Ngày 26-04-2024 15:55:02
 


Mọi chi tiết xin liên hệ với trường chúng tôi theo mẫu dưới :
Họ tên
Nội dung
 

Lượt truy cập : 6687740
Số người online: 8
 
 
 
 
CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
 

Tên đề tài sáng kiến


CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY CỦA GIÁO VIÊN, HỌC CỦA HỌC SINH TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0


A.   ĐẶT VẤN ĐỀ

 

Chúng ta đang sống trong một thời đại tiến tới một cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, còn gọi là cách mạng công nghiệp 4.0 (viết tắt là CMCN 4.0). Trước tiên chúng ta thử tìm hiểu các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây là gì, và sau đó, chúng ta tìm hiểu sâu hơn cuộc CMCN 4.0 hiện nay. Từ đó bậc học trung học phổ thông nói chung, trường THPT Quang Trung nói riêng đã có những biện pháp gì vận dụng được để nâng cao chất lượng dạy và học.

1. Ý nghĩa của các cuộc cách mạng công nghiệp đối với doanh nghiệp là gì?

- Cách mạng công nghiệp lần 1: gắn với cơ khí hóa cùng sự xuất hiện của động cơ hơi nước;

- Cách mạng công nghiệp lần 2: gắn với điện và những dây chuyền sản xuất hàng loạt;

- Cách mạng công nghiệp lần 3: sự đột phá về công nghệ thông tin và sự tự động hóa;

- Cách mạng công nghiệp lần 4: sự xuất hiện của những hệ thống quản lý ảo. Điển hình là sự xuất hiện của trí tuệ nhân tạo, rô bốt, máy in 3D, đột xuất về nhận thức trong những quy trình sinh học. Một trong các lĩnh vực được đánh giá cao thay đổi mạnh mẽ nhất là lĩnh vực công nghệ thông tin, lĩnh vực số.

2. Tìm hiểu sâu hơn cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Trong những ngày qua, khái niệm CMCN 4.0 được nhắc nhiều nhất trên truyền thông và mạng xã hội, hứa hẹn về một cuộc “đổi đời” của các doanh nghiệp Việt Nam nếu đón được làn sóng này. Vậy cuộc cách mạng này nên hiểu như thế nào?

Theo Gartner, CMCN 4.0 xuất phát từ khái niệm “Industrie 4.0” trong một báo cáo của Chính phủ Đức năm 2013, “Industrie 4.0” kết nối với các hệ thống nhúng và cơ sở sản xuất thông minh để tạo ra sự hội tụ kỹ thuật số giữa công nghiệp, kinh doanh, chức năng và quy trình bên trong.

Để dễ hiểu hơn, Klaus Schwab, người sáng lập và Chủ tịch điều hành Diễn đàn kinh tế thế giới định nghĩa như sau:

“Cách mạng công nghiệp đầu tiên sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất. Cuộc cách mạng công nghiệp lần 2 là ứng dụng điện năng để sản xuất hàng loạt, cuộc cách mạng công nghiệp lần 3 sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. Bây giờ cách mạng công nghiệp lần 4 đang nảy nở từ cuộc cách mạng lần 3, nó kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật và sinh học”.

Theo ông Klaus Schwab, tốc độ đột phá giữa cách mạng 4.0 hiện “không có tiền lệ lịch sử”. Khi so sánh với các cuộc cách mạng trước đây, 4.0 đang tiến triển theo một hàm số mũ tức là rất nhanh chứ không phải là tốc độ tuyến tính. Hơn nữa, nó đang phá vỡ hầu hết các ngành công nghiệp ở mọi quốc gia. Và chiều rộng và chiều sâu của những thay đổi này báo trước sự chuyển đổi toàn bộ hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị.

3. Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ diễn ra như thế nào?

Diễn ra trên 3 lĩnh vực chính: công nghệ sinh học, kỹ thuật số và vật lý.

- Với công nghệ sinh học: tập trung nghiên cứu để tạo ra những bước nhảy vọt trong nông nghiệp, thủy sản, y dược, chế biến thực phẩm, bảo vệ môi trường, năng lượng cải tạo, hóa học và vật liệu.

- Với kỹ thuật số: những yếu tố cốt lõi là: Trí tuệ nhân tạo hay trí thông minh nhân tạo (Artificial intelligence hay machine intelligence, viết tắt là Al), Vạn vật kết nối internet (Internet of things IOT) và Dữ liệu lớn (Big Data).

    + Trí tuệ nhân tạo hay trí thông minh nhân tạo như trí tuệ nhân tạo có thể dịch được ngôn ngữ mà không cần tới từ điển, là một ngành thuộc lĩnh vực khoa học máy tính (Computer science). Trí tuệ nhân tạo giúp tạo ra máy tính có khả năng suy nghĩ, có thể nhận thức, lập luận và hành động. Có 2 trường phái trí tuệ nhân tạo: truyền thống và tính toán.

     + Internet vạn vật hay mạng lưới vạn vật kết nối internet hay mạng lưới thiết bị thông qua sự hội tụ của công nghệ thông tin và internet kết nối vạn vật. Kết nối internet (Internet of things, viết tắt IOT) là thuật ngữ dùng để chỉ các đối tượng có thể được nhận biết trong một kiến trúc mang tính kết nối, được Kevin Ashton đưa ra năm 1999. Vạn vật trong khái niệm này có thể hướng đến đa dạng thiết bị như máy theo dõi nhịp tim, ô tô với cảm biến tích hợp, thiết bị phân tích ADN để quan sát môi trường, thức ăn, mầm bệnh thông qua sự hội tụ của công nghệ thông tin và internet kết nối vạn vật.

        Nhà máy thông minh là nhà máy ứng dụng các hệ thống sản xuất tích hợp công nghệ siêu kết nối trong toàn bộ quá trình sản xuất. Hàn Quốc hiện đang sở hữu mạng lưới sản xuất và cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin hàng đầu thế giới. Nhà thông minh có tính năng kiểm soát và tự động bật tắt đèn, lò sưởi, hệ thống thông gió, điều hòa không khí, máy giặt sấy, mở rộng hơn là thiết lập thành phố thông minh.

- Với lĩnh vực vật lý: Robot thế hệ mới, máy in 3D, xe tự lái, các vật liệu mới (graphene, skyrmions,...) và công nghệ nano.

     + Máy in 3D là gì? Máy in 3D là một thiết bị tạo ra đối tượng 3 chiều. Giống như những máy in khác, máy in 3D nhận dữ liệu dạng số từ máy tính làm đầu vào. Tuy nhiên, thay vì in ra giấy, máy in 3D xây dựng một mô hình 3 chiều theo vật liệu tùy chỉnh. Quá trình in mô hình 3D sẽ khác nhau tùy thuộc vào chất liệu sử dụng để tạo ra các đối tượng. Ví dụ khi xây dựng một mô hình bằng nhựa công đoạn sẽ khác so với xây dựng mô hình bằng kim loại

       + Ô tô tự lái hoạt động như thế nào? Phải đảm bảo 3 yêu cầu: hệ thống GPS xác định hành trình, các cảm biến đề phát hiện những tình huống bất ngờ xảy ra trên đường và một hệ thống có khả năng kết hợp GPS lấy thông tin từ cảm biến thành hành động thực tế như lái xe, tăng tốc, bóp phanh. Google có một phòng thí nghiệm  “bí mật” chuyên nghiên cứu về các công nghệ ô tô tự lái. Apple được đồn đoán cũng sớm nhảy vào lĩnh vực ô tô tự động, và tương lai là Uber và Tesla.

      + Công nghệ nano là gi? Công nghệ nano (nano technology) là ngành công nghệ liên quan đến việc thiết kế, phân tích, chế tạo và ứng dụng các cấu trúc, thiết bị và hệ thống bằng việc điều khiển hình dạng, kích thước trên quy mô nanomet (1 nm = 10-9 mét)

       Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra ở các nước phát triển như Mỹ, Châu Âu, một phần Châu Á.

4. Các thách thức của cách mạng công nghiệp 4.0

Bên cạnh những cơ hội mới, CMCN 4.0 cũng đặt ra cho nhân loại nhiểu thách thức phải đối mặt:

- Gây ra sự bất bình đẳng;

- Phá vỡ thị trường lao động: khi robot thay thế con người, hàng triệu người có thể rơi vào cảnh thất nghiệp;

- Bất ổn về chính trị: Đơn cử vài ví dụ:

+ Năm 2015, McDonald’s công bố xây dựng thêm 25.000 nhà hàng hoạt động bằng robot. Mỗi nhà hàng thay vì sử dụng từ 10 đến 20 nhân viên, nay chỉ cần từ 02 đến 03 nhân viên để quản lý.

