Ngày 20-04-2024 09:43:55
 


Mọi chi tiết xin liên hệ với trường chúng tôi theo mẫu dưới :
Họ tên
Nội dung
 

Lượt truy cập : 6684569
Số người online: 123
 
 
 
 
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I NĂM HỌC 2022-2023 MÔN NGỮ VĂN 10, MÔN LỊCH SỬ 10, ĐỊA LÝ 10
 

 

                    ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KÌ I NĂM HỌC 2022- 2023

Lớp 10- Môn: Ngữ văn

( Thời gian: 90’ không kể thời gian giao đề

I.Ma trận và bản đặc tả đề bài

  1. Ma trận

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ MÔN NGỮ VĂN, LỚP 10

THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT

TT

Kĩ năng

Nội dung/đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

 

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

 

 

Đọc

 

 

Thơ hiện đại

4

0

3

1

0

1

0

1

10

 

Tỉ lệ (%)

20%

 

15%

5%

 

10%

 

10%

60

2

Viết

 

Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội

 

 

 

 

 

 

 

1

1

Tỉ lệ (%)

 

10

 

15

 

10

 

5

40

Tổng

20

10

15

20

0

20

0

15

100

Tỉ lệ %

30%

35%

20%

15%

Tỉ lệ chung

65%

35%

 

 

 

 

2.Bản đặc tả

 

BẢNG MÔ TẢ YÊU CẦU CÁC KĨ NĂNG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ

CUỐI HỌC KÌ I-MÔN NGỮ VĂN LỚP 10

Thời gian làm bài : 90’

 

TT

Kĩ năng

Đơn vị kiến thức/ kĩ năng

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Tổng

Nhận

biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

1.Đọc hiểu

Thơ VN hiện đại

Nhận biết:

  Nhận biết được từ ngữ, vần, nhịp, đối, các biện pháp tu từ trong bài thơ Từ ấy

  Nhận biết được bố cục, những hình ảnh tiêu biểu được sử dụng trong từng khổ thơ, bài thơ.

  Nhận biết được nhân vật trữ tình,chủ thể trữ tình trong bài thơ

 

Thông  hiểu:

Hiểu và lí giải được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình, chủ thể trữ tình được thể hiện

Qua ngôn ngữ văn bản.

Vận dụng:

–Rút ra được bài học cho bản thân.

–Rút ra được chủ đề, thông điệp  mà văn bản muốn gửi đến người đọc

Vận dụng cao:

Đánh giá được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua cách nhìn riêng về con người,

cuộc sống; qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu.

4TN

3TN

1 TL

1 TN

1 TL

10

2

2.Viết

Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội

Nhận biết:

  Xác định được cấu trúc bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội

  Xác định được vấn đề xã hội cần bàn luận.

  Nêu được lí do lựa chọn và quan  điểm cá nhân về vấn đề xã hội cần bàn luận

Thông hiểu:

  Diễn giải về nội dung, ý nghĩa của vấn đề xã hội cần bàn luận.

  Chứng minh quan điểm của bản thân bằng  hệ thống luận điểm chặt chẽ; sử dụng và phân tích dẫn chứng hợp lí, thuyết phục.

Vận dụng:

  Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận phù hợp để triển khai lập luận, bày tỏ quan điểm của bản thân về vấn đề xã hội

  Biết sử dụng các yếu tố biểu cảm để tang sức thuyết phục

  Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các luận điểm; có cấu trúc chặt chẽ; sử dụng các bằng chứng thuyết phục:chính xác, tin cậy, thích hợp, đầy đủ.

Vậndụngcao:

  Huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để đánh giá vấn đề xã hội.

  Có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, đoạn văn giàu sức thuyết phục.

-Đánh giá được ý nghĩa của vấn đề cần bàn luận

 

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

 

 

6

Tỉ lệ %

 

40

30

20

10

100

Tỉ lệ chung

 

70

30

100


II. Xây dựng đề cương ôn tập

 

 

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KÌ I

Môn: Ngữ văn lớp 10

(Thời gian làm bài 90 phút)

I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc bài thơ sau và thực hiện yêu cầu từ câu 1 đến câu 10:

Từ ấy

            Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
           Mặt trời chân lý chói qua tim

     Hồn tôi là một vườn hoa lá
                 Rất đậm hương và rộn tiếng chim...

 

         Tôi buộc lòng tôi với mọi người
       Để tình trang trải với trăm nơi

Để hồn tôi với bao hồn khổ
            Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời

                                                   Tôi đã là con của vạn nhà
                                                   Là em của vạn kiếp phôi pha
                                                   Là anh của vạn đầu em nhỏ
                                                   Không áo cơm, cù bất cù bơ...

(Từ ấy - Tố Hữu)

Lựa chọn đáp án đúng nhất:

Câu 1. Bài thơ được viêt theo thể thơ nào?

  1. Thể thơ năm chữ
  2. Thể thơ lục bát
  3. Thể thơ bảy chữ
  4. Thể thơ thất ngôn bát cú

Câu 2. Ở  khổ thơ thứ 2 người đọc nhận thấy  nội dung gì nổi bật nhất?

  1. Tình yêu, niềm tin đối với lý lẽ sống của tác giả đối với đất nước và con người
  2. Bộc lộ tình yêu thương con người
  3. Khẳng định quan niệm mới về lẽ sống của tác giả
  4. Diễn tả nỗi buồn bi thảm khi bị mất tự do

Câu 3. “ Tôi buộc lòng tôi với mọi người”. Động từ “ buộc” thể hiện điều gì?

  1. Yêu cầu trách nhiệm đối với người chiến sĩ khi giác ngộ lý tưởng cách mạng.
  2. Ý thức tự nguyện và quyết tâm cao độ của người chiến sĩ cộng sản
  3. Là sự bắt buộc phải yêu thương con người.
  4. Hành động bằng tay, chỉ một trạng thái cụ thể của con người.

Câu 4. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong dòng thơ sau:

“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim.”

  1. Ẩn dụ
  2. So sánh
  3. Nhân hóa
  4. Liệt kê

Câu 5. Ánh sáng  được miêu tả trong khổ 1 là ánh sáng như thế nào?

A.Dịu dàng, ấm áp

     B.Trong trẻo tinh khôi

C.Chói chang, rực rỡ

     D.Gay gắt, đổ lửa

Câu 6. Dòng nào thể hiện chủ đề của bài thơ

  1. Niềm vui sướng khi bắt gặp lí tưởng cộng sản.
  2.  Nhận thức về lẽ sống mới của tác giả.
  3.  Lời tâm nguyện của người thanh niên yêu nước được giác ngộ lý tưởng cách mạng
  4. Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm.

Câu 7. Tố Hữu tự nhận mình là ai trong những câu thơ sau:

Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ

  1. Con của mọi nhà

B. Em của vạn kiếp

     C. Anh của vạn em nhỏ

     D. Tát cả các đáp án trên

Trả lời câu hỏi/Thực hiện yêu cầu

Câu 8. Qua bài thơ, thông điệp có ý nghĩa nhất đối với anh/chị là gì?

Câu 9. Hai câu thơ dưới đây gợi lên tình cảm gì trong anh/chị?

Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời

Câu 10. Bài thơ “ Từ ấy” là lời tâm nguyện của thanh niên yêu nước giác ngộ và say mê lý tưởng cách mạng”. Hãy viết từ 5- 7 dòng, trình bày suy nghĩ của anh/chị về nhận xét trên?

II. VIẾT (4,0 điểm).

          Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận về trách nhiệm của tuổi trẻ đối với quê hương, đất nước?

 

 

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KÌ

Môn Ngữ văn, lớp 10

 

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

 

ĐỌC HIỂU

6,0

 

1

C

0,5

 

2

A

0,5

 

3

B

0,5

 

4

B

0,5

 

5

C

0,5

 

6

C

0,5

 

7

D

0,5

 

8

HS trình bày thông điệp ý nghĩa nhất với bản thân. Thông điệp phù hợp với nội dung tư tưởng của bài thơ và mang tính đạo đức, thẩm mĩ.

