng bậc 4 và vân sáng bậc 10 ở cùng một bên đối với vân sáng trung tâm là

A. 2,8mm B. 3,6mm C. 4,5mm D. 5,2mm

Câu 28. (câu 27 ôn tập tốt nghiệp năm 2009)  Trong thí nghiệm young về giao thoa ánh , hai khe young cách nha u 3mm được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,6µm. Các vân được hứng trên màn đặt cách hai khe 2m. Tại điểm M cách vân trung tâm 1,2mm có

A.vân sáng bậc 3 B. vân tối C. Vân sáng bậc 5 D. vân sáng bậc 4  

Câu 29: Khi một chùm ánh sáng đơn sắc truyền từ nước chiết suất n1 = vào thủy tinh có chiết suất n2 = 1,6 thì :

A. tần số tăng, bước sóng ánh sáng giảm.

B. tần số giảm, bước sóng ánh sáng tăng.

C. tần số không đổi, bước sóng ánh sáng giảm.

D. tần số không đổi, bước sóng ánh sáng tăng.

Câu 30. (câu 28 ôn tập tốt nghiệp năm 2009) Trong thí nghiệm young về giao thoa ánh , hai khe young cách nhau 3mm được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,6µm. Các vân được hứng trên màn đặt cách hai khe 2m. Tại điểm N cách vân trung tâm 1,8mm có

A.vân sáng bậc 2 B. vân sáng bậc 4 C. Vân tối D. vân sáng bậc 5  

 





A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT:

I. HIỆN TƯỢNG QUANG ĐIỆN. (Hiện tượng quang điện ngoài)

1. Định nghĩa hiện tượng quang điện (ngoài). Là hiện tượng ánh sáng làm bật các electron ra khỏi bề mặt kim loại.

2. Các định luật quang điện.

2.1. Định luật quang điện thứ nhất (Định luật về giới hạn quang điện). 

Hiện tượng quang điện chỉ xảy ra khi ánh sáng kích thích chiếu vào kim loại có bước sóng nhỏ hơn hoặc bằng bước sóng λ0. λ0 được gọi là giới hạn quang điện của kim loại đó: .

(Các kim loại khác nhau có giới hạn quang điện λ0 khác nhau).

2.2. Định luật quang điện thứ hai (Định luật về cường độ dòng quang điện bão hòa). 

Đối với mỗi ánh sáng thích hợp (có ) cường độ dòng quang điện bão hòa tỉ lệ thuận với cường độ chùm sáng kích thích.

2.3. Định luật quang điện thứ ba (Định luật về động năng cực đại của quang electron). 

Động năng ban đầu cực đại của quang electron không phụ thuộc cường độ của chùm sáng kích thích, mà chỉ phụ thuộc bước sóng ánh sáng kích thích và bản chất kim loại.

3. Muốn cho dòng quang điện triệt tiêu hòa toàn (các electron quang điện bức ra khỏi kim loại làm catốt không đến được anốt) thì phải đặt giữa anốt và catốt (của tế bào quang điện) một hiện điện thế âm -Uh nào đó. Uh được gọi là hiệu điện thế hãm. 

* Giá trị của hiệu điện thế hãm Uh ứng với mỗi kim loại dùng làm catốt hoàn toàn không phụ thuộc vào cường độ của chùm sáng kích thích mà chỉ phụ thuộc vào bước sóng của chùm sáng kích thích đó.

* Giữa động năng ban đầu cực đại của quang electron và độ lớn của hiệu điện thế hãm có hệ thức

Với e = 1,6.10-19 C; m = 9,1.10-31 kg: là điện tích và khối lượng của electron.


II. THUYẾT LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG.

1. Giả thuyết lượng tử năng lượng của Plăng. 

Lượng năng lượng mà mỗi lần một nguyên tử hay phân tử hấp thụ hay phát xạ có giá trị hoàn toàn xác định, gọi là lượng tử năng lượng. Lượng tử năng lượng, kí hiệu ε, có giá trị bằng: ε = hf.

( f là tần số ánh sáng bị hấp thụ hoặc được phát xạ; h = 6,625.10-34 J.s : gọi là hằng số Plăng).

2. Thuyết lượng tử ánh sáng (Thuyết phôtôn).

* Năm 1905, Albert Einstein (An-be Anh-xtanh) phát triển giả thuyết của Plăng, và đề xuất ra thuyết lượng tử ánh sáng (hay thuyết phôtôn) có nội dung cơ bản sau đây:

  • Chùm ánh sáng là một chùm các phôtôn (các lượng tử ánh sáng). Mỗi phôtôn có năng lượng xác định ε = hf, chỉ phụ thuộc vào tần số f của sóng ánh sáng đơn sắc tương ứng, mà không phụ thuộc khoảng cách từ đó đến nguồn sáng. 

Mỗi ánh sáng đơn sắc có tần số f, các phôtôn đều giống nhau, mỗi phôtôn mang năng lượng bằng hf.

  • Cường độ của chùm sáng tỉ lệ với số phôtôn phát ra trong một giây.

  • Phân tử, nguyên tử, electron . . . phát xạ hay hấp thụ ánh sáng, cũng có nghĩa là chúng phát xạ hay hấp thụ phôtôn.

  • Các phôtôn bay dọc theo tia sáng với tốc độ c = 3.108 m/s trong chân không.

* Phôtôn chỉ tồn tại ở trạng thái chuyển động không có phôtôn đứng yên.

* Chùm sáng có cường độ nhỏ nhất mà mắt ta còn nhìn thấy được chứa khoảng 100 phôtôn. Năng lượng của mỗi phôtôn rất nhỏ. Mỗi chùm sáng dù yếu cũng chứa rất nhiều phôtôn do rất nhiều nguyên tử, phân tử phát ra. Vì vậy, ta nhìn thấy chùm sáng liên tục.

3. Công thức Anh-xtanh về hiện tượng quang điện.

* Theo Anh-xtanh, trong hiện tượng quang điện có sự hấp thụ hoàn toàn phôtôn chiếu tới. Mỗi phôtôn bị hấp thụ sẽ truyền toàn bộ năng lượng của nó cho một electron

* Đối với các electron nằm ngay trên bề mặt kim loại, thì phần năng lượng này sẽ được dùng vào hai việc: 

  • Cung cấp cho electron đó một công A để nó thắng được các lực liên kết trong tinh thể và thoát ra ngoài. Công này gọi là công thoát.

  • Cung cấp cho electron đó một động năng ban đầu. So với động năng ban đầu mà các electron ở các lớp sâu thu được khi bị bức ra, thì động năng ban đầu này là cực đại. 

(Đây là công thức Anh-xtanh về hiện tượng quang điện)

(Đối với các electron nằm ở các lớp sâu bên trong mặt kim loại thì trước khi đến bề mặt kim loại, chúng đã va chạm với các ion của kim loại và mất một phần năng lượng. Do đó động năng ban đầu của chúng nhỏ hơn động năng ban đầu cực đại nói trên).

4. Chú ý thêm

  • Cường độ dòng quang điện bão hòa : Ibh = ne

n: là số electron quang điện bức ra khỏi bề mặt catốt (và đi đến anốt) trong một đơn vị thời gian.

  • Công suất của chùm ánh sáng : P = Nε

N: là số phôtôn tới catốt trong một đơn vị thời gian.

  • Hiệu suất của hiện tượng quang điện (hiệu suất lượng tử):


                                                   H =                                                                 = .


5. Giải thích các định luật quang điện.

5.1. Giải thích định luật quang điện thứ nhất (định luật về giới hạn quang điện).

Theo công thức Anh-xtanh, muốn cho hiện tượng quang điện xảy ra (nghĩa là muốn các electron bật ra khỏi bề mặt kim loại dùng làm catốt), thì phôtôn của chùm ánh sáng chiếu vào catốt phải có năng lượng lớn hơn hoặc ít nhất phải bằng công thoát A: hf ≥ A. Hay: h ≥ A. Suy ra: λ ≤ . Đặt: . Ta có: .

: chính là giới hạn quang điện của kim loại làm catốt. 

Biếu thức: biếu thị định luật quang điện thứ nhất.

5.2. Giải thích định luật quang điện thứ hai (định luật về dòng quang điện bão hòa).

Cường độ của dòng quang điện bão hòa tỉ lệ thuận với số quang electron bật ra khỏi catốt trong một đơn vị thời gian.

Với các chùm sáng có khả năng gây ra hiện tượng quang điện (), thì số quang electron bị bật ra khỏi mặt catốt trong một đơn vị thời gian lại tỉ lệ thuận với số phôtôn đến đập vào mặt catốt trong thời gian đó. Số phôtôn này tỉ lệ với cường độ của chùm sáng tới.

Suy ra, đối với mỗi ánh sáng thích hợp, cường độ của dòng quang điện bão hòa tỉ lệ thuận với cường độ của chùm sáng kích thích chiếu vào catốt. Đó là nội dung định luật quang điện thứ hai.

5.3. Giải thích định luật quang điện thứ ba (định luật về động năng cực đại của quang electron).

Theo công thức Anh-xtanh, động năng ban đầu cực đại của các quang electron chỉ phụ thuộc tần số f (hay bước sóng λ) của ánh sáng kích thích, và bản chất của kim loại dùng làm catốt (do phụ thuộc vào công thoát A), mà không phụ thuộc vào cường độ của chùm sáng kích thích. Đó là nội dung của định luật quang điện thứ ba.


III. LƯỠNG TÍNH SÓNG – HẠT CỦA ÁNH SÁNG.

  • Nếu chỉ thừa nhận tính chất sóng của ánh sáng, thì không giải thích được hiện tượng quang điện. Còn nếu chỉ thừa nhận tính chất hạt của ánh sáng, thì không giải thích được hiện tượng giao thoa ánh sáng. Ánh sáng có hai tính chất đối nghịch nhau, ta nói ánh sáng có lưỡng tính sóng - hạt.

  • Trong mỗi hiện tượng quang học, ánh sáng thường thể hiện rõ một trong hai tính chất trên. Khi tính chất sóng thể hiện rõ thì tính chất hạt lại mờ nhạt; và ngược lai.

  • Ánh sáng có bước sóng càng ngắn, phôtôn ứng với nó có năng lượng càng lớn, thì tính chất hạt càng thể hiện rõ (như hiện tượng quang điện, khả năng đâm xuyên, tác dụng quang, . . .), còn tính chất sóng càng mờ nhạt.

Ánh sáng có bước sóng càng dài, phôtôn ứng với nó có năng lượng càng nhỏ, thì tính chất sóng càng thể hiện rõ (như hiện tượng giao thoa, nhiễu xạ, tán sắc, . . .), còn tính chất hạt càng mờ nhạt.


V. MẪU NGUYÊN TỬ BO (Bohr).

1. Các tiên đề của Bo về cấu tạo nguyên tử.

1.1. Tiên đề về các trạng thái dừng.

* “ Nguyên tử chỉ tồn tại trong một số trạng thái có năng lượng xác định En, gọi là các trạng thái dừng. Khi ở trạng thái dừng, nguyên tử không bức xạ.

* Hệ quả của tiên đề trên: Trong các trạng thái dừng của nguyên tử, electron chuyển động quanh hạt nhân trên các quỹ đạo có bán kính hoàn toàn xác định, gọi là các quỹ đạo dừng.

  • Bo đã tìm được công thức tính bán kính quỹ đạo dừng của electron trong nguyên tử Hiđrô:

Với n là số nguyên; r0 = 5,3.10-11 m, gọi là bán kính Bo (là bán kính của quỹ đạo electron, ứng với trạng thái cơ bản của nguyên tử)

  • Tên các quỹ đạo dừng của electron ứng với n khác nhau như sau:

n

1

2

3

4

5

6

. . .

Tên quỹ đạo

K

L

M

N

O

P

. . .

Bán kính

r0

4 r0

9 r0

25 r0

36 r0

49 r0

. . .

  • Quỹ đạo có bán kính lớn ứng với năng lượng lớn, bán kính nhỏ ứng với năng lượng nhỏ.

  • Bình thường nguyên tử ở trạng thái dừng có năng lượng thấp nhất, và electron chuyển động trên quỹ đạo gần hạt nhân nhất gọi là trạng thái cơ bản. 

  • Khi hấp thụ năng lượng thì nguyên tử chuyển lên các trạng thái dừng có năng lượng cao hơn và electron chuyển động trên những quỹ đạo xa hạt nhân hơn, gọi là trạng thái kích thích. 

  • Các trạng thái kích thích có năng lượng càng cao, thì ứng với bán kính quỹ đạo của electron càng lớn và trạng thái đó càng kém bền vững. Thời gian sống trung bình của nguyên tử trong các trạng thái kích thích rất ngắn (vào cỡ 10-8 s). Sau đó nguyên tử chuyển về các trạng thái dừng có năng lượng thấp hơn, và cuối cùng chuyển về trạng thái cơ bản.

1.2. Tiên đề về bức xạ và hấp thụ năng lượng của nguyên tử

* “ Khi nguyên tử chuyển từ trạng thái dừng có năng lượng En sang trạng thái dừng có năng lượng Em nhỏ hơn thì nguyên tử phát ra một phôtôn có năng lượng đúng bằng hiệu En – Em ”.

(h = 6,625.10-34 J.s: hằng số Plăng;  fnm : là tần số của sóng ánh sáng ứng với phôtôn đó;
n, m là những số nguyên).

   “ Ngược lại, nếu nguyên tử đang ở trạng thái dừng có năng lượng Em mà hấp thụ được một phôtôn có năng lượng hf đúng bằng hiệu En – Em thì nó chuyển sang trạng thái dừng có năng lượng En lớn hơn ”.

  • Tiên đề này cho thấy, nếu một chất hấp thụ được ánh sáng có bước sóng nào thì nó cũng có thể phát ra ánh sáng có bước sóng ấy. Điều này giải thích được sự đảo vạch quang phổ.

  • Sự chuyển từ trạng thái dừng Em sang trạng thái dừng En ứng với sự nhảy của electron từ quỹ đạo dừng có bán kính rm sang quỹ đạo dừng có bán kính rn; và ngược lại.



B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

I. HIỆN TƯỢNG QUANG ĐIỆN

a. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1.1. Hiện tượng quang điện được Hertz phát hiện bằng cách nào?

A. Chiếu một chùm ánh sáng trắng đi qua lăng kính.

B. Cho một dòng tia catôt đập vào một tấm kim loại có nguyên tử lượng lớn.

C. Chiếu một nguồn sáng giàu tia tử ngoại vào một tấm kẽm tích điện âm.

D. Dùng chất pônôli 210 phát ra hạt α để bắn phá lên các phân tử nitơ.

1.2. Phát biểu nào sau đây là sai?

Động năng ban đầu cực đại của các êlectron quang điện:

A. không phụ thuộc vào cường độ chùm ánh sáng kích thích.

B. phụ thuộc vào bước sóng của ánh sáng kích thích.

C. không phụ thuộc vào bản chất kim loại dùng làm catốt.

D. phụ thuộc vào bản chất kim loại dùng làm catốt.

1.3. Cường độ dòng quang điện bão hòa:

A. tỉ lệ nghịch với cường độ chùm ánh sáng kích thích.

B. tỉ lệ thuận với cường độ chùm ánh sáng kích thích.

C. không phụ thuộc vào cường độ chùm sáng kích thích.

D. tăng tỉ lệ thuận với bình phương cường độ chùm sáng kích thích.

1.4. Điều kiện nào sau đây sẽ xảy ra hiện tượng quang điện?

A. Bước sóng ánh sáng kích thích phải lớn hơn giới hạn quang điện.

B. Bước sóng của ánh sáng kích thích tùy ý, nhưng cường độ ánh sáng phải mạnh.

C. Bước sóng của ánh sáng kích thích phải nhỏ hơn giới hạn quang điện.

D. Ánh sáng kích thích phải là ánh sáng nhìn thấy.

1.5. Dưới ảnh hưởng của ánh sáng đơn sắc chiếu lên mặt kim loại, vận tốc cực đại của êlectron quang điện sau khi bị bứt ra khỏi mặt kim loại phụ thuộc vào:

A. vận tốc truyền của ánh sáng trong môi trường bên ngoài kim loại.

B. số phôtôn đập lên mặt kim loại và vào loại kim loại.

C. năng lượng của phôtôn và vào loại kim loại.

D. tổng năng lượng của ánh sáng đập lên mặt kim loại và vào loại kim loại.

1.6. Điều nào sau đây là sai khi nói về động năng ban đầu cực đại của êlectron quang điện?

A. Không phụ thuộc vào cường độ chùm ánh sáng kích thích.

B. Phụ thuộc vào bước sóng ánh sáng kích thích.

C. Phụ thuộc tần số ánh sáng kích thích.

D. Không phụ thuộc vào bản chất kim loại làm catốt.

1.7. Nhận xét nào dưới đây là đúng? Người ta chiếu một chùm sáng lên tấm kim loại được đánh bóng có công thoát A. Hiện tượng quang điện xảy ra nếu:

A. các lượng tử năng lượng (phôtôn) đập lên mặt kim loại với năng lượng thỏa mãn điều kiện hf ≥ A, ở đây f là tần số ánh sáng và h là hằng số Planck.

B. chùm tia sáng đập lên tấm kim loại có năng lượng thỏa mãn hệ thức E ≥ nA.

C. tấm kim loại chứa một số rất lớn êlectron tự do được chiếu sáng bằng chùm tia sáng có cường độ rất lớn.

D. tấm kim loại được chiếu sáng có hiệu điện thế rất lớn.

1.8. Điều nào sau đây là sai khi nói đến những kết quả rút ra từ thí nghiệm với tế bào quang điện?

A. Hiệu điện thế giữa anôt và catôt của tế bào quang điện luôn có giá trị âm khi dòng quang điện triệt tiêu.

B. Dòng quang điện vẫn tồn tại ngay cả khi hiệu điện thế giữa anôt và catôt của tế bào quang điện bằng không.

C. Cường độ dòng quang điện bão hòa không phụ thuộc vào cường độ chùm ánh sáng kích thích.

D. Giá trị của hiệu điện thế hãm phụ thuộc vào bước sóng của ánh sáng kích thích.

1.9. Giới hạn quang điện của mỗi kim loại được hiểu là:

A. bước sóng của ánh sáng chiếu vào kim loại.

B. công thoát của êlectron đối với kim loại đó.

C. một đại lượng đặc trưng của kim loại tỉ lệ nghịch với công thoát A của êlectron đối với kim loại đó.

D. bước sóng riêng của kim loại đó.

1.10. Vận tốc cực đại Vmax của các electron quang điện bị bứt ra từ quang catôt với công thoát A bởi ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ đập vào bằng:

A.

C.

B.

D.

1.11. Công thức nào sau đây đúng cho trường hợp dòng quang điện triệt tiêu?

A.

B.

C.

D.


b) BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM:

1.12. Catôt của một tế bào quang điện làm bằng vônfram. Biết công thoát của êlectron đối với vônfram là 7,2.10-19 J. Chiếu vào catôt vônfram ánh sáng có bước sóng λ = 0,180μm. Động năng cực đại của các êlectron quang điện khi bứt ra khỏi vônfram bằng bao nhiêu?

A. Eđmax = 10,6.10-19 J

B. Eđmax = 7,2.10-19 J

C. Eđmax = 4,0.10-19 J

D. Eđmax = 3,8.10-19 J

1.13.Công thoát của êlectron khỏi kim loại natri là 2,48 eV. Một tế bào quang điện có catôt làm bằng natri, khi được chiếu sáng bằng một chùm bức xạ có bước sóng 0,36μm thì cho một dòng quang điện bão hòa cường độ 3μA. Hãy tính số êlectron bị bứt ra khỏi catôt trong mỗi giây.

A. N = 2,88.1013 êlectron/s

B. N = 3,88.1013 êlectron/s

C. N = 4,88.1013 êlectron/s

D. N = 1,88.1013 êlectron/s

1.14. Một điện cực phẳng M bằng kim loại có giới hạn quang điện λ0, được rọi bằng bức xạ có bước sóng λ thì êlectron vừa bứt ra khỏi M có vận tốc v = 6,28.107 m/s. Điện cực M được nối đất thông qua một điện trở R = 1,2.106Ω. Cường độ dòng điện qua điện trở R là:

A. 1,02.10-4A

B. 1,20.10-4A

C. 2,02.10-4A

D. Một giá trị khác

1.15. Catôt của một tế bào quang điện làm bằng vônfram. Biết công thoát của êlectron đối với vônfram là 7,2.10-19J. Chiếu vào catôt vônfram ánh sáng có bước sóng λ = 0,180μm. Để triệt tiêu hoàn toàn dòng quang điện, phải đặt vào hai đầu anôt và catôt một hiệu điện thế hãm bằng bao nhiêu?

A. 6,62V

B. 4,5V

C. 2,5V

D. 2,37V

1.16. Một tế bào quang điện, khi chiếu một bức xạ điện từ có bước sóng λ = 0,400μm vào bề mặt catôt thì tạo ra một dòng điện bão hòa có cường độ I. Người ta làm triệt tiêu dòng điện này bằng một hiệu điện thế hãm Uh = 1,2V. Tìm giá trị của cường độ dòng quang điện bão hòa I. Biết công suất bức xạ rọi vào catôt là 2W. Giả sử trong trường hợp lí tưởng cứ mỗi phôtôn đến đập vào catôt làm bứt ra một êlectron.

A. Ibh ≈ 0,34A

B. Ibh ≈ 0,44A

C. Ibh ≈ 0,54A

D. Ibh ≈ 0,64A

1.17. Công thoát của êlectron khỏi kim loại natri là 2,48eV. Một tế bào quang điện có catôt làm bằng natri, khi được chiếu sáng bằng một chùm bức xạ có bước sóng 0,36μm thì cho một dòng quang điện bão hòa cường độ 3μA. Hiệu điện thế hãm cần phải đặt giữa anôt và catôt của tế bào quang điện để dòng quang điện triệt tiêu là:

A. Uh ≈ 4V

B. Uh ≈ 3V

C. Uh ≈ 2V

D. Uh ≈ 1V

1.18. Một tế bào quang điện, khi chiếu một bức xạ điện từ có bước sóng λ = 0,400μm vào bề mặt catôt thì tạo ra một dòng điện bão hòa có cường độ I. Người ta làm triệt tiêu dòng điện này bằng một hiệu điện thế hãm Uh = 1,2V.

Tìm công thoát êlectron của kim loại dùng làm catôt.

A. A ≈ 1,505eV

B. A ≈ 1,905eV

C. A ≈ 1,2eV

D. A ≈ 3,7eV

1.19. Catôt của một tế bào quang điện làm bằng kim loại có giới hạn quang điện λ0 = 0,275μm. Một tấm kim loại làm bằng kim loại nói trên được rọi sáng đồng thời bởi hai bức xạ; một có bước sóng λ1 = 0,2μm và một có tần số f2 = 1,67.1015Hz. Tính điện thế cực đại của tấm kim loại đó.

A. Vmax = 2,1V

B. Vmax = 2,3V

C. Vmax = 2,4V

D. Vmax = 3,1V

1.20. Một tế bào quang điện, khi chiếu một bức xạ điện từ có bước sóng λ = 0,400μm vào bề mặt catôt thì tạo ra một dòng điện bão hòa có cường độ I. Người ta làm triệt tiêu dòng điện này bằng một hiệu điện thế hãm Uh = 1,2V. Tìm vận tốc ban đầu cực đại của các quang êlectron.

A. V0max = 5,5.105 m/s

C. V0max = 7,5.105 m/s

B. V0max = 6,5.105 m/s

D. V0max = 8,5.105 m/s

1.21. Kim loại dùng làm catôt của một tế bào quang điện có công thoát êlectron A0 = 2,2eV. Chiếu vào catôt một bức xạ điện tử có bước sóng λ. Muốn triệt tiêu dòng quang điện người ta phải đặt vào anôt và catôt một hiệu điện thế hãm Uh = 0,4V. Hãy tính vận tốc ban đầu cực đại của êlectron quang điện.

A. 8,95.105 m/s

C. 9,85.105 m/s

B. 3,75.105 m/s

D. 29,5.105 m/s

1.22. Công thoát của êclectron khỏi kim loại natri là 2,48eV. Một tế bào quang điện có catôt làm bằng natri, khi được chiếu sáng bằng một chùm bức xạ có bước sóng 0,36 μm thì cho một dòng quang điện bão hòa cường độ 3μA. Hãy tính giới hạn quang điện của natri.

A. λ0 = 0,56μm

B. λ0 = 0,46μm

C. λ0 = 0,5μm

D. λ0 = 0,75μm

1.23. Khi chiếu lần lượt hai bức xạ điện từ có bước sóng λ1 = 0,25μm và λ2 = 0,3μm vào một tấm kim loại, người ta xác định được vận tốc ban đầu cực đại của các quang êlectron lần lượt là: Vmax1 = 7,31.105 m/s; Vmax2 = 4,93.105 m/s. Khi chiếu một bức xạ điện từ khác có bước sóng λ vào tấm kim loại nói trên được cô lập về điện và điện thế cực đại đạt được là 3V. Hãy tìm bước sóng λ của bức xạ trong trường hợp này. Cho biết: h = 6,625.10-34 Js; e = 1,6.10-19 C; c = 3.108 m/s.

A. λ ≈ 0,1263μm

C. λ ≈ 0,1926μm 

B. λ ≈ 0,6922μm

D. λ ≈ 0,3541μm

1.24. Kim loại dùng làm catôt của một tế bào quang điện có công thoát êlectron A0 = 2,2eV. Chiếu vào catôt một bức xạ điện từ có bước sóng λ. Muốn trệt tiêu dòng quang điện người ra phải đặt vào anôt và catôt một hiệu điện thế hãm Uh = 0,4 V. Hãy tính giới hạn quang điện λ0 của kim loại.

A. λ0 = 0,565μm

C. λ0 = 3,5μm

B. λ0 = 0,456μm

D. λ0 = 0,765μm

1.25. Chiếu một bức xạ có bước sóng λ2 = 0,438μm vào catôt của một tế bào quang điện.

Biết cường độ dòng quang điện bão hòa Ibh = 3,2mA. Tính số êlectron được giải phóng từ catôt trong 1 giây. Nếu cường độ chùm bức xạ tăng lên n lần thì Ne thay đổi thế nào?

A. Ne = 2.1016 êlectron/s; Giảm n lần

B. Ne = 3.1016 êlectron/s; Tăng lần

C. Ne = 2.1016 êlectron/s; Tăng n lần

D. Ne = 3.1016 êlectron/s; Không đổi

1.26. Khi chiếu bức xạ có bước sóng 0,405μm vào catôt của một tế bào quang điện thì quang êlectron có vận tốc ban đầu cực đại là v1. Thay bức xạ khác có tần số 16.1014 Hz thì vận tốc ban đầu cực đại của quang êlectron là v2 = 2v1. Tính công thoát của êlectron của kim loại làm catôt. Xác định độ tăng hiệu điện thế hãm để triệt tiêu dòng quang điện của hai lần chiếu.

A. A = 2.10-19 J; ΔUh ≈ 7,65 V

C. A = 9.10-19 J; ΔUh ≈ 3,64 V

B. A = 4.10-19 J; ΔUh ≈ 2,56 V

D. A = 3.10-19 J; ΔUh ≈ 3,56 V

1.27. Catôt của một tế bào quang điện làm bằng vônfram. Biết công thoát của êlectron đối với vônfram là 7,2.10-19 J. Giới hạn quang điện của vônfram là bao nhiêu?

A. 0,276μm

B. 0,375μm

C. 0,425μm

D. 0,475μm

1.28. Chiếu một bức xạ có bước sóng λ2 = 0,438 μm vào catôt của một tế bào quang điện.

Tính vận tốc ban đầu cực đại của các quang êlectron (nếu có) khi catôt là kẽm có công thoát điện tử A = 56,8.10-20 J và khi catôt là kali có giới hạn quang điện λ0 = 0,62μm (kết quả tính được lấy đến 3 chữ số có nghĩa).

A. 8,95.105 m/s

C. 9,85.105 m/s

B. 5,41.105 m/s

D. 29,5.105 m/s

1.29. Khi chiếu bức xạ có bước sóng 0,405 μm vào catôt của một tế bào quang điện thì quang êlectron có vận tốc ban đầu cực đại là v1. Thay bức xạ khác có tần số 16.1014Hz thì vận tốc ban đầu cực đại của quang êlectron là v2 = 2v1. Trong hai lần chiếu, cường độ dòng quang điện bão hòa đều bằng 8mA và hiệu suất lượng tử đều bằng 5% (cứ 100 phôtôn chiếu vào catôt thì chỉ có 5 êlectron bật ra). Hỏi bề mặt catôt nhận được công suất bức xạ bằng bao nhiêu trong mỗi lần chiếu.

A. P1 = 0,49W; P2 = 1,06W

C. P1 = 0,69W; P2 = 2,06W

B. P1 = 0,59W; P2 = 1,27W

D. P1 = 1,40W; P2 = 5,03W

1.30. Catôt của một tế bào quang điện làm bằng vônfram. Biết công thoát của êlectron đối với vônfram là 7,2.10-19 J. Chiếu vào catôt vônfram ánh sáng có bước sóng λ = 0,180μm. Vận tốc ban đầu cực đại của êlectron quang điện bằng bao nhiêu?

A. 2,88.105 m/s

C. 2,76.105 m/s

B. 1,84.105 m/s

D. 3,68.105 m/s

1.31. Giới hạn quang điện của Bạc là λ0 = 0,25μm. Muốn bứt một ra khỏi Bạc cần tốn năng lượng tối thiểu là bao nhiêu?

A. 9.10-19 J

B. 7,95.10-19 J

C. 9,36.10-19 J

D. 1,6.10-19 J

1.32. Một điện cực phẳng M bằng kim loại có giới hạn quang điện λ0 được rọi bằng bức xạ có bước sóng λ thì êlectron vừa bứt ra khỏi M có vận tốc v = 6,28.107 m/s, nó gặp ngay một điện trường cản có E = 750 V/m. Hỏi êlectron chỉ có thể rời xa M một khoảng tối đa là bao nhiêu?

A. I = 1,5mm

B. I = 1,5cm

C. I = 1,5m

D. 15cm

1.33. Chiếu một bức xạ có bước sóng λ = 0,18 μm vào bản âm cực của một tế bào quang điện. Kim loại dùng làm âm cực có giới hạn quang điện λ0 = 0,3μm.

Để tất cả các quang điện tử đều bị giữ lại ở âm cực thì hiệu điện thế hãm phải bằng bao nhiêu?

A. 1,26V

B. 3,15V

C. 6,25V

D. 2,76V

1.34. Khi chiếu bức xạ có bước sóng λ2 = 0,405μm vào bề mặt catôt của một tế bào quang điện, ta được một dòng quang điện bão hòa có cường độ I = 98mA. Dòng này có thể làm triệt tiêu bằng một hiệu điện thế hãm Uh = 1,26V. Giả sử cứ hai phôtôn đập vào catôt thì làm bứt ra một êlectron (hiệu suất quang điện bằng 50%). Tính công suất của nguồn bức xạ chiếu vào catôt (coi như toàn bộ công suất của nguồn sáng chiếu vào catôt).

A. P ≈ 2W

B. P ≈ 3W

C. P ≈ 5W

D. P ≈ 6W

1.35. Khi chiếu bức xạ có bước sóng λ1 = 0,236μm vào catôt của tế bào quang điện thì các quang êlectron đều bị giữ lại bởi hiệu điện thế hãm U1 = 2,749V. Khi chiếu bức xạ λ2 = 0,138μm thì hiệu điện thế hãm là U2 = 6,487V. Xác định hằng số Plăng (chính xác tới 4 số) và bước sóng giới hạn của kim loại làm catôt.

A. h = 6,62.10-34J.s; λ0 ≈ 0,494μm. B. h = 6,60.10-34J.s; λ0 ≈ 0,594μm.

C. h = 6,25.10-34J.s; λ0 ≈ 0,794μm. D. h = 6,67.10-34J.s; λ0 ≈ 0,464μm.

1.36. Giới hạn quang điện của xêdi là 0,65μm. Khi chiếu bằng ánh sáng tím có λ = 0,4μm. Vận tốc e bắn ra là bao nhiêu?

A. 8,12.10-5m/s

B. 7,1.106m/s

C. 6,49.105m/s

D. 50,0.106m/s

1.37. Kim loại dùng làm catôt của một tế bào quang điện có công thoát êlectron A0 = 2,2eV. Chiếu vào catôt một bức xạ điện từ có bước sóng λ. Muốn triệt tiêu dòng quang điện người ta phải đặt vào anôt và catôt một hiệu điện thế hãm Uh = 0,4V. Hãy tính: Tần số và bước sóng của bức xạ điện từ.

A. f = 4,279.1014Hz; λ = 0,478μm. B. f = 6,279.1014Hz; λ = 0,778μm.

C. f = 5,269.1014Hz; λ = 0,778μm. D. f = 6,279.1014Hz; λ = 0,478μm.

1.38. Chiếu bức xạ điện từ có bước sóng λ = 0,546μm lên bề mặt kim loại dùng làm catôt của một tế bào quang điện thu được dòng bão hòa có cường độ I0 = 2.10-3 A. Công suất của bức xạ điện từ là 1,515W. Biết vận tốc ban đầu cực đại của các êlectron quang điện là 4,1.105 m/s. Công thoát êlectron ra khỏi kim loại là:

A. A = 2,48.10-19J

C. A = 3,88.10-19J

B. A = 2,68.10-19J

D. A = 2,28.10-19J

1.39. Chiếu một bức xạ có bước sóng λ = 0,18μm vào bản âm cực của một tế bào quang điện. Kim loại dùng làm âm cực có giới hạn quang điện λ0 = 0,3μm.

Tính vận tốc ban đầu cực đại của quang điện tử.

A. 8,95.102 m/s

B. 7,89.102 m/s

C. 9,85.102 m/s

D. 29,5.102 m/s

1.40. Khi chiếu bức xạ có bước sóng λ2 = 0,405μm vào bề mặt catôt của một tế bào quang điện, ta được một dòng quang điện bão hòa có cường độ I = 98 mA. Dòng này có thể làm triệt tiêu bằng một hiệu điện thế hãm Uh = 1,26V.

Tìm công thoát của êlectron đối với kim loại làm catôt và vận tốc ban đầu cực đại của êlectron quang điện.

A. V0max = 6,6.10-5 m/s; A ≈ 1,8eV

B. V0max = 7,6.10-5 m/s; A ≈ 2,8eV

C. V0max = 8,6.10-5 m/s; A ≈ 3,8eV

D. V0max = 9,6.10-5 m/s; A ≈ 1,8eV

1.41. Catôt của một tế bào quang điện làm bằng kim loại có giới hạn quang điện λ0 = 0,275μm.

Khi rọi bức xạ có bước sóng λ1 = 0,2μm vào tế bào quang điện kể trên, để không một êlectron nào về được anôt thì hiệu điện thế hãm phải bằng bao nhiêu?