+ Đại học Bách khoa Hà Nội đổi mới mô hình, chương trình đào tạo và phương thức tuyển sinh: Người học chủ động lựa chọn chương trình học, cũng tạo một thách thức.

5. Tham khảo ý kiến của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam về cách mạng công nghiệp 4.0

5.1. Cuộc CMCN 4.0 có nguy cơ mất lao động hàng loạt nhưng cũng mang đến những ngành nghề mới, cơ hội mới. Trong 3 cuộc cách mạng 1, 2, 3 bao giờ cũng có những lao động , ngành nghề bị mất đi, nhưng cũng sẽ sản sinh ra lao động, ngành nghề mới.

Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: cuộc CMCN 4.0 và kỷ nguyên số không chỉ giúp tăng năng suất lao động, tăng trưởng kinh tế mà còn mở ra một chân trời kết nối giữa con người với con người. Quan trọng là nắm bắt được cơ hội.

Các nước trong APEC đã có những bước đi chủ động liên quan đến CMCN 4.0 như triển khai các chương trình sáng kiến về chuỗi giá trị, chương trình sản xuất tại Trung Quốc, sản xuất sáng tạo 3.0 của Hàn Quốc. Sản xuất sáng tạo 3.0 là việc tập trung nâng cao các ngành công nghiệp cốt lõi, đổi mới sản xuất và tạo ra hàng loạt nhà máy thông minh năm 2020.

Mặc khác, ông nhận định vấn đề đặt ra hiện nay là cần phải thay đổi căn bản, không chỉ đổi mới trên phương diện đào tạo ngành nghề ở bậc Đại học mà cần thay đổi từ giáo dục phổ thông, mẫu giáo. Ông nhấn mạnh yêu cầu đặc biệt hiện nay là giáo dục ý thức và kỹ năng của một công dân toàn cầu. Do đó, bậc trung học phổ thông phải có đóng góp gì cho cuộc CMCN 4.0.

Năm 2017, Việt Nam đăng ký Hội nghị cấp cao APEC từ 21 nền kinh tế thành viên về phát triển nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số là một trong các hoạt động của SOM2 diễn ra từ ngày 11 đến 15 tháng 5 năm 2017 tại Hà Nội. Đối thoại tập trung vào 3 lĩnh vực chủ yếu:

- Tương lai việc làm trong kỷ nguyên số hóa;

- Những hàm ý chính sách dành cho thị trường lao động, các yêu cầu về giáo dục đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế mới.;

- An ninh xã hội trong kỷ nguyên số.

Sự kiện thu hút sự tham dự của Bộ trưởng các bộ phận phụ trách lao động và việc làm, đại diện các bộ giáo dục, đào tạo, các nhà hoạch định chính sách và các bên liên quan trong nước và khu vực từ 21 nền kinh tế thành viên APEC.

Kết quả của đối thoại và một văn kiện về phát triển nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số.

6. Cách mạng công nghiệp 4.0 vận dụng vào giáo dục như thế nào?

6.1. CMCN 4.0 với trung tâm là sự phát triển của trí tuệ nhân tạo, internet kết nối vạn vật, robot, công nghệ nano, công nghệ sinh học, ... Để phù hợp với xu thế này, thay vì hiện nay Việt Nam chỉ dựa vào tài nguyên, lao động đơn giản chi phí thấp, rất cần chuyển sang nền kinh tế tri thức, trung tâm là phát triển nhân lực chất lượng cao, phát huy lợi thế từ cơ cấu dân số vàng và tiềm năng trí tuệ của người Việt Nam để nắm bắt những cơ hội mà CMCN 4.0 mang lại.

6.2. Như vậy, ngành giáo dục sẽ tham gia vào cuộc CMCN 4.0 như thế nào?

- Trước hết là các cơ sở giáo dục đại học, đặt giáo dục đại học trướcnhững thách thức mới. Hiện nay, các trường đại học chưa dự đoán hết khả năng mà thị trường lao động đang cần, mà chủ yếu vẫn theo phương pháp truyền thống. Với sự thay đổi nhanh chóng về công nghệ, đòi hỏi giáo dục phải đem lại cho người học cả tư duy những kiến thức kỹ năng mới, khả năng sáng tạo, thích ứng với thách thức và những yêu cầu mới mà phương pháp giáo dục truyền thống không thể đáp ứng.

Trong những năm gần đây, những yếu tố nền móng suy giảm, chỉ số phát triển con người (HDI) giảm dần, cải cách giáo dục tốn nhiều công sức nhưng chưa mang lại kết quả, hoạt động đào tạo tự phát, thiếu sự gắn kết giữa đào tạo và sử dụng. Một trong các nguyên nhân đó là thiếu sự tương tác giữa Nhà nước và thị trường, thị trường chưa thực sự trở thành căn cứ quan trọng để hoạch định chính sách cũng như định hướng đào tạo và chưa trở thành căn cứ để đánh giá tuyển chọn và sử dụng, tình trạng dư thừa diễn ra phổ biến, lãng phí lớn.

Sự kết hợp giữa các trường đại học và doanh nghiệp trong đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ ở Việt Nam rất yếu. Thiếu thể chế tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho liên kết mở rộng quyền tự chủ cho một số lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng, phối hợp đào tạo, thương mại hóa kết quả nghiên cứu.

6.3. Các giải pháp để ngành giáo dục đại học vượt qua các thách thức từ CMCN 4.0 là:

6.3.1. Kinh nghiệm thành công của các nước trên thế giới đã khẳng định giáo dục có vai trò then chốt đối với phát triển kinh tế xã hội. Mục tiêu của giáo dục là đào tạo đội ngũ lao động chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển của cả nước, trong đó phải chuyển từ biệt lập, tự phát sang chủ động sáng tạo, không ngại đương đầu với khó khăn thách thức.

6.3.2. Nhà nước cần hoàn thiện hành lang pháp lý tạo môi trường thuận lợi phát triển nguồn nhân lực. Sử dụng cơ chế thị trường để đánh giá, tuyển chọn, sử dụng và đãi ngộ thỏa đáng. Bên cạnh đó, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ để hình thành và phát triển vườn ươm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trong các trường đại học, bài học phổ thông, ưu tiên trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ tự động hóa, công nghệ sinh học.

6.3.3. Liên kết với các doanh nghiệp, các trường đại học quốc tế để xây dựng các phòng thí nghiệm theo hình thức hợp tác công – tư, doanh nghiệp phải là khách hàng thường xuyên của các trường đại học.

7. Tìm hiểu một xu hướng dạy học hiện đại CDIO của cuộc CMCN 4.0

7.1. CDIO là gì? Khởi nguồn từ Viện Công nghệ MIT Hoa Kỳ gồm đề xướng CDIO hay sáng kiến CDIO là một đề xướng mô hình giáo dục của các trường đại học khối kỹ thuật trên toàn thế giới. Tên gọi CDIO là cụm từ viết tắt của cụm từ Tiếng Anh : Ý tưởng  (Conceive) – Thiết kế (Design) – Thực hiện (Implement) – Vận hành (Operate). Nghĩa là: hình thành ý tưởng, thiết kế, thực hiện và vận hành.

CDIO là một giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu xã hội trên cơ sở xác định chuẩn đầu ra, từ đó thiết kế chương trình và kế hoạch đào tạo. Quy trình này được xây dựng một cách khoa học, hợp lý, logic, có thể áp dụng cho nhiều lĩnh vực đào tạo khác nhau.

7.2. Bản chất của CDIO

Gốc của CDIO là hệ thống phương pháp chương trình đào tạo kỹ sư, nhưng về bản chất thì đây là một quy trình đào tạo, căn cứ vào chuẩn đầu ra (Outcome-based) để thiết kế chuẩn đầu vào. Quy trình này được xây dựng đảm bảo tính khoa học và tính thực tiễn chặt chẽ.

Mục tiêu đào tạo theo CDIO là hướng tới việc giúp sinh viên có được kỹ năng cứng và mềm cần thiết khi ra trường, nhằm đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của xã hội như bắt nhịp được với những thay đổi vốn rất nhanh của thực tiễn đời sống xã hội.

7.3. Đặc điểm nổi bật của phương pháp đào tạo CDIO

- Học tập và trải nghiệm chủ động: Sinh viên sẽ học các kỹ năng các nhân, kỹ năng giao tiếp, các kỹ năng kiến tạo sản phẩm, xây dựng quy trình và hệ thống cùng với kiến thức chuyên ngành trong chương trình đào tạo thực hành chuyên nghiệp. Người ta gọi đó là học tập tích hợp, có ưu điểm là cho sinh viên sử dụng kép thời gian vừa học kiến thức, vừa học kỹ năng ứng dụng chuyên ngành.

- Cung cấp nguồn nhân lực có kỹ năng cao.