0,75

 

9

Hai câu thơ:

 Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời

gợi lên trong em tình yêu thương con người của tác giả và khẳng định mối quan hệ sâu sắc giữa con người với văn học

0,75

 

10

- HS làm sáng rõ được ý: nhân vật trữ tình đã thay đổi tâm trạng từ tù túng, ngột ngạt, bế tắc sang tâm trạng vui tươi, lạc quan, yêu đời.

- HS trình bày trong một đoạn văn, có thể triển khai theo các kiểu đoạn văn diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp, móc xích, song hành.

1,0

II

 

VIẾT

4,0

 

 

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận xã hội

0,25

 

 

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: trách nhiệm của tuổi trẻ đối với quê hương, đất nước?

 

0,5

 

 

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

HV có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, nêu rõ lí do và quan điểm của bản thân, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng thuyết phục.

Sau đây là một hướng gợi ý:

- Trách nhiệm với quê hương đất nước là những việc làm, hành động thể hiện tình yêu quê hương đất nước

- Tuổi trẻ cần phải có trách nhiệm với quê hương đất nước vì:

+ Quê hương đất nước có được như ngày hôm nay là phải đánh đổi bằng bao nhiêu xương máu các thế hệ cha anh đi trước.

+ Sống có trách nhiệm sẽ giúp con người đẩy xa cái tôi cá nhân, sự ích kỉ, nhỏ nhen của mình để từ đó hướng tới những điều tốt đẹp hơn.

+ Tuổi trẻ là những người năng động, sáng tạo, sống có hoài bão, có lí tưởng,…trở thành trụ cột của quê hương, đất nước.

+…..

- Để thể hiện trách nhiệm với quê hương, đất nước tuổi trẻ cần phải:

+ Có tình yêu, niềm tự hào, sự biết ơn,…đối với quê hương, đất nước

+ Tích cực học tập, rèn luyện bản thân để cống hiến tài năng cho đất nước.

+ Tích cực tham gia vào các hoạt động công ích, các hoạt động tình nguyện, sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ người khác.

+……..

- Bài học nhận thức và hành động

2,5

 

 

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt

0,25

 

 

e. Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng, cách diễn dạt sáng tạo, văn phong trôi chảy

0,5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                                                    ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I

MÔN: NGỮ VĂN

KHỐI: 10

Phần I. Đọc hiểu (5.0đ)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:


 Khi đang là hạt

Cầm trong tay mình

Chưa gieo xuống đất

Hạt nằm lặng thinh.

 

Khi hạt nảy mầm

Nhú lên giọt sữa

Mầm đã thì thầm

Ghé tai nghe rõ.

 

Mầm tròn nằm giữa

Vỏ hạt làm nôi

Nghe bàn tay vỗ

Nghe tiếng ru hời ...

 

Khi cây đã thành

Nở vài lá bé

Là nghe màu xanh

Bắt đầu bập bẹ.

 

Rằng các bạn ơi

Cây chính là tôi

Nay mai sẽ lớn

Góp xanh đất trời.

(Lời của cây -Trần Hữu Thung)


Câu 1: Bài thơ Lời của cây thuộc chủ đề gì?

  • A. Tình yêu thương mầm xanh thiên nhiên
  • B. Khám phá bí ẩn dưới lòng đại dương
  • C. Mơ ước của cha và con
  • D. Tình mẫu tử thiêng liêng

Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của tác phẩm Lời của cây là?

  • A. Miêu tả
  • B. Biểu cảm
  • C. Tự sự
  • D. Nghị luận 

Câu 3: Thông điệp của bài thơ Lời của cây là gì?

  • A. Hãy yêu cây, trân trọng sự sống của cây, bởi cây làm nên một phần cuộc sống xinh đẹp, đáng yêu này
  • B. Cần giúp đỡ mọi người song phải biết giới hạn, và đôi khi, từ chối cũng là một cách giúp đỡ
  • C. Nhắc nhở chúng ta về đạo lý làm con
  • D. Ca ngợi mơ ước khám phá cuộc sống trẻ thơ, những ước mơ làm cho cuộc sống không ngừng tốt đẹp hơn

Câu 4: Biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong bài thơ là?

  • A. So sánh
  • B. Nhân hóa
  • C. Hoán dụ
  • D. Ẩn dụ

 

Câu 5: Trong bài thơ Lời của cây, khi chưa gieo xuống đất hạt như thế nào?

  • A. Hạt nhú lên chồi non
  • B. Hạt nằm lặng thinh trong bàn tay con người
  • C. Hạt nhú lên giọt sữa
  • D. Hạt đã mọc thành cây

 

Câu 6: Khi hạt cây nảy mầm, ta nghe được những gì?

  • A. Nghe bàn tay vỗ, nghe tiếng ru hời
  • B. Nghe bàn tay vỗ, nghe tiếng thì thầm
  • C. Nghe tiếng ru hời, nghe tiếng bập bẹ
  • D. Nghe tiếng ru hời, nghe tiếng thì thầm

Câu 7: Bài thơ Lời của cây thuộc thể loại gì?

·       Truyện ngắn

·       B. Tiểu thuyết

·       C. Thơ bốn chữ

·       D. Kí

Câu 8: Trong bài thơ, một cái hạt nhỏ bé muốn trở thành một cái cây phải trải qua những gì?

  • A. Nhiều giai đoạn
  • B. Nhiều thử thách
  • C. Chịu được gió sương
  • D. Tất cả các đáp án trên

 

Câu 7: (0.5) Theo em, những dòng thơ như “Ghé tai nghe rõ”, “Nghe mầm mở mắt” thể hiện mối quan hệ như thế nào giữa hạt mầm và nhân vật đang “ghé tai nghe rõ”?

Hướng dẫn trả lời:

Những dòng thơ như “Ghé tai nghe rõ”, “Nghe mầm mở mắt” thể hiện mối quan hệ thân thiết, ngang hàng như những người bạn giữa hạt mầm và nhân vật đang “ghé tai nghe rõ

 

Câu 8.(0.5) Em hình dung thế nào về hiện tượng nảy mầm qua hình ảnh “nhú lên giọt sữa”? 

Hướng dẫn trả lời:

Hình ảnh “nhú lên giọt sữa” đã miêu tả vô cùng sinh động và độc đáo về hiện tượng nảy mầm. Lá mầm đầu tiên nhú lên từ mặt đất của hạt được ví như giọt sữa, không chỉ làm nổi bật hình dáng ngộ nghĩnh và sự non nớt mà còn gợi ra sự gần gũi, thân thương của những hạt mầm nhỏ bé.

→ Hiện tượng nảy mầm qua cái nhìn của trẻ thơ trở nên ngộ nghĩnh, dí dỏm và vô cùng đáng yêu, độc đáo.

 

Phần II: Viết văn (5.0đ)

Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu ngạn ngữ Hi Lạp: “Cái rễ của học hành thì cay đắng nhưng quả của nó thì ngọt ngào”.

Gợi ý trả lời:

a. MB: Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận

b. TB:

1. Giải thích:

– Học hành là quá trình học và thực hành để mở mang kiến thức, nâng cao trình độ hiểu biết của mỗi người.

– Rễ đắng và  quả ngọt là hình ảnh ẩn dụ chỉ công lao học hành và kết quả học tập.

=> Câu ngạn ngữ thể hiện nhận thức sâu sắc về qui luật của học vấn và vai trò quan trọng của việc học hành đối với mỗi người.

2. Phân tích – Chứng minh.

Ý 1: Học hành có những chùm rễ đắng cay

– Việc học đòi hỏi tốn thời gian, công sức, trải qua cả một quá trình.

– Quá trình học tập có  những khó khăn, vất vả, gian nan: chiếm lĩnh tri thức, luyện tập, thực hành…Để có thể giỏi giang, thành công đòi hỏi phải từng bước chinh phục những bậc thang học vấn.

– Quá trình học tập có khi phải trải qua những thất bại, phải nếm vị cay đắng: điểm kém, bị quở mắng, thi hỏng….

Ý 2:  Vị ngọt của quả tri thức hái được từ việc học hành

– Vị ngọt của kết quả học tập trước hết là người học được nâng cao hiểu biết của bản thân, giàu có hơn về tri thức và tâm hồn, tự tin hơn trong cuộc sống.