A. Uh ≈ 1,4V

B. Uh ≈ 1,7V

C. Uh ≈ 1,92V

D. Uh ≈ 1V

1.42. Khi chiếu bức xạ λ3 = 0,410μm tới catôt với công suất 3,03W thì cường độ dòng quang điện bão hòa I0 = 2mA. Tính số phôtôn đập vào và số êlectron bật ra khỏi catôt trong 1 giây.

A. Np ≈ 4,25.1018 phôtôn; Ne = 2,88.1016 êlectron

B. Np ≈ 6,25.1018 phôtôn; Ne = 1,25.1016 êlectron

C. Np ≈ 6,25.1018 phôtôn; Ne = 5,32.1016 êlectron

D. Np ≈ 4,25.1018 phôtôn; Ne = 1,24.1016 êlectron

1.43. Chiếu bức xạ điện từ có bước sóng λ = 0,546μm lên bề mặt kim loại dùng làm catôt của một tế bào quang điện thu được dòng bão hòa có cường độ I0 = 2.10-3 A. Công suất của bức xạ điện từ là 1,515W. Tỉ số giữa số êlectron bứt khỏi catôt và số phôtôn đập vào catôt trong mỗi giây (goi là hiệu suất lượng tử) có giá trị:

A. H = 0,5.10-2

C. H = 0,3.10-4

B. H = 0,3.10-2

D. Một giá trị khác

1.44. Chiếu một bức xạ có bước sóng λ = 0,18μm vào bản âm cực của một tế bào quang điện. Kim loại dùng làm âm cực có giới hạn quang điện λ0 = 0,3μm.

Tìm công thoát của điện tử ra khỏi kim loại.

A. 1,41eV

B. 4,14eV

C. 2,56eV

D. 3,14eV

1.45. Khi chiếu bức xạ có tần số f = 2,538.1015Hz lên một kim loại dùng làm catôt của một tế bào quang điện thì các êlectron bắn ra đều bị giữ lại bởi hiệu điện thế hãm Uh = 8V. Nếu chiếu đồng thời lên kim loại trên các bức xạ λ1 = 0,4μm và λ2 = 0,6μm thì hiện tượng quang điện có xảy ra hay không? Tính động năng ban đầu cực đại của quang êlectron.

A. Có, Eđ ≈ 5,6.10-20J

C. Có, Eđ ≈ 9,6.10-20J

B. Không, Eđ = 0

D. Không, Eđ ≈ 0,19.10-20J

1.46. Catôt của một tế bào quang điện làm bằng kim loại có giới hạn quang điện λ0 = 0,275μm. Tìm công thoát êlectron đối với kim loại đó.

A. 1,41eV

B. 4,14eV

C. 2,56eV

D. 4,52eV


II. THUYẾT LƯỢNG TỬ VÀ QUANG DẪN:

a. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM LÍ THUYẾT:

2.1. Nhận định nào dưới đây thể hiện các quan điểm hiện đại về bản chất của ánh sáng?

A. Ánh sáng là sóng điện từ có bước sóng ở trong giới hạn từ 0,4μm đến 0,75μm

B. Ánh sáng là chùm hạt được phát ra từ nguồn sáng và truyền đi theo đường thẳng với tốc độ lớn.

C. Sự chiếu sáng chính là quá trình truyền năng lượng bằng những “khẩu phần” nhỏ xác định, được gọi là các phôtôn.

D. Ánh sáng có bản chất phức tạp, trong một số trường hợp nó biểu hiện các tính chất của sóng và trong một số trường hợp khác, nó lại biểu hiện như những hạt (phôtôn).

2.2. Nếu trong một môi trường, ta biết được bước sóng của lượng tử năng lượng ánh sáng (phôtôn) hf bằng λ, thì chiết suất tuyệt đối của môi trường đó bằng bao nhiêu? (h - hằng số Planck, c - vận tốc ánh sáng trong chân không và f - tần số).

A.

B.

C.

D.

2.3. Dòng điện chạy qua tế bào quang điện F 

(hình vẽ) được tạo ra bởi:

A. chùm tia sáng;

B. tác dụng của nam châm điện;

C. hiệu nhiệt độ;

D. từ trường mạnh.

2.4. Nhận xét hoặc kết luận nào dưới đây về thuyết lượng tử và các định luật quang điện là sai?

A. Các định luật quang điện hoàn toàn không mâu thuẫn với tính chất sóng của ánh sáng.

B. Tia tím có bước sóng λ - 0,4μm. Năng lượng lượng tử (phôtôn) của tia tím bằng 4,965.10-9J.

C. Theo Einstein thì một chùm sáng được xem như một chùm hạt và mỗi hạt được gọi là một phôtôn.

D. Công thức Einstein về hiện tượng quang điện có dạng: .

2.5. Trong các công thức nêu dưới đây, công thức nào là công thức Anh-xtanh?

A.

C.

B.

D.

2.6. Hiện tượng quang điện là quá trình dựa trên:

A. Sự giải phóng các êlectron từ mặt kim loại do tương tác của chúng với các phôtôn.

B. Sự tác dụng của các êlectron lên kính ảnh.

C. Sự giải phóng các phôtôn khi kim loại bị đốt nóng.

D. Sự phát sáng do các êlectron trong các nguyên tử nhảy từ những mức năng lượng cao xuống các mức thấp hơn.

2.7. Nguyên tắc hoạt động của quang trở dựa vào hiện tượng nào?

A. Hiện tượng quang điện. B. Hiện tượng quang điện trong.

C. Hiện tượng quang dẫn. D. Hiện tượng phát quang của các chất rắn.

2.8. Điều nào sau đây là sai khi nói về quang điện trở?

A. Bộ phận quan trọng của quang điện trở là một lớp chất bán dẫn có gắn hai điện cực.

B. Quang điện trở thực chất là một điện trở mà giá trị của nó có thể thay đổi theo nhiệt độ.

C. Quang điện trở có thể dùng thay thế cho các tế bào quang điện.

D. Quang điện trở là một điện trở mà giá trị của nó thay đổi theo cường độ ánh sáng chiếu vào.

2.9. Phát biểu bào sau đây là đúng khi nói về hiện tượng quang dẫn?

A. Hiện tượng quang dẫn là hiện tượng giảm mạnh điện trở của chất bán dẫn khi bị chiếu sáng.

B. Trong hiện tượng quang dẫn, êlectron được giải phóng ra khỏi khối chất bán dẫn.

C. Một trong những ứng dụng quan trọng của hiện tượng quang dẫn là việc chế tạo đèn ống (đèn nêon).

D. Trong hiện tượng quang dẫn, năng lượng cần thiết để giải phóng êlectron liên kết thành êlectron dẫn được cung cấp bởi nhiệt.

2.10. Khái niệm nào nêu ra dưới đây là cần thiết cho việc giải thích hiện tượng quang điện và hiện tượng phát xạ nhiệt êlectron?

A. Điện trở riêng

C. Mật độ dòng điện

B. Công thoát

D. Lượng tử bức xạ.



III. THUYẾT BORH, QUANG PHỔ CỦA HIDRO

a. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM LÝ THUYẾT.

3.1. Nguyên tử hidrô bị kích thích do chiếu xạ và êlectron của nguyên tử đã chuyển từ quỹ đạo K lên quỹ đạo M. Sau khi ngừng chiếu xạ, nguyên tử hidrô đã phát xạ thứ cấp, phổ phát xạ này gồm:

A. hai vạch của dãy Laiman. B. hai vạch của dãy Banme.

C. một vạch của dãy Laiman và một vạch của dãy Banme.

D. một vạch của dãy Banme và hai vạch của dãy Laiman.

3.2. Người ta thấy các vạch trong quang phổ phát xạ của nguyên tử hidrô sắp xếp thành từng dãy xác định tách rời nhau. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Dãy Laiman nằm trong vùng tử ngoại, được tạo thành do các êlectron chuyển từ các quỹ đạo bên ngoài về quỹ đạo L.

B. Dãy Pasen nằm trong vùng hồng ngoại, được tạo thành do các êlectron chuyển từ các quỹ đạo bên ngoài về quỹ đạo M.

C. Dãy Banme nằm trong vùng tử ngoại và một phần nằm trong vùng ánh sáng nhìn thấy, được tạo thành do các êlectron chuyển từ các quỹ đạo bên ngoài về quỹ đạo L.

D. Dãy Laiman nằm trong vùng hồng ngoại, được tạo thành do các êlectron chuyển từ các quỹ đạo bên ngoài về quỹ đạo K.

3.3. Dãy phổ nào trong các dãy phổ dưới đây xuất hiện trong phần phổ ánh sáng nhìn thấy của phổ nguyên tử hidrô?

A. Dãy Banme

B. Dãy Braket

C. Dãy Laiman

D. Dãy Pasen

b) BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

3.4. Gọi λα và λβ lần lượt là hai bước sóng ứng với hai vạch Hα và Hβ trong dãy Banme; λ1 là bước sóng của vạch đầu tiên (vạch có bước sóng dài nhất) trong dãy Pasen. Giữa λα, λβ, λ1 có mối liên hệ theo công thức nào?

A.

B.


C. λ1 =  λα  + λβ


D. λ1 =  λβ + λα

3.5. Bước sóng của 5 vạch trong dãy Laiman kể từ đầu bước sóng dài của quang phổ hidrô như sau: λ1 = 0,1220μm; λ2 = 0,1029μm, λ3 = 0,0975μm, λ4 = 0,0952μm, λ5= 0,0940μm

Hãy tính bước sóng của các vạch tím (H8) của dãy Banme trong quang phổ đó.

A. λtím = 0,40 μm

B. λtím = 0,4096 μm

C. λtím = 0,42 μm

D. λtím = 0,4126 μm

3.6. Bước sóng của 5 vạch trong dãy Laiman kể từ đầu bước sóng dài của quang phổ hidrô như sau: λ1 = 0,1220μm; λ2 = 0,1029μm, λ3 = 0,0975μm, λ4 = 0,0952μm, λ5= 0,0940μm

Hãy tính bước sóng của các vạch chàm (H7) của dãy Banme trong quang phổ đó.

A. λchàm = 0,414 μm

B. λchàm = 0,4221 μm

C. λchàm = 0,4334 μm

D. λchàm = 0,4112 μm

3.7. Bước sóng của 5 vạch trong dãy Laiman kể từ đầu bước sóng dài của quang phổ hidrô như sau: λ1 = 0,1220μm; λ2 = 0,1029μm, λ3 = 0,0975μm, λ4 = 0,0952μm, λ5= 0,0940μm

Hãy tính bước sóng của các vạch lam (Hβ) của dãy Banme trong quang phổ đó.

A. λlam = 0,4714 μm

B. λlam = 0,4822 μm

C. λlam = 0,4334 μm

D. λlam = 0,4855 μm

3.8. Bước sóng của 5 vạch trong dãy Laiman kể từ đầu bước sóng dài của quang phổ hidrô như sau: λ1 = 0,1220μm; λ2 = 0,1029μm, λ3 = 0,0975μm, λ4 = 0,0952μm, λ5= 0,0940μm

Hãy tính bước sóng của các vạch đỏ (Hα) của dãy Banme trong quang phổ đó.

A. λđỏ = 0,6572 μm

B. λđỏ = 0,6433 μm

C. λđỏ = 0,6712 μm

D. λđỏ = 0,6455 μm


A. Phần lí thuyết:

1. cấu tạo hạt nhân:

a. Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo từ các hạt nuclôn. Có 2 loại nuclôn

  • Prôtôn , kí hiệu p , mang điện tích dương +1,6.10-19

  • nơ tron, kí hiệu n , không mang điện tích 

b. Nếu 1 nguyên tố X có số thứ tự Z trong bảng tuần hoàn Menđêlêép thì hạt nhân nó chứa Z proton và N nơtron. Kí hiệu :

Với : Z gọi là nguyên tử số

                        A = Z + N gọi là số khối.

2. Lực hạt nhân :

các nuclôn liên kết với nhau bởi các lực hút rất mạnh gọi là lực hạt nhân. Lực hạt nhân có bán kính tác dụng khoảng 10-13m.

3. Đồng vị :

Các nguyên tử có cùng số prôtôn ( cùng số Z ) nhưng số nơtron khác nhau (nên khác số khối A) gọi là các đồng vị .

4. Đơn vị khối lượng nguyên tử :

  • Đơn vị của khối lượng nguyên tử kí hiệu là u

  1. 1u bằng 1/12  khối lượng nguyên tử các bon , như vậy : 1u =   ( g )

ĐỘ HỤT KHỐI VÀ NĂNG LƯỢNG LIÊN KẾT 

1. Độ hụt khối và năng lượng liên kết :

  • Tổng khối lượng của các nuclon đứng yên và chưa liên kết là :

                  m0 = Z.mp + N.mn = Z.mp + (A – Z ).mn

  • Người ta thấy khối lượng hạt nhân m đều nhỏ hơn m0

  • độ hụt khối :  Δm = m0 – m

  • Năng lượng liên kết ΔE các nuclon tỉ lệ với độ hụt khối Δm   :  

ΔE = Δm.c2

  • Năng lượng liên kết riêng :

  • Vậy hạt nhân có độ hụt khối càng lớn, tức là năng lượng liên kết càng lớn, thì càng bền vững.

2. Phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng và thu năng lượng :

  • Một phản ứng hạt nhân trong đó có các hạt sinh ra có tổng khối lượng bé hơn các hạt ban đầu, nghĩa là bền vững hơn, là phản ứng tỏa năng lượng.

  • Một phản ứng hạt nhân trong đó có các hạt sinh ra có tổng khối lượng lớn hơn các hạt ban đầu, nghĩa là kém bền vững hơn, là phản ứng thu năng lượng.

3. Hai loại phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng :

  • Một hạt nhân nặng rất nặng như Urani, Plutôni ... hấp thụ một nơtron và vỡ ra thành hai hạt nhân có số khối trung bình cùng với việc tỏa năng lượng lớn. Đó là phản ứng phân hạch.

  • Hai hạt nhân rất nhẹ như Hidrô, Hêli ... kết hợp với nhau thành một hạt nhân nặng hơn và tỏa ra 1 năng lượng rất lớn. Phản ứng kết hợp này gọi là phản ứng nhiệt hạch.

PHẢN ỨNG HẠT NHÂN 

1. Phản ứng hạt nhân :

  • Định nghĩa : Phản ứng hạt nhân là sự tương tác giữa 2 hạt nhân dẫn đến sự biến đổi của chúng thành các hạt khác

  • Các hạt này có thể là các hạt sơ cấp : 

electron ; pôzitôn ; prôtôn ; nơtron ; phôtôn

  • Trường hợp riêng : Phóng xạ là trường hợp riêng của phản ứng hạt nhân

2. Các định luật bảo toàn trong phản ứng hạt nhân :

 * Bảo toàn số nuclôn. 

* Bảo toàn điện tích . 

      * Bảo toàn năng lượng toàn phần và bảo toàn động lượng.

  • không có sự bảo toàn khối lượng trong phản ứng hạt nhân

3. Quy tắc dịch chuyển phóng xạ : 

1. Phóng xạ α :         

2. Phóng xạ β           

3. Phóng xạ β+ :           

4. Phóng xạ γ : thường đi kèm với phóng xạ α , β. Không  có sự biến đổi hạt nhân 

HỆ THỨC EINSTEIN GIỮA NĂNG LƯỢNG VÀ KHỐI LƯỢNG 

  • Nếu 1 vật có khối lượng m thì nó năng lượng E tỉ lệ với m, gọi là năng lượng nghỉ :

E = m.c2

  • Theo thuyết tương đối :

  1. Năng lượng nghỉ có thể biến đổi thành năng lượng thông thường và ngược lại.

  2. Khối lượng thay đổi sẽ làm năng lượng nghỉ cũng thay đổi.

  • Đơn vị năng lượng hạt nhân  là eV :

  1.  1eV = 1,6.10–19 J 1MeV = 106 eV = 1,6.10–13 J         1 kg = 0,561.1030  MeV/c2 


PHẢN ỨNG HẠT NHÂN NHÂN TẠO 

1. Phản ứng hạt nhân nhân tạo :

Người ta có thể dùng hạt nhân nhẹ bắn phá những hạt nhân nguyên tử khác. Đó là những phản ứng hạt nhân nhân tạo.

            Năm 1934 , 2 ông bà Joliot -Curie dùng hạt α bắn phá lá nhôm và thu được phản ứng :

Hạt nhân Phốt pho sinh ra không bền vững nên phân rã và phát ra phóng xạ β+

2. ứng dụng của đồng vị phóng xạ :

  • Chất Côban được dùng để tìm các khuyết tật trong các chi tiết máy, bảo quản thực phẩm, chữa bệnh ung thư ....

  • Dùng đồng vị phóng xạ của cùng một nguyên tố để nghiên cứu sự vận chuyển của nguyên tố ấy. Đó là phương pháp nguyên tử đánh dấu được dùng nhiều trong nghiên cứu sinh học, dò bệnh trong y học ...

  • Trong khảo cổ học người ta dùng C 14 để xác định tuổi chính xác di vật.

  • Người ta còn dùng đồng vị phóng xạ để phân tích vi lượng mẫu vật.


SỰ PHÓNG XẠ 

1. Sự phóng xạ :

Định nghĩa : Phóng xạ là hiện tượng 1 hạt nhân tự động phóng ra những bức xạ không nhìn thấy được gọi là tia phóng xạ và biến đổi thành hạt nhân khác.

  • Đặc điểm

+ Do nguyên nhân bên trong hạt nhân gây ra, không phụ thuộc các tác động bên ngoài 

   + Tia phóng xạ có các tác dụng như : làm ion hóa môi trường , làm đen kính ảnh, gây ra các phản ứng hóa học  v.v...

  • Bản chất và tính chất của tia phóng xạ

  • Tia alpha α : là dòng hạt . Lệch về phía bản âm của tụ, chuyển động với vận tốc khoảng 107 m/s. Nó có khả năng ion hóa môi trường nhưng khả năng đâm xuyên yếu.

  • Tia bêta β: là dòng electron . Lệch về phía bản dương của tụ, chuyển động với vận tốc gần bằng vận tốc ánh sáng. Nó có khả năng ion hóa môi trường yếu nhưng lại đâm xuyên mạnh hơn tia α .

  • Tia β+ : là dòng hạt pôziton . Lệch về phía bản dương của tụ. Nó có vận tốc và tính chất giống như β .

  • Tia gamma γ  : là sóng điện từbước sóng rất ngắn,nên không bị lệch trong điện trường. Nó có khả năng đâm xuyên mạnh.

2. Định luật phóng xạ :

Mỗi chất phóng xạ được đặc trưng bởi một thời gian T gọi là chu kì bán rã, cứ sau mỗi chu kì 

này thì 1/2 số nguyên tử của chất ấy đã biến đổi thành chất khác.

Công thức :

                N = N0. e–λt   và       m = m0. e–λt 

               Với : λ = : Hằng số phóng xạ

  • Độ phóng  xạ : Độ phóng  xạ H của môt lượng chất phóng xạ là đại lượng đặc trưng cho tính phóng xạ mạnh hay yếu, đo bằng số phân rã trong 1 giây. đơn vị là Bq ( Becquerel )

                                Công thức : H = H0. e–λt

         Với :

Đơn vị của độ phóng xạ là Bq ( Becquerel ) hoặc Ci ( Curi ) :  1Ci = 3,7.1010 Bq

SỰ PHÂN HẠCH. NHÀ MÁY ĐIỆN NGUYÊN TỬ

1. Phản ứng dây chuyền :

*  Điều kiện để có phản ứng dây chuyền :

  • Làm giàu U235 : tách U235  ra khỏi U238 trong Urani tự nhiên ( U235  chiếm khoảng 0,72% ) và làm chậm nơtron để tăng độ hấp thụ nơtron của U235 

  • Khối lượng  U235  phải lớn hơn 1 giá trị nhất định để sao cho 

  1. s = 1 : Hệ thống tới hạn , năng lượng tỏa ra không đổi,có thể khống chế được .

  2. s > 1 : Hệ thống vượt hạn, năng lượng tỏa ra dữ dội, không khống chế được ⇒ đã được chế tạo bom nguyên tử.

  3. s < 1 : Hệ thống dưới hạn, phản ứng dây chuyền không xảy ra.

2. Nhà máy điện nguyên tử :

  • Bộ phận chính của nhà máy này là lò phản ứng hạt nhân. Lò này có :

  1. Những thanh nhiên liệu hạt nhân  thường làm bằng hợp kim chứa U235 đã làm giàu. Chúng được đặt trong chất làm chậm ( thường là D2O hoặc than chì, Berili ).

  2. Các thanh điều chỉnh làm bằng chất hấp thụ nơtron mà không phân hạch ( Bo, cađimi ... ). Điều chỉnh để s luôn luôn là 1.

  • Năng lượng tỏa ra được truyền đi bằng chất tải nhiệt chạy qua lò và chuyển đến lò hơi.

  • Ứng dụng của nhà máy điện nguyên tử rất lớn trong công nghiệp điện, trong nghiên cứu vũ trụ hoặc trong tàu ngầm ...

PHẢN ỨNG NHIỆT HẠCH 

  • Định nghĩa : Là phản ứng kết hợp kết hợp 2 hạt nhân rất nhẹ thành 1 hạt nhân nặng hơn 

  • Điều kiện xảy ra phản ứng nhiệt hạch : nhiệt độ rất cao

  • Đặc điểm : Tuy phản ứng nhiệt hạch tỏa ra năng lượng nhỏ hơn phản ứng phân hạch nhưng nếu tính theo khối lượng nhiên liệu thì phản ứng nhiệt hạch tỏa ra năng lượng nhiều hơn.

  • Mặt trời liên tục phát ra 1 năng lượng rất lớn trong không gian, công suất bức xạ lên đến 3,8.1026 W. Đó là do các phản ứng nhiệt hạch trên mặt trời.

  • Ví dụ về phản ứng nhiệt hạch : 

    

  • Lí do làm cho con người quan tâm đến phản ứng nhiệt hạch :

  • Nguồn năng lượng cho phản ứng nhiệt hạch là vô tận

  • Về mặt sinh thái phản ứng nhiệt hạch ít làm ô nhiễm môi trường














B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


Câu 1 . Chọn câu đúng .

   A. Trong phóng xạ hạt nhân con lùi 1 ô trong bản tuần hoàn so với hạt nhân mẹ .

B. Trong phóng xạβ+hạt nhân con tiến 1 ô trong bản tuần hàn so với hạt nhân mẹ

C. Trong phóng xạ gama hạt nhân không biến đổi nhưng chuyển từ mức năng lượng thấp lên mức năng lượng cao.

D. Trong phóng xạβ-số nuclôn của hạt nhân không đổi và số nơtrôn giảm 1.

Câu 2  Chọn câu đúng: Hạt nhân phóng xạ . Hạt nhân con được sinh ra có

A. 6 prôtôn và 7 nơtron. B. 7 prôtôn và 7 nơtron.

C. 5 prôtôn và 6 nơtron. D. 7 prôtôn và 6 nơtron.

Câu 3. Chọn câu sai . Trong phản ứng hạt nhân các đại lượng được bảo toàn là:

A.  Điện tích              B.  Số khối                  C.  Khối lượng         D.  Năng lượng

Câu 4 .Xác định các hạt x và y trong các phản ứng:

                                 

A.  x là nơtrôn,y là prôtôn B.  x là electrôn,y là nơtrôn

C.  x là nơtrôn,y là electrôn D.  x là hạt α, y là prôtôn

Câu 5. Cho phản ứng hạt nhân: α + → X + n . Hạt nhân X là

A. . B. . C. . D. .

Câu 6.  Hạt nhân chì Pb 214 phóng xạ β - để biến thành hạt nhân X theo phản ứng:

      +  X

Hạt nhân X là 

A.           B.         C.         D.

Câu 7  Hạt nhân phân rã phóng xạ theo phương trình sau:          +  X 

Cho biết loại phóng xạ và hạt nhân con X  nào sau đây là đúng: 

A. Phóng xạ  β+  và X  là                   B. Phóng xạ  β-  và X  là

C. Phóng xạ α và X  là                      D. Phóng xạ  β-  và X  là

Câu 8  Cho các tia phóng xạ , , , đi vào một điện trường đều theo phương vuông góc với các đường sức. Tia không bị lệch hướng trong điện trường là

A. tia. B. tia. C. tia. D. tia.

Câu 9 Hat nhân phân rã phóng xạ theo phương trình sau:       + 

Loại phóng xạ và các giá trị  Z’ và A’ tương ứng của hạt nhân con Y là: 

A. Phóng xạ  α;  Z’ = 14 và A’ = 30         B. Phóng xạ  β-;  Z’ = 14 và A’ = 30 

C. Phóng xạ  β+;  Z’ = 14 và A’ = 30        D. Phóng xạ  β+;  Z’ = 16 và A’ = 30 

Câu 10. Trong phương trình phản ứng hạt nhân : . Ở đây là hạt nhân nào?

A. B. C. D.

Câu 11. Gọi N0 là số hạt nhân của một chất phóng xạ ở thời điểm t = 0 và λ là hằng số phóng xạ của nó. Theo định luật phóng xạ, công thức tính số hạt nhân chưa phân rã ( số hạt nhân còn lại)của chất phóng xạ đó ở thời điểm t là 

A. N = N0. B. N = N0ln(2). C. N = N0. D. N = N0.

Câu 12. Hạt nhân nguyên tử của nguyên tố bị phân rã và kết quả là xuất hiện hạt nhân nguyên tố ?

A. B. C. D.

Câu 13  Đồng vị chuyển thành đã phóng ra ? 

A. Hạt B. Hạt Pôzitrôn C. Hạt prôtôn D. Hạt nơtrôn .

Câu 14. Cho năng lượng liên kết của hạt nhân là 28,3 MeV. Năng lượng liên kết riêng cho hạt nhân đó là 

A. 7,075 MeV/nuclôn.   B. 4,72 MeV/nuclôn.   C. 14,15 eV/nuclôn.    D. 14,15 MeV/nuclôn.

Câu 15:Hạt nhân có khối lượng là mX. Khối lượng của prôtôn và của nơtron lần lượt là mp và mn. Độ hụt khối của hạt nhân là 

A. Δm = mX – (mp + mn). B. Δm = [ Z.mn + (A – Z).mp ] – mX.

C. Δm = [ Z.mp + (A – Z).mn ] – mX. D. Δm = (mp + mn) - mX.

Câu 16: (TN THPT K PB_ lần 2-2007Một chất phóng xạ có chu kì phân rã là T. Ban đầu có 80 mg chất phóng xạ này. Sau khoảng thời gian t = 2T, lượng chất này còn lại là

A. 40 mg. B. 60 mg. C. 20 mg. D. 10 mg.

Câu 17: (TN THPT PB_ lần 1-2007)Hạt nhân có độ hụt khối bằng 0,03038 u. Biết 1uc2 = 931,5 MeV. Năng lượng liên kết của hạt nhân

A. 32,29897 MeV. B. 28,29897 MeV. C. 82,29897 MeV. D. 25,29897 MeV.

Câu 18: (TN THPT KPB_ lần 1-2007)Với c là vận tốc ánh sáng trong chân không, hệ thức Anh-xtanh giữa năng lượng nghỉ E và khối lượng m của vật là

A. E = mc2. B. E = 2mc2. C. E = mc2. D. E = m2c.

Câu 19: (TN THPT KPB_ lần 1-2007)Chất phóng xạ Iốt có chu kì phân rã là 8 ngày. Lúc đầu có 200 g chất này. Sau 24 ngày, số gam Iốt phóng xạ biến thành chất khác là

A. 50 g. B. 25 g. C. 150 g. D. 175 g.

Câu 20: (TN THPT KPB_ lần 1-2007)Các nguyên tử được gọi là đồng vị khi hạt nhân của chúng có 

A. cùng khối lượng. B. cùng số nơtron. C. cùng số nuclôn. D. cùng số prôtôn.

Câu 21: (Ôn thi TN THPT-ĐH&CĐ-2008)Kí hiệu của hạt nhân mà nó có chứa 11 prôtôn và 13 nơtron 

A. . B. . C. . D. .

Câu 22: (Ôn thi TN THPT-ĐH&CĐ-2008)Chọn câu sai.

Năng lượng liên kết riêng của hạt nhân có khối lượng m 

A. là năng lượng liên kết tính cho một hạt nhân.

B. đặc trưng cho sự bền vững của hạt nhân.

C. được tính bởi công thức Wlk = [ Zmp + (A-Z)mn – m ].c2.

D. Hạt nhân nào có năng lượng liên kết riêng càng lớn thì càng bền vững.

Câu 23: (Ôn thi TN THPT-ĐH&CĐ-2008)Biết khối lượng của hạt nhân = 15,999u ; 

1u = 931 MeV/c2 = 1,66055.10-27 kg. Năng lượng nghỉ của hạt nhân

A. 1,49.104 MeV. B. 1,49.1010 MeV. C. 2.10-10 J. D. 4.10-10 J.

Câu 24: (Ôn thi TN THPT-ĐH&CĐ-2008)Trong phân rã , ngoài pôzitrôn () được phát ra còn có 

A. hạt α ().   B. hạt prôtôn ().    C. hạt nơtron ().    D. hạt nơtrinô (ν).

Câu 25: (Ôn thi TN THPT-ĐH&CĐ-2008)Becơren (Bq) là đơn vị của:

A. khối lượng phân tử. B. năng lượng hạt nhân.

C. hằng số phóng xạ. D. độ phóng xạ.

Câu 26: phóng xạ và biến đổi thành lưu huỳnh (S). Cấu tạo của hạt nhân lưu huỳnh gồm:

A. 14 hạt proton, 18 hạt nơtron B.  16 hạt proton, 16 hạt nơtron

C. 15 hạt proton, 16 hạt nơtron C. 15 hạt proton, 18 hạt nơtron

Câu 27. Chọn phát biểu sai khi nói về phản ứng hạt nhân nhân tạo?

   A. Một phương pháp gây phản ứng hạt nhân nhân tạo là dùng hạt nhẹ bắn phá những hạt nhân khác.

  B. Trong phản ứng hạt nhân nhân tạo, các hạt nhân tạo thành sau phản ứng luôn là những đồng vị của các hạt nhân trước phản ứng.

   C. Trong phản ứng hạt nhân nhân tạo các định luật bảo toàn số khối, bảo toàn điện tích luôn nghiệm đúng.

  D. Phản ứng hạt nhân nhân tạo là những phản ứng hạt nhân do con người tạo ra.

Câu 28   Phản ứng nào sau đây không phải là phản ứng hạt nhân nhân tạo?

  A. .                        B. .

  C. .                  D. .

Câu29. Chọn ứng dụng đúng của các đồng vị phóng xạ trong các ứng dụng sau:

   A. Phương pháp dùng cacbon 14.

   B. Chất côban phát ra tia dùng để tìm khuyết tật các chi tiết máy.

  C. Phương pháp các nguyên tử đánh dấu.

   D. Cả A, B và C đều đúng.

Câu 30. Chọn phát biểu đúng khi nói về hệ thức Anhstanh giữa năng lượng và khối lượng:

  A. Trong vật lí hạt nhân khối lượng của các hạt nhân còn có thể đo bằng đơn vị MeV.

   B. Nếu một vật có khối lượng m thì nó có năng lượng E tỉ lệ với m gọi là năng lượng nghỉ : .

  C. 1 kg bất kì chất nào cũng chứa một năng lượng rất lớn bằng 25 triệu kWh.

  D. Năng lượng nghỉ và năng lượng thông thường là hai dạng khác biệt nhau, không thể biến đổi qua lại lẫn nhau được.

Câu31 : Hạt nhân đơtêri có khối lượng 2,0136 u . Biết khối lượng của prôtôn là 1,0073 u và khối lượng của nơtrôn là 1,0087 u . Năng lượng liên kết của hạt nhân là 

A. 0,67 MeV . B.1,86 MeV  C. 2,02 MeV D. 2,23  MeV .

Câu 32: Hạt nhân phóng xạ và biến thành . Biết = 209,937303u ; = 205,929442u, = 4,001506 u ; u = 1,66055. 10-27 kg . Năng lượng cực đại toả ra hay thu vào của phản ứng trên là 

A. E = 5,9196825 MeV B.E = 4,918367 MeV

C. E = 5,9196825 eV D. E = 4,918367 eV                    

Câu 33 : (Ôn thi TN THPT-ĐH&CĐ-2008)Cho phản ứng hạt nhân : .

Biết mp = 1,007276u ; mNa = 22,983734u ; mNe = 19,986959u ; mα = 4,001506u ; 1u = 931 MeV/c2.

Năng lượng tỏa ra trong phản ứng này :

A. 2,370 MeV. B. 3,021 MeV.     C. 1,980 MeV. D. 2,982 MeV

Câu 34 : (Ôn thi TN THPT-ĐH&CĐ-2008)Bắn phá hạt nhân nhôm bằng hạt α để gây phản ứng theo phương trình : . Cho mAl = 26,97u ; mP = 29,97u ; mα = 4,0015u ; mn = 1,0087u ; 1u = 931 MeV/c2. Bỏ qua động năng của các hạt được tạo thành. Năng lượng tối thiểu để phản ứng xảy ra là :

A. 2,8 MeV. B. 4,48.10-13 J. C. 6,7 MeV. D. 4,66 MeV.

Câu 35 : Hạt nhân mẹ Radi đứng yên biến đổi thành một hạt và một hạt nhân con Rn bay ra với cùng vận tốc . Tính động năng của hạt và hạt nhân Rn . Biết mRa = 225,977 u ; mRn = 221,970 u ; = 4,0015 u .

A. B.

C. D.

Câu36 : (Ôn thi TN THPT-ĐH&CĐ-2008)Chọn câu phát biểu đúng về tia .

A. là các nguyên tử Heli bị ion hóa. B. là các electron.

C. là sóng điện từ có bước sóng ngắn. D. là các hạt nhân nguyên tử Hiđrô.

Câu37 : (Ôn thi TN THPT-ĐH&CĐ-2008)Cho phản ứng hạt nhân . Biết số A-vô-ga-đrô NA = 6,02.1023. Năng lượng tỏa ra khi tổng hợp được 1 g Heli là bao nhiêu ?

