Ngày 20-04-2024 00:42:47
 


Mọi chi tiết xin liên hệ với trường chúng tôi theo mẫu dưới :
Họ tên
Nội dung
 

Lượt truy cập : 6684309
Số người online: 0
 
 
 
 
GIỚI THIỆU CHUYỂN ĐỔI SỐ CỦA TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG
 
Thu nhập của một nông dân Nhật Bản trong một năm gấp 40 lần thu nhập của một nông dân Việt Nam trong một năm. Do đâu? Trả lời: Do nông dân Nhật Bản đã đưa chuyển đổi số vào nông nghiệp. Nếu quý vị bộ trưởng bộ GD&ĐT vẫn bình chân như vại như các bộ trưởng trước đây: giáo viên lên lớp chỉ với viên phấn và bảng đen thì đừng nói đến việc đổi mới căn bản và toàn diện!


SỞ GD&ĐT ĐÀ NẴNG

  TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG

          

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

   Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

        

                      Số: 102 /BC-QT

                 Đà Nẵng, ngày 04 tháng 11 năm 2021

 

 

Kính gửi Sở GD&ĐT thành phố Đà Nẵng về việc góp ý:

CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG GIÁO DỤC


  A/  NHẬN ĐỊNH CHUNG VỀ CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG GIÁO DỤC TRÊN CẢ NƯỚC:

Giáo dục có sự tác động lớn và nhanh nhất đến nhận thức con người. Vì vậy, chuyển đổi số trong giáo dục giúp tiết kiệm nhiều chi phí cho các hoạt động khác trong đời sống. Hiện tại, quá trình này được ứng dụng qua 3 hình thức chính:

·        Ứng dụng công nghệ trong giảng dạy

·        Ứng dụng công nghệ trong quản lý

·        Ứng dụng công nghệ trong vận hành, quản lý doanh nghiệp giáo dục

 

I/ Nội dung cơ bản của chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo

Trong lĩnh vực GDĐT, chuyển đổi số sẽ hỗ trợ đổi mới GDĐT theo hướng giảm thuyết giảng, truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực người học, tăng khả năng tự học, tạo cơ hội học tập mọi lúc, mọi nơi, cá nhân hóa việc học, góp phần tạo ra xã hội học tập và học tập suốt đời. Sự bùng nổ của nền tảng công nghệ IoT, Big Data, AI, SMAC (mạng xã hội - di động - phân tích dữ liệu lớn - điện toán đám mây) đang hình thành nên hạ tầng giáo dục số. Theo đó, nhiều mô hình giáo dục thông minh đang được phát triển trên nền tảng ứng dụng CNTT; hỗ trợ đắc lực việc cá nhân hóa học tập (mỗi người học một giáo trình và một phương pháp học tập riêng không giống với người khác, việc này do các hệ thống CNTT thực hiện tự động); làm cho việc truy cập kho kiến thức khổng lồ trên môi trường mạng được nhanh chóng, dễ dàng; giúp việc tương tác giữa gia đình, nhà trường, giáo viên, học sinh gần như tức thời.

Chuyển đổi số trong GDĐT tập trung vào hai nội dung chủ đạo là chuyển đổi số trong quản lý giáo dục và chuyển đổi số trong dạy, học, kiểm tra, đánh giá, nghiên cứu khoa học (NCKH).

- Trong quản lý giáo dục bao gồm số hóa thông tin quản lý, tạo ra những hệ thống cơ sở dữ liệu (CSDL) lớn liên thông, triển khai các dịch vụ công trực tuyến, ứng dụng các Công nghệ 4.0 (AI, blockchain, phân tích dữ liệu, ..) để quản lý, điều hành, dự báo, hỗ trợ ra quyết định trong ngành GDĐT một cách nhanh chóng, chính xác.

- Trong dạy, học, kiểm tra, đánh giá gồm số hóa học liệu (sách giáo khoa điện tử, bài giảng điện tử, kho bài giảng e-Learning, ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm), thư viện số, phòng thí nghiệm ảo, triển khai hệ thống đào tạo trực tuyến, xây dựng các trường đại học ảo (cyber university).