–  Thành quả học tập mang lại niềm vui, niềm tự hào cho bản thân và gia đình. thầy cô giáo, nhà trường, quê hương…

– Thành công trong học tập cũng chắp cánh cho những ước mơ, khát vọng mới trên con đường lập nghiệp.

– Phải biết chấp nhận đắng cay trong giai đoạn đầu để sau đó hưởng thành quả tốt đẹp lâu dài.

    * Dẫn chứng:

           + Ê-đi-xơn phải trải qua hàng nghìn thí nghiệm, phải tìm tòi không ngừng để phát minh ra bóng đèn điện.

           + Măc-xim Gorki phải kiếm sống đủ thứ nghề vất vả nhưng không nguôi khát vọng học tập. Bằng con đường tự học đầy gian truân, say mê đọc sách tiếp cận ánh sáng văn minh nhân loại và trở thành nhà văn vĩ đại của nhân loại. ( Bút danh: Gor-ki có nghĩa là cay đắng)

          + Mạc Đĩnh Chi bắt đom đóm cho vào vỏ trứng để lấy ánh sáng đọc sách, sau đỗ trạng nguyên.

                                                                                                                                                                                                                                                                  3. Đánh giá – mở rộng

– Câu nói bao hàm một nhận thức đúng đắn, một lời khuyên tích cực: nhận thức được quá trình chiếm lĩnh tri thức, mỗi người cần có bản lĩnh, chủ động vượt qua khó khăn để thu nhận được thành quả tốt đẹp trong học tập.

– Trong thực tế, nhiều người lười biếng không chịu khó học hỏi, trau dồi kiến thức, không biết biến nhựa đắng thành quả ngọt dâng cho đời; hay có những người ỷ lại người khác, không nỗ lực, dẫn đến những hành động gian lận, không trung thực trong học tập

– Kết quả học tập nếu không từ công sức bản thân sẽ không bền, sẽ có lúc phải

trả giá, sẽ trở thaành kẻ kém cõi trong cái nhìn của mọi người.

4. Bài học:

* Nhận thức: xem câu ngạn ngữ là phương châm nhắc nhở, động viên bản thân trong quá trình học tập.

* Hành động: rèn ý thức vươn lên trong học tập, không đầu hàng gian nan thử thách, luôn hướng tới những ước mơ, khát vọng hái quả ngọt từ học vấn để thành công.

c. KB:

– Khẳng định chung về tư tưởng, đạo lí (vấn đề nghị luận) đã bàn luận ở thân bài (…)

– Lời nhắn gửi đến mọi người (…)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

 TP ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG

 

            

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I

NĂM HỌC: 2022- 2023

Môn: NGỮ VĂN LỚP 10

Thời gian làm bài:  90phút ;

(Trắc nghiệm và tự luận)

Mã đề 01

I. MỤC ĐÍCH ĐỀ KIỂM TRA

- Kim tra mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng được quy định trong chương trình môn Ngữ văn lớp 10 và phát triển năng lực của học sinh theo chương trình sách Kết nối tri thức với cuộc sống, lấy điểm cuối học kì I

- Đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của HS thông qua hình thức kiểm tra tự luận và trắc nghiệm

- Từ kết quả kiểm tra, học sinh điều chỉnh cách học và Giáo viên điều chỉnh cách dạy.

II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA: Trắc nghiệm

III. THIẾT LẬP MA TRẬN

NỘI DUNG

 

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Cộng

 

 

 

 

Đọc

hiểu

 

Ngữ liệu:

Bài “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” –Hồ Chí Minh

- Nhận biết phương thức biểu đạt, loại từ , biện pháp tu từ

 

Chỉ ra hình thức trình bày của đoạn văn nghị luận, hiểu ý nghĩa của từ ngữ

 

-Xác định luận điểm chính

Nêu những việc làm thể hiện lòng yêu nước

 

 

Tổng

Số câu

3

2

1

1

7

Số điểm

1.5

1.0

1.5

1.0

5,0

Tỉ lệ

15%

10%

15%

10%

50%

Làm văn

 

 

Câu 1:Nghị luận xã hội

 

 

- Vận dụng kiến thức xã hội, kĩ năng viết đoạn văn trình bày cảm nhận của mình về một vấn đề xã hội

 

 

 

 

 

 

Tổng

Số câu

 

 

1

 

 

Số điểm

 

 

5

 

 

Tỉ lệ

 

 

 

 

 

50%

 

 

Tổng cộng

 

Số câu

3

2

2

1

8

Số điểm

1.5

1.0

6.5

1.0

10.0

Tỉ lệ

15%

10%

65%

10%

100%

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KÌ I

MÔN NGỮ VĂN – LỚP 10

Phần I. Đọc - hiểu (5.0đ)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

LỜI KÊU GỌI TOÀN QUỐC KHÁNG CHIẾN.

Hỡi đồng bào toàn quốc!

Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta đã nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa!

Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.

Hỡi đồng bào!

Chúng ta phải đứng lên!

Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp, cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước.

Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân!

Giờ cứu quốc đã đến. Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng, để giữ gìn đất nước.

Dù phải gian khổ kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta!

Việt Nam độc lập và thống nhất muôn năm

Kháng chiến thắng lợi muôn năm

 

Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 1946

Hồ Chí Minh

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản

A.    Nghị luận

B.    Tự sự

C.    Thuyết minh

D.    Biểu cảm

Câu 2: Từ “hỡi” thuộc loại từ gì?

A.    Động từ

B.    Trợ từ

C.    Thán từ

D.    Tính từ

Câu 3: Đoạn văn “Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta đã nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa!” được trình bày theo hình thức nào?

A.    Tổng- phân –hợp

B.    Text Box: Vấn đề nghị luậnText Box: Luận điểm 3Text Box: Luận điểm 2Text Box: Luận điểm 1Quy nạp

C.    Diễn dịch

D.    Móc xích

Câu 4: Câu “Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước.” sử dụng biện pháp tu từ gì?

A.    Nhân hoá

B.    So sánh

C.    Điệp ngữ

D.    Ẩn dụ

Câu 5: Từ “thuổng” được nhắc tới trong tác phẩm là chỉ:

A.    Dụng cụ đào đất, gồm một lưỡi sắt nặng, hơi uốn lòng máng, lắp vào cán dài

B.    Nông cụ cầm tay dùng lật, xới đất, gồm một lưỡi sắt tra thẳng góc vào cán dài ( bằng tre hoặc gỗ)

C.    Đoạn tre, gỗ,vv, tròn, cầm vừa tay, thường dùng chống khi đi hoặc để đánh

D.    Đoạn gốc của cây tre, cây vầu

Câu 6: Xác định hệ thống luận điểm của văn bản theo mẫu sau:

Text Box: Vấn đề nghị luận                                                           

 

Text Box: Luận điểm 1 Text Box: Luận điểm 2 Text Box: Luận điểm 3

 

 

 


Câu 7: Em hãy nêu những việc làm của lòng yêu nước của thế hệ trẻ hiện nay

Gợi ý:

1.A

2.C

3.D

4.C

5.A

Text Box: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến6:

                                               

 

 

 

 

 

 


Câu 7: có thể trả lời nhưng ý sau:

- thể hiện ở việc kiên quyết bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ của dân tộc

-thể hiện qua ý thức học tập để nâng cao kiến thức, tu dưỡng đạo đức để trở thành người có ích cho xã hội

-sự tỉnh táo trong việc tiếp nhận thông tin, ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ dân tộc

 

Phần II: Viết văn (5.0đ)

Viết bài văn nghị luận bàn luận về vấn đề giới trẻ hiện nay với việc sử dụng mạng xã hội?

Gợi ý

MB: Giới thiệu vấn đề nghị luận: sử dụng mạng xã hội trong giới trẻ ngày nay

TB:

a Giải thích mạng xã hội là gì

b. Thực trạng sử dụng mạng xã hội trong giới trẻ ngày nay

c. Mặt lợi và mặt hại của việc sử dụng mạng xã hội

-        Lợi ích của mạng xã hội

-        Mặt hại của mạng xã hội

d. Cách sử dụng mạng xã hội hữu ích

e. Liên hệ bản thân

KB: Khẳng định lại vấn đề nghị luận.