A. ΔE = 423,808.103 J. B. ΔE = 503,272.103 J.

C. ΔE = 423,808.109 J. D. ΔE = 503,272.109 J.

Câu 38: (Ôn thi TN THPT-ĐH&CĐ-2008)Chu kì bán rã T của một chất phóng xạ là khoảng thời gian

A. sau đó, chất ấy mất hoàn toàn tính phóng xạ.

B. bằng quãng thời gian không đổi, sau đó, sự phóng xạ lặp lại như ban đầu.

C. sau đó, số nguyên tử phóng xạ giảm đi một nửa.

D. sau đó, độ phóng xạ của chất đó giảm đi 4 lần.

Câu 39 Điều kiện để có phản ứng dây chuyền là:

A. Phải làm nhanh nơtrôn B. Hệ số nhân nơtrôn phải nhỏ hơn hoặc bằng 1

C. Khối lượng U235 phải lớn hơn hoặc bằng khối lượng tới hạn

D. Khối lượng U235 phải nhỏ hơn hoặc bằng khối lượng tới hạn

Câu 40: Chọn câu trả lời sai

A. Phản ứng nhiệt hạch là sự tổng hợp các hạt nhân nhẹ thành hạt nhân trung bình

B. Hạt nhân có độ hụt khối càng lớn thì càng kém bền vững

C. Phản ứng phân hạch là phản ứng toả năng lượng

D. Sự phân hạch là hiện tượng một hạt nhân nặng hấp thụ một nơtron chậm và vỡ thành 2 hạt nhân trung bình

Câu 42: Chọn câu trả lời sai

A. Hai hạt nhân rất nhẹ như Hiđrô, hêli kết hợp lại với nhau là phản ứng nhiệt hạch

B. Phản ứng hạt nhân sinh ra các hạt có tổng khối lượng bé hơn khối lượng của các hạt nhân ban đầu là phản ứng toả năng lượng

C. Urani là nguyên tố thường được dùng trong phản ứng phân hạch

D. Phản ứng nhiệt hạch toả năng lượng lớn hơn phản ứng phân hạch

Câu 43: (Ôn thi TN THPT-ĐH&CĐ-2008)Giả sử sau 3 giờ phóng xạ (kể từ thời điểm ban đầu) số hạt nhân của một đồng vị phóng xạ còn lại bằng 25% số hạt nhân ban đầu. Chu kì bán rã của đồng vị phóng xạ đó bằng :

A. 0,5 giờ. B. 1 giờ. C. 1,5 giờ. D. 2 giờ.

Câu 44: Hằng số phóng xạ và chu kì bán rã T liên hệ nhau bỡi hệ thức

A. T = ln2 B. = T.ln2 C. = T/0,693 D. = - 0,693/T

Câu  45  Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về phản ứng phân hạch?

A. Tạo ra hai hạt nhân có số khối trung bình.

B. Xảy ra do sự hấp thụ nơtrôn chậm.

C. Chỉ xảy ra với hạt nhân nguyên tử .

D. Là phản ứng tỏa năng lượng.

Câu 46(Ôn thi TN THPT-ĐH&CĐ-2008)Ban đầu một mẫu chất phóng xạ có khối lượng m0. Chu kì bán rã của chất này là 3,8 ngày. Sau 15,2 ngày, khối lượng của chất phóng xạ đó còn lại là 2,24 g. Khối lượng m0 là :

A. 35,84 g. B. 5,60 g. C. 8,96 g. D. 17,92 g.

Câu  47:  (Ôn thi TN THPT-ĐH&CĐ-2008)Côban phóng xạ với chu kì bán rã T = 5,27 năm. Thời gian để 75% khối lượng của một khối chất phóng xạ phân rã hết là :

A. 2,635 năm. B. 2,570 năm. C. 7,905 năm. D. 10,54 năm

Câu 48: (Ôn thi TN THPT-ĐH&CĐ-2008)Mẫu phóng xạ sau 105 giờ, độ phóng xạ của nó giảm đi 128 lần. Chu kì bán rã của chất phóng xạ

A. 5 giờ.       B. 15 giờ. C. 105 giờ.       D. 735 giờ.

Câu  49: (Ôn thi TN THPT-ĐH&CĐ-2008)Một lượng chất phóng xạ Radon có chu kì bán rã 3,8 ngày. Độ phóng xạ ban đầu H0 = 1 Ci. Sau 7,6 ngày thì độ phóng xạ của nó bằng 

A. 0,25 Ci. B. 0,5 Ci. C. 1 Ci. D. 4 Ci.

  Câu  50:     (Ôn thi ĐH&CĐ-2008)Cho phản ứng hạt nhân toả năng lượng sau:

Năng lượng toả ra từ phản ứng trên khi tổng hợp được 2g

A. 6,32.1022 MeV. B. 6,32.1023 MeV. C. 1,01.1010 J. D. 1,01.1012 J.































A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT

1. Vật chất tồn tại dưới hai dạng: chất và trường

2. Các hạt sơ cấp gồm: 

a) Phôtôn

b) Các leptôn ( các hạt nhẹ: có khối lượng từ 0 đến 200me) gồm:

nơtrinô, êlectrôn, pôzitron, mêzôn μ

c) Các hạt hađrôn: gồm các hạt có khối lượng trên 200me

+ Mêzôn л, K

+ Nuclôn p, n

+ Hipêron

3. Mỗi hạt sơ cấp có một phản hạt tương ứng có cùng khối lượng nhưng điện tích trái dấu

4. Các loại tương tác:

- Tương tác điện từ

- Tương tác mạnh

- Tương tác yếu

- Tương tác hấp dẫn

5. Hệ Mặt Trời gồm: Mặt Trời ở trung tâm, 8 hành tinh, rất nhiều các tiểu hành tinh, các sao chổi và thiên thạch. Các thành viên này đều quay xung quanh Mặt Trời dưới tác dụng của lực hấp dẫn.

- Tám hành tinh: Thuỷ tinh, kim tinh, trái đất, hoả tinh, mộc tinh, thổ tinh, thiên vương tinh, hải vương tinh.

6. Các số liệu về Mặt Trời

- Bán kính Mặt Trời: R = 6,96.105km.

- Khối lượng Mặt Trời là :M=2,0.1030kg. 

- Nhiệt độ ở bề mặt của Mặt Trời gần 6000K

- Mặt Trời là một quả cầu khí nóng sáng với khoảng 75% là hiđro và 23% là Hêli

- Công suất phát xạ của Mặt Trời 3,9.1026W

- Khoảng cách giữa Mặt Trời và Trái Đất là :D = 150 triệu km.(1 đơn vị thiên văn)

7. Các số liệu của Trái Đất

- Bán kính 6400km

- Khối lựợng: 5,98.1024 kg

- Chu kì tự quay quanh trục của Trái Đất là 23 giờ 56 phút 4 giây

- Góc nghiêng của trục quay của Trái Đất trên mặt phẳng quỹ đạo là 23o27’

- Có một vệ tinh nhân tạo là Mặt Trăng.

8. Các sao

a. Là một khối khí nóng sáng như Mặt Trời.

b. Nhiệt độ ở trong lòng các sao lên đến hàng chục triệu độ trong đó xảy ra các phản ứng     hạt nhân.

c. Khối lượng của các sao trong khoảng từ 0,1 đến vài chục lần (đa số là 5 lần) khối lượng Mặt Trời.

- Bán kính các sao biến thiên trong khoảng rất rộng.

d. Có những cặp sao có khối lượng tương đương nhau, quay xung quanh một khối tâm chung, đó là những sao đôi.

e. Ngoài ra, còn có những sao ở trạng thái biến đổi rất mạnh.

- Có những sao không phát sáng: punxa và lỗ đen.

f. Ngoài ra, còn có những “đám mây” sáng gọi là các tinh vân.

9. Thiên hà là một hệ thống gồm các sao và các tinh vân

- Đa số các thiên hà có dạng đường xoắn ốc

- Đường kính của thiên hà vào khoảng 100 000 năm ánh sáng

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Người ta phân loại các hạt sơ cấp dựa vào yếu tố nào?

A. Cấu tạo của các hạt sơ cấp B. Khối lượng và đặc tính tương tác

C. Thời gian sống trung bình D. Quá trình xuất hiện

Câu 2: trong phạmvi kích thước và cấu tạo xét trong bài này thì hạt nào cóp thể xem là hạt sơ cấp?

A. hạt nhân heli He4 B. nguyên tử hiđro H1

C. hạt nhân hiđro H1 D. Hạt nhân cacbon C12

Câu 3: phóng xạ β- thuộc loại tương tác nào?

A. Tương tác điện từ B. Tương tác mạnh

C. Tương tác yếu D. Tương tác hấp dẫn

Câu 4:  hạt sơ cấp nào nhẹ nhất hiện nay mà người ta biết đến không kể hạt phôtôn

A. Electron B. Pôzitron C. Mêzôn D. Nơtrinô

Câu 5: Công cụ chủ yếu trong việc nghiên cứu các hạt sơ cấp là gì?

A. Kính hiển vi B. Máy quang phổ C. Máy gia tốc D. Kính lúp

Câu 6: Trong hệ Mặt trời có bao nhiêu hành tinh?

A. 6 B. 7 C. 8 D. 9

Câu 7: hãy chỉ ra cấu trúc không phải là thành viên của một thiên hà?

A. Quaza B. Punxa C. lỗ đen D. Siêu sao mới

Câu 8: Nhiệt độ bề ngoài của Mặt Trời vào khoảng:

A. 3000 K B. 6000 K C. 10000 K D. 30000 K

Câu 9: một đơn vị thiên văn bằng bao nhiêu km?

A. 15 .107 km B. 15.106 km C. 15.105 km D. 15.108km

Câu 10: Đặc điểm của lỗ đen là:

A. hút được các phôtôn ánh sáng và không cho thoát ra ngoài

B. là sao phát sóng điện từ rất mạnh

C. là một loại thiên hà mới được hình thành

D. là một sao phát sáng rất mạnh

Câu 11: Mặt Trời thuộc loại sao nào dưới đây:

A. Sao chất trắng B. Sao kềnh đỏ

C. Sao nơtron D. Sao trung bình giữa chất trắng và kềnh đỏ

Câu 12: Đường kính của một thiên hà vào cỡ:

A. 10000 năm ánh sáng B. 100000 năm ánh sáng

C. 1000000 năm ánh sáng D. 10000000 năm ánh sáng

Câu 13: Trong các hành tinh trong hệ Mặt Trời thì hành tinh nào có khối lượng lớn nhất?

A. Trái Đất B. Mộc tinh C. Thổ tinh D. Hải vương tinh

Câu 14: Trái Đất có bao nhiêu vệ tinh tự nhiên

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 15: Hành tinh nào có bán kính quỹ đạo lớn nhất?

A. Thiên vương tinh B. Hải vương tinh C. Thổ tinh D. Mộc tinh

Câu 16: Trục quay của Trái Đất quanh mình của nó nghiêng trên mặt phẳng quỹ đạo của nó quanh mặt Trời một góc bao nhiêu?

A. 20027 B. 21027’ C. 22027’ D. 23027’

Câu 17: Sao chổi được cấu tạo từ:

A. Các nơtron B. Những tảng đá lớn

C. Khối khí đóng băng lẫn với đá D. Các đám bụi khổng lồ

Câu 18: punxa và lỗ đen có chung đặc điểm là:

A. là các sao phát ra sóng vô tuyến rất mạnh

B. là các sao không phát sáng được cấu tạo từ nơtron

C. có khả năng hút một thiên thể ở gần nó

D. Là các sao rất sáng


















CHƯƠNG IV: DAO ĐỘNG VÀ SÓNG ĐIỆN TỪ


Câu 1: Chọn B.

Ta có

Khi điện dung C của tụ điện càng nhỏ thì tần số dao động điện càng lớn.

Câu 2: Chọn D.

Tần số của dao động điện từ tự do trong mạch dao động LC được xác định bởi công thức:

Câu 3: Chọn C.

 Ta có

Khi C tăng lên 12 lần, và giảm L xuống 3 lần thì tần số dao động của mạch giảm 2 lần.

Câu 4: Chọn D.

Trong đoạn mạch LC, năng lượng điện trường trong tụ điện và năng lượng điện từ trong cuộn cảm biến thiên tuần hoàn với chu kì là T/2.

Câu 5: Chọn B.

Câu 6: Chọn D

WL và WC biến thiên tuần hoàn với chu kì T/2, tức là biến thiên tuần hoàn với tần số 2f.

Câu 7: Chọn C.

WL và WC biến thiên tuần hoàn với cùng chu kì T/2, nhưng không cùng pha.

Câu 8: Chọn D.

Câu 9: Chọn A.

Câu 10: Chọn C.

Câu 11: Chọn D

Câu 12: Chọn B.

Điện trường xoáy có các đường sức là các đường cong khép kín.

Câu 13: Chọn B.

Điện trường xoáy xuất hiện khi điện tích chuyển động thẳng đều, còn điện trường tĩnh chỉ xuất hiện khi điện tích đứng yên.

Cau 14: Chọn C.

Sóng điện từ truyền được trong chân không, còn sóng cơ học không truyền được trong chân không.

Câu 15: Chọn D.

Tốc đọ truyền sóng điện từ phụ thuộc vào cả môi trường truyền sóng và tần số của sóng.

Câu 16: Chọn A.

Sóng cực ngắn không bị phản xạ ở tầng điện li.

Câu 17: Chọn B.

Nguyên tắc hoạt động của mạch chọn sóng trong máy thu sóng vô tuyến là dựa vào hiện tượng cộng hưởng dao động điện từ.

Câu 18: Chọn B.

Dựa vào biểu thức thì muốn λ tăng lên 2 lần thì C phải tăng lên 4 lần.

Câu 19: Chọn C.

Áp dụng:

Câu 20: Chọn B.

Ta có:

Câu 21: Chọn C.

Câu 22: Chọn C.

Cường độ dòng điện trong một mạch dao động biến đổi với tần số là f. Năng lượng điện trường trong tụ điện biến thiên tuần hoàn với tần số  2f.

Câu 23: Chọn A.

Câu 24: Chọn A.

Ta có:

Câu 25: Chọn B.

Từ

Câu 26: Chọn B.


Câu 27: Chọn D.

Câu 28: Chọn B.

Trong mạch dao động điện từ, sau 3/4 chu kì kể từ khi tụ điện bắt đầu phóng điện, năng lượng của mạch dao động tập trung ở đâu cuộn cảm.

Câu 29: Chọn D. 

Ta có:

Câu 30: Chọn B. 

Khoảng thời gian ngắn nhất (kể từ lúc nối) điện tích trên tụ điện có giá trị bằng một nửa giá trị ban đầu là

Câu 31: Chọn B.

Trong sóng điện từ, điện trường và từ trường luôn dao động cùng pha.

Câu 32: Chọn B.

Sóng điện từ truyền được trong chân không, còn sóng cơ học không truyền được trong chân không.

Câu 33: Chọn D.

Năng lượng điện trường trong mạch biến đổi điều hòa với chu kì là

Câu 34: Chọn B.

Câu 35: Chọn A.

Câu 36: Chọn B.

Sóng điện từ là sự lan truyền của điện từ trường biến thiên, trong không gian. Khi nói về quan hệ giữa điện trường và từ trường của điện từ trường trên thì kết luận: Điện trường và từ trường biến thiên theo thời gian với cùng chu kì.

Câu 37: Chọn C.

Đối với sự lan truyền sóng điện từ thì :vectơ cường độ điện trường và vectơ cảm ứng từ luôn vuông góc với phương truyền sóng.

Câu 38: Chọn B.

Câu 39: Chọn B.

Câu 40: Chọn D.

Năng lượng điện trường và năng lượng từ trường biến thiên điều hòa với tần số bằng một hai lần tần số của cường độ dòng điện trong mạch.

Câu 41: Chọn A.

Câu 42: Chọn D.

Áp dụng công thức:

Câu 43: Chọn D.

Sóng điện từ bị phản xạ ở tầng điện li của Trái Đất.

Câu 44: Chọn C.

Câu 45: Chọn D.

Câu 46: Chọn D.

Áp dụng công thức:

Câu 47: Chọn C.

Trong quá trình truyền sóng điện từ, vecto cường độ điện trường và vecto cảm ứng từ luôn luôn vuông góc với nhau và vuông góc với phương truyền sóng.

Câu 48: Chọn A.

Khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp mà điện tích trên một bản tụ điện có độ lớn cực đại là :

Câu 49: Chọn D.

Trong mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do, điện tích của một bản tụ điện và cường độ dòng điện qua cuộn cảm biến thiên điều hòa theo thời gian với cùng tần số.

Câu 50: Chọn D.

Câu 51: Chọn C.

Khi sóng điện từ lan truyền, vecto cường độ điện trường luôn vuông góc với vecto cảm ứng từ.

Câu 52: Chọn B.

Câu 53: Chọn D.

Câu 54: Chọn D.

Câu 55: Chọn D.

Trong mạch dao động LC lí tưởng có dao động điện từ tự do thì năng lượng điện trường tập trung ở tụ điện và năng lượng từ trường tập trung ở cuộn cảm. Năng lượng điện từ của mạch được bảo toàn.

Câu 56: Chọn D.

Ta có:

Câu 57: Chọn C.

Năng lượng điện từ: .

Câu 58: Chọn B.

Câu 59: Chọn A.

Bước sóng:

Câu 60: Chọn A.

Trong mạch dao động LC đang có dao động điện từ tự do với tần số ω. Bỏ qua sự tiêu hao năng lượng. Năng lượng điện từ của mạch không biến thiên theo thời gian.

Câu 61: Chọn D.

Trong mạch dao động LC có điện trở thuần bằng không thì năng lượng điện trường tập trung ở tụ điện và biến thiên với chu kì bằng nửa chu kì dao động riêng của mạch.




















CHƯƠNG  V: SÓNG ÁNH SÁNG


Câu 1. Chọn D.

Câu 2. Chọn C.

Câu 3. Chọn B.

Câu 4. Chọn C.

Câu 5. Chọn C.

Câu 6. Chọn C.

Câu 7. Chọn B. 

Câu 8. Chọn B.

Câu 9. Chọn B.

Câu 10. Chọn C.

Câu 11. Chọn A.

Câu 12. Chọn C.

Câu 13. Chọn A. 

Khoảng cách từ vân sáng bậc 4 đến vân sáng bậc 10 (cùng phía với vân sáng trung tâm) 6i = 2,4 => i = 0,4mm

Câu 14. Chọn A.

Công thức tính bề rộng quang phổ bậc N : L = N(iđ – it)

Với quang phổ bậc 1 ta có N = 1 => L = iđ – it = λđ.D/a – λt.D/a = 0,38mm

Câu 15. Chọn D.

Bước sóng λ = ia/D = 0,4µm

Vị trí vân sáng bậc 3 của bức xạ λ là: x = ki = 0,6mm

Vị trí vân sáng bậc 3 của bức xạ λ  ta có λ = 1,2/. Do λ > λ nên ta chọn = 2 => λ = 0,6µm

Câu 16. Chọn B.

  Khoảng cách giữa 9 vân sáng bằng 8i = 4mm => i = 0,5mm => λ = 0,5µm

Câu 17: Chọn B.

Câu 18: Chọn A.

Câu 19: Chọn C.

Câu 20: Chọn D.

Câu 21: Chọn C.

Câu 22. Chọn D.

Bước sóng ánh sáng là: λ = ia/D = 0,4µm

Câu 23: Chọn C.

Câu 24: Chọn C.

Câu 25: Chọn B.

Câu 26: Chọn D.

Câu 27. Chọn C.

Khoảng vân i = λD/a = 0,75mm

Khoảng cách từ vân sáng bậc 4 đến vân sáng bậc 10 là L = 6.i = 4,5mm

Câu 28. Chọn A.

Câu 29: Chọn C.

Câu 30. Chọn C.

  Giả sử tại N là vân sáng thì vị trí của nó phải thõa mãn: xN = k.λD/a => k = 4,5 => Tại N là vân tối



CHƯƠNG VI: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG


I. HIỆN TƯỢNG QUANG ĐIỆN

1.1. Trả lời: Chọn C.

1.2. Trả lời: Chọn C.

1.3. Trả lời: Chọn B.

1.4. Trả lời: Chọn C.

1.5. Trả lời: Chọn C.

1.6. Trả lời: Chọn D.

1.7. Trả lời: Chọn A.

1.8. Trả lời: Chọn C.

1.9. Trả lời: Chọn C.

Đại lượng gọi là bước sóng giới hạn của kim loại. Đây là một đại lượng đặc trưng cho kim loại được sử dụng làm catôt trong thí nghiệm về hiện tượng quang điện, nó tỉ lệ nghịch với công thoát A của êlectron quang điện thoát khỏi mặt kim loại đó.

1.10. Trả lời: Chọn A.

Từ công thức     suy ra:

1.11. Trả lời: Chọn C.

1.12. Trả lời: Chọn D.

Theo công thức Einstein: Eđ max = = 3,8.10-19J.

1.13.  Trả lời: Chọn D.

.                      êlectron/s

1.14.  Trả lời: Chọn A.

Tính cường độ dòng điện qua điện trở

Điện thế cực đại của điện cực xác định bởi:

Coi điện thế đất bằng không thì dòng điện qua R là:

1.15.  Trả lời: Chọn D.

Khi dòng quang điện triệt tiêu hoàn toàn thì công của điện trường hãm có giá trị bằng động năng ban đầu cực đại của êlectron quang điện. ta có:

= Eđ max .

1.16.  Trả lời: Chọn D.

Ta có: Ibh = N. e, với     .

1.17.  Trả lời: Chọn D.

.

1.18.  Trả lời: Chọn B.

Áp dụng công thức Anh-xtanh:

  .

1.19.  Trả lời: Chọn C.

Với bức xạ λ = λ1 = 0,2 μm ta có Vmax1 = 1,7V.

Với bức xạ f2 = 1,67.1015Hz hay , ta có Vmax2 = 2,4V.

Khi rọi đồng thời cả hai bức xạ trên, điện thế cực đại của tấm kim loại là

Vmax = 2,4V.

1.20. Trả lời: Chọn B.

Ta có:

1.21. Trả lời: Chọn B.

1.22. Trả lời: Chọn C.

1.23. Trả lời: Chọn C.

Điện thế cực đại trên tấm kim loại cô lập do mất êlectron quang điện đạt được khi độ lớn thế năng của điện thế đó tại mặt kim loại đúng bằng động năng ban đầu cực đại của êlectron vừa bay ra:

Mặt khác, bước sóng λ của ánh sáng kích thích liên hệ với λ0 theo công thức:

Thay số ta được: λ ≈ 0,1926μm.

1.24. Trả lời: Chọn A.

Ta có:

1.25. Trả lời: Chọn C.

Số êlectron được giải phóng trong mỗi giây: êlectron/s.

Nếu cường độ chùm ánh sáng bức xạ tăng lên n lần, thì Ne cũng tăng n lần (thành nNe) vì cường độ dòng quang điện bão hòa tỉ lệ với cường độ chùm bức xạ.

1.26. Trả lời: Chọn D.

Áp dụng công thức Anh-xtanh cho hai bức xạ đó (với v2 = 2v1):

với λ1 = 0,405μm; f2 = 16.1014Hz.     Suy ra

Kí hiệu ΔUh là độ tăng hiệu điện thế hãm và biết eUh = , ta có:

1.27. Trả lời: Chọn A.

Giới hạn quang điện của vônfram được tính theo công thức:

1.28. Trả lời: Chọn B.

Ta có:

Áp dụng công thức Anh-xtanh ta thấy:

- Khi catôt là kẽm thì , hiện tượng quang điện không xảy ra.

- Khi catôt là kali, công thoát là:

Như vậy, có xảy ra hiện tượng quang điện. Ta có: 

1.29. Trả lời: Chọn D.

Số êlectron bắn ra từ catôt mỗi giây: hạt.

Số phôtôn tới đập vào catôt: 

hạt (với H là hiệu suất lượng tử, H = 5%)

Công suất bức xạ:

1.30. Trả lời: Chọn A.

Từ công thức Eđ max 

1.31. Trả lời: Chọn B.

A = hc/λ0 = 7,95.10-19J.

1.32. Trả lời: Chọn B.

Gọi I là khoảng cách tối đa mà êlectron có thể đi được cho đến khi dừng lại, khi đó ta có: 2|a|I = , trong đó gia tốc

1.33. Trả lời: Chọn D.

Hiệu điện thế hãm Uh, tính theo công thức: 

Để tất cả các quang êlectron đều bị giữ lại ở âm cực thì hiệu điện thế hãm (VK - VA) ít nhất phải bằng 2,76V.

1.34. Trả lời: Chọn D.

Số êlectron bị bứt ra khỏi catôt mỗi giây:

Theo đề bài, số phôtôn đập vào catôt mỗi giây:

Năng lượng bức xạ của catôt nhận được mỗi giây là công suất của nguồn: 

1.35. Trả lời: Chọn A.

Áp dụng công thức Anh-xtanh lần lượt cho hai bức xạ λ1, λ2 ta được:

;         

Từ đó:

Suy ra:

1.36. Trả lời: Chọn C.

1.37. Trả lời: Chọn D

.   Vậy

1.38. Trả lời: Chọn D.

Từ công thức Anh-xtanh ta có công thoát

1.39. Trả lời: Chọn C

Áp dụng công thức Anh-xtanh:

1.40. Trả lời: Chọn A

Ta có:

Áp dụng công thức Anh-xtanh:

1.41. Trả lời: Chọn B

Khi rọi λ1, hiệu điện thế hãm Uh tính theo công thức:

1.42. Trả lời: Chọn B.

Ta thấy , vậy có hiện tượng quang điện.

Số phôtôn đập vào catôt mỗi giây: phôtôn

1.43. Trả lời: Chọn B

Tính hiệu suất lượng tử của hiện ứng quang điện

Khi chiếu chùm ánh sáng có bước sóng λ vào bề mặt catôt của tế bào quang điện, năng lượng mỗi phôtôn là . Số phôtôn đập vào catôt trong mỗi giây: hạt.

Gọi n’ là số êlectron bứt khỏi catôt trong một giây.

Ta có: . Với t = 1s thì hạt

Hiệu suất lượng tử:

1.44. Trả lời: Chọn B.

Công thoát của êlectron ra khỏi kim loại:

1.45. Trả lời: Chọn C.

Áp dụng công thức Anh-xtanh:

, với           Suy ra: A = hf = eUh = 2,5eV

Bước sóng giới hạn λ0 của kim loại:

Khi chiếu đồng thời hai bức xạ 0,4μm và 0,6μm thì chỉ bức xạ thứ nhất 0,4μm có thể gây được hiện tượng quang điện. Động năng ban đầu cực đại của êlectron:

Eđ

1.46. Trả lời: Chọn D.

II. THUYẾT LƯỢNG TỬ VÀ QUANG DẪN

2.1. Trả lời: Chọn D.

2.2. Trả lời: Chọn C.

Theo định nghĩa ta có , trong đó v là vận tốc ánh sáng trong môi trường. Ở đây v = λf. Vậy

2.3.Trả lời: Chọn A.

2.4.Trả lời: Chọn A.

Không thể sử dụng các tính chất sóng để giải thích hiện tượng quang điện.

2.5. Trả lời: Chọn A.

2.6. Trả lời: Chọn A.

2.7. Trả lời: Chọn C.

Nguyên tắc hoạt động của quang trở dựa vào hiện tượng quang dẫn. Đó là hiện tượng điện trở của chất bán dẫn giảm mạnh khi bị chiếu sáng.

2.8. Trả lời: Chọn B.

2.9. Trả lời: Chọn A.

2.10. Trả lời: Chọn B.

III. THUYẾT BORH, QUANG PHỔ CỦA HIDRO

3.1. Trả lời: Chọn D.

Một vạch của dãy Banme (M → L) và hai vạch của dãy Laiman (L → K và M → K).

3.2. Trả lời: Chọn C.

Dãy Banme nằm trong vùng tử ngoại và một phần nằm trong vùng ánh sáng nhìn thấy, được tạo thành do các êlectron chuyển từ các quỹ đạo bên ngoài về quỹ đạo L.

3.3. Trả lời: Chọn A.

3.4. Trả lời: Chọn B.

Vạch Hα và Hβ ứng với sự dịch chuyển của êlectron từ quỹ đạo M về L và từ N về L. Ta có:

Vạch đầu tiên có bước sóng dài nhất trong dãy Pasen ứng với sự chuyển của êlectron từ quỹ đạo N về M:

Do đó:

3.5. Trả lời: Chọn B.

Giải: Những quỹ đạo lượng tử êlectron trong nguyên tử hidrô ứng với các năng lượng từ thấp đến cao là: K, L, M, N, O, P... Bước sóng của các vạch quang phổ ứng với các sự chuyển êlectron từ quỹ đạo nọ sáng quỹ đạo kia là như sau:

λ5 = 0,0940μm: P → K.

λ4 = 0,0952μm: O → K.

λ3 = 0,0975μm: N → K          Dãy Laiman

λ2 = 0,1029μm: M → K  (vùng tử ngoại)

λ1 = 0,1220μm: L → K

Để tìm λtím ta thấy bước sóng ánh sáng tím ứng với sự chuyển: P → L.

Theo tiên đề thứ hai của Bo:

Mặt khác ta lại có: 

EP - EL = hftím  ;     EL - EK = hf1

Do đó, ta có:

λtím

λtím = 0,4096μm.

3.6. Trả lời: Chọn C.

Giải: Những quỹ đạo lượng tử êlectron trong nguyên tử hidrô ứng với các năng lượng từ thấp đến cao là: K, L, M, N, O, P... Bước sóng của các vạch quang phổ ứng với các sự chuyển êlectron từ quỹ đạo nọ sáng quỹ đạo kia là như sau:

λ5 = 0,0940μm: P → K.

λ4 = 0,0952μm: O → K.

λ3 = 0,0975μm: N → K          Dãy Laiman

λ2 = 0,1029μm: M → K  (vùng tử ngoại)

Bước sóng λchàm ứng với sự chuyển        O → L.

Theo tiên đề thứ hai của Bo:

Mặt khác ta lại có: 

EO - EL = hfchàm

λchàm

λchàm =0,4334μm.

3.7. Trả lời: Chọn D.

Giải: Những quỹ đạo lượng tử êlectron trong nguyên tử hidrô ứng với các năng lượng từ thấp đến cao là: K, L, M, N, O, P... Bước sóng của các vạch quang phổ ứng với các sự chuyển êlectron từ quỹ đạo nọ sáng quỹ đạo kia là như sau:

λ5 = 0,0940μm: P → K.

λ4 = 0,0952μm: O → K.

λ3 = 0,0975μm: N → K          Dãy Laiman

λ2 = 0,1029μm: M → K (vùng tử ngoại)

λ1 = 0,1220μm: L → K

Bước sóng λlam ứng với sự chuyển N → L.

Theo tiên đề thứ hai của Bo, ta được: 

λlam

λlam = 0,4855μm.

3.8. Trả lời: Chọn A.

Giải: Những quỹ đạo lượng tử êlectron trong nguyên tử hidrô ứng với các năng lượng từ thấp đến cao là: K, L, M, N, O, P... Bước sóng của các vạch quang phổ ứng với các sự chuyển êlectron từ quỹ đạo nọ sáng quỹ đạo kia là như sau:

λ5 = 0,0940μm: P → K.

λ4 = 0,0952μm: O → K.

λ3 = 0,0975μm: N → K          Dãy Laiman

λ2 = 0,1029μm: M → K (vùng tử ngoại)

λ1 = 0,1220μm: L → K

Bước sóng λđỏ ứng với sự chuyển M → L.

Theo tiên đề thứ hai của Bo, ta được: 

λđỏ

λđỏ = 0,6572μm.























CHƯƠNG VII: VẬT LÍ HẠT NHÂN

Câu 1 .

Các loại tia phóng xạ: 

+ tia α bản chất là hạt nhân nên trong phóng xạ α hạt nhân con lùi hai ô trong bảng HTTH so với hạt nhân mẹ và số nuclôn giảm đi 4

+ tia β- bản chất là hạt electrôn nên trong phóng xạ β- hạt nhân con tiến 1 ô trong bảng HTTH và số nuclôn không đổi nhưng số nơtrôn giảm 1 so với hạt nhân mẹ

+ tia β+ bản chất là hạt pôzitrôn nên trong phóng xạ β+ hạt nhân con lùi 1 ô trong bảng HTTH và số nuclôn không đổi nhưng số nơtrôn tăng 1 so với hạt nhân mẹ

+ tia gama là dòng hạt chỉ mang năng lượng nên trong phóng xạ gama hạt nhân mẹ không đổi mà chuyển từ mức năng lượng cao xuống mức nănh lượng thấp

Đáp án đúng: D

Câu 2  Chọn câu đúng: Hạt nhân phóng xạ . Hạt nhân con được sinh ra có

A. 6 prôtôn và 7 nơtron. B. 7 prôtôn và 7 nơtron.

C. 5 prôtôn và 6 nơtron. D. 7 prôtôn và 6 nơtron.

Phản ứng :

Hạt nhân con X được sinh ra có A = 14, p = 7 suy ra n = 7

Đáp án đúng: B

Câu 3. 

- Các đại lượng được bảo toàn trong phản ứng hạt nhân là: 

+ điện tích

+ số khối

+ năng lượng toàn phần

+ động lượng

- không có định luật bảo toàn khối lượng

Đáp án đúng: C

Câu 4 .Xác định các hạt x và y trong các phản ứng:

                                 

Vận dụng định luật bảo toàn điện tích và số khối cho 2 phản ứng trên ta có:

+ phản ứng 1:

 9 + 1 = 8 + ZX →Zx =2

19 + 1 = 16 + AX → AX = 4

Vậy X là hạt α :

+ phản ứng 2:

12+ Zy = 11 + 2 → Zy = 1

25 +Ay = 22 + 4→ Ay = 1

Vậy y là hạt prôton

Đáp án đúng: D

Câu 5. 

hạt α :

Vận dụng định luật bảo toàn điện tích và số khối cho  phản ứng trên ta có:

2 + 13 = Zx + 0 →Zx =15 

4 + 27 = Ax + 1 → AX = 30

( chỉ cần vận dụng định luật bảo toàn điện tích là tìm được đáp án)

Đáp án đúng: D

Câu 6.  

Hạt β-

Vận dụng định luật bảo toàn điện tích và số khối cho  phản ứng trên ta có:

82 = Zx -1 →Zx = 83 

214 = Ax + 0→ AX = 214

Đáp án đúng: D



Câu 7  

là phóng xạ β-

Vận dụng định luật bảo toàn điện tích và số khối cho  phản ứng trên ta có:

83 = Zx -1 →Zx = 84

210 = Ax + 0→ AX = 210

X là hạt nhân

Đáp án đúng: B


Câu 8  

- tia là hạt nhân mang điện tích +2e nên bị lệch về phía cực âm 

- tia.là hạt mang điện tích dương + 1e nên bị lệch về phía cực âm

- tia là hạt mang điện tích âm -1e nên bị lệch về phía cực dương

- tia không mang điện tích nên không bị lệch hướng trong điện trường

Đáp án đúng: A

Câu 9 

là phóng xạ β+

Vận dụng định luật bảo toàn điện tích và số khối cho  phản ứng trên ta có:

15 = Z’ +1 →Z’= 14

30 = A’+ 0→ A’ = 30

Đáp án đúng:C


Câu 10. 