Đào tạo theo mô hình CDIO giúp gắn kết được khả năng làm việc của sinh viên với yêu cầu của nhà tuyển dụng, giúp người học phát triển toàn diện với các “kỹ năng cứng” và “kỹ năng mềm” để nhanh chóng thích ứng với môi trường làm việc thay đổi, giúp các chương trình đào tạo có tính liên thông và gắn kết khoa học chặt chẽ.

7.4. Tóm tắt:

CDIO không chỉ cung cấp chuẩn đầu ra mà còn là một hướng dẫn rõ ràng về đào tạo, quản lý giáo dục như: phương pháp lãnh đạo, quản lý giáo dục đại học, gắn doanh nghiệp với cơ sở giáo dục đại học,... nên CDIO rất hữu ích trong việc triển khai chương trình đào tạo hiệu quả.

 

 

 

 

 

 

 

 

B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

Như trên đã nói, cuộc CMCN 4.0 là một đột phá từ CMCN 3.0 trên cơ sở về CNTT và sự tự động hóa, nó đang tiến triển rất nhanh theo một hàm số mũ, phá vỡ các ngành công nghiệp ở mọi quốc gia. Với ngành giáo dục, chỉ có ngành giáo dục đại học mới bước đầu vận dụng để đào tạo các kỹ sư trình độ cao, nhưng ở Việt Nam chỉ có vài trường đại học vận dụng được như Đại học quốc gia Hà Nội, Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, còn nhiều đại học khác chưa tiếp cận được.

Với bậc trung học phổ thông càng thấy sự khó khăn khi tiếp cận cuộc CMCN 4.0 này. Tuy nhiên, một số trường cũng đã cố gắng tạo một số điều kiện để học sinh làm quen với các công cụ mới mẻ để sau khi vào đại học hay ra đời sẽ học hỏi và tiếp cận với CMCN 4.0 nhanh hơn.

Một vài trường THPT trên cả nước đã bước đầu có các phương pháp dạy học tiệm cận đến cuộc CMCN 4.0. Trường THPT Quang Trung trong nhiều năm gần đây cũng có nhiều biện pháp nỗ lực trong dạy học để tiệm cận đến CMCN 4.0 thông qua việc rèn luyện đạo đức để tạo một mẫu con người mới, rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng chống các thiên tai và đặc biệt là dạy học bằng CNTT để có kiến thức tiếp cận vào cuộc CMCN 4.0. Sau đây là 5 biện pháp để nâng cao chất lượng dạy và học của trường THPT Quang Trung:

1. Biện pháp thứ nhất: Rèn luyện đạo đức cho học sinh để tạo mẫu người mới:

Với phương châm treo ngay trên bức tường cao tầng 4 của trường “Học sinh Quang Trung học làm người trước khi học chữ” cho nên trường rất quan tâm giáo dục đạo đức cho học sinh. Tất cả các thành viên trong trường đều triển khai công tác giáo dục về hạnh kiểm này:

1.1. Ban Giám hiệu: Có kế hoạch giáo dục đạo đức cả năm, học kỳ, từng tháng, thậm chí từng tuần, từng ngày. Một năm trước khi vào học tuần thứ nhất, trường tập trung học sinh để phổ biến và triển khai từng nội dung về nội quy học sinh, từ cách ăn mặc, đi học đúng giờ, nghỉ học phải có đơn xin phép của phụ huynh đem đến trường để xin phép…

1.2. Giáo viên chủ nhiệm: Trong các buổi họp hội đồng, các buổi sinh hoạt chủ nhiệm, hiệu trưởng đã chỉ đạo kế hoạch để giáo viên chủ nhiệm sinh hoạt trên lớp, giáo dục học sinh bằng những công việc cụ thể:

- Trong sinh hoạt 15 phút đầu giờ, giáo viên chủ nhiệm lên lớp sinh hoạt với ba nội dung:

+ Nhận xét ưu - khuyết điểm ở buổi học vừa qua, nêu tên và khen học sinh ngoan, học tốt, nêu tên và phê bình các học sinh ồn ào mất trật tự, đi trễ, không thuộc bài để nhắc nhở, phê bình.

+ Phổ biến ở buổi đang học kế hoạch của trường và của giáo viên chủ nhiệm.

+ Cho cả lớp hát một bài hát.

1.3. Giáo viên bộ môn:

Khi vào lớp với 1 phút ổn định lớp: cho lớp trưởng điểm danh, ghi tên học sinh vắng, trễ trên bảng, lớp phó học tập ghi vào sổ đầu bài, kiểm tra học sinh ngồi đúng sơ đồ lớp mà tên mỗi học sinh được dán giấy đề can trên mặt bàn. Nghiêm cấm học sinh không ghi, vẽ bậy trên bàn, nếu vi phạm sẽ bị phạt. Từ đó, mặt bàn của trường rất sạch.

1.4. Giám thị và nhân viên

- Theo dõi các sinh hoạt, trật tự của học sinh trong và ngoài trường, trên các hành lang, trong nhà vệ sinh;

- Giám thị đến trước giờ vào lớp 30 phút, đứng ở cổng trường để nhắc nhở học sinh nếu đi học không tuân thủ tác phong, đi trễ quá 2 lần trong tuần sẽ bị xử lý;

- Ghi tên các học sinh vắng, đi trễ để tổng kết đầu tuần trong buổi chào cờ hay sinh hoạt chủ nhiệm;

- Trong các giờ học, giám thị thường xuyên đi trên các hành lang để nhắc nhở, xử lý học sinh mất trật tự, học sinh trốn học đi hút thuốc;

- Cuối tuần, giám thị tổng kết các vi phạm, cộng điểm thi đua, xếp loại vị thứ và công khai kết quả;

- Trong các buổi chào cờ, giám thị nhận xét kỷ luật và công bố vị thứ thi đua;

- Trong các buổi họp hội đồng, giám thị báo cáo số lượng học sinh vi phạm mỗi lớp để nêu biện pháp khắc phục, đồng thời biểu dương các lớp tốt;

- Nhân viên cũng theo dõi học sinh để cùng nhau chấn chỉnh các sai phạm của học sinh.

1.5. Một số quy chế để rèn luyện đạo đức:

Để hạn chế một bộ phận nhỏ còn ham chơi hơn ham học, ý thức chấp hành nội quy học sinh chưa cao, nhà trường đề ra một số quy chế để giáo dục tốt bộ phận học sinh này:

1.5.1. Về chuyên cần, trong 1 tháng 4 tuần, cụ thể tháng thứ nhất từ tuần 1 (16/8) đến tuần thứ 4 (15/9), tháng thứ 2 từ tuần 5 (16/9) đến tuần 8 (15/10)…, nếu học sinh vắng trễ 2 lần thì được nhắc nhở, 4 lần thì bị giáo viên chủ nhiệm phê bình trước lớp, 6 lần thì báo cáo với Ban giám hiệu cảnh cáo dưới cờ, 8 lần trở lên thì phải về luyện thêm về đạo đức trong tháng kế tiếp;

1.5.2. Học sinh phải thực hiện nếp sống văn minh, nếu vi phạm thì từ nhắc nhở, phê bình, cảnh cáo đến đưa ra hội đồng, kỷ luật có mời phụ huynh để phối hợp giáo dục.

- Nghiêm cấm đem thức ăn lên phòng học, xả rác trong hộc bàn, phòng học, phía nhà dân, trên các vòm hoa trước lớp;

- Phạt nặng các học sinh hút thuốc ở cầu thang, trong nhà vệ sinh,...;

- Đi vệ sinh xong không dội cầu, bỏ giấy bẩn vào hố vệ sinh, đùa giỡn tạt nước nhau,...;

-  Không biết nhẫn nhục, gây gỗ nhau dẫn đến xung đột, đánh lộn,...;

- Gọi phần tử xấu ngoài trường đến gây mất trật tự, phải đưa ra hội đồng kỷ luật, nếu trầm trọng có thể đuổi học;

- Nghiêm cấm đưa lên các mạng xã hội các tin tức không lành mạnh, gây chia rẽ, vi phạm an ninh pháp luật....

2. Biện pháp thứ hai: Rèn luyện kỹ năng sống để hội nhập vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, theo 4 chủ đề để sớm tiếp cận cuộc CMCN 4.0:

2.1. Chủ đề 1: 3 xin, 2 nhẫn, 1 thưa: Đây là chủ đề truyền thống dạy từ các lớp dưới nhưng thực tế một bộ phận học sinh không thực hiện, cần giáo dục lại:

3 xin là xin chào, xin cảm ơn và xin lỗi

2 nhẫn là nhẫn nhục và nhẫn nại

Biết nhẫn nhục để tránh những va chạm dẫn đến bạo lực học đường;

Biết nhẫn nại trong học tập, từ đó rèn luyện kỹ năng tự học.

