Ngày 26-04-2024 11:34:13
 


Mọi chi tiết xin liên hệ với trường chúng tôi theo mẫu dưới :
Họ tên
Nội dung
 

Lượt truy cập : 6687627
Số người online: 15
 
 
 
 
ĐỀ ÔN THI MẪU CUỐI HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2022 – 2023 Môn: Sinh học 10
 

ĐỀ ÔN THI MẪU CUỐI HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2021 – 2022

 

Môn: Sinh học 10

ĐỀ 1

Đề thi gồm 02 phần: trắc nghiệm và tự luận

PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm): gồm 28 câu

Câu 1 (NB). Ở tế bào nhân thực, quá trình hô hấp chủ yếu diễn ra trong bào quan nào?

A. Ti thể.

B. Lục lạp.

C. Bộ máy Gôngi.

D. Ribôxôm.

Câu 2 (NB). Pha sáng quang hợp xảy ra ở vị trí nào trong lục lạp?

A. Chất nền.

B. Màng tilacoit.

C. Màng ngoài.

D. Màng trong.

Câu 3 (NB). Trong chu kì tế bào, giai đoạn nào sau đây diễn ra quá trình nhân đôi ADN?

A. pha S.

B. pha G2.

C. pha G1.

D. kì đầu.

Câu 4 (NB). Ở sinh vật, quá trình giảm phân xảy ra ở loại tế bào nào?

A. Tế bào sinh dục chín.

B. Tế bào sinh dưỡng.

C. Tế bào sinh dục sơ khai.

D. Tế bào giao tử.

Câu 5 (NB). Đặc điểm nào sau đây không phải của vi sinh vật?

A. Kích thước lớn.

B. Nhân sơ hoặc nhân thực.

C. Cơ thể đơn bào.

D. Sinh trưởng nhanh.

Câu 6 (NB). Đặc điểm nào sau đây không đúng về quá trình phân giải ở vi sinh vật?

A. Diễn ra với tốc độ chậm.

B. Sử dụng enzim nội bào.

C. Hình thức đa dạng.

D. Sử dụng năng lượng.

Câu 7 (NB). Sinh trưởng của quần thể vi sinh vật là gì?

A. Sư tăng số lượng tế bào vi sinh vật trong quần thể.

B. Sự tăng kích thước của tế bào vi sinh vật trong quần thể.

C. Sự tăng khối lượng của tế bào vi sinh vật trong quần thể

D. Sự tăng sinh khối tế bào vi sinh vật trong quần thể.

Câu 8 (NB). Thế nào là môi trường nuôi cấy liên tục?

A. Môi trường nuôi cấy được bổ sung liên tục chất dinh dưỡng và lấy ra sản phẩm của quá trình nuôi cấy.

B. Môi trường nuôi cấy không được bổ sung liên tục chất dinh dưỡng và không lấy ra sản phẩm của quá trình nuôi cấy.

C. Môi trường nuôi cấy không được bổ sung liên tục chất dinh dưỡng và được lấy ra sản phẩm của quá trình nuôi cấy.

D. Môi trường nuôi cấy được bổ sung liên tục chất dinh dưỡng và không lấy ra sản phẩm của quá trình nuôi cấy.

Câu 9 (NB). Đường cong sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục diễn ra theo trình tự nào?

A. Pha sinh trưởng - Pha tiềm phát - Pha lũy thừa - Pha suy vong.

B. Pha sinh trưởng - Pha lũy thừa -  Pha tiềm phát - Pha suy vong.

C. Pha tiềm phát - Pha cân bằng - Pha lũy thừa - Pha suy vong.

D. Pha tiềm phát - Pha lũy thừa - Pha cân bằng - Pha suy vong.

Câu 10 (NB). Vi sinh vật khuyết dưỡng có đặc điểm nào sau đây?

A. Không tự tổng hợp được các chất dinh dưỡng.

B. Không tự tổng hợp được các nhân tố sinh trưởng.

C. Không sinh trưởng được khi thiếu các chất dinh dưỡng.

D. Không tự tổng hợp được các chất cần thiết cho cơ thể.

Câu 11 (NB). Chất hóa học nào sau đây có tác dụng ức chế sinh trưởng vi sinh vật?

A. Chất kháng sinh.

B. Cacbonhidrat.

C. Lipit.

D. Vitamin.

Câu 12 (NB). Căn cứ vào yếu tố nào sau đây để phân chia vi sinh vật thành 4 nhóm: vi sinh vật ưa lạnh; vi sinh vật ưa ấm; vi sinh vật ưa nhiệt và vi sinh vật ưa siêu nhiệt?

A. Ánh sáng.

B. Nhiệt độ.

C. Độ ẩm.

D. Độ pH.

Câu 13 (NB). Phagơ có dạng cấu trúc nào sau đây?

A. Cấu trúc xoắn.

B. Cấu trúc khối.

C. Cấu trúc hỗn hợp.

D. Cấu trúc sợi.

Câu 14 (NB). Bệnh nào sau đây là bệnh truyền nhiễm?

A. Tâm thần.

B. Tim mạch.

C. Tiểu đường.

D. Cúm.

Câu 15 (NB). Chu trình nhân lên của virut trong tế bào chủ gồm các giai đoạn theo thứ tự nào sau đây?

A. Hấp phụ, xâm nhập, sinh tổng hợp, lắp ráp, phóng thích.

B. Hấp phụ, xâm nhập, lắp ráp, sinh tổng hợp, phóng thích.

C. Xâm nhập, hấp phụ, lắp ráp, sinh tổng hợp, phóng thích.

D. Hấp phụ, xâm nhập, sinh tổng hợp, lắp ráp, phóng thích.

Câu 16 (NB). Dịch Covid – 19 do tác nhân nào sau đây gây ra?

A. Virut.

B. Vi khuẩn.

C. Vi nấm.

D. Động vật nguyên sinh.

Câu 17 (TH). Trong quá trình hô hấp tế bào, ATP chủ yếu được tạo thành ở giai đoạn nào?

A. Đường phân.

B. Chu trình Crep.

C. Chuỗi chuyền electron hô hấp.

D. Chu trình Canvin.

Câu 18 (TH). Trong quá trình quang hợp, sản phẩm nào từ pha sáng tham gia vào pha tối?

A. O2 , NADPH.

B. O2, ATP.

C. ATP, NADH.

D. ATP, NADPH.

Câu 19 (TH). Quá trình nào sau đây giúp tăng kích thước và khối lượng ở cơ thể đa bào?

A. Thụ tinh.

B. Nguyên phân.

C. Giảm phân.

D. Nhân đôi NST.

Câu 20 (TH). Ruồi giấm có bộ NST 2n = 8. Cho biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường, số lượng NST trong mỗi tinh trùng là

A. 6.

B. 2.

C. 8.

D. 4.

Câu 21 (TH). Quá trình hô hấp hiếu khí ở vi sinh vật tạo ra sản phẩm cuối cùng nào sau đây?

A. Rượu êtylic, CO2.

B. Axit lactic, CO2.

C. CO2, H2O.

D. O2, H2O.

Câu 22 (TH). Khi nói về quá trình phân giải và tổng hợp ở vi sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Nhiều vi sinh vật có khả năng phân giải ngoại bào polisaccarit thành đường đơn.

B. Sự tổng hợp prôtêin là do các axit amin liên kết với nhau bằng liên kết photphodieste.

C. Sự tổng hợp polisaccarit nhờ chất khởi đầu là ATP - glucozơ.

D. Sự tổng hợp các nucleotit do sự kết hợp đường 4 cacbon, bazơ nitơ và axit photphoric.

Câu 23 (TH). Ở vi khuẩn, khoảng thời gian tính từ khi một tế bào sinh ra đến khi tế bào đó phân chia xong được gọi là gì?

A. Thời gian sinh trưởng.                              

B. Thời gian phát triển.

C. Thời gian thế hệ.

D. Thời gian tiềm phát.

Câu 24 (TH). Đặc điểm nào sau đây đúng với pha lũy thừa (pha log) trong nuôi cấy không liên tục quần thể vi khuẩn?

A. Số lượng vi khuẩn trong quần thể đạt đến mức cực đại và không đổi theo thời gian.

B. Số lượng tế bào vi khuẩn bị phân hủy nhiều do chất dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc hại tích lũy nhiều.

C. Vi khuẩn thích nghi với môi trường, số lượng tế bào trong quần thể chưa tăng.

D. Vi khuẩn sinh trưởng với tốc độ lớn nhất, số lượng tế bào vi khuẩn tăng nhanh.

Câu 25 (TH). Vì sao người ta thường bảo quản rau, quả tươi trong ngăn mát của tủ lạnh?

A. Nhiệt độ thấp làm vi sinh vật bị tiêu diệt.

B. Nhiệt độ thấp ức chế sự hoạt động của vi sinh vật.

C. Nhiệt độ thấp ngăn chặn sự xâm nhập vi sinh vật bên ngoài vào rau, quả.

D. Nhiệt độ thấp làm vi sinh vật mất nước nên không hoạt động được.

Câu 26 (TH). Điều gì sẽ xảy ra với tế bào vi khuẩn trong môi trường ưu trương?

A. Tế bào vi khuẩn mất nước dẫn đến co nguyên sinh.

B. Tế bào vi khuẩn mất nước dẫn đến phản co nguyên sinh.

C. Tế bào vi khuẩn hút nước dẫn đến co nguyên sinh.

D. Tế bào vi khuẩn hút nước dẫn đến phản co nguyên sinh.

Câu 27 (NB). Virut có cấu tạo gồm những thành phần nào sau đây?

A. Lõi là ADN, vỏ là ARN.

B. Lõi là prôtêin, vỏ là axit nuclêic.

C. Lõi là axit nuclêic, vỏ là prôtêin.

D. Lõi là prôtêin, vỏ là photpholipit.

Câu 28 (NB). Hoạt động nào sau đây không làm lây nhiễm HIV?

A. Quan hệ tình dục không an toàn với người bị nhiễm HIV.

B. Truyền máu từ người bị nhiễm HIV.

C. Dùng chung bơm kim tiêm với người bị nhiễm HIV.

D. Bắt tay, nói chuyện, ăn chung bát với người bị nhiễm HIV

PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm): gồm 4 câu

Câu 1 (1.0 điểm). Tại sao dạ dày, ruột của người được xem như một hệ thống nuôi cấy liên tục?

Câu 2 (1.0 điểm). Gà có bộ NST 2n = 78. Một tế bào sinh tinh thực hiện giảm phân bình thường tạo giao tử, hãy xác định số tế bào con, số NST trong mỗi tế bào con tạo ra trong giảm phân 1 và giảm phân 2.

Câu 3 (0.5 điểm). Trong quá trình làm sữa chua, người ta cấy lượng vi khuẩn lactic ban đầu là 100 tế bào và ủ trong 5 giờ. Theo lý thuyết, số lượng vi khuẩn lactic sau 5 giờ ủ là bao nhiêu? Biết rằng thời gian thế hệ của vi khuẩn lactic là 100 phút và giả sử không có tế bào vi khuẩn nào bị chết trong quá trình ủ.

Câu 4 (0,5 điểm). Người ta có thể nuôi cấy vi khuẩn trên môi trường nhân tạo nhưng không thể nuôi cấy virut. Vì sao?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐỀ 2

PHẦN TRẮC NGHIỆM  

 Câu 1: Quá trình hô hấp tế bào gồm các giai đoạn sau:

(1) Đường phân

(2) Chuỗi truyền electron hô hấp

(3) Chu trình Crep

(4) Giai đoạn trung gian giữa đường phân và chu trình Crep

Trật tự đúng các giai đoạn của quá trình hô hấp tế bào là

A. (1) → (2) → (3) → (4)   B. (1) → (3) → (2) → (4)

C.(1) → (4) → (3) → (2)   D. (1) → (4) → (2) → (3)

Câu 2: Pha tối quang hợp xảy ra ở cấu trúc nào sau đây?

