Ngày 27-04-2024 10:56:24
 


Mọi chi tiết xin liên hệ với trường chúng tôi theo mẫu dưới :
Họ tên
Nội dung
 

Lượt truy cập : 6688296
Số người online: 28
 
 
 
 
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI THỬ - MÔN: NGỮ VĂN 10
 

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI THỬ LẦN INĂM HỌC 2017 - 2018

MÔN: NGỮ VĂN 10

---eóf---

I.               PHẦN ĐỌC HIỂU (Nắm những kiến thức như sau):

 

1/ Các phương thức biểu đạt (kiểu văn bản): Tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, hành chính

2/ Các thao tác lập luận: so sánh, phân tích, bình luận, bác bỏ, chứng minh, giải thích

3/ Một số biện pháp tu từ thường gặp

-        So sánh, nhân hóa, đảo ngữ, câu hỏi tu từ

-        Ẩn dụ, hoán dụ, nói quá

-        Phép điệp: điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc (điệp cú pháp)

-        Nói giảm nói tránh, liệt kê…

4/ Một số kiến thức khác

Ngoài ra, học sinh cần phải nắm thêm kiến thức về các thể thơ, các kiểu câu, các từ loại trong tiếng Việt.

 

II. PHẦN LÀM VĂN

1. Nghị luận xã hội: Nắm được cách viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống và một tư tưởng đạo lí

a.     NLXH về một tư tưởng đạo lí:

- Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề tư tưởng, đạo lý cần bàn luận.

- Thân đoạn:

+ Giải thích, chứng minh nội dung vấn đề tư tưởng, đạo lý.

+ Nhận định, đánh giá vấn đề tư tưởng, đạo lý đó trong bối cảnh của cuộc sống riêng, chung.

- Kết đoạn: Kết luận, tổng kết, nêu nhận thức mới, đưa ra ý khuyên bảo hoặc hành động đúng.

 

b.     NLXH về một hiện tượng đời sống:

– Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề nghị luận đặt ra ở đề bài: hiện tượng đời sống mà đề bài đề cập…

– Thân đoạn:

+ Trình bày thực trạng về hiện tượng đó.

+ Phân tích những nguyên nhân – tác hại của hiện tượng đời sống đã nêu ở trên.

+ Bình luận về hiện tượng ( tốt/ xấu, đúng /sai…): Khẳng định: ý nghĩa, bài học từ hiện tượng đời sống đã nghị luận; Phê phán, bác bỏ một số quan niệm và nhận thức sai lầm có liên

quan đến hiện tượng bàn luận

+ Đề xuất những giải pháp: Cần dựa vào nguyên nhân để tìm ra những giải pháp khắc phục.

– Kết đoạn: Khẳng định chung về hiện tượng đời sống đã bàn luận

Lưu ý:

– Đề yêu cầu viết ĐOẠN VĂN khoảng 200 chữ, tương đương 2/3 trang giấy thi hoặc trên dưới 20 dòng. Không được xuống dòng trong quá trình viết.

– Vì là đoạn văn nên nội dung viết cần tập trung làm rõ một luận điểm, không viết dàn trải, lan man, có thể rèn luyện trước trong quá trình ôn tập tại nhà.

– Vẫn cần đảm bảo đủ bố cục 3 phần: mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn

– Cố gắng thể hiện được nhiều quan điểm và thái độ của bản thân.

– Huy động kiến thức về xã hội

– Đảm bảo thời gian viết phù hợp, có thể viết từ 20-25 phút.