1 thưa là trước khi học và sau khi đi học về, biết thưa cha mẹ, ông bà, người lớn tuổi ở trường, biết thưa thầy cô giáo, nhân viên, khách đến trường.

2.2. Chủ đề 2: Tuân thủ an toàn giao thông và học tốt gồm: 5 không, 4 có và 3 cần

5 không: Thứ nhất là không vượt đèn đỏ, không đi ngược chiều.

Thứ hai là không tập trung trước cổng trường vào giờ học và khi ra về gây ách tắc giao thông.

Thứ ba là không đi học bằng xe máy.

Thứ tư là không làm mất trật tự trong giờ học, trong các tiết chào cờ, ngoại khóa.

Thứ năm là không gọi phe nhóm xấu ngoài trường đến trường gây mất trật tự, ẩu đả gây thương tích.

4 có: Thứ nhất là đi xe đạp điện hay ngồi sau xe máy phải có đội mũ bảo hiểm;

Thứ hai là đi học phải có bảng tên may vào áo;

Thứ ba là học sinh phải có bút dạ quang, bút đỏ để học một cách khoa học và thông minh.

Thứ tư là có thuộc một số bảng biểu giao thông cơ bản.

3 cần: Thứ nhất là cần thuộc 3 câu hỏi dò bài trên đĩa DVD trước khi đến trường để khi thầy cô quay đĩa dò bài trên lớp học sinh thuộc bài nhận điểm cao nhất.

Thứ hai là trên lớp cần tập trung nghe giảng ghi bài đầy đủ, tham gia học tập sôi nổi.

Thứ ba là cần ôn tập tốt nhất khi kiểm tra 1 tiết, học kỳ, thi THPT quốc gia.

2.3. Chủ đề 3: Kỹ năng lãnh đạo để bước đầu rèn luyện khởi nghiệp

2.3.1. Kỹ năng lãnh đạo là gì?

- Khái niệm về lãnh đạo: là một hoạt động gây ảnh hưởng đến con người nhằm phấn đấu một cách tự nguyện cho những mục tiêu của nhóm.

Theo John Quiney Adam, tổng thống thứ 6 của Hoa Kỳ thì “Nếu những hành động của bạn truyền cảm hứng cho những người khác ước mơ nhiều hơn, làm việc nhiều hơn và trở nên tốt đẹp hơn, bạn là người lãnh đạo”.

- Kỹ năng lãnh đạo là gì? Kỹ năng lãnh đạo là khả năng vận dụng các kiến thức về lãnh đạo vào hoạt động thực tế để đạt được hiệu quả cao nhất. Một nhà lãnh đạo tốt phải có được các kỹ năng nhận thức, kỹ năng quan hệ và kỹ năng công việc.

2.3.2. Học sinh Quang Trung rèn luyện kỹ năng lãnh đạo như thế nào?

Về phía học sinh trung học phổ thông Quang Trung, một số biện pháp để rèn luyện kỹ năng lãnh đạo là:

a) Thay đổi cán bộ lớp trong từng học kỳ gồm: lớp trưởng, lớp phó học tập, lớp phó văn thể mỹ, lớp phó thi đua có thể thay mới hay luân chuyển. Mỗi tổ có tổ trưởng, tổ phó có thể thay nhau hay cử các học sinh mới thay thế;

b) Trong đợt học thực hành bộ môn Giáo dục quốc phòng an ninh thì thay dần học sinh phụ trách trung đội trưởng, trung đội phó, tiểu đội trưởng, tiểu đội phó để nhiều em được trải nghiệm lãnh đạo. Thực hiện tương tự với môn Thể dục;

c) Trong các sinh hoạt ngoại khóa, nhất là các dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Sinh nhật đoàn 26/3 với Ngày Hội dân gian, cần cử nhiều em tham gia để có nhiều em được trải nghiệm lãnh đạo.

 

3. Biện pháp thứ ba: Rèn luyện kỹ năng khởi nghiệp

3.1. Khởi nghiệp là gì?

Khởi nghiệp (Startup hay Start-up) là thuật ngữ chỉ về những công ty đang trong giai đoạn bắt đầu kinh doanh nói chung.

Công ty khởi nghiệp (Startup company), nó thường được dùng với nghĩa hẹp chỉ các công ty công nghệ trung gian trong giai đoạn lập nghiệp.

3.2. Đặc điểm của khởi nghiệp

3.2.1. Tính đột phá: là tạo ra một điều gì chưa có trong thị trường hoặc tạo ra một giá trị tốt hơn so với những thứ đang có sẵn, chẳng hạn tạo ra một phân khúc mới trong sản xuất (như một thiết bị thông minh đo lường sức khỏe cá nhân) hoặc một loại công nghệ độc đáo chưa hề thấy (như công nghệ in 3D).

3.2.2. Tính tăng trưởng: Một công ty khởi nghiệp sẽ không đặt ra giới hạn cho sự tăng trưởng, họ có tham vọng phát triển đến mức lớn nhất có thể. Họ tạo ra ảnh hưởng cực lớn, có thể xem là người khai phá thị trường (như điện thoại thông minh Apple là công ty đầu tiên khai phá và luôn dẫn đầu trang mạng đó sau này).

3.2.3. Vận dụng khởi nghiệp cho học sinh đang học hay sau khi ra trường:

Một thí dụ về khởi nghiệp là tự bạn mở cho mình một cửa hàng như tiệm bún, phở, quán cà phê, tiệm internet, cửa hàng mỹ phẩm, trang trại trồng cây, chăn nuôi hay đơn giản là thương mại tức mua đi bán lại.

Khởi nghiệp là bạn vừa là nhân viên, vừa là ông chủ, hoặc cao hơn, bạn tự thành lập doanh nghiệp riêng cho mình rồi tuyển nhân viên vào cùng làm. Vì vậy, khởi nghiệp, cũng chính là bạn bắt đầu làm chủ, khởi nghiệp cũng chính là công việc kinh doanh của bạn vì nó liên quan đến việc tạo ra sản phẩm và bán ra thị trường để bạn có thu nhập: đó là khởi nghiệp kinh doanh.

3.3. Các bước cụ thể để khởi nghiệp

Nếu khởi nghiệp là sự lựa chọn của bạn thì “máu khởi nghiệp” đã có sẵn trong bạn rồi đó. Bạn tiếp tục chinh phục các thử thách và tạo ra nhiều giá trị tiến bộ cho xã hội.

Sau đây là các bước để khởi nghiệp:

Bước 1: Bắt đầu khởi nghiệp: Quyết định bạn có nên khởi nghiệp hay không?

Nếu bạn muốn kiếm tiền nhanh hay muốn tạo ra một chức danh thì khởi nghiệp chưa chắc là một quyết định đúng đắn để đạt được mục tiêu.

Nếu bạn muốn ý tưởng của mình phát huy tác dụng, muốn tạo dựng một “trò chơi” với những nguyên tắc riêng của bạn và muốn lợi ích kinh tế từ từ đến, bạn có thể chuẩn bị kỹ lưỡng cho mình để bắt đầu khởi nghiệp.

Bước 2: Lên kế hoạch chi tiết nhưng ngắn gọn

Bạn đem kế hoạch này ra thực hiện. Quá trình thực hiện đầu tiên này được gọi là phép thử. Lưu ý ban đầu nên thử nhỏ đối với thị trường thực tế. Khi đó, những người quan tâm đến sản phẩm hay dịch vụ của bạn có thể tạo nên đối tượng khách hàng thích hợp với thực tế của bạn. Bạn không nên hoảng sợ nếu những gì diễn ra trên thực tế khác với dự tính ban đầu của bạn.

Bước 3:Tìm kiếm người đồng sáng lập: Sau khi ý tưởng của bạn được thử nghiệm và thể hiện có “tiềm năng” nhất định, bạn có thể tìm kiếm người đồng sáng lập.

Bạn có thể là nhà sáng lập duy nhất nhưng nếu tìm được người gánh vác trọng trách này cùng bạn thì sẽ tốt hơn. Bởi vì, quá trình khởi nghiệp là quá trình gian nan thử thách về mọi mặt: tài chính, ý tưởng, điều hành, sức khỏe, tinh thần,... bạn sẽ cảm thấy đỡ “kiệt sức” khi có người đồng sáng lập bọc lót.

Điều lưu ý là khi bạn chọn người đồng sáng lập, ít nhất họ phải có cùng tầm nhìn chung, có các nguyên tắc về giá trị đạo đức và tầm hiểu biết tương tự như bạn.