Vận dụng định luật bảo toàn điện tích và số khối cho  phản ứng trên ta có:

5 + 0 = Z +2 →Z= 3

10 +1  = X+ 4→X = 7

Vậy X là

Đáp án đúng:A

Câu 11. Gọi N0 là số hạt nhân của một chất phóng xạ ở thời điểm t = 0 và λ là hằng số phóng xạ của nó. Theo định luật phóng xạ, công thức tính số hạt nhân chưa phân rã ( số hạt nhân còn lại)của chất phóng xạ đó ở thời điểm t là :N = N0.

Đáp án đúng:A


Câu 12. 

tia α bản chất là hạt nhân nên trong phóng xạ α hạt nhân con lùi hai ô (Z’ = Z -2) trong bảng HTTH so với hạt nhân mẹ và số nuclôn giảm đi 4 (A’ = A - 4). Suy ra hạt nhân con:

Đáp án đúng:B

Câu 13  Đồng vị chuyển thành . Ta thấy số khối A không đổi và số thứ tự của hạt nhân con giảm 1. suy ra  Si 27 đã phóng xạ β+ ( hạt pôzitrôn)

Đáp án đúng:B

Câu 14. 

Năng lượng liên kết riêng là năng lượng liên kết được tính cho 1 nuclôn :

Wr = Wlk/A = 28,3/4 = 7,075 MeV/nuclôn

Đáp án đúng:A

Câu 15:Hạt nhân có khối lượng là mX. Khối lượng của prôtôn và của nơtron lần lượt là mp và mn.Độ hụt khối của hạt nhân X gồm Z hạt proton và (A – Z) hạt nơtrôn là: 

Δm = [Zmp +(A – Z) mn ]- mX

Đáp án đúng:C

Câu 16: 

Theo định luật phóng xạ, lượng chất phóng xạ còn lại là:

Đáp án đúng:C

Câu 17: 

Năng lượng liên kết của hạt nhân là :

Wlk = Δmc2 = 0,03038 uc2 = 0.03038 .931,5 = 28,29897 MeV

Đáp án đúng:B

Câu 18: 

Hệ thức Anh-xtanh giữa năng lượng nghỉ và khối lượng m của vật là: E = mc2

Đáp án đúng:C

Câu 19: 

Theo định luật phóng xạ, khối lượng I còn lại sau 24 ngày là:

Khối lượng I đã bị phân rã để biến thành chất khác là:

Δm = m0 – m = 200 – 25 = 175 g

Đáp án đúng:D

Câu 20: 

Các nguyên tử được gọi là đồng vị khi hạt nhân của chúng có cùng số hiệu nguyên tử nhưng có số nuclôn khác nhau ( cùng số proton , khác số nơtrôn)

Đáp án đúng:C

Câu 21: 

ta có: Z = 11, A = 11+13 = 24

Kí hiệu:

Đáp án đúng:C

Câu 22: 

Năng lượng liên kết riêng của hạt nhân là năng lượng liên kết tính cho một nuclôn, nó đặc trưng cho sự bền vững của hạt nhân ; nghĩa là hạt nhân nào có năng lượng liên kết riêng càng lớn thì càng bền vững

Năng lượng liên kết riêng của hạt nhân được tính theo công thức:

Wr = Wlk/A = [ Zmp + (A-Z)mn – m ].c2

Đáp án đúng:A


Câu 23: 

Năng lượng nghỉ của hạt nhân là:

E = mc2 = 15,999uc2 = 15,999.931 = 1,49.104MeV

                                  = 15,999.1,66055.10-27.(3.108)2 = 2,4.10-10 J

Đáp án đúng:A

Câu 24: 

Trong phân rã , ngoài pôzitrôn () được phát ra còn có các hạt nơtrinô

Đáp án đúng:D

Câu 25:Becơren (Bq) là đơn vị của: độ phóng xạ H

Đáp án đúng:D

Câu 26

phương trình:

hạt nhân lưu huỳnh S có 16 hạt proton và (32 -16)= 16 hạt nơtron

A. 14 hạt proton, 18 hạt nơtron B.  16 hạt proton, 16 hạt nơtron

C. 15 hạt proton, 16 hạt nơtron C. 15 hạt proton, 18 hạt nơtron

Đáp án đúng:B

Câu 27. 

Phản ứng hạt nhân nhân tạo là phản ứng hạt nhân do con người tạo ra, bằng cách dùng các hạt nhẹ bắn phá vào hạt nhân khác, trong phản ứng hạt nhân nhân tạo thì định luật bảo toàn điện tích và số khối luôn nghiệm đúng

Đáp án đúng:B

Câu 28   

Phản ứng C là hiện tượng phóng xạ 

Đáp án đúng:C

Câu29. ứng dụng của các đồng vị phóng xạ:

Phương pháp dùng cacbon 14 dùng trong khảo cổ học để tìm số tuổi của các hoá thạch

Chất côban phát ra tia dùng để tìm khuyết tật các chi tiết máy.

Phương pháp các nguyên tử đánh dấu 

Đáp án đúng:D

Câu 30. hệ thức Anhstanh giữa năng lượng và khối lượng:

Nếu một vật có khối lượng m thì nó có năng lượng E tỉ lệ với m gọi là năng lượng nghỉ : .

 Đáp án đúng:B

Câu31

Năng lượng liên kết của hạt nhân ( Z = 1, N = 2-1 = 1) là:

W = [Zmp +Nmn - mX]c2 = (1,0073 + 1,0087- 2,0136 )uc2 

     = 0,0024.931,5= 2,23 MeV

Đáp án đúng:D

Câu 32:

Phóng xạ là phản ứng toả năng lượng

Năng lượng toả ra:

E = [mPo- mPb+mHe)]c2 = [209,937303 – ( 205,929442 + 4,001506)]uc2

       = 0,006355.961,5 = 5,9196825 MeV

Đáp án đúng:A

Câu 33 

Năng lượng tỏa ra trong phản ứng này :

E = [(mH + mNa )- (mX+mNe)]c2 = [(1,007276 +22,983734) – ( 4,001506 + 19,986959)]uc2

       = 0,002545 . 931 = 2,37 MeV

Đáp án đúng:A

Câu 34 : (Ôn thi TN THPT-ĐH&CĐ-2008)Bắn phá hạt nhân nhôm bằng hạt α để gây phản ứng theo phương trình : . Cho mAl = 26,97u ; mP = 29,97u ; mα = 4,0015u ; mn = 1,0087u ; 1u = 931 MeV/c2. Bỏ qua động năng của các hạt được tạo thành. Năng lượng tối thiểu để phản ứng xảy ra là :

A. 2,8 MeV. B. 4,48.10-13 J. C. 6,7 MeV. D. 4,66 MeV.

Năng lượng tối thiểu để phản ứng toả ra bằng năng lượng thu vào sau phản ứng:

E = [(mP+mn ) -(mAl + mHe )]c2 = [( 29,97 + 1,0087 ) -(26,97 +4,0015)]uc2

       = 0,0072 . 931 = 6,7 MeV

Đáp án đúng:C


Câu 35

Năng lượng toả ra sau phản ứng là: 

E = [ mRa -(mRn + mHe )]c2 = [225,977 -(221,97 +4,0015)]uc2

       = 0,0055 . 931 = 5,1205 MeV


Áp dụng định luật bảo toàn động lượng ta có:

Mặt khác, theo định luật bảo toàn năng lượng toàn phần:

mRac2 = mαc2 +Wα + mRnc2 + WRn  ⬄E = Wα + WRn  = Wα += 5,1205 MeV

🡺 động năng của hạt α: Wα  =

Động năng của hạt nhân Rn: WRn =

Đáp án đúng:C

Câu36

tia là dòng các electron

Đáp án đúng:B

Câu37 : (Ôn thi TN THPT-ĐH&CĐ-2008)Cho phản ứng hạt nhân . Biết số A-vô-ga-đrô NA = 6,02.1023. Năng lượng tỏa ra khi tổng hợp được 1 g Heli là bao nhiêu ?

A. ΔE = 423,808.103 J. B. ΔE = 503,272.103 J.

C. ΔE = 423,808.109 J. D. ΔE = 503,272.109 J.

Số hạt nhân Heli có trong 1 gam: N = = 1,505.1023 hạt

Từ phản ứng ta thấy cứ 1 hạt nhân Heli được tổng hợp thì năng lượng toả ra là: 17,6 MeV

Vậy năng lượng toả ra khii tổng hợp được 1g Heli là:

ΔE = N.17.6 = 1,505.1023 .17,6= 26,488.1023MeV=  423,808.109 J

Đáp án đúng:C


Câu 38: (Ôn thi TN THPT-ĐH&CĐ-2008)Chu kì bán rã T của một chất phóng xạ là khoảng thời gian

A. sau đó, chất ấy mất hoàn toàn tính phóng xạ.

B. bằng quãng thời gian không đổi, sau đó, sự phóng xạ lặp lại như ban đầu.

C. sau đó, số nguyên tử phóng xạ giảm đi một nửa.

D. sau đó, độ phóng xạ của chất đó giảm đi 4 lần.

Chu kì bán rã của một chất phóng xạ là khoảng thời gian sau đó một nữa số hạt nhân hiện có của một lượng chất phóng xạ bị phân rã, biến đổi thành hạt nhân khác

Đáp án đúng:C

Câu 39 

Điều kiện để có phản ứng dây chuyền là hệ số nhân nơtrôn phải lớn hơn hoặc bằng 1, ngoài ra khối lượng U235 phải đạt giá trị tối  thiểu gọi là khối lượng tới hạn

Đáp án đúng:C

Câu 40

- phản ứng phân hạch và nhiệt hạch là hai loại phản ứng toả năng lượng

- phản ứng nhiệt hạch là sự kết hợp các hạt nhân loại nhẹ thành hạt nhân trung bình

- phản ứng phân hạch là một hạt nhân laoị nặng hấp thụ một nơtron chậm và bị vỡ ra thành 2hạt nhân trung bình

- hạt nhân có độ hụt khối càng lớn thì năng lượng liên kết riêng càng lớn nên càng bền vững

Đáp án đúng:B


Câu 42: 

- phản ứng phân hạch và nhiệt hạch là hai loại phản ứng toả năng lượng

- phản ứng nhiệt hạch là sự kết hợp các hạt nhân loại nhẹ thành hạt nhân trung bình như Hiđrô  và Heli

- Urani là nguyên tố thường dùng trong phản ứng phân hạch

- phản ứng nhiệt hạch toả năng lượng thấp hơn rất nhiều so với một phản ứng phân hạch

Đáp án đúng:D

Câu 43: 

Theo định luật phóng xạ cứ sau mỗi chu kì bán rã thì số hạt nhân của chất phóng xạ sẽ giảm đi 1 nữa

Theo giả thiết sau 3 giờ, lượng chất phóng xạ còn lại 25%, tức là giảm đi ¾ lượng chất ban đầu, như vậy thời gian phóng xạ = 2 lần chu kì bán rã

Vậy chu kì bán rã : T = 1,5 giờ

Đáp án đúng:C

Câu 44: Hằng số phóng xạ và chu kì bán rã T liên hệ nhau bỡi hệ thức:

Hay λT = ln2

Đáp án đúng:A

Câu  45  

Nguyên liệu chủ yếu của phản ứng phân hạch là U235, U238

Đáp án đúng:C

Câu 46

Theo định luật phóng xạ, khối lượng chất phóng xạ còn lại là :

Suy ra khối lượng chất ban đầu:

Đáp án đúng:A

Câu  47:  

Theo giả thiết khối lượng chất bị phân rã là 75% nghĩa là khối lượng chất còn lại là 25% = m0/4

Vậy theo định luật phóng xạ, thời gian để phân rã hết lượng chất trên là :

t = 2T = 2.5,27 = 10,54 năm

Đáp án đúng:D


Câu 48: 

Ta có: H = H02-t/T ⬄2-t/T = H/H0 =1/128 = 2-7

Suy ra: chu kì bán rã T = t/7 = 105/7 = 15 giờ

Đáp án đúng:B

Câu  49: 

Độ phóng xạ H =H0.2-t/T = 1.2-7.6/3.8 = 0,5 Ci

Đáp án đúng:B

  Câu  50: 

Số hạt nhân Heli có trong 2 gam là:

hạt

Năng lượng toả ra khi tổng hợp được 2 g Heli là: 

E = 2,1N = 2,1.3,0115.1023 = 6,32415.1023 MeV

                                            = 1,01.1011J

Đáp án đúng:A






























TÀI LIỆU ÔN TẬP LÝ 11 NH 2019-2010


A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT

   1. Từ trường. 

Xung quanh nam châm và xung quanh dòng điện tồn tại từ trường. Từ trường có tính chất cơ bản là tác dụng lực từ lên nam châm hay lên dòng điện đặt trong nó.

-Vectơ cảm ứng từ là đại lượng đặc trưng cho từ trường về mặt tác dụng lực từ. Đơn vị cảm ứng từ là Tesla (T).

   2. Từ trường của dòng điện trong dây dẫn thẳng, dài đặt trong không khí: 

Vectơ cảm ứng từ tại điểm M cách dây dẫn một đoạn r:

- Điểm đặt: Tại điểm M                                            

- Phương: Vuông góc với mặt phẳng (M. I).

- Chiều: Tuân theo quy tắc vặn đinh ốc.                       - Độ lớn:              

   3. Từ trường tại tâm của dòng điện trong khung dây tròn: 

Vectơ cảm ứng từ tại tâm khung dây tròn có:

- Điểm đặt: Tại tâm                                          

- Phương: Vuông góc với mặt phẳng vòng dây.

- Chiều: Theo quy tắc vặn đinh ốc (hoặc vào mặt nam S ra bặt bắc N của vòng dây)

Mắt S: dòng điện cùng chiều kim đồng hồ, mặt N: dòng điện ngược chiều kim đồng hồ

- Độ lớn:             

R là bán kính của khung dây, N là số vòng dây trong khung, I là cường độ dòng điện trong mỗi vòng.

   4. Từ trường của dòng điện trong ống dây: 

Vectơ cảm ứng từ tại một điểm trong lòng ống dây

- Điểm đặt: Tại điểm đang xét.                        

- Phương: Vuông góc với mặt phẳng vòng dây

- Chiều: Vào mặt nam(S) ra mặt bắc (N) của ống dây

- Độ lớn:     

  n là số vòng dây trên một đơn vị dài của ống. 

l chiều dài của ống;       N tổng số vòng dây trên ống

   5. Nguyên lý chồng chất từ trường:                     

Xét trường hợp :                                         

      a. Khí cùng hướng với :        cùng hướng với ,                  B = B1 + B2

      b. Khi ngược hướng với .    cùng hướng với

c. Khi               ; hợp với một góc xác định bởi:    

d. Khi B1 = B2        ;                hợp với một góc

II. Lực từ tác dụng lên dòng điện – lực lorenxơ

1. Lực từ tác dụng lên dây dẫn có dòng điện:    

- Điểm đặt: Tại trung điểm của đoạn MN.

- Phương: Vuông góc với mặt phẳng ()

- Chiều: Xác định theo quy tắc bàn tay trái: Đặt bàn tay trái duỗi thẳng để cho các đường cảm ứng từ hướng vào lòng bàn tay chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa là chiều dòng điện, thì chiều ngón tay cái choãi ra 900 là chiều của lực từ tác dụng lên đoạn dây.

- Độ lớn:       F = BIlsin     là góc hợp bởi đoạn dòng điện và vectơ cảm ứng từ.)

2. Lực từ tác dụng lên hai dòng điện thẳng song song:  

- Điểm đặt: Trung điểm của đoạn dây

- Chiều: Là lực hút nếu dòng điện cùng chiều, lực đẩy nếu hai dòng điện ngược chiều

- Độ lớn:                              r là khoảng cách giữa hai dòng điện.

3. Mômen ngẫu lực từ

Mômen ngẫu lực từ tác dụng lên khung dây có dòng điện:          M = IBS.sin

Trong đó S là diện tích phần mặt phẳng giới hạn bởi khung, là góc hợp bởi vectơ pháp tuyến của khung và vectơ cảm ứng từ

4. Lực Lorenxơ

- Điểm đặt: Tại điện tích                            

- Phương: Vuông góc với mặt phẳng ()

- Chiều: Xác định theo quy tắc bàn tay trái: Đặt bàn tay trái duỗi thẳng sao cho cảm ứng từ đâm xuyên vao lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngón tay là chiều của vận tốc, ngón tay cái choãi ra 900 là chiều của lực lorenxơ nếu q >0, và chiều ngược lại nếu q <0

- Độ lớn:                      

Trong đó q là điện tích của hạt, là góc hợp bởi vectơ vận tốc của hạt và vectơ cảm ứng từ

B. BÀI TẬP TỰ LUẬN

Bài 1: Một đoạn dây dẫn thẳng MN dài 6 (cm) có dòng điện I = 5 (A) đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,5 (T). Lực từ tác dụng lên đoạn dây có độ lớn F = 7,5.10-2(N). Tính góc hợp bởi dây MN và đường cảm ứng từ.                                   

 ĐS:  300

Bài 2: Dòng điện I = 1 (A) chạy trong dây dẫn thẳng dài. Cảm ứng từ tại điểm M cách dây dẫn 10 (cm) có độ lớn bằng bao nhiêu?                  

ĐS:  2.10-6(T)

Bài 3: Một dòng điện thẳng, dài có cường độ 20 (A), cảm ứng từ tại điểm M cách dòng điện 5 (cm) có độ lớn bằng bao nhiêu?                      

ĐS:  8.10-5 (T)

Bài 4: Hai dây dẫn thẳng, dài song song cách nhau 32 (cm) trong không khí, dòng điện chạy trên dây 1 là I1 = 5 (A), dòng điện chạy trên dây 2 là I2 = 1 (A) ngược chiều với I1. Điểm M nằm trong mặt phẳng của hai dây và cách đều hai dây. Tính cảm ứng từ tại M.       

 ĐS: 7,5.10-6 (T)

Bài 5: Một ống dây dài 50 (cm), cường độ dòng điện chạy qua mỗi vòng dây là 2 (A). cảm ứng từ bên trong ống dây có độ lớn B = 25.10-4 (T).  Tính số vòng dây của ống dây.           

ĐS: 497

Bài 6: Khi tăng đồng thời cường độ dòng điện trong cả hai dây dẫn thẳng song song lên 3 lần thì lực từ tác dụng lên một đơn vị dài dây thay đổi như thế nào?           

ĐS:  9 lần

Bài 7: Một khung dây cứng hình chữ nhật có kích thước 2 (cm) x 3 (cm) đặt trong từ trường đều. Khung có 200 vòng dây. Khi cho dòng điện có cường độ 0,2 (A) đi vào khung thì mômen ngẫu lực từ tác dụng vào khung có giá trị lớn nhất là 24.10-4 (Nm). Tính độ lớn cảm ứng từ của từ trường .                                                    

ĐS: 0,10 (T)

Bài 8: Tính độ tự cảm của một ống dây dài 30cm, đường kính 2cm, có 1000 vòng dây. Cho biết trong khoảng thời gian 0,01s cường độ dòng điện chạy qua ống dây giảm đều đặn từ 1,5A đến 0. Tính suất điện động cảm ứng trong ống dây.              

 ĐS: L ≈ 2,96.10-3H ≈ 3.10-3H ; e = 0,45V.

Bài 9: Tính độ tự cảm của cuộn dây biết sau thời gian Δt = 0,01s, dòng điện trong mạch tăng đều từ 2A đến 2,5A và suất điện động tự cảm là 10V.                   

 ĐS: L = 0,2H.

Bài 10: Một ống dây dài  = 31,4cm có 100 vòng, diện tích mỗi vòng S = 20cm2, có dòng điện I = 2A chạy qua.                       

 a.  Tính từ thông qua mỗi vòng dây.

 b. Tính suất điện động tự cảm trong cuộn dây khi ngắt dòng điện trong thời gian Δt=0,1s. Suy ra độ tự cảm của ống dây.                              

 ĐS: a. Φ = 1,6.10-5 Wb ; b. e = 0,16V ; L = 0,008H.

Bài 11: Hai dây dẫn thẳng song song dài vô hạn đặt cách nhau d = 14cm trong không khí. Dòng điện chạy trong hai dây là I1 =  I2 = 1,25A. Xác định vecto cảm ứng từ tại M cách mỗi dây r = 25cm trong trường hợp hai dòng điện:

a. Cùng chiều  b. Ngược chiều  

ĐS: a.// O1O2, B = 1,92.10-6T;   b. O1O2, B = 0,56.10-6T

Bài 12: Cuộn dây tròn bán kính R = 5cm (gồm N = 100 vòng dây quấn nối tiếp cách điện với nhau) đặt trong không khí có dòng điện I qua mỗi vòng dây, từ trường ở tâm vòng dây là B = 5.10-4T. Tìm I?                      

ĐS: 0,4A

Bài 13: Một dây thẳng chiều dài 18,84cm được bọc bằng một lớp cách điện mỏng và quấn thành một cuộn dây tròn. Cho dòng điện có cường độ I = 0,4A đi qua vòng dây. Tính cảm ứng từ trong vòng dây.                            

 ĐS: 0,84.10-5 T

Bài 14: Một hạt mang điện tích q = 3,2.10-19C bay vào từ trường đều, cảm ứng từ B = 0,5T. Lúc lọt vào trong từ trường vận tốc hạt là v = 106m/s và vuông góc với . Tính lực Lorenxo tác dụng lên hạt đó.         

ĐS: 1,6.10-13N

Bài 15: Một electron bay vào trong từ trường đều, cảm ứng từ B = 1,2T. Lúc lọt vào từ trường, vận tốc của hạt là v0 = 107m/s và vecto làm thành với một góc  = 300. Tính lực Lorenxo tác dụng lên electron đó.               

ĐS: 0,96.10-12N

Bài 16:  Xác định lực từ trong các trường hợp sau:






Bài 17: Xác định chiều của vector cảm ứng từ và cực của nam châm trong các hình sau:

                               

Bài 18: Một đoạn dây dẫn có chiều dài l = 15cm, đặt trong từ trường có cảm ứng từ B = 2.10-4 T. Góc giữa dây dẫn và cảm ứng từ là 300. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn I = 10A. Tính lực từ tác dụng vào dây dẫn.                                

ĐS: F = 1,5.10-4N

Bài 19: Một dòng điện cường độ I = 0,5A đặt trong không khí

a. Tính cảm ứng từ tại điểm M cách dòng điện 4cm.

b. Cảm ứng từ tại N bằng 10-6 T. Tính khoảng cách từ N đến dòng điện.

ĐS: a. BM = 0,25. 10 – 5 T b. rN = 10cm

Bài 20: Một dòng điện có cường độ 5A chạy trong dây dẫn thẳng, dài. Cảm ứng từ tại điểm M có giá trị là B = 4.10-5T. Hỏi điểm M cách dây một khoảng bằng bao nhiêu?          

ĐS: 2,5cm

Bài 21: Một vòng dây tròn bán kính 5cm, xung quanh là không khí. Dòng điện trong dây có cường độ là I, gây ra từ trường tại tâm vòng tròn có B = 2,5.10-6 T. Tính cường độ dòng điện chạy trong vòng dây ?                                

ĐS : 0,2A

Bài 22: Một khung dây tròn bán kính 30cm gồm 10vòng dây. Cường độ dòng điện qua khung là 0,3A. Tính cảm ứng từ tại tâm của khung dây ?              

ĐS : 6,28.10-6T

Bài 23: Hai dây dẫn thẳng dài vô hạn d1 ; d2 đặt song song trong không khí cách nhau khoảng 10 cm, có dòng điện cùng chiều I1 = I2 = I = 2,4A đi qua. Tính cảm ứng từ tại:             

a.M cách d1 và d2 khoảng r = 5cm.  

b. N cách d1 20cm và cách d2 10cm.

ĐS : a. BM = 0 ;            b. BN = 0,72.10 – 5


Bài 24: Cho hai dòng điện I1, I2 có chiều như hình vẽ, 

có cường độ :I1 = I2 = I = 2A ; các khoảng cách từ M đến hai 

dòng điện là a = 2cm ; b = 1cm.  Xác định vector cảm ứng từ tại M.       


ĐS : 4,22.10-5


A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT

1. Từ thông

- Xét một đường cong kín ( C ) có diện tích mặt S đặt trong từ trường đều . Dựng vecto pháp tuyến . Gọi α là góc tạo bởi , Từ thông qua mặt S được định nghĩa

Φ = BS cosα

- Đơn vị từ thông là Wb

2. Hiện tượng cảm ứng điện từ

- Hiện tượng cảm ứng điện từ là hiện tượng xuất hiện dòng điện cảm ứng trong một mạch kín khi từ thông qua mạch đó biến thiên

3. Định luật Len xơ về chiều dòng điện cảm ứng

- Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong mạch kín có chiều sao cho từ trường cảm ứng có tác dụng chống lại sự biến thiên của từ thông ban đầu qua mạch kín.

4. Suất điện động cảm ứng

4.1. Định nghĩa

- Suất điện động cảm ứng sinh ra dòng điện cảm ứng trong mạch kín

4.2. Định luật Farađây

- Độ lớn của suất điện động cảm ứng xuất hiện trong mạch kín tỷ lệ với tốc độ biến thiên từ thông qua mạch kín đó

- Công thức : eC =

5. Từ thông riêng của một mạch kín

- Từ thông do từ trường của dòng điện cảm ứng i gây ra gọi là từ thông riêng.

Trong đó:

L: là độ tự cảm của ống dây, chỉ phụ thuộc vào cấu tạo và kích thước của ống dây. 

- Độ tự cảm L có đơn vị là Henry kí hiệu là H.

- Độ tự cảm của ống dây

;N: số vòng dây; l: chiều dài của ống dây (m);  S: tiết diện của ống (m2)

6. Hiện tượng tự cảm

6.1. Định nghĩa

- Hiện tượng tự cảm là hiện tượng cảm ứng điện từ xảy ra trong một mạch có dòng điện mà sự biến thiên từ thông qua mạch được gây ra bởi sự biến thiên của cường độ dòng điện trong mạch.

6.2. Suất điện động tự cảm

-  Phát biểu: Suất điện động tự cảm có độ lớn tỉ lệ với tốc độ biến thiên của cường độ dòng điện trong mạch.

-  Biểu thức: chỉ xét độ lớn thì

6.3. Năng lượng từ trường của ống dây        

II. Bài tập

Bài 1. Một vòng dây phẳng giới hạn bởi diện tích S = 5cm2 đặt trong một từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,1T. Mặt phẳng cuộn dây làm thành với véc tơ một góc α = 300. Tính từ  thông qua diện tích S.

Bài 2. Một cuộn dây phẳng có 100 vong, bán kính mỗi vòng dây là 0,1m. Cuộn dây đặt trong từ trường đều và mặt phẳng vòng dây vuông góc với các đường cảm ứng từ. Lúc đầu cảm ứng từ của cuộn dây có giá trị 0,2T. Tìm suất điện động cảm ứng trong cuộn dây nếu trong khoảng thời gian 0,1s:

a. cảm ứng từ của từ trường tăng đều đặn gấp đôi

b. cảm ứng từ của từ trường giảm đều đặn đến không

Bài 3. Một mạch kín hình vuông cạnh a = 10cm đặt vuông góc với một từ trường đều có độ lớn thay đổi theo thời gian. Tính tốc độ biến thiên từ trường, biết cường độ dòng điện cảm ứng qua mạch i = 2A và điện trở mạch r = 5Ω.

 Bài 4.Một ống dây dài 50cm, có 1000 vòng dây. Diện tích tiết diện của ống dây là 20cm2. Tính độ tự cảm của ống dây 

Bài 5 .Trong một mạch điện có độ tự cảm L = 0,6H có dòng điện giảm đều đặn Từ 0,2A đến 0 trong khoảng thời gian 0,2 phút. Tính suất điện động tự cảm trong mạch trong khoảng thời gian có dòng điện I trong mạch

Bài 6 . Tính độ tự cảm của ống dây dài 30cm có đường kính 2cm, có 1500 vòng dây. Cho biết trong khoảng thời gian 0,01s dòng điện chạy qua ống dây giảm đều từ 1,5A đến không, tính suất điện động cảm ứng trong ống dây.

Bài 7. Một ống dây dài 40cm, bán kính 2cm, có 2000 vòng dây. Tính năng lượng từ trường bên trong ống dây khi có dòng điện 2A chạy qua.

Bài 8. Cho một ống dây dài có độ tự cảm L =0,5H, điện trở thuần R = 2Ω. Khi cho dòng điện có cường độ I chạy qua ống dây thì năng lượng từ trường tích lũy trong ống dây là W = 100J. Tính

a. cường độ dòng điện

b. công suất tỏa nhiệt



A. TÓM TẮT LÍ THUYẾT

I. Hieän töôïng khuùc xaï aùnh saùng

Hieän töôïng khuùc xaï aùnh saùng laø hieän töôïng khi aùnh saùng truyeàn qua maët phaân caùch giöõa hai moâi tröôøng trong suoát, tia saùng bò beû gaõy khuùc (ñoåi höôùng ñoät ngoät) ôû maët phaân caùch.

2. Ñònh luaät khuùc xaï aùnh saùng

+ Tia khuùc xaï naèm trong maët phaúng tôùi vaø ôû beân kia phaùp tuyeán so vôùi tia tôùi. (Hình 33)

+ Ñoái vôùi moät caëp moâi tröôøng trong suoát nhaát ñònh thì tæ soá giöõa sin cuûa goùc tôùi (sini) vôùi sin cuûa goùc khuùc xaï (sinr) luoân luoân laø moät soá khoâng ñoåi. Soá khoâng ñoåi naøy phuï thuoäc vaøo baûn chaát cuûa hai moâi tröôøng vaø ñöôïc goïi laø chieát suaát tæ ñoái cuûa moâi tröôøng chöùa tia khuùc xaï (moâi tröôøng 2) ñoái vôùi moâi tröôøng chöùa tia tôùi (moâi tröôøng 1); kí hieäu laø n21.

Bieåu thöùc: =  n21

+ Neáu n21  > 1 thì goùc khuùc xaï nhoû hôn goùc tôùi. Ta noùi moâi tröôøng (2) chieát quang keùm moâi tröôøng (1).

+ Neáu n21  < 1 thì goùc khuùc xaï lôùn hôn goùc tôùi. Ta noùi moâi tröôøng (2) chieát quang hôn moâi tröôøng (1).

+ Neáu i = 0 thì r = 0: tia saùng chieáu vuoâng goùc vôùi maët phaân caùch seõ truyeàn thaúng.

+ Neáu chieáu tia tôùi theo höôùng KI thì tia khuùc xaï seõ ñi theo höôùng IS (theo nguyeân lí veà tính thuaän nghòch cuûa chieàu truyeàn aùnh saùng). 

Do ñoù, ta coù .

3. Chieát suaát tuyeät ñoái

– Chieát suaát tuyeät ñoái cuûa moät moâi tröôøng laø chieát suaát cuûa noù ñoái vôùi chaân khoâng.

– Vì chieát suaát cuûa khoâng khí xaáp xæ baèng 1, neân khi khoâng caàn ñoä chính xaùc cao, ta coù theå coi chieát suaát cuûa moät chaát ñoái vôùi khoâng khí baèng chieát suaát tuyeät ñoái cuûa noù.

– Giöõa chieát suaát tæ ñoái n21 cuûa moâi tröôøng 2 ñoái vôùi moâi tröôøng 1 vaø caùc chieát suaát tuyeät ñoái n2 vaø n1 cuûa chuùng coù heä thöùc:

– Ngoaøi ra, ngöôøi ta ñaõ chöùng minh ñöôïc raèng:

Chieát suaát tuyeät ñoái cuûa caùc moâi tröôøng trong suoát tæ leä nghòch vôùi vaän toác truyeàn aùnh saùng trong caùc moâi tröôøng ñoù:

Neáu moâi tröôøng 1 laø chaân khoâng thì ta coù: n= 1   vaø  v=  c  = 3.108 m/s

Keát quaû laø: = hay v2 = .

– Vì vaän toác truyeàn aùnh saùng trong caùc moâi tröôøng ñeàu nhoû hôn vaän toác truyeàn aùnh saùng trong chaân khoâng, neân chieát suaát tuyeät ñoái cuûa caùc moâi tröôøng luoân luoân lôùn hôn 1.

YÙ nghóa cuûa chieát suaát tuyeät ñoái

Chieát suaát tuyeät ñoái cuûa moâi tröôøng trong suoát cho bieát vaän toác truyeàn aùnh saùng trong moâi tröôøng ñoù nhoû hôn vaän toác truyeàn aùnh saùng trong chaân khoâng bao nhieâu laàn.


II. HIEÄN TÖÔÏNG PHAÛN XAÏ TOAØN PHAÀN VAØ NHÖÕNG ÑIEÀU KIEÄN ÑEÅ HIEÄN TÖÔÏNG XAÛY RA.

1. Hieän töôïng phaûn xaï toaøn phaàn

Hieän töôïng phaûn xaï toaøn phaàn laø hieän töôïng maø trong ñoù chæ toàn taïi tia phaûn xaï maø khoâng coù tia khuùc xaï.

2. Ñieàu kieän ñeå coù hieän töôïng phaûn xaï toaøn phaàn

– Tia saùng truyeàn theo chieàu töø moâi tröôøng coù chieát suaát lôùn sang moâi tröôøng coù chieát suaát nhoû hôn. (Hình 34)

– Goùc tôùi lôùn hôn hoaëc baèng goùc giôùi haïn phaûn xaï toaøn phaàn (i gh).

3. Phaân bieät phaûn xaï toaøn phaàn vaø phaûn xaï thoâng thöôøng 

Gioáng nhau 

– Cuõng laø hieän töôïng phaûn xaï, (tia saùng bò haét laïi moâi tröôøng cuõ).

– Cuõng tuaân theo ñònh luaät phaûn xaï aùnh saùng .

Khaùc nhau 

– Hieän töôïng phaûn xaï thoâng thöôøng xaûy ra khi tia saùng gaëp moät maët phaân caùch hai moâi tröôøng vaø khoâng caàn theâm ñieàu kieän gì. 

