TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I – LỚP 11
MÔN: NGỮ VĂN
NĂM HỌC: 2022- – 2023
I. Phần Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ câu 1 - câu 4:
“Như những con chim kỳ diệu trong truyện cổ tích, sách ca hát về cuộc sống đa dạng và phong phú như thế nào, con người táo bạo như thế nào trong khát vọng đạt tới cái thiện và cái đẹp. Và càng đọc, trong lòng tôi càng tràn đầy tinh thần lành mạnh và hăng hái. Tôi trở nên điềm tĩnh hơn, tin ở mình hơn, làm việc hợp lý hơn và ngày càng ít để ý hơn đến vô số những chuyện bực bội trong cuộc sống.
Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên, tôi tách khỏi con thú để tiến gần tới con người, tới gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất, và về sự thèm khát cuộc sống ấy…”
(Tôi đã học tập như thế nào - MacXim Gorki)
Câu 1. Cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn trích . (0.5đ)
Câu 2. Xác định 1 biện pháp tu từ có trong đoạn trích trên. (0,5đ )
Câu 3. Hãy giải thích vì sao tác giả lại cho rằng “Mỗi cuốn sách là những bậc thang nhỏ mà khi bước lên tôi tách khỏi con thú để lên tới gần con người”. (1đ )
Câu 4. Nêu nội dung chính của đoạn trích. (1đ )
II. Phần Làm văn (7,0 điểm)
Hãy phân tích tâm trạng đợi tàu đêm đi qua phố huyện của nhân vật Liên trong truyện ngắn Hai đứa trẻ (Thạch Lam).
TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG NĂM HỌC 2019-2020 | ĐÁP ÁN THI HỌC KỲ I – KHỐI 11 MÔN : NGỮ VĂN |
Học sinh có thể làm theo nhiều cách khác nhau,khuyến khích những bài làm có sự liên hệ, sáng tạo phù hợp nhưng phải đảm bảo các ý sau :
| NỘI DUNG | ĐIỂM |
I. | PHẦN ĐỌC HIỂU | 3.0đ |
Câu 1 | Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: Tự sự. | 0.5 |
Câu 2 | Xác định biện pháp tu từ: Liệt kê | 0.5 |
Câu 3 | Giải thích: Sách mang lại tri thức, mở mang trí tuệ cho con người; sách bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm cho con người; giúp cuộc sống con người có ý nghĩa hơn trong khát vọng đạt tới cái thiện và cái đẹp. | 1 |
Câu 4 | Nội dung chính của đoạn trích: Bàn về tác dụng của việc đọc sách | 1 |
II. | PHẦN LÀM VĂN | 7.0 đ |
| Học sinh có thể trình bày theo các cách khác nhau nhưng cần đảm bảo những nội dung sau. | |
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận. - Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. - Mở bài nêu được vấn đề; Thân bài triển khai được vấn đề; Kết bài kết luận được vấn đề. | 0.5 |
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Liên trong tác phẩm là một nhân vật để lại nhiều sự trân trọng nơi bạn đọc bởi những suy nghĩ, cảm nhận rất tinh tế. Nhà văn đã hướng ngòi bút khắc họa tâm trạng nhân vật để làm nổi bật điều đó. | 0.5 |
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; Kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng. |
Mở bài | - Giới thiệu vài nét về tác giả Thạch Lam và truyện ngắn Hai đứa trẻ - Nêu vấn đề nghị luận: Liên trong tác phẩm là một nhân vật để lại nhiều sự trân trọng nơi bạn đọc bởi những suy nghĩ, cảm nhận rất tinh tế. Nhà văn đã hướng ngòi bút khắc họa tâm trạng nhân vật để làm nổi bật điều đó | 0.5 |
Thân bài | 1. Tâm trạng nhân vật Liên trước khi tàu đến - Liên cùng em trai dù đã rất buồn ngủ nhưng vẫn cố thức để đợi tàu bởi: + Liên thức vì muốn được nhìn thấy chuyến tàu như một hoạt động cuối cùng của đêm khuya + Tâm hồn Liên yên tĩnh hẳn, có những cảm giác mơ hồ không hiểu + Liên chăm chú để ý từng đèn ghi, ngọn lửa xanh biếc… - Tiếng Liên gọi em một cách cuống quýt, giục giã như thể nếu chậm một chút sẽ mất đi điều gì đó quý giá ⇒ Niềm háo hức, mong ngóng chuyến tàu đêm như mong ngóng một điều gì đó tươi sáng hơn cho cuộc sống vốn tẻ nhạt thường ngày 2. Tâm trạng nhân vật Liên khi tàu đến - Liên dắt em đứng dậy để nhìn đoàn tàu vượt qua - Dù chỉ trong chốc lát, Liên cũng thấy “những toa hạng trên sang trọng lố nhố người, đồng và kền lấp lánh” ⇒ Liên thấy một thế giới khác với cuộc sống thường ngày của chị - Đứng lặng ngắm đoàn tàu đi qua, Liên không trả lời câu hỏi của em, trong tâm hồn cô cơn xúc động vẫn chưa lắng xuống - Liên mơ tưởng về Hà Nội, một Hà Nội sáng rực và xa xăm, một Hà Nội đẹp, giàu sang và sung sướng... Sự hồi tưởng ấy càng khiến Liên thêm tiếc nuối và ngán ngẩm cho cuộc sống hiện tại. ⇒ Tâm trạng xúc động, vui sướng, hạnh phúc, mơ mộng 3. Tâm trạng nhân vật Liên khi tàu đi - Như bao con người khác, Liên cũng “mong đợi một cái gì đó tươi sáng cho cuộc sống hằng ngày” - Khi tàu đi qua, Liên trở về với tâm trạng buồn như cuộc sống thường ngày nơi phố huyện - Con tàu như niềm vui lóe lên trong chốc lát làm con người mơ tưởng rồi lại chìm vào trong bóng đen dày đặc - Tất cả chìm trong màn đêm với ngọn đèn tù mù chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ đi vào giấc ngủ chập chờn của Liên ⇒ Tâm trạng nuối tiếc, niềm suy tư thao thức về cuộc sống hằng ngày nơi phố huyện nghèo 4. Nghệ thuật xây dựng nhân vật - Nghệ thuật miêu tả nội tâm - Bút pháp hiện thực kết hợp lãng mạn | 1.5 1.5 1.5 0.5 |
Kết bài | - Khái quát lại sự chuyển biến tâm trạng nhân vật Liên - Đây là nhân vật Thạch Lam gửi gắm niềm xót thương cho những con người bé nhỏ và trân trọng niềm ước mong một cuộc sống tươi sáng hơn. | 0.5 |
| Tổng | 10.0đ |
SỞ GD VÀ ĐT ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG ĐỀ THI HK I NĂM HỌC 2019-2020
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian: 90 phút ( không kể thời gian giao đề)
I. Phần Đọc hiểu: (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ câu 1 - câu 4:
“Có một truyền thuyết về con chim chỉ hót một lần trong đời, nhưng nó hót hay nhất thế gian. Có lần nó rời tổ bay đi tìm bụi mận gai và tìm ra bằng được mới thôi. Giữa đám cành gai góc, nó cất tiếng hát bài ca của mình và lao ngực vào chiếc gai dài nhất, nhọn nhất. Vượt lên trên nỗi đau khôn tả, nó vừa hót vừa lịm dần đi và tiếng ca hân hoan ấy đáng cho cả sơn ca và họa mi phải ghen tị. Bài ca duy nhất có một không hai, bài ca phải đổi bằng tính mạng mới có được. Nhưng cả thế gian lặng đi khi lắng nghe, và chính Thượng Đế trên Thiên Đình cũng mỉm cười. Bởi vì tất cả những gì tốt đẹp nhất chỉ có thể có được khi ta chịu trả giá bằng nỗi đau khổ vĩ đại nhất.”
(Trích Tiếng chim hót trong bụi mận gai-Collen M. Cullough)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích? (0.5đ)
Câu 2: Tìm 1 hình ảnh ẩn dụ có trong đoạn trích và nêu tác dụng? (0.5đ)
Câu 3: Câu chuyện trong đoạn trích gửi đến độc giả thông điệp gì? (1đ)
Câu 4: Từ thông điệp trên Anh/chị hãy viết 1 đoạn văn ngắn (5-7 câu) về bài học rút ra cho bản thân? (1đ)
II. Phần Làm văn (7,0 điểm)
Anh/ chị hãy phân tích tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ sau:
“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non.
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.
Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con!”
(Tự tình II – Hồ Xuân Hương, SGK Ngữ văn 11, Tập 1, NXB Giáo dục, 2008, tr.19)
SỞ GD VÀ ĐT ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG ĐỀ THI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2022-2023
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian: 90 phút ( không kể thời gian giao đề)
I. Phần Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ câu 1 - câu 4:
“Như những con chim kỳ diệu trong truyện cổ tích, sách ca hát về cuộc sống đa dạng và phong phú như thế nào, con người táo bạo như thế nào trong khát vọng đạt tới cái thiện và cái đẹp. Và càng đọc, trong lòng tôi càng tràn đầy tinh thần lành mạnh và hăng hái. Tôi trở nên điềm tĩnh hơn, tin ở mình hơn, làm việc hợp lý hơn và ngày càng ít để ý hơn đến vô số những chuyện bực bội trong cuộc sống.
Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên, tôi tách khỏi con thú để tiến gần tới con người, tới gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất, và về sự thèm khát cuộc sống ấy…”
(Tôi đã học tập như thế nào - MacXim Gorki)
Câu 1. Cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn trích . (0.5đ)
Câu 2. Xác định 1 biện pháp tu từ có trong đoạn trích trên. (0,5đ )
Câu 3. Hãy giải thích vì sao tác giả lại cho rằng “Mỗi cuốn sách là những bậc thang nhỏ mà khi bước lên tôi tách khỏi con thú để lên tới gần con người”. (1đ)
Câu 4. Nêu nội dung chính của đoạn trích. (1đ )
II. Phần Làm văn (7,0 điểm)
Hãy phân tích tâm trạng đợi tàu đêm đi qua phố huyện của nhân vật Liên trong truyện ngắn Hai đứa trẻ (Thạch Lam).
SỞ GD VÀ ĐT ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG ĐỀ THI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2019-2020
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian: 90 phút ( không kể thời gian giao đề)
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm):
Đọc đoạn văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1- câu 4:
“Chuyện kể rằng: em, cô gái mở đường
Ðể cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương
Cho đoàn xe kịp giờ ra trận
Em đã lấy tình yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa
Ðánh lạc hướng thù. Hứng lấy luồng bom...
Tôi nhìn xuống hố bom đã giết em
Mưa đọng lại một khoảng trời nho nhỏ
Ðất nước mình nhân hậu
Có nước trời xoa dịu vết thương đau…
[…] Em nằm dưới đất sâu
Như khoảng trời đã nằm yên trong đất
Đêm đêm tâm hồn em tỏa sáng
Những vì sao ngời chói lung linh
Có phải làn da em mềm mại trắng trong
Đã hóa thành những làn mây trắng
Và ban ngày khoảng trời ngập nắng
Đi qua khoảng trời em – Vầng dương thao thức
Hỡi mặt trời hay chính trải tim em trong ngực
Soi cho tôi
Ngày hôm nay bước tiếp quãng đường dài.
(Trích Khoảng trời, hố bom –Lâm Thị Mỹ Dạ,
Văn chương một thời để nhớ,NXB Văn học 2006)
Câu 1: Xác định hai phương thức biểu đạt của đoạn văn bản. (0,5 đ )
Câu 2: Chỉ ra 1 biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ và tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó. (0,5 đ )
Câu 3: Anh/chị hiểu như thế nào về hai hình ảnh hố bom và khoảng trời? (1,0đ )
Câu 4: Nêu nội dung chính của đoạn thơ. (1,0 đ )
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm):
Phân tích hình tượng bát cháo hành trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao
SỞ GD VÀ ĐT ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG ĐỀ THI HỌC KÌ I NĂM HỌ-2022-2023
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian: 90 phút ( không kể thời gian giao đề)
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm).
Đọc đoạn văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1- câu 4:
“Các anh đứng như tượng đài quyết tử
Thêm một lần Tổ quốc được sinh ra
Dòng máu Việt chảy trong hồn người Việt
Đang bồn chồn thao thức với Trường Sa
Khi hy sinh ở đảo đá Gạc Ma
Họ đã lấy ngực mình làm lá chắn
Để một lần Tổ quốc được sinh ra” (Nguyễn ViệtChiến, Tổ quốc ở Trường Sa)
Câu 1. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? (0,5đ )
Câu 2. Chỉ ra và nêu hiệu quả của 1 phép tu từ được sử dụng trong bài thơ . (0.5đ)
Câu 3. Hai từ “bồn chồn”, “thao thức” thể hiện tình cảm gì đốivới Trường Sa? (1,0đ)
Câu 4. Viết một đoạn văn ngắn (từ 5-7 dòng) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với việc bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ Quốc. (1,0đ).
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm).
Phân tích vẻ đẹp hình tượng nhân vật Huấn Cao trongtruyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
SỞ GD VÀ ĐT ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG ĐỀ THI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2022-2023
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian: 90 phút ( không kể thời gian giao đề)
I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA.
1. Kiến thức: Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng đối với một số nội dung Tiếng Việt, Đọc hiểu và Làm văn trọng tâm trong chương trình học kỳ I.
2. Kỹ năng: Đánh giá kỹ năng Đọc hiểu một văn bản ngoài sách giáo khoa và kỹ năng vận dụng các thao tác lập luận để viết bài văn nghị luận văn học; kỹ năng trình bày và diễn đạt các nội dung bài viết một cách sáng sủa, đúng quy cách.