Bước 4: Vấn đề tài chính: Bạn cần có tiền để đầu tư vào “đứa con cưng” khởi nghiệp

Mỗi người có một sự lựa chọn khác nhau về sự “rót vốn”. Bạn có thể tự đầu tư 100% tiền của mình hoặc gọi thêm vốn bên ngoài từ các nhà đầu tư hoặc các tổ chức đầu tư khác. Hình thức nào cũng có điểm mạnh và điểm hạn chế. Dưới tư cách thủ lĩnh dẫn dắt con tàu khởi nghiệp, người quyết định vẫn chính là bạn, và bạn phải chịu trách nhiệm với các quyết định của mình.

Bước 5:Khai trương khởi nghiệp: Bạn cùng các sáng lập viên sẽ “khai trương” sản phẩm hay dịch vụ - thông báo rộng rãi với mọi người rằng bạn đang “có” một sản phẩm hay dịch vụ thú vị, hữu dụng

Không cần tiến hành bước khai trương này quá mức rầm rộ. Đây thực chất là một bước bình thường trong tiến trình khởi nghiệp. Thậm chí bạn sẽ còn chỉnh sửa, cải tạo, nâng cấp sản phẩm hay dịch vụ của mình ngay sau khi “khai trương” cho phù hợp với yêu cầu thực tế.

Bước 6: Nâng cao khởi nghiệp: Bạn cùng với “team” của mình tiếp tục phát triển sản phẩm, song song với việc điều hành, thực hiện các hoạt động bán hàng, tiếp thị, xây dựng thương hiệu, thu thập thông tin, dữ liệu và giữ chân người đăng ký.

Ba yếu tố quan trọng bạn và “team” của mình luôn phải thu thập:

- Tiền bán hàng

- Thông tin dữ liệu và khách hàng

- Các tài khoản người sử dụng trực tuyến (Users)

Bước 7: Đăng ký khởi nghiệp: Nếu mọi chuyện diễn ra tương đối tích cực, bạn cùng sáng lập viên có thể đăng kỳ thực thể kinh doanh (tức là đăng ký công ty) và đăng ký thương hiệu, để có được sở hữu trí tuệ:

- Việc đăng ký công ty có thể rất nhanh từ 3 đến 7 ngày.

- Nhưng việc đăng ký thương hiệu có thể từ 10 đến 12 tháng (cho tới khi bạn nhận được giấy chứng nhận quyền sở hữu trí tuệ).

Bước 8: Tiếp tục tiến lên

Nếu khởi nghiệp là sự lựa chọn của bạn thì “máu khởi nghiệp” đã có sẵn trong bạn. Bạn hãy tiếp tục chinh phục các thử thách và tạo ra nhiều giá trị tiến bộ cho xã hội. Cuộc sống của con người sẽ được nâng cao hơn một phần nhờ sự sáng tạo và đóng góp của những nhà khởi nghiệp như bạn.

Cuối cùng, bạn sẽ nhận thấy khởi nghiệp là một quá trình tôi luyện bản thân hiệu quả với nhiều phần thưởng xứng đáng nhưng đầy bất ngờ.

                                                        (AlexTu – Theo Tri thức trẻ/Cafebiz)

3.4. Kế hoạch của trường THPT Quang Trung để dạy và rèn luyện kỹ năng khởi nghiệp

Ở tuần 4 đến tuần thứ 6 học kỳ II. Hiệu trưởng sẽ lên kế hoạch để dạy:

- Kỹ năng lãnh đạo (3 tiết)

-Kỹ năng khởi nghiệp (5 tiết)

Với các lớp về xã hội, trường sẽ giao cho giáo viên Giáo dục công dân và giáo viên Lịch Sử tổ chức giảng dạy. Với các lớp tự nhiên, giao cho giáo viên môn Văn, môn Toán giảng dạy.

Sau khi học lý thuyết, sẽ tiến hành thực hành. Giáo viên làm kế hoạch, soạn giáo án trình hiệu trưởng duyệt. Tổ chức thao giảng một tiết mỗi lớp có ít nhất 50% giáo viên của trường tham dự, rút kinh nghiệm. Giao cho các giáo viên chủ nhiệm lớp 10, 11, 12 đôn đốc học sinh. Sau khi học xong mỗi loại rèn luyện, có kiểm tra một tiết và lấy điểm một tiết cho các môn học tương ứng.

4. Biện pháp thứ tư: Rèn luyện kỹ năng chống các loại thiên tai:

Trái đất đang có những biến đổi phức tạp, hiện tượng thiên tai diễn ra triền miên trở thành mối lo sợ với con người. Sau đây là một số kiến thức chống thiên tai hiệu quả:

4.1. Chống các thiên tai thường xảy ra ở nước ta

4.1.1. Khi có giông sét, sấm chớp

- Không đi xe đạp hay chạm vào đồ vật có kim loại để sét đánh;

- Tránh các vật cao như cây cối trơ trọi, hàng rào, cột điện vì chúng có thể thu hút sét;

- Không sử dụng điện thoại di động;

4.1.2. Khi có lốc xoáy

- Khi thấy lốc, lấy tay ôm đầu và chạy thật nhanh dưới gầm cầu thang, gầm bàn hoặc gầm giường;

- Nếu ở ngoài trời, tránh đường đi của lốc và trú ẩn nơi an toàn.

4.1.3. Khi trời quá lạnh, quá rét

- Mặc áo quần đủ ấm, tránh ra ngoài nhiều;

- Cần giữ ấm cho trâu bò bằng cách giữ nền chuồng khô ráo;

- Mặc áo cho vật nuôi bằng áo cũ, chăn cũ;

- Không thả rông gia súc ra ngoài chuồng.

4.1.4. Khi có cháy nhà

- Nếu đám lửa nhỏ, nhanh chóng dùng nước hay cát để dập tắt;

- Nếu đám cháy lớn, dùng bình chữa lửa nhỏ rút chốt và phun vào đám lửa, đồng thời gọi cảnh sát 113 đến hỗ trợ;

4.1.5. Khi cháy rừng

- Báo ngay cho cơ quan kiểm lâm, công an đến để dập tắt đám cháy;

- Khi vào rừng, không được hút thuốc, đốt lá khô, để tránh phát sinh cháy rừng;

4.1.6. Khi đến mùa lũ lụt

- Cần tập bơi thành thạo trước khi mùa lũ đến;

- Mặc áo phao khi di chuyển trong thuyền, ghe,... Nếu không có áo phao, sử dụng các can nhựa rỗng, thân cây,...

4.1.7. Khi lũ lụt, lốc xoáy đã đi qua

- Khơi nguồn cống rãnh, tích cực làm vệ sinh sau thiên tai;

- Nhờ cán bộ y tế xem nguồn nước có ô nhiễm không, làm sạch nguồn nước trước khi dùng lại;

- Sửa chữa nhà ở, mái nhà cho kiên cố hơn.

4.1.8. Trong sinh hoạt hằng ngày

- Tránh chặt phá rừng bừa bãi, bảo vệ rừng bằng cách trồng nhiều cây con,...

- Theo dõi dự báo thời tiết thường xuyên;

4.1.9. Học cách sơ cấp cứu

- Người dân cần học cách cấp cứu để hỗ trợ người bị nạn như sơ cấp cứu vết thương, cách cầm máu, cách băng bó.

4.2. Kỹ năng chống động đất

4.2.1. Tìm hiểu động đất

- Động đất là sự rung chuyển của mặt đất, được tạo ra bởi các dịch chuyển đột ngột của các khối địa chất trong lòng đất, các vụ nổ núi lửa, các vụ trượt lở đất, sụp đổ hang động,...

- Nguyên nhân: có 3 nhóm nguyên nhân:

+ Do hiện tượng sụt lở các lỗ hổng trong vỏ Trái đất;

+ Do núi lửa phun trào;

+ Do các vận động trong Trái đất làm tích tụ năng lượng tại vùng phát sinh động đất và được gọi là động đất kiến tạo. Trên 90% các động đất quan trắc đều thuộc loại động đất kiến tạo.

- Độ lớn của động đất M:

Độ lớn của động đất M còn gọi là độ Richter. Hình dung của độ Richter như sau:

·       Từ 1 đến 2: Không nhận biết được;

·       Từ 2 đến 4: Có thể nhận biết nhưng thường không gây thiệt hại;

·       Từ 4 đến 5: Mặt đất rung chuyển, nghe tiếng nổ, thiệt hại không đáng kể;

·       Từ 5 đến 6: Nhà cửa rung chuyển, một số công trình có hiện tượng nứt;

·       Từ 6 đến 7: Nhà cửa bị hư hại nhẹ;

·       Từ 7 đến 8: Động đất mạnh phá hoại hầu hết các công trình xây dựng thông thường, có vết nứt lớn hoặc lún sụt trên mặt đất;

·       Từ 8 đến 9: Nhà cửa đổ nát, nền đất bị lún sâu đến 1 mét, sụp đổ lớn ở núi kèm theo thay đổi địa hình trên diện rộng;

·       Trên 9: Rất hiếm xảy ra;

Những động đất trên 7 richter không xảy ra nơi mà thường tập trung ở những vùng nhất định, gọi là đới hoạt động địa chấn mạnh.