II/ Các điều kiện đảm bảo cho chuyển đổi số trong giáo dục đào tạo

Trong GDĐT với khoảng 24 triệu giáo viên, học sinh, sinh viên, để đảm bảo thành công chuyển đổi số trước tiên cần phải tuyên truyền, thống nhất, thông suốt về nhận thức trong toàn ngành, đến từng nhà trường, mỗi cá nhân. Nhận định chuyển đổi số là xu thế tất yếu của ngành, diễn ra với tốc độ rất nhanh, do đó cần có sự chuẩn bị, đầu tư xứng tầm, tạo sức mạnh cộng hưởng và quyết tâm cao.

Cơ chế, chính sách, hành lang pháp lý phải được hoàn thiện, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho chuyển đổi số trong toàn ngành. Đó là các chính sách liên quan đến học liệu như sở hữu trí tuệ, bản quyền tác giả; liên quan đến chất lượng việc dạy học trên môi trường mạng như an toàn thông tin mạng; liên quan đến chính trị, tư tưởng, đạo đức người dạy, người học như bảo vệ thông tin cá nhân, an ninh thông tin trên môi trường mạng; và các quy định liên quan đến điều kiện tổ chức dạy - học trên mạng, kiểm định chất lượng, tính pháp lý và công nhận kết quả khi dạy - học trực tuyến.

Nền tảng hạ tầng CNTT-VT, cơ sở vật chất cơ bản phải được trang bị đồng bộ trong toàn ngành giáo dục đảm bảo việc quản lý, dạy - học có thể được thực hiện một cách bình đẳng giữa các địa phương, nhà trường có điều kiện hoàn cảnh kinh tế khác nhau; đảm bảo môi trường mạng thông suốt, ổn định, an toàn thông tin. Thực hiện việc này cần huy động được các nguồn lực xã hội chung tay hỗ trợ trang thiết bị đầu cuối và tham gia cung cấp các hệ thống, giải pháp đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số.

Cuối cùng cần bồi dưỡng được đội ngũ nhân lực (cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên, học sinh sinh viên) có kiến thức, kỹ năng đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số. Trước hết là kỹ năng sử dụng CNTT, kỹ năng an toàn thông tin, kỹ năng khai thác, sử dụng hiệu quả các ứng dụng phục vụ công việc dạy - học.

III/ Thực trạng chuyển đổi số trong giáo dục đào tạo hiện nay ở nước ta

Đến nay, toàn ngành giáo dục đã chủ trương, xác định ứng dụng CNTT là 1 trong 9 nhóm nhiệm vụ trọng tâm triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 29 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản toàn diện GDĐT. Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Đề án tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý giáo dục, hỗ trợ đổi mới dạy - học, nghiên cứu khoa học triển khai trong toàn ngành2. Hàng loạt chính sách thúc đẩy chuyển đổi số giáo dục được ban hành, dần hoàn thiện hành lang pháp lý như các quy định ứng dụng CNTT trong quản lý, tổ chức đào tạo qua mạng, quy chế đào tạo từ xa trình độ đại học, quy định quản lý, vận hành sử dụng hệ thống CSDL toàn ngành, mô hình ứng dụng CNTT trường phổ thông, chuẩn dữ liệu kết nối; hướng dẫn nhiệm vụ CNNT cho khối đại học, phổ thông hàng năm và nhiều văn bản chỉ đạo điều hành khác3.

Trong quản lý giáo dục, toàn ngành đã triển khai số hóa, xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung từ Trung ương đến 63 sở GDĐT, 710 phòng GDĐT và khoảng 53.000 cơ sở giáo dục. Hiện nay đã số hóa và định danh dữ liệu của khoảng 53.000 trường học, 1,4 triệu giáo viên, 23 triệu học sinh. Cơ sở dữ liệu này vừa qua đã hỗ trợ đắc lực công tác tuyển sinh và thống kê, báo cáo trong toàn ngành; giúp các cấp quản lý ban hành chính sách quản lý có hiệu quả, vừa qua đã góp phần giải quyết vấn đề thừa thiếu giáo viên ở các nhà trường theo từng địa phương, môn học. Khối phổ thông khoảng 82% các trường sử dụng phần mềm quản lý trường học, sổ điểm điện tử, học bạ điện tử và hầu hết các cơ sở giáo dục đại học đều sử dụng phần mềm quản trị nhà trường. Hệ thống quản lý hành chính điện tử kết nối 63 sở GDĐT và hơn 300 trường đại học, cao đẳng trên cả nước với Bộ GDĐT hoạt động thông suốt, ổn định, phát huy hiệu quả tích cực.