3. Thái độ: Có quan điểm tích cực trước những vấn đề cần nghị luận, định hướng cho học sinh lối sống đúng đắn, tính chung thực trong thi cử.
=> Năng lực: Phát huy năng lực tư duy, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực sáng tạo của học sinh.
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA:
1. Hình thức: Tự luận, thời gian 90 phút
2. Cách thức tổ chức kiểm tra: Kiểm tra chung
III. THIẾT LẬP MA TRẬN
Mức độ NLĐG | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng thấp | Vận dụng cao | Cộng |
I. Đọc- hiểu | 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích? (0.5đ) 2. Tìm 1 hình ảnh ẩn dụ có trong đoạn trích và nêu tác dụng? (0.5đ) | 3. Câu chuyện trong đoạn trích gửi đến độc giả thông điệp gì? (1đ) | 4. Từ thông điệp trên Anh/chị hãy viết 1 đoạn văn ngắn (5-7 câu) về bài học rút ra cho bản thân? (1đ) | | |
Số câu | 2 | 1 | 1 | | 4 câu |
Số điểm | 1,0đ | 1,0 đ | 1,0đ | | 3đ |
Tỉ lệ | 10% | 10% | 10% | | 30% |
II. Làm văn | | | | 1. Anh/ chị hãy phân tích tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ Tự tình II của Hồ Xuân Hương. | |
Số câu | 0 | 0 | 0 | 1 | 1 câu |
Số điểm | 0 | 0 | 0 | 7đ | 7đ |
Tỉ lệ | % | % | % | 70% | 70% |
Tổng cộng | | | | | |
Số câu | 2 | 1 | 1 | 1 | 5 câu |
Số điểm | 1,0đ | 1,0đ | 1,0đ | 7,0đ | 10đ |
Tỉ lệ | 10% | 10% | 10% | 70% | 100% |
ĐỀ KIỂM TRA
I. Phần Đọc hiểu: (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ câu 1 - câu 4:
“Có một truyền thuyết về con chim chỉ hót một lần trong đời, nhưng nó hót hay nhất thế gian. Có lần nó rời tổ bay đi tìm bụi mận gai và tìm ra bằng được mới thôi. Giữa đám cành gai góc, nó cất tiếng hát bài ca của mình và lao ngực vào chiếc gai dài nhất, nhọn nhất. Vượt lên trên nỗi đau khôn tả, nó vừa hót vừa lịm dần đi và tiếng ca hân hoan ấy đáng cho cả sơn ca và họa mi phải ghen tị. Bài ca duy nhất có một không hai, bài ca phải đổi bằng tính mạng mới có được. Nhưng cả thế gian lặng đi khi lắng nghe, và chính Thượng Đế trên Thiên Đình cũng mỉm cười. Bởi vì tất cả những gì tốt đẹp nhất chỉ có thể có được khi ta chịu trả giá bằng nỗi đau khổ vĩ đại nhất.”
(Trích Tiếng chim hót trong bụi mận gai-Collen M. Cullough)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích? (0.5đ)
Câu 2: Tìm 1 hình ảnh ẩn dụ có trong đoạn trích và nêu tác dụng? (0.5đ)
Câu 3: Câu chuyện trong đoạn trích gửi đến độc giả thông điệp gì? (1đ)
Câu 4: Từ thông điệp trên Anh/chị hãy viết 1 đoạn văn ngắn (5-7 câu) về bài học rút ra cho bản thân? (1đ)
II. Phần Làm văn (7,0 điểm)
Anh/ chị hãy phân tích tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ sau:
“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non.
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.
Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con!”
(Tự tình II – Hồ Xuân Hương, SGK Ngữ văn 11, Tập 1, NXB Giáo dục, 2008, tr.19)
ĐÁP ÁN
Học sinh có thể làm theo nhiều cách khác nhau,khuyến khích những bài làm có sự liên hệ, sáng tạo phù hợp nhưng phải đảm bảo các ý sau :
| Nội dung | Điểm |
I | PHẦN ĐỌC HIỂU | 3.0 đ |
Câu 1 | Phương thức biểu đạt chính: Tự sự | 0.5 |
Câu 2 | HS có thể tìm 1 trong các biện pháp ẩn dụ sau · Chiếc gai nhọn: ẩn dụ cho những khó khăn, thử thách mà mỗi người phải vượt qua trong cuộc sống. · Bài ca duy nhất, có một không hai: ẩn dụ cho những điều tốt đẹp, có giá trị nhất trong cuộc sống mà con người có được nhờ vượt qua khó khăn, thử thách... | 0.5 |
Câu 3 | HS có thể hiểu những thông điệp khác nhau và trình bày được một trong số các ý nghĩa sau: - Những gì tốt đẹp nhất trong cuộc sống (tri thức, tình bạn, tình yêu, hạnh phúc...) chỉ có thể có được khi ta trải qua những khó khăn, gian khổ, thậm chí phải trả giá bằng chính nỗi đau khổ "vĩ đại", bằng cả sự sống và sinh mạng của mình)
- Mỗi người hãy biết vượt lên trên những gian khổ, bất hạnh bằng nghị lực và khát vọng sống mãnh liệt để dâng hiến cho cuộc đời những điều đẹp đẽ, quí giá.
- Ý nghĩa của cuộc đời không phải là ta đã tồn tại bao lâu mà là ta đã sống như thế nào và làm được điều gì trong cuộc đời....
| 0.5 |
Câu 4 | HS có thể rút ra 01 bài học theo ý kiến riêng, có thể viết đoạn văn theo định hướng sau: (1,0) - Bài học về nghị lực sống, dám vượt khó để giành những điều tốt đẹp nhất.
- Bài học về lí tưởng sống đẹp, sẵn sàng trả giá để sống có ý nghĩa, tránh xa cuộc sống tẻ nhạt, trống rống vô nghĩa.
- Bài học về sự biết ơn, trân trọng thành quả lao động và những điều vô giá khác (độc lâp, tự do...) vì để có được những điều qúi giá đó, loài người phải trả giá bằng công sức, thậm chí cả sinh mệnh của chính mình....
| 1 |
II | PHẦN LÀM VĂN | 7.0 đ |
| Học sinh có thể trình bày theo các cách khác nhau nhưng cần đảm bảo những nội dung sau. a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận. - Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. - Mở bài nêu được vấn đề; Thân bài triển khai được vấn đề; Kết bài kết luận được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Bài thơ thể hiện nỗi buồn và tâm sự của nhà thơ về số phận lẻ loi của mình và niềm khát khao được hạnh phúc, được yêu thương. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; Kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng. |
| 0.5 0.5 |
Mở bài | Giới thiệu vài nét về tác giả,tác phẩm - Giới thiệu chung : Hồ Xuân Hương là một nhà thơ lớn của VN. Được mệnh danh là bà chúa thơ Nôm (Xuân Diệu) - Giới thiệu về bài thơ "Tự tình" | 0.5 |
Thân bài | *Hai câu đề: +Hoàn cảnh :giữa đêm khuya, thao thức, nghe tiếng trống dồn dập sang canh +Thấy mình cô độc giữa cuộc đời .Câu thơ ngắt làm 3 như một sự chì chiết, bẽ bàng, buồn bực. Cái hồng nhan ấy không được quân tử yêu thương mà lại vô duyên, vô nghĩa, trơ lì ra với nước non. Hai câu thơ tạc vào không gian, thời gian hình tượng một người đàn bà trầm uất, đang đối diện với chính mình. | 1.25 |
*Hai câu thực:Nói lên suy nghĩ của nhà thơ: + Buồn, uống chén rượu để quên nhưng càng uống càng tỉnh, tỉnh lại càng buồn hơn.Hình ảnh người phụ nữ uống rượu một mình giữa đêm trăng, đem chính cái hồng nhan của mình ra làm thức nhấm, để rồi sững sờ phát hiện ra rằng trong cuộc đời mình không có cái gì là viên mãn cả, đều dang dở, muộn màng. + Hai câu đối thanh nghịch ý: Người say lại tỉnh >< trăng khuyết vẫn khuyết . Con người muốn thay đổi mà hoàn cảnh cứ ỳ ra vô cùng cô đơn, buồn và tuyệt vọng. | 1.25 |
*Hai câu luận: - Động từ mạnh: Xiên ngang, đâm toạc-> Tả cảnh thiên nhiên kì lạ phi thường, đầy sức sống: Muốn phá phách, tung hoành - cá tính Hồ Xuân Hương: Mạnh mẽ, quyết liệt, tìm mọi cách vượt lên số phận. Những đám rêu trên mặt đất, mấy hòn đá phía chân trời. Những hình ảnh rất thực, ước lệ. - Phép đảo ngữ và nghệ thuật đối: Sự phẫn uất của thân phận rêu đá, cũng là sự phẫn uất, phản kháng của tâm trạng nhân vật trữ tình. - Cái nhìn khoẻ khoắn. Có 1 sự phản kháng, sự vươn lên để khẳng định chỗ đứng của mình. | 1.25 |
* Hai câu kết: +Từ thiên nhiên xung quanh, nhìn lại bản thân mình, cảm thấy ngán nỗi, buồn cho mình, nghịch lí. +Thời gian cứ trôi qua xuân đi xuân lại lại, một sự tuần hoàn liên tục nghe mà ngán ngẩm cho duyên phận của mình. Tuổi xuân trôi qua mà lại không có tình duyên trọn vẹn,hạnh phúc không viên mãn. +Câu thơ nát vụn ra, vật vã đến nhức nhối vì cái duyên tình hẩm hiu, lận đận của nhà thơ. Càng gắng gượng vươn lên càng rơi vào bi kịch | 1.25 |
Kết bài | -Một bài thơ chứa đựng nỗi buồn và niềm khát khao chân thành -Trong nền thơ trung đại, lần đầu tiên mới có 1 người phụ nữ dám nói lên điều ấy | 0.5 |
| TỔNG | 10.0 |
SỞ GD VÀ ĐT ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG ĐỀ THI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2019-2020
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian: 90 phút ( không kể thời gian giao đề)
I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA.
1. Kiến thức: Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng đối với một số nội dung Tiếng Việt, Đọc hiểu và Làm văn trọng tâm trong chương trình học kỳ I.
2. Kỹ năng: Đánh giá kỹ năng Đọc hiểu một văn bản ngoài sách giáo khoa và kỹ năng vận dụng các thao tác lập luận để viết bài văn nghị luận văn học; kỹ năng trình bày và diễn đạt các nội dung bài viết một cách sáng sủa, đúng quy cách.
3. Thái độ: Có quan điểm tích cực trước những vấn đề cần nghị luận, định hướng cho học sinh lối sống đúng đắn, tính chung thực trong thi cử.
=> Năng lực: Phát huy năng lực tư duy, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực sáng tạo của học sinh.
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA:
1. Hình thức: Tự luận, thời gian 90 phút
2. Cách thức tổ chức kiểm tra: Kiểm tra chung
III. THIẾT LẬP MA TRẬN
Mức độ NLĐG | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng thấp | Vận dụng cao | Cộng |
I. Đọc- hiểu | 1. Cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn trích . (0.5đ) 2. Xác định 1 biện pháp tu từ có trong đoạn trích trên. (0,5đ ) | 3. Hãy giải thích vì sao tác giả lại cho rằng “Mỗi cuốn sách là những bậc thang nhỏ mà khi bước lên tôi tách khỏi con thú để lên tới gần con người”. (1đ) | 4. Nêu nội dung chính của đoạn trích. (1đ ) | | |
Số câu | 2 | 1 | 1 | | 4 câu |
Số điểm | 1,0đ | 1,0 đ | 1,0đ | | 3đ |
Tỉ lệ | 10% | 10% | 10% | | 30% |
II. Làm văn | | | | 1. Hãy phân tích tâm trạng đợi tàu đêm đi qua phố huyện của nhân vật Liên trong truyện ngắn Hai đứa trẻ (Thạch Lam). | |
Số câu | 0 | 0 | 0 | 1 | 1 câu |
Số điểm | 0 | 0 | 0 | 7đ | 7đ |
Tỉ lệ | % | % | % | 70% | 70% |
Tổng cộng | | | | | |
Số câu | 2 | 1 | 1 | 1 | 5 câu |
Số điểm | 1,0đ | 1,0đ | 1,0đ | 7,0đ | 10đ |
Tỉ lệ | 10% | 10% | 10% | 70% | 100% |
ĐỀ KIỂM TRA
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ câu 1 - câu 4:
“Như những con chim kỳ diệu trong truyện cổ tích, sách ca hát về cuộc sống đa dạng và phong phú như thế nào, con người táo bạo như thế nào trong khát vọng đạt tới cái thiện và cái đẹp. Và càng đọc, trong lòng tôi càng tràn đầy tinh thần lành mạnh và hăng hái. Tôi trở nên điềm tĩnh hơn, tin ở mình hơn, làm việc hợp lý hơn và ngày càng ít để ý hơn đến vô số những chuyện bực bội trong cuộc sống.
Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên, tôi tách khỏi con thú để tiến gần tới con người, tới gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất, và về sự thèm khát cuộc sống ấy…”
(Tôi đã học tập như thế nào - MacXim Gorki)
Câu 1. Cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn trích . (0.5đ)
Câu 2. Xác định 1 biện pháp tu từ có trong đoạn trích trên. (0,5đ )
Câu 3. Hãy giải thích vì sao tác giả lại cho rằng “Mỗi cuốn sách là những bậc thang nhỏ mà khi bước lên tôi tách khỏi con thú để lên tới gần con người”. (1đ)
Câu 4. Nêu nội dung chính của đoạn trích. (1đ )
II. Phần Làm văn (7,0 điểm)
Hãy phân tích tâm trạng đợi tàu đêm đi qua phố huyện của nhân vật Liên trong truyện ngắn Hai đứa trẻ (Thạch Lam).