A. chất nền của lục lạp.      B. các hạt grana.

C. màng tilacoit.                D. các lớp màng của lục lạp.

Câu 3: Thứ tự các kì trong giai đoạn phân chia nhân là

A. Kì đầu → kì sau → kì cuối → kì giữa.

B. Kì đầu → kì giữa → kì cuối → kì sau.

C. Kì đầu → kì sau→ kì giữa → kì cuối.

D. Kì đầu → kì giữa → kì sau → kì cuối.

Câu 4: Trong giảm phân, sự tiếp hợp và trao đổi chéo NST diễn ra ở

A. kì đầu I.                  B. kì giữa I.

C. kì đầu II.                D. kì giữa II.

Câu 5: Quá trình oxi hóa các phân tử hữu cơ, mà chất nhận electron cuối cùng là oxi phân tử là quá trình nào sau đây?

A. Hô hấp kị khí

B. Hô hấp hiếu khí

C. Lên men

D. Cả A và B đều đúng

Câu 6: Nhận định nào sau đây là đúng với quá trình lên men lactic đồng hình?

A. Sản phẩm chỉ là axit lactic

B. Ngoài sản phẩm là axit lactic còn có rượu, axit axetic, CO2

C. Sản phẩm gồm axit lactic và CO2

D. Sản phẩm gồm axit lactic và O2      

Câu 7: Sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật được đánh giá thông qua:

A. Sự tăng lên về số lượng tế bào của quần thể

B. Sự tăng lên về kích thước của từng tế bào trong quần thể

C. Sự tăng lên về khối lượng của từng tế bào trong quần thể

D. Sự tăng lên về kích thước và khối lượng của từng tế bào trong quần thể

Câu 8: Các hình thức sinh sản chủ yếu ở tế bào nhân sơ là: 

A. Sinh sản bằng bào tử kín

B. Sinh sản hữu tính, bào tử đốt, nảy chồi

C. Sinh sản nảy chồi, bằng bào tử vô tính, bào tử hữu tính

D. Sinh sản bằng nội bào tử, nảy chồi

Câu 9: Môi trường nuôi cấy không liên tục là:

A. Môi trường nuôi cấy được bổ sung chất dinh dưỡng mới, và được lấy đi các sản phẩm chuyển hóa vật chất

B. Môi trường nuôi cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng mới, nhưng được lấy đi các sản phẩm chuyển hóa vật chất

C. Môi trường nuôi cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng mới, cũng không được lấy đi các sản phẩm chuyển hóa vật chất

D. Môi trường nuôi cấy liên tục được bổ sung chất dinh dưỡng mới, và liên tục được lấy đi các sản phẩm chuyển hóa vật chất

Câu 10. Hoá chất  nào sau đây  có tác dụng  ức  chế  sự  sinh trưởng của  vi  sinh vật ?

A. Prôtêin       

B. Pôlisaccarit

C. Mônôsaccarit         

D.Phênol

Câu 11.Chất  sau đây có nguồn gốc  từ hoạt động  của vi sinh vật  và có tác dụng  ức chế  hoạt động  của  vi  sinh vật  khác là :

A. Chất   kháng  sinh

B. Alđêhit

C. Các hợp  chất  cacbonhidrat

D. Axit amin

Câu 12. Chất nào  sau đây  có tác dụng  diệt khuẩn  có tính  chọn  lọc ?

A. Các chất  phênol

B. Chất kháng sinh

C. Phoocmalđêhit

D. Rượu

Câu 13:Cấu tạo của virut trần gồm có: 

A. axit nucleic và capsit

B. axit nucleic, capsit và vỏ ngoài

C. axit nucleic và vỏ ngoài

D. capsit và vỏ ngoài

Câu 14:Chu trình nhân lên của virut diễn ra theo trình tự: 

A. Hấp phụ – xâm nhập – lắp ráp – sinh tổng hợp – phóng thích.

B. Xâm nhập – hấp phụ – sinh tổng hợp – lắp ráp – phóng thích.   

C. Hấp phụ – xâm nhập – sinh tổng hợp – lắp ráp – phóng thích.  

D. Sinh tổng hợp – xâm nhập – hấp phụ – lắp ráp – phóng thích.   

Câu 15:Phagơ là tên gọi khác của những virut kí sinh trên

A.vi sinh vật.

B. côn trùng.

C. thực vật.

D. nấm.

Câu 16:Bệnh truyền nhiễm là

A. Là bệnh do cá thể này tạo nên cho cá thể khác.

B. Là bệnh lây lan từ cá thể này sang cá thể khác.

C. Là bệnh do vi sinh vật gây nên.

D. Là bệnh do con người gây nên.

Câu 17: Nước được tạo ra ở giai đoạn nào?

A. Đường phân.

B. Chuỗi chuyền electron hô hấp.

C. Chu trình Crep.

D. Giai đoạn trung gian giữa đường phân và chu trình Crep.

Câu 18: Năng lượng cung cấp cho các phản ứng trong pha tối chủ yếu lấy từ

A. Ánh sáng mặt trời.

B. ATP do các ti thể trong tế bào cung cấp.

C. ATP và NADPH từ pha sáng của quang hợp.

D. Tất cả các nguồn năng lượng trên.

Câu 19: Trong những kì nào của nguyên phân, NST ở trạng thái kép?

A. Kì trung gian, kì đầu và kì cuối.

B. Kì đầu, kì giữa, kì cuối.

C. Kì trung gian, kì đầu và kì giữa.

D. Kì đầu, kì giữa, kì sau và kì cuối.

Câu 20: Trong giảm phân những đặc điểm nào trong các đặc điểm sau đây chỉ có ở phân bào 1 mà không có ở phân bào 2?

1.Xảy ra hiện tượng tiếp hợp tại kì đầu.

2. Phân chia nhân và tế bào chất

3. NST đơn trượt trên thoi phân bào tiến về 2 cực của tế bào.

4. NST kép co xoắn cực đại  tập trung thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

A.1;2;3;4

B. 1;3.

C.1;4

D.1;2;3

Câu 21: Vi khuẩn lam sinh trưởng được trong môi trường có ánh sáng và có nguồn cacbon chủ yếu là CO2. Như vậy, hình thức dinh dưỡng của chúng là

A. Quang dị dưỡng                            B. Hóa dị dưỡng

C. Quang tự dưỡng                            D. Hóa tự dưỡng

Câu 22: Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Đồng hóa cung cấp nguyên liệu cho dị hóa

B. Dị hóa cung cấp nguyên liệu cho đồng hóa

C. Dị hóa chính là đồng hóa, những xảy ra ở các thời điểm khác nhau

D. Đồng hóa cung cấp năng lượng

Câu 23: đặc điểm của pha luỹ thừa là:

A.vi khuẩn sinh trưởng với tốc độ lớn

B.Số tế bào sống trong quần thể giảm

C.Không đổi theo  thời gian

D.Vi khuẩn thích nghi với môi trường sống

Câu 24: thời gian của 1 thế hệ là:

A.Thời gian số tế bào trong quần thể tăng gấp đôi

B.Thời gian sinh trưởng của quần thể

C.Thời gian số tế bào trong quần thể tăng gấp ba

D.Thời gian số tế bào trong quần thể tăng gấp bốn

Câu 25.  Phần lớn   vi  sinh vật  sống trong nước  thuộc nhóm  vi  sinh vật  nào sau đây ?

A. Nhóm ưa lạnh

B. Nhóm ưa  ấm

C. Nhóm  kị  nóng

D .Nhóm  chịu nhiệt

Câu26.  Phenol có tác dụng:

A.Biến tính các protein

B. Oxi hoá thành phần tế bào

C.Sinh oxi nguyên tử có tác dụng oxi hoá mạnh

D.Bất hoạt protein

Câu 27: Trong những đặc điểm sau đây, đặc điểm nào chỉ có ở vi khuẩn  mà không có ở virut?

1. Có cấu tạo tế bào.               2. Không có cấu tạo tế bào.             3. Kí sinh nội bào bắt buộc.

4. Sinh sản bằng phân đôi, nảy chồi và bào tử.          5. Có thể nuôi cấy để thu sinh khối.

A. 1;2;3.

B. 1;4;5.

C. 1;2;3;4;5.

D. 2;3;4;5

Câu 28:Hiện tượng Virut xâm nhập và gắn bộ gen vào tế bào chủ mà tế bào chủ vẫn sinh

trưởng bình thường được gọi là hiện tượng?

A. Tiềm tan.                     B. Hoà tan.                        C. Sinh tan.                             D. Tan rã. 

PHẦN TỰ LUẬN:

Câu 1:  Phân bào có 2 hình thức, em hãy tìm 8 điểm khác nhau giữa 2 hình thức đó.

Câu 2: Ở loài vi khuẩn E.coli có thời gian thế hệ là 20 phút. Ban đầu trong bình nuôi cấy có 10^6 vi khuẩn, sau 3 giờ nuôi cấy tạo ra bao nhiêu vi khuẩn? Giả sử môi trường đầy đủ các yếu tố sinh trưởng và phát triển cho loài.

Câu 3: Vì sao có thể dùng vi sinh vật khuyết dưỡng (ví dụ E.coli triptophan âm) để kiểm tra thực phẩm có triptophan hay không?

 

 

 

 

 

 

ĐỀ 3 :

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Năng lượng được tích lũy trong tế bào những dạng nào?

A/ Dạng nhiệt năng;

B/ Dạng điện năng?

C/ Dạng quang năng;

D/ Dạng hóa năng ATP.

Câu 2. Chuyển hóa vật chất trong tế bào là:

A/ biến chất này thành chất khác;

B/ quá trình tổng hợp hay phân giải các chất kèm theo chuyển hóa năng lượng;

C/ Chuyển cơ năng thành điện năng;

D/ chuyển quang năng thành hóa năng./

Câu 3.En zim được hiểu là:

A/ chất xúc tác cho phản ứng hóa học;

B/ là  cơ chất tham gia phản ứng sinh học để tạo ra sản phẩm;

C/ là chất xúc tác cho phản ứng hóa sinh, diễn ra trong điều kiện bình thường cơ thể sinh vật chấp nhận được;

D/ chất xúc tác mạnh;

Câu 4: En zim khi tham gia xúc tác có đi vào tạo thành sản phẩm không?

            A/ Có.

            B/ Không tạo bất kỳ sản phẩm trung gian nào;.

            C/ Có tham gia và không tái tạo được.

            D/ Chỉ làm nhiệm vụ xúc tác để tạo phức hợp trung gian.

Câu 5. Tại sao khi lên men rượu người ta phải đợi cho cơ chất (nguyên liệu chín) nguội đến 35 đến 40 độ C?

            A/ Vì en zim chỉ thích ở nhiệt độ ấy;

            B/ Vì em zin không thể hoạt động ở nhiệt độ dưới 30 độ C;

            C/ Vì tránh hiện tượng sinh ra sản phẩm lạ;

            D Vì en zim dễ biến tính, mất hoạt tính khi nhiệt độ cao;

Câu 6*Khi lên men rượu ta có thể dùng đồng thời nhiều loại en zim bất kỳ không?

            A/ Có thể;

            B/ Không thể;

            C/ Dùng nhiều loại em zim có đối kháng nhau;

            D/ Dùng nhiều loại em zin có thứ tự, cùng xúc tác chuỗi phản ứng để sinh ra sản phẩm cuối cùng mà ta cần.

Câu 7.Tại sao phải cho muối ăn 5% vào lu ( hủ) khi muối dưa chua đã đạt độ chín ( đủ chua) ?