Về dạy - học, giáo viên toàn ngành được huy động tham gia, đóng góp chia sẻ học liệu vào kho học liệu số toàn ngành; đóng góp lên Hệ tri thức Việt số hóa gần 5.000 bài giảng điện tử e-Learning có chất lượng, kho luận văn tiến sĩ với gần 7.000 luận văn, ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm với trên 31.000 câu hỏi…góp phần xây dựng xã hội học tập và đẩy mạnh học tập suốt đời.

Về nhân lực số, ở bậc phổ thông, thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, môn Tin học sẽ được đưa vào giảng dạy bắt buộc ngay từ lớp 3; giáo dục STEM được lồng ghép trong các môn học, gắn việc học của học sinh thông qua các hoạt động ứng dụng công nghệ để giải quyết các bài toán và hiện tượng trong cuộc sống. Trong giáo dục đại học, triển khai cơ chế đặc thù đào tạo nhân lực CNTT, qua đó giúp các cơ sở đào tạo gia tăng cơ hội hợp tác với doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế để huy động các nguồn lực của xã hội tham gia vào quá trình đào tạo nhân lực CNTT, gắn đào tạo với nhu cầu sử dụng nhân lực ở các doanh nghiệp và nhu cầu của xã hội.

Tuy vậy, chuyển đổi số ngành giáo dục đào tạo hiện nay còn gặp nhiều khó khăn, tồn tại cần tiếp tục được khắc phục, hoàn thiện cụ thể như sau:

- Hạ tầng mạng, trang thiết bị CNTT (như máy tính, camera, máy in, máy quyét), đường truyền, dịch vụ Internet cho nhà trường, giáo viên, học sinh - đặc biệt ở các vùng xa, vùng khó khăn – còn thiếu, lạc hậu, chưa đồng bộ, nhiều nơi chưa đáp ứng yêu cầu cho chuyển đổi số (cả về quản lý giáo dục và dạy - học). Đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến sự bất bình đẳng về cơ hội học tập, tiếp cận kiến thức giữa học sinh sinh viên ở các vùng miền, các nhà trường.

- Số hóa, xây dựng, cập nhật học liệu số, thẩm định, chia sẻ học liệu số đòi hỏi sự đầu tư lớn về nhân lực (gồm cả nhân lực quản lý và nhân lực triển khai) cũng như tài chính để đảm bảo kho học liệu số đầy đủ, đạt chất lượng, đáp ứng yêu cầu học tập, nghiên cứu, tham khảo của học sinh sinh viên ở các cấp học, ngành học, môn học. Vì vậy hiện nay vấn đề xây dựng học liệu số (như sách điện tử, thư viện điện tử, ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm, bài giảng điện tử, phần mềm học điện tử, phần mềm ứng dụng mô phỏng) còn phát triển tự phát, chưa đi vào nề nếp và thành hệ thống, khó kiểm soát chất lượng và nội dung học tập. Kéo theo đó là hệ thống giải pháp học tập VLE/LMS có tính tương tác cao (khác với các hệ thống họp trực tuyến) cũng triển khai tự phát, thiếu sự đồng bộ và chia sẻ giữa các nhà trường dẫn đến lãng phí chung.

 

      B. NHẬN ĐỊNH CHUNG VỀ CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG :

I/ Theo dự thảo về chuyển đổi số ngành giáo dục và đào tạo thành phố Đà Nẵng thì:

1/ Về cơ chế, chính sách và nhận thức:

-Sở đã ban hành các chính sách về CNTT như: Quy chế ứng dụng CNTT; Quy chế an toàn an ninh thông tin; Nhiệm vụ ứng dụng CNTT hàng năm và nhiều văn bản chỉ đạo về CNTT như: Phần mềm quản lý văn bản và điều hành; Sử dụng địa chỉ thư điện tử công vụ; Ứng dụng Chữ ký số; Triển khai dịch vụ công trực tuyến,…

-Tuy nhiên đến nay vẫn còn một số hạn chế khi triển khai chuyển đổi số; Chưa có kế hoạch cụ thể về chuyển đổi số của ngành giáo dục đào tạo và chưa có quy định thống nhất về sử dụng các hồ sơ điện tử nói chung trong trong trường học và học bạ điện tử nói riêng trên phạm vi toàn quốc.