ĐÁP ÁN
Học sinh có thể làm theo nhiều cách khác nhau,khuyến khích những bài làm có sự liên hệ, sáng tạo phù hợp nhưng phải đảm bảo các ý sau :
| NỘI DUNG | ĐIỂM |
I. | PHẦN ĐỌC HIỂU | 3.0đ |
Câu 1 | Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: Tự sự. | 0.5 |
Câu 2 | Xác định biện pháp tu từ: Liệt kê | 0.5 |
Câu 3 | Giải thích: Sách mang lại tri thức, mở mang trí tuệ cho con người; sách bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm cho con người; giúp cuộc sống con người có ý nghĩa hơn trong khát vọng đạt tới cái thiện và cái đẹp. | 1 |
Câu 4 | Nội dung chính của đoạn trích: Bàn về tác dụng của việc đọc sách | 1 |
II. | PHẦN LÀM VĂN | 7.0 đ |
| Học sinh có thể trình bày theo các cách khác nhau nhưng cần đảm bảo những nội dung sau. | |
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận. - Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. - Mở bài nêu được vấn đề; Thân bài triển khai được vấn đề; Kết bài kết luận được vấn đề. | 0.5 |
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Liên trong tác phẩm là một nhân vật để lại nhiều sự trân trọng nơi bạn đọc bởi những suy nghĩ, cảm nhận rất tinh tế. Nhà văn đã hướng ngòi bút khắc họa tâm trạng nhân vật để làm nổi bật điều đó. | 0.5 |
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; Kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng. |
Mở bài | - Giới thiệu vài nét về tác giả Thạch Lam và truyện ngắn Hai đứa trẻ - Nêu vấn đề nghị luận: Liên trong tác phẩm là một nhân vật để lại nhiều sự trân trọng nơi bạn đọc bởi những suy nghĩ, cảm nhận rất tinh tế. Nhà văn đã hướng ngòi bút khắc họa tâm trạng nhân vật để làm nổi bật điều đó | 0.5 |
Thân bài | 1. Tâm trạng nhân vật Liên trước khi tàu đến - Liên cùng em trai dù đã rất buồn ngủ nhưng vẫn cố thức để đợi tàu bởi: + Liên thức vì muốn được nhìn thấy chuyến tàu như một hoạt động cuối cùng của đêm khuya + Tâm hồn Liên yên tĩnh hẳn, có những cảm giác mơ hồ không hiểu + Liên chăm chú để ý từng đèn ghi, ngọn lửa xanh biếc… - Tiếng Liên gọi em một cách cuống quýt, giục giã như thể nếu chậm một chút sẽ mất đi điều gì đó quý giá ⇒ Niềm háo hức, mong ngóng chuyến tàu đêm như mong ngóng một điều gì đó tươi sáng hơn cho cuộc sống vốn tẻ nhạt thường ngày 2. Tâm trạng nhân vật Liên khi tàu đến - Liên dắt em đứng dậy để nhìn đoàn tàu vượt qua - Dù chỉ trong chốc lát, Liên cũng thấy “những toa hạng trên sang trọng lố nhố người, đồng và kền lấp lánh” ⇒ Liên thấy một thế giới khác với cuộc sống thường ngày của chị - Đứng lặng ngắm đoàn tàu đi qua, Liên không trả lời câu hỏi của em, trong tâm hồn cô cơn xúc động vẫn chưa lắng xuống - Liên mơ tưởng về Hà Nội, một Hà Nội sáng rực và xa xăm, một Hà Nội đẹp, giàu sang và sung sướng... Sự hồi tưởng ấy càng khiến Liên thêm tiếc nuối và ngán ngẩm cho cuộc sống hiện tại. ⇒ Tâm trạng xúc động, vui sướng, hạnh phúc, mơ mộng 3. Tâm trạng nhân vật Liên khi tàu đi - Như bao con người khác, Liên cũng “mong đợi một cái gì đó tươi sáng cho cuộc sống hằng ngày” - Khi tàu đi qua, Liên trở về với tâm trạng buồn như cuộc sống thường ngày nơi phố huyện - Con tàu như niềm vui lóe lên trong chốc lát làm con người mơ tưởng rồi lại chìm vào trong bóng đen dày đặc - Tất cả chìm trong màn đêm với ngọn đèn tù mù chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ đi vào giấc ngủ chập chờn của Liên ⇒ Tâm trạng nuối tiếc, niềm suy tư thao thức về cuộc sống hằng ngày nơi phố huyện nghèo 4. Nghệ thuật xây dựng nhân vật - Nghệ thuật miêu tả nội tâm - Bút pháp hiện thực kết hợp lãng mạn | 1.5 1.5 1.5 0.5 |
Kết bài | - Khái quát lại sự chuyển biến tâm trạng nhân vật Liên - Đây là nhân vật Thạch Lam gửi gắm niềm xót thương cho những con người bé nhỏ và trân trọng niềm ước mong một cuộc sống tươi sáng hơn. | 0.5 |
| Tổng | 10.0đ |
SỞ GD VÀ ĐT ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG ĐỀ THI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2022-2023
SỞ GD VÀ ĐT ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG ĐỀ THI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2022-2023
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian: 90 phút ( không kể thời gian giao đề)
I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA.
1. Kiến thức: Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng đối với một số nội dung Tiếng Việt, Đọc hiểu và Làm văn trọng tâm trong chương trình học kỳ I.
2. Kỹ năng: Đánh giá kỹ năng Đọc hiểu một văn bản ngoài sách giáo khoa và kỹ năng vận dụng các thao tác lập luận để viết bài văn nghị luận văn học; kỹ năng trình bày và diễn đạt các nội dung bài viết một cách sáng sủa, đúng quy cách.
3. Thái độ: Có quan điểm tích cực trước những vấn đề cần nghị luận, định hướng cho học sinh lối sống đúng đắn, tính chung thực trong thi cử.
=> Năng lực: Phát huy năng lực tư duy, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực sáng tạo của học sinh.
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA:
1. Hình thức: Tự luận, thời gian 90 phút
2. Cách thức tổ chức kiểm tra: Kiểm tra chung
III. THIẾT LẬP MA TRẬN
Mức độ NLĐG | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng thấp | Vận dụng cao | Cộng |
I. Đọc- hiểu | 1. Xác định haiphương thức biểuđạt của đoạn vănbản. (0,5 đ ) 2. Chỉ ra 1 biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ và tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó.(0,5đ) | 3. Anh/chị hiểu như thế nào về hai hình ảnh hố bom và khoảng trời ? (1,0đ ) | 4. Nêu nội dungchính của đoạnthơ. (1,0 đ ) | | |
Số câu | 2 | 1 | 1 | | 4 câu |
Số điểm | 1,0đ | 1,0 đ | 1,0đ | | 3đ |
Tỉ lệ | 10% | 10% | 10% | | 30% |
II. Làm văn | | | | 1. Phân tích hình tượng bát cháo hành trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao | |
Số câu | 0 | 0 | 0 | 1 | 1 câu |
Số điểm | 0 | 0 | 0 | 7đ | 7đ |
Tỉ lệ | % | % | % | 70% | 70% |
Tổng cộng | | | | | |
Số câu | 2 | 1 | 1 | 1 | 5 câu |
Số điểm | 1,0đ | 1,0đ | 1,0đ | 7,0đ | 10đ |
Tỉ lệ | 10% | 10% | 10% | 70% | 100% |
ĐỀ KIỂM TRA
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm):
Đọc đoạn văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1- câu 4:
“Chuyện kể rằng: em, cô gái mở đường
Ðể cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương
Cho đoàn xe kịp giờ ra trận
Em đã lấy tình yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa
Ðánh lạc hướng thù. Hứng lấy luồng bom...
Tôi nhìn xuống hố bom đã giết em
Mưa đọng lại một khoảng trời nho nhỏ
Ðất nước mình nhân hậu
Có nước trời xoa dịu vết thương đau…
[…] Em nằm dưới đất sâu
Như khoảng trời đã nằm yên trong đất
Đêm đêm tâm hồn em tỏa sáng
Những vì sao ngời chói lung linh
Có phải làn da em mềm mại trắng trong
Đã hóa thành những làn mây trắng
Và ban ngày khoảng trời ngập nắng
Đi qua khoảng trời em – Vầng dương thao thức
Hỡi mặt trời hay chính trải tim em trong ngực
Soi cho tôi
Ngày hôm nay bước tiếp quãng đường dài.
(Trích Khoảng trời, hố bom –Lâm Thị Mỹ Dạ,
Văn chương một thời để nhớ,NXB Văn học 2006)
Câu 1: Xác định hai phương thức biểu đạt của đoạn văn bản. (0,5 đ )
Câu 2: Chỉ ra 1 biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ và tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó. (0,5 đ )
Câu 3: Anh/chị hiểu như thế nào về hai hình ảnh hố bom và khoảng trời? (1,0đ )
Câu 4: Nêu nội dung chính của đoạn thơ. (1,0 đ )
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm):
Phân tích hình tượng bát cháo hành trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao
ĐÁP ÁN
Học sinh có thể làm theo nhiều cách khác nhau,khuyến khích những bài làm có sự liên hệ, sáng tạo phù hợp nhưng phải đảm bảo các ý sau :
| NỘI DUNG | ĐIỂM |
I | PHẦN ĐỌC HIỂU | 3.0đ |
Câu 1 | Hai phương thức biểu đạt: - Tự sự - Biểu cảm | 0.5 |
Câu 2 | HS có thể nêu ra 1 trong các biện pháp sau – Biện pháp so sánh: Em nằm dưới đất sâu/ Như khoảng trời đã nằm yên trong đất (Tác dụng: Biểu thị nỗi tiếc thương của tác giả và ngợi ca vẻ đẹp tâm hổn cũng như sự bất tử của cô gái). – Biện pháp ẩn dụ: trái tim em trong ngực soi cho tôi bước tiếp quãng đường dài (tinh thần yêu nước, lòng quả cảm của cô gái đã thành vầng sáng soi đường, tiếp thêm sức mạnh cho nhân vật trữ tình). – Hình ảnh liên tưởng: Làn da em mềm mại trắng trong/ Đã hóa thành những làn mây trắng; Tác dụng: Gợi lên vẻ đẹp trắng trong, thanh khiết, cao cả và sự bất tử của người con gái mở đường cho xe đi. | 0.5 |
Câu 3 | - Hố bom: dưới lòng đất sâu thẳm; khoảngtrời: ở trên cao mênh mông - Hố bom: tượng trưng cho bom đạn, tội áccủa giặc và tàn tích đau thương của chiến tranh; khoảng trời: tượng trưngcho sự bình yên, hiền hòa, đôn hậu của dântộc Việt. =>Khoảng trời – hố bom chính là sự sống– cái chết, hòa bình – chiến tranh, bìnhyên – tàn khốc… | 1 |
Câu 4 | - Nội dung chính + Hình ảnh người nữ thanh niên xung phongmưu trí, dũng cảm, xả thân để cứu conđường cho đoàn quân ra trận. + Ca ngợi vẻ đẹp phẩm chất, tâm hồn ngườiViệt Nam thời chống Mỹ. | 1 |
II | PHẦN LÀM VĂN | 7.0 đ |
| Học sinh có thể trình bày theo các cách khác nhau nhưng cần đảm bảo những nội dung sau. | 0.5 |
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận. - Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. - Mở bài nêu được vấn đề; Thân bài triển khai được vấn đề; Kết bài kết luận được vấn đề. |
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận | 0.5 |
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; Kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng. |
Mở bài | - Giới thiệu về tác giả Nam Cao và tácphẩm Chí Phèo (Hoàn cảnh ra đời,cảmhứng chủ đạo…). - Nêu rõ luận đề | 0.5 |
Thân bài | Phân tích hình tượng bát cháo hành 1. Sự xuất hiện của bát cháo hành · Chi tiết xuất hiện trong phần giữa truyện · Sau cuộc gặp gỡ về thể xác giữa Chí Phèo và thị Nở ở vườn chuối, sáng hôm sau, Chí Phèo bị cảm. Chính Thị Nở là người đã chủ động về nhà nấu cháo sang mang sang cho Chí Phèo. | 1.0 |
2. Bát cháo hành trong cảm nhận của Chí Phèo - Thoạt đầu, Chí cảm thấy ngạc nhiên, rồi “Hết ngạc nhiên thì hắn thâý mắt hình như ươn ướt”. Và Chí Phèo đã khóc, dòng nước mắt xúc động nghẹn ngào vì đây là lần đầu tiên hắn được một người đàn bà cho, vì đã bao giờ hắn được người ta cho cái gì, toàn phải cướp giật, dọa nạt. Sau đó hắn thấy “bâng khuâng”, “mơ hồ buồn”, lại thấy “có cái gì như là ăn năn”
- Hắn thấy bát cháo hành ngon, chính tình yêu làm cho nó ngon
- Nhớ lại kí ức bà Ba Bá Kiến “Hắn chỉ thấy nhục chứ yêu đương gì"
- Hắn muốn làm người lương thiện “muốn làm lành với mọi người”, “Vì vậy bát cháo hành của thị Nở làm hắn suy nghĩ nhiều. Hắn có thể tìm bạn được, sao lại chỉ gây thù?”