Trong khi ñoù, hieän töôïng phaûn xaï toaøn phaàn chæ xaûy ra khi thoûa maõn hai ñieàu kieän treân.

– Trong phaûn xaï toaøn phaàn, cöôøng ñoä chuøm tia phaûn xaï baèng cöôøng ñoä chuøm tia tôùi. Coøn trong phaûn xaï thoâng thöôøng, cöôøng ñoä chuøm tia phaûn xaï yeáu hôn chuøm tia tôùi.

4. Laêng kính phaûn xaï toaøn phaàn

Laêng kính phaûn xaï toaøn phaàn laø moät khoái thuûy tinh hình laêng truï coù tieát dieän thaúng laø moät tam giaùc vuoâng caân

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

∙ KHÚC XẠ ÁNH SÁNG.

Câu 1: Chiếu một  tia sáng đơn sắc tới một chậu đựng đầy nước chiết suất 1,3. Góc khúc xạ là 200 . Giữ nguyên tia tới thay nước trong chậu bằng một chất lỏng trong suốt khác thì góc khúc xạ lúc này bằng 160. Chiết suất của chất lỏng là

A. 4,7. B. 2,3.    C. 1,6.  D. 1,5.   

Câu 2: Một người quan sát viên đứng trong không khí quan sát hòn sỏi dưới đáy bể nước, theo phương vuông góc với mặt nước thì thấy ảnh của hòn sỏi cách mặt nước 15cm,  nước có chiết suất . Độ sâu bể nước 

A. 20 cm.       B. 25 cm. C. 17 cm. D. 25 cm.

Câu 3: Hình vẽ bên là đường truyền của tia sáng từ môi trường trong suốt 1 có vận tốc truyền sáng là v1 sang môi trường trong suốt 2 có vận tốc truyền sáng là v2. Quan hệ vận tốc truyền sáng trong hai môi trường là

A. v1 < v2. B. v1 > v2.

C. v1 = v2.

D. Để so sánh được thì phải biết góc tới của tia sáng.

Câu 4: Chiếu một tia sáng đơn sắc từ không khí vào một chất lỏng trong suốt chiết suất n. Khi qua mặt phân cách, tia khúc xạ bị lệch 300  so với tia tới và tạo với mặt phân cách một góc 600. Giá trị của n là

Câu 5. Tia sáng truyền trong không khí tới gặp mặt thoáng của một chất lỏng, chiết suất n=. Hai tia phản xạ và khúc xạ vuông góc với nhau. Góc tới i có giá trị là:

A. 60o. B. 30o. C. 45o D. 50o

Câu 6. Một tấm gỗ tròn bán kính R=5cm nổi trên mặt nước. Ở tâm đĩa có gắn một cây kim thẳng đứng chìm trong nước (n=4/3). Dù đặt mắt ở đâu trên mặt thoáng cũng không thấy được cây kim. Chiều dài tối đa của cây kim là:

A. 4cm. B. 4,4cm. C. 4,5cm. 5cm.

Câu 7. Khi tia sáng đi từ môi trường chiết suất n1 sang môi trường chiết suất n2 , n2>n1 thì:

A. luôn luôn có tia khúc xạ.

B. góc khúc xạ r lớn hơn góc tới i.

C. góc khúc xạ r nhỏ hơn góc tới i.  

D. nếu góc tới bằng 0 thì tia sáng không bị khúc xạ. 

Câu 8. Một tia sáng hẹp truyền từ một môi trường có chiết suất n1 = vào một môi trường khác có chiết suất n2 chưa biết. Để khi tia sáng tới gặp mặt phân cách hai môi trường dưới góc tới sẽ xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần thì n2 phải thoả mãn điều kiện nào?

A. . B. n2. C. .   D. .

Câu 9. Một người cao 170cm, mắt cách đỉnh 10cm. Người ấy đứng trước gương phẳng theo thẳng đứng trên tường. Chiều cao tối thiểu của gương và khoảng cách tối đa từ mép dưới của gương tới mặt đất là bao nhiêu để có thể nhìn toàn bộ ảnh của mình trong gương?

A. 75cm và 90cm. B. 80cm và 85cm. C. 85cm và 80cm.D. 82,5cm và 80cm.

Câu 10. Một cái bể hình chữ nhật có đáy phẳng nằm ngang chứa đầy nước. Một người nhìn vào điểm giữa của mặt nước theo phương hợp với phương đứng một góc 45o thì vừa vặn nhìn thấy một điểm nằm trên giao tuyến của thành bể và đáy bể. Tính độ sâu của bể. Cho chiết suất của nước là 4/3, hai thành bể cách nhau 30cm.

A. 20cm. B. 22cm. C. 24cm. D. 26cm

Câu 11. Đặt một thước dài 70cm theo phương thẳng đứng vuông góc với đáy bể nước nằm ngang (đầu thước chạm đáy bể). Chiều cao lớp nước là 40cm và chiết suất là 4/3. Nếu các tia sáng mặt trời tới nước dưới góc tới i (sini=0,8) thì bóng của thước dưới đáy bể là bao nhiêu?

A. 50cm. B. 60cm. C. 52,5cm. D. 80cm.

Câu 12. Một ngọn đèn nhỏ S nằm dưới đáy của một bể nước sâu 20cm. Hỏi phải thả nổi trên mặt nước một tấm gỗ mỏng (có tâm nằm trên đường thẳng đứng qua ngọn đèn) có bán kính nhỏ nhất là bao nhiêu để không có tia sáng nào của ngọn đèn đi ra ngoài không khí. Cho nnước=4/3.

A. 20,54cm. B. 24,45cm. C. 27,68cm. D. 22,68cm.

Câu 13. Mắt của một người đặt trong không khí nhìn xuống đáy một chậu có chứa một chất lỏng trong suốt có chiết suất n. Chiều cao lớp chất lỏng là 20cm. Mắt thấy đáy chậu dường như cách mặt thoáng của chất lỏng là h : 

A. h>20cm B. h<20cm C. h=20cm

D. không thể kết luận được vì chưa biết chiết suất n của chất lỏng là bao nhiêu.

Câu 14. Cho một chùm tia sáng song song tới mặt phân cách giữa hai môi trường.

A. Chùm tia bị gãy khúc khi đi qua mặt phân cách.

B. Góc khúc xạ r có thể lớn hơn hay nhỏ với góc tới i.

C. Chiết suất n2 của môi trường khúc xạ càng lớn thì chùm tia bị gãy khúc càng nhiều.

D. Góc lệch của chùm tia khi đi qua mặt phân cách càng lớn khi chiết suất n1 và n2 của hai môi trường tới và khúc xạ càng khác nhau.

Câu 15: Vận tốc ánh sáng trong chân không là c = 3.108  m/s. Vận tốc ánh sáng trong thủy tinh có chiết suất n = 1,5 là

A. 2.108.               B.  3.108 m/s        C. 1,5.108 m/s               D. 4,5.108 m/s

Câu 16: Chọn phát biểu đúng: Chiếu một chùm tia sáng hẹp từ môi trường chiết suất n1 sang môi trường chiết suất n2 thì

A. có hiện tượng phản xạ và hiện tượng khúc xạ nếu n1 < n2.*

B. chỉ có hiện tượng phản xạ nếu n1 > n2.

C. có hiện tượng phản xạ và hiện tượng khúc xạ nếu n1 > n2.

D. chỉ có hiện tượng khúc xạ nếu n1 < n2.

Câu 17: Một tia sáng hẹp đi từ không khí vào môi trường có chiết suất n với góc tới 450 có tia khúc xạ hợp với tia phản xạ một góc 1050. Chiết suất  của môi trường khúc xạ là           

A. n = .        B. n = 2. C. n = .            D. n = .

Câu 18: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về mối liên hệ giữa góc tới và góc khúc xạ?

A. Khi tia sáng truyền từ môi trường kém chiết quang sang môi trường chiết quang hơn, thì góc khúc xạ lớn hơn góc tới.

B. Khi tia sáng truyền từ môi trường kém chiết quang sang môi trường chiết quang hơn, thì góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới .

C. Khi góc tới là 900 thì góc khúc xạ cũng bằng 900  .

D. Khi tia sáng truyền từ môi trường chiết quang hơn sang môi trường kém chiết quang hơn, thì góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới.

Câu 19: Một tia sáng hẹp truyền từ môi trường chiết suất n1 = vào một môi trường có chiết suất n2. Tăng dần góc tới i, thấy khi i = 600  thì tia khúc xạ “là” trên mặt phân cách giữa hai môi trường. Giá trị của n2 là

A. n2 = 1,5. B.n2 = 1,33.    C. n2 = 1       D. n2 = 0,67


∙ PHẢN XẠ TOÀN PHẦN.

Câu 20: Một tấm xốp mỏng tròn bán kính r = 6,8cm nổi trên mặt nước, ở tâm tấm xốp đóng một cây đinh nhỏ, xuyên qua, thẳng đứng, đầu đinh chìm trong nướC. Cho nước có chiết suất . Muốn đặt mắt bất kì tại đâu trên mặt nước cũng không thấy được cây đinh thì chiều dài tối đa của phần đinh chìm trong nước có trị số là

A. 5,1 cm              B. 6cm.                       C. 8,6cm. D. 9,07cm.

Câu 22: Phát biểu nào sau đây không đúng về lăng kính?

A. Tia sáng đơn sắc sau hai lần khúc xạ ở mặt bên thì lệch về đáy lăng kính.

B. Khi tia tới và tia ló đối xứng qua mặt phân giác góc chiết quang thì góc lệch cực tiểu.

C. Khi góc tới và góc chiết quang nhỏ thì góc lệch tỉ lệ với góc chiết quang.

D. Tia sáng đơn sắc sau khi khúc xạ ở mặt bên thứ nhất thì có thể xảy ra phản xạ toàn phần ở mặt bên thứ hai.

Câu 23: Gọi A, Dm, n lần lượt là góc chiết quang, góc lệc cực tiểu và chiết suất lăng kính. Công thức đúng của lăng kính dùng khi có góc lệch cực tiểu là

A. . B. .

C. . D. .

Câu 24: Lăng kính đặt trong không khí có tiết diện thẳng là tam giác vuông cân tại A, góc = 300. Lăng kính làm bằng thủy tinh chiết suất n=1,3. Tia sáng đơn sắc đến mặt AB và vuông góc mặt này (hình vẽ). Góc lệch của tia sáng khi truyền qua lăng kính là

A. 40,50 . B. 20,20    C. 19,50. D. 10,50.

Câu 25:Hình vẽ bên là đường truyền của tia sáng đơn sắc qua lăng kính đặt trong không khí có chiết suất n=. Biết tia tới vuông  góc với mặt bên AB và tia ló ra khỏi là kính song song với mặt AC. Góc chiết quang lăng kính là

A. 400 B. 480   C. 450.     D. 300

Câu 26: Một tia sáng truyền từ môi trường (1) với vận tốc V1 sang môi trường (2) với vận tốc V2, với V2> V1. Góc giới hạn phản xạ toàn phần ( igh ) được tính bởi:

A. . B. . C. . D. .

Câu 27: Khi ánh sáng truyền từ môi trường chiết suất lớn sang môi trường chiết suất nhỏ thì

A. chỉ xảy ra hiện tượng phản xạ ánh sáng.

B. không có tia khúc xạ ánh sáng nếu góc tới lớn hơn góc giới hạn phản xạ toàn phần.

C. xảy ra đồng thời khúc xạ và phản xa.

D. xảy ra khúc xạ hay phản xạ tuỳ thuộc vào góc tới của tia sáng.

Câu 28: Cho ba tia sáng truyền từ không khí đến ba môi trường trong suốt 1, 2 ,3 dưới cùng một góc tới i. Biết góc khúc xạ lần lượt là r1, r2, r3 với r1 > r2 > r3 (hình vẽ). Hiện tượng phản xạ toàn phần không thể xảy ra khi ánh sáng truyền từ môi trường

A. 2 vào 1. B. 1 vào 3. C. 3 vào 2. D. 3 vào 1.



  1. Tóm tắt lý thuyết:    

I. LĂNG KÍNH.

1. Cấu tạo của lăng kính.

           Lăng kính là một khối chất trong suốt, đồng chất ( thủy tinh, nhựa…), thường có dạng lăng trụ tam giác.

* Lăng kính được đặc trưng bởi:

+ Góc chiết quang A.

+ Chiết suất n.

2. Đường truyền của tia sáng qua lăng kính.

a. Tác dụng tán sắc ánh sáng trắng.

Khi chiếu ánh sáng trắng qua lăng kính thì lăng kính sẽ tách chùm sáng trắng thành nhiều chùm sáng có màu sắc khác nhau.

b. Đường truyền của tia sáng đơn sắc qua lăng kính.

- Một tia sáng đơn sắc bất kỳ khi truyền qua lăng kính bao giờ cũng lệch về phía đáy của lăng kính.

- Góc tạo bởi tia ló và tia tới gọi là góc lệch D.

3. Các công thức tính lăng kính:

          a. Tại mặt bên AB:    sini1 = nsinr1

          b. Tại mặt bên AC:   sini2 = nsinr2

          c. Góc chiết quang:   A = r1 + r2.

           d. Góc lệch:              D = i1 + i2 – A.

* Chú ý:  Nếu góc tới i1, A nhỏ (<100) thì:

                            i1 = nr1 i2 = nr2

                           A =  r1 + r2. D = ( n – 1)A

*Trường hợp góc lệch D đạt giá trị cực tiểu, lúc này tia tới và tia ló đối xứng nhau qua mặt phân giác của góc A.

                             i1 = i2, r1 = r2 =

                           Dmin = 2i - A

                            sini = nsinr

                                   

* Điều kiện để có tia ló:

              -Đối với góc chiết quang.                       với

              - Đối với góc tới:

              Ta có điều kiện để có tia ló.

                                

                               

4. Công dụng của lăng kính:

a. Máy quang phổ

Máy có tác dụng phân tích ánh sáng từ nguồn phát ra thành các thành phần đơn sắc. Lăng kính là bộ phận chính của máy quang phổ.

b. Lăng kính phản xạ toàn phần:

Là lăng kính có tiết diện thẳng là một tam giác vuông cân. Có tác dụng tạo ảnh thuận chiều ( ống nhòm, máy ảnh).

II. THẤU KÍNH MỎNG.

1. Định nghĩa:

Thấu kính là một khối trng suốt ( thuỷ tinh hoặc nhựa…) giới hạn bởi hai mặt cong hoặc bởi một mặt cong và một mặt phẳng.

2. Phân loại

- Hai mặt cầu lồi, một lồi một lõm, một phẳng một lồi: thấu kính hội tụ

- Hai mặt cầu lõm, một lồi một lõm, một phẳng một lõm: thấu kính phân kỳ.

- Thấu kính lồi: là thấu kính rìa mỏng

- Thấu kính lõm: là thấu kính rìa dày.

Chú ý: Trong không khí

Thấu kính lồi là thấu kính hội tụ, thấu kính lõm là thấu kính phân kỳ.

3. Khảo sát thấu kính hội tụ:

a. Quang tâm, tiêu điểm, tiêu diện,

* Quang tâm O:

Mọi tia tới qua quang tâm O và vuông góc với mặt thấu kính đều truyền thẳng.

* Trục chính: là đường thẳng đi qua quang tâm O và vuông góc với mặt thấu kính.

* Trục phụ: Là đường thẳng bất kỳ qua quang tâm O.

b. Tiêu điểm:

* Chiếu chúm tia tới song song đến thấu kính hội tụ các tia ló sẽ hội tụ tại một điểm trên trục của thấu kính. Điểm đó gọi là tiêu điểm ảnh.

- Nếu là trục chính, gọi là tiêu điểm ảnh chính, kí hiệu là F.

- Nếu là trục chính, gọi là tiêu điểm ảnh phụ, kí hiệu là Fn (n = 1,2,3…)

Các tiêu điểm ảnh đều hứng được trên màn đó là tiêu điểm ảnh thật.

* Trên mỗi trục của thấu kính hội tụ còn có một điểm mà chùm tia xuất phát từ đó sẽ cho chùm tia ló song song. Đó là tiêu điểm vật.

- Nếu là trục chính, gọi là tiêu điểm vật chính, kí hiệu là F.

- Nếu là trục chính, gọi là tiêu điểm vật phụ, kí hiệu là Fn (n = 1,2,3…).

* Tiêu điểm ảnh chính và tiêu điểm vật chính đối xúng nhau qua quang tâm O. Vị trí của chúng tùy thuộc vào chiều truyền của ánh sáng.

c. Tiêu diện:

- Là mặt phẳng vuông góc với trục chính và đi qua tiêu điể chính.

- Tiêu diện sẽ chứa tất cả các tiêu điểm.

- Có hai loại tiêu diện tiêu diện ảnh và tiêu diện vật.

d. Tiêu cự, độ tụ:

* Tiêu cự:

     n: chiết suất của thấu kính.

     n: chiết suất môi trường bao quanh thấu kính.

R1. R2: Bán kính mặt cong thấu kính.

Nếu R < 0: bán kính lõm.

Nếu R > 0: bán kính lồi.

Nêu : mặt phẳng.

Quy ước

 f > 0 đối với thấu kính hội tụ.

   * Độ tụ:

         f tiêu cự (m).

        D: độ tụ (đp).

4. Khảo sát thấu kính phân kì.

- Quang tâm O của thấu kính phân kỳ có tính chất giống như thấu kính hội tụ.

- Tiêu điểm và tiêu diện của thấu kính phân kỳ cũng được xác định giống như thấu kính hội tụ. Điểm khác biệt là chúng đều ảo, được kéo dài bởi đường kéo dài của tia sáng.

- Tiêu cự và độ tụ của thấu kính phân kì có giá trị âm.

5. Sự tạo ảnh bởi thấu kính.

a. Khái niệm ảnh và vật trong quang học.

* Định nghĩa ảnh điểm: Ảnh điểm là điểm đồng quy của chùm tia ló hay đường kéo dài của chúng.

- Ảnh điểm là thật nếu chùm tia ló là chùm hội tụ.

- Ảnh điểm là ảo nếu chùm tia ló là chùm phân kì.

* Định nghĩa vật điểm: vật điểm là điểm đồng quy của chùm tia tới hay đường kéo dài của chúng.

- Vật điểm là thật nếu chùm tia tới là chùm phân kì.

- Vật điểm là ảo nếu chùm tia toiứ là chùm hội tụ.

b. Cách dựng ảnh tạo bởi thấu kính

* Vật điểm nằm ngoài trục chính:

Ta dùng 2 trong 3 tia:

- Tia tới qua quang tâm O thì tia ló truyền thẳng.

- Tia tới song song với trục chính thì tia ló đi qua tiêu điểm ảnh chính F ( Hoặc đường kéo dài đi qua F.

- Tia tới đi qua tiêu điểm vật chính F ( Hoặc đường kéo dài qua F) thì tia ló song song với trục chính.

- Giao điểm của hai tia ló là ảnh của vật điểm.

* Vật điểm nằm trên trục chính.

- Ta dùng hai tia:

- Tia tới qua quang tâm O thì tia ló truyền thẳng.

- tia tới bất kỳ song song với trục phụ thì tia loa đi qua tiêu điểm ảnh phụ F1( hoặc đường kéo dài qua F1).

* Vật sáng AB vuông góc với trục chính:

 - Ta chỉ cần xác định ảnh B của điểm B.

- Từ B kẽ đường vuông góc với trục chính sẽ tạo ảnh A của điểm A.

6. Các công thức của thấu kính.

a. Công thức xác định vị trí ảnh

 Gọi    d: khoảng cách từ vật đến thấu kính.

            d: khoảng cách tù ảnh đến thấu kính.

            f: tiêu cự của thấu kính.

 Ta có công thức vị trí:

               Quy ước dấu

              d > 0: Vật thật d < 0 : vật ảo.

              d > 0 : Ảnh thật. d < 0 : Ảnh ảo

              f > 0 : thấu kính hội tụ. f < 0 :thấu kính phân kỳ.

b. Công thức độ phóng đại ảnh:

        Gọi k là độ phóng đại ảnh:

        AB: độ cao của ảnh AB: độ cao của vật. 

       Quy ước dấu:

        k < 0: ảnh và vật ngược chiều. k > 0: ảnh và vật cùng chiều.

7. Công dụng của thấu kính:

- Khắc phục các tật của mắt (Cận, viễn, lão)

- Kính lúp.

- Máy ảnh, máy ghi hình.

- Kình hiển vi.

- Kính thiên văn, ống nhòm.

- Đèn chiếu, máy quang phổ.

III. GIẢI BÀI TOÁN VỀ THẤU KÍNH.

1. Hệ hai thấu kính đồng trục ghép cách nhau.

a. Sơ đồ tạo ảnh.

 d1            d1: d2          d2

Với l = O1O2: khoảng cách giữa hai thấu kính.

D2 = l –  d1: khoảng cách từ A1 B1 đến thấu kính L2.

b. Các công thức tính.

* công thức vị trí:

* Công thức số phóng đại.

2. Hệ hai thấu kính đồng trục ghép sát nhau.

Ta thay thế hệ hai L1, L2 bằng thấu kính tương đương L có:

                           hay D = D1 + D2.

                     a. Sơ đồ tạo ảnh:

                                             

                                               d             d

                  b. Các công thức:

                    * Công thứcvị trí:

                              

                    * Công thức số phóng đại:

                             

  IV. Máy ảnh:

      1. Định nghĩa:   Máy ảnh là các dụng cụ quang học dùng để thu một ảnh thật của một vật cần chụp trên một phim ảnh.

     2. Cấu tạo: 

a) Buồng tối:  Một hộp kín mặt trong được bôi đen trong đó chứa phim.

b) Vật kính:   Là một  thấu kính hội tụ thường có tiêu cự từ 28mm – 150mm lắp trước buồng tối . 

Khoảng cách từ  vật kính đến phim có thể thay đổi được.

c) Màn trập: Cửa sập chắn trước phim, không cho ánh sáng chiếu liên tục lên phim. Cửa này chỉ mở ra trong một thời gian rất ngắn khi ta bấm máy.

     3. Cách điều chỉnh máy: 

- Thay đổi khoảng cách d từ vật kính đến phim để cho vật của ảnh hiện rõ trên phim nhờ một kính ngắm.

- Thay đổi tốc độ màn trập và đường kính để điều chỉnh lượng sáng rọi lên phim.

V. Mắt:

Về phương diện quang học 

Mắt giống như một máy ảnh. Nó có chức năng tạo ra một ảnh thật nhỏ hơn vật, trên một lớp tế bào nhạy ánh sáng, để từ đó tạo ra những tín hiệu thần kinh đuă lên não.

Cấu tạo:

  1. Giác mạc: trong suốt, cứng như sừng n = 1,37

  2. Thủy dịch: chất lỏng trong suốt n = 1,33

  3. Màng mống mắt ( lòng đen):  một màng không trong suốt thường màu đen.

  4. Con ngươi: lỗ tròn giữa lòng đen có đường kính thay đổi hteo cường độ ánh sáng.

  5. Thủy tinh thể: một htấu kính trong suốt, mềm, có tiêu cự thay đổi được n = 1,43.

  6. Dịch thủy tinh: chất lỏng trong suốt n = 1,33

  7. Võng mạc: đóng vai trò màn ảnh

  8. Điểm vàng: nằm gần giao điểm của trục chính mắt với võng mạc nơi tập trung hầu hết dây thần kinh thị giác.

  9. Điểm mù M: nằm dưới điểm vàng một chút. Điểm không có đầu.

  10.  Đặc điểm quang trọng về cấu tạo của mắt: Tiêu cự của thủy tinh thể thay đổi được. Còn khoảng cách từ thủy tinh thể đến võng mạc thì không thay đổi gần bằng 2,2cm.

VI. Sự điều tiết của mắt - Điểm cực cận - Điểm cực viễn 

      1. Sự điều tiết của mắt

a) Mô tả sự điều tiết:

  * Do khoảng cách từ thủy tinh thể  đến võng mạc không thay đổi, để mắt trông rõ được các vật  ở những vị trí khác nhau, phải thay đổi tiêu cự của thủy tinh thể.

  * Cụ thể đưa vật lại gần, độ cong thủy tinh thể phải tăng lên. Nếu đưa vật ra xa độ cong của thủy tinh thể phải giảm xuống.

b) Định nghĩa: Sự thay đổi độ cong của thủy tinh thể để làm cho ảnh của vật cần quan sát hiện rõ lên trên võng mạc gọi là sự điều tiết.

    2. Điểm cực cận Cc:

* Điểm cực cận là điểm gần mắt nhất trên trục chính của mắt mà khi đặt vật ở đó, mắt còn có thể nhìn rõ được.

* Khi quan sát vật ở điểm cực cận mắt phải điều tiết tối đa fmin chóng mõi mắt. Khoảng cách từ quang tâm mắt đến Cc là khoảng nhìn rõ ngắn nhất Đ.

* Đối với người trẻ mắt không tật Cc cách mắt từ 10cm đến 20cm, tuổi càng lớn Cc càng lùi xa mắt.

* Để quan sát được lâu và rõ người ta thường đặt vật cách mắt 25cm.

   3. Điểm cực viễn Cv:

* Điểm cực viễn là điểm xa nhất trên trục chính của mắt mà khi đặt vật tại đó mắt cồn có thể nhìn rõ được.

* Quan sát vật đặt ở điểm cực viễn mắt không điều tiết nên không mõi. Lúc đó tiêu cự thủy tinh thể lớn nhất: fmax = OV.

* Đối với người không có tật thì điểm cực viễn ở vô cực.

Vậy mắt không có tật khi không điều tiết có tiêu điểm nằm trên võng mạc.

* Giới hạn nhìn rõ của mắt là khoảng cách từ Cc đến Cv 

VII. Góc trông vật  - Năng suất phân li của mắt: 

   1. Góc trông α: 

Một vật AB có dạng một đoạn thẳng vuông góc trục chính của thủy tinh thể đặt trước mắt thì tạo ảnh AB trên võng mạc.

Góc trông α là góc tạo bởi hai tia sáng đi từ A và B đến quang tâm của mắt:

2. Năng suất phân li của mắt:

  Là góc trông nhỏ nhất αmin giữa hai điểm A và B mà mắt còn có thể phân biệt được hai điểm đó.

Mắt thường

VIII. Mắt cận thị, cách sửa tật cận thị:  

   1. Mắt cận thị: 

  • Định nghĩa: là mắt mà  khi không điều tiết thì tiêu điểm F của thủy tinh thể nằm trước võng mạc.

  • Đặc điểm: 

+ Không nhìn rõ được vật ở vô cực.

+ Điểm Cv cách mắt một lhoảng không lớn ( chừng 2m trở lại )

+ Điểm cực cận rất gần mắt.

   2. Cách sửa tật cận thị:  đeo một thấu kính phân kỳ có độ tụ thích hợp sao cho có thể nhìn rõ vật ở vô cực khi không điều tiết.


IX. Mắt viễn thị, cách sửa:

  1. Mắt viễn thị

    1. Định nghĩa: Là mắt mà khi không điều tiết thì tiêu điểm F của thủy tinh thể nằm sau võng mạc.

    2. Đặc điểm:   +  Mắt viễn thị nhìn vật ở vô cực phải điều tiết

         +  Điểm Cc cách mắt một khoảng khá xa.

  1. Cách sửa tật viễn thị:   đeo một  thấu kính hội tụ có độ tụ thích hợp.




X. Kính lúp:

    1. Định nghĩa:  

Kính lúp là một dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt trong việc quan sát các vật nhỏ. Nó có tác dụng làm tăng góc trông ảnh bằng cách tạo ra một ảnh ảo lớn hơn vật và nằm trong giới hạn nhìn rõ của mắt.

Kính lúp đơn giản nhất là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn.

    2. Cách ngắm chừng ở điểm cực cận và cách ngắm chừng ở vô cực: 

  • Độ bội giác

  • Độ bội giác của kính lúp khi ngắm chừng ở vô cực:

Người ta thường lấy Đ bằng 25cm

VIII: Kính hiển vi và kính thiên văn:  

     1. Kính hiển vi:

         * Công dụng: làm tăng góc trông ảnh với số bội giác lớn hơn rất nhiều so với kính lúp.

         * Cấu tạo: Kính hiển vi gồm hai thấu kính hội tụ gồm vật kính 0 có tiêu cự f rất ngắn ( vài mm) và  thị kính O có tiêu cự f ngắn ( vài cm), có khoảng cách  l = OO = hằng số = f + f + δ








δ = FF gọi là độ dài quang học của kính hiển vi.

  • Số bội giác:

  • Số bội giác khi ngắm chừng vô cực:

     2. Kính thiên văn:  

* Công dụng: làm tăng góc trông ảnh của những vật ở rất xa ( vô cực ). 

* Cấu tạo: Gồm hai thấu kính hội tụ:

- Vật kính O có tiêu cự f  rất dài ( vài mét ).

- Thị kính O có tiêu cự f  ngắn ( vài cm ). 

Khoảng cách hai thấu kính là l = OO thay đổi được.

Số bội giác của kính thiên văn:

là góc trông trực tiếp vật AB ở vô cực.

Số bội giác khi ngắm chừng ở vô cực ở kính thiên văn khúc xạ.

Lúc này khoảng cách giữa vật kính và thị kính là

* Cách  tìm khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm trên vật ( ) mà mắt còn phân biệt được hai ảnh của chúng cho bởi kính lúp, kính hiển vi.

    Độ bội giác:

    Vì do:

                          Để mắt phân biệt được hai ảnh của chúng phải có điều kiện:

.

**************************************************

B. BÀI TẬP TỰ LUẬN:

LĂNG KÍNH

Bài 1:Lăng kính có góc chiết quang A = 600, chiết suất n = . Đặt trong không khí. Chiếu tia sáng tới mặt lăng kính. Chiếu tia sáng tới mặt lăng kính dưới góc tới i = 450.

a. tính góc lệch của tia sáng qua lăng kính.

b. Nếu tăng hoặc giảm góc tới thì góc lệch tăng hay giảm.

Giải:

a. Tính D.

ta có

              

             

             D = i1 + i2 – A.=300

b. Theo câu a, thì i1 = i2 = 450 và r1 = r2 = 300 suy ra D là góc lệch cực tiểu. khi tăng hay giảm i thì D tăng.

Bài 2: Lăng kính thủy tinh có góc chiết quang A, Chiết suất  n =. Chiếu một tia sáng SI đến lăng kính tại I với góc tới i tính i để:

a. Tia sáng SI qua lăng kính có góc lệch cực tiểu.

b. Không có tia ló.

Giải:

a. Tính i để có góc lệch cực tiểu.

  ta có: r1 = r2 = = 300.

Tại I:

b. Tính i để không có tia ló.

Ta có:

Muốn không có tia ló ra khỏi mặt AC thì 

Bài 3: Một thủy tinh có chiết suất n = 1,5, tiết diện chính là một tam giác đều, được đặt trong không khí.

a. tính góclệch của tia sáng qua lăng kính khi góc tới là 300.

b. Vẽ đường đi tia sáng và tính góc mà tia ló hợp với tia tới trong trường hợp tia tới vuông góc với mặt bên của lăng kính.

Bài 4: Khảo sát đường đi qua lăng kính trong hai trường hợp sau:

a. Lăng kính có góc ở đỉnh là A = 500, chiết suất  n = đặt trong nước có chiết suất n = 4/3. góc tới i = 450.

b. Lăng kính thủy tinh đặt trong không khí có góc ở đỉnh A = 750, góc C = 600, chiết suất n = 1,5, góc tới của tia sáng là i = 300. Tia tới đến mặt AB của lăng kính.


BÀI TẬP THẤU KÍNH:

Bài 1: Thấu kính có chiết suất n = 1,5, hai mặt lối có các bán kính 20cm, 30cm. Tìm tiêu cự của thấu kính khi:

a. Đặt thấu kính trong không khí.

b. Đặt thấu kính trong nước có chiết suất n = 4/3.

Giải:

a. tính f:

Thấu kính đặt trong không khí.

b. Tính f

thấu kính đặt trong nước:


Bài 2: Thấu kính có chiết suất n = 1,5, mặt lối – mặt lõm,có bán kính mặt lồi 10cm, mặt lõm 20cm. Tìm độ tụ của thấu kính khi:

a. Đặt thấu kính trong không khí.

b. Đặt thấu kính trong nước có chiết suất n = 4/3.

Bài 3: Thấu kính thủy tinh có chiết suất n = 1,5, mặt phẳng- mặt lồi đặt trong không khí có độ tụ D = 10 điôp.

a. tính bán kính mặt lồi.

b. Đặt thấu kính vào cacbonsunfua chiết suất n = 1,6. Tính độ tụ của thấu kính.

Bài 4: Một vật sáng AB vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ có tiêu cụ 20cm và cách thấu kính 10 cm. xác định vị trí, tính chất của ảnh AB qua thấu kính.

Giải:

Xác định vị trí, tính chất của ảnh AB qua thấu kính:

Sơ đồ tạo ảnh:

                            

                              d            d

Công thức vị trí:

Độ phóng đại ảnh:

Vậy ảnh AB cách thấu kính 10 cm là ảnh ảo và bằng vật.

Bài 5: Vật AB cao 2cm đặt vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ cho ảnh AB cao 4cm. Tiêu cự của thấu kính f = 20 cm. xác định vị trí của vật và của ảnh.

Giải:

                            

                              d            d

a. Ảnh AB là ảnh thật, ngược chiều với vật và cao gấp 2 lần vật:

       

b. Ảnh AB là ảnh ảo, cùng chiều với vật và cao gấp 2 lần vật:

và  .

Bài 6: Vật AB trước thấu kính hội tụ 20 cm cho ảnh cao bằng ¼ vật. tìm tiêu cự của thấu kính

Bài 7: Vật AB trứơc thấu kính phân kỳ 20cm, cho ảnh AB cao bằng nửa vật. tính tiêu cự của thấu kính phân kỳ.


HỆ THẤU KÍNH

Bài 1: Hai thấu kính hội tụ L1 (f = 20cm) L2 (f2 = 15cm) đặt đồng trục cách nhau O1O2 = 10cm. Vật sáng AB cao 1,5cm đặt vuông góc với trục chính tại A trước L1 10cm.

a. Xác định vị trí, tính chất, độ lớn ảnh của AB cho bởi hệ (L1,L2). Vẽ hình.

b. L1,L2 cố định, phải di chuyển vật AB theo chiều nào một đoạn bằng bao nhiêu để ảnh của vật ở vô cùng.

Giải:

a. Xác định vị trí, tính chát, độ lớn ảnh của AB cho bởi hệ 

Sơ đồ tạo ảnh.

 d1            d1: d2          d2

Đối với L1: d1 = 10cm:

Đối với L2: d2 = - d1 – O1O2 = 20+10 = 30cm.