2/ Về hạ tầng số:

Công tác ứng dụng CNTT trong ngành GD&ĐT thành phố Đà Nẵng thời gian qua đã đạt được những kết quả ban đầu, cơ bản hổ trợ công tác dạy và học và quản lý nhà nước của ngành GD&ĐT thành phố Đà Nẵng được thống kê theo : Tên thiết bị; Số lượng; Thời gian lắp đặt; Ghi chú (Xem trang 4 và 5 Dự thảo)

Ngoài ra, còn có các mục: Về dữ liệu số; Về các nền tảng, ứng dụng và dịch vụ; Về ứng dụng CNTTtrong các tổ chức thuộc phạm vi quản lý của ngành GD&ĐT; Về nhân lực số; Đánh giá chung.

II/ MỤC TIÊU:

1/Mục tiêu tổng quát

2/ Mục tiêu cơ bản đến năm 2025

2.1 Đẩy mạnh phương thức dạy  và học

2.2 Dổi mới căn bản phương thức quản lý nhà nước về giáo dục và quản lý cơ sở giáo dục theo hướng tinh gọn, hiệu quả và minh bạch, với dữ liệu và công nghệ số là nền tảng và công cụ quản lý chủ yếu.

3/ Mục tiêu cơ bản đến năm 2030

3.1 Đổi mới cơ bản phương thức dạy và học

3.2 Đổi mới căn bản, đồng bộ hệ thống quản lý giáo dục


II/ THỰC TIỂN VÀ SỰ ĐÒI HỎI CẤP THIẾT HIỆN NAY CỦA NGÀNH GIÁO DỤC CẢ NƯỚC NÓI CHUNG VÀ CỦA THÁNH PHỐ ĐÀ NẴNG NÓI RIÊNG.

Về Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý Ứng dụng công nghệ thông tin trong vận hành, quản lý trong các trường học  giáo dục nhìn chung là tốt và cần vận dụng. Tuy nhiên cái hạn chế nhất của ngành giáo dục nói nói chung và tại thành phố nói riêng và vô cùng bức xúc: Hầu hết giáo viên ta dạy trên lớp cơ bản là với viên phấn và bảng đen, giáo viên hầu như giảng miệng như 50 năm trước đây, có một vài thay đổi nhỏ một số tiết dạy, cơ bản sử dụng trong các tiết thao giảng mang tính trình diễn, lập thành tích để thi đua, trong bối cảnh CNTT đang hiện diện trên từng lớp học, nhất là trong bối cảnh cuộc cách mạnh công nghệ 4.0 đang nỡ rộ.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có chỉ đạo: Ngành giáo dục phải ĐỔI MỚI CĂN BAN VÀ TOÀN DIỆN theo Nghị quyết 29 của Bộ Chính trị. Tuy nhiên đã qua 3 đời Bộ  GD&ĐT, chưa thấy một bộ trưởng nào đổi mới việc dạy đổi mới trên lớp, vẫn viên phấn và bảng đen như 50 năm về trước!

Thực tế là có một số trường đưa CNTT vào từng lớp học, nhưng số lượng các tiết dạy còn hạn chế. Không biết rõ có trường nào dạy học 100% các tiết trên lớp không? Riêng ở Đà Nẵng chưa thống kê số lượng trường nào dạy học trên lớp cả tuần lễ bằng CNTT, dạy cả năm học dạy bằng CNTT. Bởi lẽ, để thực hiện được điều này, việc trang bị các thiết bị CNTT trên lớp tuy rất tốn kém nhưng nhiều trường vẫn chưa  thực hiện được. Hai cái khó nhất ở đây là:

-        100%  giáo viên phải dạy được bằng CNTT,

-   100% giáo viên phải soạn được giáo án điện tử suốt cả năm học, ít nhất bằng powerpoint và nếu có khả năng cao hơn bằng e-Learning!

Muốn điều này xảy ra cần tồn tại một nhân vật thật đam mê về CNTT,có trình độ và biết kiên nhẫn vượt qua mọi khó khăn


C/ Để thực hiện được các điều trên, trường THPT Quang Trung đã thực hiện chuyển đổi số trong từng lớp học để đào tạo giáo viên biết soạn giáo án điện tử, biết dạy trên lớp 100% bằng CNTT với bài giảng điện tử e-Learning suốt cả năm học, dạy toàn bộ 11 môn học và đã dạy trong 10 năm nay như thế nào?