            A/ Vì cho muối ăn vào để mặn làm ngon sản phẩm;

            B/ Vì muối ăn cũng là en zim ;

            C/ Vì  muối ăn là chất ức chế ;

            D/ Vì dưa chua quá lạt;

Câu 8.Hô hấp tế bào có giống quá trình đốt cháy chất hữu cơ trong không khí không?

            A/Hoàn toàn tương tự;

            B/ Khác nhau rất nhiều về bản chất;

            C/ Không có sự thâm za của en zim;

            D/ Là quá trình tổng hợp chất hữu cơ, tích lũy năng lượng;

Câu 9. Năng lượng được tạo ở quá trình hô hấp tế bào là dạng :

            A/ dạng nhiệt năng;

B/ dạng cơ năng ;

C/ dạng thế năng

D/ dạng hóa năng ATP;

Câu 10*. Chuỗi vận chuyển electron trong quá trình hô hấp được hiểu:

A/ tương tự như electron đang chạy trong dây dẫn kim loại;

B/ là sự cho nhân giữa các chất tham gia các phản ứng oxy hóa khử;

C/ chuyện động theo chiều chênh lẹch hiệu điện thế;

D/ là bản chất thay đổi tính ôxy hoa khử của các chất vận chuyên  như NADH, NAD+, FAD+, FADH2)

Câu 11.Quan hợp gồm các pha :

            A/ pha sáng;

            B/ pha sáng không cần ánh sáng;

            C/ pha sáng quang phân ly nước;

            D/ pha sáng và pha tối;

Câu 12. Tại sao các cây họ xương rồng lại được gọi là thực vật CAM- C3?

            A/ Vì  xương rồng không có là;

            B/ Vì  khả năng chịu đựng nắng hạn;

            C/ Vì  nó ít tạo ra lượng đường;

            D/ Vì  đa số sản phẩm quang hợp được tạo ra đầu tiên hầu hết là chất hữu cơ có ba cacbon ;

Câu 13.Oxy được sinh ra từ quá trình quang hợp từ hợp chất nào?

            A/ Từ quá tách ôxy trong CO2;

            B/ Từ quá trình tách ôxy từ phân tử nước;

            C/ từ quá trình hô hấp nội bào sinh ra;

            D/ từ các hoạt động sinh lý khác.

Câu 14.Pha tối quang hợp không cần ánh sáng vì:

            A/Vì không cần năng lượng;

            B/ Vì không cần thải CO2;

            C/ Vì  chỉ sử dụng năng lượng từ pha sáng chuyển sang;

            D/ vì chỉ dùng en zim để tổng hợp các chất.

Câu 15. Nguyên phân được hiểu đúng là:

            A/ Phân đôi tế bào;

            B/ phân bào mà kết quả tế bào mới được sinh ra giống như tế bào ban đầu về chất lượng sống lượng nhiễm sắc thể.

            C/ không có hoạt động nhân lên nhiễm sắc thể;

            D/ hình thức phân bào đơn giản nhất;

Câu 16* Tai sao tê bào được coi là một đơn vị sống toàn vẹn?

            A/ Vì tế bào chứa đủ vật chất di truyền của loài;

            B/ Vì tế  có khả năng tái sinh;

            C/ Vì tế bào phát sinh giao tử đơn bội;

            D/ Vì  tế bào có khả năng hình thành mô;

Câu 17*. Giảm phân được hiểu đúng là:

            A/ phân bào bị giảm đi số lượng;

            B/ số lượng tế bào được sinh ra bị giảm số lượng;

            C/ vì tế bào giao tử được hình thành có số lượng NST  đơn bội (n);

            D/ vì chỉ có ở phát sinh bào tử.

Câu 18. Quá trình giảm phân có mấy lần nhân lên nhiễm sắc thể?

            A/ Có 1 lần, ở lần phân bào thứ I;.

            D/ Có 2 lần.

            C/ Có 4 lần

            D/ Có 5 lần tương ứng với 5 kỳ phần bào.

Câu 19* Giảm phân là một quá trình chỉ diễn ra:

            A/ tế bào rễ của thực vật sinh sản bằng rê – củ;

            B/ ở tế bào lá của thực vật sinh sản bằng lá;

            C/ ở túi bào tử đối với dương xỉ;

            D/ ở tế bào sinh sản của sinh vật sinh sản hữu tính.

Câu 20*. Môi trường sống của vi sinh vật ít phổ biến phổ biến là:

A/ môi trường tự nhiên;

B/ môt trường nhân tạo/

C/ môi trường bán nhân tạo;

D/ môi trường sinh vật.

Câu 21.Các kiểu dinh dưỡng thường được căn cứ trên các yếu tố nào sau đây:

            A/ Nguồn  gốc các bon và năng lượng cung cấp chi VSV;

            B/ Chất các bon lấy từ đâu/

            C/ Năng lượng cung cấp có nguồn từ đâu/

            D/ Môi trường sống của vi sinh vật

Câu 22* Nấm men dùng lên men rượu là sinh vật thuộc kiểu dinh dưỡng nào/

            A/ Hóa tự dưỡng,

            B/ Hóa dị dưỡng;

            C Quang dị dưỡng;

            D/ Quang tự dưỡng.

Câu 23* Phân giải của vi sinh vật có bản chất giống những quá trình nào dưới đây?

            A/Đốt cháy chất hữu cơ trong không khí;

            B/Tiêu hóa của động vật bật cao;

            C/Hô hấp nội bào; 

            D/Phản ứng  hóa học.

Câu 24** Các loài vi sinh vật sống trong đất sử dụng năng lượng từ nguồn nào cung cấp?

            A/ từ ánh sáng mặt trời;

            B/ từ nguồn các bon tự tổng hợp;

            C/ từ phản ứng do chúng tự chuyển hóa các chất .

            D/ từ các chất  CO2 và CH4 có trong đất.

Câu 25.  Nhận định nào sau đây là đúng?

            A/ Hầu hết vi sinh vật đều có hại

B/ Hầu hết là có lợi.

C/ Một số có lợi và một số có hại.

D/ Không có lợi vì chúng sống ký sinh.

Câu 26** Phân hữu cơ vi sinh là :

            A/ muôi cấy VSV để làm phân;

            B/ nuôi cấy vi sinh vật có ích để chế biến phân hữu cơ.

            C/ dùng xác vi sinh vật để làm phân.

            D/ nuôi cấy vi sinh vật để diệt trừ sâu hại.

Câu 27**  Phát biểu nào sau đây là đúng:

            A/ Vi rus là sinh vật sống có cấu tạo đơn bào;

            B/ Vi rus là vật chất sống ký sinh, chưa có cấu tạo tế bào;

            C. Vi rus là sinh vật sống tự do gây bệnh;

            D. Vi rus là vi khuẩn siêu nhỏ.

Câu 28**  Tại sao vi rus là đối tượng nguy hiểm?

            A/ vì virus rất nhỏ khó phát hiện;

            B/ vì virus chỉ nhân lên khi đã vào trong tế bào vật chủ;

            C/ vì khả năng tồn tại của virus trong môi trường rất nhiều;

            D/ vì  con người chưa hiểu biết đầy đủ về nó.

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1. Nêu những điểm khác nhan cơ bản của phân bào nguyên nhiễm với phân bào giảm nhiễm?

Câu 2. Tóm tăc quá trình  xâm nhiễm của virus? Vì sao virus chỉ tồn tại ký sinh trên tế bào vật chủ?

Câu 3: Dựa theo hình 29.3, nếu trộn axit nuclêic của chủng B với một nửa prôtêin của chủng A và một nửa prôtêin của chủng B thì chủng lại sẽ có dạng như thế nào? Nếu nhiễm chủng lai vào cây thuốc lá để gây bệnh, sau đó phân lập virut thì sẽ được chủng A hay chủng B. Từ đó, có thể rút ra kết luận gì?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

MÔN SINH KHỐI 11

ĐỀ 1

PHẦN TRẮC NGHIỆM: (7,0 điểm)

Câu 1: Huyết áp là

A. áp lực máu khi tâm thất co.               

B. áp lực máu khi tâm thất dãn.

C. áp lực máu tác dụng lên thành mạch.   .

D. do sự ma sát giữa máu và thành mạch.

Câu 2: Cân bằng nội môi là duy trì sự cân bằng và ổn định của môi trường trong

A. tế bào.                B. mô.          C. cơ thể.                D. cơ quan.

Câu 3: Hình thức hô hấp bằng phổi xảy ra ở nhóm động vật nào dưới đây?

A. Sâu bọ và côn trùng.                                B. Ruột khoang và giun tròn.

C. Cá và tôm.                                                D. Chim và thú.

Câu 4: Ở người có nhịp tim 75 lần/ phút thì thời gian của pha giãn chung của một chu kì tim là bao lâu?

A. 0,1 giây.             B. 0,4 giây.             C. 0,3 giây.             D. 0,7 giây.

Câu 5: Các kiểu ứng động của cây gồm ứng động

A. không sinh trưởng và ứng động để tồn tại.

B. sức trương và hoá ứng động.

C. sinh trưởng và ứng động để tồn tại.

D. sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng.

Câu 6: Động vật nào sau đây có hệ thần kinh dạng lưới?

A. Thuỷ tức.           B. Cá chép.             C. Châu chấu.         D. Mực ống.

Câu 7: Ve sầu kêu vào mùa hè oi ả, ếch đực kêu vào mùa sinh sản là tập tính nào sau đây?

A. Học được. B. Bẩm sinh C. Hỗn hợp.            D.  Xã hội.

Câu 8: Một bạn học sinh chạm tay vào gai nhọn và có phản ứng rụt tay lại. Em hãy chỉ ra thứ tự đúng của một cung phản xạ?

A. Thụ quan đau ở da à tủy sống à cơ tay.

B. Thụ quan đau ở da à cơ tay à tủy sống.

C. Cơ tay à tủy sống à thụ quan đau ở da.

D. Tủy sống à thụ quan đau ở da à cơ tay.

Câu 9: Sinh trưởng ở thực vật là quá trình

A. biến đổi số lượng tế bào, hoàn thiện về cấu tạo và chức năng sinh lí.

B. ra hoa, tạo quả và kết hạt.

C. tăng kích thước cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào.

D. biến đổi và hoàn thiện về hình thái của cơ thể.

Câu 10: Các hoocmôn kích thích sinh trưởng ở thực vật bao gồm:

A. Auxin, giberelin, xitokinin.                          B. Auxin, axit abxixic, xitokinin.

C. Auxin, etilen, axit abxixic.                           D. Auxin, giberelin, etilen.

Câu 11: Đặc điểm nào sau không có ở hoocmôn thực vật?