| 1.25 |
| 3.Ý nghĩa hình tượng bát cháo hành – Về nội dung: · Là biểu tượng của tình yêu thương con người: Thị Nở nấu bát cháo hành cho Chí là bắt nguồn hoàn toàn từ tình thương đơn thuàn, từ sự cao cả của bản chất một người phụ nữ. "bát cháo hành" tượng hình cho tình cảm của thị Nở với Chí Phèo, một tình cảm dịu dảng, giản dị nhưng đong đầy ân tình, nhân nghĩa, là minh chứng của tình yêu muộn màng đã cứu vớt cuộc đời Chí · Không chỉ là liều thuốc giải cảm mà còn là hương vị của hạnh phúc, tình yêu muộn màng mà Chí Phèo được hưởng. Là liều thuốc chữa căn bệnh ăn sâu, đục khoét tâm hồn Chí bao nhiêu lâu nay: Chí muốn trở về làm người lương thiện. Nó vừa giúp Chí Phèo thoát ra khỏi cơn bệnh đầu tiên trong đời sau khi say rượu vừa khơi dậy bản chất ý thức con người ở Chí. · Khơi dậy niềm khao khát được làm hoà với mọi người, hi vọng vào một cơ hội được trở về với cuộc sống lương thiện – Về nghệ thuật: · Thể hiện chiều sâu tâm lí, tính cách và bi kịch của nhân vật Chí Phèo. Thì ra hắn không hoàn toàn là một con quỷ dữ, không hoàn toàn mất hết tính người mà sâu bên trong hắn vẫn là một người lương thiện, một anh canh điền với những ước mơ, khao khát rất đời thường, chính tình yêu thương đã đánh thức bản chất hiền lành ở trong cái lốt ác quỷ kia,“hắn muốn làm nũng với mẹ”, “ôi sao mà hắn hiền” · Là chi tiết tác giả gửi gắm niềm tin vào sức mạnh cảm hóa con người bằng tình người.Con người luôn có lòng trắc ẩn tiềm tàng, luôn có bản chất là lương thiện, chỉ vì hoàn cảnh mà cuối cùng bản chất ấy bị giấu đi, bị biến tính đi. Đặc biệt, đó còn là sự kì vọng của Nam Cao về sự thức tỉnh con người bằng tình yêu thương, sự cảm thông sâu sắc Ø Khẳng định lại vai trò của chi tiết bát cháo hành trong việc đánh thức sự lương thiện trong tâm hồn Chí nói riêng và trong việc thể hiện chủ để, tư tưởng truyện nói chung | 1.5 1.25 |
III. Kết bài | - Khẳng định vai trò của chi tiết bát cháo hành trong việc đánh thức sự lương thiện trong tâm hồn Chí nói riêng và trong việc thể hiện chủ để, tư tưởng truyện nói chung
- Liên hệ cảm nhận của bản thân về chi tiết đặc sắc này
| 0.5 |
| Tổng | 10.0 |
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian: 90 phút ( không kể thời gian giao đề)
I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA.
1. Kiến thức: Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng đối với một số nội dung Tiếng Việt, Đọc hiểu và Làm văn trọng tâm trong chương trình học kỳ I.
2. Kỹ năng: Đánh giá kỹ năng Đọc hiểu một văn bản ngoài sách giáo khoa và kỹ năng vận dụng các thao tác lập luận để viết bài văn nghị luận văn học; kỹ năng trình bày và diễn đạt các nội dung bài viết một cách sáng sủa, đúng quy cách.
3. Thái độ: Có quan điểm tích cực trước những vấn đề cần nghị luận, định hướng cho học sinh lối sống đúng đắn, tính chung thực trong thi cử.
=> Năng lực: Phát huy năng lực tư duy, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực sáng tạo của học sinh.
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA:
1. Hình thức: Tự luận, thời gian 90 phút
2. Cách thức tổ chức kiểm tra: Kiểm tra chung
III. THIẾT LẬP MA TRẬN
Mức độ NLĐG | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng thấp | Vận dụng cao | Cộng |
I. Đọc- hiểu | 1. Đoạn thơ trênđược viết theo thể thơ nào? (0,5đ ) 2. Chỉ ra và nêuhiệu quả của 1 phép tu từ được sửdụng trong bài thơ. (0.5đ) | 3. Hai từ “bồnchồn”, “thaothức” thể hiện tìnhcảm gì đối vớiTrường Sa? (1 đ ) | 4. Viết một đoạn văn ngắn (từ 5-7 dòng) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với việc bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ Quốc. (1,0đ). | | |
Số câu | 2 | 1 | 1 | | 4 câu |
Số điểm | 1,0đ | 1,0 đ | 1,0đ | | 3đ |
Tỉ lệ | 10% | 10% | 10% | | 30% |
II. Làm văn | | | | 1. Phân tích vẻ đẹp hình tượng nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân | |
Số câu | 0 | 0 | 0 | 1 | 1 câu |
Số điểm | 0 | 0 | 0 | 7đ | 7đ |
Tỉ lệ | % | % | % | 70% | 70% |
Tổng cộng | | | | | |
Số câu | 2 | 1 | 1 | 1 | 5 câu |
Số điểm | 1,0đ | 1,0đ | 1,0đ | 7,0đ | 10đ |
Tỉ lệ | 10% | 10% | 10% | 70% | 100% |
ĐỀ KIỂM TRA
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm).
Đọc đoạn văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1- câu 4:
“Các anh đứng như tượng đài quyết tử
Thêm một lần Tổ quốc được sinh ra
Dòng máu Việt chảy trong hồn người Việt
Đang bồn chồn thao thức với Trường Sa
Khi hy sinh ở đảo đá Gạc Ma
Họ đã lấy ngực mình làm lá chắn
Để một lần Tổ quốc được sinh ra”
(Nguyễn Việt Chiến, Tổ quốc ở Trường Sa)
Câu 1. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? (0,5đ )
Câu 2. Chỉ ra và nêu hiệu quả của 1 phép tu từ được sử dụng trong bài thơ . (0.5đ)
Câu 3. Hai từ “bồn chồn”, “thao thức” thể hiện tình cảm gì đốivới Trường Sa? (1,0đ)
Câu 4. Viết một đoạn văn ngắn (từ 5-7 dòng) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với việc bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ Quốc. (1,0đ).
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm).
Phân tích vẻ đẹp hình tượng nhân vật Huấn Cao trongtruyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
ĐÁP ÁN
Học sinh có thể làm theo nhiều cách khác nhau,khuyến khích những bài làm có sự liên hệ, sáng tạo phù hợp nhưng phải đảm bảo các ý sau :
| NỘI DUNG | ĐIỂM |
I | PHẦN ĐỌC HIỂU | 3.0đ |
Câu 1 | - Thể thơ: tám tiếng | 0.5 |
Câu 2 | - Phép tu từ: so sánh “Các anh đứng nhưtượng đài quyết tử” - Tác dụng: thể hiện sự dũng cảm, kiêncường, quyết chiến với kẻ thù của nhữngngười chiến sĩ trong nhiệm vụ bảo vệ đảo quê hương. | 0.5 |
Câu 3 | Hai từ láy thể hiện rõ tâm trạng lo lắng, sẻchia, yêu thương của những Dòng máu Việtchảy trong hồn người Việt dành cho Trường Sa. | 1.0 |
Câu 4 | HS có thể làm theo ý của mình nhưng cần đảm bảo được những nội dung sau: + Biển đảo là một phần lãnh thổ thiêng liêng không thể tách rời Tổ Quốc, trách nhiệm của tuổi trẻ là ra sức giữ gìn toàn vẹn phần lãnh thổ + Thanh niên cần nâng cao ý thức trách nhiệm với Đất Nước bằng việc kịch liệt lên án đấu tranh ngăn chặn hành vi xâm phạm chủ quyền biển đảo, không ngừng tu dưỡng phẩm chất con người Viêt Nam mới, có định hướng lí tưởng yêu nước và đoàn kết tạo nên sức mạnh bảo vệ chủ quyền biển đảo… | 1.0 |
II | PHẦN LÀM VĂN | 7.0đ |
| Học sinh có thể trình bày theo các cách khác nhau nhưng cần đảm bảo những nội dung sau. | |
| a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận. - Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. - Mở bài nêu được vấn đề; Thân bài triển khai được vấn đề; Kết bài kết luận được vấn đề. | 0.5 |
| b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận | 0.5 |
| c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; Kết hợp chặt chẽ giữalý lẽ và dẫn chứng. | |
Mở bài | - Giới thiệu tác giả Nguyễn Tuân, truyệnngắn Chữ người tử tù và nhân vật Huấn Cao. | 0.5 |
Thân bài | Vẻ đẹp hình tượng nhân vật Huấn Cao 1. Vẻ đẹp của một người nghệ sĩ tài hoa - Nhân vật Huấn Cao được đánh giá là nhânvật đẹp nhất trong thế giới nhân vật củaNguyễn Tuân và là nhân vật điển hình củavăn học lãng mạn trước năm 1945 - Vẻ đẹp tài hoa của Huấn Cao được giớithiệu gián tiếp qua cuộc đối thoại của quảnngục và thầy thơ lại, ông là một người nổitiếng về nghệ thuật thư pháp: “Chữ ôngHuấn Cao đẹp lắm…” - Chữ Huấn Cao đẹp bởi nó kết tụ tinh hoa,tâm huyết, hoài bão của người cầm bút nênquản ngục mới ước ao: “Có được chữ ôngHuấn mà treo là có được vật báu trên đời” - Quản ngục phải tốn nhiều công sức để hivọng xin được chữ Huấn Cao. Ông bất chấpluật lệ nhà tù biệt đãi Huấn Cao. - Nguyễn Tuân không chỉ ca ngợi gián tiếpmà còn ca ngợi trực tiếp vẻ đẹp tài hoa ấy củaHuấn Cao trong cảnh cho chữ cuối cùng.Trước quản ngục và thầy thơ lại, Huấn Caođúng là một nghệ sĩ thư pháp, ông dồn hếttâm huyết vào từng nét chữ: vuông vắn,tươi tắn, bay bổng, nói lên những hoài bãotung hoành của một đời người… | 1.5 |
| 2. Vẻ đẹp của khí phách hiên ngang, bấtkhuất - Trước khi vào nhà lao, Huấn Cao là mộttrang anh hùng nghĩa hiệp, chọc trời khuấynước. - Khi vào nhà lao, Huấn cao vẫn hiên ngang,bất khuất, không run sợ trước cường quyền,bạo lực và cái chết (hành động lạnh lùng chúcmũi gông nặng trước mặt quân lính, thảnnhiên nhận rượu thịt, thái độ khinh thườngquản ngục…) => Hình tượng Huấn Cao tiêu biểu chonhững anh hùng dựng cờ chống lại triều đình,tuy chí lớn không thành nhưng vẫn hiênngang bất khuất, coi cái chết nhẹ tựa lônghồng. | 1.5 |
| 3. Vẻ đẹp của thiên lương trong sáng - Thiên lương là lòng tốt, tâm sáng. - Thiên lương của Huấn Cao được thể hiện ởtính cách thẳng thắn, trọng nghĩa khinh tài.Ông viết chữ không vì vàng ngọc hay quyềnthế mà vì sự gặp gỡ tâm hồn của những ngườiyêu cái đẹp. - Huấn Cao không chỉ cho chữ mà còn tặngquản ngục những lời khuyên quý giá nhằmcứu vớt con người lầm đường lạc lối. => Qua nhân vật Huấn Cao, Nguyễn Tuânmuốn thể hiện quan niệm về cái đẹp, khẳngđịnh sự bất tử của cái đẹp và mối quan hệmật thiết giữa cái Tài và cái Tâm. | 1.5 |
| * Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật: tạo dựng tình huống truyện độc đáo, sửdụng thành công thủ pháp đối lập, bút pháplãng mạn lí tưởng hóa, ngôn ngữ giàu tính tạohình… | 0.5 |
Kết bài | Kết thúc vấn đề: - Đánh giá chung về tác phẩm và nhân vật | 0.5 |
| TỔNG | 10.0đ |
MÔN: NGỮ VĂN 10
Thời gian: 90 phút ( không kể thời gian giao đề)
Phần I: Đọc – hiểu (4,0 điểm)
Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi sau:
“Rồi hóng mát thuở ngày trường
Hòe lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lưu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương
Lao xao chợ cá làng ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương
Dẽ có ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương”
1. Anh/chị hãy cho biết tên nhan đề của bài thơ? Bài thơ thuộc thể thơ gì?(1đ)
2. Hãy cho biết tác giả của bài thơ là ai? (0,5đ).
3. Anh/chị hiểu như thế nào về câu thơ: “Dân giàu đủ khắp đòi phương”? (0.5đ)
4. Bức tranh mùa hè hiện ra như thế nào qua sáu câu thơ đầu. Hãy chỉ ra các hình ảnh thiên nhiên, nhịp sống, âm thanh trong bức tranh mùa hè đó. (2đ)
Phần II: Làm văn (6,0 điểm)
“ Cám thấy Tấm trở về và được vua yêu thương như xưa thì nó không khỏi sợ hãi. Một hôm, Cám hỏi chị:
- Chị Tấm ơi chị Tấm, chị làm thế nào mà đẹp thế?
Tấm không đáp, chỉ hỏi lại:
- Có muốn đẹp không để chị giúp?
Cám bằng lòng ngay. Tấm sai quân hầu đào một cái hố sâu và đun một nồi nước sôi. Tấm bảo Cám xuống hố rồi sai quân hầu dội nước sôi vào hố. Cám chết. Mụ dì ghẻ thấy vậy cũng lăn đùng ra chết…”
( Trích cổ tích Tấm Cám)
Hãy nêu cảm nhận của anh/chị về kết thúc của truyện.? (khoảng 7 đến 10 dòng)
Nếu được thay thế tác giả dân gian viết lại cái kết mới cho câu chuyện Tấm Cám, anh chị sẽ viết như thế nào? (khoảng 10 đến 20 dòng).