1.    Khát vọng đưa CNTT vào từng lớp học:

Từ năm 2007, trường THPT Quang Trung đã có một khát vọng đưa CNTT vào trường học, thậm chí muốn đưa CNTT từng lớp học với một tỷ lệ cao nhất. Trường đã trang bị cho 50% lớp học các thiết bị CNTT như máy tính, máy chiếu, loa, cassette,…để chỉ đạo giáo viên sau khi soạn giáo án giấy từ bộ SGK giấy của Bộ GD&ĐT thành giáo án word lúc đầu, sau đó phải chuyển sang powerpoint để dạy trên lớp với nhiều hình ảnh màu minh họa, một vài video và các thí nghiệm ảo.

2. Cơ hội nào để trường THPT Quang Trung đưa được CNTT vào từng lớp học bằng bài bài giảng điện tử e-Learning để cho giáo viên giảng dạy cho học sinh bằng Sách giáo khoa điện tử do chính trường Quang Trung soạn ?

2.1.  Đến năm 2007, khi có ông Cục trưởng cục CNTT Bộ GD&ĐT Quách Tuấn Ngọc về Sở GD&ĐT Đà Nẵng tập huấn cho các trường về cài đặt phần mềm Lecture Maker của Hàn Quốc để biến bài giảng powerpoint thành bài giảng điện tử e-Learning thì hiệu trưởng trường Quang Trung rất phấn khởi và có quyết tâm đưa bài giảng e-Learning này vào các lớp học thay cho bài giang powerpoint đang dạy trên lớp. Cuối năm học 2007-2008, trong phiên họp hội đồng cuối năm, hiệu trưởng đề nghị mỗi giáo viên trong hè về nhà soạn một tiết giáo án điện tử e-Learng.

2.2.  Khi vào năm học mới 2008-2009, tất cả giáo viên đều báo cáo là chưa soạn được một bài giảng điện tử e-Learning nào. Trước thực tế này, thầy hiệu trưởng lên quyết tâm ngày đêm tìm hiểu làm sao để soạn cho được bài giảng điện tử e-Learning. May mắn là thầy đã tìm thêm một phần mềm khác để soạn được e-Leaning và thầy đã soạn mỗi môn trong 11 môn Toán Văn Anh; Lý Hóa Sinh Công nghệ  Tin, Sử Địa GDCD và trình chiếu cho các tổ chuyên môn xem và nghe lời giảng bài. Từ đó, 11 tổ chuyên môn khi về nhà đều bắt đầu soạn được tất cả các tiết dạy theo từng tuần, theo suốt học kỳ I và học kỳ II.

2.3 Trong năm học đầu, giáo viên nào soạn xong một tiết dạy đều phải nộp cho hiệu trưởng xét duyệt. Mỗi file là một tiết dạy, nếu có lỗi về chính tả, hình ảnh và nhất là âm thanh: như tiếng giảng bài nhỏ hay lỗi đều bị trả lại. Việc làm này là rất công phu, tốn nhiều sức lực của cả giáo viên và hiệu trưởng. Kết quả là các năm đầu tiết dạy nào còn nhiều sai sót thì cần phải điều chỉnh, thậm chí cả đến hai năm sau vẫn phải điều chỉnh thì mới tạm thời hoàn chỉnh.

2.4.  Do sản phẩm làm ra chỉ có đuôi .lme, nên máy tính chỉ đọc được khi máy tính có cài phần mềm Lecture Maker. Đây cũng trở ngại cho người dùng. Trường Quang Trung còn có tham vọng đưa kết quả này lên mạng là website có tên miền thptquangtrung.vn để cho nhiều học sinh tự học hay tham khảo trước ở nhà, kể cả các học sinh trên toàn th! giới muốn học chương trinh bậc trung học phổ thông Việt Nam ! Mà muốn đưa lên mạng, thì trường Quang Trung phải chuyển đổi các file có đuôi .lme sang các file có đuôi .lmd. Việc làm này hiệu trưởng cũng phải mất một thời gian ngày đêm 3 tháng, mỗi đêm chỉ ngủ 3 giờ mới đưa hết lên mạng thptquangtrung.vn . Ngoài ra, do dung lượng trang web rất nặng: 25 GB gấp 50 lần so với trang Web bình thường, nên trường phải trả chi phí cao.

 3. Trường THPT Quang Trung báo cáo kết quả chuyển đổi số trong dạy học lên các đồng chí lãnh đạo trung ương:

 3.1. Năm học 2014-2015, sau khi trường Quang Trung đã hoàn thành bước đầu chuyển đổi số từ 33 bộ sách giáo khoa giấy thành 33 bộ sách giáo khoa điện tử, hiệu trưởng đã gửi 33 bộ sách giáo khoa điện tử này lên các đồng chí lãnh đạo trung ương: Tổng bí thư Ngyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, các Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Vũ Đức Đam, bộ trưởng GD&ĐT Phạm Vũ Luận.