4.2.2. Kỹ năng ứng phó với động đất

- Trước khi xảy ra động đất:

+ Dự trữ nước uống, đồ ăn hộp, đèn pin, radio, bông băng, thuốc chữa bệnh thông thường;

+ Không đặt vật nặng trên giá đỡ cao; không đặt giường ngủ sát cửa kính;

+ Những vật dụng trong nhà dễ ngã đổ, rơi xuống, nên được gắn chặt vào tường nhà để khi bị lung lay không rơi xuống đất gây thương tích;

+ Các vật nặng như tủ chén bát, tủ sắt,... nên đặt xa các cửa ra vào để khi ngã đổ không chắn đường đi;

+ Những người trong chung cư nắm vững lối thoát hiểm;

+ Theo dõi thông báo và chỉ dẫn của cơ quan phòng chống thiên tai và cứu hộ cứu nạn;

- Khi xảy ra động đất:

+ Nếu đang ở trong nhà, chui ngay xuống gầm bàn hay gầm giường để tránh các vật rơi xuống đầu và nếu sập vẫn còn có không khí để thở. Nếu không có gầm bàn thì chạy đến góc phòng mà đứng, không chạy ra khỏi nhà đi có chấn động do động đất gây ra. Sau khi chấn động ngừng mới rời khỏi phòng, nhà.

+ Không chạy vào thang máy đề phòng mất điện, lấy các vật che lên đầu.

+ Nếu động đất xảy ra trên đường thì lánh nạn ở bãi đất trống, tránh xa các tòa nhà cao ốc, tường cao, cây to, đường dây điện để tránh sập đổ.

+ Nếu động đất xảy ra ở gần bờ biển thì phải phòng sóng thần do động đất xảy ra ở đáy biển.

Sau chấn động đầu tiên thường có thời gian yên tĩnh, sau đó mới có chấn động mới, do đó không nên hoảng sợ, chấn động mới có thể xảy ra sau vài phút, vài giây hay vài giờ tùy theo động đất mạnh hay yếu.

4.3. Rèn luyện kỹ năng phòng chống sóng thần

4.3.1. Sóng thần là gì?

a) Sóng thần là một loạt các đợt sóng tạo nên khi một thể tích lớn của nước đại dương bị chuyển dịch chớp nhoáng trên một quy mô. Động đất bên trên hay bên dưới nước , núi lửa, va chạm thiên thạch đều có khả năng gây ra sóng thần. Hậu quả có thể cực lớn, nhấn chìm hàng trăm ngàn người trong nước.

b) Dấu hiệu của một đợt sóng thần sắp tới:

- Nếu cảm thấy nền đất rung lắc mạnh đến mức không còn đứng vững được, thì nhiều khả năng xảy ra một trận sóng thần;

- Các bong bóng chứa khí ga nổi nổi lên mặt nước làm ta có cảm giác như nước đang sôi;

- Nước trong sóng nóng bất thường;

- Nước có mùi trứng thối (khí hydro sulfua) hay mùi xăng dầu;

- Nghe thấy một tiếng nổ như là: tiếng máy nổ của máy bay phản lực, hay tiếng ồn của máy bay trực thăng hay là tiếng huýt sáo;

- Biển lùi ra xa một cách đáng chú ý;

- Mây đen vần vũ đầy trời;

- Khi sóng thần ập vào bờ, sẽ có tiếng gầm rú như chuyến tàu đang đến gần;

- Nhiều nước khi có sóng thần thì được cảnh báo bằng những tiếng còi rú lên;

4.3.2. Cảnh báo và ngăn ngừa sóng thần

Sóng thần không được dự đoán một cách hoàn toàn chính xác, nhưng có những dấu hiệu có thể báo trước một đợt sóng thần sắp xảy ra. Nước biển sẽ rút khỏi bờ với khoảng cách bằng nửa chu kỳ sóng trước khi đợt sóng tràn tới. Nếu đáy biển có độ nghiêng thấp, sự rút lui có thể lên hàng trăm mét. Những người chưa biết sự nguy hiểm này có thể ở lại trên bĩa biển vì tò mò, hay nhặt cá trên đáy biển.

Khi lưỡi sóng của cơn sóng thần đạt mức đỉnh điểm thứ nhất, những đợt sóng tiếp theo có thể nước dâng hơn.

Những vùng có nguy cơ sóng thần cao như bờ tây Thái Bình Dương vốn có nguy cơ đối mặt với các cơn sóng thần có đặt những hệ thống cảnh báo sóng thần.

Một dấu hiệu nhận biết khác là có nhiều loài vật có khả năng biết được sự nguy hiểm của sóng thần nên chúng bỏ chạy lên vùng đất cao trước khi những cơn sóng tràn tới, như sóng thần ở Lisbon, Sri Lanka trong trận động đất Ấn Độ Dương 2004.

4.3.3. Kỹ năng ứng phó với sóng thần

a) Khi đang ở trên biển hay ven biển

Nếu nhận tin cảnh báo sóng thần thì không cho tàu thuyền trở về cảng mà nên di chuyển tàu thuyền về những vùng nước sâu ít nhất 150m.

Khi tàu thuyền neo đậu trong bờ mà nhận được tín hiệu có sóng thần thì chủ tàu thuyền có thể đưa tàu thuyền ra biển nếu có đủ thời gian. Không được ở lại trên tàu thuyền neo đậu tại bến cảng vì sóng thần có mức phá hoại rất lớn.

b) Khi ở đất liền

- Đang ở khu vực bãi biển nhận được tin sóng thần phải chạy ngay đến nơi an toàn trên các bãi đất cao hoặc xa bờ biển từ 500m trởlên.

- Đang ở trong nhà trệt, nhà thấp tầng trong phạm vi dưới 500m phải sơ tán vào sâu trong đất liền, chỉ mang theo giấy tờ, vật dụng tài sản quan trọng. Nếu đang ở trong các nhà cao tầng, phải di chuyển lên các tầng cao, không ở lại từ tầng 1 đến tầng 3, mở trống các cửa các tầng thấp để hạn chế sự tác động của sóng.

Nếu đang ở trên đường, không được đi ra hướng biển.

5. Biện pháp thứ năm: Các biện pháp đổi mới việc dạy của giáo viên và học của học sinh để sớm tiếp cận cuộc cách mạng côngnghiệp 4.0

5.1. Đặt vấn đề

Để tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, yếu tố con người là vô cùng quan trọng, mà con người tốt hay xấu do ngành giáo dục đào tạo ra. Hiện nay, trên cả nước, các trường phổ thông nói chung và các trường trung học phổ thông nói riêng đều dạy học bằng phương pháp truyền thống, giáo viên lên lớp giảng bài như hàng trăm năm trước với viên phấn và bảng đen . Trong cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 3 với sự xuất hiện của máy tính, internet thì ngành giáo dục cũng có vài sự đổi mới, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trương đưa công nghệ thông tin vào trường, nhưng mức độ còn rất thấp, số lượng học sinh được học bằng công nghệ thông tin trong một năm chưa đủ đếm trên đầu ngón tay. Do đó, ngành giáo dục tiếp cận với cách mạng 4.0 còn rất hạn chế. Các nước châu Âu, Bắc Mỹ đã tiếp cận rất tốt, một số nước châu Á cũng tiếp cận khá tốt, nhưng ở Việt Nam cần nhiều biện pháp để theo kịp các nước nói ở trên.

5.2. Đổi mới dạy học bằng công nghệ thông tin của trường THPT Quang Trung

5.2.1. Khát vọng đổi mới

Trường Quang Trung tuy là trường ngoài công lập, đầu vào còn thấp nhưng nhà trường đã có tư duy đổi mới, ý đồ đưa công nghệ thông tin với tần suất lớn đã hình thành 10 năm nay. Từ năm 2007, trường đã bắt đầu trang bị nhiều máy vi tính, máy chiếu để dạy công nghệ thông tin cho học sinh trên lớp. Bốn năm đầu, trường đã sử dụng powerpoint để dạy trên lớp, với tỉ lệ 50%, nghĩa là mỗi năm học sinh được học bằng công nghệ thông tin trên dưới 200 lần. Trong thời gian sau này, cái khó nhất ngoài việc trang bị máy vi tính, máy chiếu 60% trên lớp, việc đào tạo cho giáo viên biết soạn giáo án từ viết trên giấy đến đánh máy vi tính sang word, rồi từ word chuyển sang powerpoint. Nhiều hạn chế cho các giáo viên lớn tuổi, họ không rành vi tính, thậm chí một bộ phận không nhỏ không biết vi tính là gì. Do đó, trường phải tuyển giáo viên trẻ mới, và trường tập huấn cho đội ngũ này soạn được powerpoint. Khi soạn xong, việc dạy trên lớp kết hợp với việc dạy truyền thống với công nghệ thông tin không phải làm thực hiện được ngay. Do đó, trường phải tập huấn cho đội ngũ giáo viên mới này.