ĐỀ CƯƠNG GIỮA KÌ I - LỊCH SỬ 10

NĂM HỌC 2022-2023.

 

Câu 1. Khái niệm lịch sử KHÔNG bao hàm nội dung nào sau đây?

A. Là những gì đã diễn ra trong quá khứ của xã hội loài người.

B. Là những câu chuyện về quá khứ hoặc tác phẩm ghi chép về quá khứ.

C. Là sự tưởng tượng của con người liên quan đến sự việc sắp diễn ra.

D. Là một khoa học nghiên cứu về quá khứ của con người.

Câu 2. Ai là tác giả của tác phẩm kịch Rô-mê-ô và Giu-li-et?

A. Uy-li-am Sếch-xpia                       B. Phơ-răng-xoa Ra-bơ-le     

C. Đan-tê A-li-ghê-ri                          D. Mi-quen-đơ Xéc-van-téc.

Câu 3. Việc Sử học cung cấp những thông tin có giá trị và tin cậy liên quan đến di sản văn hoá, di sản thiên nhiên có vai trò gì?

A. Là cơ sở cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di sản.

B. Định hướng cho việc xây dựng lại di sản.

C. Là nền tảng quyết định cho việc quản lí di sản ở các cấp.

D. Là cơ sở cho việc đào tạo hướng dẫn viên.

Câu 4. Loại chữ viết của nền văn minh nào được nhiều quốc gia Đông Nam Á thời cổ - trung đại tiếp thu?

A. Văn minh Ai Cập.                                                        B. Văn minh Lưỡng Hà.     

C. Văn minh Ấn Độ.                                                         D. Văn minh Trung Hoa.

Câu 5.  Đáp án nào dưới đây là nhận thức lịch sử?

A. Mũi tên đồng tìm thấy ở Cổ Loa ( 1959).                    B. Trống Đồng Đông Sơn.

C. Đôi dép cao Su của Bác Hồ.                                        D. Tác phẩm truyện Cậu bé cờ lau.

Câu 6. Một trong những đóng góp của nền văn minh Ai Cập, Trung Hoa và Ấn Độ thời kì cổ trung đại đối với nhân loại là?

A. phát minh những ngành khoa học cho nhân loại.                                                        

B. thúc đẩy sự phát triển rực rỡ của văn minh phương Tây.

C. là những đóng góp quan trọng vào kho tàng tri thức của nhân loại.                    

D. thúc đẩy giao thương giữa phương Đông và Phương Tây.

Câu 7.  Hiện thực lịch sử là gì?

A. Là tất cả những gì đã diễn ra trong quá khứ.

B. Là tất cả những gì đã diễn ra trong lịch sử.

C. Là những gì đã diễn ra trong quá khứ mà con người nhận thức được.

D. Là khoa học tìm hiểu về quá khứ.

Câu 8. Trong bảo tồn giá trị của di sản, Sử học đóng vai trò như thế nào?

A. Thành tựu nghiên cứu của Sử học về di sản sẽ cung cấp cơ sở khoa học cho việc bảo tồn.

B. Giúp cho việc bảo tồn di sản đạt hiệu quả cao, ít tốn kém.

C. Việc bảo tồn di sản sẽ đáp ứng nhu cầu của cuộc sống hiện tại.

D. Đáp ứng thị hiếu của khách du lịch, nâng cao hiệu quả khai thác của di sản.

Câu 9. Ý nào dưới đây KHÔNG thuộc chức năng của sử học?

A. Khôi phục các sự kiện lịch sử diễn ra trong quá khứ.

B. Rút ra bản chất của các quá trình lịch sử, phát hiện quy luật vận động và phát triển của chúng.

C. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ trẻ em.

D. Rút ra những bài học kinh nghiệm cho cuộc sống hiện tại.

Câu 10. Hình thức học tập nào dưới đây KHỒNG phù hợp với môn Lịch sử?

A. Học trên lớp.

B. Xem phim tài liệu, lịch sử.

C. Tham quan, điền dã.

D. Học trong phòng thí nghiệm.

Câu 11. Ý nào sau đây không phản ánh đúng lí do cần phải học tập lịch sử suốt đời?

A. Tri thức, kinh nghiệm từ quá khứ rất cần cho cuộc sống hiện tại và định hướng cho tương lai.

B. Nhiều sự kiện, quá trình lịch sử vẫn chứa đựng những điều bí ẩn cần phải tiếp tục tìm tòi khám phá.

C. Lịch sử là môn học khó, cần phải học suốt đời để hiểu biết được lịch sử.

D. Học tập, tìm hiểu lịch sử giúp đưa lại những cơ hội nghề nghiệp thú vị.

Câu 12. Trong hoạt động bảo tồn di sản cần phải đảm bảo một số yêu cầu như: tính nguyên trạng, giữ được “yếu tố gốc cấu thành di tích”, đảm bảo “tính xác thực”, “giá trị nồi bật” và dựa trên cơ sở các cứ liệu và phương pháp khoa học,...Các yêu cầu đó thề hiện điềm chung cốt lõi là gì?

A. Cần giữ được tính nguyên trạng của di sản.

B. Cần đảm bảo những giá trị lịch sử của di sản trên cơ sở khoa học.

C. Bảo tồn trên cơ sờ phát triển phù hợp với thời đại mới.

D. Phải nhằm mục tiêu phát triền kinh tế - xã hội.

Câu 13. “Di sn văn hoá là hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần do một cộng dồng người sáng tạo và tích luỹ trong một quá trình lịch Sừ lâu dàl được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau”. Như vậy, di sản văn hoá không gồm loại nào sau đây?

A. Những sản phẩm được tạo ra trong cuộc sống hiện tại.

B. Di sản văn hoá vật thề.

C. Di sản văn hoá phi vật thề.

D. Di sản thiên nhiên hoặc di sản hỗn hợp.

Câu 14. Kiến trúc, điêu khắc của Ấn Độ chịu ảnh hưởng của tôn giác nào sau đây?

A. Phật giáo.               B.Thiên chúa giáo.                 C. Phật giáo, Hồi giáo.           D. Nho giáo.

Câu 15. Sự phát triển của du lịch sẽ góp phần?

A. định hướng sự phát triển của Sử học trong tương lai.

B. xác định chức năng, nhiệm vụ của khoa học lịch sử.

C. cung cấp bài học kinh nghiệm cho các nhà sử học.

D. quảng bá lịch sử, văn hoá cộng đồng ra bên ngoài.

Câu 16. Trong bảo tồn và phát huy giá trị của di sản, yêu cầu quan trọng nhất đặt ra là gì?

A.Phải phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

B. Phải đảm bảo giá trị thầm mĩ của di sản.

C.Phải đảm bảo giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, vì sự phát triền bền vững.

D. Đáp ứng yêu cầu quảng bá hình ảnh về đất nước và con người Việt Nam.

Câu 17. Nhận thức lịch sử là gì?

A. Là những mô tả của con người về quá khứ.

B. Là những hiểu biết của con người về quá khứ, được tái hiện hoặc trình bày theo những cách khác nhau.

C. Là những công trình nghiên cứu lịch sử.

D. Là những lễ hội lịch sử - văn hoá được phục dựng.

Câu 18. Tổ chức nào sau đây đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn giá trị của các di sản trên thê giới?

A. EU              B. UN                          C.  APEC                    D. UNESCO

Câu 19. Thành tựu nào sau đây thuộc “tứ đại phát minh” về kĩ thuật của người Trung Quốc thời kỳ cổ trung đại?

A.    Kĩ thuật làm lịch.              B. Súng thần công.                 C. Máy tính.                D. La bàn.

Câu 20. Những nền văn minh nào sau đây phát triển liên tục từ thời kì cổ đại đến thời kì trung đại?

A. Văn minh Ai Cập và văn minh thời Phục hưng.

B. Văn minh Hy Lạp và văn minh La Mã.

C. Văn minh Ấn Độ và văn minh Trung Hoa.

D. Văn minh Ai Cập và văn minh Ấn Độ.

Câu 21. Tôn giáo nào không được khởi nguồn từ Ắn Độ?