 

2. Nghị luận văn học: Nắm được nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm sau:

- Tỏ lòng (Phạm Ngũ Lão)

- Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi)

- Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm)

- Đọc Tiểu Thanh kí (Nguyễn Du)

- Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi)


 

MỘT SỐ ĐỀ THAM KHẢO

 

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP. ĐÀ NẴNG ĐỀ THI THỬ LẦN I

TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG          Năm học 2017 – 2018

                                                                      Môn thi: Ngữ văn 10

                                                              Thời gian làm bài: 120 phút

Text Box: Mã đề thi: 01I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Hạt gạo làng ta

Có bão tháng bảy

Có mưa tháng ba

Giọt mồ hôi sa

Những trưa tháng sáu

Nước như ai nấu

Chết cả cá cờ

Cua ngoi lên bờ

Mẹ em xuống cấy…”

(Trích “ Hạt gạo làng ta” – Trần Đăng Khoa)

Câu 1. (0.5 đ) Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2. (0.5 đ)Nêu hình ảnh đối lập được sử dụng trong đoạn thơ. 

Câu 3. (1.0 đ)Chỉ ra và nêu hiệu quả biểu đạt của phép tu từ được sử dụng trong hai câu thơ “Nước như ai nấu/Chết cả cá cờ”.

Câu 4. (1.0 đ) Qua đoạn thơ, tác giả muốn khẳng định những giá trị gì của “hạt gạo làng ta”?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm)

Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 20 dòng) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về vấnnạn bạo lực học đường hiện nay.

Câu 2 (5.0 điểm)

Phân tích tâm sự của Nguyễn Du qua bốn câu thơ cuối bài thơ “Đọc Tiểu Thanh kí”:

Phiên âm    

Cổ kim hận sự thiên nan vấn,

Phong vận kì oan ngã tự cư.

Bất tri tam bách dư niên hậu,

Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?   

Dịch nghĩa

Những mối hận cổ kim khó mà hỏi trời được,

Ta tự coi như người cùng một hội với kẻ mắc nỗi oan lạ lùng vì  nết phong nhã.

Không biết hơn ba trăm năm sau,         

Thiên hạ ai người khóc Tố Như?

 Dịch thơ                        

Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi,

Cái án phong lưu khách tự mang.

Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa,

Người đời ai khóc Tố Như chăng?

(Ngữ văn 10, Tập một, Nxb Giáo dục Việt Nam – 2013, tr.132)

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP. ĐÀ NẴNG       ĐỀ THI THỬ LẦN I

TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG          Năm học 2017 – 2018

                                                                      Môn thi: Ngữ văn 10

Text Box: Mã đề thi: 02                                                              Thời gian làm bài: 120 phút

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu rồi xuống thấp. Vì vậy, các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên. Kẻ sĩ quan hệ với quốc gia trọng đại như thế, cho nên quý chuộng kẻ sĩ không biết thế nào là cùng. Đã yêu mến cho khoa danh, lại đề cao bằng tước trật. Ban ân rất lớn mà vẫn cho là chưa đủ. Lại nêu tên ở tháp Nhạn, ban cho danh hiệu Long hổ,bày tiệc Văn hỉ. Triều đình mừng được người tài, không có việc gì không làm đến mức cao nhất.

(Trích Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, Thân Nhân TrungNgữ văn 10, tập 2, tr.31)

Câu 1. (0.5 đ) Chỉ ra phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên.

Câu 2. (0.5 đ)Nêu những việc làm của các đấng thánh đế minh vương thể hiện sự trọng đãi hiền tài trong đoạn trích.

Câu 3. (1.0 đ)Anh/chị hiểu như thế nào về câu Hiền tài là nguyên khí của quốc gia?

Câu 4. (1.0 đ)Nhận xét về thái độ của tác giả đối với người hiền tài được thể hiện trong đoạn trích

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về vai trò của hiền tài được gợi ra từ đoạn trích ở phần Đọc– hiểu.

Câu 2 (5,0 điểm)

Phân tích bài thơ “Nhàn” để làm rõ quan niệm sống “nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Một mai, một cuốc, một cần câu,

Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.

Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,

Người khôn, người đến chốn lao xao.

Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,

Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.

Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống,

Nhìn xem phú quý, tựa chiêm bao.