3.2. Phản hồi của các đồng chí lãnh đạo:

- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có bút phê gửi bộ GD&ĐT do đồng chí Nguyễn Khắc Định, khi là Phó Chủ nhiệm văn phòng chính phủ (nay là Phó Chủ tịch quốc hội) ký tên đóng dấu gửi lời trả lời đến trường THPT Quang Trung;

- Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gửi thư trực tiếp đến Ông Phạm Sỹ Liêm và giáo viên Quang Trung đã hình thành bộ sách giáo khoa điện tử e-Learning này, đồng thới cũng là bộ giáo án điện tử e-Learning theo 5 bước để giáo viên dạy bằng CNTT toàn bộ trên lớp trong suốt cả năm, góp phần phục vụ Nghị quyết 29 của Bộ chính trị về Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo;

- Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đích thân gọi điện đến thầy Pham Sỹ Liêm chúc mừng công trình số hóa toàn bộ sách giáo khoa điện tử này;

- Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận viết thư đến thầy Phạm Sỹ Liêm và trường Quang Trung nói rõ đã báo cáo cho Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đồng viết thư chúc mừng công trình số hóa này, và hứa sẽ chuyển công trình n ày đến bộ phận đổi mới chương trinh sách giáo khoa của bộ.

3.3. Sự hạn chế triển khai chuyển đổi số của ngành giáo dục cả nước nói chung và của Sở GD&ĐT thành phố Đà Nẵng nói riêng:

- Ngay sau khi bộ trưởng Phạm Vũ Luận chuyển công trình chuyển đổi số trên các lớp học này, bộ phận đổi mới do ông Nguyễn Minh Thuyết chủ trì chỉ có chủ trương viết lại sách giáo khoa giấy mà không hề đề cập đến chuyển sách giáo khoa giấy thành sách giáo khoa điện tử để phục vụ trực tiếp học sinh trên lớp trong thời đại công nghệ 4.0.

- Hệ quả là, tuy trường Quang Trung là người mở đường, bỏ bao nhiêu công sức ngày đêm để hình thành công trình này, là người biết chuyển đổi số sớm nhất cho ngành giáo dục, nhưng do bộ GD&ĐT không quan tâm, nên công trình vĩ đại này bị đưa vào lãng quên, cho nên trường Quang Trung trung trở thành “người cô đơn” đi giữa dòng đời chuyển đổi số của ngành giáo dục.

- Tuy nhiên, trong hơn 10 năm qua, trường THPT Quang Trung vẫn một mình một ngựa vẫn can đảm chèo lái con thuyền chuyển đổi số vì đang có một thực tiển do Bộ trưởng bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan phát biểu câu chuyện phải chuyển đổi số ngành nông nghiệp Việt Nam vì: Thu nhập của một nông dân Nhật Bản trong một năm gấp 40 lần thu nhập của một nông dân Việt Nam trong một năm. Do đâu? Trả lời: Do nông dân Nhật Bản đã đưa chuyển đổi số vào nông nghiệp. Nếu quý vị bộ trưởng bộ GD&ĐT vẫn bình chân như vại như các bộ trưởng trước đây: giáo viên lên lớp chỉ với viên phấn và bảng đen thì đừng nói đến việc đổi mới căn bản và toàn diện!

- Trong năm học 2021-2022, hiệu trưởng Quang Trung đã dành cả 3 tháng hè để chuyển các bộ đĩa DVD về sách giáo khoa điện tử thành các USB nhỏ bé để mọi học sinh sử dụng tự học trước ở nhà mà không cần đi học thêm, tránh việc đua nhau đi học thêm gây bức xúc xã hội. Riêng giáo viên, hiệu trưởng cũng coppy bài giảng điện tử e-Learning cả 3 khối 10,11 và 12 để phát đến tận tay từng giáo để soạn giáo án điện tử trước khi lên lớp.

 

         Nơi nhận:                                                                     HIỆU TRƯỞNG

-        Như trên

-        Lưu VT

                                                           PHẠM SỸ LIÊM

   :: Các tin khác

 
Điện thoại : 0511.3691445 - 0511.3656697 * Email: quangtrung.thpt@yahoo.com
* - Website: thptquangtrung.vn * Website : thpt-quangtrung-danang.edu.vn