A. Hồi giáo.                                                                C. Hin-đu giáo.

B. Phật giáo.                                                               D. Bà La Môn giáo.

Câu 22. Người Ấn Độ cổ đại đã sáng tạo ra loại chữ nào?

A. Chữ giáp cốt, kim văn                                            B. Chữ Kha-rốt-thi và Bra-mi.

C. Chữ Hán                                                                 D. Chữ tượng hình viết trên giấy pa-py-rus.

Câu 23. : “Trong một tam giác vuông, bình phương cạnh huyền bằng tổng bình phương hai cạnh góc vuông”. Đó là định lí của ai?

A. Ơ-clit                 B. Pi-ta-go              C. Ta-lét                 D. Ác-si-mét

Câu 24. Tôn giáo chính thức của đế quốc La Mã thời kì cổ đại (từ đầu thế kỉ IV) là:

A. Phật giáo            B. Hin-đu giáo        C. Hồi giáo             D. Cơ Đốc giáo

Câu 25. Trong các nền văn minh cổ đại ở phương Đông, các nền văn minh Trung Hoa và Ấn Độ có điểm gì khác so với văn minh Ai Cập?

A. Chịu ảnh hưởng của nền văn minh A – rập trong một thời gian dài.

B. Tiếp tục phát triển sang thời trung đại.

C. Đạt nhiều thành tựu rực rỡ trên các lĩnh vực.

D. Hình thành trên lưu vực các dòng sông lớn.

Câu 26. : Về văn học, người Hy Lạp cổ đại đã sáng tạo ra những tác phẩm nổi tiếng nào?

A. Bộ sử thi I-li-át                       B. Nhiều vở kịch của tác giả Ê-sin.

C. Bộ sử thi Ô-đi-xê                    D. Hai bộ sử thi I-li-át và Ô-đi-xê.

Câu 27.  Người La Mã cổ đại đã sáng tạo ra loại chữ viết nào sau đây?

A. Chữ Hán            B. Chữ hình nêm     C. Chữ Phạn           D. Chữ La-tinh

Câu 28. Văn hóa Việt Nam chịu ảnh hưởng của nền văn minh nào?

A. Hy Lạp- La Mã.                                                          B. Ấn Độ

C. Trung Hoa, Ấn Độ.                                                     D. Ai Cập.

Câu 30.  10 chữ số mà ngày nay chúng ta đang sử dụng là thành tựu của nền văn minh nào?

A.  Ai Cập.                           B. Hy Lạp.                        C. Ấn Độ.                     D. Trung Hoa.

Câu 31. Những yếu tố cơ bản nào có thể giúp xác định một nền văn hoá bước sang thời kì văn minh?

A. Có chữ viết, nhà nước ra đời.                                    B. Có con người xuất hiện.

C. Có công cụ lao động bằng sắt xuất hiện.                   D. Xây dựng các công trình kiến trúc.

Câu 32. Tác giả của bản anh hùng ca I-đi-át và Ô-đi-xê là:

A. Hô-me               B. Hê-rô-đốt            C. Viếc-ghin                     D. Xê-da

Câu 33. Các tác phẩm Kinh Vê- đa; sử  thi Ma-ha-bha-ra-ta; sử thi  Ra- ma-y-a-na là thành tựu văn học của nền văn minh nào?

Ai Cập.                         B. Ấn Độ.                      C. Trung Hoa.                     D Thái Lan.

Câu 34. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của những thành tựu văn minh Tây Âu thời kì Phục Hưng?

A. Đề cao giá trị con người và quyền tự do cá nhân, đề cao tinh thần dân tộc.

B. Mở đường cho sự phát triển của văn minh Tây Âu trong những thế kỉ tiếp theo.

C. Là cuộc đấu tranh công khai của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến.

D. Góp phần củng cố và mở rộng ảnh hưởng của Giáo hội Cơ Đốc giáo.

Câu 35: Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra ở đâu?

A. Anh                          B. Pháp                            C. Đức                               D. Mỹ

Câu 36: Những thành tựu cơ bản của Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất là:

A. máy dệt, máy kéo sợi, máy hơi nước, máy bay.

B. máy dệt, máy kéo sợi, ô tô, máy hơi nước.                  

C. máy dệt, máy hơi nước, tàu thủy, điện thoại.

D. máy kéo sợi, máy dệt, máy hơi nước, đầu máy xe lửa.

Câu 37: Giêm-oát là người đã phát minh ra:

A. con thoi bay            B. máy dệt                     C. máy hơi nước               D. đầu máy xe lửa

Câu 38: Ai là người đã chế tạo thành công máy kéo sợi Gien-ni (1764)?

A. Giêm Ha-gri-vơ      B. Giêm-oát                   C. Ri-chác Ác-rai.            D. Ét-mơn Các-rai

Câu 39: Nửa sau thế kỉ XIX, việc phát minh ra phương pháp nào trong luyện kim đã dẫn đến sự ra đời của các nguyên liệu mới?

A. Phương pháp nung nhiệt độ cao.                   B. Phương pháp rèn dũa.

C. Phương pháp sử dụng lò cao.                         D. Phương pháo cán kim loại.

Câu 40: “Ông vua” xe hơi nước Mỹ là ai?

A. Gu-li-ê-li-nô Mác-cô-ni.                                B. Hen-ri Pho        

C. Ni-cô-la Tét-la                                               D.Mai-cơn Pha-ra-đây

Câu 41: Ai là người đã phát minh ra bóng đèn sợi đốt trong (năm 1879)?

             A. Mai-cơn Pha-ra-đây                                        B. Thomas Ê-đi-sơn         

             C. Giô-dép Goan                                                  D. Ni-cô-la Tét-la

Câu 42: Năm 1903, hai anh em nhà Rai (Mỹ) đã thử nghiệm thành công loại phương tiện nào sau đây?

             A. Tàu thủy                  B. Xe lửa                       C. Ô tô                          D. Máy bay

Câu 43: Việc phát minh ra loại động cơ nào sau đây đã tạo tiền đề cho sự ra đời và phát triển của ô tô, máy bay?

                     A. Động cơ sức nước.                                         B. Động cơ đốt trong                          

                     C. Động cơ hơi nước                                           D. Động cơ sức gió

Câu 44: Nội dung nào không phản ảnh đúng ý nghĩa của các cuộc cách mạng công nghiệp thời cận đại đối với sự phát triển kinh tế?

                     A. Tự động hóa hoàn toàn quá trình sản xuất.    B. Góp phần cải thiện cuộc sống của con người.

                     C. Thúc đẩy ngành công nghiệp phát triển.      D. Làm thay đổi cách thức tổ chức sản xuất.   

  Câu 45: Các cuộc cách mạng công nghiệp thời cận đại đã dẫn tới sự hình thành của hai giai cấp nào?

                    A. Địa chủ và nông dân.                                        B. Lãnh chúa và nông nô                    

                    C. Tư sản và tiểu tư sản.                                        D. Tư sản và vô sản.

Câu 46: Cách mạng công nghiệp thời kì cận đại không có những tác động nào sau đây?

                   A. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, nâng cao năng suất lao động.

                   B. Hình thành và phát triển các trung tâm công nghiệp, thành thị.

                   C. Gây ô nhiễm môi trường, bóc lột lao động phụ nữ, trẻ em, xâm chiếm thuộc địa.

                   D. Thúc đẩy toàn cầu hóa, tự động hóa, thương mại điện tử, tự do thông tin.

                   Câu 47: Những thành tựu cơ bản của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba là:

                   A. máy tính, rô-bốt, internet, vệ tinh nhân tạo      B. máy bay, máy tính, internet, vệ tinh nhân tạo

                   C. máy tính, rô-bốt, internet, trí tuệ nhân tạo       D. tên lửa, rô-bốt, internet, vệ tinh nhân tạo

                   Câu 48: Trong các phát minh sau, phát minh nào không phải là thành tựu tiêu biểu của    Cách mạng công nghiệp lần thứ tư?

A. Trí tuệ nhân tạo                   B. Dữ liệu lớn        C. Ỉnternet             D. Điện toán đám mây

Câu 49: Quốc gia nào đã mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người?

A. Liên Xô                               B. Mĩ                      C. Anh                   D. Trung Quốc

Câu 50: Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại đối với sự phát triển kinh tế?