5.2.2.Khát khao muốn trở thành hiện thực

Từ năm 2011, trường Quang Trung có một khát khao đổi mới việc dạy bằng công nghệ thông tin Người đứng đầu trường tổ chức cho giáo viên nghiên cứu phần mềm dạy học bằng công nghệ thông tin. Hiệu trưởng muốn nâng cao chất lượng dạy và học bằng công nghệ thông tin để sớm tiệm cận đến cuộc CMCN 4.0 bằng cách tổ chức cho giáo viên nghiên cứu phần mềm dạy học bằng bài giảng e-Learning. Cuối năm 2010-2011, hiệu trưởng đề nghị trong dịp nghỉ hè tất cả giáo viên, trên cơ sở bài giảng powerpoint nghiên cứu để chuyển sang bài giảng e-Learning, tức là từ bài giảng powerpoint tìm cách thu tiếng giảng bài như đang giảng trên lớp vào powerpoint. Đầu năm mới 2011-2012, hiệu trưởng họp hội đồng và hỏi giáo viên nào có thể soạn một bài giảng e-Learning không, thật đáng buồn là không có một giáo viên nào soạn được.

5.2.3. Vượt qua trở ngại

Thầy hiệu trưởng không nản chí trước thất bại này, thầy ngày đêm lần mò tìm hiểu trên mạng và kết quả là tìm được một thêm về phần mềm để ghi âm được lời giảng bài vào powerpoint. Sau đó hiệu trưởng đã soạn thử một số bài giảng e-Learning của 11 môn học và trình chiếu cho giáo viên xem. Kết quả là sau đó giáo viên đã bước đầu biết soạn các tiết dạy bằng bài giảng điện tử e-Learning. Từ đó, trường lên kế hoạch tất cả giáo viên căn cứ vào phân phối chương trình của Bộ, Sở và của trường đề nghị soạn trước 02 tuần nộp cho Hiệu trưởng để cùng đánh giá trong hội đồng. Kết quả là giáo viên nào cũng soạn tốt và triển khai dạy trên lớp. Từ đó, năm học 2011-2012, 60% giáo viên Quang Trung biết dạy trên lớp bằng e-Learning.

Qua năm học 2012-2013, hầu hết giáo viên đều soạn được bài giảng e-Learning và dạy được trên lớp. Trường thu lại toàn bộ các bài giảng này, đưa lên trang web trường có tên thptquangtrung.vn của trường để cho học sinh tự học trước ở nhà. Tuy nhiên, máy tính phải cài phần mềm Lecture Maker mới đọc được các bài giảng này. Trường đã báo cáo công trình này lên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo - Phạm Vũ Luận, đến Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Vũ Đức Đam và được 04 vị này viết thư khen ngợi.(xem phụ lục 1 và 2)

5.3.4. Các thành quả đổi mới dạy học bằng CNTT

Thành quả 1: Số hóa toàn bộ SGK giấy thành các bộ sách SGK điện tử vĩ đại

Từ năm học 2013-2014, để khắc phục hạn chế là chỉ có một số máy tính có cài Lecture Maker mới xem và nghe được bài giảng, hiệu trưởng đã ngày đêm chuyển đuôi bài giảng e-Learning từ .line sang .exe và thu vào 19 bộ đĩa DVD với dung lượng trên 66 GB. Với bộ đĩa này, tất cả các máy tính đều sử dụng được.

Kết quả là trường THPT Quang Trung đã có được 12 đĩa DVD cho cả 03 khối lớp 10, 11, 12. Mỗi khối lớp có 04 đĩa chứa toàn bộ giáo án điện tử e-Learning của 11 môn học. Cuối cùng, trường THPT Quang Trung đã số hóa toàn bộ 33 cuốn sách giáo khoa giấy thành 33 sách giáo khoa điện tử. Do mỗi tiết học được soạn theo 05 bước nên bộ đĩa này còn có tên bộ giáo án điện tử e-Learning. Đây là một công trình đầu tiên trong cả nước mà trường Quang Trung đã làm được.

Kết quả rực rỡ của thành quả 1: Hãy lấy một quyển sách giáo khoa bất kỳ trong 33 bộ sách giáo khoa giấy, lật bất kỳ một trang sách nào, tra phân phối chương trình thuộc tuần thứ mấy, tiết thứ mấy thì bộ đĩa DVD sẽ hiện ra bài giảng trên lớp theo 5 bước, kể cả việc giải tất cả các bài tập trong sách giáo khoa.

5.3. Tạo dựng một mô hình dạy học mới bằng CNTT để tiệm cận đến cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

5.3.1. Việc đổi mới dạy học của trường Quang Trung từ dạy học truyền thống với viên phấn bảng đen chuyển sang dạy học kết hợp phương pháp truyền thống với dạy học bằng CNTT, giúp ngành giáo dục sớm tiệm cận đến cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Một là: Trang bị ở tất cả lớp học máy tính, máy chiếu hay tivi để 100% học sinh được học bằng CNTT trên lớp.

Hai là: Tập huấn cho đội ngũ giáo viên biết soạn giáo án e-Learning để dạy trên lớp với bài soạn của chính giáo viên đó.

Ba là: Tập huấn cho giáo viên dạy trên lớp kết hợp giữa dạy truyền thống với dạy học bằng CNTT bài giảng e-Learning.

Bốn là: Rèn luyện cho học sinh kỹ năng học bằng CNTT trên lớp và tự học trước ở nhà trên bộ đĩa DVD, cũng như sử dụng bộ đĩa này khi ôn tập kiểm tra 1 tiết, học kỳ và đặc biệt là thi tốt nghiệp THPT quốc gia, thi vào Đại học, Cao đẳng.

Thành quả 2: Xây dựng Bộ Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm với 38 quyền sách trắc nghiệm khổng lồ: Mở rộng dạy học bằng trắc nghiệm để tạo tính nhạy bén sớm tiếp cận CMCN 4.0

5.4. Hưởng ứng nhanh và hiệu quả chủ trương thi THPT quốc gia bằng 8 môn trắc nghiệm trong 9 môn thi:

Để hội nhập vào cuộc cách mạng 4.0, con người phải có các kỹ năng nhạy bén. Cách dạy học bằng tự luận như những năm gần đây không thích hợp với việc hội nhập CMCN 4.0. Ở bậc THPT, học sinh phải được rèn luyện bằng phương pháp trắc nghiệm, điều này đòi hỏi phải đổi mới trong cách dạy của giáo viên và cách học của học sinh.

5.4.1. Chủ trương của Bộ GD&ĐT

Từ năm học 2016-2017, Bộ thay đổi toàn bộ kỳ thi THPT quốc gia với 4 bài thi, 2 bài thi Toán, Văn, Anh và học sinh chọn một trong hai bài thi về tự nhiên hay xã hội. Như vậy, các môn Toán, Sử, Địa, Giáo dục công dân trước đây là dạy bằng tự luận, nay dạy bằng trắc nghiệm nên học sinh và phụ huynh rất xôn xao về chủ trương này, lấy sách trắc nghiệm ở đâu mà dạy.

5.4.2. Nhận định của trường Quang Trung

Đây là một chủ trương đổi mới rất tốt để học sinh dễ hội nhập cuộc CMCN 4.0. Lý do là muốn hội nhập vào cuộc CMCN 4.0, ngành giáo dục phải đào tạo ra được một thế hệ học sinh/ sinh viên phải nhạy bén để làm việc sau khi học xong. Mà muốn nhạy bén, không thể có tư duy bằng tự luận mà phải có tư duy về trắc nghiệm, vì một sự việc xảy ra chỉ cần trên dưới một phút để giải quyết vấn đề thay vì phải trên dưới một giờ mới giải quyết được.