A. Tính chuyên hoá cao hơn nhiều so với hoocmôn ở động vật bậc cao.

B. Nồng độ rất thấp gây ra những biến đổi mạnh trong cơ thể.

C. Được vận chuyển theo mạch gỗ và mạch rây.

D. Được tạo ra ở một nơi nhưng gây phản ứng ở nơi khác.

Câu 12: Etylen được sinh ra ở hầu hết các phần khác nhau của thực vật, đặc biệt trong thời kì

A. rụng lá, hoa già, quả đang chín.

B. rụng lá, hoa già, quả còn xanh.

C. ra lá, hoa già, quả còn xanh.

D. ra lá, hoa già, quả đang chín.

Câu 13: Quang chu kỳ là nhân tố chi phối sự

A. ra hoa.                B. tạo quả.              C. chín của quả.                 D. rụng lá.

Câu 14: Sinh trưởng phát triển của động vật đa bào được phân chia thành các giai đoạn

A. phôi và hậu phôi.

B. con non và trưởng thành.

C. trước sinh sản và sau sinh sản.

D. sinh trưởng và phát triển.

Câu 15: Ở động vật có xương sống, quá trình phân hóa tế bào diễn ra mạnh nhất trong giai đoạn

A. phôi thai.            B. sau sinh sản.       C. trưởng thành.                D. thành thục sinh dục.

Câu 16: Hoocmôn tirôxin của tuyến giáp có tác dụng chủ yếu đối với động vật có xương sống là

A. kích thích sự phát triển não.

B. điều hoà trao đổi canxi.

C. tăng cường chuyển hóa glucôzơ thành glicôgen.

D. làm tăng tốc độ chuyển hóa cơ bản của tế bào.

Câu 17: Trẻ em bị còi xương thường được bác sĩ khuyên dùng vitamin D vì chất này       

A. tham gia vào thành phần cấu tạo của xương.

B. có tác dụng tương tự canxi.

C. tham gia vào quá trình hấp thụ canxi.

D. là thành phần cấu tạo tuỷ xương.

Câu 18: Quá trình sinh trưởng và phát triển của chim bồ câu được bắt đầu từ khi

A. trứng đã nở.                                                B. cơ thể trưởng thành.

C. trứng được thụ tinh.                                     D. con non nở ra.

Câu 19: Sinh sản vô tính ở thực vật có đặc điểm nào sau đây?

A. Không có sự hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái, con giống nhau, giống mẹ.

B. Có sự hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái, đa dạng kiểu hình và kiểu gen.

C. Xuất hiện biến dị tổ hợp.

D. Xuất hiện kiểu gen mới.

Câu 20: Loại cây nào sau đây có thể sinh sản vô tính theo kiểu sinh sản sinh dưỡng tự nhiên?

A. Mía.                   B. Xoài.                 C. Cam.                  D. Sầu riêng.

Câu 21: Sinh sản hữu tính ở thực vật luôn gắn liền với quá trình nào sau?

A. Giảm phân.                                                 B. Nguyên phân.

C. Cá thể mới đồng nhất về kiểu gen.                D. Cá thể mới có kiểu hình giống bố hoặc mẹ.

Câu 22: Ở thực vật thụ tinh kép, tinh tử 1 kết hợp với tế bào trứng tạo tế bào nào sau đây?

A. Hợp tử 2n.          B. Nội nhũ 3n.         C. Nội nhũ 2n.         D. Noãn.

Câu 23: Ở trùng biến hình (amip), có hình thức sinh sản nào sau đây?

A. Phân đôi.            B. Nảy chồi.            C. Phân mảnh.         D. Trinh sinh.

Câu 24: Nội dung nào sau không đúng khi nghiên cứu sinh sản vô tính ở động vật?

A. Tự thụ tinh gặp ở sán xơ mít.             B. Phân đôi gặp ở trùng roi.

C. Nảy chồi gặp ở thuỷ tức.                    D. Phân mảnh gặp ở bọt biển.

Câu 25: Động vật nào sau đây có hình thức thụ tinh ngoài?

A. Cá chép.             B. Cá voi.               C.  Cá đuối.             D. Cá heo.

Câu 26: Sinh sản hữu tính của động vật có ưu điểm nào sau đây giúp sinh vật thích nghi và phát triển trong điều kiện môi trường thay đổi?

A. Đa dạng kiểu hình và kiểu gen.          B. Số lượng cá thể mới tăng nhanh.

C. Đẻ trứng và thụ tinh ngoài.                           D. Thụ tinh ngoài và thụ tinh trong.

Câu 27: Hoocmôn nào sau tham gia điều hoà sinh tinh ở người?

A. FSH và LH.        B. Ơstrôgen.           C. Tirôxin.              D. LH và hCG.

Câu 28: Trong cơ chế điều hoà sinh trứng, hoocmôn LH có vai trò nào sau đây?

A. Làm cho trứng chín và rụng.              B. Nang trứng phát triển.

C. Niêm mạc tử cung dày lên.                 D. Trứng phát triển thành phôi.

PHẦN TỰ LUẬN ( 3,0 điểm)

Câu 1: (1,0 điểm)

 Khi hạt đậu nảy mầm, rễ hướng xuống đất, phần thân hướng lên trên. Hãy giải thích vì sao?

Câu 2: (1,0 điểm)

Giải thích vì sao ở trẻ em, nếu chế độ dinh dưỡng thiếu iốt kéo dài thì thường có biểu hiện suy dinh dưỡng, trí tuệ chậm phát triển?

Câu 3: (0,5 điểm)

Ở vùng trồng chuyên canh cây thanh long, vào ban đêm người ta thường thắp đèn. Cơ sở khoa học của việc làm này là gì?

Câu 4: ( 0,5 điểm)

 Ở động vật có các hình thức đẻ con nào? Hình thức nào là ưu thế? Vì sao?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐỀ 2 :

Phần 1: Trắc nghiệm (7,0 điểm)

Câu 1: Hô hấp ngoài là

A. quá trình vận chuyển O2 từ cơ quan hô hấp đến tế bào và vận chuyển CO2 từ tế bào về cơ quan hô hấp.

B. quá trình hô hấp xảy ra tại các tế bào ngoài cơ quan hô hấp.

C. quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường ngoài cơ thể.

D. quá trình trao đổi khí được đảm nhận bởi dịch mô.

Câu 2: Vì sao ta có cảm giác khát nước?

A. Do nồng độ glucôzơ trong máu tăng.                  B. Do áp suất thẩm thấu trong máu tăng.

C. Do áp suất thẩm thấu trong máu giảm.                D. Do nồng độ glucôzơ trong máu giảm.

Câu 3: Trong hệ tuần hoàn kín, hệ mạch bao gồm các loại mạch theo thứ tự là

A. động mạch - khoang cơ thể - tĩnh mạch.

B. động mạch - tĩnh mạch - mao mạch.

C. động mạch - mao mạch - tĩnh mạch.

D. mao mạch - động mạch - tĩnh mạch.

Câu 4Nhận định nào đúng về hệ tuần hoàn ở các nhóm động vật có xương sống?

A. Ở động vật có vú, máu nghèo O2 đi từ tâm thất phải vào động mạch phổi.

B. Vòng tuần hoàn lớn xuất phát từ tâm nhĩ trái, bơm xuống tâm thất trái vào động mạch phổi.

C. Ở lớp thú, thành tâm nhĩ trái luôn mỏng hơn thành tâm nhĩ phải.

D. Ở cá, máu giàu O từ mang trở về tâm nhĩ.

Câu 5: Hoa của cây bồ công anh nở ra lúc sáng và cụp lại lúc chạng vạng tối hoặc lúc ánh sáng yếu là kiểu ứng động :

A. dưới tác động của ánh sáng.                     B. dưới tác động của nhiệt độ.

C. dưới tác động của hoá chất.                      D. dưới tác động của điện năng.

Câu 6: Tác nhân của hướng trọng lực là

    A. đất.       B. ánh sáng.            C. chất hóa học         D. sự va chạm.

Câu 7: Cảm ứng ở động vật là

A. phản ứng lại các kích thích của một số tác nhân môi trường sống đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển.

B. phản ứng lại các kích thích định hướng của môi trường sống đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển.

C. phản ứng lại các kích thích của môi trường sống đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển.

D. phản ứng lại các kích thích vô hướng của môi trường sống đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển.

Câu 8: Loại tập tính nào sau đây không phải là tập tính bẩm sinh?

    A. Tập tính sinh sản của chim.                               B. Tập tính bắt chuột ở mèo.

    C. Ve kêu vào mùa hè.                                          D. Tập tính giăng tơ ở nhện.

Câu 9: Sinh trưởng sơ cấp ở thực vật là 

A. sự sinh trưởng làm tăng chiều dài của thân và rễ do hoạt động phân bào nguyên phân của mô phân sinh đỉnh.

B. sự sinh trưởng làm tăng chiều dài của thân và rễ do hoạt động phân bào nguyên phân của mô phân sinh bên.

C. sự sinh trưởng làm tăng chiều dài của thân và rễ do hoạt động phân bào nguyên phân của mô phân sinh lóng.

D. sự sinh trưởng làm tăng chiều dài của thân và rễ do hoạt động phân bào nguyên phân của mô phân sinh đỉnh, chỉ xảy ra ở cây một lá mầm.

Câu 10: Sinh trưởng sơ cấp là hình thức sinh trưởng xảy ra do hoạt động của (A), làm cho (B). (A) và (B) lần lượt là

    A. rễ; cây cao lên.                                                  B. thân; cây to bề ngang.                           

C. mô phân sinh bên; cây cao lên.                                     D. mô phân sinh đỉnh; cây cao lên.

Câu 11: Phitohocmon có vai trò

A. kích thích sự sinh trưởng và phát triển của cây               B. kìm hãm sự sinh trưởng và phát triển của cây

C. điều hòa các hoạt động sinh trưởng của cây                   D. tăng cường sự ra hoa, kết quả của hạt

Câu 12: Nhân tố không điều tiết sự ra hoa là

A. độ dài ngày.              B. xuân hóa.                      C. tuổi cây.            D. quang chu kì.

Câu 13: Hoạt động quan trọng của thực vật đánh dấu mốc của sự phát triển là

A. đâm chồi.                           B. ra hoa.      C. sự tăng về chiều dài của thân.   D. đẻ nhánh.

Câu 14: Những động vật nào sau đây phát triển qua biến thái không hoàn toàn?

A. Cánh cam, bọ rùa.                                             B. Bọ ngựa, cào cào.

C. Cá chép, khỉ, chó.                                             D. Bọ xít, ong, châu chấu.

Câu 15: Vì sao sâu không biến được thành nhộng và bướm?

A. Do thiếu hoocmon ecđixơn.                     B. Do thiếu hoocmon ơstrogen.

C. Do thiếu hoocmon testosteron.                           D. Do thiếu hoocmon tiroxin.

Câu 16: Ở động vật, hoocmon sinh trưởng được tiết ra từ

A. tuyến yên.      B. buồng trứng.                 C. tuyến giáp.                             D. tinh hoàn.

Câu 17: Sự thay đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo, sinh lí sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra gọi là

A. biến thái.                            B. biến thái không hoàn toàn.           

C. biến thái hoàn toàn.              D. phát triển không qua biến thái.

Câu 18Một học sinh đưa ra nhận định: “Sâu non phá hoại mùa màng, bướm không phá hoại mùa màng nên không cần tiêu diệt bướm”. Theo em, nhận định trên là