A. Góp phần mở rộng và đa dạng hóa các hình thức sản xuất và quản lí.

B. Tăng năng suất lao động, rút ngắn thời gian, nâng cao chất lượng sản phẩm.

C. Thúc đẩy quá trình khu vực hóa, toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới.

D. Đưa loài người chuyển từ văn minh nông nghiệp sang văn minh công nghiệp.                                                              

PHẦN 2. TỰ LUẬN (3 điểm)

Câu 1 (1.5 điểm): Trình bày khái niệm văn minh? Văn minh khác văn hóa như thế nào? Lấy ví dụ cụ thể.

Câu 2. (1,5 điểm) Trình bày thành tựu của văn minh Hy Lạp - La Mã  thời kì cổ đại trên lĩnh vực chữ viết và khoa học - kĩ thuật.

Câu 3 (2 điểm): Phân tích ý nghĩa và tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai.

Câu 4 (2 điểm): Phân tích tác động của cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại.Trong bối cảnh kỉ nguyên số hiện nay, rất nhiều thông tin được chia sẻ tràn lan trên internet nhưng chưa được kiểm chứng. Nếu là một trong những người nhận được thông tin ấy, em sẽ làm gì?

Câu 5: (1 điểm) Có ý kiến cho rằng: “Cách mạng công nghiệp đầu tiên sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất. Cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản xuất hàng loạt. Cách mạng công nghiệp lần thứ ba sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. Bây giờ, Cách mạng công nghiệp thứ tư đang nảy nở từ Cách mạng lần thứ ba, nó kết hợp với các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa Vật lí, kĩ thuật số và Sinh học.”

Em có đồng ý với ý kiến trên không? Vì sao?

 

 ĐỀ CƯƠNG LỚP 10 (MỚI)

------------------------------------------------------------

I. TRẮC NGHIỆM.

Câu 1. Kinh tuyến được chọn để làm đường chuyển ngày quốc tế là

     A. 150o.                              B. 180o.                               C. 120o.     D. 90o.

Câu 2. Frông là mặt ngăn cách giữa hai

     A. khối khí khác biệt nhau về tính chất vật lí.

     B. dòng biển nóng và lạnh ngược hướng nhau.

     C. khu vực cao áp khác biệt nhau về trị số áp.

     D. tầng khí quyển khác biệt nhau về tính chất.

Câu 3. Các hành tinh trong Hệ Mặt Trời có quỹ đạo chuyển động từ

     A. bắc đến nam.                 B. đông sang tây.                C. tây sang đông.     D. nam đến bắc.

Câu 4. Môn Địa lí được học ở

     A. cấp tiểu học, trung học cơ sở.                                   B. cấp trung học, chuyển nghiệp.

     C. tất cả các môn học ở tiểu học.                                   D. tất cả các cấp học phổ thông.

Câu 5. Học Địa lí giúp người học hiểu biết hơn về

     A. quá khứ, hiện tại và tương lai của toàn cầu.

     B. quá khứ, hiện tại và định hướng nghề nghiệp.

     C. quá khứ, hiện tại và sự hình thành trái đất.

     D. quá khứ, hiện tại và kinh tế của địa phương.

Câu 6. Gió Tây ôn đới thổi từ áp cao

     A. chí tuyến về xích đạo.                                               B. cực về ôn đới.

     C. cực về xích đạo.                                                        D. chí tuyến về ôn đới.

Câu 7. Ở cấp Trung học phổ thông môn Địa lí thuộc nhóm môn nào sau đây?

     A. Khoa học xã hội.                                                      B. Xã hội học.

     C. Kinh tế vĩ mô.                                                           D. Khoa học tự nhiên.

Câu 8. Khí áp là sức nén của

     A. không khí xuống mặt Trái Đất.                             B. luồng gió xuống mặt Trái Đất.

     C. không khí xuống mặt nước biển.                              D. luồng gió xuống mặt nước biển.

Câu 9. Các quy luật nào sau đây chủ yếu do nội lực tạo nên?

     A. Địa ô, đai cao.                                                          B. Địa đới, địa ô.

     C. Thống nhất, địa đới.                                                  D. Đai cao, tuần hoàn.

Câu 10. Những ngày nào sau đây ở mọi nơi trên Trái Đất có thời gian ngày và đêm dài bằng nhau?

     A. 21/3 và 23/9.                 B. 21/3 và 22/12.                C. 23/9 và 22/6.     D. 22/6 và 21/3.

Câu 11. Nhận định nào sau đây không đúng với khí quyển?

     A. Rất quan trọng cho phát triển sinh vật.

     B. Luôn chịu ảnh hưởng của Mặt Trời.

     C. Giới hạn phía trên đến dưới lớp ôdôn.

     D. Là lớp không khí bao quanh Trái Đất.

Câu 12. Nơi nào sau đây trong năm có sáu tháng luôn là toàn ngày?

     A. Chí tuyến.                      B. Xích đạo.                        C. Cực.     D. Vòng cực.

Câu 13. Nước trên lục địa gồm nước ở

     A. trên mặt, nước ngầm.                                             B. băng tuyết, sông, hồ.

     C. trên mặt, hơi nước.                                                    D. nước ngầm, hơi nước.

Câu 14. Vỏ Trái Đất và phần trên của lớp Manti được cấu tạo bởi các loại đá khác nhau, còn được gọi là

     A. khí quyển.                     B. thủy quyển.                    C. thạch quyển.     D. sinh quyển.

Câu 15. Theo thứ tự từ dưới lên, các tầng đá ở lớp vỏ Trái Đất lần lượt là

     A. tầng badan, tầng granit, tầng đá trầm tích.

     B. tầng đá trầm tích, tầng granit, tầng badan.

     C. tầng granit, Tầng đá trầm tích, tầng badan.

     D. tầng badan, tầng đá trầm tích, tầng granit.

Câu 16. Tổng lượng nước của sông chịu tác động chủ yếu của các nhân tố nào sau đây?

     A. Nước ngầm, địa hình, các hồ đầm.                           B. Nước ngầm, địa hình, thảm thực vật.

     C. Lượng mưa, băng tuyết, nước ngầm.                    D. Lượng mưa, băng tuyết, các hồ đầm.

Câu 17. Múi giờ có đường chuyển ngày quốc tế chạy qua mang số

     A. 10.                                  B. 9.                                    C. 12.     D. 11.

Câu 18. Cấu trúc của Trái Đất gồm các lớp nào sau đây?

     A. Vỏ đại dương, Manti trên, nhân Trái Đất.

     B. Vỏ đại dương, lớp Manti, nhân Trái Đất.

     C. Vỏ lục địa, lớp Manti, nhân Trái Đất.

     D. Vỏ Trái Đất, lớp Manti, nhân Trái Đất.

Câu 19. Phát biểu nào sau đây không đúng với lớp Manti trên?

     A. Cùng với vỏ Trái Đất thành thạch quyển.

     B. Không lỏng mà ở trạng thái quánh dẻo.

     C. Hợp với vỏ Trái Đất thành lớp vỏ cứng.

     D. Có vị trí ở độ sâu từ 700 đến 2900 km.

Câu 20. Các đô thị thường được biểu hiện bằng phương pháp

     A. đường chuyển động.                                                  B. kí hiệu.

     C. chấm điểm.                                                                D. bản đồ - biểu đồ.

Câu 21. Đặc điểm nào sau đây không phải của lớp vỏ địa lí?

     A. Chịu sự chi phối của các quy luật tự nhiên và xã hội.

     B. Chiều dày 30-35km trừng với giới hạn của sinh quyển.

     C. Gồm 5 lớp vỏ bộ phận xâm nhập, tác động lẫn nhau.

     D. Thành phần vật chất tồn tại ở trạng thái rắn, lỏng, khí.

Câu 22. Các vành đai nào sau đây là áp cao?