                                    

Vậy ảnh A2B2 là ảnh thật, sau L2 30 cm, ngược chiều với vật và cao 3cm.

b. Chiều và đoạn di chuyển của vật AB.

Muốn A2B2  ở xa vô cùng thì A1 trùng với F2 của L2 


                           

                              d3            d3

 

Phải dời vật AB vào gần (L1) thêm một đoạn.

cm.

Bài 2: Thấu kính hội tụ (f1 = 20cm) và thấu kính phân kỳ (f2 = -30cm).đặt đồng trục, cách nhau O1O2 = 40cm. Vật sáng AB cao 1cm đặt vuông góc với trục chính trước thấu kính hội tụ 30cm.

a. Xác định vị trí, tính chất, độ lớn ảnh của AB. Vẽ ảnh.

b. hai thấu kính cố định, Phải di chuyển vật AB theo chiều nào một đoạn bao nhiêu để ảnh của vật ra xa vô cùng.







TÀI LIỆU ÔN TẬP MÔN LÝ 10 HKII 



ĐỘNG LƯỢNG

1.Động lượng: .pmv→→
2. Xung lượng của lực : .Ftp→→
Trong đó : m là khối lượng của vật (kg); v: vận tốc của vật (m/s); p : động lượng của
vật (kgm/s)
Công thức áp dụng  Nếu 12ppp→→→
và 
12(,)pp→→

thì 222
12122ospppppc

 Nếu 21ppp→→→
và 
1(,)pp→→

thì 222
2112ospppppc

*Trường hợp đặc biệt : - nếu 1p→

cùng chiều 2p→

thì 12ppp

- nếu 1p→

ngược chiều 2p→

thì 12ppp

- nếu 12pp→→

thì 22
12ppp

2. Độ biến thiên động lượng : 21ppp→→→

; 21ppp
Dạng khác của định luật II Niu- tơn: .Ftp→→

; độ lớn : .Ftp

; Đơn vị : N.s
3. Hệ cô lập : Một hệ nhiều vật được coi là cô lập khi không có ngoại lực tác dụng lên
hệ hoặc nếu có thì các ngoại lực ấy cân bằng nhau. Trong một hệ cô lập, chi có các nội
lực tương tác giữa các vật.
Định luật bảo toàn động lượng :
Phát biểu: Động lượng của một hệ cô lập là một đại lượng bảo toàn.
Công thức : 1212""pppp→→→→
4. Va chạm mềm:
Một vật chuyển động đến va chạm với một vật đứng yên, sau va chạm hai vật dính
vào nhau và chuyển động cùng vận tốc
Công thức :

1
1
12
.m
vv
mm
→→

* Trong đó : 12;mm là khối lượng của vật 1 và 2 .
v

: là vận tốc chuyển động của vật 1 lúc trước va chạm. (vật 2 ban đầu

đứng yên)
v

: vận tốc của hai vật lúc sau va chạm

5. Chuyển động bằng phản lực :
Gọi M, m lần lượt là khối lượng của tên lửa và của lượng khí thoát ra.
;Vv→→
lần lượt là vận tốc của tên lửa và của khối khí
Công thức :
m
Vv
M→→

Dạng 1: Tìm độ lớn của động lượng
Cách giải:
- Độ lớn của động lượng: p = m.v
- Độ biến thiên động lượng: .pFt→→
- Định luật bảo toàn động lượng: """11221122ppmvmvmvmv
→→→→→→

Bài 1: Một HS có m = 55kg thả mình rơi tự do từ vị trí cách mặt nước 4m. Sau khi chạm
mặt nước 0,5s thì dừng lại, g = 9,8m/s 2 . Tìm lực cản do nước tác dụng lên hs đó.

Lý thuyết – Bài tập VL10 –Ôn kiểm tra học kỳ 2

1

“ Thiên tài là sự kiên nhẫn lâu dài của trí tuệ “ I. Newton
Hướng dẫn giải:Vận tốc rơi tự do của vật khi đến mặt đất: 2..vgs
Độ biến thiên động lượng ngược chiều dương từ trên xuống.
.974mv
pFtFN
t

 là lực cản do nước tác dụng lên hs.

Bài 2: Một toa xe m =10 tấn đang chuyển động trên đường ray nằm ngang với v =
54km/h. Ngườu ta tác dụng lên toa xe một lực hãm theo phương ngang. Tính độ lớn lực
hãm nếu toa xe dừng lại sau.
a. Sau 1 phút 40s b. Sau 10 giây.
Hướng dẫn giải:a. .1500v
pFtFN

t


 b. .15000mv
pFtFN
t

Bài 3: Một hòn bi khối lượng m 1 đang CĐ với v 1 = 3m/s và chạm vào hòn bi m 2 = 2m 1
nằm yên. Vận tốc 2 viên bi sau va chạm là bao nhiêu nếu va chạm là va chạm mềm?
Hướng dẫn giải:
Động lượng trước tương tác: m 1 v 1 + m 2 v 2 Động lượng sau tương tác: ( m 1 + m 2 ).v
Theo định luật bảo toàn động lượng ta có: m 1 v 1 + m 2 v 2 = ( m 1 + m 2 ).v
m 1 v 1 + 0 = ( m 1 + m 2 ).v 1
3
v
v

Bài 4: Một vật khối lượng m 1 CĐ với v 1 = 5m/s đến va chạm với m 2 = 1kg, v 2 = 1m/s.
Sau va chạm 2 vật dính vào nhau và chuyển động với v = 2,5m/s. Tìm khối lượng m 1 .
Hướng dẫn giải:
Theo định luật bảo toàn động lượng ta có: m 1 v 1 + m 2 v 2 = ( m 1 + m 2 ).v
5 m 1 + 1 = ( m 1 + m 2 ).2,5 10,6mkg
Bài 5: Một vật có m = 1kg rơi tự do xuống đất trong t = 0,5s. Độ biến thiên động lượng
của vật trong khoảng thời gian đó là bao nhiêu? g = 9,8m/s 2 .
Hướng dẫn giải:
.pFt→→

Về độ lớn: .pFt = mg. t = 4,5 kg.m/s

Bài 6: Một khẩu súng M = 4kg bắn ra viên đạn m = 20g. Vận tốc của đạn ra khỏi nòng
súng là 600m/s. Súng giật lùi với vận tốc V có độ lớn là bao nhiêu?
Hướng dẫn giải:
Theo định luật bảo toàn động lượng ta có: mv + M.V = 0 3/mv
Vms
M
Vậy súng giật lùi với vận tốc 3m/s ngược chiều với hướng viên đạn.
Bài 7: Một khẩu pháo có m 1 = 130kg được đặt trên 1 toa xe nằm trên đường ray m 2 =
20kg khi chưa nạp đạn. Viên bi được bắn ra theo phương nằm ngang dọc theo đường ray
có m 3 = 1kg. Vận tốc của đạn khi ra khỏi nòng súng v 0 = 400m/s so với súng. Hãy xác
định vận tốc của toa xe sau khi bắn trong các trường hợp .
a. Toa xe ban đầu nằm yên.
b. Toa xe CĐ với v = 18km/h theo chiều bắn đạn
c. Toa xe CĐ với v 1 = 18km/h theo chiều ngược với đạn.
Hướng dẫn giải:
a. Toa xe đứng yên v = 0  p = 0 Chiều (+) là chiều CĐ của đạn:
Theo định luật bảo toàn động lượng ta có: (m 1 + m 2 +m 3 ). v = ( m 1 + m 2 ).V + m 3 v 0
12330
12
().
2,67/mmmvmv
Vms

mm



 Toa xe CĐ ngược chiều với chiều (+)

b. Theo định luật bảo toàn động lượng ta có:

Lý thuyết – Bài tập VL10 –Ôn kiểm tra học kỳ 2

1

“ Thiên tài là sự kiên nhẫn lâu dài của trí tuệ “ I. Newton

(m 1 + m 2 +m 3 ). v 1 = ( m 1 + m 2 ).V + m 3 (v 0 + v 1 )

1231301
12

().()
2,3/mmmvmvv
Vms

mm




Toa xe CĐ theo chiều bắn nhưng vận tốc giảm đi.
c. Theo định luật bảo toàn động lượng ta có:
- (m 1 + m 2 +m 3 ). V 1 = ( m 1 + m 2 ).V + m 3 (v 0 – v 1 )

123301
12

().()
7,67/mmmvmvv
Vms

mm



 Vận tốc của toa vẫn theo chiều cũ và tăng tốc.
Bài 8: Một người có m 1 = 50kg nhảy từ 1 chiếc xe có m 2 = 80kg đang chạy theo phương
ngang với v = 3m/s, vận tốc nhảy của người đó đối với xe là v 0 = 4m/s. Tính V của xe sau
khi người ấy nhảy trong 2 TH.
a. Nhảy cùng chièu với xe.
b. Nhảy ngược chiều với xe.
Hướng dẫn giải:Chiều (+) là chiều CĐ.
a. Theo định luật bảo toàn động lượng ta có:(m 1 + m 2 ). v = m 1 (v 0 + v) + m 2 .V 2

1210
2

2

().()
0,6/mmvmvv
Vms

m


b. Theo định luật bảo toàn động lượng ta có:(m 1 + m 2 ). v = m 1 (v – v 0 ) + m 2 .v 2

1210
2

2

().()
5,5/mmvmvv
vms

m


Bài 9: Một tên lửa khối lượng tổng cộng m 0 = 70tấn đang bay với v 0 = 200m/s đối với trái
đất thì tức thời phụt ra lượng khí m 2 = 5 tấn, v 2 = 450m/s đối với tên lửa. Tính Vận tốc
tên lửa sau khi phút khí ra.
Hướng dẫn giải:Theo định luật bảo toàn động lượng ta có:
m 0 . v 0 = ( m 0 - m 2 ).V + m 2 (v 0 - v)

00202
02
.()
234,6/mvmvv
Vms
mm




Bài 10: Một phân tử khí m = 4,65.10 -26 kg bay với v = 600m/s va chạm vuông góc với
thành bình và bật trở lại với vận tốc cũ. Tính xung lượng của lực tác dụng vào thành
bình.
Hướng dẫn giải:v 2 = - v 1 = -600m/s .pFt→→

Chọn chiều (+) là chiều CĐ:

Về độ lớn: 2522...5,6.10.FtmvFtNs

CÔNG VÀ CÔNG SUẤT

1. Công
a) Khi lực F→

chuyển dời một đoạn s theo hướng của lực thì công do lực sinh ra : .AFs

b) Trường hợp tổng quát : ..osAFsc
Trong đó : + A: công của lực F (J)
+ s: là quãng đường di chuyển của vật (m)

+ 
: góc tạo bởi lực F→

với hướng của độ dời s.

c) Chú ý :

 cos00A

: công phát động. 00(090)

 cos00A

: công cản. 00(90180)

 cos00A

: Công thực hiện bằng 0. 0(90)

 F→
cùng hướng với hướng của độ dời s => 00os1.cAFs

Lý thuyết – Bài tập VL10 –Ôn kiểm tra học kỳ 2

1

“ Thiên tài là sự kiên nhẫn lâu dài của trí tuệ “ I. Newton

 F→
ngược hướng với hướng của độ dời s =>
0
180os1.cAFs

2. Công suất : P
A
t
(W)

*

6
6
1KW1000W;110;
13600;13,6.10;1746;1736

MWW

WhJKWhJHPWCVW



Bài 1: Một vật khối lượng m = 10kg được kéo đều trên sàn bằng 1 lực F = 20N hợp với
phương ngang góc 30 0 . Nếu vật di chuyển 2m trên sàn trong thời gian 4s thì công suất
của lực là bao nhiêu?
Hướng dẫn giải:

..osAFsc
P =

..os
53WAFsc
tt


Bài 2: Một gàu nước khối lượng 10kg kéo cho CĐ đều lên độ cao 5m trong thời gian 1
phút 40 giây. Tính công suất của lực kéo, g = 10m/s 2 .
Hướng dẫn giải: F = P = m.g = 100N
P = 5WA
t

Bài 3: Một lực sĩ cử tạ nâng quả tạ m = 125kg lên cao 70cm trong t = 0,3s. Trong trường
hợp lực sĩ đã hoạt động với công suất là bao nhiêu? g = 9,8m/s 2 .
Hướng dẫn giải: P =
.
2858WAFs
tt

Bài 4: Một tàu thuỷ chạy trên sông theo đường thẳng kéo sà lan chở hàng với lực không
đổi F = 5.10 3 N. Hỏi khi lực thực hiện được công 15.10 6 J thì sà lan đã dời chỗ theo
phương của lực được quãng đường là bao nhiêu?
Hướng dẫn giải:

3
.3.10A
AFssm
F

Bài 5: Một chiếc xe được kéo đi trên đường nằm ngang với v kd = 13km/h bằng lực kéo
450N hợp với phương ngang góc 45 0 . Tính công suất của lực trong thời gian 0,5h.
Hướng dẫn giải: A = F.s.cos 

= F.v.t.cos 

= 2061923,4 J

Bài 6: Một động cơ có công suất 360W, nâng thùng hàng 180kg chuyển động đều lên
cao 12m. Hỏi phải mất thời gian là bao nhiêu? g = 10m/s 2 .
Hướng dẫn giải:
A = F.s = m.g.h P = 60A
ts
t

Bài 7: Công của trọng lực trong 2 giây cuối khi vật có m = 8kg được thả rơi từ độ cao
180m là bao nhiêu? g = 10m/s 2 .
Hướng dẫn giải:
2.
6S
ts
g

Quãng đường đi trong 4s đầu: S ’ = ½ g.4 2 = 80m

Khi đi được 4s đầu thì vật đang ở độ cao 100m .8000pAmghJ
Bài 8: Một người nhấc một vật có m = 6kg lên độ cao 1m rồi mang vật đi ngang được
một độ dời 30m. Công tổng cộng mà người đã thực hiện là bao nhiêu?, g = 10m/s 2 .
Hướng dẫn giải:
Công nâng vật lên cao 1m: A 1 = m.g.h 1 = 60J
Công đii ngang được một độ dời 30m: A 2 = mg.s = 1800J
A = A 1 + A 2 = 1860J


1.Động lượng: .pmv→→
2. Xung lượng của lực : .Ftp→→
Trong đó : m là khối lượng của vật (kg); v: vận tốc của vật (m/s); p : động lượng của
vật (kgm/s)
Công thức áp dụng  Nếu 12ppp→→→
và 
12(,)pp→→

thì 222
12122ospppppc

 Nếu 21ppp→→→
và 
1(,)pp→→

thì 222
2112ospppppc

*Trường hợp đặc biệt : - nếu 1p→

cùng chiều 2p→

thì 12ppp

- nếu 1p→

ngược chiều 2p→

thì 12ppp

- nếu 12pp→→

thì 22
12ppp

2. Độ biến thiên động lượng : 21ppp→→→

; 21ppp
Dạng khác của định luật II Niu- tơn: .Ftp→→

; độ lớn : .Ftp

; Đơn vị : N.s
3. Hệ cô lập : Một hệ nhiều vật được coi là cô lập khi không có ngoại lực tác dụng lên
hệ hoặc nếu có thì các ngoại lực ấy cân bằng nhau. Trong một hệ cô lập, chi có các nội
lực tương tác giữa các vật.
Định luật bảo toàn động lượng :
Phát biểu: Động lượng của một hệ cô lập là một đại lượng bảo toàn.
Công thức : 1212""pppp→→→→
4. Va chạm mềm:
Một vật chuyển động đến va chạm với một vật đứng yên, sau va chạm hai vật dính
vào nhau và chuyển động cùng vận tốc
Công thức :

1
1
12
.m
vv
mm
→→

* Trong đó : 12;mm là khối lượng của vật 1 và 2 .
v

: là vận tốc chuyển động của vật 1 lúc trước va chạm. (vật 2 ban đầu

đứng yên)
v

: vận tốc của hai vật lúc sau va chạm

5. Chuyển động bằng phản lực :
Gọi M, m lần lượt là khối lượng của tên lửa và của lượng khí thoát ra.
;Vv→→
lần lượt là vận tốc của tên lửa và của khối khí
Công thức :
m
Vv
M→→

Dạng 1: Tìm độ lớn của động lượng
Cách giải:
- Độ lớn của động lượng: p = m.v
- Độ biến thiên động lượng: .pFt→→
- Định luật bảo toàn động lượng: """11221122ppmvmvmvmv
→→→→→→

Bài 1: Một HS có m = 55kg thả mình rơi tự do từ vị trí cách mặt nước 4m. Sau khi chạm
mặt nước 0,5s thì dừng lại, g = 9,8m/s 2 . Tìm lực cản do nước tác dụng lên hs đó.

Lý thuyết – Bài tập VL10 –Ôn kiểm tra học kỳ 2

1

“ Thiên tài là sự kiên nhẫn lâu dài của trí tuệ “ I. Newton
Hướng dẫn giải:Vận tốc rơi tự do của vật khi đến mặt đất: 2..vgs
Độ biến thiên động lượng ngược chiều dương từ trên xuống.
.974mv
pFtFN
t

 là lực cản do nước tác dụng lên hs.

Bài 2: Một toa xe m =10 tấn đang chuyển động trên đường ray nằm ngang với v =
54km/h. Ngườu ta tác dụng lên toa xe một lực hãm theo phương ngang. Tính độ lớn lực
hãm nếu toa xe dừng lại sau.
a. Sau 1 phút 40s b. Sau 10 giây.
Hướng dẫn giải:a. .1500v
pFtFN

t


 b. .15000mv
pFtFN
t

Bài 3: Một hòn bi khối lượng m 1 đang CĐ với v 1 = 3m/s và chạm vào hòn bi m 2 = 2m 1
nằm yên. Vận tốc 2 viên bi sau va chạm là bao nhiêu nếu va chạm là va chạm mềm?
Hướng dẫn giải:
Động lượng trước tương tác: m 1 v 1 + m 2 v 2 Động lượng sau tương tác: ( m 1 + m 2 ).v
Theo định luật bảo toàn động lượng ta có: m 1 v 1 + m 2 v 2 = ( m 1 + m 2 ).v
m 1 v 1 + 0 = ( m 1 + m 2 ).v 1
3
v
v

Bài 4: Một vật khối lượng m 1 CĐ với v 1 = 5m/s đến va chạm với m 2 = 1kg, v 2 = 1m/s.
Sau va chạm 2 vật dính vào nhau và chuyển động với v = 2,5m/s. Tìm khối lượng m 1 .
Hướng dẫn giải:
Theo định luật bảo toàn động lượng ta có: m 1 v 1 + m 2 v 2 = ( m 1 + m 2 ).v
5 m 1 + 1 = ( m 1 + m 2 ).2,5 10,6mkg
Bài 5: Một vật có m = 1kg rơi tự do xuống đất trong t = 0,5s. Độ biến thiên động lượng
của vật trong khoảng thời gian đó là bao nhiêu? g = 9,8m/s 2 .
Hướng dẫn giải:
.pFt→→

Về độ lớn: .pFt = mg. t = 4,5 kg.m/s

Bài 6: Một khẩu súng M = 4kg bắn ra viên đạn m = 20g. Vận tốc của đạn ra khỏi nòng
súng là 600m/s. Súng giật lùi với vận tốc V có độ lớn là bao nhiêu?
Hướng dẫn giải:
Theo định luật bảo toàn động lượng ta có: mv + M.V = 0 3/mv
Vms
M
Vậy súng giật lùi với vận tốc 3m/s ngược chiều với hướng viên đạn.
Bài 7: Một khẩu pháo có m 1 = 130kg được đặt trên 1 toa xe nằm trên đường ray m 2 =
20kg khi chưa nạp đạn. Viên bi được bắn ra theo phương nằm ngang dọc theo đường ray
có m 3 = 1kg. Vận tốc của đạn khi ra khỏi nòng súng v 0 = 400m/s so với súng. Hãy xác
định vận tốc của toa xe sau khi bắn trong các trường hợp .
a. Toa xe ban đầu nằm yên.
b. Toa xe CĐ với v = 18km/h theo chiều bắn đạn
c. Toa xe CĐ với v 1 = 18km/h theo chiều ngược với đạn.
Hướng dẫn giải:
a. Toa xe đứng yên v = 0  p = 0 Chiều (+) là chiều CĐ của đạn:
Theo định luật bảo toàn động lượng ta có: (m 1 + m 2 +m 3 ). v = ( m 1 + m 2 ).V + m 3 v 0
12330
12
().
2,67/mmmvmv
Vms

mm



 Toa xe CĐ ngược chiều với chiều (+)

b. Theo định luật bảo toàn động lượng ta có:

Lý thuyết – Bài tập VL10 –Ôn kiểm tra học kỳ 2

1

“ Thiên tài là sự kiên nhẫn lâu dài của trí tuệ “ I. Newton

(m 1 + m 2 +m 3 ). v 1 = ( m 1 + m 2 ).V + m 3 (v 0 + v 1 )

1231301
12

().()
2,3/mmmvmvv
Vms

mm




Toa xe CĐ theo chiều bắn nhưng vận tốc giảm đi.
c. Theo định luật bảo toàn động lượng ta có:
- (m 1 + m 2 +m 3 ). V 1 = ( m 1 + m 2 ).V + m 3 (v 0 – v 1 )

123301
12

().()
7,67/mmmvmvv
Vms

mm



 Vận tốc của toa vẫn theo chiều cũ và tăng tốc.
Bài 8: Một người có m 1 = 50kg nhảy từ 1 chiếc xe có m 2 = 80kg đang chạy theo phương
ngang với v = 3m/s, vận tốc nhảy của người đó đối với xe là v 0 = 4m/s. Tính V của xe sau
khi người ấy nhảy trong 2 TH.
a. Nhảy cùng chièu với xe.
b. Nhảy ngược chiều với xe.
Hướng dẫn giải:Chiều (+) là chiều CĐ.
a. Theo định luật bảo toàn động lượng ta có:(m 1 + m 2 ). v = m 1 (v 0 + v) + m 2 .V 2

1210
2

2

().()
0,6/mmvmvv
Vms

m


b. Theo định luật bảo toàn động lượng ta có:(m 1 + m 2 ). v = m 1 (v – v 0 ) + m 2 .v 2

1210
2

2

().()
5,5/mmvmvv
vms

m


Bài 9: Một tên lửa khối lượng tổng cộng m 0 = 70tấn đang bay với v 0 = 200m/s đối với trái
đất thì tức thời phụt ra lượng khí m 2 = 5 tấn, v 2 = 450m/s đối với tên lửa. Tính Vận tốc
tên lửa sau khi phút khí ra.
Hướng dẫn giải:Theo định luật bảo toàn động lượng ta có:
m 0 . v 0 = ( m 0 - m 2 ).V + m 2 (v 0 - v)

00202
02
.()
234,6/mvmvv
Vms
mm




Bài 10: Một phân tử khí m = 4,65.10 -26 kg bay với v = 600m/s va chạm vuông góc với
thành bình và bật trở lại với vận tốc cũ. Tính xung lượng của lực tác dụng vào thành
bình.
Hướng dẫn giải:v 2 = - v 1 = -600m/s .pFt→→

Chọn chiều (+) là chiều CĐ:

Về độ lớn: 2522...5,6.10.FtmvFtNs

CÔNG VÀ CÔNG SUẤT

1. Công
a) Khi lực F→

chuyển dời một đoạn s theo hướng của lực thì công do lực sinh ra : .AFs

b) Trường hợp tổng quát : ..osAFsc
Trong đó : + A: công của lực F (J)
+ s: là quãng đường di chuyển của vật (m)

+ 
: góc tạo bởi lực F→

với hướng của độ dời s.

c) Chú ý :

 cos00A

: công phát động. 00(090)

 cos00A

: công cản. 00(90180)

 cos00A

: Công thực hiện bằng 0. 0(90)

 F→
cùng hướng với hướng của độ dời s => 00os1.cAFs

Lý thuyết – Bài tập VL10 –Ôn kiểm tra học kỳ 2

1

“ Thiên tài là sự kiên nhẫn lâu dài của trí tuệ “ I. Newton

 F→
ngược hướng với hướng của độ dời s =>
0
180os1.cAFs

2. Công suất : P
A
t
(W)

*

6
6
1KW1000W;110;
13600;13,6.10;1746;1736

MWW

WhJKWhJHPWCVW



Bài 1: Một vật khối lượng m = 10kg được kéo đều trên sàn bằng 1 lực F = 20N hợp với
phương ngang góc 30 0 . Nếu vật di chuyển 2m trên sàn trong thời gian 4s thì công suất
của lực là bao nhiêu?
Hướng dẫn giải:

..osAFsc
P =

..os
53WAFsc
tt


Bài 2: Một gàu nước khối lượng 10kg kéo cho CĐ đều lên độ cao 5m trong thời gian 1
phút 40 giây. Tính công suất của lực kéo, g = 10m/s 2 .
Hướng dẫn giải: F = P = m.g = 100N
P = 5WA
t

Bài 3: Một lực sĩ cử tạ nâng quả tạ m = 125kg lên cao 70cm trong t = 0,3s. Trong trường
hợp lực sĩ đã hoạt động với công suất là bao nhiêu? g = 9,8m/s 2 .
Hướng dẫn giải: P =
.
2858WAFs
tt

Bài 4: Một tàu thuỷ chạy trên sông theo đường thẳng kéo sà lan chở hàng với lực không
đổi F = 5.10 3 N. Hỏi khi lực thực hiện được công 15.10 6 J thì sà lan đã dời chỗ theo
phương của lực được quãng đường là bao nhiêu?
Hướng dẫn giải:

3
.3.10A
AFssm
F

Bài 5: Một chiếc xe được kéo đi trên đường nằm ngang với v kd = 13km/h bằng lực kéo
450N hợp với phương ngang góc 45 0 . Tính công suất của lực trong thời gian 0,5h.
Hướng dẫn giải: A = F.s.cos 

= F.v.t.cos 

= 2061923,4 J

Bài 6: Một động cơ có công suất 360W, nâng thùng hàng 180kg chuyển động đều lên
cao 12m. Hỏi phải mất thời gian là bao nhiêu? g = 10m/s 2 .
Hướng dẫn giải:
A = F.s = m.g.h P = 60A
ts
t

Bài 7: Công của trọng lực trong 2 giây cuối khi vật có m = 8kg được thả rơi từ độ cao
180m là bao nhiêu? g = 10m/s 2 .
Hướng dẫn giải:
2.
6S
ts
g

Quãng đường đi trong 4s đầu: S ’ = ½ g.4 2 = 80m

Khi đi được 4s đầu thì vật đang ở độ cao 100m .8000pAmghJ
Bài 8: Một người nhấc một vật có m = 6kg lên độ cao 1m rồi mang vật đi ngang được
một độ dời 30m. Công tổng cộng mà người đã thực hiện là bao nhiêu?, g = 10m/s 2 .
Hướng dẫn giải:
Công nâng vật lên cao 1m: A 1 = m.g.h 1 = 60J
Công đii ngang được một độ dời 30m: A 2 = mg.s = 1800J
A = A 1 + A 2 = 1860J



ĐỘNG NĂNG

Lý thuyết – Bài tập VL10 –Ôn kiểm tra học kỳ 2

1

“ Thiên tài là sự kiên nhẫn lâu dài của trí tuệ “ I. Newton

1.Động năng :
a) Động năng :

21
W.
2dmv

Trong đó m : khối lượng vật (kg); v: vận tốc của vật (m/s); W đ : động năng của vật (J)
b) Độ biến thiên động năng : Độ biến thiên động năng bằng công của ngoại lực tác
dụng

21ngoailucddAWW

Bài 1: Một viên đạn m = 1kg bay ngang với v 1 = 300m/s xuyên qua tấm gỗ dày 5cm. Sau
khi xuyên qua gỗ, đạn có v 2 = 100m/s. Tính lực cản của tấm gỗ tác dụng lên viên đạn.
Hướng dẫn giải:
Theo định lý động năng: A = F c .s = ½ mv 2 2 – ½ mv 1 2

22
21
11
22
80008000cc
mvmv
FNFN

s


Bài 2: Một lực F không đổi làm vật bắt đầu CĐ với không vận tốc đầu và đạt được vận
tốc v sau khi đi được quãng đường S. nếu tăng lực tác dụng lên 3 lần thì vận tốc v của nó
là bao nhiêu khi đi cùng quãng đường S.
Hướng dẫn giải:
A= Fs = ½ mv 2 2 – ½ mv 1 2 = ½ mv 2

2..Fs
v
m

Khi F 1 = 3F thì v ’ =
3
.v

Bài 3: Một viên đạn m = 50g đang bay với v kd = 200m/s
a.Viên đạn đến xuyên qua một tấm gỗ dày và chui sau vào gỗ 4cm. Xác định lực cản của
gỗ.
b.Trường hợp tấm gỗ chỉ dày 2cm thì viên đạn chui qua tấm gỗ và bay ra ngoài. Xác định
vận tốc lúc ra khỏi tấm gỗ.
Hướng dẫn giải:
a.A= Fs = ½ mv 2 2 – ½ mv 1 2 = ½ mv 0 2 25000FN
b.Fs ’ = ½ mv 1 2 – ½ mv 0 2

"
2

100(1)..141,4/S
vvvms
S

Bài 4: Trọng lượng của một vận động viên điền kinh là 650N. Tìm động năng của VĐV
khi chạy đều hết quãng đường 600m trong 50s, g = 10m/s 2 .
Hướng dẫn giải:
P = m.g = 650N
m = 65kg

21
12/W.4680

2d

S
vmsmvJ
t

Bài 5: Một vật có trọng lượng 5N, g = 10m/s 2 có vận tốc ban đầu là 23km/h dưới tác
dụng của một lực vật đạt 45km/h. Tìm động năng tại thời điểm ban đầu và công của lực
tác dụng.
Hướng dẫn giải: P = m.g = 5N
m = 0,5kg

22
1122
11
..10,24;..39
22ddWmvJWmvJ

21WW28,76ddAJ
Bài 6: Một vật có trọng lượng 5N chuyển động với v = 7,2m/s. Tìm động năng của vật, g
= 10m/s 2 . Hướng dẫn giải: P = m.g = 5N
m = 0,5kg

21
..13
2dWmvJ

Bài 7: Một toa tàu có m = 0,8 tấn, sau khi khởi hành CĐNDĐ với a = 1m/s 2 . Tính động
năng sau 12s kể từ lúc khởi hành?.

Lý thuyết – Bài tập VL10 –Ôn kiểm tra học kỳ 2

1

“ Thiên tài là sự kiên nhẫn lâu dài của trí tuệ “ I. Newton

Hướng dẫn giải: v = v 0 + at = at

21
..57600
2dWmvJ

Bài 8: Một viên đạn m = 20g bay ngang với v 1 = 100m/s xuyên qua một bao cát dày
60cm. Sau khi ra khỏi bao, đạn có v 2 = 20m/s. Tính lực cản của bao cát lên viên đạn.
Hướng dẫn giải:

22
21
11
...160
22ccAFsmvmvFN

Bài 9: Hai xe goong chở than có m 1 = 3m 1 , cùng chuyển động trên 2 tuyến đường ray
song song nhau với W đ1 = 1/7 W đ2 . Nếu xe 1 giảm vận tốc đi 3m/s thì W đ1 = W đ2 . Tìm vận
tốc v 1 , v 2 .
Hướng dẫn giải: W d1 =
1
7 W d2
211,53vv

Mặt khác:

222
112211(3)3(1,53)
222
mvmvmv



v 1 = 0,82 m/s  v

2 = 1,25m/s Hoặc v 1 = - 1,82 loại

Bài 10: Một xe tải có m = 1,2tans đang CĐ thẳng đều với v 1 = 36km/h. Sau đó xe tải bị
hãm phanh, sau 1 đoạn đường 55m thì v 2 = 23km/h.
a. Tính động năng lúc đầu của xe.
b. Tính độ biến thiên động năng và lực hãm của xe trên đọan đường trên.
Hướng dẫn giải:a.