A. đúng, vì sâu non có tốc độ ăn lá rất lớn, chỉ cần tiêu diệt sâu non để bảo vệ mùa màng, không cần tiêu diệt bướm.

B. đúng, vì bướm giúp cho con người thụ phấn cho cây nên chỉ cần tiêu diệt sâu non ăn lá.

C. sai, cũng cần tiêu diệt bướm vì bướm vẫn ăn nhiều lá cây tích lũy năng lượng cần thiết cho giai đoạn hóa nhộng.

D. sai, cũng cần tiêu diệt bướm vì bướm sinh ra rất nhiều sâu non ăn lá phá hoài mùa màng.

Câu 19: Sinh sản vô tính ở thực vật có các hình thức

    A. sinh sản bằng bào tử và sinh sản tiếp hợp.

    B. sinh sản sinh dưỡng tự nhiên và sinh sản bằng bào tử.

    C. sinh sản sinh dưỡng tự nhiên và sinh sản sinh dưỡng nhân tạo.

    D. sinh sản sinh dưỡng và sinh sản bằng bào tử.

Câu 20: Nhược điểm của sinh sản hữu tính là

    A. khi mật độ các thế hệ thấp, quá trình thụ tinh gặp khó khăn.

    B. khó thích nghi, tồn tại và phát triển khi môi trường sống không ổn định.

    C. số lượng cá thể tạo ra ít, khó duy trì nòi giống cho các thế hệ sau.

    D. quá trình thụ phấn và thụ tinh phụ thuộc nhiều vào điều kiện ngoại cảnh.

Câu 21: Hình thức sinh sản sinh dưỡng được thực hiện ở cây

    A. khoai tây, cam, chanh, bưởi.                  B. dâu tằm, xoài, nho, cam.

    C. khoai lang, khoai tây, quýt, sắn.             D. sắn, dâu tây, rau diếp, sống đời.

Câu 22: Tế bào hạt phấn gồm

    A. tế bào noãn và tế bào sinh tinh.              C. tế bào sinh sản và tế bào dinh dưỡng.

    B. tế bào kèm và tế bào đối cực.                 D. tế bào noãn cầu và tế bào nhân cực.

Câu 23: Sinh sản vô tính bằng hình thức phân đôi là hình thức

    A. từ một cơ thể mẹ qua giảm phân hình thành 2 cơ thể mới.

    B. tái sinh, từ một phần của cơ thể mẹ, phát triển thành một có thể mới.

    C. từ một cơ thể mẹ, phân đôi nhân và tế bào chất tạo thành 2 cơ thể con.

    D. từ giao tử cái, nguyên phân nhiều lần hình thành cơ thể mới.

Câu 24: Một cơ thể hình thành cả giao tử đực và giao tử cái, hai giao tử đó thụ tinh với nhau gọi là hình thức sinh sản

    A. tự phối.               B. giao phối.              C. thụ tinh chéo.      D. thụ tinh ngoài.

Câu 25: Đặc điểm không phải của sinh sản hữu tính

    A. có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái                         .

    B. có các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.

    C. có sự trao đổi, tái tổ hợp vật chất di truyền.

    D. các con sinh ra giống nhau và giống với cơ thể mẹ.

Câu 26: Điều nào không đúng khi nói về hình thức thụ tinh ở động vật?

    A. Thụ tinh ngoài là trứng gặp tinh trùng và thụ tinh bên ngoài cơ thể con cái.

    B. Thụ tinh trong là trứng gặp tinh trùng và thụ tinh bên trong cơ thể con cái.

    C. Thụ tinh trong có hiệu suất cao nên cần ít trứng, tinh trùng.

    D. Thụ tinh ngoài có hiệu suất cao nên cần ít trứng, tinh trùng.

Câu 27: Để xác định phụ nữ có mang thai hay không, người ta dùng que thử thai để xác định sự có mặt của loại hoocmôn nào sau đây?

    A. Hoocmôn LH.                                      B. Hoocmôn prôgestêrôn.

    C. Hoocmôn HCG.                                   D. Hoocmôn ơstrôgen.

Câu 28: Trong cơ chế điều hòa sinh trứng ở người, LH có vai trò kích thích

    A. phát triển nang trứng

    B. trứng chín, rụng trứng, hình thành và duy trì thể vàng hoạt động

    C. dạ con phát triển chuẩn bị cho hợp tử làm tổ.

    D. tuyến yên tiết hoocmôn.

Phần 2: Tự luận (3,0 điểm)

Câu 1: Vì sao thụ tinh ở thực vật được gọi là thụ tinh kép?

Câu 2: Cho biết sự khác nhau về sinh trưởng và phát triển giữa châu chấu và bướm?

Câu 3: Có thể tạo ra các cây con từ những bộ phận nào của cây mẹ ban đầu?

-----------Hết------------

 

 

ĐỀ 3 :

PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm)

Câu 1 NB:Rễ cây trên cạn hấp thụ nước và ion khoáng chủ yếu qua thành phần cấu tạo nào của rễ ?

A. Đỉnh sinh trưởng                     B. Miền lông hút

C. Miền sinh trưởng                    D. Rễ chính

Câu 2 NB: Nguyên tố nào sau đây là nguyên tố đại lượng ở thực vật?

A. Fe.                               B. Cu.           C. C                       D.  Mn.

Câu 3 NB. Thành phần dòng mạch rây vận chuyển sản phẩm đồng hóa ở lá chủ yếu là

A. nước.      B. ion khoáng.    C. nước và ion khoáng.       D. Saccarôza và axit amin.

Câu 4 NB:Dạng nitơ nào cây có thể hấp thụ được?

A. NO2- và NO3-.       B. NO2- và NH4+.          C. NO3- và NH4+.         D. NO2- và N2.

Câu 5 NB. Sắc tố quang hợp nào sau đây thuộc nhóm sắc tố chính?

A. Diệp lục a và diệp lục b.                                 B. Diệp lục a và carôten.   

C. Diệp lục a và xantôphyl.                                 D. Diệp lục và carôtênôit.

Câu 6 NB. Bào quan nào thực hiện quá trình quang hợp?

A. Ti thể.                                                          B. Riboxom.   

C. Lục lạp                                                         D. Lưới nội chất

Câu 7 NB: Sản phẩm của pha sáng gồm           

A. ADP, NADPH, O2.                            B. ATP, NADPH, O2.

C. Cacbohiđrat, CO2.                             D. ATP, NADPH.

Câu 8 NB: Pha sáng là pha                

A. cố định CO2.

B. chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học.

C. chuyển hóa năng lượng hóa học thành năng lượng ánh sáng.

D. diễn ra trong điều kiện thiếu ánh sáng.

Câu 9 NB:Quá trình hô hấp hiếu khí trong ti thể tạo ra

A. 38 ATP.              B. 36 ATP.                      C. 32 ATP.                        D. 34 ATP.

Câu 10 NB.Saûn phaåm cuûa quaù trình hoâ haáp goàm:                   

A. CO2, H2O, naêng löôïng.                                      C. O2, H2O, naêng löôïng.             

B. CO2, H2O, O2.                                                         D. CO2, O2, naêng löôïng.

Câu 11 NB.Quá trình hô hấp sáng là quá trình:

A. Hấp thụ CO2 và giải phóng O2 trong bóng tối

B. Hấp thụ COvà giải phóng O2 ngoài sáng

C. Hấp thụ O2 và giải phóng CO2trong bóng tối

D. Hấp thụ Ovà giải phóng CO2 ngoài sáng

Câu 12 NB:Hoâ haáp hieáu khí xaûy ra ôû vò trí naøo trong teá baøo?

A. Ti thể.B. Teá baøo chaát.                     C. Nhaân.                 D. Luïc laïp. 

Câu 13 NB: Tiêu hóa là quá trình

A.  làm biến đổi thức ăn thành các chất hữu cơ

B.  tạo các chất dinh dưỡng và năng lượng

C.biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng và  năng lượng

D. biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được

Câu 14 NB: Tiêu hóa nội bào là thức ăn được tiêu hóa trong

A. không bào tiêu hóa.                           B. túi tiêu hóa.

C. ống tiêu hóa.                                      D. tế bào chất.

Câu 15 NB: Thứ tự các bộ phận trong ống tiêu hóa của người là

A. miệng  -> ruột non    -> dạ dày        -> hầu            -> ruột già  -> hậu môn

B. miệng  -> thực quản  -> dạ dày        -> ruột non     -> ruột già  -> hậu môn

C. miệng  -> ruột non     -> thực quản  -> dạ dày        -> ruột già  -> hậu môn

D. miệng  -> dạ dày        -> ruột non     -> thực quản  -> ruột già  -> hậu môn

Câu 16 NB:Cơ quan thoát hơi nước của cây là

A. Cành                           B. Lá                                C. Thân                  D.Rễ

Câu 17 TH. Lực đóng vai trò chính trong quá trình vận chuyển nước ở thân là

 A. lực đẩy của rể (do quá trình hấp thụ nước).   

B. lực hút của lá (do quá trình thoát hơi nước). 

C. lực liên kết giữa các phân tử nước.  

D. lực bám giữa các phân tử nước với thành mạch dẫn.

Câu 18 TH. Cây thiếu các nguyên tố khoáng thường được biểu hiện ra thành những dấu hiệu màu sắc đặc trưng ở

A. thân.                             B. rễ.                       C. lá.                      D. hoa.

Câu 19 TH:Nitơ có vai trò nào sau đây đối với thực vật?

A. Tham gia cấu tạo nên protein.                     

B.Tham gia cấu tạo nên xenlulozo.          

C. Cung cấp nguyên liệu cho quá trình quang  hợp

D. Điều tiết đóng  mở khí khổng.

Câu 20 TH:Quá trình quang hợp không có vai trò nào sau đây?

A. Cung cấp thức ăn cho sinh vật.           

B. Chuyển hóa quang năng thành hóa năng.

C. Phân giải các chất hữu cơ thành năng lượng.     

D. Điều hòa không khí.

Câu 21 TH:Giai đoạn quang hợp thực sự tạo nên C6H12C ở cây mía là:

A.Quang phân li nước                                      B. Chu trình CanVin

C. Pha sáng.                                                    D. Pha tối.

Câu 22 TH: Đâu không phải là cách tăng năng suất cây trồng?

A. Tăng diện tích lá.                                    B. Tăng cường độ quang hợp.

C. Tăng hệ số kinh tế.                                 D. Tăng cường độ hô hấp.

Câu 23 TH.Quá trình oxi hóa chất hữu cơ xảy ra ở đâu?

A.Tế bào chất                                                  B. Màng trong ti thể

C.Khoang ti thể                                               D. Quan điểm khác

Câu 24 TH: Nội dung nào sau đây nói không đúng về hô hấp sáng?

A. Hô hấp sáng là quá trình hấp thụ O2 và giải phóng CO2 ở ngoài sáng.

B. Hô hấp sáng xảy ra trong điều kiện cường độ ánh sáng cao, CO2 cạn kiệt, O2 tích lũy nhiều.

C. Hô hấp sáng xảy ra chủ yếu ở thực vật C4 với sự tham gia của 3 loại bào quan là lục lạp, perôxixôm, ty thể.

D. Hô hấp sáng xảy ra đồng thời với quang hợp, không tạo ATP, tiêu tốn rất nhiều sản phẩm của quang hợp (30 – 50%).

Câu 25 TH: Đâu không phải là vai trò của hô hấp ở thực vật?

A. Giải phóng năng lượng ATP.                         B. Giải phóng năng lượng dạng nhiệt.

C. Tạo các sản phẩm trung gian.                          D. Tổng hợp các chất hữu cơ.

Câu 26 THCác bộ phận tiêu hóa ở người vừa diễn ra tiêu hóa cơ học, vừa diễn ra tiêu hóa hóa học là:

A. miệng, dạ dày, ruột non                                B. miệng, thực quản, dạ dày

C. thực quản, dạ dày, ruột non.                                    D. dạ dày, ruột non, ruột già

Câu 27 TH: Ưu điểm của tiêu hoá thức ăn ở động vật có túi tiêu hoá so với động vật chưa có cơ quan tiêu hóa tiêu hoá?

A. tiêu hoá được thức ăn có kích thước lớn hơn.           B.TH ngoại bào nhờ enzim

C. tiêu hóa nội bào trên thành túi tiêu hóa                              D. tiếp tục tiêu hóa nội bào

Câu 28 TH: Thức ăn sau khi được tiêu hóa ngoại bào lại tiếp tục tiêu hóa nội bào vì

A.chưa tạo thành các chất đơn giản mà tế bào có thể hấp thụ và sử dụng được.

B. túi tiêu hóa chưa phải cơ quan tiêu hóa.

C. thức ăn chứa tỉ lệ dinh dưỡng cao.

D.tăng tỉ lệ hấp thụ chất dinh dưỡng trong thức ăn.

 

PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm)

Câu 1(1đ): Phân tích ưu điểm và hạn chế của trồng cây dưới ánh sáng nhân tạo?

Câu 2 (0,5đ): Tại sao tăng diện tích lá lại làm tăng năng suất cây trồng?