     A. Xích đạo, chí tuyến.                                                  B. Ôn đới, cực.

     C. Cực, chí tuyến.                                                         D. Chí tuyến, ôn đới.

Câu 23. Cường độ phong hoá xảy ra mạnh nhất ở

     A. bề mặt Trái Đất.          B. ở thềm lục địa.               C. tầng khí đối lưu.     D. lớp man ti trên.

Câu 24. Lớp vỏ địa lí là lớp vỏ

     A. vỏ cảnh quan, ở đó có khí quyển, thạch quyển, thủy quyển, sinh quyển.

     B. của Trái Đất, ở đó có khí quyển, thạch quyển, thủy quyển, sinh quyển.

     C. của Trái Đất, ở đó có sự xâm nhập và tác động lẫn nhau của các quyển.

     D. cảnh quan, ở đó có các lớp vỏ bộ phận, quan trọng nhất là sinh quyển.

Câu 25. Quy luật đai cao là sự thay đổi có tính quy luật của các đối tượng địa lí theo

     A. đông tây.                        B. độ cao.                           C. vĩ độ.     D. các mùa.

Câu 26. Dao động thuỷ triều trong tháng lớn nhất vào ngày

     A. trăng khuyết và không trăng.                                    B. không trăng và có trăng.

     C. trăng tròn và không trăng.                                     D. trăng khuyết và trăng tròn.

Câu 27. Học Địa lí có vai trò tạo cơ sở vững chắc để

     A. người học khám phá bản thân, môi trường và thế giới.

     B. người học có khả năng nghiên cứu khoa học về vũ trụ.

     C. người học tiếp tục theo học các ngành nghề liên quan.

     D. người học có kiến thức cơ bản về khoa học và xã hội.

Câu 28. Quy luật địa ô là sự thay đổi có tính quy luật của các đối tượng địa lí theo

     A. độ cao.                           B. vĩ độ.                              C. các mùa.     D. kinh độ.

Câu 29. Nước trên lục địa gồm nước ở

     A. nước ngầm, hơi nước.                                               B. băng tuyết, sông, hồ.

     C. trên mặt, hơi nước.                                                    D. trên mặt, nước ngầm.

Câu 30. Hình thức dao động của sóng biển là theo chiều

     A. xoay tròn.                      B. thẳng đứng.                   C. xô vào bờ.     D. chiều ngang.

Câu 31. Nhận định nào sau đây đúng với phân bố lượng mưa trên Trái Đất?

     A. Mưa không nhiều ở hai vùng ôn đới.                        B. Mưa tương đối ít ở vùng chí tuyến.

     C. Mưa tương đối nhiều ở hai vùng cực.                       D. Mưa không nhiều ở vùng xích đạo.

Câu 32. Nhận định nào sau đây không đúng với dao động của thuỷ triều?

     A. Là dao động của các khối nước biển và đại dương.

     B. Dao động thuỷ triều lớn nhất vào ngày không trăng.

     C. Bất kì biển và đại dương nào trên Trái Đất đều có.

     D. Dao động thuỷ triều nhỏ nhất vào ngày trăng tròn.

Câu 33. Ở vùng tiếp xúc của các mảng kiến tạo không bao giờ là

     A. những vùng ổn định của vỏ Trái Đất.

     B. có những sống núi ngầm ở đại dương.

     C. có xảy ra các loại hoạt động kiến tạo.

     D. có nhiều hoạt động núi lửa, động đất.

Câu 34. Dạng kí hiệu nào sau đây không thuộc phương pháp kí hiệu?

     A. Điểm.                             B. Chữ.                               C. Tượng hình.     D. Hình học.

Câu 35. Dải hội tụ nhiệt đới được hình thành ở nơi tiếp xúc của hai khối khí

     A. cùng hướng gió và cùng tính chất lạnh khô.

     B. có tính chất lạnh ẩm và hướng ngược nhau.

     C. đều là nóng ẩm, có hướng gió ngược nhau.

     D. có tính chất vật lí và hướng khác biệt nhau.

Câu 36. Bản đồ là phương tiện được sử dụng rộng rãi trong

     A. quân sự, hàng không.                                                B. giáo dục, du lịch.

     C. nông nghiệp, công nghiệp.                                        D. đời sông hàng ngày.

Câu 37. Các quá trình ngoại lực bao gồm có

     A. phong hoá, bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ.

     B. phong hoá, nâng lên, vận chuyển, bồi tụ.

     C. phong hoá, hạ xuống, vận chuyển, bồi tụ.

     D. phong hoá, uốn nếp, vận chuyển, bồi tụ.

Câu 38. Nhận định nào sau đây không đúng với sinh quyển?

     A. Giới hạn dưới của đại dương đến nơi sâu nhất.

     B. Ranh giới trùng hoàn toàn với lớp vỏ Trái Đất.

     C. Giới hạn ở trên là nơi tiếp giáp với tầng ô dôn.

     D. Ranh giới trùng hợp với toàn bộ lớp vỏ địa lí.

Câu 39. Phát biểu nào sau đây không đúng với vận động nội lực theo phương thẳng đứng?

     A. Xảy ra chậm và trên một diện tích lớn.

     B. Gây ra các hiện tượng uốn nếp, đứt gãy.

     C. Làm cho lục địa nâng lên hay hạ xuống.

     D. Hiện nay vẫn tiếp tục xảy ra một số nơi.

Câu 40. Giới hạn dưới của lớp vỏ địa lí ở đại Dương là

     A. phía trên tầng đá badan.                                            B. độ sâu khoảng 9000m.

     C. đáy vực thẳm đại Dương.                                       D. độ sâu khoảng 5000m.

Câu 41. Đặc điểm nào sau đây không phải của lớp vỏ địa lí?

     A. Chiều dày 30-35km trừng với giới hạn của sinh quyển.

     B. Thành phần vật chất tồn tại ở trạng thái rắn, lỏng, khí.

     C. Chịu sự chi phối của các quy luật tự nhiên và xã hội.

     D. Gồm 5 lớp vỏ bộ phận xâm nhập, tác động lẫn nhau.

Câu 42. Biểu hiện nào sau đây đúng với phong hoá vật lí?

     A. Các đá nứt vỡ do nhiệt độ thay đổi đột ngột.

     B. Hoà tan đá vôi do nước để tạo ra hang động.

     C. Rễ cây làm cho các lớp đá rạn nứt, đổi màu.

     D. Xói mòn đất do dòng chảy nước tạm thời.

Câu 43. Khu vực nào sau đây trong năm có từ một ngày đến sáu tháng luôn là toàn đêm?

     A. Từ chí tuyến đến vòng cực.                                       B. Từ Xích đạo đến chí tuyến.

     C. Từ vòng cực đến cực.                                              D. Từ cực đến chí tuyến.

Câu 44. Hướng gió thường được biểu hiện bằng phương pháp

     A. kí hiệu.                                                                      B. bản đồ - biểu đồ.

     C. chấm điểm.                                                                D. đường chuyển động.

Câu 45. Nhận định nào sau đây không đúng với dao động của thuỷ triều?

     A. Dao động thường xuyên.                                           B. Chỉ do sức hút Mặt Trời.

     C. Dao động theo chu kì.                                               D. Khác nhau ở các biển.

Câu 46. Dòng chảy thường xuyên, tương đối lớn trên bề mặt lục địa gọi là

     A. hồ.                                  B. đầm.                               C. mưa.     D. sông.

Câu 47. Dạng địa hình nào sau đây được xem là kết quả của quá trình phong hoá hoá học là chủ yếu?

     A. Hang động đá vôi.       B. Địa hình phi-o.               C. Bán hoang mạc.     D. Bậc thềm sóng vỗ.

Câu 48. Nhận định nào sau đây không đúng với dao động của thuỷ triều?

     A. Dao động thuỷ triều lớn nhất vào ngày không trăng.

     B. Là dao động của các khối nước biển và đại dương.

     C. Dao động thuỷ triều nhỏ nhất vào ngày trăng tròn.

     D. Bất kì biển và đại dương nào trên Trái Đất đều có.

Câu 49. Frông địa cực (FA) là mặt ngăn cách giữa hai khối khí

     A. cực và xích đạo.                                                        B. xích đạo và chí tuyến.

     C. chí tuyến và ôn đới.                                                   D. ôn đới và cực.

Câu 50. Độ phì của đất là khả năng cung cấp nước, nhiệt, khí và các chất dinh dưỡng cần thiết cho

     A. động vật.                        B. vi sinh vật.                     C. sinh vật.     D. thực vật.

Câu 51. Các quy luật nào sau đây chủ yếu do nội lực tạo nên?