SỞ GD VÀ ĐT ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG ĐỀ THI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2022-2023
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian: 90 phút ( không kể thời gian giao đề)
Phần I: Đọc – hiểu (4,0 điểm)
Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi sau:
“… Chàng múa trên cao, gió như bão. Chàng múa dưới thấp, gió như lốc. Chòi lẫm đổ lăn lóc. Cây cối chết rụi. Khi chàng múa dưới thấp, vang lên tiếng đĩa khiên đồng. Khi chàng múa trên cao, vang lên tiếng đĩa khiên kênh. Khi chàng múa chạy nước kiệu, quả núi ba lần rạn nứt, ba đồi tranh bật rễ bay tung….”
1. Anh/chị hãy cho biết đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Văn bản thuộc thể loại gì?(1đ)
2. Anh/chị hãy cho biết nhân vật “chàng” trong đoạn văn trên tên là gì ? (0,5đ).
3. Anh/ chị hãy chỉ ra phương thức trong đoạn văn trên sử dụng (0.5đ)
4. Anh/chị hãy chỉ ra các biện pháp nghệ thuật mà đoạn văn trên sử dụng. Hãy dẫn chứng cụ thể cho mỗi biện pháp nghệ thuật nêu trên. (2đ)
Phần II: Làm văn (6,0 điểm)
Muối ba năm muối đang còn mặn
Gừng chín tháng gừng hãy còn cay
Đôi ta nghĩa nặng tình dày
Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa.
Hãy viết bài văn ngắn ( khoảng 30 dòng) nêu cảm nhận của anh chị về câu ca dao trên.
SỞ GD VÀ ĐT ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG ĐỀ THI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2019-2020
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian: 90 phút ( không kể thời gian giao đề)
Phần I: Đọc – hiểu (4,0 điểm)
Đọc câu ca dao sau và trả lời câu hỏi sau:
Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen
Ai ơi, nếm thử mà xem!
Nếm ra, mới biết rằng em ngọt bùi.
1. Anh/chị hãy cho biết câu ca dao trên thuộc loại ca dao nào (ca dao về Tình yêu quê hương đất nước, con người; hay ca dao than thân; hay ca dao yêu thương tình nghĩa)? (1đ)
2. Anh/chị hãy cho biết câu ca dao trên được viết theo thể thơ nào? (0,5đ).
3. Anh/chị hãy chỉ ra các biện pháp tu từ mà câu ca dao trên sử dụng. Hãy dẫn chứng cụ thể cho mỗi biện pháp tu từ nêu trên. (1đ)
4. Anh/chị hiểu như thế nào về câu: “Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen”. (1,5đ)
Phần II: Làm văn (6,0 điểm)
. .. Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi
Cái án phong lưu khách tự mang
Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa
Người đời ai khóc Tố Như chăng?
( Đọc Tiểu Thanh kí - Nguyễn Du)
Hãy viết bài văn ngắn ( khoảng 20 đến 30 dòng) nêu cảm nhận của anh chị về bốn câu thơ trên.
Sở GD và ĐT tp Đà Nẵng
Trường THPT Quang Trung
BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I
MÔN: NGỮ VĂN 10
ĐỀ 1
I. THIẾT LẬP MA TRẬN:
Mức độ NLĐG | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng thấp | Vận dụng cao | Cộng |
I. Đọc- hiểu | 1.Anh/chị hãy cho biết đoạn trích trên thuộc văn bản nào? Văn bản thuộc thể loại nào? 2. Hãy cho biết nhân vật “ta” và “nàng” trong đoạn trích tên là gì? (0,5đ). | 3. “Nay ta phải nghi ngờ tư cách của nàng”. Anh/chị hãy cho biết nguyên nhân khiến cho nhân vật “ta” nghi ngờ danh tiết của nhân vật “nàng” (1đ) | 4. “Chẳng phải vì nàng mà ta đã đánh thắng kẻ thù với sự giúp đỡ của bạn bè. Ta làm điều đó vì nhân phẩm của ta, để xóa bỏ vết ô nhục, để bảo vệ uy tín và danh dự của dòng họ lừng lẫy tiếng tăm của ta”. Qua lời nói của nhân vật “ta”, đã bộc lộ được tính cách, nhân phẩm gì của nhân vật? (1,5đ) | | |
Số câu | 2 | 1 | 1 | | 4 câu |
Số điểm | 1,5đ | 1 đ | 1,5đ | | 4đ |
Tỉ lệ | % | % | % | % | 0% |
II. Làm văn | | | | Rồi hóng mát thuở ngày trường Hòe lục đùn đùn tán rợp giương Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ Hồng liên trì đã tiễn mùi hương Lao xao chợ cá làng ngư phủ Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương (Cảnh Ngày Hè – Nguyễn Trãi) Anh/chị hãy viết bài văn ngắn (khoảng 30 dòng) nêu cảm nhận của mình về bài thơ. | |
Số câu | 0 | 0 | 0 | 1 | 1 câu |
Số điểm | 0 | 0 | 0 | 6đ | 6đ |
Tỉ lệ | % | % | % | | |
Tổng cộng | | | | | |
Số câu | 2 | 1 | 1 | 1 | 5 câu |
Số điểm | 1,5đ | 1đ | 1,5đ | 6đ | 10đ |
Tỉ lệ | % | % | % | % | 100% |
II. THIẾT LẬP ĐỀ THI
Đề bài:
Phần I: Đọc – hiểu (4,0 điểm)
Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi sau:
“Phải biết chắc điều này: Chẳng phải vì nàng mà ta đã đánh thắng kẻ thù với sự giúp đỡ của bạn bè. Ta làm điều đó vì nhân phẩm của ta, để xóa bỏ vết ô nhục, để bảo vệ uy tín và danh dự của dòng họ lừng lẫy tiếng tăm của ta. Ta làm điều đó để chứng tỏ ta không thuộc về một gia đình bình thường. Nay ta phải nghi ngờ tư cách của nàng, vì nàng đã lưu lại lâu trong nhà một kẻ xa lạ. Giờ đây, nàng đang đứng trước mặt ta, nhưng trông thấy nàng.ta không chịu nổi, chẳng khác nào ánh sáng đối với người bị đau mắt.”
1. Anh/chị hãy cho biết đoạn trích trên thuộc văn bản nào? Văn bản thuộc thể loại gì?(1đ)
2. Hãy cho biết nhân vật “ta” và “nàng” trong đoạn trích tên là gì? (0,5đ).
3. “Nay ta phải nghi ngờ tư cách của nàng”. Anh/chị hãy cho biết nguyên nhân khiến cho nhân vật “ta” nghi ngờ danh tiết của nhân vật “nàng” (1đ)
4. “Chẳng phải vì nàng mà ta đã đánh thắng kẻ thù với sự giúp đỡ của bạn bè. Ta làm điều đó vì nhân phẩm của ta, để xóa bỏ vết ô nhục, để bảo vệ uy tín và danh dự của dòng họ lừng lẫy tiếng tăm của ta”. Qua lời nói của nhân vật “ta”, đã bộc lộ được tính cách, nhân phẩm gì của nhân vật? (1,5đ)
Phần II: Làm văn (6,0 điểm)
Rồi hóng mát thuở ngày trường
Hòe lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương
Lao xao chợ cá làng ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương
(Cảnh Ngày Hè – Nguyễn Trãi)
Anh/chị hãy viết bài văn ngắn (khoảng 30 dòng) nêu cảm nhận của mình về bài thơ.
III. HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I.Đọc-hiểu | 1. | - Đoạn trích trên thuộc văn bản: Ra-ma buộc tội. - Văn bản thuộc thể loại sử thi Ấn Độ. | 0.5 0.5 |
| 2. | - Nhân vật ‘ta’ tên là Ra-ma. - Nhân vật ‘nàng’ tên Xi-ta (Gia-na-ki) | 0,5 |
| 3. | - Nguyên nhân: Vì Xi-ta đã có khoảng thời gian dài trong tay quỷ Ra-va-na tại đảo Lan-ka. | 1 |
| 4. | - Tính cách, phẩm chất Ra-ma: Ra-ma vào sinh ra tử, chiến đấu với yêu quỷ giành lại người vợ yêu quý nhưng cũng dám hi sinh tình yêu vì danh dự, bổn phận của một người anh hùng, một đức vua mẫu mực. | 1,5 |
II. Làm văn | 1 | a. Triển khai các luận điểm: vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Học sinh có thể sắp xếp các luận điểm theo nhiều cách nhưng về cơ bản, cần đảm bảo những yêu cầu sau: Mở đoạn: - Dẫn dắt vào vấn đề (Giới thiệu tác giả, hoàn cảnh sáng tác bài thơ) Thân đoạn: *. Câu thơ đầu: Hoàn cảnh sống của tác giả - Sau khi lui về ở ẩn Nguyễn Trãi có cuộc sống nhàn rỗi :Rỗi, hóng mát, ngày trường-> Sẵn sàng cho cuộc sống ở ẩn của mình. *. Bức tranh cảnh vật và sinh hoạt ngày hè tràn đầy sức sống, năng lượng. - Hình ảnh thiên nhiên: Hòe lục đùn đùn, tán rợp giương; Thạch lựu phun thức đỏ; hồng liên trì tiễn mùi hương -> Cảnh vật hài hòa màu sắc : xanh, đỏ, hồng -> Cảnh vật tươi đẹp, rạng rỡ. - Hình ảnh sinh hoạt của con người: Chợ cá làng ngư phủ -> Cuộc sống nhộn nhịp, tươi vui và giàu sức sống - Âm thanh: Dắng dỏi tiếng ve, lao xao chợ cá -> Âm thanh cuộc sống sôi động, náo nhiệt. => Bức tranh mùa hè hiện lên thật sinh động, với những hình ảnh, màu sắc, âm thanh hài hòa đã tạo nên một khung cảnh ngày hè thật đặc trưng, giàu sức sống và nhiều hi vọng về một tương lai tốt đẹp => Thể hiện tâm hồn lạc quan, yêu đời, yêu thiên nhiên, yêu quê hương của tác giả. * Hai câu thơ cuối: Nổi niềm/ mong ước của tác giả. - Mượn điển tích( Ngu cầm): Đàn của vua Ngu Thuấn để thể hiện mong ước lớn lao của tác giả về một đất nước bình yên, dân chúng khắp nơi nơi được ấm no, hạnh phúc. * Thâu tóm lại nội dung và nghệ thuật của bài thơ: ND: Qua bức tranh cảnh ngày hè: hài hòa, sôi động, tràn đầy sức sống, .. đã cho thấy tâm hồn Nguyễn Trãi chan chứa tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân, đất nước. NT: Đồng thời tác giả đã sử dụng nghệ thuật khéo léo khi đưa vào bài thơ các hình ảnh giản dị, gần gũi, đặc sắc để khắc họa bức tranh ngày hè thật chân thật, kết hợp với việc sử dụng ngôn từ giản dị mà cô đọng hàm xúc. Đặc biệt ở hai câu cuối tác giả đã mượn lại điển tích Ngu Thuấn để làm sáng tỏ được tấm lòng, mong ước của tác giả. Kết bài: -Nêu cảm nhận của em về bài thơ, về tâm hồn, con người của tác giả. | 0,5 0,5 4đ gồm: 0,5 2 0,5 0,5 0,5 |
| | b. Sáng tạo: có cách diễn đạt độc đáo; suy nghĩ, kiến giải mới mẻ về nội dung hoặc nghệ thuật. | 0,5 |
| | c. Chính tả, dùng từ đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp của câu, ngữ nghĩa tiếng Việt. | 0,5 |
Tổng điểm | | | 10.0đ |
*Lưu ý chung:
1. Do đặc trưng của môn Ngữ văn, bài làm của thí sinh cần được đánh giá tổng quát, tránh đếm ý cho điểm..
2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc.
3. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Bài viết có thể không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án, nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục.
4. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng hoặc thân đoạn ở câu 5 phần làm văn.
5. Cần trừ điểm đối với những lỗi về hành văn, ngữ pháp và chính tả.
---------Hết---------
Sở GD và ĐT tp Đà Nẵng
Trường THPT Quang Trung
BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I
MÔN: NGỮ VĂN 10
ĐỀ 2
I. THIẾT LẬP MA TRẬN:
Mức độ NLĐG | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng thấp | Vận dụng cao | Cộng |
I. Đọc- hiểu | 1. Anh/chị hãy cho biết tên nhan đề của bài thơ? Bài thơ thuộc thể thơ gì?(1đ) 2. Hãy cho biết tác giả của bài thơ là ai? (0,5đ). | 3. Anh/chị hiểu như thế nào về câu thơ: “Dân giàu đủ khắp đòi phương”? (0.5đ) | 3. Bức tranh mùa hè hiện ra như thế nào qua sáu câu thơ đầu. Hãy chỉ ra các hình ảnh thiên nhiên, nhịp sống, âm thanh trong bức tranh mùa hè đó. (2đ) | | |
Số câu | 2 | 1 | 1 | | 4 câu |
Số điểm | 1,5đ | 0,5 đ | 2đ | | 4đ |
Tỉ lệ | % | % | % | % | 0% |
II. Làm văn | | | | 1. “ Cám thấy Tấm trở về và được vua yêu thương như xưa thì nó không khỏi sợ hãi. Một hôm, Cám hỏi chị: - Chị Tấm ơi chị Tấm, chị làm thế nào mà đẹp thế? Tấm không đáp, chỉ hỏi lại: - Có muốn đẹp không để chị giúp? Cám bằng lòng ngay. Tấm sai quân hầu đào một cái hố sâu và đun một nồi nước sôi. Tấm bảo Cám xuống hố rồi sai quân hầu dội nước sôi vào hố. Cám chết. Mụ dì ghẻ thấy vậy cũng lăn đùng ra chết…” ( Trích cổ tích Tấm Cám) Hãy nêu cảm nhận của anh/chị về kết thúc của truyện.? (khoảng 7 đến 10 dòng) Nếu được thay thế tác giả dân gian viết lại cái kết mới cho câu chuyện Tấm Cám, anh chị sẽ viết như thế nào? (khoảng 10 đến 20 dòng). | |
Số câu | 0 | 0 | 0 | 1 | 1 câu |
Số điểm | 0 | 0 | 0 | 6đ | 6đ |
Tỉ lệ | % | % | % | | |
Tổng cộng | | | | | |
Số câu | 2 | 1 | 1 | 1 | 5 câu |
Số điểm | 1,5đ | 0,5đ | 2đ | 6đ | 10đ |
Tỉ lệ | % | % | % | % | 100% |
II. THIẾT LẬP ĐỀ THI
Đề bài:
Phần I: Đọc – hiểu (4,0 điểm)
Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi sau:
“Rồi hóng mát thuở ngày trường
Hòe lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lưu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương
Lao xao chợ cá làng ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương
Dẽ có ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương”
1. Anh/chị hãy cho biết tên nhan đề của bài thơ? Bài thơ thuộc thể thơ gì?(1đ)
2. Hãy cho biết tác giả của bài thơ là ai? (0,5đ).
3. Anh/chị hiểu như thế nào về câu thơ: “Dân giàu đủ khắp đòi phương”? (0.5đ)
4. Bức tranh mùa hè hiện ra như thế nào qua sáu câu thơ đầu. Hãy chỉ ra các hình ảnh thiên nhiên, nhịp sống, âm thanh trong bức tranh mùa hè đó. (2đ)
Phần II: Làm văn (6,0 điểm)
“ Cám thấy Tấm trở về và được vua yêu thương như xưa thì nó không khỏi sợ hãi. Một hôm, Cám hỏi chị:
- Chị Tấm ơi chị Tấm, chị làm thế nào mà đẹp thế?