5.4.3. Trường Quang Trung đã giải quyết vấn đề này như thế nào?

Bằng nhiệt huyết của mình và bằng kinh nghiệm dạy học nửa thế kỷ, hiệu trưởng trường Quang Trung đã ngày đêm làm việc và kết quả là sưu tầm, soạn ra được 38 quyển sách trắc nghiệm cho cả 11 môn học lớp 10, 11 và đặc biệt cho lớp 12. Các quyển sách này được in ra và gửi cho ông Giám đốc Sở GD&ĐT và trường được ông giám đốc phản hồi với lời khen ngợi, Để dễ học, trường đã thu vào một đĩa CD để giới thiệu cho giáo viên và học sinh. (xem phụ lục)

5.5. Đỉnh cao về ứng dụng CNTT năm học 2017-2018  để sớm tiếp cận đến cuộcCMCN 4.0

5.5.1. Năm học 2017-2018, trường Quang Trung hoàn thiện việc giáo viên soạn giáo án đổi mới, đó là kết hợp nhuần nhuyễn việc soạn bằng phương pháp truyền thống với soạn bài bằng bài giảng e-Learning. (Phụ lục 3)

6. Một công cụ để chuyển đổi từ việc dạy học bằng truyền thụ kiến thức sang dạy học bằng phát huy tính chủ động của học sinh: ĐĨA DÒ BÀI:

Trong cột kiểm tra miệng, trong mỗi học kỳ, một học sinh chỉ cần 1 diểm, từ đó học sinh nào đã dược kiểm tra rồi thì các lần sau các em không học bài ở nhà nữa. Để khắc phục tình trạng này, trường Quang Trung có sáng kiến thiết kế một ĐĨA DÒ BÀI: là một đĩa bằng kim loại, trên đó có in toàn bộ danh sách học sinh lớp, gắn trên bảng đen phụ, Đầu giờ học, giáo viên quay đĩa, mũi tên đỏ dừng đến tên học sinh nào thì em đó lên dò bài. Từ đó ngày nào học sinh cũng học trước thuộc bài ở nhà, phát huy được tính tích cực của học sinh. Ngoai ra, trong quá trình giảng day, làm bài tập, giáo viên đưa ra một vấn đề, hỏi cả lớp, buộc các em phải động não, vì khi quay đĩa dò bài, mũi tên đỏ rởi vào tên học sinh nào thì học sinh đó phải đứng lên trả lời. (Phụ lục 4)

 

C. KẾT LUẬN

1. Học để làm gì?

Con người khi mới sinh ra, có 05 năm học ở nhà trẻ, mầm non, 12 năm học phổ thông, ít nhất là 04 năm học Đại học, chưa kể các cấp học sau Đại học , con người đã có 21 năm học bài bản.

Một câu hỏi đặt ra: Học để làm gì?

UNESCO trả lời:

Học để biết – Learning to know

Học để làm – Learning to do

Học để khẳng định chính mình và học để cùng chung sống – Learning to be and learning to live together.

Ta thấy UNESCO đã xây dựng 04 trụ cột cho việc học, và lấy đó làm định hướng cho giáo dục hiện nay. Học để ứng xử của người xưa, nay chỉ còn là một phần trong quan niệm của UNESCO: học để chung sống với người khác. Phụ huynh khi đầu tư cho học sinh học hiện nay là học để kiếm tiền, để có công ăn việc làm thì nằm trong một góc khác là học để làm. Còn hai trụ cột: học để biết và để xác lập bản thân mình thì hiện ra rất mờ nhạt trong hệ thống giáo dục: Hiện nay: học để biết đã biến dạng thành học để thi, nhưng thi rồi không biết để làm gì; nhưng thực tế phụ huynh và học sinh quay cuồng trong học để thi.

Như vậy, ngành giáo dục nói chung, trường Quang Trung nói riêng cần phải tổ chức dạy học thế nào để học sinh tiếp cận với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang mỗi ngày mỗi rõ nét trong thời đại chúng ta.

“Học để tạo ra một mẫu con người biết vận dụng từ cuộc cách mạng công nghiệp 3.0 sang cuộc cách mạng công nghiệp 4.0”

Trên nền tảng CNTT ở cuộc cách mạng công nghệ 3.0, ngành giáo dục cần có một giải pháp, một phương pháp để tiệm cận đến cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

- Việc đổi mới phương thức giảng dạy đại trà hiện nay ở bậc phổ thông phương tiện chỉ lấy cơ bản bằng viên phấn bảng đen, ngành giáo dục cần mạnh dạn đổi mới phương thức giảng dạy bằng các công cụ về công nghệ thông tin, trang bị cho giáo viên các phần mềm mạnh về công nghệ thông tin để trên cơ sở đó, học sinh được học ví một nền giáo dục tiên tiến và hiện đại,  từ đó mới mong tiếp cận với cuộc cuộc cách mạng công nghệ 4.0 được. Nếu mẫu con người mà ngành giáo dục đào tạo ra thay vì thi nhau đi học thêm để thi, để vào đại học, để có việc làm, thì khó tiếp cận cuộc cách mạng công nghệ 4.0. Hiện nay các nước Châu Âu, các nước Bắc Mỹ đang sản sinh ra được những con người như thế, ở Châu Á các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông, Singapore cũng làm được, tại sao Việt Nam với trí tuệ không thua kém ai mà không làm được. Điều này đòi hỏi lãnh đạo ngành giáo dục nước ta phải có một tầm nhìn đề ra các biện pháp hữu hiệu để đào tạo ra con người như các nước ở trên.

2. Các ứng dụng cụ thể của trường Quang Trung:

Trường THPT Quang Trung trong 10 năm qua đã đưa CNTT vào từng lớp học bằng cách trang bị 100% ở các lớp học máy vi tính, máy chiếu/tivi, hệ thống loa,... số hóa toàn bộ 33 quyển sách giáo khoa giấy thành 33 quyển sách giáo khoa điện tử với 12 đĩa DVD, đưa các phần mềm Lecture Maker vào giảng dạy, vnEdu vòa quản lý hành chính. Tập huấn cho 100% giáo viên cách soạn giáo án điện tử và biết dạy bằng CNTT trên lớp, kể cả dạy trắc nghiệm với 38 quyển sách trắc nghiệm phục vụ cho các kỳ thi THPT quốc gia. Những thực tế trên, trường THPT Quang Trung có một khát vọng đào tạo một thế hệ học sinh sớm tiếp cận cuộc CMCN 4.0.

3. Ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về cuộc CMCN 4.0

Học để sớm tiếp cận đến cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

- Đồng tình với quan điểm trên, ngày 05/12/2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có bài phát biểu tại Hội thảo – triển lãm quốc tế “Phát triển công nghiệp thông minh – smart industry 2017”. Khẳng định thế giới ngày nay đang chứng kiến cuộc CMCN 4.0, với sự phát triển bùng nổ của các công nghệ xuyên ngành thế hệ mới, mở ra thời đại phát triển mới của loài người gắn với trí tuệ nhân tạo (AC), internet kết nối vạn vận (IOT) cùng sự phát triển bùng nổ của nền kinh tế số.

Trước xu hướng đó, Thủ tướng đã ban hành chỉ thị 16 về tận dụng cơ hội của cuộc CMCN 4.0 với nhiều giải pháp quan trọng. Các bộ, ngành và địa phương tập trung xây dựng và triển khai kế hoạch ứng dụng CNTT. Như vậy, ngành giáo dục chúng ta cũng có yêu cầu cấp bách là phải tham gia tích cực vào cuộc CMCN 4.0 là một mẫu con người mới để hội nhập vào cuộc CMCN 4.0 này. Trước mắt cần đưa nhanh CNTT không chỉ vào trường như hiện nay mà phải vào từng lớp học với những trang thiết bị CNTT, và đặc biệt là giáo viên phải thảnh thạo các phần mềm để có thể dạy tốt học sinh bằng CNTT. Trường THPT Quang Trung 10 năm qua đã có một tầm nhìn xa, đã đưa CNTT vào từng lớp học, đã tập huấn cho tất cả giáo viên dạy trên lớp không chỉ bằng powperpoint mà ở một đỉnh cao hơn: bài giảng điện tử e-Learning.

Với việc nỗ lực số hóa toàn bộ sách giáo khoa giấy thành sách giáo khoa điện tử bậc trung học phổ thông là một công trình vĩ đại nhưng rất tiếc ngành giáo dục không quan tâm để nhân rộng. Ngoài ra, việc hình thành một ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm để hỗ trợ cho bộ sách giáo khoa giấy, sách giáo khoa điện tử giúp học sinh học tốt hơn các câu hỏi trắc nghiệm, bổ sung cho bộ sách giáo khoa giấy hiện hành còn hạn chế về trắc nghiệm, Dĩ nhiên, trường THPT Quang Trung cần phải có thêm các đề xuất mới để tiếp cận nhanh đến cuộc CMCN 4.0 và chúng tôi rất mong muốn ngành giáo dục cũng đồng hành, thực hiện tốt Chỉ thị 16 về tận dụng cơ hội của cuộc CMCN 4.0 của Thủ tướng Chính phủ./.

 

PHẠM SỸ LIÊM

 Hiệu trưởng trường THPT Quang Trung

   :: Các tin khác

 
Điện thoại : 0511.3691445 - 0511.3656697 * Email: quangtrung.thpt@yahoo.com
* - Website: thptquangtrung.vn * Website : thpt-quangtrung-danang.edu.vn