     A. Đai cao, tuần hoàn.                                                   B. Thống nhất, địa đới.

     C. Địa ô, đai cao.                                                          D. Địa đới, địa ô.

Câu 52. Thứ tự từ bề mặt đất xuống sâu là

     A. đá gốc, lớp vỏ phong hoá, lớp phủ thổ nhưỡng.

     B. lớp phủ thổ nhưỡng, lớp vỏ phong hoá, đá gốc.

     C. đá gốc, lớp phủ thổ nhưỡng, lớp vỏ phong hoá.

     D. lớp vỏ phong hoá, lớp phủ thổ nhưỡng, đá gốc.

II. TỰ LUẬN

Câu 1. Trình bày về thời gian hoạt động, nguồn gốc hình thành, hướng và tính chất của gió Mậu dịch, gió Tây ôn đới, gió mùa

Đặc điểm của một số loại gió trên thế giới

Loại gió

Gió Mậu dịch

Gió Tây ôn đới

Gió mùa

Thời gian hoạt động

Quanh năm.

Quanh năm.

Theo mùa.

Nguồn gốc hình thành

Sự chênh lệch giữa áp cao cận nhiệt và áp thấp xích đạo.

Sự chênh lệch giữa áp cao cận nhiệt và áp thấp ôn đới.

Do sự nóng lên hoặc lạnh đi không đều giữa lục địa và đại dương theo mùa.

Phạm vi hoạt động

Từ xích đạo đến vĩ độ 300 ở cả hai bán cầu (bán cầu Bắc và bán cầu Nam).

Từ vĩ độ 300 đến vĩ độ 600 ở cả hai bán cầu (bán cầu Bắc và bán cầu Nam).

Một số khu vực thuộc đới nóng và một số nơi thuộc vĩ độ trung bình.

Nam Á và Đông Nam Á là những khu vực có hoạt động của gió mùa điển hình.

Hướng gió

Đông Bắc (bán cầu bắc) và Đông Nam (bán cầu nam).

Tây là chủ yếu (bán cầu bắc: Tây Nam, bán cầu Nam: Tây Bắc).

Có sự khác nhau từng khu vực và mùa.

Tính chất

Khô, ít mưa.

Ẩm cao, đem mưa nhiều.

Mùa đông có tính chất khô, mùa hạ có tính chất ẩm.

 

Câu 2. Trình bày khái niệm, biểu hiện và ý nghĩa thực tiễn của quy luật phi địa đới.

* Khái niệm: Quy luật phi địa đới là quy luật về sự phân bố của các thành phần tự nhiên và cảnh quan địa lí theo kinh độ và theo độ cao.

* Biểu hiện của quy luật

- Theo kinh độ (quy luật địa ô)

+ Quy luật địa ô là sự thay đổi của các thành phần tự nhiên và cảnh quan địa lí theo kinh độ.

+ Sự phân bố lục địa và đại dương làm cho khí hậu và kéo theo một số thành phần tự nhiên (nhất là thảm thực vật) thay đổi từ đông sang tây. Gần biển có tính chất đại dương rõ rệt, càng vào sâu trung tâm lục địa thì tính chất lục địa càng tăng.

- Theo đai cao (quy luật đai cao)

+ Quy luật đai cao là sự thay đổi của các thành phần tự nhiên và cảnh quan địa lí theo độ cao địa hình.

+ Sự thay đổi nhiệt ẩm theo độ cao ở miền núi kéo theo sự phân bố các vành đai thực vật và nhóm đất theo độ cao địa hình.

* Ý nghĩa thực tiễn: Hiểu biết về sự phân hoá của tự nhiên theo kinh độ và đai cao cho phép xác định được các định hướng chung và biện pháp cụ thể để ứng xử với tự nhiên một cách hợp lí trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống hằng ngày.

Câu 3: Quan sát dưới đây và bằng kiến thức đã học, em hãy:

- Lập bảng về độ dài ngày đêm trong ngày 22-6 và ngày 22-12 tại các vĩ độ khác nhau.

- Nhận xét về sự chênh lệch độ dài ngày đêm theo vĩ độ và giải thích.

TOP 30 đề thi Địa lí lớp 10 Giữa kì 1 Cánh diều( 4 đề có đáp án + ma trận) (ảnh 1)



ĐỘ DÀI NGÀY ĐÊM Ở CÁC VĨ ĐỘ VÀO NGÀY 22-6 VÀ NGÀY 22-12

- Bảng độ dài ngày đêm trong ngày 22-6 và ngày 22-12 tại các vĩ độ khác nhau

Vĩ độ

Ngày 22-6

Ngày 22-12

Bán cầu Bắc

Bán cầu Nam

Bán cầu Bắc

Bán cầu Nam

00

12h

12h

23027’

13h30p

10h30p

10h30p

13h30p

440

15h

9h

9h

15h

66033’

24h toàn ngày

24h toàn đêm

24h toàn đêm

24h toàn ngày

- Qua bảng, ta thấy

+ Ngày 22-6: Ở bán cầu Bắc càng xa xích đạo ngày càng dài ra và đêm càng ngắn lại; Còn ở bán cầu Nam thì ngược lại ngày càng ngày càng ngắn và đêm càng dài.

+ Ngày 22-12: Ở bán cầu Bắc càng xa xích đạo ngày càng ngắn, đêm càng dài ra; Còn ở bán cầu Nam thì ngày càng dài, đêm ngắn lại.

- Nguyên nhân: Do trục Trái Đất luôn nghiêng và không đổi phương khi chuyển động quanh Mặt Trời nên càng xa xích đạo lượng nhiệt, ánh sáng nhận được ở các vĩ độ càng giảm -> Có hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ. Độ dài ngày đêm chênh lệch nhau càng nhiều khi đi từ xích đạo về phía hai cực.

 

Câu 4. Phong hóa là gì? Trình bày tác động của quá trình phong hóa đến sự hình thành địa hình bề mặt Trái Đất.

 Phong hóa là quá trình phá huỷ và làm biến đổi các loại đá và khóang vật do tác động của các nhân tố ngoại lực.

- Các loại phong hóa chủ yếu là phong hóa lí học, phong hóa hóa học và phong hóa sinh học.

  + Phong hóa lí học là quá trình phá huỷ, làm các đá, khóang vật bị vỡ với kích thước khác nhau nhưng không thay đổi thành phần và tính chất. Phong hóa lí học thường xảy ra mạnh ở những nơi nhiệt độ có sự dao động lớn theo ngày - đêm và ở những khu vực bề mặt có nước bị đóng băng. Sự dao động nhiệt cũng có thể làm khối đá bị tách vỡ do nước trong các khe nứt bị đóng băng vào ban đêm hoặc vào mùa đông.

  + Phong hóa hóa học là quá trình phá huỷ, làm biến đổi thành phần, tính chất của đá và khóang vật do tác động của nước, nhiệt độ, các chất hoà tan trong nước (khí ô-xy, khí carbonic, a-xit hữu cơ, a-xit vô cơ,...) và sinh vật.

Phong hóa hóa học diễn ra mạnh trong điều kiện khí hậu nóng ẩm. Ở những nơi có đá dễ hoà tan (đá vôi, thạch cao,...), phong hóa hóa học thường tạo nên những dạng địa hình cac-xtơ trên mặt và cac-xtơ ngầm rất độc đáo.

+ Phong hóa sinh học là quá trình phá huỷ đá và khóang vật dưới tác động của sinh vật (thực vật, nấm, vi khuẩn,...) làm các đá bị biến đổi cả về mặt lí học và hóa học. Ví dụ: sự phát triển của rễ cây làm đá bị nứt vỡ, các chất hữu cơ từ hoạt động sống của sinh vật có thể làm các đá bị biến đổi về thành phần, tính chất,...

 

 

 

------ HẾT ------

 

 

 

 

 

   :: Các tin khác

 
Điện thoại : 0511.3691445 - 0511.3656697 * Email: quangtrung.thpt@yahoo.com
* - Website: thptquangtrung.vn * Website : thpt-quangtrung-danang.edu.vn