Tấm không đáp, chỉ hỏi lại:
- Có muốn đẹp không để chị giúp?
Cám bằng lòng ngay. Tấm sai quân hầu đào một cái hố sâu và đun một nồi nước sôi. Tấm bảo Cám xuống hố rồi sai quân hầu dội nước sôi vào hố. Cám chết. Mụ dì ghẻ thấy vậy cũng lăn đùng ra chết…”
( Trích cổ tích Tấm Cám)
Hãy nêu cảm nhận của anh/chị về kết thúc của truyện.? (khoảng 7 đến 10 dòng)
Nếu được thay thế tác giả dân gian viết lại cái kết mới cho câu chuyện Tấm Cám, anh chị sẽ viết như thế nào? (khoảng 10 đến 20 dòng).
III. HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I.Đọc-hiểu | 1. | Tên nhan đề: Cảnh ngày hè Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật | 0.5 0.5 |
| 2. | - Tác giả: Nguyễn Trãi | 0,5 |
| 3. | ‘Dân giàu đủ khắp đòi phương’: Nhân dân khắp nơi đều ấm no, hạnh phúc. Đó là tấm lòng của tác giả luôn khát khao mong muốn đất nước êm ấm, hạnh phúc, bình yên | 0,5 |
| 4. | - Bức tranh: Mùa hè tràn đầy màu sắc, giàu sức sống và vui tươi. - Hình ảnh thiên nhiên: Hòe lục đùn đùn, Thạch lựu phun thức đỏ, Hồng liên trì tiễn mùi hương - Hình ảnh nhịp sống: chợ cá làng ngư phủ - Âm thanh: Chợ lao xao, Dắng dỏi cầm ve. | 0,5 0,5 0,5 0,5 |
II. Làm văn | 1 | a. Triển khai các luận điểm: vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Học sinh có thể sắp xếp các luận điểm theo nhiều cách nhưng về cơ bản, cần đảm bảo những yêu cầu sau: Ý 1: Mở đoạn: - Giới thiệu và tóm tắt lại kết truyện để dẫn dắt vào vấn đề cần giải quyết. Ví dụ: “Tấm Cám” là truyện cổ tích ý nghĩa, nó không chỉ để lại ấn tượng trong lòng độc giả bởi nội dung hấp dẫn, nhân vật đa dạng mà còn để lại một kết thúc truyện ấn tượng. Thân đoạn: - Thể hiện sự nhìn nhận đánh giá của mình về kết truyện. + Hợp lí điểm nào? + Chưa hợp lí điểm nào? Kết đoạn: Cảm nhận về kết truyện đó. Ý 2: - Học sinh trình bày được kết truyện mới. - Học sinh đưa ra kết thúc có chiều hướng tích cực, nhân đạo, nhân văn. | 0,5 2,5đ gồm: 0,5 1 0,5 2,5đ gồm: 1 1,5 |
| | b. Sáng tạo: có cách diễn đạt độc đáo; suy nghĩ, kiến giải mới mẻ về nội dung hoặc nghệ thuật. | 0,5 |
| | c. Chính tả, dùng từ đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp của câu, ngữ nghĩa tiếng Việt. | 0,5 |
Tổng điểm | | | 10.0đ |
*Lưu ý chung:
1. Do đặc trưng của môn Ngữ văn, bài làm của thí sinh cần được đánh giá tổng quát, tránh đếm ý cho điểm..
2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc.
3. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Bài viết có thể không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án, nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục.
4. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng hoặc thân đoạn ở câu 5 phần làm văn.
5. Cần trừ điểm đối với những lỗi về hành văn, ngữ pháp và chính tả.
---------Hết---------
Sở GD và ĐT tp Đà Nẵng
Trường THPT Quang Trung
BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I
MÔN: NGỮ VĂN 10
ĐỀ 3
I. THIẾT LẬP MA TRẬN:
Mức độ NLĐG | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng thấp | Vận dụng cao | Cộng |
I. Đọc- hiểu | 1.Anh/chị hãy cho biết đoạn trích trên thuộc văn bản nào? Văn bản thuộc thể loại gì? 2. Hãy cho biết nhân vật “chàng” trong đoạn trích tên là gì? (0,5đ). | 3. Hãy nêu phương thức trong đoạn văn trên sử dụng? | 3. Anh/chị hãy chỉ ra các biện pháp nghệ thuật mà đoạn văn trên sử dụng. Hãy dẫn chứng cụ thể cho mỗi biện pháp nghệ thuật nêu trên | | |
Số câu | 2 | 1 | 1 | | 4 câu |
Số điểm | 1,5đ | 0,5 đ | 2đ | | 4đ |
Tỉ lệ | % | % | % | % | 0% |
II. Làm văn | | | | 1. Muối ba năm muối đang còn mặn Gừng chín tháng gừng hãy còn cay Đôi ta nghĩa nặng tình dày Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa. Hãy viết bài văn ngắn ( khoảng 30 dòng) nêu cảm nhận của anh chị về câu ca dao trên. | |
Số câu | 0 | 0 | 0 | 1 | 1 câu |
Số điểm | 0 | 0 | 0 | 6đ | 6đ |
Tỉ lệ | % | % | % | | |
Tổng cộng | | | | | |
Số câu | 2 | 1 | 1 | 1 | 5 câu |
Số điểm | 1,5đ | 0,5đ | 2đ | 6đ | 10đ |
Tỉ lệ | % | % | % | % | 100% |
II. THIẾT LẬP ĐỀ THI
Đề bài:
Phần I: Đọc – hiểu (4,0 điểm)
Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi sau:
“… Chàng múa trên cao, gió như bão. Chàng múa dưới thấp, gió như lốc. Chòi lẫm đổ lăn lóc. Cây cối chết rụi. Khi chàng múa dưới thấp, vang lên tiếng đĩa khiên đồng. Khi chàng múa trên cao, vang lên tiếng đĩa khiên kênh. Khi chàng múa chạy nước kiệu, quả núi ba lần rạn nứt, ba đồi tranh bật rễ bay tung….”
1. Anh/chị hãy cho biết đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Văn bản thuộc thể loại gì?(1đ)
2. Anh/chị hãy cho biết nhân vật “chàng” trong đoạn văn trên tên là gì ? (0,5đ).
3. Anh/ chị hãy chỉ ra phương thức trong đoạn văn trên sử dụng (0.5đ)
4. Anh/chị hãy chỉ ra các biện pháp nghệ thuật mà đoạn văn trên sử dụng. Hãy dẫn chứng cụ thể cho mỗi biện pháp nghệ thuật nêu trên. (2đ)
Phần II: Làm văn (6,0 điểm)
Muối ba năm muối đang còn mặn
Gừng chín tháng gừng hãy còn cay
Đôi ta nghĩa nặng tình dày
Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa.
Hãy viết bài văn ngắn ( khoảng 30 dòng) nêu cảm nhận của anh chị về câu ca dao trên.
III. HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I.Đọc-hiểu | 1. | - Trích từ văn bản: Chiến thắng Mtao-Mxây - Văn bản trên thuộc thể loại: sử thi (Tây Nguyên) | 0.5 0.5 |
| 2. | - Nhân vật ‘chàng” tên: Đăm Săn | 0,5 |
| 3. | - Phương thức: Tự sự kết hợp miêu tả. | 0,5 |
| 4. | -Biện pháp nghệ thuật: so sánh, phóng đại, điệp cấu trúc -Dẫn chứng cụ thể: + So sánh: gió như bão, gió như lốc. + Phóng đại: chàng múa làm gió như bão, gió như lốc, chòi đổ lăn lóc, cây cối chết rụi, quả núi ba lần rạn nứt, ba đồi tranh bật rễ bay tung-> Phóng đại sức khỏe, sức mạnh của Đăm Săn. - Điệp cấu trúc: + Chàng múa(1)....chàng múa(2) + Khi chàng múa(5).... khi chàng múa(6)....khi chàng múa(7) | 0.5 0,5 0,5 0,5 |
II. Làm văn | 1 | a. Triển khai các luận điểm: vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Học sinh có thể sắp xếp các luận điểm theo nhiều cách nhưng về cơ bản, cần đảm bảo những yêu cầu sau: Mở đoạn: - Giới thiệu, dẫn dắt vào vấn đề. Thân đoạn: - Phân tích hình ảnh trong câu ca dao ( nghĩa đen) + Hai câu đầu: Ví dụ: Muối( dù để bao lâu cũng vẫn mặn), gừng (càng để già càng cay)=>Tính chất đặc trưng. + Hai câu sau: Ví dụ: đôi ta (tình vợ chồng), ba vạn sáu ngàn ngày (thời gian rất lâu). - Nêu ý nghĩa của các hình ảnh trong câu ca dao (nghĩa bóng) + Hình ảnh muối mặn + Hình ảnh gừng cay => thể hiện nghĩa tình son sắt, chung thủy, gắn bó, bền lâu. + Đôi ta nghĩa nặng tình dày=> bền chặt, vững tin, khó thay đổi + Ba vạn sáu ngàn ngày=> Dù thời gian có trôi đi, cuốn trôi tất cả nhưng tình nghĩa vợ chồng vẫn nguyên vẹn, một lòng sắt son. - Ý nghĩa của câu ca dao : Đề cao lòng thủy chung, đề cao tình nghĩa vợ chồng. => Tình cảm vợ chồng là tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ nên mỗi chúng ta phải biết trân quý, giữ gìn. Kết đoạn: - Nêu cảm nhận của em về câu ca dao và em rút ra được bài học gì cho bản thân mình. | 0,5 0,5 4đ gồm: 1đ 1đ 1đ 1đ |
| | b. Sáng tạo: có cách diễn đạt độc đáo; suy nghĩ, kiến giải mới mẻ về nội dung hoặc nghệ thuật. | 0,5 |
| | c. Chính tả, dùng từ đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp của câu, ngữ nghĩa tiếng Việt. | 0,5 |
Tổng điểm | | | 10.0đ |
*Lưu ý chung:
1. Do đặc trưng của môn Ngữ văn, bài làm của thí sinh cần được đánh giá tổng quát, tránh đếm ý cho điểm..
2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc.
3. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Bài viết có thể không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án, nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục.
4. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng hoặc thân đoạn ở câu 5 phần làm văn.
5. Cần trừ điểm đối với những lỗi về hành văn, ngữ pháp và chính tả.
---------Hết---------
Sở GD và ĐT tp Đà Nẵng
Trường THPT Quang Trung
BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I
MÔN: NGỮ VĂN 10
ĐỀ 4
I. THIẾT LẬP MA TRẬN:
Mức độ NLĐG | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng thấp | Vận dụng cao | Cộng |
I. Đọc- hiểu | 1. Anh/chị hãy cho biết câu ca dao trên thuộc loại ca dao nào (ca dao về Tình yêu quê hương đất nước, con người; hay ca dao than thân; hay ca dao yêu thương tình nghĩa)? (1đ) 2. Anh/chị hãy cho biết câu ca dao trên được viết theo thể thơ nào? (0,5đ). | 3. Anh/chị hãy chỉ ra các biện pháp tu từ mà câu ca dao trên sử dụng. Hãy dẫn chứng cụ thể cho mỗi biện pháp tu từ nêu trên. (1đ) | 4. Anh/chị hiểu như thế nào về câu: “Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen”. (1,5đ) | | |
Số câu | 2 | 1 | 1 | | 4 câu |
Số điểm | 1,5đ | 1 đ | 1,5đ | | 4đ |
Tỉ lệ | % | % | % | % | 0% |
II. Làm văn | | | | 1 Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi Cái án phong lưu khách tự mang Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa Người đời ai khóc Tố Như chăng? ( Đọc Tiểu Thanh kí - Nguyễn Du) Hãy viết bài văn ngắn ( khoảng 20 đến 30 dòng) nêu cảm nhận của anh chị về bốn câu thơ trên. | |
Số câu | 0 | 0 | 0 | 1 | 1 câu |
Số điểm | 0 | 0 | 0 | 6đ | 6đ |
Tỉ lệ | % | % | % | | |
Tổng cộng | | | | | |
Số câu | 2 | 1 | 1 | 1 | 5 câu |
Số điểm | 1,5đ | 1đ | 1,5đ | 6đ | 10đ |
Tỉ lệ | % | % | % | % | 100% |
II. THIẾT LẬP ĐỀ THI
Đề bài:
Phần I: Đọc – hiểu (4,0 điểm)
Đọc câu ca dao sau và trả lời câu hỏi sau:
Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen
Ai ơi, nếm thử mà xem!