24
1
1
..6.10
2dWmvJ

b. 21WW35424ddAJ

A = F h .S = - 35424

644,1hFN
Bài tập ôn tập
Bài 1: Một vật có m = 500g rơi tự do không vận tốc đầu từ độ cao 100m xuống đất, g =
10m/s 2 . Động năng của vật ở độ cao 50m là bao nhiêu?
Bài 2: Một vật có m = 0,1kg, rơi tự do không vận tốc đầu. Khi vật có động năng 4J thì
quãng đường vật rơi được là bao nhiêu? g = 10m/s 2 .
Bài 3: Một xe tải nhẹ có m = 2,5 tấn và một ôtô con khối lượng 1 tấn chuyển động ngược
chiều nhau trên cùng đoạn đường với cùng vận tốc không đổi 36km/h. Tính:
a. Động năng của mỗi ôtô. ( ĐS: 125kJ; 50kJ)
b. Động năng của ôtô con trong hệ qui chiếu dắn với ôtô tải. ( ĐS: v = -20m/s;200kJ)
Bài 4: Một viên đạn khối lượng m = 20g bay ngang với v = 400m/s xuyên qua tấm gỗ
dày 10cm. Sau khi xuyên qua gỗ, đạn có v ’ = 50m/s. Tính lực cản trung bình của tấm gỗ
tác dụng lên viên đạn và công của lực cản.(ĐS: -3750N;-375J)
Bài 5: Một vật có m = 20kg đang nằm yên trên một mặt phẳng nằm ngang không ma sát.
Khi t = 0, người ta tác dụng một lực lên vật một lực kéo không đổi và có độ lớn F = 80N.
Tính vận tốc của vật tại vị trí nó đi được quãng đường s = 5m trong hai trường hợp sau:
a. Hướng lực tác dụng hướng theo phương ngang. ( ĐS: 20m/s)
b. Hướng lực tác dụng hợp với phương ngang góc, với
2
sin
3
(ĐS: 15,5m/s)

Bài 6: Một ôtô có m = 1 tấn đang chuyển động trên đường nằm ngang với vận tốc không
đổi 64,8km/h thì chịu tác dụng của một lực hãm không đổi. Ôtô chuyển động thêm được
20m nữa thì dừng lại.
a.Tính độ lớn của lực hãm. ( ĐS: -8100N)
b. Xác định thời gian từ lúc hãm đến lúc ôtô dừng lại ( ĐS 2,2s)
Bài 7: Một ôtô có khới lượng 2,5 tấn đang chuyển động trên đường nằm ngang với vận
tốc không đổi. Người lái xe nhìn thấy đèn đỏ phía trước nên đã hãm phanh ôtô chuyển
động thêm 25m nữa thì dừng hẳn. Biết cường độ trung bình của lực hãm là 2.10 4 N. tính

Lý thuyết – Bài tập VL10 –Ôn kiểm tra học kỳ 2

1

“ Thiên tài là sự kiên nhẫn lâu dài của trí tuệ “ I. Newton

vận tốc của xe lúc bắt đầu hãm phanh và khoảng thời gian từ lúc hãm phanh đến lúc dừng
hẳn? ( v = 20m/s ; 2,5s)

THẾ NĂNG

1. Thế năng:
a) Thế năng trọng trường : Wtmgz
trong đó : m : khối lượng vật; g: gia tốc rơi tự do, z: Chiều cao của vật so với mốc thế
năng
(Chọn gốc thế năng tại mặt đất )
b) Liên hệ giữa biên thiên thế năng và công của trọng lực : ()()MNtMtNAWW
c) Công của lực đàn hồi

21
..()
2Akl

k : độ cứng của lò xo (N/m); l : độ biến dạng của lò xo (m)
d) Thế năng đàn hồi

21
W..()
2tkl
* Công của lực đàn hồi: A =

22
12
1
()
2kxx
* x 1 : Độ biến dạng ban đầu của vật(m)
* x 2 : Độ biến dạng lúc sau của vật(m)
Bài 1: Một lò xo nằm ngang có k = 250N/m, khi tác dụng lực hãm lò xo dãn ra 2cm thì
thế năng đàn hồi là bao nhiêu?
Hướng dẫn giải:

21
.0,05
2tWkxJ

Bài 2: Lò xo nằm ngang có k = 250N/m. Công của lực đàn hồi thực hiện khi lò xo bị kéo
dãn từ 2cm đến 4cm là bao nhiêu?
Hướng dẫn giải:

22
1212
1

WW()0,15
2dhdhAkxxJ

Bài 3: Chọn gốc thế năng là mặt đất, thế năng của vật nặng 2kg ở dưới đáy 1 giếng sâu
10m, g = 10m/s 2 là bao nhiêu?
Hướng dẫn giải:W t = mgz = -200J
Bài 4: Người ta tung quả cầu m = 250g từ độ cao 1,5m so với mặt đất. Hỏi khi vật đạt v
= 23km/h thì vật đang ở độ cao bao nhiêu so với mặt đất. Chọn vị trí được tung làm gốc
thế năng, g = 10m/s 2 .
Hướng dẫn giải:A = ½ mv 2 = 5,12J; A = W t = mgz 2,048zm ; h = h 0 +z = 3,548m
Bài 5: Một vật có m = 1,2kg đang ở độ cao 3,8m so với mặt đất. Thả cho rơi tự do, tìm
công của trọng lực và vận tốc của vật khi vật rơi đến độ cao 1,5m.
Hướng dẫn giải:A = mgz 1 – mgz 2 = 27J; A = ½ mv 2 = 27 

v = 3 5 m/s

Bài 6: Một vật từ độ cao 3m với vận tốc v 0 = 35km/h bay xuống đất theo 2 con đường
khác nhau. Hãy chứng tỏ độ lớn của vận tốc chạm đất là bằng bao nhiêu?
Hướng dẫn giải: Khi rơi xuống đất: A = mgz = 0
Công của vật thực hiện khi vật từ độ cao 3m: A ’ = ½ mv 2 2 – ½ m.v 1 2
Theo định luật bảo toàn động lượng: A = A ’  v
1 = v 2

Bài 7: Một buồng cáp treo chở người với khối lượng tổng cộng là 800kg đi từ vị trí xuất
phát cách mặt đất 10m tới 1 trạm dừng trên núi ở độ cao 550m, sau đó lại đi tiếp tục tới
trạm khác ở độ cao 1300m.

Lý thuyết – Bài tập VL10 –Ôn kiểm tra học kỳ 2

1

“ Thiên tài là sự kiên nhẫn lâu dài của trí tuệ “ I. Newton

a. Tìm thế năng trọng trường của vật tại vị trí xuất phát và tại các trạm trong các
trường hợp:
- Lấy mặt đất làm mốc thế năng, g = 9,8m/s 2 .
- Lấy trạm dừng thứ nhất làm mốc thế năng.
b. Tính công do trọng lực thực hiện khi buồng cáp treo di chuyển từ
- Từ vị trí xuất phát đến trạm 1; từ trạm 1 đến trạm kế tiếp.
Hướng dẫn giải:
a.Chọn MĐ làm mốc thế năng. Ở vị trí xuất phát: W t1 = mgz 1 = 78400 J
Ở trạm 1: W t2 = mgz 2 = 4312000 J; Ở trạm 2: W t3 = mgz 3 = 10192000 J
- Chọn trạm 1 làm mốc thế năng Ở vị trí xuất phát: W t1 = mg(-z 4 )= - 4233600 J
Ở trạm 1: W t2 = mgz 2 = 0J Ở trạm 2: W t3 = mgz 3 = 5880000 J
b. A 1 = mgz 1 – mgz 2 = - 4233600 J A 1 = mgz 2 – mgz 3 = - 5880000 J
Bài 8: Cho 1 lò xo nằm ngang ở trạng thái ban đầu không bị biến dạng. Khi tác dụng một
lực F = 3N kéo lò xo cũng theo phương ngang ta thấy nó dãn được 2cm.
a. Tìm độ cứng của lò xo.
b. Xác định giá trị thế năng của lò xo khi dãn ra 2cm.
c. Tính công của lực đàn hồi thực hiện khi lò xo được kéo dãn thêm từ 2cm đến
3,5cm Hướng dẫn giải: a.

.150/FklkNm

b.

21
W.()0,03
2tdhklJ

c.

22
12
11
.().()0,062
22AklklJ
Bài 9: Một lò xo có chiều dài 21cm khi treo vật có m 1 = 0,001kg, có chiều dài 23cm khi
treo vật có m 2 = 3.m 1 , g = 10m/s 2 . Tính công cần thiết để lò xo dãn từ 25cm đến 28cm là
bao nhiêu? Hướng dẫn giải: m 1 g = k (l – l 0 ) ; m 2 g = k (l ’ – l 0 )


010"
20
k l – lmg

20
mg k l – llcm

Thay vào pt: m 1 g = k (l – l 0 )
k = 1 N/m

A = ½ k ( 0,28 – 0,2) 2 – ½ k ( 0,25 – 0,2 ) 2 = 1,95.10 -3 J
Bài 10: Thế năng của vật nặng ở đáy giếng sâu 10m so với mặt đất tại nơi có g = 9,8m/s 2
là -294J. Tìm khối lượng vật. Hướng dẫn giải: Chọn mặt đất làm mốc thế năng:

W = m.g.z  m = 3kg

Bài tập ôn tập
Bài 1: Một vật có m = 2,5kg đặt tại vị trí M trong trọng trường và tại đó thế năng của vật
là 3600J. Thả vật rơi tự do xuống đất, khi đó thế năng của vật là – 1200J.
a. Gốc thế năng ở độ cao nào so với mặt đất.
b. Tính độ cao h M so với mặt đất.
c. Tính vận tốc của vật khi qua vị trí gốc thế năng và vận tốc của vật lúc chạm đất, g
= 10m/s 2 .
Bài 2: Một vật có m = 5kg đặt tại vị trí M trong trọng trường và tại đó có thế năng là
1800J. Thả vật rơi tự do xuống đất, khi đó thế năng của vật là -600J.
a. Gốc thế năng ở độ cao nào so với mặt đất.
b. Tính độ cao h M so với mặt đất.
c. Tính vận tốc của vật khi qua vị trí gốc thế năng và vận tốc của vật lúc chạm đất, g
= 10m/s 2 .
Bài 3: Cho 1 lò xo nằm ngang ở trạng thái ban đầu không bị biến dạng. Khi tác dụng lực
10N vào lò xo cùng theo phương ngang ta thấy nó dãn được 3,5cm.

Lý thuyết – Bài tập VL10 –Ôn kiểm tra học kỳ 2

1

“ Thiên tài là sự kiên nhẫn lâu dài của trí tuệ “ I. Newton

a. Tìm độ cứng của lò xo.
b. Thế năng đàn hồi của lò xo khi nó dãn ra được 5cm.
c. Tính công do lực đàn hồi thực hiện khi lò xo được kéo dãn thêm từ 3cm đến 6cm.
Bài 4: Một vật có khối lượng 10 kg, lấy g = 10 m/s 2 .
a/ Tính thế năng của vật tại A cách mặt đất 3m về phía trên và tại đáy giếng cách mặt đất
5m với gốc thế năng tại mặt đất.
b/ Nếu lấy mốc thế năng tại đáy giếng, hãy tính lại kết quả câu trên
c/ Tính công của trọng lực khi vật chuyển từ đáy giếng lên độ cao 3m so với mặt đất.
Nhận xét kết quả thu được.
Bài 5: Khi bị nén 3cm một lò xo có thế năng đàn hồi bằng 0,18J. Độ cứng của lò xo bằng
:
Bài 6: Cho một lò xo đàn hồi nằm ngang ở trạng thái ban đầu không bị biến dạng. Khi
tác dụng một lực F = 3N kéo lò xo theo phương ngang ta thấy nó giãn được 2cm. Tính
giá trị thế năng đàn hồi của lò xo.
Bài 7: Một lò xo có độ dài ban đầu l 0 = 10cm. Người ta kéo giãn với độ dài l 1 = 14cm.
Hỏi thế năng lò xo là bao nhiêu ? Cho biết k = 150N/m.
Bài 8: Một vật có khối lượng m = 3kg được đặt ở một vị trí trong trọng trường và có thế
năng tại vị trí đó bằng W t1

CƠ NĂNG

1) Cơ năng của vật chuyển động trong trọng trường 2211
W=W..()
22tdWmvkl
2) Cơ năng của vật chịu tác dụng của lực đàn hồi 2211
W=W..()
22tdWmvkl
3) Định luật bảo toàn cơ năng của vật chuyển động trong trọng trường

2
W=W1/2...
tdWmvmgzhangso
Bài toán: Cơ năng của vật trong trọng trường – Định luật bảo toàn cơ năng
- Chọn gốc thế năng
- Chọn hai điểm có các dữ kiện về vận tốc hoặc về độ cao để áp dụng định
luật bảo toàn cơ năng: W A = W B
2211
22AABBmvmghmvmgh
- Sau đó tìm vận tốc hoặc tìm độ cao
* Lưu ý: định luật bảo toàn cơ năng chỉ được áp dụng khi vật chỉ chịu tác
dụng của trọng lực
Bài 1: Một vật có m = 10kg rơi từ trên cao xuống. Biết tại vị trí vật cao 5m thfi vận tốc
của vật là 13km/h. Tìm cơ năng tại vị trí đó, g = 9,8m/s 2 .
Hướng dẫn giải:W = W d + W t = 554,8 J
Bài 2: Người ta thả vật 500g cho rơi tự do, biết vận tốc lúc vật vừa chạm đất là 36km/h.
Chọn gốc thế năng tại mặt đất. Cơ năng của vật lúc chạm đất là bao nhiêu?
Hướng dẫn giải:Chọn gốc thế năng ở mặt đất  W

t = 0; W = W d + W t = W d = 2,5J
Bài 3: Cơ năng của vật m là 375J. Ở độ cao 3m vật có W d = 3/2 W t . Tìm khối lượng của
vật và vận tốc của vật ở độ cao đó. Hướng dẫn giải:W = W t + W d = 5/2 W t  m = 5,1kg
W d = 3/2 W t = 224,9 J  v = 9,4 m/s
Bài 4: Một hòn bi m = 25g được ném thẳng đứng lên cao với v = 4,5m/s từ độ cao 1,5m
so với mặt đất. Chọn gốc thế năng tại mặt đất, g = 10m/s 2 .

Lý thuyết – Bài tập VL10 –Ôn kiểm tra học kỳ 2

1

“ Thiên tài là sự kiên nhẫn lâu dài của trí tuệ “ I. Newton

a. Tính W đ , W t , W tại lúc ném vật.
b. Tìm độ cao cực đại mà bi đạt được. Hướng dẫn giải:a ) W = W t + W d = 0,63 J
b) Ở độ cao cực đại thì W tmax  W

d = 0  W

tmax = W = 0,63 J  z

max = 2,52m
Bài 5: Vật m = 2,5kg được thả rơi tự do từ độ cao 45m so với mặt đất, g = 10m/s 2 .
a. Tính động năng lúc chạm đất.
b. Ở độ cao nào vật có W d = 5.W t .
Hướng dẫn giải:a. Theo định luật bảo toàn cơ năng: W MD = W H

WWWW
WW1125
tMDdMDdHtH
dMDtHJ



b. W d = 5 W t  W = W

t + W d = 6W t = 1125 J  z = 7,5m

Bài 6: Một vật rơi tự do từ độ cao 120m, g = 10m/s 2 . Bỏ qua sức cản của KK. Tìm độ cao
mà ở đó thế năng của vật lớn bằng 2 lần động năng.
Hướng dẫn giải:Theo định luật bảo toàn cơ năng: W 120 = W H
120120
120
WWWW
3

WWWW80

2
tddHtH
tdHtHtHhzm


Bài 7: Thả vật rơi tự do từ độ cao 45m so với mặt đất, g = 10m/s 2 . Bỏ qua sức cản của
KK.
a. Tính vận tốc của vật khi vật chạm đất.
b. Tính độ cao của vật khi W d = 2W t
c. Khi chạm đất, do đất mềm nên vật bị lún sâu 10cm. Tính lực cản trung bình tác
dụng lên vật, cho m = 100g.
Hướng dẫn giải:a. Theo định luật bảo toàn cơ năng: W MD = W 45

4545
45

WWWW
WW30/
tMDdMDdt
dMDtvms



b. Theo định luật bảo toàn cơ năng: W MD = W 45

4545
45
WWWW
W3W15
thdhdt
thtzm



c. A = W dh – W đMĐ = F c .s  F

c = - 450N

Bài 8: Thế năng của vật nặng 4kg ở đáy giếng sâu h so với mặt đất, tại nơi có g = 9.8m/s 2
là – 1,96J. Hỏi độ sâu của giếng.
Hướng dẫn giải:Chọn MĐ làm mốc thế năng:W t = mgz = -1,96 J  z = 5m
Bài tập ôn tập
Bài 1: Ở độ cao 3m, một vật có v = 52km/h, g = 9,8m/s 2 . Cơ năng của vật ở độ cao đó là
bao nhiêu? Biết m = 2,5kg.
Bài 2: Một vật có khối lượng 5kg đang CĐ với v = 20km/h. Hỏi khi vật có W = 250J thì
vật ở độ cao nào? g = 9,8m/s 2 .
Bài 3: Một hòn bi có m = 500g đang ở độ cao 3,5m. Tìm cơ năng và vận tốc của hòn bi
biết tại đó W d = 3.W t , g = 9,8m/s 2 .
Bài 4: Vật có m = 250g đang CĐ với v = 300km/h. Tìm cơ năng của vật biết W t = 2/3
W d .
Bài 5: Thả rơi tự do 1 vật m = 750g, khi vật rơi đến độ cao z thì đạt v = 30km/h. Tìm cơ
năng của vật ở độ cao z.
Bài 6: Một vật có m = 0,7kg đang ở độ cao z = 3,7m so với mặt đất. Vật được thả cho
rơi tự do. Tìm cơ năng của vật khi vật rơi đến độ cao 1,5m, g = 9,8m/s 2 .
Bài 7: Một vật có m = 100g được ném thẳng đứng với v = 10m/s. Tính W d , W t của vật
sau khi ném 0,5s, g = 9,8m/s 2 .

Lý thuyết – Bài tập VL10 –Ôn kiểm tra học kỳ 2

1

“ Thiên tài là sự kiên nhẫn lâu dài của trí tuệ “ I. Newton
Bài 8: Một vật được ném đứng lên cao với vận tốc 2 m/s. Lấy g = 10 m/s 2 .
a. Tính độ cao cực đại mà vật lên tới. (ĐS: 0,2 m)
b. Ở độ cao nào thì động năng bằng thế năng. (ĐS: 0,1 m)
Bài 9: Một vật được thả rơi tự do từ độ cao 25 m. Lấy g = 10 m/s 2 .
a. Xác định vận tốc của vật lúc vừa chạm đất (ĐS: 22,36 m/s)
b. Xác định vận tốc tại điểm C mà tại đó thế năng bằng nửa động năng.(ĐS: 18,25
m/s)
Bài 10: Một hòn đá có khối lượng 400 g rơi tự do và có động năng bằng 12,8 J khi chạm
đất. Bỏ qua lực cản của không khí
a. Tìm vận tốc của hòn đá khi chạm đất và cho biết hòn đá được thả rơi từ độ cao bao
nhiêu? (ĐS: 8 m/s ; 3,2 m)
b. Xác định độ cao của hòn đá mà tại đó vật có thế năng bằng 3 lần động năng.
Bài 11: Một vật có khối lượng 2 kg trượt không ma sát, không vận tốc đầu từ đỉnh một
mặt phẳng AB dài 10 m và nghiêng 45 0 so với mặt phẳng ngang.
a. Tính vận tốc và động năng của vật ở chân mặt phẳng nghiêng
b. Tính vận tốc của vật tại điểm C là trung điểm của AB.
c. Tính độ cao của điểm D so với mặt phẳng ngang biết tại đó động năng bằng nửa
thế năng.
Bài 12: Từ mặt đất, một vật được ném lên thẳng đứng với vận tốc ban đầu v 0 = 10m/s.
Bỏ qua sức cản của không khí . Cho g = 10m/s 2 . Ở độ cao nào thế năng bằng động năng
?. Bằng 4 lần động năng ?.
Bài 13: Một vật rơi từ độ cao 50m xuống đất, ở độ cao nào động năng bằng thế năng ?
Bài 14: Một vật được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc là 20m/s từ độ cao h so với
mặt đất. Khi chạm đất vận tốc của vật là 30m/s, bỏ qua sức cản không khí. Lấy g =
10m/s 2 . Hãy tính:
a. Độ cao h.
b. Độ cao cực đại mà vật đạt được so với mặt đất.
c. Vận tốc của vật khi động năng bằng 3 lần thế năng.
Bài 15: Từ độ cao 10 m, một vật được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc 10m/s, lấy g
= 10m/s 2 .
a/ Tìm độ cao cực đại mà vật đạt được so với mặt đất.
b/ Ở vị trí nào của vật thì Wđ = 3Wt.
c/ Xác định vận tốc của vật khi W đ = W t .
d/ Xác định vận tốc của vật trước khi chạm đất.
Bài 16: Một hòn bi có khối lượng 20g được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc 4m/s từ
độ cao 1,6m so với mặt đất.
a) Tính trong hệ quy chiếu mặt đất các giá trị động năng, thế năng và cơ năng của hòn bi
tại lúc ném vật.
b) Tìm độ cao cực đại mà bi đạt được.
c) Tìm vị trí hòn bi có thế năng bằng động năng?
d) Nếu có lực cản 5N tác dụng thì độ cao cực đại mà vật lên được là bao nhiêu?
Bài 17: Từ mặt đất, một vật có khối lượng m = 200g được ném lên theo phương thẳng
đứng với vận tốc 30m/s. Bỏ qua sức cản của không khí và lấy g = 10ms -2 .
1. Tìm cơ năng của vật.

Lý thuyết – Bài tập VL10 –Ôn kiểm tra học kỳ 2

1

“ Thiên tài là sự kiên nhẫn lâu dài của trí tuệ “ I. Newton

2. Xác định độ cao cực đại mà vật đạt được.
3. Tại vị trí nào vật có động năng bằng thế năng? Xác định vận tốc của vật tại vị trí đó.
4. Tại vị trí nào vật có động năng bằng ba lần thế năng? Xác định vận tốc của vật tại vị trí
đó.
Bài 18: Một viên đá có khối lượng 100g được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc
10m/s từ mặt đất. Lấy g = 10 m/s 2 . Bỏ qua sức cản của không khí
a) Tính động năng của viên đá lúc ném. Suy ra cơ năng của viên đá?
b) Tìm độ cao cực đại mà viên đá đạt được.
c) Ở độ cao nào thì thế năng của viên đá bằng động năng của nó?
Bài 19: Một hòn bi có khối lượng 20g được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc 4m/s từ
độ cao 1,6m so với mặt đất. Bỏ qua sức cản của không khí. Lấy g = 10 m/s 2
a) Chọn gốc thế năng tại mặt đất tính các giá trị động năng, thế năng và cơ năng của hòn
bi tại lúc ném vật.
b) Tìm độ cao cực đại mà bi đạt được?
Bài 20: Một viên bi được thả không ma sát từ mặt phẳng nghiêng cao 20cm. Tìm vận
tốc của viên bi tại chân mặt phẳng nghiêng? Lấy g = 10 m/s 2
Bài 21: Một quả cầu nhỏ lăn không vận tốc đẩu, không ma sát trên mặt phẳng nghiêng
AB,  = 30 0 , AB = 20 cm, g = 10 m/s 2 . Tính vận tốc của vật tại B?
QUÁ TRÌNH ĐẲNG NHIỆT

- Quá trình đẳng nhiệt là quá trình trong đó nhiệt độ được giữ không đổi.
- Nội dung định luật Bôi-lơ-Ma-ri-ốt: Trong quá trình đẳng nhiệt của một lượng khí nhất
định, áp suất tỉ lệ nghịch với thể tích
1122..pVpV
Trong đó áp suất đơn vị ( Pa), thể tích đơn vị ( lít)
1atm = 1,013.10 5 Pa, 1mmHg = 133,32 Pa, 1 Bar = 10 5 Pa
1m 3 = 1000lít, 1cm 3 = 0,001 lí, 1dm 3 = 1 lít
- Công thức tính khối lượng riêng: m = 
.V

là khối lượng riêng (kg/m 3 )
Bài 1: Dưới áp suất 10 5 Pa một lượng khí có thể tích 10 lít. Tính thể tích của khí đó dưới
áp suất 3.10 5 Pa.
Hướng dẫn giải: 112223,3pVpVV lít
Bài 2: Một bình có thể tích 10 lít chứa 1 chất khí dưới áp suất 30at. Cho biết thể tích của
chất khí khi ta mở nút bình? Coi nhiệt độ của khí là không đổi và áp suất của khí quyển
là 1at.
Hướng dẫn giải:1at = 1,013.10 5 Pa; 11222300pVpVV lít
Bài 3: Một lượng khí ở nhiệt độ 18 0 C có thể tích 1m 3 và áp suất 1atm. Người ta nén đẳng
nhiệt khí tới áp suất 3,5atm. Tính thể tích khí nén.
Hướng dẫn giải: 112220,286pVpVV m 3
Bài 4: Khí được nén đẳng nhiệt từ thể tích 6 lít đến 4 lít. Áp suất khí tăng thêm 0,75at.
Áp suất khí ban đầu là bao nhiêu?
Hướng dẫn giải: 111221(0,75).4
1,5
6
p

pVpVpat


Lý thuyết – Bài tập VL10 –Ôn kiểm tra học kỳ 2

1

“ Thiên tài là sự kiên nhẫn lâu dài của trí tuệ “ I. Newton

Bài 5: Dưới áp suất 1,5bar một lượng khí có V 1 = 10 lít. Tính thể tích của khí đó ở áp
suất 2atm. Hướng dẫn giải: 112227,4pVpVV lít
Bài 6: Một lượng khí có v 1 = 3 lít, p 1 = 3.10 5 Pa. Hỏi khi nén V 2 = 2/3 V 1 thì áp suất của
nó là? Hướng dẫn giải:

51

11222
3
4,5.10
2
p

pVpVpPa

Bài 7: Nén một khối khí đẳng nhiệt từ thể tích 24 lít đến 16 lít thì thấy áp suất khí tăng
thêm lượng p = 30kPa. Hỏi áp suất ban đầu của khí là?
Hướng dẫn giải:

3
1
11221

(30.10).16
60

24
p

pVpVpKPa


Bài 8: Một khối khí được nén đẳng nhiệt từ thể tích 16 lít, áp suất từ 1atm tới 4atm. Tìm
thể tích khí đã bị nén.
Hướng dẫn giải:

1111
2121
22
12pVpV
VVVVV
pp
lít

Bài 9: Tính khối lượng khí oxi đựng trong một bình thể tích 10 lít dưới áp suất 150atm ở
t = 0 0 C. Biết ở đkc khối lượng riêng của oxi là 1,43kg/m 3 .
Hướng dẫn giải: Ở ĐKC có p 0 = 1atm 

m = V 0 . 0

Ở O 0 C , áp suất 150m
m = V.
Khối lượng không đổi:

00V.=V.00.V
V


Mà V 0 .
0
= V.

30
0
.
214,5/p
kgm

p


m = V.
= 2,145 kg

Bài 10: Nếu áp suất của một lượng khí tăng thêm 2.10 5 Pa thì thể tích giảm 3 lít. Nếu áp
suất tăng thêm 5.10 5 Pa thì thể tích giảm 5 lít. Tìm áp suất và thể tích ban đầu của khí, biết
nhiệt độ khí không đổi.
Hướng dẫn giải

5
11221111
""5
11221111
(2.10)(3)
(5.10)(5)
pVpVpVpV
pVpVpVpV

 Từ 2 pt trên
p 1 = 4.10 5 Pa ; V 1 = 9 lít

Bài tập ôn tập
Bài 1: Một quả bóng có dung tích 2,5lít. Người ta bơm không khí ở áp suất 1atm vào quả
bóng. Mỗi lần bơm được 125 cm 3 không khí. Tính áp suất của không khí trong quả bóng
sau 12 lần bơm. Biết quá trình bơm đẳng nhiệt. (ĐS: 0,6 atm)
Bài 2: Bơm không khí ở áp suất 1at vào một quả bóng cao su, mỗi lần nén pittông thì đẩy
được 60cm 3 . Nếu nén 50 lần thì áp suất khí trong bóng là bao nhiêu? Biết thể tích bóng là
1,2 lít. Cho rằng trước khi bơm bóng thì trong quả bóng không có không khí và khi bơm
nhiệt độ không đổi.

QUÁ TRÌNH ĐẲNG TÍCH

- Quá trình đẳng tích là quá trình trong đó thể tích được giữ không đổi.
- Nội dung định luật Sác-lơ: Trong quá trình đẳng tích của một lượng khí nhất định, áp
suất tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối.
12
12
pp
TT
Trong đó áp suất đơn vị ( Pa), thể tích đơn vị ( lít)
1atm = 1,013.10 5 Pa, 1mmHg =133,32 Pa, 1 Bar = 10 5 Pa
T = 273 + t ( 0 C)
Bài 1: Một bình thép chứa khí ở 27 0 C dưới áp suất 6,3.10 -5 Pa. làm lạnh bình tới nhiệt độ -
73 0 C thì áp suất của khí trong bình là bao nhiêu?

Lý thuyết – Bài tập VL10 –Ôn kiểm tra học kỳ 2

1

“ Thiên tài là sự kiên nhẫn lâu dài của trí tuệ “ I. Newton

Hướng dẫn giải:

51221

2
121
.

4,2.10ppTp
pPa

TTT

Bài 2: Một bình được nạp khí ở 33 0 C dưới áp suất 300 Pa. Sau đó bình được chuyển đến
một nơi có nhiệt độ 37 0 C. Tính độ tăng áp suất của khí trong bình.

Hướng dẫn giải:

1221
2
121
21
.
303,9
3,9
ppTp

pPa

TTT
pppPa



Bài 3: Một bình thép chứa khí ở 7 0 C dưới áp suất 4 atm. Nhiệt độ của khí trong bình là
bao nhiêu khi áp suất khí tăng thêm 0,5atm.
Hướng dẫn giải:

1212
2
121
.
315ppTp
TK
TTp

Bài 4: Van an toàn của một nồi áp suất sẽ mở khi áp suất nồi bằng 9atm. Ở 20 0 C, hơi
trong nồi có áp suất 1,5atm. Hỏi ở nhiệt độ nào thì van an toàn sẽ mở.
Hướng dẫn giải:

1212
2
121
.
1758ppTp
TK
TTp

Bài 5: Khí trong bình kín có nhiệt độ là bao nhiêu bít khi áp suất tăng 2 lần thì nhiệt độ
trong bình tăng thêm 313K, thể tích không đổi.
Hướng dẫn giải:

0122111

1

1221
.(313).

31340

2
ppTpTp

TKtC

TTpp



Bài 6: Biết áp suất của khí trơ trong bóng đèn tăng 1,5 lần khi đèn cháy sáng so với tắt.
Biết nhiệt độ đèn khi tắt là 27 0 C. Hỏi nhiệt độ đèn khi cháy sáng bình thường là bao
nhiêu?
Hướng dẫn giải:Đèn kín
quá trình đẳng tích

0.
1,5450177st
tst
s
Tp
TTKtC
p

Bài 7: Nén khí đẳng nhiệt từ thể tích 15 lít đến 11,5 lít thì áp suất tăng thêm 1 lượng
3,5kPa. Hỏi áp suất ban đầu của khí là bao nhiêu?.
Hướng dẫn giải:

12

11221
1
().
11500ppV
pVpVpPa

V



Bài 8: Khi đun nóng khí trong bình kín thêm 20 0 C thì áp suất khí tăng thêm 1/20 áp suất
ban đầu. Tìm nhiệt độ ban đầu của khí.

Hướng dẫn giải:

1221111

1
122

11
.(20).20
400
11
()1
2020
ppTpTpT

TK

TTp

pp




Bài 9: Đun nóng đẳng tích một lượng khí lên 25 0 C thì áp suất tăng thêm 12,5% so với áp
suất ban đầu. Tìm nhiệt độ ban đầu của khối khí.
Hướng dẫn giải:

1221111

1

12211
.(25).25
200
(0,125.)1,125
ppTpTpT

TK

TTppp




Bài tập ôn tập
Bài 1: Một lượng khí lí tưởng ở 27 0 C được biến đổi qua 2 giai đoạn: nén đẳng nhiệt đến
áp suất gấp đôi, sau đó giãn nở đẳng áp trở về thể tích ban đầu. Tìm nhiệt độ cuối cùng
của khí nén.
Bài 2: Một bình dãn nở nhiệt kém chứa lượng khí nào đó:
a. Chất khí trong bình ở 0 0 C sẽ tác động lên bình áp suất 2,5atm. Hỏi khi nhiệt độ của khí
là 273 0 C, thì áp suất của nó bằng bao nhiêu?

Lý thuyết – Bài tập VL10 –Ôn kiểm tra học kỳ 2

1

“ Thiên tài là sự kiên nhẫn lâu dài của trí tuệ “ I. Newton

b. Chất khí trong bình ở 0 0 C có áp suất p 0 . hỏi khi áp suất của khí trong bình tăng lên gấp
ba lần thì nhiệt độ của khí lúc đó bằng bao nhiêu?

QUÁ TRÌNH ĐẲNG ÁP- PHƯƠNG TRÌNH TRẠNG THÁI

KHÍ LÝ TƯỞNG

- Quá trình đẳng áp là quá trình trong đó áp suất được giữ không đổi.
- Nội dung : Trong quá trình đẳng áp của một lượng khí nhất định, thể tích tỉ lệ thuận với
nhiệt độ tuyệt đối.
12
12
VV
TT

- Phương trình trạng thái khí lý tưởng:

1122
12
..pVpV
TT
- Công thức tính khối lượng riêng: m = 

.V với 

là khối lượng riêng (kg/m 3 )

Trong đó áp suất đơn vị ( Pa), thể tích đơn vị ( lít), đơn vị của nhiệt độ ( K )
1atm = 1,013.10 5 Pa, 1mmHg = Pa, 1 bar = 10 5 Pa
T = 273 + t ( 0 C)
Bài 1: Một quả bóng có thể tích 2 lít, chứa khí ở 27 0 C có áp suất 1at. Người ta nung nóng
quả bóng đến nhiệt độ 57 0 C đồng thời giảm thể tích còn 1 lít. Áp suất lúc sau là bao
nhiêu?.
Hướng dẫn giải:

211
2
12
..
2,2
.
TpV
pat
TV

Bài 2: Một lượng khí H 2 đựng trong bình có V 1 = 2 lít ở áp suất 1,5at, t 1 = 27 0 C. Đun
nóng khí đến t 2 = 127 0 C do bình hở nên một nửa lượng khí thoát ra ngoài. Tính áp suất
khí trong bình.
Hướng dẫn giải:

211
2
12
..
4
.
TpV
pat
TV

Bài 3: Ở 27 0 C thể tích của một lượng khí là 6 lít. Thể tích của lượng khí đó ở nhiệt độ
227 0 C khi áp suất không đổi là bao nhiêu?
Hướng dẫn giải:

1221
2
121
.
10VVTV

V
TTT
lít

Bài 4: Một lượng khí đựng trong xilanh có pittông chuyển động được. Các thông số của
lượng khí: 1,5atm, 13,5 lít, 300K. Khi pit tông bị nén, áp suất tăng lên 3,7atm, thể tích
giảm còn 10 lít. Xác định nhiệt độ khi nén.
Hướng dẫn giải:

0221
2
11
..
548,1275,1
.
pVT
TKC
pV

Bài 5: Trong xilanh của một động cơ đốt trong có 2dm 3 hỗn hợp khí dưới áp suất 1atm và
nhiệt độ 47 0 C. Pit tông nén xuống làm cho thể tích của hỗn hợp khí chỉ còn 0,2 dm 3 và áp
suất tăng lên 15atm. Tính nhiệt độ của hỗn hợp khí nén.
Hướng dẫn giải:

221
2
11
..
480
.
pVT
TK
pV

Bài 6: Người ta bơm khí ôxi ở điều kiện chuẩn vào một bình có thể tích 5000 lít. Sau nửa
giờ bình chứa đầy khí ở nhiệt độ 24 0 C và áp suất 765mmHg. Xác định khối lượng khí
bơm vào sau mỗi giây. Coi quá trình bơm diễn ra 1 cách đều đặn.
Hướng dẫn giải: Ở đk chuẩn p 1 = 760mmHg, 311,29/kgm
12
12
;mm
VV

;

211112
22
1221
....
..
TpVTp
V
TpTp


Lý thuyết – Bài tập VL10 –Ôn kiểm tra học kỳ 2

1

“ Thiên tài là sự kiên nhẫn lâu dài của trí tuệ “ I. Newton

112
2
21
..
.
.
Tp
mV
Tp


là khối lượng khí bơm vào bình sau nửa giờ.