Câu 3 (1đ): Giải thích tại sao trong quá trình ăn gà thường ăn thêm những hạt sỏi nhỏ?

Câu 4(0,5đ):Giải thích tại sao ở thỏ manh tràng phát triển?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

MÔN SINH 12

ĐỀ 1 :

 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 7,0 điểm )

Câu 1:(I.1.a2) Trong quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất, kết thúc giai đoạn tiến tiền sinh học đã hình thành nên

A. các tế bào nhân thực.                                                B. các đại phân tử hữu cơ.

C. các giọt côaxecva.                                                    D. các tế bào sơ khai.

Câu 2: (II.1.a1)  Có các loại môi trường sống phổ biến là
A. môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường sinh vật.
B. môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường bên trong.
C. môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường ngoài.
D. môi trường đất, môi trường nước ngọt, môi trường nước mặn và môi trường trên cạn.

Câu 3: (II.2.a3)   Một số cây cùng loài sống gần nhau có hiện tượng rễ của chúng nối liền với nhau (liền rễ). Hiện tượng này thể hiện mối quan hệ

A. cạnh tranh cùng loài.                     B. hỗ trợ cùng loài.    

C. cộng sinh.                                       D. hỗ trợ khác loài.

Câu 4: (II.3.a1)  Theo quan niệm hiện đại thì đặc trưng về mặt sinh thái của quần thể bao gồm:

A. Kích thước quần thể, tần số alen, tần số kiểu gen, kiểu phân bố.                      

B. Kích thước quần thể, sự phân bố, cấu trúc nhóm tuổi, tỉ lệ giới tính.               

C. Tần số alen, tần số kiểu gen, kiểu tăng trưởng, cấu trúc nhóm tuổi.                 

D. Tần số kiểu gen, kiểu phân bố, tỉ lệ giới tính.

Câu 5: (II.3.a3)  Ban ngày tảo ở biển được chiếu sáng, sinh sản tăng, dẫn đến số lượng cá thể trong quần thể tăng. Nhưng khi về đêm số lượng cá thể trong quần thể giảm xuống. Ví dụ trên đề cập đến hiện tượng:

A. Nhịp sinh học theo chu kì ngày đêm.             

B. Biến động số lượng theo chu kì ngày đêm.             

C. Biến động số lượng không theo chu kì.          

D. Biến động số lượng theo chu kỳ tuần trăng.

Câu 6: (III.1.a1)  Quần xã sinh vật là

A. tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc cùng loài, cùng sống trong một không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau

B. tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định và chúng ít quan hệ với nhau

C. tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc hai loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau

D. một tập hợp các  quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian và thời gian nhất định, có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất.

Câu 7: (III.1.a4)  Hiện tượng khống chế sinh học có thể xảy ra giữa các quần thể

A. cá rô phi và cá chép.                             B. chim sâu và sâu đo.

C. ếch đồng và chim sẻ.                            D. tôm và tép.

Câu 8: (III.1.a5)  Diễn thế sinh thái là

A. quá trình biến đổi của quần xã tương ứng với sự thay đổi của môi trường.

B. quá trình biến đổi của quần xã qua các giai đoạn, tương ứng với sự biến đổi của môi trường.

C. quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, tương ứng với sự biến đổi của môi trường.

D. quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, không tương ứng với sự biến đổi của môi trường.

 

Câu 9: (III.1.a5)  Ý nào sau đây không phải là nguyên nhân dẫn đến diễn thế sinh thái ?

A. Do chính hoạt động khai thác tài nguyên của con người.

B. Do cạnh tranh và hợp tác giữa các loài trong quần xã.

C. Do thay đổi của điều kiện tự nhiên, khí hậu.

D. Do cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã.

Câu 10: (III.1.a6)  Từ một rừng lim sau một thời gian biến đổi thành rừng sau sau là diễn thế

A. nguyên sinh.          B. thứ sinh.                 C. liên tục.                  D. phân hủy.

Câu 11: (IV.1.a2) Thành phần hữu sinh của hệ sinh thái gồm

A. sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ.

B. sinh vật tiêu thụ bậc 1, sinh vật tiêu thụ bậc 2, sinh vật phân giải.

C. sinh vật sản xuất, sinh vật phân giải.

D. sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải.

Câu 12: (IV.2.a1)  Chuỗi thức ăn là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ với nhau về

A. nguồn gốc.             B. nơi .                      C. dinh dưỡng.            D. sinh sản.

Câu 13: (IV.3.a2)  Trong chu trình chuyển hóa nitơ, dạng sinh vật có thể sử dụng trực tiếp nitơ (N2) từ không khí là

A. sinh vật sản xuất.                                       B. vi khuẩn lam.                                

C. các loại cây họ đậu.                                    D. bèo hoa dâu.

Câu 14: (IV.3.a3)  Sinh quyển là

A. toàn bộ sinh vật sống trong các lớp đất, nước và không khí.

B. môi trường sống của tất cả các sinh vật trên Trái đất.

C. vùng khí quyển có sinh vật sống và phát triển.

D. toàn bộ sinh vật trên Trái đất, bao gồm động vật, thực vật và vi sinh vật.

Câu 15: (IV.4.a2)  Hiệu suất sinh thái là

A. tỉ lệ phần trăm chuyển hóa sinh khối giữa các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái.

B. tỉ lệ phần trăm chuyển hóa vật chất giữa các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái.

C. tỉ lệ phần trăm chuyển hóa năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái.

D. tỉ lệ phần trăm chuyển hóa năng lượng giữa các cá thể trong một bậc dinh dưỡng.

Câu 16: (IV.4.a3)  Tài nguyên thiên nhiên gồm các dạng là

A. tài nguyên tái sinh, tài nguyên không tái sinh, tài nguyên đất.

B. tài nguyên tái sinh, tài nguyên đất, tài nguyên năng lượng vĩnh cửu.

C. tài nguyên tái sinh, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên năng lượng vĩnh cửu.

D. tài nguyên tái sinh, tài nguyên không tái sinh, tài nguyên năng lượng vĩnh cửu.

Câu 17: (I.1.b3)  Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, đặc điểm sinh vật điển hình ở đại Cổ sinh 

A. xuất hiện thực vật có hạt.                                         B. xuất hiện loài người.

C. cây hạt trần và bò sát cổ ngự trị.                              D. cây có mạch và động vật lên cạn.

Câu 18: (II.2.b2)  Ví dụ nào sau đây minh họa mối quan hệ hỗ trợ cùng loài?

A. Bồ nông xếp thành hàng đi kiếm ăn.

B. Các con hươu đực tranh giành con cái trong mùa sinh sản.

C. Cá ép sống bám trên cá lớn.

D. Cây phong lan bám trên thân cây gỗ trong rừng.

Câu 19: (II.3.b1)  Tập hợp sinh vật nào sau đây không phải là quần thể?

A. Tập hợp cây thông trong một rừng thông ở Đà Lạt. 

B. Tập hợp cây cọ ở trên quả đồi Phú Thọ.

C. Tập hợp cây cỏ trên một đồng cỏ ở Ba Vì               

D. Tập hợp cá chép sinh sống ở Hồ Tây.

Câu 20: (III.1.b1) Cho các nhận xét sau đây, có bao nhiêu nhận xét đúng    

I. Quần xã có độ đa dạng loài càng cao thì ổ sinh thái của mỗi loài càng bị thu hẹp

II. Phần lớn sản lượng sơ cấp trên trái đất được sản xuất bởi hệ sinh thái dưới nước

III. Ở mỗi quần xã sinh vật chỉ có một loài ưu thế quyết định chiều hướng biến đổi của nó

IV. Trong diễn thế sinh thái loài xuất hiện sau thường có kích thước và tuổi thọ lớn hơn loài xuất hiện trước đó.                                                                                                

 A. 4.                            B. 2.                           C. 3.                            D. 1.

Câu 21: (III.1.b4) Trong các mối quan hệ sinh thái sau đây, có bao nhiêu mối quan hệ không gây hại cho các loài tham gia?                                               

(1) Một số loài tảo nước ngọt nở hoa cùng sống trong một môi trường với các loài cá tôm.

(2) Cây tầm gửi sống trên thân các cây gỗ lớn trong rừng.                                                             (3) Loài cá ép sống bám trên các loài cá lớn.                                                      

(4) loài kiến sống trên cây kiến.                                                                                                 

 Phương án đúng là                                                                                       

 A. 4.                                       B. 3.                                        C. 2.                            D. 1.

Câu 22: (III.1.b10) Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về diễn thế thứ sinh?

I. Xuất hiện ở môi trường trống trơn (chưa có quần xã sinh vật từng sống).

II. Có sự biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường.

III. Song song với quá trình biến đổi của quần xã trong diễn thế là quá trình biến đổi về các điều kiện tự nhiên của môi trường.

IV. Kết quả cuối cùng sẽ hình thành một quần xã đỉnh cực.

A. 1.                            B. 4.                 C. 2.                           D. 3.

Câu 23: (III.1.b13)  Để diệt sâu đục thân lúa, người ta thả ong mắt đỏ vào ruộng lúa. Đó là phương pháp đấu tranh sinh học dựa vào

A. cạnh tranh cùng loài.                                 B. khống chế sinh học.

C. cân bằng sinh học.                                      D. cân bằng quần thể.

Câu 24: (IV.1.b3) Ao, hồ trong tự nhiên được gọi đúng là hệ sinh thái

A. nước đứng.             B. nước ngọt.              C. nước chảy.              D. tự nhiên.

Câu 25: (IV.2.b1)  Trong một hệ sinh thái trên cạn, năng lượng được tích lũy lớn nhất ở bậc dinh dưỡng

A. cấp 2.                      B. cấp 3.                      C. cấp cao nhất.                      D. cấp 1.

Câu 26: (IV.2.b5)  Trong hệ sinh thái, lưới thức ăn thể hiện mối quan hệ

A. động vật ăn thịt và con mồi.

B. giữa sinh vật sản xuất với sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải.

C. giữa thực vật với động vật.

D. dinh dưỡng và sự chuyển hóa năng lượng.

Câu 27: (IV.3.b1)  Khi nói về chu trình sinh địa hóa cacbon, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Sự vận chuyển cacbon qua mỗi bậc dinh dưỡng không phụ thuộc vào hiệu suất sinh thái của bậc dinh dưỡng đó.

B. Cacbon đi vào chu trình dưới dạng cacbon monoxit (CO).

C. Một phần nhỏ cacbon tách ra từ chu trình dinh dưỡng để đi vào các lớp trầm tích.

D. Toàn bộ lượng cacbon sau khi đi qua chu trình dinh dưỡng được trở lại môi trường

     không khí.

Câu 28: (IV.4.b5)  Ở mỗi bậc dinh dưỡng của chuỗi thức ăn, năng lượng bị tiêu hao nhiều nhất qua

A. quá trình bài tiết các chất thải.                  B. quá trình sinh tổng hợp các chất.

C. hoạt động hô hấp.                                       D. hoạt động quang hợp.

II. PHẦN TỰ LUẬN ( 3,0 điểm )

Câu 1(1,5 điểm ):

a) ( III.1.c3) Phân biệt khái niệm quần thể và quần xã sinh vật. Lấy ví dụ minh họa.

b) (III.1.d3) Để tiết kiệm diện tích và tăng năng suất, một người dân đã tiến hành nuôi các loài cá sau trong cùng một ao nuôi: cá trắm cỏ, cá chép, cá lóc, cá trê và lươn. Theo em việc kết hợp như vậy có hiệu quả không? Vì sao?

Câu 3 (0,5 điểm):(IV.2.d5) Một lưới thức ăn trên thảo nguyên được mô tả như hình bên. Giả sử khi cây thông và cây dẻ trong hệ sinh thái này bị khai thác hết thì thành phần loài của hệ sinh thái này sẽ thay đổi như thế nào? Giải thích.