(Theo SGK Ngữ văn 10, tập 1, Nxb Giáo dục 2013, tr.129)

– Hết –

 

 


 

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP. ĐÀ NẴNG ĐỀ THI THỬ LẦN I

TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG          Năm học 2017 – 2018

                                                                      Môn thi: Ngữ văn 10

                                                              Thời gian làm bài: 120 phút

Text Box: Mã đề thi: 03

 


I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện những yêu cầu nêu bên dưới:

Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu,

Trái tim lầm chỗ để trên đầu.

Nỏ thần vô ý trao tay giặc,

Nên nỗi cơ đồ đứm biển sâu.

(Tâm sự - Tố Hữu)

Câu 1. (0.5 đ)Xác định các phương thức biểu đạt có trong văn bản trên?

Câu 2.(0.5 đ)Văn bản trên giúp em liên tưởng đến truyện cổ dân gian nào đã học trong chương trình Ngữ văn 10, tập 1? Nêu thể loại của truyện cổ dân gian đó.

Câu 3.(1.0 đ)Theo em, vì sao Tố Hữu viết Nỏ thần vô ý trao tay giặc?

Câu 4.(1.0 đ)Em rút ra được bài học kinh nghiệm gì qua câu chuyện của Mị Châu?

 

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm)

Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 15-20 dòng) trình bày suy nghĩ của em về lối sống giản dị.

Câu 2 (5.0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi.

Rồi hóng mát thuở ngày trường,

Hòe lục đùn đùn tán rợp giương.

Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,

Hồng liên trì đã tiễn mùi hương.

Lao xao chợ cá làng ngư phủ,

Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương.

Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,

Dân giàu đủ khắp đòi phương.

                       (Theo SGK Ngữ văn 10, tập 1, Nxb Giáo dục, 2015, tr. 118).

 

– Hết –


 

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP. ĐÀ NẴNG ĐỀ THI THỬ LẦN I

TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG          Năm học 2017 – 2018

                                                                      Môn thi: Ngữ văn 10

                                                              Thời gian làm bài: 120 phút

Text Box: Mã đề thi: 04I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Lặng rồi cả tiếng con ve

Con ve cũng mệt vì hè nắng oi

Nhà em vẫn tiếng ạ ời

Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru

Lời ru có gió mùa Thu

Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về

Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con

Đêm nay con ngủ giấc tròn

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.

(Mẹ, Trần Quốc Minh)

Câu 1. (0.5 đ) Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2. (0.5 đ)Nhân vật trữ tình trong bài thơ trên là ai?

Câu 3. (1.0 đ) Câu thơ “Lặng rồi cả tiếng con ve” sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Nêu tác dụng của biện pháp đó?

Câu 4. (1.0 đ)Hãy phân tích cái hay của hình ảnh so sánh “Mẹ là ngọn gió” trong câu thơ cuối.

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm) Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến: “Hiện tượng lạm dụng, sử dụng ngôn từ, từ tiếng nước ngoài đang ngày càng nhiều”.

Câu 2 (5.0 điểm)

Phân tích luận đề chính nghĩa được đặt ra trong phần đầu bài “Đại cáo bình Ngô”của Nguyễn Trãi:

Từng nghe:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo;

Như nước Đại Việt ta từ trước,

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,

Nước non bờ cỏi đã chia,

Phong tục Bắc Nam cũng khác;

Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần

Bao đời xây nền độc lập;

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên

Mỗi bên hùng cứ một phương;

Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau,

Song hào kiệt thời nào cũng có.

 

Cho nên:

Lưu Cung tham công nên thất bại;

Triệu Tiết chí lớn phải vong thân;

Cửa Hàm tử bắt sống Toa Đô

Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã

Việc xưa xem xét.

Chứng cứ còn ghi.

(Theo SGK Ngữ văn 10, tập 2, Nxb Giáo dục, 2015, tr.17)

   :: Các tin khác

 
Điện thoại : 0511.3691445 - 0511.3656697 * Email: quangtrung.thpt@yahoo.com
* - Website: thptquangtrung.vn * Website : thpt-quangtrung-danang.edu.vn