Khối lượng bơm vào sau mỗi giây: m ’ = m /1800 = 3,3.10 -3 Kg/s
Bài 7: Nén 10 lít khí ở nhiệt độ 27 0 C để cho thể tích của nó chỉ là 4 lít, vì nén nhanh khí
bị nóng lên đến 60 0 C. Hỏi áp suất của khí tăng lên bao nhiêu lần?
Hướng dẫn giải:

1122221
12121
2,78
.
pVpVpTV
TTpVT

lần

Bài 8: Một quả bóng có thể tích 200 lít ở nhiệt độ 28 0 C trên mặt đất. Bóng được thả bay
lên đến độ cao mà ở đó áp suất khí quyển chỉ còn 0,55 lần áp suất khí quyển ở mặt đất và
có nhiệt độ 5 0 C. Tính thể tích của quả bóng ở độ cao đó ( bỏ qua áp suất phụ gây ra bởi
vỏ bóng).
Hướng dẫn giải:

211
2
12
340,7TpV
V
Tp
lít

Bài 9: Tính khối lượng riêng của KK ở 80 0 C và áp suất 2,5.10 5 Pa. Biết khối lượng riêng
của KK ở 0 0 C là 1,29kg/m 3 , và áp suất 1,01.10 5 Pa.
Hướng dẫn giải:

321121
22
122112
.

2,5/

..
TpVTpmm
Vkgm
TpTp


Bài tập ôn tập
Bài 1: Pittông của 1 máy nén sau mỗi lần nén đưa được 4 lít khí ở nhiệt độ 27 0 C và áp
suất 1at vào bình chứa khí ở thể tích 2m 3 . Tính áp suất lúc sau của khí trong bình khi
pittông đã thực hiện 1000 lần nén. Biết nhiệt độ khí nén trong bình là 42 0 C.
Bài 2: Khối lượng riêng của KK trong phòng ( 27 0 C ) lớn hơn khối lượng riêng của KK
ngoài sân (42 0 C ) là bao nhiêu lần, biết áp suất KK trong và ngoài phòng là bằng nhau.
Bài 3: Ở 7 0 C, 12g khí chiếm thể tích 4 lít. Sau khi nung nóng đẳng áp, khối lượng riêng
của khí là 1,2g/ lít. Tìm nhiệt độ của khí sau khi nung.
Bài 4: Nếu thể tích của một lượng khí giảm 1/10 thì áp suất tăng 1/3 so với áp suất ban
đầu và nhiệt độ tăng thêm 16 0 C. Tính nhiệt độ ban đầu của khối khí.
Bài 5: Khi đun nóng đẳng áp một khối khí lên 27 0 C thì thể tích tăng thêm 10% so với thể
tích ban đầu. Tìm nhiệt độ khí lúc đầu?.
Bài 6: Chất khí trong xilang của 1 động cơ bị nén, thể tích giảm đi 5 lần, áp suất tăng 9
lần so với ban đầu, còn nhiệt độ tăng thêm 250 0 C. Tìm nhiệt độ ban đầu của chất khí.
Bài 7: Khi đun nóng khí trong bình thêm 1 0 C thì áp suất khí tăng thêm 1/360 lần áp suất
ban đầu. Tìm nhiệt độ ban đầu của khí.
Bài 8: Nung nóng một lượng khí đẳng áp, thấy nhiệt độ của nó tăng thêm 3 K, còn thể
tích tăng thêm 1 % thể tích ban đầu. Hãy tính nhiệt độ ban đầu của lượng khí. (ĐS: 300
K)
Bài 9: Khi đun nóng đẳng áp một khối khí lên thêm 30 K thì thể tích khí tăng thêm 1/10
thể tích khí lúc đầu. Tìm nhiệt độ ban đầu của khí. (ĐS: 300 K)
Bài 10: Khi tăng nhiệt độ tuyệt đối của một khối khí lí tưởng lên 2,4 lần thì áp suất tăng
20%. hỏi khi đó thể tích tăng hay giảm bao nhiêu phần trăm so với thể tích ban đầu? (ĐS:

1
1100%V
V

)

Bài 11: Nếu thể tích của một lượng khí giảm 1/5, thì áp suất tăng 1/10 so với áp suất ban
đầu và nhiệt độ giảm 36 0 C. Tính nhiệt độ ban đầu của khối khí. ( ĐS: 300K)

Lý thuyết – Bài tập VL10 –Ôn kiểm tra học kỳ 2

1

“ Thiên tài là sự kiên nhẫn lâu dài của trí tuệ “ I. Newton

Bài 12: Một lượng khí lí tưởng ở nhiệt độ 27 0 C được biến đổi qua hai giai đoạn: nén
đẳng nhiệt từ thể tích V 1 về thể tích V 2 thì áp suất tăng từ p 1 đến p 2 = 2,5p 1 . Sau đó cho
dãn nở đẳng áp trở về thể tích ban đầu. Tìm nhiệt độ cuối cùng của khí. ( ĐS:750K)

NỘI NĂNG

- Công thức tính nhiệt lượng: Q = m.c. t
t
= t – t cb là nhiệt độ toả ra ; t = t cb – t là nhiệt độ thu vào
- Độ biến thiên nội năng: U = Q
Bài 1: Người ta bỏ 1 miếng hợp kim chì và kẽm có khối lượng 50g ở t = 136 0 C vào 1
nhiệt lượng kế có nhiệt dung là 50 J/K chứa 100g nước ở 14 0 C. Xác định khối lượng của
kẽm và chì trong hợp kim trên, biết nhiệt độ khi cân bằng trong nhiệt lượng kế là 18 0 C.
Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với mt nên ngoài, C Zn = 377 J/kg.K, C Pb = 126 J/Kg.K.
Hướng dẫn giải: Nhiệt lượng toả ra: Q Zn = m Zn .C Zn (t 1 – t ) = 39766m Zn
Q Pb = m Pb .C Pb (t 1 – t ) = 14868m Pb
Nhiệt lượng thu vào: Q H2O = m H2O .C H2O (t – t 2 ) = 1672 J
Q NLK = C ’ (t – t 2 ) = 200 J
Q toả = Q thu  39766m

Zn + 14868m Pb = 1672 + 200  m

Zn = 0,045 kg, m Pb = 0,005kg
Bài 2: Để xác định nhiệt độ của 1 cái lò, người ta đưa vào một miếng sắt m = 22,3g. Khi
miếng sắt có nhiệt độ bằng nhiệt độ của lò, người ta lấy ra và thả ngay vào nhiệt lượng kế
chứa 450g nước ở 15 0 C, nhiệt độ của nước tăng lên tới 22,5 0 C.
a. Xác định nhiệt độ của lò.
b. Trong câu trên người ta đã bỏ qua sự hấp thụ nhiệt lượng kế, thực ra nhiệt lượng kế
có m = 200g.
Biết C Fe = 478 J/kg.K, 2HOC = 4180 J/kg.K, C NLK = 418 J/kg.K.
Hướng dẫn giải:a/ Nhiệt lượng tỏa ra; Q Fe = m Fe .C Fe ( t 2 – t ) = 10,7t 2 – 239,8 J
Nhiệt lượng thu vào: Q H2O = m H2O .C H2O (t – t 1 ) = 14107,5 J
Q toả = Q thu  10,7t

2 – 239,8 = 14107,5  t

2 = 1340,9 0 C

b/ Nhiệt lượng do lượng kế thu vào.Q NLK = m LNK .C NLK (t – t 1 ) = 627 J; Q toả = Q thu
10,7t 2 – 239,8 = 14107,5  t

2 = 1340,9 0 C

Bài 3: Một cốc nhôm m = 100g chứa 300g nước ở nhiệt độ 20 0 C. Người ta thả vào cốc
nước một thìa đồng khối lượng 75g vừa rút ra từ nồi nước sôi 100 0 C. Xác định nhiệt độ
của nước trong cốc khi có sự cân bằng nhiệt. Bỏ qua các hao phí nhiệt ra ngoài. Lấy C Al =
880 J/kg.K, C cu = 380 J/kg.K, 2HOC = 4190 J/kg.K.
Hướng dẫn giải: Nhiệt lượng tỏa ra Q cu = m cu .C cu ( t 2 – t ) = 2850 – 28,5t J
Nhiệt lượng thu vào: Q H2O = m H2O .C H2O (t – t 1 ) = 1257.t – 25140
Q Al = m Al .C Al (t – t 1 ) = 88.t – 1760;Q toả = Q thu
2850 – 28,5t = 1257.t – 25140 + 88.t – 1760  t = 21,7 0 C
Bài 4: Người ta thả miếng đồng m = 0,5kg vào 500g nước. Miếng đồng nguội đi từ 80 0 C
đến 20 0 C. Hỏi nước đã nhận được một nhiệt lượng bao nhiêu từ đồng và nóng lên thêm
bao nhiêu độ? Lấy C cu = 380 J/kg.K, 2HOC = 4190 J/kg.K.
Hướng dẫn giải: Nhiệt lượng tỏa ra Q cu = m cu .C cu ( t 1 – t ) = 11400 J
Q toả = Q thu  Q

H2O = 11400 J Nước nóng lên thêm: Q H2O = m H2O .C H2O Δt

11400 = 0,5.4190. Δt  Δt = 5,4 0 C

Lý thuyết – Bài tập VL10 –Ôn kiểm tra học kỳ 2

1

“ Thiên tài là sự kiên nhẫn lâu dài của trí tuệ “ I. Newton

Bài 5: Trộn 3 chất lỏng không tác dụng hoá học lẫn nhau. Biết m 1 = 1kg, m 2 = 10kg, m 3 =
5kg, t 1 = 6 0 C, t 2 = - 40 0 C, t 3 = 60 0 C, C 1 = 2 KJ/kg.K, C 2 = 4 KJ/kg.K, C 3 = 2 KJ/kg.K. Tìm
nhiệt độ khi cân bằng.
Hướng dẫn giải: Q 1 = m 1 .C 1 .( t – t 1 ) = 1.2.10 3 (t – 6) = 2.10 3 t -12.10 3
Q 2 = m 2 .C 2 .( t – t 2 ) = 10.4.10 3 (t + 40 ) = 40.10 3 t + 160.10 4
Q 3 = m 3 .C 3 .( t – t 3 ) = 5.2.10 3 (t - 60 ) = 10.10 3 t - 60.10 4
Q tỏa = Q thu
2.10 3 t -12.10 3 + 40.10 3 t + 160.10 4 + 10.10 3 t - 60.10 4 = 0  t = - 19 0 C
Bài 6: Thả một quả cầu nhôm m = 0,15kg được đun nóng tới 100 0 C vào một cốc nước ở
20 0 C. Sau một thời gian nhiệt độ của quả cầu và của nước đều bằng 25 0 C. Tính khối
lượng nước, coi như chỉ có quả cầu và nước truyền nhiệt cho nhau, C Al = 880 J/kg.K, 2HOC
= 4200 J/kg.K.
Hướng dẫn giải: Nhiệt lượng tỏa ra Q Al = m Al .C Al ( t 1 – t ) = 9900 J
Q toả = Q thu  Q

H2O = Q tỏa = 9900 J  9900 = m

H2O .C H2O (t – t 2 )

9900 = m H2O . 4200 ( 25 – 20 )  m

H2O = 0,47 kg

Bài 7: Để xác định nhiệt dung riêng của 1 kim loại, người ta bỏ vào nhiệt lượng kế chứa
500g nước ở nhiệt độ 15 0 C một miếng kim loại có m = 400g được đun nóng tới 100 0 C.
Nhiệt độ khi có sự cân bằng nhiệt là 20 0 C. Tính nhiệt dung riêng của kim loại. Bỏ qua
nhiệt lượng làm nóng nhiệt lượng kế và không khí. Lấy 2HOC = 4190 J/kg.K.
Hướng dẫn giải:Nhiệt lượng tỏa raQ Kl = m Kl .C Kl ( t 2 – t ) = 0,4.C Kl .(100 – 20 ) = 32.C Kl
Nhiệt lượng thu vào:Q thu = Q H2O = m H2O .C H2O (t – t 1 ) = 10475 J
Q tỏa = Q thu  32.C

Kl = 10475  C

Kl = 327,34 J/Kg.K

Bài 8: Một ấm đun nước bằng nhôm có m = 350g, chứa 2,75kg nước được đun trên bếp.
Khi nhận được nhiệt lượng 650KJ thì ấm đạt đến nhiệt độ 60 0 C. Hỏi nhiệt độ ban đầu của
ấm, biết C Al = 880 J/kg.K, 2HOC = 4190 J/kg.K.
Hướng dẫn giải:Nhiệt lượng thu vào:Q H2O = m H2O .C H2O (t – t 1 ) = 691350 – 11522,5t 1
Q Al = m Al .C Al (t – t 1 ) = 19320 – 322t 1
Nhiệt lượng ấm nhôm đựng nước nhận đượcQ H2O + Q Al = 650.10 3  t = 5,1 0 C
Bài 9: Để xác định nhiệt dung riêng của một chất lỏng, người ta đổ chất lỏng đó vào 20g
nước ở 100 0 C. Khi có sự cân bằng nhiệt, nhiệtk độ của hỗn hợp nước là 37,5 0 C, m hh =
140g. Biết nhiệt độ ban đầu của nó là 20 0 C, 2HOC = 4200 J/kg.K.
Hướng dẫn giải:Nhiệt lượng tỏa ra Q H2O = m H2O .C H2O ( t 2 – t ) = 5250 J
Nhiệt lượng thu vào: Q CL = m CL .C CL (t – t 1 ) = 2,1. C CL J
Q tỏa = Q thu  5250 = 2,1.C

CL  C

CL = 2500 J/Kg.K

Bài 10: Một cái cốc đựng 200cc nước có tổng khối lượng 300g ở nhiệt độ 30 0 C. Một
người đổ thêm vào cốc 100cc nước sôi. Sau khi cân bằng nhiệt thì có nhiệt độ 50 0 C. Xác
định nhiệt dung riêng của chất làm cốc, biết 2HOC = 4200 J/kg.K, khối lượng riêng của
nước là 1kg/ lít.
Hướng dẫn giải:1 cc = 1ml = 10 -6 m 3
Khối lượng ban đầu của nước trong cốc: m 1 = V 1 . 

n = 200g

Khối lượng cốc: m = 300 – 200 = 100g
Nhiệt lượng do lượng nước thêm vào tỏa ra khi từ 100 0 đến 50 0
Q 2 = m 2 .C n ( 100 – 50 )
Nhiệt lượng do lượng nước trong cốc thu vào để tăng từ 30 0 đến 50 0

Lý thuyết – Bài tập VL10 –Ôn kiểm tra học kỳ 2

1

“ Thiên tài là sự kiên nhẫn lâu dài của trí tuệ “ I. Newton

Q ’ = m 1 .C n .(50 – 30 )
Nhiệt lượng do cốc thu vào khi tăng từ 30 0 đến 50 0 Q c = m.C c . ( 50 – 30 )
Q tỏa = Q thu  Q ’ + Q

c = Q 2  m.C

c .( 50 – 30 ) + m 1 .C n .(50 – 30 ) = m 2 .C n ( 100 – 50 )

C = 2100 J/.Kg.K

CÁC NGUYÊN LÍ NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC

Nội dung nguyên lí: ΔU = Q + A
Qui ước về dấu:
Q > 0 vật nhận nhiệt lượng từ các vật khác.
Q < 0 vật truyền nhiệt lượng cho các vật khác.
A > 0 vật nhận công từ các vật khác
A < 0 vật thực hiện công lên các vật khác.
* Trong quá trình đẳng tích: ΔU = Q
* Trong quá trình đẳng áp: ΔU = Q + A
* Trong quá trình đẳng nhiệt Q = - A
Bài 1: Người ta cung cấp nhiệt lượng 1,5J cho chất khí đựng trong 1 xilanh đặt nằm
ngang. Chất khí nở ra, đẩy pittông đi một đoạn 5cm. Tính độ biến thiên nội năng của chất
khí. Biết lực ma sát giữa pittông và xilanh có độ lớn là 20N.
Hướng dẫn giải:A = - F.s = - 1J. 0,5UQAJ
Bài 2: Một lượng khí ở áp suất 3.10 5 Pa có thể tích 8 lít. Sau khi đun nóng đẳng áp khí nở
ra và có thể tích 10 lít.
a. Tính công khí thực hiện được.
b. Tính độ biến thiên nội năng của khí, biết trong khi đun nóng khí nhận được nhiệt
lượng 1000J.
Hướng dẫn giải: a. 400UQAJ b. .600ApVJ
Bài 3: Một ĐC của xe máy có H = 20%. Sau một giờ hoạt động tiêu thụ hết 1kg xăng có
năng suất toả nhiệt là 46.10 6 J/kg. Công suất của động cơ xe máy là bao nhiêu?
Hướng dẫn giải:
Khi 1 kg xăng cháy hết sẽ tỏa ra nhiệt lượng: 46.10 6 J.

5
0,292.10A
HAJ
Q

P = A / t = 2555,56 W

Bài 4: Một động cơ nhiệt mỗi giây nhận từ nguồn nóng nhiệt lượng 3,6.10 4 J đồng thời
nhường cho nguồn lạnh 3,2.10 4 J. Tính hiệu suất của động cơ.
Hướng dẫn giải:
121

11%
9
AQQ
HH
QQ


Bài 5: Người ta cung cấp nhiệt lượng 1,5J cho chất khí đựng trong xilanh đặt nằm ngang.
Chất khí nở ra, đẩy pittông đi đoạn 5cm. Tính độ biến thiên nội năng của chất khí. Biết
lực ma sát giữa pittông và xilanh có độ lớn 20N.
Hướng dẫn giải:
A = F c . s = 1 J 0,5UQAJ
Bài 6: Khí khi bị nung nóng đã tăng thể tích 0,02m 3 và nội năng biến thiên lượng 1280J.
Nhiệt lượng đã truyền cho khí là bao nhiêu? Biết quá trình là quá trình đẳng áp ở áp suất
2.10 5 Pa.
Hướng dẫn giải:

Lý thuyết – Bài tập VL10 –Ôn kiểm tra học kỳ 2

1

“ Thiên tài là sự kiên nhẫn lâu dài của trí tuệ “ I. Newton

.4000ApVJ  52800UQAQJ
Bài 7: Một khối khí có V = 7,5 lít, p = 2.10 5 Pa, nhiệt độ 27 0 C. Khí được nén đẳng áp
nhận công 50J. Tính nhiệt độ sau cùng của khí.
Hướng dẫn giải:
A = p ( V 2 – V 1 ) = -50 J  V

2 = 7,5.10 -3 m 3  T

2 = 292K

Bài 8: Bình kín ( dung tích coi như không đổi) chứa 14g N 2 ở áp suất 1atm và t = 27 0 C.
Khíđược đun nóng, áp suất tăng gấp 5 lần. Nội năng của khí biến thiên lượng là bao
nhiêu?, lấy C N = 0,75KJ/ kg.K.
Hướng dẫn giải: V không đổi  A = 0 UQ
Vì quá trình đẳng tích ta có: T 2 = 1500K  Q = ..mCT = 12432J
Bài 9: Diện tích mặt pittông là 150cm 2 nằm cách đáy của xilanh đoạn 30cm, khối lượng
khí ở t = 25 0 C, p = 10 5 Pa. Khi nhận được năng lượng do 5g xăng bị đốt cháy tỏa ra, khí
dãn nở ở áp suất không đổi, nhiệt độ của nó tăng thêm 50 0 C.
a. Tính công do khí thực hiện.
b. . Hiệu suất của quá trình dãn khí là? Biết rằng chỉ có 10% năng lượng của xăng lá
có ích, năng suất tỏa nhiệt của xăng là q = 4,4.10 7 J/kg. Coi khí là lý tưởng.
Hướng dẫn giải:
a. V 1 = S.h = 4,5.10 -3 m 3 Vì quá trình đẳng áp  V

2 = 5,3.10 -3 m 3

A = p.(V 2 – V 1 ) = 80J
b. Q 1 = 10%.Q = 10%q.m = 22.10 3 J

3
3,6.100,36%A
H
Q

Bài 10: Chất khí trong 1 xilanh có p = 8.10 5 Pa. Khi dãn đẳng áp khí sẽ thực hiện 1 công
là bao nhiêu? Nếu nhiệt độ của nó tăng lên gấp đôi. Xilanh có tiết diện ngang bên trong
là 200cm 3 và lúc đầu mặt pittông cách đáy xilanh 40cm.
Hướng dẫn giải:
A = p.(V 2 – V 1 ) = 6400J Với V 1 = S.h = 8.10 -3 m 3
Vì quá trình đẳng áp  V

2 = 0,016m 3 .

Bài tập ôn tập
Bài 1: Nhiệt độ của KK trong một căn phòng rộng 70m 3 là 10 0 C. Sau khi được sưởi ấm,
nhiệt độ của phòng là 26 0 C. Tính công mà KK của căn phòng sinh ra khi dãn nở đẳng áp
ở áp suất 100 kPa.
Bài 2: Một lượng khí có áp suất 10 5 N/m. Khi dãn nở đẳng áp, khí thực hiện công 2000J
và thể tích tăng gấp 3 lần. Thể tích khí trước khi ( thực hiện công ) dãn nở là bao nhiêu?.
Bài 3: Một lượng khí ở áp suất 2.10 5 Pa có thể tích 5 lít. Đun nóng đẳng áp, khí nhận
nhiệt lượng 500J, dãn nở và chiếm thể tích gấp đôi.
SỰ NỞ VÌ NHIỆT

1. Sự nở dài
- Δl = l – l 0 = α.l 0 . Δt
Trong đó α là hệ số nở dài, đơn vị K -1 phụ thuộc vào bản chất của chất làm
thanh.
2. Sự nở thể tích ( hay sự nở khối)
- ΔV = V – V 0 = β.l 0 . Δt với β = 3. α
Trong đó β là hệ số nở thể tích, đơn vị là K -1

Lý thuyết – Bài tập VL10 –Ôn kiểm tra học kỳ 2

1

“ Thiên tài là sự kiên nhẫn lâu dài của trí tuệ “ I. Newton

Bài 1: Một thanh ray dài 10m được lắp trên đường sắt ở 20 0 C. Phải để hở 2 đầu 1 bề rộng
bao nhiêu để nhiệt độ nóng lên đến 60 0 C thì vẫn đủ chỗ cho thanh ray dãn ra?

61
12.10K
Hướng dẫn giải: 300.()4,8.10llttm
Bài 2: Buổi sáng ở nhiệt độ 15 0 C, chiều dài của thanh thép là 10m. Hỏi buổi trưa ở nhiệt
độ 30 0 C thì chiều dài của thanh thép trên là bao nhiêu? Biết .
Hướng dẫn giải:

31
1,1.10
3K


000.()10,00165llllttlm

Bài 3: Một lá nhôm HCN có kích thước 2m x 1m ở 0 0 C. Đốt nóng tấm nhôm tới 400 0 C
thì diện tích tấm nhôm sẽ là bao nhiêu? 6125.10K .
Hướng dẫn giải: "0(1)2,02alltm ; S = a ’ .b = 2,02. 1 = 2,02m 2
"
0(1)1,01blltm

; S = a ’ .b ’ = 2,02. 1,01 = 2,04m 2

Bài 4: Một ấm bằng đồng thau có dung tích 3 lít ở 30 0 C. Dùng ấm này đun nước thì khi
sôi dung tích của ấm là 3,012 lít. Hệ số nở dài của đồng thau là bao nhiêu?
Hướng dẫn giải:

51
00..5,7.10()VVVVtK

51
1,9.10
3K


Bài 5: Một thanh nhôm và một thanh thép ở 0 0 C có cùng độ dài là l 0 . Khi đun nóng tới
100 0 C thì độ dài của hai thanh chênh nhau 0,5mm. Hỏi độ dài l 0 của 2 thanh này ở 0 0 C là
bao nhiêu? 616124.10,12.10NTKK .
Hướng dẫn giải:
Chiều dài lúc sau của nhôm.
3
002100.()2,4.10lllttlll

(1)

Chiều dài lúc sau của thép.
"""3
002100.()1,2.10lllttlll

(2)

Mà "30,5.10ll (3)
Từ (1,2,3)  l

0 = 0,417m

Bài 6: Vàng có khối lượng riêng là 1,93.10 4 kg/m 3 ở 20 0 C. Hệ số nở dài của vàng là
14,3.10 - 6 K -1 . Tính khối lượng riêng của vàng ở 90 0 C.
Hướng dẫn giải:
000(1.)VVVVtVVt

3

0
1
.19242,2/
1.
mm

kgm

t



Bài 7: Một quả cầu bằng đồng thau có R = 50cm ở t = 25 0 C. Tính thể tích của quả cầu ở
nhiệt độ 60 0 C. Biết hệ số nở dài 511,8.10K .
Hướng dẫn giải:

33
0
4
..0,5
3VRm

3
000,5009VVVVtVm

Bài 8: Tìm độ nở khối của một quả cầu nhôm bán kính 40cm khi nó được đun nóng từ
0 0 C đến 100 0 C, biết 6124.10K .
Hướng dẫn giải:

3
0
4
..
3VR
;

333

00
4
...3.1,93.10
3VVVVtRtm

Bài 9: Tính khối lượng riêng của sắt ở 1000 0 C, biết khối lượng riêng của nó ở 0 0 C là
7,8.10 3 kg/m 3 . Cho 511,2.10K .
Hướng dẫn giải:

330
000...7,529.10/V
mVVkgm
V

Bài 10: Tính khối lượng riêng của đồng thau ở 500 0 C, biết khối lượng riêng của đồng
thau ở 0 0 C là 8,7.10 3 kg/m 3 , 511,8.10K .

Lý thuyết – Bài tập VL10 –Ôn kiểm tra học kỳ 2

1

“ Thiên tài là sự kiên nhẫn lâu dài của trí tuệ “ I. Newton

Hướng dẫn giải:

30
000...8471/V
mVVkgm
V

Bài tập ôn tập
Bài 1: Một thanh tay đường sắt có độ dài là 12,5m khi nhiệt độ ngoài trời là 10 0 C. Độ nở
dài l của thanh ray này là 4,5mm. Cho 

= 12.10 -6 K -1 . Khi đó nhiệt độ ngoài trời là ?.
Bài 2: Một thước thép dài 1m ở 0 0 C, dùng thước đo chiều dài một vật ở 40 0 C, kết quả đo
được 2m. Hỏi chiều dài đúng của vật khi đó là bao nhiêu? Biết hệ số nở dài của thép là
12.10 -6 K -1 .
Bài 3: Một chiếc đũa thuỷ tinh ở nhiệt độ 30 0 C có chiều dài 20cm. Tính độ nở dài của
chiếc đũa khi nhiệt độ tăng lên đến 80 0 C. Biết hệ số nở dài của thuỷ tinh là 9.10 -6 K -1 .

CÁC HIỆN TƯỢNG BỀ MẶT CHẤT LỎNG

Bài 1: Một vòng nhôm mỏng có đường kính ngoài và trong là 50mm và có trọng lượng
68.10 -3 N được treo vào một lực kế lò xo sao cho đáy của vòng nhôm tiếp xúc với mặt
nước. Lực để kéo bứt vòng nhôm ra khỏi mặt nước bằng bao nhiêu? nếu biết hệ số căng
bề mặt của nước là 72.10 -3 N.
F c = F – P = .2..D  F = P + .2..D = 0,0906N
Bài 2: Màn xà phòng tạo ra trên khung dây thép hình chữ nhật có cạnh MN = 10cm di
chuyển được. Cần thực hiện công bao nhiêu để kéo cạnh MN di chuyển 5cm để làm tăng
diện tích màn xà phòng? 0,04/Nm .
A = F c . S = 2...LS = 4.10 -4 J
Bài 3: Cho rượu vào ống nhỏ giọt, đường kính miệng d = 2mm, khối lượng của mỗi giọt
rượu là 0,0151g, g = 10m/s 2 . Suất căng mặt ngoài của rượu là?
Trọng lượng của giọt rượu bằng lực căng bề mặt: F c = P = m.g = 1,51.10 -4 N
...cFld

.cF
d


= 24,04.10 -3 N/m

Bài 4: Cho 15,7g rượu vào ống nhỏ giọt, rượu chảy ra ngoài qua ống thành 1000 giọt, g
= 10m/s 2 . Suất căng mặt ngoài của rượu là 0,025 N/m. Tính đường kính miệng ống.
Khối lượng mỗi giọt rượu:

515,7
0,01571,57.10
1000mgkg
4
.1,57.10cFPmgN
3
...2.10cFlddm
Bài 5: Nước từ trong một pipette chảy ra ngoài thành từng giọt, đường kính đầu ông là
0,5mm. Tính xem 10cm 3 nước chảy hết ra ngoài thành bao nhiêu giọt? Biết rằng

2
7,3.10/Nm .
Lực căng: 6...114,6.10cFldN
F = P = m.g

5
1,146.10F
mkg
g



Số giọt nước: 5
0,01
873
1,146.10n

giọt

Bài 6: Để xác định hệ số căng bề mặt của nước, người ta dùng ống nhỏ giọt mà đầu dưới
của ống có đường kính trong 2mm. Biết khôi lượng 20 giọt nước nhỏ xuống là 0,95g.

Lý thuyết – Bài tập VL10 –Ôn kiểm tra học kỳ 2

1

“ Thiên tài là sự kiên nhẫn lâu dài của trí tuệ “ I. Newton

Xác định hệ số căng bề mặt, coi trọng lượng giọt nước đúng bằng lực căng bề mặt lên
giọt nước.
Khối lượng mỗi giọt nước:

3
50,95.10
4,75.10
20mkg




P = m.g = 4,75.10 -4 N = F c
.
cF
d


= 7,56.10 -2 N/m

Bài 7: Một vòng xuyến có đường kính trong là 4,5cm và đường kính ngoài là 5cm. Biết
hệ số căng bề mặt ngoài của glyxêrin ở 20 0 C là 65,2.10 -3 N/m. Tính lực bứt vòng xuyến
này ra khỏi mặt thoáng của glyxêrin?.

3
...()19,4.10cFldDN
Bài 8: Một vòng dây có đường kính 10cm được nhúng chìm nằm ngang trong một mẫu
dầu. Khi kéo vòng dây khỏi dầu, người ta đo được lực phải tác dụng thêm do lực căng
mặt ngoài là 1,4.10 -2 N. Hãy tính hệ số căng mặt ngoài của dầu.
Chu vi của vòng dây: l = C = .d = 0,314m
20,022/FlNm

SỰ CHUYỂN THỂ CỦA CÁC CHẤT

Bài 1: Tính nhiệt lượng cần phải cung cấp để làm cho 1 cục nước đá có m = 0,2kg ở -
20 0 C tan thành nước và sau đó được tiếp tục đun sôi để biến thành hơi nước ở 100 0 C.
Nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là 3,4.10 5 J/Kg. C nước đá = 2,09.10 3 J/kg.K, C H2O =
4,18.10 3 J/Kg.K. L nước = 2,3.10 6 J/kg.
Bài 2: Để pha 30 kg nước tắm ở 26 0 C người ta sử dụng 2 nguồn nước ở 15 0 C và 75 0 C.
Hỏi người đó cần lấy bao nhiêu nước ở mỗi nguồn, bỏ qu mất mát nhiệt do môi
trường,C H2O = 4200 J/Kg.K
Bài 2: Người ta thả một cục nước đá có m = 80g ở 0 0 C vào 1 cốc nhôm đựng 0,4kg nước
ở 20 0 C đặt trong nhiệt lượng kế. Khối lượng của cốc nhôm là 0,2kg. Tính nhiệt độ của
nước trong cốc nhôm khi cục nước đá vừa tan hết. Nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là
3,4.10 5 J/kg, C Al = 880 J/Kg.K, C H2O = 4180 J/Kg.K. Bỏ qua sự mất mát nhiệt do nhiệt truyền
ra bên ngoài nhiệt lượng kế.
Bài 3: Người ta thả một cục nước đá ở 0 0 C vào một cốc bằng đồng có m = 0,2kg của
NLK trong cốc đồng đang đựng 0,7kg nước ở 25 0 C. Khi cụ nước đá vừa tan hết thì nước
trong cốc đồng có nhiệt độ 15,2 0 C và m H2O = 0,775kg. Tính nhiệt nóng chảy riêng của
nước đá. nhiệt dung riêng của đồng là 380 J/kg.K và của nước 4180 J/Kg.K. Bỏ qua sự
mất mát nhiệt di nhiệt truyền ra bên ngoài NLK.
Bài 4: Có 0,5kg nước và 100g nước đá ở 0 0 C. cho vào hỗn hợp này 200g hơi nước ở
100 0 C. Tìm nhiệt độ sau cùng và khối lượng của thành phần hỗn hợp. Biết C H2O = 4190
J/Kg.K, L H2O = 2,26.10 6 K -1 ,  đá = 3,35.10 5 J/Kg.
Bài 5: Dẫn hơi nước ở 100 0 C vào một bình chứa nước đang ở 20 0 C, dưới áp suất tiêu
chuẩn. hỏi khối lượng nước trong bình tăng lên bao nhiêu lần khi nhiệt độ bình đtạ tới
100 0 C, C H2O = 4200 J/Kg.K, L H2O = 2,26.10 6 K -1 .
Bài 6: Lấy 0,01 kg hơi nước ở 100 0 C cho ngưng tụ trong bình nhiệt lượng kế 0,2kg nước
ở 9,5 0 C. Nhiệt độ cuối cùng đo được là 40 0 C, C H2O = 4180 J/Kg.K. Hãy tính nhiệt hoá hơi
riêng của nước?
Bài 7: một quả cầu bạc có m = 400g ở 27 0 C. Tính

Lý thuyết – Bài tập VL10 –Ôn kiểm tra học kỳ 2

1

“ Thiên tài là sự kiên nhẫn lâu dài của trí tuệ “ I. Newton
a. Nhiệt lượng tối thiểu cần thiết để làm nóng chảy hoàn toàn quả cầu.
b. Nhiệt lượng toả ra khi khối bạc trên đông đặc lại và nguội tới nhiệt độ 300 0 C biết nhiệt
độ nóng chảy của bạc là 960 0 C,  bạc = 0,88.10 5 J/Kg, C Ag = 236 J/Kg.K.
Bài 8: Một ấm chứa 2,75 kg nước đá ở 0 0 C.
a. Nhiệt lượng cần cung cấp để đun sôi nước.
b. Nhiệt lượng cần cung cấp làm bay hơi hoàn toàn nước đá,  nước đá = 0,88.10 5 J/Kg, C H2O
= 4200 J/Kg.K, L bạc = 2,3.10 6 J/Kg.
Bài 9: Thả một cục nước đá có m = 150g ở 0 0 C vào cốc nước chứa 0,6 lít nước ở 40 0 C.
Bỏ qua nhiệt dung của cốc và sự mất mát năng lượng ra không khí. Tính nhiệt độ cuối
cùng của cốc nước.

   :: Các tin khác

 
Điện thoại : 0511.3691445 - 0511.3656697 * Email: quangtrung.thpt@yahoo.com
* - Website: thptquangtrung.vn * Website : thpt-quangtrung-danang.edu.vn