 

Câu 4 (1,0 điểm):(IV.3.c1) Hiệu ứng nhà kính gây hậu quả gì đối với các loài sinh vật và con người?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐỀ 2

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 7,0 điểm )

Câu 1:(I.1.a2) Trong quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất, kết thúc giai đoạn tiến tiền sinh học đã hình thành nên

A. các tế bào nhân thực.                                                B. các đại phân tử hữu cơ.

C. các giọt côaxecva.                                                    D. các tế bào sơ khai.

Câu 2: (II.1.a1)  Có các loại môi trường sống phổ biến là
A. môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường sinh vật.
B. môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường bên trong.
C. môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường ngoài.
D. môi trường đất, môi trường nước ngọt, môi trường nước mặn và môi trường trên cạn.

Câu 3: (II.2.a3)   Một số cây cùng loài sống gần nhau có hiện tượng rễ của chúng nối liền với nhau (liền rễ). Hiện tượng này thể hiện mối quan hệ

A. cạnh tranh cùng loài.                     B. hỗ trợ cùng loài.    

C. cộng sinh.                                       D. hỗ trợ khác loài.

Câu 4: (II.3.a1)  Theo quan niệm hiện đại thì đặc trưng về mặt sinh thái của quần thể bao gồm:

A. Kích thước quần thể, tần số alen, tần số kiểu gen, kiểu phân bố.                      

B. Kích thước quần thể, sự phân bố, cấu trúc nhóm tuổi, tỉ lệ giới tính.               

C. Tần số alen, tần số kiểu gen, kiểu tăng trưởng, cấu trúc nhóm tuổi.                 

D. Tần số kiểu gen, kiểu phân bố, tỉ lệ giới tính.

Câu 5: (II.3.a3)  Ban ngày tảo ở biển được chiếu sáng, sinh sản tăng, dẫn đến số lượng cá thể trong quần thể tăng. Nhưng khi về đêm số lượng cá thể trong quần thể giảm xuống. Ví dụ trên đề cập đến hiện tượng:

A. Nhịp sinh học theo chu kì ngày đêm.             

B. Biến động số lượng theo chu kì ngày đêm.             

C. Biến động số lượng không theo chu kì.          

D. Biến động số lượng theo chu kỳ tuần trăng.

Câu 6: (III.1.a1)  Quần xã sinh vật là

A. tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc cùng loài, cùng sống trong một không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau

B. tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định và chúng ít quan hệ với nhau

C. tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc hai loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau

D. một tập hợp các  quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian và thời gian nhất định, có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất.

Câu 7: (III.1.a4)  Hiện tượng khống chế sinh học có thể xảy ra giữa các quần thể

A. cá rô phi và cá chép.                             B. chim sâu và sâu đo.

C. ếch đồng và chim sẻ.                            D. tôm và tép.

Câu 8: (III.1.a5)  Diễn thế sinh thái là

A. quá trình biến đổi của quần xã tương ứng với sự thay đổi của môi trường.

B. quá trình biến đổi của quần xã qua các giai đoạn, tương ứng với sự biến đổi của môi trường.

C. quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, tương ứng với sự biến đổi của môi trường.

D. quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, không tương ứng với sự biến đổi của môi trường.

 

Câu 9: (III.1.a5)  Ý nào sau đây không phải là nguyên nhân dẫn đến diễn thế sinh thái ?

A. Do chính hoạt động khai thác tài nguyên của con người.

B. Do cạnh tranh và hợp tác giữa các loài trong quần xã.

C. Do thay đổi của điều kiện tự nhiên, khí hậu.

D. Do cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã.

Câu 10: (III.1.a6)  Từ một rừng lim sau một thời gian biến đổi thành rừng sau sau là diễn thế

A. nguyên sinh.          B. thứ sinh.                 C. liên tục.                  D. phân hủy.

Câu 11: (IV.1.a2) Thành phần hữu sinh của hệ sinh thái gồm

A. sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ.

B. sinh vật tiêu thụ bậc 1, sinh vật tiêu thụ bậc 2, sinh vật phân giải.

C. sinh vật sản xuất, sinh vật phân giải.

D. sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải.

Câu 12: (IV.2.a1)  Chuỗi thức ăn là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ với nhau về

A. nguồn gốc.             B. nơi .                      C. dinh dưỡng.            D. sinh sản.

Câu 13: (IV.3.a2)  Trong chu trình chuyển hóa nitơ, dạng sinh vật có thể sử dụng trực tiếp nitơ (N2) từ không khí là

A. sinh vật sản xuất.                                       B. vi khuẩn lam.                                

C. các loại cây họ đậu.                                    D. bèo hoa dâu.

Câu 14: (IV.3.a3)  Sinh quyển là

A. toàn bộ sinh vật sống trong các lớp đất, nước và không khí.

B. môi trường sống của tất cả các sinh vật trên Trái đất.

C. vùng khí quyển có sinh vật sống và phát triển.

D. toàn bộ sinh vật trên Trái đất, bao gồm động vật, thực vật và vi sinh vật.

Câu 15: (IV.4.a2)  Hiệu suất sinh thái là

A. tỉ lệ phần trăm chuyển hóa sinh khối giữa các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái.

B. tỉ lệ phần trăm chuyển hóa vật chất giữa các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái.

C. tỉ lệ phần trăm chuyển hóa năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái.

D. tỉ lệ phần trăm chuyển hóa năng lượng giữa các cá thể trong một bậc dinh dưỡng.

Câu 16: (IV.4.a3)  Tài nguyên thiên nhiên gồm các dạng là

A. tài nguyên tái sinh, tài nguyên không tái sinh, tài nguyên đất.

B. tài nguyên tái sinh, tài nguyên đất, tài nguyên năng lượng vĩnh cửu.

C. tài nguyên tái sinh, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên năng lượng vĩnh cửu.

D. tài nguyên tái sinh, tài nguyên không tái sinh, tài nguyên năng lượng vĩnh cửu.

Câu 17: (I.1.b3)  Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, đặc điểm sinh vật điển hình ở đại Cổ sinh 

A. xuất hiện thực vật có hạt.                                         B. xuất hiện loài người.

C. cây hạt trần và bò sát cổ ngự trị.                              D. cây có mạch và động vật lên cạn.

Câu 18: (II.2.b2)  Ví dụ nào sau đây minh họa mối quan hệ hỗ trợ cùng loài?

A. Bồ nông xếp thành hàng đi kiếm ăn.

B. Các con hươu đực tranh giành con cái trong mùa sinh sản.

C. Cá ép sống bám trên cá lớn.

D. Cây phong lan bám trên thân cây gỗ trong rừng.

Câu 19: (II.3.b1)  Tập hợp sinh vật nào sau đây không phải là quần thể?

A. Tập hợp cây thông trong một rừng thông ở Đà Lạt. 

B. Tập hợp cây cọ ở trên quả đồi Phú Thọ.

C. Tập hợp cây cỏ trên một đồng cỏ ở Ba Vì               

D. Tập hợp cá chép sinh sống ở Hồ Tây.

Câu 20: (III.1.b1) Cho các nhận xét sau đây, có bao nhiêu nhận xét đúng    

I. Quần xã có độ đa dạng loài càng cao thì ổ sinh thái của mỗi loài càng bị thu hẹp

II. Phần lớn sản lượng sơ cấp trên trái đất được sản xuất bởi hệ sinh thái dưới nước

III. Ở mỗi quần xã sinh vật chỉ có một loài ưu thế quyết định chiều hướng biến đổi của nó

IV. Trong diễn thế sinh thái loài xuất hiện sau thường có kích thước và tuổi thọ lớn hơn loài xuất hiện trước đó.                                                                                                

 A. 4.                            B. 2.                           C. 3.                            D. 1.

Câu 21: (III.1.b4) Trong các mối quan hệ sinh thái sau đây, có bao nhiêu mối quan hệ không gây hại cho các loài tham gia?                                               

(1) Một số loài tảo nước ngọt nở hoa cùng sống trong một môi trường với các loài cá tôm.

(2) Cây tầm gửi sống trên thân các cây gỗ lớn trong rừng.                                                             (3) Loài cá ép sống bám trên các loài cá lớn.                                                      

(4) loài kiến sống trên cây kiến.                                                                                                 

 Phương án đúng là                                                                                       

 A. 4.                                       B. 3.                                        C. 2.                            D. 1.

Câu 22: (III.1.b10) Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về diễn thế thứ sinh?

I. Xuất hiện ở môi trường trống trơn (chưa có quần xã sinh vật từng sống).

II. Có sự biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường.

III. Song song với quá trình biến đổi của quần xã trong diễn thế là quá trình biến đổi về các điều kiện tự nhiên của môi trường.

IV. Kết quả cuối cùng sẽ hình thành một quần xã đỉnh cực.

A. 1.                            B. 4.                 C. 2.                           D. 3.

Câu 23: (III.1.b13)  Để diệt sâu đục thân lúa, người ta thả ong mắt đỏ vào ruộng lúa. Đó là phương pháp đấu tranh sinh học dựa vào

A. cạnh tranh cùng loài.                                 B. khống chế sinh học.

C. cân bằng sinh học.                                      D. cân bằng quần thể.

Câu 24: (IV.1.b3) Ao, hồ trong tự nhiên được gọi đúng là hệ sinh thái

A. nước đứng.             B. nước ngọt.              C. nước chảy.              D. tự nhiên.

Câu 25: (IV.2.b1)  Trong một hệ sinh thái trên cạn, năng lượng được tích lũy lớn nhất ở bậc dinh dưỡng

A. cấp 2.                      B. cấp 3.                      C. cấp cao nhất.                      D. cấp 1.

Câu 26: (IV.2.b5)  Trong hệ sinh thái, lưới thức ăn thể hiện mối quan hệ

A. động vật ăn thịt và con mồi.

B. giữa sinh vật sản xuất với sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải.

C. giữa thực vật với động vật.

D. dinh dưỡng và sự chuyển hóa năng lượng.

Câu 27: (IV.3.b1)  Khi nói về chu trình sinh địa hóa cacbon, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Sự vận chuyển cacbon qua mỗi bậc dinh dưỡng không phụ thuộc vào hiệu suất sinh thái của bậc dinh dưỡng đó.

B. Cacbon đi vào chu trình dưới dạng cacbon monoxit (CO).

C. Một phần nhỏ cacbon tách ra từ chu trình dinh dưỡng để đi vào các lớp trầm tích.

D. Toàn bộ lượng cacbon sau khi đi qua chu trình dinh dưỡng được trở lại môi trường

     không khí.

Câu 28: (IV.4.b5)  Ở mỗi bậc dinh dưỡng của chuỗi thức ăn, năng lượng bị tiêu hao nhiều nhất qua

A. quá trình bài tiết các chất thải.                  B. quá trình sinh tổng hợp các chất.

C. hoạt động hô hấp.                                       D. hoạt động quang hợp.

II. PHẦN TỰ LUẬN ( 3,0 điểm )

Câu 1(1,5 điểm ):

a) ( III.1.c3) Phân biệt khái niệm quần thể và quần xã sinh vật. Lấy ví dụ minh họa.

b) (III.1.d3) Để tiết kiệm diện tích và tăng năng suất, một người dân đã tiến hành nuôi các loài cá sau trong cùng một ao nuôi: cá trắm cỏ, cá chép, cá lóc, cá trê và lươn. Theo em việc kết hợp như vậy có hiệu quả không? Vì sao?