Nếm ra, mới biết rằng em ngọt bùi.
1. Anh/chị hãy cho biết câu ca dao trên thuộc loại ca dao nào (ca dao về Tình yêu quê hương đất nước, con người; hay ca dao than thân; hay ca dao yêu thương tình nghĩa)? (1đ)
2. Anh/chị hãy cho biết câu ca dao trên được viết theo thể thơ nào? (0,5đ).
3. Anh/chị hãy chỉ ra các biện pháp tu từ mà câu ca dao trên sử dụng. Hãy dẫn chứng cụ thể cho mỗi biện pháp tu từ nêu trên. (1đ)
4. Anh/chị hiểu như thế nào về câu: “Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen”. (1,5đ)
Phần II: Làm văn (6,0 điểm)
. .. Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi
Cái án phong lưu khách tự mang
Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa
Người đời ai khóc Tố Như chăng?
( Đọc Tiểu Thanh kí - Nguyễn Du)
Hãy viết bài văn ngắn ( khoảng 20 đến 30 dòng) nêu cảm nhận của anh chị về bốn câu thơ trên.
III. HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I.Đọc-hiểu | 1. | - Thuộc ca dao: Than thân | 1đ |
| 2. | - Thể thơ: Lục bát | 0,5đ |
| 3. | - Biện pháp tu từ: So sánh, Ẩn dụ. + So sánh: Thân em như củ ấu gai + Ẩn dụ: Củ ấu gai -> thân phận người phụ nữ. | 1đ |
| 4. | - Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen: + Nghĩa đen: Mô tả củ ấu gai: có vỏ ngoài sần sùi, xấu xí nhưng trong ruột của nó rất ngon, ngọt, bùi. + Nghĩa bóng: Câu ca dao mượn hình ảnh của củ ấu gai để nói đến phẩm chất của người con gái. ‘Ruột trong thì trắng’: muốn đề cao phẩm chất tâm hồn, ‘vỏ ngoài thì đen”: muốn nói đến ngoại hình bên ngoài không quyết định cho việc đánh giá một con người. | 0.5 1 0,5 |
II. Làm văn | 1 | a. Triển khai các luận điểm: vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Học sinh có thể sắp xếp các luận điểm theo nhiều cách nhưng về cơ bản, cần đảm bảo những yêu cầu sau: Mở đoạn: - Giới thiệu, dẫn dắt vào vấn đề. Ví dụ: Nêu được tác giả, tác phẩm để dẫn dắt vào bài thơ. Thân đoạn: - Hoàn cảnh sáng tác bài thơ (Cảm hứng để Nguyễn Du viết bài thơ) Ví dụ: Tương truyền Tiểu Thanh là một cô gái Trung Quốc có tài và sắc. Năm 16 tuổi, cô làm vợ lẻ một nhà quyền quý và cô đã chết năm 18 tuổi vì cô độc và bị ức hiếp. Thương xót cho số phận bất hạnh của những người phụ nữ tài sắc, Nguyễn Du đã đồng cảm và lấy đó làm nguồn cảm hứng để sáng tác bài thơ. - Khái quát về nội dung của những câu thơ đầu: Ví dụ: -Những dòng thơ đầu tác giả đã nhắc đến chốn Hồ Tây - nơi mà nàng Tiểu Thanh từng nếm trải, và gặm nhấm cô đơn. Qua đó hình ảnh nàng hiện lên có phần khắc khoải, buồn đau. Nguyễn Du đã khắc họa được hình ảnh nàng Tiểu Thanh là một cô gái vẹn toàn nhan sắc (son phấn có thần) và tài năng (văn chương). Nhưng đau đớn thay, người tài sắc vẹn toàn như Tiểu Thanh đáng lẽ ra phải hưởng một cuộc đời hạnh phúc nhưng nàng lại gánh trên vai nhiều sự bất hạnh và đau đớn. - Phân tích,cảm nhận hai câu thơ luận: Để từ đó Nguyễn Du xót xa trách cho số phận: Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi. Cái án phong lưu khách tự mang - Nổi hờn kim cổ: là nổi oán giận từ xưa cho đến nay: tại sao “ hồng nhan lại bạc mệnh” - Câu thơ có cấu trúc mở: Thương xót cho Tiểu Thanh, cũng chính là thương xót cho những số phận “ tài hoa bạc mệnh” và cũng chính là thương xót cho chính tác giả ( Cái án phong lưu khách tự mang) ->Nguyễn Du đã đồng cảm sâu sắc cho tài năng văn chương lúc bấy giờ bị xã hội xem rẻ rúng. Từ tâm trạng chung đó khiến tác giả đã thốt lên sự thương cảm cho chính bản thân mình. - Phân tích cảm nhận hai câu thơ kết: “ Chẳng biết ba tram năm lẻ nữa Người đời ai khóc Tố Như chăng? Ví dụ: Khoảng thời gian từ thời Tiểu Thanh sống đến thời Nguyễn Du cách nhau ba tram năm. Khoảng thời gian dài đó Tiểu Thanh mới gặp được một người đồng cảm và đề cao giá trị tài sắc của nàng như ND. Khoảng thời gian đó nói lên được giá trị của nghề văn chương, hay những số phận tài sắc lúc bấy giờ rất bạc mệnh.Từ đó, Nguyễn Du tự nhìn nhận về cuộc đời mình và đau xót hỏi lòng: Chẳng biết ba tram nữa có ai nhớ và khóc cho thân phận mình không? Kết đoạn: - Nêu cảm nhận của em qua bốn câu thơ trên và bày tỏ sự đồng cảm, thương xót của mình cho số phận của những con người “ tài hoa bạc mệnh”. | 0,5 0,5 4đ gồm: 0,5đ 1đ 1đ 1đ 0,5 |
| | b. Sáng tạo: có cách diễn đạt độc đáo; suy nghĩ, kiến giải mới mẻ về nội dung hoặc nghệ thuật. | 0,5 |
| | c. Chính tả, dùng từ đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp của câu, ngữ nghĩa tiếng Việt. | 0,5 |
Tổng điểm | | | 10.0đ |
*Lưu ý chung:
1. Do đặc trưng của môn Ngữ văn, bài làm của thí sinh cần được đánh giá tổng quát, tránh đếm ý cho điểm..
2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc.
3. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Bài viết có thể không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án, nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục.
4. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng hoặc thân đoạn ở câu 5 phần làm văn.
5. Cần trừ điểm đối với những lỗi về hành văn, ngữ pháp và chính tả.
---------Hết---------
ĐỀ CƯƠNG
ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ I
MÔN: NGỮ VĂN 12
NĂM HỌC 2019-2020
I.CẤU TRÚC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN LỚP 12
NĂM HỌC 2019-2020
(Theo đề chung của Sở GD&ĐT)
Thời gian làm bài: 90 phút.
1. Đề kiểm tra gồm 2 phần
I. Đọc hiểu: 3,0 điểm
- Đề thường cho ngữ liệu đọc hiểu là một văn bản nghị luận, hoặc một đoạn trích văn xuôi/thơ, độ dai (Gồm 4 câu với 3 mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng
- Vận dụng: viết đoạn văn trình bày suy nghĩ nhận thức về một vấn đề, nội dung vấn đề căn cứ theo ngữ liệu đọc hiểu
- Phạm vi ra đề: thông thường lấy ngữ liệu ngoài SGK
II. Làm văn: 7,0 điểm
Nghị luận về một tác tác phẩm, một đoạn trích văn học trong chương trình HKI, thường giới hạn đến tuần 16 (theo Phân phối chương trình); không kiểm tra các tác phẩm đọc thêm.
II. NỘI DUNG ÔN TẬP
PHẦN I: KIẾN THỨC ĐỌC HIỂU
1. Phương thức biểu đạt: Nhận diện qua mục đích giao tiếp
Tự sự
Trình bày diễn biến sự việc
Miêu tả
Tái hiện trạng thái, sự vật, con người
Biểu cảm
Bày tỏ tình cảm, cảm xúc
Nghị luận
Trình bày ý kiến đánh giá, bàn luận…
Thuyết minh
Trình bày đặc điểm, tính chất, phương pháp, nguyên lý, công dụng …
Hành chính – công vụ
Trình bày ý muốn, quyết định nào đó, thể hiện quyền hạn, trách nhiệm giữa người với người
2. Phong cách ngôn ngữ:
- Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
- Sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp hàng ngày, mang tính tự nhiên, thoải mái và sinh động, ít trau chuốt…Trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm trong giao tiếp với tư cách cá nhân
- Gồm các dạng chuyện trò/ nhật kí/ thư từ…
- Phong cách ngôn ngữ báo chí
-Kiểu diễn đạt dùng trong các loại văn bản thuộc lĩnh vực truyền thông của xã hội về tất cả các vấn đề thời sự (thông tấn = thu thập và biên tập tin tức để cung cấp cho các nơi)
- Phong cách ngôn ngữ chính luận
Dùng trong lĩnh vực chính trị - xã hội, ; người giao tiếp thường bày tỏ chính kiến, bộc lộ công khai quan điểm tư tưởng, tình cảm của mình với những vấn đề thời sự nóng hổi của xã hội
- Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
-Dùng chủ yếu trong tác phẩm văn chương, không chỉ có chức năng thông tin mà còn thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người; từ ngữ trau chuốt, tinh luyện…
- Phong cách ngôn ngữ khoa học
Dùng trong những văn bản thuộc lĩnh vực nghiên cứu, học tập và phổ biến khoa học, đặc trưng cho các mục đích diễn đạt chuyên môn sâu
- Phong cách ngôn ngữ hành chính
-Dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực giao tiếp điều hành và quản lí xã hội ( giao tiếp giữa Nhà nước với nhân dân, Nhân dân với các cơ quan Nhà nước, giữa cơ quan với cơ quan…)
3.1. Các biện pháp tu từ:
- Tu từ về ngữ âm: điệp âm, điệp vần, điệp thanh,… (tạo âm hưởng và nhịp điệu cho câu)
- Tu từ về từ: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa, tương phản, chơi chữ, nói giảm, nói tránh, thậm xưng,…
- Tu từ về cú pháp: Lặp cú pháp, liệt kê, chêm xen, câu hỏi tu từ, đảo ngữ, đối, im lặng,…
Biện pháp tu từ
Hiệu quả nghệ thuật (Tác dụng nghệ thuật)
So sánh :Giúp sự vật, sự việc được miêu tả sinh động, cụ thể tác động đến trí tưởng tượng, gợi hình dung và cảm xúc
Ẩn dụ: Cách diễn đạt hàm súc, cô đọng, giá trị biểu đạt cao, gợi những liên tưởng ý nhị, sâu sắc.
Nhân hóa: Làm cho đối tượng hiện ra sinh động, gần gũi, có tâm trạng và có hồn hơn.
Hoán dụ: Diễn tả sinh động nội dung thông báo và gợi những liên tưởng ývị, sâu sắc
Điệp từ/ngữ/cấu trúc: Nhấn mạnh, tô đậm ấn tượng – tăng giá trị biểu cảm
Nói giảm: Làm giảm nhẹ đi ý đau thương, mất mát nhằm thể hiện sự trân trọng
Thậm xưng (phóng đại): Tô đậm ấn tượng về…
Câu hỏi tu từ: Bộc lộ cảm xúc, gây chú ý…
Đảo ngữ: Nhấn mạnh, gây ấn tượng về…
Đối: Tạo sự cân đối nhịp nhàng giữa các vế, câu …
Im lặng (…) : Tạo điểm nhấn, gợi sự lắng đọng cảm xúc, diễn biến tâm lý…
Liệt kê : Diễn tả cụ thể, toàn diện sự việc
3.2. Các hình thức, phương tiện ngôn ngữ khác:
- Từ láy, thành ngữ, từ Hán – Việt …
- Điển tích điển cố,…
4. Phương thức trần thuật.
- Lời trực tiếp: Trần thuật từ ngôi thứ nhất do nhân vật tự kể chuyện (Tôi)
- Lời kể gián tiếp: Trần thuật từ ngôi thứ ba – người kể chuyện giấu mặt.
- Lời kể nửa trực tiếp: Trần thuật từ ngôi thứ ba – người kể chuyện tựgiấu mình nhưng điểm nhìn và lời kể lại theo giọng điệu của nhân vật trong tác phẩm.
5. Các phép liên kết (liên kết các câu trong văn bản).
- Phép lặp từ ngữ: Lặp lại ở câu đứng sau những từ ngữ đã có ở câu trước
- Phép liên tưởng (đồng nghĩa / trái nghĩa) :Sử dụng ở câu đứng sau những từ ngữ đồng nghĩa/ trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước
- Phép thế: Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế các từ ngữ đã có ở câu trước
- Phép nối: Sử dụng ở câu sau các từ ngữ biểu thị quan hệ (nối kết)với câu trước.
6. Nhận diện các thao tác lập luận:
- Giải thích: Giải thích là vận dụng tri thức để hiểu vấn đề nghị luận một cách rõ ràng và giúp người khác hiểu đúng ý của mình.
- Phân tích.
Phân tích là chia tách đối tượng, sự vật hiện tượng thành nhiều bộ phận, yếu tố nhỏ để đi sâu xem xét kĩ lưỡng nội dung và mối liên hệ bên trong của đối tượng. Sau đó tích hợp lại trong kết luận chung
- Chứng minh.