Câu 3 (0,5 điểm):(IV.2.d5) Một lưới thức ăn trên thảo nguyên được mô tả như hình bên. Giả sử khi cây thông và cây dẻ trong hệ sinh thái này bị khai thác hết thì thành phần loài của hệ sinh thái này sẽ thay đổi như thế nào? Giải thích.

 

Câu 4 (1,0 điểm):(IV.3.c1) Hiệu ứng nhà kính gây hậu quả gì đối với các loài sinh vật và con người?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐỀ 3:

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

Câu 1: Trong quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất, kết thúc giai đoạn tiến hóa hóa học đã hình thành nên

   A. các tế bào nhân thực.                                            B. các đại phân tử hữu cơ.

   C. các giọt côaxecva.                                                 D. các tế bào sơ khai.

Câu 2: Một "không gian sinh thái" mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển gọi là

   A. ổ sinh thái.                                                            B. sinh cảnh.

   C. giới hạn sinh thái.                                                  D. nơi ở.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về mối quan hệ hỗ trợ trong quần thể?

   A. Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể.

   B. Quan hệ hỗ trợ trong quần thể đảm bảo cho quần thể thích nghi tốt hơn với điều kiện môi trường và khai thác được nhiều nguồn sống.

   C. Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể cùng loài thể hiện qua hiệu quả nhóm.

   D. Quan hệ hỗ trợ trong quần thể là mối quan hệ giữa các cá thể khác loài hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống như lấy thức ăn, chống lại kẻ thù, sinh sản....

Câu 4: Đặc trưng nào đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể?

   A. Đa dạng loài.                                                         B. Tỉ lệ giới tính.

   C. Tỉ lệ các nhóm tuổi.                                              D. Kiểu phân bố.

Câu 5: Số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển được gọi là

   A. kích thước tối đa của quần thể.                              B. mật độ của quần thể.

   C. kích thước trung bình của quần thể.                      D. kích thước tối thiểu của quần thể.

Câu 6: Đặc trưng nào dưới đây có ở quần xã mà không có ở quần thể?

   A. Mật độ.                                                                  B. Tỉ lệ giới tính.

   C. Độ đa dạng.                                                           D. Tỉ lệ nhóm tuổi.

Câu 7: Trong một quần xã sinh vật hồ nước, nếu hai loài cá có ổ sinh thái trùng nhau thì giữa chúng thường xảy ra mối quan hệ nào sau đây?

   A. Cộng sinh.                                                             B. Cạnh tranh.

   C. Sinh vật này ăn sinh vật khác.                               D. Kí sinh.

Câu 8: Mối quan hệ nào sau đây không có loài nào bị hại?

   A. Hội sinh.                                                                B. Kí sinh – vật chủ.

   C. Ức chế cảm nhiễm.                                               D. Vật ăn thịt – con mồi.

Câu 9: Hiện tượng tảo giáp “nở hoa” gây độc cho cá, tôm và chim ăn cá là ví dụ về mối quan hệ sinh thái nào?

   A. Sinh vật này ăn sinh vật khác.                              B. Kí sinh.

   C. Hợp tác.                                                                 D. Ức chế cảm nhiễm.

Câu 10: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về diễn thế sinh thái?

   A. Trong diễn thế sinh thái, các quần xã sinh vật biến đổi tuần tự thay thế lẫn nhau.

   B. Diễn thế thứ sinh xảy ra ở môi trường mà trước đó chưa có một quần xã sinh vật nào.

   C. Diễn thế nguyên sinh xảy ra ở môi trường đã có một quần xã sinh vật nhất định.

   D. Trong diễn thế sinh thái, sự biến đổi của quần xã diễn ra độc lập với sự biến đổi điều kiện ngoại cảnh.

Câu 11: Trong hệ sinh thái, thành phần hữu sinh bao gồm

   A. sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, các chất hữu cơ.

   B. sinh vật sản xuất, sinh vật phân giải, các chất vô cơ.

   C. sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải, các chất hữu cơ.

   D. sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải.

Câu 12: Trong chuỗi thức ăn “Cỏ g Hươu g Hổ” thì cỏ được xếp vào

   A. sinh vật sản xuất.                                                  B. sinh vật tiêu thụ bậc 1.

   C. sinh vật tiêu thụ bậc 2.                                          D. sinh vật phân giải.

Câu 13: Các khu sinh học chủ yếu trên Trái Đất gồm:

   A.  trên cạn và dưới nước.

   B.  nước ngọt và  dưới biển.

   C.  trên cạn,  dưới nước và  trong lòng đất.

   D. trên cạn, nước ngọt và sinh học biển.

Câu 14: Một chu trình sinh địa hóa gồm các phần:

   A. tổng hợp các chất và phân giải các chất.

   B. tổng hợp các chất và tuần hoàn vật chất trong tự nhiên.

   C. tổng hợp các chất, tuần hoàn vật chất trong tự nhiên, phân giải và lắng đọng một phần vật chất trong đất, nước.

   D. tổng hợp các chất, tuần hoàn vật chất trong tự nhiên, phân giải và lắng đọng tất cả vật chất trong đất, nước.

Câu 15: Nguồn tài nguyên nào sau đây là tài nguyên không tái sinh?

   A. Dầu mỏ.                                                                B. Đa dạng sinh học.

   C. Nước sạch.                                                            D. Đất.

Câu 16: Nguồn năng lượng chủ yếu của hệ sinh thái là năng lượng

   A. ánh sáng.                                                                B. sinh học.

   C. thủy điện.                                                               D. từ hoạt động núi lửa.

Câu 17: Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, đặc điểm sinh vật điển hình ở đại Tân sinh 

   A. xuất hiện thực vật có hạt.                                      B. xuất hiện loài người.

   C. cây hạt trần và bò sát cổ ngự trị.                           D. cây có mạch và động vật lên cạn.

Câu 18: Tập hợp nào dưới đây không phải là quần thể?

   A. Cá ở Hồ Tây.

   B. Đàn voi rừng ở Đăk Lăk.

   C. Đàn chim Hải âu ở quần đảo Trường Sa.

   D. Rừng cọ ở đồi Vĩnh Phú.

Câu 19: Hiện tượng nào sau đây phản ánh dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật không theo chu kì?

A. Ở Việt Nam, vào mùa xuân khí hậu ấm áp, sâu hại thường xuất hiện nhiều.

B. Ở miền Bắc Việt Nam, số lượng ếch nhái giảm vào những năm có mùa đông giá rét, nhiệt độ xuống dưới 80C.

C. Ở đồng rêu phương Bắc, cứ 3 năm đến 4 năm, số lượng cáo lại tăng lên gấp 100 lần và sau đó lại giảm.

D. Ở Việt Nam, hàng năm vào thời gian thu hoạch lúa, ngô, … chim cu gáy thường xuất hiện nhiều.

Câu 20: Khi nói v cnh tranh khác loài, trong quần xã sinh vật phát biu nào sau đâđúng?

   A. Cnh tranh khác loài làm tăng t l sinh sn ca mi loài.

   B. Cnh tranh khác loài chỉ xy ra khi các loài cùng sng trong mt môi trường và có  sinh thái trùng nhau hoàn toàn.

   C. Cnh tranh khác loài giúp duy trì định s lượng cá th ca qun th mi loài, phù hp sc cha ca môi trường.

   D. Cnh tranh khác loài là nguyên nhân làm cho  sinh thái ca các loàđược m rng.

Câu 21: Phát biểu nào sau đây không đúng về mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài trong quần xã?

   A. Quan hệ hỗ trợ bao gồm quan hệ cộng sinh, hợp tác và hội sinh.

   B. Trong các mối quan hệ hỗ trợ, mỗi loài đều được hưởng lợi.

   C. Một số mối quan hệ hỗ trợ có thể không mang tính thiết yếu đối với sự tồn tại của loài.

   D. Trong các mối quan hệ hỗ trợ, các loài đều không bị hại.

Câu 22: Khi nói về sự phân tầng trong quần xã phát biểu nào sau đây sai?

   A. Sự phân tầng làm tăng khả năng sử dụng nguồn sống và làm tăng mức độ cạnh tranh giữa các loài trong quần xã.

   B. Trong hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới, sự phân tầng của thực vật kéo theo sự phân tầng của động vật

   C. Nguyên nhân của sự phân tầng là do sự phân bố không đồng đều của các nhân tố ngoại cảnh

   D. Trong các hệ sinh thái dưới nước, sự phân bố không đồng đều của ánh sáng kéo theo phần bố không đồng đều của sinh vật sản xuất.

Câu 23: Cho các giai đoạn của diễn thế nguyên sinh:

I. Môi trường chưa có sinh vật.

II. Giai đoạn hình thành quần xã ổn định tương đối (giai đoạn đỉnh cực).

III. Các sinh vật đầu tiên phát tán tới hình thành nên quần xã tiên phong.

IV. Giai đoạn hỗn hợp (giai đoạn giữa) gồm các quần xã biến đổi tuần tự, thay thế lẫn nhau.

Diễn thế nguyên sinh diễn ra theo trình tự là

   A. III g I g II g IV.                                                 B. I g III g IV g II.

   C. I g III g II g IV.                                                 D. III g I g IV g II.

Câu 24: Hệ sinh thái nào sau đây là hệ sinh thái tự nhiên?

   A. Cánh đồng lúa.                                                      B. Bể cá cảnh.

   C. Rừng nhiệt đới.                                                     D. Nông trường cao su.

Câu 25: Trong chuỗi thức ăn sau: “Lúa → Chuột→ Mèo→ Diều hâu”, chuột được xếp vào bậc dinh dưỡng

   A. cấp 1.                                                                      B. cấp 2.

   C. cấp 3.                                                                      D. cấp 4.

Câu 26: Tháp hay các tháp nào sau đây là hoàn thiện nhất?

   A. Tháp năng luợng.                                                   B. Tháp năng lượng và tháp số lượng.

   C. Tháp sinh khối.                                                      D. Tháp sinh khối và tháp số lượng.

Câu 27: Trong chu trình sinh địa hóa, quá trình nào sau đây không trả lại CO2 ra môi trường?

   A. Hô hấp của động vật, thực vật.                              B. Lắng động vật chất.

   C. Sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải.             D. Sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

Câu 28: Để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay, cần tập trung vào các biện pháp nào sau đây?

I. Xây dựng các nhà máy xử lý và tái chế rác thải.                

II. Quản lí chặt chẽ các chất gây ô nhiễm môi trường.

III. Tăng cường khai thác rừng đầu nguồn và rừng nguyên sinh.

IV. Giáo dục để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho mọi người.

V. Tăng cường khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản.

   A. I, III, V.                        B. II, III, V.                      C. III, IV, V.                     D. I, II, IV.

II. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1: (1,0 điểmHãy giải thích cơ sở khoa học của việc xen canh cây tiêu với cây đậu phụng.

Câu 2: (1,0 điểm) Nêu các biện pháp sinh học để nâng cao hàm lượng đạm trong đất nhằm góp phần tăng năng suất cây trồng.

Câu 3: (0,5 điểmHoạt động khai thác tài nguyên không hợp lí của con người có thể coi là hành động "tự đào huyệt chôn mình" của diễn thế sinh thái được không? Tại sao?

Câu 4: (0,5 điểmMột tháp sinh thái về năng lượng có hiệu suất trung bình qua mỗi bậc dinh dưỡng là 8%, trong đó năng lượng của bậc dinh dưỡng cấp 3 là 13 kcal.

 

 

Hãy tính năng lượng (kcal) tích luỹ được ở bậc dinh dưỡng cấp 1 và bậc dinh dưỡng cấp 2.

 

 


   :: Các tin khác

 
Điện thoại : 0511.3691445 - 0511.3656697 * Email: quangtrung.thpt@yahoo.com
* - Website: thptquangtrung.vn * Website : thpt-quangtrung-danang.edu.vn