Chứng minh là đưa ra những cứ liệu - dẫn chứng xác đáng để làm sáng tỏ một lí lẽ một ý kiến để thuyết phục người đọc người nghe tin tưởng vào vấn đề.
- Bình luận.
Bình luận là bàn bạc đánh giá vấn đề, sự việc, hiện tượng… đúng hay sai, hay / dở; tốt / xấu, lợi / hại…; để nhận thức đối tượng, cách ứng xử phù hợp và có phương châm hành động đúng
Bác bỏ là chỉ ra ý kiến sai trái của vấn đề trên cơ sở đó đưa ra nhận định đúng đắn và bảo vệ ý kiến lập trường đúng đắn của mình.
- So sánh.
+ So sánh là một thao tác lập luận nhằm đối chiếu hai hay nhiều sự vật, đối tượng hoặc là các mặt của một sự vật để chỉ ra những nét giống nhau hay khác nhau, từ đó thấy được giá trị của từng sự vật hoặc một sự vật mà mình quan tâm.
+ Hai sự vật cùng loại có nhiều điểm giống nhau thì gọi là so sánh tương đồng, có nhiều điểm đối chọi nhau thì gọi là so sánh tương phản.
7. Yêu cầu nhận diện kiểu câu và nêu hiệu quả sử dụng.
7.1. Câu theo mục đích nói:
- Câu tường thuật (câu kể)
- Câu cảm thán (câu cảm)
- Câu nghi vấn (câu hỏi)
- Câu khẳng định
- Câu phủ định.
7.2. Câu theo cấu trúc ngữ pháp
- Câu đơn
- Câu ghép/ Câu phức
- Câu đặc biệt.
8. Yêu cầu xác định nội dung chính của văn bản/ Đặt nhan đề cho văn bản.
9. Yêu cầu nhận diện các lỗi diễn đạt và chữa lại cho đúng
9.1. Lỗi diễn đạt (chính tả, dùng từ, ngữ pháp)
9.2. Lỗi lập luận (lỗi lôgic…)
10. Yêu cầu nêu cảm nhận nội dung và cảm xúc thể hiện trong văn bản.
- Cảm nhận về nội dung phản ánh.
- Cảm nhận về cảm xúc của tác giả.
11. Yêu cầu xác định từ ngữ, hình ảnh biểu đạt nội dung cụ thể trong văn bản.
- Chỉ ra những từ ngữ, hình ảnh thể hiện nội dung cụ thể/ nộidung chính của văn bản.
- Chỉ ra từ ngữ chứa đựng chủ đề đoạn văn.
11. Yêu cầu xác định từ ngữ,hình ảnh biểu đạt nội dung cụ thể trong văn bản.
- Chỉ ra những từ ngữ, hình ảnh thể hiện nội dung cụ thể/ nội dung chính của văn bản.
- Chỉ ra từ ngữ chứa đựng chủ đề đoạn văn.
Lưu ý:
- Phương thức biểu đạt, phong cách ngôn ngữ, thao tác lập luận, biện pháp tu
từ… trong bài tập đọc hiểu thường không sử dụng đơn lẻ mà có sự kết hợp nhiều thao tác, phương thức, biện pháp tu từ cho nên cần phải nắm vững một số biểu hiện để làm bài đúng và đạt hiệu quả cao.
- Viết đoạn văn thường phải căn cứ vào bài tập đọc hiểu để viết đúng nội dung yêu cầu cũng như hình thức của đoạn.
PHẦN HAI: ÔN TẬP PHẦN LÀM VĂN
2.1. NGHỊ LUẬN XÃ HỘI.
2.1.1. Dạng bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
*Kiến thức chung
- Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí là dạng đề thường bàn về một quan điểm, một tư tưởng như: lòng dũng cảm, lòng khoan dung, thói vô cảm, vô trách nhiệm,…
- Dấu hiệu để nhận biết kiểu bài này là thường là những câu nói trực tiếp để trong ngoặc kép của các nhà tư tưởng, các danh nhân nổi tiếng hoặc những câu văn, câu thơ, ý kiến trích dẫn trong tác phẩm văn học,…
*Cách làm
• Cần tìm hiểu tư tưởng trong câu nói là tư tưởng gì?, đúng sai như thế nào? Từ đó xác định phương hướng bàn luận (nội dung) và cách bàn luận (sử dụng thao tác lập luận nào).
*Dàn ý khái quát
+Mở bài: Giới thiệu tư tưởng đạo lí cần bàn.
+Thân bài:
Giải thích tư tưởng đạo lí.
Phân tích mặt đúng, bác bỏ mặt sai.
Phương hướng phấn đấu.
+Kết bài:
Ý nghĩa tư tưởng, đạo lí trong đời sống.
Bài học nhận thức cho bản thân.
2.1.2. Dạng bài nghị luận về một hiện tượng đời sống
*Kiến thức chung
Nghị luận về một hiện tượng đời sống là dạng đề mang tính thời sự, bàn về một
vấn đề của xã hội (tốt – xấu) đang diễn ra trong cuộc sống hàng ngày như: tai nạn giao thông, bạo lực học đường, tiêu cực trong thi cử, …
*Cách làm
- Cần nêu rõ hiện tượng, phân tích mặt đúng, sai, lợi, hại. Chỉ ra nguyên
nhân.
- Bày tỏ thái độ, ý kiến của người viết bắng các thao tác lập luận phù hợp.
- Bàn luận và đưa ra những đề xuất, giải pháp của mình trước hiện tượng đó.
*Dàn ý khái quát
+Mở bài: Giới thiệu hiện tượng đời sống cần nghị luận. +Thân bài:
Triển khai các vấn đề cần nghị luận
Thực trạng của hiện thực đời sống, tác động (tích cực, tiêu cực)
Thái độ của xã hội đối với hiện tượng, lí giải nguyên nhân (nguyên nhân khách quan, chủ quan), giải pháp để giải quyết hiện tượng.
+Kết bài:
Khái quát lại vấn đề nghị luận.
Thái độ của bản thân về hiện tượng đời sống cần nghị luận..
2.2. NGHỊ LUẬN VĂN HỌC.
2.2.1. Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.
*Kiến thức chung:
Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ là nhằm tìm hiểu, phân tích từ ngữ, hình ảnh, nhịp điệu, cấu tứ… Từ phân tích trên để làm rõ được những đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ đó.
*Cách làm.
- Giới thiệu khái quát về bài thơ, đoạn thơ.
- Bàn về những giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ.
- Đánh giá chung về bài thơ, đoạn thơ.
*Dàn ý khái quát.
+Mở bài:
- Giới thiệu khái quát về tác giả, hoàn cảnh sáng tác của bài thơ, đoạn thơ.
- Giới thiệu khái quát yêu cầu của đề bài.
+Thân bài:
- Phân tích yêu cầu của đề bài. (Cần phải xây dựng được luận điểm để triển khai ý theo luận điểm ấy và hướng người đọc theo luận điểm vừa xây dựng của mình).
- Cần chú ý khai thác từ ngữ, nhịp thơ, các biện pháp tu từ để làm rõ nội dung.
- Diễn đạt phải rõ ràng, lời văn viết phải có cảm xúc.
- Mở rộng so sánh để bài viết được phong phú, thuyết phục. Tránh diễn xuôi ý
thơ, viết lan man.
+Kết bài:
- Đánh giá khái quát nội dung, nghệ thuật bài thơ, đoạn thơ.
- Tuỳ vào từng đề bài mở rộng, liên hệ với đời sống.
2.2.2. Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi
*Kiến thức chung:
- Đối tượng của bài nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi, tức là tìm hiểu giá trị nội dung, nghệ thuật của một tác phẩm hoặc một đoạn trích.
- Cần phải giới thiệu khái quát tác phẩm hoặc đoạn trích.
- Bàn về giá trị nội dung nghệ thuật của tác phẩm, đoạn trích theo định hướng của đề bài.
- Đánh giá chung về tác phẩm, đoạn trích văn xuôi.
*Cách làm.
- Xác định yêu cầu của đề bài, những từ ngữ, câu văn chứa đựng nội dung phục vụ cho yêu cầu của đề.
- Xác lập được luận điểm chính, sử dụng các thao tác lập luận để làm rõ luận
điểm.
- Kết hợp giữa phân tích nội dung và nghệ thuật, hành văn phải cô động, không sáo rỗng. Giọng văn phải kết hợp giữa lí luận và suy tư cảm xúc.
3. Dàn ý khái quát. +Mở bài:
- Giới thiệu khái quát về tác giả, hoàn cảnh sáng tác củatác phẩm, đoạn trích..
- Giới thiệu khái quát yêu cầu của đề bài.
+Thân bài:
- Phân tích yêu cầu của đề bài. (Cần phải xây dựng được luận điểm để triển khai ý theo luận điểm ấy và hướng người đọc theo luận điểm vừa xây dựng của mình).
- Cần chú ý khai thác từ ngữ, câu văn, các biện pháp tu từ để làm rõ nội dung.
- Diễn đạt phải rõ ràng, Giọng văn phải kết hợp giữa lí luận và suy tư cảm xúc.
- Mở rộng so sánh để bài viết được phong phú, thuyết phục. Tránh tóm tắt hoặc
kể xuôi, viết lan man.
+Kết bài:
- Đánh giá khái quát nội dung, nghệ thuật tác phẩm hoặc đoạn trích.
- Tuỳ vào từng đề bài mở rộng, liên hệ với đời sống.
III. ĐỀ KIỂM TRA MINH HỌA
I.Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Một lần tình cờ tôi đọc được bài viết “Hạnh phúc là gì?” trên blog của một người bạn. Bạn ấy viết rằng: "Hạnh phúc là được nằm trong chăn ấm xem tivi cùng với gia đình. Hạnh phúc là được trùm chăn kín và được mẹ pha cho cốc sữa nóng. Hạnh phúc là được cùng đứa bạn thân nhong nhong trên khắp phố. Hạnh phúc là ngồi co ro hàng giờ trong quán cà phê, nhấm nháp ly ca cao nóng và bàn chuyện chiến sự thế giới cùng anh em chiến hữu...”.
Bất chợt giật mình, hạnh phúc đơn giản vậy sao? Ừ nhỉ! Dường như lâu nay chúng ta chỉ quen với việc than phiền mình bất hạnh chứ ít khi biết được rằng mình đang hạnh phúc. (9) Hãy một lần thử nghĩ xem: Khi chúng ta than phiền vì bố mẹ quá quan tâm đến chuyện của mình thì ngoài kia biết bao nhiêu người thèm hơi ấm của mẹ, thèm tiếng cười của bố, thèm được về nhà để được mắng; khi chúng ta cảm thấy thiệt thòi khi không được ngồi xe hơi chỉ vì phải chạy xe máy giữa trời nắng thì ngoài kia biết bao nhiêu bạn của chúng ta mồ hôi nhễ nhại, gò mình đạp xe lên những con dốc vắng; khi chúng ta bất mãn với chuyện học hành quá căng thẳng thì ngoài kia biết bao người đang khao khát một lần được đến trường, một lần được cầm cây bút để viết lên những ước mơ; khi chúng ta...
(Dẫn theo Bài tập Ngữ văn 11, tập 2, NXB Giáo dục 2007)
Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích. (0,5 điểm)
Câu 2: Tại sao tác giả lại “Bất chợt giật mình, hạnh phúc đơn giản vậy sao?”?(1,0 điểm)
Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu (9).(1,0 điểm)
Câu 4: Anh/Chị hãy rút ra thông điệp có ý nghĩa nhất trong đoạn trích trên. (0,5 điểm)
Phần II. Làm văn (7,0 điểm):
Câu 1 (2 điểm):
Qua đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bày tỏ suy nghĩ của mình về: Hạnh phúc của giới trẻ trong thời đại ngày nay.
Câu 2 (5 điểm):
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau trong bài “Sóng” của nữ sĩ Xuân Quỳnh:
“Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
Dẫu xuôi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh - một phương”
(Ngữ Văn 12 Cơ bản, Tập một, NXB Giáo dục, tr. 155, 156)
Đáp án
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm):
Câu | Nội dung | Điểm |
1 | Đoạn trích thuộc phong cách ngôn ngữ Chính luận. | 0,5 |
2 | Tác giả “Bất chợt giật mình, hạnh phúc đơn giản vậy sao?” bởi vì: - Khi nghĩ đến hạnh phúc thì con người thường nghĩ đến những gì cao xa, to lớn nhưng thực ra hạnh phúc là những gì rất giản dị, gần gũi quanh ta. - Con người thường không nhận ra giá trị của những gì mình đang có, vì vậy thường “than phiền mình bất hạnh chứ ít khi biết được rằng mình đang hạnh phúc”. | 1,0 |
3 | - Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu (9): liệt kê, điệp ngữ, tương phản-đối lập. - Tác dụng: + Tạo giọng điệu thiết tha, hùng hồn, mạnh mẽ để tăng tính thuyết phục. + Nhấn mạnh sự tương phản về hoàn cảnh của chúng ta và biết bao nhiêu người để từ đó gợi ra quan niệm về một hạnh phúc giản đơn. | 1,0 |
4 | Thông điệp có ý nghĩa nhất trong đoạn trích: Chúng ta cần biết trân trọng những hạnh phúc bình dị, giản đơn nhưng thiết thực trong cuộc sống hiện tại. | 0,5 |
| Tổng điểm | 3,0 |
Phần II. Làm văn (7,0 điểm):
1. Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận xã hội và nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
2. Yêu cầu cụ thể:
Câu | Nội dung | Điểm |
1 | Qua đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bày tỏ suy nghĩ của mình về: Hạnh phúc của giới trẻ trong thời đại ngày nay. | |
| |